ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3203/KH-UBND
|
Điện
Biên, ngày 05 tháng
11 năm 2018
|
KẾ HOẠCH
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TỈNH
ĐIỆN BIÊN NĂM 2019
Thực hiện Văn bản số 3405/BTTTT-THH
ngày 08/10/2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn xây dựng Kế hoạch
ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước năm 2019; UBND tỉnh Điện
Biên ban hành Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh
năm 2019, cụ thể như sau:
I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ỨNG DỤNG
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NĂM 2018
1. Kết quả thực hiện
a) Môi trường pháp lý
Nhằm tạo môi trường pháp lý thuận lợi
triển khai hoạt động ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh góp phần xây dựng Chính
quyền điện tử và Cải cách hành chính phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh. Năm 2018, tỉnh Điện Biên đã ban hành các Quyết định, kế
hoạch, văn bản chỉ đạo, điều hành về lĩnh vực CNTT như: Kế hoạch Ứng dụng công
nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước tỉnh Điện Biên năm
2018; Kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu CNTT giai đoạn 2018-2020 trên địa
bàn tỉnh Điện Biên; Quyết định ban hành mã định danh các cơ quan, đơn vị thuộc,
trực thuộc UBND tỉnh Điện Biên tham gia trao đổi văn bản điện tử thông qua Hệ
thống Quản lý văn bản và điều hành; Quyết định thành lập BCĐ xây dựng Chính quyền
điện tử tỉnh Điện Biên; Quyết định ban hành Quy chế hoạt động của BCĐ xây dựng
chính quyền điện tử tỉnh Điện Biên;...các văn bản nhằm tăng cường cung cấp dịch
vụ công trên cổng, trang thông tin điện tử, tăng cường
công tác bảo đảm an toàn, an ninh thông tin trên môi trường mạng,…
b) Hạ tầng kỹ thuật
Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin
tại các cơ quan Nhà nước tỉnh Điện Biên đã được đầu tư xây
dựng cơ bản đáp ứng nhu cầu triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, cụ thể:
- Trung tâm tích hợp dữ liệu tại Văn phòng UBND tỉnh được đầu tư xây dựng với 12 máy chủ,
phục vụ hoạt động của Cổng thông tin điện tử tỉnh, hệ thống
thư điện tử công vụ, phần mềm quản lý hồ sơ công việc, phần mềm chỉ đạo điều
hành, trang công báo tỉnh, các văn bản quy phạm pháp luật.
- Tỷ lệ máy tính/cán bộ công chức
trong các cơ quan Nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện đạt khoảng 100%, cấp xã đạt trên
70%.
- 100% cơ quan Nhà nước từ cấp huyện
trở lên được kết nối mạng nội bộ (LAN) và mạng Internet tốc độ cao, 100% xã
được kết nối Internet.
- Mạng truyền số liệu chuyên dùng của
các cơ quan Đảng và Nhà nước đã được xây dựng và kết nối từ Tỉnh ủy, HĐND, UBND
tỉnh đến các Sở, ban, ngành tỉnh; Huyện ủy, UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh tuy nhiên hiệu quả sử dụng chưa cao.
- Công tác bảo đảm an toàn, an ninh
thông tin trong ứng dụng CNTT tại các cơ quan nhà nước tỉnh Điện Biên đã được
quan tâm, tỷ lệ cơ quan đầu tư trang bị phần mềm diệt virus cho máy tính và mạng
máy tính ngày càng tăng. Tuy nhiên vẫn còn hạn chế: Phần lớn các cơ quan đều
không trang bị các thiết bị bảo mật (Firewall), hệ thống sao lưu dữ liệu (San,
Nat); chưa có quy trình chuẩn về vận hành, bảo trì, bảo dưỡng định kỳ cho hệ thống,
chưa áp dụng chuẩn an toàn thông tin,...
c) Ứng dụng CNTT để công bố, công
khai thông tin, kết quả giải quyết thủ tục hành chính
Cổng thông tin điện tử của tỉnh đã
phát huy hiệu quả cung cấp đầy đủ thông tin theo quy định tại Nghị định số
43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ Quy định về việc cung cấp thông tin
và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện
tử của cơ quan nhà nước. 100% cơ quan Nhà nước đã có cổng/trang
thông tin điện tử, cơ bản đáp ứng yêu cầu. Trên trang/cổng thông tin điện tử của
cơ quan Nhà nước các dịch vụ cổng trực tuyến đã được cung
cấp đầy đủ ở mức độ 1, 2.
d) Cung cấp dịch vụ công trực tuyến
Đến hết quý III/2018, toàn tỉnh đã
triển khai thực hiện được 155 thủ tục hành chính thuộc dịch vụ công trực tuyến
mức độ 3, 4. Việc thực hiện các dịch vụ công trực tuyến bước đầu góp phần cải cách
thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của cơ quan Nhà nước
theo hướng công khai, minh bạch, đảm bảo phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt
hơn. Tuy nhiên, số lượng hồ sơ tiếp nhận, xử lý trên môi trường mạng vẫn hạn chế
do các tổ chức, cá nhân chưa có thói quen làm việc qua môi trường mạng, công
tác tuyên truyền của các cơ quan nhà nước về nội dung này cũng chưa nhiều.
Bên cạnh việc giải quyết thủ tục hành chính thông qua dịch vụ công trực tuyến thì việc nhận,
trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính cũng đã được
các cơ quan, đơn vị thực hiện theo quy định. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ,
UBND tỉnh ban hành Quyết định số 557/QĐ-UBND ngày 10/7/2018
về việc công bố danh mục thủ tục hành chính không thực hiện tiếp nhận hồ sơ, trả
kết quả giải quyết qua dịch vụ bưu chính công ích và danh mục thủ tục hành
chính thực hiện tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết qua dịch vụ bưu chính
công ích thuộc thẩm quyền giải quyết của các Sở, ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp
xã tỉnh Điện Biên (Toàn tỉnh hiện có 1.278 thủ tục hành
chính thực hiện tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết qua dịch vụ bưu chính công ích).
e) Ứng dụng CNTT tại Bộ phận một cửa
trong việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính
Hệ thống một cửa theo hướng hiện đại
đã được đầu tư xây dựng, đến nay có 13 cơ quan đã triển khai là: Văn phòng UBND
tỉnh, Sở Nội vụ, Sở Y tế, 10/10 Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (đạt
tỷ lệ 44,8%). Tuy nhiên, hiệu quả của việc triển khai hệ thống một cửa của một
số đơn vị còn chưa cao do phần mềm một cửa được triển khai riêng lẻ cài đặt tại
từng đơn vị, các quy trình thủ tục thường xuyên thay đổi không được cập nhật kịp
thời trong phần mềm; Trình độ, kỹ năng khai thác của cán bộ vận hành chưa tốt.
f) Ứng dụng CNTT trong hoạt động nội
bộ
Việc trao đổi văn bản điện tử giữa
các cơ quan Nhà nước đã được quan tâm chú trọng thực hiện, 100% cơ quan nhà nước
từ cấp xã trở lên đã kết nối liên thông hệ thống quản lý văn bản và điều hành.
Tuy nhiên, do Hệ thống chứng thực điện tử và ứng dụng chữ ký số chưa được áp dụng
nên tỷ lệ các văn bản, tài liệu trao đổi giữa các cơ quan hoàn toàn dưới dạng
điện tử còn thấp. Đa số văn bản vẫn phải gửi đồng thời qua cả 2 đường: văn bản
điện tử, văn bản giấy qua văn thư.
100% cơ quan hành chính cấp tỉnh và
huyện đã được triển khai áp dụng Hệ thống kiểm soát công tác chỉ đạo và điều
hành (phần mềm nhắc việc) phục vụ tốt công tác theo dõi, đôn đốc việc thực hiện
nhiệm vụ do UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh giao cho các cơ quan, đơn vị thực hiện,
hạn chế tình trạng chậm trễ, bỏ sót công việc.
g) Kết quả triển khai các hệ thống
thông tin, cơ sở dữ liệu
Các cơ quan, đơn vị trong tỉnh bước đầu
đã triển khai một số CSDL chuyên ngành phục vụ cho công tác chuyên môn, song
chưa có sự kết nối, chia sẻ dữ liệu với nhau nên dễ dẫn đến trùng lặp dữ liệu.
Một số hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu như: Hệ thống quản lý hồ sơ cán bộ,
công chức, viên chức (Sở Nội vụ); Hệ thống quản lý hồ sơ người có công, quản lý
hồ sơ liệt sỹ, cung cầu lao động, giảm nghèo, bảo trợ xã hội (Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội), Hệ thống quản lý dữ liệu đất đai (Sở Tài nguyên và Môi
trường),...
h) Nguồn nhân lực
Đa số cán bộ CCVC trong các cơ quan
nhà nước đã qua đào tạo bồi dưỡng cơ bản về ứng dụng CNTT, biết sử dụng máy
tính trong công việc. 83% các cơ quan Nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện có cán bộ
chuyên trách, bán chuyên trách về công nghệ thông tin.
Tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng
Chính quyền điện tử tỉnh do Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng Ban Chỉ đạo, thành lập
Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng do Sở Thông tin và Truyền thông chủ
trì thực hiện.
Hàng năm, Sở Thông tin và Truyền
thông đã tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ quản trị mạng của các Sở, ban,
ngành tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố. Việc tổ chức và đăng ký tham
gia các khóa đào tạo nguồn nhân lực CNTT thời gian qua đã giúp cho cán bộ
chuyên trách quản trị mạng tại các cơ quan quản lý nhà nước được trang bị thêm
nhiều kiến thức, kỹ năng phục vụ ngày càng tốt hơn việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT
và bảo đảm về an toàn an ninh thông tin, xử lý kịp thời các sự cố bị nhiễm mã độc và hành động truy cập trái phép từ bên ngoài internet.
2. Đánh giá chung kết quả thực hiện
mục tiêu, nhiệm vụ theo Kế hoạch ứng dụng CNTT năm
2018
Trong năm 2018, việc triển khai Kế hoạch
ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước tiếp tục
đạt được những kết quả nhất định, góp phần thúc đẩy hoạt động ứng dụng và phát
triển CNTT trên địa bàn tỉnh; đồng thời nâng cao hiệu quả
công tác quản lý, cải tiến môi trường và phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ,
công chức, viên chức theo hướng hiện đại, tăng năng suất
và chất lượng giải quyết thủ tục hành chính, nâng cao chỉ số hài lòng của người
dân.
TT
|
Chỉ
tiêu
|
Chỉ
tiêu năm 2018 theo Kế hoạch số 3562/KH-UBND ngày
04/12/2017
|
Hiện
trạng năm 2018
|
Kết
quả đạt được
|
1
|
Xây dựng hạ tầng công nghệ thông
tin đồng bộ, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin và đáp ứng
được yêu cầu công việc
|
70%
|
70%
|
Đạt
|
2
|
Hạ tầng kết nối các hệ thống thông tin
của tỉnh theo mô hình thống nhất hợp chuẩn với hệ thống thông tin Quốc gia
|
Bảo
đảm
|
Bảo
đảm
|
Đạt
|
3
|
100% cơ quan Nhà nước từ cấp tỉnh tới
cấp cơ sở triển khai, sử dụng hệ thống phần mềm quản lý văn bản hồ sơ công việc
và từng bước liên thông
|
100%
cấp tỉnh, huyện, xã
|
100%
cấp tỉnh, huyện, xã
|
Đạt
|
4
|
Cán bộ, công chức, viên chức thường
xuyên sử dụng hệ thống thư điện tử công vụ trong công việc
|
Trên
90% cán bộ CCVC cấp tỉnh, cấp huyện; 60% cán bộ CCVC cấp xã
|
Trên
90% cán bộ CCVC cấp tỉnh, cấp huyện; 80% cán bộ CCVC cấp
xã
|
Đạt
|
5
|
Ứng dụng chữ ký số vào các hệ thống
phần mềm quản lý văn bản hồ sơ công việc, hệ thống thư điện tử
|
Ứng
dụng chữ ký số
|
Đang
xây dựng kế hoạch giai đoạn 2019- 2020
|
Không
đạt
|
6
|
Văn bản, tài liệu (trừ văn bản loại
mật, hồ sơ) của các cơ quan Nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện
được trao đổi trên môi trường mạng (bao gồm cả các văn bản trình song song
cùng văn bản giấy)
|
Trên
50%
|
100%
|
Đạt
|
7
|
UBND cấp huyện triển khai Hệ thống
một cửa theo hướng hiện đại
|
100%
|
100%
|
Đạt
|
8
|
Cơ quan Nhà nước
cấp tỉnh, cấp huyện có cổng/trang thông tin điện tử cung cấp dịch vụ công trực
tuyến mức độ 2 và một số dịch vụ công cơ bản mức độ 3, 4 cho người dân và
doanh nghiệp
|
100%
|
100%
|
Đạt
|
Mức
độ hoàn thành kế hoạch năm
|
100%
|
87,5%
|
|
3. Những vướng mắc, tồn tại và
nguyên nhân
Kinh phí bố trí để triển khai thực hiện
ứng dụng CNTT trong các Sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện thị xã, thành phố
chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển Công nghệ thông tin.
Do đặc thù là một tỉnh miền núi, có
những hạn chế về phát triển Kinh tế - Xã hội, nhiều xã còn chưa có điện lưới quốc
gia.
Nhiều cơ quan, đơn vị chưa thực sự
tích cực triển khai ứng dụng CNTT, mang tính rời rạc, không liên kết thành hệ
thống; việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến còn nhiều hạn chế, yếu kém; đầu tư
xây dựng, phát triển CNTT chưa được quan tâm đúng mức.
Cán bộ chuyên trách về công nghệ
thông tin còn thiếu, đa số làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, trình độ chưa đồng
đều. Chưa có chế độ chính sách ưu đãi cho cán bộ chuyên trách
về công nghệ thông tin nên chưa thu hút đủ đội ngũ cán bộ có trình độ cao về
công nghệ thông tin về làm việc nhằm thúc đẩy ứng dụng
công nghệ thông tin.
Công tác tuyên truyền về sử dụng
thông tin trên cổng/trang thông tin điện tử và các dịch vụ
công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp vẫn còn hạn chế.
II. CĂN CỨ LẬP KẾ
HOẠCH
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin
26/9/2006; Luật Giao dịch điện tử 29/11/2005; Luật An toàn thông tin
19/11/2015;
Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP
ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà
nước;
Căn cứ Chương
trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 của Chính phủ đã
được ban hành theo Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011;
Căn cứ Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ,
giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng
cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018 và những năm tiếp theo;
Căn cứ Nghị quyết số 73/NQ-CP ngày
26/8/2016 của Chính phủ về việc phê duyệt Chủ trương đầu tư các Chương trình mục
tiêu giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Nghị định số 61/2018/NĐ-CP
ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông
trong giải quyết TTHC;
Căn cứ Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg
ngày 12/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa
các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước;
Căn cứ Quyết định 846/QĐ-TTg ngày
09/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục dịch vụ công trực tuyến mức
3, mức 4 các bộ, ngành, địa phương triển khai năm 2017;
Căn cứ Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày
26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng
CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày
04/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch cải cách hành chính nhà
nước giai đoạn 2016- 2020;
Căn cứ Quyết định số 153/QĐ-TTg ngày
30/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu công nghệ
thông tin giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Quyết định số 877/QĐ-TTg ngày
18/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục dịch vụ công trực tuyến mức
độ 3, 4 triển khai tại các Bộ, ngành, địa phương năm 2018-2019;
Căn cứ Văn bản số 1178/BTTTT-THH ngày
21/4/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Khung Kiến trúc Chính phủ
điện tử Việt Nam, Phiên bản 1.0;
Căn cứ Quyết định số 293/QĐ-UBND ngày
11/3/2016 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước tỉnh
Điện Biên giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Kế hoạch số 170/KH-UBND ngày
20/11/2015 của UBND tỉnh về Đảm bảo An toàn an ninh thông tin trong hoạt động của
các cơ quan nhà nước tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Kế hoạch hành động số
1304/KH-UBND ngày 16/5/2016 của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 36a/NQ-CP
ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử;
Căn cứ Kế hoạch số 2521/KH-UBND ngày
29/8/2016 của UBND tỉnh về Ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh
Điện Biên giai đoạn 2016-2020;
III. MỤC TIÊU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC NĂM 2019
1. Mục tiêu tổng quát
- Từng bước xây dựng và hoàn thiện cơ
sở hạ tầng thông tin, tạo nền tảng phát triển Chính quyền điện tử của tỉnh.
- Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước; ứng dụng
công nghệ thông tin gắn với cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ
đạo điều hành trong hệ thống chính quyền các cấp.
2. Mục
tiêu cụ thể
a) Xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng
thông tin, tạo nền tảng phát triển Chính quyền điện tử
- Xây dựng và hoàn thiện hạ tầng kỹ
thuật cơ quan Nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện đồng bộ, đảm bảo an toàn, an ninh
thông tin và đáp ứng được yêu cầu công việc.
- Bảo đảm hạ tầng kết nối các hệ thống
thông tin của tỉnh theo mô hình thống nhất hợp chuẩn với hệ
thống thông tin Quốc gia.
- 100% các Sở, ban, ngành tỉnh, UBND
cấp huyện, thị xã, thành phố thực hiện kết nối vào mạng truyền số liệu chuyên
dùng của cơ quan Đảng, Nhà nước; đảm bảo triển khai phần mềm
quản lý văn bản và hồ sơ công việc, hệ thống Hội nghị truyền hình trên mạng
truyền số liệu chuyên dùng của tỉnh.
b) Ứng dụng công nghệ thông tin trong
nội bộ cơ quan Nhà nước
- 100% cơ quan Nhà nước từ cấp tỉnh tới
cấp cơ sở triển khai, sử dụng Hệ thống phần mềm quản lý văn bản hồ sơ công việc
đồng bộ, liên thông.
- Trên 90% cán bộ, công chức, viên chức
cấp tỉnh, cấp huyện, 80% cán bộ, công chức, viên chức cấp xã thường xuyên sử dụng
hệ thống thư điện tử trong công việc.
- Hoàn thành việc tích hợp chữ ký số cho phần mềm Quản lý văn bản và điều
hành đang triển khai sử dụng tại các cơ quan, đơn vị của tỉnh.
- 100% các văn bản,
tài liệu (trừ văn bản loại mật, hồ sơ) của các cơ quan nhà nước cấp tỉnh, cấp
huyện được trao đổi trên môi trường mạng (bao gồm cả các văn bản trình song song cùng văn bản giấy).
c) Ứng dụng công nghệ thông tin phục
vụ người dân và doanh nghiệp
- Triển khai phần mềm một cửa điện tử
thống nhất tại tỉnh theo hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ, Bộ Thông tin và
Truyền thông.
- 100% cơ quan Nhà nước cấp tỉnh, cấp
huyện có cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử cung cấp đầy đủ
thông tin theo quy định tại nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính
phủ về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến
trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước,
cung cấp tất cả dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 và một số dịch vụ công cơ bản
mức độ 3, 4 cho người dân và doanh nghiệp.
IV. NỘI DUNG KẾ HOẠCH
1. Ứng dụng công nghệ thông tin
trong nội bộ cơ quan nhà nước
- Triển khai sử dụng chữ ký số và chứng
thư số tích hợp vào hệ thống phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường
sử dụng văn bản điện tử trong trao đổi công việc.
- Bảo đảm điều kiện kỹ thuật cho các
cuộc họp trực tuyến giữa Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh với Chính phủ, các Bộ, ngành
và các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Tăng cường hình thức họp trực tuyến
thay thế cho hình thức họp tập trung truyền thống.
- Xây dựng, nâng cấp, hoàn thiện các
hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động nghiệp vụ, đáp ứng
nhu cầu hoạt động tại mỗi cơ quan.
2. Ứng dụng công nghệ thông tin phục
vụ người dân và doanh nghiệp
- Đảm bảo duy trì ổn định, tăng cường
hoạt động của Cổng thông tin điện tử của tỉnh
(dienbien.gov.vn) và các cổng/trang thông tin điện tử của
cơ quan Nhà nước cung cấp đầy đủ thông tin theo quy định tại Nghị định số
43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ, Thông tư số
32/2017/TT-BTTTT ngày 15/11/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông Quy định về
việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến và bảo đảm khả năng
truy cập thuận tiện đối với trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử
của cơ quan nhà nước đảm bảo hiệu quả, thiết thực. Xây dựng và triển khai kế hoạch
đảm bảo an toàn thông tin cho các cổng/trang thông tin điện tử, đảm bảo kênh
cung cấp, trao đổi thông tin giữa cơ quan nhà nước với người dân, doanh nghiệp
được duy trì ổn định, liên tục và thông suốt.
- Triển khai thực hiện cung cấp dịch
vụ công trực tuyến ở mức độ cao trong nhiều lĩnh vực tích hợp lên cổng thông
tin điện tử của tỉnh. Thường xuyên cập nhật kịp thời các dịch vụ công trực tuyến
mức độ 2 và cung cấp các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 phù hợp với nhu cầu
thực tế, phục vụ người dân và doanh nghiệp theo tinh thần hướng tới hiệu quả triển khai ứng dụng CNTT, tăng số lượng hồ sơ tiếp nhận, xử
lý qua mạng.
- Xây dựng và vận hành thử nghiệm phần
mềm Một cửa điện tử đáp ứng khả năng tích hợp các phân hệ cơ sở dữ liệu về thủ
tục hành chính, kết quả giải quyết thủ tục hành chính, người dùng, khách hàng;
đồng thời xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành và các phần mềm nghiệp vụ tích hợp
với phần mềm Một cửa điện tử.
- Tăng cường sự tham gia của người
dân và doanh nghiệp trong hoạt động của cơ quan Nhà nước bằng cách nâng cao hiệu
quả kênh tiếp nhận ý kiến góp ý của người dân trên môi trường mạng, tổ chức đối
thoại trực tuyến, chuyên mục hỏi đáp trực tuyến về hoạt động của các cơ quan
Nhà nước.
3. Xây dựng, hoàn thiện các hệ thống
thông tin, cơ sở dữ liệu chuyên ngành tạo nền tảng
phát triển Chính quyền điện tử
- Phối hợp với các Bộ, ngành Trung
ương xây dựng, phát triển và hoàn thiện các hệ thống thông tin, các cơ sở dữ liệu
lớn (cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư, đất đai, cán bộ công chức, viên chức...)
bảo đảm tính cấu trúc, hệ thống, tạo môi trường làm việc điện tử rộng khắp giữa
các cơ quan Nhà nước.
- Xây dựng, hoàn thiện, cập nhật cơ sở
dữ liệu cấp tỉnh như: Thủ tục hành chính, đất đai, tài nguyên; dân cư, hộ tịch,
hộ khẩu; cơ sở giáo dục, y tế; cán bộ công chức, viên chức...
4. Phát triển nguồn nhân lực
- Xây dựng và triển khai kế hoạch đào
tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ quản lý, điều hành, quản trị hệ thống, đảm bảo
an toàn, an ninh thông tin cho cán bộ chủ chốt về công nghệ thông tin, đặc biệt
là đội ngũ lãnh đạo quản lý, cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin tại các
cơ quan, đơn vị trong tỉnh.
- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng
cho đội ngũ cán bộ công chức, viên chức về kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin
đáp ứng yêu cầu công việc. Với các hình thức đào tạo ngắn hạn, tại chỗ hoặc đào
tạo trực tiếp tại các đơn vị tổ chức đào tạo.
- Phát huy vai trò và hiệu quả hoạt động
của Đội ứng cứu sự cố thông tin mạng; tổ chức diễn tập an toàn thông tin với sự
tham gia của các cơ quan, đơn vị trong tỉnh nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ
làm công tác đảm bảo an toàn an ninh thông tin tại các đơn vị.
5. Phát triển hạ tầng kỹ thuật
công nghệ thông tin
- Triển khai Quy hoạch phát triển Bưu
chính viễn thông và Công nghệ thông tin tỉnh Điện Biên giai đoạn đến năm 2020
phù hợp với Kiến trúc điện tử Việt Nam, phiên bản 1.0.
- Xây dựng, hoàn thiện nền tảng kết nối,
chia sẻ quy mô cấp tỉnh; Các ứng dụng dùng chung, hệ thống nền tảng ứng dụng
chính quyền điện tử, cấp tỉnh - LGSP.
- Duy trì tổ chức quản lý, vận hành hạ
tầng kỹ thuật tại Trung tâm dữ liệu đặt tại Văn phòng UBND tỉnh; kết hợp thực
thi các chính sách quản lý, vận hành liên quan đảm bảo các hệ thống thông tin
dùng chung đang triển khai trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh (Hệ thống phần mềm quản lý văn bản hồ
sơ công việc, hệ thống thư điện tử,...) hoạt động ổn định, liên tục, thông suốt,
an toàn, an ninh thông tin.
- Các cơ quan, địa phương rà soát,
đánh giá và đề xuất triển khai các giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng
mạng truyền số liệu chuyên dùng tại các cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp
xã.
- Tăng cường đầu tư, nâng cấp hoàn
thiện hạ tầng kỹ thuật đảm bảo ứng dụng công nghệ thông tin trong nội bộ các cơ
quan Nhà nước, bao gồm: Trang bị máy tính; thiết lập, nâng cấp mạng máy tính,
các giải pháp bảo đảm an toàn, an ninh thông tin...
6. Bảo đảm an toàn thông tin
- Tổ chức triển khai thực hiện tốt
các quy định đảm bảo an toàn thông tin số trong hoạt động ứng dụng CNTT trên địa
bàn tỉnh. Phổ biến quán triệt việc thực hiện công tác đảm bảo an toàn, an ninh
thông tin cho đội ngũ lãnh đạo, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đặc biệt
là cán bộ ở các bộ phận quan trọng, cơ mật.
- Tăng cường phối hợp giữa các lực lượng
công an, quân đội, cơ yếu, thông tin và truyền thông để sẵn sàng, chủ động
phòng ngừa và xử lý các tình huống phát sinh trong lĩnh vực an toàn, an ninh
thông tin. Bảo đảm an toàn, an ninh các hệ thống thông tin trọng yếu của tỉnh.
- Triển khai các hoạt động giám sát,
cảnh báo, đầu tư công cụ dò quét lỗ hổng, mã độc và hướng dẫn biện pháp đảm bảo
an toàn, an ninh thông tin trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trên địa
bàn tỉnh.
V. GIẢI PHÁP THỰC
HIỆN
1. Giải pháp môi trường chính sách
- Hoàn thiện hệ thống pháp lý của tỉnh
về CNTT, đặc biệt là xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản
chỉ đạo và điều hành nhằm tạo điều kiện thuận lợi triển khai Chính quyền điện tử
tỉnh.
- Ban hành các chính sách về quy chế,
quy định, quy trình trong việc sử dụng các ứng dụng dùng chung và chuyên ngành,
hệ thống chỉ tiêu đánh giá mức độ và hiệu quả trong ứng dụng, phát triển công
nghệ thông tin tại địa phương, đảm bảo các quy trình tác nghiệp được thực hiện
hiệu quả. Quy định về quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý văn bản điện tử và chữ
ký số trên địa bàn tỉnh, quy định về đảm bảo an toàn, an ninh thông tin...
- Xây dựng các cơ chế, chính sách thu
hút nguồn nhân lực cho ứng dụng công nghệ thông tin; chính sách hỗ trợ cán bộ
làm công nghệ thông tin.
2. Giải pháp tài chính
- Căn cứ nguồn kinh phí Trung ương hỗ
trợ, khả năng cân đối ngân sách địa phương và các nguồn vốn khác, các Sở, ngành
liên quan thống nhất tham mưu nguồn kinh phí trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.
Việc quản lý các nguồn kinh phí được thực hiện theo đúng quy định của Luật Ngân
sách Nhà nước, các quy định của Chính phủ và hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung
ương.
- Các Sở, ban, ngành tỉnh và UBND các
huyện, thị xã, thành phố chủ động xây dựng kế hoạch và bố trí nguồn kinh phí đã giao trong dự toán chi hàng
năm để đảm bảo cho việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tại đơn vị
được phù hợp với yêu cầu triển khai nhiệm vụ hàng năm.
- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu
tư kinh phí cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, chuyển giao các ứng dụng công nghệ
thông tin phục vụ hoạt động của cơ quan Nhà nước.
- Nghiên cứu triển khai hình thức thuê
dịch vụ công nghệ thông tin từ các doanh nghiệp công nghệ thông tin, bao gồm:
Phát triển hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, phát triển phần mềm, đường
truyền và các dịch vụ có thu phí nhằm giảm các chi phí triển khai ứng dụng công
nghệ thông tin trong các đơn vị.
3. Giải pháp gắn kết chặt chẽ ứng dụng công nghệ thông tin với cải cách hành chính
- Thực hiện chuẩn hóa quy trình, thủ
tục hành chính; áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia
TCVN ISO 9001:2015.
- Tăng cường công tác kiểm tra ứng dụng
CNTT tại các cơ quan, địa phương lồng ghép trong các đợt kiểm tra cải cách hành
chính của tỉnh.
4. Giải pháp tổ chức, triển khai
- Phát huy vai trò, hiệu quả hoạt động
của Ban Chỉ đạo xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh.
- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản
lý công nghệ thông tin, đặc biệt là đối với cấp huyện, cấp xã.
- Các Sở, ban, ngành tỉnh, UBND các
huyện, thị xã, thành phố lãnh đạo, chỉ đạo việc ứng dụng
và phát triển công nghệ thông tin tạo bước chuyển biến tích cực trong lề lối làm việc, gắn việc ứng dụng công nghệ thông tin
với đẩy mạnh cải cách hành chính trên cơ sở áp dụng thống nhất hệ thống thông
tin điều hành tác nghiệp; tăng cường sử dụng các thông tin, tài liệu điện tử, hội
nghị từ xa, giảm bớt văn bản giấy tờ, các cuộc họp tập trung.
- Nâng cao trách nhiệm của người đứng
đầu cơ quan đơn vị trong việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin; tại
các đơn vị có kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin hàng năm và tổ chức triển
khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch khi được phê duyệt.
- Các hoạt động đầu tư ứng dụng CNTT
được thông qua phải đảm bảo xem xét về sự đồng bộ các điều kiện: con người,
chính sách pháp lý, tài chính, giải pháp công nghệ, mục tiêu và hiệu quả sử dụng,
đặc biệt phải phù hợp Kiến trúc Chính quyền điện tử tại địa phương.
5. Các giải pháp kỹ thuật công nghệ
và các giải pháp khác
- Căn cứ tình hình thực tế của tỉnh
triển khai việc nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong triển khai ứng
dụng CNTT, xây dựng Chính quyền điện tử như Điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo,...
- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá
tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan Nhà nước để có những
giải pháp xử lý, giải quyết kịp thời. Xem xét đưa tiêu chí hiệu quả ứng dụng
công nghệ thông tin vào các phong trào thi đua, bình xét
khen thưởng.
VI. KINH PHÍ THỰC
HIỆN
Ưu tiên bố trí kinh phí cho các nhiệm
vụ ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin, đảm bảo an toàn an ninh thông tin,
đào tạo nguồn nhân lực CNTT trong kế hoạch ngân sách hàng
năm của các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh.
VII. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Ban Chỉ đạo xây dựng Chính quyền
điện tử của tỉnh
- Triển khai thực hiện các nội dung
công việc theo chức năng, nhiệm vụ được giao; chủ động tham mưu cho UBND tỉnh
thống nhất chỉ đạo triển khai các chương trình, dự án về công nghệ thông tin
trong các cơ quan hành chính Nhà nước, tránh chồng chéo, lãng phí.
- Tham mưu cho UBND tỉnh trong việc tổ
chức, kiểm tra, giám sát thực hiện kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong
hoạt động của các cơ quan Nhà nước tỉnh Điện Biên năm 2019 đạt hiệu quả.
2. Văn phòng UBND tỉnh
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị
liên quan theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị gửi nhận văn bản qua mạng thông
qua cơ sở hạ tầng kết nối liên thông đã được đầu tư.
- Quản lý hiệu quả hoạt động của Cổng thông tin điện tử của tỉnh và
thực hiện nhiệm vụ kết nối hệ thống
thông tin hành chính điện tử phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của
UBND tỉnh.
- Vận hành ổn định hệ thống thư điện
tử của tỉnh, đảm bảo cấp đầy đủ tài khoản cho cán bộ, công
chức, viên chức và người lao động trong tỉnh.
3. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chủ trì, phối
hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức, triển khai
thực hiện Kế hoạch.
- Tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, Bộ
Thông tin và Truyền thông trong việc thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch.
- Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, đánh
giá tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan Nhà nước để có những
giải pháp đảm bảo thực hiện đúng mục đích, yêu cầu đề ra.
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư,
Sở Tài chính xây dựng kinh phí thực hiện các mục tiêu của kế hoạch trình UBND tỉnh
xem xét, quyết định.
4. Các Sở: Tài chính, Kế hoạch và
Đầu tư
Trên cơ sở cân đối nguồn vốn ngân
sách địa phương, nguồn vốn đầu tư của tỉnh, có trách nhiệm phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu,
trình UBND tỉnh bố trí nguồn kinh phí triển khai thực hiện Kế hoạch ứng dụng
công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước tỉnh Điện Biên năm
2019, đảm bảo đúng các quy định hiện hành.
5. Sở Nội vụ
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền
thông tổ chức xây dựng và thực hiện các giải pháp nhằm kết hợp chặt chẽ, có hiệu
quả việc triển khai chương trình cải cách hành chính với kế hoạch ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong hoạt động của
các cơ quan Nhà nước tỉnh Điện Biên năm 2019.
- Chủ trì, phối hợp các Sở, ngành
liên quan xây dựng chính sách ưu đãi, thu hút đối với cán
bộ chuyên trách công nghệ thông tin đang làm việc tại các cơ quan Nhà nước trên
địa bàn tỉnh.
6. Các Sở, ngành khác và UBND các
huyện, thị xã, thành phố
Có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với
Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan, đơn vị liên quan trong quá trình tổ
chức thực hiện các nhiệm vụ đảm bảo tính thống nhất giữa ngành với địa phương
và của tỉnh.
Trên đây là Kế hoạch ứng dụng công
nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước tỉnh
Điện Biên năm 2019; UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện,
thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan chủ động tổ chức triển khai thực hiện./.
Nơi nhận:
- Bộ Thông tin
và Truyền thông;
- TT. Tỉnh ủy;
- TT. HĐND tỉnh;
- Lãnh đạo UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Lưu: VT, KGVX(LVC).
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Văn Quý
|