Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 286/KH-UBND 2022 thực hiện Chiến lược phát triển thông tin cơ sở Tiền Giang

Số hiệu: 286/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Tiền Giang Người ký: Nguyễn Thành Diệu
Ngày ban hành: 20/09/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TIỀN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 286/KH-UBND

Tiền Giang, ngày 20 tháng 9 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN LĨNH VỰC THÔNG TIN CƠ SỞ GIAI ĐOẠN 2022 - 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG

Thực hiện Quyết định số 135/QĐ-TTg ngày 20/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin cơ sở dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin; Quyết định số 1381/QĐ-BTTTT ngày 07/9/2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Chiến lược phát triển lĩnh vực thông tin cơ sở giai đoạn 2021 - 2025; Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược phát triển lĩnh vực thông tin cơ sở giai đoạn 2022 - 2025 trên địa bàn tỉnh, với những nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện các mục tiêu của Chiến lược phát triển thông tin quốc gia đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

- Phát triển hệ thống thông tin cơ sở của tỉnh theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, chất lượng, hiệu quả, phù hợp xu thế phát triển khoa học và công nghệ, thông tin, truyền thông, đáp ứng quyền tiếp cận thông tin của Nhân dân, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

2. Yêu cầu

- Phát triển hệ thống thông tin cơ sở là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, có giải pháp, cách làm đột phá, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, truyền thống văn hóa, nhu cầu thụ hưởng thông tin thiết yếu của người dân ở địa phương.

- Đẩy nhanh chuyển đổi số, hiện đại hóa thông tin cơ sở theo mô hình kết hợp giữa tập trung và phân quyền quản lý theo cấp hành chính từ cấp tỉnh, cấp huyện đến cấp cơ sở; kiểm soát, giám sát và đánh giá được hiệu quả hoạt động thông tin cơ sở.

- Hoạt động thông tin cơ sở được tổ chức chủ yếu trên môi trường số, vận hành dựa trên dữ liệu và nền tảng kỹ thuật số, nhằm phổ biến thông tin thiết yếu và tương tác với người dân được nhanh chóng, kịp thời, chính xác đngười dân tham gia cùng chính quyền giải quyết những vấn đề phát triển kinh tế - xã hội, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở địa phương, cơ sở.

- Tạo sự gắn kết, đồng hành với hệ thống chính quyền số, đô thị thông minh, nông thôn mới; sử dụng hạ tầng viễn thông, Internet và các nền tảng công nghệ để tạo ra dữ liệu dùng chung với các hệ thống thông tin khác.

- Kết nối, tập hợp và thúc đẩy các doanh nghiệp công nghệ, truyền thông trong nước phát triển các sản phẩm, ứng dụng nền tảng số của Việt Nam, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin để hiện đại hóa, phát triển hệ thống thông tin cơ sở thống nhất và đồng bộ.

- Tầm nhìn đến năm 2030, thông tin cơ sở trở thành kênh thông tin hiện đại, đồng bộ và thống nhất từ cấp tỉnh, cấp huyện đến cấp xã trong hệ sinh thái thông tin đa ngành, đa lĩnh vực và tương tác nhanh trước những tác động của đời sống kinh tế - xã hội, thiên tai, dịch bệnh, thảm họa môi trường, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ đất nước.

II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Mục tiêu tổng quát

Phát triển mạng lưới thông tin cơ sở hiện đại, đồng bộ và thống nhất từ cấp tỉnh, cấp huyện đến cấp xã trong một hệ sinh thái thông tin đa ngành, đa lĩnh vực và tương tác nhanh trước những tác động của đời sống kinh tế - xã hội, thiên tai, dịch bệnh, thảm họa môi trường, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ đất nước.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Phát triển mạng lưới thông tin cơ sở hiện đại

- Cấp xã:

+ Đến năm 2025, 100% xã, phường, thị trấn có hệ thống truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông hoạt động đến các ấp, khu phố, khu dân cư.

+ Đến năm 2025, 100% phường, thị trấn và trên 70% xã có Trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp xã để phổ biến thông tin thiết yếu, cung cấp dịch vụ công trực tuyến, tương tác với người dân.

+ Đến năm 2025, 100% phường, thị trấn và trên 70% xã có bản tin điện tử công cộng để phổ biến thông tin thiết yếu đến người dân.

- Cấp huyện:

Đến năm 2025, 100% thị xã, thành phố và 80% huyện có bản tin điện tử công cộng cỡ lớn (Màn hình LED, màn hình LCD) được kết nối với Hệ thống thông tin nguồn tỉnh.

- Cấp tỉnh:

+ Đến năm 2023, tỉnh có Hệ thống thông tin nguồn để quản lý tập trung và cung cấp thông tin thiết yếu cho hệ thống thông tin cơ sở của tỉnh.

+ Đến năm 2025, 100% các sở, ngành cấp tỉnh và cấp huyện cung cấp thông tin thiết yếu thuộc lĩnh vực quản lý trên Hệ thống thông tin nguồn tỉnh.

b) Thúc đẩy chuyển đổi số hoạt động thông tin cơ sở

- Đến năm 2025, 100% thông tin thiết yếu phổ biến đến người dân của cấp tỉnh, cấp huyện được cung cấp trên Hệ thống thông tin nguồn tỉnh phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền ở cơ sở.

- Đến năm 2025, 100% văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan quản lý cấp trên và báo cáo, thống kê từ cơ sở về hoạt động thông tin cơ sở được thực hiện trên Hệ thống thông tin nguồn tỉnh.

- Đến năm 2025, 100% ý kiến phản ánh của người dân về hiệu quả thực thi chính sách, pháp luật ở cơ sở được tiếp nhận, xử lý trên Hệ thống thông tin nguồn tỉnh.

- Đến năm 2025, 100% Đài Truyền thanh cấp xã hoàn thành việc chuyển đổi từ truyền thanh công nghệ cũ (có dây/không dây FM) sang truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông.

- Đến năm 2025, sử dụng phổ biến công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) kết hợp với công nghệ xử lý dữ liệu lớn (Big Data) trong sản xuất nội dung chương trình phát thanh; chuyển đổi nội dung văn bản sang giọng nói.

c) Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác thông tin cơ sở

Đến năm 2025, 100% cán bộ làm công tác thông tin cấp huyện và cấp xã được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, ứng dụng công nghệ đkhai thác, biên soạn tài liệu, lưu trữ thông tin, quản lý và vận hành thiết bị kỹ thuật hiện đại phù hợp với vị trí việc làm.

III. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Phát triển hạ tầng mạng lưới thông tin cơ sở

a) Thiết lập mỗi xã, phường, thị trấn có một hệ thống truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông

Đối với những xã, phường, thị trấn còn sử dụng hệ thống truyền thanh công nghệ cũ (có dây/không dây FM), tổ chức chuyển đổi theo lộ trình trong giai đoạn 2022 - 2025, mỗi năm có khoảng từ 25% trở lên được chuyn đi sang truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông; tập trung chuyn đi trước những đài hư hỏng, xung cấp, hết khu hao (trên 5 năm). Sử dụng nguồn lực thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2022 - 2025, ngân sách của địa phương và các nguồn lực xã hội hóa để tổ chức chuyển đổi Đài Truyền thanh xã, phường, thị trấn.

b) Thiết lập mỗi xã, phường, thị trấn có một Trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp xã

Trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp xã là một thành phần của Trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp huyện, có chức năng cung cấp thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã, phường, thị trn; thông tin về chủ trương, chính sách, các văn bản pháp luật mới và các quy định của chính quyền cơ sở; liên kết, tích hợp thông tin với Trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp huyện. Sử dụng ngân sách của địa phương để thiết lập Trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp xã.

c) Thiết lập bản tin điện tử công cộng do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý

Căn cứ điều kiện kinh tế - xã hội, yêu cầu công tác truyền thông phục vụ hoạt động chỉ đạo, điều hành của chính quyền cơ sở, các xã, phường, thị trấn tổ chức thiết lập các loại bản tin điện tử phù hợp. Bản tin điện tử được đặt tại trụ sở của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; địa điểm công cộng tập trung đông dân cư để người dân dễ nhìn thấy, dễ tìm hiểu các thông tin thiết yếu bằng chữ viết, hình ảnh. Sử dụng ngân sách của địa phương và các nguồn lực xã hội hóa để đầu tư, thiết lập bản tin điện tử công cộng.

d) Thiết lập bản tin điện tử công cộng do Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý, được kết nối với Hệ thống thông tin nguồn tỉnh

- Các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thiết lập các bản tin điện tử công cộng cỡ lớn (Màn hình LED, màn hình LCD) đặt tại các địa điểm đông người qua lại như: Quảng trường, vườn hoa, khu đô thị, trung tâm thương mại, khu vực cửa ngõ của tỉnh, huyện, thành phố. Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh cấp huyện là đơn vị trực tiếp quản lý, vận hành bản tin điện tử công cộng được kết nối với Hệ thống thông tin nguồn tỉnh, thông qua mạng Internet/Intranet hoặc sim 3G/4G... để nhận thông tin tuyên truyền, phổ biến đến người dân. Sử dụng ngân sách địa phương và các nguồn lực xã hội hóa đầu tư, thiết lập bản tin điện tử công cộng.

- Đối với bản tin điện tử quảng cáo cỡ lớn (Màn hình LED, màn hình LCD) của các tổ chức, doanh nghiệp thiết lập trên địa bàn, khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu huy động, trưng dụng phục vụ công tác truyền thông thực hiện nhiệm vụ chính trị, khuyến khích kết nối với Hệ thống thông tin nguồn tỉnh để nhận thông tin tuyên truyền, phổ biến đến người dân.

đ) Hiện đại hóa các trang thiết bị kỹ thuật, số hóa sản xuất nội dung truyền thông đa phương tiện của cơ sở truyền thanh cấp huyện

- Từ năm 2022 trở đi, các địa phương không đầu tư nâng cấp hệ thống truyền dẫn, phát sóng phát thanh của cơ sở truyền thanh cấp huyện, chỉ duy trì hoạt động hệ thống truyền dẫn phát sóng hiện có cho đến khi xuống cấp, hết khấu hao. Từng bước chuyển đổi hoạt động của cơ sở truyền thanh cấp huyện thành cơ sở truyền thông thuộc Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh cấp huyện có chức năng, nhiệm vụ sản xuất nội dung truyền thông đa phương tiện.

- Nâng cấp, hiện đại hóa thiết bị kỹ thuật, số hóa sản xuất nội dung truyền thông đa phương tiện để tuyên truyền, phổ biến trên hệ thống Đài Truyền thanh cấp xã ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông; đăng tải trên Trang Thông tin điện tử và các phương tiện truyền thông khác của cấp huyện; cộng tác sản xuất, cung cấp nội dung cho Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh. Sử dụng nguồn lực thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 và ngân sách của địa phương để đầu tư, hiện đại hóa thiết bị kỹ thuật sản xuất nội dung.

e) Thiết lập Hệ thống thông tin nguồn tỉnh để tổ chức quản lý tập trung và cung cấp thông tin nguồn cho hệ thống thông tin cơ sở trên địa bàn

- Xây dựng 01 Hệ thống thông tin nguồn tỉnh do Sở Thông tin và Truyền thông trực tiếp quản lý, vận hành để tổ chức hoạt động thông tin cơ sở ở 03 cấp: tỉnh, huyện và xã; cung cấp thông tin nguồn của cấp tỉnh, cấp huyện cho hệ thống thông tin cơ sở; theo dõi, giám sát trạng thái hoạt động của các cụm loa truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông, bản tin điện tử công cộng, các phương tiện thông tin cơ sở khác được kết nối và đánh giá tình hình hoạt động thông tin cơ sở trên địa bàn tỉnh.

- Hệ thống thông tin nguồn tỉnh đảm bảo kết nối, chia sẻ dữ liệu về tình hình hoạt động thông tin cơ sở của tỉnh với hệ thống thông tin nguồn trung ương.

- Sử dụng ngân sách địa phương để đầu tư hoặc thực hiện thuê dịch vụ của doanh nghiệp công nghệ, viễn thông để thiết lập Hệ thống thông tin nguồn tỉnh theo quy định tại Quyết định số 135/QĐ-TTg ngày 20/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin cơ sở dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin.

2. Hiện đại hóa sản xuất nội dung tuyên truyền

- Sử dụng các thiết bị kỹ thuật số, các phần mềm phân tích dữ liệu lớn (Big Data) kết hợp với công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để tổng hợp, phân tích, chọn lọc thông tin, phục vụ sản xuất nội dung, lưu trữ và quản lý nội dung; ti ưu hóa hoạt động sản xuất, nâng cao chất lượng nội dung, tiết kiệm thời gian, giải bài toán thiếu nhân sự làm công tác thông tin cơ sở.

- Nghiên cứu, lựa chọn sử dụng các nền tảng công nghệ trong nước chuyển đổi nội dung văn bản thành giọng nói với các giọng đọc biểu cảm, ngữ điệu tự nhiên, phù hợp với văn hóa từng địa phương làm cho nội dung tuyên truyền, phổ biến đến người dân được gần gũi, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ vận dụng thực hiện.

3. Phát triển nhân lực làm công tác thông tin cơ sở

- Tổ chức nhân lực làm công tác quản lý nhà nước về thông tin cơ sở của cấp tỉnh, cấp huyện theo hướng tinh gọn, với phương châm mỗi công chức quản lý đảm nhận nhiều việc, sử dụng thành thạo công nghệ phục vụ hoạt động quản lý, thực thi pháp luật và có năng lực tổ chức các hoạt động truyền thông ở cơ sở. Đồng thời, sử dụng “trợ lý ảo” chuyên sâu về lĩnh vực thông tin cơ sở hỗ trợ xử lý công việc, soạn thảo văn bản, tìm kiếm dữ liệu.

- Rà soát, sắp xếp nhân lực làm việc ở cơ sở truyền thanh cấp huyện theo hướng nhân lực thực hiện nhiệm vụ truyền dẫn, phát sóng (nhân viên kỹ thuật) có thể tinh giảm dần, hoặc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng để quản lý, sử dụng các trang thiết bị kỹ thuật số; hỗ trợ quản lý kỹ thuật Đài Truyền thanh cơ sở; hoặc chuyển đổi sang thực hiện nhiệm vụ sản xuất nội dung. Nhân lực thực hiện nhiệm vụ sản xuất nội dung (phóng viên, biên tập viên, phát thanh viên) tập trung sản xuất nội dung truyền thông đa phương tiện, cung cấp cho Đài Truyền thanh cơ sở; sản xuất nội dung cho cổng thông tin điện tử, bản tin điện tử công cộng và các phương tiện truyền thông khác của cấp huyện; cộng tác sản xuất, cung cấp nội dung cho Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh.

- Căn cứ điều kiện thực tế của địa phương, bố trí công chức văn hóa - xã hội cấp xã kiêm nhiệm hoặc người hoạt động không chuyên trách cấp xã trực tiếp quản lý, vận hành hệ thống thông tin cơ sở của xã, phường, thị trấn (Đài truyền thanh, trang thông tin điện tử, bản tin điện tử công cộng và các phương tiện thông tin cơ sở khác).

- Tổ chức kết nối mạng lưới nhân lực làm việc tại các cơ quan báo chí, truyền thông, các doanh nghiệp công nghệ, sản xuất, lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng thiết bị kỹ thuật phục vụ hoạt động thông tin cơ sở để hợp tác, tận dụng nguồn nhân lực chất lượng cao hỗ trợ hoạt động thông tin cơ sở.

IV. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

TT

Nhiệm vụ

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Nguồn kinh phí

Giai đoạn thực hiện

Trung ương

Địa phương

Khác

I

PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG MẠNG LƯỚI THÔNG TIN CƠ SỞ

1

Tổ chức thiết lập hệ thống truyền thanh cấp xã ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông

UBND cấp huyện

Sở TT&TT và các đơn vị liên quan

 

Cấp huyện

 

2022 - 2025

2

Tổ chức thiết lập Trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp xã

UBND cấp huyện

Sở TT&TT và các đơn vị liên quan

 

Cấp huyện

 

2022 - 2025

3

Tổ chức thiết lập bản tin điện tử công cộng do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý

UBND cấp huyện

Sở TT&TT và các đơn vị liên quan

 

Cấp huyện

 

2022 - 2025

4

Tổ chức thiết lập bản tin điện tử công cộng do Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý

UBND cấp huyện

Sở TT&TT và các đơn vị liên quan

 

Cấp huyện

 

2022 - 2025

5

Tổ chức nâng cấp, hiện đại hóa các trang thiết bị kỹ thuật, số hóa sản xuất nội dung truyền thông đa phương tiện của cơ sở truyền thanh cấp huyện

UBND cấp huyện

Sở TT&TT và các đơn vị liên quan

 

Cấp huyện

 

2022 - 2025

6

Tổ chức thiết lập Hệ thống thông tin nguồn tỉnh

Sở TT&TT

Cục TTCS và các đơn vị liên quan

 

Cấp tỉnh

 

2022 - 2024

7

Thiết lập chuyên mục thông tin cơ sở của tỉnh trên Cổng Thông tin điện tử của tỉnh

Sở TT&TT

Các đơn vị liên quan

 

Cấp tỉnh

 

2022 - 2023

II

THÚC ĐẨY CHUYỂN ĐỔI SỐ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN CƠ SỞ

8

Triển khai thực hiện Chương trình chuyển đổi số của Cục Thông tin cơ sở đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Sở TT&TT

Các đơn vị thuộc Bộ TT&TT và các đơn vị liên quan

 

 

 

2022 - 2023

III

HIỆN ĐẠI HÓA SẢN XUẤT NỘI DUNG VÀ CUNG CẤP THÔNG TIN

9

Phối hợp với các cơ quan, tổ chức ở trung ương cung cấp thông tin cho hoạt động thông tin cơ sở trên Hệ thống thông tin nguồn trung ương

Sở TT&TT

Cục TTCS và các cơ quan, đơn vị liên quan

 

 

 

2022 - 2025

10

Phối hợp với các cơ quan, tổ chức ở địa phương cung cấp thông tin cho hoạt động thông tin cơ sở trên Hệ thống thông tin nguồn tỉnh

Sở TT&TT

Các cơ quan, đơn vị liên quan

 

 

 

2022 - 2025

IV

PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC LÀM CÔNG TÁC THÔNG TIN CƠ SỞ

11

Phối hợp hướng dẫn tổ chức xây dựng nhân lực làm việc ở đơn vị sản xuất nội dung truyền thông đa phương tiện thuộc Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thanh cấp huyện

Sở TT&TT

Các đơn vị thuộc Bộ TT&TT và các đơn vị liên quan

 

 

 

2022 - 2023

12

Phối hợp hướng dẫn tổ chức xây dựng nhân lực làm công tác thông tin cơ sở ở xã, phường, thị trấn

Sở TT&TT

Các đơn vị thuộc Bộ TT&TT và các đơn vị liên quan

 

 

 

2022 - 2023

13

Phối hợp tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ thông tin cơ sở cho cán bộ thông tin cơ sở cấp huyện, cấp xã và ấp, khu phố bằng hình thức trực tuyến/tập trung

Sở TT&TT

Cục TTCS và các đơn vị liên quan

 

 

 

2022 - 2025

V. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật

Xây dựng quy hoạch lĩnh vực thông tin cơ sở trong Quy hoạch mạng lưới báo chí, phát thanh truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo hướng dẫn của trung ương.

2. Cung cấp thông tin

- Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức trung ương và địa phương có liên quan tổ chức cung cấp thông tin thiết yếu thuộc lĩnh vực quản lý, phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền ở cơ sở.

- Cơ quan chỉ đạo, quản lý các cấp tổ chức sản xuất, cung cấp thông tin thiết yếu trên các loại hình thông tin mới, hiện đại, kết hợp với các loại hình thông tin truyền thống, phù hợp với nhu cầu, điều kiện tiếp nhận thông tin của từng nhóm dân cư như: Nhắn tin trên mạng thông tin di động, truyền thông trên các nền tảng công nghệ (mạng xã hội, tủ sách điện tử, các app chức năng...), bản tin tài liệu không kinh doanh, điểm bưu điện văn hóa xã, hoạt động báo cáo viên, tuyên truyền viên và các loại hình thông tin cơ sở khác.

3. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ thông tin cơ sở

- Tổ chức biên soạn sách hướng dẫn, tài liệu đào tạo, tập huấn bồi dưỡng, tư vấn hướng dẫn về nghiệp vụ, kiến thức kỹ thuật, công nghệ, kỹ năng tuyên truyền và tổ chức các hoạt động thông tin cơ sở bằng bài giảng E-Learning, video-clip.

- Tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ thông tin cơ sở, cập nhật kiến thức về kỹ thuật, công nghệ; có thể mở các khóa, lớp đào tạo, tập huấn do trung ương tổ chức đến xã, phường, thị trấn; đưa nội dung đào tạo, tập huấn từ trung ương đến xã, phường, thị trấn; đưa nội dung đào tạo, bồi dưỡng lên nền tảng online, cán bộ thông tin cơ sở có thể tự học, tự thi.

- Sử dụng công nghệ AI, “trợ lý ảo” hỗ trợ công chức quản lý nhà nước thực thi các hoạt động quản lý và tổ chức hoạt động truyền thông ở cơ sở; hỗ trợ cán bộ làm công tác thông tin cơ sở xã, phường, thị trấn khai thác, biên soạn nội dung tuyên truyền, quản lý, vận hành thiết bị kỹ thuật hiện đại.

- Tổ chức giao lưu, trải nghiệm thực tế giữa các địa phương để cán bộ làm công tác thông tin cơ sở trao đổi kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và chia sẻ các kinh nghiệm hay trong tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền ở cơ sở.

4. Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức, trách nhiệm

- Thực hiện các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác thông tin cơ sở do trung ương ban hành để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của lãnh đạo, người đứng đầu các cấp, các cơ quan, đơn vị về vai trò, tầm quan trọng, hiệu quả của thông tin cơ sở.

- Chuyển tải tài liệu tuyên truyền của trung ương, xây dựng các chuyên mục tuyên truyền về các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án và kết quả thực hiện việc hiện đại hóa lĩnh vực thông tin cơ sở trên các phương tiện truyền thông để nâng cao nhận thức của người dân về vai trò, tầm quan trọng của thông tin cơ sở, là kênh thông tin thiết yếu và tương tác hai chiều giữa chính quyền với người dân ở cơ sở.

- Tuyên truyền, phổ biến tại các hội nghị, hội thảo, hội thi, tập huấn, tổ chức các sự kiện truyền thông về thông tin cơ sở.

VI. KINH PHÍ THỰC HIỆN

- Phân bổ kinh phí do trung ương bố trí hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025; kinh phí từ các Chương trình, Dự án của Bộ, ngành đầu tư phát triển ở cơ sở; kinh phí do Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí đối ứng thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025; ngân sách của địa phương chi đầu tư phát triển và bảo đảm kinh phí hàng năm duy trì hoạt động của hệ thống thông tin cơ sở trên địa bàn.

- Kinh phí thực hiện Đán Chính quyền số tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030.

- Huy động kinh phí từ nguồn xã hội hóa hợp pháp của các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân.

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Thông tin và Truyền thông

- Chủ trì, phối hợp với các Cục, Vụ thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, các sở, ngành tỉnh, địa phương có liên quan triển khai thực hiện các nội dung trong Kế hoạch.

- Hàng năm, lồng ghép cụ thể chỉ tiêu nội dung Kế hoạch này trong Kế hoạch thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 và các chương trình, dự án khác giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì triển khai thực hiện và trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, các sở, ngành tỉnh, địa phương có liên quan cân đối, phân bổ nguồn vốn đầu tư để triển khai thực hiện đảm bảo theo lộ trình Kế hoạch đề ra.

3. Sở Tài chính

Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, các sở, ngành tỉnh có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, bố trí dự toán chi thường xuyên (nếu có) để thực hiện Kế hoạch này phù hợp với khả năng cân đối ngân sách địa phương.

4. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

Căn cứ Kế hoạch này, chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể theo lộ trình từng năm, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và nguồn lực của địa phương để triển khai thực hiện đạt hiệu quả.

5. Các sở, ngành tỉnh, Thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 tỉnh

Tích cực phối hợp, hỗ trợ các địa phương hoàn thành các nội dung trong Kế hoạch để sớm hoàn thành tiêu chí nông thôn mới, giảm nghèo.

Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược phát triển lĩnh vực thông tin cơ sở giai đoạn 2022 - 2025 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang; Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành tỉnh, cơ quan, đơn vị có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị, địa phương báo cáo, đề xuất về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Thông tin và Truyền thông) để được hướng dẫn, giải quyết./.

 


Nơi nhận:
- Bộ TT&TT;
- TT.TU, TT.HĐND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- Báo
p Bắc, Đài PT&TH tỉnh;
- UBND các H, TX, TP;
- VPUB: CVP, các PCVP,
Phòng Kinh tế,
Cổng TTĐT tỉnh;
- Lưu: VT, KGVX (Như).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thành Diệu

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 286/KH-UBND ngày 20/09/2022 thực hiện Chiến lược phát triển lĩnh vực thông tin cơ sở giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.712

DMCA.com Protection Status
IP: 3.133.120.64
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!