ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
2786/2012/QĐ-UBND
|
Thanh Hóa, ngày
29 tháng 08 năm 2012
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG KỸ
THUẬT VIỄN THÔNG THỤ ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày
26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của
Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các
luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009;
Căn cứ Luật Viễn thông ngày 23 tháng 11 năm
2009;
Căn cứ Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06/4/2011
của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn
thông;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền
thông tại Tờ trình số 406/TTr-STTTT ngày 05/7/2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp tăng cường
quản lý phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày
ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Thông tin và
Truyền thông, Xây dựng, Giao thông Vận tải, Tài chính, Công Thương, Tài nguyên
và Môi trường; Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn; Chủ tịch UBND các huyện,
thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; Giám đốc các doanh nghiệp viễn thông hoạt động
trên địa bàn tỉnh và Thủ trưởng các đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Bộ Thông tin và Truyền thông (để
B/c);
- Bộ XD (để B/c);
- Bộ Giao thông vận tải (để B/c);
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp (để B/c);
- TT. Tỉnh ủy HĐND tỉnh (để B/c);
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- Như điều 3 QĐ;
- Lưu: VT, CNTT.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Trịnh Văn Chiến
|
QUY CHẾ
PHỐI
HỢP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG KỸ THUẬT VIỄN THÔNG THỤ ĐỘNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2786/2012/QĐ-UBND ngày 29 tháng 8 năm 2012
của UBND tỉnh Thanh Hóa)
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và
đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh:
Quy định nguyên tắc, phương thức và trách nhiệm phối
hợp của các cơ quan, đơn vị liên quan nhằm tăng cường công tác quản lý phát triển
bền vững cơ sở hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động trên địa bàn tỉnh Thanh
Hóa.
2. Đối tượng áp dụng:
a) Các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức thực
hiện các công việc liên quan đến quản lý và đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ
thuật viễn thông thụ động.
b) Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia đầu
tư xây dựng hạ tầng viễn thông trên địa bàn tỉnh.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
1. Cơ sở hạ tầng viễn thông là tập hợp thiết
bị viễn thông, đường truyền dẫn, mạng viễn thông và công trình viễn thông.
2. Công trình viễn thông là công trình xây dựng
bao gồm hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động (nhà, trạm, cột, cống, bể) và thiết
bị mạng lắp đặt vào đó.
3. Trạm viễn thông là một khu vực bao gồm một
hoặc nhiều nhà trạm trong đó chứa các thiết bị viễn thông, cột cao ăng ten và
các loại trang thiết bị phụ trợ để cung cấp dịch vụ viễn thông. Trạm viễn thông
không bao gồm nhà và các thiết bị nhà thuê bao.
4. Nhà trạm viễn thông là công trình xây dựng
để bảo vệ thiết bị viễn thông và các thiết bị phụ trợ khác.
5. Trạm BTS là trạm thu, phát sóng thông tin
di động bao gồm cột, ăng ten hoặc chỉ có ăng ten không có cột (đối với vị trí lắp
đặt tại lan can nhà cao tầng); các trang thiết bị thu, phát sóng thông tin di động
và các thiết bị phụ trợ khác được lắp đặt trên nóc tòa nhà (đối với trạm BTS loại
II) hoặc trên mặt đất (đối với trạm BTS loại I).
6. Cống cáp là những đoạn ống được ghép nối
với nhau chôn ngầm dưới đất hoặc để nổi để bảo vệ và dẫn cáp.
7. Bể cáp là tên gọi chung chỉ một khoang ngầm
dưới mặt đất dùng để lắp đặt cáp, chứa các măng sông và dự trữ cáp.
8. Cột treo cáp là cột bằng thép hoặc bê
tông cốt thép dùng để treo cáp viễn thông.
9. Cáp viễn thông là tên gọi chung chỉ cáp
quang, cáp đồng, cáp đồng trục (cáp truyền hình) được dùng để truyền thông tin
trong mạng viễn thông thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ Thông tin và Truyền
thông.
Điều 3. Nguyên tắc và phương
thức phối hợp
1. Nguyên tắc phối hợp:
a) Nội dung phối hợp phải liên quan đến chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan tham gia phối hợp.
b) Đảm bảo tính khách quan trong quá trình phối hợp.
c) Đảm bảo yêu cầu chuyên môn, chất lượng và thời hạn
phối hợp.
d) Bảo đảm kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động phối hợp;
đề cao trách nhiệm cá nhân của Thủ trưởng cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp và
cán bộ công chức tham gia phối hợp, đồng thời hoạt động phối hợp của các cá
nhân không làm ảnh hưởng đến hoạt động chung của cơ quan phối hợp liên quan.
đ) Việc cung cấp thông tin giữa các ngành liên quan
được thực hiện bằng văn bản giấy hoặc văn bản điện tử có xác nhận của Thủ trưởng
đơn vị.
2. Phương thức phối hợp:
Tùy theo tính chất, nội dung của chương trình công
tác phối hợp, cơ quan chủ trì quyết định việc áp dụng các phương thức phối hợp
sau đây:
a) Lấy ý kiến bằng văn bản;
b) Tổ chức họp;
c) Lập tổ chức phối hợp liên cơ quan (ban chỉ đạo,
tổ chuyên viên) để triển khai tổ chức thực hiện;
d) Khảo sát, điều tra, cung cấp thông tin về những
vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan phối hợp.
Điều 4. Nội dung phối hợp
- Hướng dẫn các doanh nghiệp viễn thông; truyền
hình cáp lập Quy hoạch, thẩm định Quy hoạch phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn
thông thụ động gắn với quy hoạch giao thông, xây dựng, quy hoạch các khu đô thị;
quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn tỉnh, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt làm
căn cứ pháp lý để triển khai thực hiện.
- Hướng dẫn các doanh nghiệp viễn thông; truyền
hình cáp xây dựng và tổ chức triển khai ngầm hóa, chỉnh trang lại mạng cáp
thông tin tại địa phương, đặc biệt là các tuyến chính của thành phố Thanh Hóa,
thị xã Sầm Sơn, thị xã Bỉm Sơn, các khu công nghiệp, khu kinh tế, các khu đô thị
mới, trung tâm các huyện.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp viễn
thông, truyền hình cáp đầu tư xây dựng hạ tầng, phục vụ phát triển kinh tế - xã
hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh của tỉnh và nhu cầu sử dụng dịch vụ của nhân
dân.
- Phối hợp trong việc bảo vệ các công trình viễn
thông; thanh tra, kiểm tra phát hiện và xử lý vi phạm các quy định về sử dụng đất,
đầu tư xây dựng phát triển các công trình viễn thông theo quy định của pháp luật.
Chương 2.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ
QUAN, ĐƠN VỊ
Điều 5. Trách nhiệm của các đơn
vị
1. Sở Thông tin và Truyền thông:
a) Tham mưu cho UBND tỉnh ban hành quy hoạch hạ tầng
kỹ thuật viễn thông thụ động trên địa bàn tỉnh phù hợp với quy hoạch phát triển
viễn thông quốc gia, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch xây dựng
tại các huyện, thị xã, thành phố.
b) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên
quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo việc sử dụng chung các công
trình hạ tầng kỹ thuật giữa viễn thông với điện lực, giao thông, giữa các doanh
nghiệp viễn thông theo quy định chung của Chính phủ và hướng dẫn của các Bộ,
ngành có liên quan. Chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông triển khai xây dựng các
các công trình viễn thông đồng bộ với các công trình giao thông, cấp nước,
thoát nước, điện lực.
c) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên
quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các doanh nghiệp viễn thông xây dựng
và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chỉnh trang, treo lại và ngầm hóa các
mạng cáp thông tin (viễn thông, truyền hình cáp) tại địa phương, đặc biệt là tại
các khu đô thị, khu công nghiệp, trung tâm thị trấn các huyện; vận động các tổ
chức, cá nhân có đủ năng lực theo quy định của pháp luật tham gia xã hội hóa
công tác đầu tư xây dựng cống, bể cáp, cột ăng ten cho các doanh nghiệp thuê để
ngầm hóa mạng cáp thông tin và lắp đặt thiết bị cho các trạm thu, phát sóng
thông tin di động (gọi tắt là trạm BTS) theo tiêu chuẩn, quy chuẩn và quy hoạch
hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động của tỉnh đã ban hành.
d) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức
tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, lợi ích kinh tế - xã hội, quốc phòng - an
ninh của việc phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông. Hướng dẫn các cơ quan báo
chí, các đài phát thanh, truyền hình địa phương tuyên truyền phổ biến, cung cấp
đầy đủ và khách quan thông tin về an toàn bức xạ vô tuyến điện đối với môi trường
và sức khỏe cộng đồng; các quy định về xây dựng, lắp đặt các đài, trạm vô tuyến
điện để người dân an tâm, đồng thuận, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng
hạ tầng viễn thông.
đ) Chỉ đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp viễn thông
xây dựng quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động; tăng cường sử dụng
chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động.
e) Phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Sở Xây dựng
gắn việc xây dựng quy hoạch về hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động với quy hoạch
giao thông, quy hoạch xây dựng, quy hoạch các khu đô thị trên địa bàn tỉnh; hướng
dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố gắn việc quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn
thông thụ động với quy hoạch các khu đô thị, khu công nghiệp, thị trấn các huyện
phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
g) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên
quan thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm các quy định về đầu tư xây
dựng phát triển các công trình viễn thông theo quy định của pháp luật.
h) Làm đầu mối cung cấp thông tin danh mục dự án đầu
tư hàng năm về giao thông, xây dựng, khu công nghiệp đô thị mới để các doanh
nghiệp viễn thông, truyền hình cáp lập kế hoạch xây dựng phù hợp và đồng bộ.
i) Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện trách nhiệm phối
hợp của các cơ quan, đơn vị và báo cáo UBND tỉnh việc thực hiện trách nhiệm phối
hợp của các cơ quan, đơn vị.
k) Chủ trì tổ chức triển khai thực hiện Quy chế
này; định kỳ 6 tháng báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện.
2. Sở Xây dựng:
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền
thông chỉ đạo hướng dẫn đưa nội dung quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ
động vào các quy hoạch xây dựng chi tiết tỷ lệ 1/500, quy hoạch phân khu tỷ lệ
1/2000, tỷ lệ 1/5000; quy hoạch chung xây dựng đô thị cùng với các nội dung quy
hoạch cấp điện, cấp nước, thoát nước.
b) Chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân khi lập thiết
kế cơ sở các hệ thống công trình kỹ thuật của các dự án đầu tư xây dựng phải
đưa nội dung hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động là nội dung bắt buộc phải có
khi lập, thiết kế cơ sở các hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật.
c) Thông báo cho Sở Thông tin và Truyền thông các
danh mục dự án đầu tư xây dựng hàng năm trong tỉnh để Sở Thông tin và Truyền
thông thông báo cho các doanh nghiệp viễn thông, truyền hình cáp lập kế hoạch
xây dựng phù hợp và đồng bộ.
d) Chỉ đạo Thanh tra Xây dựng tăng cường thanh tra,
kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm các quy định về xây dựng đối với công
trình viễn thông, đặc biệt là trạm BTS và các tuyến cáp ngoại vi.
3. Sở Giao thông vận tải:
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền
thông chỉ đạo hướng dẫn đưa nội dung quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ
động vào quy hoạch kết cấu hạ tầng kỹ thuật giao thông.
b) Chỉ đạo, hướng dẫn đưa hạ tầng kỹ thuật viễn
thông thụ động là nội dung bắt buộc phải có khi lập dự án đầu tư, xây dựng các
công trình giao thông có liên quan đến hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động.
c) Thông báo cho Sở Thông tin và Truyền thông các
danh mục dự án đầu tư xây dựng mới, sửa chữa nâng cấp các tuyến đường giao
thông để Sở Thông tin và Truyền thông thông báo cho các doanh nghiệp viễn
thông, truyền hình cáp lập kế hoạch di dời và xây dựng mới nhằm đảm bảo an toàn
và phù hợp với các quy hoạch giao thông.
d) Phối hợp với các cơ quan có liên quan tiến hành
việc thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm đối với các chủ đầu tư các công
trình giao thông làm ảnh hưởng đến việc phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông
thụ động.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường;
- Hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức,
cá nhân sử dụng đất xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động và các
yêu cầu khác để đảm bảo các điều kiện về môi trường theo quy định.
- Phối hợp thanh tra, kiểm tra phát hiện và xử lý
vi phạm các quy định về sử dụng đất, đầu tư xây dựng các công trình viễn thông
theo quy định của pháp luật.
5. Sở Công Thương:
Chỉ đạo Điện lực Thanh Hóa:
- Phối hợp với các doanh nghiệp viễn thông, truyền
hình cáp sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật điện lực, đặc biệt là hệ thống cột điện
trong phạm vi quyền hạn quản lý trên tinh thần hợp tác cùng phát triển và vì lợi
ích cộng đồng.
- Phối hợp và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp viễn
thông, truyền hình cáp thực hiện chỉnh trang việc treo cáp thuê bao trên trụ điện
dọc theo các tuyến đường, đặc biệt là tại các khu đô thị.
- Ưu tiên cấp điện cho các công trình hạ tầng viễn
thông.
6. Sở Tài chính:
Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông
và các doanh nghiệp thẩm định giá thuê dùng chung cột treo cáp, cột ăng ten, cống
bể ngầm khi có yêu cầu.
7. Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn:
a) Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp viễn
thông tham gia đầu tư, phát triển hạ tầng viễn thông và cung cấp dịch vụ cho
các doanh nghiệp hoạt động trong khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp.
b) Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông để đưa
hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động vào quy hoạch xây dựng chi tiết tỷ lệ
1/500 tại các khu chức năng đồng bộ với hạ tầng kỹ thuật như giao thông, điện,
cấp nước, thoát nước.
c) Chỉ đạo các đơn vị tư vấn, các nhà đầu tư khi lập
và thực hiện các dự án hạ tầng kỹ thuật (đường giao thông, khu công nghiệp, bến
cảng...) trong khu kinh tế và các khu công nghiệp bắt buộc phải có quy hoạch hạ
tầng kỹ thuật viễn thông thụ động trong hồ sơ thiết kế.
d) Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông trong
công tác kiểm tra, kiểm soát việc đầu tư phát triển hạ tầng viễn thông trong
Khu kinh tế và các Khu công nghiệp.
8. Văn phòng UBND tỉnh:
a) Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức đánh
giá định kỳ hàng năm về công tác phối hợp.
c) Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tham
mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì họp với các sở, ban, ngành và các
doanh nghiệp để tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong quá trình tổ chức thực
hiện.
9. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:
a) Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, các ngành liên
quan trên địa bàn triển khai thực hiện quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ
động khi xây dựng các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng trên địa bàn phù hợp với quy
hoạch phát triển viễn thông của tỉnh, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và
các quy hoạch tại địa phương.
b) Chỉ đạo UBND các xã (phường, thị trấn) theo dõi,
hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp viễn thông, truyền hình
cáp xây dựng hạ tầng kỹ thuật viễn thông, trên cơ sở đảm bảo mỹ quan và phù hợp
với quy hoạch xây dựng trên địa bàn nhằm cung cấp dịch vụ viễn thông với chất
lượng cao đáp ứng nhu cầu của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và
đảm bảo quốc phòng - an ninh trên địa bàn.
c) Phối hợp với sở, ban, ngành cấp tỉnh có liên
quan chỉ đạo về sử dụng chung các công trình hạ tầng kỹ thuật giữa các doanh nghiệp
viễn thông, giữa viễn thông với điện lực, cấp thoát nước; viễn thông với giao
thông công chính trên địa bàn theo quy định.
d) Chỉ đạo các Đài phát thanh, truyền hình ở địa
phương tích cực đưa tin, tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa lợi ích kinh tế - xã
hội, quốc phòng - an ninh của việc phát triển hạ tầng viễn thông.
đ) Chỉ đạo các phòng ban chức năng có liên quan
tăng cường kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời các tổ chức, cá nhân vi phạm
các quy định về quản lý cơ sở hạ tầng viễn thông, các hành vi phá hoại hoặc cản
trở trái pháp luật việc xây dựng các công trình viễn thông tại địa phương, đặc
biệt là các tuyến cáp treo và trạm BTS.
10. Các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình tỉnh:
Tăng cường đưa tin, tuyên truyền về mục đích, ý
nghĩa, lợi ích kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của việc phát triển cơ sở
hạ tầng viễn thông.
11. Các doanh nghiệp viễn thông, truyền hình cáp:
a) Chủ động phát triển hạ tầng viễn thông, truyền
hình cáp đến các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa nhằm tiếp tục phổ cập dịch vụ
viễn thông, nâng cao mật độ thuê bao điện thoại, Internet và truyền hình.
b) Lập quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động
của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trên cơ sở quy hoạch phát triển Bưu chính,
Viễn thông và Công nghệ thông tin; quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh
và truyền hình; quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động trên địa bàn tỉnh,
trình thẩm định và phê duyệt theo quy định.
c) Đăng ký nhu cầu sử dụng đất để xây dựng nhà trạm
viễn thông với UBND cấp xã, UBND cấp huyện để lập quy hoạch sử dụng đất và giao
đất, thuê đất theo quy định.
d) Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật
về áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, kiểm định công trình.
đ) Chủ động phối hợp với Sở Thông tin và Truyền
thông, chính quyền địa phương trong việc lập dự án đầu tư xây dựng các công
trình viễn thông phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh ở
các địa phương và giải quyết các vấn đề liên quan đến việc xây dựng và phát triển
các công trình viễn thông, đặc biệt là mạng ngoại vi và các trạm BTS. Trước khi
triển khai dự án đầu tư xây dựng các công trình viễn thông được duyệt, các
doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản kế hoạch thực hiện cho Sở Thông tin và
Truyền thông biết, để chỉ đạo đơn vị quản lý về viễn thông tại địa phương giúp
đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp triển khai thực hiện.
f) Thực hiện từng bước ngầm hóa mạng cáp tại các
khu đô thị, khu công nhiệp, khu du lịch phù hợp với quy hoạch phát triển viễn
thông trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là các tuyến chính của thành phố Thanh Hóa,
thị xã Sầm Sơn; thị xã Bỉm Sơn, các khu công nghiệp; khu kinh tế; các khu đô thị
mới, thị trấn các huyện.
e) Phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp viễn
thông khác trong việc sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là cột ăng
ten, nhà trạm, cống bể cáp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư, rút ngắn thời gian
triển khai và đảm bảo cảnh quan môi trường.
g) Báo cáo kịp thời, đầy đủ và chính xác các thông
tin về hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động theo quy định của pháp luật định kỳ
và đột xuất khi có yêu cầu của Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan có
thẩm quyền.
Chương 3.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 6. Trách nhiệm của Thủ trưởng
các cơ quan được giao nhiệm vụ chủ trì theo Quy chế
Thủ trưởng các cơ quan được giao nhiệm vụ chủ trì
chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về nhiệm vụ được giao và có trách nhiệm
cụ thể sau đây:
1. Chỉ đạo các phòng chức năng trực thuộc thực hiện
nhiệm vụ được giao.
2. Yêu cầu các sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh, UBND
cấp huyện, các doanh nghiệp viễn thông; truyền hình cáp phối hợp thực hiện tốt
quy chế này.
3. Thông báo về Văn phòng UBND tỉnh những cơ quan
phối hợp không thực hiện trách nhiệm phối hợp theo yêu cầu.
Điều 7. Trách nhiệm của Thủ trưởng
các cơ quan thực hiện công tác phối hợp theo Quy chế
Thủ trưởng các cơ quan thực hiện công tác phối hợp
chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về hoạt động phối hợp của
cơ quan mình và có trách nhiệm chỉ đạo các phòng, đơn vị trực thuộc thực hiện
công tác phối hợp.
Điều 8. Điều khoản thi hành
Trong quá trình thực hiện Quy chế này, nếu có vướng
mắc, khó khăn, các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố
phản ánh kịp thời về Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp báo cáo Ủy ban
nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.