Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 09/2018/QĐ-UBND quy định quản lý cáp viễn thông Đà Nẵng

Số hiệu: 09/2018/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Đà Nẵng Người ký: Huỳnh Đức Thơ
Ngày ban hành: 05/03/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 09/2018/QĐ-UBND

Đà Nẵng, ngày 05 tháng 3 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ CÁP VIỄN THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương s 77/2015/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật s80/2015/QH13 ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Viễn thông số 41/2009/QH12 ngày 23 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông;

Căn cứ Nghị định số 72/2012/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ về quản lý và sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật;

Căn cứ Thông tư số 10/2011/TT-BTTTT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quy chuẩn QCVN 33:2011/BTTTT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lắp đặt mạng cáp ngoại vi viễn thông”;

Căn cứ Thông tư số 14/2013/TT-BTTTT ngày 21 tháng 6 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn việc lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch hạ tầng k thuật viễn thông thụ động tại địa phương;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 21/2013/TTLT-BXD-BCT-BTTTT ngày 27 tháng 12 năm 2013 của liên Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về dấu hiệu nhận biết các loại đường dây, cáp và đường ng được lắp đặt vào công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 210/2013/TTLT-BTC-BXD-BTTTT ngày 30 tháng 12 năm 2013 của liên Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn cơ chế, nguyên tắc kiểm soát giá và phương pháp xác định giá thuê công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 15/2016/TTLT-BTTTT-BXD ngày 22 tháng 6 năm 2016 của liên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn việc quản lý xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tại Công văn số 256/STTTT-BCVT ngày 09 tháng 02 năm 2018.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định quản lý cáp viễn thông trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Điều 2. Sở Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm tổ chức triển khai, hướng dẫn, kiểm tra và đôn đốc việc thực hiện Quyết định này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 19 tháng 3 năm 2018 và thay thế Quyết định số 34/2013/QĐ-UBND ngày 23 tháng 10 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng Quy định quản lý cáp viễn thông trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND thành phố; Giám đốc các sở: Thông tin và Truyền thông, Giao thông Vận tải, Xây dựng, Công Thương; Chủ tịch UBND các quận, huyện; các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet và truyền hình cáp trên địa bàn thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Thông tin và Truyền thông;
- TVT
U, TT HĐND và Đoàn ĐBQH thành phố;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND TP;
- Cục Kiểm tra VBQPPL - Bộ T
ư pháp;
- UB MTTQVN TP;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể;
- UBND các quận, huyện;
- Sở Tư pháp;
- Đài PTTH Đà Nẵng, Báo Đà Nẵng;
- Cổng Thông tin điện tử thành phố Đà Nẵng;
- L
ưu: VT, KT, STTTT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Huỳnh Đức Thơ

 

QUY ĐỊNH

QUẢN LÝ CÁP VIỄN THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Ban hành theo Quyết định số: 09/2018/QĐ-UBND ngày 05 tháng 3 năm 2018 của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Quy định này quy định về quản lý cáp viễn thông bao gồm: Yêu cầu kỹ thuật, quy trình, thủ tục cấp phép xây dựng công trình cáp viễn thông; lập, phê duyệt và tổ chức triển khai hạ tầng kỹ thuật đi cáp viễn thông; dùng chung hạ tầng kỹ thuật và sắp xếp, chỉnh trang, ngầm hóa cáp viễn thông treo trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

2. Quy định này không áp dụng đối với các tuyến cáp quang, cáp đồng thả biển hoặc đi ven thềm lục địa.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy định này áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức, cá nhân tham gia lập, phê duyệt quy hoạch và đầu tư, xây dựng, quản lý, khai thác cáp viễn thông hoặc hạ tầng kỹ thuật đi cáp viễn thông trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Điều 3: Giải thích từ ngữ

1. Cáp viễn thông: là tên gọi chung chỉ cáp quang, cáp đồng, cấp đồng trục (cáp truyền hình) được dùng để truyền thông tin trong mạng vin thông thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ Thông tin và Truyền thông.

2. Cáp thuê bao: là đoạn cáp viễn thông từ hộp cáp, tủ cáp, hố cáp, bộ chia tín hiệu truyền hình đến thiết bị đu cui đặt trong nhà thuê bao.

3. Cáp treo: là cáp viễn thông để lắp đặt trên hệ thống đường cột và các cấu trúc đỡ khác.

4. Cáp ngầm: là cáp viễn thông được chế tạo để chôn trực tiếp trong đất hoặc đi trong hạ tầng kỹ thuật ngầm.

5. Cáp phi: là cáp viễn thông nối giữa các tủ cáp hoặc cáp nối từ tủ cáp tới các hộp cáp. Cáp phối còn gọi là cáp ngọn hay cáp thứ cấp.

6. Cáp chính: là đoạn cáp viễn thông từ giá đấu dây (MDF) tới tủ cáp, hộp cáp, măng sông rẽ nhánh đầu tiên. Cáp chính còn gọi là cáp gốc, cáp sơ cấp hay cáp feeder.

7. Cơ sở hạ tầng viễn thông: là tập hợp các thiết bị viễn thông, đường truyền dẫn, mạng viễn thông và các công trình viễn thông.

8. Công trình cáp viễn thông: là các công trình sử dụng cáp viễn thông (cáp đồng, cáp quang,...) đi treo, đi ngầm (chôn trực tiếp hoặc đi trong hạ tầng kỹ thuật ngầm).

9. Hạ tầng kỹ thuật đi cáp viễn thông: bao gồm cột treo cáp và hạ tầng kỹ thuật ngầm.

10. Hạ tầng kỹ thuật ngầm (bao gồm cống cáp, bể cáp, hào và tuy nen kỹ thuật,...): là công trình hạ tầng kỹ thuật được xây dựng ngầm dưới mặt đất để lắp đặt cáp.

11. Măng sông cáp: là phụ kiện dùng để nối liền cáp, bảo đảm kín nước. Măng sông cáp có nhiều hình dạng khác nhau, có hai hoặc nhiều đầu nối.

12. Tủ cáp: một kết cấu dạng khung hộp bằng kim loại hoặc polyme kín, chống được nước mưa, là nơi kết nối giữa cáp chính và cáp phối.

13. Hộp cáp: một kết cấu dạng hộp, nhỏ bằng kim loại hoặc polyme kín, chống được nước mưa, trong đó có các phiến nối dây, dùng để nối cáp phối với cáp thuê bao.

14. Cột treo cáp: là cột bằng thép hoặc bê tông cốt thép dùng để treo cáp viễn thông.

15. Công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung: là các công trình xây dựng để bố trí, lắp đặt đường dây, cáp và đường ống bao gồm: Cột ăng ten; cột treo cáp; cống cáp; hào và tuy nen kỹ thuật; đường đô thị; đường hầm bộ; hầm đường sắt; cống ngầm; cầu đường bộ và cầu đường sắt.

Điều 4. Nguyên tắc quản lý cáp viễn thông

1. Việc lập, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch và đầu tư, xây dựng, quản lý, khai thác cáp viễn thông hoc hạ tầng kỹ thuật đi cáp viễn thông phải phù hợp với quy hoạch phát triển viễn thông, quy hoạch xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng; đúng với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và đảm bảo an toàn, mỹ quan đô thị.

2. Ưu tiên và tạo điều kiện trong việc phối hợp xây dựng và dùng chung cáp viễn thông, hạ tầng kỹ thuật đi cáp viễn thông, đặc biệt là hạ tầng kỹ thuật đi ngầm cáp viễn thông.

3. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đủ năng lực theo quy định của pháp luật tham gia xã hội hóa việc đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đi ngầm cáp viễn thông. Đồng thời, khuyến khích các nhà khai thác dịch vụ dùng chung cáp viễn thông. Từng bước xây dựng lộ trình ngầm hóa cáp viễn thông tại các khu vực đô thị, khu, cụm công nghiệp; khu du lịch, khu di tích lịch sử nhằm bảo vệ cảnh quan môi trường và mỹ quan đô thị.

4. Các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp khi tham gia lập, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch và đầu tư, xây dựng, quản lý, khai thác cáp viễn thông hoặc hạ tầng kỹ thuật đi cáp viễn thông phải được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông; tuân thủ quy định này và các quy định pháp luật khác có liên quan.

5. Khi phát triển mạng lưới viễn thông tại các tuyến đường mới trong khu đô thị, khu dân cư mới phải thực hiện xây dựng ngầm 100% mạng cáp, tuân thủ nguyên tắc an toàn và đảm bảo mỹ quan đô thị. Đối với các công trình cáp vin thông triển khai thực hiện ở đô thị nhưng chưa thể xây dựng ngm vì các lý do khách quan, trước khi triển khai phải có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan thẩm quyền có liên quan.

6. Việc đầu tư xây dựng công trình cáp viễn thông đi ngầm phải thực hiện đồng bộ với các công trình ngầm khác như: cấp điện, cấp nước; tránh tình trạng thi công đào xới vỉa hè nhiều lần gây ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.

7. Tổ chức, cá nhân đầu tư hạ tầng kỹ thuật ngầm được hỗ trợ ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.

Chương II

ĐIỀU KIỆN KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH CÁP VIỄN THÔNG

Điều 5. Điều kiện lắp đặt cáp treo

1. Cáp viễn thông đi treo phải thỏa mãn Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lắp đặt mạng cáp ngoại vi viễn thông QCVN 33:2011/BTTTT (sau đây gọi tt là Quy chun QCVN 33:2011/BTTTT) ban hành theo Thông tư số 10/2011/TT-BTTTT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.

2. Cáp viễn thông không được kéo treo trong các trường hợp sau:

a) Những tuyến đường Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng cấm treo mới cáp viễn thông (thể hiện tại Phụ lục I và được cập nhật hàng năm).

b) Dung lượng cáp viễn thông hiện có của chủ sở hữu trên các tuyến đường vẫn còn đáp ứng khả năng phát triển dịch vụ hoặc nhu cầu sử dụng. Tổng số lượng cáp của một doanh nghiệp, một tổ chức treo trên một tuyến vượt quá 04 sợi cáp.

c) Vượt đường giao thông có độ rộng lớn hơn 70 m và các đường trọng điểm theo quy định của y ban nhân dân thành phố Đà Nẵng.

d) Chưa có thỏa thuận dùng chung với đơn vị quản lý, sở hữu cột treo cáp.

đ) Các đoạn hoặc tuyến đường có khoảng cách giữa các cột treo cáp lớn hơn 70 m.

Điều 6. Yêu cầu kỹ thuật công trình cáp treo

Ngoài những quy định bắt buộc tại Quy chuẩn QCVN 33:2011/BTTTT, công trình cáp treo phải đảm bảo đúng các yêu cầu sau:

1. Không trồng cột mới đối với tuyến đường đã có cột treo cáp.

2. Trên mỗi cột treo cáp, mỗi chủ sở hữu không treo quá 01 tủ hoặc hộp cáp.

3. Không treo tủ hoặc hộp cáp, bộ chia tín hiệu, măng sông, cáp dự phòng trên cột điện chiếu sáng, y xanh, cột có lắp các thiết bị điện (trạm biến áp, thiết bị đóng cắt, tụ bù).

4. Không đi mới cáp viễn thông có dung lượng trên 200 đôi.

5. Tại các vị trí giao nhau của đường giao thông, tủ cáp, hộp cáp, bộ chia tín hiệu, măng sông, cáp dự phòng phải được bố trí cách vạch kẻ dành cho người đi bộ qua đường về phía ngoài khu vực đường giao nhau trên 20 m.

6. Cáp treo qua các cột có lắp thiết bị điện phi được lồng trong ống cách điện (để bảo vệ) và phải đi vòng phía dưới.

7. Cáp viễn thông kéo treo trên các tuyến đường đã được sắp xếp, chỉnh trang (c cáp chính và cáp thuê bao) phải bó gọn; đưa cáp vào gông, bảo đảm đúng yêu cầu kỹ thuật.

8. Điểm thấp nhất cáp treo dọc lề đường không dưới 3,5 m, cáp treo vượt đường là 5,5 m; tại các điểm có người, phương tiện đi qua phải gắn biển báo độ cao tại vị trí thấp nhất của cáp (quy định tại Hình 1 và Phụ lục II kèm theo).

9. Cáp dự phòng chỉ được bố trí tại các tủ cáp/hộp cáp, có chiều dài tối đa không quá 10 m, phải quấn thành cuộn với đường kính không quá 0,6 m, được cố định chắc chắn vào mặt sau của thân cột và điểm thấp nhất cách mặt đất tối thiểu là 03 m.

10. Chủ sở hữu cáp viễn thông không được bố trí các cuộn cáp dự phòng gần nhau dưới 200 m.

11. Trên cáp treo phải có thẻ chủ sở hữu được quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch số 21/2013/TTLT-BXD-BCT-BTTTT ngày 27 tháng 12 năm 2013 của liên Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về dấu hiệu nhận biết các loại đường dây, cáp và đường ống được lắp đặt vào công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung (sau đây gọi tắt là Thông tư liên tịch số 21/2013/TTLT-BXD-BCT-BTTTT) và được mô tả tại Hình 2, Phụ lục II của Quy định này.

12. Trên 01 tuyến cáp thẳng, và tại điểm giao nhau của đường giao thông vị trí gắn thẻ: Cách cột treo cáp ít nhất 0,5 m và 02 thẻ liền kề cách nhau không quá 200m.

13. Các loại cáp đi dọc tường, rào của nhà trạm viễn thông phải được đi trong thang cáp, máng cáp.

14. Bất kỳ một bộ phận nào của công trình cáp viễn thông bị hỏng hoặc ngưng sử dụng phải được tháo dỡ khỏi công trình và thu hồi.

Điều 7. Yêu cầu kỹ thuật đối với cáp viễn thông kéo ngầm

1. Cáp viễn thông khi kéo ngầm phải tuân thủ yêu cầu kỹ thuật được quy định tại các điểm 2.2, 2.3, 2.4, khoản 2, Quy chuẩn QCVN 33:2011/BTTTT.

2. Cáp viễn thông kéo ngầm phải gắn thẻ sở hữu (được làm bằng chất liệu chịu được ẩm ướt) tại các vị trí: B cáp, hố ga; tủ hoặc hộp cáp tuân thủ theo quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch số 21/2013/TTLT-BXD-BCT-BTTTT và được mô tả tại Hình 2, Phụ lục II.

3. Không được đi cáp viễn thông ngầm trong lòng mương, cống thoát nước; trong quá trình thi công không được làm ảnh hưởng đến cây xanh hiện có.

Điều 8. Yêu cầu kỹ thuật đối với tủ cáp, hộp cáp, măng sông, bộ chia tín hiệu

1. Tủ cáp, hộp cáp phải được lắp đặt đúng yêu cầu kỹ thuật quy định tại Quy chuẩn QCVN 33:2011/BTTTT.

2. Không lắp mới các tủ cáp có kích thước ngoài vượt quá:

a) 850 x 250 x 200 mm (cao x rộng x sâu) đối với tủ cáp đồng.

b) 500 x 400 x 150 mm (cao x rộng x sâu) đối với tủ cáp quang.

3. Không lắp mới hộp cáp có kích thước vượt quá 470 x 330 x 127 mm (cao x rộng x sâu).

4. Tủ cáp, hộp cáp lp trên cột phải bố trí ở mặt sau cột (nhìn từ đường vào), cố định chắc chắn vào thân cột bằng đai chống rỉ; điểm thấp nhất của tủ cáp không nhỏ hơn 1,5 m so với mặt đất; điểm thấp nhất của hộp cáp không nhỏ hơn 2,5 m so với mặt đất. Không lắp bệ ghế kiểm tra cáp đối với các tuyến đường thuộc nội thành và quốc lộ, tỉnh lộ.

5. Tủ cáp lắp đặt trên bệ phải sát ranh giới giữa lề đường và đất sử dụng hoặc tường nhà.

6. Tại các tủ cáp hoặc hộp cáp, cáp phải được luồn trong ống nhựa, đi song song thân cột (từ chân cột đến đỉnh cột), cố định chắc chắn bằng đai chống rỉ với khoảng cách giữa các đai khoảng 0,5 m.

7. Tủ hoặc hộp cáp phải ghi tên chủ sở hữu theo quy định tại Phụ lục II.

8. Măng sông và bộ chia tín hiệu phải được bố trí trong các tủ hoặc hộp cáp hoặc cố định vào thân cột. Điểm thấp nhất của măng sông, bộ chia tín hiệu phải cách mặt đất không dưới 2,5 m.

9. Việc lắp đặt các thiết bị tủ cáp, hộp cáp, măng sông, bộ chia tín hiệu trên công trình công cộng phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, tính thm mỹ và được đồng ý của đơn vị chủ quản công trình đó.

Điều 9. Yêu cầu kỹ thuật đối với cáp thuê bao

1. Cáp thuê bao (treo hoặc ngầm) theo quy định tại điểm 2.6, Quy chuẩn QCVN 33:2011/BTTTT.

2. Cáp thuê bao phải kéo thẳng, bó gọn với độ cao như cáp chính và không để dự phòng trên cột. Độ dài cáp thuê bao không quá 100 m trong khu vực nội thành, không quá 200 m ở khu vực ngoại thành và không quá 300 m ở khu vực miền núi.

3. Không được kéo cáp thuê bao ngang qua đường, phố; trên các dải phân cách giữa hai làn đường.

4. Cáp thuê bao đi trên tường phải được ghim chặt vào tường ở các vị trí cách đều nhau không quá 01 m. Khi có nhiều cáp thuê bao đi trên tường thì phải cho cáp đi trong ống nhựa và ghim chặt vào tường.

5. Mỗi chủ sở hữu đi không quá 05 sợi cáp thuê bao trên cùng một tuyến, trường hợp nhiều hơn 05 sợi cáp thuê bao phải thay các sợi cáp này bằng cáp có dung lượng lớn hơn.

Điều 10. Yêu cầu tiếp đất và chống sét

Cáp viễn thông và tất cả các thành phần khác thuộc công trình cáp viễn thông đều phải tiếp đất chống sét theo quy định tại Quy chun QCVN 33:2011/BTTTT. Dây nối đất phải được đặt trong ống nhựa bảo vệ và cố định vào thân cột.

Chương III

LẬP, PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH VÀ TỔ CHỨC XÂY DỰNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT NGẦM

Điều 11. Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật ngầm

1. Quy hoạch hạ tầng ngầm cáp viễn thông của Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện theo Điều 6, Điều 9, Điều 10 và Điều 17 Thông tư số 14/2013/TT-BTTTT ngày 21 tháng 6 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (sau đây gọi tắt là Thông tư số 14/2013/TT-BTTTT).

2. Quy hoạch hạ tầng ngầm cáp viễn thông của doanh nghiệp thực hiện theo Điều 11, Điều 14, Điều 15 và Điều 18 Thông tư số 14/2013/TT-BTTTT.

Điều 12. Xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngầm

1. Đối với các khu vực đã có hạ tầng kỹ thuật ngầm và còn không gian để lắp đặt cáp, khi triển khai cáp mới bắt buộc phải lắp đặt trong hạ tầng kỹ thuật này.

2. Chỉ được xem xét triển khai hạ tầng kỹ thuật ngầm dưới lòng đường trong trường hợp hạ tầng kỹ thuật ngầm của khu vực đã được lấp đầy và l đường không đủ không gian để xây mới hạ tầng kỹ thuật ngầm.

3. Các chủ sở hữu cáp viễn thông có trách nhiệm phối hợp trong việc đầu tư, xây dựng và dùng chung hạ tầng kỹ thuật ngầm.

Chương IV

DÙNG CHUNG HẠ TẦNG TRIỂN KHAI CÁP VIỄN THÔNG

Điều 13. Dùng chung hạ tầng kỹ thuật triển khai cáp viễn thông

1. Chủ sở hữu hạ tầng kỹ thuật dùng để triển khai (treo, ngầm) cáp vin thông có trách nhiệm tạo điều kiện cho các đơn vị khác dùng chung theo nguyên tắc đảm bảo công bằng, hợp lý về quyền và lợi ích hp pháp giữa các bên tham gia và sử dụng hiệu quả tài nguyên

2. Việc bố trí cáp viễn thông mới vào công trình hạ tầng kỹ thuật dùng chung phải có các giải pháp đảm bảo sự hoạt động bình thường của hệ thng đã có và phải có thẻ chủ sở hữu theo quy định tại Khoản 11 Điều 5 và Khoản 2 Điều 6 của Quy định này.

3. Giá dùng chung hạ tầng kỹ thuật để triển khai cáp viễn thông (treo và ngầm) do các đơn vị liên quan tự thỏa thuận trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Thông tin và Truyền thông tại Thông tư liên tịch số 210/2013/TTLT-BTC-BXD-BTTTT ngày 30 tháng 12 năm 2013 của liên Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn cơ chế, nguyên tắc kiểm soát giá và phương pháp xác định giá thuê công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung.

4. Giá thuê công trình dùng chung đối với cáp thuê bao đi treo do các đơn vị tự thỏa thuận và đơn giá cho một sợi cáp thuê bao không quá 1/5 đơn giá đi với sợi cáp chính hoặc cáp phối.

5. Nhằm đảm bảo an toàn giao thông, cảnh quan môi trường và quy hoạch đô thị, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng sẽ quyết định việc dùng chung hạ tầng kỹ thuật triển khai cáp viễn thông trong các trường hợp cụ thể.

Điều 14. Trách nhiệm của các chủ sở hữu công trình hạ tầng kỹ thuật, cáp viễn thông trong việc xây dựng và dùng chung hạ tầng

1. Căn cứ quy hoạch phát triển viễn thông, quy hoạch xây dựng của thành phố và nhu cầu phát triển của đơn vị, hàng năm chủ sở hữu công trình hạ tng kỹ thuật, cáp viễn thông lập kế hoạch cải tạo, sửa chữa, nâng cp và xây dựng mới hạ tầng kỹ thuật dùng chung cáp viễn thông gửi Sở Thông tin và Truyền thông làm đầu mối hướng dẫn các đơn vị tổ chức thực hiện.

2. Chủ sở hữu cáp viễn thông phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ (tài chính, kỹ thuật,...) đã cam kết trong hợp đồng dùng chung hạ tầng kỹ thuật cáp  viễn thông .

3. Chủ sở hữu hạ tầng kỹ thuật phải: Tạo thuận lợi cho đơn vị khác dùng chung; giám sát trong suốt quá trình đơn vị dùng chung thi công công trình; quản lý, bảo dưỡng hạ tầng kỹ thuật theo đúng định.

Chương V

CẤP PHÉP, PHÊ DUYỆT, THÔNG BÁO THI CÔNG CÔNG TRÌNH CÁP VIỄN THÔNG

Điều 15. Điều kiện thi công và thời gian thông báo thi công công trình cáp viễn thông

1. Khi thi công công trình cáp chôn trực tiếp hoặc hạ tầng kỹ thuật đi ngầm phải có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền và phải thông báo khởi công trước 07 (bảy) ngày làm việc cho các cơ quan, đơn vị có liên quan (theo mu tại Phụ lục III).

2. Thi công công trình cáp viễn thông đi treo, đi ngầm phải được cơ quan thẩm quyền phê duyệt, cấp phép và phải thông báo thời gian khởi công trước 07 (bảy) ngày làm việc cho các cơ quan, đơn vị có liên quan (theo mu tại Phụ lục III).

Điều 16. Phê duyệt phương án công trình cáp viễn thông đi treo

1. Cơ quan, đơn vị có nhu cầu triển khai mới cáp viễn thông gửi công văn đề nghị phê duyệt phương án triển khai đến Sở Thông tin và Truyền thông, kèm theo:

a) Phương án triển khai cáp viễn thông, bản tổng hợp tuyến cáp (theo Phụ lục IV).

b) Các bản vẽ thiết kế tổng thể và chi tiết về tuyến cáp, tuyến cột trồng mới (nếu có).

2. Sở Thông tin và Truyền thông kiểm tra sự phù hợp với quy hoạch, ly ý kiến thỏa thuận về vị trí tuyến cột trồng mới (nếu có), thẩm tra phương án k thuật và phê duyệt trong thời gian không quá 20 (hai mươi) ngày làm việc. Trường hợp hồ sơ đề nghị có chiều dài tuyến trên 10km, thời gian phê duyệt có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 30 (ba mươi) ngày làm việc.

3. Sở Giao thông Vận tải; Sở Xây dựng; Ủy ban nhân dân các quận, huyện, các Ban quản lý dự án xây dựng trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, Ban Quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất Đà Nẵng, Ban Quản lý Khu công nghệ cao Đà Nẵng có ý kiến bằng văn bản khi nhận được văn bản đề nghị phi hợp của Sở Thông tin và Truyền thông về việc xây dựng mới tuyến cột trong thời gian không quá 07 (bảy) ngày làm việc.

Điều 17. Cấp phép thi công công trình hạ tầng kỹ thuật đi ngầm và công trình cáp chôn trực tiếp

1. Sở Giao thông Vận tải cấp phép thi công theo quy định tại Quyết định số 05/2013/QĐ-UBND ngày 25/01/2013 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quy định về thi công trên đường bộ đang khai thác thuộc địa bàn thành phố Đà Nẵng.

2. Ủy ban nhân dân các quận, huyện cấp phép thi công trên các tuyến đường được phân cấp quản lý theo quy định tại Quyết định số 05/2013/QĐ-UBND ngày 25/01/2013 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quy định về thi công trên đường bộ đang khai thác thuộc địa bàn thành phố Đà Nẵng.

3. Ban Quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất Đà Nẵng, Ban Quản lý Khu công nghệ cao Đà Nẵng cấp phép thi công trên các tuyến đường trong các khu công nghiệp và chế xuất, khu công nghệ cao theo quy định hiện hành và phân cấp quản lý của y ban nhân dân thành phố Đà Nẵng.

4. Sở Thông tin và Truyền thông có ý kiến bằng văn bản về sự phù hợp quy hoạch viễn thông và phương án dùng chung, sau khi nhận được yêu cầu của các cơ quan có liên quan trong thời gian không quá 07 (bảy) ngày làm việc.

Chương VI

SẮP XẾP, CHỈNH TRANG VÀ NGẦM HÓA CÁP VIỄN THÔNG

Điều 18. Nội dung sắp xếp, chỉnh trang, ngầm hóa cáp viễn thông treo hiện có

1. Các chủ sở hữu cáp viễn thông rà soát, thống kê cáp hiện có.

2. Thu hồi cáp hỏng, cáp không sử dụng, cáp thuê bao vượt đường.

3. Thay thế nhiều cáp thuê bao bằng cáp có dung lượng lớn.

4. Gia cố, chỉnh sửa, thay thế cột, tủ cáp, hộp cáp kém chất lượng hoặc không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, mỹ quan đô thị.

5. Kéo căng, bó gọn cáp viễn thông treo.

6. Sắp xếp cáp dự phòng, măng sông treo trên cột đúng quy định, không để ảnh hưởng đến an toàn giao thông và mỹ quan.

7. Treo thẻ sở hữu cáp và thẻ báo độ cao cáp.

8. Từng bước ngầm hóa cáp viễn thông đi treo hiện có.

Điều 19. Triển khai sắp xếp, chỉnh trang cáp viễn thông treo hiện có

1. Căn cứ theo Kế hoạch chỉnh trang sắp xếp cáp viễn thông của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành, các đơn vị quản lý, sở hữu cột treo cáp và chủ sở hữu cáp viễn thông có trách nhiệm tổ chức triển khai theo kế hoạch.

2. Khi triển khai sắp xếp, chỉnh trang cáp viễn thông, đơn vị quản lý, sở hữu cột treo cáp có trách nhiệm thông báo bằng văn bản trước 10 (mười) ngày làm việc đến tất cả các doanh nghiệp, đơn vị treo cáp sử dụng chung và báo cáo Sở Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân các quận, huyện.

3. Các đơn vị quản lý, sở hữu cột treo cáp viễn thông triển khai lắp xà và phân bổ vị trí lắp đặt cáp viễn thông trên xà cho từng đơn vị dùng chung, kéo cáp chịu lực và lắp gông đối với từng tuyến đường.

4. Các chủ sở hữu cáp viễn thông thực hiện việc sắp xếp, chỉnh trang theo quy định tại Điều 18 Quy định này và đưa vào gông do chủ sở hữu tuyến cột đã treo.

5. Cáp viễn thông và các thành phần liên quan công trình cáp viễn thông không sử dụng, không xác định được chủ sở hữu, xây dựng sai quy định hoặc không được triển khai sắp xếp, chỉnh trang và ngầm hóa đúng thời gian sẽ bị thu hồi và xử lý vi phạm hành chính theo quy định.

Điều 20. Triển khai ngầm hóa cáp viễn thông hiện có

1. Các đơn vị quản lý, sở hữu cột treo cáp và chủ sở hữu cáp viễn thông rà soát, xây dựng phương án ngầm hóa cáp viễn thông treo (cả cáp thuê bao) và trình các cơ quan thẩm quyền phê duyệt.

2. Trên cơ sở lộ trình ngầm hóa cáp viễn thông do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành hoặc đề xuất của các chủ sở hữu, Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì lựa chọn phương án ngầm hóa cáp viễn thông cho từng tuyến đường, lấy ý kiến thỏa thuận của Sở Giao thông Vận tải về xây dựng hạ tầng kỹ thuật đi ngầm để ngầm hóa cáp viễn thông hiện có.

3. Sau 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày hạ tầng kỹ thuật đi ngầm hoàn thành, tất cả cáp viễn thông phải được ngầm hóa.

Điều 21. Quy định quản lý cáp viễn thông sau khi chỉnh trang, sắp xếp, làm gọn cáp viễn thông đi treo

1. Đơn vị quản lý, sở hữu cột treo cáp trên các tuyến đường đã được thực hiện chỉnh trang, làm gọn hệ thống cáp vin thông treo có trách nhiệm:

a) Thường xuyên kiểm tra, rà soát các đơn vị treo cáp không đúng quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trên các tuyến đường đã thực hiện chỉnh trang, làm gọn hệ thống cáp viễn thông treo.

b) Chủ động thông báo và phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông xử lý các đơn vị treo cáp vi phạm quy định này.

2. Đối với các trường hợp treo cáp viễn thông ngoài bó cáp hoặc ngoài vòng treo trên các tuyến đường đã thực hiện chỉnh trang, làm gọn, Sở Thông tin và Truyền thông sẽ thông báo và phối hợp cùng với chủ s hữu cáp vin thông và các đơn vị liên quan cắt bỏ, tiêu hủy số cáp nói trên; chủ sở hữu cáp vin thông chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc thu hi cáp đã bị ct bỏ và khắc phục hệ thống thông tin liên lạc của đơn vị mình.

Điều 22. Về việc xử lý đối với công trình cáp viễn thông hư hỏng, di dời công trình dùng chung cáp viễn thông

1. Khi cáp viễn thông đứt hoặc tủ cáp, hộp cáp, cng, b, cột bị hư hng, chủ sở hữu phải có mặt kịp thời đphối hợp xử lý tạm thời nhm đm bảo an toàn giao thông và thông tin. Nếu sau 01 (một) giờ, k từ lúc nhận thông báo của Sở Thông tin và Truyền thông (qua điện thoại) chủ sở hữu không có mặt, Sở Thông tin và Truyền thông sẽ phối hợp các đơn vị liên quan trực tiếp xử lý đ bảo đảm an toàn giao thông và tính mạng, tài sản của người dân xung quanh và sẽ không chịu trách nhiệm đối với việc ảnh hưởng đến tài sản và thông tin liên lạc của doanh nghiệp. Quy trình xử lý như Phụ lục V kèm theo.

2. Khi cáp viễn thông đi treo qua đường bị đứt, chủ sở hữu cột có trách nhiệm trồng cột mới (nếu cột bị gãy) hoặc kéo dây gia cường đ treo tạm. Trong vòng 05 (năm) ngày khi có sự cố, chủ sở hữu cáp phối hợp với đơn vị quản lý cột có phương án và triển khai chỉnh trang gọn cáp vin thông.

3. Đối với các trường hợp di dời công trình dùng chung cáp viễn thông (cột cống bể), chủ sở hữu cột công trình dùng chung cáp viễn thông có trách nhiệm thông báo đến các đơn vị có sử dụng chung trước thời gian di dời ít nhất 07 (bảy) ngày. Chủ sở hữu công trình dùng chung có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị liên quan để xử lý cáp viễn thông trong trường hợp đơn vị sử dụng chung không phối hợp di di đồng bộ.

4. Các đơn vị quản lý, sở hữu cột treo cáp và các đơn vị sử dụng cột treo cáp phải thiết lập đường dây nóng 24/24 (cung cấp: danh sách cán bộ phụ trách, các số điện thoại liên lạc) và báo cáo về Sở Thông tin và Truyền thông. Khi có sự cố cũng như các tình huống khẩn cấp, các bên phải phối hợp khắc phục, bảo đảm an toàn, mỹ quan đô thị, vệ sinh môi trường.

Điều 23. Trách nhiệm phối hợp của các đơn vị liên quan

1. Chủ sở hữu cáp viễn thông thực hiện chế độ bảo trì, bảo dưỡng theo quy định tại Quy chuẩn 33:2010/BTTTT; kịp thời sửa chữa, thay thế các tuyến cáp, phụ kiện bị hư hỏng, xuống cấp; sắp xếp lại những tuyến cáp treo theo đúng quy định. Khi thực hiện bảo trì, bảo dưỡng phải thông báo (bằng văn bản) cho đơn vị quản lý cột (hoặc đơn vị quản lý hạ tầng ngầm) và Sở Thông tin và Truyền thông trước 15 (mười lăm) ngày để có kế hoạch phối hợp, giám sát.

2. Đơn vị quản lý, sở hữu cột treo cáp phối hợp với đơn vị sở hữu cáp viễn thông triển khai sắp xếp cáp viễn thông theo kế hoạch; chủ động, phối hợp khắc phục các sự cố liên quan đến cáp viễn thông.

Chương VII

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN

Điều 24. Sở Thông tin và Truyền thông

1. Hàng năm tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành kế hoạch sắp xếp, chỉnh trang và ngầm hóa cáp viễn thông (kèm theo đxuất kinh phí) và chủ trì triển khai khi được phê duyệt.

2. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thẩm tra, phê duyệt phương án đi treo mới cáp viễn thông và giám sát việc triển khai thi công.

3. Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân quận, huyện và các đơn vị liên quan tổ chức thu hồi cáp viễn thông và phụ kiện cáp viễn thông, cột treo cáp mt an toàn mỹ quan, không sử dụng; thanh tra, kiểm tra theo quy định

4. Phối hợp với Sở Giao thông Vận tải và các cơ quan có liên quan trong việc quản lý, cấp phép công trình hạ tầng kỹ thuật đi ngầm cáp viễn thông, công trình cáp viễn thông chôn trực tiếp và đầu tư hạ tầng kỹ thuật dùng chung.

5. Phối hợp với Sở Tài chính, các đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố ban hành hoặc hướng dẫn khung giá sử dụng chung các hạ tầng kỹ thuật đi cáp viễn thông và cơ chế ưu đãi, hỗ trợ cho các doanh nghiệp chủ động xây dựng sử dụng chung cơ sở hạ tầng viễn thông.

Điều 25. Sở Giao thông Vận tải

1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan cấp phép thi công công trình hạ tầng kỹ thuật đi ngầm cáp viễn thông, công trình cáp vin thông chôn trực tiếp theo phạm vi quản lý; đng thời quản lý sau cấp phép.

2. Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông trong việc triển khai sp xếp, chỉnh trang cáp viễn thông đi treo hiện có và tạo điều kiện tt nht đ kịp thời ngầm hóa các đoạn cáp vin thông treo bị đứt, rm ri gây mt an toan giao thông và mỹ quan đô thị.

3. Khi quy hoạch xây dựng các công trình giao thông phải kèm theo quy hoạch hạ tầng kỹ thuật đi cáp vin thông như đường cng, b, hào, hm, tuynel kỹ thuật, cột treo cáp.

4. Khi triển khai các dự án xây mới hoặc cải tạo tuyến đường giao thông phải thông báo cho Sở Thông tin và Truyền thông và S Công Thương đ kết hợp việc triển khai xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngầm đng bộ.

5. Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các Sở chuyên ngành tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng quyết đnh đầu tư đường cống, bể, hào, hm, tuynel kỹ thuật tại mt s tuyến đưng trọng điểm để đi ngầm cáp viễn thông, cáp điện và cấp/thoát nước.

6. Tổ chức công tác thanh, kiểm tra và xử phạt các hành vi vi phạm đối với việc đầu tư, xây dựng, quản lý, khai thác công trình hạ tầng kỹ thuật đi cáp viễn thông trên địa bàn thành phố Đà Nẵng theo quy định của pháp luật.

Điều 26. Sở Xây dựng

1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan cấp phép xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật đi ngầm cáp viễn thông, công trình cáp vin thông chôn trực tiếp theo phạm vi quản lý, đồng thời quản lý sau cấp phép.

2. Khi quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp, các khu đô thị, khu thương mại, khu dân cư phải kèm theo quy hoạch hạ tầng kỹ thuật đi cáp vin thông như đường cống, bể, hào, hầm, tuynel kỹ thuật, cột treo cáp.

3. Khi triển khai các dự án xây mới, cải tạo các khu đô th, khu thương mại, khu dân cư, khu công nghiệp phải thông báo cho Sở Thông tin và Truyền thông và Sở Công Thương để triển khai xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngm đng bộ.

4. Chỉ đạo Công ty Quản lý vận hành điện chiếu sáng công cộng Đà Nẵng triển khai sắp xếp, chỉnh trang các tuyến cáp viễn thông treo hiện có trên hệ thống cột điện chiếu sáng đúng các yêu cầu kỹ thuật và Quy định này.

5. Chỉ đạo Công ty Công viên - Cây xanh Đà Nẵng phối hợp tỉa cành cây xanh để phục vụ việc sắp xếp, chỉnh trang và ngầm hóa cáp viễn thông đi treo hiện có.

Điều 27. Sở Công Thương

1. Triển khai đi ngầm cáp điện đồng bộ với các dự án xây dựng mới hoặc cải tạo đường giao thông, khu đô thị, khu thương mại, khu dân cư, khu công nghiệp.

2. Tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra và xử phạt các hành vi vi phạm đối với hạ tầng cáp viễn thông vi phạm hành lang an toàn lưới điện trên địa bàn thành phố.

Điều 28. Sở Tài chính

1. Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Công Thương, Sở Xây dựng, các cơ quan liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố ban hành hoặc hướng dẫn khung giá sử dụng chung các hạ tầng kỹ thuật đi cáp viễn thông.

2. Hằng năm phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng dự toán kinh phí phục vụ cho việc chỉnh trang cáp viễn thông, thu hồi cáp treo bị hỏng, cáp viễn thông treo không sử dụng, treo không đúng quy định.

Điều 29. Ủy ban nhân dân các quận, huyện

1. Chủ trì và phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan cấp phép thi công các công trình hạ tầng kỹ thuật đi ngầm cáp viễn thông, công trình cáp viễn thông chôn trực tiếp thuộc các khu vực, đường giao thông và dự án thuộc thẩm quyền quản lý.

2. Khi triển khai xây dựng các dự án mới hoặc cải tạo tuyến đường, khu đô thị, khu thương mại, khu dân cư, khu công nghiệp phải thông báo cho Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Công Thương biết để phối hợp triển khai hạ tầng kỹ thuật đi ngầm cáp đồng bộ.

3. Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông giám sát, quản lý xây dựng công trình cáp viễn thông trên địa bàn đảm bảo mỹ quan đô thị, đảm bảo cảnh quan kiến trúc và theo quy hoạch viễn thông thụ động.

4. Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông thanh tra, kiểm tra xử lý các trường hợp cáp viễn thông gây mất an toàn, mỹ quan đô thị; xử phạt đi với các hành vi vi phạm đối với việc đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác các công trình đi cáp viễn thông vi phạm các quy định về xây dựng trên địa bàn.

5. Hằng năm có kế hoạch tỉa cành cây xanh trên các tuyến đường thuộc phạm vi quản lý để phòng chống, khắc phục thiên tai và phục vụ việc sp xếp, chỉnh trang và ngầm hóa cáp viễn thông đi treo hiện có.

6. Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông đề xuất các tuyến đường thuộc quyền quản lý cần chỉnh trang hàng năm.

Điều 30. Các Ban quản lý dự án xây dựng

1. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc cấp phép xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật đi ngầm cáp viễn thông, công trình cáp viễn thông chôn trực tiếp thuộc các dự án trong phạm vi đang triển khai, quản lý.

2. Khi triển khai xây dựng các dự án mới hoặc cải tạo tuyến đường, khu đô thị, khu thương mại, khu dân cư, khu công nghiệp phải thông báo cho Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Công Thương biết để phối hợp triển khai hạ tầng kỹ thuật đi ngầm cáp đồng bộ.

Điều 31. Ban Quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất Đà Nẵng, Ban Quản lý Khu công nghệ cao Đà Nẵng

1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan cấp phép thi công công trình cáp viễn thông đi ngầm, hạ tầng kỹ thuật ngm theo quy định hiện hành và phân cấp quản lý của Ủy ban nhân dân thành phố, đng thi qun lý sau cấp phép.

2. Khi tiến hành xây dựng các quy hoạch do đơn vị quản lý thì phải lồng ghép quy hoạch hạ tầng kỹ thuật đi cáp viễn thông vào trong quy hoạch chung.

Điều 32. Các đơn vị quản lý hệ thống cột để lắp đặt cáp viễn thông

1. Quản lý, bảo trì hệ thống cột do đơn vị quản lý có kế hoạch duy tu hệ thống cột, cải tạo và lắp đặt xà đỡ để đỡ các cáp viễn thông đi treo; thống kê các cột không đảm bảo an toàn và thông báo cho các đơn vị sở hữu cáp viễn thông đi treo để phối hợp xử lý, có biện pháp di chuyn, bổ sung cột cho phù hợp và đảm bảo an toàn. Thay thế cột cũ không đủ khả năng chu lực, không đm bo mỹ quan.

2. Thống kê hiện trạng, danh mục hệ thống cột, lập danh sách, cập nhật trên bản vẽ vị trí các cột, gửi về Sở Thông tin và Truyền thông và các đơn vị thuê cột để treo, mắc dây, cáp để phối hợp quản lý và thỏa thuận bố trí cáp viễn thông cho các đơn vị thuê cột.

3. Có trách nhiệm lập hồ sơ quản lý các tuyến cột điện có treo cáp viễn thông gm các nội dung: Đơn vị thuê cột; chủng loại và số lượng từng loại cáp treo trên cột; điểm đầu - điểm cuối của tuyến đường đã thỏa thuận; số và ngày ký hợp đồng thuê cột (nếu có). Gửi hồ sơ quản lý theo đề nghị của Sở Thông tin và Truyền thông.

4. Phối hợp với đơn vị có cáp viễn thông đi treo trên cột để cải tạo, sắp xếp các cáp viễn thông theo kế hoạch.

5. Tổ chức kiểm tra, phát hiện sự cố cột, các tình huống khẩn cấp, đơn vị quản lý cột phải chủ động khắc phục, phối hợp với các đơn vị cáp viễn thông đi treo đ đảm bảo an toàn.

6. Thông báo, phối hợp với các cơ quan liên quan tháo dỡ cáp viễn thông không xác định chủ sở hữu hoặc treo không đúng quy định trên cột treo cáp.

7. Thỏa thuận việc sử dụng cột đối với các đơn vị quản lý cáp viễn thông đi treo trên cột theo hợp đồng.

Điều 33. Các đơn vị sở hữu cáp viễn thông hoặc hạ tầng kỹ thuật đi cáp viễn thông

1. Đầu tư, xây dựng, quản lý, khai thác cáp viễn thông và hạ tầng kỹ thuật đi cáp viễn thông trên địa bàn thành phố Đà Nẵng theo Quy định này và các quy định pháp luật có liên quan.

2. Tham gia xây dựng và dùng chung hạ tầng kỹ thuật đi ngầm cáp viễn thông.

3. Triển khai sắp xếp, chỉnh trang và ngầm hóa các tuyến cáp viễn thông đúng Quy định này và các quy định pháp luật có liên quan.

Chương VIII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 34. Khen thưởng

Cơ quan, tổ chức, cá nhân phát hiện và thông báo kịp thời cho các cơ quan chức năng về những hành vi vi phạm quy định của pháp luật và các quy định tại Quy định Quản lý cáp viễn thông trên địa bàn thành phố Đà Nẵng được khen thưởng theo quy định của Nhà nước.

Điều 35. Xử lý vi phạm

1. Thanh tra chuyên ngành Thông tin và Truyền thông, Xây dựng, Giao thông Vận tải, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp xử phạt đối với các hành vi vi phạm trong đầu tư, xây dựng, quản lý, khai thác cáp viễn thông và hạ tầng kỹ thuật đi cáp viễn thông trên địa bàn thành phố Đà Nẵng theo chức năng quản lý nhà nước và theo quy định của pháp luật.

2. Các tổ chức và cá nhân là chủ đầu tư, xây dựng, quản lý, khai thác cáp viễn thông và hạ tầng kỹ thuật đi cáp viễn thông trên địa bàn thành phố Đà Nẵng vi phạm sẽ bị xử lý theo quy đnh của pháp luật.

Điều 36. Chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất

1. Các đơn vị quản lý sở hữu hạ tầng kỹ thuật triển khai cáp viễn thông, chủ sở hữu cáp viễn thông thống kê hiện trạng và báo cáo về Sở Thông tin và Truyền thông định kỳ 06 tháng hoặc đột xuất khi có yêu cầu.

2. Các sở ban ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện định kỳ hằng năm báo cáo công tác quản lý nhà nước về cáp viễn thông được giao tại Quy định này về Sở Thông tin và Truyền thông.

3. Sở Thông tin và Truyền thông tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố về công tác quản lý cáp viễn thông trên địa bàn thành phố định kỳ hằng năm hoặc đột xuất theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố.

Điều 37. Sửa đổi, bổ sung Quy định

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc hoặc phát sinh, các tổ chức, cá nhân cần kịp thời phản ánh về Sở Thông tin và Truyền thông đtổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng xem xét, điều chỉnh Quy định cho phù hợp./.

 

PHỤ LỤC I.

CÁC TUYẾN ĐƯỜNG KHÔNG ĐƯỢC TREO MỚI CÁP VIỄN THÔNG

Stt

Tuyến đường

Stt

Tuyến đường

Stt

Tuyến đường

Stt

Tuyến đường

Stt

Tuyến đường

1

2 Tháng 9

29

Hoàng Văn Thụ

57

Hoàng Hoa Thám

85

Phan Đình Phùng

113

Hà Hồi

2

30 Tháng 4

30

Lê Lợi

58

Trần Quốc Toản

86

Nguyễn Chí Thanh

114

Phạm Như Xương

3

Hoàng Sa

31

Phan Chu Trinh

59

Thái Phiên

87

Đường 3 tháng 2

115

Yên Khê 2

4

Trường Sa

32

Tôn Đức Thắng

60

Nguyễn Hoàng

88

Trưng Nữ Vương

116

Nguyễn Nhàn

5

Lê Duẩn

33

Võ Nguyên Giáp

61

Đỗ Quang

89

Tiểu La

117

Tốt Động

6

Nại Nam

34

Chu Huy Mân

62

Hà Huy Tập

90

Chi Lăng

118

Nguyễn Hữu Dật

7

Quy Mỹ

35

Võ Chí Công

63

Lê Độ

91

Yên Bái

119

Lương Nhữ Hộc

8

Trần Hưng Đạo

36

Văn Tiến Dũng

64

Thái Thị Bôi

92

Lê Hồng Phong

120

Minh Mạng

9

Phạm Văn Đồng

37

Ngô Gia Tự

65

Trần Cao Vân

93

Nguyễn Tri Phương

121

Chương Dương

10

Bạch Đng

38

Tố Hữu

66

Tôn Thất Tùng

94

Phạm Văn Nghị

122

Phan Tứ

11

Trần Phú

39

Hồ Nguyên Trừng

67

Đào Duy Anh

95

Như Nguyệt

123

Mai Đăng Chơn

12

Điện Biên Phủ

40

Thăng Long

68

Phan Thanh

96

Tiên Sơn

124

Bùi Tá Hán

13

Nguyễn Văn Linh

41

Nguyễn Công Trứ

69

Trần Tống

97

Nguyễn Sinh Sắc

125

Vũ Văn Dũng

14

Lê Văn Hiến

42

Dương Đình Nghệ

70

Đặng Thai Mai

98

Kinh Dương Vương

126

Phan hành Sơn

15

Ngô Văn Sở

43

Trần Đại Nghĩa

71

Lý Thường Kiệt

99

Tôn Thất Đạm

127

Thăng Long

16

Lê Đình Dương

44

Ba Đình

72

Duy Tân

100

Dũng Sĩ Thanh Khê

128

An Dương Vương

17

Lê Thanh Nghị

45

Nguyễn Hữu Thọ

73

Nguyễn Văn Cừ

101

Võ Văn Kiệt

129

Sư Vạn Hạnh

18

Xuân Thủy

46

Ngũ Hành Sơn

74

Non Nước

102

Trần Thánh Tông

130

Lê Văn Lương

19

Phạm Hùng

47

Xô Viết Nghệ Tĩnh

75

Hồ Nghinh

103

Lê Đức Thọ

131

Hoàng Thị Loan

20

Nguyễn Văn Thoại

48

Nguyễn Tất Thành

76

Hồ Tùng Mậu

104

Yết Kiêu

132

Nguyễn Thị Minh Khai

21

Lý Thái Tổ

49

Hoàng Diệu

77

Pasteur

105

Vân Đồn

133

Cách mạng Tháng Tám

22

Lê Lai

50

Ông Ích Khiêm

78

Ngọc Hồi

106

Ngô Thì Nhậm

134

Nguyễn Lương Bằng

23

Ngô Quyền

51

Đống Đa

79

Nguyễn Chánh

107

Lê Đại Hành

135

Nam Kỳ Khởi Nghĩa

24

Phan Đăng Lưu

52

Hải Phòng

80

Yên Khê 1

108

Ông Ích Đường

136

Huyền Trân Công Chúa

25

Hàm Nghi

53

Triệu Nữ Vương

81

Trường Chinh

109

Phùng Hưng

137

Các khu du lịch, khu công nghiệp, khu dân cư mới

26

Lê Đình Lý

54

Lý Tự Trọng

82

Chúc Động

110

Hoàng Văn Thái

27

Hùng Vương

55

Quang Trung

83

Huỳnh Tấn Phát

111

Huỳnh Ngọc Huệ

138

Các tuyến đường khác không có cột treo cáp

28

Lê Duẩn

56

Lý Nam Đế

84

Âu Cơ

112

Núi Thành

 

PHỤ LỤC II

MÀU CHỮ VÀ MÀU NHẬN DẠNG THÔNG TIN TRÊN TỦ/HỘP CÁP, THẺ SỞ HỮU CÁP, BIỂN BÁO ĐỘ CAO

STT

Tên doanh nghiệp

Ký hiệu

Màu nền

Màu chữ

1

Viễn thông Đà Nẵng

VTĐN

 

Tự chọn

2

Trung tâm Viễn thông quốc tế khu vực 3

VTI3

 

3

Trung tâm Viễn thông liên tỉnh khu vực 3

VTN3

Xanh da trời

4

Trung tâm Thông tin di động khu vực 3

VMS3

5

Trung tâm Dịch vụ viễn thông khu vực 3

VNP3

6

Công ty Cổ phần Hạ tầng viễn thông CMC Chi nhánh Đà Nẵng

CMC

Cam - Xanh

7

Viettel Đà Nẵng

VTEL

Xanh lá cây

8

Trung tâm Thông tin di động Vietnamobile khu vực 2

VNM2

Vàng - Trắng

9

Công ty Cổ phần dịch vụ bưu chính, viễn thông Sài Gòn - Chi nhánh Đà Nẵng

SPT

Xanh - Trắng

10

Công ty Thông tin di đng Toàn Cầu

GTEL

Đen - Cam

11

Công ty Viễn thông FPT miền Trung

FPT

Xanh - Vàng

12

Công ty Cổ phần Truyền hình cáp Việt Nam

VTVCAB

Xanh - Đỏ

13

Công ty Truyền hình cáp SCTV

SCTV

Vàng - Đỏ

14

Công an thành phố Đà Nẵng

CATP

Vàng

15

Cơ quan thông tin quân sự

CAQS

Đỏ

16

Sở Thông tin và Truyền thông

TTTT

Trắng

17

Cơ quan khác

Đăng ký với Sở Thông tin và Truyền thông

 

PHỤ LỤC III.

MẪU THÔNG BÁO THI CÔNG CÔNG TRÌNH CÁP VIỄN THÔNG

(Tên chủ đầu tư)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……

Địa danh, ngày... tháng... năm

 

THÔNG BÁO

Về việc thi công công trình cáp viễn thông

(Tên chủ đầu tư thi công công trình cáp viễn thông): .....................................................

...................................................................................................................................

Địa chỉ:........................................................................................................................

Điện thoại: ..................................................................................................................

Nay chúng tôi thông báo thi công công trình cáp viễn thông: (tên công trình) ..................

...................................................................................................................................

- Vị trí tuyến (mô tả tuyến từ điểm đầu đến điểm cuối): ....................................................

- Giấp phép xây dựng/Văn bản phê duyệt số: ngày... tháng... năm...... do (cơ quan ban hành).

- Dự kiến thời gian thi công: từ ngày …….đến ngày ......................................................

- Cán bộ giám sát thi công:……………… điện thoại: ......................................................

- Tên đơn vị thi công: ..................................................................................................

địa chỉ tại:………………………………… điện thoại: ........................................................

(Chủ đầu tư) xin thông báo và đề nghị các ngành, địa phương liên quan quan tâm, hỗ trợ chúng tôi hoàn thành tốt việc thi công này. Chúng tôi cam kết thực hiện đúng các quy định có liên quan của Nhà nước.

Xin chân thành cảm ơn./.

 

 

Nơi nhận:
- Sở Thông tin và Truyền thông;
- Sở Giao thông Vận tải;
- Sở Xây dựng;

- Cơ quan cấp giấy phép khác (nếu có);
- …;
- Lưu: VT, ...

Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên đóng dấu)

 

PHỤ LỤC IV

BẢNG TỔNG HỢP TUYẾN

STT

Loại tuyến
(treo trên cột/ngầm trong cống bể/chôn trực tiếp)

Hướng tuyến cáp
(Điểm đầu (địa danh, số nhà, đường ph)→ dọc đường/ băng đường/ các điểm rẽ/... → Điểm cuối)

Loại cáp
(s lượng sợi cáp, dung lượng cáp)

Ghi chú

1

 

 

 

 

2

 

 

 

 

3

 

 

 

 

4

 

 

 

 

5

 

 

 

 

6

 

 

 

 

7

 

 

 

 

8

 

 

 

 

9

 

 

 

 

10

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

… … …, ngày... tháng... năm… …
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên đóng dấu)

 

PHỤ LỤC V

QUY TRÌNH XỬ LÝ ĐỐI VỚI CÔNG TRÌNH CÁP VIỄN THÔNG HƯ HỎNG

 

 

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 09/2018/QĐ-UBND ngày 05/03/2018 về quy định quản lý cáp viễn thông trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.672

DMCA.com Protection Status
IP: 3.149.255.239
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!