Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 22/QĐ-BGTVT Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải Người ký: Lê Đình Thọ
Ngày ban hành: 08/01/2019 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 22/QĐ-BGTVT

Hà Nội, ngày 08 tháng 01 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH KẾ HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN, DẪN ĐƯỜNG, GIÁM SÁT VÀ QUẢN LÝ KHÔNG LƯU (CNS/ATM) HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Căn cứ Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ngày 29/06/2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ngày 21/11/2014;

Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Quyết đnh số 236/QĐ-TTg ngày 23/02/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Xét văn bản số 4221/CHK-QLHĐB ngày 15/10/2018 và văn bản số 5445/CHK-QLHĐB ngày 25/12/2018 của Cục Hàng không Việt Nam trình phê duyệt điều chỉnh Kế hoạch tổng thể phát triển hệ thống thông tin, dẫn đường, giám sát và quản lý không lưu Hàng không dân dụng Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

Theo đề nghị của Vụ Kế hoạch - Đầu tư tại Báo cáo thẩm định số 1517/KHĐT ngày 26/12/2018,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt điều chỉnh Kế hoạch tổng thể phát triển hệ thống thông tin, dẫn đường, giám sát và quản lý không lưu (CNS/ATM) Hàng không dân dụng Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, với những nội dung chính như sau:

I. Mục tiêu

- Xây dựng một hệ thống quản lý bo đm hoạt động bay hiện đại, đảm bảo tầm phủ của các hệ thống thiết bị liên lạc, dẫn đường và giám sát theo yêu cầu nhiệm vụ trong toàn bộ vùng thông báo bay (FIR) của Việt Nam với độ chính xác và tin cậy cao đáp ứng được yêu cầu, tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO).

- Xây dựng kế hoạch chuyển tiếp và triển khai thực hiện hệ thống CNS/ATM mới phù hợp với Chương trình nâng cấp các khối hệ thống hàng không (ASBU) của ICAO, Kế hoạch quản lý không lưu (ATM) đồng nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương và xây dựng cơ chế quản lý, sử dụng vùng trời linh hoạt cho Hàng không dân dụng và Quân sự.

- Việc chuyển đổi hệ thống phải đm bảo tính kế thừa, sử dụng tối đa năng lực của hệ thống hiện tại và đảm bảo hiệu quả đầu tư.

II. Nội dung Kế hoạch tổng thể

1. Lĩnh vực thông tin, dẫn đường, giám sát

1.1. Thông tin

a) Liên lạc thoại không - địa sóng cực ngắn (VHF A/G)

- Đến năm 2020

+ Tiếp tục sử dụng liên lạc VHF thoại là phương tiện chính; đảm bảo dự phòng về trạm, chồng lấn tầm phủ sóng trong không gian.

+ Đầu tư mới các trạm VHF A/G tại Buôn Ma Thut, Phú Quý, Côn Sơn, Đồng Hi, Tam Đảo đảm bảo dự phòng về trạm để cung cấp dịch vụ VHF đường dài trong các FIR của Việt Nam. Chuyển trạm VHF A/G hiện có tại Mộc Châu sang vị trí mới tại Pha Đin nhằm tối ưu hóa tầm phủ.

+ Đầu tư bổ sung các trạm VHF A/G đảm bảo dự phòng về trạm phục vụ kiểm soát tiếp cận tại sân bay có mật độ bay ln như Nội Bài, Đà Nng, Cam Ranh, Tân Sơn Nhất.

- Đến năm 2030

+ Đầu tư mới các thiết bị VHF thoại phục vụ kiểm soát tại các sân bay mới (Long Thành, Sa Pa,..). Song song với sử dụng liên lạc thoại VHF, nghiên cứu từng bước sử dụng liên lạc dữ liệu không - địa (liên lạc dữ liệu VHF) theo lộ trình ICAO khu vực.

+ Đầu tư thay thế các hệ thống thiết bị VHF A/G hết niên hạn sử dụng, bổ sung thiết bị tăng cường dự phòng và độ tin cậy tại các cơ sở điều hành bay.

b) Liên lạc không địa sóng ngắn (HF A/G)

- Đến năm 2020: Tiếp tục sử dụng liên lạc thoại HF A/G là phương tiện liên lạc tại các khu vực không có tầm phủ VHF hoặc sử dụng trong điều kiện khẩn nguy.

- Đến năm 2030: Nghiên cứu sử dụng liên lạc dữ liệu là phương thức liên lạc chính và sẽ thay thế liên lạc thoại HF theo lộ trình của ICAO khu vực và khả năng công nghệ thực tế.

c) Liên lạc dữ liệu giữa người lái và kiểm soát viên không lưu (CPDLC)

- Đến năm 2020: Sử dụng CPDLC giao thức hệ thống không vận tương lai (FANS- 1/A) đối với các khu vực trên biển xa.

- Đến năm 2030

+ Song song với sử dụng liên lạc VHF thoại, nghiên cứu từng bước sử dụng CPDLC trên cơ sở mạng viễn thông hàng không (ATN) khi có môi trường ATN.

+ Từng bước đưa vào sử dụng CPDLC như phương tiện liên lạc chính giữa người lái và kiểm soát viên không lưu thay cho liên lạc thoại (VHF, HF) phù hợp với kế hoạch của ICAO khu vực.

d) Liên lạc dữ liệu giữa các cơ sở không lưu (AIDC)

- Đến năm 2020: Duy trì tuyến AIDC giữa Hồ Chí Minh - Singapore, Hồ Chí Minh - Manila và thiết lập các tuyến AIDC giữa Hà Nội - Hồ Chí Minh, Hà Nội - Viên Chăn, Hà Nội - Sanya, Hồ Chí Minh - Phnom-pênh, Hồ Chí Minh - Sanya.

- Đến năm 2030

+ Ưu tiên xem xét thiết lập các tuyến AIDC giữa Hà Nội - Quảng Châu, Hồ Chí Minh - Kuala Lumpur, Hà Nội - Côn Minh, Hà Nội - Nam Ninh.

+ Tiếp tục triển khai thực hiện ACDC theo kế hoạch của ICAO khu vực.

đ) Hệ thống xử lý điện văn dịch vụ không lưu (AMHS)

- Đến năm 2020: Từng bước sử dụng AMHS cơ bản (Basic) thay thế cho AFTN trên phạm vi toàn quốc.

- Đến năm 2030

+ Ưu tiên xem xét nâng cấp, sử dụng AMHS mở rộng (Extended) hoặc AMHS có chức năng gửi kèm file (AMHS FTBP).

+ Tiếp tục triển khai thực hiện AMHS theo kế hoạch của ICAO khu vực.

e) Trạm thông tin vệ tinh mặt đất (VSAT)

- Đến năm 2020: Đánh giá và thay thế thiết bị hết niên hạn tại các trạm VSAT như: Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Phú Bài, Chu Lai, Phù Cát, Pleiku, Cà Mau, Buôn Ma Thuột, Phú Quốc, Cam Ranh, Liên Khương, Côn Đảo, Cần Thơ, Tuy Hòa, Rạch Giá, Sơn Trà...) và đầu tư mới các trạm VSAT tại Tam Đảo, Pha Đin, Phú Quý, Thọ Xuân, Vân Đồn, Phnôm-pênh, Phan Thiết (theo quy hoạch), sẵn sàng chuyển sang sử dụng hệ thống VINASAT.

- Đến năm 2030: Tiếp tục đầu tư trạm VSAT tại các cảng hàng không mới. Từng bước chuyển sang sử dụng hệ thống VINASAT cho toàn bộ mạng VSAT.

g) Hệ thống thông báo tự động bằng dữ liệu (D-ATIS)

- Đến năm 2020: Xem xét đầu tư mới hệ thống D-ATIS thay thế hệ thống ATIS thoại tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Cam Ranh.

- Đến năm 2030: Xem xét đầu tư mới hệ thống D-ATIS tại các cảng hàng không quốc tế khác theo yêu cầu hoạt động bay.

h) Mạng viễn thông hàng không (ATN) mặt đất

Thiết lập ATN mặt đất đảm bảo mạng trục nội bộ có dự phòng và an toàn, an ninh mạng như sau:

- Đến năm 2020

+ Quy hoạch, thiết lập mạng thông tin mặt đất (G-G) trên cơ sở triển khai ATN.

+ Phối hợp với các quốc gia trong khu vực kết nối, triển khai thiết lập mạng dùng chung khu vực (CRV).

- Đến năm 2030: Chuyển đổi dần việc truyền dẫn dịch vụ thông tin mặt đất (G-G) sử dụng ATN thay thế mạng thông tin G-G hiện tại. Tổ chức thiết lập ATN toàn ngành Hàng không Việt Nam (nhà chức trách, quản lý bay, cảng hàng không, hãng hàng không).

1.2. Dn đường:

a) Đài dẫn đường đa hưng sóng cực ngắn/Đài đo cự ly bằng vô tuyến (VOR/DME)

- Đến năm 2020: Tiếp tục sử dụng hệ thống DVOR/DME làm phương tiện dẫn đường hàng không quốc tế chính. Thay thế các đài dẫn đường hết niên hạn sử dụng và đầu tư mới các đài dẫn đường DVOR/DME tại các cảng hàng không mới. Từng bước áp dụng công nghệ dẫn đường theo tính năng (PBN) theo lộ trình áp dụng PBN của ICAO khu vực.

- Đến năm 2030: Chuyển tiếp từ dẫn đường bằng đài dẫn đường DVOR/DME sang sử dụng PBN là chính, hệ thống DVOR/DME làm dự phòng.

b) Đài dẫn đường vô hướng (NDB)

Tiếp tục duy trì hoạt động cho đến hết tuổi thọ thiết bị và không thực hiện việc đầu tư lắp đt mới.

c) Hệ thống tăng cường độ chính xác của tín hiệu vệ tinh dẫn đường đặt trên mặt đất (GBAS)

- Đến năm 2020: Tiếp tục duy trì dịch vụ tđộng giám sát tính toàn vẹn (RAIM) đối với tín hiệu của hệ thống dẫn đường vệ tinh toàn cầu (GNSS). Nghiên cứu, thu thập dữ liệu tầng điện ly khu vực Việt Nam và mô hình hóa sai số đnh vị bằng vệ tinh dẫn đường toàn cầu (GNSS) do ảnh hưởng bởi tầng điện ly.

- Đến năm 2030

+ Ưu tiên nghiên cứu, sử dụng GBAS tại một số cảng hàng không quốc tế lớn có 2 đường cất hạ cánh trở lên và ưu tiên các cảng hàng không không lắp đặt được hệ thống hạ cánh bằng thiết bị (ILS).

+ Từng bước sử dụng GBAS tại các cảng hàng không quốc tế khác trong toàn quốc theo yêu cầu hoạt động bay.

d) Hệ thống hạ cánh chính xác bằng thiết bị (ILS) và hệ thống đèn tín hiệu

- Đến năm 2020: Tiếp tục đầu tư ILS và hệ thống đèn tín hiệu tại các cảng hàng không có mật độ bay cao, cn nâng cao năng lực tiếp thu tàu bay.

- Đến năm 2030

+ Ưu tiên đầu tư thay thế các hệ thống ILS và hệ thống đèn tín hiệu tại cảng hàng không đã hoạt động trên 15 năm; tiếp tục sử dụng ILS làm phương tiện tiếp cận hạ cánh chính xác chủ yếu.

+ Nghiên cứu, đầu tư hệ thống tiếp cận hạ cánh theo công nghệ mới tại các cảng hàng không theo kế hoạch của ICAO nhất là các cảng hàng không có điều kiện địa hình phức tạp, hạn chế về mặt bằng, việc triển khai ILS không khả thi.

1.3. Giám sát

a) Ra đa giám sát thứ cấp (MSSR)

- Đến năm 2020: Hoàn thành đầu tư mới trạm SSR MODE S tại Cà Mau, Cam Ranh, Quy Nhơn, Vinh, Nội Bài. Đảm bảo có ít nhất hai nguồn giám sát SSR tại khu vực Nội Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất. Chuẩn bị đầu tư mới trạm SSR MODE S trong cụm VHF/ra đa/ADS-B Phú Quý.

- Đến năm 2030

+ Ưu tiên đầu tư mới hệ thống SSR MODE S tại Long Thành, Phú Quý, Buôn Ma Thuột. Thay thế các hệ thống SSR hết niên hạn sử dụng tại Nội Bài, Sơn Trà bằng các SSR. MODE S đm bảo có ít nhất hai nguồn giám sát SSR tại khu vực Nội Bài và Đà Nẵng để dự phòng tầm phủ về trạm. Xem xét, đầu tư mới hệ thống SSR MODE S tại Côn Đảo.

+ Xem xét đầu tư mới hệ thống SSR MODE S phục vụ điều hành bay cụm sân bay Cát Bi-Vân Đồn.

b) Giám sát tự động phụ thuộc dạng quảng bá (ADS-B)

- Đến năm 2020: Hoàn thành đầu tư và sử dụng các trạm ADS-B khu vực miền Trung và miền Nam phục vụ điều hành bay trong FIR HChí Minh (Phú Quốc, Phú Quý, Cà Mau, Tân Sơn Nhất, Liên Khương, Buôn Ma Thuột, Tuy Hòa, Pleiku, Phù Cát, Chu Lai, Phú Bài). Chuyển trạm ADS-B hiện có tại Mộc Châu và Vinh sang vị trí mới tại Pha Đin và Tam Đảo nhằm tối ưu hóa tầm phủ. Đầu tư mới trạm ADS-B tại cảng hàng không Phan Thiết (theo quy hoạch).

- Đến năm 2030

+ Đầu tư mới trạm ADS-B Côn Đảo giám sát khu vực sân bay Côn Đảo và các trạm ADS-B tại các cảng hàng không mới (Long Thành, Sa Pa, Nà Sản..) và hoàn thành phủ sóng ADS-B trên toàn quốc đảm bảo giám sát hoạt động bay tại các cảng hàng không trên toàn quốc.

+ Nghiên cứu, sử dụng ADS-B áp dụng công nghệ không gian mới để tăng cường năng lực giám sát các khu vực trên biển.

+ Đầu tư thay thế các thiết bị ADS-B hết niên hạn sử dụng.

c) Giám sát tự động phụ thuộc - dạng hợp đồng (ADS-C)

Tiếp tục duy trì sử dụng ADS - C (dựa trên giao thức FANS-1/A) và nâng cấp lên hệ thống áp dụng công nghệ ATN trong trường hợp có môi trường ATN.

d) Ra đa giám sát sơ cấp (PSR)

- Đến năm 2020: Hoàn thành đầu tư mới và sử dụng trạm PSR tại Nội Bài và Cam Ranh.

- Đến năm 2030

+ Ưu tiên đầu tư mới trạm PSR tại Long Thành. Thay thế các trạm PSR hết niên hạn sử dụng tại Sơn Trà và Nội Bài đảm bảo có ít nhất hai nguồn giám sát PSR khu vực Nội Bài và Đà Nng để dự phòng tầm phủ về trạm.

+ Xem xét đầu tư mới trạm PSR phục vụ điều hành bay cụm sân bay Cát Bi - Vân Đồn và tại các cảng hàng không quốc tế khác căn cứ theo tính chất và lưu lượng bay.

đ) Ra đa giám sát mặt đất (SMR)

- Đến năm 2020: Tiếp tục duy trì hệ thống SMR tại các Cảng hàng không quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất. Đầu tư mới hệ thống SMR tại các cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng và Cam Ranh.

- Đến năm 2030

+ Ưu tiên nghiên cứu, đầu tư mới các trạm SMR tại các cảng hàng không quốc tế có mật độ bay cao.

+ Nghiên cứu, đầu tư mới các trạm SMR tại các cảng hàng không khác theo yêu cầu hoạt động bay.

e) Hệ thống giám sát đa điểm (MLAT, WAM)

- Đến năm 2020: Nghiên cứu sử dụng hệ thống MLAT, WAM tại cảng hàng không quốc tế Phú Quốc.

- Đến năm 2030

+ Ưu tiên Xem xét đầu tư hệ thống MLAT, WAM tại các cảng hàng không quốc tế có mật độ bay cao.

+ Nghiên cứu, đầu tư hệ thống MLAT, WAM tại các cảng hàng không khác theo yêu cầu hoạt động bay.

g) Hệ thống phát hiện vật thể lạ (FOD)

- Đến năm 2020: Nghiên cứu, thử nghiệm hệ thống FOD tại các Cảng hàng không quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất.

- Đến năm 2030

+ Ưu tiên từng bước đầu tư hệ thống FOD tại các cảng hàng không quốc tế khác có mật độ hoạt động cao.

+ Đầu tư hệ thống FOD tại các cảng hàng không quốc tế khác theo yêu cầu hoạt động bay.

h) Hệ thống kiểm soát và hướng dẫn di chuyển trên sân bay (A-SMGCS)

- Đến năm 2020: Tiếp tục duy trì hệ thống A-SMGCS tại các cảng hàng không quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất. Đầu tư mới hệ thống A-SMGCS tại cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng và Cam Ranh.

- Đến năm 2030

+ Ưu tiên nghiên cứu, nâng cấp hệ thống A-SMGCS tại các cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, Cam Ranh, Đà Nẵng và Nội Bài theo lộ trình của Chương trình ASBU. Đầu tư mới hệ thống A-SMGCS tại cảng hàng không quốc tế Long Thành (cấp độ 3, 4).

+ Nghiên cứu, đầu tư hệ thống A-SMGCS tại các cảng hàng không quốc tế khác theo nhu cầu phát triển.

i) Bay kiểm tra, hiệu chuẩn hệ thống thiết bị CNS và bay đánh giá phương thức bay

- Đến 2020: Xem xét đầu tư mới tàu bay và thiết bị bay kiểm tra, hiệu chuẩn hệ thống thiết bị CNS, bay đánh giá phương thức bay truyền thống và PBN cho toàn ngành hàng không.

- Đến năm 2030: Tiếp tục đầu tư, nâng cấp tàu bay, thiết bị, hạ tầng kỹ thuật và nhân lực đm bảo đy đủ khả năng bay kiểm tra, hiệu chuẩn, đánh giá phương thức bay tại Việt Nam và cung cấp dịch vụ bay kiểm tra, hiệu chuẩn thiết bị CNS và đánh giá phương thức bay cho các nước trong khu vực.

k) Các hệ thống thiết bị ATM

Đầu tư mới, nâng cấp và thay thế các hệ thống thiết bị ATM đảm bảo 03 cấp dự phòng (dự phòng tại chỗ; dự phòng cơ sở điều hành bay theo hướng sử dụng các cơ sở có vị trí địa lý lân cận thuận tiện cho công tác ứng phó; dự phòng theo phương án ứng phó không lưu), có tính năng phù hợp với yêu cầu khai thác không lưu, cho phép quản lý, phân tích dữ liệu phục vụ công tác quản lý an toàn, báo cáo thống kê theo yêu cầu của Cục Hàng không Việt Nam và ICAO.

- Đến năm 2030

+ Hoàn thành đầu tư mới và thay thế hệ thống thiết bị ATM tại Trung tâm kiểm soát không lưu Hồ Chí Minh, Trung tâm kiểm soát tiếp cận và tại sân bay Đà Nẵng. Triển khai đầu cuối hệ thống thiết bị ATM tại các đài kiểm soát không lưu trên toàn quốc. Đầu tư hệ thống xử lý dữ liệu giám sát (RDP) cho đài kiểm soát không lưu mật độ bay cao để điều hành phân cách bằng phương thc giám sát ATS.

+ Nghiên cứu, đầu tư hệ thống thiết bị ATM tại cơ sở kiểm soát tiếp cận khác theo yêu cầu công tác điều hành bay.

- Đến năm 2030: Thay thế các hệ thống thiết bị ATM hết niên hạn sử dụng.

2. Lĩnh vực quản lý không lưu (ATM)

2.1. Tổ chức và quản lý vùng tri, tổ chức đường hàng không và phương thức bay

a) Tổ chức và quản lý vùng trời

- Đến năm 2020

+ Đầu tư và đưa vào áp dụng công cụ phần mềm giả lập mô phỏng tổ chức vùng trời và sân bay nhằm mục đích đánh giá tần suất, đc tính các luồng hoạt động bay, năng lực thông qua vùng trời làm cơ sở thiết kế, tổ chức lại vùng tri.

+ Nghiên cứu, thiết lập khu vực kiểm soát tiếp cận cho cụm sân bay Nội Bài - Cát Bi - Gia Lâm - Hòa Lạc; Cát Bi - Vân Đồn; Đà Nẵng - Phú Bài - Chu Lai.

+ Rà soát, đánh giá, tối ưu hóa các vùng trời (kết hợp đường hàng không và phương thức bay) theo hướng áp dụng công nghệ PBN nhằm tăng năng lực thông qua của 02 FIR do Việt Nam quản lý.

+ Nghiên cứu, tối ưu hóa tổ chức vùng trời và phân chia trách nhiệm điều hành bay cho vùng trời sân bay đối với các Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Cam Ranh và Phú Quốc.

+ Đề xuất sắp xếp lại khu vực hạn chế, khu vực nguy hiểm, khu vực cấm bay và công báp dụng nhằm hạn chế ảnh hưởng đến hoạt động bay hàng không dân dụng. Thiết lập và áp dụng cơ chế sử dụng vùng tri linh hoạt cho vùng tri sân bay Nội Bài, Đà Nẵng, Cam Ranh, Tân Sơn Nhất và các khu vực khác trên đường bay.

+ Tổ chức vùng trời, đm bảo các điều kiện cần thiết cho việc phát triển hoạt động hàng không chung.

+ Nghiên cứu tổ chức vùng trời, hệ thống thiết bị, nhân lực quản lý - điều hành bay tầng thấp, ngoài đường hàng không, dưới khung độ cao thấp nhất, sân bay chuyên dùng để phát triển giao thông hàng không, đóng góp cho phát triển kinh tế- xã hội của các vùng miền, địa phương.

+ Xây dựng và áp dụng ban đầu cơ chế quản lý hoạt động của các phương tiện bay không người lái (UAV).

+ Hoàn thiện việc phân loại vùng trời đáp ứng nhu cầu phát triển của hoạt động bay theo quy đnh của ICAO.

- Đến năm 2030

+ Nghiên cứu, thiết lập khu vực kiểm soát tiếp cận cho cụm sân bay Tân Sơn Nhất - Long Thành - Biên Hòa - Cần Thơ.

+ Hoàn chỉnh hệ thống tổ chức vùng trời áp dụng công nghệ CNS/ATM mới phục vụ hoạt động bay dân dụng và hàng không chung. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế sử dụng vùng trời linh hoạt;

+ Tiếp tục rà soát lại, điều chỉnh khu vực trách nhiệm của ACC Hà Nội, ACC Hồ Chí Minh; từng bước thiết lập APP Cát Bi, Phú Quốc, Cần Thơ, Côn Đảo, Pleiku, Phú Bài, Phù Cát, Liên Khương, Buôn Ma Thuật theo nhu cầu phát triển, các khu vực kiểm soát tại các sân bay khác có hoạt động bay dân dụng.

+ Rà soát, đánh giá lại, điều chỉnh (nếu cần) các cụm vùng trời sân bay đã thiết lập.

+ Hoàn thiện và thực hiện ban đầu cơ chế, quy trình quản lý hoạt động của các phương tiện bay không người lái (UAV).

b) Hệ thống đường hàng không

- Đến năm 2020

+ Nghiên cứu giảm chiều rộng của đường hàng không áp dụng công nghệ PBN để sp xếp, btrí hiệu quả các đường hàng không và các không vực, đường bay quân sự, nâng cao năng lực quản lý, khai thác sử dụng vùng trời.

+ Tiếp tục hoàn thiện hệ thống đường hàng không theo hướng xây dựng hệ thống đường bay một chiu, song song nội địa và quốc tế nhằm giảm thời gian bay và giảm tc nghẽn trên không.

+ Hoàn thiện hệ thống đường hàng không nội địa và quốc tế trong FIR Hà Nội và FIR Hồ Chí Minh theo hướng hiện đại sử dụng công nghệ dẫn đường theo tính năng yêu cầu (PBN), quản lý không lưu mới (ATM) và phù hợp với quy hoạch phát triển mạng đường bay và mạng cảng hàng không.

+ Nâng cấp đường bay ATS, thiết lập mới đường hàng không áp dụng tiêu chuẩn công nghệ dẫn đường RNAV2/RNP2, ưu tiên trục bay Bắc - Nam.

+ Nghiên cứu, thiết lập các đường bay phục vụ bay dân dụng ti sân bay trên đảo xa của Việt Nam.

- Đến năm 2030

+ Nâng cấp toàn bộ đường hàng không từ dạng đường bay ATS thành đường bay PBN.

+ Thiết lập và khai thác các đường hàng không chủ yếu theo công nghệ PBN.

+ Hoàn thiện, tối ưu hóa hệ thống đường hàng không, đường bay phục vụ hoạt động bay hàng không chung.

c) Phương thức bay

- Đến năm 2020

+ Hoàn thành việc đầu tư và áp dụng hệ thống tđộng thiết kế tổ chức vùng trời và phương thức bay trên nền 3D.

+ Tổ chức rà soát, hoàn thiện các phương thức bay hiện hành; nghiên cứu, bổ sung phương thức tiếp cận tại các sân bay chưa có phương thức tiếp cận cho tàu bay loại D và các sân bay hiện chỉ áp dụng một đầu đường cất hạ cánh.

+ Rà soát, sửa đổi bổ sung toàn bộ các phương thức bay theo số liệu tọa độ WGS- 84 đo đạc mới.

+ Thiết kế và áp dụng chủ yếu phương thức bay PBN tại các cảng hàng không có mật độ bay cao, địa hình phức tạp đáp ứng yêu cầu hoạt động bay.

+ Hoàn thiện thiết kế và áp dụng các phương thức bay cho hoạt động bay hàng không chung tại khu vực Hạ Long, Cúc Phương, Phan Thiết.

- Đến năm 2030

+ Thiết kế và áp dụng phương thc bay sử dụng hệ thống GBAS, các hệ thống tiếp cận hạ cánh khác theo yêu cầu và tiêu chuẩn của ICAO.

+ Thiết kế và áp dụng chủ yếu phương thức bay PBN tại các cảng hàng không khác.

+ Thiết kế và áp dụng các phương thức bay áp dụng cho hoạt động bay hàng không chung trên phạm vi toàn quốc.

2.2. Dịch vụ không lưu

- Đến năm 2020

+ Áp dụng phân cách 3NM cho khu vực kiểm soát tiếp cận Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất và áp dụng 5NM cho khu vực đường dài phù hợp với khả năng thực tế.

+ Áp dụng quy trình làm thủ tục không lưu (kết hợp thủ tục thông báo tin tức và bản tin khí tượng hàng không) từ xa cho các chuyến bay của các hãng hàng không của Việt Nam khởi hành từ Việt Nam.

+ Triển khai Chương trình ASBU: Hoàn thành giai đoạn đầu (Block 0) vào năm 2018 và triển khai giai đoạn 1 (Block 1) từ năm 2018.

+ Triển khai dự án Trung tâm kiểm soát không lưu Hồ Chí Minh, Trung tâm kiểm soát tiếp cận và tại sân bay Đà Nng với công nghệ hiện đại.

+ Triển khai đầu tư cơ sở dự phòng tại chỗ cho các cơ sở điều hành bay (ACC Hà Nội, ACC Hồ Chí Minh) đảm bảo hoạt động bay tin cậy liên tục trong mọi tình huống.

+ Đầu tư hiện đại hóa các đài kiểm soát không lưu Vân Đồn, Phù Cát.

+ Đầu tư hiện đại hóa hệ thống quản lý điều hành bay, chia sẻ thông tin giữa quân sự và dân dụng; cải tiến mô hình, nâng cao chất lượng trong công tác quản lý, cấp phép bay giữa các cơ quan trong Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao và Bộ Giao thông vận tải; đặc biệt là công tác tổ chức hiệp đng thông báo, dự báo bay, chỉ huy điều hành bay giữa các Trung tâm Quản lý - Điều hành bay quốc gia, các Sư đoàn Không quân, Phòng không với các đơn vị quản lý bay của ngành Hàng không Việt Nam.

+ Triển khai thực hiện chương trình tự động hóa công tác quản lý điều hành bay song song với việc thực hiện áp dụng các công nghệ CNS/ATM mới phù hợp với tiến trình chung của khu vực và thế giới.

+ Hoàn thiện cơ bản việc quản lý, bảo đảm hoạt động bay hàng không chung.

+ Nghiên cứu thiết lập trạm thông báo bay trên đảo xa của Việt Nam.

- Đến năm 2030

+ Áp dụng quy trình làm thủ tục không lưu (kết hợp thủ tục thông báo tin tức và bản tin khí tượng hàng không) từ xa cho các chuyến bay của các hãng hàng không khác khởi hành từ Việt Nam.

+ Áp dụng phân cách 3NM cho khu vực kiểm soát tiếp cận khác và phân cách 5NM cho tất cả khu vực kiểm soát đường dài.

+ Hoàn thiện hệ thống kế hoạch bay dân dụng hàng ngày.

+ Triển khai Chương trình ASBU: Hoàn thành giai đoạn 1 (Block 1) năm 2018 - 2023 và giai đoạn 2 (Block 2) từ năm 2023-2028, triển khai giai đoạn 3 (Block 3).

+ Sử dụng hiệu quả Trung tâm kiểm soát không lưu Hồ Chí Minh, Trung tâm kiểm soát tiếp cận và tại sân bay Đà Nẵng, các đài kiểm soát không lưu mới; các cơ sở dự phòng tại chỗ cho các cơ sở điều hành bay (ACC Hà Nội, ACC Hồ Chí Minh).

+ Triển khai dự án và sử dụng hiệu quả các cơ sở dự phòng tại chỗ cho các cơ sở điều hành bay (APP/TWR Đà Nng, APP/TWR Cam Ranh).

+ Thiết lập đài kiểm soát không lưu cho cảng hàng không quốc tế Long Thành; triển khai đầu tư cơ sở điều hành bay dự phòng tại chỗ cho APP/TWR Long Thành. Đầu tư hiện đại hóa các đài kiểm soát không lưu và các cơ sở cung cấp dịch vụ quản lý không lưu khác ứng dụng công nghệ CNS/ATM mới theo lộ trình kế hoạch không vận khu vực của ICAO.

+ Thiết lập trạm thông báo bay, cơ sở điều hành bay trên đảo xa của Việt Nam.

+ Tiếp tục hoàn thiện việc quản lý, bảo đảm hoạt động bay hàng không chung.

+ Thực hiện quản lý không lưu tự động tiến ti áp dụng hình thức tàu bay tự phân cách phù hợp với tiêu chuẩn của ICAO và công nghệ của thế giới.

2.3. Quản lý luồng không lưu (ATFM) và thực hiện A-CDM

- Đến năm 2020

+ Hoàn thành việc nghiên cứu, tổ chức chức mô hình áp dụng ATFM và A-CDM.

+ Bắt đầu thử nghiệm, tổ chức áp dụng ATFM theo mô hình đa điểm nút đối với Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, Nội Bài và các cảng hàng không khác phù hợp với kế hoạch của ICAO khu vực.

- Đến năm 2030

+ Ưu tiên hoàn thiện ATFM theo mô hình đa điểm nút theo kế hoạch của ICAO khu vực.

+ Ưu tiên đầu tư, sử dụng hệ thống ATFM trong phạm vi Việt Nam; phối hợp kết nối với hệ thống ATFM của một số nước theo nhu cầu và khả năng thực tế.

+ Ưu tiên đầu tư, sử dụng hệ thống A-CDM tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, Nội Bài và Đà Nẵng.

+ Đầu tư, sử dụng hệ thống A-CDM tại các Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh, Phú Quốc, Cát Bi, Long Thành và các cảng hàng không khác theo yêu cầu thực tế hoạt động bay và phù hợp với khuyến cáo của ICAO khu vực.

+ Đầu tư mở rộng hệ thống ATFM kết nối để phối hợp khai thác với hệ thống ATFM của các nước khác trong khu vực.

3. Quản lý tin tức hàng không, bản đồ - sơ đồ, dữ liệu hàng không

- Đến năm 2020

+ Tiếp tục thực hiện kế hoạch chuyển đổi từ dịch vụ thông báo tin tức hàng không (AIS) sang quản lý tin tức hàng không (ACM) theo lộ trình của ICAO.

+ Hoàn thành đầu tư mới hệ thống AIM phiên bản AIXM 5.1 hoặc mới hơn.

+ Triển khai xây dựng, quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu địa hình và chướng ngại vật điện tử hàng không (eTOD).

+ Hoàn thiện hệ thống bản đồ, sơ đồ hàng không đáp ứng yêu cầu và tiêu chuẩn của ICAO.

+ Nghiên cứu, lập kế hoạch và bắt đầu thực hiện AIM qua hệ thống quản lý thông tin diện rộng (SWIM).

+ Hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng dịch vụ thông báo tin tức hàng không.

- Đến năm 2030

+ Triển khai áp dụng cổng thông tin điện tử (Webportal) nhằm tiếp nhận dữ liệu thô, thay thế hình thức tiếp nhận thông qua văn bản hành chính theo nhiều kênh như văn thư, Fax, email.

+ Hoàn thành việc chuyển đổi từ AIS sang AIM; phát triển và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ mới, sử dụng dữ liệu từ cơ sở dữ liệu tin tức hàng không tích hp: NOTAM số (dNOTAM), sản phẩm sơ đồ/bản đồ hàng không điện tử (eCHART/eMAP), Tập thông tin phục vụ hoạt động hàng không chung...

+ Nghiên cứu, từng bước thử nghiệm chia sẻ dữ liệu AIM (dựa trên mô hình trao đổi dữ liệu AIXM) với các hệ thống liên quan trong dây chuyền điều hành bay của Việt Nam (dựa trên các mô hình trao đổi dữ liệu FIXM, WXXM v.v).

+ Hoàn thiện xây dựng, quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu địa hình và chướng ngại vật điện tử hàng không (eTOD); tổ chức chia sẻ, trao đổi và sử dụng dữ liệu hàng không, dữ liệu eTOD theo các mô hình trao đổi dữ liệu phạm vi quốc tế.

+ Thiết lập trung tâm tích hp dữ liệu hàng không để tập trung, xử lý các hệ thống cơ sở dữ liệu ngành, làm cơ sở hạ tầng cho việc triển khai thực hiện SWIM; hoàn thành việc triển khai SWIM.

+ Thực hiện mô hình theo đề án kiện toàn tổ chức hệ thống các cơ sở cung cấp dịch vụ AIS/AIM.

+ Tổ chức ký kết văn bản thỏa thuận, hiệp đồng trao đi, chia sẻ dữ liệu với các quốc gia trong khu vực châu Á/Thái Bình Dương cũng như các quốc gia trên thế gii để chia sẻ, trao đổi ấn phẩm, tin tức/dữ liệu theo các mô hình trao đổi dữ liệu thông qua SWIM.

4. Lĩnh vực khí tượng

- Đến năm 2020

+ Đầu tư các trạm quan trắc thời tiết tự động tại các cảng hàng không quốc tế; đầu tư ra đa thời tiết Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất và hệ thống thiết bị có khả năng cung cấp cảnh báo gió đứt tại các cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Đà Nng, Tân Sơn Nhất; tích hợp các sản phẩm ra đa khí tượng trên phạm vi toàn quốc.

+ Nghiên cứu, đầu tư mới hệ thống thiết bị có khả năng cảnh báo gió đứt tại cảng hàng không Cam Ranh, Phú Quốc, Cát Bi, Vinh, Liên Khương, Buôn Ma Thuột...

+ Đầu tư hệ thống thông báo tự động bằng dữ liệu (D- ATIS) tại cảng hàng không quốc tế Nội Bài; xem xét đầu tư hệ thống D-ATIS tại các cng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng và Cam Ranh.

+ Triển khai áp dụng dự báo khí tượng theo phương pháp số trị (đầu tư hệ thống thiết bị và phần mềm, phương pháp và quy trình, tổ chức huấn luyện).

+ Nghiên cứu, hợp nhất các cơ sở dữ liệu khí tượng thành 01 cơ sở dữ liệu hàng không quốc gia; thiết lập Trung tâm dữ liệu OPMET; áp dụng mô hình trao đổi tin tức khí tượng hàng không (TVXXM) để tích hp hệ thống SWIM theo Chương trình ASBU.

+ Nghiên cứu, triển khai đề án kiện toàn tổ chức hệ thống các cơ sở cung cp dịch vụ khí tượng hàng không; nghiên cứu, nâng cấp trạm quan trc khí tượng sân bay Cam Ranh thành cơ sở khí tượng sân bay (AMO).

+ Hoàn thành việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng dịch vụ khí tượng theo yêu cầu và tiêu chuẩn của ICAO.

- Đến năm 2030

+ Hoàn thành chương trình triển khai mạng D-ATIS và đầu tư hệ thống thiết bị có khả năng cảnh báo gió đứt tại các cảng hàng không khác.

+ Tiếp tục đầu tư hiện đại hóa các trạm quan trắc tự động tại tất cả các cảng hàng không, đầu tư mới trạm ra đa thời tiết tại các cảng hàng không quốc tế có mật độ bay cao và điều kiện khí tượng phức tạp (Cam Ranh, Cát Bi, Phú Quốc...).

+ Hoàn thành việc áp dụng dự báo khí tượng theo phương pháp số trị.

+ Hoàn thành việc chuyển đổi áp dụng IWXXM trao đổi dữ liệu khí tượng, tích hp với hệ thống SWIM theo Chương trình ASBU.

+ Nâng cao chất lượng các sn phẩm khí tượng đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý không lưu mới; hoàn thiện việc thực hiện cung cấp bản tin Airmet.

+ Thực hiện mô hình theo đề án kiện toàn tổ chức hệ thống các cơ sở cung cấp dịch vụ khí tượng hàng không.

+ Tiếp tục hoàn thiện việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng đối với toàn bộ dịch vụ khí tượng hàng không theo yêu cầu và tiêu chuẩn của ICAO.

5. Tìm kiếm cứu nạn

- Đến năm 2020

+ Hoàn thiện, làm thủ tục ban hành và tổ chức áp dụng Kế hoạch ứng phó tai nạn tàu bay dân dụng (cấp quốc gia).

+ Nghiên cứu, triển khai đề án sắp xếp tổ chức lại hệ thống các cơ sở cung cấp dịch vụ tìm kiếm cứu nạn hàng không.

+ Xem xét đầu tư hệ thống máy tính tự động trợ giúp xác định vị trí tàu bay lâm nạn, nâng cấp các hệ thống thiết bị tìm kiếm cứu nạn hàng không.

+ Nghiên cứu, triển khai đề án kiện toàn tổ chức hệ thống các cơ sở cung cấp dịch vụ tìm kiếm cứu nạn hàng không.

- Đến năm 2030

+ Hoàn thành việc ký kết văn bản thỏa thuận về tìm kiếm cứu nạn tàu bay bay dân dụng với hàng không dân dụng các nước có chung ranh giới tìm kiếm cứu nạn.

+ Tổ chức khai thác sử dụng hệ thống máy tính tự động trợ giúp xác định vị trí tàu bay lâm nạn.

+ Hoàn thành đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện, hệ thống thiết bị và nhân lực để nâng cao năng lực của hệ thống tìm kiếm - cứu nạn trên đất liền và trên biển.

+ Phối hợp đảm bảo bổ sung tàu bay tìm kiếm cứu nạn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

+ Thực hiện mô hình theo đề án kiện toàn tổ chức hệ thống các cơ sở cung cp dịch vụ tìm kiếm cứu nạn hàng không.

6. Quản lý an toàn cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay

- Đến năm 2020

+ Nâng cao năng lực hệ thống giám sát an toàn hoạt động bay đáp ứng yêu cầu và tiêu chuẩn của ICAO.

+ Nâng cao chất lượng hoạt động hệ thống quản lý an toàn của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay.

+ Hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ an toàn đường cất hạ cánh tại các cảng hàng không.

+ Tổ chức áp dụng chủ yếu phương pháp quản lý an toàn chủ động. Nghiên cứu, áp dụng quản lý rủi ro liên quan đến mệt mỏi.

+ Xây dựng văn hóa an toàn hàng không tự giác thực hiện.

- Đến năm 2030

+ Hoàn thiện hoạt động của hệ thống giám sát an toàn hoạt động bay đáp ứng đầy đủ yêu cầu và tiêu chuẩn của ICAO.

+ Hoàn thiện hoạt động của hệ thống quản lý an toàn của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay.

+ Tổ chức áp dụng chủ yếu phương pháp quản lý an toàn chủ động và tiên phong. Quản lý một cách hiệu quả rủi ro liên quan đến mệt mỏi.

+ Xây dựng văn hóa an toàn hàng không tích cực và chủ động thực hiện.

7. Nhu cầu vốn đầu tư

Dự kiến tổng nhu cầu vốn đầu tư cho các dự án đến năm 2025 khoảng 11.200 tỷ đồng (tương đương 480,1 triệu USD, 1 USD = 23,300 đồng VN). Việc đầu tư sẽ được thực hiện trên cơ sở đánh giá hiệu quả đầu tư bước lập dự án đầu tư và phân kỳ đầu tư cho phù hợp với nhu cầu thực tế và khả năng bố trí nguồn vốn.

8. Nguồn vốn

Vốn của các doanh nghiệp, vốn hỗn hp, vốn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hp pháp khác.

9. Giải pháp thực hiện

9.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy định, hướng dẫn; tổ chức và công tác quản lý, điều hành

- Hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật, quy định và hướng dẫn, quy trình, tài liệu hưng dẫn khai thác, sổ tay hướng dẫn;

- Đổi mới công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành theo hướng tăng cường, tập trung vào công tác giám sát, quản lý nhà nước đối với mọi hoạt động trong lĩnh vực quản lý hoạt động bay.

- Duy trì, cải thiện hệ thống quản lý chất lượng đối với các dịch vụ bảo đảm hoạt động bay đáp ứng yêu cầu và tiêu chuẩn của ICAO.

9.2. Phát triển nguồn nhân lực

- Nâng cao chất lượng đội ngũ giám sát viên quản lý hoạt động bay, trang bị công cụ quản lý, hun luyện duy trì và nâng cao năng lực theo tiêu chuẩn của ICAO.

- Lập kế hoạch tuyển dụng, đào tạo đội ngũ kiểm soát viên không lưu và nhân viên bảo đảm hoạt động bay khác đáp ứng nhu cầu tăng trưởng lưu lượng bay và việc lập mới các cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu; lập kế hoạch tăng cường nguồn nhân lực cho công tác khai thác, duy trì hệ thống CNS/ATM mới.

- Đa dạng hóa các hình thức, phương thức đào tạo, huấn luyện: ngắn hạn, dài hạn, đào tạo trong nước, đào tạo ngoài nước.

- Tập trung đào tạo mũi nhọn cho các đối tượng là giáo viên, huấn luyện viên, cán bộ tham gia lập kế hoạch triển khai thực hiện các hệ thống CNS/ATM mới và Chương trình ASBU.

- Đào tạo, huấn luyện nâng cao trình độ tiếng Anh hàng không cho nhân viên bảo đảm hoạt động bay theo quy đnh và đội ngũ sát hạch viên liên quan.

- Xây dựng và phát triển hệ thống các trung tâm đào tạo, huấn luyện nhân viên bảo đảm hoạt động bay về tổ chức, cơ sở hạ tầng và hệ thống thiết bị, chương trình, giáo trình và giáo án, đội ngũ quản lý và giáo viên trên cơ sở tận dụng hiệu quả các nguồn lực của các đơn vị trong toàn ngành hàng không đảm bảo trình độ và kỹ năng khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa, nghiên cứu của học viên, hướng ti mục tiêu đưa các trung tâm này thành cơ sở có uy tín trong hệ thống các cơ sở đào tạo, huấn luyện của ngành Hàng không Việt Nam.

9.3. Hoàn thiện công tác bảo dưỡng

- Triển khai xây dựng tiêu chuẩn và sổ tay bảo dưỡng; lập và thực hiện kế hoạch thay thế thiết bị và bảo dưỡng phòng ngừa phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ thực tế; đảm bảo ngân sách hoạt động cho công tác bảo dưỡng; thực hiện bay kiểm tra, hiệu chuẩn theo tiêu chuẩn, quy định, hướng dẫn của Việt Nam và của ICAO.

- Thiết lập hệ thống thiết bị mô phỏng (hot-mockup) trong nước để dần dần tự đảm bảo công tác bảo trì kỹ thuật, tập trung huấn luyện đào tạo nâng cao cho đội ngũ kỹ thuật có trình độ, kỹ năng chuyên môn cao và tối ưu hóa việc mua sắm vật tư dự phòng đối với hệ thống thiết bị chuyên ngành CNS có công nghệ cao, phức tạp và số lượng thiết bị cùng chủng loại của một hãng sản xuất từ 3-5 bộ trở lên.

9.4. Giám sát kỹ thuật từ xa các hệ thống thiết bị CNS

- Đầu tư các hệ thống thiết bị CNS đm bảo có khả năng giám sát tình trạng kỹ thuật từ xa, từng bước thiết lập việc giám sát từ xa đối với các hệ thống thiết bị CNS cùng chủng loại hoặc cùng địa bàn, khu vực vùng miền, tiến ti xây dựng trung tâm giám sát tình trạng kỹ thuật và an ninh mạng từ xa đối với tất cả các hệ thống CNS/ATM trên phạm vi toàn quốc. Đổi mới công nghệ khai thác hệ thống CNS/ATM theo hướng tự động hóa, nâng cao hiệu quả, tiết kiệm chi phí.

- Tăng cường công tác bảo đảm an toàn và an ninh thông tin đối với hệ thống thiết bị CNS có kết nối qua mạng Internet, xây dựng hệ thống, cơ sở dữ liệu (CSDL) an toàn trong trường hợp xảy ra sự cố.

10. Tổ chức thực hiện

- Cục Hàng không Việt Nam chủ trì, phối hợp với các tổ chức, cá nhân liên quan tổ chức quản lý, triển khai thực hiện Kế hoạch tổng thể này.

- Trên cơ sở Quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không và Kế hoạch tổng thể phát triển này, Cục Hàng không Việt Nam chỉ đạo các tổ chức, cá nhân, liên quan tổ chức lập và phê duyệt các kế hoạch theo định kỳ 5 năm, hàng năm; hướng dẫn kiểm tra quá trình thực hiện Kế hoạch tổng thể; đề xuất những giải pháp cần thiết để thực hiện Kế hoạch tổng thể, trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết đnh; đnh kỳ tổ chức sơ kết, đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch tổng thể và kịp thời báo cáo Bộ GTVT điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết.

- Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM), Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), các doanh nghiệp hàng không và các tổ chức có liên quan có trách nhiệm căn cứ nội dung Kế hoạch tổng thể, tổ chức thực hiện để đm bảo mục tiêu của Quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không và hiệu quả đối với từng dự án được đầu tư.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 2339/QĐ-BGTVT ngày 19/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển hệ thống thông tin, dẫn đường, giám sát và quản lý không lưu (CNS/ATM) Hàng không dân dụng Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

Điều 3. Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Đầu tư, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Các Thứ tr
ưởng;
- Các TCT: HKVN, Cảng HKVN, Qu
n lý bay VN;
- TCT Trực thăng Việt Nam (VNH);
- Vietjet Air, Jetstar Pacific Airlines;
- C
ông ty CHKQT Vân Đồn;
- Cổng thông tin điện tử Bộ GTVT;
- Lưu VT, Vụ KHĐT (05)
.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Đình Thọ

 

THE MINISTRY OF TRANSPORT
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 22/QD-BGTVT

Hanoi, January 08, 2019

 

DECISION

APPROVING ADJUSTED MASTER PLAN FOR DEVELOPMENT OF VIETNAM’S COMMUNICATIONS, NAVIGATION, SURVEILLANCE/AIR TRAFFIC MANAGEMENT (CNS/ATM) SYSTEMS BY 2020 AND ORIENTATION TOWARDS 2030

THE MINISTER OF TRANSPORT

Pursuant to the Law on Vietnam Civil Aviation dated June 29, 2006 and Law dated November 21, 2014 on Amendments to some Articles of the Law on Vietnam Civil Aviation;

Pursuant to the Government’s Decree No. 12/2017/ND-CP dated February 10, 2017 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Transport;

Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 236/QD-TTg dated February 23, 2018 on approval for adjusted planning for development of air transport by 2020 and the orientation towards 2030;

In consideration of the Document No. 4221/CHK-QLHDB dated October 15, 2018 and Document No. 5445/CHK-QLHDB dated December 25, 2018 of the Civil Aviation Authority of Vietnam submitted for approval of the adjusted Master Plan for Development of Vietnam’s Communications, Navigation, Surveillance and Air Traffic Management (CNS/ATM) systems by 2020 and orientation towards 2030;

At the request of the Department of Planning and Investment under the Appraisal Report No. 1517/KHDT dated December 26, 2018,

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 1. The adjusted Master Plan for Development of Vietnam’s Communications, Navigation, Surveillance and Air Traffic Management (CNS/ATM) Systems by 2020 and Orientation towards 2030 is approved. To be specific:

I. Objectives

-  Build a highly accurate and reliable modern ATM system which ensures that the coverage of CNS equipment facilitates the performance of tasks in the entire Flight Information Region (FIR) of Vietnam, meeting the requirements and standards of the International Civil Aviation Organization (ICAO).

- Develop a plan for transition to and development of the new CNS/ATM systems in line with ICAO Aviation System Block Upgrades (ASBU) and Asia-Pacific Air Seamless ATM Plan, and build a mechanism for flexible use of airspace for civil and military aviation.

- Make full use of the capability of the current system and ensure the investment efficiency when switching to the new systems.

II. Contents of the Master Plan

1. Communications, Navigation, Surveillance

1.1. Communications

a) Very-High Frequency Air-Ground Communication (VHF A/G)

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



+ Continue to use VHF voice communication as the primary means of communication; guarantee backup for stations, overlapping coverage in space.

+ Build VHF A/G stations in Buon Ma Thuot, Phu Quy, Con Son, Dong Hoi and Tam Dao to guarantee backup for stations to provide long-range services using VHF in Vietnam's FIRs. Relocate the existing VHF A/G station in Moc Chau to Pha Din so as to optimize the coverage.

+ Build more VHF A/G stations to guarantee backup for stations in service of approach control at such high density traffic airports as Noi Bai Airport, Da Nang Airport, Cam Ranh Airport and Tan Son Nhat Airport.

- By 2030

+ Use new VHF voice communications equipment in support of the control at new airports (Long Thanh, Sapa, etc.). In addition to VHF voice communications equipment, consider gradually using VHF A/G communications (VHF data communications) equipment according to the regional ICAO’s roadmap.

+ Replace VHF A/G equipment reaching the end of its service life, supplement equipment to enhance the backup and reliability at air traffic control (ATC) units.

b) High frequency air-ground communication (HF A/G)

- By 2020: Continue to use VHF A/G voice communication as a means of communication in areas where no VHF coverage is available or in the state of emergency.

- By 2030: Consider using data communication as the primary means of communication and replace HF voice communication according to the regional ICAO’s roadmap and actual technological capability.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- By 2020: Use the future air navigation system (FANS- 1/A) CPDLC in oceanic and remote airspace.

- By 2030

+ In addition to VHF voice communications equipment, consider gradually using Aeronautical Telecommunication Network (ATN) CPDLC in the presence of ATN environment.

+ Step by step use CPDLC as the primary means of communication between the pilot and the controller instead of the voice communications (VHF or HF) in conformity with the regional ICAO's plan.

d) Air traffic services interfacility data communication (AIDC)

- By 2020: Maintain AIDC between Ho Chi Minh and Singapore, Ho Chi Minh and Manila and establish AIDC between Hanoi - Ho Chi Minh, Hanoi and Vientiane, Hanoi and Sanya, Ho Chi Minh and Phnom Penh, Ho Chi Minh and Sanya.

- By 2030

+ Prioritize the establishment of AIDC between Hanoi and Guangzhou, Ho Chi Minh and Kuala Lumpur, Hanoi and Kunming, Hanoi and Nanning.

+ Continue to implement AIDC according to the regional ICAO’s roadmap.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- By 2020: Gradually use Basic AMHS instead of AFTN nationwide.

- By 2030

+ Prioritize the upgrading and use of Extended AMHS or AMHS file-transfer-body-parts (FTBP).

+ Continue to implement AMHS according to the regional ICAO’s plan.

e) Very Small Aperture Terminal (VSAT) 

- By 2020: Evaluate and replace equipment reaching the end of its service life at VSATs such as: Tan Son Nhat, Da Nang, Quy Nhon, Phu Bai, Chu Lai, Phu Cat, Pleiku, Ca Mau, Buon Ma Thuot, Phu Quoc , Cam Ranh, Lien Khuong, Con Dao, Can Tho, Tuy Hoa, Rach Gia, Son Tra, etc.) and build VSATs in Tam Dao, Pha Din, Phu Quy, Tho Xuan, Van Don, Phnom Penh, Phan Thiet (according to the planning) to get ready to switch to using VINASAT system.

- By 2030: Continue to invest in VSATs at new airports. Gradually switch from VSAT to VINASAT.

g) Digital-Automatic Terminal Information Service (D-ATIS) system

- By 2020: Consider building a new D-ATIS system instead of voice ATIS system at Noi Bai International Airport, Tan Son Nhat International Airport, Da Nang International Airport and Cam Ranh International Airport.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



h) Ground-ground Aeronautical Telecommunication Network (ATN)

Establish a ground-ground ATN ensuring backup of the internal backbone network, and network safety and security as follows:

- By 2020

+ Plan and establish a G-G communication network on the basis of implementing ATN.

+ Cooperate with countries in the region in connecting and establishing a Common Regional Virtual Private Network (CRV).

- By 2030: Gradually switch from the existing G-G communication network to G-G ATN. Establish ATN for the Vietnam’s entire aviation industry (aviation authorities, ATM authorities, airports, airlines).

1.2. Navigation:

a) Very High Frequency Omni-Directional Range/Distance Measuring Equipment (VOR/DME)

- By 2020: Continue to use DVOR (Doppler Very High Frequency Omni-Directional Range)/DME as the primary means of international aeronautical navigation. Replace navigation systems reaching the end of their service life and build DVOR/DME at new airports. Gradually apply Performance-based Navigation (PBN) according to the regional ICAO’s PBN application roadmap.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Non-directional Beacon (NDB)

Continue to maintain operation of the equipment until the end of its service life and do not install new equipment.

c) Ground Based Augmentation System (GBAS)

- By 2020: Keep maintaining receiver autonomous integrity monitoring (RAIM) for the global navigation satellite system (GNSS). Study and collect ionospheric data in Vietnam and establish a model of GNSS positioning errors ionospheric effects.

- By 2030

+ Prioritize the study and use of GBAS at some major international airports with at least 2 runways, especially the airports having an Instrument Landing System (ILS).

+ Gradually use GBAS at other international airports nationwide according to the flight operation requirements.

d) Instrument Landing System (ILS) and lighting system

- By 2020: Continue to invest in ILS and lighting systems at high density traffic airports and increase the capacity for receiving aircrafts.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



+ Prioritize the replacement of ILS and lighting systems at airports having operated for more than 15 years; continue to use ILS as the primary means of precision approach and landing.

+ Consider investing in approach landing systems using new technology at airports according to the ICAO’s plan, especially at the airports where complex terrain or land constraints make the installation and use of an ILS infeasible.

1.3. Surveillance

a) Monopulse Secondary Surveillance Radar (MSSR)

- By 2020: Complete the construction of SSR MODE S stations at Ca Mau, Cam Ranh, Quy Nhon, Vinh and Noi Bai airports. Ensure that there are at least two SSR sources at Noi Bai, Da Nang and Tan Son Nhat international airports. Make preparations for the construction of SSR MODE S station in VHF/radar/ADS-B cluster in Phu Quy.

- By 2030

+ Prioritize the installation of SSR MODE S systems at Long Thanh, Phu Quy and Buon Ma Thuot airports. Replace SSR systems reaching the end of their service life at Noi Bai and Son Tra airports with SSR MODE S, ensuring that there are at least two SSR sources at Noi Bai and Da Nang international airports to guarantee backup coverage to be provided to the stations. Consider installing an SSR MODE S system at Con Dao airport.

+ Consider installing SSR MODE S systems to serve ATC at Cat Bi and Van Don airports.

b) Automatic Dependent Surveillance-Broadcast (ADS-B)

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- By 2030

+ Build ADS-B station at Con Dao airport and ADS-B at new airports (Long Thanh, Sa Pa, Na San, etc.) and complete ADS-B coverage nationwide to facilitate the ATC nationwide.

+ Study and use space-based ADS-B to increase the surveillance capability over oceanic airspace.

+ Replace ADS-B equipment reaching the end of its service life.

c) Automatic Dependent Surveillance - Contract (ADS-C)

Keep using ADS - C (based on FANS-1/A) and upgrade it to an ATN-based system in the presence of ATN environment.

d) Primary Surveillance Radar (PSR)

- By 2020: Complete the construction of and use PSR stations at Noi Bai and Cam Ranh international airports.

- By 2030

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



+ Consider building PSR stations to ATC at Cat Bi and Van Don airports and other international airports according to their nature and traffic flow.

dd) Surface Movement Radar (SMR)

- By 2020: Continue to maintain SMR systems at Noi Bai International Airport and Tan Son Nhat International Airport. Build SMR systems at Da Nang International Airport and Cam Ranh International Airport.

- By 2030

+ Prioritize the study and construction of SMR stations at high density traffic international airports.

+ Study and build SMR stations at other airports according to the flight operation requirements.

e) Multilateration, Wide Area Multilateration (MLAT, WAM)

- By 2020: Consider using MLAT/WAM system at MLAT/WAM at Phu Quoc International Airport.

- By 2030

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



+ Study and build MLAT/WAM systems at other airports according to the flight operation requirements.

g) Foreign Object Debris (FOD) Detection System

- By 2020: Study and test FOD detection systems at Noi Bai International Airport and Tan Son Nhat International Airport.

- By 2030

+ Prioritize the installation of FOD detection systems at other high density traffic international airports.

+ Invest in FOD detection systems at other international airports according to the flight operation requirements.

h) Advanced-Surface Movement Guidance and Control System (A-SMGCS)

- By 2020: Continue to maintain A-SMGCS systems at Noi Bai International Airport and Tan Son Nhat International Airport. Build A-SMGCS systems at Da Nang International Airport and Cam Ranh International Airport.

- By 2030

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



+ Study and build A-SMGCS systems at other airports to meet the demand for development.

i) Flight Testing, CNS Equipment Inspection and Flight Procedure Validation

- By 2020: Consider purchasing aircraft and equipment for flight testing, CNS equipment inspection and validation of traditional flight procedure and PBN-based flight procedure for the entire aviation industry.

- By 2030: Continue to invest in and upgrade aircraft, equipment and technical infrastructure and human resources to enable the capability for flight testing, inspection and flight procedure validation in Vietnam and provide flight testing, CNS equipment inspection and flight procedure validation services to countries in the region.

k) ATM equipment

Install, upgrade and replace ATM equipment which provides 03 levels of backup (on-site backup; backup of ATC units at adjacent geographical locations facilitating contingency operations; backup as per the ATM contingency plan) and has functions suitable for air traffic operation, allowing data management and analysis in service of safety management and reporting at the request of the Civil Aviation Authority of Vietnam and ICAO.

- By 2030

+ Complete the installation and replacement of ATM equipment at Ho Chi Minh ATC Center and Approach Control Center at Da Nang International Airport. Deploy ATM equipment terminals at ATC (ATC) towers nationwide. Install Radar Data Processing (RDP) systems at high density traffic ATC towers to separate flights using the ATS surveillance system.

+ Study and install ATM equipment at other approach control units according to the flight operation requirements.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Air Traffic Management (ATM)

2.1. Organization and management of airspace, organization of airway and flight procedures

a) Airspace organization and management

- By 2020

+ Invest in and apply software that simulates the organization of airspace and aerodromes for the purpose of assessing the frequency and characteristics of traffic flows and airspace capacity as a basis for airspace redesign and reorganization.

+ Consider establishing terminal control areas at Noi Bai - Cat Bi - Gia Lam - Hoa Lac airport; Cat Bi - Van Don airport; Da Nang - Phu Bai - Chu Lai airport.

+ Review, evaluate and optimize the airspace (combining airway and flight procedure) in the direction of applying PBN technology to increase the capacity of 02 FIRs managed by Vietnam.

+ Consider optimizing airspace organization and delegate responsibility for ATC within the airspace of Tan Son Nhat, Noi Bai, Da Nang, Cam Ranh and Phu Quoc aerodromes.

+ Propose and declare the re-establishment of restricted areas, danger areas and prohibited areas in order to reduce effects on civil aviation activities. Establish and apply the mechanism for flexible use of airspace within the airspace of Noi Bai, Da Nang, Cam Ranh and Tan Son Nhat aerodromes and other areas on the flight route.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



+ Consider organizing airspace, equipment system and personnel for ATM and ATC at low level, outside airways, below minimum altitude, specialized aerodromes for the development of air traffic, contributing to the development of socio-economic development of regions and localities.

+ Formulate and initially apply the mechanism to manage operation of unmanned aerial vehicles (UAVs).

+ Complete the classification of airspace to meet the increasing demand for flight operation according to ICAO's regulations.

- By 2030

+ Consider establishing terminal control areas at Tan Son Nhat - Long Thanh - Bien Hoa - Can Tho airport.

+ Complete the airspace organization system applying CNS/ATM technology to service civil flight operations and general aviation. Keep perfecting the mechanism for flexible use of airspace;

+ Continue to review and adjust responsibility areas of Ha Noi ACC and Ho Chi Minh ACC; gradually establish Cat Bi, Phu Quoc, Can Tho, Con Dao, Pleiku, Phu Bai, Phu Cat, Lien Khuong, Buon Ma Thuot APPs to meet the demand for development, and control areas at other airports involved in civil flight operations.

+ Review, re-assess and change (where necessary) the established airspace of aerodrome.

+ Perfect and initially implement the mechanism and procedure for managing operation of unmanned aerial vehicles (UAVs).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- By 2020

+ Consider reducing airway width by applying PBN to effectively arrange airways, airspace and military routes, thereby increasing the capability for management and use of airspace.

+ Continue to complete the airway system in the direction of developing unidirectional and parallel routes suitable for both domestic and international flights to reduce flight time and air traffic congestion.

+ Complete domestic and international airway systems in Ha Noi and Ho Chi Minh FIRs in a modern way that applies PBN and ATM and conforms to the planning for development of air route network and airport network.

+ Upgrade ATS routes, establish routes by applying RNAV2/RNP2, give priority to North - South route.

+ Consider establishing routes serving civil flights to airports on remote islands of Vietnam.

- By 2030

+ Upgrade from ATS routes to PBN routes.

+ Establish and primarily operate PBN routes.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Flight procedures

- By 2020

+ Complete the investment in and application of a 3D automatic system for design and organization of airspace and flight procedures.

+ Review and complete current flight procedures; consider supplementing approach procedures at airports which do not have any approach procedure for aircraft code D and airports that use only one end of the runway.

+ Review and revise all flight procedures using WAGS 84 coordinates.

+ Design and primarily apply PBN procedures at high density traffic airports with complex terrain to satisfy the flight operation requirements.

+ Complete the design and application of PBN procedures to general aviation in Ha Long, Cuc Phuong and Phan Thiet.

- By 2030

+ Design and apply GBAS flight procedure and other landing approach systems according to requirements and standards of ICAO.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



+ Design and apply flight procedures intended for general aviation nationwide.

2.2. Air traffic services (ATS)

- By 2020

+ Apply 3NM separation in Noi Bai, Da Nang and Tan Son Nhat terminal control areas and apply 5NM separation in area control centers within capability.

+ Apply remote air traffic services reporting procedures (in combination with procedures for aeronautical and meteorological information reporting) for flights of Vietnamese airlines departing from Vietnam.

+ Execute the ASBU program: Complete Block 0 in 2018 and implement Block 1 from 2018.

+ Execute the project Ho Chi Minh ATC Center and Approach Control Center at Da Nang International Airport adopting modern technology.

+ Implement investment in on-site backup facilities for ATC units (Hanoi ACC, Ho Chi Minh ACC) to ensure air traffic reliability and continuity in any situation.

+ Invest in modernization of ATC towers at Van Don and Phu Cat airports.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



+ Implement ATM automation program together with the application of new CNS/ATM technology in conformity with the general process of the region and the world.

+ Basically complete general aviation ATC and ATM.

+ Consider establishing flight information centers on remote islands of Vietnam.

- By 2030

+ Apply remote air traffic services reporting procedures (in combination with procedures for aeronautical and meteorological information reporting) for flights of other airlines departing from Vietnam.

+ Apply 3NM separation in other terminal control areas and apply 5NM separation in all area control centers.

+ Complete the system of daily civil flight plans.

+ Execute the ASBU program: Complete Block 1 in 2018 - 2023 and Block 2 from 2023-2028, implement Block 3.

+ Effectively use Ho Chi Minh ATC Center, Approach Control Center at Da Nang International Airport and new ATC towers; on-site backup facilities for ATC units (Hanoi ACC, Ho Chi Minh ACC).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



+ Establish an ATC tower for Long Thanh International Airport; make investment in on-site backup ATC units for Long Thanh APP/TWR. Invest in modernizing ATC towers and other ATM service providers applying CNS/ATM technology according to the roadmap specified in ICAO's air navigation plan.

+ Establish flight information centers on remote islands of Vietnam.

+ Continue to complete general aviation ATC and ATM.

+ Perform automatic ATM in the direction of application of aircraft self-separation algorithm according to ICAO’s standards and the world technology.

2.3. Air Traffic Flow Management (ATFM) and A-CDM implementation

- By 2020

+ Complete the study and organization of ATFM and A-CDM models.

+ Start to test and apply multi-nodal ATFM to Tan Son Nhat International Airport, Noi Bai International Airport and other airlines in conformity with regional ICAO's plan.

- By 2030

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



+ Prioritize the investment in and use of ATFM system within the territory of Vietnam; cooperate in establishing a connection with AFTM systems of some countries in accordance with practical demands and within capability.

+ Prioritize the investment in and use of A-CDM system at Tan Son Nhat, Noi Bai and Da Nang international airports.

+ Invest in and use A-CDM system at Cam Ranh, Phu Quoc, Cat Bi and Long Thanh international airports and other airports according to the flight operation requirements and recommendations of regional ICAO.

+ Invest in expansion of the connected AFTM system to facilitate connection with ATFM systems of other countries in the region.

3. Management of aeronautical information, aeronautical maps - charts and aeronautical data

- By 2020

+ Continue to implement the plan to make a transition from aeronautical information service (AIS) to aeronautical information management (ACM) according to ICAO’s roadmap.

+ Complete the installation of AIM system based on AIXM version 5.1 or higher.

+ Create, manage and operate Electronic Terrain and Obstacle Data (eTOD).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



+ Study, make a plan for and start the implementation of AIM through the System Wide Information Management (SWIM) system.

+ Complete the AIS quality management system.

- By 2030

+ Use webportals to receive raw data, replace the method of receipt by administrative documents with such channels as correspondences, fax or email.

+ Complete the switch from AIS to AIM; develop and supply new products and services, use data from integrated aeronautical information database: digital NOTAM (dNOTAM), electronic aeronautical charts/maps (eCHART/eMAP), aeronautical information publication in service of general aviation, etc.

+ Consider gradually testing and share AIM data (based on AIXM) with related systems on Vietnam's ATC line (based on FIXM, WXXM, etc.).

+ Complete the creation, management and operation of eTOD; share, exchange and use aeronautical data and eTOD based on international data exchange models.

+ Establish an aeronautical data integration center to aggregate and process industry databases serving as infrastructure for SWIM implementation; complete SWIM implementation.

+ Implement models according to the project to strengthen the system of AIS/AIM service providers.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Meteorology

- By 2020

+ Invest in automatic weather observation stations at international airports; invest in Noi Bai, Da Nang, Tan Son Nhat weather radars and equipment capable of providing wind shear warnings at Noi Bai, Da Nang and Tan Son Nhat international airports; integrate meteorological radars nationwide.

+ Consider installing equipment capable of providing wind shear warnings at Cam Ranh, Phu Quoc, Cat Bi, Vinh, Lien Khuong, Buon Ma Thuot airports, etc.

+ Install D-ATIS system at Noi Bai International Airport; consider installing D-ATIS system at Tan Son Nhat International Airport, Da Nang International Airport and Cam Ranh International Airport.

+ Apply numerical weather prediction (investing in equipment and software, methods and processes, training).

+ Consider consolidating meteorological databases into 01 national aviation database; establish an OPMET data center; apply the meteorological information exchange modal (TVXXM) in order to integrate it with the SWIM system according to the ASBU program.

+ Consider executing the project to strengthen the system of aeronautical meteorological service providers; consider upgrading the meteorological observation station at Cam Ranh airport to an Airport Meteorological Office (AMO).

+ Complete the application of meteorological service quality management system according to ICAO’s requirements and standards.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



+ Complete the program to implement D-ATIS system and investment in equipment capable of providing wind shear warnings at other airports.

+ Continue to modernize automatic observation stations at all airports, install weather radars at high density traffic international airports with complex weather conditions (Cam Ranh, Cat Bi, Phu Quoc, etc.).

+ Complete the application of numerical weather prediction.

+ Complete the switch to IWXXM and integration with the SWIM system according to the ASBU program.

+ Improve quality of meteorological products to satisfy the new requirements for air traffic management; complete the provision of Airmet bulletins.

+ Implement models according to the project to consolidate the system of aeronautical meteorological service providers.

+ Continue to complete the application of quality management system to entire meteorological services according to ICAO’s requirements and standards.

5. Search and rescue (SAR)

- By 2020

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



+ Consider executing the project to re-organize the system of aviation SAR service providers.

+ Consider investing in a system of autonomous computers capable of identifying the location of aircraft in distress, upgrade aviation SAR equipment.

+ Consider executing the project to strengthen the system of aviation SAR service providers.

- By 2030

+ Complete the signature of an agreement on civil aviation cooperation in civil aircraft SAR with countries that have common SAR region boundaries.

+ Exploit and use the system of autonomous computers capable of identifying the location of aircraft in distress.

+ Complete the investment in infrastructure, vehicles, equipment and human resources so as to increase the onshore and offshore SAR capability.

+ Cooperate in supplementing aircraft for SAR to satisfy requirements.

+ Implement models according to the project to strengthen the system of SAR service providers.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- By 2020

+ Increase the capability of the air traffic safety oversight system in accordance with ICAO’s requirements and standards.

+ Improve quality of safety management systems of ATM service providers.

+ Complete and improve quality of local runway safety teams at airports.

+ Mainly apply the proactive approach to safety management. Consider applying fatigue risk management.

+ Build a voluntary aviation safety reporting culture.

- By 2030

+ Perfect the air traffic safety oversight system in accordance with ICAO’s requirements and standards.

+ Perfect safety management systems of ATM service providers.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



+ Build a positive and proactive aviation safety reporting culture.

7. Investment capital demand

The expected total investment capital for projects is around 11,200 billion dong (equivalent to 480.1 million US dollars, 1 dollar = 23,300 Vietnamese dong) by 2025. The investment shall be made on the basis of assessing the investment efficiency at the stage of investment project formulation and investment phasing in accordance with practical demands and within the capacity for providing capital.

8. Sources of capital

Capital of enterprises, combined sources of capital, state funding and other legal sources of capital.

9. Solutions for implementation

9.1. Completing the system of legislative documents, regulations and guidelines; organization, management and administration

- Complete the system of legislative documents, regulations, guidelines, procedures, operational manuals, instruction manuals;

- Improve the direction, management and administration in the direction of strengthening and focusing on supervision and state management of all activities in the field of air traffic control.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



9.2. Human resource development

- Improve quality of air traffic controllers, equip management tools, provide training and increase their capability according to ICAO’s standards.

- Prepare a plan for recruitment and training of air traffic controllers and other ATM personnel to meet the needs for traffic flow growth and the establishment of new air traffic service providers; prepare a plan to speed up the provision of human resources for the operation and maintenance of the new CNS/ATM systems.

- Diversify training and coaching forms and methods: short term, long term, domestic training, overseas training.

- Focus on provide spearheading training for teachers, coaches and officials involved in formulation of the plan to implement new CNS/ATM systems and the ASBU program.

- Provide training to ATM personnel and related examiners to increase their aviation English language proficiency.

- Build and develop the system of ATM personnel training and coaching centers in terms of their organizational structure, infrastructure, equipment, programs, syllabuses, lesson plans, managers and teachers on the basis of making full use of resources of units within the entire aviation industry with the aim of developing learners’ skills in operation, maintenance, repair and research and at the same time, gradually making these centers into reputable centers within the system of training and coaching institutions in the Vietnam’s aviation industry.

9.3. Completing the maintenance work

- Formulate maintenance standards and manuals; prepare and implement a backup plan for equipment replacement and maintenance in accordance with requirements; allocate budget for maintenance work; carry out flight testing and inspection according to standards, regulations and guidelines of Vietnam and ICAO.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



9.4. Remote technical monitoring of CNS equipment systems

- Invest in CNS equipment systems having the function of remote technical monitoring, gradually carry out remote monitoring of the systems of CNS equipment of the same type or in the same location or region, step by step build a center for remote technical monitoring and cybersecurity of all CNS/ATM systems nationwide. Innovate technology for operation of CNS/ATM systems in the direction of automation, efficiency improvement and cost saving.

- Strengthen information safety and security assurance of CNS equipment systems connected to Internet, build a safe system and database in the event of emergency.

10. Implementation

- The Civil Aviation Authority of Vietnam shall preside over and cooperate with related organizations and individuals in organizing management and implementation of this Master Plan.

- According to the Planning for development of air transport and this Master Plan, the Civil Aviation Authority of Vietnam shall direct relevant organizations and individuals to organize the formulation and formulation of plans every 5 years and every year; provide guidelines for inspecting the implementation of this Master Plan; propose necessary solutions for implementing this Master Plan and submit them to the Minister of Transport for consideration and decision; carry out preliminary review and review of the implementation of this Master Plan and promptly report to the Ministry of Transport adjustments to the Master Plan where necessary.

- Vietnam Air Traffic Management Corporation (VATM), Airports Corporation of Vietnam (ACV), aviation enterprises and organizations concerned shall rely on contents of this Master Plan to organize the implementation thereof with the aim of achieving the objectives specified in the Planning for development of air transport and efficiency of each investment project.

Article 2. This Decision comes into force from the date on which it is signed and supersedes the Decision No. 2339/QD-BGTVT dated October 19, 2011 of the Minister of Transport approving the Master Plan for Development of Vietnam’s Communications, Navigation, Surveillance/Air Traffic Management (CNS/ATM) Systems by 2020 and Orientation towards 2030.

Article 3. Director General of Department of Planning and Investment, Director General of Civil Aviation Authority of Vietnam and heads of agencies and units concerned are responsible for the implementation of this Decision./.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

PP. THE MINISTER
THE DEPUTY MINISTER




Le Dinh Tho

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 22/QĐ-BGTVT ngày 08/01/2019 về phê duyệt điều chỉnh Kế hoạch tổng thể phát triển hệ thống thông tin, dẫn đường, giám sát và quản lý không lưu (CNS/ATM) Hàng không dân dụng Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.608

DMCA.com Protection Status
IP: 3.16.83.150
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!