ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 256/KH-UBND
|
Hà Tĩnh, ngày 16 tháng 8 năm 2019
|
KẾ HOẠCH
THỰC
HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NĂM 2020
A. ĐÁNH GIÁ TÌNH
HÌNH THỰC HIỆN DỰ KIẾN ĐẾN HẾT NĂM 2019
I. ĐỐI VỚI CÁC NỘI
DUNG, NHIỆM VỤ THỰC HIỆN BẰNG NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ
Thời gian qua và trong năm 2019, tỉnh
Hà Tĩnh chưa có các nội dung, nhiệm vụ thuộc Chương trình mục tiêu công nghệ
thông tin (CNTT) được thực hiện bằng nguồn vốn đầu tư.
II. ĐỐI VỚI CÁC NỘI
DUNG, NHIỆM VỤ THỰC HIỆN BẰNG NGUỒN VỐN SỰ NGHIỆP
Trên cơ sở Chương trình mục tiêu quốc
gia về CNTT, tỉnh Hà Tĩnh đã triển khai xây dựng Hệ thống Cơ sở dữ liệu (CSDL)
Thông tin kinh tế xã hội tỉnh Hà Tĩnh năm 2019 bằng nguồn sự nghiệp của Trung
ương. Tổng kinh phí thực hiện là 2,4 tỷ đồng.
1. Tình hình thực hiện từng nội
dung, nhiệm vụ cụ thể
Nội dung của nhiệm vụ là xây dựng hệ
thống phần mềm quản lý báo cáo trực tuyến và cơ sở dữ liệu về chỉ tiêu kinh tế,
xã hội theo mô hình tập trung, nhằm thu thập, tổng hợp thông tin, dữ liệu theo
các chỉ tiêu kinh tế, xã hội đầu vào từ cấp sở, ngành. Với mục tiêu cung cấp và
cập nhật nhằm hình thành CSDL số về kinh tế xã hội cấp tỉnh, phục vụ nhu cầu
báo cáo, khai thác trực tuyến trong công tác quản lý nhà nước và điều hành phát
triển kinh tế xã hội của tỉnh. Cung cấp công cụ quản lý và báo cáo trực tuyến,
trực quan, giúp tạo lập báo cáo tổng hợp trực tuyến thuận tiện. Từng bước số
hóa hệ thống thông tin kinh tế xã hội của tỉnh, thúc đẩy tiến trình xây dựng
Chính quyền điện tử và hướng đến nền hành chính số trên địa bàn tỉnh.
2. Tiến độ giải ngân, tình hình và
kết quả sử dụng kinh phí
Đến nay, dự án đang thực hiện giai đoạn
phê duyệt Đề cương và Dự toán chi tiết. Vì vậy, chưa giải ngân và sử dụng nguồn
kinh phí được cấp. (Chi tiết tại Phụ lục 1).
B. KẾ HOẠCH THỰC
HIỆN NĂM 2020
I. THỰC TRẠNG VÀ
SỰ CẦN THIẾT
Thực hiện Quyết định số 153/QĐ-TTg
ngày 30/01/2018 của, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Công
nghệ thông tin giai đoạn 2016 - 2020, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ
các giải pháp, nhiệm vụ nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT, tăng cường đảm bảo an
toàn, an ninh thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước hướng tới xây
dựng Chính quyền điện tử tại địa phương, góp phần nâng cao chất lượng; hiệu quả
hoạt động của các cơ quan nhà nước; phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng
tốt hơn.
UBND tỉnh đã ban hành Khung Kiến trúc
Chính quyền điện tử tỉnh, đồng thời tổ chức thực hiện các nhiệm vụ từng bước
mang lại những kết quả khả quan. Đến nay, 100% các cơ quan, đơn vị đã sử dụng hệ
thống phần mềm quản lý văn bản và điều hành phục vụ công tác. Tỷ lệ văn bản
đi/đến được xử lý trên môi trường mạng đạt trên 98%. 100% thủ tục hành chính của
tỉnh được cung cấp trực tuyến mức độ 2, 1971 dịch vụ công trực tuyến mức độ
3,29 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4. Một số cơ sở dữ liệu quốc gia và của tỉnh
đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng, từng bước kết nối, chia sẻ với các hệ thống
khác. Hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức về CNTT và việc tiếp cận, sử dụng
dịch vụ công trực tuyến được các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh thực
hiện. Công tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin tiếp tục được cơ quan nhà nước
các cấp quan tâm thực hiện cùng với tổ chức khai thác các hệ thống thông tin.
Tuy nhiên, hoạt động xây dựng Chính
quyền điện tử tại địa phương còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu của Chính phủ và thực
tế phát triển xã hội tại địa phương. Một số nội dung quan trọng đến nay vẫn
chưa được tổ chức, thực hiện như: Xây dựng nền tảng chia sẻ tích hợp dùng chung
cấp tỉnh; Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh được xây dựng đã lâu, hiện nay xuống
cấp, mặc dù thường xuyên được nâng cấp bổ sung song chưa đáp ứng được yêu cầu;
việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến của người dân và doanh nghiệp còn thấp; việc
triển khai Chính quyền điện tử tại một số cơ quan còn mang tính hình thức.
Do đó, để tiếp tục triển khai thực hiện
các nhiệm vụ theo yêu cầu của Chính phủ đảm bảo hoàn thành các mục tiêu xây dựng
Chính quyền điện tử tại địa phương, UBND tỉnh xây dựng kế hoạch cụ thể nhằm xác
định rõ các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, các giải pháp cần thực hiện trong
năm 2020.
II. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT
CÁC MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CẦN THIẾT
- Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày
10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ
quan Nhà nước;
- Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày
07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển
Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025;
- Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày
26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng
công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020;
- Quyết định số 153/QĐ-TTg ngày
30/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Công nghệ
thông tin giai đoạn 2016 - 2020;
- Văn bản số 2092/BTTTT-KHTC ngày
28/6/2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông về xây dựng, đề xuất kế hoạch thực
hiện Chương trình mục tiêu CNTT năm 2020;
- Quyết định số 420/QĐ-UBND ngày 02/02/2017
của UBND tỉnh về việc phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Hà Tĩnh
phiên bản 1.0;
- Kế hoạch số 84/KH-UBND ngày
29/3/2019 của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của
Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử
giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025.
III. NỘI DUNG KẾ
HOẠCH
1. Quan điểm
Thực hiện nghiêm túc các quan điểm chỉ
đạo của Chính phủ trong tổ chức xây dựng Chính quyền điện tử các cấp tại địa
phương. Gắn chặt công tác cải cách hành chính với hoạt động ứng dụng và phát
triển CNTT. Đảm bảo hoạt động xây dựng Chính quyền điện tử phải mang lại hiệu
quả tích cực trong công tác quản lý, chỉ đạo điều hành; phục vụ người dân và
doanh nghiệp. Xác định người dân là trung tâm và mức độ hài lòng của người dân
là thước đo, đánh giá mức độ hoàn thành các nhiệm vụ.
2. Mục tiêu và
các chỉ tiêu cụ thể
Đẩy mạnh ứng dụng CNTT và đảm bảo an
toàn, an ninh thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước hướng tới xây
dựng thành công Chính quyền điện tử tại địa phương, góp phần nâng cao chất lượng,
hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước; hỗ trợ đắc lực cho công tác cải cách
hành chính, phục vụ người dân và doanh nghiệp được tốt hơn.
Các chỉ tiêu cụ thể:
- Kết nối, liên thông các hệ thống thông
tin, cơ sở dữ liệu của tỉnh với các cơ sở dữ liệu quốc gia, hệ thống thông tin
quốc gia khi đảm bảo đầy đủ các điều kiện về kỹ thuật.
- 100% hồ sơ thủ tục hành chính tiếp
nhận được cập nhật, quản lý và tổ chức thực hiện trên hệ thống phần mềm một cửa
điện tử; trên 20% hồ sơ thủ tục hành chính được tiếp nhận và thụ lý qua dịch vụ
công trực tuyến mức độ 3 và mức độ 4.
- 100% hệ thống thông tin từ cấp độ 3
trở lên của tỉnh được áp dụng phương án bảo đảm an toàn thông tin phù hợp với
tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.
- 100% trang/cổng thông tin điện tử của
các cơ quan nhà nước được giám sát, sẵn sàng các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn
tấn công gây mất an toàn thông tin và có phương án khắc phục sự cố đảm bảo hệ
thống hoạt động liên tục 24/24.
3. Quy mô, phạm
vi đầu tư
Danh sách chi tiết các nhiệm vụ thực
hiện năm 2020 (tại Phụ lục 02).
4. Kinh phí
Tổng kinh phí thực hiện Kế hoạch:
14.900.000.000 đồng, trong đó:
- Nguồn của Trung ương:
12.500.000.000 đồng, bao gồm:
+ Nguồn đầu tư: 5.500.000.000 đồng;
+ Nguồn sự nghiệp: 7.000.000.000;
- Nguồn đầu tư của địa phương:
1.500.000.000 đồng;
- Nguồn khác: 900.000.000 đồng.
5. Kết quả và hiệu
quả
Các nội dung, nhiệm vụ của kế hoạch được
hoàn thành sẽ đáp ứng cơ bản các yêu cầu của Chính phủ về triển khai Chính quyền
điện tử đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Với các mục tiêu đạt được, các
cơ quan nhà nước của tỉnh sẽ đảm bảo các công cụ, phương tiện, môi trường làm
việc hiện đại, phục vụ hiệu quả công tác cải cách hành chính, hỗ trợ người dân
và doanh nghiệp; ứng dụng, khai thác tối đa lợi ích mà CNTT đem lại, góp phần
quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội, chính trị tại tại địa phương.
6. Tổ chức thực
hiện
6.1. Sở Thông tin và Truyền
thông
- Tham mưu kịp thời cho UBND tỉnh
trong việc phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương để đảm bảo nguồn kinh phí cho
các nội dung, nhiệm vụ của Kế hoạch đã đề ra; các cơ chế, chính sách, giải pháp
nhằm thúc đẩy ứng dụng và phát triển ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh phục vụ
xây dựng nền hành chính điện tử.
- Phối hợp chặt chẽ với Sở Kế hoạch
và Đầu tư, Sở Tài chính, các cơ quan liên quan xây dựng dự toán kinh phí cho
các dự án, nhiệm vụ, hướng dẫn các cơ quan nhà nước xây dựng dự toán chi tiết cho
các dự án, nhiệm vụ ứng dụng CNTT tại cơ quan, đơn vị đảm bảo việc triển khai đồng
bộ, hiệu quả Kiến trúc Chính quyền điện tử đã được phê duyệt.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan,
đơn vị liên quan tổ chức đào tạo công dân điện tử, chính quyền điện tử.
- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, tổng hợp
tình hình triển khai Kế hoạch tại các cơ quan nhà nước, báo cáo UBND tĩnh.
6.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Cân đối và đưa vào Kế hoạch nguồn
kinh phí đầu tư để thực hiện Kế hoạch.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và
Truyền thông, Sở Tài chính tổng hợp, rà soát, điều chỉnh, bổ sung và lồng ghép
nội dung các chương trình, dự án được thực hiện.
6.3. Sở Tài chính
Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền
thông tiến hành tổng hợp, thẩm định kinh phí đối với các nhiệm vụ được đảm bảo
từ nguồn vốn sự nghiệp.
6.4. Các sở, ban, ngành cấp tỉnh,
UBND các huyện, thành phố, thị xã
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền
thông và các đơn vị liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện Kế hoạch, đảm bảo
tính thống nhất; Ưu tiên bố trí kinh phí, nhân lực cho triển khai các nội dung,
nhiệm vụ của Kế hoạch đáp ứng yêu cầu của Chính phủ. Chủ trì, phối hợp với Sở
Thông tin và Truyền thông trong việc triển khai các hệ thống thông tin, cơ sở dữ
liệu đảm bảo kết nối, liên thông chia sẻ thông tin theo quy định.
- Tăng cường công tác tuyên truyền
cho cán bộ, công chức, người dân và doanh nghiệp về vị trí, vai trò, tầm quan
trọng của CNTT. Đặc biệt, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị cần quan tâm, chỉ
đạo việc triển khai ứng dụng và phát triển CNTT theo các văn bản chỉ đạo của cấp
trên, kế hoạch của UBND tỉnh. Cán bộ lãnh đạo các cơ quan, đơn vị phải có quyết
tâm cao, đi đầu trong việc sử dụng CNTT để điều hành, quản lý, chỉ đạo công việc,
qua đó thúc đẩy cán bộ, công chức cơ quan, đơn vị đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong
công tác chuyên môn, nghiệp vụ.
- UBND các huyện, thành phố, thị xã đẩy
mạnh chỉ đạo triển khai ứng dụng CNTT đến cấp xã, phường, thị trấn đáp ứng yêu
cầu xây dựng Chính quyền điện tử của tỉnh. Chủ động cân đối, bố trí kinh phí để
thực hiện các nhiệm vụ cho đầu tư, chi thường xuyên ứng dụng, phát triển CNTT tại
cơ quan, đơn vị gửi Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh
theo quy định.
7. Kiến nghị, đề
xuất
Đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông
tổng hợp, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tham mưu cho Chính phủ bố trí
nguồn kinh phí và hỗ trợ các nguồn lực cho các nội dung, nhiệm vụ của Kế hoạch
đảm bảo thực hiện thành công các mục tiêu của Chính phủ đã đề ra./.
Nơi nhận:
- Bộ Thông tin và Truyền
thông;
-TTr Tỉnh ủy, TTr HĐND Tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- BCĐ CNTT cơ quan Đảng;
- BCĐ xây dựng CQĐT tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố, thị xã;
- Chánh VP, PVP Trần Tuấn Nghĩa;
- Cổng TTĐT tỉnh, Trung tâm TT-CB-TH;
- Lưu: VT, PC1.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đặng Quốc Vinh
|
PHỤ LỤC 1
BIỂU TỔNG HỢP TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU
CNTT NĂM 2018, 2019
(Kèm theo Kế hoạch số 256/KH-UBND ngày 16/8/2019 của UBND tỉnh Hà
Tĩnh)
TT
|
Dự án, nhiệm vụ
|
Mục tiêu
|
Nội dung nhiệm vụ (chi tiết)
|
Địa điểm triển khai
|
Cơ quan chủ trì
|
Tổng mức đầu tư
|
Nguồn vốn đã bố trí
|
Kết quả giải ngân theo từng nguồn vốn (triệu đồng)
|
NSTW
|
NSĐP
|
|
Đầu tư
|
Sự nghiệp
|
Đầu tư
|
Sự nghiệp
|
Khác
|
I
|
Các dự án đã bố trí
vốn đầu tư của chương trình NSTW
|
1
|
Dự án ứng dụng
CNTT
|
1.1
|
Xây dựng Hệ thống
Cơ sở dữ liệu Thông tin Kinh tế xã hội tỉnh Hà Tĩnh năm 2019
|
Hình thành
CSDL số về KTXH cấp tỉnh, phục vụ nhu cầu báo cáo, khai thác
trực tuyến trong công tác quản lý nhà nước và điều hành phát triển kinh tế
xã hội của tỉnh. Cung cấp công cụ quản lý và báo cáo trực tuyến, trực quan,
giúp tạo lập báo cáo tổng hợp trực tuyến một cách thuận tiện. Từng bước số
hóa hệ thống thông tin kinh tế xã hội của tỉnh, thúc đẩy tiến trình xây dựng
Chính quyền điện tử và hướng đến nền hành chính số trên địa bàn tỉnh
|
Xây dựng hệ
thống phần mềm quản lý báo cáo trực tuyến và cơ sở dữ liệu về chỉ tiêu kinh tế,
xã hội theo mô hình tập trung, nhằm thu thập, tổng hợp thông tin, dữ liệu
theo các chỉ tiêu kinh tế, xã hội đầu vào từ cấp Sở ngành cung cấp và cập nhật
|
Tỉnh Hà Tĩnh
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
2.400
|
0
|
2.400
|
0
|
0
|
0
|
0
|
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
HÀ TĨNH
PHỤ LỤC 2
BIỂU SỐ LIỆU KẾ HOẠCH CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN NĂM 2020
(Kèm theo Kế hoạch số /KH-UBND ngày /8/2019 của UBND tỉnh Hà Tĩnh)
TT
|
Dự án, nhiệm vụ
|
Mục tiêu
|
Nội dung thực hiện
|
Đơn vị tính
|
Khối lượng thực hiện
trong năm
|
Kinh phí đã thực hiện giải ngân năm trước kỳ kế hoạch
(triệu đồng)
|
Kế hoạch vốn thực hiện năm kế hoạch (triệu đồng)
|
Ghi chú
|
NSTW
|
NSĐP
|
Tổng số
|
Trong đó
|
|
Vốn ĐTPT
|
Vốn
SN
|
Vốn ĐTPT
|
Vốn SN
|
NSTƯ
|
NSĐP
|
Khác
|
Vốn ĐTPT
|
Vốn SN
|
Vốn ĐTPT
|
Vốn SN
|
|
I
|
Thực hiện bằng
các dự án đầu tư
|
|
Dự án an
toàn thông tin
|
|
Triển khai
hệ thống giám sát và phòng, chống tấn công mạng tại các đơn vị, quản lý tập
trung tại tỉnh.
|
Tăng cường khả
năng giám sát, phòng chống các nguy cơ tấn công mạng của các cơ quan nhà nước
trên địa bàn tỉnh, góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm an toàn thông
tin của tỉnh
|
Triển khai
tập trung tại tỉnh hệ thống giám sát, phòng, chống tấn công mạng cho các sở,
ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh
|
|
|
|
|
|
|
3.900
|
2.500
|
|
1.000
|
|
400
|
|
|
Trang bị hệ
thống tường lửa cho các cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện
|
Tăng cường
năng lực tự vệ đối với các nguy cơ mất an toàn thông tin của các cơ quan nhà
nước trên địa bàn tỉnh, góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm an toàn
thông tin của tỉnh
|
Đầu tư, mua
sắm, trang bị hệ thống tường lửa cho các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị
xã, thành phố trên địa bàn tỉnh
|
|
|
|
|
|
|
4.000
|
3.000
|
|
500
|
|
500
|
|
II
|
Thực hiện
bằng nguồn vốn sự nghiệp (ngoài DAĐT)
|
|
Chuyển đổi,
chuẩn hóa CSDL
|
1
|
Hoàn thiện
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Thông tin Kinh tế xã hội tỉnh Hà Tĩnh năm 2020
|
Hoàn thiện
CSDL số về KTXH cấp tỉnh, phục vụ nhu cầu báo cáo, khai thác trực tuyến trong
công tác quản lý nhà nước và điều hành phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Cung cấp công cụ quản lý và báo cáo trực tuyến, trực quan, giúp tạo lập báo
cáo tổng hợp trực tuyến một cách thuận tiện. Từng bước số hóa hệ thống thông
tin kinh tế xã hội của tỉnh, thúc đẩy tiến trình xây dựng. Chính quyền điện tử
và hướng đến nền hành chính số trên địa bàn tỉnh
|
Hoàn thiện
hệ thống phần mềm quản lý báo cáo trực tuyến và cơ sở dữ liệu về chỉ tiêu
kinh tế, xã hội theo mô hình tập trung, nhằm thu thập, tổng hợp thông tin, dữ
liệu theo các chỉ tiêu kinh tế, xã hội đầu vào từ cấp Sở ngành cung cấp và cập
nhật
|
|
|
|
|
|
|
2.000
|
|
2.000
|
|
|
|
|
2
|
Chuẩn hóa
và cập nhận hệ thống cơ sở dữ liệu về Thông tin Kinh tế xã hội tỉnh Hà Tĩnh
giai đoạn 2015-2019
|
Phục vụ
công tác tổng hợp báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội tĩnh Hà Tĩnh
giai đoạn 2015-2020, hỗ trợ quá trình tham mưu phát triển KTXH tỉnh giai đoạn
2021-2025
|
- Số hóa hệ
thống cơ sở dữ liệu về chỉ tiêu KTXH của tỉnh giai đoạn 2015-2019.
- Chuẩn hóa
hệ thống mẫu biểu quản lý dữ liệu chỉ tiêu KTXH của tỉnh.
- Số hóa và
chuẩn hóa hệ thống báo cáo về KTXH của tỉnh hàng năm.
|
|
|
|
|
|
|
5.000
|
|
5.000
|
|
|
|
|
ỦY
BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH