BỘ
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-----
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------
|
Số:
2029/QĐ-BKHCN
|
Hà
Nội, ngày 13 tháng 9 năm 2006
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ DỰ KIẾN SẢN PHẨM CỦA
CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRỌNG ĐIỂM CẤP NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2006-2010:
“NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020”
BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Căn cứ Nghị định số
54/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ và Nghị định số
28/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 1 năm 2004 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định số 54/2003/NĐ-CP ;
Căn cứ Quyết định số 67/2006/QĐ-TTg ngày 21 tháng 3 năm 2006 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ khoa học và công nghệ chủ
yếu giai đoạn 5 năm 2006-2010;
Căn cứ Quyết định số 1870/2006/QĐ-BKHCN ngày 22 tháng 8 năm 2006 của Bộ trưởng
Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt Danh mục các Chương trình Khoa học và Công
nghệ cấp Nhà nước giai đoạn 2006-2010;
Theo đề nghị của các Ông Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế kỹ
thuật, Vụ Xã hội và Tự nhiên và Vụ Kế hoạch - Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Phê duyệt mục tiêu, nội dung và dự kiến sản phẩm của
Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp nhà nước giai đoạn 2006-2010:
“Những vấn đề cơ bản của phát triển kinh tế Việt Nam đến năm 2020”. Mã số:
KX.01/06-10 (Phụ lục kèm theo).
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Các Ông Vụ trưởng
Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế kỹ thuật, Vụ trưởng Vụ Khoa học Xã hội
và Tự nhiên, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch-Tài chính, Ban chủ nhiệm KX.01/06-10, Chánh
Văn phòng, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ, Thủ trưởng các cơ
quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố;
- Văn phòng Chính phủ;
- UB KHCNMT của Quốc hội;
- Ban Khoa giáo Trung ương;
- Lưu VT, Vụ KH-TC.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Lê Đình Tiến
|
PHỤ LỤC
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ DỰ KIẾN SẢN PHẨM CỦA CHƯƠNG TRÌNH
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRỌNG ĐIỂM CẤP NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2006-2010: “NHỮNG VẤN ĐỀ
CƠ BẢN CỦA PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020” MÃ SỐ: KX.01/06-10
(Kèm
theo Quyết định số 2029/QĐ-BKHCN ngày 13 tháng 9 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ
Khoa học và Công nghệ)
I. MỤC TIÊU:
1. Dự báo những tác động của bối
cảnh trong nước và ngoài nước đến phát triển kinh tế Việt Nam đến năm 2020;
2. Xác định tầm nhìn và định hướng
phát triển kinh tế Việt Nam đến năm 2020;
3. Cung cấp luận cứ khoa học và
thực tiễn cho việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam
giai đoạn 2011- 2020;
4. Cung cấp luận cứ khoa học và
thực tiễn cho việc xây dựng cơ chế và chính sách phát triển kinh tế nhằm bảo đảm
sự phát triển nhanh, bền vững của Việt Nam đến năm 2020 trên cơ sở hoàn thiện
thể chế kinh tế thị trường, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập
kinh tế quốc tế sâu rộng.
II. NỘI DUNG:
1. Phân tích thực trạng nền kinh
tế Việt nam thời kỳ 2001-2010; nhận diện bối cảnh trong nước, quốc tế và dự báo
phát triển kinh tế của Việt Nam đến năm 2020;
- Đánh giá 10 năm thực hiện chiến
lược phát triển kinh tế – xã hội 2001-2010: phân tích những thành tựu, tồn tại
và nguyên nhân chủ yếu; làm rõ những khó khăn và thách thức đối với nền kinh tế
Việt Nam;
- Nhận diện bối cảnh trong nước
và quốc tế, dự báo những tác động của chúng đến phát triển kinh tế Việt Nam đến
năm 2020;
2. Xác định tầm nhìn và định hướng
phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam đến năm 2020 và xa hơn:
Kinh nghiệm thực tiễn của một số
nước chọn lọc trong khu vực và trên thế giới về mô hình tăng trưởng và mô hình
công nghiệp hoá. Những yếu tố thích hợp và sự điều chỉnh các mô hình đó để gợi
suy cho Việt Nam trong bối cảnh mới;
- Tư duy về phát triển kinh tế –
xã hội Việt Nam trong bối cảnh mới;
- Nội dung chủ yếu của tầm nhìn
và định hướng phát triển kinh tế Việt Nam đến năm 2020 và xa hơn …
3. Nghiên cứu những vấn đề về thể
chế kinh tế thị trường (định hướng XHCN) của Việt Nam đến năm 2020:
- Phân tích sự hình thành, phát
triển và các vấn đề về tính đồng bộ của hệ thống thể chế kinh tế thị trường ở
Việt Nam;
- Mô hình và chính sách phát triển
các loại thị trường;
- Vai trò, xu hướng và chính
sách phát triển doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ;
- Nhận diện xu hướng thay đổi
vai trò và chức năng của các khu vực (thành phần) kinh tế trong việc thực hiện
chiến lược tăng trưởng và phát triển bền vững;
- Vai trò, chức năng của nhà nước
trong nền kinh tế thị trường, hội nhập;
4. Nghiên cứu những vấn đề về chất
lượng tăng trưởng, công nghiệp hoá, hiện đại hoá của nền kinh tế Việt Nam:
- Các yếu tố chính tác động đến
chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam;
- Bảo đảm an ninh kinh tế: an
ninh tài chính (tự do hoá tài chính và giảm thiểu rủi ro), phát triển kết cấu hạ
tầng, an ninh năng lượng;
- Đô thị hoá, phát triển nông
nghiệp nông thôn và những biến đổi cơ cấu kinh tế xã hội trong tiến trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá;
- Phát triển kinh tế vùng (vùng
kinh tế trọng điểm, cân bằng phát triển giữa các vùng; cơ chế và điều kiện để tạo
ra sự lan tỏa phát triển vùng) và liên kết vùng;
- Vị trí, định hình cơ cấu của nền
kinh tế Việt Nam trong mạng sản xuất và chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu;
- Vấn đề phát triển kinh tế tri
thức, công nghệ cao, các ngành công nghiệp công nghệ cao trong chiến lợc công
nghiệp hoá, hiện đại hoá rút ngắn ở Việt Nam.
5. Nghiên cứu những vấn đề về hội
nhập kinh tế quốc tế:
- Tác động của tiến trình hội nhập
(đa phương, khu vực) đối với doanh nghiệp, các ngành kinh tế và nền kinh tế Việt
Nam;
- Nội dung, lộ trình cải cách thể
chế và cải cách kinh tế thích ứng với những đòi hỏi của tiến trình hội nhập;
- Nền kinh tế Việt Nam trong liên
kết kinh tế và hợp tác phát triển ở Đông Nam á và Đông á, đặc biệt là tiến
trình tham gia WTO;
- Quan hệ song phương với các đối
tác chủ chốt (Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, …) và các tổ chức kinh tế – tài
chính quốc tế, các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia.
III. DỰ KIẾN
CÁC SẢN PHẨM CỦA CHƯƠNG TRÌNH
1. Kết quả định tính và định lượng
về đánh giá thực trạng nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh so sánh; dự báo tác
động của bối cảnh trong nước, ngoài nước đến nền kinh tế nước ta.
2. Luận cứ khoa học về mô hình
phát triển kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn tới.
3. Các nội dung cơ bản của tầm
nhìn và định hướng phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và xa hơn.
Các luận cứ cơ bản để xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn
2011-2020.
4. Các luận cứ để xây dựng cơ chế
và chính sách phát triển đồng bộ kinh tế thị trường, thực hiện công nghiệp hoá,
hiện đại hoá rút ngắn và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng nhằm phát triển
nhanh, bền vững đất nước đến năm 2020.
5. Kết quả về đào tạo, nâng cao
năng lực nghiên cứu của cán bộ KH&CN.
IV. CÁC CHỈ
TIÊU ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH
1. Chỉ tiêu về trình độ khoa học:
100% số đề tài có kết quả được xuất bản thành sách và được công bố trên các tạp
chí khoa học và công nghệ chuyên ngành có uy tín trong nước hoặc quốc tế, trong
đó tỷ lệ công bố quốc tế đạt ít nhất 20%.
2. Chỉ tiêu về đào tạo: 70% số đề
tài đào tạo được hoặc đang đào tạo ít nhất 1 tiến sỹ và 1 thạc sỹ.
3. Chỉ tiêu về cơ cấu nhiệm vụ
khi kết thúc chương trình:
- 30% số đề tài nghiên cứu có kết
quả đóng góp trực tiếp, cung cấp các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường
lối, chính sách của Đảng và Nhà nước;
- 20% số đề tài có kết quả góp
phần giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đổi mới và hoàn chỉnh cơ chế quản
lý, chính sách ở Bộ, ngành, địa phương.
- 50% số đề tài có kết quả cung
cấp những luận giải cho việc nâng cao nhận thức lý luận và thực tiễn, đóng góp
cho việc phát triển các lĩnh vực KHXH&NV.