ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1468/QĐ-UBND
|
An
Giang, ngày 28 tháng 7 năm 2015
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ
DUYỆT KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUY HOẠCH VÙNG SẢN XUẤT HOA VÀ CÂY KIỂNG ỨNG
DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH AN GIANG GIAI ĐOẠN 2015 – 2016
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày
26/11/2003;
Căn cứ Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 27/6/2012 của Ban
Chấp hành Đảng bộ tỉnh về Phát triền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh An
Giang giai đoạn 2012 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 2163/QĐ-UBND ngày 29/11/2012 của
UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ
cao tỉnh An Giang giai đoạn 2012 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 535/QĐ-UBND ngày 27/3/2013 của
UBND tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch kinh phí hoạt động Ban điều hành nông nghiệp
ứng dựng công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2013 - 2015;
Căn cứ Quyết định số 1758/QĐ-UBND ngày 13/10/2014 của UBND
tỉnh về việc Phê duyệt Quy hoạch vùng sản xuất hoa và cây kiểng ứng dụng công
nghệ cao tỉnh An Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
Xét Tờ trình số 16/TTr-BĐHNNCNC ngày 09/7/2015 của Giám đốc
Sở Khoa học và Công nghệ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Quy hoạch vùng sản xuất hoa
và cây kiểng ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2015 - 2016, bao gồm
các nội dung cụ thể như sau:
1. Mục tiêu thực hiện:
- Nhằm triển khai thực hiện tốt các nội dung quy
hoạch vùng sản xuất hoa và cây kiểng ứng dụng công nghệ cao sâu rộng trong nhân
dân, phù hợp định hướng quy hoạch theo hướng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao, đảm bảo thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra theo tiến độ, phấn đấu
đạt hiệu quả sản xuất hoa và cây kiểng ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020 cao
hơn từ 30% so với thời điểm năm 2012.
* Mục tiêu cụ thể đến năm 2016:
- Diện tích sản xuất hoa và cây kiểng theo hướng
ứng dụng công nghệ cao đạt từ 25 ha, tập trung chủ yếu ở các chủng loại hoa cao
cấp (lily, hồng môn), các giống hoa truyền thống và có thế mạnh trong sản xuất
(cúc, huệ, hoa lan, mai vàng, mai chiếu thủy), một số sản phẩm kiểng thủy sinh,
kiểng công trình, kiểng nội thất tiềm năng và các loài hoa kiểng làm dược liệu.
- Đẩy mạnh áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên
tiến trong sản xuất các đối tượng hoa và cây kiểng chủ lực, tiềm năng để nâng
cao hàm lượng công nghệ trong sản phẩm hoa kiểng. Phấn đấu đạt 10% diện tích sản
xuất chuyên canh hoa và cây kiểng có áp dụng các giải pháp kỹ thuật theo hướng
sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
- Xây dựng 03 mô hình sản xuất cây giống
và hoa kiểng thương phẩm trong nhà lưới có áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật
để tăng năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm.
- Thiết lập được 01 hệ thống sản xuất và
cung ứng các giống hoa và cây kiểng chủ lực đạt năng lực cung ứng hàng năm vào
khoảng: 100.000 cây giống hoa cúc các loại, 30.000 cây giống hoa lan, 10.000
cây kiểng nguyên liệu (chủ yếu là mai vàng và mai chiếu thủy).
- Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực
sản xuất, kinh doanh các giống hoa kiểng chủ lực cho 30% nông dân, nhà vườn tại
các vùng quy hoạch.
- Xây dựng 01 chính sách hỗ trợ tài
chính, tín dụng ưu đãi đặc thù của tỉnh phù hợp theo các qui định hiện hành cho
người sản xuất và doanh nghiệp để thực hiện các mô hình sản xuất hiệu quả, đầu
tư giống, nâng cao kỹ thuật, ứng dụng chuyển giao khoa học công nghệ và hoạt động
quảng bá, xúc tiến thương mại.
- Hình thành 02 câu lạc bộ hoặc tổ hợp
tác hay cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất
hoa và cây kiểng theo hướng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
- Thiết lập được 01 kênh tiêu thụ ổn định
cây giống và hoa thương phẩm đối với một số sản phẩm hoa và cây kiểng tiêu biểu.
- Tăng cường nhận thức của người dân và cán bộ kỹ
thuật về thị trường hoa kiểng cũng như đánh giá, rút kinh nghiệm triển khai thực
hiện Quy hoạch.
2. Nội dung thực hiện:
a. Tổ chức triển khai sản xuất tại các
vùng quy hoạch.
- Triển khai cụ thể nội dung quy hoạch đến nông
dân, nhà vườn tại các vùng sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho người sản xuất,
kinh doanh nắm bắt đầy đủ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong khi
thực hiện quy hoạch.
- Hỗ trợ, hướng dẫn người sản xuất bố trí sản xuất,
lựa chọn đối tượng sản xuất phù hợp, tiếp cận dịch vụ hậu cần sản xuất, ứng dụng
công nghệ đảm bảo thực hiện đạt diện tích sản xuất phù hợp mục tiêu quy hoạch đề
ra.
- Hỗ trợ lựa chọn, ứng dụng công nghệ vào sản xuất
như máy phối trộn giá thể, gieo hạt tự động, hệ thống phun tưới, bón phân tự động,
sử dụng cây giống cấy mô sạch bệnh, sử dụng hệ thống chiếu sáng điều khiển ra
hoa trái vụ, ứng dụng kỹ thuật thuỷ canh, áp dụng biện pháp luân canh, quản lý
dịch hại tổng hợp để phòng trừ-giảm thiểu sâu bệnh, ứng dụng chế phẩm vi sinh,
hữu cơ hiệu quả, thân thiện môi trường.
- Hỗ trợ thành lập từ 02 câu lạc bộ, tổ hợp tác,
hợp tác xã, cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp trong lĩnh vực sản
xuất hoa và cây kiểng theo hướng ứng dụng công nghệ cao.
- Hỗ trợ thiết lập chợ đầu mối hoa kiểng lồng
ghép vào chợ nổi,chợ đầu mối rau màu phục vụ giao thương sản phẩm hoa kiểng và
phát triển du lịch ở các địa phương trọng điểm như Tp. Long Xuyên, Tp. Châu Đốc,
TX. Tân Châu, huyện Chợ Mới.
- Tăng cường phối hợp và hỗ trợ thực hiện tốt
các nội dung Kế hoạch hỗ trợ kỹ thuật - tài chính - thị trường cho sản phẩm hoa
và cây kiểng tỉnh An Giang năm 2015 - 2016 phù hợp định hướng, mục tiêu quy hoạch
trong đó tập trung vào công tác đào tạo tập huấn, hỗ trợ kỹ thuật xây dựng vườn
ươm, nhà lưới, nhà màng, lựa chọn giống,..
- Thực hiện vai trò tham vấn, giám sát, đề xuất
điều chỉnh các nội dung Kế hoạch hỗ trợ phù hợp nguyện vọng của người sản xuất,
kinh doanh.
b. Khảo sát, đánh giá hiện trạng sản xuất,
kinh doanh.
- Điều tra, thống kê hiện trạng sản xuất, kết hợp
giám sát và ghi nhận công tác tổ chức tại 07 địa phương (Tp. Long Xuyên, Châu
Thành, Chợ Mới, Tri Tôn, Tịnh Biên, Tp. Châu Đốc, TX. Tân Châu) có vùng quy hoạch
để nắm bắt chính xác hiện trạng sản xuất tại các vùng quy hoạch làm cơ sở điều
chỉnh các hoạt động triển khai và phục vụ việc xây dựng kênh cung cấp thông tin
cho tổ chức sản xuất.
- Khảo sát, đánh giá các mô hình sản xuất hiệu
quả để có giải pháp đề xuất nâng cao hiệu quả, nhân rộng mô hình.
- Điều tra thu thập thông tin giá cả thị trường,
nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm hoa và cây kiểng tại các thị trường trọng điểm là
Tp. Long Xuyên, Tp. Châu Đốc, TX. Tân Châu, TP. Hồ Chí Minh.
c. Khảo sát, học tập kinh
nghiệm các mô hình sản xuất hiệu quả kết hợp xúc tiến thương mại.
- Tạo điều kiện cho cán bộ kỹ thuật, nông dân,
nhà vườn điển hình và doanh nghiệp có điều kiện tham quan học tập, tiếp xúc, học
hỏi kinh nghiệm, giải pháp kỹ thuật, quản lý điều hành ở các mô hình sản xuất
hiệu quả.
- Kết hợp tăng cường các hoạt động xúc tiến
thương mại, quảng bá sản phẩm, tìm kiếm cơ hội hợp tác, kết nối thị trường với
các tỉnh, thành, khu vực có thế mạnh và truyền thống trong lĩnh vực sản xuất,
kinh doanh các đối tượng hoa và cây kiểng chủ lực phù hợp phát triển ở An Giang
như Đồng Tháp, TP. Hồ Chí Minh, Lâm Đồng và Bình Định.
- Đồng thời tạo điều kiện hợp tác để phát triển
dịch vụ hậu cần phục vụ sản xuất cho tỉnh An Giang, giảm lệ thuộc nguồn giống
và vật tư sản xuất qua trung gian. Kết hợp tham quan học tập kinh nghiệm hướng
tới thành lập điểm đào tạo cấp chứng chỉ nghề trồng hoa và cây kiểng đáp ứng
nhu cầu thực tiễn cấp thiết của người dân An Giang Tại các hợp tác xã, cơ sở
đào tạo, dạy nghề, làng nghề sản xuất lâu năm trong sản xuất, kinh doanh các đối
tượng hoa và cây kiểng: HTX An Nhơn, Bình Định, làng mai Thủ Đức, cơ sở dạy nghề
bonsai hoa kiểng Thanh Tâm, khu nông nghiệp công nghệ cao Củ Chi, Làng hoa Sa
Đéc, vùng quy hoạch sản xuất hoa và các trung tâm sản xuất giống, chuyển giao
công nghệ tại Lâm Đồng.
d. Thực hiện các hoạt động quảng bá, xúc
tiến thương mại nhằm đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại và xây dựng các
liên kết sản xuất - tiêu thụ hoa kiểng cho các vùng quy hoạch.
- Hỗ trợ nông dân, nhà vườn tham gia hội thi
chuyên ngành, kết hợp triển lãm sản phẩm hoa kiểng tại các chợ hoa xuân trong
khu vực.
- Hỗ trợ nông dân, nhà vườn tham gia hội chợ hoa
xuân tại Tp. Long Xuyên nhằm tăng cường đưa sản phẩm phục vụ nhu cầu trong tỉnh.
Mức hỗ trợ không quá 10 triệu đồng/4 gian hàng.
đ. Đào tạo tập huấn nâng cao năng lực sản
xuất, kinh doanh.
Nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh cho đội
ngũ giảng viên nguồn làm nòng cốt trong đào tạo, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật
sản xuất cho nông dân, nhà vườn:
- Năm 2015: đào tạo, tập huấn chủ yếu tập trung
các sản phẩm chủ lực là hoa cúc, hoa lan, mai vàng, mai chiếu thủy.
- Năm 2016, song song với tập huấn nâng cao,
trao đổi kinh nghiệm là mở rộng đào tạo sang các đối tượng hoa kiểng tiềm năng
khác.
* Số lượng: 03 lớp ToT; 04 lớp tập
huấn kỹ thuật; 04 lớp đào tạo nâng cao kinh nghiệm, kết hợp nâng cao năng lực
kinh doanh (3 ngày/lớp, 30 người/lớp).
e. Tọa đàm xây dựng các đề xuất đặt hàng
thực hiện đề tài, dự án nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ:
- Hỗ trợ các đơn vị chủ quản đề xuất đặt hàng và
xây dựng đề cương các đề tài, dự án thuộc danh mục dự án ưu tiên đầu tư tại quy
hoạch đã phê duyệt
- Lấy ý kiến chuyên gia, doanh nghiệp, nông
dân/nhà vườn, nhà quản lý, người kinh doanh để xác định nhiệm vụ nghiên cứu ứng
dụng khoa học công nghệ cũng như các danh mục dự án cấp thiết, phù hợp.
- Phối hợp cùng các đơn vị liên quan xây dựng
chính sách hỗ trợ tài chính, tín dụng đặc thù. Đồng thời, thực hiện Kế hoạch
liên tịch với Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng để tạo điều kiện thuận
lợi cho người sản xuất, kinh doanh tiếp cận nhanh các chính sách vốn vay ưu đãi
hỗ trợ đầu tư sản xuất, kinh doanh.
g. Xây dựng mô hình sản xuất theo hướng
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Thực hiện 03 mô hình sản xuất theo hướng nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở quy mô từ 0,1 - 0,2 ha/mô hình cho các sản phẩm
hoa và cây kiểng chủ lực (hoa cúc, hoa lan, lily, hồng môn, mai vàng và mai chiếu
thủy) hỗ trợ từ 50% chi phí cây giống thực hiện mô hình và kỹ thuật sản xuất,
tương đương mức kinh phí không quá 30 triệu đồng/mô hình.
h. Tổ chức Hội nghị tổng kết, đánh giá lấy
ý kiến hiệu chỉnh quy hoạch.
Đánh giá kết quả thực hiện, lấy ý kiến hiệu chỉnh
quy hoạch từ các sở, ban, ngành, đoàn thể, người sản xuất và doanh nghiệp, nhà
đầu tư để kịp thời điều chỉnh quy hoạch và kế hoạch triển khai phù hợp tình
hình thực tiễn.
3. Tổ chức thực hiện:
a. Đơn vị chủ trì:
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là đơn
vị chủ quản phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thị,
thành phố triển khai thực hiện tốt các nội dung Kế hoạch.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao
Trung tâm Kiểm Định và Kiểm nghiệm Giống Nông nghiệp là đơn vị chủ trì thực hiện
Kế hoạch.
- Hàng năm có trách nhiệm xem xét, điều chỉnh, bổ
sung các nội dung Kế hoạch phù hợp tình hình thực tiễn.
b. Tổ Chuyên trách: gồm các ông/bà sau:
- Ths. Trần Thanh Tuyến, Quyền Giám đốc Trung
tâm Kiểm định và Kiểm nghiệm Giống Nông nghiệp An Giang, Trưởng nhóm.
- Ths. Nguyễn Minh Trang, Chuyên viên Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó Trưởng nhóm.
- Ks. Nguyễn Văn Hồng, Phó Trưởng Phòng Kỹ thuật
- Trung tâm Khuyến nông An Giang, Thành viên.
- Ths. Nguyễn Thị Mỹ Duyên, Phó Trưởng Bộ môn
Công nghệ Sinh học -Trường Đại học An Giang, Thành viên.
- Ths. Đinh Viết Tuyết Hiền, Sở Kế hoạch và Đầu
tư, Thành viên.
- Ths. Ngô Thị Hồng Yến, Trung tâm Công nghệ
sinh học, Thành viên.
- Ths. Nguyễn Thanh Long, Trung tâm Công nghệ
sinh học, Thành viên.
- Ths. Trần Thị Cẩm Tú, Trung tâm Xúc tiến
thương mại và Đầu tư An Giang, Thành viên.
* Nhiệm vụ của Tổ Chuyên trách:
- Hỗ trợ, tư vấn và thực hiện Kế hoạch triển
khai quy hoạch, thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao trong khi thực hiện kế hoạch;
định kỳ có báo cáo kết quả thực hiện về các bên liên quan và Ban Điều Hành
Chương trình Nông nghiệp Công nghệ Cao tỉnh An Giang.
- Thực hiện tốt vai trò tham mưu, điều chỉnh nội
dung Kế hoạch trên cơ sở tham vấn, lấy ý kiến các sở, ban, ngành, đoàn thể, người
sản xuất và doanh nghiệp, đảm bảo nội dung kế hoạch phù hợp yêu cầu thực tiễn.
- Tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao kỹ thuật sản
xuất, tư vấn, hỗ trợ các kỹ thuật chuyên môn, hỗ trợ thực hiện, giám sát các mô
hình nông nghiệp công nghệ cao.
- Thực hiện hỗ trợ tư vấn kỹ thuật, lựa chọn thiết
kế vườn ươm, nhà lưới, công nghệ phù hợp trong đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu,
đầu tư mới hoặc nâng cấp, mở rộng qui mô vườn, nhà lưới, ứng dụng hoặc đổi mới
công nghệ tưới phun, thiết lập điều kiện nhân giống, bảo quản sản phẩm hiệu quả
cho các nhà vườn tham gia gói kế hoạch, hỗ trợ lập dự toán nhu cầu kinh phí
theo các định mức kỹ thuật.
c. Các sở, ban, ngành, Trường
Đại học An Giang và UBND huyện, thị xã, thành phố có liên quan có trách nhiệm
phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức triển khai thực hiện
có hiệu quả.
d. Thời gian thực hiện: từ năm 2015 đến năm 2016.
4. Kinh phí thực hiện:
400.780.000 đồng (Bốn trăm triệu lẽ bảy trăm tám
mươi ngàn đồng) từ nguồn kinh phí sự nghiệp Khoa học và Công nghệ, trong
đó:
- Năm 2015: 118.780.000 đồng.
- Năm 2016: 282.000.000 đồng.
* Bao gồm:
- Công tác phí tổ chức sản xuất tại
các vùng: 13,02 triệu đồng;
- Điều tra khảo sát đánh giá hiện
trạng: 40,27 triệu đồng;
- Khảo sát nghiên cứu, học tập mô
hình: 49,44 triệu đồng;
- Đào tạo tập huấn nâng cao năng lực:
143,15 triệu đồng;
- Thực hiện mô hình nông nghiệp
công nghệ cao: 90 triệu đồng;
- Hoạt động quảng bá, XTTM: 30 triệu
đồng;
- Hội thảo tọa đàm tham vấn ý kiến:
17,5 triệu đồng;
- Hội nghị tổng kết: 17,4 triệu đồng.
Điều 2. Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa
phương có liên quan giám sát việc triển khai thực hiện Kế hoạch theo quy định
hiện hành.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng Ủy ban
nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Thủ trưởng đơn vị là đầu mối triển khai Kế hoạch và Thủ
trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.