BỘ
TÀI CHÍNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1850/QĐ-BTC
|
Hà
Nội, ngày 22 tháng 9 năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ, VẬN HÀNH, SỬ DỤNG HẠ TẦNG TRUYỀN THÔNG
THỐNG NHẤT NGÀNH TÀI CHÍNH
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP
ngày 26/7/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP
ngày 10/4/2007 của Chính phủ về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động
của cơ quan Nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 1034/QĐ-BTC
ngày 27/2/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc phê duyệt bổ sung, điều chỉnh
dự án Cơ sở hạ tầng truyền thông thống nhất ngành Tài chính (thay thế Quyết định
số 990/QĐ-BTC ngày 29/6/1999 về việc phê duyệt dự án Cơ sở hạ tầng truyền thông
thống nhất ngành Tài chính);
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục
Tin học và Thống kê tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Quy chế quản
lý, vận hành, sử dụng hạ tầng truyền thông thống nhất ngành Tài chính.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký
và thay thế Quyết định số 109/QĐ-BTC ngày 15/01/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
về việc ban hành Quy chế quản lý, vận hành, sử dụng hạ tầng truyền thông thống
nhất ngành Tài chính và Quyết định số 2619/QĐ-BTC ngày 10/12/2015 của Bộ trưởng
Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý vận hành,
sử dụng hạ tầng truyền thông thống nhất ngành Tài chính ban hành kèm theo Quyết
định số 109/QĐ-BTC ngày 15/01/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Điều 3. Cục trưởng Cục Tin học và Thống kê tài chính, Thủ
trưởng các đơn vị: Kho bạc Nhà nước, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Tổng cục
Dự trữ Nhà nước, Ủy ban chứng khoán Nhà nước và các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Tài chính chịu trách nhiệm thi
hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Lãnh đạo Bộ;
- Như Điều 3;
- Cổng TTĐT Bộ Tài chính;
- Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Lưu: VT, THTK (76b).
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Đức Chi
|
QUY CHẾ
QUẢN LÝ, VẬN HÀNH, SỬ DỤNG HẠ TẦNG TRUYỀN THÔNG THỐNG NHẤT NGÀNH TÀI
CHÍNH
(Kèm theo Quyết định số 1850/QĐ-BTC ngày 22 tháng 9 năm 2021 của Bộ Tài
chính)
Chương I.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi
điều chỉnh
Quy chế này quy định về hoạt động tổ
chức, quản lý, vận hành và sử dụng hạ tầng truyền thông thống nhất ngành Tài
chính, nhằm bảo đảm đường truyền kết nối các đơn vị hoạt động thông suốt, chất
lượng, phục vụ hiệu quả các chương trình ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại
hóa ngành Tài chính.
Điều 2. Đối tượng
áp dụng
Quy chế này áp dụng với tất cả các
đơn vị tham gia quản lý, vận hành và sử dụng hạ tầng truyền thông thống nhất
ngành Tài chính, bao gồm:
- Cục Tin học và Thống kê tài chính.
- Các cơ quan, đơn vị thuộc và trực
thuộc Bộ Tài chính.
Khuyến nghị các Sở Tài chính thuộc Ủy
ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Sở Tài
chính), phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là phòng Tài chính - Kế hoạch), các tổ chức,
đơn vị không thuộc Bộ Tài chính có kết nối, trao đổi thông tin với các đơn vị
thuộc Bộ Tài chính, các đơn vị cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin (kênh truyền,
thiết bị hạ tầng truyền thông, vị trí đặt thiết bị, ...) cho hạ tầng truyền
thông thống nhất ngành Tài chính áp dụng các quy định thuộc quy chế này.
Điều 3. Giải
thích từ ngữ sử dụng trong quy chế
1. “Hạ tầng truyền thông thống nhất
ngành Tài chính” (gọi tắt là HTTT) bao gồm các thiết bị truyền thông, các thiết
bị, hệ thống phụ trợ và kênh truyền dữ liệu phục vụ kết nối mạng giữa các đơn vị
trong ngành Tài chính từ cấp Trung ương tới địa phương, tạo thành mạng diện rộng
của ngành Tài chính.
2. “Mạng trục” là hệ thống trung gian
chuyển tiếp kết nối mạng từ đơn vị này tới đơn vị khác trong HTTT. Mạng trục gồm
các thành phần sau:
a) “Trung tâm miền” (gọi tắt là TTM)
là hệ thống gồm thiết bị truyền thông, các thiết bị, hệ thống phụ trợ phục vụ
chuyển tiếp kết nối mạng mức khu vực, giữa cấp tỉnh và Trung ương.
b) “Trung tâm tỉnh” (gọi tắt là TTT)
là hệ thống gồm thiết bị truyền thông, các thiết bị, hệ thống phụ trợ phục vụ
chuyển tiếp kết nối mạng cho địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
và chuyển tiếp kết nối mạng giữa tỉnh, thành phố với TTM.
c) “Đường trục chính” là kết nối mạng
giữa các TTM.
d) “Đường liên tỉnh” là kết nối mạng
giữa một TTT (không gồm TTT Hà Nội và TTT Hồ Chí Minh) và TTM tương ứng.
đ) “Trung tâm dữ liệu” là một công
trình xây dựng, bao gồm hạ tầng kỹ thuật (nhà trạm, hệ thống cáp) và hệ thống
máy tính cùng các thiết bị phụ trợ được lắp đặt vào đó để lưu trữ, trao đổi và
quản lý tập trung dữ liệu của một hay nhiều tổ chức, cá nhân.
e) “Trung tâm dự phòng thảm họa” là
trung tâm dữ liệu phục vụ cho việc bảo đảm an toàn thông tin và khôi phục dữ liệu,
ứng dụng trong trường hợp xảy ra sự cố với dữ liệu, ứng dụng đang hoạt động tại
trung tâm dữ liệu chính.
3. “Đơn vị kết nối” là đơn vị, tổ chức
trong và ngoài ngành Tài chính kết nối vào HTTT để truyền, nhận dữ liệu, gồm
các nhóm sau:
a) “Đơn vị cấp Trung ương”: Cơ quan Bộ
Tài chính, Kho bạc Nhà nước, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Tổng cục Dự trữ
Nhà nước, Ủy ban chứng khoán Nhà nước, Học viện Tài chính.
b) “Đơn vị cấp tỉnh”: Kho bạc Nhà nước
ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là KBNN cấp tỉnh), Cục thuế, Cục
Hải quan, Dự trữ Nhà nước khu vực, Sở - Trung tâm giao dịch chứng khoán.
c) “Đơn vị cấp huyện”: Kho bạc Nhà nước
ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi tắt là KBNN cấp huyện), Chi cục
Thuế, Chi cục Hải quan, các điểm làm thủ tục Hải quan và các đơn vị tương đương
của hệ thống Hải quan, Chi cục Dự trữ Nhà nước, các đơn vị khác thuộc Bộ, ngành
Tài chính có hệ thống mạng máy tính nội bộ hoặc trụ sở độc lập với các đơn vị
trên.
d) “Đơn vị ngoài ngành Tài chính”:
đơn vị ngoài ngành Tài chính được phép kết nối vào HTTT để trao đổi thông tin với
các đơn vị trong ngành Tài chính.
4. “Mạng riêng ảo” là cấu phần thuộc
hạ tầng truyền thông, được thiết lập bởi công nghệ MPLS/VPN, để tạo thành mạng
kết nối dành riêng cho các đơn vị trong cùng một phân hệ hoặc cùng chung nhu cầu
sử dụng.
5. “Vùng mạng máy chủ dùng chung” là
vùng mạng thuộc mạng cục bộ (LAN) của một đơn vị, trong đó chứa các máy chủ ứng
dụng hoặc cơ sở dữ liệu để cung cấp dịch vụ cho các đơn vị thuộc phân hệ khác
hoặc cho toàn ngành Tài chính hoặc cho các đơn vị ngoài ngành Tài chính.
6. “Mức độ sẵn sàng” là tỷ lệ phần
trăm thời gian HTTT cung cấp khả năng sử dụng đường truyền cho các dịch vụ công
nghệ thông tin trong một năm (24 giờ/ngày, tất cả các ngày trong năm). “Mức độ
sẵn sàng tính trong giờ hành chính” là tỷ lệ phần trăm thời gian HTTT cung cấp
khả năng sử dụng đường truyền cho các dịch vụ công nghệ thông tin trong giờ
hành chính trong một năm. “Mức độ sẵn sàng cam kết” là mức độ sẵn sàng tối thiểu
hệ thống phải bảo đảm đáp ứng. Mức độ sẵn sàng không bị tính trừ trong trường hợp
hệ thống bị ngừng hoạt động một số bộ phận (thiết bị, kênh truyền,...) nhưng vẫn
cung cấp khả năng truyền nhận cho ứng dụng.
7. Phân biệt các hoạt động liên quan
đến HTTT:
a) “Quản lý HTTT” là hoạt động tổ chức,
xây dựng, triển khai, giám sát thực hiện các tiêu chuẩn liên quan tới HTTT bao
gồm cả khía cạnh vận hành và sử dụng, nhằm bảo đảm tính thống nhất, hiệu quả,
đáp ứng mục tiêu của HTTT; công tác lập kế hoạch, tổ chức triển khai, duy trì,
phát triển, mở rộng HTTT.
b) “Vận hành HTTT” là các hoạt động
trực tiếp trên các hệ thống, thiết bị, đường truyền của HTTT và các công cụ hỗ
trợ nhằm bảo đảm HTTT hoạt động thông suốt, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và chất lượng
quy định. Vận hành HTTT gồm 2 cấp độ: Hoạt động mang tính kỹ thuật chuyên sâu của
bộ phận công nghệ thông tin (quản trị HTTT) và các vận hành đơn giản của các
cán bộ không chuyên về công nghệ thông tin trên các đường truyền, thiết bị tại
đơn vị kết nối vào HTTT.
c) “Sử dụng HTTT” là hoạt động triển
khai, sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin, viễn thông và các dịch vụ khác
trên đường truyền HTTT, nhằm khai thác lợi ích của HTTT.
d) Trang tin “Vận hành HTTT” là một chuyên
mục của Trang điện tử Bộ Tài chính (https://intranet.mof.gov.vn), phục vụ công
tác quản lý, vận hành HTTT.
8. Đơn vị cung cấp dịch vụ hạ tầng
truyền thông: Là đơn vị cung cấp một trong những dịch vụ sau: dịch vụ kênh truyền
kết nối; dịch vụ thuê thiết bị truyền thông; dịch vụ thuê chỗ đặt thiết bị thuộc
hạ tầng truyền thông; và những dịch vụ khác phục vụ hoạt động của HTTT.
9. Cục Hải quan trọng điểm và không
trọng điểm: Cục Hải quan trọng điểm là những Cục Hải quan lớn theo quy hoạch của
Tổng cục Hải quan, gồm các Cục Hải quan: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Lạng
Sơn, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu; Các Cục Hải
quan khác là Cục Hải quan không trọng điểm.
10. Hải quan vùng: theo quy hoạch của
Tổng cục Hải quan có 09 Hải quan vùng, Hải quan vùng có thể đặt tại các Cục Hải
quan trọng điểm hoặc đặt tại Tổng cục Hải quan.
Điều 4. Nguyên tắc
chung đối với hoạt động tổ chức, quản lý, vận hành, sử dụng HTTT
1. Hoạt động tổ chức, quản lý, vận
hành, sử dụng HTTT phải bảo đảm duy trì, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của HTTT
quy định tại Mục I, Chương II, của Quy chế này.
2. Các đơn vị tổ chức bộ phận quản trị
HTTT phù hợp với cách thức tổ chức công việc và năng lực nhân sự công nghệ
thông tin của từng đơn vị, theo phân cấp trách nhiệm quy định tại Mục II,
Chương II của Quy chế này. Địa chỉ liên hệ của các bộ phận quản trị HTTT phải
được cung cấp đầy đủ, công khai tại trang tin “Vận hành HTTT”.
3. Khi gặp vấn đề về HTTT, các đơn vị
liên hệ xử lý theo phạm vi trách nhiệm quy định tại Mục II, Chương II của Quy
chế này, theo cách thức như sau:
- Đối với các vấn đề trực tiếp thuộc
trách nhiệm của bộ phận quản trị HTTT, liên hệ bằng điện thoại hoặc thư điện tử
tới địa chỉ liên hệ của bộ phận quản trị HTTT.
- Đối với các vấn đề không trực tiếp
thuộc trách nhiệm của bộ phận quản trị HTTT, liên hệ xử lý bằng cách thức theo
quy định chung của Nhà nước và Bộ Tài chính (giấy giới thiệu, công văn, hội nghị,...).
- Thực hiện phối hợp triển khai kênh
truyền mới hoặc thay đổi kênh truyền kết nối vào TTM, TTT theo Phụ lục 4 của Quy chế này.
Chương II.
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Mục I. YÊU CẦU KỸ
THUẬT CỦA HTTT
Điều 5. Quy định
về tổ chức mạng HTTT
1. Mô hình kết nối vật lý:
a) Mạng trục gồm 02 TTM và 63 TTT.
- Trung tâm miền gồm:
+ Trung tâm miền Bắc gồm 02 cấu phần,
01 cấu phần đặt tại trụ sở cơ quan Bộ Tài chính, 01 cấu phần đặt tại Trung tâm
dữ liệu của Bộ Tài chính tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc, thành phố Hà Nội. Hai cấu
phần được kết nối với nhau bằng 02 tuyến kênh.
+ Trung tâm miền Nam đặt trong trung
tâm dữ liệu/ phòng máy tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Đường trục kết nối 02 Trung tâm miền:
TTM Nam kết nối với TTM Bắc bằng 02 kết nối cáp quang được cung cấp bởi 2 nhà
cung cấp dịch vụ kênh truyền khác nhau, trong đó 01 tuyến kênh kết nối đến trụ
sở cơ quan Bộ Tài chính, 01 tuyến kênh kết nối đến Trung tâm dữ liệu của Bộ Tài
chính tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc, thành phố Hà Nội.
- 63 trung tâm tỉnh gồm:
+ TTT Hà Nội đặt tại TTM Bắc
+ TTT TP Hồ Chí Minh đặt tại TTM Nam.
+ 61 TTT còn lại đặt tại phòng máy của
đơn vị cho thuê địa điểm đặt thiết bị thuộc mỗi tỉnh. TTT phía Bắc (32 tỉnh
phía Bắc từ Đà Nẵng trở ra) kết nối vào TTM Bắc, TTT phía Nam (31 tỉnh phía Nam
từ Quảng Nam trở vào) kết nối vào TTM Nam.
+ Mỗi TTT kết nối tới TTM bằng 2 đường
truyền cáp quang được cung cấp bởi 2 nhà cung cấp dịch vụ kênh truyền khác
nhau.
b) Đơn vị cấp Trung ương kết nối vào
TTM.
Các đơn vị cấp Trung ương: Kho bạc
Nhà nước (KBNN), Tổng cục Thuế (TCT), Tổng cục Hải quan (TCHQ), Tổng cục Dự trữ
Nhà nước (DTNN), Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Học viện Tài chính kết nối với
TTM thông qua 2 đường truyền cáp quang được cung cấp bởi 2 nhà cung cấp dịch vụ
kênh truyền khác nhau.
c) Đơn vị cấp tỉnh kết nối vào TTT
thuộc cùng địa bàn tỉnh, thành phố.
- Các đơn vị cấp tỉnh tại Hà Nội và
Thành phố Hồ Chí Minh: mỗi đơn vị (trừ Cục HQ) kết nối với TTT bằng 02 kết nối
cáp quang được cung cấp bởi 2 nhà cung cấp dịch vụ kênh truyền khác nhau. Với Cục
Hải quan (Cục HQ), mỗi đơn vị kết nối với TTT bằng 01 kết nối cáp quang.
- Cục Thuế, Cục Dự trữ khu vực
(DTKV), KBNN cấp tỉnh: kết nối tới TTT bằng 2 đường truyền cáp quang được cung
cấp bởi 2 nhà cung cấp dịch vụ kênh truyền khác nhau.
- Cục Hải quan: Đối với các Cục Hải
quan trọng điểm có 01 đường truyền cáp quang kết nối với TTT và 01 đường truyền
cáp quang kết nối với TCHQ; các Cục Hải quan không trọng điểm có 01 đường truyền
cáp quang kết nối với TTT, 01 đường truyền cáp quang kết nối tới Hải quan vùng.
- Các trường đại học (trừ Học viện
Tài chính) kết nối với TTT bằng 01 đường truyền cáp quang.
- Tại TTT có điểm nhận kết nối từ các
Sở Tài chính bằng 2 đường truyền cáp quang được cung cấp bởi 2 nhà cung cấp dịch
vụ kênh truyền khác nhau.
d) Đơn vị cấp huyện kết nối vào TTT tại
tỉnh, thành phố tương ứng, kết nối hoặc không kết nối trực tiếp tới đơn vị cấp
tỉnh theo ngành dọc mà đơn vị đó trực thuộc:
- Mỗi đơn vị KBNN cấp huyện, Chi cục
DTNN tới TTT bằng 2 đường truyền cáp quang được cung cấp bởi 2 nhà cung cấp dịch
vụ kênh truyền khác nhau.
- Mỗi đơn vị cấp quận/huyện đối với
cơ quan Thuế và Hải quan có 01 đường truyền cáp quang tới đơn vị cấp Cục và 01
đường truyền cáp quang tới TTT.
- Tại TTT có điểm nhận kết nối từ các
phòng Tài chính - Kế hoạch qua tối thiểu 01 đường truyền cáp quang.
đ) Trung tâm dự phòng thảm họa: Trung
tâm dự phòng thảm họa của các đơn vị Tổng cục đặt tại Trung tâm dữ liệu của Bộ
Tài chính tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc, thành phố Hà Nội; Trung tâm dự phòng
thảm họa của cơ quan Bộ Tài chính đặt tại thành phố Hồ Chí Minh.
e) Đơn vị ngoài ngành kết nối với Bộ
Tài chính thông qua các TTM và các TTT.
f) Các trường hợp khác: Các trường hợp
cần thiết kết nối theo mô hình và công nghệ khác với quy định tại điểm a, b, c,
d, đ, e khoản 1 và khoản 2 Điều này phải được sự đồng ý của Bộ Tài chính. Trường
hợp các đơn vị có nhu cầu kết nối trực tiếp (điểm với điểm) với các đơn vị
ngoài ngành Tài chính (các Bộ, ngành, các ngân hàng,...), các đơn vị được chủ động
thực hiện kết nối, trên cơ sở nguyên tắc: phù hợp với yêu cầu công việc, bảo đảm
an toàn bảo mật, đồng thời gửi văn bản thông báo cho Cục Tin học và Thống kê
tài chính chậm nhất sau 01 tháng kể từ khi thực hiện kết nối.
2. Mô hình kết nối logic:
a) Sử dụng công nghệ MPLS/VPN trên
thiết bị định tuyến tại các TTM và các TTT.
b) Mạng riêng ảo gồm:
- Mạng riêng ảo phân hệ Kho bạc Nhà
nước
- Mạng riêng ảo phân hệ Thuế
- Mạng riêng ảo phân hệ Hải quan
- Mạng riêng ảo phân hệ Dự trữ Nhà nước
- Mạng riêng ảo phân hệ Chứng khoán
- Mạng riêng ảo phân hệ Tài chính: kết
nối cơ quan Bộ Tài chính, các đơn vị còn lại của Bộ Tài chính, các Sở Tài chính
và Phòng Tài chính - Kế hoạch.
- Mạng riêng ảo ngoài ngành Tài
chính: kết nối các đơn vị ngoài ngành Tài chính.
c) Vùng mạng máy chủ dùng chung toàn
ngành Tài chính đặt tại Trung tâm dữ liệu của Bộ Tài chính tại Khu công nghệ
cao Hòa Lạc, thành phố Hà Nội, phục vụ trao đổi dữ liệu, truy cập ứng dụng từ tất
cả các đơn vị trong ngành Tài chính. Vùng mạng máy chủ dùng chung của từng phân
hệ đặt tại đơn vị cấp Trung ương của phân hệ tương ứng. Địa chỉ vùng mạng máy
chủ dùng chung quy định tại Phụ lục 2 của Quy chế
này. Trao đổi dữ liệu giữa các đơn vị không cùng phân hệ phải thực hiện thông
qua các vùng mạng máy chủ dùng chung hoặc thông qua TTT.
Điều 6. Quy định
về mức độ sẵn sàng, chất lượng kênh truyền của HTTT
1. TTM, TTT, hệ thống kết nối HTTT tại
các đơn vị cấp Trung ương phải được duy trì hoạt động 24 giờ/ngày, tất cả các
ngày trong năm.
2. Mức độ sẵn sàng của HTTT:
a) Hệ thống mạng trục (gồm TTM, TTT,
đường trục kết nối 02 TTM, đường kết nối TTM và TTT) và kết nối HTTT của đơn vị
cấp Trung ương, Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán:
- Mức độ sẵn sàng cam kết: 99,45%,
tương ứng với thời gian ngừng cung cấp dịch vụ tổng cộng không quá 48 giờ trong
một năm.
- Mức độ sẵn sàng cam kết trong giờ
hành chính của TTM và đường trục kết nối 02 TTM: 99,80%, tương ứng với thời
gian ngừng cung cấp dịch vụ trong giờ hành chính không quá 04 giờ trong một
năm.
- Mức độ sẵn sàng cam kết trong giờ
hành chính của TTT, đường kết nối TTM và TTT, và của đơn vị cấp Trung ương, Sở
Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán: 99,60%, tương ứng với thời
gian ngừng cung cấp dịch vụ trong giờ hành chính không quá 08 giờ trong một
năm.
b) Kết nối HTTT của đơn vị cấp tỉnh,
huyện: các đơn vị phải bảo đảm kết nối đáp ứng phục vụ công việc.
3. Chất lượng kênh truyền: các kênh
truyền khi kiểm tra phải đạt tối thiểu như sau:
a) Kênh truyền
Leased-line/Point-to-Point Layer 2: băng thông đạt 99% băng thông cam kết, độ
trễ gói tin ≤ 30ms và số gói tin bị mất ≤ 0,1% đối với gói tin có kích thước
2000byte.
b) Kênh MPLS/VPN Layer 3: băng thông
đạt 97% băng thông cam kết, độ trễ gói tin ≤ 100ms và số gói tin bị mất ≤ 0,1%
đối với gói tin có kích thước 2000byte.
4. Việc kiểm tra chất lượng kênh truyền
phải được thực hiện định kỳ tối thiểu 6 tháng 1 lần, số lượng kênh kiểm tra tại
một lần thực hiện tối thiểu 05% số kênh do mỗi đơn vị chịu trách nhiệm quản lý.
Tổ chức thực hiện kiểm tra đối với bất cứ kênh truyền nào ngay sau khi nhận được
phản ánh kênh truyền này không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật nêu tại khoản 3 Điều
này hoặc không đáp ứng yêu cầu triển khai ứng dụng.
Điều 7. Quy định
về an toàn, bảo mật đối với HTTT
1. HTTT phải được bảo đảm an toàn
thông tin mạng, an ninh mạng theo quy định tại Quy chế An toàn thông tin mạng Bộ
Tài chính ban hành tại Quyết định số 201/QĐ-BTC ngày 12/02/2018 của Bộ trưởng Bộ
Tài chính và các quy định sửa đổi, bổ sung (nếu có).
2. Tất cả các đơn vị kết nối vào HTTT
phải:
a) Bảo đảm an toàn cho hệ thống, thiết
bị HTTT đặt tại đơn vị về nguồn điện, nhiệt độ môi trường, chống sét, tuân thủ
các quy trình vận hành hệ thống thiết bị theo hướng dẫn của đơn vị triển khai,
lắp đặt hoặc các quy định khác do Bộ Tài chính ban hành.
b) Bảo vệ mạng nội bộ của đơn vị tại
điểm kết nối HTTT và điểm kết nối Internet bằng tường lửa và/hoặc các hệ thống
khác.
c) Máy tính kết nối mạng của đơn vị
được cài đặt phần mềm phòng diệt virus. Phần mềm phòng diệt virus và hệ điều
hành trên máy tính phải được cập nhật thường xuyên các bản cập nhật mẫu virus
và bản vá lỗi hệ điều hành nhằm bảo đảm không phát tán, lan truyền virus vào
HTTT.
d) Mã hóa dữ liệu, thông tin bí mật trước khi gửi dữ liệu đó trên đường truyền
HTTT.
3. Các đơn vị được giao trách nhiệm
quản lý, vận hành TTM, TTT, các đơn vị cấp Trung ương phải:
a) Trang bị lưu điện, máy nổ, điều
hòa, chống sét, thiết bị phòng cháy chữa cháy bảo đảm điều kiện hoạt động của
HTTT tại đơn vị.
b) Thiết lập hệ thống tường lửa bảo vệ
vùng mạng máy chủ dùng chung tại đơn vị.
c) Có biện pháp kiểm soát, giám sát
vào/ra phòng máy chứa các thiết bị TTM, TTT.
4. Các đơn vị cấp tỉnh, huyện phải
trang bị lưu điện, điều hòa, lắp đặt chống sét cho thiết bị truyền thông.
5. Cán bộ quản trị HTTT phải:
a) Tuân thủ các nguyên tắc chung của
nhà nước và của Bộ Tài chính về an toàn bảo mật thông tin; không được phép cung
cấp thiết kế, cấu hình hệ thống, dữ liệu truyền trên HTTT ra bên ngoài khi chưa
được phép của cấp có thẩm quyền.
b) Sử dụng các giao thức bảo mật
(https, ssh, ...) cho hoạt động quản trị từ xa.
Điều 8. Quy định
đối với các kết nối mạng từ các đơn vị không thuộc, trực thuộc Bộ Tài chính vào
HTTT, đối với hoạt động triển khai các dịch vụ công nghệ thông tin cho HTTT
1. Đối với các hoạt động kết nối mạng
từ các đơn vị không thuộc, trực thuộc Bộ Tài chính vào HTTT
a) Tuân thủ các quy định về yêu cầu kỹ
thuật của HTTT được quy định tại Điều 5, 6, 7 của Quy chế, phối với với Cục Tin
học và Thống kê tài chính và các bộ phận quản trị HTTT theo phân cấp quy định tại
Mục II của Quy chế này để kết nối vào HTTT.
b) Các kết nối, thiết bị phục vụ kết
nối phải được quản lý, vận hành hoạt động, xử lý sự cố trong quá trình hoạt động
bởi các bên tham gia quản lý, báo cáo hoạt động định kỳ cho Cục Tin học và Thống
kê tài chính và cho các bộ phận quản trị HTTT theo phân cấp quy định tại Mục II
của Quy chế này.
2. Đối với hoạt động triển khai các dịch
vụ công nghệ thông tin cho HTTT (dịch vụ thuê kênh truyền, thiết bị HTTT, vị
trí đặt thiết bị HTTT, ...)
a) Tuân thủ các quy định về yêu cầu kỹ
thuật của HTTT được quy định tại Điều 5, 6, 7 của Quy chế, phối với với Cục Tin
học và Thống kê tài chính và các bộ phận quản trị HTTT theo phân cấp quy định tại
Mục II của Quy chế này để triển khai các dịch vụ công nghệ thông tin cho HTTT.
b) Các thành phần cung cấp trong dịch
vụ công nghệ thông tin (thiết bị HTTT, vị trí đặt thiết bị, kênh truyền, ..) phải
được các bên tham gia quản lý thực hiện kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất khi có
chỉ đạo, có báo cáo hoạt động định kỳ cho các cơ quan quản lý.
c) Thiết bị sử dụng trong HTTT phải
là sản phẩm chính hãng, chỉ phục vụ hoạt động của hệ thống hạ tầng truyền thông
ngành Tài chính, không cài đặt các phần mềm nhằm mục đích lấy cắp thông tin, hoặc
làm giảm chất lượng hệ thống hạ tầng truyền thông.
d) Vị trí đặt thiết bị HTTT phải được
trang bị lưu điện, máy nổ, điều hòa, chống sét, thiết bị phòng cháy chữa cháy bảo đảm điều kiện hoạt động
của thiết bị HTTT; Có biện pháp kiểm soát, giám sát vào/ra phòng máy chứa các
thiết bị HTTT.
Mục II. QUẢN LÝ,
VẬN HÀNH, SỬ DỤNG HTTT
Điều 9. Trách nhiệm
của Cục Tin học và Thống kê tài chính
1. Quản lý chung toàn bộ hoạt động vận
hành HTTT:
a) Tổ chức, xây dựng, quản lý, giám
sát, hoạt động của HTTT.
b) Hướng dẫn các đơn vị triển khai
công tác quản lý, vận hành, bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật của HTTT (mục I,
chương II của Quy chế này).
c) Tổ chức kiểm tra, đánh giá, báo
cáo Bộ về các nội dung: công tác quản lý, vận hành và khai thác sử dụng HTTT; mức
độ đáp ứng, nhu cầu phát triển, mở rộng của HTTT.
d) Thống nhất cách thức xử lý và
trình Bộ phương án giải quyết các vướng mắc giữa bên cung cấp dịch vụ (đường
truyền, thiết bị, thuê địa điểm đặt thiết bị) với các đơn vị thuộc Bộ Tài chính
trong trường hợp ngoài phạm vi hợp đồng đã ký giữa các bên.
e) Tổ chức và phối hợp tổ chức đào tạo
bồi dưỡng cán bộ làm công tác quản trị HTTT.
f) Quản trị trang tin vận hành HTTT.
2. Quản lý hệ thống mạng trục, trực
tiếp vận hành giám sát các TTM, các TTT. Tổ chức bộ phận quản trị HTTT tại các
TTM thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Xây dựng, triển khai các giải pháp
hạ tầng kỹ thuật, thiết bị, dịch vụ CNTT phục vụ hoạt động của hệ thống mạng trục
HTTT.
b) Quản trị TTM Bắc:
- Quản lý chung hệ thống mạng trục.
Trực tiếp quản lý thiết bị tại TTM Bắc và 32 TTT phía Bắc.
- Quản lý cấu hình hệ thống mạng trục:
cấu hình lại hệ thống khi có yêu cầu thay đổi (thay đổi về thiết kế, kết nối, mức
dịch vụ); sao lưu, bảo vệ thông tin cấu hình sẵn sàng phục vụ khôi phục hệ thống
khi có sự cố.
- Quản lý băng thông mạng trục: thiết
lập giám sát sử dụng băng thông; phân tích, dự báo khả năng đáp ứng nhu cầu của
các đơn vị về băng thông mạng trục.
- Giám sát hoạt động của hệ thống mạng
trục (thiết bị, kênh truyền), xử lý sự cố tại TTM Bắc và 32 TTT phía Bắc: bao gồm
thiết bị, kênh truyền thuộc đường trục chính, các đường liên tỉnh và nội tỉnh kết
nối vào TTM Bắc và TTT.
- Chủ trì, phối hợp với quản trị TTM
Nam, quản trị HTTT của các đơn vị Tổng cục và các đơn vị liên quan để thực hiện
kiểm tra, báo cáo kết quả kiểm tra chất lượng kênh truyền của hệ thống mạng trục,
các kết nối vào TTM và TTT theo các yêu cầu kỹ thuật của HTTT quy định tại Mục
I Chương II của Quy chế này.
- Hỗ trợ các đơn vị phía Bắc xử lý sự
cố HTTT.
- Liên lạc với nhà cung cấp dịch vụ hạ
tầng (bao gồm: kênh truyền, thiết bị, thuê địa điểm) và các bên liên quan để xử
lý sự cố gây gián đoạn hoạt động của HTTT.
- Ghi nhật ký toàn bộ vấn đề phát
sinh, thay đổi, sự cố và hoạt động xử lý trong quá trình vận hành hệ thống tại
trang tin vận hành HTTT.
c) Quản trị TTM Nam:
- Trực tiếp quản lý thiết bị tại TTM
Nam và 31 TTT phía Nam.
- Quản lý cấu hình hệ thống mạng tại
TTM Nam, 31 TTT phía Nam: cấu hình lại hệ thống khi có yêu cầu thay đổi (thay đổi
về thiết kế, kết nối, mức dịch vụ); sao lưu, bảo vệ thông tin cấu hình sẵn sàng
phục vụ khôi phục hệ thống khi có sự cố.
- Phối hợp với quản trị TTM Bắc thực
hiện việc phân tích, dự báo khả năng đáp ứng nhu cầu của các đơn vị về sử dụng
băng thông mạng trục
- Giám sát hoạt động của hệ thống mạng
trục (thiết bị, kênh truyền) và xử lý sự cố tại TTM Nam và 31 TTT phía Nam: bao
gồm thiết bị, kênh truyền liên tỉnh và nội tỉnh kết nối vào TTM Nam và TTT.
- Phối hợp với quản trị TTM Bắc và
các đơn vị liên quan để thực hiện kiểm tra và báo cáo kết quả kiểm tra chất lượng
kênh truyền của hệ thống mạng trục theo các yêu cầu kỹ thuật của HTTT quy định
tại Mục I Chương II của Quy chế này.
- Hỗ trợ các đơn vị phía Nam xử lý sự
cố HTTT.
- Liên lạc với nhà cung cấp dịch vụ hạ
tầng (bao gồm: kênh truyền, thiết bị, thuê địa điểm) và các bên liên quan để xử
lý sự cố gây gián đoạn hoạt động của HTTT.
- Ghi nhật ký toàn bộ vấn đề phát
sinh, thay đổi, sự cố và hoạt động xử lý trong quá trình vận hành hệ thống tại
trang tin vận hành HTTT.
3. Bảo đảm an toàn thông tin mạng, an
ninh mạng cho các thiết bị, hệ thống thông tin thuộc mạng trục của HTTT.
4. Phối hợp, hướng dẫn và giám sát
(trong phạm vi HTTT được giao cho đơn vị quản lý) các đơn vị không thuộc Bộ Tài
chính có nhu cầu kết nối vào HTTT hoặc thực hiện triển khai dịch vụ công nghệ
thông tin cho HTTT bảo đảm tuân thủ các quy định tại Mục I Chương II Quy chế
này.
Điều 10. Trách
nhiệm của các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính
1. Đơn vị cấp Trung ương (cấp Tổng cục)
có các trách nhiệm sau:
a) Quản lý, bảo vệ thiết bị HTTT đặt
tại đơn vị; Triển khai, duy trì các chính sách về hạ tầng truyền thông do Bộ
Tài chính ban hành.
b) Tổ chức bộ phận quản trị hạ tầng
truyền thông thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Vận hành hệ thống kết nối vào hạ tầng
truyền thông đặt tại đơn vị, các đường truyền mà đơn vị được giao triển khai, sử
dụng.
- Phối hợp với nhà cung cấp đường
truyền và Cục Tin học và Thống kê tài chính kiểm tra, khắc phục lỗi kết nối hạ
tầng truyền thông trong các đơn vị thuộc phân hệ của mình.
- Giám sát và báo cáo mức độ sẵn
sàng; thực hiện và báo cáo kết quả kiểm tra chất lượng kênh truyền của kết nối
hạ tầng truyền thông các đơn vị cấp tỉnh, huyện thuộc phạm vi quản lý của đơn vị
theo các chỉ tiêu quy định tại Điều 6 của Quy chế này.
c) Thông báo các thay đổi về nhân sự
quản trị hạ tầng truyền thông tại các đơn vị cấp Trung ương, cấp tỉnh và địa chỉ
liên lạc kèm theo cho Cục Tin học và Thống kê tài chính và các đơn vị liên quan
thuộc cùng phân hệ.
d) Thông báo
kế hoạch di chuyển trụ sở, thay đổi đường truyền, lắp đặt đường truyền mới (nếu
có) cho Cục Tin học và Thống kê tài chính và cho đơn vị liên quan thuộc cùng
phân hệ để phối hợp thực hiện.
đ) Thực hiện báo cáo định kỳ 1 năm để
đánh giá mức độ đáp ứng của hạ tầng truyền thông theo mẫu báo cáo quản trị HTTT
tại phụ lục 3 kèm theo Quy chế này và các báo cáo hạ
tầng truyền thông khác khi có yêu cầu, gửi Cục Tin học và Thống kê tài chính tổng
hợp, báo cáo Bộ.
e) Kiến nghị kịp thời các vấn đề của
hạ tầng truyền thông gây ảnh hưởng tới hoạt động của các ứng dụng của đơn vị, gửi
Cục Tin học và Thống kê tài chính để phối hợp xử lý hoặc trình Bộ xử lý.
f) Phối hợp với Cục Tin học và Thống
kê tài chính hoặc chủ động đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản trị hạ tầng truyền
thông.
g) Bảo đảm an toàn thông tin mạng, an
ninh mạng cho các thiết bị, hệ thống thông tin của HTTT thuộc trách nhiệm quản lý
của đơn vị.
h) Đối với Tổng cục Hải quan: Thực hiện
kiểm tra chất lượng kênh truyền kết nối tại các đơn vị của cơ quan Hải Quan và
phối hợp với các nhà cung cấp kênh truyền kiểm tra, khắc phục lỗi kết nối trực
tiếp giữa đơn vị Hải quan với Hải quan vùng, với Tổng Cục hải quan.
i) Phối hợp, hướng dẫn và giám sát
(trong phạm vi HTTT được giao cho đơn vị quản lý) các đơn vị không thuộc Bộ Tài
chính có nhu cầu kết nối vào HTTT hoặc thực hiện triển khai dịch vụ công nghệ
thông tin cho HTTT bảo đảm tuân thủ các quy định tại Mục I Chương II Quy chế
này.
2. Các đơn vị cấp tỉnh, huyện của các
đơn vị Tổng cục có trách nhiệm sau:
a) Quản lý, bảo vệ thiết bị HTTT đặt
tại đơn vị.
b) Thực hiện các quy định, hướng dẫn
về HTTT do Bộ Tài chính, Cục Tin học và Thống kê tài chính, và đơn vị cấp trên
ban hành.
c) Thông báo kế hoạch di chuyển trụ sở,
thay đổi đường truyền, lắp đặt đường truyền mới (nếu có) cho Cục Tin học và Thống
kê tài chính và đơn vị cấp trên thuộc cùng phần hệ để phối hợp thực hiện.
3. Các trường, học viện thuộc, trực
thuộc Bộ Tài chính
a) Tổ chức, triển khai, duy trì hệ thống
kết nối vào HTTT theo các chính sách về HTTT do Bộ Tài chính ban hành.
b) Tổ chức bộ phận hoặc phân công cán
bộ vận hành kênh truyền, thiết bị HTTT nhằm bảo đảm kết nối của đơn vị vào
HTTT.
4. Các cơ quan hành chính, đơn vị sự
nghiệp thuộc Bộ Tài chính có trụ sở nằm ngoài cơ quan Bộ Tài chính, có kết nối
vào hệ thống hạ tầng truyền thông thống nhất ngành Tài chính:
a) Thực hiện quy trình kết nối vào
HTTT theo hướng dẫn của Cục Tin học và Thống kê tài chính, bảo đảm quy định về
an toàn, bảo mật quy định tại Điều 7 của Quy chế này.
b) Phối hợp với Cục Tin học và Thống
kê tài chính để quản lý, vận hành, bảo đảm kết nối của đơn vị vào HTTT.
Điều 11. Quy định
về trang tin vận hành HTTT
1. Trang tin vận hành HTTT phải cung
cấp khả năng truy cập, cập nhật thông tin cho cán bộ quản trị HTTT tại TTM,
TTT, các đơn vị cấp Trung ương và cấp tỉnh. Các nội dung thông tin trên trang
tin này phải được phân quyền phù hợp với trách nhiệm của từng đơn vị tham gia
quản lý, vận hành và khai thác, sử dụng HTTT.
2. Trang tin vận hành HTTT phải bao gồm
tối thiểu các nội dung sau:
a) Địa chỉ liên hệ của quản trị hạ tầng
truyền thông các Trung tâm miền, Trung tâm tỉnh, các đơn vị cấp Trung ương, cấp
tỉnh, các đối tác cung cấp thiết bị, dịch vụ đường truyền, đơn vị cung cấp địa
điểm đặt thiết bị TTT.
b) Kết quả kiểm tra HTTT đầu giờ hàng
ngày. Toàn bộ các sự cố HTTT từ khi phát sinh, tiến trình và kết quả xử lý. Báo
cáo đánh giá mức độ sẵn sàng, báo cáo kiểm tra chất lượng kênh truyền.
c) Các quy trình, thủ tục, mẫu biểu
quản lý, vận hành hạ tầng truyền thông.
Chương III.
TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
Điều 12. Tổ chức
thực hiện
1. Cục Tin học và Thống kê tài chính
a) Hướng dẫn các đơn vị thuộc, trực
thuộc Bộ Tài chính triển khai thực hiện quy chế này.
b) Hướng dẫn các đơn vị cách sử dụng
trang tin vận hành HTTT.
c) Theo dõi hoạt động, định kỳ 1 năm
báo cáo Bộ tình hình khai thác, sử dụng HTTT.
2. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ
a) Hướng dẫn, phổ biến Quy chế này tới
đơn vị thuộc phạm vi quản lý.
b) Lập danh sách ứng dụng, dịch vụ của
đơn vị đang sử dụng HTTT hoặc có kế hoạch triển khai sử dụng HTTT gửi Cục Tin học
và Thống kê tài chính.
c) Lập danh sách cán bộ quản trị HTTT
tại các đơn vị cấp Trung ương, cấp tỉnh và địa chỉ liên lạc kèm theo gửi Cục
Tin học và Thống kê tài chính.
3. Trong quá trình thực hiện quy chế,
trường hợp các văn bản dẫn chiếu tại quy chế này được sửa đổi, bổ sung, thay thế
thì thực hiện theo văn bản có hiệu lực mới hơn.
Điều 13. Rà
soát, cập nhật, bổ sung Quy chế
Trong quá trình thực hiện Quy chế, Cục
Tin học và Thống kê tài chính tổ chức rà soát, kiểm tra tính phù hợp của Quy chế
này với quy định của Nhà nước và yêu cầu thực tế, báo cáo Bộ Tài chính để sửa đổi,
bổ sung khi cần thiết./.
PHỤ LỤC 1
DANH SÁCH TRUNG TÂM TỈNH CỦA HTTT THỐNG
NHẤT NGÀNH TÀI CHÍNH
(Kèm theo Quyết định số 1850/QĐ-BTC ngày 22 tháng 09 năm 2021 của Bộ Tài
chính)
MIỀN BẮC
|
|
|
MIỀN
NAM
|
TT
|
TTT
|
|
TT
|
TTT
|
1
|
Hà Nội
|
|
1
|
TP. Hồ
Chí Minh
|
2
|
Hải
Phòng
|
|
2
|
Long
An
|
3
|
Đà Nẵng
|
|
3
|
Tiền
Giang
|
4
|
Nam
Định
|
|
4
|
Bến Tre
|
5
|
Hà
Nam
|
|
5
|
Đồng
Tháp
|
6
|
Hải
Dương
|
|
6
|
Vĩnh
Long
|
7
|
Hưng
Yên
|
|
7
|
An
Giang
|
8
|
Thái
Bình
|
|
8
|
Kiên
Giang
|
9
|
Bắc
Ninh
|
|
9
|
Cần
Thơ
|
10
|
Bắc Giang
|
|
10
|
Bạc
Liêu
|
11
|
Vĩnh
Phúc
|
|
11
|
Cà
Mau
|
12
|
Phú
Thọ
|
|
12
|
Trà
Vinh
|
13
|
Ninh
Bình
|
|
13
|
Sóc
Trăng
|
14
|
Thanh
Hóa
|
|
14
|
Bình
Thuận
|
15
|
Nghệ
An
|
|
15
|
Bà Rịa
- Vũng Tàu
|
16
|
Hà Tĩnh
|
|
16
|
Đồng
Nai
|
17
|
Quảng
Bình
|
|
17
|
Bình
Dương
|
18
|
Quảng
Trị
|
|
18
|
Bình
Phước
|
19
|
TT -
Huế
|
|
19
|
Tây
Ninh
|
20
|
Thái
Nguyên
|
|
20
|
Quảng
Nam
|
21
|
Bắc
Cạn
|
|
21
|
Bình
Định
|
22
|
Cao
Bằng
|
|
22
|
Khánh
Hòa
|
23
|
Lạng
Sơn
|
|
23
|
Quảng
Ngãi
|
24
|
Tuyên
Quang
|
|
24
|
Phú
Yên
|
25
|
Hà
Giang
|
|
25
|
Ninh
Thuận
|
26
|
Yên
Bái
|
|
26
|
Lâm
Đồng
|
27
|
Lào
Cai
|
|
27
|
Gia
Lai
|
28
|
Hòa
Bình
|
|
28
|
Đắk Lắk
|
29
|
Sơn
La
|
|
29
|
Kon
Tum
|
30
|
Điện
Biên
|
|
30
|
Hậu
Giang
|
31
|
Quảng
Ninh
|
|
31
|
Đắk
Nông
|
32
|
Lai
Châu
|
|
|
PHỤ LỤC 2
ĐỊA CHỈ VÙNG MẠNG MÁY CHỦ DÙNG CHUNG
(Kèm theo Quyết định số 1850/QĐ-BTC ngày 22 tháng 09 năm 2021 của Bộ Tài
chính)
1. Vùng mạng ứng dụng nghiệp vụ dùng
chung toàn ngành:
|
|
|
10.192.234.0/24
|
|
10.192.246.0/24
|
|
10.192.254.0/23
|
2. Vùng mạng dùng chung phục vụ đào
tạo, thử nghiệm đặt tại cơ quan Bộ Tài chính:
|
10.192.239.0/24
|
3. Vùng mạng dùng chung Kho bạc Nhà
nước:
|
10.96.2.0/24
|
4. Vùng mạng dùng chung Tổng cục
Thuế:
|
10.64.116.0/24
|
5. Vùng mạng dùng chung Tổng cục Hải
quan:
|
10.224.140.0/24
|
6. Vùng mạng dùng chung Tổng cục Dự
trữ Nhà nước:
|
10.160.10.0/24
|
7. Vùng mạng dùng chung Ủy ban chứng
khoán:
|
10.179.8.0/24
|
PHỤ LỤC 3
MẪU BÁO CÁO QUẢN TRỊ HTTT
(Kèm theo Quyết định số 1850/QĐ-BTC ngày 22 tháng 09 năm 2021 của Bộ Tài
chính)
1. Báo cáo mức độ sẵn sàng của HTTT
Đơn vị thực hiện báo cáo: ……………….
TT
|
Tên hệ thống, kênh truyền
|
Kỳ báo cáo
|
Mức độ sẵn sàng toàn thời (24/7)(%)
|
Mức độ sẵn sàng trong giờ hành
chính (%)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: Kỳ báo cáo: 1 năm của năm
....
2. Báo cáo kết quả kiểm tra chất lượng
kênh truyền
Đơn vị thực hiện kiểm tra: ………………..
TT
|
Tên kênh truyền
|
Thời gian thực hiện kiểm tra
|
Kết quả kiểm tra
|
Ghi chú
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
(Kèm
theo hình ảnh màn hình máy tính hiển thị kết quả kiểm tra)
PHỤ LỤC 4
PHỐI HỢP TRIỂN KHAI KÊNH TRUYỀN MỚI, THAY
ĐỔI KÊNH TRUYỀN
(Kèm theo Quyết định số 1850/QĐ-BTC ngày 22 tháng 09 năm 2021 của Bộ Tài
chính)
- Đơn vị có nhu cầu triển khai kênh
truyền mới hoặc thay đổi kênh truyền, kết nối tới Trung tâm miền hoặc Trung tâm
tỉnh, gửi văn bản tới Cục Tin học và Thống kê tài chính thông báo địa điểm,
băng thông, thời gian triển khai kênh truyền, địa chỉ liên hệ phối hợp xử lý.
Văn bản này phải gửi trước thời điểm triển khai ít nhất 01 tháng.
- Trường hợp triển khai kênh truyền mới
do thành lập mới đơn vị thuộc hệ thống (thêm đơn vị hành chính mới) trong khung
băng thông kênh truyền đã thực hiện, do chuyển trụ sở cơ quan không làm tăng
băng thông kênh truyền, các đơn vị cấp Tổng cục chủ động thực hiện các công việc
đáp ứng yêu cầu lắp đặt bổ sung kênh truyền khi có đề nghị của đơn vị cấp dưới
trực thuộc trong hệ thống đồng thời gửi công văn thông báo tới Cục Tin học và
Thống kê tài chính về việc lắp đặt bổ sung kênh truyền mới. Trường hợp thay đổi
băng thông kênh truyền khi triển khai kênh truyền mới do thành lập mới đơn vị
thuộc hệ thống, các đơn vị báo cáo Bộ Tài chính phê duyệt (qua Cục Tin học và
Thống kê tài chính).
- Bộ phận quản trị hạ tầng truyền
thông tại Trung tâm miền thực hiện cấu hình hệ thống (định tuyến), đồng thời
xác nhận kết quả cho đơn vị theo địa chỉ nêu trong công văn thông báo nêu trên
và ghi nhận kết quả trên Trang tin Vận hành hạ tầng truyền thông.