UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HOÁ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 4089/QĐ-UBND
|
Thanh Hóa, ngày 17
tháng 11 năm 2010
|
QUYẾT
ĐỊNH
PHÊ
DUYỆT KẾ HOẠCH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN NHÀ
NƯỚC TỈNH THANH HOÁ, GIAI ĐOẠN 2011-2015.
CHỦ TỊCH UBND TỈNH
THANH HOÁ
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ
ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin số
67/2006/QH11 ngày 29/6/2006;
Căn cứ Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11
ngày 29/11/2005;
Căn cứ Nghị định 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007
của Chính phủ, về Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà
nước;
Căn cứ Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg ngày
06/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ, về việc Phê duyệt Chiến lược phát triển
CNTT&TT Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày
27/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ, về việc Phê duyệt chương trình quốc gia về
ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn
2011-2015;
Căn cứ Quyết định số 432/QĐ-UBND ngày
05/02/2007 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá, về việc Phê duyệt Quy hoạch phát
triển Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin tỉnh Thanh Hoá giai đoạn
2006-2010 và định hướng đến năm 2020;
Theo ý kiến thẩm định tại văn bản số
2715/BTTTT-ƯDCNTT ngày 20/8/2010 của Bộ Thông tin & Truyền thông và đề nghị
của Giám đốc Sở Thông tin & Truyền thông tại Tờ trình số 464/TTr-STTTT ngày
20/9/2010, về việc phê duyệt kế hoạch ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt
động của cơ quan nhà nước tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2011-2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê
duyệt kế hoạch ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà
nước tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2011-2015 (gọi tắt là Kế hoạch) với những nội
dung chủ yếu sau:
I. MỤC TIÊU:
1. Mục tiêu tổng quát
a) Xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ
tầng thông tin, tạo môi trường làm việc điện tử rộng khắp trong hoạt động của
cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.
b) Ứng dụng rộng rãi công nghệ thông
tin gắn với cải cách hành chính trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, hướng
tới nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí hoạt động.
c) Cung cấp đầy đủ thông tin, dịch vụ
công trực tuyến với mức độ cao, trên diện rộng cho người dân và doanh nghiệp.
2. Mục tiêu
cụ thể
- 100% các cơ quan quản lý
nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện và khoảng 80% UBND cấp xã được kết nối mạng Tin
học diện rộng của UBND tỉnh. Tỷ lệ trung bình cán bộ, công chức có
máy tính nối mạng làm việc đạt từ 80% đến 90% .
- 100% cán bộ, công chức
được cung cấp hộp thư điện tử và thường xuyên sử dụng trong công việc.
- 100% các sở, ban, ngành, UBND cấp
huyện và khoảng 80% UBND cấp xã được cài đặt và sử dụng phần mềm ứng dụng quản
lý văn bản và điều hành trên môi trường mạng.
- Nâng cấp và hoàn thiện
cổng thông tin điện tử của tỉnh để cung cấp 100% các dịch vụ hành chính công
được đưa lên cổng thông tin điện tử ở mức độ 2; trong đó có tối thiểu 05 dịch
vụ hành chính công được cung cấp mức độ 3 trở lên; tích hợp và xây dựng Website
thành phần đạt 100% các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố trên
Cổng thông tin điện tử của tỉnh, cung cấp đầy đủ thông tin theo Điều 28 của
Luật Công nghệ thông tin.
- Bảo đảm các điều kiện về
kỹ thuật cho các cuộc họp trên môi trường mạng của UBND tỉnh, các sở, ngành với
UBND cấp huyện và các Bộ, ngành Trung ương.
- Đầu tư trang thiết bị và
ứng dụng công nghệ thông tin cho bộ phận một cửa của UBND cấp huyện và các sở,
ban, ngành để tiếp nhận và giải quyết các thủ tục hành chính cho người dân và tổ
chức.
- Tiếp tục xây dựng và hoàn
thiện các cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ cho hoạt động chuyên môn của các
cơ quan quản lý nhà nước và phục vụ dịch vụ hành chính công đến người dân và
doanh nghiệp.
II. Nội dung
kế hoạch
1. Phát triển hạ tầng kỹ thuật
- Phối hợp với Bưu điện Trung ương
tiếp nhận và hoàn thiện mạng truyền số liệu chuyên dùng cho các cơ quan nhà
nước, tổ chức kết nối từ Trung ương tới UBND tỉnh và các sở, ban, ngành, UBND
các huyện, thị xã, thành phố.
- Đầu tư, bổ sung, thay thế, nâng cấp
hạ tầng kỹ thuật (máy chủ, máy trạm, mạng máy tính, hệ thống bảo mật, an ninh
mạng, phần mềm bản quyền...) bảo đảm ứng dụng công nghệ thông tin trong nội bộ
cơ quan nhà nước, gồm:
+ Đảm bảo khoảng 80% UBND cấp xã được
đầu tư xây dựng mạng LAN và kết nối thông suốt với mạng Tin học diện rộng của UBND
tỉnh.
+ Nâng cấp, mở rộng mạng LAN cho các
sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố; đảm bảo cán bộ, công chức có
máy tính nối mạng để làm việc.
- Đầu tư trang thiết bị tại bộ phận
một cửa, bảng điện tử cho UBND cấp huyện và các sở, ban, ngành.
- Nâng cấp Trung tâm tích hợp dữ liệu,
Trung tâm an ninh mạng của tỉnh đảm bảo tổ chức kết nối và an ninh cho mạng Tin
học diện rộng của tỉnh.
2. Ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan
nhà nước
a) Nâng cấp, hoàn thiện các hệ thống
thông tin phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của các cấp
Trên cơ sở kế thừa các kết quả đã đạt
được, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các hệ thống thông tin theo hướng tăng
cường chức năng chỉ đạo, điều hành, quản lý nội dung tổng thể, mở rộng sự kết
nối liên thông giữa các cấp với hệ thống quy mô quốc gia, bao gồm các nội dung
sau:
- Duy trì và nâng cấp hệ thống thư
điện tử theo tiêu chuẩn về ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan Nhà nước,
đảm bảo cho cán bộ, công chức từ cấp xã đến cấp tỉnh có hộp thư điện tử phục vụ
cho công việc.
- Tiếp tục triển khai phần mềm Quản lý
văn bản và điều hành đến tất cả các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã,
thành phố và khoảng 80% UBND cấp xã.
- Từng bước đưa các ứng dụng phần mềm
mã nguồn mở đáp ứng được các yêu cầu trong hoạt động quản lý, chỉ đạo và điều
hành của các cơ quan nhà nước.
- Triển khai mở rộng hệ thống tổ chức
hội nghị, giao ban điện tử đa phương tiện đến các sở, ban, ngành và UBND các
huyện, thị xã, thành phố.
b) Xây dựng mới, nâng cấp và hoàn
thiện các ứng dụng CNTT trong các hoạt động nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu của mỗi
đơn vị.
Trên cơ sở chức
năng, nhiệm vụ được giao, các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện, cấp xã chủ động cải
tiến và minh bạch các quy trình công việc, thủ tục hành chính và các quy trình
liên cơ quan để có thể ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả, bảo đảm việc hợp
lý hóa quy trình công việc được thực hiện trước khi đầu tư cho các hệ thống
công nghệ thông tin. Đồng thời trên cơ sở kết quả ứng dụng thuộc các chương
trình, dự án đã được tỉnh, ngành, trung ương triển khai tiếp tục rà soát, đề
xuất các phương án mở rộng, đảm bảo công tác ứng dụng đạt hiệu quả cao nhất,
tập trung vào các lĩnh vực:
- Tiếp nhận và hoàn thiện hệ thống
thông tin quản lý lĩnh vực tài chính - kế toán: Thông tin Quản lý ngân sách và
Kho bạc (TABMIS) trên địa bàn tỉnh thuộc dự án Cải cách Quản lý tài chính công;
dự án hiện đại hoá thu nộp NSNN; phần mềm quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ
bản; phần mềm quản lý tài sản công.
- Tiếp nhận và hoàn thiện các bộ phần
mềm ứng dụng, hệ thống CSDL hỗ trợ hoạt động ngành Tài nguyên và Môi trường, quản
lý khoa học công nghệ, y tế, văn hoá...
- Xây dựng Trung tâm dữ liệu ngành
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, gồm: hệ thống thông tin báo cáo tình hình
sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; hệ thống thông tin quản lý công tác thuỷ lợi;
thông tin dự báo sâu bệnh các loại cây trồng nông, lâm, nghiệp; thông tin quản
lý tàu cá...
- Tiếp nhận và triển khai phần mềm
quản lý nhà trường của Bộ GD&ĐT được triển khai sử dụng rộng rãi tại các cơ
sở giáo dục và tại sở phục vụ quản lý giáo dục. Xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ
liệu và phần mềm quản lý văn bằng chứng chỉ, thi đua khen thưởng, sáng kiến
kinh nghiệm. Xây dựng trang thông tin điện tử cho các trường THPT, trong đó
tích hợp các phần mềm thích hợp để điều hành các hoạt động của cơ quan sở cũng
như của ngành, cung cấp đến người dân các dịch vụ như kiểm tra kết quả học tập
tu dưỡng của con, em cũng như liên hệ với nhà trường, giáo viên thông qua môi
trường mạng.
- Xây dựng CSDL công báo điện tử, cập
nhật dữ liệu qua các năm, liên kết với Cổng thông tin điện tử tỉnh.
3. Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và
doanh nghiệp
- Tiếp tục hoàn thiện Cổng thông tin
điện tử tỉnh, đảm bảo cung cấp thông tin phục vụ kịp thời cho sự chỉ đạo, điều
hành, công khai các hoạt động của UBND tỉnh, đồng thời là kênh thông tin chính
thống về tình hình Kinh tế - Xã hội của tỉnh trên Internet; xây dựng các
Website thành phần cho các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện trên cổng thông tin
điện tử của tỉnh, đảm bảo triển khai cung cấp tất cả các dịch vụ công trực
tuyến mức độ 2 và cung cấp được các dịch vụ hành chính công trực tuyến cơ bản
mức độ 3 tới người dân và doanh nghiệp.
- Triển khai ứng dụng CNTT hiệu quả,
toàn diện tại bộ phận một cửa, một cửa liên thông tại UBND cấp huyện và các sở,
ban, ngành theo hướng: Bảo đảm khả năng kết nối hệ thống thông tin tại bộ phận
một cửa với cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của cơ quan nhà
nước, tạo điều kiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân và doanh
nghiệp qua mạng Internet, bảo đảm tính liên thông giữa các đơn vị trong quy
trình xử lý thủ tục hành chính.
- Xây dựng và hoàn thiện các hệ thống
thông tin thiết yếu cho công tác ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh
nghiệp, đặc biệt là hệ thống thông tin về dân cư, đất đai, nông nghiệp và phát
triển nông thôn, y tế, giáo dục, lao động thương binh và xã hội,...
III. Kinh phí
thực hiện
1. Tổng kinh phí cho ứng dụng
CNTT trong cơ quan nhà nước tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011-2015 dự kiến là: 151.359 triệu
đồng (Bằng chữ: Một trăm năm mươi mốt tỷ ba trăm năm mươi chín triệu đồng).
Trong đó:
- Nguồn vốn đầu tư phát triển: 110.219
triệu đồng
- Nguồn vốn sự nghiệp: 41.140 triệu
đồng.
+ Vốn sự nghiệp cấp tỉnh: 26.190
triệu đồng
+ Vốn sự nghiệp cấp huyện:
14.950 triệu đồng
2. Nguồn kinh phí:
- Kinh phí thực hiện kế hoạch ứng dụng
công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Thanh Hóa cơ bản
là nguồn ngân sách tỉnh.
- Kinh phí chi sự nghiệp cho hoạt động
ứng dụng CNTT của UBND cấp huyện do ngân sách cấp huyện đảm bảo.
- Xin Trung ương hỗ trợ
phần kinh phí cho các dự án, nhiệm vụ về xây dựng hạ tầng kỹ thuật công nghệ
thông tin (theo Điểm II Mục C Điều 1 Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 27/8/2010
của Thủ tướng Chính phủ).
- Các sở, ban, ngành chủ động đấu mối
với các bộ, ngành Trung ương để tiếp nhận dự án và xin hỗ trợ kinh phí thực
hiện ứng dụng CNTT theo đặc trưng của ngành.
- Huy động từ các nguồn kinh phí hợp
pháp.
IV. Danh mục
các nhiệm vụ, dự án: Theo phụ lục đính kèm.
V. Giải pháp
thực hiện
1. Tổ chức, điều hành
- Tăng cường hoạt động của Ban chỉ đạo
Công nghệ thông tin tỉnh trong việc triển khai công tác ứng dụng CNTT trong các
cơ quan quản lý nhà nước.
- Giám đốc các sở, ban, ngành và Chủ
tịch UBND cấp huyện, cấp xã phải chủ động, có quyết tâm chính trị cao, theo sát
và ủng hộ quá trình ứng dụng công nghệ thông tin vào cơ quan mình.
- Triển khai ứng dụng công nghệ thông
tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước phải theo thứ tự ưu tiên dựa trên nhu
cầu thực tế cần tăng năng suất lao động, bảo đảm tính hiệu quả, khả thi khi
triển khai.
- Kết hợp chặt chẽ với Chương trình
cải cách hành chính để ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan
nhà nước của tỉnh Thanh Hóa có tác dụng thực sự thúc đẩy cải cách hành chính,
quá trình cải cách hành chính đặt ra những yêu cầu, đòi hỏi cho ứng dụng công
nghệ thông tin. Tăng cường công tác cải tiến quy trình làm việc, chuẩn hóa
nghiệp vụ để có thể ứng dụng công nghệ thông tin.
2. Bảo đảm triển khai ứng dụng công
nghệ thông tin đồng bộ nhưng phải tiết kiệm và hiệu quả.
Những nhiệm vụ, dự án ứng dụng CNTT
mang tính chất trọng tâm, diện rộng, sử dụng nguồn kinh phí lớn thì lựa chọn triển
khai thí điểm, sau đó đánh giá hiệu quả ứng dụng rồi mới nhân rộng mô hình cho
các đơn vị còn lại.
3. Giám sát, đánh giá
Thường xuyên kiểm tra, đánh giá tình
hình ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh
để có những giải pháp thúc đẩy kịp thời. Xem xét đưa tiêu chí hiệu quả ứng dụng
công nghệ thông tin vào các phong trào thi đua, bình xét khen thưởng.
4. Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực
- Tăng cường đào tạo kỹ năng về ứng
dụng công nghệ thông tin cho cán bộ, công chức.
- Bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho
cán bộ, công chức chuyên trách về công nghệ thông tin các cơ quan nhà nước.
Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông trong công tác đào tạo nguồn nhân lực
bảo đảm an toàn, an ninh thông tin.
- Bồi dưỡng, nâng cao nhận thức về ứng
dụng công nghệ thông tin cho lãnh đạo các cơ quan nhà nước.
5. Bảo đảm môi trường pháp lý
Xây dựng các chính sách thu hút, phối
hợp với doanh nghiệp trong công tác triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin
của cơ quan nhà nước. Phát triển các hình thức thuê, khoán trong triển khai ứng
dụng công nghệ thông tin.
Xây dựng các quy định nhằm giảm văn
bản giấy, tăng cường chia sẻ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước.
Xây dựng chính sách ưu đãi thích hợp
cho cán bộ, công chức chuyên trách về công nghệ thông tin trong cơ quan nhà
nước, nhằm duy trì và thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao.
Xây dựng các quy định về an toàn, an
ninh thông tin trong các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin của cơ quan nhà
nước trên địa bàn tỉnh.
Đảm bảo nguồn kinh phí ứng dụng CNTT
trong kế hoạch ngân sách hàng năm của cơ quan nhà nước.
Điều 2. Tổ chức thực
hiện
1. Sở Thông tin và Truyền thông.
- Chủ trì tổ chức triển khai; hướng
dẫn, đôn đốc, theo dõi, kiểm tra và báo cáo tình hình, kết quả thực hiện Kế
hoạch này. Tham mưu, đề xuất Uỷ ban nhân dân tỉnh điều chỉnh, bổ sung về mục
tiêu và nội dung của Kế hoạch hoặc giải quyết vướng mắc trong quá trình triển
khai thực hiện.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn
vị có liên quan tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh xây dựng
và phê duyệt Kế hoạch hàng năm cho ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà
nước.
- Chủ động, tích cực làm việc với Bộ
Thông tin và Truyền thông để xin hỗ trợ kinh phí cho các dự án, nhiệm vụ về xây
dựng hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin của tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban,
ngành có liên quan xây dựng các quy định, chính sách để tạo giải pháp đảm bảo
môi trường pháp lý trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin của cơ quan nhà
nước trên địa bàn tỉnh.
2. Sở Tài chính và Sở Kế hoạch và Đầu
tư:
- Trên cơ sở nguồn vốn ngân sách địa
phương, cân đối, bố trí đủ ngân sách hàng năm để thực hiện Kế hoạch này.
- Cùng với Sở Thông tin và Truyền
thông hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí cụ thể chi cho ứng dụng công nghệ
thông tin trong hoạt động các cơ quan nhà nước của tỉnh.
3. Các sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân
các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Sở Thông tin
và Truyền thông thực hiện Kế hoạch này.
4. Các đơn vị được giao chủ trì các dự
án, nhiệm vụ có trách nhiệm tổ chức xây dựng, phê duyệt và triển khai các dự
án, nhiệm vụ này theo quy định hiện hành về quản lý ngân sách nhà nước, bảo đảm
sự lồng ghép về nội dung, kinh phí với các chương trình, kế hoạch, dự án chuyên
ngành đang triển khai nếu có, tránh trùng lặp, lãng phí.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc
các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ
trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
-
Như điều 3QĐ;
- Bộ TT&TT (b/c);
- TTr. TU, HĐND tỉnh (b/c);
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- Lưu: VT, CNTT.
|
KT. CHỦ
TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn
Ngọc Hồi
|