Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 2616/QĐ-UBND 2019 Đề án phát triển Thông tin cơ sở tỉnh Hòa Bình

Số hiệu: 2616/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Hòa Bình Người ký: Bùi Văn Khánh
Ngày ban hành: 20/11/2019 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÒA BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2616/QĐ-UBND

Hòa Bình, ngày 20 tháng 11 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN THÔNG TIN CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH GIAI ĐOẠN 2019 - 2025

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Báo chí số 103/2016/QH13 ngày 5/4/2016;

Căn cứ Chỉ thị s07-CT/TW ngày 05/9/2016 của Ban Bí thư về đẩy mạnh công tác thông tin cơ sở trong tình hình mới;

Căn cứ Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ quy định về việc cung cp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện thoặc trang thông tin điện tcủa cơ quan nhà nước.

Căn cứ Quyết định số 52/2016/QĐ-TTg ngày 06/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ quyết định ban hành Quy chế hoạt động thông tin cơ sở;

Căn cứ Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.

Căn cứ Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg ngày 23/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật.

Căn cứ Quyết định số 895-QĐ/TU ngày 20/7/2018 về việc ban hành Đ án “Đi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2018-2025”.

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 862/TTr-STTTT ngày 13/11/2019,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án phát triển Thông tin cơ sở trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2019 - 2025.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, ngành: Thông tin và Truyền thông, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nội vụ, Giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Thường trực Tnh ủy;
- Thường tr
c HĐND tnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND t
nh;
- Ban Tuyên gi
áo Tnh ủy;
- Chánh, Phó Chánh VPUBND tnh;
-
Lưu: VT, KGVX (35b).

CHỦ TỊCH




Bùi Văn Khánh

 

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN THÔNG TIN CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH GIAI ĐOẠN 2019 - 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định s2616/QĐ-UBND ngày 20/11/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình)

PHẦN MỞ ĐẦU

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Hệ thống thông tin cơ sở (TTCS) là phương tiện cung cấp thông tin về đường li, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thông tin về những sự kiện quốc tế, trong nước liên quan trực tiếp đến người dân ở địa phương, cơ sở; cung cp thông tin, kiến thức thiết yếu đối với đời sống hng ngày của người dân địa phương kịp thời, chính xác, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng vùng, min, phù hợp với phong tục tập quán lành mạnh của địa phương, đng thời phục vụ nhiệm vụ chỉ đạo, điều hành của chính quyền địa phương, cơ quan, đơn vị cơ sở.

Trong thời gian qua, dưới sự quan tâm, tạo điều kiện của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh đối với lĩnh vực thông tin cơ sở, góp phần tuyên truyn chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thông tin kịp thời những chỉ đạo của các cấp và chính quyền địa phương đến người dân; giúp người dân tiếp cận với khoa học kỹ thuật, thị trường, tiếp nhận các kiến thức về kinh tế, văn hóa, xã hội...Qua đó, nâng cao trình độ dân trí, thay đi ý thức chấp hành pháp luật, nâng cao năng suất lao động, cải thiện và phát triển đời sống. Đồng thời, tạo ra sự đồng thuận trong xã hội góp phần giữ vững ổn định chính trị và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm qua.

Tuy nhiên, hệ thống thông tin cơ sở của tỉnh trong thời gian vừa qua còn bộc lộ nhiều hạn chế. Cho đến nay, tỉnh chưa có văn bản tổng thể định hướng cho sự phát triển của thông tin cơ sở. Về hệ thống Đài Truyền thanh cấp xã, trang thiết bị kỹ thuật, cơ sở vật chất, đã được đầu tư xây dựng từ lâu, chi phí duy trì hoạt động và thay thế sửa cha còn hạn chế, nhiều nơi đã xuống cấp, không sử dụng được và nguồn nhân lực của Đài truyền thanh cấp xã chưa đáp ứng được yêu cu nhiệm vụ; chất lượng thông tin, chất lượng âm thanh thấp, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả tuyên truyền, vtài liệu không kinh doanh phục vụ hoạt động thông tin cơ sở, chất lượng cơ sở vật chất, hạ tầng không đáp ứng được yêu cầu, gây khó khăn trong việc trưng bày, bảo quản và hoạt động tham khảo tài liệu không kinh doanh của nhân dân; Slượng các ấn phẩm tài liệu không kinh doanh mới hng năm được đu tư, mua sm hoặc cấp phát, để bổ sung các thông tin, kiến thức mới cho các tủ sách trên địa bàn tỉnh không đáng kể. Về Trang thông tin điện tử, hệ thống các trang thông tin cơ sở chưa được quan tâm đầu tư xây dựng ở nhiều xã, chi phí duy trì hoạt động và phát trin còn hạn chế; nguồn nhân lực làm công tác vận hành và quản lý thông tin cơ sở vẫn còn thiếu và yếu, chưa được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ. Về báo cáo viên cơ sở, trình độ, năng lực, kinh nghiệm, kỹ năng tuyên truyền miệng của báo cáo viên không đồng đều, số lượng báo cáo viên sử dụng thành thạo công nghệ thông tin còn ít; chế độ, phụ cấp trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho báo cáo viên cơ sở chưa có. Về bảng tin công cộng, hệ thống bảng tin công cộng hầu hết các xã, phường thị trấn chưa được quan tâm đầu tư; tại các địa phương đã đầu tư lại không thống nhất về kích thước, chất liệu, hỏng hóc nhiều gây khó khăn cho cấp ủy, chính quyền địa phương truyền tải thông tin thiết yếu tới người dân.

Từ thực tiễn trên cho thấy, việc xây dựng và thực hiện “Đán phát triển Thông tin cơ sở trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2019 - 2025” là rất quan trọng và cần thiết, nhm mục tiêu đánh giá tổng thể hiện trạng, định rõ khả năng phát triển, những mặt hạn chế, làm cơ sở để Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, quản lý thống nhất góp phần làm cho hoạt động Thông tin cơ sở phát triển và phát huy tốt vai trò, chức năng của mình, đồng thời giúp cấp ủy, chính quyền địa phương nâng cao chất lượng công tác chỉ đạo, điu hành nhiệm vụ phát trin kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng và đáp ứng nhu cầu tiếp nhận thông tin ngày càng cao của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là đồng bào vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số trong tnh.

II. CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Các văn bản Trung ương

- Luật Báo chí số 103/2016/QH13 ngày 5/4/2016.

- Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015.

- Luật Tần số vô tuyến điện ngày 23/11/2009.

- Luật Công nghệ thông tin ngày 29/6/2006.

- Luật Xuất bản ngày 20/11/2012.

- Luật Tiếp cận thông tin ngày 06/4/2016.

- Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (Khóa X) ngày 14/07/2007 về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cu mới.

- Chthị số 07-CT/TW ngày 05/9/2016 của Ban Bí thư về đẩy mạnh công tác thông tin cơ sở trong tình hình mới.

- Chỉ thị số 17-CT/TW về tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới.

- Quyết định s52/2016/QĐ-TTg ngày 06/12/2016 của Thủ tưng Chính phủ quyết định ban hành Quy chế hoạt động thông tin cơ sở.

- Quyết định số 119/QĐ-TTg ngày 18/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển thông tin, truyền thông nông thôn giai đoạn 2011 - 2020.

- Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn; xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016-2020.

- Quyết định số 467/QĐ-TTg ngày 25/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tích hợp các chính sách hỗ trợ thông tin, tuyên truyền cho hộ nghèo, đồng bào dân tộc ít người, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo.

- Quyết định số 22/2009/QĐ-TTg ngày 16/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch Truyền dẫn, Phát sóng phát thanh, truyền hình đến năm 2020.

- Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.

- Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg ngày 23/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật.

- Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.

- Hướng dẫn số 31-HD/BTGTW ngày 20/4/2017 của Ban Tuyên giáo Trung ương về tuyên truyền thực hiện Chỉ thị s07-CT/TW của Ban Bí thư (khóa XII) v “Đy mạnh công tác thông tin cơ sở trong tình hình mới”

- Hướng dẫn số 06-HD/TCTW-BTGTW của Ban tổ chức Trung ương và Ban Tuyên giáo Trung ương ngày 15/8/2011 về thực hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm đối với báo cáo viên các cp theo Thông báo số 13-TB/TW ngày 28/3/2011 của Bộ Chính trị.

- Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước.

- Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tcủa cơ quan nhà nước.

- Thông tư số 32/2017/TT-BTTTT ngày 15/11/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến và bảo đảm khả năng truy cập thuận tiện đối với trang thông tin điện thoặc trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước.

- Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phquy định về việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng; Nghị định số 27/2018/NĐ-CP ngày 01/03/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ vquản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng;

- Nghị định số 13/2018/NĐ-CP ngày 23/01/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Tiếp cận thông tin.

- Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở cấp xã và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã.

- Thông tư số 334/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ Tài chính quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn.

- Thông tư số 06/2017/TT-BTTTT ngày 02/6/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn thực hiện Dự án truyền thông và giảm nghèo về thông tin thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020.

- Thông tư s58/2016/TT-BTC ngày 29/3/2016 của Bộ Tài chính quy định chi tiết việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tchức chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.

- Thông tư số 05/2017/TT-BTTTT ngày 02/6/2017 của Bộ Thông tin và truyền thông hướng dẫn thực hiện nội dung “Tăng cường cơ sở vật chất cho hệ thống thông tin và truyền thông cơ sở” thuộc chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020.

- Thông tư liên tịch số 06/2016/TTLT-BTTTT-BNV ngày 10/3/2016 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Thông tin và Truyền thông thuộc y ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng Văn hóa và Thông tin thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.

- Thông tư liên tịch số 17/2010/TTLT-BTTTT-BNV ngày 27/7/2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài Phát thanh và Truyền hình thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Đài Truyền thanh - Truyền hình, Đài Truyền thanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Thông tư số 194/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn mức chi tạo lập thông tin điện tử nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước.

2. Các văn bản của tỉnh

- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020.

- Chương trình hành động số 27-CTr/TU ngày 03/10/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tnh Hòa Bình thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 Hội nghị lần thứ 9, Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.

- Quyết định số 816/QĐ-UBND ngày 19/05/2017 của UBND tỉnh Hòa Bình về việc ban hành bộ tiêu chí xã nông thôn mới tnh Hòa Bình giai đoạn 2016 - 2020.

- Quyết định số 1324/QĐ-UBND ngày 4/6/2018 của UBND tỉnh Hòa Bình về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển báo chí, xuất bản tỉnh Hòa Bình đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025.

- Quyết định số 895-QĐ/TU, ngày 20/7/2018 về việc ban hành Đề án “Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2018-2025”.

- Chỉ thị số 48-CT/TU, ngày 30/7/2015 của Ban Thường vụ Tnh ủy Hòa Bình “về tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng hiệu quả công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới”.

- Quyết định số 07/2017/QĐ-UBND ngày 20/2/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình về việc ban hành quy định mức chi trả nhuận bút trong lĩnh vực báo chí, xuất bản, thông tin điện tử, bản tin đối với các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước thuộc tỉnh Hòa Bình.

- Nghị quyết số 80/2017/NQ-HĐND ngày 08/12/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh về mục tiêu, nhiệm vụ, phương án phân bổ nguồn vốn ngân sách nhà nước để thực hiện các nội dung của Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 tỉnh Hòa Bình.

- Nghị quyết số 34/2017/NQ-HĐND ngày 7/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định chức danh, số lượng và mức phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách, khoán kinh phí hoạt động của một số tổ chức ở cấp xã, xóm, tdân phố.

- Thông báo số 1640-TB/VPTU ngày 29/6/2018 về Kết luận của Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy tại buổi làm việc với lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông của Văn phòng Tỉnh ủy Hòa Bình.

- Chương trình số 25-Ctr/TU ngày 04/12/2018 của Tỉnh ủy về công tác trọng tâm của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh. Ban Thường vụ Tnh ủy năm 2019.

- Chương trình số 44/CTr-UBND ngày 07/01/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác trọng tâm của Ủy ban nhân dân tỉnh năm 2019.

III. CÁC THUẬT NGỮ

- Hệ thống thông tin cơ sở (TTCS): Là hoạt động cung cấp thông tin thiết yếu đến người dân cấp xã thông qua hoạt động phát thanh, truyền thanh của Đài Truyền thanh cấp xã; bn tin thông tin cơ sở; tài liệu không kinh doanh phục vụ hoạt động thông tin cơ sở; thông tin trực tiếp qua báo cáo viên, tuyên truyền viên thông tin cơ sở; bảng tin công cộng và các hình thức hoạt động thông tin cơ sở khác.

- Bản tin thông tin cơ sở: Là sn phẩm thông tin có tính chất báo chí xuất bản định kỳ, sử dụng thể loại tin tức để cung cấp thông tin thiết yếu nêu tại Điều 3, Quy chế TTCS đến người dân ở cấp xã thông qua các ấn phẩm in hoặc qua Internet (Trang thông tin điện tử).

- Tài liệu không kinh doanh phục vụ hoạt động thông tin cơ sở: Là xuất bản phẩm không dùng để mua, bán, nhằm cung cấp thông tin thiết yếu nêu tại Điều 3, Quy chế TTCS đến người dân ở cấp xã.

- Xuất bản phẩm là tác phẩm, tài liệu về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học, công nghệ, văn học, nghệ thuật được xuất bản thông qua nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bn bằng các ngôn ngữ khác nhau, bằng hình ảnh, âm thanh và được thhiện dưới các hình thức sau đây: Sách in, Sách chữ nổi, Tranh, ảnh, bản đồ, áp-phích, tờ rời, tờ gấp, Các loại lịch, Bản ghi âm, ghi hình có nội dung thay sách hoặc minh họa cho sách.

- Tủ sách pháp luật cấp xã là nơi lưu giữ, khai thác và sử dụng sách, báo, tài liệu pháp luật để phục vụ công tác của cán bộ, công chức chính quyền và đoàn thể ở cơ sở, phục vụ nhu cầu tìm hiểu pháp luật của nhân dân nhm giúp tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật và thực hiện dân chủ ở cơ sở.

- Báo cáo viên, tuyên truyền viên cơ sở: Là những người thực hiện công tác tuyên truyền miệng trực tiếp đưa thông tin thiết yếu nêu tại Điều 3, Quy chế TTCS tới người dân ở cấp xã. Tại Đề án này, báo cáo viên thông tin cơ sở được hiểu là các đồng chí lãnh đạo cấp ủy, chính quyền và trưởng ban, ngành, đoàn thể cấp xã.

- Bảng tin công cộng: Bao gồm bảng tin điện tử và bảng tin được làm bằng các chất liệu khác được cđịnh tại một địa điểm và dùng để truyn tải thông tin thiết yếu nêu tại Điều 3, Quy chế TTCS bằng chviết, hình ảnh đến người dân ở cấp xã.

- Tuyên truyền miệng là một hình thức đặc biệt của tuyên truyền, được tiến hành thông qua sự giao tiếp trực tiếp giữa người tuyên truyền với đối tượng tuyên truyền, chủ yếu bằng lời nói trực tiếp.

- Lotus Notes là một phần mềm nhóm tiêu biểu để quản lý thông tin của các người dùng trên mạng máy tính. Các ứng dụng của Lotus Notes bao gồm các cơ sở dữ liệu cho phép người dùng (nhóm người dùng) liên hệ, trao đổi, chia sẻ thông tin trên máy tính cá nhân có khả năng cho phép một nhóm người có thcùng làm việc trong môi trường cộng tác, chia sẻ công việc trên hệ thống mạng máy tính, được đánh giá là hệ thống có tính an toàn và bảo mật rất cao.

PHẦN THỨ NHẤT

HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG THÔNG TIN CƠ SỞ

I. HỆ THỐNG TRUYỀN THANH CƠ SỞ

1. Hiện trạng về tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ

Đài truyền thanh cấp xã trực thuộc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định thành lập. Đài truyền thanh cấp xã thực hiện chức năng, nhiệm vụ là cơ quan tuyên truyền của Đảng bộ và chính quyn cp xã. Đài Truyền thanh cấp xã chịu sự quản lý toàn diện của Ủy ban nhân dân cấp xã; quản lý nhà nước của Phòng Văn hóa và Thông tin cấp huyện và hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ của Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thông cấp huyện.

UBND cấp huyện chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan huy động nguồn lực để xây dựng, phát triển, duy trì hoạt động của hệ thống Đài truyền thanh cấp xã trên địa bàn quản lý.

2. Hiện trạng về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật

Trên toàn tỉnh hiện có 69/210 xã, phường, thị trấn có Đài truyền thanh cấp xã đang còn hoạt động, 100% các Đài hoạt động theo phương thức truyền thanh vô tuyến (truyền thanh không dây phát sóng FM, bắt buộc các vị trí đặt các cụm thu phải có điện lưới). Cụ thể như sau:

- Thành phố Hòa Bình: 7/15 phường, xã có Đài truyền thanh cấp xã.

- Huyện Yên Thủy: 5/13 xã, thị trấn có Đài truyền thanh cấp xã.

- Huyện Kỳ Sơn: 2/10 xã, thị trấn có Đài truyền thanh cấp xã.

- Huyện Lương Sơn: 17/20 xã, thị trấn có Đài truyền thanh cấp xã.

- Huyện Lạc Thủy: 12/15 xã, thị trấn có Đài truyền thanh cấp xã.

- Huyện Kim Bôi: 7/28 xã, thị trấn có Đài truyền thanh cấp xã.

- Huyện Tân Lạc: 6/24 xã, thị trấn có Đài truyền thanh cấp xã.

- Huyện Lạc Sơn: 5/29 xã, thị trấn có Đài truyền thanh cấp xã.

- Huyện Cao Phong: 4/13 xã, thị trấn có Đài truyền thanh cấp xã.

- Huyện Mai Châu: 2/23 xã, thị trấn có Đài truyền thanh cấp xã.

- Huyện Đà Bắc: 2/21 xã, thị trấn có Đài truyền thanh cấp xã.

3. Hiện trạng về nguồn nhân lực

Các xã, phường, thị trấn bố trí ít nhất 01 công chức tham mưu về công tác truyền thanh cơ sở là công chức văn hóa xã hội hoặc cán bộ văn phòng (kiêm nhiệm), đồng thời trực tiếp phụ trách về nội dung và 01 cán bộ không chuyên trách quản lý đài truyền thanh và nhà văn hóa xã (danh sách chi tiết tại Phụ lục 1). Do yêu cầu nhiệm vụ, đội ngũ này này thường xuyên thay đổi vị trí công tác dẫn tới sự không n định, thiếu kinh nghiệm và chuyên môn nghiệp vụ. Ngoài ra hầu hết cán bộ làm công tác truyền thanh cơ sở không được đào tạo đúng chuyên ngành, trình độ chủ yếu là tốt nghiệp trung học phổ thông, bổ túc trung học phổ thông (một s có bằng trung cấp, cao đng, đại học nhưng không đúng chuyên ngành báo chí, phát thanh - truyền hình) nên cơ bản chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.

4. Thời lượng phát sóng và nội dung chương trình

Nội dung các chương trình trên Đài Truyền thanh bao gồm: Chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền cơ sở; phổ biến kiến thức khoa học, kinh tế, văn hóa, xã hội; gương người tốt, việc tốt điển hình tiên tiến. Ngoài ra, Đài Truyền thanh cấp xã còn thông báo đến người dân nội dung về tình hình an ninh quốc phòng của tỉnh, của địa phương, tình hình thiên tai, dịch bệnh, phòng, chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn, kthuật canh tác, giống cây trồng vật nuôi... Đặc biệt các đợt tuyên truyền bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, Đại hội Đảng bộ các cấp, Đài truyền thanh cấp xã đã tuyên truyền sâu rộng và có hiệu quả.

Tuy nhiên, thời lượng hoạt động của Đài truyền thanh cấp xã không đồng đều (trong khoảng từ 01 giờ đến 5 giờ/ngày), không có sự thống nhất trong toàn tỉnh. Thời lượng chủ yếu dành cho tiếp sóng và thông báo, số lượng chương trình tự sản xuất (bao gồm các tin, bài phn ánh, phóng sự về thông tin khoa học, kinh tế, xã hội, văn nghệ) rất hạn chế về số lượng và nội dung. Cơ cấu thời lượng như sau:

- Trung bình khoảng 60% thời lượng dành cho tổ chức tiếp âm các chương trình thời sự của Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Đài truyền thanh truyền hình huyện, thành phố.

- Trung bình khoảng 20% thời lượng dành cho thông báo của Đng ủy và UBND cấp xã để thông tin nhanh đến nhân dân trong xã chủ trương của Đảng, chính quyền hoặc thông báo của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn.

- Trung bình khoảng 20% thời lượng dành cho thông báo kỹ thuật gieo trồng, phòng chống dịch bệnh... theo tài liệu của cơ quan chuyên môn cấp huyện, cấp tỉnh và thông tin khác liên quan tới người dân.

5. Chính sách và phụ cấp cho cán bộ Đài truyền thanh cấp xã

- Đối với công chức kiêm nhiệm: Được hưởng các chế độ của công chức xã theo quy định của pháp luật.

- Đối với cán bộ không chuyên trách quản lý đài truyền thanh và nhà văn hóa xã được hưởng phụ cấp với hệ số lương 1,0/người/tháng theo Nghị quyết số 34/2016/NQ-HĐND ngày 07/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình. Tuy nhiên, hiện chưa có cơ chế phụ cấp cho cán bộ kiêm nhiệm hoạt động ở Đài truyền thanh xã.

(Chi tiết tại Phụ lục 1)

6. Hiện trạng máy vi tính phục vụ công tác nghiệp vụ

Hiện nay hầu hết các Đài truyền thanh xã chưa được trang bị máy tính, đường truyền internet và phần mềm để phục vụ cho việc biên tập, tự sản xuất chương trình truyền thanh xã.

7. Hiện trạng đầu tư từ nguồn Chương trình Mục tiêu quốc gia cho hệ thống Đài truyền thanh cấp xã từ năm 2010 đến nay

7.1. Chương mục tiêu quốc gia Đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo giai đoạn 2012-2015

Tng kinh phí được cấp trong 3 năm 2013-2015 để thực hiện đầu tư cho hệ thống đài truyền thanh cấp xã là 6.084 triệu đồng, trong đó:

- Giai đoạn 2013 - 2014: Với kinh phí được cấp là 4.584 triệu đồng đã triển khai xây dựng, thiết lập mới 16 đài truyền thanh xã cho các xã vùng 135 và xã ATK thuộc phạm vi của Chương trình chưa có đài truyền thanh xã.

-Năm 2015: Với kinh phí được cấp là 1.500.000 đồng, Sở Thông tin và Truyền thông đang triển khai xây dựng, thiết lập mới 05 đài truyền thanh xã thuộc 4 huyện, gồm: xã Phú Lão (huyện Lạc Thủy); xã Lập Ching, Hợp Kim (Huyện Kim Bôi); xã Yên Thượng (Huyện Cao Phong); xã Trung Hòa (Huyện Tân Lạc) thuộc phạm vi của Chương trình.

7.2. Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020

Tổng kinh phí được cấp trong 2 năm 2017-2018 để thực hiện đầu tư cho hệ thống đài truyền thanh cấp xã là 9.334.751.183 đồng. Trong đó:

- Năm 2017: Với kinh phí được cấp là 1.698,38 triệu đồng đã triển khai xây dựng, thiết lập mới 06 đài truyền thanh xã tại các huyện Yên Thủy, Tân Lạc, Kỳ Sơn và thành phố Hòa Bình.

- Năm 2018: Với kinh phí được cấp là 8.485,561 triệu đồng đã triển khai xây dựng, thiết lập mới 26 đài truyền thanh xã tại các huyện và thành phố Hòa Bình.

8. Đánh giá

8.1. Điểm mạnh

- Nội dung các chương trình phát thanh bảo đm đúng định hướng tuyên truyền của các cơ quan có thẩm quyền, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền và phục vụ nhu cầu thông tin thiết yếu đến nhân dân trong tỉnh. Tại các xã đã được trang bị Đài truyền thanh cấp xã, đây trở thành kênh thông tin quan trọng đối với những khu vực nông thôn, phục vụ nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân.

- Tại một số địa phương, UBND cấp huyện đã quan tâm đầu tư kinh phí cho sửa cha, duy trì hoạt động của Đài truyền thanh cấp xã.

8.2. Tn tại, hạn chế

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật đã được đầu tư xây dựng từ lâu, chi phí duy trì hoạt động và thay thế sửa chữa còn hạn chế, nhiều nơi đã xuống cấp, không sử dụng được. Nguồn lực ưu tiên cho hệ thống Đài truyền thanh cấp xã chưa đáp ứng được yêu cầu. Mạng lưới các đài truyền thành cấp xã chưa hoàn thiện (hiện có mới chỉ có 69/210 xã, phường, thị trấn đang hoạt động), độ phủ sóng thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu thông tin của người dân trên địa bàn tỉnh.

- Hầu hết các Đài truyền thanh cấp xã mới dừng lại ở việc tiếp sóng và thông báo các văn bản liên quan đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát trin kinh tế xã hội của địa phương; việc sản xuất chương trình, công tác biên tập, phát sóng các chương trình còn nhiều hạn chế, chất lượng không cao. Kinh phí hàng năm để đảm bảo cho hoạt động thường xuyên của hệ thống Đài chưa đảm bảo.

- Hoạt động thường xuyên của các Đài truyền thanh cấp xã không đồng đều phụ thuộc vào tình hình và khả năng của từng địa phương, một số các Đài truyền thanh hoạt động không đủ công suất, chất lượng thông tin, chất lượng âm thanh thấp, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả tuyên truyền.

- Nguồn nhân lực làm công tác truyền thanh cơ sở vẫn còn thiếu và yếu, chưa được đào tạo nhiều về chuyên môn nghiệp vụ, luôn có sự thay đổi vị trí.

8.3. Nguyên nhân tồn tại hạn chế

- Một số Đài truyền thanh cấp xã trên địa bàn tỉnh bị xuống cấp và lạc hậu là do được đầu tư đã lâu, nhưng lại chưa đầu tư như duy tu, bảo dưỡng, thay thế, nâng cấp trang thiết bị.

- Quy định về tổ chức và hoạt động của Đài chưa ban hành nên hoạt động tự phát, không thống nhất, hiệu quả tuyên truyền chưa cao.

- Nguồn kinh duy trì hệ thống Đài truyền thanh cấp xã còn hạn chế, chưa được quan tâm và chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước, các nguồn hợp pháp khác còn chưa được khai thác và phát huy.

- Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác truyền thông chưa được quan tâm đúng mức. Phụ cấp cho cán bộ Đài truyền thanh cấp xã còn thấp không thu hút người có năng lực tích cực tham gia. Nhiều cán bộ đài truyền thanh cấp xã chưa được đào tạo về kỹ thuật nên chưa sửa chữa được những hư hng tại đài.

- Một sđịa phương chưa thực sự quan tâm đến hoạt động của Đài truyền thanh cấp xã, bố trí cán bộ làm truyền thanh kiêm nhiệm vụ khác, nên cán bộ chưa chuyên tâm với công tác truyền thanh. Kinh phí thường xuyên đảm bảo cho hoạt động của Đài chưa được quan tâm.

II. BẢN TIN THÔNG TIN CƠ SỞ (TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ)

1. Hiện trạng về tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ

Trang thông tin điện tử cơ sở do Chủ tịch UBND cấp xã ra quyết định thành lập, thực hiện chức năng là cơ quan tuyên truyền của Đảng bộ và chính quyền cấp xã. Trang thông tin cơ sở chịu sự quản lý toàn diện của Ủy ban nhân dân cấp xã; chịu squản lý v ni dung thông tin mang tính báo chí của Sở Thông tin và Truyn thông; sự quản lý nhà nước của Phòng Văn hóa và Thông tin cấp huyện theo sự phân cấp của UBND cấp huyện; sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật của Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông, Sở Thông tin và Truyn thông.

2. Hiện trạng về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật

Hiện nay trang thông tin cơ sở hoạt động theo hình thức là trang thông tin điện ttổng hợp (xuất bn các bản tin thông tin cơ sở qua môi trường Internet). Hiện nay 100% các huyện, thành phố có các trang thông tin cơ sở, với tổng số 174 xã có trang thông tin điện tử chiếm 83 %, trong đó có 34 trang thông tin cơ sở đã được cấp phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp chiếm 16 % (số trang được cấp phép còn ít là do chủ yếu các trang mới được thiết lập và đang vận hành thử nghiệm). Cụ th như sau:

STT

Huyện, thành phố

Tổng số xã, phường, thtrấn

Số trang thông tin cơ sở

Số xã, phường, thị trấn chưa có trang thông tin cơ sở

Số trang thông tin cơ sở đã được cấp phép

1

TP. Hòa Bình

15

15

0

7

2

Huyện Cao Phong

13

13

0

7

3

Huyện Đà Bắc

20

20

0

 

4

Huyện Kim Bôi

28

11

17

 

5

Huyện Kỳ Sơn

10

10

0

 

6

Huyện Lạc Sơn

29

29

0

 

7

Huyện Lạc Thủy

15

15

0

 

8

Huyện Lương Sơn

20

20

0

20

9

Huyện Mai Châu

23

23

0

 

10

Huyện Tân Lạc

24

6

18

 

11

Huyện Yên Thủy

13

12

1

 

 

Tổng

210

174

36

34

Các trang thông tin cơ sở trên địa bàn tỉnh được đầu tư bằng nhiều nguồn kinh phí (chương trình dân tộc; chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; ngân sách địa phương...), nhưng lại chưa có cơ chế quản, vận hành, duy trì hoạt động và nâng cấp và sửa chữa...

3. Hiện trạng về nguồn nhân lực

Toàn tỉnh hiện có 208 người làm công tác quản lý, vận hành các trang thông tin cơ sở, trong đó kiêm nhiệm 208 người và chưa có cán bộ chuyên trách. Hu hết các trang thông tin cơ sở đều bố trí 01 cán bộ phụ trách cả nội dung và kỹ thuật. Có 34 trang thông tin cơ sở được UBND cấp xã tạo điều kiện btrí 02 cán bộ phụ trách trang thông tin cơ sở: 01 cán bộ phụ trách kỹ thuật, 01 cán bộ phụ trách nội dung.

Các xã, phường, thị trấn thường bố trí nhân lực phụ trách trang thông tin cơ sở là cán bộ văn hóa xã hội hoặc cán bộ văn phòng thống kê kiêm nhiệm. Mặc dù hăng năm, Sở Thông tin và Truyền thông và Phòng Văn hóa và Thông tin các huyện, thành phố vẫn tổ chức tập huấn cho cán bộ thông tin cơ sở cấp xã, tuy nhiên do yêu cầu nhiệm vụ nên thường xuyên thay đổi vị trí công tác dẫn tới tình trạng nhân lực chưa ổn định, thiếu kinh nghiệm và chuyên môn nghiệp vụ. Hầu hết cán bộ làm công tác thông tin cơ sở cấp xã không được đào tạo đúng chuyên ngành, trình độ chủ yếu trung cấp, cao đẳng, đại học nhưng không đúng chuyên ngành báo chí, phát thanh - truyền hình.

4. Tần suất cập nhật và nội dung thông tin

Hiện nay, khoảng 30% trang thông tin điện tử các xã cập nhật từ 01 - 02 tin tức của xã/tuần. Nhìn chung, các trang thông tin cơ sở đã có những đóng góp tích cực trong việc đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống. Qua trang thông tin điện tử cp xã, người dân được cập nhật thông tin về tình hình thiên tai, dịch bệnh, sâu rầy phá hoại mùa màng, vận động thanh niên lên đường nhập ngũ, thực hiện kế hoạch hóa gia đình...

Tuy nhiên, do thực trạng về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật và tổ chức nhân sự phụ trách trang thông tin cơ sở chưa đáp ứng được yêu cu nhiệm vụ, dẫn đến hoạt động của các trang thông tin cơ sở không đng đu, hiệu quả hoạt động chưa cao.

5. Chính sách và phụ cấp cho cán bộ phụ trách trang thông tin cơ sở

Chưa có quy định riêng về phụ cấp đối với cán bộ phụ trách trang thông tin điện tử cấp xã.

6. Đánh giá

6.1. Điểm mạnh

- Mạng lưới trang thông tin cơ sở đã có mặt tại cấp xã, đã góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền và phục vụ nhu cu thông tin thiết yếu đến nhân dân địa phương. Nội dung đăng ti trên trang thông tin cơ sở bảo đm đúng định hướng chính trị, thông tin đa dạng, phong phú đã trthành kênh thông tin quan trọng đi với những khu vực đô thị, phục vụ nâng cao đời sống cho nhân dân.

- Mỗi trang thông tin cơ sở được bố trí 1 cán bộ thực hiện công tác vận hành, quản lý, một số đơn vị đã có chế độ phụ cấp hng tháng.

- Một số UBND cấp huyện đã quan tâm đầu tư kinh phí cho xây dựng, duy trì, phát triển hoạt động của trang thông tin cơ sở.

2. Tồn ti, hn chế

- Hiện nay, chưa xây dựng quy chế hoạt động cho Trang thông tin điện tử trên địa bàn tỉnh.

- Hệ thống các trang thông tin cơ sở chưa được đầu tư xây dựng đầy đủ, chi phí duy trì hoạt động và phát triển chưa được quan tâm, nhiều trang thông tin cơ sở không được cập nhật thường xuyên, chất lượng thông tin thp, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả tuyên truyền của hệ thống này.

- Tần suất cập nhật của trang thông tin điện tử cấp xã hiện còn ít, chưa đồng đều và thường xuyên.

- Nguồn nhân lực làm công tác vận hành và quản lý thông tin cơ sở vẫn còn thiếu và yếu, chưa được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ. Một sxã chưa có sự phân công rõ ràng trong công tác theo dõi, quản lý hoạt động của hệ thống trang thông tin cơ sở.

3. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế

- Việc xây dựng các trang thông tin cơ sở còn mang tính tự phát, còn thiếu đồng bộ, chưa dành nguồn kinh phí đầu tư đồng bộ cho các trang thông tin cơ sở.

- Nhiều địa phương chưa thực sự quan tâm đến hoạt động của trang thông tin cơ sở, chủ yếu bố trí cán bộ làm nhiệm vụ khác kiêm nhiệm công tác vận hành, quản lý trang thông tin cơ sở. Chưa có kinh phí thường xuyên đảm bảo cho hoạt động của trang thông tin cơ sở.

- Nguồn nhân lực còn hạn chế, chưa được đào tạo nhiều về kỹ thuật nên chưa xlý được những trục trặc khi vận hành và quản lý trang thông tin cơ sở. Công tác đào tạo, bi dưỡng cán bộ làm công tác vận hành, quản lý thông tin cơ sở chưa được quan tâm đúng mức. Phụ cấp cho cán bộ vận hành, quản lý trang thông tin cơ sở còn chưa có quy định rõ ràng, không thu hút người có năng lực tích cực tham gia.

III. TÀI LIỆU KHÔNG KINH DOANH PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN CƠ SỞ

1. Hiện trạng về tchức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ

Tủ sách pháp luật trực thuộc UBND cấp xã, do UBND cấp xã quản lý, vận hành.

2. Hiện trạng về cơ sở vật chất

Tổng số Tủ sách pháp luật tại các xã, phường, thị trấn là 656 tủ, được đặt tại Trung tập học tập cộng đồng, Điểm Bưu điện - Văn hóa hoặc trụ sỦy ban nhân dân của 210 xã, phường trên địa bàn tỉnh.

Hầu hết các tủ sách pháp luật hiện có trên địa bàn tỉnh Hòa Bình được nhà nước đầu tư theo Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg ngày 25/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ phủ về việc xây dựng, quản lý, khai thác Tsách pháp luật, được đưa vào khai thác từ năm 2010. Đến nay phần lớn các trang thiết bị kèm theo tủ sách như: bàn, ghế, quạt, đèn chiếu sáng... phục vụ việc đọc, khai thác thông tin của người dân, hầu hết đã xuống cấp, hỏng hoặc thiếu, không đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân. Việc bo qun và phát huy giá trị của các tài liệu không kinh doanh chưa được quan tâm, hầu hết tài liệu đã cũ, ít có giá trị sdụng, số lượng ấn phẩm trên mỗi tkhoảng 480 ấn phẩm (Bảng tổng hợp slượng tủ sách, tài liệu không kinh doanh và hiệu quả khai thác chi tiết tại Phụ lục 2).

- Tổng số tài liệu không doanh hiện có trong các tủ sách trên địa bàn tỉnh là 316.739 ấn phẩm. Trong đó:

+ Thể loại về Chính trị (Sách Lịch sử, báo, tạp chí về chính trị, giáo dục pháp luật...) chiếm khoảng 24%;

+ Thể loại về quốc phòng - an ninh chiếm khoảng 23%;

+ Thể loại về Môi trường và phòng, chống dịch bệnh chiếm khoảng 7%

+ Thể loại về Khoa học - Kỹ thuật chiếm khoảng 9%;

+ Thể loại về Văn hóa - Văn nghệ, Thể thao - Giải trí chiếm khoảng 8%;

+ Các loại ấn phẩm, tài liệu không kinh doanh khác chiếm khoảng 29%.

Hằng năm, slượng tài liệu không kinh doanh mới được bổ sung hằng năm là không đáng kể, khoảng 35.000 ấn phẩm, tương đương với trung bình khoảng 5-6 ấn phẩm/tủ được bổ sung, số lượt người dân đến tìm đọc, khai thác thông tin từ tài liệu không kinh doanh rất ít, chkhoảng 10-20 lượt người/tháng (chi tiết tại Phụ lục 3).

3. Đánh giá

3.1. Ưu điểm

- Tủ sách pháp luật đã được xây dựng tại hầu hết các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Slượng tài liệu không kinh doanh hiện có khá đa dạng, đã cung cấp thông tin, kiến thức thiết yếu về các lĩnh vực như: Khoa học - kỹ thuật, quốc phòng - an ninh, tuyên truyền pháp luật, văn nghệ - giải trí, thiên tai...

- Người dân đã dần hình thành ý thức tìm hiểu tài liệu không kinh doanh, đặc biệt, tài liệu không kinh doanh về khoa học - kỹ thuật là thể loại được nhân dân tìm đọc nhiều nhất, giúp nhân dân các dân tộc trên địa bàn tnh nâng cao trình độ hiểu biết, áp dụng vào sản xuất, kinh doanh, phòng chống dịch bệnh để áp dụng vào thực tế tại địa phương, nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp và chăn nuôi, góp phn xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế tại địa phương...

3.2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

- Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động đọc tại nơi trưng bày sách đã xuống cấp không đáp ứng được yêu cu. Số lượng tủ sách tuy nhiều nhưng không đồng đều, chênh lệch ở các địa phương, hầu hết đã xuống cấp hoặc chứa đa số các tài liệu cũ, không đảm bảo việc trưng bày. Trang thiết bị tại nơi trưng bày như bàn, ghế, thiết bị chiếu sáng, quạt,... thiếu hoặc đã xuống cấp không còn sử dụng được.

- Chất lượng tài liệu hiện không đáp ứng được nhu cầu sử dụng của nhân dân. Số lượng sách trưng bày trung bình khoảng 480 ấn phẩm/tủ nhưng chiếm đến 80-90% là các tài liệu đã cũ. Các thể loại liên quan thiết yếu và được người dân quan tâm như pháp luật, phòng chống dịch bệnh, khoa học - kỹ thuật số lượng ấn phẩm rất ít, chưa thu hút được sự quan tâm tìm hiểu của nhân dân, dẫn đến hiệu quả hoạt động của các tủ sách tại địa phương tương đối thấp.

- Số lượng các ấn phẩm tài liệu không kinh doanh mới hằng năm được đầu tư, mua sắm hoặc cấp phát, để bổ sung các thông tin, kiến thức mới cho các tủ sách trên địa bàn tỉnh không đáng kể, chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về tìm hiểu, cập nhật thông tin, kiến thức của nhân dân trên địa bàn tỉnh...

IV. BÁO CÁO VIÊN THÔNG TIN CƠ SỞ

1. Hiện trạng về tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ

Báo cáo viên cấp cơ sở là các đồng chí lãnh đạo cấp ủy, chính quyền và trưởng ban, ngành, đoàn thể cấp xã, do Đảng bộ huyện, thành phố thành lập. Tiêu chuẩn, năng lực, phẩm chất của báo cáo viên được thực hiện theo hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương, về cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, trở thành lực lượng nòng cốt trong công tác tuyên truyền miệng đến người dân địa phương.

Chức năng, nhiệm vụ của báo cáo viên là cung cấp những thông tin về chính sách, pháp luật của Nhà nước, những sự kiện quốc tế, trong nước liên quan trực tiếp đến người dân ở địa phương, cơ sở; những quy định của chính quyền địa phương và các hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội ở địa phương, cơ sở; hướng dẫn thực hiện các hoạt động chỉ đạo, điều hành của chính quyền, lãnh đạo cơ quan, đơn vị cơ sở; các kiến thức thiết yếu đối với đời sống hằng ngày của người dân địa phương; đồng thời tiếp nhận thông tin từ người dân đphục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyn, lãnh đạo cơ quan, đơn vị.

2. Hiện trạng về cơ sở vật chất

Báo cáo viên cấp cơ sở do Đảng ủy huyện, thành phố quản lý về kinh phí, nhân lực, trang thiết bị. Cơ sở vật chất, trang thiết bị và các phương tiện kỹ thuật phục vụ cho công tác tuyên truyền miệng như: máy tính xách tay, máy chiếu, máy ghi âm, sổ tay báo cáo viên, tạp chí báo cáo viên, tài liệu Thông tin sinh hoạt chi bộ hằng tháng. Tuy nhiên, hiện tại đều chưa được trang bị.

3. Hiện trạng về nguồn nhân lực

Đến nay, số lượng báo cáo viên cấp cơ sở trong toàn tỉnh là 1.050 báo cáo viên. Trong đó, mỗi đơn vị cấp xã có từ 3 - 5 báo cáo viên.

Về trình độ chuyên môn và lý luận chính trị: 100% có trình độ chuyên môn và lý luận chính trị từ trung cấp tr lên.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho báo cáo viên: Trong 5 năm (2012 - 2017), các huyện, thành ủy đã mở được 30 lớp cho 1.800 lượt báo cáo viên, bao gồm cả báo cáo viên cơ sở. Nội dung tập trung vào các chủ trương, quan điểm của Đảng về công tác tuyên giáo nói chung, công tác tuyên truyền miệng nói riêng; kỹ năng nghiệp vụ tuyên truyền miệng,...

Chế độ cung cấp thông tin định hướng cho đội ngũ báo cáo viên: Hằng tháng thông qua mạng nội bộ Lotus note hoặc văn bản cung cấp thông tin thời sự trong nước, quốc tế, trong tỉnh và địa phương cho đội ngũ báo cáo viên cấp cơ sở.

Cùng với việc cung cấp thông tin qua kênh hội nghị và mạng Lotus notes, hằng tháng, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã biên tập, phát hành 5.000 cuốn "Thông tin sinh hoạt chi bộ hằng tháng", cung cấp cho báo cáo viên các cấp, trong đó có báo cáo viên cơ sở. Nội dung bản tin bao gồm các chủ trương, chính sách mới của Đảng, Nhà nước và của tỉnh; tình hình thời sự trong tỉnh, trong nước và quốc tế, các bài viết có tính nghiên cứu - trao đổi để báo cáo viên nghiên cứu, tham khảo.

4. Nội dung thông tin, tuyên truyền của báo cáo viên

Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức hướng dẫn các nội dung thời sự trong nước, quốc tế, những chủ trương, chính sách mới của Đảng cho đội ngũ báo cáo viên cấp Trung ương. Từ nội dung tiếp thu được, Ban Tuyên giáo tỉnh ủy tổ chức biên tập nội dung và cung cấp cho đội ngũ báo cáo viên của tỉnh thông qua mạng Lotus notes và qua hội nghị báo cáo viên định kỳ. Định kỳ 02 tháng/ln, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị báo cáo viên cấp tỉnh cung cấp thông tin về tình hình thế giới, trong nước, trong tỉnh; định hướng công tác tuyên truyền cho đội ngũ báo cáo viên.

5. Chính sách và phụ cấp cho cán bộ phụ trách

Hiện nay, đội ngũ báo cáo viên cấp cơ sở chưa có phụ cấp trách nhiệm.

6. Đánh giá

6.1. Điểm mạnh

- Công tác xây dựng, tổ chức đội ngũ báo cáo viên cơ sở đã được quan tâm, phát triển theo hướng tinh gọn, hiệu quả.

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng, bao gồm đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và chế độ cung cấp thông tin định hướng cho đội ngũ báo cáo viên; công tác quản lý và chế độ báo cáo của báo cáo viên được quan tâm, thực hiện thường xuyên, liên tục

- Nội dung, phương thức hoạt động được đổi mới đa dạng, nâng cao về chất lượng, hiệu quả hoạt động trong công tác tuyên truyền miệng.

6.2. Tồn tại, hạn chế

- Chất lượng hoạt động của báo cáo viên chưa cao, thiếu chủ động, tích cực trong việc tham gia tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.

- Trình độ, năng lực, kinh nghiệm, kỹ năng tuyên truyền miệng của báo cáo viên không đồng đều, vẫn còn tồn tại một số lượng báo cáo viên đủ tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, lý luận theo quy định nhưng kỹ năng, nghiệp vụ, kinh nghiệm tuyên truyền chưa tốt, khả năng diễn đạt và thuyết phục người nghe chưa đảm bảo yêu cầu đặt ra.

- Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong tuyên truyền còn rất hạn chế số lượng báo cáo viên sử dụng thành thạo công nghệ thông tin, trình chiếu powerpoint còn ít; tốc độ tuyên truyền thông tin đến người dân còn chưa kịp thời, nhất là thông tin thời sự, chính sách, thông tin về những sự kiện quan trọng, những vấn đề nhạy cảm gây bức xúc trong xã hội. Phương thức tuyên truyền vẫn chủ yếu vẫn theo phương thức truyền thống một chiều, ít trao đổi, đối thoại.

- Chế độ, phụ cấp trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho báo cáo viên cơ sở chưa có.

6.3. Nguyên nhân của tồn ti, hạn chế

a) Khách quan:

- Điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh còn nhiều khó khăn nên việc đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất cho công tác tuyên truyền miệng chưa có, bên cạnh đó, Trung ương chưa có các quy định cụ thể v chính sách, chế độ phụ cấp cho báo cáo viên cơ sở.

b) Chủ quan

- Nhận thức của cấp ủy đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên của một số địa phương về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác tuyên truyn miệng còn chưa đầy đủ.

- Ý thức chủ động học tập nâng cao trình độ của một bộ phận báo cáo viên chưa cao trong khi dân trí ngày càng được nâng cao; đa số báo cáo viên cơ sở là kiêm nhiệm, chưa được đầu tư về thời gian, công sức dẫn đến chất lượng hoạt động chưa cao.

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ, kinh nghiệm tuyên truyền cho đội ngũ báo cáo viên chưa phát huy được vai trò, nội dung bồi dưỡng nặng về lý thuyết, thiếu sinh động, sát thực, thiếu thực hành.

Lưu ý:

Hiện nay, Ban Tuyên giáo Tnh ủy đã xây dựng Đán “Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng của Đng bộ tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2018 - 2025”, ban hành kèm theo Quyết định số 895-QĐ/TU, ngày 20/7/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Trong đó đã đưa ra các nội dung:

- Tình hình công tác tuyên truyền miệng trên địa bàn tỉnh trong những năm qua (kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân)

- Mục tiêu (mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể).

- Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu.

Tại Đề án Thông tin cơ sở này, đi với những nội dung về Báo cáo viên cơ sở chđưa ra những nội dung liên quan đến hoạt động của Báo cáo viên liên quan đến lĩnh vực Thông tin - Truyền thông.

V. BẢNG TIN CÔNG CỘNG

1. Hiện trạng về tchức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ

Bảng tin công cộng là công cụ giúp cho sự chỉ đạo điều hành của lãnh đạo địa phương, truyền tải thông tin thiết yếu bằng chữ viết, hình ảnh đến người dân ở xã, phường, thị trấn. Bảng tin công cộng hiện nay bao gồm bảng tin điện tử và bng tin được làm bằng các chất liệu khác được cố định tại một địa điểm.

2. Hiện trạng về cơ sở vật chất

Hiện tại, tỉnh Hòa Bình có 210 xã, phường, thị trấn, thì đến nay có 33/210 xã, phường, thị trấn có Bảng tin công cộng với 153 bảng tin công cộng được đặt tại Trụ sUBND xã, phường và thôn, xóm, tổ dân phố. Các bảng tin công cộng được thiết kế bằng các chất liệu khác nhau như: Bê tông, foocmica, nhựa, sắt..., kích thước của các bảng tin không đồng nhất (từ 1-4m2). Trong số 153 bảng tin thì có 71/153 bảng tin công cộng hiện đang sử dụng, 74/153 bảng tin công cng cn phải được sửa chữa và 13/158 bảng tin công cng hỏng không sử dụng được.

(Chi tiết tại Phụ lục 4. số liệu thống kê bảng tin công cộng)

3. Đánh giá

3.1. Ưu điểm

- Bảng tin công cộng được chính quyền địa phương sử dụng tương đối hiệu quả, đặt tại các vị trí công cộng, người dân dễ thy, dtìm hiểu.

- Bước đầu, đã có một số địa phương quan tâm đầu tư bảng tin tại địa phương, đưa tin tức đến người dân thông qua các hình ảnh trực quan (hình ảnh, hình vẽ bảng tin điện tử) và tin tức cụ thhơn (chữ viết), thông tin được chuyn tại đa dạng và d tìm hơn.

3.2. Nhược điểm:

- Hệ thống bảng tin công cộng chưa được quan tâm đầu tư, chỉ có 15% số xã, phường, thị trn có bảng tin công cộng, trong đó slượng bảng tin cn sửa cha và không sử dụng được chiếm đa số.

- Bảng tin công cộng do các địa phương tự đầu tư nên không thống nhất về kích thước, chất liệu, hỏng hóc nhiều gây khó khăn cho cấp ủy, chính quyền địa phương truyền tải thông tin thiết yếu tới người dân.

PHẦN THỨ HAI

NỘI DUNG ĐỀ ÁN

I. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG CỦA ĐỀ ÁN

1. Phạm vi

Đề án được xây dựng nhằm đánh giá, phân tích thực trạng cơ sở trên cơ sở đó đề ra những nhiệm vụ và giải pháp phát triển hệ thống thông tin cơ sở của tỉnh Hòa Bình trong giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2025.

2. Đối tượng

Áp dụng đối với hệ thống thông tin cơ sở tỉnh Hòa Bình, bao gồm: Đài Truyền thanh cấp xã; Bản tin thông tin cơ sở; Tài liệu không kinh doanh phục vụ hoạt động thông tin cơ sở; Báo cáo viên, tuyên truyền viên thông tin cơ sở; Bảng tin công cộng.

II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN

1. Mục tiêu tổng quan

- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao vai trò quản lý của nhà nước trên địa bàn tỉnh đối với hệ thống thông tin cơ sở. Phát triển hệ thống thông tin cơ sở Hòa Bình phù hợp với quy hoạch ngành và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách và hệ thống văn bản thể chế, hướng dẫn để phát triển hệ thống thông tin cơ sở cơ sở theo đúng chủ trương, định hướng của Đảng, chỉ đạo điều hành của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị và xây đội ngũ làm việc cho hệ thống thông tin cơ sở đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Đầu tư, xây dựng, sửa chữa, nâng cấp để mỗi xã, phường, thị trấn có 01 Đài truyền thanh không dây hiện đại, đồng bộ phục vụ cho việc phát sóng các chương trình theo nhiệm vụ đề ra. Xây dựng đội ngũ và nâng cao chất lượng chương trình phát thanh tạo ra một kênh thông tin quan trọng để đưa chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; thông tin về hoạt động chỉ đạo, điu hành của chính quyền cấp xã và cung cấp thông tin, kiến thức thiết yếu đối với đời sống hằng ngày của người dân.

+ Xây dựng đội ngũ báo cáo viên cấp cơ sở đủ số lượng, đảm bảo chất lượng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; có cơ chế khuyến khích báo cáo viên phát huy năng lực tinh thần trách nhiệm, tận tụy với công việc; tích cực đổi mới nội dung, phương thức nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng.

+ Xây dựng, hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị của tủ sách pháp luật tại các xã, phường, thị trấn; cung cấp mới và bsung hàng năm đối với các tài liệu không kinh doanh liên quan đến chính trị, quốc phòng - an ninh, kinh tế - xã hội, khoa học - kỹ thuật, tài nguyên - môi trường...phục vụ cho nhu cu tìm hiu, nghiên cứu các lĩnh vực nêu trên của người dân địa phương.

+ Xây dựng, và hoàn thiện hệ thống bảng tin công cộng trên địa bàn các xã, phường, thị trấn để thông báo và công khai, minh bạch chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; các văn bản chỉ đạo của cấp tỉnh, cấp huyện và của địa phương; các thông tin bắt buộc phải công khai minh bạch theo quy định của pháp luật.

+ Xây dựng và hoàn thiện hệ thống trang thông tin cơ sở của các xã, phường, thị trn, cập nhật kịp thời chủ trương, đường li của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, sự kiện trong nước và quốc tế liên quan đến địa phương; thông tin, kiến thức cần thiết khác đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0.

2. Mc tiêu cthể đến năm 2025

2.1. Đài Truyền thanh cấp xã

- 100% các xã, phường, thị trấn có đài truyền thanh cấp xã.

- 100% các đài truyền thanh cấp xã được đảm bảo về phòng máy, thiết bị phụ trợ.

- 100% số đài được trang bị máy tính và được kết nối mạng Internet để lấy thông tin phục vụ cho phát thanh, phục vụ biên tập, sản xut chương trình và quản lý hoạt động hệ thống Đài truyền thanh cấp xã.

- 100% người làm việc tại Đài truyền thanh cấp xã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và được đào tạo, tập huấn nghiệp vụ hằng năm theo từng chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ được giao.

-100% các đài truyền thanh xã thực hiện phát sóng với thời lượng phát sóng tối thiểu 3 giờ/ngày và có chương trình riêng cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin về chính sách, pháp luật của Nhà nước, thông tin những sự kiện quốc tế, trong nước liên quan trực tiếp đến người dân ở địa phương; thông tin, kiến thức thiết yếu đối với đời sống hằng ngày của người dân địa phương phù hợp với đối tượng, điều kiện kinh tế - xã hội của từng vùng, miền; phục vụ nhiệm vụ chỉ đạo, điều hành của chính quyền địa phương.

2.2. Bản tin thông tin cơ sở (Trang thông tin điện tử)

- 100% các xã, phường, thị trấn có Trang thông tin điện tử.

- 100% bản tin thông tin cơ sở của cấp huyện, cấp xã cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin về chính sách, pháp luật của Nhà nước, thông tin những sự kiện quốc tế, trong nước liên quan trực tiếp đến người dân ở địa phương; thông tin, kiến thức thiết yếu đối với đời sống hằng ngày của người dân địa phương phù hợp với đối tượng, điều kiện kinh tế - xã hội của từng vùng, miền; phục vụ nhiệm vụ chỉ đạo, điều hành của chính quyền địa phương.

- 100% người làm việc cho trang thông tin điện tử của cấp huyện, cấp xã được đào tạo, tập huấn nghiệp vụ theo từng chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ được giao.

- Ban hành được quy chế quản lý và hoạt động trên trang thông tin điện tử của xã, phường, thị trấn.

2.3. Tài liệu không kinh doanh phục vụ hoạt động thông tin cơ sở

- Đảm bảo 100% các xã có điểm phục vụ nhân dân về nhu cầu thông tin từ các tài liệu không kinh doanh.

- Đảm bảo 100% các tủ sách hoạt động hiệu quả, đảm bảo nguồn tài liệu không kinh doanh chất lượng cung cấp đầy đủ thông tin thiết yếu của người dân trong 100% tủ sách pháp luật tại các xã.

2.4. Báo cáo viên thông tin cơ sở

- 100% các xã, phường, thị trấn có đội ngũ báo cáo viên thông tin cơ sở;

-100% báo cáo viên cơ sở được tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về công tác thông tin, tuyên truyền hằng năm.

- 100% báo cáo viên thông tin cơ sở có khả năng tham gia truyền đạt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thời sự trong nước, quốc tế đạt yêu cầu.

- 100% báo cáo viên cơ sở biết sử dụng công nghệ thông tin, trong đó 80% sử dụng thành thạo phần mềm powerpoint.

- 100% các xã, phường, thị trấn được trang bị 01 bộ (gồm máy tính xách tay, máy chiếu, máy ghi âm)/xã, phường, thị trấn.

2.5. Bảng tin công cộng

- 100% xã, phường, thị trấn có bảng tin công cộng đặt tại trụ sở làm việc;

- 100% thôn, xóm, tổ dân phố có bảng tin công cộng.

III. CÁC NỘI DUNG TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN

1. Hoàn chỉnh hệ thống đài truyền thanh cấp xã

1.1. Nội dung 1: Hoàn thiện tchức bộ máy quản lý và tổ chức hoạt động của Đài Truyền thanh cấp xã

1.1.1. Xây dựng hệ thống văn bản

Ban hành văn bản quy định về tổ chức hoạt động, chế độ qun lý lưu trữ thông tin, chế độ thù lao, chế độ bảo trì, bảo hành thiết bị, tiêu chuẩn chức danh nghiệp vụ, chương trình phát thanh... đm bảo hoạt động của đài Truyền thanh cấp xã (hiện đã được Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 11/2019/QĐ-UBND ngày 21/5/2019 ban hành quy chế hoạt động của Đài truyn thanh xã, phường, thị trn trên địa bàn tỉnh Hòa Bình).

1.1.2. Về tổ chức bộ máy

Đảm bảo việc bố trí nhân sự từ cấp tỉnh đến cấp xã phụ trách qun lý Đài truyền thanh cấp xã như sau:

- Sở Thông tin và Truyền thông có bộ phận quản lý phát thanh truyền hình để quản lý hoạt động hệ thống phát thanh, truyền hình, truyền thanh cấp huyện, cấp xã.

- Phòng Văn hóa Thông tin cấp huyện có 01 cán bộ theo dõi hoạt động tng tin và hệ thống truyền thanh trên địa bàn.

- Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thông có bộ phận theo dõi việc đầu tư, sửa chữa trang thiết bị, đào tạo, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ Đài truyền thanh cấp xã.

- Đài truyền thanh cấp xã được UBND cấp xã quyết định thành lập, hoàn thiện cơ cu tchức và có quy chế hoạt động theo Quy định tại Quyết định s 11/2019/QĐ-UBND ngày 21/5/2019.

1.1.3. Về chế độ, chính sách

Đề xuất chính sách phụ cấp cho cán bộ làm công tác tại Đài Truyền thanh cấp xã; được hưởng các quyền lợi về đào tạo, tập huấn nghiệp vụ.

1.1.4. Phân công thực hiện

- Cơ quan chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.

- Cơ quan phối hợp: Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, UBND huyện, thành phố.

- Kinh phí: Theo kinh phí sự nghiệp hằng năm của mỗi cơ quan, đơn vị.

1.2. Nội dung 2. Tăng cường máy móc, trang thiết bị

1.2.1. Nội dung trang bị:

- Về phòng đặt máy phát thanh (phòng máy): Nâng cấp các phòng máy đm bảo về ánh sáng, cách âm, cách nhiệt đủ tiêu chuẩn tối thiểu của hoạt động truyền thanh để thực hiện ghi âm, phát trực tiếp tại phòng máy.

- Về thiết bị phụ trợ: Những thiết bị, dụng cụ phụ trợ như bàn ghế, máy vi tính, kết nối internet được đầu tư đảm bo cho hoạt động truyền thanh, tiếp âm đài Trung ương, đài tỉnh, đài huyện chất lượng âm thanh tốt.

- Về thiết bị truyền thanh: Đầu tư xây dựng mới các đài truyền thanh không dây đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật thiết bị theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông; sửa chữa, nâng cấp các đài hư hỏng để đưa vào sử dụng (hiện còn 141 xã chưa có đài truyền thanh và 09 xã có đài truyền thanh đã bị xuống cấp cần phải sa chữa, nâng cấp).

1.2.2. Kinh phí và thời gian thực hiện

a) Đầu tư xây dựng mới 141 đài truyền thanh không dây cho 141 xã chưa có đài truyền thanh.

- Tổng số kinh phí cần đầu tư mới 141 đài truyền thanh không dây là 38.632 triệu đồng.

- Thời gian thực hiện như sau:

+ Năm 2019: Đầu tư, thiết lập mới 66 đài cho 66 xã với tổng số kinh phí là 16.532 triệu đồng, từ nguồn vốn đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 (đã được UBND tnh phê duyệt).

+ Năm 2020: Đầu tư, thiết lập mới 56 đài cho 56 xã với tổng số kinh phí là 15.450 triệu đồng, từ nguồn vốn đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 (Đã được UBND tỉnh phê duyệt).

+ Năm 2021: Đầu tư, thiết lập mới 19 đài cho 19 phường, thị trấn với kinh phí là 350.000.000đ/đài, tng kinh phí là 6.650 triệu đồng, từ nguồn vốn đầu tư ngân sách ngân sách cấp tỉnh, cấp huyện.

b) Nâng cấp, sửa chữa 09 đài truyền thanh không dây hiện đang xuống cấp

- Tổng kinh phí: 150.000.000 x 9 đài = 1.350.000.000 đồng

(Tổng sĐài truyền thanh không dây xuống cấp là 9 đài bình quân mi Đài truyền thanh không dây sửa chữa, nâng cấp: 150.000.000 đồng/đài)

- Thời gian thực hiện: năm 2020.

- Nguồn vốn: Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, ngân sách tỉnh, huyện.

1.2.3. Phân công thực hiện.

- Cơ quan chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.

- Cơ quan phối hợp: SKế hoạch và Đầu tư, STài chính, Sở Nông nghiệp và Phát trin nông thôn, UBND cấp huyện, thành phố.

Hằng năm, Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thành phố thng nht danh sách các xã được đầu tư, lập dự án trình UBND tỉnh và thông qua các cơ quan liên quan cân đối nguồn kinh phí.

1.3. Nội dung 3. Ứng dụng công nghệ thông tin

1.3.1. Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ biên tập, sản xuất chương trình.

a) Nội dung:

- Đầu tư trang bị máy tính, kết nối mạng Internet cho tất cả các Đài truyền thanh cấp xã để lấy thông tin từ Internet phục vụ cho công tác tuyên truyền pháp luật, phổ biến kiến thức khoa học, công nghệ cho nhân dân.

- Sử dụng máy vi tính để biên tập, xử lý và lưu trữ tin bài.

- Đào tạo tin học cho cán bộ Đài truyền thanh cấp xã.

- Mỗi Đài truyền thanh xã trang bị: 01 máy vi tính; 01 máy in; 01 bộ bàn máy vi tính có kết nối Internet tốc độ cao.

b) Kinh phí

- Tổng số Đài truyền thanh cấp xã cần được trang bị: 151 đài

- Bình quân mỗi đài: 18.000.000đ

- Tổng kinh phí: 18.000.000 x 151 đài = 2.718 triệu đồng

- Thời gian thực hiện: Trong 02 năm 2020, 2021.

- Nguồn vốn: Ngân sách huyện, ngân sách xã.

c) Phân công thực hiện

- Cơ quan chủ trì: UBND cấp huyện.

- Cơ quan phối hợp: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Thông tin và Truyền thông.

- UBND huyện, thành phố chủ trì rà soát hiện trạng đầu tư máy tính của các Đài Truyền thanh để có kế hoạch đầu tư máy tính cho các Đài truyền thanh cấp xã.

- Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì đào tạo ứng dụng công nghệ thông tin cho các bộ đài xã.

1.3.2. ng dụng công nghệ thông tin - viễn thông trong quản lý hoạt động hệ thống Đài truyền thanh cấp xã:

a) Nội dung: Xây dựng, đầu tư hệ thống quản lý Đài truyền thanh cấp xã thông minh, phục vụ công tác quản lý nội dung tuyên truyền từ cấp tỉnh → huyện → xã theo phân cấp; theo dõi, giám sát hoạt động của các đài truyền thanh xã; quản lý biên tập nội dung.

b) Kinh phí: 6.000 triệu đồng.

- Nguồn vốn: Ngân sách tỉnh.

c) Thời gian thực hiện: 02 năm (năm 2020 - 2021).

d) Phân công thực hiện

- Cơ quan chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.

- Cơ quan phối hợp: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND cấp huyện, thành phố.

1.4. Nội dung 4: Nâng cao chất lượng nội dung chương trình

1.4.1. Nội dung

a) Về thời lượng: Tiếp sóng và phát các chương trình tự sản xuất 2 lần/ngày, mi lần thời lượng tối thiểu 1,5 giờ và vào các khung giờ sau:

- Buổi sáng: Từ 05 giờ 00 đến 06 giờ 30.

- Buổi chiều: Từ 17 giờ 00 đến 18 giờ 30.

b) Về nội dung:

- Tiếp âm: Đảm bảo 100% chương trình thời sự sáng, chiều của Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Đài phát thanh huyện chủ quản được tiếp âm; tiếp âm các chương trình đặc biệt nhân các ngày kỷ niệm trọng thể theo yêu cầu của cấp ủy, chính quyền.

- Các chương trình do địa phương chủ động thực hiện gồm:

+ Chương trình thông tin: Thông báo các văn bn của Đảng, Nhà nước, cấp chính quyền, đoàn thể, quy trình kỹ thuật sản xuất, phòng chống dịch bệnh...

+ Chương trình tự khai thác: Các thông tin khoa học, kinh tế, xã hội được khai thác từ Internet để thông tin cho nhân dân.

+ Chương trình tự sản xuất: Các chương trình văn nghệ, bn tin, bài phản ánh, phóng sự, các chuyên mục được bố trí thời gian thích hợp.

1.4.2. Kinh phí

- Trung bình hằng năm là 12.000.000đ/đài/năm.

- Nội dung chi bao gồm: Chi cho công tác lấy thông tin, biên tập thông tin, thù lao viết bài, khai thác tin bài, sửa chữa, bo dưỡng, bảo trì máy móc thiết bị.

- Mức chi trả cho chế độ thù lao, nhuận bút thực hiện theo Quyết định số 07/2017/QĐ-UBND ngày 20/02/2017 ca Ủy ban nhân dân tnh Hòa Bình.

- Nguồn kinh phí: Ngân sách xã.

1.4.3. Thời gian thực hiện: Hằng năm, từ năm 2019 đến năm 2025.

1.4.4. Phân công thực hiện

- Đơn vị chủ trì: UBND các xã, phường, thị trấn.

- Đơn vị phối hợp: UBND các huyện, thành phố.

1.5. Nội dung 5: Đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho Đài Truyền thanh cấp xã

1.5.1. Nội dung đào tạo cho cán bộ Đài Truyền thanh cấp xã các kỹ năng:

- Kỹ năng biên tập tin, bài, chương trình;

- Kỹ năng khai thác và xử lý, lưu trữ thông tin;

- Nghiệp vụ phát thanh viên hoặc tuyên truyền;

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong truyền thanh;

- Kỹ thuật: Khai thác trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho công tác thông tin, tuyên truyền.

1.5.2. Đối tượng

Cán bộ phụ trách Đài truyền thanh xã, cán bộ Ban biên tập đài xã.

1.5.3. Hình thức đào tạo

- Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn.

- Đào tạo tại chỗ: Cán bộ đài huyện hướng dẫn trực tiếp cho cán bộ đài xã trong quá trình xử lý công việc.

1.5.4. Thời gian, kinh phí

Hằng năm tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ đài truyền thanh cấp xã: Tổng kinh phí lp 1: 40 triệu đồng/lớp/năm x 10 = 400.000.000đ

Nguồn ngân sách: Ngân sách UBND cấp huyện.

1.5.5. Phân công thực hiện

- Chủ trì thực hiện: Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.

- Đơn vị phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh - Truyền hình tnh (xây dựng nội dung và tổ chức đào tạo cho cán bộ đài xã).

2. Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động trang thông tin cơ sở

2.1. Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức hoạt động

2.1.1. Về thể chế

Xây dựng Quy chế hoạt động Trang thông tin cơ sở về tổ chức hoạt động, và nội dung thông tin, về chế độ quản lý lưu trữ thông tin, chế độ thù lao, nhuận bút, chế độ duy trì, nâng cấp trang thông tin điện tử....

2.1.2. Về tổ chức bộ máy và hoạt động

Đảm bảo Ban biên tập trang thông tin điện tử cấp xã do Chủ tịch UBND cấp xã quyết định thành lập, có nhiệm vụ tiếp nhận, xử lý, biên tập, cập nhật thông tin và phối hợp để đảm bảo hoạt động của trang thông cơ sở cấp xã. Ban Biên tập trang thông tin điện tử cấp xã do Lãnh đạo UBND cấp xã làm Trưởng ban; các Phó Trưởng Ban Biên tập và các thành viên do Lãnh đạo UBND cấp xã quyết định phù hợp với điều kiện cụ thể của từng đơn vị và chủ yếu là hoạt động kiêm nhiệm.

2.2. Đầu tư và duy trì hoạt động các trang thông tin điện t

- Xây dựng đảm bảo 100% các xã, phường, thị trấn có trang thông tin điện t.

- Duy trì hoạt động và phát triển của trang thông tin điện tử với các nhiệm vụ sau: Đầu tư và nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị; Nâng cấp, thuê đường truyn kết nối Internet, thuê IP tĩnh; Mua, nâng cấp bản quyền phần mềm và đầu tư mrộng, phát triển, nâng cấp, bảo trì trang thông tin điện tử; Quản lý, điều hành, trực vận hành trang thông tin điện t; Chi trả thù lao, nhuận bút theo quy định; Đào tạo, bồi dưỡng thành viên Ban Biên tập, cán bộ qun trị trang thông tin điện t.

2.3. Đào tạo khai thác sử dụng

2.3.1. Đào tạo nguồn nhân lực

Thành viên Ban Biên tập và cán bộ quản trị hàng năm được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực đảm nhiệm để bảo đảm phục vụ cho hoạt động của trang thông tin cơ sở.

2.3.2. Bo trì, bảo dưng, duy trì hoạt động, nâng cấp, chỉnh sửa trang thông tin điện t

Trang thông tin điện tphải được thường xuyên kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng, chỉnh sửa, giám sát hoạt động để bảo đảm hoạt động liên tục 24 giờ trong tất ccác ngày. Hằng năm, trang thông tin điện tử phải được rà soát, đề xuất phương án nâng cấp, chỉnh sửa cho phù hợp với nhu cầu thực tế.

2.3.3. Bảo đảm an toàn thông tin và dliệu

Ủy ban nhân dân cấp xã - cơ quan chủ quản trang thông tin điện tử có trách nhiệm tuân thủ các quy định của Thông tư số 03/2017/TT-BTTTT ngày 24/4/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông Quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về bảo đm an toàn thông tin theo cấp độ và các văn bản quy phạm pháp luật về bảo đảm an toàn thông tin và dữ liệu.

2.3.4. Bảo đảm đường truyền, máy móc, trang thiết bị phục vụ việc thu thập, xử lý thông tin

UBND cấp xã lựa chọn phương án đầu tư xây dựng hạ tầng hoặc thuê dịch vụ từ nhà cung cấp bên ngoài để bảo đảm cho hoạt động của trang thông tin điện tử theo nguyên tắc tiết kiệm chi phí và bảo đm hiệu qu, có trách nhiệm trang bị đầy đủ trang thiết bị cần thiết phục vụ cho việc thu thập, xử lý và cập nhật thông tin cho trang thông tin điện tử, bảo đảm khai thác hiệu quả hạ tầng công nghệ hiện có.

2.4. Kinh phí và tiến độ thực hiện

- Xây dựng mới 36 trang. Kinh phí xây dựng trang thông tin điện tử cơ bản: 7.500.000đ/trang.

- Kinh phí duy trì hoạt động và phát triển trang thông tin điện tử: 6.000.000đ/trang/năm. Bao gồm: Chi phí nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị; Nâng cấp, thuê đường truyền kết nối Internet, thuê IP tĩnh; nâng cấp bản quyền phần mềm và đầu tư mở rộng, phát triển, nâng cấp, bảo trì trang thông tin điện tử; Quản lý, điều hành, trực vận hành trang thông tin điện tử; Chi trả thù lao, nhuận bút theo quy định; Chi cho công tác đào tạo, bồi dưỡng thành viên Ban Biên tập, cán bộ quản trị trang thông tin điện tử; Các khoản chi khác phục vụ duy trì và phát triển hoạt động của trang thông tin điện tử.

Mức chi trả cho chế độ thù lao, nhuận bút thực hiện theo Quyết định số 07/2017/QĐ-UBND ngày 20/2/2017 của Ủy ban nhân dân tnh Hòa Bình; Mức chi cho việc tạo lập, chuyển đổi và số hóa thông tin cho trang thông tin điện tử thực hiện theo Thông tư số 194/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính. Căn cứ khả năng kinh phí của hoạt động trang thông tin điện tử, Trưởng ban biên tập quyết định mức chi cụ thcho việc tạo lập thông tin và chi trả nhuận bút phù hợp với các quy định hiện hành của nhà nước.

- Nguồn kinh phí: Ngân sách huyện, xã.

- Thời gian:

+ Xây dựng mới các trang: Hoàn thành trong năm 2020.

+ Duy trì và phát triển: Hằng năm.

2.5. Phân công thực hiện

- Đơn vị chủ trì: UBND cấp huyện, xã.

- Đơn vị phối hợp: Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông (Sở Thông tin và Truyền thông).

3. Tăng cường các tài liệu không kinh doanh phục vụ thông tin cơ sở

3.1. Nội dung

- Đảm bảo 100% các Điểm Bưu điện - Văn hóa xã, phường trên địa bàn tỉnh có từ 01 đến 02 Tủ sách pháp luật được bố trí trưng bày thuận tiện cho việc tìm kiếm thông tin của nhân dân. Bao gồm: Mua sắm mới, bổ sung tủ sách, cơ sở vật chất như bàn ghế, quạt và các thiết bị cần thiết khác tùy điều kiện của từng địa phương; sửa chữa, nâng cấp các tủ sách hiện có còn sdụng được.

- Đảm bảo khoảng 500 đầu sách/tủ sách. Tăng tỷ lệ sách về chính trị, quốc phòng - an ninh, khoa học - kỹ thuật, môi trường, văn hóa - văn nghệ. Hằng năm, cập nhật tài liệu không kinh doanh, các nội dung tài liệu liên quan đến chính sách của Đảng và Nhà nước, các quy định của chính quyền địa phương; sách cung cấp thông tin, kiến thức thiết yếu, liên quan đến đời sng hng ngày của người dân...

3.2 Kinh phí và tiến độ thực hiện

- Đầu tư mới trang thiết bị kèm theo (tủ sách, bàn, ghế, và các thiết bị cần thiết khác (nếu có)): 10.000.000 đồng/xã x 151 xã. Tổng chi phí: 1.510.000.000 đồng. Nguồn kinh phí: Ngân sách huyện

- Trang bị ấn phẩm không kinh doanh các loại: (20 ấn phẩm/xã, bình quân 30.000 đồng/01 ấn phẩm); 90.600.000 đồng/năm. Tổng số tiền: 543.600.000 đng. Nguồn kinh phí: Ngân sách xã.

- Tổng kinh phí giai đoạn 2020 - 2025 là: 2.053.600.000 đồng.

3.3. Phân công thực hiện

- Đơn vị chủ trì: UBND cấp huyện.

- Đơn vị phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Tài chính.

4. Củng cố và nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên cơ sở

4.1. Ni dung

- Đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ:

+ Đào tạo về kiến thức, phương thức cập nhật các chtrương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, tin tức thời sự, chính trị, xã hội trong nước và tình hình quốc tế; phương thức nhận biết và đấu tranh với các thế lực thù địch trong từng thời kỳ.

+ Đào tạo về đổi mới, đa dạng trong kỹ năng truyền đạt, tiếp nhận thông tin, đối thoại, trao đổi, giải đáp, tạo sự đồng thuận, nhất trí trong nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân.

+ Đào tạo về kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền miệng, tăng thêm tính sinh động, cuốn hút người nghe, nâng cao chất lượng, hiệu quả của bài tuyên truyền miệng.

- Nâng cao chất lượng, số lượng tài liệu cung cấp cho đội ngũ báo cáo viên; Tăng cường cơ sở vật chất đảm bảo cho công tác tuyên truyền miệng; thực hiện đầy đủ chế độ chính sách với đội ngũ báo cáo viên theo quy định; Đảm bảo chế độ phụ cấp báo cáo viên cơ sở theo Hướng dẫn liên ban số 06-HD/BTCTW-BTGTW, ngày 15/8/2011 của Ban Tổ chức Trung ương và Ban Tuyên giáo Trung ương “về thực hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm đối với báo cáo viên các cấp theo Thông báo số 13- TB/TW ngày 28/3/2011 của Bộ Chính trị”. (Lưu ý: Đi với các nội dung này, Ban Thường vụ Tnh ủy đã ban hành Quyết định s895-QĐ/TU, ngày 20/7/2018 nên sẽ không đề cập tại đây).

4.2 Kinh phí và tiến độ thực hiện

- Hằng năm, UBND cấp huyện và cấp xã dành khoản kinh phí để đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng cho báo cáo viên.

+ Kinh phí đào tạo: 500.000.000đ/năm/10 huyện (50.000.000đ/năm/huyện). Bao gồm kinh phí đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ và kinh phí đào tạo chuyên môn.

Nguồn kinh phí: Ngân sách cấp huyện

- Thời gian đào tạo: 01 đợt/năm, mỗi đợt 02 ngày, số lượng: 01-02 người/xã/đợt.

- Đối với nội dung kinh phí xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị và các phương tiện kỹ thuật phục vụ cho công tác tuyên truyền miệng (01 bộ bao gồm: máy tính xách tay, máy chiếu, máy ghi âm) đã được nêu tại Đề án “Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2018-2025” do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy xây dựng.

- Thời gian: Thực hiện hằng năm, từ năm 2020 đến 2025.

4.3. Phân công thực hiện

- Đơn vị chủ trì: UBND cấp huyện

- Đơn vị phối hợp: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, SThông tin và Truyền thông, Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông.

5. Hoàn thiện hệ thống bảng tin công cộng tại các xã phường thị trấn

5.1. Ni dung

- Đầu tư 151 bảng tin công cộng tại 151 xã, phường, thị trấn; 1.482 bảng tin công cộng tại các thôn, xóm, tổ dân phố, thống nhất về kích thước, chất liệu, đáp ứng được việc truyền tải thông tin thiết yếu, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận thông tin; chính quyền địa phương có nhiều phương tiện để cung cấp, kịp thời công bố thông tin theo quy định và góp phần thực hiện đạt tiêu chí xây dựng nông thôn mới về thông tin và truyền thông và giảm nghèo về thông tin.

- Nội dung thông tin trên bảng tin công cộng do Chủ tịch UBND cấp xã - đơn vị lập bảng tin công cộng chịu trách nhiệm về nội dung, bao gồm: thông tin thông báo chính sách, pháp luật của nhà nước, những sự kiện quốc tế, trong nước liên quan trực tiếp đến người dân ở địa phương, cơ sở; những quy định của chính quyền địa phương, cơ sở và các hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội ở địa phương, cơ sở; các thông tin phi công khai, minh bạch theo quy định; các thông tin thiết yếu đối với đời sống hằng ngày của người dân.

5.2. Kinh phí và tiến độ

Bảng tin công cộng được đầu tư tại cấp xã và thôn, xóm, tổ dân phố được thiết kế thống nhất: Diện tích 1.5m x 2m; chất liệu foocmiaca, viền và chân đế bằng khung nhôm.

- Đối với cấp xã: Kinh phí dự kiến là: 2.500.000 đồng/1 bảng.

- Đối với thôn, xóm, tổ dân phố: Kinh phí hỗ trợ là: 1.000.000 đồng/1 bảng. Tổng kinh phí: 1.482.000.000 đồng.

- Nguồn kinh phí: Ngân sách xã và các nguồn ngân sách hợp pháp khác (nếu có).

- Thời gian triển khai thực hiện: Từ năm 2020 đến hết năm 2022.

Tiến độ triển khai:

Đơn vđầu tư

2020

2021

2022

Số lượng

Giá trị đầu tư (triệu đồng)

Số lượng

Giá trị đầu tư (triệu đồng)

Số lượng

Giá trị đầu từ (triệu đồng)

Xã, phường, thị trấn

50

125

50

125

51

127.5

Thôn, xóm, tổ dân phố

494

494

494

494

494

494

Tổng

 

619

 

619

 

621.5

5.3. Phân công thực hiện

- Đơn vị chủ trì: UBND cấp xã.

- Đơn vị phối hợp: UBND cấp huyện, Sở Thông tin và Truyền thông.

IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Xây dựng cơ chế, chính sách

Tiếp tục nghiên cứu, xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành tạo hành lang pháp lý cho việc quản lý và trin khai các hoạt động đu tư phát triển mạng lưới thông tin và truyền thông.

2. Tổ chức, nguồn nhân lực

- Kiện toàn bộ máy tổ chức, nâng cao hiệu qucông tác quản lý; tăng cường nguồn nhân lực cho hệ thống thông tin cơ sở, đảm bảo triển khai thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền. S Thông tin và Truyn thông phi hợp với các cơ quan liên quan ban hành hướng dẫn cụ thể về công tác quản lý nhà nước và hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ. Thống nhất về công tác quản lý, phân cấp quản lý đối với hệ thống thông tin cơ sở.

- Từng bước bổ sung, kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác thông tin cơ sở, theo hướng hình thành các bộ phận chuyên môn; đm bảo đủ nguồn nhân lực phục vụ công tác quản lý, sản xuất chương trình và vận hành kỹ thuật.

- Tăng cường công tác đào tạo chuyên ngành báo chí, xuất bản, phát thanh truyền hình; tập huấn nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ phóng viên, kỹ thuật viên. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh - Truyền hình, Hội Nhà báo và các ngành liên quan xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo, bồi dưỡng lực lượng công tác thông tin cơ sở cả về mô hình tổ chức; về nội dung chương trình; về đầu tư, ứng dụng các thiết bị kỹ thuật hiện đại.

- Xây dựng đội ngũ cộng tác viên cho thông tin cơ sở bao gồm các cán bộ có trình độ lý luận chính trị từ các cán bộ, công chức đang công tác hoặc đã về hưu tại các cơ quan chính quyền của huyện như Ban Tuyên giáo, Phòng Văn hóa...khắc phục những khó khăn về về nguồn lực trong lĩnh vực thông tin cơ sở.

3. Công nghệ và kỹ thuật

- Công nghệ điều khiển khống chế kỹ thuật số tiện dụng, có thể tắt mở tổng thể hoặc tt mở riêng biệt từng khu dân cư, từng điểm loa;

- Hệ thống máy chủ, máy con có khóa mã riêng, nhằm tránh tình trạng máy thu sóng lạ hoặc can nhiễu sóng lẫn nhau;

- Dải điện nguồn rộng, tối thiểu 50 - 250V, có thể thu phát, tắt mở bình thường, không làm méo tiếng loa, để khắc phục hiện tượng điện áp tụt xuống rất thấp tại một số địa phương vào giờ cao điểm;

- Tần số phát sóng trong dải 54-68MHZ, có thể điều chỉnh được, phù hợp với quy định của Cục Tần số vô tuyến điện - Bộ Thông tin và Truyền thông;

- Không cần Ăng ten trợ giúp máy thu vẫn hoạt động bình thường; cài mã riêng, âm lượng to nhỏ, tắt nguồn...có thể điều chỉnh bằng điều khiển từ xa;

- Hệ thống có khả năng vận hành đơn giản; đảm bảo dịch vụ hậu mãi, bảo trì, bảo hành nhanh chóng, kịp thời, chất lượng; tập huấn đào tạo, hướng dẫn vận hành, khai thác cho các cán bộ tại địa phương.

- Sử dụng công nghệ truyền thanh không dây công nghệ hiện đại giúp tiếp âm các chương trình của Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Đài Phát thanh huyện/thị, thành phố với chất lượng cao, tạo nên một mạng lưới thông suốt và thống nhất cho hệ thống truyền thanh 4 cấp (Trung ương, tỉnh, huyện và xã); đảm bảo an ninh làn sóng trên toàn mạng lưới truyền thanh; không bị nhiễu sóng truyền hình (UHF và VHF); sử dụng tần số phát sóng trong dải 54 - 68 MHz.

4. Huy động các nguồn vốn

Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước để thực hiện các dự án liên quan nhiệm vụ chính trị, hỗ trợ ban đầu, các dự án xây dựng cơ sở vật chất sn xuất chương trình. Trong đó, ưu tiên sử dụng vốn ngân sách tỉnh từ nguồn sự nghiệp phát thanh, truyền hình, tận dụng từ nguồn vốn viện trợ để đầu tư xây dựng.

5. Quản lý nhà nước

- Tăng cường công tác quản lý thông tin cơ sở, thường xuyên kiểm tra, giám sát hệ thống Đài truyền thanh cấp xã, kết hợp với cấp ủy và Ủy ban nhân dân các cấp có kế hoạch đầu tư và định hướng cho trạm truyền thanh xã hoạt động hiệu quả.

- Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, toàn xã hội về vai trò của hệ thống thông tin cơ sở trong việc tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước

- Nâng cao chất lượng tư tưởng, chính trị, văn hóa, khoa học của các cơ quan phát thanh truyền hình, để thông tin phát thanh thật sự là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, là diễn đàn tin cậy của nhân dân.

- Các cấp ủy Đng, chính quyền, cơ quan chủ quản tăng cường lãnh đạo, quản lý hệ thống của mình. Xây dựng, hoàn thiện quy chế qun lý, quy chế phi hợp, chế độ trách nhiệm giữa cơ quan chủ quản và cơ quan phát thanh của mình, nht là trong việc định hướng nội dung, nhân sự, tài chính.

V. PHÂN KỲ ĐẦU TƯ

BẢNG PHÂN KỲ KINH PHÍ CÁC D ÁN

(Đvt: Triệu đồng)

TT

Nội dung

Trong đó

Phân kỳ kinh phí

Nguồn

Kinh phí

Tổng kinh phí

2020

2021

2022

2023

2024

2025

1

Tăng cường trang thiết bị, máy móc

Đu tư mới 141 đài truyền thanh không dây cho 141 xã chưa có đài truyền thanh

31.982

6.650

 

 

 

 

Trung ương

31.982

38.632

Huyện

6.650

Nâng cấp, sa chữa 09 đài truyền thanh không dây hiện đang xuống cấp

1.350

 

 

 

 

 

Trung ương

1.350

1.350

2

Ứng dụng CNTT

Trang bị: 01 máy vi tính; 01 máy in; 01 bộ bàn máy vi tính; 01 modem kết nối Internet và hệ thống đường truyền /đài xã

1.700

1.018

 

 

 

 

Huyện

2.718

2.718

Xây dựng, đầu tư hệ thng quản lý Đài truyền thanh xã thông minh, phục vụ công tác quản lý nội dung tuyên truyền theo phân cấp; theo dõi, giám sát hoạt động của các đài truyền thanh xã; qun lý biên tập nội dung.

2.800

3.200

 

 

 

 

Tỉnh

6.000

6.000

3

Nâng cao chất lượng nội dung chương trình truyền thanh

Tăng cường thời lượng phát sóng và nâng cao chất lượng nội dung

1812

1812

1812

1812

1812

1812

10.872

10.872

4

Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực Đài Truyền thanh xã

Đào tạo các kỹ năng: biên tập tin, bài, chương trình; khai thác và xử lý, lưu trữ thông tin; Ứng dụng công nghệ thông tin trong truyền thanh; Nghiệp vụ phát thanh viên hoặc tuyên truyền; Kỹ thuật: Khai thác trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho công tác thông tin, tuyên truyền.

400

400

400

400

400

400

Huyện

2400

2.400

5

Hoàn thiện và nâng cao hiu quả hot động Trang thông tin cơ sở

Xây dựng mới Trang TTĐT

270

 

 

 

 

 

Huyện

120

270

150

Duy trì, phát triển Trang TTĐT

906

906

906

906

906

906

Huyện

2.300

5.436

3.136

6

Tăng cường các tài liệu không kinh doanh phục vụ thông tin cơ sở

Trang bị tài liệu không kinh doanh mới hằng năm (20 cuốn/xã, 30.000đ/cuốn)

90,6

90,6

90,6

90,6

90,6

90,6

544

2.054

Mua sắm mới cơ sở vật chất, trang thiết bị (bao gồm: tsắt, ghế gấp, bàn)

500

500

510

 

 

 

1.510

7

Củng cố và nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên cơ sở

Đào tạo nguồn nhân lực: Đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng

 

500

500

500

500

500

Huyện

2.500

2.500

8

Hoàn thiện hệ thống bảng tin công cộng

 

619

619

621,5

 

 

 

Xã

1.860

1.860

 

Tổng cộng:

Trung ương

33.332

75.153

Tỉnh

6.000

Huyện

17.750

18.071

 

Bằng chữ: Bảy mươi lăm tỷ một trăm năm ba triệu đồng chn./.

VI. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐỀ ÁN

1. Hiệu quả về chính trị

Đề án được triển khai thực hiện sẽ giúp cho hệ thống thông tin cơ sở được củng cố, hoàn thiện qua đó tăng cường chất lượng và hiệu quả hoạt động, tích cực đưa ch trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước; thông tin kịp thời về sự chỉ đạo, điu hành của cấp ủy, chính quyền địa phương tới người dân đng thời giúp người dân tiếp cận với khoa học kỹ thuật, thị trường, tiếp nhận các kiến thức về kinh tế, văn hóa, xã hội qua đó nâng cao ý thức pháp luật, nâng cao dân trí của nhân dân, tạo sự đng thuận trong xã hội củng cniềm tin của nhân dân với cấp ủy, chính quyền các cấp, tạo nên sức mạnh tổng hợp để vượt qua mọi khó khăn, thách thức, góp phn cùng địa phương và cả nước thực hiện thng lợi sự nghiệp đi mới, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

2. Hiệu quả về kinh tế

Việc triển khai thực hiện các nội dung trong đề án sẽ tăng cường khả năng được tiếp cận thông tin người dân từ đó nắm bắt được thực trạng và định hướng phát triển kinh tế của địa phương; có thông tin, kiến thức khoa học kỹ thuật, góp phần đổi mới tư duy, nâng cao năng lực sản xuất, khai thác hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của địa phương đồng thời cũng qung bá được văn hóa, phong cảnh và các sản phẩm của địa phương tới đông đảo nhân dân cả nước (qua trang thông tin điện tử cơ sở) qua đó thúc đẩy thương mại du lịch để phát triển kinh tế địa phương.

3. Hiệu quả văn hóa - xã hội

- Thực hiện Đề án sẽ mang lại hiệu quả văn hóa - xã hội rất lớn. Đó là rút ngắn khoảng cách về thông tin giữa các vùng miền đặc biệt là đối với bà con vùng sâu, vùng xã, vùng đặc biệt khó khăn, đáp ứng nhu cầu về hưởng thụ văn hóa, tinh thần cho nhân dân, qua đó, góp phần nâng cao dân trí, giáo dục truyền thống cách mạng, những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, địa phương, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

- Việc thc hiện đề án cũng sẽ đóng góp tích cực cho việc quản lý, điều hành của các cấp chính quyền từ tỉnh tới cơ sở, từng bước tạo kênh thông tin hai chiều giữa chính quyền và người dân góp phần thực hiện các mục tiêu trong Nghị quyết số 26/NQ-TW ngày 05/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;

4. Hiệu quả về trật tự an ninh quốc phòng

Với việc tăng cường nội dung và chất lượng thông tin đến người dân, Đề án sẽ góp phần quan trọng vào việc nâng cao nhận thức của người dân về xây dựng thế trận an ninh nhân dân, quốc phòng toàn dân, đấu tranh chống các luận điệu sai trái và “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch; phòng, chống các loại tội phạm, đặc biệt là tội phạm ma túy, mại dâm, mua bán người; phòng chống thiên tai, dịch bệnh trên cơ sở đó đàm bào sự ổn định chính trị, an ninh quốc phòng ở cơ sở.

5. Hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý nhà nưc

Khi đề án được triển khai sđảm bảo tính tích hợp, hội tụ về công nghệ thông tin đến cấp xã, xây dựng mô hình chuẩn về công nghệ - kỹ thuật cho hệ thống truyền thanh cơ sở; phát triển Trang thông tin điện tử của các xã, tăng cường hiệu quả tuyên truyền miệng của đội ngũ báo cáo viên cơ sở, góp phần tiết kiệm chi phí, tăng thời gian và hiệu quả khai thác các loại tài nguyên sẵn có, phát huy hiệu quả nguồn nhân lực.

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Thông tin và Truyền thông

- Là cơ quan chủ trì quản lý, hướng dẫn, theo dõi thực hiện, đồng thời kiểm tra, đôn đc việc thực hiện Đán ở cơ sở. Tng kết tình hình hoạt động của các nhiệm vụ của Đán, báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện hằng năm.

- Hằng năm phối hợp với UBND các huyện xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện đ án, phi hợp với SKế hoạch - Đầu tư, Sở Tài chính cân đối và bố trí nguồn vốn thực hiện các dự án thuộc Đề án đảm bảo yêu cầu.

- Phối hợp với Sở Nội vụ và các đơn vị liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản cụ thể hóa cơ chế chính sách phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương nhằm đáp ứng yêu cầu duy trì và phát triển hệ thống thông tin cơ sở.

- Phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ báo cáo viên cơ sở.

- Phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình tnh và các đơn vị liên quan tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ phụ trách truyền thanh cơ sở và các đối tượng có liên quan.

- Thực hiện công tác định hướng nội dung thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị cấp xã cung cấp thông tin cho các thành phần nội dung được nêu tại Đề án.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Cân đối nguồn vốn đầu tư ngân sách tỉnh, các chương trình, kế hoạch của Trung ương để triển khai thực hiện Đề án.

3. Sở Tài chính

Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông cân đối và xây dựng cơ chế, chính sách tạo điều kiện đảm bảo ưu tiên bố trí kinh phí và cấp đủ kinh phí cho các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh theo Đề án được phê duyệt.

Hằng năm, căn cứ khả năng ngân sách, tham mưu báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Đề án, đối với phần kinh phí của ngân sách tỉnh.

4. Đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

- Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông định hướng thông tin cho Đài Truyền thanh cấp xã, Trang thông tin cơ sở, Báo cáo viên cơ sở, Bảng tin công cộng.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng kế hoạch đào tạo đội ngũ Báo cáo viên cơ sở.

5. Sở Nội vụ

Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu UBND tỉnh ban hành quy định tiêu chuẩn, chế độ, chính sách đối với cán bộ Đài truyền thanh cấp xã, báo cáo viên cơ sở.

6. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh

Phối hợp cùng Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ phụ trách truyền thanh cơ sở và các đối tượng khác có liên quan.

7. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Chuẩn bị tốt các điều kiện, phối hợp chặt chẽ với Sở Thông tin và Truyền thông để triển khai Đề án. Căn cứ vào nội dung Đề án, hằng năm xây dựng kế hoạch triển khai đề án tại cấp huyện gửi Sở Thông tin và Truyền thông tổng hợp.

- Qun lý, đánh giá hoạt động quản lý nghiệp vụ của Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thông đối với hệ thống truyền thanh cơ sở, chỉ đạo Đài huyện tích cực hỗ trợ về kỹ thuật và nội dung thông tin đối với các Đài truyền thanh cấp xã, báo cáo tình hình hoạt động của các Đài truyền thanh cấp xã về Sở Thông tin và Truyền thông theo định kỳ 6 tháng, 1 năm.

- Chỉ đạo Phòng Văn hóa và Thông tin cấp huyện phối hợp cùng Ban Tuyên giáo cùng cấp thực hiện chức năng định hướng thông tin đối với các Đài Truyền thanh cấp xã, trang thông tin cơ sở, báo cáo viên cơ sở, bảng tin công cộng.

- Chỉ đạo Phòng Văn hóa Thông tin cấp huyện chtrì phối hợp tham mưu UBND cấp huyện xây dựng kế hoạch triển khai, thực hiện các nội dung nêu trên. Thực hiện thanh, kiểm tra hoạt động theo chức năng nhiệm vụ của phòng và sự phân công, ủy quyền của Sở Thông tin và Truyền thông về việc triển khai các nội dung của Đề án này.

- Chỉ đạo Phòng Kế hoạch tài chính căn cứ khả năng cân đối ngân sách bố trí kinh phí triển khai thực hiện nhiệm vụ.

- Chỉ đạo UBND cấp xã xây dựng kế hoạch và dành nguồn kinh phí hàng năm để triển khai thực hiện các nội dung của Đề án. Phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện các nhiệm vụ củng cố lại hệ thống truyền thanh cơ sở, hệ thống tài liệu không kinh doanh phục vụ hoạt động thông tin cơ sở, báo cáo viên cơ sở, bảng tin công cộng, trang thông tin cơ sở tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần hoạt động hiệu quả.

VIII. KẾT LUẬN

Hệ thống Thông tin cơ sở có vai hết sức quan trọng trong việc góp phần đưa chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thông tin kịp thời những chỉ đạo của các cấp và chính quyền địa phương đến người dân, giúp người dân tiếp cận với khoa học kỹ thuật, thị trường, tiếp nhận các kiến thức về kinh tế, văn hóa, xã hội...giúp cấp ủy, chính quyền địa phương nâng cao chất lượng công tác chỉ đạo, điều hành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng và đáp ứng nhu cầu tiếp nhận thông tin ngày càng cao của các tầng lp nhân dân, đặc biệt là đng bào vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiu strong tỉnh, nâng cao trình độ dân trí, thay đi ý thức chấp hành pháp luật, nâng cao năng suất lao động, cải thiện và phát triển đời sống

Hệ thống Thông tin cơ sở của tỉnh Hòa Bình đang trong quá trình hoàn thiện và phát triển vì vậy để đảm bảo phát triển đúng định hướng cần phải có một chỉ đạo điều hành thống nhất từ cấp tỉnh đến cấp xã. Đề án phát triển Thông tin cơ sở tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2019 - 2025 là chương trình tổng thể định hướng sự phát triển của hệ thống thông tin cơ sở của Hòa Bình trong thời gian tới qua đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2616/QĐ-UBND ngày 20/11/2019 về Đề án phát triển Thông tin cơ sở trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2019-2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.436

DMCA.com Protection Status
IP: 18.119.192.2
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!