ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 5941/KH-UBND
|
Bình Dương, ngày
10 tháng 11 năm 2022
|
KẾ HOẠCH
PHỐI
HỢP TRIỂN KHAI “CAO ĐIỂM 45 NGÀY ĐÊM” THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN
ỨNG DỤNG DỮ LIỆU VỀ DÂN CƯ, ĐỊNH DANH VÀ XÁC THỰC ĐIỆN TỬ PHỤC VỤ CHUYỂN ĐỔI SỐ
QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2022 - 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Căn cứ Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định
danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025,
tầm nhìn đến năm 2030 (gọi tắt Đề án 06);
Căn cứ Kế hoạch số 6674/KH-C06-TTDLDC ngày
02/10/2022 của Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an về
mở đợt cao điểm “90 ngày, đêm” triển khai các giải pháp bảo đảm hoàn thành các
chỉ tiêu phục vụ triển khai quy định của Luật Cư trú năm 2020 về việc Sổ hộ khẩu,
Sổ tạm trú hết giá trị sử dụng sau ngày 21/12/2022 và các nhiệm vụ tại Đề án 06
của Chính phủ;
Nhằm cụ thể hóa Kế hoạch số 83/KH-TCTĐA ngày
14/7/2022 của Tổ Công tác triển khai Đề án 06 về việc triển khai Đề án 06 năm
2022 trên địa bàn tỉnh Bình Dương; qua đó, góp phần nâng cao nhận thức, trách
nhiệm của cả hệ thống chính trị trong việc tập trung đẩy mạnh thực hiện hiệu quả
các nhiệm vụ theo lộ trình Đề án 06 đảm bảo đúng tiến độ, Ủy ban nhân dân tỉnh
ban hành Kế hoạch triển khai “Cao điểm 45 ngày đêm” thực hiện các nhiệm vụ của
Đề án 06 trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến ngày 31/12/2022, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Quán triệt đầy đủ, sâu sắc các nội dung Đề án đến
tất cả các cơ quan, đơn vị, địa phương trên toàn địa bàn tỉnh nhằm nâng cao nhận
thức về sự cần thiết phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực
điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm
2030 đế triển khai thực hiện nghiêm túc, đúng quy định.
- Huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc
biệt là người đứng đầu các các cơ quan, đơn vị, địa phương; sự tham gia của người
dân, doanh nghiệp trong quá trình triển khai thực hiện Đề án 06 trên địa bàn tỉnh;
xác định thành công của Đề án là yếu tố quyết định, đảm bảo sự thành công của
chuyển đổi số.
- Đẩy mạnh việc kết nối, sử dụng, khai thác hiệu quả
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (CSDLQGVDC) với các Cơ sở dữ liệu chuyên ngành
phục vụ giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) và cung cấp dịch vụ công trực tuyến
(DVCTT); phục vụ phát triển kinh tế xã hội; phục vụ công dân số; hoàn thiện hệ
sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư theo đúng
mục tiêu của Chính phủ chỉ ra trong Đề án.
2. Yêu cầu
- Xác định và phân công trách nhiệm, nhiệm vụ, thời
gian phải cụ thể, rõ ràng; đảm bảo khả thi và phù hợp với thực tiễn.
- Phối hợp triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ,
giải pháp nhằm thực hiện các mục tiêu được nhanh chóng, chất lượng, hiệu quả và
tiết kiệm.
- Giám đốc, Thủ trưởng, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị,
địa phương phải nêu cao tinh thần trách nhiệm; xác định các giải pháp cụ thể
trong triển khai thực hiện để nâng cao hiệu quả; bảo đảm phối hợp thống nhất,
chặt chẽ trong chỉ đạo, điều hành; đảm bảo đúng các quy định của pháp luật; an
ninh, an toàn và bảo mật thông tin.
II. MỤC TIÊU
Đến ngày 31/12/2022, các cấp, cách ngành tập
trung nguồn lực tổ chức, triển khai đạt kết quả như sau:
1. Tỷ lệ cấp căn cước công dân (CCCD) gắn chíp đạt
100% công dân trong độ tuổi theo quy định. Đảm bảo 100% cập nhật dữ liệu “đúng,
đủ, sạch, sống”.
2. Tổng số tài khoản định danh điện tử phải kích hoạt
thành công đạt 1.005.735 tài khoản, trong đó tài khoản Mức 2 là 138.986
tài khoản.
Tổng số tài khoản định danh điện tử để đăng nhập
vào Cổng dịch vụ công quốc gia (CDVCQG) là 330.000 tài khoản.
3. Đảm bảo 100% đảng viên, cán bộ, công chức, viên
chức, người lao động (gọi chung là Cán bộ) trên địa bàn tỉnh đăng ký và kích hoạt
tài khoản định danh điện tử Mức 2 và sử dụng tài khoản định danh điện tử để
đăng nhập vào CDVCQG.
4. Bảo đảm 100% các phường, thị trấn và 80% các xã
được bố trí địa điểm hướng dẫn, hỗ trợ người dân thực hiện dịch vụ công trực
tuyến.
5. Bảo đảm 100% các nhà trọ, nhà nghỉ, khách sạn,
cơ sở cho thuê lưu trú khác... phải thực hiện thông báo lưu trú qua một trong 3
tiện ích: (1) dịch vụ công trực tuyến; (2) phần mềm thông báo lưu trú ASM do
C06 phát triển; (3) ứng dụng VNeID trên thiết bị di động.
6. Bảo đảm 100% các cơ sở khám chữa bệnh đủ điều kiện
thực hiện hoạt động khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD thay thế thẻ BHYT; 100% các
cơ sở khám chữa bệnh phải thực hiện thông báo lưu trú qua dịch vụ công trực tuyến
hoặc qua phần mềm thông báo lưu trú ASM do Bộ Công an, Cục C06 phát triển.
7. Đẩy mạnh triển khai 25 dịch vụ công thiết yếu,
trong đó 100% dịch vụ công do Bộ Công an chủ trì (11/25 dịch vụ công) sẽ tiếp
nhận hoàn toàn trực tuyến (không tiếp nhận trực tiếp), 14/25 dịch vụ công do
các Bộ, ngành chủ trì có tỷ lệ hồ sơ dịch vụ công trực tuyến đạt 50%.
8. Phối hợp khắc phục toàn bộ các lỗ hổng bảo mật,
hoàn thiện hồ sơ, tài liệu kỹ thuật, đảm bảo các điều kiện về an ninh an toàn
thông tin phục vụ kết nối, chia sẻ, sử dụng dữ liệu trong CSDLQGDC thay cho việc
yêu cầu xuất trình Sổ hộ khẩu.
9. Rà soát, lập danh sách, xác thực danh sách công
dân thuộc đối tượng chính sách để cập nhật, đồng bộ 100% các đối tượng chính
sách lên hệ thống CSDLQGVDC, hệ thống định danh và xác thực điện tử; ứng dụng
VNeID để phối hợp với các tổ chức tín dụng cấp tài khoản thanh toán, thực hiện
chi trả trợ cấp không dùng tiền mặt.
10. Đảm bảo 100% giáo viên trên địa bàn mở tài khoản
chữ ký số trên ứng dụng VNeID để giao dịch trên môi trường điện tử.
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Đối với tiện ích dịch vụ
công trực tuyến gắn với Đề án 06
a) Thực hiện tích hợp, kết nối và chia sẻ giữa
CSDLQGVDC với Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh phục vụ xác thực,
chia sẻ thông tin công dân khi thực hiện TTHC theo nguyên tắc không yêu cầu
khai báo lại các thông tin đã có trong CSDLQGVDC.
- Đơn vị thực hiện: Sở Thông tin và Truyền thông.
- Đơn vị phối hợp: Công an tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh
và các Sở, ban, ngành có liên quan.
Thời gian hoàn thành: Trước ngày 30/11/2022.
b) Đẩy mạnh triển khai 25 dịch vụ công thiết yếu,
trong đó 100% dịch vụ công do Công an tỉnh chủ trì (11/25 dịch vụ công) sẽ tiếp
nhận hoàn toàn trực tuyến (không tiếp nhận trực tiếp), 14/25 dịch vụ công do
các Bộ, Ngành chủ trì có tỷ lệ hồ sơ dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ
theo Quyết định giao chỉ tiêu của UBND tỉnh.
- Đơn vị thực hiện: Công an tỉnh; các Sở, ban,
ngành; UBND các cấp.
- Thời gian thực hiện: Trước ngày 31/12/2022.
c) Trung tâm Hành chính công tỉnh, Trung tâm Phục vụ
hành chính công cấp huyện và Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp xã nghiên cứu,
sử dụng phù hợp, hiệu quả các phương thức sử dụng thông tin công dân thay thế
việc yêu cầu xuất trình Sổ Hộ khẩu, Sổ Tạm trú khi giải quyết các TTHC, giao dịch
dân sự nhằm tạo điều kiện thuận lợi, giảm phiền hà, bảo đảm quyền, lợi ích hợp
pháp của công dân bao gồm:
- Sử dụng Thẻ CCCD gắn chíp điện tử là giấy tờ pháp
lý chứng minh thông tin về cá nhân, nơi thường trú;
- Sử dụng thiết bị đọc mã QRCode trên thẻ CCCD có gắn
chíp;
- Sử dụng thiết bị đọc chíp trên thẻ CCCD;
- Người dân tra cứu, khai thác thông tin cá nhân trực
tuyến trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư khi thực hiện các TTHC, giao dịch
dân sự;
- Sử dụng ứng dụng VNeID hiển thị các thông tin
trên các thiết bị điện tử để phục vụ việc giải quyết các TTHC, giao dịch dân sự;
- Sử dụng Giấy xác nhận thông tin về cư trú (CT07);
- Sử dụng Thông báo số định danh cá nhân và thông
tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;
Thời gian thực hiện: Trước ngày 31/12/2022.
2. Đối với tiện ích phát triển
kinh tế - xã hội
a) Ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các
thiết bị định danh và xác thực điện tử đối với các Ngân hàng, tín dụng, viễn
thông khắc phục đảm bảo tránh hoạt động lừa đảo, giả mạo, giảm tình trạng phạm
tội trên địa bàn tỉnh.
- Đơn vị thực hiện: Ngân hàng nhà nước Việt Nam -
Chi nhánh Bình Dương, các Công ty viễn thông (Vinaphone, Viettel, Mobiphone).
- Đơn vị hướng dẫn: Sở Thông tin và Truyền thông,
Công an tỉnh.
- Thời gian thực hiện: Trước ngày 31/12/2022.
b) Triển khai và ứng dụng phần mềm quản lý
lưu trú cho các cơ sở kinh doanh lưu trú, bệnh viện trên địa bàn toàn tỉnh đảm
bảo hiệu quả, thống nhất. Bảo đảm 100% các cơ sở khám chữa bệnh phải thực hiện
thông báo lưu trú qua dịch vụ công trực tuyến hoặc qua phần mềm thông báo lưu
trú ASM do Cục C06, Bộ Công an phát triển.
- Đơn vị thực hiện: Công an tỉnh.
- Đơn vị phối hợp: Sở Y tế, UBND các cấp.
- Thời gian thực hiện: Trước ngày 15/12/2022.
c) Đào tạo về chuyển đổi số cho Cán bộ, công
chức, viên chức với mô hình đào tạo ADTECH.
- Đơn vị thực hiện: Công an tỉnh, Sở Nội vụ, Sở
Thông tin và Truyền thông, Văn phòng UBND tỉnh.
- Đơn vị phối hợp: Các Sở, ban, ngành; UBND các cấp.
- Thời gian thực hiện: Trước ngày 31/12/2022.
d) Bảo đảm 100% các cơ sở khám chữa bệnh đủ
điều kiện thực hiện hoạt động khám chữa bệnh sử dụng Thẻ CCCD thay thế Thẻ
BHYT.
- Đơn vị thực hiện: Sở Y tế.
- Đơn vị phối hợp: UBND các cấp.
- Thời gian hoàn thành: Trước ngày 15/12/2022.
3. Công dân số
a) Triển khai các tiện ích phục vụ dịch vụ công,
công dân số, tiện ích phát triển kinh tế - xã hội, triển khai tố giác tội phạm
qua ứng dụng VNeID.
- Đơn vị chủ trì: Công an tỉnh.
- Đơn vị phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông,
Văn phòng UBND tỉnh và các sở, ngành có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
b) Xác thực danh tính, thông tin cho công
dân trên toàn tỉnh, thông báo số định danh cá nhân cho công dân để làm các
TTHC.
- Đơn vị thực hiện: Công an tỉnh.
- Đơn vị phối hợp: Các Sở, ban, ngành; UBND các cấp.
- Thời gian hoàn thành: Trước ngày 31/12/2022.
c) Đảm bảo 100% công dân trong độ tuổi được cấp
thẻ CCCD gắn chip điện tử và định danh điện tử cho công dân theo đúng kế hoạch
của Bộ Công an và sử dụng ứng dụng VNeID để tham gia các dịch vụ.
- Đơn vị thực hiện: Công an tỉnh.
- Đơn vị phối hợp: Các Sở, ban, ngành; UBND các cấp.
- Thời gian hoàn thành: Trước ngày 31/12/2022.
d) Cấp tài khoản an sinh xã hội và rà soát,
lập danh sách, xác thực danh sách công dân thuộc đối tượng chính sách để cập nhật,
đồng bộ 100% các đối tượng chính sách lên hệ thống CSDLQGVDC, hệ thống định
danh và xác thực điện tử; ứng dụng VNeID để phối hợp với các tổ chức tín dụng cấp
tài khoản thanh toán, thực hiện chi trả trợ cấp không dùng tiền mặt.
- Đơn vị thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội.
- Đơn vị phối hợp: Công an tỉnh; Các Sở, ban,
ngành; UBND các cấp.
- Thời gian hoàn thành: Trước ngày 31/12/2022.
đ) Thực hiện công tác đăng ký quản lý cư
trú, CCCD và định danh điện tử; cập nhật bảo đảm dữ liệu “đúng, đủ, sạch, sống”.
- Đơn vị chủ trì thực hiện: Công an tỉnh.
- Đơn vị phối hợp: Các Sở, ban, ngành; UBND các cấp.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
e) Cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn
tỉnh phải gương mẫu thực hiện, đảm bảo 100% đăng ký và kích tài khoản định danh
điện tử Mức 2 và sử dụng tài khoản định danh điện tử của mình để đăng nhập vào
CDVCQG.
- Đơn vị thực hiện: Công an tỉnh.
- Đơn vị phối hợp: Các Sở, ban, ngành; UBND các cấp.
- Thời gian hoàn thành: Trước ngày: 31/12/2022.
g) Tổng số tài khoản định danh điện tử phải
kích hoạt thành công đạt 1.005.735 tài khoản, trong đó tài khoản mức 2 là
138.986 tài khoản. Tổng số tài khoản định danh điện tử để đăng nhập vào CDVCQG:
330.000 tài khoản. (2)
- Đơn vị thực hiện: Công an tỉnh.
- Đơn vị phối hợp: Các Sở, ban, ngành; UBND các cấp.
- Thời gian hoàn thành: Trước ngày: 31/12/2022.
4. Kết nối các Cơ sở dữ liệu,
làm giàu dữ liệu
a) Phấn đấu liên thông tất cả các cơ sở dữ liệu để
phục vụ hành chính công và kết nối với CSDLQGVDC.
- Đơn vị thực hiện: Sở Thông tin và Truyền thông.
- Đơn vị phối hợp: Công an tỉnh; Văn phòng UBND tỉnh;
Các Sở, ban, ngành.
- Thời gian hoàn thành: Trước ngày 15/12/2022.
b) Đối sánh để làm sạch dữ liệu cho các ngành, đoàn
thể: Tư pháp, Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài nguyên Môi trường (Đất
đai), Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh với dữ liệu dân cư, Bảo hiểm Xã hội.
- Đơn vị thực hiện: Các Sở, ban, ngành có liên
quan, Bảo hiểm Xã hội tỉnh, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh.
- Đơn vị phối hợp: Công an tỉnh.
- Thời gian hoàn thành: Trước ngày 31/12/2022.
5. Phục vụ chỉ đạo, điều hành
Tiếp tục triển khai trung tâm điều hành thông minh IOC
phục vụ hoạt động chỉ đạo, điều hành.
- Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Thông tin và Truyền
thông.
- Đơn vị phối hợp: Các Sở, ban, ngành; địa phương
- Thời gian hoàn thành: Trước ngày 31/12/2022.
6. Công tác tuyên truyền
- Đẩy mạnh công tác phối hợp tuyên truyền về Đề án
06 trên các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống thông tin cơ sở, tuyên
truyền qua tin nhắn thường xuyên của các nhà mạng đến các tầng lớp nhân dân nhằm
nâng cao nhận thức trong quá trình triển khai thực hiện Đề án 06.
- Tập trung tuyên truyền vào những tiện ích của thẻ
CCCD gắn chíp, tài khoản định danh điện tử, tiện ích của dịch vụ công trực tuyến,
ứng dụng VNeID để người dân luôn tin tưởng, nâng cao hiệu quả sử dụng các dịch
vụ thông qua ứng dụng VNeID, thẻ CCCD, tài khoản định danh điện tử Mức 1, Mức
2, dịch vụ công trực tuyến...
- Đơn vị thực hiện: Sở Thông tin và Truyền thông.
- Đơn vị phối hợp: Công an tỉnh; các Sở, ban,
ngành; UBND các cấp.
- Thời gian hoàn thành: Trước ngày 15/12/2022.
- Tuyên truyền, vận động công nhân đang làm việc tại
các công ty đóng trên địa bàn làm CCCD gắn chip, đăng ký, kích tài khoản định
danh điện tử mức 2 và sử dụng tài khoản định danh điện tử của mình để đăng nhập
vào CDVCQG
- Đơn vị thực hiện: Liên đoàn Lao động tỉnh
- Đơn vị phối hợp: Công an tỉnh; các Sở, ban,
ngành; UBND các cấp, Ban Quản lý các Khu công nghiệp.
- Thời gian hoàn thành: Trước ngày 31/12/2022.
IV. TRIỂN KHAI CÁC MÔ HÌNH VỀ ĐẨY
MẠNH DVCTT
1. Mô hình về đẩy mạnh thực
hiện DVCTT
a) Tổ chức rà soát, bố trí các địa điểm có
trang bị đầy đủ phương tiện tuyên truyền, máy tính, mạng internet đế hướng dẫn,
hỗ trợ người dân thực hiện các TTHC qua dịch vụ công trực tuyến (Tại Bộ phận tiếp
nhận một cửa các cấp và các địa điểm phù hợp khác...) bảo đảm 100% các phường,
thị trấn và 80% các xã được bố trí các địa điểm giúp người dân thực hiện dịch vụ
công trực tuyến.
- Đơn vị thực hiện: Sở Thông tin và Truyền thông.
- Đơn vị phối hợp: Công an tỉnh; các Sở, ban,
ngành.
- Thời gian hoàn thành: Trước ngày 15/12/2022.
b) Huy động lực lượng các tổ chức chính trị
- xã hội tại địa phương (Đoàn thanh niên, Hội Phụ nữ...) để tuyên truyền, hướng
dẫn người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến tại các địa điểm triển khai;
ghi nhận các khó khăn, vướng mắc khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến để tập hợp
báo cáo về các cơ quan chức năng.
- Đơn vị thực hiện: UBND cấp xã.
- Đơn vị phối hợp: Tỉnh Đoàn; Công an tỉnh; các Sở,
ban, ngành.
- Thời gian hoàn thành: Trước ngày 15/12/2022.
c) Huy động mọi nguồn lực xã hội hóa để bảo
đảm các điều kiện thành lập các địa điểm giúp người dân thực hiện dịch vụ công
trực tuyến.
- Đơn vị thực hiện: Sở Kế hoạch và Đầu tư.
- Đơn vị phối hợp: Sở Tài chính; các Sở, ban,
ngành.
- Thời gian hoàn thành: Trước ngày 15/12/2022.
d) Đề xuất, tham mưu triển khai thực hiện ngay
các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện việc tiếp nhận và giải quyết TTHC đối
với 25 dịch vụ công thiết yếu.
- Đơn vị thực hiện: Sở Thông tin và Truyền thông.
- Đơn vị phối hợp: Công an tỉnh; các Sở, ban,
ngành; UBND cấp huyện, xã.
- Thời gian hoàn thành: Trước ngày 15/12/2022.
2. Mô hình tại các cơ sở
khám, chữa bệnh về triển khai các nhóm tiện ích tại Đề án 06
Phối hợp với các cơ sở khám, chữa bệnh tổ chức khảo
sát để thực hiện các giải pháp bảo đảm 100% các cơ sở khám chữa bệnh đủ điều kiện
(có phần mềm kết nối, máy đọc QR Code) thực hiện hoạt động khám chữa bệnh sử dụng
thẻ CCCD thay thế Thẻ Bảo hiểm y tế.
Thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo đảm 100% các cơ
sở khám chữa bệnh phải thực hiện thông báo lưu trú qua dịch vụ công trực tuyến
hoặc qua phần mềm thông báo lưu trú ASM do Cục C06, Bộ Công an phát triển (C06
sẽ có hướng dẫn cụ thể khi phần mềm chính thức triển khai, vận hành).
- Đơn vị thực hiện: Sở Y tế.
- Đơn vị phối hợp: Công an tỉnh; Bảo hiểm xã hội;
các Sở, ban, ngành và UBND cấp xã, cấp huyện.
- Thời gian hoàn thành: Trước ngày 15/12/2022.
3. Mô hình triển khai thực hiện
hiệu quả việc tiếp nhận thông báo lưu trú
Thực hiện các giải pháp đồng bộ bảo đảm 100% các
nhà trọ, nhà nghỉ, khách sạn, cơ sở cho thuê lưu trú khác... phải thực hiện
thông báo lưu trú qua một trong 3 tiện ích: (1) dịch vụ công trực tuyến; (2) phần
mềm thông báo lưu trú ASM do Cục C06, Bộ Công an phát triển (C06 sẽ có hướng dẫn
cụ thể khi phần mềm chính thức triển khai, vận hành); (3) Ứng dụng VNeID trên
thiết bị di động.
- Đơn vị thực hiện: Công an tỉnh.
- Đơn vị phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông.
- Thời gian hoàn thành: Trước ngày 15/12/2022.
4. Mô hình cấp tài khoản an
sinh xã hội
Rà soát, lập danh sách, xác thực danh sách công dân
thuộc đối tượng chính sách để cập nhật, đồng bộ 100% các đối tượng chính sách
lên hệ thống CSDLQGVDC, hệ thống định danh và xác thực điện tử; ứng dụng VNeID
để phối hợp với các tổ chức tín dụng cấp tài khoản thanh toán, thực hiện chi trả
trợ cấp không dùng tiền mặt.
- Đơn vị thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội.
- Đơn vị phối hợp: Công an tỉnh; Bộ chỉ huy quân sự
tỉnh.
- Thời gian hoàn thành: Trước ngày 31/12/2022.
5. Mô hình phục vụ cấp chữ ký
sổ, phục vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại các cơ sở giáo dục
Phối hợp với Cục C06, Bộ Công an cung cấp chữ ký số
miễn phí cho giáo viên, công chức trên địa bàn để mở tài khoản chữ ký số trên ứng
dụng VNeID để giao dịch trên môi trường điện tử. Qua đó, phục vụ nhà trường, phụ
huynh học sinh thu, nộp các khoản phí trong năm học bảo đảm nhanh chóng, thuận
tiện, minh bạch.
- Đơn vị thực hiện: Sở Giáo dục và Đào tạo.
- Đơn vị phối hợp: Công an tỉnh, Sở Thông tin và
Truyền thông.
- Thời gian hoàn thành: Trước ngày 31/12/2022.
V. KINH PHÍ THỰC HIỆN:
Kinh phí thực hiện Kế hoạch do ngân sách nhà nước bảo
đảm theo phân cấp ngân sách hiện hành và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
Sở Tài chính chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với
Công an tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Kế hoạch và Đầu tư đề xuất, tham
mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí triển khai thực hiện Kế hoạch cho phù
hợp; đồng thời chịu trách nhiệm hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương thực
hiện kinh phí theo đúng quy định.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
- Công an tỉnh - Cơ quan Thường trực Tổ Công tác Đề
án 06 tỉnh chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn và kiểm tra việc triển
khai và tổ chức thực hiện Kế hoạch này bảo đảm đúng tiến độ, đạt chất lượng và
hiệu quả đề ra. Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Văn phòng Ủy
ban nhân dân tỉnh và các ngành liên quan theo dõi tiến độ, kết quả thực hiện và
tổng kết cao điểm để báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Giao Sở Thông tin và Truyền thông căn cứ chức
năng, nhiệm vụ được giao để phối hợp chặt chẽ với Công an tỉnh trong quá trình
triển khai Kế hoạch; chịu trách nhiệm hướng dẫn Công an tỉnh, các ngành, đơn vị,
địa phương áp dụng, triển khai các giải pháp kỹ thuật cho phù hợp trong quá
trình tổ chức thực hiện; đảm bảo thuận lợi cho người dân và đáp ứng yêu cầu về
an ninh, an toàn thông tin.
- Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương căn cứ
các nhiệm vụ được giao để tổ chức triển khai thực hiện có chất lượng, hiệu quả,
đảm bảo tiến độ đề ra. Chịu trách nhiệm tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện về
Tổ Công tác Đề án 06 tỉnh (qua Phòng PC06 - Công an tỉnh) vào Thứ Tư hàng tuần
để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
Trên đây là Kế hoạch phối hợp triển khai “Cao điểm
45 ngày đêm” thực hiện các nhiệm vụ của Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về
dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn
2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh; trong quá trình thực hiện
nếu có khó khăn, vướng mắc phát sinh; các cơ quan, đơn vị, địa phương kịp thời
phản ánh về Công an tỉnh - Cơ quan Thường trực Tổ Công tác Đề án 06 (qua Phòng
PC06) để tổng hợp, báo cáo đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo xử lý
cho phù hợp./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Công an;
- TT.TU, TT. HĐND tỉnh;
- UBMTTQ và các đoàn thể tỉnh;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành28;
- Viễn thông Bình Dương;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- LĐVP, NCKh, HCC, TH, Website;
- Lưu: VT, Kh, HKSTT
|
TM ỦY BAN NHÂN
DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Võ Văn Minh
|