Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 2445/QĐ-BTC 2018 Kiến trúc Chính phủ điện tử ngành Tài chính

Số hiệu: 2445/QĐ-BTC Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Đinh Tiến Dũng
Ngày ban hành: 28/12/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2445/QĐ-BTC

Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KIẾN TRÚC CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ NGÀNH TÀI CHÍNH

B TRƯỞNG B TÀI CHÍNH

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2017 của Chính ph quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử;

Căn cứ Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4;

Căn cứ Nghị quyết số 02-NQ/BCSĐ ngày 09 tháng 3 năm 2018 của Ban cán sự Đảng Bộ Tài chính về triển khai ứng dụng công nghệ của của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 trong lĩnh vực Tài chính - Ngân sách;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Tin học và Thống kê tài chính,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kiến trúc Chính phủ điện tử ngành Tài chính bao gồm một số nội dung chủ yếu:

1. Mục đích

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của ngành Tài chính và chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp; dựa trên dữ liệu lớn và dữ liệu mở hưng tới Tài chính số với mục tiêu ly người dân, doanh nghiệp làm trung tâm; tạo nền tảng cho ngành Tài chính tiếp cận, nắm vai trò chủ động, kiến tạo và đi đu trong việc chuyển đổi sang nền Tài chính số hiện đại tại Việt Nam.

2. Định hướng và lộ trình

a) Giai đoạn tới năm 2020:

- Tầm nhìn: Tiếp tục hoàn thiện xây dựng Chính phủ điện tử ngành Tài chính hướng ti Chính phủ phục vụ, lấy người dùng làm trung tâm và nâng cao hiệu quả hoạt động toàn ngành thông qua Chính phủ điện tử và các công cụ số hóa.

- Chuyển đổi về phần mềm, hệ thống công nghệ thông tin:

+ ng dụng dùng chung: Bước đầu hoàn thiện các hệ thống thông tin phục vụ xây dựng văn phòng không giấy tờ, môi trường cộng tác số và truyền thông hợp nhất, các hệ thống thông tin quản lý nguồn lực tổng thể nội ngành, hệ thống báo cáo điện tử tích hợp toàn ngành, cơ sở dữ liệu danh mục dùng chung, cung cấp thông tin báo cáo ra bên ngoài,....

+ ng dụng chuyên ngành, ứng dụng dịch vụ công trực tuyến: Tiếp tục hoàn thiện hệ thng thông tin quản lý ngân quỹ; tổng Kế toán nhà nước; quản lý tài sản công; quản lý tài chính doanh nghiệp nhà nước; quản lý bảo hiểm; quản lý chứng khoán; quản lý thuế cá nhân; quản lý thuế doanh nghiệp; quản lý xuất nhập khẩu; quản lý Giá (giai đoạn 2); dự trữ nhà nước; xây dựng hệ thống quản lý tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng và hệ thống quản lý quan hệ người dùng tiếp nhận ý kiến, phản hồi của người dùng để nâng cao cải cách hành chính; hoàn thiện hệ thống thông tin dịch vụ công một cửa liên thông cấp 3,4 nhằm mục tiêu 100% các thủ tục hành chính cần thiết được xây dựng thành các dịch vụ công trực tuyến cấp 3/cấp 4 và được cung cấp trên một hệ thống cổng thông tin điện tử tích hợp ngành Tài chính và các ứng dụng trên thiết bị thông minh; Cổng dịch vụ công trực tuyến và Hệ thống thông tin một cửa điện tử của Bộ Tài chính cn phải đảm bảo sẵn sàng để chia sẻ thông tin về tình hình giải quyết thủ tục hành chính, thành phần hồ sơ đã được xác thực và kết quả giải quyết thủ tục hành chính đã được số hóa với Cổng dịch vụ công Quốc gia,....

- Chuyển đổi về nền tảng tích hợp, chia sẻ, liên thông dữ liệu: Xây dựng nn tảng tích hợp hướng dịch vụ (SOA Platform); hoàn thiện Cng dịch vụ công tích hợp ngành Tài chính dựa trên công nghệ đám mây nội bộ và giao diện lập trình ứng dụng (APIs); hoàn thiện Hệ thống quản lý định danh tập trung (SSO); tiếp tục hoàn thành xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính, thí điểm công nghệ dữ liệu ln (Big Data).

- Chuyển đi về hạ tầng kỹ thuật và bảo mật: Xây dựng “đám mây” nội bộ ngành Tài chính (MOF-Cloud) ở mức Hạ tầng như một dịch vụ (IaaS); hoàn thiện hệ thống quản lý định danh và truy cập ngành Tài chính phù hợp với nền tảng đám mây; thí điểm tích hp ứng dụng nội bộ ngành với hệ thống quản lý định danh và truy cập; xây dựng hệ thống giám sát an toàn thông tin mạng (SOC).

b) Giai đoạn 2021 ti 2025:

- Tầm nhìn: Tiếp tục hoàn thiện các hệ thống thông tin phục vụ xây dựng văn phòng không giấy tờ; xây dựng nền tảng Tài chính s dựa trên dữ liệu và dữ liệu mở; thiết lập hệ sinh thái ngành Tài chính số trong đó Chính phủ đóng vai trò kiến tạo và kết nối với các bên thông qua việc mở, chia sẻ dữ liệu và các nền tảng số hóa để cho phép nhiều bên tạo ra các dịch vụ Tài chính thông minh.

- Chuyển đổi về phần mềm, hệ thống công nghệ thông tin:

+ Duy trì, vận hành, cập nhật các hệ thống thông tin đã hoàn thành xây dựng ở giai đoạn trước.

+ ng dụng dùng chung: Thiết lập hệ thống quản lý theo dõi quy trình công việc, quản lý Mua sắm - Đấu thầu - Dự án đầu tư; tích hợp các hệ thống nội bộ về quản lý nguồn lực tổ chức; ứng dụng khoa học dữ liệu hỗ trợ điều hành để xây dựng hệ thống hỗ trợ ra quyết định dựa trên dữ liệu lớn và dữ liệu tích hợp ngành Tài chính,....

+ ng dụng chuyên ngành: Xây dựng hệ thống thông tin quản lý rủi ro lãi suất, tỷ giá, thị trường; lập ngân sách trung hạn; thanh tra, giám sát, xử lý nợ thuế; thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm hải quan; khai thác, sử dụng các dịch vụ tài chính công mới được xây dựng bởi bên thứ 3 (các công ty fintech) trên dữ liệu tài chính mở của ngành Tài chính; thí điểm ứng dụng trí tuệ nhân tạo và trợ lý ảo trong một số hoạt động nghiệp vụ chủ chốt và hoạt động chỉ đạo điều hành của ngành Tài chính,....

- Chuyển đổi về về nền tảng tích hợp, chia sẻ, liên thông dữ liệu:

+ Nền tảng dữ liệu mở: 100% các lĩnh vực tài chính có cơ sở dữ liệu mở trong phạm vi ngành Tài chính (các lĩnh vực thuộc cơ sở dữ liệu quốc gia về Tài chính) phù hợp với quy định tại Luật tiếp cận thông tin và được công khai trên môi trường mạng.

+ Nền tảng điện toán “đám mây”: Xây dựng hệ thống “đám mây” có khả năng mở tích hợp với các ứng dụng bên ngoài đồng thời đảm bảo an toàn thông tin nội bộ (“đám mây” cần hỗ trợ cung cấp giao diện lập trình ứng dụng cho các ứng dụng tài chính).

+ Hình thành Kho ứng dụng dịch vụ tài chính thông minh.

+ Hoàn thiện nền tảng dữ liệu lớn phục vụ thu thập, phân tích, dự báo (dữ liệu lớn, Internet kết nối vạn vật)

+ Hoàn thiện nền tảng xác thực phân tán (Blockchain): Hoàn thành việc tích hợp 100% ứng dụng với hệ thống quản lý định danh và truy cập ngành Tài chính và tích hợp với các hệ thống công nghệ thông tin quốc gia hướng tới một hệ thống quản lý tài chính xuyên suốt trong ngành Tài chính và Chính phủ.

- Chuyển đổi về hạ tầng kỹ thuật và bảo mật:

+ Hoàn thành xây dựng “đám mây’’ ngành Tài chính (MOF-Cloud) ở mức Nền tảng như một dịch vụ (PaaS), cung cấp các giao diện lập trình ứng dụng cho các bên thứ ba để tạo các dịch vụ tài chính thông minh.

+ Hoàn thành kết nối giữa các hệ thống giám sát an toàn thông tin mạng (SOC) toàn ngành.

c) Giai đoạn 2026 - 2030:

- Tầm nhìn: Thiết lập hệ thống Tài chính số hóa hoàn toàn và nền tài chính thông minh. Ngành Tài chính đóng vai trò dẫn dắt sự phát triển của kinh tế số dựa trên việc đẩy nhanh các giá trị gia tăng của dịch vụ Tài chính, chuyển đi mô hình kinh tế bao hàm kinh tế số.

- Chuyển đi về phần mềm, hệ thống công nghệ thông tin:

+ ng dụng dùng chung: Kho ng dụng Tài chính số phục vụ hoạt động nội ngành; phát triển hệ thống hỗ trợ ra quyết định của ngành Tài chính trở thành công cụ quan trọng trong điều hành Chính phủ,....

+ ng dụng chuyên ngành: Các ứng dụng thông minh hỗ trợ nghiệp vụ: Trí tuệ nhân tạo, trợ lý ảo trở thành ph biến trong hoạt động điều hành, xây dựng, hoạch định, đánh giá chính sách của Bộ Tài chính; 100% các thiết bị hỗ trợ nghiệp vụ, điều hành như: camera giám sát, thiết bị cảm ứng (các kho dự trữ nhà nước, kho bãi hải quan), thiết bị di động, robot, dữ liệu mạng xã hội, ... được kết nối, dữ liệu được thu thập, phân tích và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ người quản lý, sử dụng; 100% các dịch vụ cung cấp cho người dân, doanh nghiệp được “cung cấp chủ động” do nhiều bên theo mô hình cá nhân hóa; cung cấp các dịch vụ tài chính công mới theo nhu cầu/yêu cầu riêng (đặc thù) của người dân, doanh nghiệp; các dịch vụ tài chính công được đơn vị thứ ba khai thác, xây dựng thành các dịch vụ mới cung cấp cho khách hàng trên nhiều kênh/phương tiện giao tiếp (dân sự hóa các dịch vụ tài chính công của ngành Tài chính),....

- Chuyển đổi về nền tảng tích hợp, chia sẻ, liên thông dữ liệu: Nền tảng dữ liệu mở được hoàn thiện và tích hợp trong mọi ứng dụng; nền tảng điện toán đám mây lai hoạt động thông suốt; nền tảng dữ liệu lớn phục vụ thu thập, phân tích, dự báo (Big Data, IoT) được ứng dụng để thu thập dữ liệu thời gian thực phục vụ cho các ứng dụng quản lý; nn tảng xác thực phân tán (Blockchain): tích hợp trong hầu hết các giao dịch điện tử trong ngành Tài chính.

- Chuyển đổi về hạ tầng kỹ thuật và bảo mật: Tích hợp đám mây Tài chính với đám mây của Chính phủ; tích hợp giám sát an toàn thông tin với hệ thống của Chính phủ.

3. Mô hình Kiến trúc Chính phủ điện tử ngành Tài chính

a) Mô hình kiến trúc tổng th:

- Lớp Kênh, Dịch vụ cổng và Dịch vụ công trực tuyến: Là các lớp giúp công dân, doanh nghiệp và các tổ chức giao tiếp với hệ thống.

- Lớp ng dụng: gồm các thành phần chính sau: (i) ng dụng hỗ trợ hệ sinh thái; (ii) ứng dụng hỗ trợ lãnh đạo; (iii) ứng dụng chuyên ngành; (iv) ứng dụng nội bộ; (v) ứng dụng tích hợp báo cáo; (vi) ứng dụng dùng chung toàn ngành.

Thành phần ứng dụng tổng hợp báo cáo, ứng dụng nội bộ và 05 thành phần ứng dụng chuyên ngành thuộc lớp ứng dụng tạo thành bộ 07 nhóm ứng dụng ct lõi. Các thành phần ứng dụng ct lõi này cùng với nhóm dịch vụ dùng chung toàn ngành tạo thành một danh mục đy đủ các ứng dụng cần thiết cho ngành Tài chính.

- Lớp Cơ sở dữ liệu: Gồm các thành phần dữ liệu tương ứng với 07 nhóm ứng dụng cốt lõi (mỗi ứng dụng cốt lõi đều có thành phần dữ liệu tương ứng), dữ liệu dùng chung và dữ liệu tổng hợp ngành Tài chính.

- Lớp Dịch vụ Chia sẻ và Tích hợp: Gồm nhóm các thành phần: (i) dịch vụ nền tảng dữ liệu mở, dịch vụ nền tảng dữ liệu lớn phục vụ thu thập, phân tích, dự báo, dịch vụ tích hp báo cáo và phân tích dữ liệu; (ii) dịch vụ nền tảng tích hợp dữ liệu toàn ngành tài chính; (iii) dịch vụ quản lý định danh tập trung, hỗ trợ cộng tác; (iv) dịch vụ xác thực và lưu trữ phân tán nội bộ, liên thông.

- Lớp hạ tầng: gồm các thành phần: (i) Nền tảng điện toán đám mây hỗ trợ cung cấp giao diện lập trình cho các ứng dụng; (ii) hạ tầng công nghệ thông tin.

b) Kiến trúc thành phần:

Kiến trúc Chính phủ điện tử ngành Tài chính gồm các Kiến trúc thành phần sau:

(1) Kiến trúc nghiệp vụ: Thể hiện góc nhìn tổng thể bao quát toàn ngành Tài chính, phân chia thành các nhóm dòng nghiệp vụ cốt yếu đ đảm bảo tính bền vững trong việc phục vụ nhu cầu nghiệp vụ. Kiến trúc nghiệp vụ gồm 07 nhóm dòng nghiệp vụ chính bao gồm: (i) Quản lý nghiệp vụ tài chính nhà nước; (ii) Quản lý thị trường tài chính; (iii) Quản lý NN về hải quan; (iv) Quản lý NN về thuế; (v) Thanh tra; (vi) Nhóm nghiệp vụ khác và hoạt động nội ngành; (vii) Thông tin báo cáo ra bên ngoài.

Mô hình nghiệp vụ mức khái niệm (mức các nhóm dòng nghiệp vụ) của Bộ Tài chính được th hiện như sau:

Các nhóm dòng nghiệp vụ: quản lý nghiệp vụ tài chính nhà nước, quản lý thị trường tài chính, quản lý nhà nước về thuế, quản lý nhà nước về hải quan, thanh tra, báo cáo được liên thông, kết nối thông tin, thực hiện cung cấp:

- Các công cụ công nghệ thông tin hỗ trợ:

+ Quản lý Tài chính nhà nước, hệ thống dịch vụ công cho các đơn vị sử dụng ngân sách.

+ Quản lý về thị trường Tài chính cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động trong thị trường Tài chính.

+ Dịch vụ công cho các đơn vị sử dụng ngân sách, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động trong thị trường tài chính; người dân, doanh nghiệp và tổ chức nói chung.

+ Quản lý về giao dịch về Thuế, Hải quan cho người dân, doanh nghiệp, tổ chức nói chung.

+ Xây dựng, hướng dẫn chính sách cho các cơ quan thuộc hệ thống chính trị (Quốc Hội, Đảng, Nhà nước); người dân, doanh nghiệp, tổ chức nói chung.

+ Nghiệp vụ cho Lãnh đạo các cấp ngành Tài chính; cán bộ, công chức ngành Tài chính.

+ Quản lý theo chính sách và quy định cho cán bộ, công chức ngành Tài chính; các đơn vị ngành Tài chính; các hiệp hội, tổ chức ngành Tài chính.

+ Thanh, kiểm tra, giám sát cho cán bộ, công chức ngành Tài chính; các đơn vị ngành Tài chính; các hiệp hội, tổ chức ngành Tài chính.

- Các thông tin hỗ trợ hoạt động ch đạo, điều hành:

+ Báo cáo về hoạt động Tài chính đối với: các đơn vị sử dụng ngân sách; các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động trong thị trường Tài chính; người dân, doanh nghiệp, tổ chức nói chung; cơ quan thuộc hệ thống chính trị (Quốc Hội, Đảng, Nhà nước).

+ Thông tin hỗ trợ điều hành cho Lãnh đạo ngành Tài chính.

+ Thông tin hỗ trợ nghiệp vụ cho Lãnh đạo các cấp ngành Tài chính, cán bộ, công chức ngành Tài chính; các đơn vị ngành Tài chính.

(2) Kiến trúc dữ liệu: Thiết kế theo mô hình quản lý dữ liệu sử dụng công nghệ dữ liệu lớn (big data, data lake/data hub), dữ liệu mở và ứng dụng khoa học dữ liệu trong công tác quản lý, điều hành của Lãnh đạo các cấp trong ngành Tài chính.

Dữ liệu ngành Tài chính được phân tách ra làm 2 nhóm chính: Dữ liệu dùng chung và Dữ liệu chuyên ngành.

- Dữ liệu dùng chung: Là các dữ liệu được sử dụng chung giữa các đơn vị trong toàn ngành Tài chính bao gồm dữ liệu về: văn bản điều hành/văn bản điện tử; danh mục dùng chung; doanh nghiệp; cán bộ; quản lý nội ngành; mở; thu-chi ngân sách; đơn vị quan hệ về ngân sách, báo cáo thống kê,....

- Dữ liệu chuyên ngành: Là các dữ liệu phục vụ cho công tác chuyên môn, đặc thù theo chức năng, nhiệm vụ của mỗi đơn vị, bao gồm dữ liệu về: (i) Thuế (người nộp thuế; doanh nghiệp nộp thuế; kiểm tra, thanh tra, nợ thuế; quản lý rủi ro thuế); (ii) hải quan (danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu; trị giá hải quan; danh mục biu thuế xuất nhập khẩu; quản lý rủi ro hải quan; tình báo hải quan; kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm); (iii) quản lý nghiệp vụ tài chính nhà nước (quản lý kho bạc; quản lý dự trữ nhà nước; quản lý giá; quản lý nợ công; quản lý tài sản công; quản lý, giám sát vốn nhà nước tại doanh nghiệp; quản lý thu, chi ngân sách nhà nước); (iv) quản lý thị trường tài chính (quản lý bảo hiểm; quản lý chứng khoán); (vi) quản lý thanh tra.

(3) Kiến trúc ứng dụng: Bao gồm thiết kế nền tảng dùng chung cho toàn ngành, hỗ trợ kết nối Internet vạn vật (IoT) thông qua nền tảng Kho ứng dụng s. Sử dụng các công nghệ quản lý, xác thực tiên tiến như Blockchain, mobile ID,... nhằm xác thực định danh, xác thực liên kết giữa các giao dịch điện tử trong ngành tài chính. Kiến trúc ứng dụng được thiết kế cho phép tích hợp, chia sẻ dữ liệu và xây dựng ứng dụng một cách linh hoạt thông qua cơ chế tích hợp có tính đến các giải pháp tích hợp, chia sẻ dữ liệu qua trục tích hợp (ESB) và các công nghệ tích hợp phân tán.

Mô hình kiến trúc ứng dụng ngành Tài chính được thể hiện như sau:

- Lớp người dùng: được phân chia thành 2 nhóm: nhóm người dùng bên ngoài (doanh nghiệp, người dân, cơ quan, tổ chức) và các người dùng nội bộ (công chức, viên chức ngành Tài chính).

- Lớp kênh giao tiếp số và trực tiếp: Người dùng giao tiếp với hệ thống thông qua các kênh: giao tiếp số (máy tính, thiết bị di động) và giao tiếp trực tiếp (giao dịch một cửa, điện thoại).

- Lớp ứng dụng: Bao gồm thành phần: (i) Kho ứng dụng dịch vụ tài chính thông minh (bao gồm các ứng dụng hỗ trợ hệ sinh thái); (ii) cổng dịch vụ tích hợp ngành Tài chính phục vụ và tương tác với người dân và doanh nghiệp; (iii) ứng dụng khoa học dữ liệu hỗ trợ điều hành (ứng dụng hỗ trợ Lãnh đạo); (iv) ứng dụng hỗ trợ báo cáo; (v) ứng dụng chuyên ngành (thuế, hải quan, ngân sách, chứng khoán,...); (vi) ứng dụng hỗ trợ nội bộ và cộng tác.

- Lớp nền tảng tích hợp: Cung cấp các dịch vụ dùng chung cho lớp ứng dụng, hỗ trợ xây dựng, phát triển các ứng dụng một cách hiệu quả; cung cấp các chức năng xử lý, lưu trữ, tích hợp giữa các hệ thống công nghệ thông tin trong ngành Tài chính.

Các thành phần chính của lớp nền tảng tích hợp được xây dựng theo hướng tiếp cận kiến trúc hướng dịch vụ (SOA) gồm: (i) Dịch vụ nền tảng xác thực và lưu trữ phân tán nội bộ và liên thông; (ii) Dịch vụ nền tảng tích hợp hướng dịch vụ; (iii) Dịch vụ thu thập và lưu trữ dữ liệu; (iv) Dịch vụ quản lý đnh danh tập trung; (v) Dịch vụ hỗ trợ cộng tác; (iv) Dịch vụ nền tảng xử lý dữ liệu chuyên đề; (vii) Dịch vụ nền tảng dữ liệu lớn phục vụ thu thập, phân tích, dự báo; (viii) Dịch vụ nn tảng dữ liệu mở.

- Lớp Hạ tầng: Cung cấp các dịch vụ lưu trữ, tính toán, triển khai, quản trị,... gồm hai thành phần chính: (i) Nền tảng điện toán đám mây hỗ trợ cung cấp APIs cho các ứng dụng tài chính; (ii) Hạ tầng phần cứng.

(4) Kiến trúc hạ tầng: Thiết kế theo mô hình điện toán đám mây (Cloud computing) nhằm tạo ra một nền tảng hạ tầng dùng chung, bảo đảm an toàn thông tin cho toàn ngành Tài chính nhưng vẫn cho phép tạo ra các đám mây riêng của các đơn vị để chủ động trong quản lý vận hành. Nền tảng tính toán đám mây xây dựng trên cơ sở các mô hình tham chiếu tiên tiến trên thế giới như: Software Defined Network, Multi-Cloud, Hybrid Cloud,....

Mô hình kiến trúc hạ tầng mục tiêu của ngành Tài chính được xây dựng dựa trên công nghệ điện toán đám mây, triển khai theo một trong hai mô hình sau:

- Triển khai theo mô hình đám mây riêng:

- Triển khai theo mô hình đám mây lai: Hạ tầng đám mây riêng (private cloud) của ngành có thể kết nối với các đám mây riêng khác hoặc đám mây công cộng theo mô hình đám mây lai. Trong đó, đám mây lai có thể được sử dụng để làm môi trường thử nghiệm và phát triển ứng dụng, triển khai các ứng dụng không cần chế độ bảo mật cao,....

(5) Kiến trúc an toàn thông tin: Quy định các nội dung an toàn thông tin cần xem xét áp dụng để bảo vệ thông tin và các hệ thống thông tin từ việc truy cập, sử dụng, tiết lộ, gián đoạn hoặc thay đổi trái phép. Kiến trúc an toàn thông tin phù hợp với các công nghệ mới được thiết kế trong Kiến trúc ứng dụng, Kiến trúc dữ liệu và Kiến trúc hạ tầng.

Kiến trúc an toàn thông tin ngành Tài chính được thể hiện như sau:

Các thành phần kiến trúc an toàn thông tin như sau:

- Dịch vụ ATTT tập trung: gồm các thành phần chính: định danh và xác thực; phân quyền; quản lý định danh và khóa; kiểm toán; sao lưu, phục hồi.

- Giám quản: gồm các thành phần chính: chính sách an toàn bảo mật; chiến lược; vai trò và trách nhiệm; quản lý rủi ro; pháp lý và điều tiết; giáo dục và nhận thức.

- Thành phần trung tâm: gồm các thành phần chính: giám sát người dùng; an toàn tầng ứng dụng; an toàn hạ tầng và nền tảng.

4. Tổ chức thực hiện

a) Ban chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử của Bộ Tài chính: Chỉ đạo các đơn vị trong Bộ triển khai thực hiện Kiến trúc Chính phủ điện tử ngành Tài chính.

b) Tổ công tác giúp việc y viên Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử của Bộ Tài chính: Đảm bảo thực thi Kiến trúc Chính phủ điện tử ngành Tài chính.

c) Cục Tin học và Thng kê tài chính:

- Chịu trách nhiệm chính trong việc cập nhật, duy trì và tổ chức triển khai Kiến trúc Chính phủ điện tử ngành Tài chính, Kiến trúc Chính phủ điện tử mức chi tiết tại cơ quan Bộ.

- Chủ trì xây dựng, triển khai các ứng dụng/hệ thống thông tin/dữ liệu dùng chung, nền tảng công nghệ dùng chung phục vụ tích hợp, liên thông, trao đi, chia sẻ dữ liệu trong toàn ngành Tài chính, giữa Bộ Tài chính với các cơ quan, đơn vị ngoài ngành.

- Hướng dẫn, kiểm tra tính tuân thủ của các đơn vị trong việc xây dựng, triển khai Kiến trúc Chính phủ điện tử ngành Tài chính.

- Xây dựng kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin 5 năm và hàng năm phù hợp với kiến trúc Chính phủ điện tử ngành Tài chính.

- Nghiên cứu, xây dựng, sửa đổi và trình Bộ trưởng ban hành các văn bản quy định, hướng dẫn, các tiêu chuẩn kỹ thuật phục vụ triển khai Chính phủ điện tử.

d) Các đơn v cấp Tổng cục (Thuế, Kho bạc, Dự trữ, Chứng khoán, Hải quan):

- Căn cứ trên nhu cầu thực tế, nếu cần thiết báo cáo Bộ xin chủ trương xây dựng Kiến trúc Chính phủ điện tử của đơn vị. Trên cơ sở phê duyệt chủ trương của Bộ, các đơn vị tổ chức triển khai thực hiện xây dựng Kiến trúc Chính phủ điện tử của hệ thống, trình Bộ xem xét, phê duyệt.

- Chủ trì xây dựng, triển khai các ứng dụng/hệ thống thông tin chuyên ngành thuộc phạm vi đơn vị; các ứng dụng/hệ thống thông tin khác do Lãnh đạo Bộ giao.

- Chủ trì xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản hướng dẫn liên quan đến việc triển khai, liên thông, chia sẻ dữ liệu của các hệ thống thông tin do đơn vị quản lý, vận hành.

- Xây dựng kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin 5 năm và hàng năm phù hợp với kiến trúc Chính phủ điện tử ngành Tài chính và kiến trúc Chính phủ điện tử của đơn vị.

- Phối hợp với Cục Tin học và Thống kê tài chính xây dựng, triển khai các các ứng dụng/hệ thống thông tin/dữ liệu dùng chung, nền tảng công nghệ dùng chung phục vụ tích hợp, liên thông, trao đổi, chia sẻ dữ liệu trong toàn ngành Tài chính, giữa Bộ Tài chính với các cơ quan, đơn vị ngoài ngành.

- Khai thác, sử dụng các hệ thống thông tin dùng chung của Bộ và ứng dụng riêng của đơn vị theo đúng quy định, đảm bảo an toàn thông tin.

e) Viện Chiến lược và chính sách Tài chính:

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng Chiến lược Tài chính đến 2030 và chiến lược của từng lĩnh vực thuế, hải quan, kho bạc, nợ công, tài sản công, chứng khoán, dự trữ quốc gia, giá, bảo hiểm, kế toán - kiểm toán,... phù hợp với lộ trình cải cách thủ tục hành chính, lộ trình xây dựng Chính phủ điện tử của Chính phủ, của ngành Tài chính.

f) Văn phòng Bộ:

- Chủ trì, phối hợp với Cục Tin học và Thống kê tài chính và các đơn vị liên quan tổ chức triển khai công tác truyền thông, tuyên truyền, phổ biến Kiến trúc Chính phủ điện tử cấp Bộ.

- Chủ trì, phối hợp với Cục Tin học và Thống kê tài chính đôn đốc, kiểm tra việc cải cách thủ tục hành chính, xây dựng, triển khai Chính phủ điện tử của các đơn vị trong ngành.

g) Cục Kế hoạch - Tài chính

Cân đối ngân sách, bố trí nguồn vốn để triển khai các dự án ứng dụng công nghệ thông tin theo kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin 5 năm và hàng năm phù hợp với kiến trúc Chính phủ điện tử ngành Tài chính và kiến trúc Chính phủ điện tử của đơn vị (nếu có).

h) Các đơn vị Vụ, Cục khác thuộc Bộ:

- Rà soát, hoàn thiện cơ chế chính sách, chuẩn hóa nghiệp vụ đảm bảo có thể ứng dụng công nghệ mới trong công tác quản lý nghiệp vụ; phối hợp với Cục Tin học và Thống kê tài chính phân tích, đưa ra các yêu cầu nghiệp vụ và tổ chức triển khai ứng dụng ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu quản lý nghiệp vụ.

- Tuân thủ Kiến trúc Chính phủ điện tử ngành Tài chính, phối hợp với Cục Tin học và Thống kê tài chính trong việc xây dựng, triển khai ứng dụng/hệ thống thông tin chuyên ngành.

- Khai thác, sử dụng các hệ thống thông tin dùng chung của Bộ theo đúng quy định, đảm bảo an toàn thông tin.

- Ch trì xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản hướng dẫn liên quan đến việc triển khai, liên thông, chia sẻ dữ liệu của các hệ thống thông tin do đơn vị quản lý, vận hành.

Điều 2. Ban hành kèm Quyết định này Kiến trúc Chính phủ điện tử ngành Tài chính.

Điều 3. Kiến trúc này làm căn cứ để xây dựng kế hoạch triển khai ứng dụng công nghệ thông tin ngành Tài chính, Cục Tin học và Thống kê tài chính có trách nhiệm duy trì, cập nhật kiến trúc hàng năm.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng Bộ Tài chính, Cục trưởng Cục Tin học và Thống kê tài chính, Thủ trưởng, các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để b/c)
- Các Thứ trưng (để chỉ đạo);
- Văn phòng Chính phủ (để b/c);
- Bộ Thông tin và Truyền thông (để b/c)
- Website Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, THTK.

BỘ TRƯỞNG




Đinh Tiến Dũng

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2445/QĐ-BTC ngày 28/12/2018 về Kiến trúc Chính phủ điện tử ngành Tài chính do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


8.844

DMCA.com Protection Status
IP: 3.149.213.209
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!