CHÍNH PHỦ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 10/NQ-CP
|
Hà Nội, ngày 12
tháng 02 năm 2014
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ VIỆC GIA NHẬP NGHỊ ĐỊNH THƯ BỔ SUNG NAGOYA-KUALA LUMPUR VỀ NGHĨA VỤ PHÁP
LÝ VÀ BỒI THƯỜNG TRONG KHUÔN KHỔ NGHỊ ĐỊNH THƯ CARTAGENA VỀ AN TOÀN SINH HỌC
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày
25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Ký kết, gia nhập và thực
hiện điều ước quốc tế ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường tại văn bản số 104/TTr-BTNMT ngày 05 tháng 11 năm 2013,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Đồng ý Việt Nam gia nhập Nghị định thư bổ sung
Nagoya-Kuala Lumpur về nghĩa vụ pháp lý và bồi thường trong khuôn khổ Nghị định
thư Cartagena về an toàn sinh học
Điều 2. Bộ Tài nguyên và Môi
trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai thực hiện Nghị định
thư bổ sung, xây dựng Nghị định quy định nghĩa vụ pháp lý và bồi thường thiệt hại
do sinh vật biến đổi gen gây ra, trình Chính phủ xem xét, quyết định.
Điều 3. Bộ Ngoại giao hoàn tất
các thủ tục đối ngoại theo quy định hiện hành./.
Nơi nhận:
- Các Thành viên Chính phủ;
- Các Bộ: TNMT, CT, KHĐT, KHCN, NG, NN&PTNT, NV, TC, TP, YT, CA, QP;
- VPCP: các PCN, Trợ lý TTg, Các Vụ: TH, KTN, KGVX;
- Lưu: VT, QHQT(3) TB.
|
TM.
CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
|
NGHỊ ĐỊNH THƯ BỔ SUNG
VỀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ VÀ BỒI THƯỜNG TRONG
KHUÔN KHỔ NGHỊ ĐỊNH THƯ CARTAGENA VỀ AN TOÀN SINH HỌC
Các Bên tham
gia Nghị định thư bổ sung,
Là Bên tham gia Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học trong khuôn
khổ Công ước Đa dạng sinh học, sau đây gọi tắt là Nghị định thư,
Cân nhắc
Nguyên tắc số 13 trong Tuyên bố Rio về Môi trường và Phát triển
Tiếp tục xác nhận nguyên tắc phòng ngừa trong Nguyên tắc số 15 của Tuyên bố
Rio về Môi trường và Phát triển,
Thừa nhận yêu
cầu thiết lập các biện pháp đáp ứng phù hợp khi có tổn hại hoặc có nguy cơ
xảy ra tổn hại, tuân thủ theo Nghị định thư,
Tham chiếu Điều 27 của Nghị định thư,
Thống nhất như
sau:
Điều 1. Mục tiêu
Mục tiêu của Nghị
định thư bổ sung là góp phần bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học, cân
nhắc các rủi ro đến sức khỏe con người, thông qua thiết lập nguyên tắc và quy
trình quốc tế về trách nhiệm pháp lý và bồi thường liên quan đến sinh vật sống
biến đổi gen (LMOs).
Điều 2. Thuật ngữ
1. Thuật ngữ được
sử dụng trong Điều 2 của Công ước và Điều 3 của Nghị định
thư sẽ được áp dụng trong Nghị định thư bổ sung.
2. Ngoài ra, trong
Nghị định thư bổ sung:
(a) “Hội nghị các
Bên tham gia đồng thời là Cuộc họp các bên tham gia Nghị định thư” có nghĩa
là Hội nghị các bên tham gia Công ước Đa dạng sinh học kiêm nhiệm Cuộc họp
các Bên tham gia Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học;
(b) “Công ước”
nghĩa là Công ước Đa dạng sinh học;
(c) “Tổn hại” là
tác động bất lợi đến bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học, cân nhắc rủi
ro đến sức khỏe con người. Các tổn hại này:
(i) có thể đo đạc được hoặc dễ thấy, có tính đến các dữ liệu cơ bản được
thừa nhận bởi cơ quan có thẩm quyền và tính đến những thay đổi do tự nhiên và
do con người gây ra, và
(ii) có mức độ đáng kể như quy định tại đoạn 3 dưới đây;
(d) “Chủ thể” là
cá nhân trực tiếp hoặc gián tiếp kiểm soát LMO như được xác định trong luật quốc
gia bao gồm, người giữ giấy phép, người thương mại hóa LMO, người phát triển,
nhà sản xuất, người đăng ký, người nhập khẩu, người xuất khẩu, vận chuyển hoặc
phân phối;
(e) “Nghị định
thư” là Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học trong khuôn khổ Công ước Đa
dạng sinh học;
(f) “Biện pháp đáp
ứng” là các hành động hợp lý nhằm:
(i) Ngăn ngừa, giảm
đến mức tối đa, kìm hãm, giảm thiểu hoặc tránh các tổn hại;
(ii) Khôi phục đa
dạng sinh học thông qua các hành động được thực hiện theo thứ tự ưu tiên sau:
a. Khôi phục đa dạng
sinh học về trạng thái tồn tại trước khi tổn hại xảy ra, hoặc trạng thái tồn tại
gần nhất do cơ quan có thẩm quyền xác định,
b. Khôi phục, thay
thế sự mất mát đa dạng sinh học bằng những thành phần tương tự của đa dạng sinh
học hoặc dạng sử dụng khác tại cùng hoặc vị trí khác tương tự.
3. Tổn hại “đáng kể”
được xác định dựa trên các nhân tố như:
(a) Thay đổi lâu
dài hoặc vĩnh viễn, có thể được hiểu như thay đổi không thể phục hồi qua quá
trình tự nhiên trong một khoảng thời gian hợp lý;
(b) Quy mô của
những thay đổi định lượng và định tính có tác động bất lợi đến các thành phần
của đa dạng sinh học;
(c) Sự giảm khả
năng về các thành phần cung cấp hàng hóa và dịch vụ của đa dạng sinh học;
(d) Mức độ ảnh hưởng
đến sức khỏe con người trong khuôn khổ Nghị định thư.
Điều 3. Phạm vi
1. Nghị định thư bổ
sung này áp dụng đối với các thiệt hại gây ra bởi sinh vật sống biến đổi gen được
vận chuyển xuyên biên giới. Các sinh vật sống biến đổi gen gồm các sinh vật biến
đổi gen:
a. Nhằm mục đích sử
dụng trực tiếp làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi và trong chế biến
b. Nhằm mục đích sử
dụng cách ly
c. Nhằm mục đích
giải phóng ra môi trường
2. Đối với vận
chuyển xuyên biên giới có chủ đích, Nghị định thư bổ sung áp dụng đối với các tổn
hại gây ra do việc sử dụng hợp pháp các sinh vật sống biến đổi gen quy định tại
đoạn 1 của Điều này.
4. Nghị định thư bổ
sung cũng áp dụng đối với các tổn hại gây ra bởi việc vận chuyển xuyên biên giới
không chủ đích được quy định tại Điều 17 của Nghị định thư cũng như các tổn hại
do vận chuyển xuyên biên giới trái phép được quy định tại Điều 25 của Nghị định
thư.
5. Nghị định thư bổ
sung cũng áp dụng đối với tổn hại do vận chuyển xuyên biên giới sinh vật sống
biến đổi gen trong phạm vi quyền tài phán của Bên tham gia sau khi Nghị định
thư bổ sung có hiệu lực.
6. Nghị định thư bổ
sung áp dụng đối với các tổn hại xảy ra trong phạm vi quyền tài phán quốc gia của
Bên tham gia.
7. Các Bên tham
gia có thể sử dụng các tiêu chí được quy định trong hệ thống luật quốc gia
để giải quyết các tổn hại xảy ra trong phạm vi quyền tài phán quốc gia.
8. Các luật quốc
gia nhằm thực thi Nghị định thư bổ sung cũng áp dụng đối với các tổn hại do vận
chuyển xuyên biên giới các sinh vật sống biến đổi gen từ các quốc gia không
tham gia Nghị định thư bổ sung.
Điều 4. Liên hệ nhân quả
Mối liên hệ nhân
quả giữa tổn hại và sinh vật sống biến đổi gen nghi vấn sẽ được thiết lập tuân
theo luật quốc gia.
Điều 5. Các biện pháp đáp ứng
1. Trong trường hợp
xảy ra tổn hại, các Bên tham gia sẽ quy định chủ thể phải đáp ứng các yêu cầu của
cơ quan có thẩm quyền, gồm:
(a) Thông tin ngay
lập tức cho cơ quan có thẩm quyền
(b) Đánh giá tổn hại;
và
(c) Thực hiện các
biện pháp đáp ứng phù hợp.
2. Cơ quan có thẩm
quyền sẽ:
(a) Xác định chủ
thể gây ra tổn hại;
(b) Đánh giá tổn hại
và xác định những biện pháp đáp ứng mà chủ thể cần phải thực hiện.
3. Khi có thông
tin liên quan, bao gồm các thông tin khoa học hoặc các thông tin trên Trung tâm
trao đổi thông tin về An toàn sinh học quốc tế, chỉ ra nguy cơ xảy ra tổn hại
nếu không thực hiện các biện pháp đáp ứng phù hợp, thì chủ thể phải thực hiện
các biện pháp đáp ứng phù hợp nhằm tránh các tổn hại.
4. Cơ quan có thẩm
quyền thực hiện các biện pháp đáp ứng phù hợp đặc biệt khi chủ thể không thể thực
hiện được các biện pháp đó.
5. Cơ quan có thẩm
quyền có quyền yêu cầu chủ thể phải chi trả chi phí đánh giá tổn hại và chi phí
thực hiện các biện pháp đáp ứng phù hợp. Các Bên tham gia có thể quy định trong
luật quốc gia các trường hợp mà chủ thể không phải chịu trách nhiệm chi trả các
chi phí.
6. Các quyết định
của cơ quan thẩm quyền yêu cầu chủ thể thực hiện các biện pháp đáp ứng phải hợp
lý và các quyết định này phải được thông báo cho chủ thể. Luật quốc gia phải
quy định các biện pháp khắc phục, bao gồm khả năng xem xét lại về mặt pháp lý
và hành chính các quyết định này. Tùy theo luật quốc gia, cơ quan có thẩm quyền
cũng phải thông báo cho chủ thể về các biện pháp khắc phục hiện hành. Các biện
pháp khắc phục này sẽ không ngăn cản các cơ quan có thẩm quyền thực hiện các biện
pháp đáp ứng trong các trường hợp phù hợp, trừ khi được quy định khác trong luật
quốc gia.
7. Để thực hiện
Điều khoản này và xem xét xác định các biện pháp đáp ứng cụ thể phải được thực
hiện bởi cơ quan có thẩm quyền, các Bên tham gia sẽ đánh giá các biện pháp đáp ứng
đã được đề cập trong luật quốc gia về trách nhiệm dân sự.
8. Các biện pháp
đáp ứng sẽ được thực hiện theo luật quốc gia.
Điều 6. Miễn trừ
1. Trong luật quốc
gia, các Bên tham gia sẽ quy định các điều khoản miễn trừ sau:
(a) Thiên tai hoặc các điều kiện bất khả kháng;
(b) Chiến tranh hoặc
bất ổn xã hội.
2. Trong luật quốc
gia, các Bên tham gia sẽ quy định các điều khoản miễn trừ khác nếu phù hợp.
Điều 7. Giới hạn thời gian
Trong luật quốc
gia, các bên tham gia sẽ quy định giới hạn thời gian tương đối và/hoặc tuyệt đối
bao gồm các hành động liên quan đến biện pháp đáp ứng và thời điểm khởi đầu của
giới hạn thời gian.
Điều 8. Giới hạn tài chính
Trong luật quốc
gia, các Bên tham gia sẽ quy định giới hạn tài chính đối với việc bồi hoàn chi
phí thực hiện các biện pháp đáp ứng
Điều 9. Quyền truy đòi
Nghị định thư bổ
sung sẽ không giới hạn quyền truy đòi hoặc quyền được bồi hoàn của chủ thể đối
với các cá nhân khác.
Điều 10. Đảm bảo tài chính
1. Các Bên tham
gia có quyền quy định trong luật quốc gia điều khoản về đảm bảo tài chính.
2. Bên tham gia thực
hiện quyền nêu tại khoản 1 nêu trên phù hợp với quyền và nghĩa vụ của mình theo
quy định của pháp luật quốc tế, có tính đến ba đoạn cuối cùng trong phần mở đầu
của Nghị định thư.
3. Cuộc họp lần
đầu tiên các Bên tham gia Nghị định thư sau khi Nghị định thư bổ sung có hiệu lực
sẽ yêu cầu Ban thư ký thực hiện một nghiên cứu tổng quan đề cập đến các vấn đề:
a. Phương thức vận
hành cơ chế đảm bảo tài chính
b. Đánh giá các
tác động môi trường, kinh tế và xã hội của các cơ chế đó, đặc biệt ở các quốc
gia đang phát triển, và
c. Xác định các thể
chế phù hợp cho cơ chế đảm bảo tài chính
Điều 11. Các hành vi vi phạm quốc tế
Nghị định thư bổ
sung sẽ không ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của quốc gia chiểu theo các quy định
quốc tế về trách nhiệm quốc gia đối với các hành vi vi phạm quốc tế.
Điều 12. Việc thực hiện và mối liên quan đến trách nhiệm pháp lý dân
sự
1. Trong luật quốc
gia, các bên tham gia sẽ phải quy định nguyên tắc và quy trình giải quyết các tổn
hại. Nhằm thực thi nghĩa vụ này, các Bên tham gia sẽ phải quy định các biện
pháp đáp ứng tuân theo Nghị định thư bổ sung và khi cần thiết, sẽ:
(a) Áp dụng trong luật
hiện hành của quốc gia, bao gồm quy trình và nguyên tắc chung khả thi về trách
nhiệm pháp lý dân sự;
(b) Áp dụng hoặc
xây dựng các nguyên tắc và quy trình về trách nhiệm pháp lý dân sự đặc biệt cho
mục đích này; hoặc
(c) Áp dụng hoặc
xây dựng cả hai hình thức kết hợp.
2. Các Bên tham
gia, nhằm mục đích thiết lập các nguyên tắc và quy trình phù hợp trong luật quốc
gia về trách nhiệm pháp lý dân sự đối với các tổn hại vật chất và tổn hại đến sức
khỏe con người gắn đến các tổn hại được quy định tại đoạn 2 (c), Điều 2, sẽ:
(a) Tiếp tục áp dụng
hệ thống luật hiện hành về trách nhiệm pháp lý dân sự;
(b) Xây dựng và áp
dụng hoặc tiếp tục áp dụng các luật về trách nhiệm pháp lý dân sự đặc biệt cho
mục đích này; hoặc
(c) Xây dựng và áp
dụng hoặc tiếp tục áp dụng kết hợp cả hai hình thức.
3. Khi xây dựng
trách nhiệm pháp lý và đền bù được quy định tại mục (b) hoặc (c) tại đoạn 1 hoặc
2 ở trên, các Bên tham gia sẽ giải quyết các yếu tố sau:
(a) Tổn hại;
(b) Tiêu chuẩn về
trách nhiệm pháp lý bao gồm trách nhiệm pháp lý tuyệt đối và trách nhiệm pháp
lý dựa trên lỗi;
(c) Tạo kênh trách
nhiệm pháp lý, khi phù hợp;
(d) Quyền được bồi
hoàn.
Điều 13. Đánh giá và xem xét
Hội nghị các Bên
tham gia kiêm nhiệm Cuộc họp các Bên tham gia Nghị định thư sẽ tiến hành xem
xét tính hiệu của của Nghị định thư bổ sung trong vòng 5 năm kể từ ngày Nghị định
thư bổ sung có hiểu lực và sau đó là 5 năm một lần, cung cấp các thông tin như
bản đánh giá cho các Bên tham gia. Bản đánh giá sẽ được thực hiện trong khuôn
khổ đánh giá và xem xét của Nghị định thư được quy định tại Điều 35 của Nghị định
thư, trừ khi được các Bên tham gia Nghị định thư bổ sung quy định khác. Lần
đánh giá đầu tiên sẽ bao gồm đánh giá tính hiệu quả của Điều 12.
Điều 14. Hội nghị các Bên tham gia Công ước kiêm nhiệm Hội nghị các Bên
tham gia Nghị định thư
1. Theo đoạn 2, Điều 32 của Công ước, Hội nghị các Bên tham gia Công ước
kiêm nhiệm Cuộc họp các bên tham gia Nghị định thư sẽ đồng thời là Hội nghị
các Bên tham gia Nghị định thư bổ sung.
2. Hội nghị các
Bên tham gia Công ước kiêm nhiệm Cuộc họp các bên tham gia Nghị định thư sẽ định
kỳ đánh giá việc thực thi Nghị định thư bổ sung và trong thẩm quyền của mình, sẽ
quyết định sự cần thiết để thúc đẩy hiệu lực thực thi. Hội nghị sẽ thực hiện
các chức năng được quy định tại Nghị định thư bổ sung này và, với những sửa đổi
thích đáng, các chức năng quy định tại đoạn 4(a) và (f) tại Điều 29 của Nghị định
thư.
Điều 15. Ban thư ký
Ban thư ký được
thành lập theo Điều 24 của Công ước sẽ kiêm nhiệm Ban thư ký
của Nghị định thư bổ sung này.
Điều 16. Mối quan hệ với Công ước và Nghị định thư
1. Nghị định thư bổ
sung này sẽ bổ sung cho Nghị định thư và sẽ không làm thay đổi hay điều chỉnh
Nghị định thư.
2. Nghị định thư bổ
sung sẽ không làm tổn hại đến quyền và nghĩa vụ của các Bên tham gia của Nghị định
thư bổ sung trong khuôn khổ Công ước và Nghị định thư.
3. Trừ những điều
khoản được quy định tại Nghị định thư bổ sung, các điều khoản của Công ước và Nghị
định thư sẽ áp dụng, với những sửa đổi thích đáng, đối với Nghị định thư bổ
sung này.
4. Không làm tổn hại
đến đoạn 3 ở trên, Nghị định thư bổ sung này sẽ không ảnh hưởng đến nghĩa vụ và
quyền lợi của các Bên tham gia trong khuôn khổ các luật quốc tế.
Điều 17. Ký kết
Nghị định thư bổ
sung này sẽ bắt đầu được ký kết tại trụ sở của Liên hợp quốc tại New York từ 7
tháng 3 năm 2011 đến 6 tháng 3 năm 2012.
Điều 18. Hiệu lực
1. Nghị định thư bổ
sung sẽ có hiệu lực vào ngày thứ 90 sau khi có bản lưu chiểu thứ bốn mươi về
phê chuẩn, chấp nhận, tán thành hoặc gia nhập của các Quốc gia, hoặc các tổ chức
hợp nhất kinh tế khu vực là các Bên tham gia Nghị định thư.
2. Nghị định thư bổ
sung này sẽ bắt đầu có hiệu lực đối với một Quốc gia hoặc một tổ chức hợp nhất
kinh tế khu vực, phê chuẩn, chấp nhận hay tán thành Nghị định thư này, hoặc gia
nhập Nghị định thư, sau khi Nghị định thư bắt đầu có hiệu lực, chiểu theo Khoản
1 nói trên, vào ngày thứ 90, sau ngày Quốc gia hay tổ chức hợp nhất kinh tế khu
vực đó nộp lưu chiểu văn kiện phê chuẩn, chấp nhận, tán thành hoặc gia nhập của
mình, hoặc vào ngày Công ước bắt đầu có hiệu lực đối với Quốc gia đó hay tổ chức
hợp nhất kinh tế khu vực đó, tuỳ thuộc vào ngày nào đến sau.
3. Với mục đích của
các Khoản 1 và 2 nói trên, bất kỳ một văn kiện nào được một tổ chức hợp nhất
kinh tế khu vực nộp lưu chiểu, sẽ không được tính là các văn kiện bổ sung cho
những văn kiện đã được các Quốc gia thành viên của tổ chức đó nộp lưu chiểu.
Điều 19. Bảo lưu
Không có quyền bảo
lưu nào được phép áp dụng đối với Nghị định thư bổ sung này.
Điều 20. Rút khỏi Nghị định thư
1. Sau hai năm kể
từ ngày Nghị định thư bổ sung này có hiệu lực đối với một Bên tham gia, thì Bên
tham gia đó có thể rút khỏi Nghị định thư bổ sung vào bất kỳ thời điểm nào, bằng
cách thông báo bằng văn bản cho Cơ quan Lưu chiểu.
2. Bất kỳ việc xin
rút khỏi Nghị định thư bổ sung như trên sẽ được thực hiện sau thời gian 1 năm,
kể từ ngày Cơ quan Lưu chiểu nhận được văn bản thông báo xin rút, hoặc vào thời
gian sau đó có thể được xác định cụ thể trong thông báo xin rút.
3. Bên tham gia
nào rút khỏi Nghị định thư theo Điều 39 của Nghị định thư cũng được coi là rút
khỏi Nghị định thư bổ sung này.
Điều 21. Ngôn ngữ xác thực
Văn bản gốc của
Nghị định thư bổ sung này được viết bằng các thứ tiếng Arập, Trung Quốc, Anh,
Pháp, Nga và Tây Ban Nha, có giá trị như nhau, sẽ được nộp lưu chiểu cho Tổng
Thư ký Liên hợp quốc.
Trước sự chứng kiến,
được sự uỷ quyền một cách chính đáng, đã ký Nghị định thư bổ sung này.
Hoàn thành tại
Nagoya vào ngày 15 tháng 10, năm 2010.