ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 629/QĐ-UBND
|
Thừa Thiên Huế, ngày 04 tháng 4 năm
2013
|
QUYẾT
ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY
HOẠCH PHÁT TRIỂN TRẠM THU, PHÁT SÓNG THÔNG TIN DI ĐỘNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN
NĂM 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Viễn thông ngày 23 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Luật Xây Dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm
2011 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật Viễn thông;
Căn cứ Quyết định số 32/2012/QĐ-TTg ngày 27 tháng 7 năm 2012
của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch phát triển viễn thông quốc
gia đến năm 2020;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tại
Tờ trình số 164/TTr-STTTT ngày 26 tháng 3 năm 2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển trạm thu,
phát sóng thông tin di động tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 với những nội
dung chủ yếu sau đây:
I. MỤC TIÊU
1.
Phát triển hệ thống trạm
thu phát sóng thông tin di động đồng bộ, hiện đại đáp ứng sự phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh và đảm bảo an ninh quốc phòng, phù hợp
với sự phát triển của công nghệ viễn thông trên cả nước và thế giới.
2. Đến năm 2015: đảm bảo chất lượng dịch vụ và phát triển đa dịch vụ. Tạo cảnh quan
đô thị và tăng tỷ lệ dùng chung hạ tầng. Ứng dụng công nghệ tiên tiến để giảm dần
các trạm BTS loại 1 và hạ dần độ cao của các trạm BTS loại 2;
3. Đến
năm 2020: có hạ tầng
viễn thông phát triển vào loại tiên tiến trong khu vực ASEAN. Hầu hết các hoạt
động kinh tế xã hội của tỉnh được thực hiện trên môi trường thông tin điện tử
hiện đại. Xây dựng được những nền tảng cơ bản để phát triển nền kinh tế tri thức.
II. CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN
- Phủ sóng 3G tới 100% khu dân cư vào năm 2013;
- Tỷ lệ sử dụng chung cơ sở hạ tầng
mạng di động đạt khoảng 35% vào năm 2015 và 50% vào năm 2020;
- Hoàn thành xử lý 100% trạm thu phát sóng không phù hợp
với quy hoạch và 149 trạm chưa có giấy phép xây dựng vào năm 2015;
- Hoàn thành cải tạo 100% trạm thu phát sóng loại 2 tại khu
vực thành phố Huế, thị xã, thị trấn vào năm 2017;
III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
1. Định hướng phát triển trạm thu, phát sóng thông tin di động
a) Trạm loại 1: Là trạm thu phát sóng có
nhà trạm và cột ăng ten thu, phát sóng thông tin di động được xây dựng trên mặt
đất. Quy hoạch phát triển trạm loại 1 tại các khu vực:
- Khu vực các phường: An Đông, An Tây, An Hòa,
Hương Sơ, Hương Long, Kim Long, Thủy Biều, Thủy Xuân thuộc thành phố Huế.
- Khu vực nông thôn, đồi núi, ven biển.
- Khu vực phục vụ cho an ninh, quốc phòng tại
các huyện, thị xã, cụ thể:
+ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh:
04 vị trí, ngoài ra sử dụng hạ tầng của Viettel để phục vụ cho an ninh, quốc
phòng.
+ Công an tỉnh: 04 vị trí (tại các huyện, thị
xã), ngoài ra sử dụng hạ tầng của GMobile để phục vụ cho an ninh, quốc phòng.
+ Ưu tiên, tạo điều kiện thuận lợi cho
việc xây dựng trạm thu phát sóng phục vụ an ninh quốc phòng tại các
khu vực.
Quy hoạch vị trí và khống chế số lượng trạm loại
1 phát triển tại mỗi khu vực cụ thể theo Phụ lục IV. Số trạm loại 1 quy
hoạch phát triển cho các doanh nghiệp đang hoạt động đến năm 2015 là 211 trạm (Phụ
lục II) và giai đoạn từ 2016 - 2020 là 205 trạm (Phụ lục III).
b) Trạm loại 2
- Trạm loại 2a: Là trạm có xây dựng, lắp
đặt hệ thống cột ăng ten, cao từ trên 6m đến 12 mét áp dụng đối với khu vực
thành phố Huế và trung tâm thị trấn, thị xã (nội thị); Trạm có xây dựng, lắp đặt
hệ thống cột ăng ten cao từ trên 6m đến 15 mét áp dụng đối với khu vực nông
thôn (chỉ tính độ cao của phần cột ăng ten). Quy hoạch phát triển trạm loại 2a
tại các khu vực:
+ Khu vực một số phường tại thành phố Huế: An
Đông, Phường Đúc, Hương Long, Kim Long, Phú Bình, Phú Cát, Phú Hậu, Phú Hiệp,
Thủy Biều, Thủy Xuân, Vĩ Dạ, Xuân Phú.
+ Khu vực nông thôn (khu vực các xã trên địa bàn
các huyện, thị xã).
- Quy hoạch xây dựng, lắp đặt
trạm loại 2a tuân theo một số nguyên tắc sau:
+ Doanh nghiệp phải chấp nhận di dời hạ tầng hoặc
thay thế trạm 2a thành trạm 2b hoặc trạm ngụy trang khi các khu vực xây dựng trạm
tại các phường An Đông, Phường Đúc, Hương Long, Kim Long, Phú Bình, Phú Cát,
Phú Hậu, Phú Hiệp, Thủy Biều, Thủy Xuân, Vĩ Dạ, Xuân Phú của thành phố Huế
tương lai phát triển các toà nhà cao tầng để đảm bảo mỹ quan đô thị thành phố.
+ Sử dụng chung cơ sở hạ tầng: các doanh nghiệp
cùng phối hợp đầu tư xây dựng và sử dụng chung cơ sở hạ tầng (hạ tầng đảm bảo
cho 2 doanh nghiệp sử dụng chung).
Quy hoạch vị trí và khống chế số lượng trạm loại
2a phát triển tại mỗi khu vực cụ thể (theo Phụ lục IV). Số trạm loại 2a quy
hoạch phát triển mới cho các doanh nghiệp đang hoạt động đến năm 2015 là 24 trạm
(Phụ lục II) và giai đoạn từ 2016 - 2020 là 23 trạm (Phụ lục III).
- Trạm loại 2b: Là trạm không xây dựng hệ
thống cột, chỉ sử dụng giá anten lắp đặt trên sân thượng các tòa nhà có chiều
cao không quá 6m. Quy hoạch phát triển trạm loại 2b tại các khu vực: các phường
thuộc thành phố Huế, trung tâm thị xã (nội thị), thị trấn.
Quy hoạch vị trí và khống chế số lượng trạm loại
2b phát triển tại mỗi khu vực cụ thể (theo Phụ lục IV). Số trạm loại 2b quy
hoạch phát triển mới cho các doanh nghiệp đang hoạt động đến năm 2015 là 50 trạm
(Phụ lục II) và giai đoạn từ 2016 - 2020 là 37 trạm (Phụ lục III).
- Trạm ngụy trang
Quy hoạch phát triển trạm ngụy trang tại các khu
vực:
+ Các khu di tích;
+ 4 phường nội thành thuộc thành phố Huế;
+ Dọc 2 bên bờ Sông Hương.
+ Các khu trung tâm Văn hóa, Du lịch, Công
viên….
Số lượng trạm ngụy trang phát triển không được gấp
quá 3 lần số trạm loại 1, 2a, 2b phát triển tại mỗi khu vực và số lượng quy hoạch
trạm ngụy trang khuyến khích các doanh nghiệp lắp đặt và ưu tiên áp dụng.
- Trạm lưu động: Ưu tiên bố trí
trạm thu phát sóng lưu động tại khu vực Đại Nội, Phu Văn Lâu, dọc hai bên bờ
Sông Hương khi có các lễ hội diễn ra, đặc biệt là lễ hội Festival để các doanh
nghiệp phục vụ thông tin liên lạc cho lễ hội và các du khách. Sau khi phục vụ lễ
hội, doanh nghiệp viễn thông phải hoàn trả mặt bằng cho đơn vị quản lý.
2. Định hướng phát triển hạ tầng
mạng
a) Hạ tầng dùng
chung: quy hoạch phát triển hạ tầng mạng di động trên địa bàn
tỉnh chủ yếu theo hướng sử dụng chung cho trạm loại 1 và một số trạm
loại 2a giữa các doanh nghiệp (theo Phụ lục II).
b) Dự phòng quỹ vị trí cho doanh
nghiệp phát triển mạng lưới ứng dụng công nghệ mới: Quỹ vị trí
này chỉ được sử dụng khi các doanh nghiệp phát triển mạng lưới lên
thế hệ tiếp theo, ứng dụng các công nghệ mới. Ngoài quỹ vị trí
này, các doanh nghiệp có thể lắp đặt và triển khai hạ tầng mạng 4G
trên cơ sở sử dụng chung hạ tầng với mạng 2G, 3G hiện tại. Quy hoạch vị
trí và khống chế số lượng trạm dự phòng (bao gồm trạm loại 1, loại 2a và loại
2b) cho doanh nghiệp phát triển mạng lưới ứng dụng công nghệ mới tại mỗi khu vực
cụ thể (theo Phụ lục V).
Quy hoạch quỹ vị trí dự
phòng phát triển hạ tầng ứng dụng các công nghệ mới:
+ Giai đoạn đến 2015: 78 vị trí. (Phụ lục II)
+ Giai đoạn 2016 - 2020: 130 vị trí. (Phụ lục
III)
c) Dự phòng quỹ vị trí cho doanh
nghiệp mới tham gia thị trường: Quỹ vị trí trạm dự phòng quy hoạch
dành cho 2 doanh nghiệp được cấp phép sau khi Quy hoạch đã được ban
hành (không dành cho các doanh nghiệp đang hoạt động). Khuyến khích các doanh
nghiệp mới thoả thuận, phối hợp sử dụng hạ tầng và thuê lại hạ tầng của các
doanh nghiệp khác. Quy hoạch vị trí và khống chế số lượng trạm dự phòng (bao gồm
trạm loại 1, loại 2a và loại 2b) cho doanh nghiệp mới tham gia thị trường tại
mỗi khu vực cụ thể (theo Phụ lục VI)
Quy hoạch quỹ vị trí cho doanh nghiệp mới tham
gia thị trường:
+ Giai đoạn đến 2015: 40 vị trí. (Phụ lục II)
+ Giai đoạn 2016 - 2020: 20 vị trí. (Phụ lục
III)
3. Xử lý, cải tạo hạ tầng trạm thu phát sóng
hiện tại
a) Mục tiêu:
- Đảm bảo 100% các trạm thu phát sóng phù hợp quy hoạch và có giấy
phép xây dựng.
- Cải tạo các trạm BTS loại 2 hiện có thành các trạm 2a; hoặc 2b;
hoặc ngụy trang (tùy theo vị trí cụ thể của khu vực lắp đặt trạm BTS).
- Sử dụng chung cơ sở hạ tầng: Chuyển các trạm thu phát sóng không
đảm bảo mỹ quan, hoặc có khoảng cách quá gần nhau về vị trí mới có đủ điều kiện
cho các doanh nghiệp dùng chung hạ tầng, đảm bảo mỹ quan đô thị.
b) Đối tượng:
- Xứ lý các trạm không phù hợp quy hoạch và 149 vị trí trạm thu
phát sóng chưa có giấy phép xây dựng;
- Cải tạo các trạm:
+ Trạm thu phát sóng thuộc khu vực thành phố Huế.
+ Khu vực có yêu cầu cao về mỹ quan.
+ Các trạm nằm trong vùng cấm của di tích, không phù hợp với quy
hoạch đô thị, quy hoạch hạ tầng của tỉnh.
+ Cải tạo các trạm không sử dụng cột cao, lắp đặt trên sân thượng
và ngụy trang nhưng thực tế chưa đáp ứng nhu cầu về phủ sóng.
+ Khu vực mật độ trạm thu phát sóng quá dày: khoảng cách giữa các
trạm thu phát sóng quá gần nhau (khoảng cách giữa các trạm nhỏ hơn 100m).
+ Trạm thu phát sóng có vị trí gần mặt đường, độ cao không hợp lý:
ảnh hưởng tới mỹ quan.
c) Lộ trình thực hiện:
- Giai đoạn đến 2015: Hoàn thành xử lý các
trạm thu phát sóng không phù hợp quy hoạch và 149 vị trí trạm chưa có giấy phép
xây dựng; cụ thể:
+ Trạm có vị trí không phù hợp quy hoạch: gần mặt
đường, độ cao không hợp lý, ảnh hưởng tới mỹ quan đô thị, cảnh quan kiến trúc,
không đảm bảo an toàn: tiến hành tháo dỡ, di dời.
+ Trạm có vị trí phù hợp quy hoạch nhưng chưa có
giấy phép xây dựng: Các doanh nghiệp phải làm các thủ tục cấp phép xây dựng trong
thời gian nhất định. Nếu doanh nghiệp không hoàn thành các thủ tục cấp phép, tiến
hành tháo dỡ, di dời.
- Giai đoạn đến 2017: Hoàn thành việc cải
tạo 100% các trạm thu phát sóng loại 2 tại khu vực thành phố Huế,
thị xã, thị trấn thành các trạm 2a; hoặc thành trạm 2b; hoặc thành trạm ngụy
trang (tùy theo vị trí cụ thể của khu vực lắp đặt trạm).
IV. CÁC GIẢI PHÁP
1. Hoàn thiện hệ thống văn bản
quản lý:
a) Ban hành các quy định, quy chế về xây dựng và cấp phép
xây dựng trạm thu phát sóng thông tin di động trên địa bàn tỉnh.
b) Ban hành các quy định, quy chế về sử dụng chung cơ
sở hạ tầng; phối hợp giữa các ngành, doanh nghiệp.
c) Ban hành các quy định về phương pháp
tính giá cho thuê hạ tầng viễn thông.
d) Ban hành cơ chế ưu đãi, tạo điều kiện hỗ trợ, khuyến
khích doanh nghiệp xây dựng phát triển hạ tầng mạng di động tại các khu vực
điều kiện kinh tế xã hội còn hạn chế.
đ) Ban hành các cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến
khích doanh nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng mạng thông tin di động ứng
dụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại (công nghệ 4G, trạm thu phát sóng
ngụy trang…).
e) Hỗ trợ, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình
xây dựng phát triển hạ tầng mạng di động (cấp phép xây dựng, thủ tục…).
2. Huy động các nguồn lực toàn xã
hội xây dựng hạ tầng thu phát sóng:
a) Hình thành doanh
nghiệp hạ tầng và phương án triển khai theo hình thức xã hội hóa
phù hợp khi triển khai xây dựng hạ tầng tại các khu vực xây dựng hạ
tầng mới (khu dân cư mới, khu chung cư, khu đô thị mới…); triển khai xây
dựng hạ tầng trạm thu phát sóng thông tin di động đồng bộ với quá
trình xây dựng cơ sở hạ tầng tại các khu vực này.
b) Khuyến khích “Doanh
nghiệp cùng đầu tư và sử dụng chung cơ sở hạ tầng” phù hợp cho quá
trình triển khai xây dựng, phát triển hạ tầng mạng lưới trạm thu
phát sóng thông tin di động trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn tới.
3. Nâng cao năng lực quản lý nhà
nước:
a) Công bố công khai Quy hoạch chung trên toàn tỉnh và
lộ trình thực hiện, các doanh nghiệp căn cứ theo lộ trình xây dựng kế hoạch
phát triển.
b) Thành lập Hồi đồng thẩm định bao gồm Sở Thông tin và
Truyền thông, Sở Xây dựng, các phòng chuyên môn thuộc UBND huyện, thị xã, thành
phố để thẩm tra, xác định các trạm thu phát sóng loại 2 không đảm bảo an toàn
để lập kế hoạch cải tạo, di dời.
c) Nâng cao năng lực quản lý nhà nước: ứng dụng công
nghệ thông tin trong quản lý phát triển hạ tầng mạng thông tin di động;
quản lý dựa trên bản đồ số; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu; thiết
bị đo kiểm, giám sát hệ thống các trạm thu phát sóng di động…
d) Tuyên truyền phổ biến pháp luật, các quy định, chính
sách về phát triển viễn thông nói chung và phát triển hạ tầng mạng thông tin di
động nói riêng; đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi
cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện tốt quy hoạch, đầu
tư, phát triển hiệu quả, bền vững.
đ) Tăng cường thanh tra, kiểm tra các hoạt động xây dựng,
phát triển hạ tầng mạng thông tin di động tại địa phương. Xử lý nghiêm đối
với các doanh nghiệp vi phạm quy định của pháp luật trong lĩnh vực đầu
tư, xây dựng.
e) Tăng cường quản lý, giám sát chất lượng thiết bị,
dịch vụ và công trình viễn thông đảm bảo quyền lợi người sử dụng.
g) Nghiên cứu, bám sát việc triển khai thực hiện quy
hoạch của các ngành có liên quan (giao thông, xây dựng, đô thị…) và quy
hoạch các địa phương nhằm phát triển hạ tầng mạng đồng bộ.
h) Giám sát chặt chẽ việc xây dựng phát triển hạ tầng mạng
thông tin di động trên địa bàn tỉnh. Giải quyết tranh chấp và xử lý các doanh
nghiệp vi phạm.
l) UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế phối hợp với Sở
Thông tin Truyền thông và các sở, ngành liên quan, quản lý việc xây dựng phát
triển hạ tầng mạng viễn thông trên địa bàn quản lý.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Sở Thông tin và Truyền thông:
a)
Tổ chức công bố công khai Quy hoạch phát triển trạm thu, phát sóng thông tin di
động tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 để mọi tổ chức và cá nhân biết. Căn cứ
tình hình phát triển, trình UBND tỉnh những nội dung cần cập nhật, điều chỉnh
quy hoạch cho phù hợp.
b) Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, UBND các huyện, thị
xã, thành phố Huế và các cơ quan liên quan tham mưu UBND tỉnh Quyết định “Quy
định về quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển trạm thu, phát sóng
thông tin di động trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020”.
c) Phối hợp với Sở Xây dựng, UBND các huyện, thị xã, thành
phố Huế và các cơ quan liên quan tham mưu UBND tỉnh Quyết định “Quy định trình
tự thủ tục xây dựng đối với các công trình trạm thu, phát sóng thông tin di
động (BTS) trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”
d) Tham mưu UBND tỉnh xây dựng và triển khai các quy chế,
quy định về quản lý, sử dụng chung hạ tầng trạm thu, phát sóng thông tin di
động trên địa bàn tỉnh.
đ) Phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan liên quan tham
mưu UBND tỉnh ban hành Quy định về giá cho thuê hạ tầng viễn thông thụ động
trên địa bàn tỉnh (trong đó bao gồm hạ tầng trạm thu, phát sóng thông tin di
động, hệ thống cống bể ngầm, hệ thống cáp, hệ thống cột treo cáp….).
e) Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, UBND các huyện, thị xã
và thành phố Huế, Ban Quản lý Khu kinh tế Chân Mây – Lăng cô và các cơ quan,
đơn vị liên quan hướng dẫn, kiểm tra, giải quyết những khó khăn, vướng mắc
trong việc xây dựng, lắp đặt các trạm BTS trên địa bàn tỉnh; tổ chức tháo dỡ,
di dời các trạm không phù hợp quy hoạch trên địa bàn tỉnh.
g) Phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện việc cấp phép xây dựng các trạm
BTS tùy theo phân cấp, ủy quyền của UBND tỉnh.
h) Cập nhật thường xuyên, kịp thời hiện trạng phát triển các trạm
thu, phát sóng thông tin di động trên địa bàn tỉnh trên Trang thông tin điện tử
của Sở để các ngành, địa phương, doanh nghiệp theo dõi, đầu tư.
l) Theo dõi, đôn đốc các doanh nghiệp viễn thông trong việc báo
cáo định kỳ về các trạm BTS trên địa bàn và kế hoạch cải tạo, tháo dỡ, di dời,
xây dựng mới trạm BTS hàng năm, tổng hợp trình UBND tỉnh phê duyệt.
2. Sở Xây dựng:
a) Phối hợp Sở
Thông tin và Truyền thông, UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế và các cơ
quan, đơn vị liên quan hướng dẫn, kiểm tra, giải quyết những khó khăn, vướng
mắc trong việc xây dựng, lắp đặt các trạm BTS trên địa bàn tỉnh; tổ chức tháo dỡ, di dời các trạm
không phù hợp quy hoạch trên địa bàn tỉnh.
b) Thực hiện việc cấp phép xây dựng các trạm BTS tùy theo phân
cấp, ủy quyền của UBND tỉnh.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì,
phối hợp các ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế để
hướng dẫn, thực hiện và giải quyết các vấn đề về sử dụng đất xây dựng trạm BTS.
4. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Sở
Thông tin và Truyền thông, Sở Xây dựng và các cơ quan liên quan tham mưu UBND
tỉnh ban hành Quy định về giá cho thuê hạ tầng viễn thông thụ động trên địa bàn
tỉnh (trong đó bao gồm hạ tầng trạm thu, phát sóng thông tin di động, hệ thống
cống bể ngầm, hệ thống cáp, hệ thống cột treo cáp….).
5. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Xác
định các công trình di tích lịch sử văn hóa, khu bảo tồn di sản, đài tưởng
niệm, khu du lịch... để hướng dẫn cấp phép các trạm BTS phù hợp.
6. UBND huyện, thị xã, thành phố Huế, Ban quản lý Khu kinh tế Chân mây -
Lăng cô:
a) Phối hợp Sở
Thông tin và Truyền thông, Sở Xây dựng và các cơ quan, đơn vị liên quan hướng
dẫn, kiểm tra, giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong việc xây dựng, lắp
đặt các trạm BTS trên địa bàn quản lý; tổ chức tháo dỡ, di dời các trạm không phù hợp quy hoạch
trên địa bàn quản lý.
b) Thực hiện việc cấp phép xây dựng các trạm BTS tại địa bàn quản
lý tùy theo phân cấp, ủy quyền của UBND tỉnh.
7. Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh:
Chủ trì, phối hợp các ngành, địa phương liên quan để xây dựng trạm thu, phát sóng thông tin di động phục vụ cho an ninh, quốc phòng tại các huyện, thị xã,
thành phố Huế phù hợp.
8. UBND cấp xã, phường,
thị trấn: Thực hiện việc giám sát, thường xuyên kiểm tra phát hiện kịp thời các
công trình xây dựng, lắp đặt trạm BTS không đúng Quy hoạch, báo cáo UBND cấp
huyện để xử lý.
9. Các doanh nghiệp viễn
thông:
a) Căn cứ vào Quy hoạch, xây dựng kế hoạch phát
triển phù hợp với định hướng phát triển của ngành và chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội của tỉnh.
b) Phối hợp Sở Thông tin Truyền thông và các doanh
nghiệp khác, đàm phán cùng đầu tư xây dựng và sử dụng chung cơ sở hạ tầng; chủ
động phản ánh các vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện; đồng thời kiến
nghị, đề xuất giải quyết hoặc hỗ trợ tháo gỡ.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở
Thông tin và Truyền thông, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh,
Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế, Ban quản lý Khu kinh tế Chân
mây - Lăng cô và các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết
định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- TVTU, TTHĐND tỉnh (b/c);
- CT, các PCT UBND tỉnh (b/c);
- Bộ Thông tin và Truyền thông (b/c);
- Các doanh nghiệp viễn thông;
- Cổng TTĐT tỉnh;
- CVP, PCVP Đ.N.Trân;
- Lưu: VT, DL.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Cao
|
PHỤ LỤC I
DANH
MỤC CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRỌNG ĐIỂM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 629 /QĐ-UBND ngày 04 tháng 4 năm 2013 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)
STT
|
Dự án
|
Nguồn
|
Lộ trình
|
Nhu cầu vốn đầu tư
(Triệu đồng)
|
|
|
|
1
|
Dự án xây dựng hạ tầng trạm loại 1
|
Doanh nghiệp
|
2013 - 2015
|
105.500
|
|
2016 - 2020
|
102.500
|
|
2
|
Dự án xây dựng hạ tầng trạm loại 2a
|
Doanh nghiệp
|
2013 - 2015
|
4.800
|
|
2016 - 2020
|
4.600
|
|
3
|
Dự án xây dựng hạ tầng trạm loại 2b
|
Doanh nghiệp
|
2013 - 2015
|
7.500
|
|
2016 - 2020
|
5.550
|
|
4
|
Dự án xây dựng hạ tầng cho doanh nghiệp mới
|
Doanh nghiệp
|
2013 - 2015
|
24.000
|
|
2016 - 2020
|
12.000
|
|
5
|
Dự án xây dựng phát triển hạ tầng mạng 4G
|
Doanh nghiệp
|
2013 - 2015
|
45.000
|
|
2016 - 2020
|
79.500
|
|
6
|
Dự án cải tạo hạ tầng hiện trạng
|
Doanh nghiệp, Xã hội hóa, ngân sách
|
2013 - 2015
|
30.900
|
|
7
|
Dự án đầu tư trang thiết bị quản lý, giám sát phát
triển trạm thu phát sóng thông tin di động
|
Ngân sách tỉnh
|
2013 - 2015
|
700
|
|
2016 - 2020
|
300
|
|
8
|
Tổng
|
|
|
422.850
|
|