Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 4022/QĐ-UBND 2017 Chương trình phát triển công nghiệp vi mạch thành phố Hồ Chí Minh

Số hiệu: 4022/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh Người ký: Trần Vĩnh Tuyến
Ngày ban hành: 28/07/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4022/QĐ-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 07 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ PHÊ DUYỆT “CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VI MẠCH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2017 - 2020, TẦM NHÌN ĐẾN 2030”

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 71/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Công nghệ thông tin về công nghiệp công nghệ thông tin;

Căn cứ Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 03 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ;

Căn cứ Quyết định số 13/2017/QĐ-TTg ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển ban hành kèm theo quyết định số 66/2014/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ;

Căn cứ Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 22 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông;

Căn cứ Quyết định số 2457/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 66/2014/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển;

Căn cứ Quyết định số 439/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh mục sản phẩm quốc gia thực hiện từ năm 2012 thuộc chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020;

Căn cứ Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4;

Căn cứ Quyết định số 50/2015/QĐ-UBND ngày 30 tháng 10 năm 2015 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành quy định về thực hiện Chương trình kích cầu đầu tư của thành phố;

Căn cứ Quyết định số 2929/QĐ-UBND ngày 06 tháng 6 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc phê duyệt chương trình phát triển công nghệ thông tin - truyền thông giai đoạn 2016 - 2020;

Xét đề nghị của Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 1269/STTTT-KHTH ngày 12 tháng 7 năm 2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Chương trình phát triển công nghiệp vi mạch thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến 2030”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 6358/QĐ-UBND ngày 14 tháng 12 năm 2012, Quyết định số 1780/QĐ-UBND ngày 17 tháng 4 năm 2015 của Ủy ban nhân dân thành phố.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình phát triển công nghiệp vi mạch thành phố, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Giám đốc Kho bạc Nhà nước thành phố, thủ trưởng các sở, ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện trên địa bàn thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như điều 3;
- VP Chính phủ, Bộ TTTT, Bộ KHCN;
- TT/TU; TT/H
ĐND.TP;
- TTUB: CT, các PCT;
- VPUB: các PVP;
- Các Phòng CV, TCCB;
- Lưu: VT, (KT/Đ) MH.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Vĩnh Tuyến

 

CHƯƠNG TRÌNH

PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VI MẠCH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2017 - 2020, TẦM NHÌN ĐẾN 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4022/QĐ-UBND ngày 28 tháng 7 năm 2017 của Ủy ban nhân dân thành phố)

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

Ngành công nghiệp vi mạch là một ngành công nghệ cao đem lại nhiều giá trị gia tăng, là nền tảng để hỗ trợ và đẩy mạnh sự phát triển của các ngành công nghiệp khác, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế theo chiều sâu.

Vi mạch đã được Chính phủ xác định là một trong 9 sản phẩm quốc gia. Phát triển sản phẩm của ngành công nghiệp vi mạch là phương thức quan trọng đ chuyn hóa các thành tựu khoa học và công nghệ thành hàng hóa thương mại có giá trị gia tăng cao.

Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, công nghệ thông tin và điều khin tự động đóng vai trò hết sức quan trọng. Công nghiệp vi mạch với sản phẩm là vi mạch điện tử là cấu thành không thể thiếu được trong lĩnh vực công nghệ thông tin và điều khiển tự động. Phát triển công nghiệp vi mạch tạo điều kiện cho đất nước nhanh chóng bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 bng nội lực.

Phát triển ngành công nghiệp vi mạch tại thành phố Hồ Chí Minh sẽ tạo nên bước nhảy bứt phá trong lĩnh vực công nghiệp điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin của thành phố và của cả nước.

Công nghiệp vi mạch phát triển tạo tiền đề cho phát triển lĩnh vực Internet của vạn vật (Internet of Things - IoT), tạo cơ sở cho việc thành phố xây dựng đô thị thông minh một cách bền vững.

II. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT

1. Xây dựng nền tảng cơ bản cho ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn thành phố theo hướng lấy dịch vụ, công nghệ thiết kế trên nền tảng công nghệ tiên tiến, hiện đại làm trọng tâm, bao gồm các khâu đào tạo, thiết kế và gia công thiết kế, chế tạo thử nghiệm tiến tới từng bước sản xuất số lượng nhỏ vi mạch phù hợp với nhu cầu phục vụ các ngành trọng yếu của đất nước như an ninh quốc phòng, điện lực và các chương trình đột phá của thành phố; từng bước đưa sản phẩm vi mạch do các đơn vị trong nước nghiên cứu, sản xuất vào ứng dụng trong các sản phẩm điện tử, công nghệ thông tin của doanh nghiệp Việt Nam.

2. Thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao trong và ngoài nước, đặc biệt là nguồn lực người Việt Nam ở nước ngoài nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của thành phố. Từng bước tiếp cận, làm chủ một số công nghệ mới và tiên tiến trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn, đặc biệt các lĩnh vực liên quan đến việc xây dựng đô thị thông minh và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Xây dựng mạng lưới giữa cộng đồng nghiên cứu, phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn trong và ngoài nước, qua đó làm cơ sở lan tỏa, đẩy mạnh phát triển ở khu vực phía Nam và tiến tới cả nước.

3. Thiết lập các mối quan hệ hợp tác giữa thành phố với các đơn vị trong và ngoài nước để tiếp thu, chuyển giao các kỹ thuật mới trong lĩnh vực vi mạch.

4. Đề xuất, ban hành các cơ chế, chính sách nhằm tạo điều kiện hình thành hệ sinh thái phục vụ cho phát triển ngành công nghiệp thiết kế, chế tạo vi mạch, cũng như ứng dụng vi mạch của thành phố.

III. MỤC TIÊU CỤ THỂ

1. Đến năm 2020

a) Công nghiệp vi mạch thành phố Hồ Chí Minh

- Phát triển công nghiệp vi mạch điện tử thành phố trở thành một ngành kinh tế có độ tăng trưởng cao, làm nn tảng cho sự phát triển chung và thúc đy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cơ sở vững chc cho việc xây dựng đô thị thông minh, góp phần triển khai thành công các chương trình đột phá của thành phố nhằm giải quyết cơ bản ùn tắc giao thông, ngập nước, ô nhiễm môi trường và hạ tầng các lĩnh vực trọng tâm: giao thông, thủy lợi, chống ngập nước và ứng phó, thích nghi với biến đổi khí hậu, y tế, giáo dục - đào tạo từ đó củng cố vị thế của thành phố là mũi nhọn phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật của cả nước.

- Thu hút được các tập đoàn, các doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài (FDI) có công nghệ nguồn về lĩnh vực vi mạch, điện - điện tử đầu tư và hoạt động tại Việt Nam.

- Ươm tạo được khoảng 10 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vi mạch điện tử.

b) Cơ sở vật chất, nguồn nhân lực

- Khai thác có hiệu quả Nhà thiết kế là cơ sở hạ tầng về thiết kế vi mạch và kiểm thử vi mạch mẫu, cũng như thiết kế các sản phẩm liên quan đến vi mạch cho thành phố.

- Nghiên cứu và đề xuất phương án xây dựng phòng thí nghiệm và sản xuất thử nghiệm (LAB to FAB) với mục đích sản xuất chế tạo thử vi mạch, sản xuất số lượng nhỏ các vi mạch phục vụ một số ngành cần ưu tiên sử dụng hàng Việt Nam; là nơi cung cấp hạ tầng cho đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực chế tạo vi mạch, làm chủ công nghệ chế tạo vi mạch.

- Đào tạo, tái đào tạo, bồi dưỡng nâng cao được đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên hoạt động trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất thử vi mạch.

- Xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh, làm chủ những công nghệ thiết kế tiên tiến trên thế giới, đặc biệt các công nghệ hỗ trợ cho sự phát triển công nghiệp lần thứ 4 hoặc làm chủ công nghệ thiết kế thiết bị, các giải pháp hỗ trợ đề án xây dựng thành phố thông minh.

- Xây dựng được mạng lưới liên kết cộng đồng thiết kế vi mạch trong và ngoài nước, tạo điều kiện thu hút các chuyên gia hàng đầu ở các nước phát triển, đặc biệt là người Việt Nam ở nước ngoài.

c) Tầm nhìn đến năm 2030

- Nghiên cứu và xác định hình thức đầu tư hiệu quả, tiến tới xây dựng và đưa vào vận hành Nhà máy sản xuất vi mạch do thành phố quản lý.

- Tiếp tục phát triển công nghiệp vi mạch điện tử thành phố trở thành một ngành kinh tế có độ tăng trưởng cao, đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển chung và thúc đy nhanh quá trình công nghiệp hóa 4.0, tăng tính chủ động cung cấp thiết bị và giải pháp trong việc xây dựng đô thị thông minh.

- Thuộc nhóm lĩnh vực chính của thành phố trong thu hút đầu tư nước ngoài về vốn, nguồn nhân lực chất lượng cao và công nghệ tiên tiến, hiện đại.

- Tiếp tục hoạt động ươm tạo doanh nghiệp trong lĩnh vực vi mạch điện tử một cách hiệu quả.

- Phát triển các trung tâm nghiên cứu và phát triển của thành phố trở thành Trung tâm xuất sắc về thiết kế vi mạch và vi cơ điện tử trong khu vực Châu Á.

IV. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

1. Phát triển công nghiệp vi mạch điện tử

- Phấn đấu đến năm 2020, lĩnh vực thiết kế vi mạch nằm trong nhóm các nước đạt trình độ cao trong khu vực ASEAN.

- Phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn theo hướng thương mại - dịch vụ; làm chủ được các công nghệ nền và các công nghệ tiên tiến, đáp ứng được nhu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp ln 4; phát triển sản phẩm ứng dụng phù hợp, đáp ứng nhu cầu xây dựng đô thị thông minh của thành phố.

- Đào tạo đội ngũ kỹ sư, cán bộ khoa học kỹ thuật chất lượng cao. Đẩy mạnh thiết kế, chế tạo thử vi mạch và xây dựng các ứng dụng, giải pháp có tầm ckhu vực và thế giới.

- Nâng cấp và xây dựng mới cơ sở hạ tầng cho ngành công nghiệp vi mạch theo kịp sự phát triển chung của thế giới và nhu cầu của thị trường.

- Hình thành và phát triển cộng đồng thiết kế vi mạch Việt Nam bao gồm cả chuyên gia trong và ngoài nước có kết quả được quốc tế công nhận.

- Chủ động kết nối, hợp tác, gắn bó với các bộ - ngành, các tỉnh, thành phố trong cả nước trong xây dựng và phát triển ngành công nghiệp vi mạch điện tử tại Việt Nam.

2. Đưa ứng dụng công nghiệp vi mạch điện tử vào nhiều lĩnh vực

Triển khai hợp tác, phối hợp với các cơ quan, doanh nghiệp đưa vi mch và các thiết bị, giải pháp ứng dụng vi mạch vào trong các lĩnh vực trọng đim được thành phố ưu tiên phát triển, đặc bit các lĩnh vực xây dựng thành phố thông minh và cuộc cách mạng công nghệ ln 4.

3. Tăng cường an ninh quốc phòng

Nghiên cứu, cung cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho Chính phủ trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, giảm dần và tiến tới không phụ thuộc, thay thế hoàn toàn các sản phẩm vi mạch bán dn của nước ngoài.

4. Phát triển nguồn nhân lực cho nền công nghiệp vi mạch điện tử

- Thu hút, tập hợp và phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của công nghiệp vi mạch thành phố.

- Thu hút các chuyên gia người Việt Nam ở nước ngoài trong lĩnh vực vi mạch điện tử tham gia các dự án trong nước.

5. Nâng cao vị trí quốc tế của Việt Nam

- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, thu hút các tập đoàn đa quốc gia trong lĩnh vực vi mạch điện tử đầu tư và hoạt động tại thành phố, tạo uy tín, nim tin và khẳng định vị trí của Việt Nam trên thị trường thế giới.

- Xây dựng thương hiệu sản phẩm và dịch vụ trong lĩnh vực vi mạch điện tử, hỗ trợ các ngành khác tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

V. CÁC DỰ ÁN, ĐỀ ÁN

Chương trình gồm 8 nội dung có quan hệ mật thiết, được triển khai đồng bộ nhằm tối ưu hóa hiệu quả của chương trình và đạt được các mục đích đề ra.

1. Đào tạo nguồn nhân lực

- Cơ quan chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.

- Cơ quan phối hợp: Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, các trường đại học trực thuộc thành phố, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nội vụ, Hội Công nghệ Vi mạch Bán dẫn thành phố, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao thành phố, các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

- Nguồn kinh phí: Nguồn kinh phí sự nghiệp thông tin và truyền thông, nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ, nguồn kinh phí đào tạo nguồn nhân lực của thành phố và nguồn kinh phí từ doanh nghiệp.

2. Phát triển thị trường vi mạch điện tử; nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách và giải pháp hỗ trphát triển công nghiệp vi mch thành phố

- Cơ quan chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.

- Cơ quan phối hợp: Hội Công nghệ Vi mạch Bán dẫn thành phố, các sở - ngành, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao thành phố, Ủy ban Người Việt Nam ở nước ngoài thành phố, các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

- Nguồn kinh phí: Nguồn kinh phí sự nghiệp thông tin và truyền thông thành phố.

3. Vận hành và khai thác hiệu quả Nhà thiết kế

- Cơ quan chủ trì: Ban Quản lý Khu Công nghệ cao thành phố.

- Cơ quan phối hợp: Hội Công nghệ Vi mạch Bán dẫn thành phố, Sở Thông tin và Truyền thông, các trường đại học, các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

- Nguồn kinh phí: Nguồn kinh phí của thành phố, nguồn kinh phí hỗ trợ của Đại học Quốc gia thành phố, kinh phí hỗ trợ của Trung ương và nguồn kinh phí của doanh nghiệp.

4. Đề án ươm tạo doanh nghiệp công nghệ vi mạch và thiết bị, giải pháp dùng vi mạch Việt

- Cơ quan chủ trì: Ban Quản lý Khu Công nghệ cao và Sở Khoa học và Công nghệ.

- Cơ quan phối hợp: Đại học Quốc gia thành phố, các trường đại học trực thuộc thành phố, Hội Công nghệ Vi mạch bán dẫn thành phố, Công ty TNHH Phát triển công viên phần mềm Quang Trung, các sở - ngành, các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

- Nguồn kinh phí: Nguồn kinh phí giao Ban Quản lý Khu Công nghệ cao thành phố, nguồn kinh phí khoa học và công nghệ thành phố và nguồn kinh phí từ doanh nghiệp.

5. Chương trình nghiên cứu thiết kế, sản xuất thử nghiệm vi mạch và sản xuất sản phẩm điện tử đầu cuối ứng dụng chip Việt

- Cơ quan chủ trì: Sở Khoa học và Công nghệ.

-Cơ quan phối hợp: Đại học Quốc gia thành phố, các trường đại học trực thuộc thành phố, Sở Công Thương và các sở - ngành, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao thành phố, Hội Công nghệ Vi mạch Bán dẫn thành phố, các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

- Nguồn kinh phí: Nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ thành phố, nguồn kinh phí hỗ trợ của Trung ương và nguồn kinh phí xã hội hóa.

6. Dự án xây dựng phòng thí nghiệm và sản xuất thử nghiệm (LAB to FAB)

- Cơ quan chủ trì: Ban Quản lý Khu Công nghệ cao thành phố.

- Cơ quan phối hợp: Sở Khoa học và Công nghệ, Hội Công nghệ Vi mạch Bán dẫn thành phố, các doanh nghiệp trong và ngoài nước, Đại học Quốc gia thành phố, các trường đại học trực thuộc thành phố và các sở - ngành.

- Nguồn kinh phí: Nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của Khu Công nghệ cao thành phố, nguồn kinh phí khoa học và công nghệ thành phố, nguồn kinh phí hỗ trợ của Trung ương, và nguồn kinh phí xã hội hóa.

7. Chương trình phát triển ngành công nghiệp MEMS

- Cơ quan chủ trì: Ban Quản lý Khu Công nghệ cao thành phố.

- Cơ quan phối hợp: Sở Khoa học và Công nghệ, Hội Công nghệ Vi mạch Bán dẫn thành phố, các sở - ngành, các doanh nghiệp trong và ngoài nước, Đại học Quốc gia thành phố, các trường đại học trực thuộc thành phố.

- Nguồn kinh phí: Nguồn kinh phí khoa học và công nghệ thành phố, nguồn kinh phí của Ban Quản lý Khu Công nghệ cao thành phố, nguồn kinh phí hỗ trợ của Trung ương và nguồn kinh phí từ doanh nghiệp.

8. Nghiên cứu dự án xây dựng nhà máy sản xuất vi mạch

- Cơ quan chủ trì: Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn - TNHH Một thành viên.

- Cơ quan phối hợp: Đại học Quốc gia thành phố, các sở - ngành, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao, các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

- Nguồn kinh phí: Nguồn kinh phí của Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn - TNHH Một thành viên, từ vốn vay, từ kêu gọi hợp tác đầu tư trong và ngoài nước.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban Chỉ đạo chương trình phát triển công nghiệp vi mạch thành phố có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện Chương trình này.

2. Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm:

- Là cơ quan thường trực tổ chức triển khai thực hiện Chương trình. Văn phòng Ban Chỉ đạo đặt tại Sở Thông tin và Truyền thông.

- Tổ chức cung cấp thông tin, dự báo, theo dõi cập nhật, đánh giá tình hình thực hiện nội dung Chương trình; tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố định kỳ 6 tháng và đề xuất các cơ chế chính sách cần thiết để thúc đẩy thực hiện Chương trình.

- Triển khai công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về sự phát triển của ngành công nghiệp vi mạch điện tử.

- Tổ chức sơ kết hàng năm thực hiện Chương trình để rút kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình thực hiện và đề xuất điều chỉnh chương trình cho phù hợp với thực tế..

- Tham mưu Ban Chỉ đạo xem xét, trình Ủy ban nhân dân thành phố quyết định thành lập và ban hành quy chế hoạt động, chế độ tài chính của Hội đồng chuyên gia khi có đề nghị của Ban Chỉ đạo.

- Thường xuyên cập nhật, đề xuất bổ sung, thay đổi các thành viên Hội đồng chuyên gia tư vấn cho phù hợp với tình hình triển khai Chương trình trong từng giai đoạn.

3. Sở Khoa học và Công nghệ:

- Xây dựng khung kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện các dự án, đề án do Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì hay đồng chủ trì;

- Tổ chức đánh giá về mặt chuyên môn khoa học và kỹ thuật của các dự án, đề án.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông và các đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố bố trí đủ kinh phí theo kế hoạch hàng năm để thực hiện các nội dung thuộc Chương trình.

5. Các đơn vị được giao nhiệm vụ chủ trì triển khai các đề án, dự án

- Các đơn vị chủ trì các đề án, dự án cụ thể được nêu tại mục V có trách nhiệm xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể, trình Ban Chỉ đạo chương trình phát triển công nghiệp vi mạch thành phố xem xét, chp thuận trước khi trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, phê duyệt.

- Chủ động phối hợp, trao đổi, cung cấp thông tin với các đơn vị liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

- Định kỳ hàng quý gửi thông tin báo cáo cho Ban Chỉ đạo và cơ quan thường trực Chương trình (Sở Thông tin và Truyền thông) về tiến độ và kết quả triển khai, các khó khăn, vướng mắc và đề xuất, kiến nghị của các chương trình, đề án, kế hoạch do đơn vị chủ trì.

6. Các sở - ngành, Ủy ban nhân dân các quận - huyện có trách nhiệm phối hợp triển khai thực hiện các nội dung thuộc Chương trình./.

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 4022/QĐ-UBND ngày 28/07/2017 phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp vi mạch thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến 2030

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.660

DMCA.com Protection Status
IP: 3.136.236.3
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!