BỘ KẾ HOẠCH
VÀ ĐẦU TƯ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1106/QĐ-BKHĐT
|
Hà Nội,
ngày 09 tháng 5 năm 2024
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH KIẾN TRÚC CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ, PHIÊN BẢN 3.0, HƯỚNG TỚI
CHÍNH PHỦ SỐ
BỘ TRƯỞNG BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU
TƯ
Căn cứ Nghị định số 89/2022/NĐ-CP ngày
28 tháng 10 năm 2022 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Căn cứ Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07 tháng
3 năm 2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính
phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025;
Căn cứ Nghị quyết số 175/NQ-CP ngày 30
tháng 10 năm 2023 của Chính phủ phê duyệt Đề án Trung tâm dữ liệu quốc gia;
Căn cứ Quyết định số 2568/QĐ-BTTTT
ngày 29 tháng 12 năm 2023 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Khung Kiến
trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 3.0, hướng tới Chính phủ số;
Căn cứ Văn bản số 474/CĐSQG-CPS ngày
05 tháng 4 năm 2024 của Cục chuyển đổi số quốc
gia - Bộ Thông tin và Truyền thông về hướng dẫn Đề cương Kiến
trúc CPĐT/CQĐT phiên bản cập nhật 3.0;
Theo đề nghị của Giám đốc Trung tâm Công
nghệ thông tin và chuyển đổi số.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban
hành kèm theo Quyết định này Kiến trúc Chính phủ điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
phiên bản 3.0, hướng tới Chính phủ số.
Điều 2. Quyết
định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số
1433/QĐ-BKHĐT ngày 28 tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban
hành Kiến trúc Chính phủ điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư, phiên bản 2.0.
Điều 3. Giám
đốc Trung tâm Công nghệ thông tin và chuyển đổi số, Chánh Văn phòng Bộ và Thủ
trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
-
Các đ/c Thứ trưởng;
-
Bộ Thông tin và Truyền thông;
-
Các đơn vị thuộc Bộ;
-
Lưu: VT, CNTT (02 bản)
|
BỘ TRƯỞNG
Nguyễn
Chí Dũng
|
KIẾN
TRÚC CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ, PHIÊN BẢN 3.0, HƯỚNG TỚI CHÍNH PHỦ
SỐ
(Ban hành kèm
theo Quyết định số 1106/QĐ-BKHĐT ngày 09/5/2024 của Bộ
trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
Đơn vị xây dựng:
Trung tâm Công nghệ thông tin và chuyển đổi số
MỤC LỤC
I. MỤC ĐÍCH, PHẠM VI ÁP DỤNG
1. Mục đích
2. Phạm vi áp dụng
II. TẦM NHÌN KIẾN TRÚC
III. NGUYÊN TẮC KIẾN
TRÚC
IV. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH
V. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN
TỬ, HƯỚNG TỚI CHÍNH PHỦ SỐ
1. Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ
người dân và doanh nghiệp
2. Ứng dụng công nghệ thông tin chuyên
ngành, quốc gia
VI. KIẾN TRÚC HIỆN TẠI
1. Kiến trúc nghiệp vụ
1.1. Sơ đồ tổng quát nghiệp vụ theo
các miền nghiệp vụ
1.2. Phân tích chức năng, nhiệm vụ, định
hướng phát triển các cơ quan nhà nước của Bộ để xây dựng
mô hình liên thông nghiệp vụ
1.3. Sơ đồ quy trình xử lý nghiệp vụ
liên thông (đối với các nghiệp vụ liên thông)
1.4. Danh mục cơ sở dữ liệu cấp Bộ
1.5. Mô hình trao đổi thông tin, dữ liệu
giữa các cơ quan
1.6. Phân tích, đánh giá yêu cầu, nhu
cầu đổi mới, liên thông quy trình nghiệp vụ
2. Kiến trúc ứng dụng
2.1. Hiện trạng các ứng dụng đang sử dụng
2.2. Phân tích, đánh giá kết quả triển
khai Kiến trúc ứng dụng trong Kiến trúc Chính phủ điện
tử phiên bản 2.0
2.3. Mô tả nhu cầu phát triển hoặc
nâng cấp các thành phần ứng dụng
3. Kiến trúc dữ liệu
3.1. Hiện trạng các cơ sở dữ liệu
3.2. Hiện trạng kết nối, chia sẻ dữ liệu
3.3. Phân tích, đánh giá kết quả triển
khai Kiến trúc ứng dụng trong Kiến trúc Chính phủ điện
tử phiên bản 2.0
3.4. Mô tả nhu cầu về xây dựng các cơ sở dữ liệu hoặc
kết nối, chia sẻ dữ liệu
4. Kiến trúc Công nghệ
4.1. Hiện trạng hạ tầng mạng
4.2. Hiện trạng hạ tầng vận
hành tại Trung tâm dữ liệu/Phòng
máy chủ
4.3. Hiện trạng hạ tầng
CNTT tại các đơn vị
4.4. Phân tích, đánh giá kết quả triển
khai Kiến trúc công nghệ trong Kiến trúc Chính phủ
điện tử, phiên bản 2.0
4.5. Mô tả nhu cầu về phát triển, áp dụng
xu hướng công nghệ mới
5. Kiến trúc An toàn thông tin
5.1. Mô tả hiện trạng các phương án đảm
bảo ATTT
5.2. Phân tích, đánh giá kết quả triển
khai Kiến trúc an toàn thông tin trong Kiến trúc
CPĐT, phiên bản 2.0
5.3. Mô tả nhu cầu về áp dụng, triển
khai các nội dung mới về an toàn thông tin
6. Ưu điểm, hạn chế
6.1. Ưu điểm
6.2. Hạn chế
VII. KIẾN TRÚC MỤC TIÊU
1. Sơ đồ tổng quát Chính phủ điện tử,
hướng tới Chính phủ số
2. Kiến trúc Nghiệp vụ
2.1. Nguyên tắc Nghiệp vụ
2.2. Sơ đồ tổ chức các cơ quan nhà nước
thuộc Bộ
2.3. Danh mục nghiệp vụ
2.4. Kế hoạch hoạt động nghiệp vụ
2.5. Sơ đồ quy trình nghiệp vụ
2.6 Sơ đồ liên thông nghiệp vụ
3. Kiến trúc Dữ liệu
3.1. Nguyên tắc dữ liệu
3.2. Mô hình dữ liệu
4. Kiến trúc Ứng dụng
4.1. Nguyên tắc ứng dụng
4.2. Sơ đồ ứng dụng tổng thể
4.3. Mô tả các ứng dụng, dịch vụ
4.4. Sơ đồ tích hợp ứng dụng
4.5. Các yêu cầu về đảm bảo
chất lượng
4.6. Các yêu cầu về duy trì hệ thống ứng
dụng
5. Kiến trúc công nghệ
5.1. Nguyên tắc công nghệ
5.2. Hạ tầng mạng
5.3. Hạ tầng Trung tâm dữ liệu/Phòng
máy chủ
5.4. Hạ tầng trang thiết bị công nghệ
thông tin phục vụ cán bộ, công chức, viên chức
5.5. Danh mục các tiêu chuẩn kỹ thuật
5.6. Xu hướng công nghệ
6. Kiến trúc an toàn thông tin mạng,
an ninh mạng
6.1. Nguyên tắc bảo đảm an toàn thông
tin mạng, an ninh mạng
6.2. Mô tả các phương án bảo đảm an
toàn thông tin mạng, an ninh mạng
VIII. PHÂN TÍCH KHOẢNG
CÁCH
IX. TỔ CHỨC TRIỂN KHAI
1. Danh sách các nhiệm vụ và đơn vị thực
hiện
2. Lộ trình triển
khai các nhiệm vụ
3. Giải pháp quản trị kiến trúc
3.1. Trách nhiệm của Trung tâm Công
nghệ thông tin và chuyển đổi số
3.2. Trách nhiệm các đơn vị thuộc Bộ
4. Giải pháp về nguồn nhân lực
5. Giải pháp về cơ chế, chính sách
6. Giải pháp về tài chính
DANH MỤC HÌNH
VẼ
Hình 1: Sơ đồ nghiệp vụ Bộ Kế hoạch và
Đầu tư
Hình 2: Mô hình liên thông nghiệp vụ tổng
thể
Hình 3: Mô hình liên thông nghiệp vụ
hành chính
Hình 4: Mô hình liên thông nghiệp vụ
chuyên ngành
Hình 5: Mô hình trao đổi dữ liệu thông
qua văn bản điện tử
Hình 6: Mô hình trao đổi dữ liệu qua
khai thác CSDL dùng chung
Hình 7: Mô hình trao đổi dữ liệu thông
qua dịch vụ
Hình 8: Mô hình trao đổi thông tin, dữ
liệu phục vụ xử
lý TTHC
Hình 9: Mô hình trao đổi thông tin, dữ
liệu phục vụ xử lý nghiệp vụ hành chính
Hình 10: Mô hình trao đổi thông tin
nghiệp vụ phục vụ xử lý nghiệp vụ chuyên ngành
Hình 11: Sơ đồ kết nối tổng thể hệ thống
mạng của Bộ
Hình 12: Sơ đồ hệ thống mạng của Tổng
cục Thống kê tại Hà Nội
Hình 13: Sơ đồ hệ thống mạng của Tổng
cục Thống kê tại TP. Hồ Chí Minh
Hình 14: Sơ đồ hệ thống mạng của Tổng cục
Thống kê tại Đà Nẵng
Hình 15: Sơ đồ hệ thống mạng của HTTT
của đăng ký kinh doanh
Hình 16: Sơ đồ Hệ thống chạy chính
Hình 17: Sơ đồ Hệ thống chạy dự phòng
Hình 18: Sơ đồ mặt bằng Trung tâm dữ
liệu
Hình 19: Kiến trúc hiện trạng ATTT
Hình 20: Sơ đồ tổng quát CPĐT
Hình 21: Sơ đồ tổ chức các cơ quan nhà
nước thuộc Bộ
Hình 22: Sơ đồ quy trình nghiệp vụ tại
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Hình 23: Sơ đồ liên thông nghiệp vụ đối
với miền nghiệp vụ kinh tế - xã hội
Hình 24: Sơ đồ liên thông nghiệp vụ đối
với miền nghiệp vụ xã hội
Hình 25: Sơ đồ liên thông nghiệp vụ đối
với miền nghiệp vụ hỗ trợ hoạt động của cơ quan nhà nước
Hình 26: Sơ đồ liên thông nghiệp vụ đối
với miền nghiệp vụ quản lý nguồn lực
Hình 27: Kiến trúc dữ liệu
Hình 28: Dữ liệu/CSDL Bộ Kế hoạch và Đầu
tư
Hình 29: Sơ đồ tổng thể ứng dụng
Hình 30: Sơ đồ tích hợp ứng dụng
Hình 31: Sơ đồ mục tiêu hệ thống mạng
tổng thể
Hình 32: Mô hình tổng thể
DANH MỤC TỪ
VIẾT TẮT
CPĐT:
|
Chính phủ điện tử
|
KH&ĐT:
|
Kế hoạch và Đầu tư
|
CNTT:
|
Công nghệ thông tin
|
HTTT:
|
Hệ thống thông tin
|
CSDL:
|
Cơ sở dữ liệu
|
CSDLQG:
|
Cơ sở dữ liệu quốc gia
|
GDP:
|
Gross domestic product (Tốc độ
tăng trưởng tổng sản phẩm)
|
TFP:
|
Total Factor Productivity (Năng suất
nhân tố tổng hợp)
|
HDI:
|
Human Development Index (Chỉ số phát
triển con người)
|
ODA:
|
Official Development Assistance (Hỗ trợ
phát triển chính thức)
|
SDGs:
|
Sustainable Development Goals (Mục tiêu
phát triển bền vững)
|
PPP:
|
Public-private partnership (Đối tác
công - tư)
|
CQ:
|
Cơ quan
|
ĐV:
|
Đơn vị
|
TTHC:
|
Thủ tục hành chính
|
UBND:
|
Ủy ban nhân dân
|
KCN:
|
Khu công nghiệp
|
KKT:
|
Khu kinh tế
|
HTCS:
|
Hiển thị chỉ số
|
TTQGĐKDN:
|
Thông tin quốc gia đăng ký doanh
nghiệp
|
ĐKDN:
|
Đăng ký doanh nghiệp
|
ĐKKD:
|
Đăng ký kinh doanh
|
LGSP:
|
Local Government Service Platform (Nền tảng
tích hợp và chia sẻ dữ liệu)
|
NGSP:
|
National Glycohemoglobin Standardization
Program (Nền tảng tích
hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia)
|
WAN:
|
Wide area network (Mạng diện rộng)
|
LAN:
|
Local area network (Mạng cục bộ)
|
VLAN:
|
Virtual local area network (Mạng cục bộ
ảo)
|
TSLCD:
|
Mạng truyền số liệu chuyên dùng
|
TTDL:
|
Trung tâm dữ liệu
|
TTTH:
|
Trung tâm tin học
|
ATTT:
|
An toàn thông tin
|
CQNN:
|
Cơ quan nhà nước
|
I. MỤC ĐÍCH, PHẠM VI
ÁP DỤNG
1. Mục đích
- Tạo nền tảng, định hướng cho việc
xây dựng CPĐT tại Bộ KH&ĐT, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả các hoạt động
của Bộ, tăng cường công khai, minh bạch thông tin, cung cấp dịch vụ công cho
người dân và doanh nghiệp.
- Thống nhất việc triển khai hoạt động
ứng dụng công nghệ thông tin tại Bộ KH&ĐT, phục vụ công tác quản lý điều
hành nội bộ, quản lý nhà nước của Bộ;
- Tăng cường khả năng kết nối liên
thông, tích hợp, chia sẻ, sử dụng lại thông tin, cơ sở hạ tầng thông tin;
- Đảm bảo triển khai ứng dụng CNTT đồng
bộ, hạn chế trùng lặp, tiết kiệm chi phí, thời gian triển khai của các đơn vị
thuộc Bộ;
- Nâng cao tính linh hoạt khi xây dựng,
triển khai các thành phần, hệ thống thông tin theo điều kiện thực tế;
- Tăng cường khả năng giám sát, đánh
giá đầu tư công nghệ thông tin; hướng tới triển khai Chính phủ điện tử hướng tới
Chính phủ số đồng bộ, lộ trình phù hợp, hạn chế trùng lặp;
- Tăng cường khả năng chuẩn hoá, bảo đảm
an toàn thông tin mạng, an ninh mạng, bảo vệ dữ liệu cá nhân trong triển khai
Chính phủ điện tử, Chính phủ số.
- Là cơ sở cho việc triển khai các hoạt
động ứng dụng CNTT của Bộ KH&ĐT tạo cơ sở xác định các thành phần, hệ thống
CNTT cần xây dựng và lộ trình, trách nhiệm triển khai CPĐT của Bộ.
2. Phạm vi áp dụng
Kiến trúc CPĐT của Bộ KH&ĐT là tài
liệu được xây dựng để áp dụng cho các đơn vị thuộc Bộ KH&ĐT và các cơ quan,
đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan trong việc triển khai các hoạt động ứng dụng
CNTT của Bộ KH&ĐT.
II. TẦM NHÌN KIẾN
TRÚC
Kiến trúc CPĐT Bộ KH&ĐT, phiên bản
3.0 được xác định là bản thiết kế tổng thể về ứng dụng công nghệ
thông tin của Bộ KH&ĐT, cung cấp tầm nhìn tổng thể về quá trình chuyển đổi,
ứng dụng công nghệ thông tin trong Bộ, ngành, những lợi ích và khả năng, tính
khả thi trong việc cải thiện năng lực quản lý nhà nước, tiềm năng và vai trò của
Bộ đối với Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương khác và với xã hội.
Xác định rõ mục tiêu, lộ trình thực hiện
phù hợp chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược, kế hoạch
phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, chuyển đổi số quốc gia.
III. NGUYÊN TẮC KIẾN
TRÚC
- Phù hợp với Khung Kiến trúc CPĐT Việt
Nam và các văn bản hướng dẫn liên quan;
- Phù hợp với định hướng, mục tiêu triển khai ứng
dụng CNTT, phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số của quốc gia và
định hướng, mục tiêu của Bộ và của ngành KH&ĐT;
- Phù hợp với chiến lược, mục tiêu
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của Bộ và của ngành KH&ĐT;
- Các ứng dụng CNTT cần được xây dựng
hướng đến dùng chung, có tính sử dụng cao, chung một nền tảng tích hợp; bảo đảm
tính kế thừa thông tin, dữ liệu, hạ tầng hiện có;
- Phù hợp với quy trình nghiệp vụ,
thúc đẩy tái cấu trúc nghiệp vụ, hướng đến đơn giản hóa, hiệu quả, thống nhất và tường
minh quy trình nghiệp vụ;
- Quản lý thông tin theo hướng tập
trung, thống nhất, được liên thông, chia sẻ tối đa. Bảo đảm sự kết nối, liên
thông giữa các HTTT/CSDL trong và ngoài Bộ và các cơ quan liên quan khác;
- Triển khai ứng dụng CNTT có trọng tâm,
trọng điểm; Ưu tiên triển khai các ứng dụng CNTT theo chiến lược, kế hoạch đã
được ban hành của Chính phủ và của Bộ KH&ĐT; Ưu tiên triển khai trước các dịch
vụ công có tính đơn giản, mức độ sử dụng cao;
- Không triển khai các nội dung trùng
lặp với các HTTT/CSDLQG, các HTTT chuyên ngành mà cần kết nối, chia sẻ, sử dụng
lại;
- Các giải pháp bảo mật, an toàn, an
ninh thông tin được triển khai ở mọi thành phần trong Kiến trúc theo nhu cầu và
lộ trình phù hợp;
- Xem xét, áp dụng hiệu quả các công
nghệ mới để triển khai các thành phần Kiến trúc;
- Tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn bắt
buộc áp dụng, quy định kỹ thuật về ứng dụng CNTT, phát triển Chính phủ điện tử
của quốc gia, chuyên ngành;
- Phát triển dữ liệu số tạo nền tảng
cho triển khai Chính phủ điện tử, bảo đảm cung cấp dữ liệu số cho các dịch vụ
công trực tuyến, chia sẻ dữ liệu thông suốt giữa các cơ quan nhà nước, cung cấp
các bộ dữ liệu mở có chất lượng và giá trị khai thác cao để phát triển các dịch
vụ đổi mới sáng tạo.
IV. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN
NGÀNH
1. Chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030
1.1. Quan điểm
phát triển
- Phát triển nhanh và bền vững dựa chủ
yếu vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Phải đổi mới tư
duy và hành động, chủ động nắm bắt kịp thời, tận dụng hiệu quả các cơ hội của
cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư gắn với quá trình hội nhập quốc tế để cơ
cấu lại nền kinh tế, phát triển kinh tế số, xã hội số, coi đây là nhân tố quyết
định để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Phát huy tối
đa lợi thế của các vùng, miền; phát triển hài hòa giữa kinh tế với văn hóa, xã
hội, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; quan tâm, tạo điều kiện
thuận lợi cho các đối tượng chính sách, người có công, người
nghèo, người yếu thế, đồng bào dân tộc thiểu số.
- Lấy cải cách, nâng cao chất lượng thể
chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, hội
nhập và thực thi pháp luật hiệu lực, hiệu quả là điều kiện tiên quyết để thúc đẩy
phát triển đất nước. Thị trường đóng vai trò chủ yếu trong huy động, phân bổ và
sử dụng hiệu quả các nguồn lực sản xuất, nhất là đất đai. Hệ thống pháp luật phải
thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và phát triển các sản phẩm, dịch vụ,
mô hình kinh tế mới. Phải coi trọng hơn quản lý phát triển xã hội; mở rộng dân
chủ phải gắn với giữ vững kỷ luật, kỷ cương. Phát triển nhanh, hài hòa các khu
vực kinh tế và các loại hình doanh nghiệp; phát triển kinh tế tư nhân thực sự
là một động lực quan trọng của nền kinh tế.
- Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước
phồn vinh, hạnh phúc, ý chí tự cường và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết
toàn dân tộc để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phát huy tối đa nhân tố con người,
coi con người là trung tâm, chủ thể, nguồn lực quan trọng nhất
và mục tiêu của sự phát triển; lấy giá trị văn hóa, con người Việt Nam là nền tảng,
sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự
phát triển bền vững. Phải có cơ chế, chính sách phát huy tinh thần cống hiến vì
đất nước; mọi chính sách của Đảng, Nhà nước đều phải hướng vào nâng cao đời sống
vật chất, tinh thần và hạnh phúc của nhân dân.
- Xây dựng nền kinh tế tự chủ phải
trên cơ sở làm chủ công nghệ và chủ động, tích cực hội nhập, đa dạng hóa thị
trường, nâng cao khả năng thích ứng của nền kinh tế. Phải hình thành năng lực sản
xuất quốc gia mới có tính tự chủ, tham gia hiệu quả, cải thiện vị trí trong chuỗi
giá trị toàn cầu và khả năng chống chịu hiệu quả trước các tác động lớn, bất
thường từ bên ngoài. Phát huy nội lực là yếu tố quyết định gắn với ngoại lực và
sức mạnh thời đại. Không ngừng tăng cường tiềm lực kinh tế, phát triển lực lượng
doanh nghiệp của người Việt Nam ngày càng vững mạnh và huy động sức mạnh tổng hợp
của đất nước, nâng cao hiệu quả và lợi ích do hội nhập quốc tế mang lại.
- Chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu
tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc
gia; gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội với củng
cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại;
giữ vững an ninh chính trị, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Xây dựng xã hội trật
tự, kỷ cương, an toàn, bảo đảm cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân.
1.2. Mục tiêu
- Mục tiêu tổng quát: Phấn đấu đến năm
2030, là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao;
có thể chế quản lý hiện đại, cạnh tranh, hiệu lực, hiệu quả; kinh tế phát triển
năng động, nhanh và bền vững, độc lập, tự chủ trên cơ sở khoa học, công nghệ, đổi
mới sáng tạo gắn với nâng cao hiệu quả trong hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc
tế; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, phát huy sức sáng tạo, ý chí và sức
mạnh toàn dân tộc, xây dựng xã hội phồn vinh, dân chủ, công bằng, văn minh, trật
tự, kỷ cương, an toàn, bảo đảm cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân;
không ngừng nâng cao đời sống mọi mặt của nhân dân; bảo vệ vững chắc Tổ
quốc, môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước; nâng cao vị thế và
uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Phấn đấu đến năm 2045 trở thành nước
phát triển, thu nhập cao.
- Các chỉ tiêu chủ yếu:
+ Về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm
trong nước (GDP) bình quân khoảng 7%/năm; GDP bình quân đầu người theo giá hiện
hành đến năm 2030 đạt khoảng 7.500 USD. Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo
đạt khoảng 30% GDP, kinh tế số đạt khoảng 30% GDP. Tỷ lệ đô thị hóa đạt trên
50%. Tổng đầu tư xã hội bình quân đạt
33 - 35% GDP; nợ công không quá 60% GDP. Đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp
(TFP) vào tăng trưởng
đạt 50%. Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân đạt trên 6,5%/năm. Giảm
tiêu hao năng lượng tính trên đơn vị GDP ở mức 1 - 1,5%/năm.
+ Về xã hội: Chỉ số phát triển con người (HDI)
duy trì trên 0,7. Tuổi thọ bình quân đạt 75 tuổi, trong đó thời gian sống khỏe
mạnh đạt tối thiểu 68 năm. Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt
35 - 40%. Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội giảm xuống
dưới 20%.
+ Về môi trường: Tỷ lệ che phủ rừng ổn định ở mức
42%. Tỷ lệ xử lý và tái sử dụng nước thải ra môi trường lưu vực các sông đạt
trên 70%. Giảm 9% lượng phát thải khí nhà kính. 100% các cơ sở sản xuất kinh
doanh đạt quy chuẩn về môi trường. Tăng diện tích các khu bảo tồn biển, ven biển
đạt 3 - 5% diện tích tự nhiên vùng biển quốc gia.
1.3. Các đột
phá chiến lược
- Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất
lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đầy đủ, đồng bộ,
hiện đại, hội nhập, trọng tâm là thị trường các yếu tố sản xuất, nhất là thị
trường quyền sử dụng đất, khoa học, công nghệ. Huy động, sử dụng các nguồn lực
thực hiện theo cơ chế thị trường. Đổi mới quản trị quốc gia theo hướng hiện đại,
nhất là quản lý phát triển và quản lý xã hội. Xây dựng bộ máy nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa tinh gọn, hiệu lực và hiệu quả; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền
bảo đảm quản lý thống nhất, phát huy tính chủ động, sáng tạo và trách nhiệm của
các cấp, các ngành.
- Tiếp tục phát triển toàn diện nguồn
nhân lực, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo gắn với khơi dậy khát vọng phát
triển đất nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự cường và phát huy giá trị văn
hóa, con người Việt Nam.
Đẩy nhanh thực hiện đổi mới căn bản,
toàn diện và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, trọng tâm là hiện đại hóa
và thay đổi phương thức giáo dục, đào tạo, nhất là giáo dục đại học, giáo dục
nghề nghiệp. Chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao, phát hiện và bồi dưỡng
nhân tài; có chính sách vượt trội để thu hút, trọng dụng nhân tài, chuyên gia cả
trong và ngoài nước. Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức có phẩm
chất tốt, chuyên nghiệp, tận tụy, phục vụ nhân dân.
Phát triển mạnh mẽ khoa học công nghệ,
đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số để tạo bứt phá về năng suất, chất lượng,
hiệu quả và sức cạnh tranh. Có thể chế, cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội,
thúc đẩy đổi mới sáng tạo, ứng dụng, chuyển giao công nghệ; nâng cao năng lực
nghiên cứu, làm chủ một số công nghệ mới, hình thành năng lực sản xuất mới có
tính tự chủ và khả năng thích ứng, chống chịu của nền kinh tế, lấy doanh nghiệp
làm trung tâm nghiên cứu phát triển, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, ứng dụng
công nghệ số. Phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, hệ sinh thái khởi
nghiệp đổi mới sáng tạo.
Phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con
người Việt Nam; khơi dậy mạnh mẽ khát vọng phát triển của dân tộc, tinh thần
yêu nước, tự hào, ý chí tự cường và lòng nhân ái, tinh thần đoàn kết, đồng thuận
xã hội; xây dựng môi trường và đời sống văn hóa phong phú, đa dạng, văn minh,
lành mạnh, hội nhập quốc tế, đề cao ý thức, trách nhiệm, đạo đức xã hội, sống
và làm việc theo pháp luật.
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống kết cấu
hạ tầng kinh tế, xã hội đồng bộ, hiện đại, trọng tâm là ưu tiên phát triển hạ tầng
trọng yếu về giao thông, năng lượng, công nghệ thông tin, đô thị lớn, hạ tầng ứng
phó với biến đổi khí hậu. Phát triển mạnh hạ tầng số, xây dựng và phát triển đồng
bộ hạ tầng dữ liệu quốc gia, vùng, địa phương kết nối đồng bộ, thống nhất, tạo
nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số.
1.4. Phương
hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội
- Tập trung hoàn thiện, nâng cao chất
lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giải quyết tốt
hơn quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội.
- Phát triển mạnh mẽ khoa học, công
nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu
quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
- Phát triển nguồn nhân lực, giáo dục
và đào tạo đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao của cuộc Cách mạng công nghiệp
lần thứ tư và hội nhập quốc tế.
- Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, bảo đảm thực chất,
hiệu quả; phát triển nền kinh tế số; thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững trên
cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô.
- Phát triển kết cấu hạ tầng, kinh tế
vùng, kinh tế biển, lấy các đô thị làm động lực phát triển vùng và đẩy mạnh xây
dựng nông thôn mới.
- Phát triển văn hóa, xã hội, thực hiện
tiến bộ và công bằng xã hội; không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần
của nhân dân.
- Quản lý và sử dụng hiệu quả tài
nguyên; tăng cường bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống
và giảm nhẹ thiên tai
- Củng cố, tăng cường quốc phòng, bảo
đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; kiên quyết, kiên trì đấu
tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc
gia.
- Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại,
hội nhập và vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
- Tiếp tục xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động; đẩy mạnh phòng, chống
tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tạo đột phá trong cải cách
hành chính.
2. Kế hoạch
phát triển công nghệ thông tin, chuyển đổi số để góp phần thực hiện hiệu quả mục
tiêu của Chiến lược
- Cung cấp các dịch vụ công cơ bản trực
tuyến toàn phần, đáp ứng nhu cầu thực tế, phục vụ người dân và doanh nghiệp mọi
lúc, mọi nơi, dựa trên nhiều phương tiện khác nhau. Ứng dụng
công nghệ thông tin để giảm thời gian, số lần trong một năm người dân, doanh
nghiệp phải đến trực tiếp cơ quan nhà nước thực hiện các thủ tục hành chính.
- Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ
cơ quan nhà nước.
- Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ
người dân, doanh nghiệp
- Hiện đại hóa công tác thống kê và dự
báo tình hình kinh tế xã hội.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý kế
hoạch và dự án đầu tư công để rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ, giảm chi phí hoạt
động; tăng tính công khai, minh bạch trong quản lý kế hoạch đầu tư công, nhằm
góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý hoạt động và sử dụng vốn đầu tư công
từ Trung ương tới địa phương.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong
hoạt động nội bộ của Bộ nhằm tăng tốc độ xử lý công việc, giảm chi phí hoạt động.
- Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ
trao đổi thông tin, dữ liệu.
- Phát triển hạ tầng kỹ thuật, các hệ
thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia, tạo nền tảng phát triển Công nghệ
thông tin tại Bộ, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin. Tích hợp, kết nối các hệ
thống thông tin, cơ sở dữ liệu trong Bộ, tạo lập môi trường chia sẻ thông tin,
dữ liệu của Bộ và các hệ thống thông tin khác.
V. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT
TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ, HƯỚNG TỚI CHÍNH PHỦ SỐ
1. Ứng dụng
công nghệ thông tin phục vụ người dân và doanh nghiệp
- Cung cấp thông tin trên Cổng thông
tin điện tử, các trang thông tin điện tử kịp thời và đầy đủ.
- Xây dựng, triển khai các dịch vụ
công trực tuyến thông qua Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính và
các hệ thống thông tin chuyên ngành khác:
+ Tỷ lệ cấp giấy chứng nhận đầu tư qua
mạng đạt 10%;
+ Tỷ lệ cấp đăng ký doanh nghiệp qua mạng
đạt 94%;
+ Triển khai đấu thầu điện tử: Tổ chức
lựa chọn nhà thầu qua mạng đối với toàn bộ (100%) gói thầu thuộc dự án đầu tư
áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh
trong nước thuộc lĩnh vực hàng hóa, xây lắp, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ tư vấn
có giá gói thầu không quá 500 tỷ đồng, trừ gói thầu hỗn hợp, gói thầu
áp dụng phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ, hai giai đoạn hai
túi hồ sơ, đấu thầu quốc tế. Tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng đối với toàn bộ
(100%) gói thầu thuộc dự toán mua sắm áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu
thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh trong nước, trừ gói thầu hỗn hợp, gói thầu
áp dụng phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ, hai giai đoạn hai túi hồ sơ, đấu
thầu quốc tế.
- Cung cấp miễn phí các dữ liệu về
trên Cổng dữ liệu của Bộ.
- Tiếp nhận đầy đủ phản ánh, kiến nghị
của người dân và doanh nghiệp và thực hiện trả lời, công khai kết quả xử lý.
- Phổ biến thông tin thống kê theo
tiêu chuẩn tiên tiến, hiện đại.
2. Ứng dụng
công nghệ thông tin chuyên ngành, quốc gia
- Xây dựng và triển khai Hệ thống
thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công trên toàn quốc để đáp ứng
các yêu cầu theo quy định tại Luật Đầu tư công;
- Xây dựng và triển khai Hệ thống
thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch trên toàn quốc để đáp ứng các
yêu cầu theo quy định tại Luật Quy hoạch;
- Xây dựng và triển khai Hệ thống
thông tin quốc gia về hợp tác xã trên toàn quốc để đáp ứng các yêu cầu theo quy
định tại Luật Hợp tác xã;
- Xây dựng và triển khai Hệ thống thông
tin đăng ký Hộ kinh doanh;
- Xây dựng và triển khai Hệ thống
thông tin về khu công nghiệp, khu kinh tế.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong
công tác thống kê cụ thể: Xây dựng hệ thống thông tin thống kê quốc gia, kết nối
với hệ thống thông tin thống kê Bộ, ngành, địa phương; Thay thế phiếu điều tra
giấy bằng phiếu điều tra điện tử (thiết bị cầm tay, webform) trong các cuộc
điều tra thống kê; ứng dụng công nghệ dữ liệu lớn để biên soạn một số chỉ tiêu
thống kê;
- Triển khai ứng dụng công nghệ thông
tin toàn diện trên các lĩnh vực chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý nhà nước của
Bộ;
- Hoàn thành xây dựng và triển khai
Kho dữ liệu tập trung và nền tảng chia sẻ tích hợp dữ liệu dùng chung của Bộ.
Triển khai tích hợp dữ liệu để phục vụ việc chỉ đạo điều hành của Bộ với 100%
các hệ thống chuyên ngành hiện có của Bộ. Dữ liệu được tích hợp sẽ hiển thị lên
Trung tâm điều hành và các Hệ thống ứng dụng khác của Bộ;
- Triển khai Hệ thống thông tin báo
cáo của Bộ, tích hợp với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ.
3. Ứng dụng
công nghệ thông tin trong nội bộ cơ quan
- Ứng dụng Nền tảng số quản trị tổng
thể: 100% đơn vị ứng dụng;
- Thực hiện công tác quản lý, điều
hành qua mạng thông qua ứng dụng Hệ thống Quản lý văn bản và Hồ sơ công việc:
100% đơn vị ứng dụng;
- Trong công tác lưu trữ: Thực hiện
lưu trữ điện tử
100% Hồ sơ lưu trữ; Xây dựng và triển khai Hệ thống Quản lý tài liệu lưu trữ điện
tử của Bộ
- Trong công tác Quản lý cán bộ, công chức,
viên chức: 100% Hồ sơ cán bộ được lưu trữ trên cơ sở dữ liệu và cập nhật thông
tin phát sinh;
- Ứng dụng Hệ thống thư điện tử: 100%
đơn vị ứng dụng;
- Ứng dụng Nền tảng họp trực tuyến:
100% đơn vị ứng dụng;
- Ứng dụng CNTT trong tất cả công tác:
Kế toán; Quản lý tiền lương; Quản lý tài sản; Thi đua, khen thưởng;
- Ứng dụng chữ ký số trong các ứng dụng
nội bộ đạt 100%;
- Ứng dụng Hệ thống theo dõi nhiệm vụ;
hệ thống phản ánh kiến nghị và các hệ thống khác để đáp ứng công tác chỉ đạo điều
hành của Bộ.
VI. KIẾN TRÚC HIỆN TẠI
1. Kiến trúc
nghiệp vụ
1.1. Sơ đồ tổng
quát nghiệp vụ theo các miền nghiệp vụ
![](00634421_files/image001.jpg)
Hình 1: Sơ đồ
nghiệp vụ Bộ Kế hoạch và Đầu tư
1.2. Phân
tích chức năng, nhiệm vụ, định hướng phát triển các cơ quan nhà nước của Bộ để
xây dựng mô hình liên thông nghiệp vụ
1.2.1. Tổng quan về
chức năng, nhiệm vụ của Bộ KH&ĐT
Bộ KH&ĐT là cơ quan của Chính phủ,
thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội,
quy hoạch, kế hoạch, đầu tư phát triển và thống kê, bao gồm: Tham mưu tổng hợp
về chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch; kế hoạch đầu tư
công của quốc gia; cơ chế, chính sách quản lý kinh tế; đầu tư trong nước, đầu
tư của nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài; khu kinh tế;
nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi và viện trợ không hoàn
lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức, viện trợ của Việt Nam cho các nước;
đấu thầu; thống kê; phát
triển doanh nghiệp, kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác; quản lý nhà nước các dịch
vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo quy
định của pháp luật.
Bộ KH&ĐT được Chính phủ giao quản
lý nhà nước trong các lĩnh vực cụ thể sau đây:
1.2.1.1. Về quy hoạch;
chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
a) Xây dựng chương trình hành động của
Chính phủ thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm sau khi được Quốc
hội thông qua; tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính
sách tổng hợp kinh tế - xã hội và phối hợp trong quản lý, điều hành kinh tế vĩ
mô; giúp Chính phủ điều hành thực hiện kế hoạch về một số ngành, lĩnh vực được
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao;
b) Xây dựng chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, hằng năm của cả nước;
quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng; kế hoạch thực hiện và tổ chức công
bố quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng sau khi được phê duyệt;
c) Tổng hợp chung các cân đối vĩ mô chủ
yếu của nền kinh tế quốc dân; đề xuất các giải pháp để giữ vững các cân đối
theo mục tiêu chiến lược và kế hoạch, bảo đảm thực hiện mục tiêu kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội;
d) Hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương
theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch của bộ, ngành, địa phương; tổ
chức theo dõi, đánh giá và báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội của cả nước theo định kỳ hằng tháng, quý, năm, giữa kỳ và 5 năm;
đ) Chủ trì thẩm định nhiệm vụ lập quy
hoạch tỉnh và quy hoạch tỉnh; trình Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm
định quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng;
e) Hướng dẫn bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh trong việc lập và tổ chức thực hiện quy hoạch
f) Xây dựng kế hoạch hành động quốc
gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về sự phát triển bền vững (SDGs); Xây dựng
bộ chỉ tiêu, khung giám sát thực hiện SDGs.
1.2.1.2. Về đầu tư phát
triển
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tổng
hợp chung về đầu tư phát triển. Xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng
năm; tổng hợp danh mục các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình đầu tư
công, các dự án quan trọng quốc gia, các nhiệm vụ, dự án sử dụng vốn ngân sách
trung ương thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn;
b) Xây dựng tổng mức và cơ cấu vốn đầu
tư phát triển toàn xã hội; chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ
xác định vốn đầu tư ngân sách nhà nước chi cho đầu tư phát triển của quốc gia,
theo từng ngành, lĩnh vực trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm; tổng
hợp tổng mức vốn dành cho các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình đầu
tư công, dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm, quy mô lớn, liên kết vùng,
có tính lan tỏa, có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của vùng và địa
phương;
c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính:
Tổng hợp trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kế hoạch đầu tư công trung hạn và
hằng năm của quốc gia; trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc sử dụng dự
phòng ngân sách trung ương hằng năm và bổ sung vốn đầu tư công trong năm để thực
hiện các nhiệm vụ đầu tư phát triển theo quy định của pháp luật;
d) Phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng
phương án sử dụng số tăng thu và tiết kiệm chi của ngân sách trung ương, bao gồm
cả việc sử dụng cho đầu tư các dự án quan trọng;
đ) Tổng hợp kế hoạch chi tiết kế hoạch
vốn ngân sách nhà nước trung hạn và hằng năm của từng chương trình mục tiêu quốc
gia, các chương trình đầu tư công;
e) Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch
đầu tư công trung hạn và hằng năm, chương trình mục tiêu quốc gia, chương
trình, dự án đầu tư công do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư;
g) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính,
các bộ, ngành liên quan và các địa phương xây dựng nguyên tắc, tiêu chí và định
mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước; xây dựng nguyên tắc, tiêu
chí phân bổ vốn cho các dự án trọng điểm, quy mô lớn, liên kết vùng, tạo động lực
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, các vùng; giám sát, đánh giá hiệu quả
sử dụng vốn đầu tư công, vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước;
h) Thường trực Hội đồng thẩm định Nhà
nước các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia; Thường trực
Hội đồng thẩm định liên ngành các dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư
thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ; thẩm định
chủ trương đầu tư các chương trình, dự án thuộc thẩm quyền quyết định, chấp thuận
chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của Luật Đầu tư công và
Luật Đầu tư.
1.2.1.3. Về đầu tư
trong nước, đầu tư của nước ngoài và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài
a) Quản lý hoạt động đầu tư trong nước
và đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam, đầu tư trực tiếp của Việt Nam
ra nước ngoài; đầu tư theo phương thức đối tác công tư; tổ chức hoạt động xúc
tiến đầu tư, hướng dẫn thủ tục đầu tư;
b) Thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh
và chấm dứt hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
c) Kiểm tra, giám sát, đánh giá tổng
thể hoạt động đầu tư;
d) Hướng dẫn thực hiện chế độ xử lý, cập
nhật thông tin và báo cáo về việc phản ánh vướng mắc, kiến nghị của nhà đầu tư
liên quan đến việc áp dụng và thi hành pháp luật trong quá trình hoạt động đầu
tư kinh doanh.
1.2.1.4. Về quản lý vốn
ODA, vốn vay ưu đãi, viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức, viện
trợ của Việt Nam cho các nước
a) Là cơ quan đầu mối trong việc quản
lý nhà nước về vốn ODA, vốn vay ưu đãi và viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ
trợ phát triển chính thức, viện trợ của Việt Nam cho các nước; chủ trì soạn thảo
chiến lược, chính sách, định hướng thu hút, sử dụng ODA, vốn vay ưu đãi;
b) Chủ trì việc chuẩn bị nội dung, tổ
chức vận động các nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi, viện trợ không hoàn lại không
thuộc hỗ trợ phát triển chính thức, viện trợ của Việt Nam cho các nước; trình
Chính phủ việc ký kết điều ước quốc tế khung và điều ước quốc tế cụ thể về ODA
không hoàn lại theo quy định của pháp luật; trình Thủ tướng Chính phủ về việc ký
kết thỏa thuận về vốn ODA không hoàn lại theo thẩm quyền;
c) Tổng hợp và trình cấp có thẩm quyền
quyết định đề xuất, chủ trương đầu tư chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn
vay ưu đãi, viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức,
viện trợ của Việt Nam cho các nước theo quy định của pháp luật; phối hợp với Bộ
Tài chính xác định cơ chế tài chính trong nước áp dụng đối với chương trình, dự
án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi, viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ
phát triển chính thức, viện trợ của Việt Nam cho các nước;
d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tổng
hợp, lập kế hoạch đầu tư
công trung hạn và hằng năm các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA và vay ưu
đãi của các nhà tài trợ nước ngoài; cân đối và bố trí vốn đối ứng hằng năm từ
nguồn vốn ngân sách để chuẩn bị và thực hiện các chương trình, dự án sử dụng vốn
ODA, vốn vay ưu đãi đầu tư phát triển thuộc diện cấp phát ngân sách trung ương;
đ) Thực hiện giám sát và đánh giá các
chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi, viện trợ không hoàn lại
không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức, viện trợ của Việt Nam cho các nước
theo quy định của pháp luật; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Thủ tướng
Chính phủ xử lý các vấn đề phát sinh có liên quan đến nhiều bộ, ngành.
1.2.1.5. Về quản lý đấu
thầu
a) Thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu,
nhà đầu tư và phương án lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc
biệt thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp
luật về đấu thầu; Xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp
luật về đấu thầu lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư và đầu tư theo phương thức PPP;
Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt
động đấu thầu và tổ chức cá nhân liên quan khác, cấp chứng chỉ nghiệp vụ về đấu
thầu theo quy định của pháp luật đấu thầu.
b) Hướng dẫn, theo dõi, giám sát,
thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về đấu thầu; hợp
tác quốc tế về đấu thầu.
1.2.1.6. Về quản lý
các khu kinh tế
a) Là cơ quan đầu mối thực hiện quản
lý nhà nước về khu kinh tế, bao gồm: khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế
ven biển, khu kinh tế cửa khẩu, khu kinh tế chuyên biệt và các loại hình khu kinh tế
khác trên phạm vi cả nước;
b) Đề xuất mô hình, cơ chế,
chính sách về phát triển khu kinh tế;
c) Tổ chức thẩm định việc thành lập, mở
rộng, điều chỉnh ranh giới khu kinh tế; thẩm định chủ trương đầu tư các dự án đầu
tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất thuộc
thẩm quyền.
1.2.1.7. Về phát triển
doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh, hộ kinh doanh
a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành
liên quan xây dựng chiến lược, chương trình, kế hoạch sắp xếp, đổi mới, phát
triển doanh nghiệp nhà nước; cơ chế quản lý, sắp xếp doanh nghiệp nhà nước và
phát triển doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Xây dựng chính sách cải
thiện môi trường đầu tư kinh doanh;
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính
và các cơ quan liên quan theo dõi, tổng hợp tình hình sắp xếp, đổi mới, phát
triển doanh nghiệp nhà nước trên phạm vi toàn quốc; công bố thông tin về doanh
nghiệp nhà nước;
c) Quản lý về đăng ký doanh nghiệp, tổ
chức kinh tế hợp tác, hộ kinh doanh; hướng dẫn thủ tục đăng ký doanh nghiệp, tổ
chức kinh tế hợp tác, hộ kinh doanh; kiểm tra, theo dõi, tổng hợp tình hình
đăng ký doanh nghiệp, đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử và sau đăng ký
doanh nghiệp trên phạm vi cả nước;
d) Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ
phát triển doanh nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh; hướng dẫn, kiểm
tra, đôn đốc và tổng kết việc thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển
doanh nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh;
đ) Hỗ trợ đổi mới sáng tạo và khởi
nghiệp sáng tạo, hoàn thiện và thương mại hoá ý tưởng kinh doanh; hỗ trợ chuyển
đổi số cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh; đổi mới mô hình tăng trưởng trên nền tảng
phát triển khoa học và công nghệ trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo quy
định của pháp luật.
1.2.1.8. Về kinh tế tập
thể, kinh tế hợp tác
a) Xây dựng chiến lược, chương trình
và kế hoạch chung về phát triển kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác; hướng dẫn, kiểm
tra, đôn đốc và tổng kết việc thực hiện các chương trình và kế hoạch phát triển
kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác;
b) Xây dựng cơ chế quản lý, chính sách
hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác.
1.2.1.9. Về lĩnh vực thống
kê
a) Xây dựng, tổ chức thực hiện chiến
lược, kế hoạch, chính sách phát triển hoạt động thống kê; điều phối, tổ chức
các hoạt động thống kê và cung cấp thông tin thống kê theo quy định của pháp luật;
b) Xây dựng, thống nhất quản lý hệ thống
thông tin thống kê quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện; tổ chức điều phối việc kết nối,
cung cấp dữ liệu, thông tin giữa các hệ thống thông tin thống kê nhà nước; xây
dựng tiêu chuẩn và thực hiện đánh giá chất lượng thông tin thống kê trong hoạt
động thống kê nhà nước;
c) Xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống
kê, chế độ báo cáo thống kê, chương trình điều tra thống kê và phân loại thống
kê theo quy định của pháp luật.
d) Kế hoạch thực hiện chiến lược phát triển
Thống kê Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030
1.2.2. Chức
năng, nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc Bộ
STT
|
Tên đơn vị
|
Mô tả
|
I
|
Đơn vị thực hiện chức
năng quản lý
nhà nước
|
1
|
Vụ Tổng hợp Kinh tế
quốc dân
|
- Giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về tổng hợp kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư
công.
- Làm đầu mối tổng hợp kế hoạch đầu
tư công của Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội,
Văn phòng Trung ương Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ Kế hoạch
và Đầu tư, Bộ Ngoại giao, Thanh tra Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam, Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và lĩnh vực hoạt
động của các cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức
chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội: dự án mua mới, xây dựng và cải tạo
trụ sở làm việc, cải tạo, nâng cấp nhà ở, mua sắm trang thiết bị của các cơ
quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
|
2
|
Vụ Kinh tế địa
phương và lãnh thổ
|
- Giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về kế hoạch và đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương và vùng lãnh thổ.
|
3
|
Vụ Tài chính, tiền
tệ
|
- Giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về kế hoạch, đầu tư phát triển trong lĩnh vực tài chính, tiền
tệ và các chương trình mục tiêu quốc gia.
- Làm đầu mối tổng hợp kế hoạch đầu
tư công của: Bộ Tài chính, Kiểm toán Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,
Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam và các quỹ tài
chính nhà nước ngoài ngân sách.
|
4
|
Vụ Kinh tế công
nghiệp, dịch vụ
|
- Giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về chiến lược phát triển, quy hoạch, kế hoạch, đầu tư phát
triển ngành công nghiệp, năng lượng, dịch vụ, thương mại.
- Làm đầu mối thẩm định báo cáo đề
xuất chủ trương đầu tư Chương trình đầu tư công; thẩm định nguồn vốn và khả
năng cân đối vốn đầu tư công dự án nhóm A thuộc thẩm quyền quyết định chủ
trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ thuộc ngành và lĩnh vực phụ trách; chủ
trì theo dõi, quản lý, tổng hợp kế hoạch đầu tư công của Bộ Công Thương và
các Tập đoàn, Tổng Công ty thuộc ngành công thương; chủ trì tổng hợp kế hoạch
đầu tư công các chương trình, dự án thuộc ngành, lĩnh vực sử dụng vốn đầu tư
công gồm: ngành công nghiệp; cụm công nghiệp; khu kinh tế cửa khẩu; kho tàng;
thương mại.
- Chủ trì thẩm định chủ trương đầu
tư các dự án do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định chủ trương đầu tư
thuộc ngành và lĩnh vực phụ trách theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật Đầu
tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
- Chủ trì giám sát, kiểm tra đối với
các chương trình, dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn đầu tư phát triển nguồn
ngân sách nhà nước thuộc ngành và lĩnh vực phụ trách.
|
5
|
Vụ Kinh tế nông
nghiệp
|
- Giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về chiến lược phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch, kế hoạch,
đầu tư phát triển các ngành và lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp,
thủy sản, thủy lợi, phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai, kinh tế nông
thôn.
- Làm đầu mối tổng hợp kế hoạch 5
năm, hàng năm của: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội Nông dân Việt
Nam.
|
6
|
Vụ Phát triển hạ tầng
và đô thị
|
- Giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch, kế hoạch,
đầu tư phát triển lĩnh vực hạ tầng và đô thị, bao gồm: hạ tầng giao thông vận
tải (đường bộ, đường sắt, hàng không, hàng hải, cảng cạn, đường thủy nội địa);
hạ tầng thông tin truyền thông (công nghệ thông tin, bưu chính, viễn
thông, chuyển đổi số, khu công nghệ thông tin tập trung); hạ tầng xây dựng và
đô thị (bất động sản, nhà ở, khu đô thị, tổ hợp đa năng, cấp nước
thoát nước, hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, công trình công cộng).
- Chủ trì, tổng hợp kế hoạch đầu tư
công trung hạn và hằng năm các ngành, lĩnh vực Vụ phụ trách (giao thông, hoạt
động của các cơ quan quản lý nhà nước, công nghệ thông tin, bưu chính, viễn
thông, chuyển đổi số, cấp nước thoát nước, công trình công cộng tại các đô thị)
và các Bộ: Giao thông vận tải, Xây dựng, Thông tin và Truyền thông.
- Chủ trì thẩm định kế hoạch và
phương án phân bổ vốn kế hoạch
đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương của các Bộ: Giao thông vận tải,
Xây dựng, Thông tin và Truyền thông.
|
7
|
Vụ Quản lý các khu
kinh tế
|
- Giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về khu công nghiệp, khu kinh tế (bao gồm khu công nghiệp,
khu chế xuất, khu kinh tế ven biển, khu kinh tế chuyên biệt) trên phạm vi cả
nước; đầu mối giúp Bộ trưởng nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách, pháp luật
và theo dõi các vấn đề phát sinh liên quan đến xây dựng và phát triển các đơn
vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
- Chủ trì xây dựng, báo cáo Bộ trưởng
trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt danh mục các khu kinh tế trọng điểm từng
thời kỳ; làm đầu mối hoặc phối hợp đề xuất cơ chế huy động các nguồn vốn để đầu
tư phát triển kết cấu hạ tầng khu kinh tế, việc sử dụng vốn từ ngân sách nhà
nước chi cho đầu tư phát triển và nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư xây dựng
kết cấu hạ tầng khu kinh tế có tính đặc thù, quan trọng cho phát triển ngành,
lĩnh vực, các công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội trong khu kinh tế
trọng điểm.
|
8
|
Vụ Giám sát và Thẩm
định đầu tư
|
- Giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về giám sát, kiểm tra hoạt động đầu tư; thẩm định và đánh
giá dự án đầu tư.
|
9
|
Vụ Kinh tế đối ngoại
|
- Giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về chiến lược phát triển, quy hoạch, kế hoạch, đầu tư phát
triển về nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi, viện trợ
không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức, viện trợ của Việt
Nam cho các nước; thực hiện nhiệm vụ hợp tác phát triển kinh tế - xã hội với nước
Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào và Vương quốc Cam-pu-chia; tổng hợp kinh tế đối ngoại;
tổng hợp quan hệ đối ngoại với các đối tác nước ngoài, hội nhập kinh tế quốc
tế, Chương trình hợp tác kinh tế Tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS), các sáng kiến
hợp tác khu vực khác thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
|
10
|
Vụ Lao động, văn
hóa, xã hội
|
- Giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về chiến lược phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch, kế hoạch
và đầu tư phát triển các ngành, lĩnh vực: lao động, xã hội, y tế, văn hóa,
thông tin, phát thanh, truyền hình, thông tấn, thể dục, thể thao và du lịch.
- Làm đầu mối tổng hợp kế hoạch đầu
tư phát triển 5 năm, hằng năm của: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Nội vụ; Bộ Y tế; Đài Tiếng nói Việt Nam; Đài
Truyền hình Việt Nam; Thông tấn xã Việt Nam; Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Tổng
Liên đoàn Lao động Việt Nam; Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Trung
ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và các Hội thuộc lĩnh vực Vụ phụ
trách.
|
11
|
Vụ Khoa học, giáo dục,
tài nguyên và môi trường
|
- Giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về kế hoạch và đầu tư phát triển ngành, lĩnh vực: khoa học,
công nghệ và đổi mới sáng tạo; giáo dục đào tạo và giáo dục nghề nghiệp; điều
tra cơ bản; tài nguyên và môi trường; biến đổi khí hậu; tăng trưởng xanh;
phát triển bền vững.
- Chủ trì tổng hợp kế hoạch 5 năm,
hàng năm của: Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài nguyên
và Môi trường, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học
Công nghệ Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ
Chí Minh, Ban quản lý Khu công nghệ cao Hoà Lạc, Liên hiệp các Hội Khoa học
và kỹ thuật Việt Nam.
|
12
|
Vụ Quản lý quy hoạch
|
- Giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về quy hoạch.
- Chủ trì tổng hợp nhu cầu và dự kiến
phương án phân bổ vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách nhà nước
đối với hoạt động quy hoạch; phối hợp với các đơn vị liên quan tổng hợp nhu cầu
kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách nhà nước đối với hoạt động quy hoạch.
|
13
|
Vụ Quốc phòng, an
ninh
|
- Giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch, kế hoạch,
đầu tư phát triển gắn phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng, an
ninh trong thời bình và thời chiến; về cơ chế, chính sách liên
quan đến quốc phòng, an ninh.
- Chủ trì tổng hợp, quản lý, theo
dõi kế hoạch đầu tư công các bộ, ngành: Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Tư
pháp, Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Ban Cơ yếu
Chính phủ, Ban quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Hội Cựu chiến binh Việt
Nam.
|
14
|
Vụ Pháp chế
|
- Giúp Bộ trưởng theo dõi và thực hiện
chức năng quản lý nhà nước bằng pháp luật và tổ chức thực hiện công tác pháp
chế thuộc thẩm quyền của Bộ.
|
15
|
Vụ Tổ chức cán bộ
|
- Giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về: Tổ chức bộ máy, biên chế công chức; vị trí việc làm, cơ
cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số người làm việc trong đơn vị sự
nghiệp công lập; công tác luân chuyển, điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách
chức, từ chức, khen thưởng, kỷ luật; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ
chính sách; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động
thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.
|
16
|
Văn phòng Bộ
|
- Giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng
tham mưu, tổng hợp, điều phối các hoạt động của các đơn vị thuộc Bộ theo
chương trình, kế hoạch làm việc của Bộ; kiểm soát thủ tục hành chính, tổ chức
triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ
tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ theo quy định của pháp luật;
tham mưu, điều phối, thực hiện công tác truyền thông trong lĩnh vực Kế
hoạch và Đầu tư; quản lý công tác kế hoạch - tài chính, quản lý, sử dụng tài
sản công của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; thực hiện công tác tài vụ, hành chính, quản
trị đối với các hoạt động của cơ quan Bộ
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị
liên quan trình Bộ trưởng phê duyệt: Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước
của Bộ theo quy định; dự toán thu, chi ngân sách hằng năm của Bộ; phương án
phân bổ dự toán thu, chi ngân sách hằng năm của Bộ cho các đơn vị dự toán thuộc
Bộ (bao gồm cả dự toán điều chỉnh, bổ sung); quyết toán ngân sách hằng năm của
Bộ; kế hoạch đầu tư công trung hạn, kế hoạch đầu tư công hằng năm do Bộ quản
lý; kế hoạch phân bổ, điều chỉnh, điều hòa vốn đầu tư công cho các dự án theo
quy định; quyết toán vốn đầu tư theo niên độ.
- Tổ chức quản lý, hướng dẫn và triển
khai thực hiện kế hoạch sau khi được phê duyệt theo đúng quy định của pháp luật.
Kiểm tra, đôn đốc thực hiện và định kỳ báo cáo Lãnh đạo Bộ
|
17
|
Thanh tra Bộ
|
- Thanh tra Bộ là cơ quan thanh tra
theo ngành, lĩnh vực thuộc hệ thống tổ chức Thanh tra Kế hoạch và Đầu tư,
giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại,
tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trong sử dụng tài sản,
kinh phí được giao; tiến hành thanh tra hành chính đối với cơ quan, tổ chức,
cá nhân thuộc phạm vi quản lý của
Bộ; tiến hành thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc
phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
|
18
|
Cục Quản lý đấu thầu
|
- Cục Quản lý đấu thầu là đơn vị thuộc
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về
đấu thầu và đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP).
- Cục Quản lý đấu thầu có tư cách
pháp nhân, con dấu riêng và tài khoản cấp 2; kinh phí hoạt động do ngân sách
nhà nước cấp và được tổng hợp trong dự toán hằng năm của Bộ Kế hoạch và Đầu
tư.
- Xây dựng cơ chế chính sách, văn bản
quy phạm pháp luật về đấu thầu lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư theo phương thức
PPP.
- Thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu,
nhà đầu tư và phương án lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt
thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật
về đấu thầu;
- Kiểm tra hoạt động lựa chọn nhà thầu,
lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật về đầu
tư theo phương thức PPP; tham gia các hoạt động kiểm tra, thanh tra do các cơ
quan, đơn vị khác chủ trì thực hiện theo yêu cầu của Bộ trưởng.
- Tổng hợp, báo cáo tình hình thực
hiện hoạt động đấu thầu và đầu tư theo phương thức PPP của Bộ, ngành, địa
phương.
- Hợp tác quốc tế về đấu thầu và đầu
tư theo phương thức PPP; chủ trì hoặc tham gia đàm phán, tổ chức thực hiện
cam kết của Việt Nam về đấu thầu theo quy định tại các điều ước quốc tế mà Việt
Nam là thành viên.
- Quản lý, khai thác, giám sát vận
hành và phát triển Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia và đấu thầu qua mạng.
- Xây dựng và quản lý hệ thống thông
tin và các cơ sở dữ liệu về đấu thầu, đầu tư theo phương thức PPP.
- Cung cấp dịch vụ tư vấn, hỗ trợ đấu
thầu lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư, đầu tư theo phương thức PPP.
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên
môn, nghiệp vụ cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đấu thầu và tổ chức
cá nhân liên quan khác; tổ chức cấp chứng chỉ nghiệp vụ về đấu thầu theo quy
định của pháp luật đấu thầu.
|
19
|
Cục Phát triển
doanh nghiệp
|
- Giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về phát triển doanh nghiệp, bao gồm: phát triển doanh nghiệp
thuộc các thành phần kinh tế; hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ
kinh doanh; sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước; hỗ trợ
thông tin doanh nghiệp; tổ chức, quản lý các dịch vụ công trong các lĩnh vực
thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp,
ủy quyền của Bộ trưởng.
- Cục Phát triển doanh nghiệp có tư
cách pháp nhân; có con dấu riêng và tài khoản cấp 2; kinh phí hoạt động do
ngân sách nhà nước cấp và được tổng hợp trong dự toán hàng năm của Bộ Kế hoạch
và Đầu tư
|
20
|
Cục Đầu tư nước
ngoài
|
- Giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, đầu
tư của Việt Nam ra nước ngoài và xúc tiến đầu tư.
- Cục Đầu tư nước ngoài có tư
cách pháp nhân; có con dấu và tài khoản cấp 2; kinh phí hoạt động do ngân
sách nhà nước cấp, được tổng hợp trong dự toán hàng năm của Bộ Kế hoạch và Đầu
tư
- Chủ trì xây dựng và phối hợp với
Trung tâm Công nghệ thông tin và chuyển đổi số thực hiện nâng cấp, quản lý và
vận hành Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, Hệ thống
thông tin quốc gia về đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài và Hệ thống thông tin
quốc gia về
xúc
tiến đầu tư.
|
21
|
Cục Quản lý đăng ký
kinh doanh
|
- Giúp Bộ trưởng thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về đăng ký doanh nghiệp, tổ chức kinh tế hợp tác, hộ
kinh doanh và các loại hình khác theo quy định của pháp luật.
- Cục Quản lý đăng ký kinh doanh có
tư cách pháp nhân, con dấu riêng và tài khoản cấp 2; kinh phí hoạt động do
ngân sách nhà nước cấp và được tổng hợp trong dự toán hàng năm của Bộ Kế hoạch
và Đầu tư
- Tổ chức xây dựng, quản lý, vận
hành Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, tổ chức kinh tế hợp
tác, hộ kinh doanh.
|
22
|
Cục Kinh tế hợp tác
|
- Giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về phát triển kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác.
- Cục Kinh tế hợp tác có tư cách
pháp nhân; có con dấu riêng và tài khoản cấp 2; kinh phí hoạt động do ngân
sách nhà nước cấp và được tổng hợp trong dự toán hàng năm của Bộ Kế hoạch và
Đầu tư
- Chủ trì xây dựng, khai thác và sử
dụng Cổng thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia về kinh tế tập thể, kinh tế hợp
tác; cung cấp thông tin phục vụ cho việc nghiên cứu xây dựng pháp luật, chiến
lược, kế hoạch,
chương trình, đề án, cơ chế và chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể,
kinh tế hợp tác; phối hợp với các đơn vị có liên quan xử lý và cung cấp thông
tin trong lĩnh vực được giao.
|
23
|
Tổng cục Thống kê
|
- Tổng cục Thống kê là cơ quan thuộc
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Kế hoạch
và Đầu tư quản lý nhà nước về thống kê, điều phối hoạt động thống kê, tổ chức
các hoạt động thống kê và cung cấp thông tin thống kê kinh tế - xã hội cho
các cơ quan, tổ chức và cá nhân theo quy định của pháp luật.
- Tổng cục Thống kê có tư
cách pháp nhân, có con dấu hình Quốc huy, tài khoản tại Kho bạc Nhà
nước và trụ sở tại thành phố Hà Nội.
|
II
|
Đơn vị sự nghiệp
|
1
|
Viện Chiến lược
phát triển
|
- Viện Chiến lược phát triển là tổ
chức sự nghiệp khoa học thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thực hiện chức năng
nghiên cứu về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch cấp quốc gia,
vùng, kế hoạch đầu tư công của quốc gia; giới thiệu, công bố và xuất bản cá
nghiên cứu; cung cấp dịch vụ sự nghiệp công trong các lĩnh vực nghiên cứu
khoa học, đào tạo và thực hiện hoạt động tư vấn về chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch theo quy định của pháp luật.
- Viện Chiến lược phát triển có tư
cách pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng và trụ sở chính tại thành phố Hà Nội;
kinh phí hoạt động được ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định của pháp luật
|
2
|
Viện Nghiên cứu quản
lý kinh tế Trung ương
|
- Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế
Trung ương là tổ chức sự nghiệp khoa học thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thực hiện
chức năng nghiên cứu cơ chế, chính sách quản lý kinh tế và phát triển doanh
nghiệp; cung cấp thông tin và dự báo tình hình kinh tế - xã hội; cung ứng dịch
vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, đào tạo và thực hiện hoạt
động tư vấn theo quy định của pháp luật.
- Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế
Trung ương có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng và trụ
sở tại thành phố Hà Nội. Kinh phí được Nhà nước đảm bảo theo quy định của
pháp luật.
|
3
|
Trung tâm Công nghệ
thông tin và chuyển đổi số
|
- Trung tâm Công nghệ thông tin và chuyển
đổi số có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý thống nhất, tổ chức thực
hiện hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong Bộ và
ngành kế hoạch, đầu tư thuộc phạm vi quản lý của Bộ; xây dựng, quản lý vận
hành và bảo đảm an toàn, an ninh mạng các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu;
công bố và cung cấp thông tin, dữ liệu trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản
lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật.
- Trung tâm Công nghệ thông tin và
chuyển đổi số là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
chuyên trách về công nghệ thông tin; có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản
riêng; được hoạt động tự chủ theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý
của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
|
4
|
Báo Đầu tư
|
- Báo Đầu tư là cơ quan báo chí của
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền về pháp luật,
chính sách và tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - văn hóa - xã
hội, các hoạt động đầu tư - kinh doanh - du lịch của Việt Nam theo quy định của
Luật Báo chí, pháp luật của Nhà nước và sự chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch
và Đầu tư.
- Báo Đầu tư là đơn vị sự nghiệp tự
bảo đảm chi thường xuyên, có con dấu và tài khoản riêng, được hoạt động tự chủ
theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
|
5
|
Học viện Chính sách
và Phát triển
|
- Học viện Chính sách và Phát triển
là cơ sở giáo dục đại học công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân, thuộc Bộ
Kế hoạch và Đầu tư, thực hiện chức năng đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến
sĩ phù hợp với mục tiêu và phương hướng phát triển của Học viện; đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thuộc Bộ, ngành kế hoạch, đầu tư và các tổ
chức, cá nhân khác có nhu cầu trong xã hội; nghiên cứu khoa học, tư vấn, phản
biện chính sách, hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật.
- Học viện Chính sách và Phát triển
là đơn vị sự nghiệp công lập có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản
riêng, được hoạt động tự chủ theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ Kế
hoạch và Đầu tư. Học viện chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp của Bộ Kế hoạch
và Đầu tư; chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo,
sự quản lý về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của
Bộ Nội vụ.
|
6
|
Trường Cao đẳng
Kinh tế - Kế hoạch Đà Nẵng
|
- Trường Cao đẳng Kinh tế - Kế hoạch
Đà Nẵng là cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập nằm trong hệ thống giáo dục
nghề nghiệp của cả nước; là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu
tư, có chức năng đào tạo trình độ cao đẳng và các trình độ thấp hơn trong
lĩnh vực kinh tế - kế hoạch phù hợp với mục tiêu và phương hướng phát triển của
Trường; chịu trách nhiệm tổ chức, điều hành các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng,
nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế theo các quy định hiện hành.
- Trường Cao đẳng Kinh tế - Kế hoạch
Đà Nẵng có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng và là đơn vị dự
toán cấp 3, được hoạt động tự chủ theo quy định của pháp luật và phân cấp quản
lý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Trường chịu sự chỉ đạo và quản lý trực tiếp của
Bộ Kế hoạch và Đầu tư; chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp của Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội và sự quản lý hành chính theo lãnh thổ của Ủy
ban nhân dân thành phố Đà Nẵng.
|
7
|
Quỹ Phát triển
doanh nghiệp nhỏ và vừa
|
- Hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và
vừa có dự án, phương án sản xuất - kinh doanh khả thi thuộc lĩnh vực ưu tiên,
khuyến khích của Nhà nước, phù hợp với mục đích hoạt động của Quỹ nhằm nâng
cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, góp phần làm tăng thu nhập, tạo việc
làm cho người lao động.
|
8
|
Trung tâm Đổi mới
sáng tạo Quốc gia
|
- Đơn vị sự nghiệp công lập trong
lĩnh vực sự nghiệp kinh tế tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, trực
thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhằm thực hiện hỗ trợ, phát triển hệ sinh thái khởi
nghiệp, đổi mới sáng tạo, góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng trên nền tảng
phát triển khoa học và công nghệ.
|
1.2.3 Thủ tục hành
chính
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư quản lý 231 thủ
tục hành chính thuộc các lĩnh vực:
(1) Lĩnh vực đấu thầu;
(2) Lĩnh vực đầu tư bằng vốn hỗ trợ
phát triển chính thức (ODA) và viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát
triển chính thức;
(3) Lĩnh vực đầu tư từ Việt Nam ra nước
ngoài;
(4) Lĩnh vực hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ
và vừa;
(5) Lĩnh vực đầu tư tại Việt nam;
(6) Lĩnh vực đầu tư theo phương thức đối
tác công tư;
(7) Lĩnh vực đầu tư vào nông nghiệp,
nông thôn;
(8) Lĩnh vực thành lập và hoạt động của
doanh nghiệp;
(9) Lĩnh vực thành lập và hoạt động của
hợp tác xã (hộ kinh doanh; liên hiệp hợp tác xã);
(10) Lĩnh vực thành lập và hoạt động của
tổ hợp tác;
(11) Lĩnh vực thành lập và hoạt động
doanh nghiệp xã hội;
(12) Lĩnh vực thành lập và sắp xếp lại
doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100 phần trăm vốn điều lệ.
- Theo Quyết định số 2314/QĐ-BKHĐT
ngày 23/12/2022 Quyết định Công bố danh mục dịch vụ công trực tuyến toàn trình[1],
dịch vụ công trực tuyến một phần thuộc phạm vi quản lý của Bộ Kế hoạch và Đầu
tư như sau:
STT
|
Lĩnh vực
|
A
|
DANH MỤC DỊCH VỤ
CÔNG TRỰC TUYẾN TOÀN TRÌNH
|
I
|
Lĩnh vực quản lý đầu
tư ra nước ngoài
|
1
|
Nhóm thủ tục chấp thuận chủ trương đầu
tư ra nước ngoài và cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài
|
II
|
Lĩnh vực đấu thầu
|
2
|
Cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu
thầu
|
3
|
Cấp lại chứng chỉ hành nghề hoạt động
đấu thầu
|
4
|
Đăng ký tham gia Hệ thống mạng đấu
thầu quốc gia đối với nhà thầu, nhà đầu tư
|
5
|
Thay đổi, bổ sung các thông tin của
nhà thầu, nhà đầu tư đăng ký tham gia vào Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia
|
6
|
Chấm dứt, tạm ngừng tham gia Hệ thống
mạng đấu thầu quốc gia
|
7
|
Khôi phục tham gia Hệ thống mạng đấu
thầu quốc gia
|
III
|
Lĩnh vực thành lập
và hoạt động của doanh nghiệp
|
8
|
Đăng ký thành lập doanh nghiệp tư
nhân
|
9
|
Đăng ký thành lập công ty TNHH một
thành viên
|
10
|
Đăng ký thành lập công ty TNHH hai
thành viên trở lên
|
11
|
Đăng ký thành lập công ty cổ phần
|
12
|
Đăng ký thành lập công ty hợp danh
|
13
|
Đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính
của doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần,
công ty hợp danh)
|
14
|
Đăng ký đổi tên doanh nghiệp (đối với
doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh)
|
15
|
Đăng ký thay đổi thành viên hợp danh
|
16
|
Đăng ký thay đổi người đại diện theo
pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần
|
17
|
Đăng ký thay đổi vốn điều lệ, phần vốn
góp, tỷ lệ phần vốn góp (đối với công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp
danh)
|
18
|
Đăng ký thay đổi thành viên công ty
trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
|
19
|
Đăng ký thay đổi chủ sở hữu công ty
trách nhiệm hữu hạn một thành viên
|
20
|
Đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư
nhân trong trường hợp bán, tặng cho doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp chết
|
21
|
Thông báo thay đổi ngành, nghề kinh
doanh (đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp
danh)
|
22
|
Đăng ký thay đổi vốn đầu tư của chủ
doanh nghiệp tư nhân
|
23
|
Thông báo thay đổi thông tin của cổ đông sáng
lập công ty cổ phần
chưa niêm yết
|
24
|
Thông báo thay đổi cổ đông là nhà đầu
tư nước ngoài trong công ty cổ
phần chưa niêm yết
|
25
|
Thông báo thay đổi nội dung đăng ký
thuế (trừ thay đổi phương pháp tính thuế)
|
26
|
Đăng ký hoạt động chi nhánh, văn
phòng đại diện (đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần,
công ty hợp danh)
|
27
|
Thông báo lập chi nhánh, văn phòng đại
diện ở nước ngoài (đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần,
công ty hợp danh)
|
28
|
Đăng ký thành lập, đăng ký thay đổi
nội dung đăng ký hoạt động, tạm ngừng kinh doanh, tiếp tục kinh doanh trước
thời hạn đã thông báo, chấm dứt hoạt động đối với chi nhánh, văn phòng đại diện,
địa điểm kinh doanh trong trường hợp chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm
kinh doanh khác tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ
sở chính đối với doanh nghiệp hoạt động theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận
đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) hoặc các giấy tờ có
giá trị pháp lý tương đương
|
29
|
Cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động
chi nhánh, văn phòng đại diện, Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh
thay thế nội dung đăng ký hoạt động trên Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu
tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) hoặc các giấy tờ có giá
trị pháp lý tương đương, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn
phòng đại diện do Cơ quan đăng ký đầu tư cấp mà không thay đổi nội dung đăng
ký hoạt động đối với chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh cùng
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính
|
30
|
Thông báo lập địa điểm kinh doanh
|
31
|
Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt
động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh
|
32
|
Đăng ký thành lập, đăng ký thay đổi
nội dung đăng ký hoạt động, tạm ngừng kinh doanh, tiếp tục kinh
doanh trước thời hạn đã thông báo, chấm dứt hoạt động đối với chi nhánh, văn
phòng đại diện, địa điểm kinh doanh trên Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu
tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) hoặc các giấy tờ có giá
trị pháp lý tương đương, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn
phòng đại diện do Cơ quan đăng ký đầu tư cấp đối với chi nhánh, văn phòng đại
diện, địa điểm kinh doanh cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi
doanh nghiệp đặt trụ sở chính
|
33
|
Thông báo thay đổi thông tin cổ đông
là nhà đầu tư nước ngoài, thông báo thay đổi thông tin người đại diện theo ủy
quyền của cổ đông là tổ chức nước ngoài, thông báo cho thuê doanh nghiệp tư
nhân, thông báo thay đổi thông tin người đại diện theo ủy quyền
|
34
|
Đăng ký doanh nghiệp đối với các
công ty được thành lập trên cơ sở chia công ty
|
35
|
Đăng ký doanh nghiệp đối với các
công ty được thành lập trên cơ sở tách công ty
|
36
|
Hợp nhất doanh nghiệp (đối với công ty
trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và công ty hợp danh)
|
37
|
Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký
doanh nghiệp đối với công ty nhận sáp nhập (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn,
công ty cổ phần và công ty hợp danh)
|
38
|
Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh
nghiệp đối với công ty bị tách (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công
ty cổ phần)
|
39
|
Chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn
thành công ty cổ phần và ngược lại
|
40
|
Chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân
thành công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần
|
41
|
Chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn
một thành viên thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
|
42
|
Chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn
hai thành viên trở lên thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
|
43
|
Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do
bị mất, cháy, rách, nát hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức khác
|
44
|
Cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế sang Giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp nhưng không thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh và
đăng ký thuế
|
45
|
Cập nhật bổ sung thông tin trong hồ
sơ đăng ký doanh nghiệp
|
46
|
Thông báo tạm ngừng kinh doanh, tiếp
tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo (doanh nghiệp, chi nhánh, văn
phòng đại diện, địa điểm kinh doanh)
|
47
|
Giải thể doanh nghiệp
|
48
|
Giải thể doanh nghiệp trong trường hợp
bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc theo quyết định của Tòa
án
|
49
|
Chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn
phòng đại diện, địa điểm kinh doanh
|
50
|
Hiệu đính thông tin đăng ký doanh
nghiệp
|
51
|
Chấm dứt Cam kết thực hiện mục tiêu
xã hội, môi trường
|
52
|
Chuyển đổi doanh nghiệp thành doanh
nghiệp xã hội
|
53
|
Thông báo thay đổi nội dung Cam kết
thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường của doanh nghiệp xã hội
|
54
|
Thông báo về việc sáp nhập công ty
trong trường hợp sau sáp nhập công ty, công ty nhận sáp nhập không thay đổi nội
dung đăng ký doanh nghiệp
|
55
|
Cấp đổi Giấy phép đầu tư, Giấy chứng
nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) hoặc các giấy tờ có giá
trị pháp lý tương đương sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong trường
hợp không thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh và có thay đổi nội dung đăng
ký kinh doanh
|
56
|
Cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp, đăng ký hoạt động chi nhánh đối với các doanh nghiệp hoạt động theo
Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán
|
57
|
Đề nghị dừng thực hiện thủ tục đăng
ký doanh nghiệp
|
58
|
Thông báo hủy bỏ nghị quyết, quyết định
giải thể doanh nghiệp
|
B
|
DANH MỤC DỊCH VỤ
CÔNG TRỰC TUYẾN MỘT PHẦN
|
I
|
Lĩnh vực đầu tư từ
Việt Nam ra nước ngoài
|
1
|
Cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
ra nước ngoài đối với dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư ra
nước ngoài có vốn đầu tư dưới 20 tỷ đồng
|
2
|
Điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu
tư ra nước ngoài đối với dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư
ra nước ngoài có vốn đầu tư dưới 20 tỷ đồng
|
3
|
Thông báo thực hiện hoạt động đầu tư
ở nước ngoài
|
II
|
Lĩnh vực hỗ trợ
doanh nghiệp nhỏ và vừa
|
4
|
Thông báo giải thể quỹ đầu tư khởi
nghiệp sáng tạo và báo cáo hoạt động quỹ khởi nghiệp sáng tạo trên Cổng thông
tin quốc gia hỗ trợ DNNVV
|
1.2.4. Nghiệp vụ hành
chính
Trên cơ sở quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ KH&ĐT, của các đơn vị trực thuộc Bộ
KH&ĐT, các nghiệp vụ hành chính được tổng hợp như sau:
1.2.2.1. Nghiệp vụ
thanh tra
- Thanh tra, kiểm tra,
giải quyết khiếu nại, tố cáo;
- Phòng, chống tham nhũng; thực hành
tiết kiệm, phòng, chống lãng phí trong sử dụng tài sản, kinh phí được giao;
- Kiểm tra và theo dõi tình hình thi
hành pháp luật theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm pháp luật
thuộc phạm vi quản lý của bộ.
1.2.2.2. Nghiệp vụ văn
phòng
- Xây dựng, quản lý,
theo dõi, đôn đốc và tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện Chươmg trình công tác
của Bộ; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tình hình thực hiện các nhiệm vụ do Chính
phủ, Thủ tướng Chính phủ giao;
- Công tác hành chính, văn thư, lưu trữ
và thông tin, liên lạc của Bộ; tổ chức in ấn tài liệu phục vụ công tác của Bộ;
lưu trữ, bảo mật hồ
sơ, tài liệu, điện mật, thông tin nội bộ theo quy định của pháp luật;
- Công tác kế hoạch tài chính - ngân
sách nhà nước của Bộ theo quy định; dự toán thu, chi ngân sách hằng năm của Bộ;
phương án phân bổ dự toán thu, chi ngân sách hằng năm của Bộ; quyết toán ngân
sách hằng năm của Bộ
kế
hoạch đầu tư công trung hạn, kế hoạch đầu tư công hằng năm do Bộ quản lý; kế hoạch
phân bổ, điều chỉnh, điều hoà vốn đầu tư công cho cá dự án theo quy định; quyết toán vốn đầu tư
theo niên độ;
- Công tác thư ký Lãnh đạo Bộ;
- Quản lý chính sách, chế độ đối với
công chức và người lao động thuộc cơ quan;
- Xây dựng, quản lý, theo dõi, tổng hợp
Kế hoạch truyền thông đối nội, đối ngoại và hợp tác quốc tế về truyền thông của
Bộ. Điều hoà, phối hợp các hoạt động truyền thông trong ngành Kế hoạch và Đầu
tư;
- Thực hiện nhiệm vụ cải cách thủ tục
hành chính và cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành
chính tại Bộ;
- Thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến
chuẩn hoá và công bố chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà
nước của Bộ;
- Công tác tổ chức và phục vụ các cuộc
họp, hội nghị, hội thảo của Bộ; chủ trì việc đón, tiếp và tiễn các đoàn khách
trong nước và nước ngoài đến làm việc tại cơ quan Bộ;
- Công tác quản lý, sử dụng cơ sở vật
chất, tài sản, phương tiện, trang thiết bị làm việc của cơ quan Bộ;
- Quản lý, sử dụng cơ sở vật chất, tài
sản, phương tiện, trang thiết bị làm việc của cơ quan Bộ;
- Công tác tài vụ với vai trò đơn vị dự
toán cấp II và III; quản lý, sử dụng và hướng dẫn sử dụng các nguồn kinh phí của
cơ quan Bộ;
- Thực hiện công tác bảo vệ bí mật nhà
nước của cơ quan Bộ;
- Thẩm tra quyết toán vốn đầu tư công
các dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ trưởng do các đơn vị thuộc Bộ làm
chủ đầu tư;
- Thực hiện Luật Quản lý, sử dụng tài
sản công tại Bộ;
- Thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm, chống
lãng phí trong nội bộ cơ quan Bộ;
1.2.2.3. Nghiệp vụ tổ
chức cán bộ
- Công tác quản lý tổ
chức bộ máy, biên chế công chức;
- Công tác vị trí việc làm, cơ cấu
viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số người làm việc trong đơn vị sự nghiệp
công lập;
- Công tác luân chuyển, điều động, bổ
nhiệm, miễn nhiệm cách chức, từ chức, khen thưởng, kỷ luật
- Công tác cán bộ; chế độ, chính sách,
lao động và tiền lương;
- Công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ,
công chức, viên chức, người lao động.
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng;
- Công tác thi đua, khen thưởng.
1.2.2.4. Nghiệp vụ
pháp chế
- Xây dựng các văn bản
quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ;
- Rà soát, hệ thống hóa, pháp điển, hợp
nhất kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật;
- Phổ biến, tuyên truyền, giáo dục
pháp luật, theo dõi thi hành pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ;
- Đàm phán các điều ước quốc tế về đầu
tư, nội dung đầu tư trong các hiệp định thương mại tự do;
- Đàm phán các điều ước, thỏa thuận quốc
tế và các hoạt động khác liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế thuộc phạm vi
quản lý của Bộ.
- Hướng dẫn thực hiện các quy định của
pháp luật về đầu tư, kinh doanh và các văn bản pháp luật khác thuộc phạm vi quản
lý của Bộ
1.2.2.5. Nghiệp vụ
khoa học và công nghệ
- Nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ
khoa học công nghệ trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
1.2.5. Nghiệp
vụ chuyên ngành
Trên cơ sở quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ KH&ĐT, của các đơn vị trực thuộc Bộ
KH&ĐT, các nghiệp vụ chuyên ngành được tổng hợp như sau:
1.2.5.1. Về chiến lược,
quy hoạch, kế hoạch
- Xây dựng chương
trình hành động của Chính phủ thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5
năm sau khi được Quốc hội thông qua;
- Xây dựng chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, hằng năm của cả nước;
- Xây dựng chiến lược quy hoạch tổng thể quốc
gia, quy hoạch vùng; kế hoạch thực hiện và tổ chức công bố quy hoạch tổng thể
quốc gia, quy hoạch vùng.
- Thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh
và quy hoạch tỉnh;
- Hướng dẫn, theo dõi đánh giá tình
hình thực hiện kế hoạch kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội;
- Theo dõi, đánh giá và báo cáo tình
hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo định kỳ hằng tháng,
quý, năm, giữa kỳ và 5 năm;
- Tổng hợp chung các cân đối vĩ mô chủ
yếu của nền kinh tế quốc dân; đề xuất giải pháp để giữ vững các cân đối theo mục
tiêu chiến lược và kế hoạch, bảo đảm thực hiện mục tiêu kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội;
1.2.5.2. Về đầu tư
phát triển
- Tổng hợp kế hoạch và báo cáo tình
hình thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm;
- Xây dựng tổng mức và cơ cấu vốn đầu
tư phát triển toàn xã hội.
- Tổng hợp mức vốn dành cho các chương
trình mục tiêu quốc gia, chương trình đầu tư công, dự án quan trọng quốc gia, dự
án trọng điểm, quy mô lớn, liên kết vùng.
- Tổng hợp kế hoạch chi tiết kế hoạch
vốn ngân sách nhà nước trung hạn và hằng năm của từ chương trình mục tiêu
quốc gia, các chương trình đầu tư công;
- Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch
đầu tư công trung hạn và hằng năm, chương trình mục tiêu quốc gia, chương
trình, dự án đầu tư công do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư;
- Xây dựng nguyên tắc, tiêu chí và định
mức phân bổ chi đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước; xây dựng nguyên tắc,
tiêu chí phân bổ vốn cho các
dự án trọng điểm, quy mô lớn, liên kết vùng; giám sát, đánh giá hiệu quả sử dụng
vốn đầu tư công, vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước;
- Thường trực Hội đồng thẩm định Nhà
nước các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia; thẩm định
liên ngành các dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư thuộc thẩm quyền
quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ; thẩm định chủ
trương đầu tư các chương trình dự án thuộc thẩm quyền quyết định, chấp thuận chủ
trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của Luật Đầu tư công và Luật
Đầu tư.
- Tổng hợp kế hoạch sử dụng dự phòng
ngân sách trung ương hằng năm và bổ sung vốn đầu tư công trong năm để thực hiện
các nhiệm vụ đầu tư phát triển theo quy định của pháp luật.
1.2.5.3. Về đầu tư
trong nước, đầu tư của
nước ngoài và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài
- Quản lý hoạt động đầu tư trong nước;
đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam; đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra
nước ngoài; đầu tư theo phương thức đối tác công tư; tổ chức hoạt động xúc tiến đầu
tư, hướng dẫn thủ tục đầu tư;
- Thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh và
chấm dứt hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
- Kiểm tra, giám sát, đánh giá tổng thể
hoạt động đầu tư.
- Hướng dẫn thực hiện chế độ xử lý, cập
nhật thông tin và báo cáo về việc phản ánh vướng mắc, kiến nghị của nhà đầu tư
liên quan đến việc áp dụng và thi hành pháp luật trong quá trình hoạt động đầu
tư kinh doanh.
1.2.5.4. Về quản lý vốn
ODA, vốn vay ưu đãi, viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ
trợ phát triển chính thức, viện trợ của Việt Nam cho các nước
- Đầu mối trong việc quản lý nhà nước
về vốn ODA, vốn vay ưu đãi và viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát
triển chính thức, viện trợ của Việt Nam cho các nước; soạn thảo chiến lược,
chính sách, định hướng thu hút, sử dụng ODA, vốn vay ưu đãi;
- Vận động các nguồn vốn ODA, vốn vay
ưu đãi, viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức, viện
trợ của Việt Nam cho các nước; trình Chính phủ việc ký kết điều ước quốc tế
khung và điều ước cụ thể về ODA không hoàn lại theo quy định của pháp luật;
trình Thủ tướng Chính phủ về việc ký kết thoả thuận về vốn ODA không hoàn lại theo thẩm
quyền;
- Tổng hợp và trình cấp có thẩm quyền
quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu
đãi, viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức, viện trợ
của Việt Nam cho các nước theo quy định của pháp luật;
- Xác định cơ chế tài chính trong nước
áp dụng đối với chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi, viện trợ
không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức, viện trợ của Việt Nam
cho các nước;
- Tổng hợp và lập kế hoạch đầu tư
công trung hạn và hằng nhăm các chương
trình, dự án sử dụng vốn ODA và vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài; cân
đối và bố trí vốn đối ứng hằng năm từ nguồn vốn ngân sách để chuẩn bị và thực
hiện các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi phát triển thuộc
diện cấp phát ngân sách trung ương;
- Thực hiện giám sát và đánh giá các
chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi, viện trợ không hoàn lại
không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức, viện trợ của Việt Nam cho các nước
theo quy định của pháp luật.
1.2.5.5. Về quản lý đấu
thầu
- Xây dựng, ban hành
cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu lựa chọn nhà thầu,
nhà đầu tư và đầu tư theo phương thức PPP.
- Phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn thực
hiện các quy định của pháp luật về lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư, đầu tư theo
phương thức PPP và cam kết của Việt Nam về đấu thầu theo quy định tại các điều
ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- Thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu
tư và phương án lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt thuộc
thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật về đấu
thầu;
- Hướng dẫn, theo dõi, giám sát, thanh
tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về đấu thầu; hợp tác quốc
tế về đấu thầu.
- Tổ chức Hệ thống thông tin về đấu thầu
và đấu thầu qua mạng, xây dựng và quản lý hệ thống thông tin và các cơ sở dữ liệu
về đấu thầu, đầu tư theo phương thức PPP;
- Theo dõi, giám sát hoạt động đấu thầu;
đánh giá, tổng kết, báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu;
- Quản lý, khai thác, giám sát vận
hành và phát triển Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia và đấu thầu qua mạng.
- Xây dựng và quản lý hệ thống thông
tin và các cơ sở dữ liệu về đấu thầu, đầu tư theo phương thức PPP.
- Cung cấp dịch vụ tư vấn, hỗ trợ đấu
thầu lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư, đầu tư theo phương thức PPP.
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên
môn, nghiệp vụ cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đấu thầu và tổ chức
cá nhân liên quan khác; tổ chức cấp chứng chỉ nghiệp vụ về đấu thầu theo quy định
của pháp luật đấu thầu.;
- Tổ chức thi sát hạch cấp nghiệp vụ
chuyên môn về đấu thầu; cấp, cấp lại, thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về
đấu thầu.
1.2.5.6. Về quản lý
các khu kinh tế
- Đầu mối thực hiện quản
lý nhà nước về khu kinh tế, bao gồm: khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế
ven biển, khu kinh tế cửa khẩu, khu kinh tế riêng biệt và các loại hình khu
kinh tế khác trên phạm vi cả nước;
- Tổ chức thẩm định thành lập, mở rộng,
điều chỉnh ranh giới khu kinh tế; thẩm định chủ trương đầu tư các dự án đầu tư
xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất thuộc thẩm
quyền;
- Đề xuất mô hình, cơ chế, chính sách
về phát triển khu kinh tế;
- Hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp, báo
cáo tình hình đầu tư phát triển và hoạt động của các khu kinh tế; chủ trì, phối
hợp với các cơ quan có liên quan đề xuất mô hình, cơ chế quản lý và chính sách
phát triển đối với khu kinh tế, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
1.2.5.7. Về phát triển
doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh, hộ kinh doanh
- Xây dựng chiến lược,
chương trình, kế hoạch sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước, cơ
chế quản lý, sắp xếp doanh nghiệp nhà nước và phát triển doanh nghiệp nhà nước
và phát triển doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Xây dựng chính sách cải
thiện môi trường đầu tư kinh doanh;
- Tổng hợp tình hình sắp xếp, đổi mới, phát triển
doanh nghiệp nhà nước trên phạm vi toàn quốc; công bố thông tin về doanh nghiệp
nhà nước;
- Tham gia thẩm định đề án thành lập,
sắp xếp, tổ chức lại doanh nghiệp nhà nước; tổng hợp tình hình sắp xếp, đổi mới,
phát triển doanh nghiệp nhà nước và tình hình phát triển doanh nghiệp của các
thành phần kinh tế khác của cả nước;
- Quản lý về đăng ký doanh nghiệp, tổ
chức kinh tế hợp tác, hộ kinh doanh; hướng dẫn thủ tục đăng ký doanh nghiệp, tổ
chức kinh tế hợp tác, hộ kinh doanh; kiểm tra, theo dõi, tổng hợp tình hình
đăng ký doanh nghiệp, đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử và sau đăng ký
doanh nghiệp trên phạm vi cả nước;
- Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ
phát triển doanh nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh; hướng dẫn, kiểm
tra, đôn đốc và tổng kết việc thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển
doanh nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh;
- Hỗ trợ đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp
sáng tạo, hoàn thiện và thương mại hoá ý tưởng kinh doanh; hỗ trợ chuyển đổi số
cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh; đổi mới mô hình tăng trưởng trên nền tảng phát
triển khoa học và công nghệ trong phạm vi quản lý nhà nước của bộ Bộ theo quy định
của pháp luật.
- Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực
cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.2.5.8. Về kinh tế tập thể,
kinh tế hợp tác
- Xây dựng chiến lược,
chương trình và kế hoạch chung về phát triển kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác;
hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc và tổng kết việc thực hiện các chương trình và kế
hoạch phát triển kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác;
- Xây dựng cơ chế quản lý, chính sách
hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác;
1.2.5.9. Về lĩnh vực
thống kê
- Xây dựng, tổ chức thực
hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển hoạt động thống kê;
điều phối, tổ chức các hoạt động thống kê và cung cấp thông tin thống kê theo
quy định của pháp luật;
- Xây dựng, thống nhất quản lý hệ thống
thông tin thống kê quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện; tổ chức điều phối việc kết nối,
cung cấp dữ liệu, thông tin giữa các hệ thống thông tin thống kê nhà nước; xây
dựng tiêu chuẩn và thực hiện đánh giá chất lượng thông tin thống kê trong hoạt
động thống kê nhà nước;
- Xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê,
chế độ báo cáo thống kê, chương trình điều tra thống kê và phân loại thống kê
theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện các cuộc Tổng điều tra, điều
tra thống kê trong chương trình điều tra thống kê quốc gia.
1.3. Sơ đồ
quy trình xử lý nghiệp vụ liên thông (đối với các nghiệp vụ liên thông)
1.3.1. Mô
hình liên thông nghiệp vụ
![](00634421_files/image002.jpg)
Hình 2: Mô hình
liên thông nghiệp vụ tổng thể
1.3.2. Phân
tích mô hình liên thông thông tin giữa các nghiệp vụ
1.3.2.1. Mô hình liên
thông nghiệp vụ hành chính
![](00634421_files/image003.jpg)
Hình 3: Mô
hình liên thông nghiệp vụ hành chính
- Các nghiệp vụ hành chính trong Bộ
KH&ĐT khi tin học hoá, sẽ thực hiện triển khai theo mô
hình tập trung, thống nhất (triển khai một hệ thống chung trong Bộ với tất cả
các đơn vị thuộc Bộ, tùy theo phân cấp và quyền sử dụng thì người sử dụng sẽ được
truy cập đến các thông tin, dữ liệu và chức năng tương ứng với vai trò trong
các hệ thống) và tuân thủ theo quy định về phân cấp đối với các đơn vị thuộc Bộ
nhằm đảm bảo tính đồng bộ trong triển khai. Khi đó tùy theo từng nghiệp vụ hành
chính, các đơn vị tham mưu sẽ chủ trì thực hiện nghiệp vụ hành chính trong Bộ;
các đơn vị chuyên ngành và các đơn vị sự nghiệp sẽ là các đơn vị phối hợp thực
hiện và triển khai nghiệp vụ hành chính này tại nội bộ đơn vị. Ví dụ cụ thể
như: Văn phòng Bộ sẽ thực hiện nghiệp vụ về công tác lưu trữ điện tử đối với
các hồ sơ lưu trữ của Bộ; các đơn vị chuyên ngành (Tổng cục, các Cục) và các đơn
vị sự nghiệp thuộc Bộ sẽ triển khai thực hiện nghiệp vụ về công tác lưu trữ điện
tử đối với các hồ sơ lưu trữ của đơn vị, đồng thời các nghiệp vụ thực hiện phải
thực hiện theo quy định cũng như sự hướng dẫn, giám sát, kiểm tra của Văn phòng
Bộ.
- Việc liên thông nghiệp vụ trong mỗi
nghiệp vụ hành chính chủ yếu theo chiều dọc và triển khai tin học hóa theo mô
hình tập trung do vậy, mọi liên thông nghiệp vụ của một nghiệp vụ hành chính cụ
thể chỉ diễn ra trong nội bộ của chính hệ thống. Đối với vấn đề liên thông nghiệp
vụ với các cơ quan bên ngoài Bộ chủ yếu liên thông qua đường văn bản, do đó việc
gửi nhận văn bản điện tử đến các cơ quan được liên thông qua Trục liên thông
văn bản quốc gia.
- Về nghiệp vụ tổ chức cán bộ đã được
tin học hóa công tác quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức và lao động hợp
đồng trên phần mềm. Hiện nay Bộ Nội vụ đang được giao triển khai Cơ sở dữ liệu
về cán bộ, công chức, viên chức. Khi cơ sở dữ liệu này được triển khai thì sẽ
thực hiện việc liên thông giữa cơ sở dữ liệu của Bộ với Cơ sở dữ liệu quốc gia.
- Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ
hành chính sẽ phải thực hiện việc báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ
ngành liên quan theo quy định.
- Bảng tổng hợp định hướng tin học hóa
cho từng nhóm nghiệp vụ hành chính như sau:
STT
|
Nghiệp vụ
|
Định hướng
tin học hóa
|
Yêu cầu về
trao đổi giữa các CQ/ĐV hoặc các HTTT khác
|
1
|
Thanh tra
|
- Quản lý công tác thanh tra, kiểm
tra.
|
|
2
|
Văn phòng
|
- Quản lý, theo dõi đôn đốc tình
hình thực hiện các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao;
- Quản lý văn bản và hồ sơ công việc,
trao đổi văn bản điện tử;
- Quản lý tài liệu lưu trữ điện tử;
- Quản lý danh mục, nội dung TTHC
thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ;
- Quản lý lịch họp, lịch công tác của
Bộ;
- Quản lý tài sản;
- Quản lý tiền lương;
|
- Trục liên thông văn bản quốc gia;
- Cơ sở dữ liệu theo dõi tình hình
thực hiện các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao (Văn phòng
Chính phủ).
|
3
|
Tổ chức cán bộ
|
- Quản lý hồ sơ cán bộ công chức,
viên chức và lao động hợp đồng (bao gồm thông tin hồ sơ cán bộ và thông tin
các quyết định liên quan)
|
Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ,
công chức, viên chức
|
4
|
Thi đua khen thưởng
|
- Quản lý thông tin về danh hiệu,
hình thức khen thưởng của các tập thể, cá nhân
|
CSDL thông tin hồ sơ về thi đua -
khen thưởng của Vụ Tổ chức cán bộ bao gồm cả Bộ KH&ĐT (Ban Thi đua - Khen
thưởng Trung ương)
|
5
|
Pháp chế
|
- Quản lý văn bản quy phạm pháp luật
của Bộ
|
Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản
pháp luật (Bộ Tư pháp)
|
6
|
Khoa học và công nghệ
|
Quản lý các nhiệm vụ, đề tài khoa học
của Bộ
|
CSDL quốc gia về khoa học và công
nghệ
|
1.3.2.2. Mô hình liên thông
nghiệp vụ chuyên ngành
![](00634421_files/image004.jpg)
Hình 4: Mô
hình liên thông nghiệp vụ chuyên ngành
- Các đơn vị chuyên ngành chủ trì cập nhật và
quản lý thông tin, dữ liệu chuyên ngành do đơn vị phụ trách (theo chức năng,
nhiệm vụ được giao). Việc trao đổi, liên thông thông tin, dữ liệu giữa các đơn
vị trực thuộc Bộ và với các cơ quan bên ngoài phải được thực hiện thống nhất
thông qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ của Bộ và tuân thủ các quy định để tránh
chồng chéo, tận dụng tối đa tài nguyên thông tin chung.
- Bảng tổng hợp định hướng tin học hóa
cho từng nhóm nghiệp vụ chuyên ngành như sau:
STT
|
Lĩnh vực
|
Định hướng
tin học hóa
|
Yêu cầu về
trao đổi giữa các CQ/ĐV hoặc các HTTT khác
|
1
|
Quy hoạch; chiến lược, kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội
|
- Quản lý quy hoạch theo Luật Quy hoạch:
Lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố, thực hiện, đánh giá, điều
chỉnh quy hoạch trong hệ thống quy hoạch quốc gia;
- Quản lý số liệu tổng hợp, theo
dõi, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội định kỳ
hằng tháng, quý, năm, giữa kỳ và 5 năm.
|
Cơ sở dữ liệu chuyên ngành: Cơ sở dữ
liệu nền địa lý quốc gia, không gian biển quốc gia; dữ liệu thống kê quốc gia
và hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã;
tài nguyên nước; địa chất và khoáng sản; môi trường; khí tượng, thủy văn; tài
nguyên môi trường biển và hải đảo”; biến đổi khí hậu; thống kê, kiểm kê về đất
đai; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thông tin và liên quan đến điều tra cơ
bản về đất đai; hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật; hệ thống kết cấu hạ tầng
xã hội; xây dựng; hệ thống đô thị và điểm dân cư nông thôn; nhà ở và thị trường
bất động sản; quốc phòng, an ninh; đo đạc và bản đồ - Cơ sở dữ
liệu quốc gia về Tài chính
|
2
|
Đầu tư phát triển
|
- Quy trình lập, tổng hợp, điều chỉnh,
kéo dài, báo cáo tình hình thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công trung
hạn, hằng năm theo dự án. Quản lý dự án.
- Quy trình tổng hợp báo cáo theo
dõi, đánh giá chương trình mục tiêu quốc gia.
- Báo cáo giám sát, đánh giá hoạt động
đầu tư công.
|
- Hệ thống TABMIS của Bộ Tài
chính (số liệu giải ngân theo từng dự án).
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về Tài
chính
|
3
|
Quản lý vốn ODA, vốn vay ưu đãi, viện
trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức, viện trợ của Việt
Nam cho các nước
|
- Quản lý các đề xuất dự án;
- Quản lý các dự án sử dụng nguồn vốn
ODA, vốn vay ưu đãi;
- Tổng hợp, báo cáo giám sát, đánh
giá các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi.
|
- Hệ thống TABMIS của Bộ Tài
chính (số liệu giải ngân theo từng dự án).
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về Tài chính
|
4
|
Đầu tư trong nước, đầu tư của nước
ngoài và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài
|
- Quản lý hoạt động đầu tư trong nước;
- Quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp
của nước ngoài vào Việt Nam;
- Quản lý hoạt động đầu tư của Việt
Nam ra nước ngoài;
- Quản lý hoạt động đầu tư theo hình
thức đối tác công - tư (PPP);
- Quản lý hoạt động xúc tiến đầu tư;
- Báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể
hoạt động đầu tư.
|
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký
doanh nghiệp (thông tin đăng ký doanh nghiệp và các thông tin khác liên quan)
|
5
|
Quản lý đấu thầu
|
- Quy trình về đấu thầu, lựa chọn
nhà thầu, lựa chọn nhà đầu tư qua mạng;
- Quy trình về đăng ký nhà thầu, nhà
đầu tư, chủ đầu tư, bên mời thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
- Đăng tải các thông tin về đấu thầu
theo quy định.
|
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký
doanh nghiệp (thông tin đăng ký doanh nghiệp và các thông tin khác liên quan)
|
6
|
Quản lý các khu kinh tế
|
Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất,
khu kinh tế ven biển, khu kinh tế cửa khẩu, khu kinh tế chuyên biệt và các loại
hình khu kinh tế khác
|
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch,
đầu tư, đầu tư công, đăng ký doanh nghiệp: để đảm bảo tính tương thích và kết
nối thông tin.
- Hệ thống TABMIS của Bộ Tài
chính (số liệu giải ngân theo từng dự án): để đảm bảo tính tương thích với
nhóm dịch vụ quản lý tài chính kế toán tại mục 3 của Khung kiến trúc ban hành
kèm theo Quyết định 2568/QĐ-TTg và bổ trợ cho hệ thống đầu tư công.
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về Tài
chính: để theo dõi, giám sát các công trình, dự án có sử dụng vốn NSNN trong
khu công nghiệp/khu kinh tế.
|
7
|
Đăng ký kinh doanh, hộ kinh doanh
|
- Các quy trình liên quan đến đăng
ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh;
- Kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp
sau thành lập;
- Cung cấp thông tin về đăng ký
doanh nghiệp, hộ kinh doanh
|
- Hệ thống thông tin về Thuế của Bộ
Tài chính;
- Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp (Bộ
Tư pháp);
- Hệ thống thông tin về bảo hiểm xã
hội;
- CSDL quốc gia về dân cư;
- Cơ sở dữ liệu của Cục Sở hữu trí
tuệ Việt Nam.
|
8
|
Phát triển doanh nghiệp
|
- Mạng lưới tư vấn viên;
- Công bố chương trình hỗ trợ DNNVV;
- Công bố thông tin DNNN.
|
- Cổng Thông tin doanh nghiệp yêu cầu
kết nối với Hệ thống Đăng ký kinh doanh quốc gia.
|
9
|
Kinh tế tập thể, kinh tế hợp
tác
|
- Các quy trình liên quan đến đăng ký
hợp tác xã;
- Báo cáo tình hình hoạt động của hợp
tác xã.
- Cung cấp thông tin về hợp tác xã
|
- Hệ thống thông tin về Thuế của Bộ
Tài chính.
|
10
|
Thống kê
|
- Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu
thống kê thống kê nhà nước; hệ thống xử lý kết quả các cuộc điều tra
|
- CSDL quốc gia về dân cư;
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký
doanh nghiệp;
- Cơ sở dữ liệu hành chính của các bộ,
ngành.
|
1.4. Danh mục cơ sở dữ
liệu cấp Bộ
STT
|
Tên CSDL
|
Đơn vị chủ trì
cập nhật
|
Ghi chú
|
A
|
DANH MỤC CSDL
CHUYÊN NGÀNH
|
|
|
1
|
CSDL quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
|
Cục Quản lý đăng ký kinh doanh
|
Nghị định số 47/2024/NĐ-CP
Cơ sở dữ liệu quốc gia theo Quyết định
số 714/QĐ-TTg
|
2
|
CSDL về đăng ký hợp tác xã
|
Cục Kinh tế hợp tác
|
Theo Quyết định số 1814/QĐ-BKHĐT
|
3
|
CSDL về hộ kinh doanh
|
Cục Quản lý đăng ký kinh doanh
|
|
4
|
CSDL thống kê quốc gia
|
Tổng cục Thống kê
|
Cơ sở dữ liệu quốc gia theo Quyết định
1627/QĐ-TTg
|
5
|
CSDL về khu công nghiệp, khu kinh tế
|
Vụ Quản lý khu kinh tế
|
Theo quy định tại Nghị định số 35/2022/NĐ-CP ngày
28/5/2022 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế và các văn
bản hướng dẫn.
Theo Quyết định số 1814/QĐ-BKHĐT
|
6
|
CSDL về đấu thầu
|
Cục Quản lý đấu thầu
|
|
7
|
CSDL quốc gia về đầu tư công
|
Trung tâm Công nghệ thông tin và chuyển
đổi số
|
|
8
|
CSDL quốc gia về đầu tư
|
Cục Đầu tư nước ngoài
|
|
9
|
CSDL quốc gia về quy hoạch
|
Trung tâm Công nghệ thông tin và
chuyển đổi số; Vụ Quản lý quy hoạch
|
|
10
|
CSDL quốc gia về doanh nghiệp nhà nước
|
Cục Phát triển doanh nghiệp
|
Đang trong quá trình lập kế hoạch
xây dựng
|
11
|
CSDL về tư vấn viên
|
Cục Phát triển doanh nghiệp
|
Đang trong quá trình lập kế hoạch
xây dựng
|
12
|
CSDL về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
|
Cục Phát triển doanh nghiệp
|
Đang trong quá trình lập kế hoạch
xây dựng
|
13
|
CSDL điều tra thống kê
|
Tổng cục Thống kê
|
|
B
|
DANH MỤC CƠ SỞ DỮ
LIỆU DÙNG CHUNG
|
|
|
1
|
CSDL định danh tập trung
|
Trung tâm Công nghệ thông tin và
chuyển đổi số
|
Theo Quyết định số 1814/QĐ-BKHĐT
|
2
|
CSDL mã định danh của các cơ quan,
đơn vị thuộc Bộ phục vụ kết nối, trao đổi văn bản điện tử
|
Trung tâm Công nghệ thông tin và chuyển
đổi số
|
Theo Quyết định số 20/2020/QĐ-TTg
ngày 22/7/2020 của Thủ tướng
Chính phủ về mã định danh điện tử của các cơ quan, tổ chức phục vụ kết nối,
chia sẻ dữ liệu với các bộ, ngành, địa phương
|
3
|
CSDL về thủ tục hành chính thuộc phạm
vi chức năng quản lý của Bộ
|
Văn phòng Bộ và các đơn vị liên quan
thuộc Bộ
|
Theo Quyết định số 1814/QĐ-BKHĐT
|
4
|
CSDL văn bản quy phạm pháp luật, văn
bản chỉ đạo điều hành của Bộ
|
Các đơn vị liên quan thuộc Bộ
|
Theo Quyết định số 1814/QĐ-BKHĐT
|
5
|
CSDL cán bộ, công chức, viên chức của
Bộ
|
Vụ Tổ chức cán bộ
|
Theo Quyết định số 1814/QĐ-BKHĐT
|
6
|
CSDL các nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ giao
|
Văn phòng Bộ và các đơn vị liên quan
thuộc Bộ
|
Theo Quyết định số 1814/QĐ-BKHĐT
|
7
|
CSDL về phản ánh, kiến nghị
|
Văn phòng Bộ và các đơn vị
liên quan thuộc Bộ
|
Theo Quyết định số 1814/QĐ-BKHĐT
|
8
|
CSDL về các danh mục
dùng chung cho các hệ thống: địa bàn hành chính, hệ thống ngành kinh tế,...
|
Tổng cục Thống kê và các đơn vị liên
quan thuộc Bộ
|
Theo Quyết định số 1814/QĐ-BKHĐT
|
1.5. Mô hình trao đổi
thông tin, dữ liệu giữa các cơ quan
1.5.1. Tổng
quát mô hình trao đổi thông tin dữ liệu cơ bản
1.5.1.1. Trao đổi dữ
liệu thông qua văn bản điện tử
- Mô hình trao đổi dữ liệu thông qua
văn bản điện tử:
![](00634421_files/image005.jpg)
Hình 5: Mô
hình trao đổi dữ liệu thông qua văn bản điện tử
- Thông tin trao đổi
thực tế vô cùng đa dạng và theo tình huống khác nhau, vì vậy, việc cấu trúc hóa
dữ liệu theo từng bước. Trao đổi văn bản điện tử vẫn sử dụng như phương tiện
trao đổi thông tin cơ bản nhất:
- Phương án này được áp dụng cho các
loại dữ liệu sau:
+ Dữ liệu phi cấu trúc và nửa cấu trúc
+ Dữ liệu không được thường xuyên trao
đổi
+ Dữ liệu không thể định hình từ trước
- Việc trao đổi dữ liệu bằng phương tiện
văn bản điện tử đã được áp dụng trên cơ sở ứng dụng Hệ thống Quản lý và Hồ sơ
công việc tại Bộ KH&ĐT, việc trao đổi văn bản điện tử đã cơ bản được áp dụng
trong tất cả các đơn vị thuộc Bộ, việc triển khai tiếp theo là triển khai theo
lộ trình để văn bản điện tử thay thế cho văn bản giấy.
1.5.1.2. Trao đổi dữ
liệu thông qua khai thác dữ liệu dùng chung
![](00634421_files/image006.jpg)
Hình 6: Mô
hình trao đổi dữ liệu qua khai thác CSDL dùng chung
- Trong phương án này, dữ liệu thường
được trao đổi sẽ được lưu trữ trong một CSDL dùng chung của Bộ. CSDL dùng chung
sẽ được phân cấp cho một cơ quan chịu trách nhiệm quản lý, vận hành và duy trì,
đơn vị phát sinh nguồn dữ liệu sẽ chịu trách nhiệm về giá trị dữ liệu, các đơn
vị khác có thể khai thác, sử dụng chung. Điều này làm hạn chế quá trình trao đổi
và giảm các tác vụ hành chính trao đổi không cần thiết.
- Phương án này áp dụng với các loại dữ
liệu sau:
+ Dữ liệu có cấu trúc
+ Dữ liệu được nhiều cơ quan, đơn vị
cùng xây dựng và khai thác
+ Dữ liệu có tần suất truy cập
lớn
1.5.1.3. Trao đổi dữ
liệu thông qua dịch vụ
![](00634421_files/image007.jpg)
Hình 7: Mô
hình trao đổi dữ liệu thông qua dịch vụ
- Trong phương án này,
các cơ quan, đơn vị công bố các dịch vụ (công nghệ thông tin) tiếp nhận và cung
cấp dữ liệu cho các cơ quan khác khai thác và sử dụng. Phương án cung cấp và
khai thác sẽ được thiết kế qua mô hình kiến trúc tại mục 5 của báo
cáo này.
- Phương án này áp dụng với các loại dữ
liệu sau:
+ Dữ liệu có cấu trúc;
+ Dữ liệu phần lớn được duy trì và vận
hành bởi một đơn vị;
+ Dữ liệu đòi hỏi cần phải có các thao tác nghiệp
vụ xử lý;
+ Dữ liệu có tần suất truy cập
hạn chế và mang tính chuyên ngành cao.
- Với các phương án này, trong các phần
sau sẽ phân tích và xác định cụ thể thông tin, dữ liệu sẽ được trao đổi trong
phạm vi Bộ KH&ĐT.
1.5.2. Trao đổi
thông tin, dữ liệu phục vụ xử lý TTHC
![](00634421_files/image008.jpg)
Hình 8: Mô
hình trao đổi thông tin, dữ liệu phục vụ xử lý TTHC
Chi tiết thông tin, dữ liệu cần trao đổi
giữa các cơ quan như sau:
Bảng tổng hợp yêu cầu trao đổi thông
tin, dữ liệu xử lý TTHC dưới đây không bao gồm yêu cầu liên thông nghiệp vụ,
thông tin đã trình bày trong các quy trình chung. Ngoài ra, yêu cầu trao đổi
thông tin dạng văn bản khi cần xin ý kiến các cơ quan liên quan, yêu cầu phối hợp
xử lý với địa phương... cũng không trình bày trong bảng. Khi xử lý TTHC, nếu có phát
sinh yêu cầu trao đổi thông tin dạng văn bản, thực hiện trao đổi văn bản điện tử
qua Trục liên thông văn bản quốc gia:
STT
|
Đơn vị
|
Yêu cầu
thông tin và trao đổi giữa các CQ/ĐV hoặc các HTTT khác
|
Thông tin
trao đổi
|
Đối tượng
trao đổi
|
1
|
Cục Quản lý đăng ký kinh doanh
|
(1) Thông tin đăng ký doanh nghiệp mới
nhất
(2) Thông tin Trạng thái xử lý hồ
sơ.
(3) Thông tin đăng ký hợp tác xã
(4) Thông tin đăng ký hộ kinh doanh
|
Bộ Tài chính; Các Sở Kế hoạch và Đầu
tư
|
2
|
Cục Quản lý đấu thầu
|
(1) Đăng ký tham gia Hệ thống mạng đấu
thầu quốc gia đối với nhà thầu, nhà đầu tư
(2) Thay đổi, bổ sung các thông tin
của nhà thầu, nhà đầu tư đăng ký tham gia vào Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia
(3) Chấm dứt, tạm ngừng tham gia Hệ
thống mạng đấu thầu quốc gia
(4) Khôi phục tham gia hệ thống mạng
đấu thầu quốc gia
(5) Cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên
môn về đấu thầu;
(6) Cấp lại chứng chỉ nghiệp vụ
chuyên môn về đấu thầu;
(7) Gia hạn chứng chỉ nghiệp vụ
chuyên môn về đấu thầu.
|
Nhà thầu; Nhà đầu tư;
Chủ đầu tư;
Bên mời thầu; Cá nhân
|
3
|
Cục Đầu tư nước ngoài
|
(1) Thông tin hồ sơ đăng ký đầu tư
nước ngoài;
(2) Thông tin hồ sơ đăng ký đầu tư
ra nước ngoài;
(3) Thông báo thực hiện hoạt động đầu
tư ở nước ngoài.
|
Các Sở Kế hoạch và Đầu tư;
Các tổ chức/cá nhân
|
4
|
Vụ Pháp chế
|
Thông tin về TTHC đầu tư tại Việt
Nam: chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư; chấp thuận nhà đầu tư; điều chỉnh dự
án đầu tư; cấp, hiệu chỉnh, đổi, cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;...
|
|
5
|
Cục Phát triển doanh nghiệp
|
(1) Thông tin về tư vấn viên;
(2) Thông tin các loại báo cáo của
DNNN và bổ sung đối tượng trao đổi: Doanh nghiệp, Tổ chức, Cá nhân;
(3) Thông báo giải thể quỹ đầu tư khởi
nghiệp sáng tạo và báo cáo hoạt động quỹ khởi nghiệp sáng tạo trên Cổng thông
tin quốc gia hỗ trợ DNNVV
|
|
6
|
Vụ Kinh tế đối ngoại
|
Thông tin về các TTHC thuộc lĩnh vực
đầu tư bằng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và viện trợ không hoàn lại
không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức
|
|
7
|
Vụ Kinh tế nông nghiệp
|
TTHC về đầu tư vào nông nghiệp, nông
thôn
|
|
8
|
Cục Kinh tế hợp tác
|
Thông tin về TTHC của tổ hợp tác:
Thông báo thay đổi tổ hợp tác; Thông báo chấm dứt hoạt động của tổ hợp tác;
Thông báo thành lập tổ hợp tác.
|
|
1.5.3. Trao đổi thông
tin, dữ liệu phục vụ xử lý nghiệp vụ hành chính
![](00634421_files/image009.jpg)
Hình 9: Mô
hình trao đổi thông tin, dữ liệu phục vụ xử lý nghiệp vụ hành chính
- Các nghiệp vụ quản lý hành chính được
định hướng tin học hóa theo mô hình tập trung, khi đó, mọi yêu cầu trao đổi
thông tin, dữ liệu đều diễn ra trong nội bộ hệ thống.
- Đối với yêu cầu trao đổi thông tin,
dữ liệu với các cơ quan ngoài Bộ, chủ yếu qua đường công văn. Trường hợp này,
thực hiện trao đổi văn bản điện tử qua Trục liên thông văn bản quốc gia.
- Các trường hợp khác, thông tin, dữ
liệu cần trao đổi phải được cấu trúc hóa và được đóng gói dưới dạng thông điệp (message) để trao đổi
dưới dạng dịch vụ (service)
qua
LGSP của Bộ. Cụ thể:
STT
|
Đơn vị
|
Yêu cầu
thông tin và trao đổi giữa các CQ/ĐV hoặc các HTTT khác
|
Thông tin
trao đổi
|
Đối tượng
trao đổi
|
1
|
Thanh tra Bộ
|
(1) Thông tin chung thanh tra, khiếu
nại, tố cáo
(2) Thông tin thanh tra, kiểm tra
(3) Thông tin giải quyết khiếu nại,
tố cáo
(4) Thông tin phòng chống tham nhũng
(5) Thông tin xử lý vi phạm hành
chính
|
Thanh tra Chính phủ, Bộ Tư pháp, các
cơ quan có liên quan khác
|
2
|
Văn phòng Bộ
|
(1) Thông tin chung (lịch công tác,
phòng họp, quản lý xe,...)
(2) Thông tin văn thư, lưu trữ
(3) Thông tin hội nghị, cuộc họp
(4) Quản lý cơ sở vật chất của cơ
quan
(5) Quản lý thanh toán tiền lương, bảo
hiểm,... của cán bộ
(6) Thông tin tài chính - kế hoạch
(7) Thông tin kiểm soát thủ tục hành
chính
(8) Thông tin về truyền thông
|
Bộ Tài chính;
Các đơn vị thuộc Bộ; Các đơn vị liên
quan khác.
|
3
|
Vụ Tổ chức cán bộ
|
(1) Thông tin tổ chức bộ máy, biên
chế
(2) Thông tin cán bộ, công chức, người
lao động
(3) Thông tin đào tạo, bồi dưỡng
(4) Thông tin chế độ chính sách, lao
động, tiền lương
(5) Thông tin cải cách hành chính
(6) Thông tin hồ sơ về thi đua -
khen thưởng
|
Bộ Nội vụ;
Các đơn vị thuộc Bộ.
|
4
|
Vụ Khoa học, giáo dục, tài nguyên và
môi trường
|
(1) Thông tin sáng kiến, đề tài khoa
học
(2) Thông tin ngân sách hoạt động
khoa học
|
Bộ Khoa học và công nghệ;
Đơn vị liên quan thuộc Bộ.
|
5
|
Vụ Pháp chế
|
(1) Thông tin xây dựng văn bản pháp
luật
(2) Thông tin rà soát, hệ thống hóa
văn bản, theo dõi và kiểm tra việc thi hành pháp luật
(3) Thông tin phổ biến, hướng dẫn
văn bản pháp luật
|
Bộ Tư pháp;
Các đơn vị thuộc Bộ; Các đơn vị liên
quan khác.
|
1.5.4. Trao đổi thông
tin, dữ liệu phục vụ xử lý nghiệp vụ chuyên ngành
![](00634421_files/image010.jpg)
Hình 10: Mô
hình trao đổi thông tin nghiệp vụ phục vụ xử lý nghiệp vụ chuyên ngành
- Ngoài hình thức trao đổi thông tin bằng
văn bản và liên thông thông tin trong quá trình xử lý TTHC như đã trình bày,
thông tin, dữ liệu cần trao đổi giữa các đơn vị chuyên môn của Bộ là dữ liệu có
tính nền tảng, dữ liệu gốc (dữ liệu về dự án đầu tư, dữ liệu về quy hoạch, dữ
liệu về đăng ký doanh nghiệp, dữ liệu về đầu tư nước ngoài,...) phục vụ nhu cầu
xây dựng CSDL chuyên ngành của các đơn vị.
Chi tiết yêu cầu trao đổi thông tin, dữ
liệu như sau:
TT
|
Đơn vị
|
Yêu cầu
thông tin và trao đổi giữa các CQ/ĐV hoặc các HTTT khác
|
Thông tin
trao đổi
|
Đối tượng
trao đổi
|
1
|
Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân
|
(1) Thông tin về kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội 5 năm, hằng năm;
(2) Thông tin về kế hoạch đầu tư
công
|
Các Ban Đảng
Quốc hội;
Chính phủ;
Các địa phương.
|
2
|
Viện chiến lược phát triển
|
(1) Thông tin về chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội của cả nước;
|
Các Ban Đảng
Quốc hội;
Chính phủ;
Các địa phương.
|
3
|
Vụ Quản lý quy hoạch
|
(1) Thông tin kế hoạch 5 năm, kế hoạch
hằng năm về quy hoạch
(2) Thông tin quy hoạch toàn quốc
|
Các Bộ, Ngành;
Các địa phương;
Các cơ quan/tổ chức liên quan khác.
|
4
|
Các Vụ phụ trách đơn vị, ngành, lĩnh
vực, chương trình
|
(1) Thông tin về kế hoạch vốn đầu tư
công của từng cơ quan, ngành, lĩnh vực, chương trình.
|
Các đơn vị thuộc Bộ: Vụ Tổng hợp
kinh tế quốc dân; Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ.
Các Bộ, ngành, địa phương;
Các cơ quan/tổ chức liên quan khác.
|
5
|
Vụ Kinh tế đối ngoại
|
(1) Thông tin về hợp tác giữa Việt
Nam, Lào và Cam-pu-chia, hội nhập kinh tế quốc tế, Chương trình hợp tác kinh
tế Tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS), các sáng kiến hợp tác khác
(2) Thông tin về kế hoạch đầu tư
công trung hạn và hằng năm đối với các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn
vay ưu đãi
|
Các đơn vị thuộc Bộ: Vụ Tổng hợp
kinh tế quốc dân; Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ.
Các Bộ, ngành, địa phương;
Các cơ quan/tổ chức liên quan khác.
|
6
|
Vụ Quản lý khu kinh tế
|
(1) Thông tin chung về khu công nghiệp
và khu kinh tế
(2) Tình hình quy hoạch, phát triển
và thu hút đầu tư vào khu công nghiệp, khu kinh tế
|
Vụ Quản lý quy hoạch, Vụ Tổng hợp
kinh tế quốc dân, Cục Đầu tư nước ngoài, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh;
UBND cấp tỉnh và Ban Quản lý KCN, KKT các tỉnh,
thành phố;
Nhà đầu tư xây dựng và kinh doanh kết
cấu hạ tầng KCN;
Các cơ quan, tổ chức có liên quan
|
7
|
Cục Đầu tư nước ngoài
|
(1) Thông tin về đầu tư nước ngoài,
đầu tư trong nước
(2) Thông tin đầu tư ra nước ngoài
(3) Thông tin về xúc tiến đầu tư
|
Các đơn vị thuộc Bộ: Vụ Tổng hợp
kinh tế quốc dân; Tổng cục Thống kê
Các Địa phương;
Các cơ quan/tổ chức liên quan khác.
|
8
|
Cục Phát triển doanh nghiệp
|
(1) Thông tin về hỗ trợ phát triển
doanh nghiệp nhỏ và vừa;
(2) Thông tin tình hình sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước
|
Các doanh nghiệp nhà nước;
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa;
Các cơ quan/tổ chức liên quan khác.
|
9
|
Cục Kinh tế hợp tác
|
(1) Thông tin về chiến lược, quy hoạch,
kế hoạch, chương trình, đề án phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã
(2) Thông tin tổng hợp, xây dựng kế
hoạch và phân bổ kinh phí hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể từ nguồn ngân
sách nhà nước cho các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và các đoàn thể chính trị -
xã hội, hội và hiệp hội
|
Các đơn vị thuộc Bộ: Vụ Tổng hợp
kinh tế quốc dân;
Tổng cục Thống kê
Các Bộ, ngành, địa phương;
Các cơ quan/tổ chức liên quan khác.
|
10
|
Cục Quản lý đăng ký kinh doanh
|
Thông tin về đăng ký doanh nghiệp, hộ
kinh doanh, hợp tác xã và các loại hình doanh nghiệp khác
|
Bộ Tài chính;
Các Sở Kế hoạch và Đầu tư;
Người dân, doanh nghiệp;
Các cơ quan/tổ chức liên quan khác.
|
11
|
Cục Quản lý đấu thầu
|
(1) Thông tin về đấu thầu, về PPP và
các cam kết quốc tế về đấu thầu mà Việt Nam là thành viên.
(2) Thông tin về chứng chỉ nghiệp vụ
chuyên môn đấu thầu
|
Các cơ quan/tổ chức liên quan.
|
12
|
Tổng cục Thống kê
|
(1) Thông tin Hệ thống chỉ tiêu thống
kê quốc gia
(2) Thông tin thống kê kinh tế - xã
hội
(3) Thông tin phân tích và dự báo thống
kê tình hình kinh tế - xã hội hàng tháng, quý, năm, nhiều năm
(4) Thông tin về đánh giá mức độ
hoàn thành các chỉ tiêu thuộc chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước
|
Các cơ quan/tổ chức liên quan
|
1.6. Phân tích, đánh
giá yêu cầu, nhu cầu đổi mới, liên thông quy trình nghiệp vụ
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư duy trì, đảm bảo
ổn định quy trình liên thông nghiệp vụ và sẽ nâng cấp, đổi mới quy trình theo
các quy định hiện hành.
2. Kiến trúc ứng
dụng
2.1. Hiện trạng
các ứng dụng đang sử dụng
2.1.1. Danh mục
ứng dụng
TT
|
Tên hệ thống
thông tin
|
Tên miền
truy cập
|
I
|
Hệ thống thông tin
phục vụ hoạt động nội bộ
|
|
1
|
Hệ thống thông tin danh mục dùng
chung
|
https://common.mpi.gov.vn
|
2
|
Nền tảng quản trị số tổng thể
|
https://quantriso.mpi.gov.vn
|
3
|
Hệ thống điểm danh tích hợp
|
https://diemdanhtichhop.mpi.gov.vn
|
4
|
Hệ thống Quản lý tài liệu lưu trữ điện
tử
|
https://luutru.mpi.gov.vn
|
5
|
Hệ thống thư điện tử
|
https://mail.mpi.gov.vn
|
6
|
Hệ thống Quản lý văn bản và Hồ sơ
công việc
|
https://eoffice.mpi.gov.vn
|
7
|
Phần mềm quản lý cán bộ, công chức,
viên chức của Bộ
|
Phần mềm Winform
|
8
|
Hệ thống camera giám sát an
ninh
|
Phần mềm Winform
|
9
|
Nền tảng phân tích, xử lý dữ liệu tổng
hợp tập trung
|
https://hienthichiso.mpi.gov.vn
|
10
|
Nền tảng dữ liệu số của ngành (Kho dữ
liệu)
|
|
11
|
Nền tảng họp trực tuyến
|
https://lichhop.mpi.gov.vn/
https://hnth.mpi.gov.vn
|
12
|
Phần mềm Quản lý công việc của Tổng
cục Thống kê
|
https://taskgov.misa.vn
|
13
|
Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp
bộ
|
https://lgsp.mpi.gov.vn
|
II
|
Hệ thống thông tin
phục vụ người dân, doanh nghiệp
|
|
1
|
Cổng thông tin điện tử
|
https://www.mpi.gov.vn
|
2
|
Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục
hành chính
|
https://dichvucong.mpi.gov.vn
https://motcua.mpi.gov.vn
|
3
|
CSDL về văn bản pháp luật
|
https://vbpl.mpi.gov.vn
|
4
|
Cổng thông tin doanh nghiệp
|
https://business.gov.vn
|
5
|
Trang tin điện tử về chuyển đổi số
|
https://chuyendoiso.mpi.gov.vn
|
6
|
Hệ thống tiếp nhận và xử lý phản ánh
kiến nghị
|
https://pakn.mpi.gov.vn
|
7
|
Cổng dữ liệu
|
https://data.mpi.gov.vn
|
8
|
Trang thông tin điện tử Tam giác
phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam
|
https://clv-development.org/
|
9
|
Hệ thống trang thông tin điện tử của
các đơn vị
|
|
9.1
|
Trang thông tin điện
tử Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
|
https://ciem.org.vn
|
9.2
|
Cổng thông tin kinh
tế Việt Nam - Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
|
https://vnep.ciem.org.vn
|
9.3
|
Trang thông tin điện
tử Viện Chiến lược phát triển
|
https://vids.mpi.gov.vn
|
9.4
|
Trang thông tin điện
tử phát triển nhân lực Việt Nam
|
https://ptnlvn.gov.vn
https://manpowerdevelopment.gov.vn
|
9.5
|
Trang thông tin điện
tử đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP)
|
https://ppp.mpi.gov.vn
|
9.6
|
Trang thông tin điện
tử Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ kinh tế - kế hoạch
|
https://trungtambdcb.mpi.gov.vn
|
9.7
|
Trang thông tin điện
tử Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
|
https://phattriendnnvv.mpi.gov.vn
|
9.8
|
Trang thông tin điện
tử Vietnam
2030
Agenda
|
https://vietnam2030agenda.mpi.gov.vn
|
10
|
Trang thông tin điện tử của
Tổng
cục Thống kê
|
https://gso.gov.vn
|
III
|
Hệ thống thông tin
chuyên ngành, quốc gia
|
|
1
|
Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu
quốc gia về đầu tư công
|
https://dautucong.mpi.gov.vn
https://taikhoan.mpi.gov.vn
|
2
|
Hệ thống thông tin về giám sát, đánh
giá đầu tư
|
https://dautucong.mpi.gov.vn
https://giamsatdautuquocgia.mpi.gov.vn
|
3
|
Hệ thống thông tin quốc gia về quy
hoạch
|
https://quyhoachquocgia.mpi.gov.vn
|
4
|
Hệ thống thông tin báo cáo
|
https://baocaodientu.mpi.gov.vn
|
5
|
Hệ thống thông tin quốc gia về đăng
ký doanh nghiệp
|
https://dangkykinhdoanh.gov.vn
|
6
|
Hệ thống thông tin quốc gia về đăng
ký hợp tác xã
|
https://dangnhap.dkkd.gov.vn/
|
7
|
Hệ thống thông tin đăng ký hộ kinh
doanh
|
https://hokinhdoanh.dkkd.gov.vn/
|
8
|
Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia
|
https://muasamcong.mpi.gov.vn
|
9
|
Hệ thống thông tin quốc gia về đầu
tư
|
https://fdi.gov.vn
https://vietnaminvest.gov.vn
https://adminfdi.mpi.gov.vn
https://fia.mpi.gov.vn
|
2.1.2. Mô tả các hệ
thống ứng dụng
2.1.2.1. Ứng dụng
CNTT trong công tác chỉ đạo, điều hành
(1) Hệ thống thông tin danh mục dùng
chung
Hệ thống dùng để quản trị danh mục
dùng chung, quản lý người dùng và phân quyền tập trung cho các ứng dụng nội bộ
của Bộ.
(2) Nền tảng quản trị số tổng thể
- Bộ KH&ĐT đã xây dựng và triển
khai Nền tảng quản trị số tổng thể từ năm 2023. Nền tảng quản trị số tổng thể bao gồm
cả ứng dụng web
và
ứng dụng di động. Nền tảng này cho phép người sử dụng đăng nhập một lần, trải
nghiệm xuyên suốt, đồng bộ các chức năng về các thông báo của Bộ, văn bản điện
tử, nhiệm vụ, lịch làm việc, họp trực tuyến, điểm danh tích hợp, tổng hợp thông
tin báo chí,... Nền tảng sử dụng
tài khoản thuộc Hệ thống tài khoản tập trung của Bộ đã cấp cho 100% cán bộ,
công chức, viên chức và nhân viên của Bộ để đăng nhập Hệ thống.
- Các chức năng được tích hợp thông
tin từ các Hệ thống khác:
+ Công khai danh sách các nhiệm vụ quá
hạn của Bộ theo các đơn vị chủ trì xử lý (từ CSDL theo dõi nhiệm vụ Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ giao theo Quyết định 42/QĐ-TTg);
+ Công khai danh sách các văn bản quá
hạn theo từng đơn vị (tích hợp từ Hệ thống Quản lý văn bản và Hồ sơ công việc);
+ Xem thông tin của từng cá nhân (tích
hợp từ Hệ thống Quản lý cán bộ, công chức, viên chức của Bộ);
+ Xem thông tin quẹt thẻ ra, vào cổng;
thông tin nghỉ phép, làm việc ngoài giờ, làm việc ngoài cơ quan,... (tích hợp từ
Hệ thống Điểm danh tích hợp).
- Các thông tin cung cấp cho người sử
dụng:
+ Các thông báo của Bộ, thông báo của
Đảng ủy, Công đoàn cơ quan;
+ Văn bản chỉ đạo điều hành,
+ Lịch họp, tiếp khách của Bộ,
+ Lịch công tác của Lãnh đạo Bộ, lãnh
đạo đơn vị,
- Trợ lý ảo hỗ trợ người dùng sử dụng
hệ thống
- Các chức năng tiện ích khác như:
Đăng ký hỗ trợ kỹ thuật, tài liệu hướng dẫn sử dụng các hệ thống thông tin của
Bộ, danh bạ điện tử.
- Các kênh thông tin cung cấp cho người
sử dụng: web,
ứng
dụng di động, tin nhắn, thư điện tử.
- Về triển khai: Hệ thống đã triển
khai đến 100% các đơn vị trực thuộc Bộ.
(3) Hệ thống điểm danh tích hợp
Hệ thống hỗ trợ việc kiểm soát vào ra,
chấm công cho cán bộ, công chức, viên chức, bao gồm: công cụ ghi nhận các sự kiện
của cán bộ (quẹt thẻ cho người đi bộ, nhận diện oto), công cụ để quản lý quy
trình đăng ký, duyệt giấy phép (nghỉ phép, nghỉ ốm, nghỉ chế độ), duyệt đi học,
đi công tác, ... của các cán bộ, công chức, viên chức và nhân viên thuộc Bộ.
(4) Hệ thống Quản lý văn bản và Hồ sơ
công việc
Hệ thống Quản lý văn bản và Hồ sơ công
việc được triển khai với cả phiên bản trên web và di động, các đơn vị thuộc Bộ đã triển
khai gửi, nhận văn bản điện tử ứng dụng chữ ký số trên hệ thống, Hệ thống có khoảng
7.700 người sử dụng.
Các chức năng chính của hệ thống:
- Nhận, phân xử lý, cập nhật văn bản đến
- Tạo mới, trình điện tử, gửi văn bản
đi
- Quản lý các hồ sơ công việc
- Quản lý nhiệm vụ
- Trích xuất các báo cáo, thống kê
Các hệ thống khác được tích hợp:
- Hệ thống Phản ánh kiến nghị của Bộ
- Hệ thống Quản lý tài liệu lưu trữ điện
tử của Bộ
- Hệ thống điểm danh tích hợp
- Trục liên thông văn bản quốc gia
(5) Hệ thống Quản lý tài liệu lưu trữ
điện tử của Bộ
- Hệ thống Quản lý tài liệu lưu trữ điện
tử đã được Bộ KH&ĐT xây dựng và triển khai trên mạng Internet. Hệ thống Quản
lý tài liệu lưu trữ điện tử là hệ thống hỗ trợ đắc lực cho các cán bộ lưu trữ của
đơn vị và cơ quan trong công tác quản lý, nộp lưu, chỉnh lý hồ sơ tài liệu; hỗ
trợ công tác khai thác hồ sơ, tiêu hủy hồ sơ, tìm kiếm và tra cứu. Hệ thống sử
dụng hệ thống tài khoản tập trung của Bộ để đăng nhập.
- Hệ thống được triển khai theo đúng
phân cấp về công tác lưu trữ của Bộ:
+ Triển khai tại Văn phòng Bộ để quản
lý hồ sơ lưu trữ của Bộ;
+ Triển khai tại các đơn vị được phân
cấp về công tác lưu trữ để quản lý hồ sơ lưu trữ của đơn vị.
(6) Hệ thống thư điện tử công vụ
Hệ thống thư điện tử công vụ của Bộ KH&ĐT
đã được triển khai đến các đơn vị thuộc Bộ và sử dụng hệ thống tài khoản tập
trung của Bộ: 100% cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong Bộ được
cấp và sử dụng thường xuyên thư điện tử công vụ trong trao đổi, xử lý công việc
hàng ngày.
(7) Phần mềm quản lý cán bộ, công chức,
viên chức của Bộ
- Phần mềm quản lý cán bộ, công chức,
viên chức của Bộ được triển khai từ năm 2011 và triển khai thống nhất đến các
đơn vị thuộc Bộ. Hệ thống này triển khai trong hệ thống mạng LAN của Bộ.
- Phần mềm này được triển khai theo
đúng phân cấp về quản lý cán bộ của Bộ:
+ Triển khai tại Vụ Tổ chức cán bộ để
quản lý hồ sơ của các công chức thuộc quản lý của Bộ;
+ Triển khai tại các đơn vị được phân
cấp về quản lý cán bộ để quản lý hồ sơ của các công chức, viên chức, nhân viên
thuộc quản lý của đơn vị.
- Thông tin quản lý trên phần mềm bao gồm:
+ Thông tin chi tiết về cán bộ trong Hồ
sơ cán bộ, Phiếu khai lý lịch bổ sung hằng năm;
+ Thông tin theo các quyết định liên
quan đến cán bộ: Bổ nhiệm, điều động, miễn nhiệm; nâng lương, nâng ngạch; tuyển
dụng, tiếp nhận; đào tạo, bồi dưỡng, cử đi công tác, học tập trong và ngoài nước;
khen thưởng, kỷ luật, kết quả phân loại đánh giá hằng năm; thuyên chuyển, thôi
việc, nghỉ hưu;
+ Thông tin về công tác quy hoạch, kê
khai tài sản hằng năm.
- Trên phần mềm đã quản lý thông tin hồ
sơ của hơn 7.000 cán bộ, công chức, viên chức của Bộ hiện đang còn công tác tại
Bộ và thường xuyên được cập nhật thông tin bổ sung (tính hồ sơ cán bộ đã nghỉ
hưu, chuyển công tác thì số hồ sơ quản lý trên Hệ thống).
(8) Hệ thống camera giám sát an
ninh:
Cho phép giám sát an ninh khuôn viên trụ sở 6B Hoàng Diệu, hành lang các tòa
nhà khu vực 6B Hoàng Diệu.
(9) Nền tảng phân tích, xử lý dữ liệu
tổng hợp tập trung: Thực hiện việc phân tích, xử lý dữ liệu tổng hợp tập
trung trong nhiều lĩnh vực thuộc chức năng nhiệm vụ của Bộ như: Đầu tư công,
giám sát đầu tư, việc triển khai nhiệm vụ của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ,
trong việc báo cáo điện tử các cấp, trong an toàn, an ninh mạng, trong tích hợp
dữ liệu,....
(10) Nền tảng dữ liệu số của ngành
(Kho dữ liệu)
- Đây là nơi lưu trữ thông tin từ các
hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu của Bộ và được tích hợp với
các Hệ thống chỉ đạo điều hành khác của Bộ để kết nối tất cả các thông tin dữ
liệu của Bộ để hỗ trợ, phục vụ việc phân tích dữ liệu lớn, hỗ trợ ra quyết định.
(11) Nền tảng họp trực tuyến
- Bộ đã xây dựng và triển khai nền tảng
họp trực tuyến, cho phép họp trực tuyến linh hoạt đến từng thiết bị cá nhân của
người tham gia, kết nối thông suốt, đồng bộ với hệ thống họp trực tuyến đã có ở
các cơ quan, tổ chức; các đơn vị có thể đăng ký phòng họp, quản lý các thông tin về
tài liệu họp, mời họp và các tài liệu khác cũng như thực hiện việc họp trực tuyến,
họp không giấy tờ.
- Các chức năng đã được tin học hoá:
+ Quy trình về đăng ký, duyệt lịch họp
và lịch tiếp khách của Bộ: Toàn bộ quy trình đăng ký lịch họp của các đơn vị
thuộc Bộ và duyệt, phân phòng họp của Văn phòng Bộ được thực hiện toàn bộ trực
tuyến trên Hệ thống này, không dùng văn bản giấy để đăng ký;
+ Quy trình về nhập, duyệt lịch làm việc
của Lãnh đạo Bộ, Lãnh đạo các đơn vị: Quy trình này sẽ được Thư ký Lãnh đạo Bộ
(với lịch làm việc của Lãnh đạo Bộ) và các đơn vị (với lịch làm việc của Lãnh đạo
các đơn vị) cập nhật, quản lý và công khai trên Hệ thống;
(12) Phần mềm Quản lý công việc của Tổng
cục Thống kê
- Phần mềm được triển khai nội bộ tại Tổng cục
Thống kê để quản lý công việc được giao, Phần mềm sẽ là công cụ đánh giá tiến độ
triển khai kế hoạch công tác hằng năm của Lãnh đạo Tổng cục giao cho các đơn vị,
Lãnh đạo các đơn vị giao cho công chức, viên chức và người lao động nhằm nâng
cao năng suất, hiệu quả triển khai, thực hiện công việc; minh bạch quá trình
đánh giá công chức, viên chức và người lao động trong toàn Ngành, đồng thời
công chức, viên chức và người lao động biết được sự đánh giá tiến độ và chất lượng
công việc do mình thực hiện.
- Phần mềm còn giúp tăng cường sự giám
sát chặt chẽ và phân định rõ trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân tham gia thực
hiện nhiệm vụ, công việc được giao; tư liệu hóa các nhiệm vụ, công việc được
giao.
(13) Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu
cấp bộ
- Nền tảng tích hợp và
chia sẻ dữ liệu cấp
Bộ LGSP (Local
Government
Service Platform)
là
hệ thống nền tảng xương sống trong kiến trúc chính phủ điện tử tại Bộ.
- Được sử dụng phục vụ tích hợp, chia
sẻ thống nhất các thông tin dữ liệu giữa các hệ thống của Bộ với nhau và với
các bộ ngành, địa phương.
2.1.1.2. Ứng dụng
phục vụ người dân, doanh nghiệp
(1) Cổng thông tin điện tử
- Cổng thông tin điện
tử của Bộ là nơi cung cấp các thông tin chính thống, tập trung về hoạt động của
Bộ Kế hoạch và Đầu tư trên môi trường mạng.
(2) Nền tảng hệ thống thông tin giải
quyết thủ tục hành chính
- Nền tảng hệ thống
thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Bộ cung cấp thông tin của 231 thủ tục
hành chính. Hệ thống đang được triển khai là sự hợp nhất của Cổng dịch vụ công
trực tuyến và hệ thống một cửa điện tử của Bộ tại địa chỉ https://dichvucong.mpi.gov.vn.
Hệ
thống đã được kết nối với Cổng dịch vụ công quốc gia; Cơ sở dữ liệu quốc gia về
dân cư và các Hệ thống chuyên ngành (đấu thầu, đăng ký kinh doanh,...)
- Các hệ thống cung cấp dịch vụ công
trực tuyến:
+ Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục
hành chính của Bộ;
+ Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
+ Cổng thông tin quốc gia về đầu tư;
+ Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
(3) CSDL về văn bản pháp luật
Cơ sở dữ liệu về văn bản pháp luật của
Bộ là nơi cung cấp, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản chỉ
đạo điều hành thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
(4) Cổng thông tin
doanh nghiệp
Cổng thông tin cung cấp thông tin hỗ
trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và công bố thông tin về doanh nghiệp nhà nước.
(5) Trang tin điện tử về chuyển đổi số:
- Bộ đã xây dựng chuyên trang về chuyển
đổi số của Bộ thường xuyên chia sẻ cẩm nang chuyển đổi số, thông tin chuyển đổi số,
các văn bản về chuyển đổi số.
(6) Hệ thống tiếp nhận và xử lý phản
ánh kiến nghị:
- Bộ đã triển khai Hệ thống tiếp nhận
và xử lý phản ánh, kiến nghị tại địa chỉ https://pakn.mpi.gov.vn/; liên thông với
Hệ thống phản ánh kiến nghị trên Cổng dịch vụ công quốc gia và chia sẻ dữ liệu với
Cổng Dịch vụ công và Cổng thông tin điện tử của Bộ để đảm bảo tiếp nhận đầy đủ
phản ánh, kiến nghị của người dân và doanh nghiệp từ các nguồn khác nhau và thực
hiện trả lời, công khai kết quả xử lý phản ánh kiến nghị một cách kịp thời.
(7) Cổng dữ liệu:
- Cổng dữ liệu của Bộ đã được triển
khai tại địa chỉ https://data.mpi.gov.vn
để
thực hiện cung cấp các dữ liệu mở theo Quyết định số 1814/QĐ-BKHĐT ngày
31/12/2021 và Quyết định số 1349/QĐ-BKHĐT ngày 02/8/2023 của Bộ trưởng.
(8) Trang thông tin điện tử Tam giác
phát triển Campuchia
- Lào
- Việt Nam:
- Trang thông tin điện
tử Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam là nơi tuyên truyền về tầm
quan trọng của mối quan hệ hợp tác giữa ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia trong
lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư; Đăng tải thông tin về môi trường đầu tư
và hoạt động thu hút đầu tư, xúc tiến du lịch, tình hình sản xuất kinh doanh của
ba nước; Quảng bá thông tin của các địa phương thuộc khu vực Tam giác phát triển
Campuchia
-
Lào
-
Việt Nam nhằm củng cố mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết truyền thống giữa ba nước.
(9) Hệ thống trang thông tin điện tử của
các đơn vị:
- Các trang thông tin điện tử của các
đơn vị thuộc Bộ cung cấp thông tin về chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ, tổ chức bộ
máy, dịch vụ, sản phẩm, ngành nghề và thông tin khác theo quy định phục vụ người
dân, doanh nghiệp, phục vụ hoạt động của chính của đơn vị như: Trang thông tin
điện tử của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương; Cổng thông tin kinh tế
Việt Nam - Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương; Trang thông tin điện tử
Viện Chiến lược phát triển; Trang thông tin điện tử phát triển nhân lực Việt
Nam; Trang thông tin điện tử đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP); Trang
thông tin điện tử Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ kinh tế - kế hoạch; Trang thông
tin điện tử Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; Trang thông tin điện tử Vietnam 2030 Agenda.
(10) Trang thông tin điện tử của Tổng
cục Thống kê:
- Trang thông tin điện tử của Tổng cục
Thống kê cung cấp các thông tin về chức năng, nhiệm vụ, lịch sử phát triển, sơ
đồ tổ chức, địa chỉ liên hệ của Tổng cục Thống kê. Đồng thời, trang thông tin
điện tử cung cấp các nội dung liên quan đến thông tin, số liệu chuyên ngành Thống
kê trong các lĩnh vực: dân số và lao động, tài khoản quốc gia và tài chính,
kinh tế, xã hội môi trường và đơn vị hành chính, tổng điều tra để phục vụ người
dân, doanh nghiệp.
2.1.1.3. Ứng dụng CNTT
chuyên ngành
(1) Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu
quốc gia về đầu tư công
- Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu
quốc gia về đầu tư công đã được xây dựng, triển khai thống nhất trên phạm vi cả
nước phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước về đầu tư công, bao gồm việc tổng hợp,
báo cáo, giao, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm; theo dõi,
đánh giá chương trình, dự án đầu tư công; quản lý, lưu trữ, công khai dữ liệu
theo quy định.
(2) Hệ thống thông tin về giám sát,
đánh giá đầu tư
- Hệ thống thông tin về giám sát, đánh
giá đầu tư đã được xây dựng và triển khai trên toàn quốc, tập trung tại Bộ Kế
hoạch và Đầu tư để cập nhật, lưu trữ thông tin, giám sát, đánh giá, phân tích,
công khai thông tin theo quy định về các chương trình, dự án đầu tư trên toàn
quốc.
- Hệ thống đã xây dựng công cụ để các
chủ đầu tư, cơ quan quản lý thực hiện việc cập nhật thông tin, báo cáo thay thế
báo cáo hành chính bằng giấy. Nhiều cơ quan đã triển khai và thực hiện công tác
giám sát, đánh giá đầu tư, cập nhật các quy định mới, chỉ đạo các đơn vị chuyên
môn trực thuộc, các chủ đầu tư cập nhật số liệu tổng hợp, tình hình thực hiện
các dự án đầu tư vào Hệ thống. Việc cập nhật số liệu vào Hệ thống góp phần từng
bước nâng cao chất lượng công tác giám sát, đánh giá đầu tư, giảm bớt khối lượng
báo cáo giấy, hướng đến mục tiêu các thông tin của các chương trình, dự án sử dụng
vốn nhà nước sẽ được đăng tải trên mạng internet theo quy định để các tổ chức,
cá nhân và xã hội tra cứu và cùng giám sát, đánh giá.
(3) Hệ thống thông tin quốc gia về quy
hoạch
- Được xây dựng nhằm
phục vụ công tác lập quy hoạch, lấy ý kiến về quy hoạch, công bố, cung cấp
thông tin về quy hoạch; giám sát, đánh giá quá trình thực hiện quy hoạch; giúp
nâng cao hiệu quả của công tác quản lý quy hoạch, giải quyết các mâu thuẫn xung
đột giữa các ngành trong quá trình lập và thực hiện quy hoạch; tiết kiệm thời
gian và chi phí nhờ cơ sở dữ liệu được cung cấp một cách kịp thời, chính xác.
(4) Hệ thống thông tin báo cáo
- Được xây dựng giúp
nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong công tác tổng hợp, báo cáo và chuyển đổi
phương thức chỉ đạo, điều hành dựa trên dữ liệu số. Số liệu trên văn bản giấy
chuyển sang điện tử dựa trên dữ liệu số thông qua hệ thống thông tin báo cáo, bảo
đảm cập nhật, tổng hợp, phân tích thông tin, dữ liệu kịp thời, chính xác, an
toàn và hiệu quả; thực hiện dễ dàng, nhanh chóng giúp tiết kiệm thời gian, tăng
sự kịp thời, chính xác của thông tin, số liệu báo cáo... Hệ thống thông tin báo
cáo của Bộ đã có dữ liệu và được gửi, nhận qua Hệ thống thông tin báo cáo quốc
gia.
(5) Hệ thống thông tin quốc gia về đăng
ký doanh nghiệp
- Hệ thống thông tin quốc gia về đăng
ký doanh nghiệp (Hệ thống TTQGĐKDN) đã được xây dựng và chính thức đưa vào vận
hành trên phạm vi toàn quốc từ năm 2010, phục vụ công tác tiếp nhận và xử lý hồ
sơ đăng ký doanh
nghiệp
của khoảng 600 cán bộ tại 63 Phòng Đăng ký kinh doanh trên phạm vi toàn quốc. Đến nay, Hệ thống
đã khẳng định được vai trò là một trong những Hệ thống quốc gia quan trọng đóng
góp cho quá trình cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam, tạo nền
tảng xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số. Hệ thống bao gồm:
- CSDL quốc gia về ĐKDN: là tập hợp dữ
liệu về đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc;
- Ứng dụng tiếp nhận và xử lý hồ sơ
đăng ký doanh nghiệp (ứng dụng lõi hay còn gọi là NBRS Basic): Đây là ứng dụng
phục vụ công tác cấp đăng ký doanh nghiệp của các Phòng Đăng ký kinh doanh, được
đưa vào vận hành trên phạm vi toàn quốc kể từ ngày 01/01/2011. Bên cạnh việc hỗ
trợ công tác xử lý hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, phần mềm đăng ký doanh nghiệp
trên Hệ thống TTĐKDNQG còn được sử dụng trong công tác quản lý doanh nghiệp sau
đăng ký thành lập. Phòng ĐKKD cấp tỉnh có thể ghi nhận các thông tin về hành vi
vi phạm của doanh nghiệp và xử lý theo quy định.
- Cổng TTQGĐKDN là trang thông tin điện
tử để các tổ chức, cá nhân thực hiện đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử,
truy cập thông tin về đăng ký doanh nghiệp để phục vụ cho công tác cấp Giấy Chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp của cơ quan đăng ký kinh doanh; khai thác và công bố
nội dung thông tin về đăng ký doanh nghiệp, tạo thuận lợi cho người dân, doanh
nghiệp, hướng tới một dịch vụ hành chính công hiện đại. Các dịch vụ công về
đăng ký doanh nghiệp được cung cấp trên Cổng TTQGĐKDN đã đáp ứng yêu cầu dịch vụ
công trực tuyến cấp độ 3-4, giúp giảm thời gian, chi phí thành lập doanh nghiệp,
đồng thời, góp phần xây dựng một hệ thống đăng ký kinh doanh minh bạch.
(6) Hệ thống thông tin quốc gia về đăng
ký hợp tác xã
- Hệ thống thông tin quốc gia về đăng
ký hợp tác xã được đưa vào vận hành từ 5/2019 trên phạm vi toàn quốc. Hiện nay,
Cơ sở dữ liệu trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký hợp tác xã đã cơ bản
hoàn thiện, trở thành kho dữ liệu có giá trị pháp lý là thông tin gốc về hợp
tác xã. Việc cập nhật dữ liệu đăng ký hợp tác xã liên tục theo thời gian thực ở
63 tỉnh/thành phố trên cả nước vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký hợp tác xã
và hoạt động kết nối, chia sẻ, đối soát thường xuyên với Cơ sở dữ liệu của
ngành thuế được triển khai có hiệu quả, cho phép nắm bắt được thông tin cập nhật
hàng ngày về tình hình đăng ký hợp tác xã trên cả nước. Đồng thời, đây cũng là
cơ sở để thực hiện hợp nhất thủ tục đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế trong một
quy trình đăng ký hợp tác xã duy nhất, giúp các hợp tác xã tiết kiệm được thời
gian, chi phí. Tính đến thời điểm hiện tại, dữ liệu của 26.413 hợp tác xã đã được
lưu trữ, quản lý trên Hệ thống.
- Với việc đưa vào vận hành Hệ thống
thì quy trình, thủ tục đăng ký hợp tác xã được đã được điện tử hóa, công khai
trên môi trường mạng và áp dụng thống nhất trên phạm vi toàn quốc giúp cho các
tổ chức, cá nhân dễ dàng hơn trong việc tìm hiểu cũng như chuẩn bị các thủ
tục đăng ký hợp tác xã. Đồng thời, Hệ thống cho phép cán bộ tại 713 Phòng Tài
chính-Kế hoạch thuộc UBND cấp huyện và cán bộ tại 63 Phòng Đăng ký kinh doanh
thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư các địa phương có thể thực hiện các thủ tục hành
chính về đăng ký hợp tác xã trên Hệ thống.
(7) Hệ thống thông tin đăng ký hộ kinh
doanh
- Hệ thống thông tin đăng ký hộ kinh
doanh được xây dựng dựa trên nền tảng pháp lý của Thông tư số 02/2023/TT-BKHĐT
ngày 18/4/2023 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Hệ thống được đưa vào vận
hành từ 7/2023 với mục đích để gửi, nhận, lưu trữ, hiển thị hoặc thực hiện các
nghiệp vụ khác đối với dữ liệu hộ kinh doanh để phục vụ công tác đăng ký hộ
kinh doanh.
(8) Hệ thống mạng đấu thầu quốc
gia
- Hệ thống mạng đấu thầu
quốc gia mới do nhà đầu tư PPP xây dựng và đã đi vào vận hành. Đối với toàn bộ
các gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh
tranh thuộc lĩnh vực hàng hóa, xây lắp, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ tư vấn thực
hiện qua mạng.
(9) Hệ thống thông tin quốc gia về đầu
tư
- Hệ thống bao gồm các phân hệ về quản
lý dự án đầu tư trong nước, quản lý các dự án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam,
quản lý các dự án đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài, xúc tiến đầu tư, hệ thống
báo cáo.
2.2. Phân
tích, đánh giá kết quả triển khai Kiến trúc ứng dụng trong Kiến trúc Chính phủ
điện tử phiên bản 2.0
- Kiến trúc ứng dụng trong Kiến trúc
CPĐT phiên bản 2.0 của Bộ đáp ứng yêu cầu của Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử
Việt Nam, phiên bản 2.0.
- Việc triển khai các hệ thống thông
tin tại Bộ đáp ứng Kiến trúc CPĐT phiên bản 2.0 của Bộ và Khung Kiến trúc Chính
phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 2.0.
2.3. Mô tả
nhu cầu phát triển hoặc nâng cấp các thành phần ứng dụng
2.3.1. Hệ thống thông tin phục vụ hoạt động nội
bộ
(1) Hệ thống thông tin danh mục dùng
chung:
Nâng cấp, phát triển hệ thống để quản trị danh mục dùng chung, quản lý người
dùng và phân quyền tập trung cho các ứng dụng nội bộ của Bộ.
(2) Nền tảng quản trị số tổng thể: Nâng cấp,
phát triển các chức năng phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Bộ.
(3) Hệ thống điểm danh tích hợp: Nâng cấp,
phát triển các chức năng hỗ trợ kiểm soát vào ra, chấm công, quy trình đăng ký,
duyệt giấy phép (nghỉ phép, nghỉ ốm, nghỉ chế độ), duyệt đi học, đi công tác,
... của các cán bộ, công chức, viên chức và nhân viên thuộc Bộ
(4) Hệ thống Quản lý tài
liệu lưu trữ điện tử: Nâng cấp, phát triển các chức năng hỗ trợ
công tác quản lý, nộp lưu, chỉnh lý hồ sơ tài liệu; hỗ trợ công tác khai thác hồ
sơ, tiêu hủy hồ sơ, tìm kiếm và tra cứu, tuân thủ các quy định hiện hành.
(5) Hệ thống thư điện tử công vụ: Nâng cấp,
phát triển hệ thống đảm bảo ổn định, an toàn trong việc gửi, nhận thư điện tử
để trao đổi, xử lý công việc.
(6) Hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ
công việc:
Nâng cấp, phát triển chức năng phục vụ công tác gửi, nhận văn bản, kết nối,
chia sẻ dữ liệu, tổng hợp báo cáo, ký số, đảm bảo an toàn dữ liệu theo quy định
hiện hành
(7) Phần mềm quản lý cán bộ, công chức,
viên chức của Bộ: Nâng cấp, phát triển các chức năng hỗ trợ công tác quản
lý cán bộ điện tử, công tác quy hoạch, kê khai tài sản, thực hiện kết nối, chia
sẻ dữ liệu về CBCCVC theo quy định hiện hành.
(8) Hệ thống camera giám sát an
ninh:
Nâng cấp, phát triển các chức năng, tiện ích phục vụ việc giám sát an ninh đảm
bảo hoạt động ổn
định,
an toàn tại Bộ.
(9) Nền tảng phân tích, xử lý dữ liệu
tổng hợp tập trung: Nâng cấp, phát triển việc phân tích, xử lý dữ liệu tổng
hợp tập trung, kết nối, chia sẻ dữ liệu trong nhiều lĩnh vực thuộc chức năng
nhiệm vụ của Bộ, đảm bảo hoạt động ổn định, an toàn
(10) Nền tảng dữ liệu số của ngành
(Kho dữ liệu): Nâng cấp, phát triển các nền tảng, hoàn thiện các chức
năng theo quy định, đảm bảo hoạt động ổn định, lưu trữ thông tin từ các hệ thống
ứng dụng công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu của Bộ và được tích hợp với các Hệ
thống chỉ đạo điều hành khác của Bộ để kết nối tất cả các thông tin dữ liệu của
Bộ để hỗ trợ, phục vụ việc phân tích dữ liệu lớn, hỗ trợ ra quyết định.
(11) Nền tảng họp trực tuyến: Nâng cấp,
phát triển hệ thống phục vụ quy trình đăng ký phòng họp, lịch làm việc, quản lý
các thông tin về tài liệu họp, mời họp và các tài liệu khác cũng như thực hiện
việc họp trực tuyến đảm bảo ổn định, an toàn.
2.3.2. Hệ thống
thông tin phục vụ người dân, doanh nghiệp
(1) Cổng thông tin điện tử: Cập nhật kịp
thời, công khai, minh bạch thông tin hoạt động của Bộ.
(2) Hệ thống thông tin giải quyết thủ
tục hành chính: Cung cấp thông tin giải quyết thủ tục hành chính theo
quy định hiện hành.
(3) CSDL văn bản pháp luật: Duy trì, đảm
bảo hoạt động ổn định cung cấp các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản chỉ đạo
điều hành thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
(4) Cổng thông tin doanh nghiệp: Cung cấp
thông tin về doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp nhỏ và vừa.
(5) Trang tin điện tử về chuyển đổi số: Duy trì, đảm
bảo ổn định phục vụ việc chia sẻ thông tin, cẩm nang về chuyển đổi
số
(6) Hệ thống tiếp nhận và xử lý phản
ánh kiến nghị: Duy trì, nâng cấp, phát triển hệ thống
phục vụ tiếp nhận và xử lý phản ánh, kiến nghị; chia sẻ dữ liệu với Cổng Dịch vụ
công và Cổng thông tin điện tử của Bộ. Công khai kết quả xử lý phản ánh kiến
nghị một cách kịp thời.
(7) Cổng dữ liệu: Cung cấp các
dữ liệu của Bộ theo quy định hiện hành
(8) Trang thông tin điện tử Tam giác
phát triển Campuchia - Lào - Việt
Nam:
Đảm bảo hoạt động ổn định, cập nhật thông tin lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu
tư; Đăng tải thông tin về môi trường đầu tư và hoạt động thu hút đầu tư, xúc tiến
du lịch, tình hình sản xuất kinh doanh của ba nước; Quảng bá thông tin của các
địa phương thuộc khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam nhằm
củng cố mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết truyền thống giữa ba nước.
(9) Hệ thống trang thông tin điện tử của
các đơn vị:
Đảm bảo hoạt động ổn định, nâng cấp, phát triển các chức năng phục vụ việc công
khai thông tin theo đặc thù của từng hệ thống.
2.3.3. Hệ thống
thông tin chuyên ngành, quốc gia
(1) Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu
quốc gia về đầu tư công: Duy trì, nâng cấp, phát triển hệ thống hỗ trợ
Bộ, ngành, địa phương cập nhật, giao, điều chỉnh, Kế hoạch đầu tư công trung hạn
và kế hoạch đầu tư công hằng năm.
(2) Hệ thống thông tin về giám sát,
đánh giá đầu tư: Duy trì, nâng cấp, phát triển hệ thống hỗ trợ Bộ, ngành,
địa phương, tổng công ty sử dụng hệ thống.
(3) Hệ thống thông tin quốc gia về quy
hoạch:
Xây dựng và phát triển hệ thống đáp ứng các quy định hiện hành.
(4) Hệ thống thông tin báo cáo: Duy trì,
nâng cấp, phát triển hệ thống phục vụ các chế độ báo cáo cấp bộ, cấp quốc gia
và các báo cáo khác thuộc chức năng, nhiệm vụ của Bộ.
(5) Hệ thống thông tin quốc gia về đăng
ký doanh nghiệp: Duy trì, nâng cấp, phát triển hệ thống, đảm bảo hoạt động
ổn định, nâng cấp mở rộng phần mềm ứng dụng, phát triển và tái thiết kiến trúc phần
mềm ứng dụng của hệ thống.
(6) Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia: Đảm bảo hoạt
động ổn định và hoàn thiện hệ thống đáp ứng nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu.
(7) Hệ thống thông tin quốc gia về đầu
tư:
Nâng cấp, bổ sung chức năng đáp ứng yêu cầu chuẩn hoá, tin học hoá các nghiệp vụ
quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài, đầu tư ra nước ngoài.
Ngoài ra, xây dựng, nâng cấp và phát
triển các hệ thống thông tin theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ đáp ứng các quy định
hiện hành.
3. Kiến trúc
dữ liệu
3.1. Hiện trạng các cơ sở dữ liệu
Các hệ thống ứng dụng của Bộ được xây
dựng theo mô hình cung cấp dịch vụ tập trung. Việc xây dựng các ứng dụng phục vụ
quản lý, điều hành nội bộ, phục vụ người dân doanh nghiệp hoặc quản lý ngành,
lĩnh vực sẽ hình thành các CSDL tương ứng.
3.2. Hiện trạng kết nối, chia sẻ dữ liệu
Theo Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày
09/4/2020 của Chính phủ về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan
nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu bằng nhiều
phương án kết nối khác nhau, bao gồm:
- Kết nối giữa các LGSP;
- Kết nối thông qua NGSP;
- Kết nối trực tiếp.
Bộ KH&ĐT đã xây dựng một số dịch vụ,
các dịch vụ này phần nào đã đáp ứng được yêu cầu chia sẻ, tích hợp. Cụ thể:
Nhóm dịch vụ cơ bản:
- Dịch vụ thư mục
- Dịch vụ quản lý định danh
- Dịch vụ xác thực người dùng
- Dịch vụ tích hợp
- Dịch vụ giám sát hệ thống
Nhóm dịch vụ trao đổi
dữ liệu trong Bộ KH&ĐT:
- Liên thông văn bản
- Hệ thống thông tin xử lý liên thông
đăng ký doanh nghiệp và đăng ký đầu tư giữa Hệ thống thông tin quốc gia về đăng
ký kinh doanh với Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài
Nhóm dịch vụ trao đổi
dữ liệu ngoài Bộ KH&ĐT:
- Liên thông văn bản với
Trục liên thông văn bản quốc gia[2];
- Dịch vụ cung cấp số liệu về tiến độ
giải quyết hồ sơ, trao đổi văn bản điện tử lên Cổng thông tin điện tử Chính phủ[3];
- Dịch vụ cung cấp số liệu hằng tháng
về tình hình đăng
ký kinh doanh, đăng ký đầu tư lên Cổng thông tin điện tử Chính phủ[4];
- Dịch vụ liên thông giữa Hệ thống
thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và Hệ thống thông tin đăng ký thuế của
Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính.
3.3. Phân tích, đánh giá kết quả triển
khai Kiến trúc ứng dụng trong Kiến trúc Chính phủ điện tử phiên bản 2.0
- Kiến trúc dữ liệu trong Kiến trúc
CPĐT phiên bản 2.0 của Bộ đáp ứng yêu cầu của Khung Kiến
trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 2.0.
- Việc triển khai kết nối, chia sẻ dữ
liệu tại Bộ đáp ứng Kiến trúc CPĐT phiên bản 2.0 của Bộ và Khung Kiến trúc
Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 2.0.
3.4. Mô tả nhu cầu về xây dựng các cơ
sở dữ liệu hoặc kết nối, chia sẻ dữ liệu
- Cơ sở dữ liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu
tư được xây dựng có nhu cầu kết nối, chia sẻ theo quy định tại Nghị định số
47/2020/NĐ-CP ngày 09/04/2020 của Chính phủ về Quản lý, kết nối và chia sẻ dữ
liệu số của cơ quan nhà nước; Quyết định số 1682/QĐ-BKHĐT ngày 22/12/2021 của Bộ
trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Quy chế kết nối, chia sẻ, khai thác và sử
dụng dữ liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
4. Kiến trúc Công nghệ
4.1. Hiện trạng
hạ tầng mạng
- Mạng cục bộ (mạng LAN):
Bộ KH&ĐT đã xây dựng một hệ thống
mạng LAN trong Hà Nội với tốc độ mạng trục là 10Gbps sử dụng chung
cho các đơn vị của Bộ kết nối các trụ sở 6B Hoàng Diệu, 65 Văn Miếu, 68 Phan
Đình Phùng. Máy tính của các đơn vị tại các trụ sở này được kết nối với mạng
LAN và thiết lập mạng riêng ảo cho từng đơn vị (VLAN).
Ngoài ra, đối với Tổng cục Thống kê:
+ Tổng cục Thống kê (trụ sở tại 54
Nguyễn Chí Thanh) có hệ thống mạng nội bộ riêng, thiết lập kênh truyền kết nối
trực tiếp với Trung tâm dữ liệu của Bộ (tại 6B Hoàng Diệu) để khai thác các kết
nối nội bộ và phục vụ việc tích hợp, chia sẻ dữ liệu.
+ Các Cục Thống kê các địa phương cũng
có hệ thống mạng nội bộ riêng và kết nối mạng diện rộng với Tổng cục Thống kê.
- Mạng diện rộng: Bộ Kế hoạch và Đầu
tư có 02 hệ thống mạng WAN:
+ Hệ thống mạng WAN kết nối Tổng
cục Thống kê và các Cục Thống kê tại các địa phương.
+ Hệ thống mạng WAN kết nối hệ thống
thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và các phòng đăng ký kinh doanh tại
các địa phương.
- Kết nối Internet:
+ Hệ thống mạng nội bộ và các ứng dụng
của Bộ KH&ĐT được kết nối mạng Internet qua các kênh thuê riêng (leased line) quốc tế
20Mbps, kênh leased
line trong
nước 1000Mbps
của
hai nhà cung cấp độc lập. Bộ KH&ĐT có số hiệu mạng riêng (ASN) là MPI-VN, dải
IPv4 và IPv6 riêng cho phép các kênh kết nối leased line ứng dụng công nghệ
BGP (Border
Gateway Protocol) nhằm tăng cường sự sẵn sàng và ổn định của kết nối
Internet trong cả Bộ.
+ Hệ thống thông tin về thống kê, Hệ
thống mạng đấu thầu quốc gia, Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
có thiết lập kênh truyền Internet riêng phục vụ cho các hệ thống.
- Kết nối đến mạng TSLCD để triển khai
các ứng dụng của Chính phủ: Hệ thống mạng của Bộ kết nối với Mạng TSLCD tại Trung tâm
dữ liệu của Bộ tại 6B Hoàng Diệu. Các Hệ thống thông tin về thống kê, Hệ thống
mạng đấu thầu quốc gia, Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp khi
cần kết nối các dịch vụ trên Mạng TSLCD thì thiết lập kết nối với Trung tâm dữ
liệu của Bộ.
- Sơ đồ tổng thể kết nối hệ thống như
sau:
![](00634421_files/image011.jpg)
Hình 11: Sơ đồ
kết nối tổng thể hệ thống mạng của Bộ
4.1.2. Kiến trúc Hệ thống thông tin về
Thống kê
- Hệ thống tại Hà Nội:
![](00634421_files/image012.jpg)
Hình 12: Sơ đồ
hệ thống mạng của Tổng cục Thống kê tại Hà Nội
- Hệ thống tại TP. Hồ
Chí Minh:
![](00634421_files/image013.jpg)
Hình 13: Sơ đồ
hệ thống mạng của Tổng cục Thống kê tại TP. Hồ Chí Minh
- Hệ thống tại Đà Nẵng:
![](00634421_files/image014.jpg)
Hình 14: Sơ đồ
hệ thống mạng của Tổng cục Thống kê tại Đà Nẵng
4.1.3. Kiến trúc Hệ thống thông tin quốc
gia về đăng ký doanh nghiệp
![](00634421_files/image015.jpg)
Hình 15: Sơ đồ
hệ thống mạng của HTTT của đăng ký kinh doanh
4.1.4. Kiến trúc Hệ thống Mạng đấu thầu
quốc gia
![](00634421_files/image016.jpg)
![](00634421_files/image017.jpg)
Hình 16: Sơ đồ Hệ thống
chạy chính
![](00634421_files/image018.jpg)
Hình 11: Sơ đồ
Hệ thống chạy dự phòng
4.2. Hiện trạng
hạ tầng vận hành tại Trung tâm dữ liệu/Phòng máy chủ
4.2.1. Trung tâm dữ liệu của Bộ
- Được xây dựng theo mô hình thu gọn của
TIA-942-2005 của Hiệp hội Công nghiệp viễn thông Mỹ.
![](00634421_files/image019.jpg)
Hình 18: Sơ đồ
mặt bằng Trung tâm dữ liệu
- Trung tâm dữ liệu được
thiết kế dựa theo tiêu chuẩn TIA-942, mức tier-2. Mức này đề ra các thiết bị
theo nguyên tắc dự phòng N+1 và 01 pathway cho hệ thống cáp điện,
dữ liệu.
- Ngoài việc cung cấp điện lưới cho
Trung tâm dữ liệu, để đảm bảo cho hệ thống hoạt động xuyên suốt không xảy ra sự cố về
nguồn điện, cần phải cung cấp thêm nguồn điện dự phòng (UPS và máy phát điện
dự phòng).
- Hệ thống điều hòa nhiệt độ được sử dụng
loại máy lạnh chính xác vì môi trường Trung tâm dữ liệu đòi hỏi rất cao sự duy
trì nhiệt độ ổn định trong giới hạn cho phép ở +/- 22 độ C nhằm đáp ứng
mức độ làm mát cho thiết bị hoạt động bên trong Trung tâm dữ liệu.
- Trung tâm dữ liệu sẽ được cung cấp hệ
thống chữa cháy dùng khí sạch cho máy chủ, mạng, phòng điều khiển trung tâm. Tường
và cửa có khả năng chịu nhiệt cao trong thời gian dài.
- Hệ thống sàn nâng cao 450mm, sàn được
thiết kế tạo khoảng không gian cho hệ thống điều hòa và hệ thống cáp điện cung
cấp cho thiết bị tin học đặt bên trên.
- Hệ thống an ninh (Access control và hệ thống IP Camera) cho trung tâm
dữ liệu sẽ dùng đầu đọc thẻ từ để tăng cường an ninh. Hệ thống IP Camera sẽ dùng máy
quay kỹ thuật số và dữ liệu thu được sẽ lưu trữ trên máy chủ. Cả hai hệ thống
trên đều cho phép dùng IP
và
có thể kết nối vào mạng Ethernet.
- Hệ thống bảo mật, được thiết kế nhằm
bảo vệ hệ thống mạng và dịch vụ mạng.
- Hệ thống kết nối Internet: Tốc độ
trong nước là 2Gbps; Tốc độ quốc tế là 40Mbps.
4.2.2. Trung tâm dữ liệu/Phòng máy chủ
các đơn vị thuộc Bộ
- Tổng cục Thống kê:
+ Trung tâm máy chủ Tổng cục và tại 03
Trung tâm Tin học của Tổng cục được trang bị các thiết bị: Thiết bị VPNGW: PaloAlto
5020; thiết bị tối ưu hóa đường truyền: WAN optimizer; Core Switch; Distribution
Switch; Access Switch; máy chủ; thiết bị lưu trữ, hệ thống lưu điện, hệ thống
giám sát.
+ Tại Cục Thống kê: 63 Cục Thống kê đều
được trang bị mạng LAN, bao gồm: 01 thiết bị cổng kết nối kiêm tường lửa, 01
thiết bị tối ưu hóa đường truyền, 01 thiết bị chuyển mạch phân phối, 01 thiết bị
chuyển mạch truy cập và bộ lưu điện UPS; 01 máy chủ.
+ Tại các Chi cục thống kê: Không có
thiết bị mạng, chỉ có đường internet và thiết bị modem wifi được trang bị bởi nhà
cung cấp dịch vụ.
- Cục Quản lý đăng ký kinh doanh: Hệ
thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp bao gồm 02 TTDL:
+ TTDL01 đặt tại phòng 443, Tầng 4 nhà A1 bao gồm các
thiết bị máy chủ ứng dụng, thiết bị máy chủ cơ sở dữ liệu, thiết bị mạng, thiết
bị bảo mật, thiết bị lưu trữ, thiết bị lưu điện...v.v. Các ứng dụng và CSDL lõi
của Hệ thống chủ yếu được vận hành trên hạ tầng kỹ thuật của TTDL này.
Ngoài ra, TTDL 1 còn đóng vai trò là trung tâm trao đổi thông tin với tất cả
các ứng dụng trên Cổng TTQGĐKDN và kết nối, trao đổi thông tin với hệ thống
đăng ký thuế của Tổng cục Thuế.
+ TTDL 02 đặt tại trung tâm dữ
liệu của nhà cung cấp FPT
tại
số 17 Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội bao gồm các thiết bị máy chủ ứng dụng, thiết bị
máy chủ cơ sở dữ liệu, thiết bị mạng, thiết bị bảo mật, thiết bị lưu trữ phục vụ
việc cung cấp các ứng dụng trực tuyến và dịch vụ công của hệ thống đăng ký
doanh nghiệp, hệ thống đăng ký hợp tác xã, hệ thống đăng ký hộ doanh như: ứng dụng
đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử, đăng ký hợp tác xã; đăng ký hộ kinh
doanh; dịch vụ thông tin; công bố thông tin ĐKKD; thanh toán qua mạng; tra cứu
tên doanh nghiệp... Ngoài ra, TTDL02 còn là nơi dự phòng cho TTDL 01 khi có sự
cố xảy ra.
- Cục Quản lý đấu thầu:
+ Hệ thống chạy chính: Trung tâm dữ liệu
đặt Telehouse cầu giấy
+ Hệ thống dự phòng: Data Center Viettel IDC
Hòa Lạc
4.3. Hiện trạng
hạ tầng CNTT tại các đơn vị
- Tổng cục Thống kê:
+ Hiện tại, toàn ngành thống kê được kết
nối thành một mạng riêng với 67 điểm kết nối (cơ quan Tổng cục, 3 TTTH, 63 Cục
Thống kê), nối với nhau bằng đường truyền riêng MPLs và dự phòng bằng đường
truyền Internet (Tổng cục thuê đường truyền riêng của 1 nhà cung cấp dịch vụ,
các Cục Thống kê tự thuê đường truyền internet).
+ Băng thông: 65 x 150 Mbps Head quarter, 3 x 50Mbps (3 TTTH), 63 x 4Mbps (63 Cục Thống
kê).
+ Chi cục Thống kê chưa là điểm kết nối
trong hệ thống riêng của Ngành.
- Cục Quản lý đăng ký kinh doanh:
+ Mạng cục bộ (mạng LAN): Bao gồm mạng
nội bộ triển khai trong Cục Quản lý đăng ký kinh doanh với tổng số trên 100 nút
mạng và các mạng LAN ảo độc lập cho các đơn vị trong Cục (gọi tắt là VLAN).
Công nghệ mạng được sử dụng là mạng Fast Ethernet 100 Mbps, tại một số địa điểm
có kết nối quang 1000Mbps.
+ Mạng diện rộng (mạng WAN):
Bao gồm các đường truyền kết nối từ
trung ương đến địa phương: từ 6B Hoàng Diệu kết nối, trao đổi thông tin với Tổng
Cục Thuế (Bộ Tài chính) qua đường truyền thuê kênh riêng (leased line) và 65 Phòng
Quản lý đăng ký kinh doanh cấp tỉnh qua đường truyền chuyển mạch nhãn đa giao
thức (MPLS) và hệ thống mạng diện rộng (WAN) theo giao thức kết nối mạng riêng ảo
(VPN).
+ Các đường kết nối Internet:
Các địa điểm làm việc của Cục Quản lý
đăng ký kinh doanh được kết nối mạng Internet qua các đường truyền riêng kênh
quốc tế với tốc độ 1Mbps và kênh
nội địa với tốc độ 20Mbps
4.4. Phân
tích, đánh giá kết quả triển khai Kiến trúc công nghệ trong Kiến trúc Chính phủ
điện tử, phiên bản 2.0
- Kiến trúc công nghệ trong Kiến trúc CPĐT
phiên bản 2.0 của Bộ đáp ứng yêu cầu của Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam,
phiên bản 2.0.
- Việc triển khai các hệ thống thông
tin tại Bộ đáp ứng Kiến trúc CPĐT phiên bản 2.0 của Bộ và Khung Kiến trúc Chính
phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 2.0.
4.5. Mô tả
nhu cầu về phát triển, áp dụng xu hướng công nghệ mới
- Tiếp tục nghiên cứu các xu hướng
công nghệ mới để áp dụng cho các hệ thống thông tin của Bộ.
5. Kiến trúc An toàn
thông tin
Triển khai thực hiện các quy định của
pháp luật và hướng dẫn của cơ quan chức năng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã triển tổ
chức triển khai tổng thể các nhiệm vụ, giải pháp về tổ chức bộ máy, nhân sự,
chính sách, quy định và các giải pháp kỹ thuật. Kiến trúc An toàn thông tin mạng
của Bộ đã được triển khai từ Kiến trúc Chính phủ điện tử của Bộ, phiên bản 1.0,
được hoàn thiện trong thời gian triển khai Kiến trúc Chính phủ điện tử của Bộ,
phiên bản 2.0, cụ thể như sau:
![](00634421_files/image020.jpg)
Hình 19: Kiến
trúc hiện trạng ATTT
5.1. Mô tả hiện
trạng các phương án đảm bảo ATTT
(1) Về tổ chức, nhân sự
Thực hiện quy định của pháp luật an
toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân, văn bản chỉ đạo của Ban Chỉ đạo
chuyển đổi số Quốc gia, Ban Chỉ đạo An toàn, An ninh mạng Quốc gia, Bộ Kế hoạch
và Đầu tư đã tổ chức bộ máy và nhân sự để triển khai các nhiệm vụ về an
toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân, gồm có:
- Ban Chỉ đạo chuyển đổi số Bộ Kế hoạch
và Đầu tư;
- Đơn vị/bộ phận chuyên trách: Trung
tâm Công nghệ thông tin và chuyển đổi số thực hiện trách nhiệm của đơn vị
chuyên trách về an toàn thông tin mạng, thực hiện các nhiệm vụ đầu mối về an
ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân; là thành viên Mạng lưới ứng cứu khẩn cấp
không gian mạng Việt Nam.
- Đội Ứng cứu sự cố: Bộ thành lập Đội Ứng
cứu sự cố an toàn thông tin mạng với các thành viên thuộc các đơn vị quản lý vận
hành hệ thống;
- Lực lượng bảo vệ an ninh mạng: Luật
An ninh mạng năm 2018 quy định các bộ, ngành, địa phương cần tổ chức lực lượng
bảo vệ an ninh mạng tại cơ quan để triển khai các nhiệm vụ về an ninh mạng, do
đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giao nhiệm vụ đầu mối cho Trung tâm Công nghệ
thông tin và chuyển đổi số và giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị liên quan thực
hiện.
- Lực lượng bảo vệ dữ liệu cá nhân: Thực
hiện quy định của pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã
giao Trung tâm nghệ thông tin và chuyển
đổi số là đơn vị đầu mối và giao các đơn vị chỉ định nhân sự bảo vệ dữ liệu cá
nhân.
(2) Về Chính sách, quy định
- Đối với cấp Bộ: Ban hành Kiến trúc
Chính phủ điện tử của Bộ; Quy chế bảo đảm an toàn, an ninh mạng; Kế hoạch tổng
thể bảo đảm an
toàn, an ninh mạng; các quy chế quản lý, vận hành hệ thống; thực hiện xác định,
phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin; xây dựng, phê duyệt, triển khai thực
hiện phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin; Tổ chức diễn tập và diễn tập
ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng; Tổ chức kiểm tra, đánh giá an toàn, an
ninh mạng.
- Đối với đơn vị: Ban hành các quy định
nội bộ, các quy chế, quy trình quản lý, kỹ thuật nội bộ; Tổ chức diễn tập ứng cứu
sự cố, kiểm tra, đánh giá trong nội bộ.
- Kết quả ban hành, triển khai các
chính sách, quy định:
Về Kế hoạch tổng thể bảo đảm an toàn, ngày
02/10/2023, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ký Quyết định số 1632/QĐ-BKHĐT về
việc ban hành Kế hoạch bảo đảm an toàn, an ninh mạng tổng thể của Bộ Kế hoạch
và Đầu tư thực hiện Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó
với các thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030, theo đó, Bộ
Kế hoạch và Đầu tư đã phê duyệt các nhiệm vụ để triển khai toàn diện các công
tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân, bao gồm:
+ Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận
thức, kỹ năng của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động về an toàn, an
ninh mạng;
+ Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về an
toàn, an ninh mạng
+ Xây dựng, rà soát, sửa đổi quy định
nội bộ về bảo đảm an toàn, an ninh mạng cho phù hợp với các quy định về an
toàn, an ninh mạng
+ Chỉ định, kiện toàn bộ phận/lực lượng thực hiện
nhiệm vụ về an toàn, an ninh mạng
+ Xác định cấp độ an toàn hệ thống
thông tin và triển khai phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ
được phê duyệt
+ Điều phối, diễn tập ứng cứu sự cố an
toàn, an ninh mạng
+ Phòng chống mã độc tập trung và chia
sẻ thông tin mã độc
+ Giám sát và chia sẻ thông tin giám
sát an toàn, an ninh mạng
+ Kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin
và quản lý rủi ro an toàn thông tin
+ Bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Về bảo vệ hệ thống thông tin theo cấp độ: Bộ
đã phê duyệt cấp độ an toàn đối với 100% hệ thống thông tin, cụ thể:
+ 38 hệ thống thông tin do Trung tâm Công
nghệ thông tin và chuyển đổi số quản lý, vận hành được phê duyệt cấp độ 3 tại
Quyết định số 557/QĐ-BKHĐT ngày 20/4/2020.
+ Hệ thống thông tin về Thống kê được
phê duyệt cấp độ 3 tại Quyết định số 942/QĐ-TCTK ngày 01/9/2021;
+ Hệ thống thông tin quốc gia về đăng
ký doanh nghiệp được phê duyệt cấp độ 4 tại Quyết định số 815/QĐ-BKHĐT ngày
25/5/2020;
+ Hệ thống Mạng đấu thầu quốc gia được
phê duyệt cấp độ 4 tại Quyết định số 831/QĐ-BKHĐT ngày 29/11/2022.
(3) Về giải pháp kỹ thuật
Các hệ thống thông tin được triển khai
các hệ thống bảo mật trên cơ sở cấp độ được phê duyệt và hướng dẫn của cơ quan
chức năng, cụ thể:
- Bảo mật lớp mạng: Triển khai giải
pháp tường lửa lớp mạng để kiểm soát kết nối vào ra hệ thống mạng; Triển khai hệ
thống tự động phát hiện và ngăn chặn xâm nhập mạng để phát hiện và ngăn chặn
các tấn công, dò quét khai thác lỗ hổng bảo mật hệ thống; mã hóa kênh truyền kết
nối; ...
- Bảo mật lớp máy chủ, máy trạm: Triển
khai giải pháp phòng chống mã độc quản lý tập trung; Hệ thống tự động cập nhật
bản vá; Các agent
giám
sát phát hiện xâm nhập, ...
- Bảo mật lớp ứng dụng: Triển khai giải
pháp tường lửa bảo mật ứng dụng web, bảo mật ứng dụng thư điện tử, ứng dụng
các kỹ thuật: mã hóa, ký số, xác thực đa yếu tố, ...
- Bảo mật lớp cơ sở dữ liệu: Triển
khai giải pháp tường lửa cơ sở dữ liệu và phần mềm phòng chống mã độc.
- Giám sát tập trung: Triển khai các
giải pháp giám sát phát hiện xâm nhập mạng, máy chủ; giám sát trạng thái của
thiết bị, dịch vụ; thu thập, phân tích nhật ký quản lý tập trung, ...
- Sao lưu, phục hồi dữ liệu: Triển khai đa dạng
các giải pháp sao lưu dữ liệu như: Sử dụng phần mềm chuyên dụng để sao lưu dữ
liệu tập trung; sao lưu bằng công cụ có sẵn của các phần mềm quản trị, của hệ điều
hành; Sao lưu tại chỗ; Sao lưu ra nhiều thiết bị khác nhau; ...
- Dự phòng thảm họa: Một số hệ thống
được thiết lập ở các Trung tâm dữ liệu khác nhau tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thành
phố Hồ Chí Minh để dự phòng thảm họa.
- Ngoài ra, Bộ triển khai các giải
pháp tiện ích khác như: Phần mềm rà quét lỗ hổng bảo mật; Phần mềm
quản lý tài khoản đặc quyền; triển khai các giải pháp đảm bảo tính sẵn sàng
cao; ...
- Chia sẻ thông tin: Bộ đã thực hiện
chia sẻ thông tin giám sát an toàn, an ninh mạng và thông tin mã độc với Trung
tâm Giám sát an toàn không gian mạng Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông.
(4) Về triển khai mô hình
4 lớp bảo đảm an toàn, an ninh mạng
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và
hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã triển khai
mô hình bảo vệ 4 lớp, gồm có:
- “Lớp 1” - Lực lượng tại chỗ
- “Lớp 2” - Tổ chức hoặc thuê doanh
nghiệp giám sát, bảo vệ chuyên nghiệp
- “Lớp 3” - Tổ chức hoặc thuê doanh
nghiệp độc lập kiểm tra, đánh giá định kỳ
- “Lớp 4” - Kết nối, chia sẻ thông tin
với hệ thống giám sát quốc gia.
5.2. Phân
tích, đánh giá kết quả triển khai Kiến trúc an toàn thông tin trong Kiến trúc
CPĐT, phiên bản 2.0
Kiến trúc an toàn thông tin trong Kiến
trúc CPĐT phiên bản 2.0 của Bộ đáp ứng yêu cầu của Kiến trúc Chính phủ điện tử
Việt Nam, phiên bản 2.0. Các nhiệm vụ về an toàn, an ninh mạng đã được tổ chức
triển khai tổng thể, toàn diện, tuy nhiên, còn một số hạn chế về nguồn nhân lực
bảo đảm an toàn, an ninh mạng và kinh phí nên có nhiệm vụ còn chưa được thực hiện
đầy đủ các yêu cầu theo quy định và hướng dẫn của cơ quan chức năng.
5.3. Mô tả
nhu cầu về áp dụng, triển khai các nội dung mới về an toàn thông tin
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính
phủ tại Công điện số 33/CĐ-TTg ngày 07/4/2024 về việc tăng cường bảo đảm an
toàn thông tin mạng, đề nghị của Ban Chỉ đạo An toàn, An ninh mạng quốc gia tại
văn bản số 31/VP-BCĐ ngày 28/3/2024 về việc tăng cường công tác bảo đảm an ninh
mạng hệ thống thông tin trọng yếu, nhu cầu về triển khai các nội dung
mới, cần triển khai:
- Chủ động xây dựng, triển khai phương
án, tổ chức diễn tập phòng, chống tấn công mạng và ứng phó, khắc phục sự cố an
ninh mạng theo quy định thiết lập các kênh thông tin trao đổi, chia sẻ, thông
báo sự cố an ninh mạng với các lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng.
- Tăng cường đầu tư về công nghệ, hệ
thống kỹ thuật đảm bảo các quy chuẩn, tiêu chuẩn theo quy định, tránh tình trạng
tập trung chuyển đổi số mà thiếu sự quan tâm tới công tác bảo đảm an toàn, an
ninh mạng; ưu tiên sử dụng sản phẩm, thiết bị mạng được kiểm tra, đánh giá đảm
bảo an ninh mạng. Bố trí hạng mục về an toàn thông tin khi xây dựng, triển khai
kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin; bảo đảm tỷ lệ kinh phí chi cho các sản
phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng đạt tối thiểu 10% tổng kinh phí triển khai
các kế hoạch, dự án theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số
14/CT-TTg ngày 07/6/2019.
- Thực hiện xác định hệ thống thông
tin trọng yếu theo quy định. Đối với hệ thống thông tin trọng yếu, khẩn trương
kết nối với hệ thống giám sát của Trung tâm An ninh mạng quốc gia đặt tại Bộ
Công an để kịp thời phát hiện, cảnh báo, giám sát, khắc phục các sự cố, tình huống
nguy cấp mất an ninh mạng.
- Tham mưu cấp có thẩm quyền hoặc thực
hiện theo phân cấp thẩm quyền để tập trung đầu tư, phân bổ kinh phí, bố trí
nhân lực bảo vệ an ninh mạng.
- Tổ chức tổng rà soát, tăng cường các
giải pháp bảo đảm an toàn thông tin mạng cho các hệ thống thông tin, ưu tiên
các giải pháp giám sát, cảnh báo sớm; Thực hiện kiểm tra, đánh giá đảm bảo an
toàn thông tin các hệ thống
thông tin thuộc phạm vi quản lý, trong trường hợp phát hiện các nguy cơ, lỗ hổng,
điểm yếu, cần lập tức triển khai các biện pháp khắc phục, đặc biệt là các hệ thống
thông tin lưu trữ, xử lý Tổ chức triển
khai các nhiệm vụ liên quan theo Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 23/02/2024 của Thủ
tướng Chính phủ về tuân thủ quy định pháp luật và tăng cường bảo đảm an toàn hệ
thống thông tin theo cấp độ, đặc biệt là tổ chức thống kê, phân loại các hệ thống
thông tin thuộc phạm vi quản lý; xây dựng kế hoạch triển khai hoàn thành quy định
bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ (theo tiến độ tháng), bảo đảm
100% hệ thống thông tin đang vận hành phải được phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống
thông tin chậm nhất trong tháng 9 năm 2024 và triển khai đầy đủ phương án bảo đảm
an toàn thông tin theo hồ sơ đề xuất cấp độ được phê duyệt chậm nhất trong
tháng 12 năm 2024 ý thông tin cá nhân, dữ liệu cá nhân.
- Tổ chức thực thi hiệu quả, thực chất,
thường xuyên, liên tục công tác bảo đảm an toàn thông tin theo mô hình 4 lớp, đặc
biệt là nâng cao năng lực của lớp giám sát, bảo vệ chuyên nghiệp và duy trì
liên tục, ổn định kết nối, chia sẻ thông tin với Trung tâm Giám sát an toàn
không gian mạng quốc gia trực thuộc Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền
thông; ưu tiên sử dụng các sản phẩm, giải pháp, dịch vụ an toàn thông tin mạng
do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất hoặc làm chủ công nghệ.
- Xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố đối
với hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý theo quy định tại Thông tư số
20/2017/TT-BTTTT
ngày
12/9/2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về điều phối, ứng
cứu sự cố an toàn thông tin mạng trên toàn quốc. Triển khai phương án sao lưu định
kỳ hệ thống và dữ liệu quan trọng để kịp thời khôi phục khi bị tấn công mã hóa
dữ liệu và báo cáo sự cố về Cục An toàn thông tin theo quy định. Tham gia mạng
lưới
ứng
cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia theo quy định tại Điều 7 Quyết định số
05/2017/QĐ-TTg ngày 16/03/2017 của Thủ tướng Chính phủ
- Rà soát, triển khai các nhiệm vụ
liên quan theo Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 13/10/2022 của Thủ tướng Chính phủ về
đẩy mạnh triển khai các hoạt động ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng Việt
Nam. Thực hiện định kỳ săn lùng mối nguy hại để phát hiện kịp thời các dấu hiệu
hệ thống bị xâm nhập. Đối với hệ thống đã phát hiện lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng,
sau khi khắc phục lỗ hổng, cần thực hiện ngay việc săn lùng mối nguy hại nhằm
xác định khả năng bị xâm nhập trước đó.
- Kiểm tra, cập nhật các bản vá an
toàn thông tin cho các hệ thống quan trọng theo cảnh báo của Cục An toàn thông
tin và các cơ quan, tổ chức liên quan; định kỳ kiểm tra, đánh giá, rà soát để phát
hiện kịp thời các lỗ hổng an toàn thông
tin, các điểm yếu đang tồn tại trên hệ thống.
- Thường xuyên, liên tục sử dụng các Nền
tảng về an toàn thông tin do Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền
thông phát triển, cung cấp để hỗ trợ các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp: Sử dụng
Nền tảng Điều phối xử lý sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia (IRLab) để được
hướng dẫn, nhận các cảnh báo sớm và hỗ trợ xử lý sớm nguy cơ, sự cố; Sử dụng Nền
tảng Hỗ trợ điều tra số
(DFLab) trong
trường hợp phù hợp để tổ chức ứng cứu sự cố và được sự hỗ trợ từ cơ quan nhà nước,
các chuyên gia đầu ngành về an toàn thông tin.
- Trường hợp xảy ra sự cố tấn công mạng,
tuân thủ nghiêm túc theo quy định và chỉ đạo tại Quyết định số 05/2017/QĐ-TTg
ngày 16 tháng 3 năm 2017, Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 13 tháng 10 năm 2022 của Thủ
tướng Chính phủ, Thông tư số 20/2017/TT-BTTTT ngày 12 tháng 9 năm 2017 của Bộ
trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
6. Ưu điểm, hạn chế
6.1. Ưu điểm
- Về cơ chế, chính sách: Bộ đã xây dựng,
ban hành các quy định quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, bao gồm:
+ Quy chế quản lý thống nhất hoạt động
ứng dụng công nghệ thông tin của Bộ: Quyết định số 125/QĐ-BKHĐT ngày 25/01/2011;
+ Quy chế quản lý vận hành và khai thác
sử dụng mạng máy tính của Bộ: Quyết định số 2318/QĐ-BKH ngày 31/12/2010;
+ Quy chế quản lý vận hành và sử dụng
Hệ thống thư điện tử của Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Quyết định số 1338/QĐ-BKH ngày
24/9/2009;
+ Quy chế hoạt động Cổng thông tin điện
tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Quyết định số 910/QĐ-BKH ngày 03/7/2009;
+ Quy chế Quản lý vận hành và khai
thác sử dụng cơ sở dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức của Bộ Kế hoạch và Đầu
tư: Quyết định số 1612/QĐ-BKHĐT ngày 26/10/2011;
+ Quy chế quản lý, vận hành và khai thác
sử dụng Hệ thống Quản lý văn bản và Hồ sơ công việc của Bộ Kế hoạch và Đầu
tư: Quyết định số 1149/QĐ-BKHĐT ngày 26/8/2013;
+ Quy chế phối hợp trao đổi thông tin,
dữ liệu giữa Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư số 11260/QCPH-BTC-BKHĐT ngày
17/9/2018.
+ Quy chế Quản lý quản lý, sử dụng dịch
vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Quyết
định số 603/QĐ-BKHĐT ngày 12/5/2021;
+ Quy chế kết nối, chia sẻ, khai thác
và sử dụng dữ liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Quyết định số 1682/QĐ-BKHĐT ngày
22/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
+ Quy định chỉ số đánh giá mức độ chuyển
đổi số tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Quyết định số 915/QĐ-BKHĐT ngày 10/5/2022 của
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
+ Quy chế phối hợp trao đổi thông tin,
dữ liệu giữa Kiểm toán nhà nước và Bộ Kế hoạch và Đầu tư số
1485/QC-KTNN-BKHĐT ngày 06/12/2022
+ Quy chế hoạt động của Hệ thống thông
tin giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Quyết định số
2113/QĐ-BKHĐT ngày 29/01/2023 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
+ Quy chế quản lý, vận hành và khai
thác, sử dụng Hệ thống Camera
giám
sát an ninh tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Quyết định số 312/QĐ-BKHĐT ngày
14/3/2024 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
+ Quy chế bảo đảm an toàn, an ninh mạng
và bảo vệ dữ liệu cá nhân của Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Quyết định số
1318/QĐ-BKHĐT ngày 03/6/2024 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Về hạ tầng kỹ thuật: Xây dựng được
Trung tâm dữ liệu, hạ tầng mạng hiện đại, đáp ứng các yêu cầu triển khai các hệ
thống ứng dụng, dịch vụ.
- Về ứng dụng, dịch vụ: Xây dựng, hình
thành các ứng dụng, cơ sở dữ liệu phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành, nội bộ,
ngành/lĩnh vực mà Bộ quản lý, theo dõi.
- Về tích hợp, chia sẻ dữ liệu:
+ Đã triển khai tích hợp, chia sẻ dữ
liệu qua Trục liên thông văn bản quốc gia cho Hệ thống Quản lý văn bản và điều
hành của Bộ và đang triển khai việc tích hợp, chia sẻ dữ liệu qua Trục tích hợp,
chia sẻ dữ liệu quốc gia (NGSP).
+ Đã xây dựng, hoàn thiện hệ thống trục
tích hợp, chia sẻ dữ liệu.
- Về đảm bảo an toàn, an ninh mạng: Việc
đảm bảo an toàn, an ninh mạng được đầu tư, nâng cấp song song với việc xây dựng
đầu tư, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, ứng dụng, dịch vụ công nghệ thông tin. Bộ đã
tổ chức xây dựng, ban hành Quyết định phê duyệt hồ sơ đề xuất các hệ thống
thông tin.
6.2. Hạn chế
Các yêu cầu về triển khai Chính phủ điện
tử, hướng tới Chính phủ số cũng như các hoạt động chuyển đổi số, bảo đảm an
toàn, an ninh mạng được triển khai mạnh mẽ với nhiều mục tiêu cao tuy nhiên các
quy định pháp luật, các nguồn lực đầu tư, mua sắm và nguồn nhân lực còn chưa
tương xứng.
VII. KIẾN TRÚC MỤC
TIÊU
1. Sơ đồ tổng
quát Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số
Trên cơ sở Khung Kiến trúc CPĐT Việt
Nam, phiên bản 3.0, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng Kiến trúc CPĐT của Bộ, phiên
bản 3.0 như sau:
![](00634421_files/image021.jpg)
Hình 20: Sơ đồ
tổng quát CPĐT
Mô tả khái quát các thành phần:
- Lớp Người sử dụng: thể hiện tất cả
người dùng có thể sử dụng các dịch vụ CNTT được Kiến trúc CPĐT Bộ KH&ĐT
cung cấp. Tùy thuộc vào vai trò của người dùng, họ có thể tiếp cận và sử dụng
các dịch vụ CNTT với nhiều mức độ khác nhau.
- Lớp Kênh giao tiếp: thể hiện các
hình thức, phương tiện mà qua đó người sử dụng tiếp cận và sử
dụng được các dịch vụ CNTT, dịch vụ thông tin được Bộ KH&ĐT cung cấp.
- Lớp Quy trình, nghiệp vụ được tin học
hóa: đây là lớp bổ sung thêm so với Khung Kiến trúc CPĐT cấp Bộ. Mục đích của lớp
này là nhằm cung cấp thông tin nhanh và tổng quát cho người đọc về những quy
trình, nghiệp vụ được tin học hoá trong Kiến trúc CPĐT của Bộ.
- Lớp Ứng dụng và dịch vụ dịch vụ trực
tuyến: lớp này là sự gom nhóm, kết hợp các lớp Dịch vụ cổng, DVCTT, và phần ứng
dụng trong lớp Ứng dụng & CSDL trong Khung Kiến trúc CPĐT cấp Bộ. Mục đích
của việc gom nhóm, kết hợp này là nhằm đảm bảo tính lôgic trong kiến trúc; phù
hợp với hiện trạng và định hướng triển khai CPĐT của Bộ KH&ĐT. Lớp này thể
hiện tất cả các dịch vụ trực tuyến và các ứng dụng hỗ trợ quản lý hành chính,
quản lý chuyên ngành, quản trị... cần có trong Kiến trúc CPĐT của Bộ KH&ĐT.
- Lớp Nền tảng chia sẻ, tích hợp CPĐT
của Bộ: lớp này tương ứng với lớp Dịch vụ chia sẻ và tích hợp trong Khung Kiến
trúc CPĐT cấp Bộ. Lớp này là LGSP của Bộ, bao gồm các dịch vụ dùng chung hỗ trợ
trực tiếp các ứng dụng và dịch vụ trực tuyến lớp trên, các dịch vụ chia sẻ, tích
hợp, kết nối liên thông giữa các ứng dụng trong và ngoài Bộ.
- Lớp Dữ liệu, cơ sở dữ liệu: tương ứng
với phần CSDL trong lớp Ứng dụng và CSDL của Khung Kiến trúc CPĐT cấp Bộ. Lớp này
thể hiện bản quy hoạch về các CSDL do Bộ quản lý mà Kiến trúc hướng tới, trong
đó có phân nhóm và phân lớp một số CSDL nhằm thể hiện đặc của CSDL chuyên ngành
Kế hoạch và Đầu tư.
- Lớp Hạ tầng kỹ thuật: tương ứng với
lớp Hạ tầng kỹ thuật trong Khung Kiến trúc CPĐT cấp Bộ. Lớp này cung cấp hạ tầng
CNTT để triển khai các dịch vụ, ứng dụng và CSDL trong kiến trúc, bao gồm năng
lực tính toán, lưu trữ, kết nối... và các thiết bị đảm bảo an toàn, an ninh
thông tin, các thiết bị đề phòng, cảnh báo rủi ro khác.
- Lớp An toàn, An ninh mạng: Công tác
an toàn, an ninh mạng được triển khai ở tất cả các lớp từ chính sách, quản lý,
đến các giải pháp kỹ thuật, được cụ thể hóa bằng việc xếp loại Cấp độ an toàn hệ
thống thông tin và xây dựng ban hành Phương án đảm bảo an toàn thông tin.
- Lớp Chính sách, chỉ đạo, quản lý:
tương ứng với lớp Chỉ đạo quản lý trong Khung Kiến trúc CPĐT cấp Bộ, bao gồm
công tác chỉ đạo, quản lý và tổ chức triển khai, giám sát trên cơ sở các chính
sách, các văn bản có tính pháp lý
2. Kiến trúc
Nghiệp vụ
2.1. Nguyên tắc
Nghiệp vụ
Các nghiệp vụ được xây dựng đảm bảo
nguyên tắc:
- Dựa trên mô hình tham chiếu nghiệp vụ
của Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam 3.0, cập nhật các nội dung trên
cơ sở Kiến trúc Chính phủ điện tử 3.0 của Bộ;
- Phù hợp với quy trình nghiệp vụ tại
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thúc đẩy cải cách quy trình nghiệp vụ, hướng tới đơn giản
hóa, chuẩn hóa, ưu tiên phát triển các dịch vụ, ứng dụng, nền tảng dùng chung.
2.2. Sơ đồ tổ
chức các cơ quan nhà nước thuộc Bộ
![](00634421_files/image022.jpg)
Hình 21: Sơ đồ tổ chức
các cơ quan nhà nước thuộc Bộ
2.3. Danh mục nghiệp
vụ
Danh mục nghiệp vụ tại Bộ Kế hoạch và
Đầu tư dựa trên mô hình tham chiếu nghiệp vụ của Khung Kiến trúc Chính phủ điện
tử Việt Nam 3.0, cụ thể như sau:
STT
|
Nhóm nghiệp
vụ
|
Mô tả
|
A
|
Miền nghiệp vụ Kinh
tế - Xã hội
|
I
|
Nhóm nghiệp vụ hỗ
trợ doanh nghiệp (BRM001.001)
|
1
|
Đăng ký thành
lập, cấp giấy phép hoạt động (BRM001.001.003)
|
Quản lý về đăng ký doanh nghiệp,
đăng ký hợp tác xã, đăng ký hộ kinh doanh; hướng dẫn thủ tục đăng ký doanh
nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh; kiểm tra, theo dõi, tổng hợp tình hình đăng ký
doanh nghiệp, đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử và sau đăng ký doanh nghiệp
trên phạm vi cả nước; quản lý và khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký
doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, hộ kinh doanh.
|
2
|
Hoạt động của
doanh nghiệp
(BRM001.001.004)
|
- Xây dựng cơ chế, chính sách, pháp
luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và hộ kinh doanh, hướng dẫn triển khai
Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và các chính sách liên quan tới hỗ trợ
phát triển hộ kinh doanh;
- Xây dựng cơ chế, chính sách về sắp
xếp, tổ chức quản lý hoạt động của doanh nghiệp nhà nước;
- Xây dựng và triển khai các kế hoạch,
chương trình, dự án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Thu thập thông tin về tình hình hoạt
động sản xuất kinh doanh và kiến nghị của doanh nghiệp.
- Cung cấp thông tin hỗ trợ
doanh nghiệp, hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh;
- Đào tạo, bồi dưỡng nguồn
nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở trong nước và ngoài nước.
- Thực hiện chức năng quản lý
nhà nước về phát triển doanh nghiệp, bao gồm: phát triển doanh nghiệp thuộc
các thành phần kinh tế; hỗ trợ phát triển DNNVV, hộ kinh doanh; sắp xếp, đổi mới
và phát triển doanh nghiệp nhà nước; hỗ trợ thông tin doanh nghiệp.
|
3
|
Hỗ trợ và
phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ (BRM001.001.005)
|
- Hỗ trợ tài chính cho các doanh
nghiệp nhỏ và vừa theo quy định hiện hành.
|
4
|
Hỗ trợ,
phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã (BRM001.001.006)
|
- Xây dựng chiến lược, chương trình
và kế hoạch chung về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã; hướng dẫn, kiểm
tra, đôn đốc và tổng kết việc thực hiện các chương trình và kế hoạch phát triển
kinh tế tập thể, hợp tác xã;
- Xây dựng cơ chế quản lý,
chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã;
- Quản lý về đăng ký hợp tác
xã, liên hiệp hợp tác xã; hướng dẫn thủ tục đăng ký; kiểm tra, theo dõi, tổng
hợp tình hình thực hiện đăng ký và sau đăng ký của hợp tác xã, liên hiệp
hợp tác xã trên phạm vi cả nước.
|
II
|
Nhóm nghiệp vụ Quản lý kinh tế
(BRM001.002)
|
1
|
Đầu tư nước
ngoài (BRM001.002.004)
|
- Quản lý hoạt động đầu tư trong nước;
- Quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp
của nước ngoài
vào Việt Nam;
- Quản lý hoạt động đầu tư của Việt
Nam ra nước ngoài. Thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh và chấm dứt hiệu lực của
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
- Quản lý hoạt động đầu tư theo hình
thức đối tác công - tư (PPP). Thực hiện thủ tục cấp giấy chứng
nhận đăng ký đầu tư các dự án đầu tư theo hình thức PPP;
- Quản lý hoạt động tổ chức
hoạt động xúc tiến đầu tư, hướng dẫn thủ tục đầu tư;
- Kiểm tra, giám sát, đánh giá tổng
thể hoạt động đầu tư.
|
2
|
Đầu tư vốn
nhà nước (BRM001.002.006)
|
Quản lý nhà nước về đầu tư vốn nhà
nước về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, đổi mới và phát triển
doanh nghiệp nhà nước.
Quản lý đầu tư vốn nhà nước vào sản
xuất kinh doanh tại doanh nghiệp, quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước đầu
tư tại các doanh nghiệp phù hợp với yêu cầu đổi mới, hội nhập, cơ cấu lại
doanh nghiệp có vốn nhà nước.
|
3
|
Thanh toán
mua hàng, sử dụng dịch vụ của cơ quan nhà nước (BRM001.002.010)
|
Quản lý nhà nước các dịch vụ công
trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ theo quy định của pháp luật;
quản lý và chỉ đạo hoạt động đối với các tổ chức sự nghiệp công thuộc bộ
|
4
|
Hỗ trợ,
phát triển khu kinh tế (BRM001.001.012)
|
- Quản lý nhà nước về khu
kinh tế, bao gồm: khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế ven biển, khu
kinh tế cửa khẩu, khu kinh tế chuyên biệt và các loại hình khu kinh tế khác
trên phạm vi cả nước; mô hình, cơ chế, chính sách về phát triển khu kinh tế;
- Đánh giá kết quả, hiệu quả
(kinh tế, xã hội, môi trường) của
khu công nghiệp, khu kinh tế;
- Hướng dẫn xây dựng các mô
hình khu công nghiệp, khu kinh tế mới theo quy định của pháp luật về khu công
nghiệp, khu kinh tế
|
B
|
Miền nghiệp vụ Xã hội
|
I
|
Nhóm nghiệp vụ Hội,
Tổ chức phi Chính phủ (BRM002.008)
|
1
|
Đăng ký
thành lập/hoạt động (BRM002.008.001)
|
Quản lý về đăng ký thành lập/hoạt động
của hội, tổ chức phi chính phủ trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ
theo quy định của pháp luật.
|
2
|
Quản lý hoạt
động của hội, tổ chức phi chính phủ (BRM002.008.002)
|
Quản lý các hoạt động của hội, tổ chức
phi chính phủ trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ theo quy định của
pháp luật:
- Các nhiệm vụ quản lý hội theo quy
định của Chính phủ; Tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện thẩm quyền cho phép tổ
chức hội nghị, hội thảo quốc tế đối với hội theo Quyết định số 06/2026/QĐ-TTg
ngày 21/02/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và quản lý hội nghị, hội
thảo quốc tế tại Việt Nam; Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật sau
khi hội/hiệp hội được thành lập.
|
C
|
Miền nghiệp vụ Hỗ
trợ hoạt động của CQNN
|
I
|
Nhóm nghiệp vụ Kế
hoạch và ngân sách (BRM004.001)
|
1
|
Kế hoạch đấu
thầu, mua sắm (BRM004.001.005)
|
- Xây dựng, ban hành cơ chế,
chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu lựa chọn nhà thầu, nhà đầu
tư và đầu tư theo phương thức PPP.
- Phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn
thực hiện các quy định của pháp luật về lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư, đầu tư
theo phương thức PPP và cam kết của Việt Nam về đấu thầu theo quy định tại
các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- Thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu,
nhà đầu tư và phương án lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt
thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật
về đấu thầu;
- Hướng dẫn, theo dõi, giám sát,
thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về đấu thầu; hợp
tác quốc tế về đấu thầu.
- Tổ chức Hệ thống thông tin về đấu
thầu và đấu thầu qua mạng, xây dựng và quản lý hệ thống thông tin và các cơ sở
dữ liệu về đấu thầu, đầu tư theo phương thức PPP;
- Theo dõi, giám sát hoạt động
đấu thầu; đánh giá, tổng kết, báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu;
Quản lý, khai thác, giám sát vận hành và phát triển Hệ thống mạng đấu thầu quốc
gia và đấu thầu qua mạng.
- Xây dựng và quản lý hệ thống
thông tin và các cơ sở dữ liệu về đấu thầu, đầu tư theo phương thức PPP.
- Cung cấp dịch vụ tư vấn, hỗ
trợ đấu thầu lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư, đầu tư theo phương thức PPP.
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng
chuyên môn, nghiệp vụ cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đấu thầu và
tổ chức cá nhân liên quan khác; tổ chức cấp chứng chỉ nghiệp vụ về đấu thầu
theo quy định của pháp luật đấu thầu. Quản lý công tác
đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu;
- Tổ chức thi sát hạch cấp
nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu; cấp, cấp lại, thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ
chuyên môn về đấu thầu.
|
2
|
Phân bổ
ngân sách
(BRM004.001.007)
|
- Tổng hợp chung về đầu
tư phát triển. Xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm; danh mục các chương
trình, dự án ưu tiên thu hút vốn đầu tư nước ngoài, vốn ODA, vốn vay ưu đãi;
danh mục các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình mục tiêu, các dự
án quan trọng quốc gia; danh mục dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước và các
nguồn vốn đầu tư công khác theo quy định;
- Xây dựng tổng mức và cơ cấu vốn đầu
tư phát triển toàn xã hội; tổng mức và cân đối các nguồn vốn đầu tư công theo
ngành, lĩnh vực, chương trình; tổng mức vốn chương trình mục tiêu quốc gia,
chương trình mục tiêu;
- Tổng hợp kế hoạch đầu tư công
trung hạn và hằng năm; Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công trung
hạn và hằng năm, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu và dự
án đầu tư do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư;
- Giám sát, đánh giá hiệu quả sử dụng
vốn đầu tư công, vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước;
- Thường trực Hội đồng thẩm định Nhà
nước các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia; thẩm định
các chương trình mục tiêu và các dự án khác do Thủ tướng Chính phủ giao; thẩm
định các dự án đầu tư khác theo quy định của pháp luật về đầu tư.
- Dự kiến phương án phân bổ chi tiết
kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm cho các bộ, ngành trung ương và địa
phương; vốn đầu tư từ nguồn hỗ trợ tín dụng nhà nước; trình Thủ tướng Chính
phủ quyết định việc sử dụng nguồn dự phòng từ ngân sách trung ương và bổ sung
vốn ngân sách trung ương trong năm để thực hiện các nhiệm vụ đầu tư phát triển;
- Phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng
phương án sử dụng số tăng thu và tiết kiệm chi của ngân sách trung ương,
trong đó bao gồm cả việc phân bổ cho các dự án đầu tư quan trọng (nếu có);
- Tổng hợp phân bổ chi tiết kế hoạch
vốn ngân sách nhà nước trung hạn và hằng năm của từng chương trình mục tiêu
quốc gia (bao gồm vốn đầu tư và vốn sự nghiệp), các chương trình mục tiêu và
các khoản bổ sung có mục tiêu khác;
- Chủ trì, phối hợp với Bộ
Tài chính, các bộ, ngành liên quan và các địa phương xây dựng nguyên tắc,
tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát triển; giám sát, đánh giá hiệu
quả sử dụng vốn đầu tư công, vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước.
|
3
|
Quy hoạch
(BRM004.001.008)
|
- Tổng hợp quy hoạch, kế hoạch phát
triển của các bộ, ngành và tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; quy hoạch tổng
thể phát triển vùng, lãnh thổ; có ý kiến về các quy hoạch thuộc thẩm quyền
phê duyệt của các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương khi được yêu cầu;
- Tổ chức công bố chiến lược, kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch tổng thể phát triển vùng, lãnh thổ sau
khi được phê duyệt; hướng dẫn các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính
phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng quy hoạch,
kế hoạch 5 năm và hằng năm gắn phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc
phòng, an ninh, phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế
- xã hội của cả nước và vùng, lãnh thổ đã được phê duyệt
|
II
|
Nhóm nghiệp vụ Khoa
học và công nghệ (BRM004.002)
|
1
|
Hoạt động
nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo (BRM004.002.002)
|
Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch
nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, công nghệ thông tin
trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ
|
III
|
Nhóm nghiệp vụ Phổ
biến, cung cấp
thông tin, chính sách, pháp luật (BRM004.003)
|
1
|
Tiếp nhận
góp ý, xử lý phản ánh, kiến nghị (BRM004.003.004)
|
Thực hiện công tác tiếp nhận góp ý,
xử lý phản ánh, kiến nghị
|
2
|
Truyền
thông chính phủ (BRM004.003.005)
|
Thực hiện công tác truyền thông đối
với các hoạt động của Bộ
|
IV
|
Nhóm nghiệp vụ Quản
trị (BRM004.004)
|
1
|
Hành chính
công (BRM004.004.002)
|
Thực hiện công tác hành chính công tại
bộ theo quy định của pháp luật
|
2
|
Thi đua -
Khen thưởng (BRM004.004.005)
|
Thực hiện công tác thi đua - khen
thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thuộc bộ quản
lý theo quy định của pháp luật
|
3
|
Thanh tra,
kiểm tra và kiểm toán (BRM004.004.006)
|
Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu
nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý các hành vi vi phạm
pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ theo quy định của
pháp luật
|
4
|
Xây dựng
văn bản pháp luật (BRM004.004.008)
|
- Trình Chính phủ dự án luật, dự
thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị
quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính
phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hằng năm của bộ đã được
phê duyệt và các dự án, đề án
theo sự phân công
của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
- Trình Chính phủ chiến lược, kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hằng năm của cả nước, các cân đối vĩ mô
của nền kinh tế quốc dân; kế hoạch xây dựng, sửa đổi các cơ chế, chính sách
quản lý kinh tế vĩ mô; quy hoạch, chiến lược huy động vốn đầu tư phát triển,
kế
hoạch
đầu tư công trung hạn và hằng năm; chủ trương đầu tư các chương trình mục
tiêu quốc gia, các chương trình mục tiêu; các chương trình, dự án khác theo sự
phân công của Chính phủ;
- Trình Thủ tướng Chính phủ các dự
thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác;
- Ban hành Thông tư, quyết định, chỉ
thị thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ;
- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ
chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
thuộc phạm vi quản lý của bộ; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật về các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ.
|
5
|
Xây dựng
quy chế, quy định (BRM004.004.009)
|
Xây dựng các quy chế, quy định để chỉ
đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật,
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thuộc phạm vi quản lý của bộ; thông tin,
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật về các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ.
|
V
|
Nhóm nghiệp vụ Thống
kê (BRM004.005)
|
1
|
Công bố và
phổ biến thông tin thống kê (BRM004.005.001)
|
Thực hiện công bố và phổ biến thông
tin thống kê theo quy định của pháp luật
|
2
|
Điều tra thống
kê (BRM004.005.002)
|
Xây dựng chương trình điều tra thống
kê, thực hiện công tác điều tra thống kê theo Chương trình điều tra quốc gia
và theo quy định của pháp luật
|
3
|
Phối hợp thống
kê (BRM004.005.003)
|
Tổ chức các hoạt động phối hợp thống
kê
|
4
|
Phương pháp
và Tiêu chuẩn thống kê (BRM004.005.004)
|
Xây dựng phương pháp và tiêu chuẩn
thống kê
|
5
|
Tổng hợp và
phân tích thống kê (BRM004.005.005)
|
Thực hiện tổng hợp và phân tích thống
kê
|
D
|
Miền nghiệp vụ Quản
lý nguồn lực
|
I
|
Nhóm nghiệp vụ Quản lý hành
chính (BRM005.001)
|
1
|
Cơ sở vật
chất, trang thiết bị (BRM005.001.001)
|
Tổ chức thực hiện quản lý, sử dụng
cơ sở vật chất, tài sản, phương tiện, trang thiết bị làm việc của cơ quan Bộ;
|
2
|
Công tác của
cán bộ, công chức, viên chức (BRM005.001.002)
|
- Bảo đảm các điều kiện, phương tiện
làm việc, đi lại và chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, công chức, viên chức và người
lao động trong cơ quan;
- Chăm lo và cải thiện đời sống vật
chất, tinh thần cho cán bộ, công nhân viên chức toàn cơ quan
|
3
|
Dịch vụ hỗ
trợ kỹ thuật, giải đáp thông tin (BRM005.001.003)
|
- Thực hiện cơ chế một cửa, một cửa
liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của
Bộ theo quy định của pháp luật;
- Hỗ trợ kỹ thuật và giải đáp các
thông tin khác liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Bộ
|
4
|
Đảm bảo an
ninh trật tự (BRM005.001.004)
|
Phụ trách công tác quân sự và tự vệ
cơ quan; quản lý lực lượng bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy; đảm bảo an ninh, trật
tự, duy trì nội quy, kỷ luật lao động trong Bộ
|
5
|
Kế hoạch hoạt
động (BRM005.001.005)
|
Xây dựng, quản lý, theo dõi, đôn đốc
và tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện Chương trình công tác của Bộ trình Thủ
tướng Chính phủ, Chính phủ, Quốc hội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư hằng tháng, hằng
quý và năm. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tình hình thực hiện các nhiệm vụ do
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao tại các đơn vị thuộc Bộ.
|
6
|
Nội quy,
quy chế của cơ quan, tổ chức (BRM005.001.006)
|
Duy trì nội quy, kỷ luật lao động
trong Bộ
|
7
|
Trụ sở làm
việc (BRM005.001.007)
|
Quản lý công tác xây dựng cơ bản và
sửa chữa trụ sở cơ quan Bộ
|
8
|
Văn hóa
công sở (BRM005.001.008)
|
Xây dựng, duy trì văn hóa công sở
trong toàn cơ quan
|
II
|
Nhóm nghiệp vụ Quản lý công nghệ
thông tin
|
1
|
Bảo trì và
cung cấp giải pháp CNTT (BRM005.002.001)
|
|
2
|
Hỗ trợ dịch
vụ CNTT (BRM005.002.002)
|
Tổ chức đào tạo, tập huấn, hướng dẫn,
hỗ trợ sử dụng về ứng dụng công nghệ thông tin:
- Tổ chức đào tạo, tập huấn, hướng dẫn
các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan đối với các hệ thống thông
tin chuyên ngành;
- Tổ chức đào tạo, tập huấn, hướng dẫn
các đơn vị, tổ chức, cá nhân thuộc Bộ đối với các cơ sở dữ liệu và ứng dụng
phục vụ công tác chỉ đạo, quản lý và điều hành của Bộ và đảm bảo an toàn, an
ninh thông tin trên mạng;
- Tổ chức xây dựng hệ thống hỗ trợ
người sử dụng: tổng đài hỗ trợ, công cụ hỗ trợ trực tuyến.
|
3
|
Quản lý dịch
vụ CNTT (BRM005.002.003)
|
Dữ liệu về một số nội dung chính như
sau:
- Các dịch vực NTT;
- Hồ sơ, thông tin về dịch vụ CNTT;
|
4
|
Quản lý hạ
tầng và vận hành hệ thống (BRM005.002.004)
|
- Quản lý thống nhất và vận hành hệ
thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin của Bộ;
- Xây dựng, quản lý, vận hành các hệ
thống thông tin, cơ sở dữ liệu và các ứng dụng công nghệ thông tin của Bộ;
- Bảo đảm an toàn, an ninh
thông tin và bảo mật hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hệ thống thông tin, cơ sở dữ
liệu điện tử của Bộ
|
5
|
Quản lý nguồn
lực
CNTT (BRM005.002.005)
|
- Quản lý thống nhất các hoạt động ứng
dụng công nghệ
thông
tin;
- Đào tạo, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ
công nghệ thông tin theo quy định của pháp luật và của Bộ
|
6
|
Quản lý nhà
cung ứng dịch vụ CNTT
(BRM005.002.006)
|
Dữ liệu về một số nội dung chính như
sau:
- Danh sách nhà cung ứng dịch vụ
CNTT;
- Hồ sơ, thông tin về nhà cung ứng dịch
vụ CNTT;
|
III
|
Nhóm nghiệp vụ Quản
lý nguồn lực (BRM005.004)
|
1
|
Đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức, viên chức (BRM005.004.001)
|
Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng lý luận
chính trị; kiến thức theo tiêu chuẩn chức danh các ngạch công chức, viên chức;
kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực
kế hoạch và đầu tư và các nội dung đào tạo, bồi dưỡng khác cho cán bộ, công
chức, viên chức làm công tác kế hoạch và đầu tư từ Trung ương đến địa phương
theo quy hoạch, kế hoạch được Lãnh đạo Bộ phê duyệt và phục vụ các tổ chức,
cá nhân có nhu cầu trong xã hội;
|
2
|
Đánh giá,
phân loại cán bộ, công chức, viên chức (BRM005.004.002)
|
Thực hiện công tác đánh giá, phân loại
cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật
|
3
|
Quản lý vị
trí việc làm và tổ chức bộ máy (BRM005.004.004)
|
Quản lý vị trí việc làm và tổ chức bộ
máy thuộc bộ theo quy định của pháp luật
|
4
|
Tuyển dụng
cán bộ, công chức, viên chức (BRM005.004.006)
|
Thực hiện công tác tuyển dụng cán bộ,
công chức, viên chức của Bộ theo quy định của pháp luật
|
5
|
Tiền lương
(BRM005.004.007)
|
Thực hiện chế độ tiền lương và các
chế độ, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thuộc
bộ quản lý theo quy định của pháp luật
|
IV
|
Nhóm nghiệp vụ Quản lý tài
chính (BRM005.005)
|
1
|
Kế toán (BRM005.005.003)
|
Thực hiện công tác quản lý tài
chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ, công
tác kế toán theo quy định của pháp luật
|
2
|
Mua sắm
công (BRM005.005.004)
|
Thực hiện công tác mua sắm công tại
bộ theo quy định của pháp luật
|
V
|
Nhóm nghiệp vụ Quản lý thông tin (BRM005.005)
|
1
|
Quản lý hồ
sơ, văn bản (BRM005.006.002)
|
Thực hiện công tác quản lý hồ sơ,
văn bản theo quy định của pháp luật
|
2
|
Quản lý thư
viện (BRM005.006.004)
|
Thực hiện công tác quản lý thư viện,
lưu trữ theo
quy định của pháp luật
|
2.4. Kế hoạch hoạt động
nghiệp vụ
- Tiếp tục thực hiện các hoạt động
nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ KH&ĐT quy định tại Nghị định số
89/2022/NĐ-CP ngày 28/10/2022 của Chính phủ và theo chức năng, nhiệm vụ được
giao của các đơn vị thuộc Bộ.
2.5. Sơ đồ
quy trình nghiệp vụ
![](00634421_files/image023.jpg)
Hình 22: Sơ đồ
quy trình nghiệp vụ tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư
2.6. Sơ đồ
liên thông nghiệp vụ
2.6.1. Miền nghiệp vụ kinh tế - xã hội
![](00634421_files/image024.jpg)
Hình 23: Sơ đồ liên thông
nghiệp vụ đối với miền nghiệp vụ kinh tế - xã hội
2.6.2. Miền nghiệp vụ xã hội
![](00634421_files/image025.jpg)
Hình 24: Sơ đồ liên
thông nghiệp vụ đối với miền nghiệp vụ xã hội
2.6.3. Miền nghiệp vụ hỗ trợ hoạt động của cơ
quan nhà nước
![](00634421_files/image026.jpg)
Hình 25: Sơ đồ
liên thông nghiệp vụ đối với miền nghiệp vụ hỗ trợ hoạt động của cơ quan
nhà nước
2.6.4. Miền nghiệp vụ quản lý nguồn
lực
![](00634421_files/image027.jpg)
Hình 26: Sơ đồ liên thông
nghiệp vụ đối với miền nghiệp vụ quản lý nguồn lực
3. Kiến trúc
Dữ liệu
3.1. Nguyên tắc
dữ liệu
Mô hình tham chiếu dữ liệu cung cấp một
khung phân loại cơ sở thúc đẩy chia sẻ và sử dụng lại dữ liệu của cơ quan nhà
nước bằng cách phân chia thành các nhóm thông tin dựa trên danh mục dữ liệu độc
lập. Mô hình này cho phép xác định, phân loại các thành phần dữ liệu cơ bản của
các cơ quan nhà nước dựa trên các nghiệp vụ, việc mô tả này độc lập với cấu
trúc tổ chức của các cơ quan nhà nước và chỉ ra khả năng chia sẻ, sử dụng lại dữ
liệu giữa các cơ quan nhà nước. Mô hình tham chiếu dữ liệu chi tiết của Bộ Kế
hoạch và Đầu tư được mô tả dựa trên mô hình tham chiếu dữ liệu của Khung Kiến
trúc Chính phủ điện tử Việt Nam 3.0, cụ thể như sau:
STT
|
Tiểu mục dữ
liệu
|
Mô tả
|
A
|
Miền dữ liệu Kinh tế
- Xã hội
|
I
|
Mục dữ liệu hỗ trợ
doanh nghiệp (DRM001.001)
|
1
|
Đăng ký
thành lập, cấp giấy phép hoạt động (DRM001.001.003)
|
Dữ liệu về một số nội dung chính như
sau:
- Thông tin hướng dẫn thủ tục đăng
ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh;
- Thông tin kiểm tra, theo dõi, tổng
hợp tình hình đăng ký doanh nghiệp, đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử và
sau đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi cả nước;
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký
doanh nghiệp, hộ kinh doanh.
|
2
|
Hoạt động của
doanh nghiệp (DRM001.001.004)
|
Dữ liệu về một số nội dung chính như
sau:
- Thông tin về cơ chế, chính sách về
sắp xếp, tổ chức quản lý hoạt động của DNNN nhằm thực hiện mục tiêu đổi mới
và phát triển DNNN. Phối hợp xây dựng chiến lược, chương trình, kế hoạch sắp
xếp, đổi mới, phát triển DNNN; thẩm định, tham gia ý kiến hoặc hướng dẫn theo
thẩm quyền các vấn đề liên quan đến sắp xếp, đổi mới và phát triển DNNN;
- Thông tin về tình hình hoạt động sản
xuất kinh doanh. Xây dựng báo cáo về tình hình phát triển doanh nghiệp thuộc
các thành phần kinh tế, tình hình triển khai các chính sách hỗ trợ phát triển
doanh nghiệp;
- Thông tin về cơ chế, chính sách,
pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và hộ kinh doanh; hướng dẫn các bộ,
ngành, địa phương, tổ chức hiệp hội tổ chức triển khai Luật hỗ trợ doanh nghiệp
nhỏ và vừa và các chính sách liên quan tới hỗ trợ phát triển hộ kinh doanh.
Xác định mục tiêu, đối tượng, trọng tâm hỗ trợ để xây dựng và triển khai các
kế hoạch, chương trình, dự án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Phối hợp, xây dựng,
tổ chức triển khai các mô hình, chính sách, hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ
và vừa;
- Thông tin hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ
trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh.
- Thông tin về hoạt động phát triển
doanh nghiệp.
|
3
|
Hỗ trợ và
phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ (DRM001.001.005)
|
Dữ liệu về một số nội dung chính như
sau:
- Thông tin về việc cho vay, tài trợ,
hỗ trợ tăng cường năng lực cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
|
4
|
Hỗ trợ,
phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã (DRM001.001.006)
|
Dữ liệu về một số nội dung chính như
sau:
- Thông tin về chiến lược, chương
trình và kế hoạch chung về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã;
- Thông tin về nội dung hướng dẫn,
kiểm tra, đôn đốc và tổng kết việc thực hiện các chương trình và kế hoạch
phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã;
- Thông tin về cơ chế quản lý, chính
sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã;
- Thông tin về đăng ký hợp tác xã,
liên hiệp hợp
tác
xã; hướng dẫn thủ tục đăng ký; kiểm tra, theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện
đăng ký và sau đăng ký của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trên phạm vi cả
nước.
|
II
|
Mục dữ liệu Quản lý
kinh tế (DRM001.002)
|
1
|
Đầu tư nước
ngoài (DRM001.002.005)
|
Dữ liệu về một số nội dung chính như
sau:
- Thông tin về hoạt động đầu tư
trong nước;
- Thông tin về hoạt động đầu tư trực
tiếp của nước ngoài vào Việt Nam;
- Thông tin về hoạt động đầu tư của
Việt Nam ra nước ngoài. Thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh và chấm dứt hiệu lực
của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
- Quản lý hoạt động đầu tư theo hình thức đối
tác công - tư (PPP). Thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư các
dự án đầu tư theo hình thức PPP;
- Quản lý hoạt động tổ chức hoạt động
xúc tiến đầu tư, hướng dẫn thủ tục đầu tư;
- Kiểm tra, giám sát, đánh giá tổng
thể hoạt động đầu tư.
|
2
|
Đầu tư vốn
nhà nước (DRM001.002.007)
|
Thông tin, dữ liệu về quản lý nhà nước
về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, đổi mới và phát triển doanh
nghiệp nhà nước
|
3
|
Thanh toán
mua hàng, sử dụng dịch vụ của cơ quan nhà nước (DRM001.002.011)
|
Cơ sở dữ liệu về các dịch vụ công
trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ
|
4
|
Hỗ trợ,
phát triển khu kinh tế (DRM001.001.012)
|
Các nhóm dữ liệu, chỉ tiêu về kinh tế,
xã hội, môi trường và các chỉ tiêu khác liên quan đến khu công nghiệp, khu
kinh tế theo quy định của pháp luật về khu công nghiệp, khu kinh tế
|
B
|
Miền dữ liệu Xã hội
|
I
|
Mục dữ liệu Hội, Tổ
chức phi Chính phủ (DRM002.008)
|
1
|
Đăng ký
thành lập/hoạt động (DRM002.008.001)
|
Quản lý về đăng ký thành lập/hoạt động
của hội, tổ chức phi chính phủ trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ
theo quy định của pháp luật
|
2
|
Quản lý hoạt
động của hội, tổ chức phi chính phủ (DRM002.008.002)
|
Quản lý các hoạt động của hội, tổ chức
phi chính phủ trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ theo quy định của
pháp luật
|
C
|
Miền dữ liệu Hỗ trợ
hoạt động của CQNN
|
I
|
Mục dữ liệu Kế hoạch và
ngân sách (DRM004.001)
|
1
|
Kế hoạch đấu
thầu, mua sắm (DRM004.001.005)
|
Dữ liệu về một số nội dung chính như
sau:
1. Thông tin về lựa chọn nhà thầu
bao gồm:
- Thông tin về dự án, kế hoạch lựa
chọn nhà thầu;
- Thông báo mời quan tâm, thông báo
mời sơ
tuyển;
- Thông báo mời thầu;
- Danh sách ngắn;
- Kết quả mở thầu đối với đấu thầu
qua mạng;
- Kết quả lựa chọn nhà
thầu;
- Thông tin chủ yếu của hợp đồng;
- Thông tin xử lý vi phạm pháp luật
về đấu thầu;
- Thông tin về kết quả thực hiện hợp
đồng của nhà thầu;
2. Thông tin về lựa chọn nhà đầu tư
bao gồm:
- Thông tin về dự án đầu tư kinh
doanh;
- Thông báo mời quan tâm, hồ sơ mời
quan tâm; kết quả mời quan tâm;
- Thông báo mời thầu, hồ sơ mời thầu
và các nội dung sửa đổi, làm rõ hồ sơ (nếu có);
- Kết quả lựa chọn nhà đầu tư;
- Thông tin chủ yếu của hợp đồng;
- Thông tin xử lý vi phạm pháp luật
về đấu thầu
3. Thông tin về tổ chức thi sát hạch
cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu; cấp, cấp lại, thu hồi chứng
chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu.
|
2
|
Phân bổ
ngân sách (DRM004.001.007)
|
Dữ liệu về một số nội dung chính như
sau:
- Thông tin về kế hoạch đầu tư công
trung hạn vốn ngân sách nhà nước, vốn ODA;
- Thông tin về kế hoạch đầu tư công
hằng năm vốn ngân sách nhà nước, vốn ODA;
- Danh mục các chương trình, dự án
ưu tiên thu hút vốn đầu tư nước ngoài, vốn ODA, vốn vay ưu đãi; danh mục các
chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình mục tiêu, các dự án quan trọng
quốc gia; danh mục dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn đầu
tư công khác theo quy định;
- Thông tin về tổng mức và cơ cấu vốn
đầu tư phát triển toàn xã hội; tổng mức và cân đối các nguồn vốn đầu tư công
theo ngành, lĩnh vực, chương trình; tổng mức vốn chương trình mục tiêu quốc
gia, chương trình mục tiêu;
- Thông tin về báo cáo giám sát,
đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công, vốn đầu tư phát triển nguồn ngân
sách nhà nước;
- Thông tin dự kiến phương án phân bổ
chi tiết kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm cho các bộ, ngành trung
ương và địa phương; vốn đầu tư từ nguồn hỗ trợ tín dụng nhà nước;
- Tổng hợp phân bổ chi tiết kế hoạch
vốn ngân
sách
nhà nước trung hạn và hằng năm của từng chương trình mục tiêu quốc gia (bao gồm
vốn đầu tư và vốn sự nghiệp), các chương trình mục tiêu và các khoản bổ sung
có mục tiêu khác;
- Nguyên tắc, tiêu chí và định mức
phân bổ chi đầu tư phát triển; giám sát, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
công, vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước.
|
3
|
Quy hoạch (DRM004.001.008)
|
Dữ liệu về một số nội dung chính như
sau:
- Thông tin về quy hoạch, kế hoạch
phát triển của các bộ, ngành và tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; quy hoạch
tổng thể phát triển vùng, lãnh thổ;
|
II
|
Mục dữ liệu Khoa học
và công nghệ (DRM004.002)
|
1
|
Hoạt động
nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo (DRM004.002.002)
|
Dữ liệu về một số nội dung chính như
sau:
- Thông tin về kế hoạch nghiên cứu
khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, công nghệ thông tin trong các
lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ;
- Thông tin về các đề tài nghiên cứu
khoa học: Người thực hiện, nội dung đề tài,...
|
III
|
Mục dữ liệu Phổ biến, cung cấp
thông tin, chính sách, pháp luật (DRM004.003)
|
1
|
Tiếp nhận
góp ý, xử lý phản ánh, kiến nghị (DRM004.003.004)
|
Dữ liệu về một số nội dung chính như
sau:
- Nội dung các góp ý, phản ánh, kiến
nghị.
- Tình hình tiếp nhận góp ý, xử lý
phản ánh, kiến nghị.
|
2
|
Truyền
thông chính phủ (DRM004.003.005)
|
Dữ liệu về một số nội dung chính như
sau:
- Kế hoạch truyền thông;
- Thông tin thực hiện công tác truyền
thông đối với các hoạt động của Bộ
|
IV
|
Mục dữ liệu Quản trị
(DRM004.004)
|
1
|
Hành chính
công (DRM004.004.002)
|
Dữ liệu về một số nội dung chính như
sau:
- Thực hiện công tác hành chính công
tại bộ theo quy định của pháp luật
|
2
|
Thi đua -
Khen thưởng (DRM004.004.005)
|
Dữ liệu về một số nội dung chính như
sau:
- Hồ sơ thi đua - khen thưởng, kỷ luật
tại Bộ
- Thực hiện công tác thi đua - khen
thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thuộc bộ quản
lý theo quy định của pháp luật
|
3
|
Thanh tra,
kiểm tra và kiểm toán (DRM004.004.006)
|
Dữ liệu về một số nội dung chính như
sau:
- Hồ sơ về thanh tra, kiểm tra, kiểm
toán
- Thông tin về thanh
tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý
của bộ theo
quy
định của pháp luật
|
4
|
Xây dựng
văn bản pháp luật (DRM004.004.008)
|
Dữ liệu về một số nội dung chính như
sau:
- Dữ liệu về các văn bản quy phạm pháp
luật;
- Hồ sơ về các văn bản pháp luật do
Bộ trình hoặc ban hành;
- Kế hoạch xây dựng văn bản pháp luật
- Thông tin về các nội dung chỉ đạo,
hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch thuộc phạm vi quản lý của bộ; thông tin, tuyên truyền,
phổ biến, giáo dục pháp luật về các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của
bộ.
|
5
|
Xây dựng
quy chế, quy định (DRM004.004.009)
|
Dữ liệu về một số nội dung chính như
sau:
- Dữ liệu về các quy chế, quy định;
- Hồ sơ về các quy chế, quy định tại
Bộ;
- Kế hoạch xây dựng quy chế, quy định
tại Bộ.
- Thông tin về các nội dung chỉ đạo,
hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các quy chế, quy định thuộc phạm vi
quản lý của Bộ.
|
V
|
Mục dữ liệu Thống
kê (DRM004.005)
|
1
|
Công bố và
phổ biến thông tin thống kê (DRM004.005.001)
|
Dữ liệu về một số nội dung chính như
sau:
- Thông tin thống kê đầu ra;
- Công bố và phổ biến thông tin thống
kê theo quy định của pháp luật
|
2
|
Điều tra thống
kê (DRM004.005.002)
|
Dữ liệu kết quả Tổng điều tra, điều
tra thống kê thuộc:
- Chương trình điều tra thống kê quốc
gia;
- Thực hiện công tác điều tra thống
kê theo quy định của pháp luật
|
3
|
Phối hợp thống
kê (DRM004.005.003)
|
Dữ liệu về một số nội dung chính như
sau:
- Các hoạt động phối hợp thống kê
|
4
|
Phương pháp
và Tiêu chuẩn thống kê (DRM004.005.004)
|
Dữ liệu về một số nội dung chính như
sau:
- Phương pháp và tiêu chuẩn thống kê
|
5
|
Tổng hợp và
phân tích thống kê (DRM004.005.005)
|
Dữ liệu về một số nội dung chính như
sau:
- Tổng hợp và phân tích thống kê
|
D
|
Miền dữ liệu Quản
lý nguồn lực
|
I
|
Mục dữ liệu Quản lý
hành chính (DRM005.001)
|
1
|
Cơ sở vật
chất, trang thiết bị (DRM005.001.001)
|
Dữ liệu về một số nội dung chính như
sau:
- Quản lý, sử dụng cơ sở vật chất,
tài sản, phương tiện, trang thiết bị làm việc của cơ quan Bộ;
|
2
|
Công tác của
cán bộ, công chức, viên chức (DRM005.001.002)
|
Dữ liệu về một số nội dung chính như
sau:
- Bảo đảm các điều kiện, phương tiện
làm việc, đi lại và chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, công chức, viên chức và người
lao động trong cơ quan;
- Chăm lo và cải thiện đời sống vật
chất, tinh thần
cho
cán bộ, công nhân viên chức toàn cơ quan
|
3
|
Dịch vụ hỗ
trợ kỹ thuật, giải đáp thông tin (DRM005.001.003)
|
Dữ liệu về một số nội dung chính như
sau:
- Thực hiện cơ chế một cửa, một cửa
liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của
Bộ theo quy định của pháp luật;
- Hỗ trợ kỹ thuật và giải đáp các
thông tin khác liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Bộ
|
4
|
Đảm bảo an
ninh trật tự (DRM005.001.004)
|
Dữ liệu về một số nội dung chính như
sau:
- Công tác quân sự và tự vệ cơ quan;
quản lý lực lượng bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy; đảm bảo an ninh, trật tự,
duy trì nội quy, kỷ luật lao động trong Bộ
|
5
|
Kế hoạch hoạt
động (DRM005.001.005)
|
Dữ liệu về một số nội dung chính như
sau:
- Quản lý, theo dõi, đôn đốc và tổng
hợp báo cáo tình hình thực hiện Chương trình công tác của Bộ trình Thủ tướng
Chính phủ, Chính phủ, Quốc hội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư hằng tháng, hằng quý
và năm.
- Tình hình thực hiện các nhiệm vụ
do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao tại các đơn vị thuộc Bộ
|
6
|
Nội quy,
quy chế của cơ quan, tổ chức (DRM005.001.006)
|
Dữ liệu về một số nội dung chính như
sau:
- Thông tin về nội quy, quy chế của
cơ quan;
- Tình hình thực hiện, duy trì nội
quy, kỷ luật lao động trong Bộ
|
7
|
Trụ sở làm
việc (DRM005.001.007)
|
Dữ liệu về một số nội dung chính như
sau:
- Quản lý công tác xây dựng cơ bản
và sửa chữa trụ sở cơ quan Bộ
|
8
|
Văn hóa
công sở (DRM005.001.008)
|
Dữ liệu về một số nội dung chính như
sau:
- Xây dựng, duy trì văn hóa công sở
trong toàn cơ quan
|
II
|
Mục dữ liệu Quản
lý công nghệ thông tin (DRM005.002)
|
1
|
Bảo trì và
cung cấp giải pháp CNTT
(DRM005.002.001)
|
Dữ liệu về một số nội dung chính về
bảo trì và cung cấp giải pháp CNTT
|
2
|
Hỗ trợ dịch
vụ CNTT (DRM005.002.002)
|
Dữ liệu về một số nội dung chính như
sau:
- Tài liệu hướng dẫn sử dụng các hệ
thống thông tin;
- Hệ thống hỗ trợ người sử dụng: tổng
đài hỗ trợ, công cụ hỗ trợ trực tuyến.
|
3
|
Quản lý dịch
vụ CNTT (DRM005.002.003)
|
Dữ liệu về một số nội dung chính như
sau:
- Các dịch vụ CNTT;
- Hồ sơ, thông tin về dịch vụ CNTT;
|
4
|
Quản lý hạ
tầng và vận hành hệ thống (DRM005.002.004)
|
Dữ liệu về một số nội dung chính như
sau:
- Quản lý hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật
công nghệ thông tin của Bộ;
- Quản lý các hệ thống thông tin, cơ
sở dữ liệu và các ứng dụng công nghệ thông tin của Bộ;
- Thông tin về bảo đảm an toàn, an
ninh thông tin và bảo mật hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hệ thống thông tin, cơ sở
dữ liệu điện tử của Bộ
|
5
|
Quản lý nguồn
lực CNTT (DRM005.002.005)
|
Dữ liệu về một số nội dung chính như
sau:
- Quản lý các hoạt động ứng dụng
công nghệ thông tin;
- Thông tin về đào tạo, bồi dưỡng và
cấp chứng chỉ công nghệ thông tin theo quy định của pháp luật và của Bộ
|
6
|
Quản lý nhà
cung ứng dịch vụ CNTT (DRM005.002.006)
|
Dữ liệu về một số nội dung chính như
sau:
- Danh sách nhà cung ứng dịch vụ
CNTT;
- Hồ sơ, thông tin về nhà cung ứng dịch
vụ CNTT;
|
III
|
Mục dữ liệu Quản lý
nguồn lực (DRM005.004)
|
1
|
Đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức, viên chức (DRM005.004.001)
|
Dữ liệu về một số nội dung chính như
sau:
- Kế hoạch đào tạo;
- Nội dung đào tạo;
- Thông tin các lớp đào tạo;
- Danh sách giảng viên;
- Danh sách học viên
|
2
|
Đánh giá,
phân loại cán bộ, công chức, viên chức (DRM005.004.002)
|
Dữ liệu về một số nội dung chính như
sau:
- Hồ sơ về công tác đánh giá, phân
loại cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật
|
3
|
Quản lý vị
trí việc làm và tổ chức bộ máy (DRM005.004.004)
|
Dữ liệu về một số nội dung chính như
sau:
- Hồ sơ về quản lý vị trí việc làm
và tổ chức bộ máy thuộc bộ theo quy định của pháp luật
|
4
|
Tuyển dụng
cán bộ, công chức, viên chức (DRM005.004.006)
|
Dữ liệu về một số nội dung chính như
sau:
- Hồ sơ về công tác tuyển dụng cán bộ,
công chức, viên chức của Bộ theo quy định của pháp luật
|
5
|
Tiền lương (DRM005.004.007)
|
Dữ liệu về một số nội dung chính như
sau:
- Hồ sơ về chế độ tiền lương và các
chế độ, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thuộc
bộ quản lý theo quy định của pháp luật
|
IV
|
Mục dữ liệu Quản lý
tài chính (DRM005.005)
|
1
|
Kế toán (DRM005.005.003)
|
Dữ liệu về một số nội dung chính như
sau:
- Quản lý tài chính, tài sản được
giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ, công tác kế toán theo quy định
của pháp luật;
- Hồ sơ kế toán
|
2
|
Mua sắm
công (DRM005.005.004)
|
Dữ liệu về một số nội dung chính như
sau:
- Quản lý công tác mua sắm công tại
bộ theo quy định của pháp luật
|
V
|
Mục dữ liệu Quản lý
thông tin
(DRM005.005)
|
1
|
Quản lý hồ
sơ, văn bản (DRM005.006.002)
|
Dữ liệu về một số nội dung chính như
sau:
- Quản lý hồ sơ, văn bản theo quy định
của pháp luật
|
2
|
Quản lý thư
viện (DRM005.006.004)
|
Dữ liệu về một số nội dung chính như
sau:
- Quản lý thư viện, lưu trữ theo quy
định của pháp luật
|
3.2. Mô hình dữ liệu
![](00634421_files/image028.jpg)
Hình 27: Kiến
trúc dữ liệu
![](00634421_files/image029.jpg)
Hình 28: Dữ liệu/CSDL
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
4. Kiến trúc Ứng
dụng
4.1. Nguyên tắc
ứng dụng
Các ứng dụng được thiết kế, triển khai
tuân thủ theo kiến trúc công nghệ nền tảng sử dụng để phát triển ứng dụng; đảm
bảo các yêu cầu về tích hợp, chia sẻ dữ liệu, yêu cầu đảm bảo an toàn, an ninh
mạng.
4.2. Sơ đồ ứng
dụng tổng thể
Các hệ thống thông tin, ứng dụng, cơ sở
dữ liệu của Bộ được xây dựng dựa trên các kiến trúc ứng dụng khác nhau phù hợp
với yêu cầu của mỗi nghiệp vụ, chuyên ngành, phạm vi triển khai và đối tượng sử
dụng. Tuy nhiên, các ứng dụng được triển khai đều phải tuân thủ các quy định về
kết nối tích hợp, chia sẻ dữ liệu để hình thành Kho dữ liệu chung của Bộ Kế hoạch
và Đầu tư, phục vụ việc tổng hợp, phân tích thông tin dữ liệu các lĩnh vực thuộc chức
năng, nhiệm vụ của Bộ.
Sơ đồ tổng thể ứng dụng như sau:
![](00634421_files/image030.jpg)
4.3. Mô tả
các ứng dụng, dịch vụ
4.3.1. Ứng dụng, dịch vụ nội bộ
(1) Hệ thống thông tin danh mục dùng
chung:
Quản trị danh mục dùng chung, quản lý người dùng và phân quyền tập trung cho
các ứng dụng nội bộ của Bộ.
(2) Nền tảng quản trị số tổng thể: Bao gồm ứng
dụng web
và
ứng dụng di động. Nền tảng này đồng bộ các chức năng về các thông báo của Bộ,
văn bản điện tử, nhiệm vụ, lịch làm việc, lịch họp, điểm danh tích hợp, tổng hợp
thông tin báo chí... và các tiện ích khác.
(3) Hệ thống Quản lý văn bản và Hồ sơ
công việc:
Hỗ trợ việc gửi, nhận văn bản điện tử với các chức năng chính:
- Nhận, phân xử lý, cập nhật văn bản đến
- Tạo mới, trình điện tử, gửi văn bản
đi
- Quản lý các hồ sơ công việc
- Quản lý nhiệm vụ
- Trích xuất các báo cáo, thống kê
- Tích hợp thông tin từ các hệ thống khác: Hệ
thống Phản ánh kiến nghị của Bộ; Hệ thống Quản lý tài liệu lưu trữ điện tử của
Bộ; Hệ thống điểm danh tích hợp; Trục liên thông văn bản quốc gia.
(4) Hệ thống điểm danh tích hợp: Hỗ trợ kiểm
soát vào ra, chấm công cho cán bộ, công chức, viên chức, bao gồm: công cụ ghi
nhận các sự kiện của cán bộ (quẹt thẻ cho người đi bộ, nhận diện oto), công cụ
để quản lý quy trình đăng ký, duyệt giấy phép (nghỉ phép, nghỉ ốm, nghỉ chế độ),
duyệt đi học, đi công tác, ... của các cán bộ, công chức, viên chức và nhân
viên thuộc Bộ.
(5) Nền tảng họp trực tuyến: Cho phép họp
trực tuyến linh hoạt đến từng thiết bị cá nhân của người tham gia, kết nối
thông suốt, đồng bộ với hệ thống họp trực tuyến đã có ở các cơ quan, tổ chức;
các đơn vị có thể đăng ký phòng họp, quản lý các thông tin về tài liệu họp, mời
họp và các tài liệu khác cũng như thực hiện việc họp trực tuyến, họp không giấy
tờ.
(6) Hệ thống Quản lý tài liệu lưu trữ
điện tử:
- Hỗ trợ trong công
tác quản lý, nộp lưu, chỉnh lý hồ sơ tài liệu; hỗ trợ công tác khai thác hồ sơ,
tiêu hủy hồ sơ, tìm kiếm và tra cứu. Hệ thống sử dụng hệ thống tài khoản tập
trung của Bộ để đăng nhập.
- Hệ thống triển khai theo đúng phân cấp
về công tác lưu trữ của Bộ: Triển khai tại Văn phòng Bộ để quản lý hồ sơ lưu trữ
của Bộ; Triển khai tại các đơn vị được phân cấp về công tác lưu trữ để quản lý
hồ sơ lưu trữ của đơn vị.
(7) Hệ thống thư điện tử công vụ: Được triển
khai đến các đơn vị thuộc Bộ và sử dụng hệ thống tài khoản tập trung của Bộ:
100% cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong Bộ
(8) Nền tảng phân tích, xử lý dữ liệu
tổng hợp tập trung: Phân tích, xử lý dữ liệu tổng hợp tập trung trong nhiều
lĩnh vực thuộc chức năng nhiệm vụ của Bộ như: Đầu tư công, giám sát đầu tư, việc
triển khai nhiệm vụ của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, trong việc báo cáo điện
tử các cấp, trong an toàn, an ninh mạng, trong tích hợp dữ liệu,....
(9) Nền tảng dữ liệu số của ngành (Kho
dữ liệu):
Lưu trữ thông tin từ các hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu của
Bộ và được tích hợp với các Hệ thống chỉ đạo điều hành khác của Bộ để kết nối tất
cả các thông tin dữ liệu của Bộ để hỗ trợ, phục vụ việc phân tích dữ liệu lớn,
hỗ trợ ra quyết định.
(10) Hệ thống camera an ninh giám
sát:
Giám sát đồng thời các cổng ra vào của Bộ, nhận diện và trích xuất khuôn mặt,
nhận diện và phân tích xác định khuôn mặt của cán bộ hay khách; phân tích và điều
khiển barrier.
(11) Phần mềm quản lý cán bộ, công chức,
viên chức của Bộ: Triển khai theo đúng phân cấp về quản lý cán bộ của Bộ:
- Triển khai tại Vụ Tổ chức cán bộ để
quản lý hồ sơ của các công chức thuộc quản lý của Bộ;
- Triển khai tại các đơn vị được phân
cấp về quản lý cán bộ để quản lý hồ sơ của các công chức, viên chức, nhân viên
thuộc quản lý của đơn vị.
- Thông tin quản lý trên phần mềm bao
gồm:
+ Thông tin chi tiết về cán bộ trong Hồ
sơ cán bộ, Phiếu khai lý lịch bổ sung hằng năm;
+ Thông tin theo các quyết định liên
quan đến cán bộ: Bổ nhiệm, điều động, miễn nhiệm; nâng lương, nâng ngạch; tuyển
dụng, tiếp nhận; đào tạo, bồi dưỡng, cử đi công tác, học tập trong và ngoài nước;
khen thưởng, kỷ luật, kết quả phân loại đánh giá hằng năm; thuyên chuyển, thôi
việc, nghỉ hưu;
+ Thông tin về công tác quy hoạch, kê
khai tài sản hằng năm.
4.3.2. Ứng dụng, dịch vụ phục vụ người
dân, doanh nghiệp
(1) Cổng thông tin điện tử: Thực hiện
cung cấp đầy đủ thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Bộ theo Nghị định số
42/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022.
(2) Cổng dữ liệu: Cung cấp
công khai các dữ liệu theo Quyết định số 1814/QĐ-BKHĐT và Quyết định số
1349/QĐ-BKHĐT ngày 02/8/2023.
(3) Nền tảng hệ thống thông tin giải
quyết thủ tục hành chính: Cung cấp thông tin giải quyết thủ tục hành
chính theo quy định tại Nghị định số 42/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022, được tích hợp với Cổng Dịch
vụ công quốc gia, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, các Hệ thống thông tin
chuyên ngành có giải quyết thủ tục hành chính của Bộ.
(4) CSDL về văn bản pháp luật: Hệ thống hóa
các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản chỉ đạo điều hành thuộc lĩnh vực quản
lý nhà nước của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
(5) Cổng thông tin doanh nghiệp: Cung cấp
thông tin về doanh nghiệp nhà nước; doanh nghiệp nhỏ và vừa.
(6) Trang tin điện tử về chuyển đổi số: Chia sẻ cẩm
nang chuyển đổi số, thông tin chuyển đổi số, các văn bản về chuyển đổi số.
(7) Hệ thống tiếp nhận và xử lý phản ánh kiến nghị: Liên thông với
Hệ thống phản ánh kiến nghị trên Cổng dịch vụ công quốc gia và chia sẻ dữ liệu
với Cổng Dịch vụ
công và Cổng thông tin điện tử của Bộ để đảm bảo tiếp nhận đầy đủ phản ánh, kiến
nghị của người dân và doanh nghiệp từ các nguồn khác nhau và thực hiện trả lời,
công khai kết quả xử lý phản ánh kiến nghị một cách kịp thời.
(8) Trang thông tin điện tử Tam giác
phát triển Campuchia - Lào - Việt
Nam:
Trang thông tin điện tử Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam tại địa
chỉ http://clv-development.org
là
nơi tuyên truyền về tầm quan trọng của mối quan hệ hợp tác giữa ba nước Việt
Nam, Lào, Campuchia trong lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư; Đăng tải
thông tin về môi trường đầu tư và hoạt động thu hút đầu tư, xúc tiến du lịch,
tình hình sản xuất kinh doanh của ba nước; Quảng bá thông tin của các địa phương
thuộc khu vực Tam giác phát triển Campuchia- Lào- Việt Nam
nhằm củng cố mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết truyền thống giữa ba nước.
(9) Hệ thống trang thông
tin điện tử của các đơn vị: Cung cấp thông tin theo quy định phục vụ người
dân, doanh nghiệp.
4.3.3. Ứng dụng, dịch vụ chuyên ngành
- Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu
quốc gia về đầu tư công: Hệ thống triển khai trên toàn quốc, xây dựng và
hoàn thiện phiên bản mới đáp ứng các yêu cầu của pháp luật về đầu tư công. Hệ
thống hỗ trợ các Bộ, ngành, địa phương lập, cập nhật, giao, điều chỉnh Kế hoạch
đầu tư công trung hạn và hằng năm.
- Hệ thống thông tin về giám sát,
đánh giá đầu tư: Tổng hợp tình hình báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu
tư trực tuyến của các cơ quan theo từng kỳ báo cáo công khai tại Cổng thông tin
quốc gia về giám sát và đánh giá đầu tư.
- Hệ thống thông tin quốc gia về đăng
ký doanh nghiệp: Cơ sở dữ liệu
quốc gia về đăng ký doanh nghiệp thuộc danh mục Cơ sở dữ liệu quốc gia tạo nền
tảng phát triển Chính phủ điện tử. Hệ thống phục vụ công tác tiếp nhận và xử lý
hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, trao đổi dữ liệu giữa CSDL quốc gia về đăng ký
doanh nghiệp với CSDL của các bộ, ngành, địa phương.
- Hệ thống thông tin quốc gia về
đăng ký hợp tác xã: CSDL trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký hợp
tác xã đã cơ bản hoàn thiện, thông tin trong hồ sơ đăng ký hợp tác xã và tình
trạng pháp lý của hợp tác xã lưu giữ tại CSDL có giá trị pháp lý, là thông tin
gốc về hợp tác xã.
- Hệ thống thông tin quốc gia về đầu
tư: Hệ thống hoạt động hỗ trợ việc quản lý, đăng ký cấp phép đầu tư tại Việt
Nam bao gồm cả nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.
- Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia:
Hệ thống mới do nhà đầu tư PPP xây dựng đã được triển khai ngày 16/9/2022.
- Hệ thống thông tin quốc gia về
quy hoạch: Bước đầu đã được xây dựng nhằm đáp ứng các nhu cầu ban đầu của
công tác lập, thẩm định quy hoạch trong thời kỳ mới.
- Hệ thống thông tin thống kê:
Dữ liệu của tất cả các cuộc điều tra và Tổng điều tra được xử lý trên môi trường
số, các cuộc điều tra đã được ứng dụng phiếu điều tra điện tử và thực hiện giám
sát chất lượng số liệu điều tra trên hệ thống trực tuyến (webform).
- Hệ thống sản xuất thông tin thống
kê điện tử: đang thực hiện các nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư. Kết quả dự án gồm:
Hệ thống thu thập và xử lý kết quả điều tra lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản bằng
phiếu điều tra điện tử; Hệ thống sản xuất niên giám thống kê điện tử; hệ thống
phổ biến thông tin thống kê tổng hợp.
- Kho dữ liệu đặc tả thống kê và hệ
thống kho dữ liệu thống kê vi mô: Xây dựng và
triển khai hệ thống, dự kiến kết quả dự án gồm là 02 cơ sở dữ liệu nhằm sử dụng
thống nhất dữ liệu thống kê.
- Hệ thống thông tin quốc gia về
phát triển doanh nghiệp: Chuẩn bị đầu tư xây dựng hệ thống.
- Hệ thống thông tin về khu công nghiệp,
khu kinh tế: Xây dựng và
triển khai hệ thống.
4.4. Sơ đồ
tích hợp ứng dụng
Bộ Kế hoạch và Đầu tư triển khai thống
nhất mô hình tích hợp ứng dụng bảo đảm tuân thủ Khung Kiến trúc Chính phủ điện
tử Việt Nam, phiên bản 3.0:
![](00634421_files/image031.jpg)
Hình 30: Sơ đồ
tích hợp ứng dụng
4.5. Các yêu
cầu về đảm bảo chất lượng
- Kiến trúc ứng dụng cần đảm bảo vệ
các yếu tố về: Đáp ứng quy trình nghiệp vụ theo các quy định hiện hành; đảm bảo
kết nối tích hợp, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin của Bộ với hệ thống
thông tin quốc gia, hệ thống thông tin của các bộ, ngành, địa phương khác; đáp ứng
các yêu cầu về kỹ thuật, về đảm bảo an toàn an ninh mạng theo các quy định hiện
hành.
4.6. Các yêu
cầu về duy trì hệ thống ứng dụng
- Để duy trì hệ thống ứng dụng cần bảo đảm các
yêu cầu về: cập nhật quy trình nghiệp vụ theo quy định hiện hành, các yêu cầu
quản lý, vận hành hệ thống, yêu cầu bảo đảm an toàn, an ninh mạng và kinh phí để
thực hiện việc cập nhật, bảo trì, nâng cấp hệ thống ứng dụng.
- Ngoài ra, cần bảo đảm nguồn nhân lực
kỹ thuật và thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các đối tượng
sử dụng hệ thống.
5. Kiến trúc
công nghệ
5.1. Nguyên tắc
công nghệ
Triển khai, áp dụng thống nhất các giải
pháp kỹ thuật, công nghệ trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin của Bộ,
tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam, Quốc tế và của Bộ, cụ
thể:
- Trung tâm dữ liệu: Trung tâm dữ liệu
được xây dựng đáp ứng các Tiêu chuẩn kỹ thuật quy định tại Thông tư số 03/2013/TT-BTTTT ngày
22/01/2013 quy định áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với trung tâm dữ
liệu và Thông tư 23/2022/TT-BTTTT
ngày
30/11/2022 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2013/TT-BTTTT ngày 22 tháng
01 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định áp dụng tiêu
chuẩn, kỹ thuật đối với Trung tâm dữ liệu.
- Hệ thống Mạng: Duy trì và phát triển
04 Hệ thống mạng phục vụ vận hành 04 Hệ thống thông tin của Bộ do các đơn vị: Cục
Quản lý đăng ký kinh doanh, Cục Quản lý đấu thầu, Trung tâm Công nghệ thông tin
và chuyển đổi số và Tổng cục Thống kê quản lý vận hành. Thiết lập kênh kết nối
trực tiếp giữa 04 hệ thống mạng này phục vụ tích hợp, chia sẻ dữ liệu.
- Giải pháp phần mềm: Áp dụng thống nhất
giải pháp kỹ thuật, công nghệ nền tảng sử dụng để xây dựng, phát triển các ứng
dụng.
- Giải pháp cơ sở dữ liệu: Áp dụng thống
nhất giải pháp kỹ thuật, công nghệ nền tảng sử dụng để xây dựng, phát triển các
cơ sở dữ liệu.
- Công nghệ mới: Nghiên cứu, áp dụng
các công nghệ mới nhằm đạt hiệu quả cao hơn trong triển khai các hoạt động ứng
dụng công nghệ thông tin.
5.2. Hạ tầng
mạng
![](00634421_files/image032.jpg)
Hình 31: Sơ đồ
mục tiêu hệ thống mạng tổng thể
5.3. Hạ tầng
Trung tâm dữ liệu/Phòng máy chủ
5.3.1. Trung tâm dữ liệu của Bộ
- Duy trì, nâng cấp Trung tâm dữ liệu
của Bộ để đáp ứng yêu cầu triển khai các hệ thống thông tin của Bộ.
- Xây dựng Trung tâm dữ liệu dự phòng
của Bộ: Để đảm bảo dự phòng thảm họa, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ,
Bộ định hướng triển khai hệ thống ảo hóa nhỏ gọn, hiệu năng cao để dự phòng thảm
họa. Hệ thống sẽ được đặt tại Trung tâm dữ liệu của nhà cung cấp dịch vụ.
5.3.2. Trung tâm dữ liệu phục vụ Hệ thống
thông tin về Thống kê
- Tiếp tục duy trì, nâng cấp 03 Trung
tâm dữ liệu.
- Xây dựng hệ thống dự phòng thảm họa
trên cơ sở các Trung tâm dữ liệu này hoặc thuê dịch vụ tại Trung tâm dữ liệu của
nhà cung cấp dịch vụ.
5.3.3. Trung tâm dữ liệu/phòng máy chủ
phục vụ Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
- Tiếp tục duy trì hệ thống tại Phòng
máy chủ tại Tầng 4 nhà A,
6B
Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội và thuê dịch vụ Trung tâm dữ liệu của nhà cung cấp
dịch vụ Trung tâm dữ liệu.
5.3.4. Trung tâm dữ liệu phục
vụ Hệ thống Mạng đấu thầu quốc gia
- Trung tâm dữ liệu do nhà đầu tư,
doanh nghiệp dự án cung cấp để vận hành Hệ thống.
5.3.5. Về Trung tâm dữ liệu
quốc gia
- Sử dụng tối đa các dịch vụ, tiện ích
được cung cấp bởi Trung tâm dữ liệu quốc gia, phù hợp với quy định pháp luật và
chiến lược, kế hoạch phát triển của Bộ, ngành, lĩnh vực.
5.4. Hạ tầng
trang thiết bị công nghệ thông tin phục vụ cán bộ, công chức, viên chức
- Hạ tầng mạng nội bộ, mạng Internet bảo
đảm tốc độ kết nối để truy cập các ứng dụng, dịch vụ công nghệ thông tin của Bộ;
- Các máy tính được trang bị bản quyền
hệ điều hành, phần mềm văn phòng, phần mềm nghiệp vụ, phần mềm phòng chống mã độc
và các phần mềm phục vụ công việc khác (nếu có).
- Các thiết bị khác như máy in qua mạng,
máy scan
để
phục vụ số hóa tài liệu.
5.5. Danh mục
các tiêu chuẩn kỹ thuật
- Thông tư số 39/2017/TT-BTTTT ngày
15/12/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông công bố Danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật
về ứng dụng công
nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước:
- TCN 68-190:2003: Thiết bị đầu cuối
viễn thông - Yêu cầu an toàn điện
- TCN 68-149:1995: Tiêu chuẩn về môi
trường khí hậu đối với các thiết bị thông tin
- TCN 68-140:1995: Chống quá áp, quá
dòng để bảo vệ đường dây và thiết bị thông tin - Yêu cầu kỹ thuật
- TCN 68-161:2006: Yêu cầu kỹ thuật -
Phòng chống ảnh hưởng của đường dây điện lực đến các hệ thống thông tin
- TCVN 9250:2021: Trung tâm dữ liệu -
Yêu cầu hạ tầng kỹ thuật Viễn thông (tham khảo tiêu chuẩn ANSI TIA-942-B:2017:
Telecommunications
Infrastructure Standard
for Data
Centers của
Viện Tiêu chuẩn Quốc gia Hoa Kỳ)
- TIA/EIA - 568A: Chỉ định các yêu cầu
về việc phân chia các phần trong hệ thống cáp, loại cáp, connector tương ứng, khoảng
cách cho phép... Đảm bảo tính tương thích của hệ thống đối với các sản phẩm từ
nhiều nhà sản xuất.
- TIA/EIA - 569: Chỉ định về cách đi
cáp, phân bổ các ổ cắm trong toà nhà.
- TIA/EIA - 606: Chỉ định các yêu cầu
về quản trị hệ thống.
- TIA/EIA - 607: Các quy định về an
toàn, nối đất đối với các thiết bị.
5.6. Xu hướng
công nghệ
Dự kiến các công nghệ được nghiên cứu
cho hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin của Bộ, bao gồm:
- Dữ liệu lớn (Big Data): Nghiên cứu ứng dụng
cho việc xây dựng Kho dữ liệu tổng hợp của Bộ.
- Hồ dữ liệu (Datalake):
Nghiên cứu ứng dụng cho việc xây dựng Kho dữ liệu tổng hợp của Bộ.
- Chuỗi khối (Blockchain): Nghiên cứu ứng
dụng cho hoạt động đăng ký kinh doanh, hoạt động đấu thầu, hoạt động quản lý vốn
đầu tư công,...
- Trí tuệ nhân tạo (Artificial
Intelligence): Nghiên
cứu ứng dụng cho phân tích chính sách, giám sát an ninh cơ quan,...
- Điện toán đám mây (Cloud): Nghiên cứu ứng
dụng công nghệ ảo hóa, thay thế hệ thống thiết bị vật lý.
- Dự phòng thảm họa (Disaster Recovery): Nghiên cứu
cho việc dự phòng thảm họa cho các hệ thống thông tin của Bộ.
- Máy tính lượng tử (Quantum computer): là một thiết
bị tính toán sử dụng trực tiếp các hiệu ứng của cơ học lượng tử như
tính chống chập và vướng
víu lượng tử để thực hiện các phép toán. Máy tính lượng tử có phần cứng khác hẳn với máy
tính kỹ thuật số dựa trên tranzitor.
- Ngoài các công nghệ nêu trên tiếp tục
nghiên cứu các công nghệ khác cho hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin tại Bộ.
6. Kiến trúc
an toàn thông tin mạng, an ninh mạng
6.1. Nguyên tắc bảo đảm an toàn thông
tin mạng, an ninh mạng
- Thực hiện nghiêm quy định của pháp
luật về an toàn thông tin mạng, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá
nhân.
- Xây dựng, phê duyệt cấp độ và triển khai phương
án đảm bảo an toàn các hệ thống thông tin theo cấp độ được phê duyệt;
- Xây dựng, phê duyệt, triển khai thực
hiện các quy định, quy trình quản lý, kỹ thuật đảm bảo an toàn, an
ninh mạng.
- Tổ chức hoặc thuê doanh nghiệp cung
cấp dịch vụ an toàn thông tin thực hiện điều phối ứng cứu sự cố, diễn tập, giám
sát, kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin.
6.2. Mô tả các phương án bảo đảm
an toàn thông tin mạng, an ninh mạng
6.2.1. Mô hình tổng thể
Kiến trúc an toàn thông tin mạng của Bộ
đã được triển khai cùng với với Kiến trúc Chính phủ điện tử của Bộ phiên bản
1.0, được cập nhật đáp ứng các yêu cầu triển khai Kiến trúc Chính phủ điện tử của
Bộ phiên bản 2.0 và tiếp tục được hoàn thiện để đáp ứng các yêu cầu của
Kiến trúc Chính phủ điện tử của Bộ phiên bản 3.0. Về tổng thể, Kiến trúc an
toàn thông tin sẽ được tiếp tục duy trì như hiện nay và cập nhật thêm những vấn
đề mới phát sinh. Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành và các văn bản chỉ
đạo của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn mới của cơ quan chức năng thì việc tổ chức
bảo đảm an toàn, an ninh mạng không có thay đổi về tổ chức, nhân sự, chính
sách, quy định, giải pháp thuật chung cũng như mô hình bảo
mật 4 lớp. Do đó, Bộ
Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục duy trì phát triển Kiến trúc bảo đảm
an toàn thông tin mạng như hiện nay:
![](00634421_files/image033.jpg)
Hình 32: Mô
hình tổng thể
6.2.2. Phương án đảm bảo ATTT theo cấp
độ
Thực hiện phương án bảo đảm an toàn
thông tin theo cấp độ:
- Cấp độ 3: Các hệ thống thông tin tại
Trung tâm dữ liệu của Bộ; Hệ thống thông tin về Thống kê;
- Cấp độ 4: Hệ thống thông tin quốc
gia về đăng ký doanh nghiệp; Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
Các phương án bảo đảm an toàn thông
tin theo cấp độ, theo mô hình 4 lớp được tiếp tục thực hiện như hiện nay. Các
phương án kỹ thuật cụ thể sẽ được cập nhật riêng để phù hợp với tình hình thực
tiễn.
6.2.3. Phương án quản lý an toàn thông
tin mạng, an ninh mạng
- Xây dựng, cập nhật, ban hành các quy
định, quy chế bảo đảm an toàn, an ninh mạng; kế hoạch tổng thể bảo đảm an toàn,
an ninh mạng; thực hiện kiểm tra, đánh giá và quản lý rủi ro.
6.2.3. Phương án dự phòng thảm họa
Để dự phòng thảm họa cho các hệ thống
thông tin, Bộ Kế hoạch và Đầu tư định hướng xây dựng hệ thống dự phòng đảm bảo
linh hoạt trong giải pháp, phù hợp với điều kiện hạ tầng CNTT của Bộ và sự
phát triển nhanh của công nghệ, bao gồm:
- Dự phòng tại chỗ: Thiết kế, xây dựng
các hệ thống với các thành phần đảm bảo tính sẵn sàng cho hệ thống, các giải
pháp sao lưu/phục hồi dữ liệu.
- Dự phòng thảm họa: Sử dụng các dịch
vụ tại Trung tâm dữ liệu quốc gia, đầu tư hoặc thuê Trung tâm dữ liệu dự phòng
và các dịch vụ liên quan để lắp đặt, cài đặt, vận hành và đảm bảo an toàn, an
ninh mạng cho các hệ thống thông tin của Bộ.
6.2.4. Phương án giám sát liên tục
công tác đảm bảo ATTT
- Vận hành, phát triển Trung tâm Giám
sát an toàn, an ninh mạng của Bộ; thực hiện chia sẻ thông tin giám sát an toàn,
an ninh mạng theo quy định.
- Tổ chức tự thực hiện hoặc thuê dịch
vụ giám sát an toàn, an ninh mạng để đảm bảo duy trì thực hiện công tác đảm bảo
ATTT.
6.2.5. Phương án đánh giá, duy trì
công tác đảm bảo ATTT
- Tổ chức tự kiểm tra, đánh giá và
thuê dịch vụ đánh giá an toàn, an ninh mạng, diễn tập ứng cứu sự cố
để đảm bảo duy trì thực hiện công tác đảm bảo ATTT.
VIII. PHÂN TÍCH KHOẢNG
CÁCH
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã và đang xây
dựng Kiến trúc hiện tại đến năm 2025 cơ bản đạt được Kiến trúc mục tiêu đề ra.
IX. TỔ CHỨC TRIỂN
KHAI
1. Danh sách các nhiệm vụ và đơn vị thực
hiện
1.1. Trung tâm Công nghệ thông tin và
chuyển đổi số tổ chức triển khai, cập nhật Kiến trúc Chính phủ điện tử của Bộ.
1.2. Các đơn vị thuộc Bộ phối hợp, chủ
động đề xuất việc cập nhật các nội dung trong Kiến trúc Chính phủ điện tử của Bộ
thuộc chức năng nhiệm vụ của đơn vị.
1.3. Các nhiệm vụ cụ thể thực hiện
theo Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển Chính phủ số và bảo đảm
an toàn thông tin mạng 5 năm, Kế hoạch Chuyển đổi số hằng năm được cấp có thẩm
quyền phê duyệt.
2. Lộ trình triển
khai các nhiệm vụ
Lộ trình triển khai các nhiệm vụ thực
hiện theo theo Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển Chính phủ số
và bảo đảm an toàn thông tin mạng 5 năm, Kế hoạch Chuyển đổi số hằng năm được cấp
có thẩm quyền phê duyệt.
3. Giải pháp quản trị kiến trúc
3.1. Trách nhiệm của Trung tâm Công
nghệ thông tin và chuyển đổi số
- Tổ chức xây dựng, duy trì, cập nhật
Kiến trúc Chính phủ điện tử của Bộ KH&ĐT.
- Tuyên truyền, phổ biến Kiến trúc
Chính phủ điện tử của Bộ KH&ĐT.
- Có ý kiến kỹ thuật, kiểm tra, giám sát việc
tuân thủ Kiến trúc Chính phủ điện tử cấp Bộ tại Bộ KH&ĐT.
- Phối hợp với các cơ quan liên quan
trong việc triển khai Kiến trúc Chính phủ điện tử của Bộ KH&ĐT.
3.2. Trách nhiệm các đơn vị thuộc Bộ
- Phối hợp với Trung tâm Công nghệ
thông tin và chuyển đổi số trong việc tuyên truyền, phổ biến; duy
trì, cập nhật; thực hiện, triển khai Kiến trúc Chính phủ điện tử của Bộ
KH&ĐT.
- Đảm bảo việc tuân thủ Kiến trúc
Chính phủ điện tử của Bộ KH&ĐT trong các hoạt động ứng dụng công nghệ thông
tin, chuyển đổi số của đơn vị.
4. Giải pháp về nguồn nhân lực
- Thực hiện tuyển dụng, đào tạo, bồi
dưỡng công chức, viên chức theo quy định của pháp luật nhằm duy trì và phát triển
các vị trí việc làm chuyên ngành về công nghệ thông tin của Bộ, để thực hiện
nhiệm vụ tham mưu, tổ chức thực hiện các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin
gắn liền với hoạt động quản lý nhà nước của Bộ.
- Thực hiện thuê dịch vụ công nghệ
thông tin, sử dụng lực lượng lao động, dịch vụ chuyên nghiệp về công nghệ thông
tin từ các doanh nghiệp nhằm thúc đẩy nhanh các hoạt động ứng dụng công nghệ
thông tin, xây dựng Chính phủ điện tử tiến tới Chính phủ số.
5. Giải pháp về cơ chế, chính sách
- Xây dựng và triển khai các yêu cầu về
tiêu chuẩn kỹ thuật đối với các ứng dụng CNTT khi được đầu tư triển khai trong
Chính phủ điện tử Bộ KH&ĐT.
- Xây dựng và triển khai các quy chế vận
hành, khai thác các hệ thống thông tin trong Kiến trúc Chính phủ điện tử của Bộ
KH&ĐT.
- Xây dựng và triển khai các quy chế về
chia sẻ, tích hợp, khai thác, cập nhật dữ liệu mở, dữ liệu dùng chung, dữ liệu
chuyên ngành theo quy định hiện hành.
6. Giải pháp về tài chính
Sử dụng các nguồn tài chính phù hợp với từng nhiệm
vụ, dự án để triển khai, như:
- Ngân sách nhà nước;
- Nguồn thu hợp pháp;
- Hợp tác công - tư;
- Nguồn hỗ trợ phát triển chính thức;
- Các nguồn tài chính hợp pháp khác.