KẾ HOẠCH
CUNG CẤP DỊCH VỤ CÔNG
TRỰC TUYẾN TẠI TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2015-2020
Căn cứ Nghị
định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ Quy định về việc
cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc
cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước; Văn bản số 3386/BTTTT-THH ngày
20/11/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc xây dựng lộ trình cung cấp
dịch vụ công trực tuyến theo quy định của Nghị định số 43/2011/NĐ - CP; Kế hoạch
178/KH-UBND ngày 16/1/2015 về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của
các cơ quan Nhà nước tỉnh Phú Thọ năm 2015;
Uỷ ban nhân
dân tỉnh ban hành Kế hoạch Triển khai dịch vụ công trực tuyến tại tỉnh Phú Thọ
giai đoạn 2015-2020, cụ thể như sau:
1. Mục tiêu chung.
Cung cấp
dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh
Phú Thọ, góp phần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, phục vụ ngày càng tốt
hơn tổ chức, công dân; từng bước nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước của các cơ
quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
2. Mục tiêu cụ thể.
- Năm
2015-2016: Cung cấp trực tuyến ở mức độ 3 cho 15% dịch vụ công của tỉnh;
- Năm
2017-2018: Cung cấp trực tuyến ở mức độ 3,4 cho 25% dịch vụ công của tỉnh;
- Năm
2019-2020: Cung cấp trực tuyến ở mức độ 3 cho 50% dịch vụ công của tỉnh; Cung cấp
trực tuyến ở mức độ 4 cho 40% dịch vụ công của tỉnh.
II. TIÊU CHÍ LỰA CHỌN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CÔNG ƯU TIÊN CUNG
CẤP DỊCH VỤ CÔNG MỨC ĐỘ 3,4
- Thủ tục hành chính (TTHC) được cơ quan quản lý nhà nước khuyến khích tổ
chức công dân nộp hồ sơ, tạo điều kiện thuận tiện cho
công dân nộp hồ sơ qua mạng;
- TTHC được
cơ quan quản lý nhà nước chấp thuận thụ lý hồ sơ nộp qua dịch vụ công mức độ 3
(chấp thuận gửi hồ sơ ban đầu qua mạng);
- TTHC có
nhiều hồ sơ nộp tại bộ phận một cửa (chuyển thành DVC để giảm tải cho bộ phận một
cửa và giảm thời gian đi lại của tổ chức công dân);
- TTHC có
yếu tố nước ngoài;
- TTHC có
hồ sơ gốc lưu tại Sở, ban, ngành;
- TTHC do
tổ chức, công dân nằm ngoài địa bàn tỉnh nộp;
- TTHC cấp
lại, cấp đổi.
1. Số liệu chung.
- Tổng số
huyện, thành, thị: 13
- Tổng số
xã, phường, thị trấn: 277
- Tổng số
thủ tục hành chính: 1781
Trong đó:
+ Số thủ tục
hành chính cấp tỉnh: 1421
+ Số thủ tục
hành chính cấp huyện: 224
+ Số thủ tục
hành chính cấp xã, phường, thị trấn: 136
- Dịch vụ
công được cung cấp trực tuyến mức độ 1, 2: 1781
2. Kế hoạch cung cấp các
dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 giai đoạn 2015 – 2020.
- Giai đoạn
2015-2016: Rà soát, nâng cấp, hoàn thiện nhóm
các dịch vụ công ưu tiên cung cấp trực tuyến ở mức 3 (Chi tiết tại phụ lục I
đính kèm); thực hiện cung cấp nhóm dịch vụ công trực tuyến ở mức 3 (Chi tiết tại
phụ lục II đính kèm).
- Giai đoạn
2017 -2018: Hàng năm, rà soát đánh giá hiệu quả các dịch vụ công đã triển
khai. Trên cơ sở đó, tiếp tục xây dựng các dịch vụ công trực tuyến cấp 3, 4 cho
các thủ tục hành chính của tỉnh. Phấn đấu đến hết 2018, thực hiện cung cấp trực
tuyến ở mức độ 3,4 cho 25% dịch vụ công của tỉnh;
- Giai đoạn
2019-2020: Tiếp tục rà soát, đánh giá hiệu quả
triển khai,
đề xuất xây dựng, cung cấp trực
tuyến ở mức độ 3 cho 50% dịch vụ công của tỉnh; Cung cấp trực tuyến ở mức độ 4
cho 40% dịch vụ công của tỉnh.
1. Công tác chỉ đạo,
điều hành.
- UBND tỉnh
ban hành các quy định về cung cấp dịch vụ công trực tuyến với việc đánh
giá công tác cải cách thủ tục hành chính của các cơ quan, đơn vị; xét thi đua,
khen thưởng đối với các cá nhân, tập thể;
- Tiếp tục
triển khai việc đánh giá mức độ ứng dụng CNTT tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn
tỉnh, trong đó đưa tiêu chí triển khai và sử dụng các dịch vụ công trực tuyến
do cơ quan, đơn vị quản lý làm tiêu chí bắt buộc.
2. Giải pháp kỹ thuật, công nghệ.
- Đầu tư
xây dựng hạ tầng kỹ thuật và ứng dụng “ Hệ thống một cửa điện tử tích hợp cổng dịch vụ công trực tuyến tỉnh
Phú Thọ” để cung cấp các dịch vụ
công trực tuyến;
- Tăng cường
đầu tư cho công tác bảo đảm an toàn an ninh thông tin; đảm bảo cung cấp dịch vụ
công cho tổ chức, công dân thông suốt, ổn định và an toàn;
- Khuyến khích
việc xây dựng các dịch vụ công trực tuyến sử dụng công nghệ phần mềm nguồn mở,
hạn chế việc sử dụng phần mềm nguồn đóng để giảm thiểu chi phí bản quyền phần mềm.
3. Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực.
- Đào tạo,
bồi dưỡng nguồn nhân lực tại các cơ quan, đơn vị đủ trình độ để vận hành hệ thống
công nghệ thông tin nội bộ và sử dụng các ứng dụng dịch vụ công trực tuyến;
- Tiếp tục
đào tạo chuyên sâu cho đội ngũ cán bộ chuyên trách CNTT của tỉnh, từng bước đáp
ứng yêu cầu về vận hành, quản trị các hệ thống thông tin của tỉnh nói chung và
hệ thống dịch vụ công trực tuyến nói riêng.
4. Giải pháp tổ chức triển khai.
- Rà soát,
đánh giá tính hiệu quả các dịch vụ công đã được đầu tư trên địa bàn tỉnh, tổng
kết những khó khăn vướng mắc, bất cập đang tồn tại từ phía người sử dụng dịch vụ
và cơ quan cung cấp dịch vụ để đưa ra biện pháp giải quyết kịp thời. Khuyến
khích phát triển các dịch vụ công trực tuyến hoạt động hiệu quả, đồng thời hạn
chế các dịch vụ công trực tuyến không hiệu quả;
- Tăng cường
công tác quản lý nhà nước về ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh, bảo đảm việc triển
khai nghiêm các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật đã được ban hành;
- Có cơ chế
khuyến khích các cá nhân, tổ chức tham gia cung cấp các dịch vụ CNTT cho các cơ
quan nhà nước, cung cấp thông tin trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp;
- Tăng cường
liên kết, chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm với các địa phương khác trong công tác
xây dựng và phát triển các sản phẩm CNTT, đặc biệt là các sản phẩm dịch vụ công
trực tuyến.
5. Nâng cao nhận thức, thu hút
người sử dụng.
- Tuyên
truyền, giới thiệu thường xuyên các dịch vụ công trực tuyến của tỉnh trên các
phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài, truyền hình, cổng giao tiếp điện tử,
và các kênh thông tin khác); các cơ quan, đơn vị tăng cường công tác tuyên
truyền, quảng bá đến người dân và cộng đồng xã hội về các dịch vụ công trực tuyến
thuộc thẩm quyền giải quyết của mình;
- Các cơ
quan, đơn vị quan tâm cải tiến, chỉnh sửa, nâng cấp các phần mềm dịch vụ hành
chính công, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người sử dụng;
- Tổ chức
các hội thi tin học, nghiên cứu đề tài khoa học để tìm hiểu, đề xuất giải pháp
cung cấp dịch vụ công trực tuyến trong bộ phận các cán bộ, công chức, viên chức
của tỉnh nói chung và mở rộng ra toàn xã hội nói riêng.
6. Về tài chính.
- Huy động
tối đa các nguồn đầu tư từ ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và các
nguồn vốn hợp pháp khác;
- Nghiên cứu
triển khai thí điểm hình thức thuê dịch vụ CNTT để thực hiện Kế hoạch;
- Xây dựng
Quy định về phí và lệ phí cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh
Phú Thọ. Trong đó, có quy định trích kinh phí từ nguồn thu này để tái đầu tư
phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ công trực tuyến của tỉnh;
- Trích từ
nguồn tiết kiệm chi hành chính khi không sử dụng văn bản giấy khi chuyển sang
dùng văn bản điện tử để đầu tư, nâng cấp, duy trì, bảo dưỡng các hệ thống dịch
vụ công trực tuyến.
- Kinh phí thuê dịch vụ công trực tuyến giai đoạn 2015-2020 khái toán khoảng 5 tỷ đồng.
- Nguồn
kinh phí: Từ nguồn chi sự nghiệp công nghệ thông tin hàng năm và các nguồn kinh
phí hợp pháp khác.
1. Sở Thông tin và Truyền thông.
- Chủ
trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, huyện, thành, thị liên quan để
triển khai thực hiện Kế hoạch; theo dõi, đôn đốc triển khai các chương
trình, dự án, hạng mục liên quan đến việc triển khai Kế hoạch;
- Xây dựng
kế hoạch thuê dịch vụ công nghệ
thông tin đảm bảo hạ tầng kỹ thuật
và ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật để sẵn sàng
triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4;
- Bồi dưỡng
nghiệp vụ quản lý các ứng dụng dịch vụ hành chính công trực tuyến cho đội ngũ
cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin của các sở, ban, ngành, huyện, thành,
thị;
- Tổ chức tuyên
truyền đến các cá nhân, tổ chức về dịch vụ công trực tuyến của tỉnh trên các
phương tiện thông tin đại chúng;
- Hàng năm
tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo CNTT về tình hình cung cấp dịch vụ
công trực tuyến của tỉnh; căn cứ tình hình thực tế xây dựng kế hoạch, triển
khai các dịch vụ công trực tuyến.
2. Sở Nội vụ.
- Tham mưu
UBND tỉnh ban hành quy định về xét thi đua khen thưởng hàng năm cho các
cá nhân, tập thể gắn với công tác cải cách thủ tục hành chính, cung cấp dịch
vụ công trực tuyến tại các cơ quan, đơn vị;
- Tham mưu
UBND tỉnh ban hành các thủ tục hành chính liên thông, tạo điều kiện
cung cấp dịch vụ công trực tuyến liên thông mức độ 3, 4;
- Tiếp
nhận phản hồi của cá nhân, tổ chức về chất lượng dịch vụ công trực
tuyến và tham mưu UBND tỉnh các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ công trực
tuyến.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư.
- Chủ trì,
phối hợp với Sở Tài chính, Sở Thông tin và Truyền thông cân đối, tổng hợp các
nguồn lực trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm của tỉnh
cho các dự án cung cấp dịch vụ công trực tuyến theo Kế hoạch;
- Xây dựng
chính sách huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước; khuyến khích các cá
nhân, doanh nghiệp đầu tư cung cấp dịch vụ phục vụ ứng dụng và phát triển CNTT
trong các cơ quan nhà nước.
4. Sở Tài chính.
- Ưu tiên
bố trí ngân sách cho các chương trình, dự án, hạng mục triển khai dịch vụ
công trực tuyến của các cơ quan, đơn vị theo Kế hoạch và
các dự án hỗ trợ thực hiện Kế
hoạch;
- Tham mưu
UBND tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách huy động các nguồn vốn đầu tư trong
nước và ngoài nước trong việc thực hiện Kế hoạch;
- Hướng
dẫn các cơ quan, đơn vị nghiệm thu, quyết toán các dự án hoàn thành; dự
toán, thanh toán và quyết toán chi phí thuê các dịch vụ CNTT.
5. Sở Tư pháp.
- Phối hợp
với các cơ quan liên quan tiếp tục rà soát, thực hiện cải cách bộ thủ tục hành
chính của tỉnh;
- Thường
xuyên theo dõi, đảm bảo chất lượng các văn bản liên quan đến dịch vụ công và dịch
vụ công trực tuyến của tỉnh.
6. Các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành, thị.
- Thủ trưởng
các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm quán triệt, triển khai dịch vụ công trực tuyến
của cơ quan, đơn vị; chủ động bố trí nguồn tài chính, trang thiết bị, nguồn
nhân lực, xây dựng các quy định,
quy chế cần thiết đáp ứng việc
cung cấp, sử dụng các dịch vụ công trực tuyến đúng Kế hoạch đề ra;
- Phối hợp
với Sở Thông tin và Truyền thông triển khai các hạng mục dự án
thực hiện Kế hoạch cung cấp dịch vụ công trực tuyến của tỉnh;
- Định kỳ
tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh tình hình cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại đơn
vị qua đầu mối là Sở Thông tin và Truyền thông.
Căn cứ vào
kế hoạch của tỉnh; các sở, ban, ngành; UBND các huyện thành thị xây dựng kế hoạch
triển khai thực hiện. Trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch, mọi phát
sinh, vướng mắc, khó khăn các đơn vị liên hệ với Sở Thông tin và Truyền thông để
được phối hợp, hỗ trợ triển khai thực hiện./.