ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CAO BẰNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2315/QĐ-UBND
|
Cao Bằng, ngày 08 tháng 12 năm 2015
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG
CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2016-2020 TỈNH CAO BẰNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân
dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11
năm 2003;
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 ngày 29/06/2006;
Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP
ngày 10/04/2007 của Chính phủ về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;
Căn cứ Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày
15/04/2015 của Chính phủ ban hành “Chương trình hành động của Chính phủ thực
hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/07/2014 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành
Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về đẩy
mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin
đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc
tế”;
Căn cứ nghị quyết 36a/NQ-CP ngày
14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử;
Căn cứ Quyết định số 1819/QĐ-TTg
ngày 26/10/2015 của Thủ Tướng Chính phủ về phê duyệt
Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin
trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ Chương trình hành động số
56-CTr/TU ngày 06/05/2015 của Tỉnh ủy Cao Bằng về
thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/07/2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh
ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền
vững và hội nhập quốc tế;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Thông
tin và Truyền thông,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch ứng dụng công nghệ
thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016-2020 tỉnh Cao
Bằng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì phối
hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và đơn vị có
liên quan triển khai thực hiện đạt hiệu quả các nhiệm vụ thuộc Kế hoạch này.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở: Thông
tin và Truyền thông, Kế hoạch và Đầu tư, Tài Chính; Thủ trưởng các cơ quan đơn
vị liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3 (để thực
hiện);
- Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Lưu: VT, VX (G, L).
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Hoàng Xuân Ánh
|
KẾ HOẠCH
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC GIAI
ĐOẠN 2016-2020 TỈNH CAO BẰNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2315/QĐ-UBND ngày 08 tháng
12 năm 2015 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Cao Bằng)
I. CĂN CỨ LẬP KẾ
HOẠCH
Căn cứ Luật CNTT số 67/2006/QH 11
ngày 29/06/2006;
Căn cứ Luật Giao dịch điện tử
51/2005/QH 11 ngày 29/11/2005;
Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP
ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ
thông tin trong hoạt động cơ quan Nhà nước;
Căn cứ Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày
5/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020;
Căn cứ Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày
5/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về lập kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016 - 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày
15/04/2015 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực
hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ
thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế;
Căn cứ Nghị quyết 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử;
Căn cứ Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày
26/10/2015 của Thủ Tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng
dụng công nghệ thông tin trong hoạt động
của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 3132/QĐ-UBND ngày 31/12/2008 của UBND tỉnh về phê duyệt Quy hoạch ứng dụng và
phát triển công nghệ thông tin tỉnh Cao
Bằng đến năm 2015 định hướng đến năm 2020;
Căn cứ Kế hoạch số 3108/KH-UBND ngày
30/10/2015 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Chương trình hành động số
56-CTr/TU của Tỉnh ủy Cao Bằng về thực hiện Nghị quyết số
36-NQ/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền
vững và hội nhập quốc tế,
II. HIỆN TRẠNG ỨNG
DỤNG CNTT TRONG HOẠT ĐỘNG CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TỈNH CAO BẰNG
1. Môi trường pháp lý
Trong những năm qua tỉnh đã ban hành
một số văn bản nhằm tạo hành lang pháp lý, thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động của cơ quan
nhà nước như: Quyết định số 3132/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2008 phê duyệt
Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Cao Bằng đến năm 2015 định hướng đến
năm 2020; Quyết định số 1811/QĐ-UBND ngày 19 tháng 10 năm 2010 ban hành Kế hoạch ứng dụng CNTT
trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2011-2015; Quyết
định số 1159/QĐ-UBND ngày 09 tháng 08 năm
2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng
Phê duyệt “Kế hoạch cung
cấp dịch vụ công trực tuyến trên cổng thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020”.
2. Hạ tầng cơ sở kỹ thuật
- Mạng Internet công cộng đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân và của các cơ quan nhà nước.
Hơn 80% số xã có thể kết nối Internet tốc độ cao.
- Các cơ quan nhà nước từ tỉnh đến huyện đều được kết nối internet tốc độ cao, mạng nội bộ đáp
ứng cơ bản yêu cầu trao đổi thông tin, truy cập internet.
Tuy nhiên ngoài 03/13 huyện, thành phố hạ tầng kỹ thuật tương đối tốt, thì hệ
thống mạng tại 10/13 huyện, thành phố ở tình trạng manh
mún, thiếu đồng bộ: Trong cùng tòa nhà trụ sở, các phòng chuyên môn có mạng nội
bộ riêng phục vụ truy cập internet, chưa đồng nhất một đầu
mối truy cập tại Văn phòng UBND-HĐND;
thiết bị mạng đã cũ, kém ổn định. Mạng nội bộ tại các sở, ngành sau nhiều năm
trang bị đã bị xuống cấp. Các đơn vị đã chủ động khắc phục bằng nguồn chi
thường xuyên nhưng ở tình trạng chắp vá, tạm bợ.
- Các biện pháp bảo đảm an toàn, an
ninh thông tin tại các hệ thống mạng của các cơ quan, đơn vị chưa được chú
trọng, chưa có các giải pháp sao lưu dự phòng dữ liệu cơ quan, chưa trang bị
các biện pháp ngăn chặn, phát hiện xâm nhập trái phép, chỉ ở mức trang bị phần
mềm chống virus tại các máy trạm.
- Mạng truyền dữ liệu chuyên dùng của
các cơ quan Đảng, Nhà nước đã kết nối từ trung tâm tỉnh đến các huyện, thành
phố và các sở, ngành, sẵn sàng đáp ứng các dịch vụ về ứng dụng và khai thác dữ
liệu của các cơ quan. Hiện nay, ngoài phục vụ hội nghị truyền hình trực tuyến,
mạng này chưa được khai thác thêm các dịch vụ khác.
- Trung tâm dữ liệu tỉnh chưa được xây dựng, các hệ thống thông tin tỉnh được thuê
chỗ đặt tại VDC Online, phục vụ hệ thống cổng thông tin tỉnh, hệ thống thư điện
tử công vụ và các dịch vụ công trực tuyến.
3. Ứng dụng CNTT trong nội bộ các cơ
quan Nhà nước
- Hơn 80% cán bộ công chức thường
xuyên sử dụng thư điện tử trong công
việc. Hệ thống thư điện tử công vụ phục vụ các cơ quan nhà nước tỉnh đáp ứng
các yêu cầu về tính năng, tiêu chuẩn kỹ
thuật. Tỉnh đã ban hành quy định về quản lý, sử dụng. Đến
nay có hơn 3.000 tài khoản thư điện tử công vụ được
cấp, tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước của tỉnh sử
dụng thư điện tử công vụ trao đổi công việc ước tính
khoảng 40%. Số lượng cán bộ công chức còn lại vẫn còn thói
quen sử dụng các hộp thư miễn phí có máy chủ đặt ở nước ngoài.
- Các cơ quan chuyên môn của tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện thành phố đã được trang
bị hệ thống quản lý văn bản và điều hành công việc, một số cơ quan đơn vị sử
dụng hệ thống này rất tích cực, phát huy được lợi ích của hệ thống; tuy nhiên
vẫn còn nhiều cơ quan, đơn vị chưa ứng dụng hoặc ứng dụng
chưa hiệu quả. Tỷ lệ văn bản được xử lý qua mạng nội bộ các cơ quan trong toàn
tỉnh đạt 30%.
- Đến nay 100%
các cơ quan chuyên môn thuộc tỉnh và UBND các huyện, thành phố có trang tin
hoặc cổng thông tin điện tử. Tuy nhiên, còn có 60% đơn vị
chưa thành lập Ban biên tập và Quy chế quản trị, cập nhật thông tin trên trang
hoặc cổng.
- Phần lớn các cơ quan nhà nước tỉnh
đã triển khai ứng dụng các phần mềm phục
vụ các công tác thường xuyên như: Phần mềm tài chính kế toán, phần mềm quản lý
tài sản, phần mềm quản lý nhân sự ... phục vụ công tác tại đơn vị.
4. Ứng dụng CNTT phục vụ người dân
và doanh nghiệp
- Bộ thủ tục hành chính (TTHC) của
các cơ quan hành chính nhà nước thuộc tỉnh đã được tạo liên kết đến Cơ sở dữ
liệu quốc gia về TTHC trên Cổng thông tin tỉnh và các trang thành phần. Toàn bộ
các dịch vụ hành chính công được cung cấp trực tuyến ở mức độ 2, có 13 dịch vụ
công trực tuyến được cung cấp ở mức độ 3.
- Các ứng dụng được trang bị theo
chương trình của ngành dọc phát huy hiệu quả tốt như: Kê khai thuế qua mạng của
ngành Thuế, kê khai hải quan của ngành Hải quan, đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Hệ thống Thông tin Quản lý
Ngân sách và Kho bạc (Bộ Tài chính).
- Bộ phận một cửa tại các sở, ngành
và các huyện, thành phố trực thuộc chưa được trang bị hệ thống một cửa điện tử.
5. Hiện trạng về nguồn nhân lực
ứng dụng CNTT
- Còn nhiều cán bộ, công chức chưa sử
dụng thành thạo các ứng dụng chuyên môn, đặc biệt là cán bộ công chức ở cấp
huyện, cấp xã, phường; kỹ năng khai thác
thông tin phục vụ công việc của phần lớn cán bộ, công chức còn hạn chế.
- Về lực lượng chuyên trách CNTT:
Tỉnh có 20 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và 13 huyện, thành phố, trong đó
12 đơn vị có chuyên trách về CNTT, 14 đơn vị bố trí kiêm nhiệm từ chức danh
khác và 7 đơn vị chưa bố trí được.
- Tỉnh chưa có công chức hoặc viên
chức chuyên trách về an toàn, an ninh thông tin.
- Công tác đào tạo kỹ năng ứng dụng CNTT cho cán bộ, công chức, viên chức trong những năm qua
được thường xuyên triển khai, song chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn; kinh phí
dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng về CNTT còn hạn chế.
6. Kinh phí thực triển khai các dự
án giai đoạn 2011-2015.
Tổng kinh phí đầu tư ứng dụng CNTT
trong cơ quan nhà nước giai đoạn 2011 - 2015 là 29.589 triệu đồng. Danh mục các
dự án như Phụ lục I kèm theo.
III. MỤC TIÊU ỨNG
DỤNG CNTT TRONG CƠ QUAN NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
1. Mục tiêu tổng quát
- Cung cấp các dịch vụ công cơ bản
trực tuyến mức độ 3 và 4, đáp ứng nhu cầu thực tế, phục vụ người dân và doanh
nghiệp mọi lúc, mọi nơi, dựa trên nhiều phương tiện khác nhau. Ứng dụng CNTT để giảm thời gian, số lần trong một năm người dân, doanh
nghiệp phải đến trực tiếp cơ quan nhà nước thực hiện các thủ tục hành chính.
- Ứng dụng hiệu
quả CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước nhằm tăng tốc độ xử lý công việc,
giảm chi phí hoạt động.
- Phát triển hạ tầng kỹ thuật, các hệ
thống thông tin, cơ sở dữ liệu, tạo nền tảng phát triển Chính quyền điện tử,
bảo đảm an toàn, an ninh thông tin. Tích hợp, kết nối các hệ thống thông tin,
cơ sở dữ liệu phù hợp với các hệ thống của quốc gia, tạo lập môi trường chia sẻ
thông tin qua mạng rộng khắp giữa các cơ quan trên cơ sở khung kiến trúc Chính
quyền điện tử.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan
nhà nước
- 100% văn bản của các sở, ban,
ngành, UBND cấp huyện gửi đến các đơn vị
trực thuộc dưới dạng điện tử (bao gồm cả các văn bản gửi song song cùng văn bản
giấy).
- 80% văn bản trao đổi giữa các cơ
quan nhà nước dưới dạng điện tử (bao gồm cả các văn bản gửi song song cùng văn
bản giấy).
- 100% văn bản luân chuyển trong nội
bộ cơ quan các sở, ngành dưới dạng điện tử.
- Hình thành hệ thống thông tin quản
lý cán bộ, công chức.
b) Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và
doanh nghiệp
- Cung cấp đầy đủ
thông tin trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan
nhà nước theo quy định tại Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2011
của Chính phủ về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang
thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan
nhà nước.
- 30% hồ sơ thủ tục hành chính được
xử lý ở mức độ 3 và mức độ 4.
- Trang bị hệ thống một cửa điện tử
tại 13/13 huyện, thành phố.
- 100% cơ quan UBND huyện, 100% cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh tham gia giải quyết thủ tục hành
chính được trang bị hệ thống một cửa điện tử, đảm bảo tính liên thông.
c) Xây dựng và hoàn thiện hạ tầng kỹ
thuật, đảm bảo an toàn và an ninh thông tin
- Xây dựng và hoàn thiện hạ tầng kỹ
thuật các cấp, tạo nền tảng phát triển Chính quyền điện tử đồng bộ, kết nối,
bảo đảm an toàn, an ninh thông tin.
- Nâng cao trình độ về an toàn và an
ninh thông tin cho lực lượng phụ trách CNTT các cấp.
IV. NỘI DUNG KẾ
HOẠCH
1. Hạ tầng kỹ thuật, hệ thống
thông tin
- Xây dựng khung Kiến trúc Chính
quyền điện tử cấp tỉnh.
- Triển
khai kết nối liên thông các hệ thống thông tin giữa các cơ quan nhà nước
tỉnh và từ các cơ quan đến các đơn vị trực thuộc trên cơ sở phát huy hạ tầng
mạng truyền số liệu chuyên dùng trong cơ quan đảng và nhà nước, phù hợp với
kiến trúc Chính quyền điện tử cấp tỉnh.
- Nâng cấp
hệ thống mạng LAN, trang bị máy tính và thiết bị mạng tại
văn phòng UBND các huyện và một số sở, ngành.
- Nâng cấp Hệ thống thư điện tử công
vụ đáp ứng nhu cầu trao đổi công việc ngày càng cao của cán bộ, công chức, viên chức.
- Nâng cấp, mở rộng hệ thống hội nghị
trực tuyến đến một số sở, ngành và các cơ quan Đảng, đoàn thể, tổ chức chính
trị, xã hội; xây dựng phương án xử lý sự cố, trang bị các
thiết bị dự phòng ứng cứu.
2. Ứng
dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước
- Triển khai thực hiện ứng dụng CNTT
kết hợp với Hệ thống quản lý chất lượng ISO (ISO điện tử) trong hoạt động của
các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước.
- Thực hiện việc kết nối liên thông
hệ thống văn bản với Văn phòng Chính phủ; cấp tỉnh xuống các sở, ban, ngành và UBND huyện, thành phố. Nâng cao tính năng, chức
năng, thiết lập theo mô hình tập trung hệ thống quản lý quản lý văn bản và điều
hành công việc; thực hiện các giải pháp nâng cao mức độ sử dụng nhằm phát huy hiệu quả là phương tiện phục vụ hoạt động
chỉ đạo điều hành.
- Thiết lập mạng thông tin diện rộng
trong các cơ quan hành chính, từng bước triển khai liên thông kết nối các ứng
dụng giữa các cơ quan các cấp trong tỉnh.
- Triển khai ứng dụng quản lý cán bộ, công chức theo mô hình tập trung;
hình thành hệ thống thông tin quản lý cán bộ, công chức tỉnh tích hợp trong hệ
thống của toàn quốc.
- Trang bị các ứng dụng CNTT chuyên
ngành phục vụ chuyên môn, nghiệp vụ khác theo đặc thù của mỗi cơ quan, mỗi ngành theo hướng hiệu quả, mở rộng kết nối.
3. Ứng
dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp
- Từng bước hiện đại hóa bộ phận “một
cửa” tại các cơ quan hành chính; trang bị phần mềm một cửa
điện tử tại các sở, ngành, UBND các huyện,
thành phố, đảm bảo tích hợp với ứng dụng cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, lựa chọn
một số thủ tục hành chính để cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.
- Rà soát, điều chỉnh lộ trình cung
cấp dịch vụ hành chính công trực tuyến trên cơ sở danh mục
nhóm các dịch vụ công trực tuyến được ưu tiên tại Quyết
định số 1819/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
- Tăng cường ứng dụng CNTT trong
ngành y tế, nhất là trong công tác khám, chữa bệnh và quản lý bệnh viện.
- Cung cấp thông tin trên trang thông
tin, cổng thông tin điện tử các cơ quan nhà nước đầy đủ, đúng quy định.
4. Đảm bảo an toàn thông tin
- Trang bị các giải pháp nâng cao mức
độ an toàn, bảo mật thông tin cho các hệ thống cục bộ; cho các hệ thống thông
tin tỉnh (cổng thông tin, thư điện tử, dịch vụ hành chính
công trực tuyến).
- Tổ chức bồi dưỡng, nâng cao kiến
thức, kỹ năng về an toàn, an ninh thông tin cho công
chức, viên chức phụ trách CNTT tại các cơ quan, đơn vị.
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về
an toàn và an ninh thông tin trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và cộng
đồng.
- Bố trí kinh phí, cử cán bộ tham gia
các khóa đào tạo ngắn hạn về an toàn và an ninh thông tin theo thông báo, triệu
tập của Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Ứng dụng hiệu quả chữ ký số chuyên
dùng tại các sở, ngành, UBND các huyện,
thành phố; mở rộng đối tượng sử dụng chữ ký số đến các đơn vị thuộc sở, các
phòng chuyên môn thuộc huyện.
- Rà soát, cập nhật quy chế bảo đảm
an toàn và an ninh thông tin trong cơ quan nhà nước thuộc tỉnh; kiểm tra, đánh giá, đôn đốc các cơ quan, đơn vị
ban hành và thực hiện quy chế đảm bảo an toàn, an ninh thông tin.
- Phối hợp Bộ Thông
tin và Truyền thông triển khai các nhiệm vụ liên quan đến đảm bảo an toàn và an
ninh thông tin.
5. Nguồn nhân lực cho ứng dụng CNTT
- Hàng năm tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng ứng dụng CNTT cho cán
bộ công chức đảm bảo khai thác tốt các ứng dụng được trang bị; chú trọng đào
tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức nòng cốt về CNTT, đặc biệt là về quản trị mạng, quản trị hệ thống, hệ
thống nguồn mở, an toàn và bảo mật thông tin; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức làm công tác quản lý CNTT.
- Xây dựng chính sách thu hút, đãi
ngộ nhân lực CNTT phục vụ hoạt động ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước thuộc
tỉnh.
V. GIẢI PHÁP
1. Giải pháp về tài chính
- Kinh phí đầu tư cho ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước bao
gồm kinh phí ngân sách nhà nước (nằm trong chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên) và các nguồn kinh phí
huy động khác. Tăng cường tìm kiếm, tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ của Trung
ương và các dự án tài trợ khác, đặc biệt là các dự án liên quan đến Chính quyền
điện tử. Khuyến khích các ngành, địa phương huy động các nguồn vốn cho ứng dụng
CNTT ở đơn vị mình.
- UBND
tỉnh bố trí kinh phí đầu tư phát triển và kinh phí sự nghiệp CNTT cho các cho
những nhiệm vụ, dự án trọng điểm, có tầm quy mô tỉnh, phạm
vi ảnh hưởng rộng.
- Các huyện, thành phố, sở, ngành cân
đối kinh phí để bảo đảm các dự án quy mô ngành, địa phương và xây dựng cơ sở hạ
tầng cho ứng dụng CNTT tại đơn vị, nằm trong kinh phí đầu tư phát triển, kinh
phí mua sắm, sửa chữa, kinh phí chi thường xuyên của đơn vị.
- Tập trung quản lý thống nhất, bám
sát mục tiêu của Kế hoạch và sử dụng có
hiệu quả, tránh lãng phí nguồn lực tài chính. Phân chia lộ trình, giai đoạn
triển khai hợp lý, phù hợp với nguồn lực tại địa phương, ngành, đơn vị.
- Ưu tiên thuê dịch vụ CNTT theo
Quyết định số 80/2014/QĐ-TTg ngày 30/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành
quy định thí điểm về thuê dịch vụ CNTT trong cơ quan nhà nước, giải quyết khó
khăn về vốn đầu tư ban đầu cho các dự án.
2. Giải pháp triển khai
- Triển khai ứng dụng CNTT đồng bộ
tại các cơ quan nhà nước để phát huy hiệu quả mà các hệ thống ứng dụng CNTT
mang lại.
- Triển khai ứng dụng song song với
chuyển giao công nghệ cho cán bộ phụ trách CNTT tại các đơn vị thụ hưởng; xây
dựng các giải pháp hỗ trợ kỹ thuật đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định.
- Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm;
một số nội dung cần triển khai thí điểm ở phạm vi hẹp rồi nhân rộng; triển khai từng bước, từng cấp độ phù hợp với
mức độ tiếp cận ứng dụng của người dùng, phù hợp với khả năng tài chính và các
nguồn lực khác; đồng bộ với các kế hoạch, nhiệm vụ liên quan như: Cải cách hành
chính, nâng cao năng lực cạnh tranh và môi trường đầu tư, cải cách tư pháp, cải
cách chế độ công vụ, công chức, v.v...
3. Giải pháp tổ chức
- Tăng cường vai trò của Ban chỉ đạo
CNTT của tỉnh trong chỉ đạo triển khai các hoạt động ứng dụng CNTT.
- Củng cố bộ máy chuyên trách CNTT,
có đội ngũ cán bộ kỹ thuật đủ số lượng và chất lượng đảm bảo hoàn thành nhiệm
vụ.
- Biên chế, bố trí cán bộ, công chức, viên chức chuyên trách về CNTT có
năng lực phù hợp tại các sở, ban, ngành,
huyện, thành phố.
4. Giải pháp về môi trường pháp lý
- Xây dựng, ban hành và triển khai áp
dụng Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp tỉnh phù hợp với Kiến trúc Chính phủ
điện tử Việt Nam.
- Ban hành các văn bản tạo hành lang
pháp lý thúc đẩy, triển khai hoạt động ứng dụng CNTT.
- Có cơ chế chính sách thu hút đầu tư
ứng dụng CNTT, thu hút nguồn nhân lực CNTT, đãi ngộ đặc thù cho đội ngũ cán bộ
chuyên trách CNTT.
- Xây dựng cơ chế về tài chính để duy
trì, phát huy hiệu quả của các hệ thống CNTT.
- Phát huy hệ thống tiêu chí về ứng
dụng CNTT trong bộ tiêu chí chấm điểm thi đua khen thưởng tỉnh; thường xuyên rà
soát, bổ sung các tiêu chí phù hợp với từng giai đoạn kế hoạch.
- Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá
cho từng cơ quan, địa phương, đơn vị về các nội dung ứng dụng CNTT trong hoạt
động, tổ chức đánh giá và công bố hàng năm.
5. Các giải pháp khác
- Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng, nâng
cao trình độ, kỹ năng về CNTT đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; tập trung
đào tạo chuyên sâu và quản trị hệ thống cho chuyên trách CNTT; quan tâm bồi
dưỡng nhân lực xây dựng kế hoạch, quản lý dự án về CNTT tại các cơ quan chuyên
môn thuộc tỉnh.
- Huy động mọi nguồn lực vào ứng dụng
và phát triển CNTT của tỉnh, xã hội hóa việc ứng dụng CNTT, tận dụng thuê hạ
tầng dịch vụ từ các doanh nghiệp để tiết kiệm chi phí.
- Tăng cường công tác tuyên truyền
nâng cao nhận thức về ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước
và toàn xã hội.
VI. LỘ TRÌNH THỰC
HIỆN
(Phụ lục II: Lộ trình thực hiện kế
hoạch)
VII. KINH PHÍ THỰC
HIỆN
Tổng nhu cầu kinh phí thực hiện:
150.830 triệu đồng, từ ngân sách nhà nước, (dự kiến chi tiết tại Phụ lục III
kèm theo)
VIII. DANH MỤC DỰ
ÁN, NHIỆM VỤ
(Phụ lục III: Danh mục các dự án,
nhiệm vụ)
IX. DỰ KIẾN HIỆU
QUẢ CỦA KẾ HOẠCH
Kế hoạch ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước đem lại hiệu quả trên nhiều mặt:
Kinh tế, hiệu quả quản lý nhà nước và hiệu quả xã hội; trở
thành động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
- Việc sử dụng văn bản điện tử sẽ
giảm thiểu chi phí giấy in, văn phòng phẩm, chi phí sửa chữa máy sao chụp là
những chi phí rất lớn trong các cơ quan.
- Nhờ tính năng lưu trữ điện toán,
các tài liệu, văn bản được tra cứu nhanh chóng, dễ dàng, giúp tiết kiệm nhiều
công sức, thời gian trong tra cứu.
- Tạo ra môi trường công tác khoa
học, hiện đại trong công sở.
- Người dân và doanh nghiệp dễ dàng
tiếp xúc với các thông tin, các văn bản quản lý của cơ quan nhà nước; thực hiện
thủ tục hành chính nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại, minh
bạch thông tin xử lý kết quả thủ tục hành chính.
- Hiện đại hóa một bước nền hành
chính, góp phần tích cực nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý của bộ máy chính
quyền các cấp.
X. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở Thông
tin và Truyền thông
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan
có liên quan tham mưu UBND tỉnh xây dựng
các đề án, dự án, kế hoạch hàng năm thực hiện các nội dung của Kế hoạch.
- Đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra, đánh
giá tình hình thực hiện Kế hoạch, tổng hợp kết quả báo cáo UBND tỉnh và Bộ Thông tin và Truyền thông theo
quy định.
- Thực hiện kết nối, liên thông phần
mềm quản lý văn bản tất cả các sở, ngành, đơn vị cấp huyện, cấp xã, hoàn thành
trước ngày 01 tháng 01 năm 2017.
2. Sở Nội vụ
- Chủ trì phối hợp với sở Thông tin
và Truyền thông, Sở Tài chính lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng về CNTT và hướng
dẫn triển khai thực hiện.
- Tham mưu, đề xuất UBND tỉnh việc bố trí hợp lý nhân lực chuyên
trách về CNTT cho các đơn vị.
- Phối hợp Sở Thông tin và Truyền
thông trong việc ứng dụng CNTT vào cải cách hành chính, cải cách chế độ công
vụ, công chức.
- Chủ trì, phối hợp với các ngành,
đơn vị có liên quan rà soát, cập nhật các tiêu chí về ứng dụng CNTT trong bộ
tiêu chí chấm điểm thi đua và bộ tiêu chí
đánh giá chỉ số cải cách hành chính.
3. Sở
Tài chính
- Cân đối, bố trí kinh phí chi thường
xuyên hàng năm để thực hiện các nhiệm vụ Kế
hoạch.
- Chủ trì, tổng hợp nhu cầu và dự
kiến vốn chi ngân sách nhà nước cho hoạt động thuê dịch vụ CNTT trong các cơ
quan nhà nước hàng năm, báo cáo UBND tỉnh
quyết định để giao các sở, ngành, địa phương thực hiện.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư phát triển cho các hoạt động ứng dụng
CNTT trong cơ quan nhà nước theo kỳ kế hoạch trung hạn 5 năm, hàng năm báo cáo UBND tỉnh quyết định để giao các sở, ngành, địa
phương thực hiện.
5. Văn phòng UBND tỉnh
- Theo dõi, đôn đốc các sở, ngành,
UBND huyện, thành phố tăng cường gửi nhận văn bản điện tử
giữa các cơ quan nhà nước qua hệ thống liên thông.
- Phối hợp với các sở, ban, ngành,
UBND cấp huyện tích hợp các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của các sở,
ban, ngành, UBND huyện/thành phố trên
Cổng thông tin điện tử tỉnh và kết nối với Cổng dịch vụ công Quốc gia.
- Phối hợp với Sở Nội vụ và các sở,
ngành, UBND huyện, thành phố xây dựng hệ thống “Bộ phận tiếp nhận và trả kết
quả hiện đại” để tích hợp và công khai tiến độ giải quyết hồ sơ thủ tục hành
chính trên Cổng thông tin điện tử tỉnh.
6. Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố
Căn cứ chức năng nhiệm vụ phối hợp triển khai thực hiện các nhiệm vụ, dự
án; tổ chức quản lý, sử dụng phát huy hiệu quả các dự án đầu tư./.
PHỤ LỤC I
DANH MỤC DỰ ÁN ĐÃ THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN
2011-2015
(Kèm theo Kế hoạch ứng
dụng công nghệ thông tin trong hoạt động
của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 tỉnh Cao Bằng)
Số
TT
|
Tên
dự án
|
Mục
tiêu
|
Tổng mức đầu tư (triệu đồng)
|
Nguồn
vốn đầu tư
|
Thời
gian thực hiện (năm)
|
Hiệu
quả/ hiện trạng
|
1
|
Dự án: Hệ thống quản lý văn bản và điều hành công việc tại các cơ
quan: Văn phòng UBND tỉnh, VP Đoàn ĐBQH & HĐND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu
tư, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tư pháp
|
Hiện đại hóa công tác quản lý, nâng cao hiệu quả chỉ đạo điều hành
|
1.169
|
Ngân sách Nhà nước
|
2010-2011
|
Đã đưa vào sử dụng, đang hoạt động
|
2
|
Dự án: Hệ thống giao ban điện tử đa phương tiện - Hội nghị truyền hình trực tuyến tỉnh
Cao Bằng
|
Trang bị Hệ thống hội nghị trực tuyến từ tỉnh đến
UBND các huyện. Giúp tiết kiệm về thời gian, chi phí đi
lại dự họp
|
7.934
|
Ngân sách Nhà nước
|
2011
|
Đã đưa vào sử dụng, đang hoạt động
|
3
|
Dự án: Hệ thống quản lý văn bản và điều hành công việc tại các cơ
quan: sở Ngoại vụ, Sở Xây dựng, Sở GTVT, Sở TN&MT,
Sở Công thương
|
Hiện đại hóa công tác quản lý, nâng cao hiệu quả
chỉ đạo điều hành
|
973
|
Ngân sách Nhà nước
|
2010-2011
|
Đã đưa vào sử dụng, đang hoạt động
|
4
|
Dự án: Hệ thống quản lý văn bản và điều hành công
việc tại các cơ quan: Sở Văn hóa thể thao và Du lịch; Sở
Giáo dục và Đào tạo; Sở Y tế; Sở Tài chính; Sở Lao động thương binh và Xã
hội; Ban quản lý khu kinh tế Tỉnh; Thanh tra Tỉnh.
|
Hiện đại hóa công tác quản lý, nâng cao hiệu quả chỉ đạo điều hành
|
1.943
|
Ngân sách Nhà nước
|
2011-2012
|
Đã đưa vào sử dụng, đang hoạt động
|
5
|
Dự án: Kế hoạch Đào tạo, bồi dưỡng
kỹ năng ứng dụng công nghệ
thông tin tỉnh Cao Bằng năm 2012
|
Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng ứng dụng CNTT cho CBCCVC và cán bộ chuyên trách
về CNTT
|
904
|
Ngân sách Nhà nước
|
2012
|
Đã đưa vào sử dụng, đang hoạt động
|
6
|
Dự án: “Xây dựng 05 cổng thành phần: Văn phòng UBND tỉnh, Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải,
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Kho bạc Nhà nước tỉnh”
|
Xây dựng các Cổng thông tin thành
phần (sub-portal) thuộc Cổng Thông tin điện tử Cao Bằng, phục vụ quản lý,
điều hành và cung cấp thông tin cho người dân, doanh
nghiệp.
|
1.499
|
Ngân sách Nhà nước
|
2011-2012
|
Đã đưa vào sử dụng, đang hoạt động
|
7
|
Dự án: Cổng thông
tin điện tử thành phần 10 cơ quan gồm: Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, Sở
Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Sở Tư pháp, Thanh tra tỉnh, Sở Ngoại vụ, Ban
Dân tộc tỉnh, Văn phòng Ban chỉ đạo phòng Chống tham nhũng tỉnh, Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc tỉnh, UBND Thị xã (nay là Thành phố Cao Bằng)”
|
Xây dựng các Cổng thông tin thành phần (sub-portal) thuộc Cổng Thông tin điện tử
Cao Bằng, phục vụ quản lý, điều hành và cung cấp thông tin cho
người dân, doanh nghiệp.
|
2.985
|
Ngân sách địa phương năm 2013
|
2012-2013
|
Đã đưa vào sử dụng, đang hoạt động
|
8
|
Dự án: “Hệ thống quản lý văn bản và
điều hành công việc tại văn phòng Hội đồng nhân dân và
Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: Thành phố Cao Bằng,
Hòa An, Hà Quảng, Trùng Khánh, Phục Hòa, Hạ Lang”.
|
Hiện đại hóa công tác quản lý, nâng
cao hiệu quả chỉ đạo điều hành
|
1.670
|
Ngân sách Nhà nước
|
2011-2012
|
Đã đưa vào sử dụng, đang hoạt động
|
9
|
Dự án: Hệ thống quản lý văn bản và
điều hành công việc Tại Văn phòng HĐND-UBND các huyện:
Bảo Lâm, Bảo Lạc, Nguyên Bình, Thông Nông, Quảng Uyên,
Thạch An, Trà Lĩnh
|
Hiện đại hóa công tác quản lý, nâng
cao hiệu quả chỉ đạo điều hành
|
2.954
|
Ngân sách tập trung
|
2014
|
Đã đưa vào sử dụng, đang hoạt động
|
10
|
Dự án: Ứng
dụng chữ ký số chuyên dùng cho trao đổi văn bản điện tử
trong các cơ quan nhà nước tỉnh Cao Bằng năm 2014
|
Ứng dụng chứng thực điện tử và chữ
ký số chuyên dùng trong các giao dịch điện tử, từng bước thay thế các giao
dịch truyền thống giữa các cơ quan hành chính nước trong tỉnh
|
795
|
Ngân sách tập trung
|
2014
|
Đã đưa vào sử dụng, đang hoạt động
|
11
|
Dự án: An toàn thông tin cho Hệ thống quản lý văn bản và điều hành
tại các cơ quan: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tư pháp,
Văn phòng UBND tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông.
|
Tăng cường an toàn thông tin tại
các cơ quan. Đầu tư Trang thiết bị phát hiện, ngăn chặn truy cập trái phép
(Firewall) và trang thiết bị sao lưu dự phòng (Storage) cho Hệ thống quản lý
văn bản và điều hành
|
600
|
Ngân sách tập trung
|
2015
|
Đang triển khai,
dự kiến đưa vào sử dụng trong quý IV/ 2015
|
12
|
Dự án: Trang bị hệ thống an toàn
bảo mật thông tin cho Cổng Thông tin điện tử và Hệ thống
thư điện tử tỉnh Cao Bằng.
|
Đầu tư trang thiết bị an toàn, bảo
vệ cho cổng thông tin điện tử của tỉnh, hệ thống thư
điện tử của tỉnh.
|
699
|
Ngân sách tập trung
|
2015-2016
|
Đang triển khai, dự kiến đưa vào sử dụng trong quý IV/ 2015
|
13
|
Dự án:Xây dựng phần mềm hệ thống quản lý văn bản và điều hành tại
Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng.
|
Hiện đại hóa công tác quản lý, nâng
cao hiệu quả chỉ đạo điều hành
|
448
|
Ngân sách tập trung
|
2015
|
Đang triển khai, dự kiến đưa vào sử dụng trong quý IV/ 2015
|
14
|
Dự án: Xây dựng Cổng thông tin điện
tử các huyện: Bảo Lâm, Bảo Lạc, Nguyên Bình, Thông Nông,
Quảng Uyên, Thạch An, Trà Lĩnh, Hạ
Lang, Phục Hòa, Hòa An.
|
Xây dựng các Cổng thông tin thành
phần (sub-portal) thuộc Cổng Thông tin điện tử Cao Bằng,
phục vụ quản lý, điều hành và cung cấp thông tin cho
người dân, doanh nghiệp.
|
3.436
|
Ngân sách tập trung
|
2015-2016
|
Đang triển khai, dự kiến đưa vào sử
dụng trong quý IV/ 2015
|
15
|
Dự án: Một cửa, một cửa liên thông
tại Văn phòng UBND tỉnh
|
Trang bị phần
mềm một cửa; phần mềm quản lý thủ
tục hành chính
|
300
|
Ngân sách tập trung
|
2015
|
Đưa vào sử dụng từ tháng 4 năm 2015
|
16
|
Dự án: Xây dựng dịch vụ công trực
tuyến cấp giấy đăng ký hành nghề y, dược mức độ 3
|
Xây dựng phần
mềm cung cấp DV HCC trực tuyến về đăng ký hành nghề y, dược mức độ 3
|
680
|
Ngân sách tập trung
|
2015
|
Đang triển khai,
dự kiến đưa vào sử dụng trong quý IV/ 2015
|
17
|
Dự án: Xây dựng dịch vụ công trực tuyến
cấp mức độ 3 ngành xây dựng
|
Xây dựng, tích hợp 3 DV HCC TT mức
độ 3 tại Sở Xây dựng
|
600
|
Ngân sách tập trung
|
2015
|
Đang triển khai, dự kiến đưa vào sử
dụng trong quý IV/ 2015
|
|
Tổng kinh phí
|
|
29.589
|
|
|
|
PHỤ LỤC II
LỘ TRÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
(Kèm theo Kế hoạch ứng
dụng công nghệ thông tin trong hoạt động
của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 tỉnh Cao Bằng)
TT
|
Tên nhiệm vụ, đề án
|
Cơ
quan chủ trì
|
Cơ
quan phối hợp
|
Năm
|
2016
|
2017
|
2018
|
2019
|
2020
|
1
|
Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá mức độ và hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan
nhà nước (CQNN) trên địa bàn tỉnh
|
Sở
Thông tin và Truyền thông
|
Các
sở, ngành liên quan
|
Ban
hành
|
|
|
|
|
2
|
Xây dựng quy định quản lý đầu tư
ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng
vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh
|
Sở
Thông tin và Truyền thông
|
Sở Kế hoạch và Đầu
tư, Sở Tài chính và cơ quan liên quan
|
|
|
Ban
hành
|
|
|
3
|
Xây dựng quy định về nhân lực chuyên trách công nghệ thông tin trong CQNN
|
Sở
Thông tin và Truyền thông
|
Sở
Nội vụ và các sở, ngành liên quan
|
|
Ban
hành
|
|
|
|
4
|
Xây dựng Kiến
trúc chính quyền điện tử tỉnh
|
Sở
Thông tin và Truyền thông
|
|
Phê
duyệt
|
|
|
|
|
5
|
Xây dựng trung tâm dữ liệu của tỉnh
|
Sở
Thông tin và Truyền thông
|
Các
sở, ngành liên quan
|
|
Chuẩn
bị đầu tư
|
|
|
Kết
thúc
|
6
|
Xây dựng, thiết lập mạng thông tin diện rộng trong CQNN đồng bộ, thông suốt từ tỉnh đến xã
|
Sở
Thông tin và Truyền thông
|
Các
Sở, ngành, huyện, thành phố
|
|
Thực
hiện
|
Thực
hiện
|
Thực
hiện
|
Thực
hiện
|
7
|
Xây dựng các đề án ứng dụng công nghệ thông tin trong các
lĩnh vực giáo dục và đào tạo; y tế; giao thông vận tải; xây dựng; nông nghiệp
và phát triển nông thôn; quản lý nguồn nhân lực, lao động, xã hội; quản lý
bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai
|
Các
Sở, ngành chủ quản
|
Sở
Thông tin và Truyền thông
|
|
|
QĐ
Phê duyệt
|
|
|
8
|
Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức
về công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ công chức, viên chức;
cho cộng đồng
|
Sở
Nội vụ
|
Sở
Thông tin và Truyền thông
|
Thực
hiện
|
Thực
hiện
|
Thực
hiện
|
Thực
hiện
|
Thực
hiện
|
9
|
Xây dựng, tổ chức triển khai kế
hoạch (hoặc đề án) bảo đảm an toàn, an ninh thông tin trên địa bàn tỉnh.
|
Sở
Thông tin và Truyền thông
|
Các
sở, ngành liên quan
|
|
Ban
hành
|
|
|
|
10
|
Nâng cấp mạng nội bộ, trang bị giải
pháp an toàn thông tin tại các CQNN trong tỉnh
|
Sở
Thông tin và Truyền thông
|
Các
sở, ngành, huyện, thành phố
|
Thực
hiện
|
Thực
hiện
|
Thực
hiện
|
Thực
hiện
|
|
11
|
Nâng cấp,
mở rộng ứng dụng quản lý văn bản và điều
hành cho các CQNN trong tỉnh
|
Sở
Thông tin và Truyền thông
|
Các
sở, ngành, huyện, thành phố
|
|
Thực
hiện
|
Thực
hiện
|
Kết
thúc
|
|
12
|
Trang bị ứng dụng hệ thống một cửa
điện tử liên thông tại các cơ quan hành chính nhà nước trong
tỉnh
|
Sở
Nội vụ
|
Các
sở, ngành, huyện, thành phố
|
Thực
hiện
|
Thực
hiện
|
Thực
hiện
|
Thực
hiện
|
Thực
hiện
|
13
|
Xây dựng trang thông tin điện tử cho một số cơ quan, đơn vị trong tỉnh
|
Sở
Thông tin và Truyền thông
|
Các
sở, ngành liên quan
|
Thực
hiện
|
Thực
hiện
|
Thực
hiện
|
Thực
hiện
|
|
14
|
Nâng cấp hạ tầng
kỹ thuật hệ thống thông tin điện tử
tỉnh
|
Sở
Thông tin và Truyền thông
|
|
|
Thực
hiện
|
Thực
hiện
|
|
|
15
|
Mở rộng ứng dụng chữ ký số chuyên dùng trong hoạt động của các CQNN tỉnh
|
Sở
Thông tin và Truyền thông
|
Các
sở, ngành, huyện, thành phố
|
|
|
Thực
hiện
|
|
|
16
|
Nâng cấp mở rộng hệ thống hội nghị
truyền hình trực tuyến của tỉnh.
|
Sở
Thông tin và Truyền thông
|
|
|
|
|
Thực
hiện
|
|
17
|
Xây dựng, cung cấp dịch vụ công
trực tuyến mức độ 3, 4.
|
Văn
phòng UBND tỉnh
|
Các
sở, ngành liên quan
|
Thực
hiện
|
Thực
hiện
|
Thực
hiện
|
Thực
hiện
|
Thực
hiện
|
18
|
Trang bị, xây dựng các phần mềm ứng
dụng phục vụ quản lý, chuyên môn trong các CQNN
|
Sở
Thông tin và Truyền thông
|
Các
sở, ngành liên quan
|
Thực
hiện
|
Thực
hiện
|
Thực
hiện
|
Thực
hiện
|
Thực
hiện
|
19
|
Đầu tư trang thiết bị, ứng dụng
CNTT cho các Bệnh viện, Trung tâm y tế.
|
Sở Y
tế, Sở Thông tin và Truyền thông
|
|
Thực
hiện
|
Thực
hiện
|
Thực
hiện
|
Thực
hiện
|
Thực
hiện
|
PHỤ LỤC III
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN, NHIỆM VỤ
(Kèm theo Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong
hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn
2016 - 2020 tỉnh Cao Bằng)
Đơn vị tính kinh
phí: Triệu đồng
TT
|
Nhiệm
vụ/Dự án
|
Mục
tiêu
|
Năm
thực hiện
|
Dự
kiến kinh phí
|
Hình
thức đầu tư
|
1
|
Nâng cấp
mạng nội bộ, trang bị giải pháp an toàn thông tin tại các cơ quan nhà nước
(CQNN) trong tỉnh
|
Nâng cao năng lực mạng nội bộ, tăng
cường khả năng an toàn và bảo mật thông tin
|
2016-2018
|
12.000
|
Ngân sách tập trung
|
2
|
Nâng cấp, mở rộng ứng dụng quản lý
văn bản và điều hành cho các CQNN trong tỉnh
|
Tăng cường năng lực và phạm vi phục
vụ của ứng dụng quản lý văn bản và điều hành (thiết lập theo mô hình tập
trung, mở rộng đến các đơn vị trực thuộc đối với các sở, ban, ngành, đến UBND
xã, phường đối với các huyện, thành phố)
|
2017-2020
|
15.000
|
Ngân
sách tập trung
|
3
|
Trang bị ứng dụng hệ thống một cửa điện
tử liên thông tại các cơ quan hành chính nhà nước trong
tỉnh
|
Trang bị phần
mềm một cửa liên thông tại các huyện, thành phố và các sở, ngành
|
2017-2020
|
21.150
|
Thuê
dịch vụ
|
4
|
Xây dựng trang thông tin điện tử cho một số cơ quan, đơn vị trong tỉnh
|
Xây dựng trang thông tin điện tử trên Cổng thông tin điện tử tỉnh phục vụ cho các lĩnh vực
quản lý đặc thù, công an tỉnh, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh
|
2016-2018
|
1.000
|
Ngân
sách tập trung
|
5
|
Nâng cấp hạ tầng kỹ thuật hệ thống
thông tin điện tử tỉnh
|
Nâng cao năng lực hệ thống máy chủ, hạ tầng
mạng; cải thiện môi trường hoạt động, chống sét, cấp điện, an toàn cháy nổ, an ninh
|
2018
|
3.000
|
Ngân sách tập trung
|
6
|
Mở rộng ứng dụng chữ ký số chuyên
dùng trong hoạt động của các CQNN tỉnh
|
Mở rộng ứng dụng chữ ký số chuyên dùng đến các cơ quan trực thuộc của sở,
ngành, UBND huyện và đến một số xã,
phường
|
2017-2020
|
1.000
|
Ngân
sách tập trung
|
7
|
Nâng cấp, mở
rộng hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến của tỉnh
|
Nâng cấp
năng lực, mở rộng diện phục vụ của hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến
đến một số sở, ngành; đến Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, Huyện ủy
|
2016-2018
|
5.000
|
Ngân sách tập trung
|
8
|
Xây dựng, thiết lập hệ thống mạng
diện rộng kết nối CQNN trong tỉnh
|
Phục vụ kết nối
liên thông các hệ thống thông tin giữa các CQNN tỉnh và
từ các cơ quan đến các đơn vị trực thuộc, đảm bảo an toàn, bảo mật,
thông suốt
|
2018-2019
|
4.500
|
Thuê
dịch vụ
|
9
|
Xây dựng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4.
|
Từng bước xây dựng dịch vụ công
trực tuyến mức độ cao phục vụ người dân và doanh nghiệp
thực hiện thủ tục hành chính qua mạng
|
2017-2020
|
7.800
|
Ngân sách tập trung kết hợp
thuê dịch vụ
|
10
|
Trang bị, xây dựng các phần mềm ứng
dụng phục vụ quản lý, chuyên môn trong các CQNN
|
Từng bước trang bị các phần
mềm, cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ quản lý, chuyên môn
trong các CQNN nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý, điều hành
|
2017-2019
|
5.000
|
Ngân sách tập trung kết hợp
thuê dịch vụ
|
11
|
Trang bị máy tính, mạng nội bộ phục
vụ công tác cho các CQNN trong tỉnh.
|
Từng bước trang bị máy tính, mạng nội bộ phục vụ hoạt động của bộ máy chính quyền cấp
xã, phường, thị trấn
|
2018-2020
|
13.000
|
Ngân
sách tập trung
|
12
|
Đầu tư trang thiết
bị, ứng dụng CNTT trong các Bệnh viện, Trung tâm y tế
|
Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
và chăm sóc sức khỏe nhân dân; tăng cường hiệu quả chuyên môn và quản lý
trong ngành y tế
|
2016-2018
|
5.500
|
Ngân sách tập trung kết hợp
thuê dịch vụ
|
13
|
Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực công nghệ thông
tin trong cơ quan nhà nước
|
Nâng cao kỹ năng ứng dụng CNTT, khả năng quản trị, vận hành
các hệ thống CNTT, an toàn thông tin
|
2016-2020
|
3.000
|
Kinh
phí sự nghiệp
|
14
|
Xây dựng kiến trúc Chính quyền điện
tử tỉnh
|
Ban hành Kiến
trúc chính quyền điện tử tỉnh Cao Bằng, phù hợp với
khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt nam
|
2016
|
680
|
Kinh
phí sự nghiệp
|
15
|
Xây dựng Trung tâm dữ liệu tỉnh
|
Xây dựng Trung tâm dữ liệu tỉnh đáp
ứng nhu cầu về lưu trữ dữ liệu của cơ quan nhà nước tỉnh
|
2016-2020
|
55.000
|
Ngân
sách trung ương hỗ trợ cho Chương
trình quốc gia về ứng dụng CNTT
trong hoạt động của CQNN giai đoạn 2016-2020
|
|
Tổng
kinh phí dự kiến
|
|
|
152.630
|
|