Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 692/QĐ-BKHCN Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ Người ký: Trần Quốc Thắng
Ngày ban hành: 14/04/2008 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-----

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------

Số: 692/QĐ-BKHCN

Hà Nội, ngày 14 tháng 4 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DANH MỤC ĐỀ TÀI THUỘC CÁC CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRỌNG ĐIỂM CẤP NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2006-2010 ĐỂ TUYỂN CHỌN THỰC HIỆN TRONG KẾ HOẠCH NĂM 2009

BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Căn cứ Nghị định số 81/2002/NĐ-CP ngày 17/10/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;
Căn cứ Nghị định số 28/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ ;
Căn cứ Quyết định số 18/2006/QĐ-BKHCN ngày 15/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ “Qui chế tổ chức quản lý hoạt động Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp nhà nước giai đoạn 2006-2010” và Quyết định số 23/2006/QĐ-BKHCN ngày 23/11/2006 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc bổ sung một số điều của “Qui chế tổ chức quản lý hoạt động Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp nhà nước giai đoạn 2006-2010”;
Căn cứ Quyết định 24/2006/QĐ-BKHCN ngày 30/11/2006 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ “Qui định về việc xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc các chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 2006-2010”;
Căn cứ các Quyết định số: 2019/QĐ-BKHCN; 2020/QĐ-BKCN; 2021/QĐ-BKCN; 2022/QĐ-BKCN; 2023/QĐ-BKHCN; 2028/QĐ-BKCN ngày 13/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc phê duyệt mục tiêu, nội dung và dự kiến sản phẩm của Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước KC.01/06-10; KC.02/06-10; KC.03/06-10; KC.04/06-10; KC.05/06-10 và KC.10/06-10;
Căn cứ kết quả làm việc và kiến nghị của các Hội đồng khoa học và công nghệ tư vấn xác định nhiệm vụ năm 2009 thuộc các chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 2006-2010;
Theo đề nghị của các Ông Chủ nhiệm Chương trình KC.01/06-10, KC.02/06-10, KC.03/06-10, KC.04/06-10, KC.05/06-10, KC.10/06-10, Giám đốc Văn phòng các chương trình Khoa học và Công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước và Vụ trưởng Vụ Khoa học và công nghệ các ngành kinh tế - kỹ thuật,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Danh mục 45 đề tài thuộc các Chương trình: KC.01/06-10; KC.02/06-10; KC.03/06-10; KC.04/06-10 và KC.05/06-10 và KC.10/06-10 để tuyển chọn trong kế hoạch năm 2009 (các phụ lục kèm theo).

Thời gian thực hiện các đề tài trong Danh mục không quá 24 tháng.

Điều 2. Giao cho các Ông chủ nhiệm Chương trình KC.01/06-10, KC.02/06-10, KC.03/06-10, KC.04/06-10, KC.05/06-10 và KC.10/06-10 phối hợp với Giám đốc Văn phòng các Chương trình Khoa học và Công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước, Vụ trưởng Vụ Khoa học và công nghệ các ngành kinh tế - kỹ thuật và Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính của Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội đồng KH&CN cấp Nhà nước để đánh giá hồ sơ các đề tài theo qui định hiện hành để tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện và báo cáo Lãnh đạo Bộ về kết quả tuyển chọn.

Điều 3. Các Ông Chủ nhiệm các Chương trình: KC.01/06-10, KC.02/06-10, KC.03/06-10, KC.04/06-10, KC.05/06-10, KC.10/06-10, Giám đốc Văn phòng các Chương trình Khoa học và Công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước, Vụ trưởng Vụ Khoa học và công nghệ các ngành kinh tế - kỹ thuật, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính và Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Lưu VT, VPCT.

KT.BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Quốc Thắng

 


PHỤ LỤC 1

DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI THUỘC CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRỌNG ĐIỂM CẤP NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2006-2010 ĐỂ TUYỂN CHỌN THỰC HIỆN TRONG NĂM 2009

Tên Chương trình: Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Mã số: KC.01/06-10

(Kèm theo Quyết định số 692 /QĐ-BKHCN ngày 14 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

STT

Tên Đề tài

Định hướng mục tiêu

Sản phẩm và yêu cầu đối với sản phẩm

1

Nghiên cứu đề xuất và triển khai thử nghiệm các mô hình, giải pháp phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn ở Việt Nam.

- Lựa chọn được mô hình, giải pháp phù hợp cho việc phát triển và ứng dụng Công nghệ Thông tin và Truyền thông phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn nước ta;

- Triển khai thử nghiệm mô hình và giải pháp lựa chọn, góp phần đưa tri thức về nông thôn.

- Báo cáo khoa học và tài liệu kỹ thuật về mô hình và giải pháp đề xuất nhằm phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và Truyền thông phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn phù hợp cho các vùng miền có đặc trưng khác nhau ở Việt nam;

- Hệ thống tự động thu thập, xử lý và cung cấp thông tin, tri thức trực tuyến phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn;

Hệ thống được triển khai thử nghiệm và đánh giá tại một vùng nông thôn điển hình ở Việt Nam.

2

Nghiên cứu, xây dựng một số hệ thống khai thác thông tin đa phương tiện có hỗ trợ tiếng Việt.

Xây dựng được một số hệ thống truy vấn thông tin đa phương tiện (văn bản và hình ảnh) dựa trên các công nghệ tiên tiến, có hỗ trợ tiếng Việt, phục vụ cho các nhu cầu đa dụng và chuyên dụng.

- Hệ thống truy vấn thông tin hướng ngữ nghĩa hỗ trợ tiếng Việt với các thành phần:

- Hệ thống truy xuất thông tin Anh-Việt trực tuyến (VIRS);

- Hệ thống hỏi đáp tiếng Việt trực tuyến (Question - Answerring, VQAS);

- Cơ sở tri thức tiếng Việt (VKB) nhằm triển khai phục vụ người sử dụng và các ngành nghề liên quan trong việc khai thác thông tin;

- Hệ thống khai thác thông tin hình ảnh có khả năng:

+ Tái tạo những hình ảnh chuyển động có chất lượng kém, ảnh nhòe không rõ nét do quá trình chuyển động của camera hoặc mục tiêu quan sát;

+ Phát hiện và theo dõi vết đối tượng trong thời gian thực thông qua hệ thống camera;

+ Truy vấn thông tin video ở mức thị giác và ngữ nghĩa dựa trên nghiên cứu các đặc trưng thị giác, ngữ nghĩa và tích hợp với cơ sở tri thức phù hợp với ứng dụng;

+ Hỗ trợ tiếng Việt;

Các hệ thống nói trên đều phải được đóng gói dưới dạng sẵn sàng cho việc chuyển giao công nghệ và phải được triển khai thử nghiệm, đánh giá thông qua việc tích hợp vào các ứng dụng cụ thể.

3

Nghiên cứu và xây dựng Hệ thống hỗ trợ ra quyết định (DSS) phục vụ công tác quản lý và khai thác các nguồn tài nguyên nước ở Việt Nam.

Xây dựng được các hệ thống hỗ trợ ra quyết định (DSS – Decision Support Systems) dựa trên các công nghệ tiên tiến có khả năng ứng dụng trong thực tiễn để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý và khai thác các nguồn tài nguyên nước (nước mặt, nước ngầm) ở nước ta.

- Báo cáo khoa học và tài liệu kỹ thuật về mô hình kiến trúc tổng thể cho các hệ hỗ trợ ra quyết định trong việc quản lý và khai thác các nguồn tài nguyên nước, bao gồm các nội dung cơ bản:

+ Kiến trúc cơ sở hạ tầng (truyền thông, dịch vụ);

+ Các cơ sở dữ liệu và hệ quản trị cơ sở dữ liệu;

+ Các tiêu chuẩn kỹ thuật về dữ liệu, kết nối, tích hợp, truy cập, tương tác, …

+ Các mô hình và giải thuật hỗ trợ ra quyết định.

- Bộ phần mềm công cụ cơ bản hỗ trợ phát triển các hệ DSS phục vụ quản lý và khai thác các nguồn tài nguyên nước khác nhau, được xây dựng dựa trên các công nghệ mới, được đóng gói sẵn sàng cho việc chuyển giao công nghệ, được kiểm thử và so sánh với các sản phẩm cùng loại (nếu có);

- Xây dựng một hệ thống hỗ trợ ra quyết định hoàn chỉnh cho việc quản lý, khai thác một trong những nguồn tài nguyên nước cụ thể (biển, sông - hồ, nước ngầm) để chứng minh tính khả thi và hiệu năng của các sản phẩm nói trên.

4

Nghiên cứu phát triển và ứng dụng các giải pháp công nghệ thông tin hiện đại tái tạo ảnh mặt người 3 chiều từ dữ liệu hình thái xương sọ phục vụ điều tra hình sự và an sinh xã hội.

Sử dụng thành công các công cụ Công nghệ Thông tin tiên tiến để xây dựng hệ thống hỗ trợ tái tạo mặt người từ dữ liệu hình thái xương sọ hỗ trợ cho công tác điều tra hình sự, xác định danh tính liệt sỹ và các nhu cầu khác.

- Hệ thống hỗ trợ tái tạo ảnh 3 chiều mặt người, bao gồm các thành phần:

+ Cơ sở dữ liệu ảnh mẫu 3 chiều phục vụ tái tạo ảnh diện mạo mặt người Việt Nam;

+ Phần mềm công cụ xử lý đồ họa ảnh mặt người sử dụng các thông tin nhân trắc học và dữ liệu đa phương tiện;

+ Phần mềm sử dụng đồ họa máy tính 3 chiều tái tạo ảnh mặt người từ hình thái xương vùng sọ mặt có thể khai thác trong điều kiện thực tế.

- Báo cáo thử nghiệm và đánh giá hệ thống nói trên thông qua một số ứng dụng cụ thể (phục vụ điều tra hình sự hoặc xác định danh tính liệt sỹ,..vv..).

5

Nghiên cứu xây dựng kiến trúc công nghệ thông tin và truyền thông và các giải pháp công nghệ phù hợp cho việc triển khai Chính phủ điện tử ở Việt Nam.

(Ghi chú: Thời gian thực hiện đề tài tối đa là 12 tháng)

Xây dựng được một kiến trúc và các giải pháp công nghệ thông tin và truyền thông phù hợp và triển khai thử nghiệm, đánh giá trong một môi trường ứng dụng cụ thể, góp phần vào việc triển khai Chính phủ điện tử (e-Government) ở Việt Nam.

- Báo cáo khoa học và tài liệu kỹ thuật mô tả kiến trúc công nghệ thông tin và truyền thông phục vụ cho việc triển khai Chính phủ điện tử ở Việt Nam, bao gồm các nội dung cơ bản :

+ Khung kiến trúc công nghệ thông tin và truyền thông;

+ Kiến trúc quy trình và biểu mẫu;

+ Kiến trúc thông tin;

+ Kiến trúc ứng dụng;

+ Kiến trúc giải pháp kỹ thuật.

- Các giải pháp, phần mềm được phát triển phù hợp với Kiến trúc đề xuất hỗ trợ triển khai Chính phủ điện tử ở Việt Nam;

- Báo cáo kết quả thử nghiệm, đánh giá Kiến trúc và các giải pháp, phần mềm nói trên cho một số Sở, Ban, Ngành thuộc một tỉnh/thành phố.

6

Nghiên cứu kỹ thuật, công nghệ và các dịch vụ mới nhằm khai thác hiệu quả vệ tinh VINASAT.

Đề xuất được các giải pháp kỹ thuật, công nghệ và các dịch vụ mới góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng và chất lượng dịch vụ của vệ tinh VINASAT.

- Báo cáo khoa học đề xuất lộ trình cho hệ thống vệ tinh VINASAT;

- Các giải pháp kĩ thuật, công nghệ đã được thử nghiệm và đánh giá;

- Các dịch vụ mới đã được thử nghiệm và đánh giá.

7

Nghiên cứu chế tạo hệ thống thiết bị hiển vi Laser quét đồng tiêu (CLSM) hiện đại

- Làm chủ được công nghệ chế tạo hệ thống thiết bị CLSM;

- Chế tạo được hệ thống CLSM hiện đại có thể đưa vào ứng dụng trong thực tế.

- Một số (02-03 bộ) thiết bị CLSM hiện đại, được ứng dụng thử nghiệm trong 03 lĩnh vực : xét nghiệm chẩn đoán bệnh; nhận biết kháng thể mầm bệnh; và nhận biết vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm;

- Bộ tài liệu thiết kế và quy trình công nghệ chế tạo thiết bị CLSM;

- Báo cáo thử nghiệm thiết bị được chế tạo trong 3 lĩnh vực trên.

8

Nghiên cứu thiết kế, chế tạo hệ thống LIDAR ứng dụng trong đo đạc các thông số khí quyển.

- Làm chủ được công nghệ chế tạo hệ thống LIDAR;

- Chế tạo được hệ thống LIDAR sử dụng Laser Nd-YAG nhân tần có công suất cao có thể sử dụng trong đo đạc các thông số khí quyển.

- Hệ thống LIDAR sử dụng Laser Nd-YAG nhân tần có công suất cao, hệ anten quang học, thu phát quang điện tử có khả năng thu tín hiệu về từ khoảng cách đến 10 km;

- Bộ tài liệu thiết kế và quy trình công nghệ chế tạo hệ thống LIDAR;

- Báo cáo thử nghiệm hệ thống LIDAR để đo đạc các thông số khí quyển.

9

Nghiên cứu thiết kế, chế tạo Radar cộng hưởng, cảnh báo sớm đối với các mục tiêu có dấu vết nhỏ.

Thiết kế, chế tạo được Radar cộng hưởng dựa trên các công nghệ hiện đại nhằm cảnh báo sớm các mục tiêu có dấu vết nhỏ, với hệ thống thu, xử lý dữ liệu và hiển thị tin cậy, hoàn hảo.

- Bộ tài liệu thiết kế Radar cộng hưởng cảnh báo sớm các mục tiêu có dấu vết nhỏ (bao gồm cả máy bay tàng hình và tên lửa có cánh) ở dải tần VHF, có thể chuyển giao công nghệ;

- Một mẫu Radar cộng hưởng cảnh báo sớm các mục tiêu có dấu vết nhỏ ở dải tần VHF, sử dụng anten thông minh để thu và xử lý tín hiệu;

- Báo cáo thử nghiệm và đánh giá hệ thống Radar.

 

Số lượng: 09 đề tài

Lưu ý:

- Thời gian thực hiện của các nhiệm vụ không quá 24 tháng;

- Hạn cuối cùng nhận hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn là: 16 giờ 30, ngày 30/5/2008;

- Nơi nhận hồ sơ: Tại Văn phòng các chương trình (tầng 4, số 70 Trần Hưng Đạo, Hà Nội).

 

PHỤ LỤC 2

DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI THUỘC CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRỌNG ĐIỂM CẤP NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2006-2010 ĐỂ TUYỂN CHỌN THỰC HIỆN TRONG NĂM 2009.

Tên Chương trình: Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ vật liệu, Mã số: KC.02/06-10

(Kèm theo Quyết định số 692 /QĐ-BKHCN ngày 14 tháng 4 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

STT

Tên Đề tài

Định hướng mục tiêu

Yêu cầu đối với sản phẩm

1

Nghiên cứu vật liệu và công nghệ chế tạo pin mặt trời hiệu suất cao.

- Có được công nghệ chế tạo pin mặt trời;

- Tạo ra sản phẩm pin mặt trời đưa vào ứng dụng.

- Vật liệu đa tinh thể;

- Hiệu suất trên 15% với điều kiện chiếu sáng AM1 (1000W/m2);

- Tuổi thọ: trên 10 năm;

- Số lượng sản phẩm:30 m2;

- Chỉ tiêu: 150W/m2;

- Thử nghiệm ứng dụng sản phẩm và đánh giá kết quả.

2

Nghiên cứu chế tạo bột TiO2 kích thước nanomet và ứng dụng.

- Quy trình công nghệ và thiết bị sản xuất TiO2 nanô;

- Ứng dụng được sản phẩm TiO2 thu được trong xử lý môi trường.

- Công suất trung bình của dây chuyền: 0,2 kg/giờ;

- Chỉ tiêu của sản phẩm:

+ Mầu sắc: trắng sáng (R > 90%),

+ Kích thước < 20 nm (anatase) và <80 nm (Rutil),

+ Bề mặt riêng > 120 m2/g (anatase), > 30 m2/g (Rutil);

- Số lượng: 50 kg bột kích thước nanô;

- Ứng dụng:

+ Sứ, thuỷ tinh vệ sinh,

+Thiết bị điều hoà không khí,

+ Nuôi, trồng thuỷ sản,

3

Nghiên cứu công nghệ chế tạo thép dẫn từ cấu trúc nanô có tổn hao thấp để sản xuất máy biến thế.

- Có được công nghệ và thiết bị chế tạo thép biến thế cấu trúc nanô với công suất ≥30kg/mẻ;

- Vật liệu từ của đề tài có tính chất từ tương đương sản phẩm cùng loại của nước ngoài;

- Thiết kế, chế tạo máy biến áp các loại có công suất 5-30 KVA, tần số 50 và 400 Hz.

- Quy trình công nghệ chế tạo thép biến thế lá mỏng cấu trúc nanô;

- Dây chuyền thiết bị chế tạo công suất ≥ 30 kg/mẻ;

- Thép lá:

+ Kích thước: dày 0,03 mm; khổ rộng ≥ 70 mm,

+ Tính chất từ: µ > 20.000 (CGS); Bs ≥ 1,3 T (SI), Hc ≤ 20 A/m (SI),

+ Kích thước hạt: nanô;

- Sản phẩm ( máy biến thế);

+Số lượng:

Loại tần số 50 Hz: 3 chiếc công suất 5, 20, 30 KVA,

Loại tần số 400Hz,

5KVA: 5 chiếc,

10 KVA: 5 chiếc,

+ Tổn hao: giảm ≥ 20% so với biến thế cùng loại dùng tôn silic thông thường.

4

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ đúc bán lỏng để chế tạo các sản phẩm từ hợp kim nhôm bền cao trong ngành chế tạo máy động lực, ô tô, xe máy.

- Công nghệ đúc bán lỏng;

- Nghiên cứu hoàn thiện (chế tạo mới + tích hợp) hệ thống thiết bị đúc bán lỏng để chế tạo sản phẩm có trọng lượng tối đa 4 kg và tối thiểu 1 kg.

- Chế tạo 02 loại sản phẩm mỗi loịa 100 chiếc;

- Khảo nghiệm sản phẩm (lắp ráp, chạy thử, đánh giá kết quả).

- Quy trình công nghệ đúc bán lỏng đối với sản phẩm đăng ký có thể ứng dụng vào sản xuất công nghiệp.

- Tính chất của hợp kim nhôm:

+ Hợp kim có tổ chức phi nhánh cây,

+ Tổ chức nhỏ mịn (kích thước hạt trung bình dưới 50 µm);

- Cơ tính đạt chuẩn ASM (American Society of Metals);

+ Giới hạn bền kéo: 220 MPa (min),

+ Giới hạn bền nén: 150 MPa (min),

+ Độ dãn dài tương đối: 2% (min),

- Dây chuyền thiết bị phải đồng bộ, có khả năng chế tạo sản phẩm trọng lượng tối đa 4 kg.

5

Nghiên cứu công nghệ chế biến khoáng sản sericit và ứng dụng trong lĩnh vực sơn, polyme và hoá mỹ phẩm.

- Công nghệ tuyển và chế biến sericit Sơn Bình- Hà Tĩnh (từ phòng thí nghiệm tới pilot);

- Tạo ra một số loại sản phẩm bột có chất lượng tương đương với các sản phẩm thương mại trên thị trường thế giới, để ứng dụng trong sơn, polymer và hoá mỹ phẩm.

- Quy mô nghiên cứu từ trong phòng thí nghiệm đến pilot, năng suất 100kg/h;

Sản phẩm tạo ra trong nghiên cứu;

Số lượng:

- Bột khoáng sericit đã biến tính để đưa vào sử dụng trong sơn, polyme: 1000 kg;

- Bột khoáng sericit đã biến tính để đưa vào sử dụng trong hoá mỹ phẩm:10 kg;

Chất lượng:

- Sản phẩm bột khoáng sericit Sơn Bình được tạo ra với quy trình nghiên cứu trên có chất lượng tương đương với một số chủng loại bột khoáng sericit trên thị trường thế giới. Cụ thể là sản phẩm dùng trong sơn và polyme tương đương tiêu chuẩn MPSI (code 200) và trong hoá mỹ phẩm tương đương tiêu chuẩn C.A.S.

6

Nghiên cứu chế tạo sản phẩm hấp phụ trên cơ sở nguyên liệu khoáng tự nhiên bazan, đá ong, đất sét để xử lý nước thải ô nhiễm kim loại nặng và asen.

- Quy trình công nghệ chế tạo (trong phòng thí nghiệm và pilot) sản phẩm hạt hấp phụ trên cơ sở một số vật liệu tự nhiên bao gồm:

+ Sản phẩm từ hỗn hợp của bazan (đất sét) với vật liệu khác,

+ Sản phẩm từ hỗn hợp của đá ong (đất sét) với vật liệu khác,

+ Sản phẩm từ hỗn hợp của bazan, đá ong (đất sét) với vật liệu khác;

- Qui trình công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường trên cơ sở các sản phẩm vừa chế tạo ở ngoài thực địa.

- Quy trình công nghệ chế tạo vật liệu hấp phụ ổn định, sản phẩm tạo ra bảo đảm được các chỉ tiêu kỹ thuật về xử lý ô nhiễm môi trường (nước và chất rắn) với các ion kim loại nặng Cu2+, Pb2+, Zn2+, Cd2+, As3+, As5+ phù hợp với tiêu chuẩn của Việt Nam và khu vực;

Cụ thể:

- Mỗi loại sản phẩm chế tạo có khối lượng 300kg /loại;

+ Chỉ tiêu môi trường (theo TCVN 5945: 2005-B):

As: 0,1 mg/l

Cd: 0,01 mg/l

Cu: 2 mg/l

Pb: 0,5 mg/l

Zn: 3 mg/l.

- Dung lượng hấp phụ tương đương với than hoạt tính 1.04206.2500 (K34597206 522) cụ thể:

As5+: 1.100 mg/kg

As3+: 1.000 mg/kg

Cd: 40.000 mg/kg

Cu: 9.000 mg/kg

Zn: 25.000 mg/kg

Pb: 50.000 mg/kg.

- Giá thành sản phẩm hạ so với giá sản phẩm có chất lượng tương đương nhập ngoại.

7

Nghiên cứu chế tạo áo giáp chống đạn trên cơ sở gốm Al2O3 siêu mịn tăng bền bằng ZrO2 nano để thay thế sản phẩm nhập ngoại.

- Có được công nghệ chế tạo vật liệu gốm trên cơ sở Al2O3 siêu mịn tăng bền bằng ZrO2 nano;

- Nghiên cứu sử dụng vật liệu để chế tạo áo giáp chống đạn có độ bền cao;

- Đề xuất phương án chế tạo áo giáp chống đạn với số lượng lớn và hướng mở rộng áp dụng trong nước.

Quy trình công nghệ:

- Quy trình công nghệ chế tạo vật liệu gốm Al2O3 siêu mịn tăng bền bằng ZrO2 nano;

- Quy trình công nghệ gắn kết giữa tấm gốm Al2O3 và composite sợi độ bền cao tạo thành tấm giáp chống đạn;

Chất lượng sản phẩm:

-Vật liệu Al2O3 95% kích thước hạt 150 nm, ZrO2 5% khối lượng kích thước hạt 30 nm:

+ Khối lượng riêng (g/cm3): 3,9-4,2,

+ Độ cứng HV (GPa): 15,8-17,3,

+ Độ bền uốn (MPa): 350-550,

+Hệ số K1c (MPam1/2): 3,6-4,7;

- Số lượng sản phẩm:

120 bộ áo giáp chống đạn khối lượng <7 kg /1 bộ.

 

Số lương: 07 đề tài

Lưu ý:

- Thời gian thực hiện của các nhiệm vụ không quá 24 tháng;

- Hạn cuối cùng nhận hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn là: 16 giờ 30, ngày 30/5/2008;

- Nơi nhận hồ sơ: Tại Văn phòng các chương trình (tầng 4, số 70 Trần Hưng Đạo, Hà Nội).

 

PHỤ LỤC 3

DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI THUỘC CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRỌNG ĐIỂM CẤP NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2006-2010 ĐỂ TUYỂN CHỌN THỰC HIỆN TRONG NĂM 2009

Tên Chương trình: Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ tự động hoá, Mã số: KC.03/06-10

(Kèm theo Quyết định số 692 /QĐ-BKHCN ngày 14. tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

STT

Tên Đề tài

Định hướng mục tiêu

Sản phẩm và yêu cầu đối với sản phẩm

1

Nghiên cứu chế tạo và ứng dụng cảm biến nano và thiết bị chuyên dụng dùng trong tự động hoá, đo lường, điều khiển và quan trắc.

- Làm chủ công nghệ sản xuất cảm biến nano;

- Xây dựng được tiêu chuẩn sản phẩm và quy trình chế tạo cảm biến nano;

- Áp dụng thử trong một hệ thống tự động hoá quan trắc và điều khiển các tham số môi trường để đánh giá kết quả.

- Các cảm biến và thiết bị đo các thông số môi trường về không khí, nước, quan trắc địa chấn, v.v... dựa trên công nghệ nano;

- Các cảm biến và thiết bị phải đạt tiêu chuẩn tiên tiến, tương đương các sản phẩm nước ngoài cùng loại;

Phải có độ ổn định và chịu được các điều kiện môi trường nhiệt đới đặc thù, được các cơ quan kiểm chứng;

- Phải được thử nghiệm trong thực tế.

2

Nghiên cứu thiết kế chế tạo hệ thống tự động hoá lưu kho và cấp phát vật tư dạng linh kiện, chi tiết máy hoặc cụm thiết bị nhỏ phục vụ cho dây chuyền lắp ráp thiết bị công nghiệp.

Làm chủ thiết kế và chế tạo được hệ thống tự động bằng robot AS/RS nhập/xuất các vật tư, linh kiện hoặc cụm thiết bị nhỏ phục vụ cho dây chuyền lắp ráp thiết bị công nghiệp.

- Tạo ra được một hệ thống pilot có đầy đủ các chức năng hoạt động của hệ thống tự động bằng robot nhập/xuất (AS/RS), được thử nghiệm trong thực tế;

- Hệ thống có khả năng phân loại và mã hoá sản phẩm trên cơ sở sử dụng hệ thống quản lý và nhận dạng CTM/CCTM;

- Có bản thiết kế hệ thống gồm các phần cứng và phần mềm;

- Bộ hồ sơ công nghệ;

- Có tính năng tiên tiến và có khả năng sản xuất đại trà trong điều kiện Việt nam.

3

Nghiên cứu thiết kế chế tạo các thiết bị và hệ thống tự động hoá thông minh sử dụng tương tác người-máy bằng tiếng nói trong điều khiển.

Làm chủ phân tích, tổng hợp, thiết kế, chế tạo hệ thống thông minh sử dụng tương tác người-máy bằng tiếng nói trong tự động hoá điều khiển.

- Làm chủ phương pháp phân tích và tổng hợp, thiết kế, chế tạo hệ thống tự động hoá điều khiển sử dụng tương tác người-máy bằng tiếng nói;

- Phần cứng và phần mềm nhận dạng tiếng nói với các yếu tố đặc thù đáp ứng được yêu cầu tự động hoá điều khiển;

- 01 hệ thống tự động hoá thông minh, sử dụng tương tác người-máy bằng tiếng nói, đáp ứng yêu cầu bức thiết của thực tế, có giá trị ứng dụng rõ ràng, được áp dụng thử nghiệm trong thực tế.

4

Nghiên cứu thiết kế và chế tạo robot song song (Gough-Stewart Platform) sử dụng trong hệ thống thiết bị tạo chuyển động phức hợp, hình thành trung tâm gia công chế tạo 5 trục ảo.

- Làm chủ thiết kế công nghệ robot song song;

- Tiến tới làm chủ trung tâm gia công chế tạo các thiết bị tạo hình công nghệ cao và các robot song song.

- Có nguyên lý cấu tạo theo cấu trúc tiêu chuẩn của Gough-Stewart Platform;

- Không gian hoạt động dự kiến X/Y/Z: 400x400x300mm; ±250 quanh trục A (trục đứng);

- Độ chính xác của chuyển động:  (định vị) và lặp lại ;

- Phần mềm điều khiển chuyển động tương thích với các CAD/CAM thông dụng;

- Bộ hồ sơ thiết kế và chế tạo;

- Số lượng: 01 hệ.

- Cơ sở chủ trì đề tài phải có máy gia công CNC 5 trục, máy CMM và các thiết bị công nghệ cao khác đủ, cơ sở để cùng với các sản phẩm của đề tài hình thành trung tâm gia công hiện đại.

5

Nghiên cứu thiết kế chế tạo các hệ thống tự động hoá đo lường, giám sát, điều khiển cho các dây chuyền cán thép.

- Làm chủ công nghệ thiết kế, chế tạo các hệ thống tự động hoá đo lường, giám sát và điều khiển cho các dây chuyền cán thép, trên cơ sở sử dụng công nghệ hiện đại, thay thế cho nhập ngoại;

- Chế tạo và đưa vào thực tế sử dụng hệ thống này tại một dây chuyền cán thép cụ thể.

- Các thiết bị và hệ thống tự động đo, giám sát, điều khiển phục vụ và phù hợp với công nghệ cán thép Việt Nam, được chế tạo trên cơ sở các linh kiện và công nghệ mới, đáp ứng yêu cầu sản xuất công nghiệp, đảm bảo chất lượng tương đương sản phẩm nước ngoài và có giá thành hạ (giảm 20-30% so với nhập ngoại);

- Có giao diện truyền thông chuẩn, có khả năng tích hợp thành hệ thống điều khiển phân tán (DCS).

6

Nghiên cứu thiết kế chế tạo robot di động, thông minh phục vụ giám sát an ninh.

Làm chủ công nghệ thiết kế chế tạo robot thông minh có khả năng di động nhẹ nhàng, bí mật, thực hiện chức năng giám sát, trinh sát phát hiện đối tượng phục vụ các mục đích an ninh.

- Robot có kết cấu đơn giản, gọn nhẹ, có mức độ thông minh cao, có khả năng thu thập thông tin hình ảnh, âm thanh, trinh sát, phát hiện, có độ tin cậy cao, có khả năng hoạt động trong môi trường khắc nghiệt;

- Ứng dụng thử nghiệm tại một đơn vị có nhu cầu giám sát an ninh.

7

Nghiên cứu thiết kế chế tạo rơ le kỹ thuật số thông minh trong hệ thống điện.

- Làm chủ công nghệ thiết kế chế tạo các loại rơ le kỹ thuật số phục vụ ngành điện;

- Thiết kế chế tạo được một số rơle kỹ thuật số, xử lý các đại lượng chủ yếu trong hệ thống điện: điện áp, dòng điện, công suất tác dụng, công suất phản kháng, tổng trở đường dây, tần số v.v...

- Các sản phẩm của đề tài phải có cấu trúc và chức năng tương đương với thiết bị cùng loại theo tiêu chuẩn của các nước tiên tiến (Ví dụ: IEC hoặc IEEE);

- Có độ tin cậy cao, hoạt động trong môi trường khắc nghiệt;

- Xử lý tín hiệu chính xác;

- Có khả năng lưu trữ sự kiện, cảnh báo và tác động điều khiển;

- Tiêu chuẩn cách điện và cách ly phù hợp;

- Khả năng chống nhiễu cao;

- Có giá thành hạ 40%;

- Được áp dụng thử nghiệm trong thực tế.

8

Nghiên cứu thiết kế chế tạo hệ thống tự động hoá thông minh chẩn đoán trạng thái kỹ thuật của ô tô nhằm phục vụ công tác quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa xe.

Làm chủ công nghệ thiết kế, chế tạo các thiết bị và hệ thống chẩn đoán trạng thái kỹ thuật một số bộ phận, hệ thống tiêu biểu của ô tô trên cơ sở sử dụng trí tuệ nhân tạo như hệ chuyên gia, mạng nơron, logic mờ và các cảm biến thông minh.

- Các thiết bị và hệ thống chẩn đoán kỹ thuật ô tô dựa trên ứng dụng trí tuệ nhân tạo (hệ chuyên gia, logic mờ, mạng nơ-ron, v.v...) phù hợp với điều kiện Việt Nam;

- Thiết bị trên xe đảm bảo khả năng đo lường các thông số cơ bản của xe, chẩn đoán và cảnh báo được trạng thái kỹ thuật của một số bộ phận, hệ thống cơ bản của xe phục vụ công tác bảo dưỡng, sửa chữa xe;

- Hệ thống có chức năng truyền thông phục vụ công tác quản lý, trợ giúp, bảo dưỡng từ xa;

- Bộ hồ sơ thiết kế và hồ sơ công nghệ;

- Hệ thống phải được đưa vào áp dụng thử và được các cơ quan chức năng kiểm chứng.

9

Nghiên cứu thiết kế và chế tạo hệ thống tự động hoá cân động tàu hoả.

Làm chủ công nghệ thiết kế, chế tạo các hệ thống tự động hoá cân tàu hoả đang chuyển động với tốc độ 15-20km/h trên cơ sở công nghệ mới.

Hệ thống tự động hoá cân động tàu hoả:

- Dựa trên cơ sở công nghệ hiện đại, tiếp cận được trình độ các nước trong khu vực;

- Thử nghiệm trong điều kiện thực tế của đường sắt và toa xe Việt Nam, thoả mãn yêu cầu của ngành đường sắt Việt nam;

- Bộ hồ sơ thiết kế chế tạo và lắp đặt;

- Giá thành từ 50%-60% giá nhập ngoại;

- Được ứng dụng thử nghiệm tại một đơn vị sản xuất để kiểm chứng và đánh giá kết quả.

 

Số lượng: 09 đề tài

Lưu ý:

- Thời gian thực hiện của các nhiệm vụ không quá 24 tháng;

- Hạn cuối cùng nhận hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn là: 16 giờ 30, ngày 30/5/2008;

- Nơi nhận hồ sơ: Tại Văn phòng các chương trình (tầng 4, số 70 Trần Hưng Đạo, Hà Nội).

 

PHỤ LỤC 4

DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI THUỘC CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRỌNG ĐIỂM CẤP NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2006-2010 ĐỂ TUYỂN CHỌN THỰC HIỆN TRONG NĂM 2009

Tên Chương trình: Nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học, Mã số KC.04/06-10

(Kèm theo Quyết định số 692 /QĐ-BKHCN ngày 14 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

STT

Tên Đề tài

Định hướng mục tiêu

Sản phẩm và yêu cầu đối với sản phẩm

1

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học để tạo dòng bố mẹ, phục vụ cho công tác tạo giống lúa lai siêu cao sản ở Việt Nam.

- Làm chủ được công nghệ tạo dòng bố mẹ mang gen tương hợp rộng và kháng bệnh bạc lá, rầy nâu;

- Tạo được dòng bố mẹ và tổ hợp lai có năng suất siêu cao sản 12-14 tấn/ha.

- Quy trình công nghệ tạo dòng bố mẹ có gen tương hợp rộng và gen kháng bạc lá (Xa21, Xa7, Xa5);

- Chọn tạo được 2-5 dòng mẹ và 3-5 dòng bố có gen tương hợp rộng và gen kháng bạc lá, rầy nâu;

- Chọn được 02 dòng bố lúa lai ba dòng có gen Rf, 03 dòng lúa lai hai dòng TGMS;

- Lai tạo thành công được 1-2 tổ hợp lúa lai năng suất 10-12 tấn/ha trong điều kiện thí nghiệm.

2

Nghiên cứu tạo bộ sinh phẩm chẩn đoán HIV có độ nhạy và đặc hiệu cao.

Tạo được các bộ sinh phẩm chẩn đoán HIV trên cơ sở các protein tái tổ hợp biểu hiện từ các gen GP120, GP41, P24 phân lập từ các phân type HIV lưu hành ở Việt Nam có độ nhậy và đặc hiệu cao.

- Quy trình tạo chủng vi sinh vật tái tổ hợp;

- Các hệ chủng vi sinh vật tái tổ hợp sản xuất ổn định các kháng nguyên GP120, GP41, P24;

- Các kháng nguyên tái tổ hợp GP120, GP41, P24 có độ tinh sạch đủ tiêu chuẩn tạo các bộ sinh phẩm chẩn đoán;

- Bộ sinh phẩm Western Blot, bộ sinh phẩm ngưng kết hạt Latex. Ít nhất mỗi loại 50 bộ (20 test/bộ) để thử nghiệm chẩn đoán HIV có độ nhậy, độ chính xác cao.

3

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học tạo trầm nhân tạo từ cây dó trầm.

- Xác định được vai trò của một số tác nhân sinh học chính ảnh hưởng đến qúa trình tạo trầm (vi sinh vật, chất mang);

- Xây dựng được qui trình sản xuất chế phẩm vi sinh tạo trầm;

- Chế biến cây dó trầm thành một số sản phẩm có giá trị kinh tế cao.

- Kết quả về vai trò của một số tác nhân sinh học chính ảnh hưởng đến quá trình tạo trầm;

- Phân lập và tuyển chọn được các chủng vi sinh vật và chất mang kích thích tạo trầm;

- Xây dựng quy trình sử dụng chế phẩm kích thích tạo trầm đạt hiệu quả 80%;

- Xây dựng mô hình tạo trầm nhân tạo (quy mô 3ha);

- Sản xuất được các sản phẩm từ cây dó trầm (tinh dầu, chè trầm, nhang trầm).

4

Nghiên cứu đánh giá hiệu lực của Interleukin-2 tái tổ hợp sản xuất tại Việt Nam dùng trong hỗ trợ điều trị ung thư.

- Tiêu chuẩn hoá quy trình sản xuất Interleukin-2 tái tổ hợp;

- Đánh giá hiệu lực sản phẩm Interleukin-2;

- Đánh giá thử nghiệm tiền lâm sàng.

- Quy trình công nghệ hoàn chỉnh và ổn định để sản xuất Interleukin-2 tái tổ hợp ở quy mô phòng thí nghiệm;

- Các quy trình chuẩn (SOP) kiểm tra chất lượng Interleukin-2 tái tổ hợp trong phòng thí nghiệm;

- Các quy trình chuẩn (SOP) kiểm tra tính an toàn của Interleukin-2 tái tổ hợp trên động vật thực nghiệm;

- Bảng tiêu chuẩn cơ sở cho Interleukin-2 tái tổ hợp về các mặt vô khuẩn, hoá lý, an toàn, công hiệu;

- Hồ sơ sản xuất và kiểm định 05 loạt Interleukin-2 tái tổ hợp ở quy mô phòng thí nghiệm;

- 5000 liều Interleukin-2 tái tổ hợp đạt tiêu chuẩn cơ sở và tương đương tiêu chuẩn quốc tế (WHO, FDA, EU).

- Kết quả thử nghiệm tiền lâm sàng.

5

Nghiên cứu tạo chế phẩm enzyme tái tổ hợp thuỷ phân Lignoxellulose phục vụ sản xuất cồn nhiên liệu.

- Tạo được chế phẩm enzyme tái tổ hợp thuỷ phân lignoxellulose;

- Đánh giá hiệu quả thuỷ phân của chế phẩm enzyme nhận được

- Chủng giống tạo ra chế phẩm enzyme tái tổ hợp thuỷ phân lignoxellulose;

- Quy trình sản xuất ra chế phẩm enzyme tái tổ hợp thuỷ phân lignoxellulose;

- Hiệu quả thuỷ phân của chế phẩm enzyme tái tổ hợp đối với lignoxellulose (lignin, xellulose và xylan) tương đương với sản phẩm Quốc tế.

6

Nghiên cứu sản xuất vắc-xin đường uống phòng, chống bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm cho gia cầm bằng công nghệ vector adenovirus.

- Xây dựng được quy trình sản xuất vắc-xin trên cơ sở ứng dụng công nghệ vector adenovirus để phòng, chống bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm cho gia cầm;

- Sản xuất được vắc-xin adenovirus để phòng, chống bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm cho gia cầm một cách hiệu quả, tiện sử dụng ở mọi lứa tuổi.

- Quy trình công nghệ thiết kế và lắp ghép gen kháng nguyên đặc trưng của virus gây bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm vào hệ thống vector adenovirus nhược độc;

- Quy trình thu nhận adenovirus nhược độc tái tổ hợp chứa kháng nguyên làm công cụ dẫn gen gây miễn dịch cho gia cầm;

- Quy trình đưa adenovirus chứa gen kháng nguyên vào cơ thể gia cầm bằng đường tiêu hoá (uống/ăn), bằng đường hô hấp (khí dung) và huy động được cả 3 loại miễn dịch: niêm mạc (tiêu hoá/hô hấp), dịch thể và trung gian tế bào;

- 5.000 liều vắc-xin, kiểm định an toàn, vô trùng, có hoạt tính đáp ứng và bảo hộ miễn dịch tốt với các phương thức sử dụng qua đường tiêu hoá (uống/ăn), đường hô hấp (khí dung) và tiêm.

 

Số lượng: 06 đề tài

Lưu ý: Thời gian thực hiện của các nhiệm vụ không quá 24 tháng;

- Hạn cuối cùng nhận hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn là: 16 giờ 30, ngày 30/5/2008;

- Nơi nhận hồ sơ: Tại Văn phòng các chương trình (tầng 4, số 70 Trần Hưng Đạo, Hà Nội).

 

PHỤ LỤC 5

DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI THUỘC CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRỌNG ĐIỂM CẤP NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2006-2010 ĐỂ TUYỂN CHỌN THỰC HIỆN TRONG NĂM 2009

Tên Chương trình: Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ cơ khí chế tạo. Mã số KC.05/06-10.

(Kèm theo Quyết định số 692 /QĐ-BKHCN ngày 14 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

STT

Tên Đề tài

Định hướng mục tiêu

Sản phẩm và yêu cầu đối với sản phẩm

1

Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo hệ thống thiết bị phát điện sử dụng năng lượng sóng biển có công suất 5-10 KW.

Thiết kế và chế tạo được thiết bị sử dụng năng lượng sóng biển để phát điện phục vụ kinh tế dân sinh vùng ven biển, hải đảo.

- 01 hệ thống thiết bị phát điện bằng sóng biển công suất 5-10 KW, điện áp ra một chiều hoặc xoay chiều chuẩn, dao động không quá 10% ;

- Hệ thống thiết bị làm việc an toàn, ổn định, dễ vận hành, dễ bảo dưỡng ;

- Bộ hồ sơ thiết kế, chế tạo, lắp đặt, vận hành hệ thống.

2

Thiết kế, chế tạo hệ thống thiết bị chế biến cá tra, cá basa năng suất 1000kg/h..

 Nâng cao năng suất và hiệu quả chế biến cá xuất khẩu đồng thời cải thiện điều kiện làm việc của người lao động.

- 01 hệ thống thiết bị đồng bộ chế biến cá tra, cá basa bao gồm: máy phân loại cá, máy cắt đầu, vây, đuôi, máy phi-lê và các thiết bị phụ trợ đảm bảo các chỉ tiêu sau:

+ Năng suất 1000 kg/h,

+ Đảm bảo chất lượng xuất khẩu,

+ Cải thiện điều kiện lao dộng, không gây ô nhiễm môi trường

+ Hệ thống thiết bị phải được thử nghiệm hoạt động ổn định ở cơ sở sản xuất tối thiếu 3 tháng;

- Bộ hồ sơ tài liệu thiết kế, quy trình công nghệ chế tạo, kiểm tra, lắp đặt, vận hành.

3

Nghiên cứu thiết kế, và chế tạo hệ thống thiết bị tự động tinh luyện cồn để sản xuất xăng pha cồn với công suất tối thiểu 2000 lit cồn 99,5%/ngày.

Thiết kế và chế tạo được hệ thống tinh luyện cồn đạt nồng độ 99,5% bằng công nghệ rây phân tử theo qui mô công nghiệp nhằm sản xuất xăng pha cồn E10 tương đương Gazohol E10 của Mỹ.

- 01 hệ thống thiết bị tự động tinh luyện cồn đạt nồng độ 99,5% có công suất tối thiểu 2.000 lit cồn/ngày theo công nghệ rây phân tử;

- Bộ tài liệu công nghệ tinh luyện cồn đạt nồng độ 99,5%;

- Bộ tài liệu thiết kế và công nghệ chế tạo thiết bị.

4

Nghiên cứu tính toán thiết kế và công nghệ chế tạo gối đỡ thuỷ lực chịu tải nặng đến 80 tấn .

 Nắm vững phương pháp tính toán thiết kế và công nghệ chế tạo gối đỡ thuỷ lực chịu tải nặng.

- 01 cụm gối đỡ thuỷ lực ứng dụng cho máy nghiền đứng công suất 15T/h đạt các chỉ tiêu kỹ thuật sau:

 + Chịu tải nặng đến 80 tấn,

 +Tốc độ quay của ổ là 35-37v/ph,

 +Tuổi thọ và độ tin cậy tương đương với ổ cùng loại của Trung Quốc,

 + Có bộ phận an toàn chống quá tải;

- Bộ tài liệu thiết kế;

- Bộ quy trình công nghệ chế tạo, kiểm tra, lắp đặt, vận hành.

5

Nghiên cứu thiết kế và chế tạo đồng hồ đo nước lạnh Qn = 40m3//h .

- Làm chủ công nghệ thiết kế chế tạo đồng hồ đo nước lạnh Qn = 40m3/h nhằm thay thế nhập khẩu , hướng tới xuất khẩu.

- Bộ tài liệu thiết kế;

- Bộ tài liệu quy trình công nghệ chế tạo, kiểm tra, lắp ráp, vận hành;

- Sản phẩm : 05 đồng hồ đo nước lạnh Qn = 40m3/h ; Ф 100mm, đảm bảo độ chính xác không dưới cấp chính xác 2 theo tiêu chuẩn ISO 4064.

6

Nghiên cứu thiết kế và chế tạo hệ thống khí hóa than từ than antraxit Quảng Ninh theo công nghệ lớp tĩnh, nguội, công suất 20-30 Tấn than/ngày, phục vụ công nghiệp gốm sứ và vật liệu xây dựng.

- Tối ưu công nghệ khí hoá than lớp tĩnh, nguội đối với than antraxit Quảng Ninh ;

- Thiết kế và chế tạo một hệ thống khí hoá than lớp tĩnh, nguội hai giai đoạn phục vụ cho công nghiệp gốm sứ và vật liệu xây dựng;

- Lắp đặt, ổn định và chuyển giao công nghệ cho một đơn vị sản xuất.

- 01 hệ thống thiết bị khí hoá than lớp tĩnh, nguội hai giai đoạn hoàn chỉnh, ứng dụng cho một cơ sở sản xuất gốm sứ và vật liệu xây dựng cụ thể. Hệ thống đáp ứng các chỉ tiêu sau:

 + Trình độ công nghệ tương đương của Trung Quốc,

 + Có khả năng thu hồi và xử lý dầu nhiệt phân (tách nước, khử lưu huỳnh) dùng làm nhiên liệu; xử lý khử độc triệt để nước phenon trước khi thải vào môi trường,

 + Có thể sử dụng than cám ép,

 + Hàm lượng cacbon cố định trong than không lớn hơn 15%,

 + Hàm lượng H2 15-20%; hàm lượng CO 25-30%; hàm lượng CH4 2-4%; hàm lượng N2 ~ 50%; hàm lượng CO2 ~ 5%; hàm lượng CnHm không đáng kể; không dưới 80% S trong than chuyển thành H2S,

 + Công suất 15-20 Tấn than/ ngày;

- Bộ hồ sơ công nghệ khí hoá than;

- Bộ hồ sơ thiết kế và qui trình công nghệ chế tạo, kiểm tra, lắp đặt, vận hành hệ thống thiết bị.

 

Số lượng: 06 đề tài

Lưu ý:

- Thời gian thực hiện của các nhiệm vụ không quá 24 tháng;

- Hạn cuối cùng nhận hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn là: 16 giờ 30, ngày 30/5/2008;

- Nơi nhận hồ sơ: Tại Văn phòng các chương trình (tầng 4, số 70 Trần Hưng Đạo, Hà Nội).

 

PHỤ LỤC 6

DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI THUỘC CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌCVÀ CÔNG NGHỆ TRỌNG ĐIỂM CẤP NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2006-2010 ĐỂ TUYỂN CHỌN THỰC HIỆN TRONG NĂM 2009

Tên Chương trình: Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ phục vụ bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cộng đồng, Mã số: KC.10/06-10

(Kèm theo Quyết định số 692 ngày 14 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

STT

Tên Đề tài

Định hướng mục tiêu

Sản phẩm và yêu cầu đối với sản phẩm

1.

Nghiên cứu triển khai ghép gan, thận lấy từ người cho chết não.

- Xây dựng được một số quy trình ghép gan, thận từ người cho chết não để thực hiện trên người;

- Thực hiện được 1 ca ghép gan và thận lấy từ người cho chết não.

- Quy trình chẩn đoán chết não;

- Quy trình hồi sức bệnh nhân chết não để lấy tạng;

- Quy trình lấy và bảo quản gan, thận;

- Quy trình kỹ thuật ghép gan từ người cho chết não và theo dõi sau ghép;

- Quy trình kỹ thuật ghép thận từ người cho chết não và theo dõi sau ghép;

- Mô hình tổ chức ghép gan, thận từ người cho chết não;

- Báo cáo kết quả 1 ca ghép gan và 1 ca ghép thận lấy từ người cho chết não;

- Chương trình truyền thông về hiến bộ phận cơ thể người.

2.

Nghiên cứu bào chế hệ trị liệu hấp thu qua da.

- Xác định được công thức, cấu trúc và quy trình bào chế 3 hệ trị liệu hấp thu qua da với 3 dược chất Scopolamin, Clonidin, Captopril;

- Có được tiêu chuẩn cơ sở cho từng sản phẩm.

- Công thức tối ưu và qui trình bào chế ổn định ở qui mô phòng thí nghiệm;

- Chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn và có sinh khả dụng tương đương với sản phẩm của nước ngoài cùng loại ;

- Các chế phẩm có độ ổn định, chất lượng và tuổi thọ phù hợp;

- Mỗi sản phẩm có 1000 đơn vị điều trị đạt tiêu chuẩn cơ sở.

3.

Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ sản xuất chế phẩm enzym tái tổ hợp streptokinase và yếu tố hoạt hoá plasminogen mô (tPA) sử dụng trong điều trị.

- Xây dựng được các quy trình công nghệ sản xuất streptokinase và yếu tố hoạt hoá plasminogen mô (tPA) tái tổ hợp;

- Sản xuất được các enzym tái tổ hợp streptokinase và yếu tố hoạt hoá plasminogen mô (tPA) ở quy mô phòng thí nghiệm;

- Đánh giá được tác dụng điều trị của sản phẩm ở giai đoạn tiền lâm sàng.

- Các quy trình công nghệ tạo các dòng tế bào sản xuất streptokinase và yếu tố hoạt hoá plasminogen mô tái tổ hợp dùng làm thuốc;

- Các quy trình công nghệ ổn định sản xuất streptokinase và yếu tố hoạt hoá plasminogen mô (tPA) tái tổ hợp dùng làm thuốc;

- Báo cáo kết quả thử nghiệm tiền lâm sàng các chế phẩm thuốc trên động vật;

- 20 gam Streptokinase và 20 gam plasminogen mô (tPA) tái tổ hợp đạt tiêu chuẩn tương đương sản phẩm cùng loại phẩm được phép lưu hành tại Việt Nam.

4

Nghiên cứu cơ sở khoa học của điện châm trong điều trị một số chứng đau.

- Xác định sự thay đổi một số chỉ tiêu sinh hoá và sinh lý liên quan đến tác dụng giảm đau của điện châm;

- Xây dựng quy trình điện châm, điện châm kết hợp thuốc hỗ trợ điều trị một số chứng đau;

- Đánh giá hiệu quả giảm đau của điện châm điều trị một số chứng đau.

- Báo cáo sự thay đổi một số chỉ tiêu sinh hoá và sinh lý liên quan đến tác dụng giảm đau của điện châm;

- Các quy trình điện châm, điện châm kết hợp thuốc hỗ trợ điều trị một số chứng đau cơ khớp, đau nội tạng, đau sau mổ, đau do ung thư;

- Báo cáo kết quả điều trị các chứng đau.

5

Đặc điểm dịch tễ học và biện pháp phòng chống bệnh sán lá gan lớn ở Việt Nam.

- Đánh giá được đặc điểm dịch tễ học bệnh sán lá gan lớn ở Việt Nam;

- Đưa ra được các biện pháp dự phòng và điều trị có hiệu quả bệnh sán lá gan lớn.

- Báo cáo đặc điểm dịch tễ học bệnh sán lá gan lớn ở Việt Nam;

- Bản báo cáo về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh sán lá gan lớn;

- Các giải pháp dự phòng, phác đồ điều trị có hiệu quả và mô hình truyền thông về bệnh sán lá gan lớn.

6

Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo hệ thống máy chạy thận đa năng.

- Xây dựng được qui trình công nghệ chế tạo thiết bị, có sơ đồ nguyên lý cấu tạo hoàn chỉnh của hệ thống máy;

- Xây dựng được tiêu chuẩn kỹ thuật;

- Thử nghiệm và đánh giá chất lượng tại cơ sở nghiên cứu.

- Qui trình công nghệ sản xuất hệ thống máy chạy thận đa năng;

- Sơ đồ chi tiết thiết kế hệ thống máy chạy thận đa năng;

- Tiêu chuẩn kỹ thuật cuả hệ thống máy chạy thận đa năng đạt tiêu chuẩn cơ sở và tương đương với sản phẩm cùng loại của Nhật Bản;

- Sản xuất được 2 hệ thống máy chạy thận đa năng (Tỷ lệ nội địa hoá đạt 30-35%).

- Báo cáo kết quả thử nghiệm và đánh giá chất lượng tại các cơ sở nghiên cứu.

7

Nghiên cứu bào chế một số dạng thuốc bằng công nghệ tạo vi hạt và siêu vi hạt.

- Xây dựng được công thức tối ưu và qui trình bào chế ổn định 4 chế phẩm:

+ Spansule tan trong ruột với pantoprazol

 + Spansule phóng thích kéo dài với nitroglycerin

 + Spansule sản xuất thuốc viên chống lao phối hợp bốn thành phần (Isoniazid, Rifampicin, Pyrazinamid và Ethambutol).

 + Chế phẩm hệ siêu vi hạt với hoạt chất kháng viêm non-steroid;

- Xây dựng được tiêu chuẩn cơ sở của 4 chế phẩm tương đương với tiêu chuẩn nước ngoài.

 - Công thức tối ưu và qui trình bào chế ổn định ở qui mô pilot của 4 sản phẩm và đảm bảo có thể lặp lại sản phẩm có sinh khả dụng cao so với dạng thông thường;

- Tiêu chuẩn chất lượng của từng sản phẩm đạt tiêu chuẩn USP;

- 100.000 viên nén hoặc viên nang đạt tiêu chuẩn cơ sở, có sinh khả dụng tương đương với thuốc nhập khẩu cùng loại và tuổi thọ tối thiểu 36 tháng.

8

Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ sản xuất vắcxin dại trên nuôi cấy tế bào Vero ở quy mô phòng thí nghiệm.

- Xây dựng được quy trình công nghệ sản xuất vắcxin dại trên nuôi cấy tế bào Vero ở quy mô phòng thí nghiệm;

- Sản xuất được vắcxin dại có chất lượng tương đương với vắc xin cùng loại của Aventis Pasteur.

- Quy trình công nghệ ổn định sản xuất vắcxin dại trên nuôi cấy tế bào Vero;

- Phương pháp kiểm tra chất lượng vắcxin dại và tiêu chuẩn cơ sở của Vắc xin dại;

- Báo cáo kết quả đánh giá tính an toàn và hiệu lực vắcxin trên động vật thí nghiệm;

- 5.000 liều vắc xin dại có chất lượng tương đương với vắc xin cùng loại của Aventis Pasteur.

 

Số lượng: 08 đề tài

Lưu ý:

- Thời gian thực hiện của các nhiệm vụ không quá 24 tháng;

- Hạn cuối cùng nhận hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn là: 16 giờ 30, ngày 30/5/2008;

- Nơi nhận hồ sơ: Tại Văn phòng các chương trình (tầng 4, số 70 Trần Hưng Đạo, Hà Nội).

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 692/QĐ-BKHCN ngày 14/04/2008 phê duyệt danh mục đề tài thuộc các Chương trình Khoa học và công nghệ trọng điểm cấp nhà nước giai đoạn 2006-2010 để tuyển chọn thực hiện trong kế hoạch năm 2009 do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.930

DMCA.com Protection Status
IP: 3.141.21.199
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!