Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 116/2006/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh Người ký: Lê Thanh Hải
Ngày ban hành: 21/07/2006 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
*******

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******

Số: 116/2006/QĐ-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 7 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG KHU CÔNG NGHỆ CAO (GIAI ĐOẠN 2006 - 2010)

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố khóa VIII;
Căn cứ Nghị quyết của Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố khóa VIII, kỳ họp lần thứ 3 ngày 10 và 11 tháng 4 năm 2006 và Chương trình hành động số 08-CTr/TU ngày 12 tháng 6 năm 2006 của Thành ủy về thực hiện Công trình xây dựng Khu Công nghệ cao (giai đoạn 2006 - 2010),

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai Chương trình hành động thực hiện Công trình xây dựng Khu Công nghệ cao (giai đoạn 2006 - 2010).

Điều 2. Đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố theo dõi và chỉ đạo tổ chức thực hiện Công trình này. Ban Quản lý Khu Công nghệ cao là cơ quan thường trực phụ trách Công trình.

Điều 3. Cơ quan thường trực phụ trách Công trình có trách nhiệm cụ thể hóa thành kế hoạch tổ chức thực hiện hàng năm và chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan để triển khai thực hiện. Thủ trưởng các sở - ngành thành phố có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận 9 căn cứ Kế hoạch này xây dựng kế hoạch cụ thể 5 năm 2006 - 2010 và hàng năm, nhằm thực hiện đạt hiệu quả cao nhất các nội dung trọng tâm và những giải pháp chủ yếu của Công trình.

Điều 4. Giao cơ quan thường trực tổng hợp, báo cáo định kỳ hàng quý về kết quả thực hiện và những khó khăn, vướng mắc cần giải quyết cho Ủy ban nhân dân thành phố; sơ kết hàng năm kết quả thực hiện; đề xuất điều chỉnh, bổ sung những nội dung, chỉ tiêu, giải pháp cụ thể cho Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định.

Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có những vấn đề phát sinh đột xuất, cơ quan thường trực báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố trực tiếp chỉ đạo giải quyết.

Điều 5. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 (mười) ngày, kể từ ngày ký.

Điều 6. Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố, Thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính thành phố, Thủ trưởng các sở - ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp thuộc thành phố có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Lê Thanh Hải


 

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
*******

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG KHU CÔNG NGHỆ CAO (GIAI ĐOẠN 2006 - 2010)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 116/2006/QĐ-UBND ngày 21 tháng 7 năm 2006 của Ủy ban nhân dân thành phố)

I. MỤC TIÊU

Xây dựng Khu Công nghệ cao thành phố thành trung tâm đầu tư trực tiếp nước ngoài về công nghệ cao, nhận chuyển giao sản phẩm và công đoạn của hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) nước ngoài, nhằm xây dựng lực lượng sản xuất tiên tiến, để từng bước nâng cao năng lực nội sinh về công nghệ cao của thành phố. Phấn đấu đến năm 2010, thu hút 10 Công ty đầu tư trực tiếp nước ngoài có uy tín về khoa học - công nghệ trong 5 lĩnh vực ưu tiên (bán dẫn, công nghệ thông tin - viễn thông, vật liệu mới - công nghệ nano, cơ khí chính xác, sinh học và công nghệ tạo năng lượng mới - sạch); thu hút 50 tiến sĩ, thạc sĩ khoa học, giỏi chuyên môn cho 5 phòng thí nghiệm trọng điểm; ươm tạo thành công một số công nghệ cao có hiệu quả để phục vụ sản xuất, thương mại; giá trị sản xuất 5 năm đạt 4,5 tỷ USD, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 3,5 tỷ USD, nhằm góp phần đẩy nhanh tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của thành phố.

II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM GIAI ĐOẠN 5 NĂM 2006 - 2010

1. Giai đoạn 3 năm 2006 - 2008:

1.1. Hoàn thành qui hoạch không gian kiến trúc tổng thể và các phân khu chức năng; hoàn chỉnh chức năng, mô hình hoạt động, nội dung đầu tư của phân khu; xây dựng mối liên kết giữa các phân khu chức năng; kết hợp các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất, nghiên cứu và các dịch vụ sinh hoạt trong Khu Công nghệ cao. Xây dựng và đưa phân khu sản xuất công nghệ cao vào hoạt động. Thực hiện thu hút đầu tư có chọn lọc, chú trọng các công ty, tập đoàn lớn về công nghệ cao và sở hữu công nghệ nguồn. Nghiên cứu triển khai hoạt động ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; thông qua và triển khai thực hiện các chương trình nghiên cứu khoa học, các phòng thí nghiệm thuộc Trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D); xây dựng cơ sở vật chất và chương trình ươm tạo cho Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ cao.

1.2. Nghiên cứu, xây dựng chiến lược phát triển, cơ chế, chính sách đặc thù cho Khu Công nghệ cao; chiến lược phát triển Khu Công nghệ cao đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020; chiến lược thu hút đầu tư, nghiên cứu triển khai, đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao.

1.3. Ban hành cơ chế, chính sách về thu hút đầu tư, phát triển các ngành sản xuất công nghệ cao, nhất là các dự án khoa học - công nghệ tiên tiến, các trung tâm và phát triển (R&D) của các tập đoàn, công ty trong và ngoài nước, các dự án liên kết đào tạo với các đại học chuyên ngành trên thế giới. Triển khai hoạt động ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đẩy mạnh thu hút đầu tư để nhanh chóng đưa phân khu sản xuất công nghệ cao vào hoạt động. Định hình hoạt động của Khu bảo thuế nhằm đẩy mạnh hoạt động thương mại công nghệ cao giữa Khu Công nghệ cao với các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

1.4. Có chiến lược tăng cường năng lực nội sinh về khoa học - công nghệ; định hình và thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, triển khai các chương trình, đề án phát triển khoa học - công nghệ; ứng dụng kết quả nghiên cứu của Khu Công nghệ cao và các trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) nước ngoài; thành lập Quỹ Đầu tư mạo hiểm để đáp ứng yêu cầu hoạt động nghiên cứu, triển khai, ươm tạo và gia công dịch vụ công nghệ cao.

1.5. Nghiên cứu, xây dựng mô hình, cơ chế về tổ chức bộ máy, cán bộ để nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển Khu Công nghệ cao. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp, kiến thức rộng, có đạo đức và tâm huyết vì lợi ích các bên tham gia Khu Công nghệ cao.

1.6. Về chiến lược đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao: Xây dựng chiến lược, thực hiện chương trình và giải pháp đào tạo nguồn nhân lực cho Khu Công nghệ cao; thực hiện tốt chương trình liên kết trong đào tạo với các viện, trường trong và ngoài nước. Xây dựng chính sách thu hút lực lượng trí thức trong nước và các nhà khoa học, chuyên gia giỏi là người Việt Nam ở nước ngoài về làm việc tại Khu Công nghệ cao.

2. Giai đoạn 2 năm 2009 - 2010:

2.1. Đẩy mạnh thu hút đầu tư trong và ngoài nước về công nghệ cao; thúc đẩy chương trình lan tỏa đầu tư giữa Khu Công nghệ cao và các Khu chế xuất, Khu công nghiệp; phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ và dịch vụ.

2.2. Nâng cao hiệu quả chương trình ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; phối hợp với viện, trường nâng cao chương trình “đào tạo - nghiên cứu - ứng dụng, sản xuất thử - đưa ra thị trường - tái nghiên cứu”.

2.3. Định hình hạ tầng kỹ thuật giai đoạn II; các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất công nghiệp công nghệ cao, nghiên cứu triển khai, ươm tạo và đào tạo.

2.4. Định hình hoạt động của Khu bảo thuế - đẩy mạnh hoạt động thương mại công nghệ cao giữa Khu Công nghệ cao với quốc tế và nội địa.

3. Một số chỉ tiêu chủ yếu và các dự án đầu tư xây dựng 2006 - 2010:

3.1. Một số chỉ tiêu:

(1) Thu hút các tập đoàn, công ty đầu tư trực tiếp của nước ngoài có uy tín về khoa học - công nghệ - trong 5 lĩnh vực ưu tiên (bán dẫn, công nghệ thông tin - viễn thông, vật liệu mới - công nghệ nano, cơ khí chính xác, sinh học và công nghệ tạo năng lượng mới - sạch).

(2) Tập hợp lực lượng các nhà khoa học, chuyên môn giỏi: Huy động khoảng 50 Tiến sĩ, Thạc sĩ cho 5 phòng thí nghiệm trọng điểm (không tính những người làm việc trong các doanh nghiệp).

(3) Ươm tạo thành công một số công nghệ cao có hiệu quả, đưa vào sản xuất và thương mại (ví dụ Pin nhiên liệu), tạo sản phẩm công nghệ cao từ năng lực nội sinh (có thể liên kết với bên ngoài); xây dựng thương hiệu Made in SHTP.

(4) Phấn đấu đạt giá trị sản xuất của 5 năm: 4,5 tỷ USD, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 3,5 tỷ USD.

3.2. Các dự án đầu tư chủ yếu:

(1) Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật:

+ 05 loại hạ tầng kỹ thuật thiết yếu: Đường giao thông, cung cấp điện, cấp - thoát nước, xử lý nước thải, viễn thông - Internet.

+ Các dự án quan trọng : San lấp, nắn dòng Suối Cái, công viên - mảng xanh.

+ Nhà xưởng tiêu chuẩn cho thuê.

(2) Đầu tư xây dựng Trung tâm điều hành quản lý Khu Công nghệ cao, cổng, hàng rào.

(3) Đầu tư xây dựng Vườn ươm công nghệ cao và Doanh nghiệp công nghệ cao, Quỹ Đầu tư mạo hiểm.

(4) Đầu tư xây dựng Trung tâm nghiên cứu triển khai - với hạt nhân là: Phòng thí nghiệm nano, bán dẫn, công nghệ thông tin - viễn thông, cơ khí chính xác và sinh học.

(5) Đầu tư xây dựng Trung tâm đào tạo.

(6) Đầu tư xây dựng các hạng mục phục vụ các đối tượng hoạt động trong Khu Công nghệ cao: Khu nhà chuyên gia, ký túc xá công nhân, khu thương mại, khu giải trí.

(7) Đầu tư xây dựng tòa nhà Internet City: Tiếp nhận các công ty phần mềm và dịch vụ khác.

(8) Đầu tư xây dựng kho ngoại quan và Khu bảo thuế (theo tiến độ giai đoạn II).

III. CÁC CHƯƠNG TRÌNH CỤ THỂ GIAI ĐOẠN 2006 - 2010

1. Chương trình củng cố tổ chức chỉ đạo, điều hành:

1.1. Mục tiêu: Nghiên cứu, tham mưu đề xuất mô hình, cơ chế, biện pháp, giải pháp cụ thể nhằm củng cố, tăng cường lực lượng cán bộ nòng cốt và phát huy việc chỉ đạo, điều hành nhắm đến đạt hiệu quả cao nhất trong thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển Khu Công nghệ cao

1.2. Nội dung:

+ Đánh giá thực tế, so sánh kinh nghiệm phát triển Khu Công nghệ cao trên thế giới, đối chiếu tầm nhìn, mục tiêu, chiến lược phát triển Khu Công nghệ cao thành phố, nêu được bài học kinh nghiệm có giá trị ứng dụng.

+ Kiểm điểm tình hình tổ chức chỉ đạo, điều hành phát triển Khu Công nghệ cao trong giai đoạn vừa qua; phân tích rõ nguyên nhân của kết quả đạt được và những hạn chế, tồn tại từ góc độ tổ chức, chỉ đạo.

+ Đề xuất những giải pháp, biện pháp và các bước đi cụ thể tiếp theo để củng cố tổ chức nhân sự và tiếp tục phát huy việc tổ chức chỉ đạo nhằm tăng tốc phát triển Khu Công nghệ cao đúng mục tiêu và tầm cỡ một dự án trọng điểm.

+ Nghiên cứu và tham mưu một số cơ chế đặc thù liên quan đến nguồn và phương thức huy động vốn đầu tư phát triển hạ tầng Khu Công nghệ cao; về phân cấp quản lý đồng bộ cho Ban Quản lý Khu Công nghệ cao để tạo thuận lợi nhất cho hoạt động và phát triển.

+ Đề xuất về mục tiêu và Chương trình hoạt động chung của Ban Chỉ đạo phát triển Khu Công nghệ cao trong 5 năm và cụ thể hàng năm.

1.3. Đơn vị chủ trì: Ban nghiên cứu chiến lược phát triển Khu Công nghệ cao (Ban Chỉ đạo xây dựng Khu Công nghệ cao), Hội đồng Khoa học Khu Công nghệ cao. Đơn vị phối hợp : Sở Nội vụ, Viện Kinh tế, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

2. Chương trình đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao:

2.1. Mục tiêu:

Góp phần bổ sung nguồn nhân lực đáp ứng kịp thời hơn nhu cầu nhân lực trong sản xuất, dịch vụ, nghiên cứu; chú trọng 07 ngành đã sơ bộ xác định và kỹ năng thực hành.

2.2. Nội dung:

+ Có khảo sát đầy đủ và toàn diện về hiện trạng nguồn nhân lực trẻ của thành phố để có thể đưa ra dự báo nhu cầu và hoạch định chiến lược đào tạo, bồi dưỡng, đào tạo bổ sung thực sự đem lại kết quả (năm 2006).

+ Thành phố đầu tư các dự án đào tạo đón đầu để chuẩn bị sẵn sàng nguồn nhân lực cho một số ngành mũi nhọn (thiết kế vi mạch, công nghệ sinh học, quản lý và phục vụ hoạt động gia công dịch vụ, .v.v…) để tăng lợi thế cạnh tranh, kích thích hướng đầu tư nước ngoài vào các hoạt động này.

+ Tạo môi trường thuận lợi cho giới trẻ tiếp cận tri thức, công nghệ hiện đại,… bằng sự phối hợp nhiều ngành qua chương trình chung về thông tin (các sinh hoạt định kỳ tương tự “tuần lễ Khu Công nghệ cao”, xóa mù tin học, mỗi thanh niên một “account” internet,…).

+ Tiếp tục thu hút đầu tư nước ngoài - chú trọng các đơn vị đào tạo có uy tín quốc tế - đầu tư vào hoạt động đào tạo, mở các môn, ngành mới, công nghệ cao, liên kết với Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh và viện - trường trong và ngoài nước mở khoa công nghệ cao chú trọng sự gắn kết với doanh nghiệp thông qua các chương trình nghiên cứu, thực tập, đào tạo tại chỗ, đào tạo theo đơn đặt hàng.

2.3. Đơn vị chủ trì: Trung tâm đào tạo thuộc Khu Công nghệ cao, Hội đồng Khoa học Khu Công nghệ cao. Đơn vị phối hợp: Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh; Sở Bưu chính, Viễn thông; Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Giáo dục và Đào tạo.

3. Chương trình đẩy mạnh vận động thu hút đầu tư vào Khu Công nghệ cao:

3.1. Mục tiêu:

Thu hút các dự án sản xuất công nghiệp công nghệ cao, ưu tiên các dự án có uy tín về khoa học - công nghệ, nghiên cứu triển khai - lấp đầy toàn bộ diện tích của phân khu sản xuất công nghiệp công nghệ cao.

Thu hút một số cơ sở nghiên cứu và phát triển (R&D) của các tập đoàn, công ty lớn trong và ngoài nước vào hoạt động trong Khu Công nghệ cao; một số dự án liên kết đào tạo từ các đại học có uy tín trên thế giới.

3.2. Nội dung:

+ Chuẩn bị sẵn sàng cơ sở vật chất kỹ thuật cho nhà đầu tư.

+ Nghiên cứu kỹ về đối tượng cần thu hút (công ty công nghệ cao trong các lĩnh vực công nghệ cao ưu tiên và yêu cầu của công ty khi đầu tư vào Khu Công nghệ cao) chọn lọc và có tiêu chí rõ về diện tích dự án liên quan đến suất đầu tư.

+ Xây dựng chính sách khuyến khích rõ ràng đối với doanh nghiệp do người Việt ở nước ngoài mang công nghệ mới về triển khai trong nước.

+ Nghiên cứu đề xuất chính sách thiết thực nhằm thu hút đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D); liên kết đào tạo, hướng đến mục tiêu phát triển năng lực công nghệ nội sinh thông qua tiếp cận công nghệ hiện đại.

+ Xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư ở nước ngoài, hàng năm tổ chức đoàn đi nước ngoài riêng cho thu hút công nghệ cao, kết hợp với chương trình hoạt động thường xuyên của các Văn phòng đại diện của thành phố tại Singapore, EU, Hoa Kỳ, Nhật bản. Liên tục cập nhật, hoàn thiện trang WEB về xúc tiến đầu tư vào Khu Công nghệ cao, tổ chức diễn đàn, hội thảo, triển lãm giới thiệu.

3.3. Đơn vị chủ trì: Ban Quản lý Khu Công nghệ cao. Đơn vị phối hợp: Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư (ITPC), Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Xây dựng, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

4. Chương trình triển khai các hoạt động chiến lược hướng đến mục tiêu tăng cường năng lực nội sinh về khoa học - công nghệ:

4.1. Mục tiêu:

(1) Định hình và thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học, xác lập cơ chế đầu tư nghiên cứu, ươm tạo, triển khai và phát triển về khoa học - công nghệ trong Khu Công nghệ cao; triển khai những kết quả nghiên cứu trong Khu Công nghệ cao và từ các Trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) nước ngoài; tập hợp, xây dựng lực lượng sản xuất hiện đại hoạt động tại Khu Công nghệ cao.

(2) Xây dựng Quỹ Đầu tư mạo hiểm.

4.2- Nội dung:

+ Triển khai cơ chế Trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) - Vườn ươm công nghệ cao - Doanh nghiệp công nghệ cao, thực hiện chu trình nghiên cứu - triển khai - nghiên cứu hướng đến nhu cầu thực tế của doanh nghiệp và thị trường.

+ Xây dựng chương trình liên kết nghiên cứu khoa học về công nghệ cao với Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh và các viện, trường trong và ngoài nước thông qua các chương trình nghiên cứu khoa học có sẵn của thành phố và Trung ương, tiến đến xây dựng mới các chương trình nghiên cứu công nghệ cao chuyên biệt.

+ Xây dựng và đưa Vườn ươm vào hoạt động làm cơ sở ươm tạo công nghệ và các kết quả đã được nghiên cứu, bao gồm cả chương trình ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, chương trình tiếp nhận sản phẩm và công đoạn nghiên cứu các Trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) nước ngoài.

+ Thực hiện chương trình đặt hàng nghiên cứu từ thành phố, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao, từ các doanh nghiệp trong và ngoài Khu Công nghệ cao, từ các Trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) công nghệ cao nước ngoài. Trước mắt, triển khai thực hiện dự án “phần mềm nhúng trong phần cứng chuyên dụng”.

+ Nghiên cứu, thành lập và đưa vào hoạt động Quỹ Đầu tư mạo hiểm của Khu Công nghệ cao để phục vụ và khai thác có hiệu quả các hoạt động nghiên cứu triển khai, ươm tạo, gia công dịch vụ công nghệ cao.

+ Kiến nghị Chính phủ về chính sách đặc biệt khuyến khích đầu tư sản xuất, đào tạo hoặc nghiên cứu công nghệ cao của doanh nhân, chuyên gia Việt kiều bằng các hình thức. Xúc tiến mạnh việc kêu gọi đầu tư trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.

+ Kiến nghị Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách toàn diện (cho phép thí điểm mang tính đột phá đối với một dự án đặc thù và trọng điểm) cho việc thu hút, tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ, đi kèm nghĩa vụ, hiệu quả công việc đối với các nhà khoa học, chuyên gia giỏi làm việc trong Khu Công nghệ cao.

4.4. Đơn vị chủ trì: Ban Quản lý Khu Công nghệ cao, Sở Khoa học và Công nghệ. Đơn vị phối hợp: Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Ngân hàng Nhà nước thành phố, Sở Tài chính, Quỹ Đầu tư phát triển đô thị, Sở Nội vụ.

5. Chương trình nghiên cứu chiến lược phát triển, khung pháp lý (cơ chế, chính sách,…) cho Khu Công nghệ cao:

5.1. Mục tiêu:

+ Phê duyệt chiến lược phát triển Khu Công nghệ cao đến năm 2015, có tính đến tầm nhìn 2020.

+ Phê duyệt chiến lược thu hút đầu tư; nghiên cứu triển khai; chiến lược đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao đến năm 2015; xây dựng lực lượng sản xuất hiện đại cho Khu Công nghệ cao.

5.2. Nội dung:

+ Nghiên cứu chiến lược phát triển Khu Công nghệ cao đến năm 2015, có tính đến tầm nhìn 2020.

+ Nghiên cứu chiến lược phát triển, nghiên cứu triển khai; chiến lược đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao đến năm 2015.

+ Tham gia xây dựng Pháp lệnh Công nghệ cao và Khu Công nghệ cao.

+ Tham gia xây dựng Nghị định hướng dẫn chi tiết thi hành Pháp lệnh Công nghệ cao và Khu Công nghệ cao; trong đó, quan tâm về cơ chế đặc thù, chính sách cho Khu Công nghệ cao.

5.3. Đơn vị chủ trì: Ban Quản lý Khu Công nghệ cao, Hội đồng Khoa học công nghệ cao. Đơn vị phối hợp: Sở Tư pháp, Viện Kinh tế, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Bưu chính, Viễn thông, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

IV. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Về cơ chế, chính sách:

1.1. Cơ chế quản lý Nhà nước của Khu (liên quan đến xây dựng Pháp lệnh Công nghệ cao và Khu Công nghệ cao, Nghị định hướng dẫn thi hành) theo hướng quản lý dự án quốc gia - đặt tại thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài cơ chế điều hành “một cửa, tại chỗ” với thẩm quyền quyết định, phê duyệt hành chính Nhà nước tại Khu Công nghệ cao, cho phép Ban Quản lý Khu Công nghệ cao chủ động điều hành trực tiếp, toàn diện mọi hoạt động trong Khu Công nghệ cao trên cơ sở kế hoạch hàng năm đã được Ủy ban nhân dân thành phố duyệt và thẩm quyền được quyết định tổ chức, biên chế, chế độ lương cho cán bộ.

1.2. Cơ chế quản lý đầu tư xây dựng các dự án thành phần trong Khu Công nghệ cao do ngân sách Nhà nước đầu tư. Xây dựng phương án tối ưu nhằm rút ngắn thời gian chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư (thẩm định, phê duyệt thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán, đấu thầu thi công,…). Ban Quản lý Khu Công nghệ cao sẽ trình phương án cho Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định.

1.3. Cơ chế phối hợp trong tổ chức hoạt động và quản lý của các thành viên, đơn vị trong Khu Công nghệ cao: Công ty phát triển Khu công nghệ cao, Trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D), Trung tâm đào tạo, Vườn ươm, Quỹ Đầu tư mạo hiểm, các cơ quan chuyên ngành như Hải quan, Thuế, Công an,...; tránh chồng chéo, tạo môi trường tốt cho hoạt động của các thành viên và phát huy tối đa hiệu quả của từng đơn vị.

1.4. Cơ chế tài chính: Phát hành cổ phiếu, trái phiếu, huy động vốn theo từng dự án (kèm chính sách như đổi đất lấy hạ tầng), cơ chế quản lý khai thác hạng mục hạ tầng kỹ thuật chuyên môn cao (viễn thông - internet, nhà máy điện,...), xây dựng cơ chế cho phép Trưởng Ban được chủ động quyết định sử dụng vốn cho dự án thành phần trên cơ sở kế hoạch vốn hàng năm đã được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.

1.5. Cơ chế huy động nguồn nhân lực: Cho phép Ban quản lý Khu Công nghệ cao được tiếp nhận công chức, quyết định biên chế tổ chức và xếp ngạch, bậc lương công chức theo qui định; được tuyển lao động có trình độ mà không có hộ khẩu ở thành phố; chính sách ưu đãi tiền lương đối với lao động có trình độ từ khu vực ngoài Nhà nước; xây dựng cơ chế và chính sách ưu đãi thu hút lao động là các chuyên gia trong nước, Việt kiều và nước ngoài có trình độ ở các lĩnh vực phù hợp với hoạt động của Khu Công nghệ cao.

2. Về tài chính:

2.1. Vốn ngân sách bố trí cho xây dựng hạ tầng thiết yếu giai đoạn I. Triển khai phương thức "đổi đất lấy hạ tầng" trong đầu tư xây dựng; tiếp tục kiến nghị nguồn vốn cấp từ Trung ương và xác định tỷ lệ vốn Trung ương và địa phương trong cơ cấu vốn ngân sách đối với dự án.

2.2. Huy động vốn ngoài ngân sách Nhà nước để đầu tư xây dựng hạ tầng giai đoạn II bằng nhiều phương thức; thực hiện trước đối với những dự án có khả năng thương mại hóa (dự án nhà máy điện, …).

2.3. Nghiên cứu khả năng tái tạo vốn mới từ hạ tầng đã xây dựng và đưa vào vận hành; tạo vốn trên đất đã có hạ tầng một cách thích hợp, nhất là các phân khu thương mại - dịch vụ, internet city.

2.4. Thành lập các loại quỹ phát triển Khu Công nghệ cao; trước tiên là Quỹ Đầu tư mạo hiểm với vốn từ ngân sách thành phố tham gia không quá 25%.

2.5. Kiến nghị Chính phủ cho phép để lại các nguồn thu ngân sách trong Khu Công nghệ cao trong thời gian 20 năm và sử dụng, bổ sung vốn xây dựng hạ tầng với cơ chế sử dụng hợp lý.

2.6. Nghiên cứu, đề xuất chính sách, lộ trình cụ thể để huy động vốn ngoài ngân sách; thành lập công ty cổ phần đầu tư xây dựng hạ tầng Khu Công nghệ cao; hoàn thiện công ty phát triển Khu Công nghệ cao theo mô hình Công ty Trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên, đảm bảo triển khai đồng bộ việc hoàn thành các công trình xây dựng giai đoạn I và chuẩn bị đầu tư xây dựng giai đoạn II.

3. Về nguồn nhân lực:

3.1. Bố trí cán bộ, chuyên gia giỏi, có kinh nghiệm về quản lý và điều hành dự án cho Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng Khu Công nghệ cao. Hoàn thiện tổ chức và bổ sung, ổn định nhân sự cho các phòng chức năng của Khu Công nghệ cao, cho các đơn vị sự nghiệp: Trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D), Trung tâm đào tạo, Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ cao, Quỹ Đầu tư mạo hiểm, Khu bảo thuế.

3.2. Củng cố bộ máy tổ chức và tăng cường nhân sự cho công ty phát triển Khu Công nghệ cao - đơn vị đảm trách việc tiếp nhận, kinh doanh, duy tu, bảo dưỡng các công trình hạ tầng (trừ những công trình đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật cao), cung cấp dịch vụ phục vụ nhà đầu tư.

3.3- Huy động sự hỗ trợ và phối hợp có hiệu quả nhân sự từ các sở - ngành chuyên môn, viện, trường cho từng dự án, công việc cụ thể (thuộc các lĩnh vực xây dựng, nghiên cứu - triển khai, đào tạo, cung cấp dịch vụ,…).

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt kế hoạch triển khai Công trình đầu tư xây dựng và phát triển Khu Công nghệ cao giai đoạn 2006 - 2010; trong đó, giao nhiệm vụ cụ thể cho Thủ trưởng sở - ngành có liên quan (có một đơn vị chủ trì, có các đơn vị phối hợp) chịu trách nhiệm từng chương trình, dự án cụ thể phát triển Khu Công nghệ cao (quý III năm 2006). Các sở - ngành liên quan, Ủy ban nhân dân quận 9 được giao chủ trì xây dựng chương trình chi tiết về mục tiêu, nội dung, giải pháp, kinh phí, nguồn lực để triển khai thực hiện từng chương trình cụ thể.

2. Xây dựng lịch làm việc của Ban Chỉ đạo xây dựng Khu Công nghệ cao hàng năm để định kỳ xem xét tiến độ triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng và phát triển Khu Công nghệ cao giai đoạn 2006 - 2010; thành lập Tổ điều phối trực thuộc Ban Chỉ đạo xây dựng Khu Công nghệ cao gồm: Phó Trưởng ban thường trực Ban Quản lý Khu Công nghệ cao, Phó Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Phó Giám đốc Sở Tài chính với Nhóm cán bộ chuyên trách, các chuyên viên giúp việc từ các đơn vị nêu trên để kiểm tra, báo cáo tiến độ triển khai thực hiện kế hoạch; theo dõi tiến độ các chương trình nhánh, tổng hợp vướng mắc phát sinh để giải quyết hoặc trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định.

3. Hàng năm, Ban Chỉ đạo xây dựng Khu Công nghệ cao sơ kết kết quả thực hiện, đề xuất nội dung cần điều chỉnh, bổ sung và báo cáo Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố theo yêu cầu./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Lê Thanh Hải

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 116/2006/QĐ-UBND ngày 21/07/2006 ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình hành động thực hiện Công trình xây dựng Khu Công nghệ cao(giai đoạn 2006 - 2010) do Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.738

DMCA.com Protection Status
IP: 18.119.125.91
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!