ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2760/QĐ-UBND
|
Vĩnh Long, ngày
27 tháng 12 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH ĐỀ ÁN “PHÒNG NGỪA, CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TỘI
PHẠM TRÊN MẠNG INTERNET GIAI ĐOẠN 2017-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH”
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Quyết định số
05/2017/QĐ-TTg, ngày 16/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định về hệ
thống phương án ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia;
Căn cứ Quyết định số
623/QĐ-TTg ngày 14/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược
quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 - 2025 và định hướng đến năm
2030;
Căn cứ Quyết định số
1278/QĐ-BTTTT, ngày 03/8/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt Đề án
"Tăng cường hiệu quả công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội
phạm trên mạng Internet";
Xét đề nghị của Giám đốc Sở
Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 45/TTr-STTTT ngày 12 tháng 12 năm
2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban
hành kèm theo Quyết định này Đề án "Phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và
tội phạm trên mạng Internet giai đoạn 2017-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa
bàn tỉnh".
Điều 2.
Giao Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì triển khai thực hiện Đề án
và báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh theo đúng quy định.
Điều 3.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, thủ
trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện,
thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ
ngày ký./.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lữ Quang Ngời
|
ĐỀ ÁN
PHÒNG NGỪA, CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TỘI PHẠM TRÊN MẠNG
INTERNET GIAI ĐOẠN 2017-2025 ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2760/QĐ-UBND, ngày 27/12/2017 của Chủ tịch
UBND tỉnh Vĩnh Long)
I. THỰC TRẠNG
VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TỘI PHẠM TRÊN MẠNG INTERNET
Thời
gian qua, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị lại tăng cường hoạt
động chống phá sự nghiệp cách mạng nước ta. Một trong những thủ đoạn chúng ráo
riết thực hiện là lợi dụng Internet, mạng xã hội và các blog cá nhân để tung
tin xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; vu cáo, bịa đặt, bôi
nhọ hình ảnh các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; chia rẽ khối đại đoàn kết
toàn dân tộc, chia rẽ Đảng, Nhà nước với nhân dân. Đặc biệt trước những sự kiện
lớn, các ngày kỷ niệm trọng đại của đất nước, cấp độ, mật độ và tần suất những
thông tin có nội dung xấu, độc hại ngày càng gia tăng.
Các
hành vi vi phạm trên mạng xã hội ngày càng tinh vi, với hình thức thay đổi liên
tục, khó phát hiện; nhiều tổ chức có hành vi
vi phạm liên quan đến mạng xã hội có trụ sở ở nước ngoài; nhiều chủ thể tại Việt Nam đăng ký tên miền quốc tế cho
các hoạt động cung cấp thông tin; Một số websites
có bài viết, clip mang tính chất tuyên truyền,
đưa thông tin không phù hợp với thuần phong, mỹ
tục của Việt Nam, …. gây nhiều khó khăn cho
công tác quản lý trong khi lực lượng quản lý nhà nước, trang thiết bị, biện
pháp kỹ thuật còn hạn chế. Bên cạnh đó, việc ngăn chặn chỉ có tác dụng ở thời
điểm nhất định do các trang này thay đổi địa chỉ IP liên tục; đồng thời, việc
triển khai biện pháp kỹ thuật chặn lọc sẽ làm hạn chế tốc độ đường truyền.
Từ
tình hình trên cho thấy, vấn đề đặt ra có ra những giải pháp cụ thể, thiết thực,
đồng bộ từ việc trang bị cơ sở vật chất cũng như về đào tạo nguồn nhân lực và sự
phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước và tổ chức, doanh nghiệp có liên
quan là yêu cầu cần thiết, khách quan, phù hợp trong giai đoạn hiện nay và những
năm tiếp theo.
II. MỤC TIÊU ĐỀ ÁN
-
Nâng cao năng lực cho lực lượng tham gia phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và
tội phạm trên mạng Internet.
- Đào
tạo nguồn nhân lực nhằm tăng cường năng lực phát hiện các hành vi vi phạm, tổ
chức thanh tra, xử lý vi phạm về thông tin và truyền thông trên địa bàn tỉnh;
xây dựng các biện pháp thích hợp, đúng pháp luật ngăn chặn thông tin độc hại,
phản động trên Internet ở tỉnh Vĩnh Long. Phối hợp và tổ chức điều tra, xử lý
nghiêm minh số vụ việc có dấu hiệu tội phạm lợi dụng môi trường mạng trên địa bàn
tỉnh.
-
Thông tin, tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức người dân trên địa bàn tỉnh
về phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm trên mạng Internet.
-
Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp cung
cấp dịch vụ viễn thông, Internet trên địa bàn trong công tác phòng, ngừa, chống
vi phạm pháp luật và tội phạm trên mạng Internet.
III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI ÁP DỤNG
1.
Đối tượng áp dụng
Các sở,
ban, ngành, đoàn thể, các địa phương, cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh,
mọi công dân trong và ngoài nước đang sinh sống, học tập, làm việc và du lịch
trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
2.
Phạm vi áp dụng
Đề án
được thực hiện từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở.
IV. CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP
1.
Tăng cường trang bị phương tiện, triển khai hệ thống kỹ thuật cho công tác
phòng
ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm trên mạng Internet
- Triển
khai giải pháp kỹ thuật xử lý, ngăn chặn các truy cập đến trang /cổng thông tin
điện tử của cơ quan nhà nước để phát tán các thông tin vi phạm.
- Rà
soát, trang bị phương tiện, thiết bị tác nghiệp cho lực lượng tham gia công tác
phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm trên mạng Internet;
- Đội
Ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng nghiên cứu, theo dõi và diễn tập tình huống
tấn công an toàn thông tin mạng.
- Tổ
chức xây dựng và áp dụng phần mềm theo dõi, quản lý, lưu trữ dữ liệu về tình
hình vi phạm pháp luật và tội phạm trên mạng Internet phục vụ công tác thanh
tra, kiểm tra và các hoạt động nghiệp vụ khác.
- Xây
dựng hệ thống kiểm duyệt và triển khai phần mềm chặn lọc, phát hiện, thu thập,
xử lý thông tin sai phạm trên môi trường mạng; triển khai hệ thống cảnh báo, kiểm
soát chặn lọc các truy cập thông tin sai phạm từ người dùng vào hệ thống thư điện
tử của tỉnh.
- Đầu
tư, xây dựng hệ thống thiết bị có khả năng phân tích hành vi, phương thức, thủ
đoạn mà tội phạm mạng sử dụng để thực hiện các hành vi vi phạm trên mạng diện rộng
của tỉnh.
-
Nâng cao năng lực phát hiện, đánh giá, thẩm định nội dung thông tin độc hại
trên Internet; thiết lập cơ chế thẩm định nội dung thông tin sai phạm một cách
mềm dẻo, hiệu quả. Hình thành mạng lưới cộng tác viên và mạng lưới phản bác
thông tin sai trái, thù địch trên môi trường mạng. Thường xuyên đôn đốc, yêu cầu
các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet, đặc biệt là các doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông di động kịp thời có biện pháp kỹ thuật xử lý
các nguồn phát tán thông tin sai phạm, chủ động rà soát, có phương án xử lý đối
với hành vi lợi dụng hệ thống thông tin di động để phát tán tin nhắn rác, thông
tin chống phá Đảng, Nhà nước và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
- Đẩy
mạnh công tác nắm tình hình, dự báo tình hình, công tác thanh tra, kiểm tra,
xác minh, đánh giá việc chấp hành quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên
Internet, tăng cường hậu kiểm đối với các loại hình dịch vụ trên mạng Internet
để chấn chỉnh, xử lý kịp thời các sai phạm; chú trọng nâng cao năng lực công
tác quản lý và điều hành; ngăn chặn địa chỉ IP và phân giải tên miền để chủ động
phòng ngừa và xử lý sai phạm trên môi trường mạng. Chủ động triển khai đồng bộ
các biện pháp phòng ngừa, loại bỏ nguy cơ mất an ninh, an toàn mạng thông tin
quốc gia, bảo vệ bí mật nhà nước trên không gian mạng, không để bị động, bất ngờ
trong mọi tình huống.
-
Tăng cường thu thập, phát hiện, điều tra, xử lý thông tin, tài liệu, hành vi vi
phạm liên quan đến hoạt động cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin
trên mạng; tổ chức ngăn chặn các hoạt động xâm nhập, phá hoại, lấy cắp thông
tin trên mạng, xử lý các hoạt động lợi dụng mạng để tuyên truyền, chống phá Đảng,
Nhà nước, xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, bí mật nhà nước và
các hoạt động tội phạm khác.
2. Đào tạo nguồn nhân lực nhằm nâng cao năng lực cho lực
lượng tham gia phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm trên mạng
Internet.
- Đào
tạo đội ngũ cán bộ tham gia phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm
trên mạng Internet chuyên nghiệp, hiệu quả, liêm chính, tăng tính chủ động
trong thực thi nhiệm vụ, nắm chắc tình hình để tham mưu, giải quyết công việc
đúng quy định pháp luật.
- Định
kỳ tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo và đào tạo lại, trang bị những kiến thức,
kỹ năng nghiệp vụ cho lực lượng tham gia công tác phòng ngừa, chống phạm pháp
luật và tội phạm trên mạng Internet.
- Xây
dựng kế hoạch phối hợp giữa các lực lượng chức năng thuộc các sở, ban, ngành,
cơ quan có trách nhiệm trong phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm
trên mạng Internet, đảm bảo an toàn an ninh thông tin mạng và thực hiện các biện
pháp ngăn chặn những hành vi lợi dụng môi trường mạng gây ảnh hưởng đến an ninh
quốc gia, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích của tổ chức, công
dân.
-
Hình thành bộ máy tiếp nhận, xử lý các phản ánh về thông tin sai phạm trên mạng
Internet từ cộng đồng.
3.
Thông tin, tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức người dân trong phòng ngừa,
chống vi phạm pháp luật và tội phạm trên mạng Internet
-
Tăng cường thông tin, tuyên truyền và định hướng các cơ quan báo chí đẩy mạnh
công tác tuyên truyền, giáo dục làm cho các cấp, các ngành và toàn xã hội nhận
thức đúng đắn, đầy đủ về tình hình, những thuận lợi, khó khăn trong công cuộc
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; về nguyên nhân, sự nguy hiểm, tác hại và ảnh hưởng
do vi phạm pháp luật và tội phạm trên mạng Internet gây ra đối với an ninh quốc
gia, trật tự an toàn xã hội; nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong phòng ngừa,
chống vi phạm pháp luật và tội phạm trên mạng Internet cho toàn dân, chủ động đấu
tranh chống lại các thông tin xuyên tạc, chống phá từ các thế lực thù địch, phản
động; xây dựng lòng tin của nhân dân, tạo sự đồng thuận của toàn xã hội, đoàn kết
thống nhất với sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo, điều hành, quản lý của Nhà nước.
- Xây
dựng kế hoạch tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông đại chúng, kết hợp
truyền thông xã hội với gia đình, nhà trường, đoàn thể nhằm hướng dẫn, nâng cao
ý thức phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm trên mạng Internet, ý thức
sử dụng thông tin trên Internet của người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ để tự
mình sàng lọc những nội dung xấu, khai thác những thông tin có lợi phục vụ nhu
cầu học tập, thông tin giải trí lành mạnh.
4.
Tăng cường phối hợp với tổ chức, doanh nghiệp trong quản lý thông tin trên
Internet.
- Phối
hợp với các doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet
trên địa bàn tỉnh và các cơ quan có liên quan xây dựng phương án, giải pháp
trong phối hợp quản lý thông tin, điều tra hành vi vi phạm pháp luật trên mạng
Internet trong địa bàn tỉnh.
- Phối
hợp với các tổ chức an toàn thông tin, phòng, chống tội phạm mạng các địa
phương trong việc chia sẻ thông tin, phối hợp thực hiện các biện pháp nghiệp vụ
để phòng, chống các hình thức tội phạm xuyên quốc gia.
V. DỰ TOÁN KINH PHÍ VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN
1.
Dự toán kinh phí
(Phụ
lục kinh phí đính kèm)
2.
Thời gian thực hiện
Từ
năm 2017 - 2025 và định hướng đến năm 2030.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1.
Sở Thông tin và Truyền thông
- Có
trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển
khai đề án.
-
Theo dõi, tổng hợp, đánh giá, báo cáo việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải
pháp của Đề án theo định kỳ thống kê: Sáu tháng, một năm và cuối mỗi giai đoạn
thực hiện. Tham mưu, trình UBND quyết định điều chỉnh, bổ sung mục tiêu, giải
pháp thực hiện Đề án trong trường hợp cần thiết.
2.
Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Phối
hợp với Sở Thông tin và Truyền thông cân đối ngân sách tỉnh bố trí theo đề án.
- Phối
hợp với các ngành kiểm tra, giám sát việc sử dụng kinh phí, đảm bảo sử dụng
đúng mục đích và có hiệu quả.
3.
Công an tỉnh
- Phối
hợp với Sở Thông tin và Truyền thông trong quá trình thu thập, phát hiện, điều
tra, xử lý thông tin, tài liệu, hành vi vi phạm liên quan đến hoạt động cung cấp,
sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng; phối hợp tổ chức ngăn chặn các
hoạt động xâm nhập, phá hoại, lấy cắp thông tin trên mạng, xử lý các hoạt động
lợi dụng mạng để tuyên truyền, chống phá Đảng, Nhà nước, xâm phạm an ninh quốc
gia, trật tự an toàn xã hội, bí mật nhà nước và các hoạt động tội phạm khác.
- Chủ
trì, tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện việc thu thập, phát hiện, điều tra,
xử lý thông tin, tài liệu, hành vi phạm tội liên quan đến hoạt động cung cấp, sử
dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng nhằm xâm phạm an ninh quốc gia, trật
tự an toàn xã hội, bí mật nhà nước và các hoạt động tội phạm khác lợi dụng môi
trường mạng Internet.
4.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch
Tuyên
truyền cổ động trực quan về văn hoá sử dụng Internet lành mạnh. Tăng cường phối
hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội, giữa các ban, ngành, đoàn thể trong
công tác giáo dục, nâng cao nhận thức, đạo đức, lối sống văn hoá cho thế hệ trẻ;
thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2015 của Ban Bí thư Trung
ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng
cách mạng, đạo đức, lối sống văn hoá cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015 - 2030.
5.
Sở Giáo dục và Đào tạo
Tăng
cường công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức sử dụng thông
tin lành mạnh trên Internet cho đội ngũ giáo viên, học sinh, sinh viên; triển
khai các biện pháp cảnh báo, giám sát học sinh, sinh viên để tránh khỏi các tác
động tiêu cực của nội dung thông tin, ứng dụng có hại trên Internet.
6.
Đài Phát thanh và Truyền hình Vĩnh Long, Báo Vĩnh Long
Tăng cường
thời lượng đưa các tin, bài liên quan đến các hành vi, hoạt động xâm nhập, phá
hoại, lấy cắp thông tin trên mạng; xử lý các hoạt động lợi dụng mạng để tuyên
truyền, chống phá Đảng, Nhà nước, xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã
hội, bí mật nhà nước và các hoạt động tội phạm khác.
7.
Các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện
Trên
cơ sở nội dung Đề án này và tình hình thực tế, các cơ quan, đơn vị, địa phương
tổ chức triển khai các nội dung của đề án; lồng ghép thực hiện đề án với nhiệm
vụ phát triển kinh tế, xã hội và thực hiện công tác giám sát, đánh giá việc thực
hiện đề án tại cơ quan, địa phương mình.
8.
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên
Trong
phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến
chính sách pháp luật và vận động toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố
giác hành vi vi phạm pháp luật trên mạng Internet.
VII. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO
Các sở,
ban, ngành, đoàn thể tỉnh, cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh và UBND cấp
huyện báo cáo kết quả triển khai thực hiện Đề án, báo cáo định kỳ (06 tháng, 01
năm, giai đoạn) gửi về Sở Thông tin và Truyền thông, để tổng hợp báo cáo Chủ tịch
UBND tỉnh./.