Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 24/2004/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông tần số vô tuyến điện

Số hiệu: 24/2004/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 14/01/2004 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 24/2004/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 14 tháng 1 năm 2004

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 24/2004/NĐ-CP NGÀY 14 THÁNG 01 NĂM 2004 QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA PHÁP LỆNH BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG VỀ TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông ngày 25 tháng 5 năm 2002;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông trong hoạt động quản lý và sử dụng tần số, thiết bị vô tuyến điện, quỹ đạo vệ tinh thuộc chủ quyền Việt Nam.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện tại Việt Nam.

Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định về tần số vô tuyến điện khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng điều ước quốc tế đó.

Điều 3. Quản lý nhà nước về tần số vô tuyến điện

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về tần số vô tuyến điện trong phạm vi cả nước.

2. Bộ Bưu chính, Viễn thông chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện việc quản lý nhà nước về tần số vô tuyến điện.

3. Nội dung quản lý nhà nước chuyên ngành về tần số vô tuyến điện bao gồm:

a) Xây dựng và tổ chức thực hiện các quy hoạch tần số vô tuyến điện; ban hành hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng tần số, thiết bị vô tuyến điện và quỹ đạo vệ tinh;

b) Phối hợp, đăng ký quốc tế về tần số vô tuyến điện và quỹ đạo vệ tinh; phân bổ, ấn định tần số; cấp giấy phép băng tần, giấy phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện (sau đây gọi là giấy phép tần số vô tuyến điện); thu và quản lý lệ phí, phí sử dụng tần số vô tuyến điện theo quy định của pháp luật;

c) Kiểm tra, kiểm soát tần số vô tuyến điện, xử lý nhiễu có hại và quản lý tương thích điện từ; thanh tra, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tần số vô tuyến điện.

Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. "Nghiệp vụ cố định" là nghiệp vụ vô tuyến điện giữa các điểm cố định đã xác định trước.

2. "Nghiệp vụ lưu động" là nghiệp vụ vô tuyến điện giữa các đài lưu động với các đài mặt đất, hoặc giữa các đài lưu động.

3. "Nghiệp vụ lưu động hàng hải" là nghiệp vụ lưu động giữa đài bờ với đài tầu, hoặc giữa các đài tầu, hoặc giữa các đài thông tin trên tầu.

4. "Nghiệp vụ lưu động hàng không" là nghiệp vụ lưu động giữa các đài hàng không với các đài tầu bay, hoặc giữa các đài tầu bay.

5. "Nghiệp vụ quảng bá" là nghiệp vụ vô tuyến điện trong đó việc phát sóng dành cho toàn thể công chúng thu trực tiếp. Nghiệp vụ này bao gồm phát thanh, phát hình và các loại phát sóng khác.

6. "Nghiệp vụ vô tuyến điện nghiệp dư" là nghiệp vụ vô tuyến điện nhằm mục đích tự đào tạo, nghiên cứu kỹ thuật thông tin do các khai thác viên vô tuyến điện nghiệp dư là những người được cấp phép, yêu thích kỹ thuật vô tuyến điện thực hiện, chỉ với mục đích cá nhân không liên quan đến lợi nhuận.

7. "Đài vô tuyến điện" là một hay nhiều thiết bị vô tuyến điện kể cả thiết bị phụ kèm theo tại một địa điểm để thực hiện một nghiệp vụ vô tuyến điện. Mỗi đài vô tuyến điện được phân loại theo nghiệp vụ mà nó hoạt động thường xuyên hoặc tạm thời.

8. "Đài thông tin vệ tinh" là một đài vô tuyến điện đặt trong tầng khí quyển hoặc trên bề mặt trái đất dùng để thông tin với một hay nhiều đài không gian hoặc liên lạc với một hay nhiều đài cùng loại thông qua vệ tinh phản xạ.

9. "Đài lưu động" là một đài vô tuyến điện thuộc nghiệp vụ lưu động, sử dụng lúc chuyển động hoặc tạm dừng ở những điểm không định trước.

10. "Đài bờ" là một đài vô tuyến điện thuộc nghiệp vụ lưu động hàng hải được đặt trên đất liền hoặc hải đảo để liên lạc với tầu, thuyền.

11. "Đài tầu" là một đài vô tuyến điện lưu động thuộc nghiệp vụ lưu động hàng hải đặt trên tầu, thuyền và không thường xuyên thả neo.

12. "Đài vô tuyến điện đặt trên các phương tiện nghề cá" là một đài vô tuyến điện đặt trên tầu, thuyền và các phương tiện lưu động hoặc không lưu động trên biển dùng để khai thác, chế biến, nuôi trồng và thu gom thủy sản, dịch vụ hậu cần, điều tra thăm dò và kiểm tra, kiểm soát bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

13. "Đài tầu bay" là một đài vô tuyến điện lưu động thuộc nghiệp vụ lưu động hàng không đặt trên tầu bay.

14. "Đài vô tuyến điện nghiệp dư" là một đài vô tuyến điện thuộc nghiệp vụ vô tuyến điện nghiệp dư.

15. "Điện thoại không dây" (loại kéo dài thuê bao) là thiết bị thu - phát gồm hai phần liên lạc với nhau bằng sóng vô tuyến:

"Phần 1, máy mẹ" là phần đặt cố định, được đấu nối với một mạng điện thoại;

"Phần 2, máy con" là phần có thể đặt cố định hoặc mang đi lưu động, có cùng số điện thoại với máy mẹ.

16. "Phát xạ ngoài băng" là phát xạ ở một hay nhiều tần số nằm ngay ngoài độ rộng băng tần cần thiết do kết quả của quá trình điều chế nhưng không bao gồm phát xạ giả.

17. "Phát xạ giả" là phát xạ trên một hay nhiều tần số ngoài độ rộng băng tần cần thiết và có thể làm giảm mức phát xạ đó mà không ảnh hưởng đến việc truyền đưa tin tức.

18. "Phát xạ không mong muốn" là phát xạ bao gồm cả phát xạ giả và phát xạ ngoài băng.

19. "Nhiễu có hại" là nhiễu làm nguy hại đến các hoạt động của các nghiệp vụ vô tuyến điện hợp pháp hoặc cản trở, làm gián đoạn một nghiệp vụ vô tuyến điện đang được phép khai thác.

20. "Phân bổ băng tần" là việc quy định một băng tần xác định cho một hay nhiều tổ chức hoặc doanh nghiệp được quyền sử dụng theo những điều kiện cụ thể trong một loại nghiệp vụ vô tuyến điện hoặc hệ thống thông tin vô tuyến điện.

21. "ấn định tần số" là việc cơ quan quản lý cho phép một đài vô tuyến điện được quyền sử dụng một tần số hay một kênh tần số vô tuyến điện theo những điều kiện cụ thể.

22. "Nghiệp vụ chính" là nghiệp vụ có tên được in bằng chữ in hoa (ví dụ: cố định) trong bảng phân chia phổ tần số vô tuyến điện cho các nghiệp vụ.

23. "Nghiệp vụ phụ" là nghiệp vụ có tên được in bằng chữ in thường (ví dụ: Lưu động) trong bảng phân chia phổ tần số vô tuyến điện cho các nghiệp vụ.

Chương 2:

QUY HOẠCH, PHÂN BỔ TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN

Điều 5. Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện

1. Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia là phương án phân chia phổ tần số vô tuyến điện thành các băng tần dành cho các nghiệp vụ theo từng thời kỳ và quy định điều kiện để thiết lập trật tự khai thác, sử dụng tối ưu phổ tần số vô tuyến điện trên phạm vi cả nước.

Bộ Bưu chính, Viễn thông xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia.

2. Căn cứ Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia, Bộ Bưu chính, Viễn thông ban hành quy hoạch băng tần, quy hoạch kênh, quy hoạch tần số vô tuyến điện theo vùng.

a) Quy hoạch băng tần quy định chi tiết các điều kiện, mục đích sử dụng một số đoạn băng tần cho một loại nghiệp vụ vô tuyến điện hoặc hệ thống thông tin vô tuyến điện cụ thể. Quy hoạch băng tần được xây dựng trên cơ sở công nghệ sử dụng, định mức số lượng băng tần cần thiết, nhu cầu phát triển dịch vụ và dự phòng băng tần cho công nghệ mới, nhu cầu mới.

b) Quy hoạch kênh phân chia mỗi băng tần thành các nhóm kênh tần số cho một loại nghiệp vụ vô tuyến điện cụ thể theo một hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật nhất định. Quy hoạch kênh được xây dựng trên cơ sở các khuyến nghị phân kênh, các tiêu chuẩn kỹ thuật của Liên minh Viễn thông quốc tế để thiết lập trật tự sử dụng kênh tần số vô tuyến điện, hạn chế nhiễu có hại giữa các thiết bị vô tuyến điện.

c) Quy hoạch tần số vô tuyến điện theo vùng xác lập các vùng sử dụng lại tần số cho một loại nghiệp vụ vô tuyến điện cụ thể ở một số đoạn băng tần trong dải tần số từ ba mươi Mêgahéc (30 MHz) đến ba nghìn Mêgahéc (3000 MHz). Quy hoạch tần số vô tuyến điện theo vùng được xây dựng trên cơ sở các khuyến nghị, các tiêu chuẩn kỹ thuật của Liên minh Viễn thông quốc tế để nâng cao hiệu quả sử dụng phổ tần số vô tuyến điện, hạn chế nhiễu có hại giữa các thiết bị vô tuyến điện.

Điều 6. Thực hiện quy hoạch

1. Nghiêm cấm việc sản xuất, nhập khẩu hoặc sử dụng thiết bị vô tuyến điện, thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện tại Việt Nam trái với quy hoạch (trừ thiết bị thuộc diện tạm nhập tái xuất; thiết bị được sản xuất để xuất khẩu; thiết bị để giới thiệu công nghệ trong triển lãm, hội chợ).

2. Các quy hoạch phát triển điện tử, viễn thông, phát thanh, truyền hình và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội khác có liên quan đến việc sử dụng tần số vô tuyến điện trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phải được Bộ Bưu chính, Viễn thông thẩm định về phần tần số vô tuyến điện.

3. Đối với các thiết bị vô tuyến điện và mạng lưới viễn thông sử dụng tần số vô tuyến điện từ trước khi Quy hoạch có hiệu lực mà không phù hợp với Quy hoạch, Bộ Bưu chính, Viễn thông quy định cụ thể biện pháp, thời hạn chuyển đổi thiết bị, tần số để phù hợp với Quy hoạch và điều kiện sử dụng thực tế của Việt Nam theo nguyên tắc:

a) Trường hợp thiết bị có khả năng điều chỉnh về làm việc ở tần số theo quy hoạch mà không cần kinh phí chuyển đổi, tổ chức, cá nhân phải làm thủ tục chuyển đổi theo thời hạn quy định tại Quy hoạch.

b) Trường hợp thiết bị không có khả năng điều chỉnh về làm việc ở tần số theo quy hoạch hoặc thiết bị có khả năng điều chỉnh tần số nhưng cần kinh phí chuyển đổi:

Ở các băng tần, khu vực có nhu cầu thấp trong việc sử dụng tần số, tổ chức, cá nhân được phép khai thác đến hết thời gian khấu hao thiết bị, nhưng không quá 07 năm, kể từ ngày Quy hoạch có hiệu lực, hoặc cho đến khi Bộ Bưu chính, Viễn thông yêu cầu ngừng khai thác vì lý do can nhiễu.

Việc thay thế thiết bị do bị hỏng hoặc mở rộng mạng không làm thay đổi thời hạn phải ngừng khai thác của toàn mạng.

Ở các băng tần, khu vực có nhu cầu cao trong việc sử dụng tần số, tổ chức, cá nhân phải làm thủ tục chuyển đổi theo thời hạn quy định tại Quy hoạch và phải chịu kinh phí chuyển đổi.

c) Tổ chức, cá nhân bị thu hồi băng tần trước thời hạn quy định tại Quy hoạch sẽ được thanh toán một phần kinh phí, nhưng không vượt quá giá trị còn lại của thiết bị tại thời điểm thu hồi băng tần. Tổ chức, cá nhân được cấp phép sử dụng các băng tần thu hồi này có trách nhiệm thanh toán kinh phí chuyển đổi cho tổ chức, cá nhân bị thu hồi băng tần.

Điều 7. Điều chỉnh quy hoạch

1. Căn cứ vào chính sách phát triển viễn thông quốc gia, pháp luật Việt Nam và các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập trong lĩnh vực viễn thông và tần số vô tuyến điện, Bộ Bưu chính, Viễn thông thực hiện việc điều chỉnh theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện theo từng thời kỳ.

2. Nội dung sửa đổi, điều chỉnh Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành là một phần của Quy hoạch đó.

Điều 8. Phân bổ băng tần phục vụ quốc phòng, an ninh

1. Việc phân bổ băng tần phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh được thực hiện theo các nguyên tắc sau:

a) Các băng tần sử dụng lâu dài được phân bổ theo tỷ lệ phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ và có chú ý đến thông lệ quốc tế;

b) Các băng tần sử dụng có thời hạn chỉ áp dụng đối với các thiết bị vô tuyến điện hiện đang sử dụng nhưng không trang bị tiếp;

c) Các băng tần sử dụng không thường xuyên trong thời gian ngắn, khi sử dụng phải thông báo cho Bộ Bưu chính, Viễn thông, trừ trường hợp thuộc danh mục bí mật nhà nước;

d) Khi có nhu cầu sử dụng băng tần dành cho mục đích kinh tế - xã hội vào mục đích quốc phòng, an ninh phải được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ Bưu chính, Viễn thông và không được gây nhiễu có hại cho mạng thông tin phục vụ kinh tế - xã hội.

2. Theo từng thời kỳ, Bộ Bưu chính, Viễn thông chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đề xuất việc phân bổ băng tần phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sau khi có ý kiến của ủy ban Tần số vô tuyến điện.Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm tổ chức quản lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả đúng mục đích các băng tần số được phân bổ.

3. Trong trường hợp khẩn cấp về an ninh quốc gia, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an được sử dụng một số băng tần không thuộc quy định ở điểm a khoản 1 Điều này để đảm bảo thông tin phục vụ quốc phòng, an ninh trên cơ sở phối hợp theo phương án thống nhất giữa Bộ Bưu chính, Viễn thông và Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.

Chương 3:

CẤP PHÉP TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN

MỤC 1.

QUY ĐỊNH CHUNG VỀ CẤP PHÉP

Điều 9. Nguyên tắc cấp giấy phép

Việc cấp giấy phép tần số vô tuyến điện được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:

1. Phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển viễn thông; Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia và các quy hoạch tần số khác quy định tại Điều 5 của Nghị định này.

2. Đảm bảo sử dụng hiệu quả, hợp lý, tiết kiệm phổ tần số vô tuyến điện.

3. Tuân theo định mức sử dụng và tiêu chuẩn kỹ thuật về tần số vô tuyến điện của quốc gia và quốc tế.

4. Đáp ứng nhu cầu hợp lý của tổ chức, cá nhân trong việc sử dụng tần số vô tuyến điện.

5. Đảm bảo công bằng giữa các đối tượng sử dụng và giữa các nghiệp vụ vô tuyến điện cùng loại.

6. Ưu tiên hợp lý nhu cầu sử dụng tần số phục vụ công nghệ mới, sử dụng hiệu quả phổ tần số vô tuyến điện.

Điều 10. Phí sử dụng tần số vô tuyến điện

1. Phí sử dụng tần số vô tuyến điện là khoản thu do Nhà nước quy định để đảm bảo bù đắp những chi phí gián tiếp và trực tiếp cho công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát tần số vô tuyến điện, xử lý nhiễu có hại; bảo đảm thi hành các chính sách của Nhà nước trong từng thời kỳ và phù hợp với tình hình thực tế.

2. Mức phí sử dụng tần số vô tuyến điện được xác định trên cơ sở giá trị phổ tần số sử dụng, mức độ chiếm dụng phổ tần số, phạm vi phủ sóng, mật độ sử dụng tần số trong băng tần và trong khu vực được cấp phép.

3. Tổ chức, cá nhân ViệtNam; tổ chức, cá nhân nước ngoài tại ViệtNam chỉ được cấp giấy phép tần số vô tuyến điện sau khi đã nộp lệ phí cấp giấy phép và phí sử dụng tần số vô tuyến điện. Việc quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy phép, phí sử dụng tần số vô tuyến điện theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

Điều 11. Các trường hợp bị thu hồi giấy phép

1. Giấy phép tần số vô tuyến điện bị thu hồi trong những trường hợp sau đây:

a) Sau thời hạn 01 năm, kể từ ngày được cấp giấy phép băng tần hoặc sau thời hạn 06 tháng, kể từ ngày được cấp giấy phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện mà tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép không triển khai trên thực tế các nội dung quy định trong giấy phép.

b) Tổ chức, cá nhân sử dụng tần số không đúng mục đích, không hiệu quả, gây lãng phí phổ tần số vô tuyến điện đã được cấp giấy phép.

c) Khi có sự điều chỉnh Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện.

2. Bộ Bưu chính, Viễn thông ra quyết định thu hồi giấy phép và nêu rõ lý do thu hồi.

MỤC 2.

CẤP PHÉP BĂNG TẦN

Điều 12. Giấy phép băng tần

Giấy phép băng tần là giấy phép cấp cho tổ chức, doanh nghiệp được quyền sử dụng một đoạn băng tần số xác định kèm theo các điều kiện quy định về giới hạn trên và dưới của đoạn băng tần số (bao gồm cả phần băng tần bảo vệ); phạm vi phủ sóng; mức phát xạ cực đại được phép ở ngoài băng tần, ngoài phạm vi phủ sóng và các điều kiện khác.

Điều 13. Điều kiện cấp phép băng tần

Trong trường hợp việc phân bổ băng tần là khả thi, Bộ Bưu chính, Viễn thông căn cứ vào các điều kiện cụ thể sau đây để xem xét, cấp giấy phép băng tần cho tổ chức, doanh nghiệp:

1. Có phương án phát triển mạng thông tin vô tuyến điện, phương án kinh doanh dịch vụ viễn thông bảo đảm hiệu quả kinh tế - xã hội và hiệu quả sử dụng băng tần.

2. Đối với mạng viễn thông di động công cộng, phải có nhu cầu triển khai băng tần trên phạm vi toàn quốc; đối với mạng viễn thông dùng riêng, mạng nội bộ phải có nhu cầu cao trong việc sử dụng tần số tại một khu vực xác định.

3. Thiết bị phải đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của Bộ Bưu chính, Viễn thông.

Điều 14. Thủ tục cấp phép băng tần

1. Hồ sơ xin cấp phép băng tần gồm:

a) Đơn xin cấp phép, trong đó nêu rõ băng tần xin sử dụng và phạm vi phủ sóng;

b) Bản sao có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật Quyết định thành lập đối với tổ chức, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp trong nước hoặc Giấy phép đầu tư đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc Bên nước ngoài trong Hợp đồng hợp tác kinh doanh;

c) Bản sao có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật Giấy phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông (hoặc Giấy phép thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông, hoặc Giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng) đối với các thiết bị phải cấp giấy phép thiết lập mạng;

d) Đề án thiết lập mạng thông tin vô tuyến điện, trong đó nêu rõ: mục đích, phạm vi hoạt động, cấu hình mạng, công nghệ sử dụng;

đ) Bản đăng ký danh mục các thiết bị phát sóng vô tuyến điện (theo mẫu do Bộ Bưu chính, Viễn thông quy định).

2. Hồ sơ xin sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép:

Trong thời gian hiệu lực của giấy phép, nếu tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép (trừ quy định về độ rộng băng tần) phải làm hồ sơ xin sửa đổi, bổ sung. Hồ sơ gồm:

a) Đơn xin sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép;

b) Báo cáo chi tiết nội dung sửa đổi, bổ sung và các tài liệu có liên quan.

3. Trước khi giấy phép băng tần hết hạn 90 ngày, nếu tổ chức, doanh nghiệp có đủ điều kiện và có yêu cầu tiếp tục sử dụng thì phải làm lại hồ sơ như trường hợp xin cấp phép mới.

4. Nơi tiếp nhận hồ sơ, hướng dẫn kê khai và giao nhận giấy phép:

Cục Tần số vô tuyến điện - Bộ Bưu chính, Viễn thông.

5. Trong quá trình khai thác, tổ chức, doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện đúng các điều kiện quy định trong giấy phép; báo cáo, bổ sung kịp thời các nội dung thay đổi về tham số kỹ thuật, danh mục thiết bị phát sóng vô tuyến điện trong mạng thông tin vô tuyến điện.

Điều 15. Thời gian giải quyết cấp phép băng tần

1. Bộ Bưu chính, Viễn thông thẩm định và hoàn thành xét cấp mới, sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

2. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Bưu chính, Viễn thông có trách nhiệm thông báo, hướng dẫn cho tổ chức, doanh nghiệp để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

3. Trường hợp từ chối cấp mới, sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép, Bộ Bưu chính, Viễn thông thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do từ chối cho tổ chức, doanh nghiệp xin cấp phép.

MỤC 3.

CẤP PHÉP SỬ DỤNG TẦN SỐ VÀ THIẾT BỊ PHÁT SÓNG VÔ TUYẾN ĐIỆN

Điều 16. Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện

Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện cấp cho tổ chức, cá nhân được quyền khai thác một hay nhiều tần số và thiết bị vô tuyến điện, tại địa điểm hoặc khu vực xác định kèm theo các điều kiện quy định về tần số thu và phát, tham số kỹ thuật phát sóng, quy ước liên lạc và các điều kiện khác.

Điều 17. Điều kiện cấp phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện

1. Trong trường hợp việc ấn định tần số vô tuyến điện là khả thi, Bộ Bưu chính, Viễn thông căn cứ vào các điều kiện cụ thể sau đây để xét cấp giấy phép cho tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tại Việt Nam:

a) Mục đích sử dụng, đối tượng liên lạc rõ ràng phù hợp với quy định của pháp luật;

b) Thiết bị phải đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật do Bộ Bưu chính, Viễn thông quy định áp dụng (trừ trường hợp thiết bị tham gia triển lãm, thử nghiệm kỹ thuật);

c) Khai thác viên đài tầu biển, đài vô tuyến điện nghiệp dư và các trường hợp khác phải có chứng chỉ vô tuyến điện viên do Bộ Bưu chính, Viễn thông cấp hoặc công nhận;

d) Địa điểm lắp đặt anten, chiều cao anten phải phù hợp với các quy định của Bộ Bưu chính, Viễn thông và các quy định khác của pháp luật về bảo đảm an toàn hàng không;

đ) Thiết kế hệ thống thiết bị bảo đảm sử dụng tối ưu phổ tần số vô tuyến điện, tương thích điện từ với môi trường xung quanh.

2. Riêng đối với đài thông tin vệ tinh thực hiện liên lạc qua vệ tinh của nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế về thông tin vệ tinh, căn cứ các điều kiện cụ thể được quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ Bưu chính, Viễn thông chỉ xem xét, cấp phép trong các trường hợp sau đây:

a) Đài thông tin vệ tinh thuộc mạng viễn thông công cộng của các doanh nghiệp viễn thông có giấy phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông do Bộ Bưu chính, Viễn thông cấp.

b) Đài thông tin vệ tinh của tổ chức, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ thông tin vệ tinh của các doanh nghiệp viễn thông được Bộ Bưu chính, Viễn thông cấp phép.

c) Đài thông tin vệ tinh thuộc nghiệp vụ quảng bá qua vệ tinh có giấy phép hoạt động báo chí về phát thanh, truyền hình qua vệ tinh do Bộ Văn hóa - Thông tin cấp.

d) Đài thông tin vệ tinh thuộc nghiệp vụ lưu động hàng hải, hàng không qua vệ tinh bảo đảm an toàn hàng hải, hàng không theo quy định của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) hoặc Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO).

đ) Đài thông tin vệ tinh của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế tại Việt Nam, đoàn đại biểu cấp cao nước ngoài đến thăm Việt Nam được hưởng quy chế ưu đãi, miễn trừ ngoại giao (sau đây gọi là "Cơ quan đại diện nước ngoài"), phóng viên nước ngoài vào hoạt động báo chí ngắn hạn ở Việt Nam.

Bộ Bưu chính, Viễn thông chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao và Bộ Công an quy định chi tiết việc cấp phép sử dụng đài thông tin vệ tinh cho Cơ quan đại diện nước ngoài.

e) Theo điều ước quốc tế giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nước ngoài hoặc với tổ chức quốc tế về thông tin vệ tinh.

g) Các trường hợp khác do Bộ Bưu chính, Viễn thông quy định.

Điều 18. Hồ sơ xin cấp phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện

1. Trừ trường hợp quy định tại Điều 24 Nghị định này, đối với các thiết bị phát sóng vô tuyến điện hoạt động riêng lẻ và thiết bị phát sóng vô tuyến điện thuộc mạng không phải cấp giấy phép thiết lập mạng, hồ sơ gồm:

a) Đơn xin cấp giấy phép;

b) Bản khai xin cấp giấy phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện (theo mẫu do Bộ Bưu chính, Viễn thông quy định);

c) Bản sao có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật Quyết định thành lập đối với tổ chức, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp trong nước, hợp tác xã hoặc Giấy phép đầu tư đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc Bên nước ngoài trong Hợp đồng hợp tác kinh doanh.

2. Đối với đài tầu, đài vô tuyến điện đặt trên tầu, thuyền chỉ chạy trên sông, ngoài hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này, phải có thêm:

a) Xác nhận tổng dung tích, phạm vi hoạt động của tầu, thuyền, hoặc chứng nhận số chỗ (đối với tầu chở khách);

b) Bản sao có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật Chứng chỉ khai thác viên do Bộ Bưu chính, Viễn thông cấp hoặc công nhận (đối với đài tầu).

3. Đối với thiết bị phát sóng vô tuyến điện đặt trên phương tiện nghề cá:

a) Nếu là thiết bị của tổ chức, doanh nghiệp, ngoài hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này, phải có thêm bản sao có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật Giấy chứng nhận đăng ký tầu cá hoặc xác nhận tổng dung tích của tầu, thuyền.

b) Nếu là thiết bị của tổ hợp tác, cá nhân, ngoài hồ sơ quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều này, phải có thêm bản sao có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật Giấy chứng nhận đăng ký tầu cá hoặc xác nhận tổng dung tích của tầu, thuyền.

c) Các thiết bị phát sóng vô tuyến điện đặt trên phương tiện nghề cá hoạt động ở băng tần từ 26,96 Mêgahéc đến 27,41 Mêgahéc (MHz) thuộc loại thiết bị vô tuyến điện được sử dụng có điều kiện và không phải xin giấy phép tần số vô tuyến điện theo quy định tại Điều 24 và Điều 25 của Nghị định này.

4. Đối với đài vô tuyến điện thuộc nghiệp vụ quảng bá, ngoài hồ sơ quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều này, phải có thêm:

a) Bản sao có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật Giấy phép hoạt động báo chí do Bộ Văn hóa - Thông tin cấp (với đối tượng là cơ quan báo chí).

b) Văn bản đề nghị của Bộ Văn hóa - Thông tin hoặc ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (với đối tượng chưa xếp loại là cơ quan báo chí, có nhiệm vụ phát lại chương trình của đài phát thanh, truyền hình Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).

5. Đối với đài vô tuyến điện nghiệp dư, ngoài hồ sơ quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này, phải có thêm:

a) Bản sao Chứng chỉ khai thác viên vô tuyến điện nghiệp dư do Bộ Bưu chính, Viễn thông cấp hoặc công nhận;

b) Bản sao Hộ chiếu cùng thẻ thường trú hoặc chứng nhận tạm trú hay thẻ tạm trú (đối với khai thác viên nước ngoài).

6. Đối với điện thoại không dây (loại kéo dài thuê bao) không thuộc danh mục thiết bị vô tuyến điện được sử dụng có điều kiện và phải cấp phép sử dụng tần số, hồ sơ theo quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều này.

7. Đối với đài vô tuyến điện thuộc Cơ quan đại diện nước ngoài, ngoài hồ sơ quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này, phải có thêm văn bản đề nghị của Bộ Ngoại giao.

8. Đối với các thiết bị phát sóng vô tuyến điện thuộc mạng phải cấp giấy phép thiết lập mạng, ngoài hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này phải có thêm:

a) Đề án thiết lập mạng thông tin vô tuyến điện, trong đó nêu rõ cấu hình mạng, phạm vi hoạt động, công nghệ sử dụng, thiết bị, tần số xin sử dụng;

b) Bản sao có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật Giấy phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông (hoặc Giấy phép thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông, hoặc Giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng).

Điều 19. Gia hạn giấy phép

Trước khi giấy phép hết hạn 30 ngày, nếu tổ chức, cá nhân có nhu cầu tiếp tục sử dụng (không sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép) phải làm thủ tục xin gia hạn giấy phép. Hồ sơ xin gia hạn giấy phép gồm:

1. Đơn xin gia hạn giấy phép;

2. Bản sao có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật Giấy phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông (hoặc Giấy phép thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông hoặc Giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng) đang còn hiệu lực đối với các thiết bị phải cấp giấy phép thiết lập mạng.

Điều 20. Sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép

Trong thời gian hiệu lực của giấy phép, nếu tổ chức, cá nhân có nhu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép phải làm hồ sơ xin sửa đổi, bổ sung. Hồ sơ gồm:

1. Đơn xin sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép;

2. Bản khai bổ sung nếu có thay đổi;

3. Các tài liệu khác liên quan đến nội dung sửa đổi, bổ sung.

Điều 21. Thời gian giải quyết cấp phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện

1. Bộ Bưu chính, Viễn thông có trách nhiệm giải quyết cấp mới; gia hạn; sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

2. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Bưu chính, Viễn thông có trách nhiệm thông báo, hướng dẫn cho tổ chức, cá nhân xin cấp phép để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

3. Trường hợp từ chối cấp mới; gia hạn; sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép, Bộ Bưu chính, Viễn thông thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do từ chối cho tổ chức, cá nhân xin cấp phép.

Điều 22. Nơi tiếp nhận hồ sơ, hướng dẫn kê khai và giao nhận giấy phép

1. Nơi tiếp nhận hồ sơ và giao nhận giấy phép đối với trường hợp xin cấp mới giấy phép cho các thiết bị thuộc mạng thông tin vô tuyến điện phải cấp giấy phép thiết lập mạng, các trường hợp phải xin sửa đổi, bổ sung giấy phép thiết lập mạng:

a) Bộ Bưu chính, Viễn thông;

b) Các Cục Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin khu vực.

2. Nơi tiếp nhận hồ sơ và giao nhận giấy phép đối với trường hợp xin cấp mới, gia hạn, sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép cho các thiết bị thuộc loại không phải cấp giấy phép thiết lập mạng; các trường hợp xin gia hạn, sửa đổi, bổ sung mà giấy phép thiết lập mạng đang còn hiệu lực:

a) Cục Tần số vô tuyến điện;

b) Các Trung tâm kiểm soát tần số vô tuyến điện khu vực thuộc Cục Tần số vô tuyến điện.

Điều 23. Sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện trong trường hợp khẩn cấp

1. Trường hợp khẩn cấp gây nguy hiểm đến tài sản và tính mạng con người, tổ chức, cá nhân có thể sử dụng tạm thời tần số, thiết bị phát sóng vô tuyến điện chưa được cấp phép và phải thông báo kịp thời cho Cục Tần số vô tuyến điện thuộc Bộ Bưu chính, Viễn thông khi điều kiện cho phép.

2. Đài vô tuyến điện khi gửi thông tin hoặc tín hiệu cấp cứu được phép phát sóng để thu hút sự chú ý ở cả các tần số không dành riêng cho gọi cứu nạn quốc tế và quốc gia.

3. Các đài vô tuyến điện khi nhận được thông tin, tín hiệu cấp cứu phải lập tức ngừng phát sóng trên tần số có khả năng gây nhiễu cho thông tin cấp cứu và phải liên tục lắng nghe trên tần số phát gọi cấp cứu; trả lời và thực hiện ngay mọi hỗ trợ cần thiết, đồng thời thông báo cho Cơ quan tìm kiếm cứu nạn.

MỤC 4.

CÁC LOẠI THIẾT BỊ VÔ TUYẾN ĐIỆN SỬ DỤNG CÓ ĐIỀU KIỆN KHÔNG CẦN GIẤY PHÉP

Điều 24. Điều kiện kỹ thuật và khai thác

1. Các loại thiết bị vô tuyến điện sử dụng có điều kiện bao gồm các thiết bị cự ly ngắn có công suất hạn chế, ít khả năng gây nhiễu có hại và không được bảo vệ khỏi nhiễu có hại.

2. Các điều kiện kỹ thuật và khai thác của loại thiết bị vô tuyến điện sử dụng có điều kiện, bao gồm: phân kênh tần số, mức công suất phát hạn chế, phương thức phát được chỉ định, khu vực được phép khai thác và các điều kiện khác.

3. Theo từng thời kỳ, Bộ Bưu chính, Viễn thông quy định và công bố danh mục thiết bị vô tuyến điện được sử dụng có điều kiện. Nội dung thông báo phải nêu đầy đủ điều kiện về kỹ thuật và khai thác của loại thiết bị được sử dụng có điều kiện.

Điều 25. Trách nhiệm của người sử dụng

1. Tổ chức, cá nhân sử dụng các thiết bị vô tuyến điện quy định tại Điều 24 phải đáp ứng các điều kiện kỹ thuật, khai thác theo quy định và không phải xin giấy phép tần số vô tuyến điện.

2. Nghiêm cấm sử dụng các thiết bị vô tuyến điện không đáp ứng được các điều kiện về kỹ thuật và khai thác theo quy định của Bộ Bưu chính, Viễn thông.

Chương 4:

KIỂM TRA, KIỂM SOÁT TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN, XỬ LÝ NHIỄU CÓ HẠI, QUẢN LÝ TƯƠNG THÍCH ĐIỆN TỪ

MỤC 1.

KIỂM TRA, KIỂM SOÁT TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN, XỬ LÝ NHIỄU CÓ HẠI

Điều 26. Đối tượng kiểm tra, kiểm soát

Tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng tần số, thiết bị vô tuyến điện trên lãnh thổ Việt Nam phải chịu sự kiểm tra, kiểm soát tần số và thiết bị vô tuyến điện của Bộ Bưu chính, Viễn thông.

Điều 27. Trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát

1. Bộ Bưu chính, Viễn thông có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, kiểm soát tần số và thiết bị vô tuyến điện trong phạm vi cả nước để thu, đo các tham số kỹ thuật và khai thác, mức độ chiếm dụng băng tần của các đài vô tuyến điện; xác định nguồn nhiễu; phát hiện các đài vi phạm; xử lý nhiễu có hại theo pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế về thông tin vô tuyến điện mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.

2. Kết quả kiểm tra, kiểm soát, đo tham số kỹ thuật và định vị các thiết bị vô tuyến điện, dạng phổ tín hiệu, hô hiệu hoặc tín hiệu nhận dạng và các bằng chứng khác là căn cứ để xác định và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tần số vô tuyến điện.

Điều 28. Các hình thức kiểm tra

1. Kiểm tra định kỳ được thực hiện theo chương trình, kế hoạch kiểm tra đã được Bộ Bưu chính, Viễn thông phê duyệt.

2. Kiểm tra đột xuất được tiến hành khi giải quyết khiếu nại; khi Bộ Bưu chính, Viễn thông xét thấy có dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật về tần số vô tuyến điện.

Điều 29. Biện pháp hạn chế nhiễu có hại

1. Tổ chức, cá nhân được cấp phép sử dụng tần số, thiết bị phát sóng vô tuyến điện phải thực hiện đúng các quy định trong giấy phép và phải áp dụng các biện pháp sau đây để hạn chế khả năng gây nhiễu có hại:

a) Giữ tần số phát trong phạm vi sai lệch tần số cho phép;

b) Giảm mức phát xạ không mong muốn ở trị số thấp nhất;

c) Sử dụng phương thức phát có độ rộng băng tần chiếm dụng nhỏ nhất (trừ một số trường hợp đặc biệt như trải phổ);

d) Hạn chế phát sóng ở những hướng không cần thiết;

đ) Sử dụng mức công suất nhỏ nhất đủ để đảm bảo chất lượng thông tin.

2. Đài vô tuyến điện thuộc nghiệp vụ phụ không được gây nhiễu có hại cho đài vô tuyến điện thuộc nghiệp vụ chính và không được khiếu nại nhiễu có hại từ đài vô tuyến điện thuộc nghiệp vụ chính mà tần số của các đài vô tuyến điện này đã được ấn định hoặc có thể được ấn định muộn hơn.

Điều 30. Xử lý khiếu nại nhiễu có hại

1. Tổ chức, cá nhân khi khiếu nại về nhiễu có hại phải gửi tới Bộ Bưu chính, Viễn thông "Báo cáo nhiễu có hại" theo mẫu quy định và thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Bưu chính, Viễn thông để tổ chức việc xác định nguồn gây nhiễu, biện pháp giải quyết nhiễu có hại.

Tổ chức, cá nhân sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện trong khu vực nhiễu có hại có trách nhiệm phối hợp với Bộ Bưu chính, Viễn thông và tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát hiện nguồn nhiễu nhanh chóng, chính xác và xử lý nhiễu có hiệu quả.

2. Bộ Bưu chính, Viễn thông xử lý nhiễu có hại theo nguyên tắc sau:

a) Ưu tiên cho phát xạ trong băng, phát xạ không mong muốn phải được hạn chế ở mức thấp nhất;

b) Ưu tiên cho nghiệp vụ chính, các nghiệp vụ phụ phải thay đổi tần số hoặc các tham số kỹ thuật phát sóng;

c) Trong cùng một nghiệp vụ vô tuyến điện, tần số được cấp phép sử dụng sau phải chuyển đổi, ưu tiên cho tần số được cấp phép sử dụng trước;

d) Tổ chức, cá nhân sử dụng thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện trong khoa học, công nghiệp, y tế; thiết bị điện, điện tử, khi gây nhiễu có hại cho các đài vô tuyến điện phải thực hiện các biện pháp để loại bỏ nhiễu (trừ trường hợp các thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện hoạt động đúng băng tần qui định) và phải ngừng sử dụng các thiết bị này khi gây nhiễu có hại cho nghiệp vụ vô tuyến dẫn đường, an toàn, cứu nạn;

đ) Trường hợp nhiễu có hại chưa được khắc phục có thể áp dụng các biện pháp: thay đổi tần số, hạn chế công suất phát; thay đổi chiều cao, phân cực, đặc tính phương hướng của anten phát; phân chia lại thời gian làm việc và các biện pháp cần thiết khác đối với đài gây nhiễu;

e) Bên gây nhiễu do không thực hiện đúng nội dung giấy phép chịu trách nhiệm về chi phí cho việc chuyển đổi tần số, thiết bị, xử lý nhiễu có hại.

Điều 31. Xử lý nhiễu có hại giữa các đài vô tuyến điện phục vụ kinh tế - xã hội với các đài vô tuyến điện phục vụ quốc phòng, an ninh

1. Trừ trường hợp đối với các băng tần được phân bổ cho quốc phòng, an ninh sử dụng lâu dài theo điểm a khoản 1 Điều 8 của Nghị định này, khi xảy ra nhiễu có hại giữa các đài vô tuyến điện phục vụ kinh tế - xã hội với các đài vô tuyến điện phục vụ quốc phòng, an ninh thì các đài vô tuyến điện quốc phòng, an ninh chủ động thay đổi tần số và các tham số kỹ thuật phát sóng để tránh nhiễu.

2. Trong trường hợp cần thiết, Bộ Bưu chính, Viễn thông chủ trì và phối hợp Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và các Bộ, ngành liên quan khác thành lập đoàn kiểm tra liên ngành giải quyết nhiễu có hại.

MỤC 2.

QUẢN LÝ TƯƠNG THÍCH ĐIỆN TỪ

Điều 32. Mục tiêu quản lý tương thích điện từ

Thiết bị, hệ thống thiết bị khi đưa vào sử dụng có tạo ra năng lượng điện từ trong giải tần số từ mười Kilôhéc (10 KHz) đến ba nghìn Gigahéc (3.000 GHz) phải đảm bảo tương thích điện từ để các thiết bị, hệ thống thiết bị này hoạt động ổn định, không bị nhiễu và không gây nhiễu có hại đến thiết bị, hệ thống thiết bị khác.

Điều 33. Nội dung quản lý tương thích điện từ

1. Nội dung quản lý nhà nước về tương thích điện từ bao gồm:

a) Xây dựng, ban hành và công bố việc áp dụng tiêu chuẩn tương thích điện từ;

b) Quy định về chứng nhận tương thích điện từ cho các thiết bị vô tuyến điện, thiết bị viễn thông, thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện trong khoa học, công nghiệp và y tế;

c) Công nhận và chỉ định các Phòng thử nghiệm, Cơ quan chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn tương thích điện từ;

d) Thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý tương thích điện từ.

2. Bộ Bưu chính, Viễn thông xây dựng và ban hành quy định về quản lý tương thích điện từ.

Điều 34. Chứng nhận, công bố phù hợp tiêu chuẩn tương thích điện từ

1. Chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn tương thích điện từ.

Theo từng thời kỳ, Bộ Bưu chính, Viễn thông quy định danh mục các thiết bị viễn thông, thiết bị vô tuyến điện, thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện trong khoa học, công nghiệp, y tế cần phải qua chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn tương thích điện từ.

Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu các thiết bị thuộc danh mục này phải làm thủ tục chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn và đánh dấu phù hợp tiêu chuẩn tương thích điện từ theo quy định trước khi đưa vào sử dụng hoặc lưu thông trên thị trường.

2. Công bố và bảo đảm thiết bị phù hợp tiêu chuẩn tương thích điện từ.

Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu các thiết bị điện, điện tử dân dụng, thiết bị có bức xạ sóng vô tuyến điện ngoài ý muốn và các thiết bị khác có trách nhiệm công bố bảo đảm thiết bị phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng về tương thích điện từ và đánh dấu phù hợp tiêu chuẩn tương thích điện từ theo quy định trước khi đưa vào sử dụng hoặc lưu thông trên thị trường.

3. Việc chứng nhận, công bố phù hợp tiêu chuẩn tương thích điện từ theo quy định cụ thể của Bộ Bưu chính, Viễn thông.

Điều 35. Phòng thử nghiệm, Cơ quan chứng nhận tương thích điện từ

Bộ Bưu chính, Viễn thông quy định các yêu cầu về năng lực và hoạt động của các Phòng thử nghiệm và Cơ quan chứng nhận tương thích điện từ; quy định thủ tục chỉ định các Phòng thử nghiệm và Cơ quan chứng nhận tương thích điện từ.

Chỉ có các kết quả đo kiểm, chứng nhận tương thích điện từ của các Phòng thử nghiệm và Cơ quan chứng nhận do Bộ Bưu chính, Viễn thông chỉ định hoặc thừa nhận mới được sử dụng trong hoạt động quản lý tương thích điện từ.

Chương 5:

PHỐI HỢP, ĐĂNG KÝ QUỐC TẾ VỀ TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN VÀ QUỸ ĐẠO VỆ TINH

Điều 36. Đối tượng phối hợp, đăng ký quốc tế

Tổ chức, cá nhân khi sử dụng tần số vô tuyến điện cho thông tin vô tuyến điện quốc tế, cho hệ thống vệ tinh trên quỹ đạo địa tĩnh, phi địa tĩnh, hoặc có khả năng gây nhiễu có hại cho nghiệp vụ vô tuyến điện của nước khác, hoặc muốn được quốc tế thừa nhận phải phối hợp, đăng ký quốc tế về tần số vô tuyến điện hoặc quỹ đạo vệ tinh.

Điều 37. Trách nhiệm của Bộ Bưu chính, Viễn thông

Bộ Bưu chính, Viễn thông có trách nhiệm:

1. Tổ chức phối hợp với các nước và đăng ký với Liên minh Viễn thông quốc tế về tần số vô tuyến điện và quỹ đạo vệ tinh để bảo vệ quyền lợi và chủ quyền quốc gia.

2. Quy định cụ thể việc quản lý, sử dụng và đăng ký quốc tế về quỹ đạo vệ tinh thuộc chủ quyền Việt Nam.

3. Chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức việc phối hợp tần số vô tuyến điện với các nước có chung đường biên giới với Việt Nam.

Điều 38. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân

1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài tại Việt Nam có nghĩa vụ thực hiện các quy định của Bộ Bưu chính, Viễn thông trong việc phối hợp, đăng ký quốc tế về tần số vô tuyến điện và quỹ đạo vệ tinh.

2. Tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng vị trí quỹ đạo vệ tinh thuộc chủ quyền Việt Nam phải được Bộ Bưu chính, Viễn thông cho phép và phải tuân thủ các quy định về phí đăng ký, phối hợp quỹ đạo vệ tinh và qui định khác có liên quan của pháp luật.

Điều 39. Đăng ký quốc tế về tần số vô tuyến điện

1. Hồ sơ đăng ký quốc tế về tần số vô tuyến điện gồm:

a) Công văn xin đăng ký quốc tế về tần số vô tuyến điện;

b) Bản sao Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện;

c) Bản khai đăng ký quốc tế về tần số vô tuyến điện (theo mẫu quy định).

2. Nơi tiếp nhận hồ sơ:

Cục Tần số vô tuyến điện - Bộ Bưu chính, Viễn thông.

3. Trên cơ sở hồ sơ xin đăng ký quốc tế về tần số vô tuyến điện, Bộ Bưu chính, Viễn thông (Cục Tần số vô tuyến điện) xem xét đối chiếu với các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật, nghiệp vụ của quốc tế, quốc gia để thống nhất nội dung và làm thủ tục đăng ký quốc tế.

4. Việc sử dụng và khai thác các tần số vô tuyến điện đã được quốc tế công nhận phải thực hiện theo quy định của Thể lệ vô tuyến điện quốc tế.

Điều 40. Đăng ký quốc tế về quỹ đạo vệ tinh

Tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký quốc tế về quỹ đạo vệ tinh phải nộp hồ sơ cho Bộ Bưu chính, Viễn thông và thực hiện theo đúng thủ tục quy định của Liên minh Viễn thông quốc tế và Bộ Bưu chính, Viễn thông.

Chương 6:

KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, THANH TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 41. Thanh tra

Mọi tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài tại Việt Nam sử dụng tần số, sản xuất, sử dụng thiết bị vô tuyến điện, thiết bị phải qua chứng nhận tương thích điện từ đều chịu sự thanh tra, kiểm tra của thanh tra chuyên ngành Bưu chính, Viễn thông và công nghệ thông tin và của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Điều 42. Xử lý vi phạm

1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về tần số vô tuyến điện thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

2. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn, có hành vi vi phạm các quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan trong lĩnh vực vô tuyến điện, thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Điều 43. Khiếu nại, tố cáo

1. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức có thẩm quyền trong việc thi hành Nghị định này.

2. Cá nhân có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về hành vi vi phạm quy định của Nghị định này.

3. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

CHƯƠNG 7:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 44. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Bãi bỏ những quy định trước đây trái với Nghị định này.

Điều 45. Trách nhiệm thi hành

Bộ Bưu chính, Viễn thông trong phạm vi chức năng, quyền hạn của mình có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Phan Văn Khải

(Đã ký)

THE GOVERNMENT
-----------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom Happiness
--------------

No. 24/2004/ND-CP

Hanoi, January 14th, 2004

 

DECREE

DETAILING THE IMPLEMENTATION OF THE NUMBER OF ARTICLES OF THE ORDINANCE ON POST AND TELECOMMUNICATIONS REGARDING RADIO FREQUENCIES

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the May 25, 2002 Ordinance on Post and Telecommunications;
At the proposal of the Minister of Post and Telematics,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 2. Subjects of application

This Decree applies to Vietnamese organizations and individuals as well as foreign organizations and individuals using radio frequencies and equipment in Vietnam.

Where an international agreement which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to contains provisions on radio frequencies different from the provisions of this Decree, the provisions of such international agreement shall apply.

Article 3. State management over radio frequencies

1. The Government performs uniform State management over radio frequencies nationwide.

2. The Ministry of Post and Telematics takes responsibility before the Government for performing the State management over radio frequencies.

3. The contents of specialized State management over radio frequencies include:

a/ Formulating, and organizing the implementation of, radio frequency plannings; promulgating, or submitting to the Government or the Prime Minister for promulgation, legal documents on management and use of radio frequencies and equipment as well as satellite orbits;

b/ Effecting international coordination in, and registration of, radio frequencies and satellite orbits; allocating and fixing frequencies; granting frequency band licenses, licenses for use of radio frequencies and radio transmitters (hereinafter called radio frequency licenses); collecting and managing fees and charges for the use of radio frequencies according to law provisions;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 4. Interpretation of terms and phrases

In this Decree, the following terms and phrases are construed as follows:

1. "Fixed service" means a radiocommunication service between specified fixed points.

2. "Mobile service" means a radiocommunication service between mobile and land stations, or between mobile stations.

3. "Maritime mobile service" means a mobile service between coast stations and ship stations, or between ship stations, or between on-board communication stations.

4. "Aeronautical mobile service" means a mobile service between aeronautical stations and aircraft stations, or between aircraft stations.

5. "Broadcasting service" means a radiocommunication service in which the transmissions are intended for direct reception by the general public. This service may include radio transmissions, television transmissions or other types of transmission.

6. "Amateur service" means a radiocommunication service for the purpose of self-training, intercommunication and technical investigations carried out by amateur operators who are duly permitted and are interested in radio techniques solely with a personal aim and without profit interest.

7. "Station" means one or more radio equipment, including the accessory equipment, necessary at one location for carrying out a radiocommunication service. Each station shall be classified by the service in which it operates permanently or temporarily.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



9. "Mobile station" means a station in the mobile service intended to be used while in motion or during halts at unspecified points.

10. "Coast station" means a station in the maritime mobile service, which is located on land or islands for intercommunication with ships and boats.

11. "Ship station" means a mobile station in the maritime mobile service located on board a ship or boat which is not permanently moored.

12. "Station located on fishing means" means a station located on a ship, boat or means, mobile or immobile on the sea, intended to be used for exploiting, processing, culturing and collecting aquatic resources, providing logistical services, investigating, exploring, examining, controlling and protecting aquatic resources.

13. "Aircraft station" means a mobile station in the aeronautical mobile service located on board an aircraft.

14. "Amateur station" means a station in the amateur service.

15. "Cordless telephone" (of an extended subscriber type) means a receiver-transmitter, consisting of two parts linked to each other by radio waves:

- "First part, base unit" is a fixed part, connected to a telephone network;

- "Second part, handset" is a part which may be placed fixedly or carried in motion and shares the same telephone number with its base unit.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



17. "Spurious emission" means emission on a frequency or many frequencies which are outside the necessary bandwidth and the level of which may be reduced without affecting the corresponding transmission of information.

18. "Unwanted emission" means emission consisting of spurious emission and out-of-band emission.

19. "Harmful interference" means interference which endangers the functioning of lawful radio services, obstructs or interrupts a radiocommunication service currently permitted to operate.

20. "Allocation of a frequency band" means the designation of a given frequency band for use by one or many organizations or enterprises under specified conditions in a radio service or a radiocommunication system.

21. "Assignment of a radio frequency" means the permission by a managing agency for a station to use a radio frequency or a radio frequency channel under specific conditions.

22. "Primary service" means a service the name of which is printed in capital letters (example: FIXED) in the Table of Allocation of the Radio Frequency Spectrum to Services.

23. "Secondary service" means a service the name of which is printed in normal letters (example: Mobile) in the Table of Allocation of the Radio Frequency Spectrum to Services.

Chapter II

PLANNING ON, AND ALLOCATION OF, RADIO FREQUENCIES

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The radio frequency spectrum planning is a plan on the division of the radio frequency spectrum into frequency bands reserved for different services in each period and the prescription of conditions for establishing the order in exploiting and optimally using radio frequencies nationwide.

The Ministry of Post and Telematics shall formulate and submit to the Prime Minister for approval the national radio frequency spectrum planning.

2. Basing itself on the national radio frequency spectrum planning, the Ministry of Post and Telematics shall promulgate the band planning, the channel planning and regional radio frequency plannings.

a/ The band planning shall specify the conditions and purposes for the use of a number of band sections for a specific category of radiocommunication service or radiocommunication system. The band planning is elaborated on the basis of the used technologies, the necessary band number limits, the service development demands and the bands reserved for new technologies and demands.

b/ The channel planning divides each band into different groups of frequency channels for a specific category of radiocommunication service according to a certain system of technical standards. The channel planning is elaborated on the basis of channel division recommendations and technical standards of the International Telecommunication Union for establishing the order in using radio frequency channels and restricting harmful interference between radio equipment.

c/ Regional radio frequency plannings establish zones for reusing frequencies for a specific category of radiocommunication service in a number of band sections in the frequency band of between 30 MHz and 3,000 MHz. The regional radio frequency plannings are elaborated on the basis of recommendations and technical standards of the International Telecommunication Union in order to raise the efficiency in the use of the radio frequency spectrum and limit harmful interference between radio equipment.

Article 6. Implementation of the plannings

1. It is strictly forbidden to manufacture, import or use radio equipment and radio-wave appliances in Vietnam in contravention of the planning (excluding equipment temporarily imported for re-export; equipment manufactured for export; and equipment for technological display at exhibitions or trade fairs).

2. The plannings on development of electronics, telecommunications, radio and television broadcasting and other socio-economic development plannings related to the use of radio frequencies must be evaluated by the Ministry of Post and Telematics in terms of radio frequency before they are submitted to the Prime Minister for approval.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ For equipment which may be adjusted with no conversion expense to operate in the frequencies in compliance with the planning, organizations and individuals must carry out the conversion procedures according to the deadline specified in the planning.

b/ For equipment which can not be adjusted to operate in the frequencies in compliance with the planning or equipment which may be adjusted but require conversion expenses:

- In the bands or zones of low use demand, organizations and individuals shall be permitted to use their equipment till they are fully depreciated but for no more than seven years as from the effective date of the planning, or till they are requested by the Ministry of Post and Telematics to stop using such equipment because of interference.

The replacement of broken-down equipment or the extension of networks shall not alter the deadline for the entire networks to stop operating.

- In the bands or zones of high use demand, organizations and individuals must carry out the conversion procedures according to the deadline specified in the planning and bear the conversion expense.

c/ Organizations and individuals having their bands withdrawn ahead of the deadline specified in the planning shall be refunded part of their conversion expenses which, however, shall not exceed the residual value of the equipment at the time of the band withdrawal. Organizations and individuals permitted to use these withdrawn bands shall have to pay the conversion expenses incurred by the organizations and individuals with their band withdrawn.

Article 7. Adjustment of the planning

1. Basing itself on the national telecommunication development policy, Vietnam's laws and the international agreements which Vietnam has signed or acceded to in the telecommunication and radio frequency domain, the Ministry of Post and Telematics shall adjust the planning on the radio frequency spectrum according to its competence or submit such adjustment to competent authorities for approval in each period.

2. Amendments and adjustments of the planning on the radio frequency spectrum, once promulgated by competent authorities, shall constitute part of the planning.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The allocation of bands for defense and security purposes shall adhere to the following principles:

a/ Bands for long-term use shall be allocated in proportions suitable to the requirements and tasks, taking into consideration international practices;

b/ Bands to be used for a definite period shall apply only to radio equipment currently in use but not be further furbished;

c/ Bands to be used irregularly for a short period, once being used, must be notified to the Ministry of Post and Telematics, except those classified State secrets;

d/ Where there arises a need to use bands reserved for socio-economic purposes for defense or security purposes, the written consent of the Ministry of Post and Telematics is required and it must be ensured that no harmful interference be caused to the communication networks in service of socio-economic activities.

2. In each period, the Ministry of Post and Telematics shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Defense and the Ministry of Public Security in, making proposals on the allocation of bands for defense or security purposes, and submit such proposals to the Prime Minister for approval after consulting the Radio Frequency Committee. The Ministry of Defense and the Ministry of Public Security shall have to organize the management as well as economical and efficient use of frequency bands allocated to them for the right purposes.

3. In case of national security emergency, the Ministry of Defense and the Ministry of Public Security may use a number of bands not specified at Point a, Clause 1 of this Article to ensure communication in service of defense and security on the basis of coordinating with the Ministry of Post and Telematics under the plans already agreed upon.

Chapter III

RADIO FREQUENCY LICENSING

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 9.- Licensing principles

The radio frequency licensing shall adhere to the following principles:

1. Compliance with the telecommunication development strategies and plans; the national radio frequency spectrum planning and other frequency plannings specified in Article 5 of this Decree.

2. Assurance of efficient, rational and economical use of the radio frequency spectrum.

3. Observance of the national and international use norms and technical standards on radio frequencies.

4. Satisfaction of reasonable demands of organizations and individuals for the use of radio frequencies.

5. Guaranty of equality among users and among radiocommunication services of the same categories.

6. Rational prioritization of the demands for the use of frequencies in service of new technologies or the efficient use of the radio frequency spectrum.

Article 10.- Radio frequency use charges

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The radio frequency use charge tariffs shall be determined on the basis of the value of the used frequency spectrum, the extent of frequency spectrum occupancy, the scope of coverage, the frequency use density of the bands and in the regions in which the licenses are granted.

3. Vietnamese organizations and individuals; foreign organizations and individuals in Vietnam shall only be granted the radio frequency licenses after paying the licensing fees and radio frequency use charges. The management and use of licensing fees and radio frequency use charges shall comply with the legislation on charges and fees.

Article 11.- Cases of withdrawal of licenses

1. Radio frequency licenses shall be withdrawn in the following cases where:

a/ Past one year after being granted the band licenses or past six months after being granted the licenses for use of radio frequencies and radio transmitters, organizations or individuals still fail to actually deploy the contents of their licenses.

b/ Organizations or individuals use frequencies for wrong purposes, inefficiently, wasting the radio frequency spectrum they have been licensed to use.

c/ The radio frequency spectrum planning is adjusted.

2. The Ministry of Post and Telematics shall issue decisions to withdraw licenses, clearly stating the reasons therefor.

Section 2. BAND LICENSING

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Band licenses are those granted to organizations and enterprises, entitling them to use a specified frequency band section under the conditions on the upper and lower limits of the frequency band (including the protective frequency band section), the scope of coverage, the maximum permitted level of out-of-band and out-of-coverage scope emissions and other conditions.

Article 13.- Conditions for band licensing

In cases where the allocation of bands is feasible, the Ministry of Post and Telematics shall base itself on the following specific conditions to consider and grant band licenses to organizations and enterprises:

1. Having plans on development of radiocommunication networks and plans on commercial provision of telecommunication services, ensuring socio-economic efficiency and band use efficiency.

2. For public mobile telecommunication networks, there must be the demand for band deployment on a national scale; for exclusive-use telecommunication networks and intranets, there must be the high demand for the use of frequencies in a specified region.

3. Equipment must ensure the technical standards according to the regulations of the Ministry of Post and Telematics.

Article 14.- Procedures forgranting band licenses

1. A dossier of application for a band license consists of:

a/ The application for a license, clearly stating the band applied for use and the scope of coverage;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ A lawfully notarized or authenticated copy of the telecommunication network establishment and telecommunication service provision license (or the telecommunication network and telecommunication service experimentation license or the exclusive-use telecommunication network establishment license), for equipment requiring network establishment licenses;

d/ A scheme on establishment of a radiocommunication network, clearly stating the purpose, scope of operation, network configuration and technology to be used;

e/ The written registration of the list of radio transmitters (according to the form set by the Ministry of Post and Telematics).

2. A dossier of application for amendment and supplementation of the contents of a license:

In the effective duration of their licenses, if organizations or enterprises need to amend and/or supplement the contents of their licenses (except for the provision on the bandwidth), they must compile dossiers of application therefor. A dossier shall consist of:

a/ The application for amendment and/or supplementation of the contents of the license;

b/ A detailed report on the amendment and/or supplementation contents, and relevant documents.

3. Ninety days before the expiry date of their licenses, if organizations or enterprises meet all conditions and wish to continue using their allocated bands, they must compile dossiers as required for application for new licenses.

4. The place for receiving dossiers, guiding the declaration, handing and receiving licenses:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. In the process of operation, organizations and enterprises shall have to strictly comply with the conditions prescribed in their licenses; report and add in a timely manner changes in the technical parameters and the list of radio transmitters in their radiocommunication networks.

Article 15.- Time limits for settlement of the band licensing

1. The Ministry of Post and Telematics shall evaluate and complete the consideration and granting of new licenses, amendment and/or supplementation of the contents of licenses within 45 days after receiving the complete and valid dossiers.

2. If the dossiers are incomplete or invalid, within five days after receiving them, the Ministry of Post and Telematics shall have to notify the applying organizations or enterprises thereof and guide them to supplement and complete their dossiers.

3. In case of refusal to grant new licenses or to amend and/or supplement the contents of licenses, the Ministry of Post and Telematics shall inform in writing the applying organizations or enterprises thereof, clearly stating the reasons therefor.

Section 3. LICENSING OF RADIO FREQUENCY AND TRANSMITTER USE

Article 16. Radio frequency and transmitter use licenses

Radio frequency and transmitter use licenses shall be granted to organizations and individuals entitled to exploit one or many radio frequencies and transmitters at specified locations or in specified regions, prescribing the conditions on receiving and transmitting frequencies, technical parameters of radio transmission, communication conventions and other conditions.

Article 17. Conditions for radio frequency and transmitter use licensing

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ The use purposes and communication objects are clear and compliant with law provisions;

b/ Equipment must satisfy technical standards prescribed by the Ministry of Post and Telematics for application (except for equipment for exhibitions or technical tests);

c/ Operators of sea-going ship stations, amateur stations and other cases must have radio operator's certificates granted or recognized by the Ministry of Post and Telematics;

d/ The locations for antenna installation and antenna heights must comply with the regulations of the Ministry of Post and Telematics and other law provisions on aviation safety assurance;

e/ The designs of the equipment systems must ensure the optimal use of the radio frequency spectrum and electro-magnetic compatibility with the surrounding environment.

2. Particularly for satellite communication stations operating via satellites of foreign countries or international satellite communication organizations, the Ministry of Post and Telematics shall base itself on the specific conditions prescribed in Clause 1 of this Article to consider and grant licenses only in the following cases:

a/ Satellite communication stations belonging to public telecommunication networks run by telecommunication enterprises licensed to establish networks and provide telecommunication services by the Ministry of Post and Telematics.

b/ Satellite communication stations of organizations and enterprises using the communication satellite service provided by telecommunication enterprises licensed by the Ministry of Post and Telematics.

c/ Satellite communication stations in the broadcasting-satellite service, which have the press activity permits for radio and television broadcasting via satellite, granted by the Ministry of Culture and Information.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e/ Satellite communication stations of foreign diplomatic missions and consulates, representative missions of international organizations in Vietnam, foreign high-level delegations visiting Vietnam and enjoying diplomatic privilege and immunities (hereinafter called "foreign representative missions"), foreign correspondents entering Vietnam for shortterm press activities.

The Ministry of Post and Telematics shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Foreign Affairs and the Ministry of Public Security in, detailing the licensing of the use of satellite communication stations for foreign representative missions.

f/ Under the international agreements between the Socialist Republic of Vietnam and foreign countries or international organizations on satellite communication.

g/ Other cases prescribed by the Ministry of Post and Telematics.

Article 18. Dossiers of application for radio frequency and transmitter use licenses

1. Except for the cases prescribed in Article 24 of this Decree, for independently operating radio transmitters and radio transmitters belonging to the networks requiring no network establishment licenses, a dossier shall consist of:

a/ The application for a license;

b/ The declaration of application for a radio frequency and transmitter use license (made according to a form set by the Ministry of Post and Telematics);

c/ A lawfully notarized or authenticated copy of the establishment decision, for organizations, the business registration certificate, for domestic enterprises, cooperatives, or the investment license, for foreign-invested enterprises or foreign parties to business cooperation contracts.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ The written certification of the gross tonnage and the scope of operation of the ship or boat, or of the number of seats (for passenger ships);

b/ A lawfully notarized or authenticated copy of the operator's certificate, granted or recognized by the Ministry of Post and Telematics (for ship stations).

3. For radio transmitters on board fishing means: a/ If they belong to organizations or enterprises, apart from the papers prescribed in Clause 1 of this Article, a lawfully notarized or authenticated copy of the fishing-ship registration certificate or written certification of the gross tonnage of the ship or boat is also required.

b/ If they belong to cooperation groups or individuals, apart from the papers prescribed at Points a and b, Clause 1 of this Article, a lawfully notarized or authenticated copy of the fishing-ship registration certificate or written certification of the gross tonnage of the ship or boat is also required.

c/ The radio transmitters on board fishing means, which operate in the band of between 26.96 MHz and 27.41 MHz, shall fall into the category of radio transmitters subject to conditional use and requiring no radio frequency license as prescribed in Articles 24 and 25 of this Decree.

4. For stations in the broadcasting service, apart from the papers prescribed at Points a and b, Clause 1 of this Article, the following papers are also required:

a/ A lawfully notarized or authenticated copy of the press activity permit, granted by the Ministry of Culture and Information (for applicants being press agencies).

b/ A written proposal of the Ministry of Culture and Information or the provincial/municipal People's Committee (for applicants not yet classified as press agencies but tasked to re-broadcast the programs of the central and provincial/municipal radio or broadcasting stations.

5. For amateur stations, apart from the papers prescribed at Points a and b, Clause 1 of this Article, the following papers are also required:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ The copies of the passport and permanent residence card or temporary residence certificates or cards (for foreign operators).

6. For cordless telephones (of the extended subscriber type) not on the list of radio equipment subject to conditional use and requiring frequency use licenses, the dossiers prescribed at Points a and b, Clause 1 of this Article are required.

7. For stations belonging to foreign representative missions, apart from the papers prescribed at Points a and b, Clause 1 of this Article, the written proposal of the Ministry of Foreign Affairs is also required.

8. For radio transmitters belonging to the networks requiring the network establishment licenses, apart from the papers prescribed in Clause 1 of this Article, the following papers are also required:

a/ A scheme on establishment of a radiocommunication network, clearly stating the network configuration, scope of operation, and technology and frequencies applied for use;

b/ A lawfully notarized or authenticated copy of the telecommunication network establishment and telecommunication service provision license (or the telecommunication network and telecommunication service experimentation license or the exclusive-use telecommunication establishment license).

Article 19. Extension of licenses

Thirty days before the expiry of their licenses, if the organizations or individuals wish to continue using them (without amendments and supplements), they shall carry out the procedures for applying for extension of their licenses. A dossier of application for license extension shall consist of:

1. The application for license extension;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 20. Amendment and supplementation of the contents of licenses

During the validity terms of their licenses, if the organizations or individuals wish to amend or supplement the contents of their licenses, they must compile dossiers of application therefor. A dossier shall consist of:

1. The application for amendment and/or supplementation of the contents of the license;

2. An additional declaration of changes (if any);

3. Other documents related to the amended and/ or supplemented contents.

Article 21. Time limits for licensing radio frequency and transmitter use

1. The Ministry of Post and Telematics shall have to grant new licenses; extend the validity of license, amend and/or supplement the contents of licenses within 20 days after receiving the complete valid dossiers.

2. If the dossiers are incomplete, within five days after receiving them, the Ministry of Post and Telematics shall have to inform the applying organizations or individuals thereof and guide them to supplement and complete the dossiers.

3. In case of refusal to grant new licenses; to extend the validity of licenses, or to amend and/or supplement the contents of licenses, the Ministry of Post and Telematics shall inform in writing the applying organizations or individuals thereof, clearly stating the reasons therefor.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The places for receiving dossiers and handing and receiving licenses for the cases of application for new licenses for equipment belonging to radiocommunication networks requiring network establishment licenses and cases of application for amendment and/or supplementation of network establishment licenses:

a/ The Ministry of Post and Telematics;

b/ The regional Post, Telecommunications and Information Technology Departments.

2. The places for receiving dossiers and handing and receiving licenses for the cases of application for new licenses, for extension of the validity of licenses, and amendment and/or supplementation of the contents of licenses for equipment requiring no network establishment licenses; and the cases of application for amendment and/or supplementation of network establishment licenses which remain valid:

a/ The Radio Frequency Department;

b/ The regional radio frequency control centers under the Radio Frequency Department.

Article 23. Use of radio frequencies and transmitters in emergency cases

1. In emergency cases where the properties and human life are endangered, organizations and individuals may temporarily use the unlicensed radio frequencies and transmitters, provided that they must notify such immediately to the Radio Frequency Department under the Ministry of Post and Telematics when conditions permit.

2. When transmitting SOS information or signals, stations may transmit waves to attract the attention from frequencies other than those reserved exclusively for international and national rescue.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Section 4. TYPES OF RADIO EQUIPMENT SUBJECT TO CONDITIONAL USE AND REQUIRING NO LICENSES

Article 24. Technical and operational conditions

1. Radio equipment subject to conditional use include short-range equipment with limited capacity, unlikely to cause harmful interference and not to be protected against harmful interference.

2. Technical and operational conditions of radio equipment subject to conditional use include allocated frequency channels, limited transmitting capacity, mandated transmitting mode, area permitted for operation, and other conditions.

3. In each period, the Ministry of Post and Telematics shall prescribe and publicize the list of radio equipment subject to conditional use. The contents of notification must contain fully the technical and operational conditions of equipment subject to conditional use.

Article 25. Responsibilities of users

1. Organizations and individuals using radio equipment prescribed in Article 24 must meet all the prescribed technical and operational conditions and shall not be required to apply for radio frequency licenses.

2. It is strictly forbidden to use radio equipment which fail to meet the technical and operational conditions prescribed by the Ministry of Post and Telematics.

Chapter IV

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Section 1. EXAMINATION AND CONTROL OF RADIO FREQUENCIES, HANDLING OF HARMFUL INTERFERENCE

Article 26. Subjects to be examined and controlled

Vietnamese as well as foreign organizations and individuals using radio frequencies and equipment in the Vietnamese territory must submit to the radio frequency and equipment examination and control by the Ministry of Post and Telematics.

Article 27. Examination and control responsibilities

1. The Ministry of Post and Telematics shall have to examine and control radio frequencies and equipment nationwide so as to monitor and measure technical and operational parameters as well as the band occupancy extents of stations; determine interference sources; detect violating stations; handle harmful interference in accordance with Vietnamese laws and international agreements on radiocommunication, which Vietnam has signed or acceded to.

2. The results of examination and control, measurement of technical parameters and location of radio equipment, spectrum forms of signals, call-outs or identification signals and other evidences shall serve as the basis for determining and handling law violation acts in the radio frequency domain.

Article 28. Examination forms

1. Regular examinations shall be conducted according to examination programs and plans approved by the Ministry of Post and Telematics.

2. Irregular examinations shall be conducted when settling complaints or when the Ministry of Post and Telematics detects signs of violation of the law provisions on radio frequencies.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Organizations and individuals licensed to use radio frequencies and transmitters shall have to abide by the provisions of their licenses and take the following measures to restrict the harmful interference-causing possibility:

a/ To keep transmission frequencies within the permitted frequency deviation limit;

b/ To reduce the level of unwanted emission to the minimum value;

c/ To use the transmission mode with the minimum occupied bandwidth (excluding a number of special cases like spectrum spread);

d/ To restrict wave transmission in unnecessary directions;

e/ To use the minimum capacity enough to ensure the communication quality.

2. Stations in secondary services must not cause harmful interference to those in primary services and must not complain about harmful interference from stations in primary services, with their frequencies having been fixed or to be possibly fixed later.

Article 30. Handling of complaints about harmful interference

1. Organizations and individuals complaining about harmful interference must send to the Ministry of Post and Telematics the harmful interference reports, made according to a set form, and follow the guidelines of the Ministry of Post and Telematics in organizing the identification of interference-causing sources and measures to handle harmful interference.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The Ministry of Post and Telematics shall handle harmful interference on the following principles:

a/ Prioritizing within-band emissions and restricting unwanted emissions to the lowest level;

b/ Prioritizing primary services while changing transmission frequencies and technical parameters of secondary services;

c/ In the same radio service, frequencies licensed later must be changed while frequencies licensed first be prioritized;

d/ Organizations and individuals using radio appliances in science, industry or medicine, electric and electronic equipment, when causing harmful interference to stations, must take measures to eliminate such interference (except for cases where the radio appliances operate in the right bands as prescribed) and must cease using these equipment when such use causes harmful interference to the navigation, safety and rescue services;

e/ Pending the overcoming of harmful interference, the following measures may be applied: changing frequencies, restricting transmitting capacity; changing the height and polarization and directional characteristics of transmission antennas; re-distributing working time of harmful interference-causing stations and other necessary measures, to such stations;

f/ The parties that cause interference due to their non-compliance with the contents of their licenses shall have to pay the expenses for change of frequencies and equipment as well as for handling of harmful interference.

Article 31. Handling of harmful interference between stations in service of socio-economic activities and stations in service of defense and security

1. Except for the bands already allocated for defense and security for long-term use prescribed at Point a, Clause 1, Article 8 of this Decree, when harmful interference occurs between stations in service of socio-economic activities and stations in service of defense and security, the stations in service of defense and security shall proactively change their transmission frequencies and technical parameters so as to avoid interference.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Section 2. ELECTRO-MAGNETIC COMPATIBILITY MANAGEMENT

Article 32. Purposes of electro-magnetic compatibility management

Equipment and equipment systems which, when being put into use, generate an electro-magnetic energy in the frequency band of between 10 KHz and 3,000 GHz must ensure electro-magnetic compatibility so that they can operate stably, neither being affected with inference nor causing harmful interference to other equipment and equipment systems.

Article 33. Contents of electro-magnetic compatibility management

1. The State management over electro-magnetic compatibility covers the following contents:

a/ Formulating, promulgating, and publicizing the application of, electro-magnetic compatibility standards;

b/ Prescribing the electro-magnetic compatibility certification for radio equipment, telecommunication equipment and radio appliances in science, industry and medicine;

c/ Accrediting and designating laboratories to test and agencies to recognize electro-magnetic compatibility standard compliance;

d/ Inspecting, examining and handling law violation acts in the field of electro-magnetic compatibility management.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 34. Certification and publicization of electromagnetic compatibility standard compliance

1. Certification of electro-magnetic compatibility standard compliance

In each period, the Ministry of Post and Telematics shall prescribe the list of radio equipment, telecommunication equipment and radio appliances in science, industry and medicine, which must be certified for electro-magnetic compatibility standard compliance.

Organizations and individuals manufacturing and/ or importing equipment on this list shall have to carry out the procedures forstandard compliance certification and affix the electro-magnetic compatibility standard compliance marks according to regulations on their manufactured and/or imported equipment before putting them into use or circulation on the market.

2. Publicization and assurance of electro-magnetic compatibility standard compliance of equipment.

Organizations and individuals manufacturing and/ or importing electric and electronic equipment for civil use, equipment with unwanted radio emissions and other equipment shall have to publicize and ensure their equipment be compliant with relevant electromagnetic compatibility standards and affix the electromagnetic compatibility standard compliance marks according to regulations on their manufactured and/or imported equipment before putting them into use or circulation on the market.

3. The certification and publicization of electromagnetic compatibility standard compliance shall comply with specific regulations of the Ministry of Post and Telematics.

Article 35. Electro-magnetic compatibility-testing laboratories and -certifying agencies

The Ministry of Post and Telematics shall prescribe the requirements on the capability and operation of electro-magnetic compatibility-testing laboratories and -certifying agencies and the procedures for designation of such testing laboratories and certifying agencies.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter V

INTERNATIONAL COORDINATION AND REGISTRATION OF RADIO FREQUENCIES AND SATELLITE ORBITS

Article 36. Subjects of international coordination and registration

Organizations and individuals, when using radio frequencies for international radiocommunication, for the systems of satellites on the geostationery or non-geostationery orbits or when using radio frequencies in such a way likely to cause harmful interference to radio services of other countries, or wishing to be internationally recognized, must effect international coordination and/or registration of radio frequencies or satellite orbits.

Article 37. Responsibilities of the Ministry of Post and Telematics

The Ministry of Post and Telematics shall have the following responsibilities:

1. To organize the coordination with other countries and the registration with the International Telecommunication Union of radio frequencies and satellite orbits in order to protect the national interests and sovereignty.

2. To specify the management, use and international registration of satellite orbits under Vietnam's sovereignty.

3. To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Foreign Affairs, the Ministry of Defense and the Ministry of Public Security in, organizing the coordination of radio frequencies with other countries bordering on Vietnam.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Vietnamese as well as foreign organizations and individuals in Vietnam shall be obliged to comply with the regulations of the Ministry of Post and Telematics in effecting international coordination and registration of radio frequencies and satellite orbits.

2. Organizations and individuals wishing to use the positions of satellite orbits under Vietnam's sovereignty must obtain the permission of the Ministry of Post and Telematics and observe the regulations on satellite orbit registration and coordination charges and other relevant law provisions.

Article 39. International registration of radio frequencies

1. A dossier of application for international registration of radio frequencies shall consist of:

a/ The official dispatch, applying for international registration of radio frequencies;

b/A copy of the license for use of radio frequencies and transmitters;

c/ The written declaration for international registration of radio frequencies (made according to a set form).

2. Dossier-receiving place:

The Radio Frequency Department, the Ministry of Post and Telematics.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. The use and exploitation of internationally recognized radio frequencies must comply with the provisions of the international Radio Regulations.

Article 40. International registration of satellite orbits

Organizations and enterprises wishing to make international registration of satellite orbits must submit their dossiers to the Ministry of Post and Telematics and strictly carry out the procedures prescribed by the International Telecommunication Union and the Ministry of Post and Telematics.

Chapter VI

COMPLAINTS, DENUNCIATIONS, INSPECTION AND HANDLING OF VIOLATIONS

Article 41. Inspection

All Vietnamese and foreign organizations and individuals in Vietnam, that use radio frequencies, manufacture and use radio equipment and/or equipment subject to electro-magnetic compatibility certification, shall submit to the inspection and examination by the specialized post, telecommunication and information technology inspectorate and by competent State agencies.

Article 42. Handling of violations

1. Organizations and individuals committing acts of violating the law provisions on radio frequencies shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be administratively sanctioned or examined for penal liability, if causing damage, they must pay compensation therefor according to law provisions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 43. Complaints and denunciations

1. Organizations and individuals shall have the right to complain about administrative decisions and acts of State agencies, officials and employees in the implementation of this Decree.

2. Individuals shall have the right to denounce to competent agencies organizations' or individuals' acts of violating the provisions of this Decree.

3. The competence, order and procedures for settling complaints and denunciations shall comply with the law provisions on denunciations and complaints.

Chapter VII

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 44. Implementation effect

This Decree takes effect 15 days after its publication in the Official Gazette. All previous regulations contrary to this Decree are hereby annulled.

Article 45. Implementation responsibility

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the Government-attached agencies and the presidents of the People's Committees of the provinces and centrally run cities shall have to implement this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 24/2004/NĐ-CP ngày 14/01/2004 Hướng dẫn Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông về tần số vô tuyến điện

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


9.958

DMCA.com Protection Status
IP: 18.188.252.23
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!