HỘI
ĐỒNG CHÍNH PHỦ
******
|
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
44-CP
|
Hà
Nội, ngày 24 tháng 04 năm 1961
|
NGHỊ ĐỊNH
BAN HÀNH ĐIỀU LỆ KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG ĐIỆN BÁO VÀ ĐIỆN THOẠI
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
Theo đề nghị của ông Tổng cục
trưởng Tổng cục Bưu điện;
Căn cứ nghị quyết của Hội đồng Chính phủ trong phiên họp hội nghị Thường vụ của
Hội đồng Chính phủ ngày 18 tháng 10 năm 1960,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1.
– Để việc phục vụ thông tin liên lạc bằng điện báo, điện thoại thích ứng với
tình hình phát triển kinh tế và văn hóa, nay ban hành điều lệ khai thác và sử dụng
điện báo, điện thoại kèm theo nghị định này;
Điều 2.
– Điều lệ khai thác sử dụng điện báo, điện thoại này thi hành từ ngày 24 tháng
04 năm 1961.
Điều 3. –
Ông Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện có trách nhiệm hướng dẫn thi hành điều lệ
này.
|
T.M.
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
K.T. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
PHÓ THỦ TƯỚNG
Lê Thanh Nghị
|
ĐIỀU LỆ
KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG ĐIỆN BÁO, ĐIỆN THOẠI
Chương 1:
NGUYÊN TẮC CHUNG
Điều 1.
– Bưu điện là cơ quan duy nhất được quyền tổ chức và khai thác điện báo, điện
thoại để phục vụ thông tin trong nước và với nước ngoài cho các cơ quan, xí
nghiệp, đoàn thể và nhân dân.
Điều 2.
– Chỉ có cơ quan Bưu điện mới có quyền đặt các thiết bị điện báo, điện thoại
trên lãnh thổ nước Việt nam dân chủ cộng hòa và sử dụng các thiết bị đó để kinh
doanh, trừ trường hợp quy định ở điều 3 dưới đây.
Điều 3. –
Quân đội nhân dân Việt Nam được tổ chức hệ thống điện báo, điện thoại riêng để
phục vụ cho công tác thông tin liên lạc trong nội bộ quân đội, nhưng không được
làm trở ngại đến mạng lưới điện báo, điện thoại của Bưu điện.
Ngành Đường sắt được đặt các thiết
bị điện báo, điện thoại trên các tuyến đường sắt đang khai thác để phục vụ cho
công tác của ngành Đường sắt, nhưng không được làm trở ngại đến mạng lưới điện
báo, điện thoại của Bưu điện.
Các cơ quan hoặc xí nghiệp khác
muốn đặt các thiết bị điện báo, điện thoại riêng để phục vụ cho cơ quan, xí
nghiệp mình đều phải được Tổng cục Bưu điện thỏa thuận.
Điều 4.
– Các cơ quan được phép đặt dây, máy điện báo, điện thoại riêng quy định ở điều
3, nếu muốn nối mạng lưới điện báo, điện thoại của mình vào mạng lưới điện báo,
điện thoại của bưu điện thì phải được cơ quan Bưu điện đặt "đường dây
trung kê". Các máy đặt liên lạc qua đường dây bưu điện đều phải chịu chế độ
cước phí của bưu điện, nếu muốn kết hợp phục vụ cho cơ quan, xí nghiệp hay cá
nhân khác thì dù có mục đích kinh doanh hay không đều phải được Tổng cục Bưu điện
thỏa thuận.
Điều 5.
– Các ngành Điện lực, Phát thanh, Truyền thanh và tất cả các ngành khác xây dựng
các công trình đều có trách nhiệm bố trí để ngăn ngừa mọi sự quấy nhiễu đến mạng
lưới điện báo, điện thoại sẵn có của Bưu điện.
Điều 6.
– Cơ quan, xí nghiệp, đoàn thể nào muốn mắc dây vào cột điện báo, điện thoại của
Bưu điện thì phải có sự đồng ý của Bưu điện và phải chịu sự kiểm soát của Bưu
điện về mặt kỹ thuật.
Điều 7.
– Tổng cục Bưu điện căn cứ đề nghị của Khu, Sở, Ty Bưu điện có sự thỏa thuận của
Ủy ban hành chính khu, tỉnh hay thành phố, quyết định mở hay đóng nghiệp vụ điện
báo, điện thoại tại các Khu, Sở, Ty, Phòng Bưu điện.
Điều 8.
– Tổng cục Bưu điện liên hệ với Ủy ban hành chính các khu, tỉnh, thành phố để
quy định thời gian mở cửa nhận điện báo, cho nơi điện thoại tại các khu, Sở,
Ty, Phòng Bưu điện cho thích hợp với hoàn cảnh.
Chương 2:
CÁC LOẠI ĐIỆN BÁO VÀ ĐIỆN
THOẠI
A. ĐIỆN BÁO
VÀ ĐIỆN THOẠI DÙNG Ở TRONG NƯỚC
Điều 9.
– Căn cứ tính chất khẩn cấp và tầm quan trọng khác nhau, điện báo và điện thoại
dùng ở trong nước được phân loại và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên như sau:
a) Điện báo và điện thoại phòng
không.
b) Điện báo an toàn quốc gia.
c) Điện báo và điện thoại cấp cứu
sinh mệnh
d) Điện báo báo bão, báo lụt.
e) Điện báo và điện thoại chính
vụ.
g) Điện báo và điện thoại phổ
thông.
h) Điện báo báo chí.
i) Điện báo và điện thoại nghiệp
vụ bưu điện.
k) Điện báo và điện thoại tư.
Điện báo và điện thoại phổ
thông, điện báo báo chí, điện báo và điện thoại nghiệp vụ bưu điện, điện báo và
điện thoại tư chia ra hai hạng: khẩn và thường.
Điện báo và điện thoại phòng
không, điện báo an toàn quốc gia, điện báo và điện thoại cấp cứu sinh mệnh, điện
báo báo bão, báo lụt, điện báo và điện thoại chính vụ đều thuộc loại điện báo
và điện thoại khẩn, không chia hạng như trên.
Điều 10.
– Điện báo và điện thoại phòng không là điện báo và điện thoại để các trạm quan
sát phòng không báo sự hoạt động của máy bay địch hay máy bay lạ, hoặc để các
cơ quan chỉ huy phòng không dùng để chỉ đạo việc đối phó với những máy bay ấy.
Điều 11.
– Điện báo an toàn quốc gia là điện báo để Ủy ban hành chính, Công an từ cấp
huyện trở lên, các Ban chỉ huy tiểu đoàn biên phòng, các huyện đội, châu đội trở
lên, dùng cho việc công đặc biệt khẩn cấp để bảo vệ an ninh quốc gia.
Điều 12.
– Điện báo và điện thoại cấp cứu sinh mệnh là điện báo và điện thoại để những
người hay cơ quan sau đây sử dụng nhằm giải quyết các vấn đề có liên quan trực
tiếp đến việc bảo vệ tính mạng con người:
- Phi công trên máy bay, thuyền
trưởng trên tàu thủy.
- Cơ quan phụ trách hàng không,
đường sắt, đường bộ, đường thủy.
- Ủy ban hành chính, cơ quan
Công an, Y tế từ cấp huyện trở lên, cơ quan có trách nhiệm cấp cứu trên bộ,
trên không, dưới nước.
Điều 13.
– Điện báo báo bão là điện báo để Nha Khí tượng Thủy văn báo tin tức về bão hay
gió mùa.
Điện báo báo bão có ba loại:
- Loại đánh cho tàu thủy ngoài
khơi.
- Loại đánh cho các trạm khí tượng
và các trạm tín hiệu để báo cho tàu bể, máy bay.
- Loại phổ biến cho cơ quan, xí
nghiệp, đoàn thể và nhân dân.
Điện báo báo lụt là điện báo để
cơ quan chống bão lụt các cấp báo tin về bão lụt, lũ hoặc chỉ huy việc chống
bão, lụt, lũ.
Điều 14.
– Điện báo và điện thoại chính vụ là điện báo và điện thoại để các chức vụ sau
đây giải quyết việc công quan trọng và khẩn cấp:
- Chủ tịch, Phó chủ tịch Nước.
- Chủ tịch, Phó chủ tịch, Tổng
thư ký Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
- Thủ tướng Chính phủ, các Phó
Thủ tướng.
- Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội đồng
Quốc phòng.
- Chánh án, Phó chánh án Tòa án
nhân dân tối cao.
- Viện trưởng, Phó viện trưởng
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
- Bộ trưởng, Thứ trưởng các Bộ.
- Thủ trưởng, Phó thủ trưởng các
cơ quan ngang Bộ.
- Thủ trưởng, Phó thủ trưởng các
cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ.
- Chủ tịch, Phó chủ tịch, Ủy
viên thường trực Ủy ban hành chính khu, tỉnh, thành phố.
- Thủ trưởng các cấp quân sự từ
Đại đoàn và Bộ Tư lệnh quân khu trở lên.
- Thủ trưởng các Tiểu đoàn hoặc
Trung đoàn độc lập thuộc quân khu hay Bộ Tổng tư lệnh.
- Thủ trưởng Bộ Tư lệnh phòng
không.
- Các Đại sứ, Lãnh sự,
Đoàn trưởng các đoàn ngoại giao.
- Thủ trưởng các cơ quan Khí tưọng,
Thủy lợi, Vận tải thủy, Y tế trong trường hợp giải quyết công việc quan trọng
có liên quan trực tiếp đến lợi ích chung như: dự báo quan trắc, báo mức nước
mưa, nước lũ trong mùa lụt, tình hình sông ngồi, đê điều, tình hình dịch tễ.
Điều 15.
– Điện báo và điện thoại phổ thông là điện báo và điện thoại để các cơ quan Nhà
nước các cấp, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể trong Mặt trận Tổ quốc
từ cấp huyện trở lên dùng để giải quyết việc công hoặc để các chức vụ được quyền
sử dụng điện báo và điện thoại chính vụ nói ở điều 14 dùng giải quyết việc công
có tính chất thông thường.
Các cơ quan thông tin, các phóng
viên, các nhà báo và thông tấn xã được dùng điện thoại phổ thông để chuyển tin
tức để phát thanh hay đăng báo.
Điều 16.
– Điện báo báo chí là điện báo để các cơ quan thông tin các cấp, phóng viên các
cơ quan thông tin, phóng viên các nhà báo được Bưu điện cấp thẻ đánh điện báo
cáo chí dùng gửi những tin tức và bài vở để phát thanh hay đăng báo.
Điều 17.
– Điện báo và điện thoại nghiệp vụ bưu điện và điện báo và điện thoại để Bưu điện
các cấp dùng giải quyết việc công trong ngành.
Điều 18.
– Điện báo và điện thoại tư là điện báo và điện thoại để tư nhân dùng giải quyết
việc riêng.
B. ĐIỆN BÁO
VÀ ĐIỆN THOẠI DÙNG VỚI NƯỚC NGOÀI
Điều 19.
– Căn cứ tính chất khẩn cấp và quan trọng khác nhau, điện báo và điện thoại
dùng với nước ngoài phân loại và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên như sau:
a) Điện báo và điện thoại cấp cứu
sinh mệnh;
b) Điện báo và điện thoại quốc vụ;
c) Điện báo khí tượng;
d) Điện báo và điện thoại nghiệp
vụ bưu điện;
đ) Điện báo và điện thoại tư;
e) Điện báo báo chí;
g) Thư điện
Điện báo và điện thoại nghiệp vụ
bưu điện, điện báo, điện thoại tư, điện báo báo chí chia ra hai hạng: khẩn và
thường.
Điện báo và điện thoại quốc vụ
chia ra hai hạng: ưu tiên và thường.
Điện báo và điện thoại cấp cứu
sinh mệnh, điện báo khí tượng và thư điện, do tính chất đặc biệt của mỗi loại,
không chia hạng như trên.
Điều 20.
– Điện báo và điện thoại cấp cứu sinh mệnh và điện báo và điện thoại để các cơ
quan, xí nghiệp và tư nhân dùng giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc bảo
vệ tính mệnh con người trên bộ, trên không, dưới nước hoặc để tổ chức Y tế thế
giới dùng trong những trường hợp đặc biệt khẩn cấp khi có dịch tễ.
Điều 21.
– Điện báo và điện thoại quốc vụ là điện báo và điện thoại để các chức vụ sau
đây dùng với nước ngoài:
- Chủ tịch, Phó chủ tịch Nước.
- Chủ tịch, Phó chủ tịch, Tổng
thư ký Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
- Thủ tướng Chính phủ, các Phó
Thủ tướng.
- Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội đồng
Quốc phòng.
- Bộ trưởng, Thứ trưởng các Bộ.
- Chủ nhiệm, Phó chủ nhiệm các Ủy
ban Nhà nước.
- Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc
Ngân hàng Nhà nước.
- Các Đại sứ, Lãnh sự, Đoàn trưởng
các phái đoàn Chính phủ các nước đang công tác tại nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa.
Điều 22.
– Điện báo khí tượng là điện báo để Nha Khí tượng thủy văn hay các trạm khí tượng
trao đổi với cơ quan hay trạm khí tượng các nước ngoài kết quả quan trắc hay dự
trắc về khí tướng.
Điều 23.
– Điện báo và điện thoại nghiệp vụ bưu điện là điện báo và điện thoại do cơ
quan Bưu điện các cấp dùng để trao đổi với cơ quan Bưu điện nước ngoài về các vấn
đề có liên quan đến việc khai thác bưu và điện. Riêng đối với điện thoại nghiệp
vụ bưu điện, cơ quan Bưu điện các cấp chỉ được dùng để trao đổi với cơ quan Bưu
điện nước ngoài sau khi có sự ủy nhiệm của Tổng cục Bưu điện.
Điều 24.
– Điện báo và điện thoại tư là điện báo và điện thoại để tư nhân và các cơ
quan, xí nghiệp, đoàn thể không được quy định sử dụng điện báo và điện thoại quốc
vụ nói ở điều 21 dùng giải quyết công việc với nước ngoài.
Điều 25.
– Điện báo báo chí và điện báo để phóng viên các báo chí, các hãng thông tin,
các cơ quan báo chí của đại diện ngoại giao, các công ty, các tổ chức, các đài
truyền thanh được Bưu điện cấp thẻ đánh điện báo báo chí quốc tế, dùng gửi những
tin tức và bài vở phát thanh hay đăng báo ra nước ngoài.
Điều 26.
– Thư điện là điện báo để mọi người dùng giải quyết việc công hay tư trong những
trường hợp không khẩn cấp.
Chương 3:
TIẾNG
VÀ CHỮ DÙNG ĐỂ VIẾT ĐIỆN BÁO
Điều 27.
– Điện báo có thể viết bằng minh ngữ hay mật ngữ. Minh ngữ là tiếng nói của từng
dân tộc, mỗi chữ, mỗi câu đều phải đúng với nghĩa thông thường của nó.
Quốc tế ngữ, la tinh ngữ và mã tự,
mã số phổ thông Trung quốc được coi như minh ngữ.
Mật ngữ là những chữ cái la tinh
hay chữ số Ả-rập ghép lại thành từng nhóm có nghĩa bí mật hoặc những chữ, những
câu không có nghĩa thông thường.
Một nhóm mật ngữ không được quá
năm chữ.
Điều 28.
– Điện báo dùng ở trong nước có thể viết bằng thứ minh ngữ nào cũng được miễn
là viết theo chữ cái la tinh, chữ số Ả-rập và các dấu có thể chuyển được bằng
máy điện báo.
Điện báo gửi ra nước ngoài,
ngoài chữ của nước nhận điện (la tinh hóa) có thể viết bằng chữ Việt Nam, Nga
(la tinh hóa), Trung quốc (la tinh hóa hoặc dịch ra mã tự, mã số phổ thông),
Anh, Pháp hay bằng một thứ chữ khác được nước nhận điện chấp nhận. Điện viết bằng
thứ ngoại ngữ nào, người gửi điện phải chú thích rõ trên bức điện.
Điều 29.
– Chỉ các cơ quan Nhà nước các cấp, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các chính đảng,
đoàn thể trong Mặt trận tổ quốc từ cấp huyện trở lên và các Đại sứ, Lãnh sự,
Đoàn trưởng các phái đoàn Chính phủ các nước đang công tác tại nước Việt Nam
dân chủ cộng hòa mới được dùng mật ngữ để viết điện báo.
Tư nhân nhất thiết không được
dùng mật ngữ.
Các phái đoàn thương mại các nước
hay các Công ty liên lạc thương mại với nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được
dùng các mã luật phổ thông hàng hải, mã luật thương mại quốc tế, nhưng phải ghi
tên mã luật sử dụng trên bức điện gửi đi.
Điều
30. – Điện báo viết bằng chữ Việt Nam phải đánh dấu rõ ràng, nếu không thì
phải dùng những chữ cái sau đây để thay dấu:
â thay bằng
aa
ơ thay bằng ow
ă
_
aw
ư _
w
đ
_
d
ươ _
wo
d
_
z
ê
_ ee
ô
_ oo
Dấu sắc ( ́ )
thay bằng s
Dấu huyền ( ̀
)
_ f
Dấu ngã ( ̃
)
_ x
Dấu hỏi ( ̉
)
_ r
Dấu nặng (
̣)
_ j
Chương 4:
TRÁCH NHIỆM CỦA BƯU ĐIỆN
VÀ CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐIỆN BÁO, ĐIỆN THOẠI
A. TRÁCH NHIỆM
CỦA BƯU ĐIỆN:
Điều 31.
– Bưu điện có trách nhiệm giữ gìn dây, máy tốt để bảo đảm điện báo, điện thoại
thông suốt và hướng dẫn các cơ quan, xí nghiệp, đoàn thể, nhân dân sử dụng điện
báo, điện thoại đúng với những quy định trong điều lệ này.
Bưu điện có quyền không nhận
chuyển các bức điện báo mà nội dung phạm đến đạo đức xã hội, đến chế độ chính
trị, đến an ninh trật tự xã hội hoặc các mức điện báo về tin tức không đúng với
sự thật và chuyển giao các bức điện báo đó cho cơ quan có thẩm quyền xử lý, nếu
xét cần.
Điều 32.
– Nhân viên bưu điện không được dùng máy điện thoại nghiệp vụ để nghe các cuộc
đàm thoại của người khác mà chỉ được dùng để thăm dò đảm bảo liên lạc được
thông suốt.
Điều 33.
– Nhân viên bưu điện không được:
- Tiết lộ nội dung những bức điện
báo, nội dung những cuộc điện đàm, tên người hoặc cơ quan trao đổi điện báo, điện
thoại với nhau mà mình được biết trong khi làm nhiệm vụ.
- Làm thất lạc hay hủy bỏ những
bưu điện đã nhận chuyển.
Điều 34.
– Trường hợp cơ quan Bưu điện sai lầm, chậm trễ làm thiệt hại cho người sử dụng
điện báo, điện thoại thì cơ quan Bưu điện phải trả lại tiền cước cho người sử dụng.
Nhân viên bưu điện gây ra thiệt hại sẽ bị trường phạt theo pháp luật của Nhà nước.
Điều 35.
– Bưu điện có trách nhiệm lưu trữ và bảo mật những bức điện báo các loại và những
sổ sách giấy tờ có liên quan.
Những bức điện ký gửi, sau khi
chuyển đi, Bưu điện không trả lời người gửi, trừ trường hợp đặc biệt do Bưu điện
và người gửi thỏa thuận với nhau.
B. TRÁCH NHIỆM
CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐIỆN BÁO ĐIỆN THOẠI:
Điều 36.
– Người thuê bao mặc dù đã chịu toàn bộ phí tổn về xây dựng cũng không được tự
động gỗ dây, cột điện báo, điện thoại ở ngoài phạm vi nhà thuê bao.
Khi không dùng đến dây, cột nữa,
người thuê bao được quyền nhường dây, cột cho người khác kế tục sử dụng. Trường
hợp không có người kế tục sử dụng, Bưu điện có trách nhiệm thu hồi và trả lại
người thuê bao một khoản tiền tương xứng với giá trị còn lại của dây, cột.
Điều 37.
– Đối với những thiết bị điện báo, điện thoại, người thuê bao không được tự tiện
thay đổi, di chuyển, thêm bớt nếu không có sự thỏa thuận trước của Bưu điện.
Điều 38.
– Trường hợp người thuê bao, tự túc dây, máy, nếu trang bị của Tổng đài bưu điện
thay đổi mà dây, máy đó không còn thích hợp nữa thì người thuê bao phải xin đổi
dây, máy khác và phải chịu mọi phí tổn.
Điều 39.
– Người thuê bao máy điện báo, điện thoại của Bưu điện có nhiệm vụ bảo quản
máy, nếu làm hư hỏng hay mất mát thì người thuê bao phải bồi thưòng theo giá
bưu điện đã quy định.
Điều 40.
– Người sử dụng điện báo, điện thoại không được lợi dụng điện báo, điện thoại để
đưa những tin tức sai với sự thực, không được gửi những bức điện mà nội dung phạm
đến đạo đức xã hội đến chế độ chính trị, đến trật tự an ninh xã hội.
Chương 5: KHIẾU NẠI
Điều 41.
– Trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày bửi điện báo, dùng điện thoại, người gửi
hay người nhận điện báo, người dùng điện thoại có thể khiếu nại những thiếu
sót, sai lầm do Bưu điện gây nên.
Người khiếu nại cần cung cấp đầy
đủ chứng từ cho Khu, Sở, Ty Bưu điện để tiện việc điều tra xử lý. Khu, Sở, Ty
Bưu điện có nhiệm vụ giải quyết khẩn trương các khiếu nại.
Trường hợp Khu, Sở, Ty Bưu điện
giải quyết chậm trễ hoặc không thỏa đáng, người khiếu nại có quyền yêu cầu Tổng
cục Bưu điện giải quyết.
Chương 6:
ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG
Điều 42.
– Cước phí sử dụng điện báo, điện thoại và việc thanh toán do Tổng cục Bưu điện
quy định sau khi được Hội đồng Chính phủ phê chuẩn.
Điều 43.
– Những hành động vi phạm đến các điều quy định trong điều lệ này sẽ bị xử lý
theo pháp luật của Nhà nước.