ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TIỀN GIANG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 159/KH-UBND
|
Tiền Giang, ngày 30
tháng 6 năm 2016
|
KẾ
HOẠCH
ỨNG
DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (CNTT) TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TỈNH TIỀN
GIANG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng
6 năm 2006;
Căn cứ Luật Giao dịch điện tử ngày 29 tháng
11 năm 2005;
Căn cứ Nghị định 64/2007/NĐ-CP, ngày
10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan
nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 63/QĐ-TTg ngày
13/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển an toàn thông
tin số quốc gia đến năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày
13/6/2011 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực
tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà
nước;
Căn cứ Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của
Chính phủ ban hành Chương trình Tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn
2011 - 2020; Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 13/6/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ ban
hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/01/2012
Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng hệ thống kết
cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản thành nước công nghiệp theo hướng
hiện đại vào năm 2020;
Căn cứ Chỉ thị 22/CT-TTg ngày 05 tháng 8 năm
2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội 5 năm 2016 - 2020;
Căn cứ Chương trình hành động số 58-CTr/TU
ngày 30/9/2014 của Tỉnh ủy Tiền Giang về thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 01
tháng 7 năm 2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ
thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế;
Căn cứ Chỉ thị 23/CT-TTg ngày 05 tháng 8 năm
2014 về lập kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 80/2014/QĐ-TTg ngày
30/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ Quy định thí điểm về thuê dịch vụ CNTT trong
cơ quan nhà nước;
Căn cứ Nghị quyết 26/NQ-CP ngày 15 tháng 4
năm 2015 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện
Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01 tháng 7 năm 2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng
dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội
nhập quốc tế;
Căn cứ Công văn số 1178/BTTTT-THH ngày
21/4/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Khung kiến trúc
Chính phủ điện tử Việt Nam, Phiên bản 1.0;
Căn cứ Quyết định số 714/QĐ-TTg ngày
22/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia cần
ưu tiên triển khai tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử;
Căn cứ Công văn số 2634/BTTTT-THH ngày 17/8/2015
của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn xây dựng Kế hoạch ứng dụng
công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày
14/10/2015 của Chính phủ về chính phủ điện tử;
Căn cứ Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày
26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng
công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020,
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt
động của cơ quan nhà nước tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2016 - 2020 như sau:
1. Xây dựng, triển khai các văn bản về ứng dụng
công nghệ thông tin
Chỉ
thị số 05/CT-UBND ngày 17/02/2009 về tăng cường sử dụng hệ thống thư điện tử
trong hoạt động của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.
Quyết
định số 15/2009/QĐ-UBND ngày 20/05/2009 Ban hành Quy chế quản lý, sử dụng hệ thống
thư điện tử tỉnh Tiền Giang.
Quyết
định số 2665/QĐ-UBND ngày 30/7/2009 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển
công nghệ thông tin tỉnh Tiền Giang đến năm 2020.
Quyết
định số 05/2011/QĐ-UBND ngày 15/02/2011 ban hành Quy định về hỗ trợ đối với cán
bộ, công chức, viên chức chuyên trách công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Tiền
Giang.
Kế
hoạch số 58/KH-UBND ngày 13/6/2011 về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động
của cơ quan nhà nước tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2011 - 2015.
Quyết
định số 17/2011/QĐ-UBND ngày 06/6/2011 ban hành quy định về quản lý và vận hành
Cổng thông tin điện tử tỉnh.
Quyết
định số 08/2013/QĐ-UBND ngày 05/4/2013 ban hành Quy định về quản lý và vận hành
mạng tin học diện rộng của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang.
Kế
hoạch 140/KH-UBND ngày 10/9/2013 về triển khai thực hiện Đề án “Đưa Việt Nam sớm
trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông” trên địa bàn tỉnh
Tiền Giang.
Kế hoạch số 204/KH-UBND ngày 11/12/2013 về thực
hiện sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh
Tiền Giang đến năm 2015.
Quyết định số 03/2014/QĐ-UBND ngày 17/3/2014
ban hành Quy chế quản lý, sử dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành trong
các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Quyết định số 875/QĐ-UBND ngày 11/4/2014 về
việc ủy quyền quản lý thuê bao chứng thư số trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Quyết định số 12/2014/QĐ-UBND ngày 26/4/2014
ban hành Quy định về trình tự thủ tục, thời gian giải quyết hồ sơ theo cơ chế một
cửa liên thông trong lĩnh vực đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối
với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài
được sở hữu nhà ở tại Việt Nam trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Quyết định số 22/2015/QĐ-UBND ngày
03/7/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành Quy chế quản lý và sử dụng
chữ ký số, chứng thư số trong cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Kế hoạch số 170/KH-UBND ngày 22/9/2015 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Tiền Giang về thực hiện Nghị quyết 26/NQ-CP ngày 15/4/2015 của
Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày
01 tháng 7 năm 2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ
thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế trên địa bàn
tỉnh Tiền Giang.
2. Hạ tầng kỹ thuật
a) Đối với cấp tỉnh:
- Hạ tầng máy chủ, máy trạm tại các sở,
ngành tỉnh.
+ Máy chủ: 59 máy, tỷ lệ: 2,68 máy/đơn
vị.
+ Máy trạm: 990 máy, tỷ lệ: 41,25
máy/đơn vị ~ 0,88 máy/cán bộ, công chức.
+ Máy in: 460 máy, tỷ lệ:19 máy/đơn vị.
- Tỷ lệ cơ quan có mạng LAN: 24/24 đơn
vị, đạt 100%.
- Tỷ lệ cơ quan có kết nối internet tốc
độ cao.
+ Đơn vị: 24/24 đơn vị, đạt 100%.
+ Số lượng máy kết nối: 940 máy.
- Tỷ lệ cơ quan có kết nối mạng chuyên
dùng của các cơ quan Đảng và nhà nước: 523 điểm (110 cơ quan Nhà nước và 413
các ban Đảng) đã triển khai cáp quang, và kết nối bằng cáp đồng đến toàn bộ các
xã, phường, thị trấn.
- Hạ tầng đảm bảo an toàn, an ninh thông tin:
+ Số đơn vị cài đặt phần mềm tường lửa: 24/24 đơn vị.
+ Số đơn vị trang bị phần mềm diệt virus:
24/24 đơn vị.
+ Số đơn vị trang bị thiết bị bảo mật 24/24
đơn vị.
+ Tập huấn, đào tạo cán bộ phụ trách an toàn, an
ninh thông tin tại các đơn vị.
- Hạ tầng Trung tâm tích hợp dữ liệu: Được
trang bị hệ thống máy chủ; hệ thống lưu trữ; hệ thống bảo mật; đường truyền… đảm
bảo cho các ứng dụng đang được triển khai như phần mềm quản lý văn bản và điều
hành, một cửa điện tử. Đầu
tư nâng cấp Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh và trang cấp các thiết bị bảo mật
cho các sở ngành, UBND cấp huyện kết nối mạng diện rộng của tỉnh nhằm cung cấp
máy chủ và hạ tầng an ninh thông tin tốt phục vụ cho triển khai các ứng dụng
năm 2014 và các năm tiếp theo.
Triển khai chữ ký số, chứng thư số: đã cấp
314 chữ ký số cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh, Sở đã phối hợp với Ban
cơ yếu Chính phủ tổ chức tập huấn sử dụng chứng thư số lần 2 với 14 lớp tập huấn
cho hơn 300 cán bộ, công chức, viên chức về quản lý, sử dụng chứng thư số, chữ
ký số cho quản trị mạng và văn thư các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện, xã
và đang triển khai đưa ứng dụng chữ ký số vào gửi liên thông văn bản điện tử.
- Đã triển khai đường truyền mạng số liệu
chuyên dùng của tỉnh: kết nối đến 22 sở, ban, ngành tỉnh và 11 huyện, thị,
thành, 173 xã, phường, thị trấn.
- Tổng số cán bộ, công chức có trình độ, bằng
cấp hoặc đã được đào tạo cơ bản về công nghệ thông tin: 1000/1114 cán bộ.
b) Đối với cấp huyện:
- Tỷ lệ máy tính trung bình:
+ Máy chủ: 18 máy, tỷ lệ: 1,6 máy/đơn vị huyện.
+ Máy trạm: 2932 máy, tỷ lệ: 89 máy/đơn vị
huyện ~ 0,79 máy/cán bộ, công chức.
+ Máy in: 1149 máy, tỷ lệ: 34,8 máy/đơn vị
huyện.
- Tỷ lệ cơ quan có mạng LAN: 11/11 đơn vị, đạt
100%
- Tỷ lệ cơ quan có kết nối internet tốc độ
cao
+ Đơn vị: 11/11 đơn vị, đạt 100%
+ Số lượng máy kết nối: 2434/3689 máy, tỷ lệ:
66%
- Tỷ lệ cơ quan có kết nối mạng WAN
+ Đơn vị: 11/11 đơn vị, đạt 100%
+ Số lượng máy kết nối: 11 máy chủ
- Hạ tầng về an toàn, an ninh thông tin:
+ Số đơn vị trang bị phần mềm diệt virus:
11/11 đơn vị.
+ Số đơn vị cài đặt phần mềm tường lửa: 11/11
đơn vị.
+ Số đơn vị trang bị thiết bị bảo mật: chưa
trang bị.
- Tổng số cán bộ, công chức: có trình độ, bằng
cấp hoặc đã được đào tạo cơ bản về công nghệ thông tin: 2434/3689 cán bộ.
3. Ứng dụng công nghệ
thông tin trong nội bộ các cơ quan nhà nước
Trong thời gian qua, các đơn vị cấp tỉnh, sở,
ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố đã quan tâm đầu tư phát triển hạ tầng kỹ
thuật, xây dựng và hoàn thành được cơ bản về sử dụng phần mềm ứng dụng công nghệ
thông tin vào hoạt động của cơ quan nhà nước, đã đạt được một số kết quả như
sau:
a) Ứng dụng, tác nghiệp dùng chung phục vụ quản
lý và điều hành:
Hệ thống thư điện tử (@tiengiang.gov.vn): đã
được triển khai đồng bộ tại 100% đơn vị sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân huyện,
là công cụ trao đổi thông tin giữa các đơn vị, cũng như các cán bộ, công chức
thông suốt, an toàn, hiệu quả, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí. Đạt 90% cán
bộ, công chức được cấp hộp thư điện tử, với 80% cán bộ, công chức thường xuyên
sử dụng hộp thư điện tử.
Phần mềm quản lý văn bản và điều hành công việc:
Đã triển khai đưa vào sử dụng chính thức theo mô hình tập trung, phạm vi triển
khai bao gồm: 22 sở, ban, ngành tỉnh, 11 UBND cấp huyện, 173 đơn vị cấp xã và mở
rộng một cho một số cơ quan ngành dọc, cơ quan đoàn thể cấp tỉnh, số tài khoản
người dùng được cấp phát trên 25.000 tài khoản. Hệ thống được triển khai theo
mô hình tập trung, cài đặt tại Trung tâm Tích hợp dữ liệu của tỉnh.
b) Ứng dụng tác nghiệp chuyên ngành:
Phần mềm quản lý chuyên ngành như phần mềm quản
lý kế toán - tài chính, quản lý tài sản và các phần mềm chuyên ngành khác đang
được ứng dụng rộng rãi ở các đơn vị trên địa bàn tỉnh, bước đầu phát huy hiệu
quả trong hoạt động quản lý và điều hành. Tuy nhiên, đa phần các phần mềm
chuyên ngành mới chỉ được triển khai riêng lẻ tại các cơ quan, đơn vị, chưa được
triển khai đồng bộ, chưa có sự gắn kết liên thông trong toàn tỉnh.
Cơ sở dữ liệu: Các sở, ban, ngành tỉnh
đang xây dựng các cơ sở dữ liệu: dân cư (hộ tịch), công chứng, cán bộ công chức,
nhân khẩu ngành công an, người có công, y ba, học sinh... Tuy nhiên, đa phần
các cơ sở dữ liệu vẫn chưa được đồng bộ, chưa có sự gắn kết liên thông trong
toàn tỉnh và chưa được cập nhật thường xuyên, làm hạn chế hiệu quả ứng dụng
công nghệ thông tin.
4. Ứng dụng công nghệ
thông tin phục vụ người dân và doanh nghiệp
Cổng thông tin điện tử của tỉnh gồm 1 cổng
chính và 35 cổng thành phần (22 sở, ban, ngành và 11 UBND cấp huyện), và có các
cổng thành phần của cơ quan ngành dọc, đoàn thể và trường học; trong quá trình
xây dựng và triển khai Cổng thông tin điện tử đã được tích hợp toàn bộ thủ tục
hành chính công của các sở, ban, ngành tỉnh; UBND cấp huyện, cấp xã/phường/thị
trấn.
Đến nay, các cổng thông tin điện tử của các
đơn vị đã cung cấp được 1.334 dịch vụ công trực tuyến mức độ 2; 209 dịch vụ
công mức độ 3 và 30 dịch vụ công mức độ 4. Có 16 đơn vị cung cấp dịch vụ công mức
độ 3 (gồm Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tư pháp, Sở Giao thông Vận tải và 11 đơn vị cấp huyện);
02 đơn vị cung cấp dịch vụ công mức độ 4 (gồm Sở Thông tin và Truyền thông cung
cấp 6 dịch vụ công; Sở Y tế cung cấp 24 dịch vụ công).
Nhìn chung, các Cổng thông tin điện tử trên địa
bàn tỉnh cơ bản đáp ứng Nghị định 43/2011/NĐ-CP. Tuy nhiên, các thông tin được
cung cấp trên cổng thông tin điện tử của tỉnh mới chỉ là các thông tin cơ bản;
chưa thường xuyên cập nhật các thông tin về các chính sách ưu đãi, cơ hội đầu
tư, dự án mời gọi đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển
kinh tế xã hộ. Trong thời gian tới, cổng thông tin điện tử Tiền Giang cần tiếp
tục được nâng cấp và mở rộng để trở thành cổng giao dịch điện tử cung cấp đầy đủ
thông tin và các dịch vụ công trực tuyến phục vụ cho người dân và doanh nghiệp.
Ngoài ra, hệ thống một cửa điện tử đã được
triển khai liên thông tại 5/24 sở, ban, ngành, 3/11 huyện, thị xã, thành phố và
45/173 xã, phường, thị trấn. Tổng số hồ sơ nhận được là 6.531 hồ sơ, trong đó
giải quyết đúng hạn 5.573 hồ sơ (đạt 85%).
5. Hiện trạng
về nguồn nhân lực ứng dụng công nghệ thông tin
a) Về an toàn thông tin:
Trong thời gian qua, tình hình an
toàn, an ninh thông tin trên địa bàn tỉnh Tiền Giang tương đối ổn định, được
ngăn chặn nhanh chóng và khắc phục kịp thời khi xảy ra sự cố (như truy cập trái
phép, virus…).
Đạt 80% đơn vị cấp sở, ban, ngành, huyện
đã trang bị phần mềm quét virus, lọc thư rác; hầu hết mạng LAN các cơ quan, đơn
vị đã trang bị hệ thống tường lửa; 40% mạng LAN các cơ quan, đơn vị đã trang bị
hệ thống an toàn dữ liệu.
Đa phần các bệnh viện và các trường học
các cấp đã triển khai cài đặt phần mềm diệt virus có bản quyền, trang bị hệ thống
tường lửa - Firewall, lọc thư rác nhằm đảm bảo an toàn, an ninh thông tin.
Công tác đào tạo nguồn nhân lực bảo đảm
an toàn, an ninh thông tin tại các cơ quan nhà nước được tổ chức hàng năm nhằm
nâng cao năng lực quản trị các hệ thống thông tin của đơn vị và của tỉnh. Tuy
nhiên, do số lượng lớp tổ chức và thời gian đào tạo ngắn nên mới chỉ đáp ứng được
một số ít cán bộ, mới tổ chức được một số các chương trình đào tạo chuyên sâu về
an toàn, an ninh thông tin.
Nhìn chung, công tác đảm bảo an toàn,
an ninh thông tin trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế, các hệ thống hạ tầng
kỹ thuật công nghệ thông tin quan trọng như các hệ thống cổng thông tin điện tử
của tỉnh, các hệ thống kết nối với Trung ương chưa đầu tư hạ tầng với hệ thống
bảo mật có độ tin cậy cao, vẫn còn nhiều sơ hở trong đảm bảo an ninh thông tin.
b) Về nguồn nhân lực phục vụ ứng dụng
CNTT:
Tại các cơ quan, đơn vị nhà nước cấp tỉnh,
sở, ban, ngành, huyện: Đạt 89% cán bộ, công chức biết biết sử dụng công nghệ
thông tin; 97% đơn vị có cán bộ phụ trách công nghệ thông tin, với tổng số 108
cán bộ phụ trách công nghệ thông tin (trong đó có 17 cán bộ có trình độ cao đẳng;
60 cán bộ có trình độ đại học; 05 cán bộ có trình độ thạc sỹ).
Tại các cơ quan cấp sở, ban, ngành: đạt
96% đơn vị có cán bộ phụ trách công nghệ thông tin, với tổng số 67 cán bộ,
trung bình mỗi đơn vị có 2,9 cán bộ.
Tại các cơ quan cấp huyện: 100% đơn vị
có cán bộ phụ trách công nghệ thông tin, với tổng số 36 cán bộ, trung bình mỗi
đơn vị có 3,3 cán bộ.
Tại các cơ quan cấp xã: 91% cán bộ biết
sử dụng công nghệ thông tin trong công việc.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng về công
nghệ thông tin: Năm 2015, Tỉnh đã tổ chức 03 lớp đào tạo phổ cập công nghệ
thông tin cho 120 cán bộ, công chức cấp tỉnh và 300 cán bộ, công chức cấp huyện.
Đồng thời, đã tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng về quản lý nhà nước ngành
thông tin và truyền thông cho các cán bộ cấp tỉnh, huyện.
6. Hiện trạng
về ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực giáo dục, y tế:
a) Các đơn vị giáo dục và đào tạo:
Trong thời gian qua, Tỉnh đã tích cực
đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học và đổi
mới công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng quản lý và giáo dục. Sở Giáo dục
và Đào tạo đã triển khai nhiều hoạt động nhằm nâng cao và khuyến khích các giáo
viên trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và giảng dạy. Tuy
nhiên, hiệu quả đạt được chưa cao, đa số các ứng dụng công nghệ thông tin mới
chỉ triển khai ở các phòng giáo dục, các trường trung học phổ thông và trung học
cơ sở; các trường tiểu học vẫn chưa thực sự ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng
dạy.
b) Điều hành và quản lý giáo dục:
Sở Giáo dục và Đào tạo của tỉnh đã xây
dựng website (tiengiang.edu.vn) cung cấp các thông tin về trường học, dạy và học
cho giáo viên, học sinh; chỉ đạo thống nhất việc gửi và nhận văn bản qua hệ thống
thư điện tử. Đến nay, đạt 100% các đơn vị trường học của tỉnh có hộp thư riêng
với tên miền moet.edu.vn; 100% cán bộ, giáo viên khối trực thuộc Sở Giáo dục và
Đào tạo đã được cấp hộp thư điện tử với tên miền @tiengiang.edu.vn.
Đã triển khai các phần mềm quản lý thống
nhất trong toàn ngành như EMIS, PEMIS, VEMIS. Đạt 100% các trường trung học phổ
thông và trung học cơ sở đã triển khai sử dụng phần mềm quản lý điểm học sinh,
quản lý tài chính, quản lý thi. 100% các phòng giáo dục và đào tạo, các trường
chuyên nghiệp, trung học phổ thông, 76% trường trung học cơ sở và 33,5% trường
tiểu học trên địa bàn tỉnh đã xây dựng website cung cấp tài liệu, thông tin phục
vụ giảng dạy và thông tin hoạt động của trường.
Hệ thống họp giao ban qua mạng đã được
triển khai tại tại Sở Giáo dục và Đào tạo, 100% phòng Giáo dục và Đào tạo và một
số trường trung học phổ thông. Tuy nhiên, việc triển khai họp giao ban qua mạng
giữa Sở Giáo dục và Đào tạo với các đơn vị trực thuộc vẫn chưa được tiến hành
thường xuyên.
Trong công tác giảng dạy: Sở Giáo dục
và Đào tạo thường xuyên chỉ đạo các đơn vị tăng cường ứng dụng công nghệ thông
tin trong công tác dạy - học, tổ chức cho giáo viên tham gia các cuộc thi thiết
kế bài giảng điện tử e-Learning; tích hợp việc học tin học trong các môn học
khác và ngược lại. Một số trường học trên địa bàn tỉnh đã khai thác tối đa
phòng học đa phương tiện nhằm đáp ứng nhu cầu dạy học của giáo viên.
c) Các đơn vị y tế:
Trong thời gian qua, các đơn vị bệnh
viện và các cơ sở y tế khác trên địa bàn tỉnh đã ứng dụng công nghệ thông tin
vào công tác khám và điều trị tương đối tốt: đạt 100% các bệnh viện tuyến tỉnh,
huyện và 80% các cơ sở y tế khác đã trang bị các phần mềm quản lý riêng lẻ như
quản lý nội trú, quản lý dược, quản lý vật tư, quản lý cận lâm sàng, quản lý viện
phí… và đã cài đặt các cơ sở dữ liệu tương ứng. Trong đó, có 06 bệnh viện triển
khai áp dụng phần mềm vào công tác quản lý bệnh viện đạt hiệu quả tốt.
Tại các trạm y tế xã phường: đạt 100%
các đơn vị đều đã được trang bị máy tính nhưng chưa ứng dụng nhiều vào công tác
quản lý và điều trị, chỉ có 45% đơn vị triển khai cài đặt sử dụng phần mềm quản
lý khám và chữa bệnh.
Tỷ lệ cán bộ y tế có hộp thư điện tử để
hỗ trợ, hướng dẫn bệnh nhân điều trị ngoại trú thấp, nguyên nhân một phần do
chưa có quy định của bệnh viện và các cán bộ y tế chưa chủ động nâng cao kiến
thức ứng dụng tin học. Chưa có đơn vị bệnh viện nào xây dựng website, cung cấp
thông tin hoạt động và điều trị nội trú.
Trong thời gian tới, cần trang bị thêm
các cơ sở dữ liệu, phần mềm ứng dụng phục vụ cho công tác y tế tại các bệnh viện
tỉnh, huyện và các trạm y tế xã. Đặc biệt phát triển dịch vụ y tế từ xa, xây dựng
và cung cấp hộp thư điện tử với tên miền của tỉnh cho cán bộ y tế phục vụ công
tác khám và điều trị.
7. Kinh phí
triển khai các dự án ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước
giai đoạn 2011 - 2015
Theo Phụ lục I đính kèm: Danh mục các
dự án công nghệ thông tin tỉnh Tiền Giang triển khai giai đoạn 2011 - 2015.
8. Đánh giá kết
quả đạt được và những tồn tại, hạn chế
a) Kết quả đạt được:
Đã hoàn thành kết nối Internet, mạng LAN và mạng
WAN đơn vị Đảng và Nhà nước cấp tỉnh, huyện, cơ bản đáp ứng nhu cầu trao đổi dữ
liệu, khai thác các ứng dụng và dịch vụ dùng chung. Ứng dụng công nghệ thông
tin trong các cơ quan nhà nước đã được triển khai rộng đến hầu hết các đơn vị cấp
xã, từng bước đáp ứng tốt công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, chuyên môn nghiệp
vụ, cải cách hành chính, đảm bảo truyền nhận thông tin đa chiều an toàn và nhanh
chóng. Công tác gửi, nhận văn bản điện tử được thực hiện từ tỉnh đến xã được thực
hiện tốt.
Hoàn thành trang bị đồng bộ phần mềm quản lý
văn bản và điều hành qua mạng cho 100% các sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện
và Ủy ban nhân dân cấp xã. Đạt 100% đơn vị sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh, huyện đã có cổng thông tin điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin trong giải
quyết thủ tục hành chính, triển khai một cửa điện tử, rút ngắn thời gian xử lý
nhà nước, tăng tính minh bạch trong hoạt động của cơ quan nhà nước; cung cấp
209 dịch vụ công mức độ 3 và 30 dịch vụ công mức độ 4 phục vụ người dân và
doanh nghiệp.
Công tác quản lý nhà nước về công nghệ thông
tin ngày càng được tăng cường. Lãnh đạo các cấp quan tâm và có quan điểm tích cực
trong việc đưa ứng dụng công nghệ thông tin nhằm thúc đẩy quá trình cải cách
hành chính phục vụ người dân và doanh nghiệp.
b) Tồn tại, hạn chế:
Việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin
trong nội bộ cơ quan nhà nước vẫn còn nhiều hạn chế, vẫn còn thiếu các phần mềm
chuyên ngành, các cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý điều hành, liên thông trong
toàn tỉnh. Đa phần các ứng dụng công nghệ thông tin được triển khai tại các đơn
vị vẫn mang tính rời rạc, chưa liên kết thành một hệ thống, văn bản điện tử
chưa được truyền đưa thông suốt giữa các cơ quan, đơn vị; dữ liệu chưa được
chia sẻ và sử dụng chung.
Triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến
phục vụ người dân và doanh nghiệp, nhưng chưa được người dân và tổ chức ứng dụng
rộng rãi. Việc ứng dụng công nghệ thông tin tại các đơn vị cấp xã vẫn còn yếu,
hiệu quả đạt được chưa cao.
Hạ tầng công nghệ thông tin trong các cơ quan
nhà nước tuy đã được cải thiện đáng kể trong thời gian qua, tạo nền tảng cho
triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin, nhưng vẫn chưa bảo đảm nhu cầu thực
tế, hiệu quả đạt được chưa cao, vẫn còn khoảng 15% máy tính đã được trang bị từ
lâu, cấu hình yếu và xuống cấp. Đối với cấp xã, hạ tầng còn yếu và thiếu, đa phần
các thiết bị đều trong tình trạng hoạt động kém, chưa được duy tu, bảo dưỡng đầy
đủ nên chưa đáp ứng được nhiều cho việc ứng dụng công nghệ thông tin.
Mạng truyền số liệu chuyên dùng tuy đã được đầu
tư kết nối đến tất cả các cơ quan sở, ngành, huyện nhưng tốc độ đường truyền thấp,
không đáp ứng nhu cầu sử dụng của các đơn vị.
Hạ tầng đảm bảo an toàn, an ninh, bảo mật
thông tin cũng chưa đáp ứng yêu cầu, hệ thống phòng chống virus chủ yếu mới chỉ
triển khai ở mức đơn lẻ tại các máy trạm, chưa xây dựng được các hệ thống phòng
chống virus, chống thư rác tổng thể.
Trình độ, thói quen ứng dụng công nghệ thông
tin của cán bộ, công chức và người dân vẫn còn hạn chế, ảnh hưởng đến khả năng
tiếp nhận các dịch vụ của các cơ quan nhà nước cung cấp. Nhiều cán bộ công chức
chưa có thói quen, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là các ứng dụng
công nghệ thông tin đặc thù, chuyên ngành.
1. Mục tiêu
a) Mục tiêu tổng quát:
Triển khai có hiệu quả Chương trình cải
cách hành chính của tỉnh gắn kết chặt chẽ xây dựng chính quyền điện tử và cung
cấp các dịch vụ công cơ bản trực tuyến mức độ 3 và 4, đáp ứng nhu cầu thực tế,
phục vụ người dân và doanh nghiệp mọi lúc, mọi nơi, dựa trên nhiều phương tiện
khác nhau. Ứng dụng công nghệ thông tin để giảm thời gian, số lần trong một năm
người dân, doanh nghiệp phải đến trực tiếp cơ quan nhà nước thực hiện các thủ tục
hành chính.
Đẩy mạnh phát triển Chính quyền điện tử,
nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, phục vụ người
dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn. Công khai, minh bạch hoạt động của các
cơ quan nhà nước trên môi trường mạng. Phát triển hạ tầng kỹ thuật, các hệ thống
thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia, tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử, bảo
đảm an toàn, an ninh thông tin.
b) Mục tiêu cụ thể:
Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ
người dân và doanh nghiệp:
- 100% cơ quan nhà nước từ cấp huyện đến
xã triển khai hệ thống một cửa điện tử.
- 70% người dân sử dụng dịch vụ công
trực tuyến ở mức độ 2.
- 30% hồ sơ thủ tục hành chính được xử
lý trực tuyến ở mức độ 3.
- 90% hồ sơ khai thuế, nộp thuế của
doanh nghiệp nộp qua mạng ở mức độ 4.
- 90% cơ quan, tổ chức thực hiện giao
dịch điện tử trong việc thực hiện thủ tục tham gia Bảo hiểm xã hội ở mức độ 3;
Ứng dụng công nghệ thông tin trong nội
bộ cơ quan nhà nước:
- 80% văn bản không mật trình Ủy ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ dưới dạng điện tử (bao gồm
cả các văn bản trình song song cùng văn bản giấy).
- 100% văn bản trao đổi giữa các cơ
quan nhà nước dưới dạng điện tử (bao gồm cả các văn bản gửi song song cùng văn
bản giấy).
Xây dựng và hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật,
các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia:
- Xây dựng và hoàn thiện hạ tầng kỹ
thuật các cấp, tạo nền tảng phát triển chính quyền điện tử đồng bộ, kết nối, bảo
đảm an toàn, an ninh thông tin.
- Nâng cấp và hoàn chỉnh hạ tầng tập
trung tại Trung tâm tích hợp dữ liệu đủ năng lực vận hành ứng dụng trong cơ
quan nhà nước tỉnh Tiền Giang.
- 100% các xã, phường, thị trấn trên địa
bàn tỉnh được đầu tư xây dựng và hoàn thiện hệ thống mạng nội bộ LAN.
- Triển khai giao thông thông minh ít
nhất tại 01 địa điểm
2. Nội dung
Kế thừa kết quả đạt
được trong thời gian qua; căn cứ nhu cầu thực tế của địa phương, đến năm 2020 phấn đấu xây
dựng và hình thành chính quyền điện tử cấp tỉnh phù hợp với lộ trình
xây dựng hệ thống thông tin điện tử quốc gia, đồng thời có khả năng mở rộng,
kết nối, liên thông giữa các hệ thống thông tin các cấp trong tương lai, với các nội
dung cơ bản sau:
a) Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ
người dân và doanh nghiệp:
Xây dựng lộ trình cung cấp dịch vụ
công trực tuyến mức độ 3, 4 theo hướng dẫn tại Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày
26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng
CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020.
Triển khai ứng dụng công nghệ thông
tin vào công tác giải quyết thủ tục hành chính theo mô hình “Một cửa - Một cửa
liên thông” trên địa bàn tỉnh Tiền Giang phục vụ các lĩnh vực Kế hoạch và Đầu
tư, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Tư pháp, Giao thông vận tải… Xây dựng hệ
thống bản đồ du lịch điện tử, hệ thống giao thông thông minh trên địa bàn tỉnh.
b) Hạ tầng kỹ thuật:
Triển khai mở rộng mạng nội bộ các cơ
quan, nâng cao chất lượng mạng diện rộng của tỉnh và bảo đảm chất lượng đường
truyền số liệu chuyên dùng các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.
Tập trung triển khai thực hiện các nội
dung, dự án đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin cho các cơ quan, đơn vị: trang bị
máy tính, mạng nội bộ kết nối trong mỗi đơn vị, giữa các đơn vị các cấp; bảo đảm
hạ tầng kỹ thuật sẵn sàng cho ứng dụng công nghệ thông tin.
Tin học hóa toàn diện công tác quản lý
của các ngành y tế, giáo dục, nông nghiệp, tư pháp… để phục vụ cho người dân,
doanh nghiệp góp phần vào xây dựng nền chính quyền điện tử cấp tỉnh.
Triển khai nâng cấp và mở rộng Cổng
thông tin điện tử tỉnh của tỉnh.
Nâng cấp Trung tâm tích hợp dữ liệu của
tỉnh đảm bảo triển khai các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh, các hệ thống
thông tin quan trọng của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.
Xây dựng các cơ sở dữ liệu chuyên
ngành đảm bảo tính tích hợp dùng chung của tỉnh và đồng bộ với cơ sở dữ liệu
ngành trong cả nước; phải phù hợp với quy định của các Bộ chuyên ngành được
giao chủ trì xây dựng khung; đồng thời đảm bảo tính tương thích, tính kế thừa
các cơ sở dữ liệu hiện có. Khi triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên
ngành, các sở, ban, ngành tỉnh khi làm chủ đầu tư cần phối hợp với Bộ
chuyên ngành để triển khai đồng bộ, đạt hiệu quả, tránh trùng lặp.
Xây dựng hệ thống thông tin dùng chung
các ngành trên cơ sở khai thác, chia sẻ dữ liệu dùng chung từ các hệ thống cơ sở
dữ liệu chuyên ngành đã được triển khai.
c) Ứng dụng công nghệ thông tin trong
nội bộ cơ quan nhà nước:
Tăng cường sử dụng
văn bản dạng điện tử, chữ ký số trong công tác chỉ đạo, điều hành và quản lý của
các cơ quan nhà nước cấp tỉnh. Nâng cấp hệ thống quản lý văn bản và điều hành
cho các sở, ngành và UBND cấp huyện theo hướng tăng cường chức năng chỉ đạo, điều
hành, mở rộng sự kết nối liên thông giữa các cấp, đảm bảo tính liên
thông giữa các hệ thống quản lý văn bản và điều hành theo hướng dẫn của Bộ
Thông tin và Truyền thông.
Nâng cấp, mở rộng hệ thống thư điện tử
tỉnh đảm bảo cung cấp hộp thư điện tử công vụ cho 100% cán bộ, công chức, đảm bảo
95% cán bộ, công chức thường xuyên sử dụng; 85% cán bộ, công chức sử dụng thành
thạo hộp thư điện tử công vụ phục vụ công việc chuyên môn.
Xây dựng các cơ sở dữ liệu chuyên
ngành đảm bảo tính tích hợp dùng chung của tỉnh và đồng bộ với cơ sở dữ liệu
ngành trong cả nước; phải phù hợp với quy định của các Bộ chuyên ngành được
giao chủ trì xây dựng khung; đồng thời đảm bảo tính tương thích, tính kế thừa
các cơ sở dữ liệu hiện có. Khi triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên
ngành, các sở, ban, ngành tỉnh khi làm chủ đầu tư cần phối hợp với Bộ
chuyên ngành để triển khai đồng bộ, đạt hiệu quả, tránh trùng lặp.
Xây dựng và triển khai đề án chính quyền
điện tử tỉnh.
d) Đảm bảo an toàn thông tin:
Triển khai các giải pháp an toàn bảo mật
thông tin, tích hợp chữ ký số chuyên dụng vào hệ thống công nghệ thông tin dùng
chung của tỉnh như: Cổng thông tin điện tử, phần mềm quản lý văn bản điều hành,
một cửa điện tử;
Triển khai giải pháp an toàn bảo mật
thông tin đồng bộ trên nền tảng Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh; xây dựng mã bảo
mật xác thực truy nhập bằng OTP (One Time Password) trên hệ thống công nghệ
thông tin dùng chung của tỉnh;
Xây dựng và áp dụng quy trình và quy định
đảm bảo an toàn, an ninh thông tin; kiểm tra, đánh giá mức độ an toàn, an ninh
thông tin và có biện pháp khắc phục, phòng ngừa hiệu quả; triển khai các giải
pháp bảo đảm chống virus, mã độc hại cho máy tính cá nhân; triển khai giải pháp
lưu nhật ký đối với các hệ thống thông tin quan trọng, các cổng, trang thông
tin điện tử;
Bố trí cán bộ, công chức chuyên trách
quản lý về an toàn, an ninh thông tin cho đơn vị. Tổ chức các lớp khóa đào tạo
kỹ năng cơ bản, chuyên sâu về an toàn thông tin cho cán bộ kỹ thuật; đào tạo kiến
thức về an toàn thông tin cho cán bộ quản lý.
đ) Nguồn nhân lực cho ứng dụng công nghệ
thông tin:
Lãnh đạo Ủy ban nhân dân các cấp; lãnh
đạo sở, ban, ngành tỉnh phải quan tâm chỉ đạo chặt chẽ công tác ứng dụng công
nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, chịu trách nhiệm về
công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan thuộc ngành, địa
phương quản lý; gương mẫu, tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ thông tin
vào công việc hàng ngày.
Xây dựng kế hoạch tuyển dụng, thu hút
nguồn nhân lực công nghệ thông tin; đào tạo đội ngũ cán bộ phụ trách công nghệ
thông tin cho các sở, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành.
Tăng cường hợp tác, liên kết đào tạo với
các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước để nâng cao chất lượng đào tạo. Quy hoạch,
nâng cấp các trường, các trung tâm đào tạo công nghệ thông tin vừa đáp ứng phổ
cập và vừa đẩy mạnh đào tạo chuyên sâu và hướng tới hợp tác đào tạo chuyên gia
công nghệ thông tin.
Xây dựng kế hoạch phổ cập, đào tạo, bồi
dưỡng nâng cao kiến thức tin học, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin cho cán
bộ công chức trong các cơ quan nhà nước.
Đẩy mạnh công tác
thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua các
hội nghị, hội thảo và các hình thức khác nhằm nâng cao hiểu biết, nhận thức của
cán bộ, công chức, người dân và doanh nghiệp về các lợi ích trong việc xây dựng
Chính quyền điện tử, thúc đẩy cải cách hành chính, phát triển kinh tế - xã hội.
3. Giải pháp
a) Về tài chính:
Giải pháp tài chính là một trong những
giải pháp quan trọng hàng đầu trong việc đảm bảo triển khai thực hiện các dự án
công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh đồng bộ, hiện đại và có hiệu quả. Vì vậy,
để đảm
bảo nguồn vốn đáp ứng cho việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin cần
huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau như: các nguồn vốn xây dựng cơ bản, sự
nghiệp kinh tế, sự nghiệp khoa học, vốn đầu tư nước ngoài... thực hiện xã hội
hóa, tranh thủ nguồn vốn trung ương… để thực hiện các dự án ứng dụng CNTT cho từng
ngành quản lý.
- Vốn ngân sách Trung
ương: hàng năm các sở,
ngành có liên quan xây dựng kế hoạch cụ thể để tranh thủ các nguồn vốn của
Trung ương sử dụng hợp lý, đạt hiệu quả cao phục vụ cho đầu tư phát triển công
nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh.
- Vốn ngân sách địa
phương:
+ Bao gồm hai nguồn vốn:
nguồn vốn đầu tư và nguồn vốn sự nghiệp của tỉnh.
+ Đối với nguồn vốn
ngân sách đầu tư của tỉnh: Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở
Kế hoạch và Đầu tư, các sở, ngành liên quan xây dựng và triển khai kế hoạch ứng
dụng công nghệ thông tin hàng năm, từng giai đoạn đảm bảo sử dụng nguồn vốn
ngân sách đầu tư của tỉnh hợp lý, đạt hiệu quả cao phục vụ cho đầu tư phát triển
công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh.
+ Đối với nguồn vốn
ngân sách sự nghiệp của tỉnh: hàng năm các cơ quan đơn vị lập dự toán kinh phí
chi cho ứng dụng CNTT của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016
- 2020 tổng hợp chung vào dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan, đơn vị gởi Sở
Tài chính thẩm định trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Huy động các nguồn
khác: tận dụng, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn huy động, hỗ trợ từ các đơn vị,
tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để đầu tư phát triển, phục vụ ứng dụng
công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh.
b) Về công tác triển khai:
Đẩy mạnh đầu tư hạ tầng công nghệ
thông tin đồng bộ, hiện đại đến các cơ quan cấp xã đảm bảo triển khai các ứng dụng
công nghệ thông tin phục vụ mục tiêu phát triển công nghệ thông tin chung của tỉnh.
Triển khai nâng cấp mở rộng Cổng thông
tin điện tử tỉnh, đảm bảo hoạt động hiệu quả, cung cấp các dịch vụ công trực
tuyến phù hợp với lộ trình chung của cả nước.
Triển khai thí điểm mô hình thuê dịch
vụ công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước theo Quyết định số 80/2014/QĐTTg
của Thủ tướng Chính phủ.
Đẩy mạnh phát triển các ứng dụng công
nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước gắn chặt với công tác cải cách
hành chính.
Nâng cấp phần mềm quản lý văn bản điều
hành cho các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.
Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động thương
mại điện tử trên địa bàn tỉnh phục vụ cho người dân và doanh nghiệp.
Xây dựng các chính sách, quy chế đảm bảo
an toàn, an ninh thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước (TCVN ISO/IEC
27001:2009).
c) Về tổ chức:
- Vai trò của lãnh đạo:
lãnh
đạo Ủy ban nhân dân các cấp, các sở, ban, ngành tỉnh phải quan tâm chỉ đạo chặt
chẽ công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà
nước, chịu trách nhiệm về công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động
cơ quan thuộc ngành, địa phương quản lý; gương mẫu, tiên phong trong việc ứng dụng
công nghệ thông tin vào công việc hàng ngày.
Nâng cao hiệu quả hoạt
động của Ban chỉ đạo chương trình về công nghệ thông tin tỉnh. Học tập kinh
nghiệm quốc tế về phát triển Chính quyền điện tử cấp địa phương. Chú trọng công
tác xây dựng và kiện toàn bộ máy chuyên trách công nghệ thông tin các cấp.
- Nâng cao năng lực quản lý nhà nước:
triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin của
Chính phủ. Xây dựng các cơ chế chính sách về tài chính, định mức, hướng dẫn triển
khai các dự án công nghệ thông tin theo quy định của pháp luật. Tăng cường công
tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin nhằm đảm
bảo hoạt động đầu tư công nghệ thông tin đạt hiệu quả cao nhất.
- Tiến độ đầu tư: bố trí đầu tư đầy đủ
vốn đáp ứng kịp thời và đồng bộ tiến độ triển khai các dự án công nghệ thông
tin. Ưu tiên đầu tư trước cho ứng dụng công nghệ thông tin những lĩnh vực nòng
cốt và khu vực trọng điểm của tỉnh.
d) Môi trường pháp lý:
- Triển khai thực hiện
có hiệu quả các Chương trình, Đề án, Quy hoạch, Kế hoạch liên quan đến phát triển
công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh.
- Xây dựng và ban
hành Kiến trúc chính quyền điện tử theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền
thông tại Công văn số 1178/BTTTT-THH ngày 21/4/2015 của Bộ Thông tin và Truyền
thông về việc ban hành Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam.
- Sở Thông tin và
Truyền thông chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân
tỉnh ban hành các văn bản như:
+ Các tiêu chuẩn, quy
định xây dựng các Cơ sở dữ liệu chuyên ngành, hệ thống lưu trữ dữ liệu, phần mềm
ứng dụng dùng chung;
+ Thu hút nguồn nhân
lực công nghệ thông tin, chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức trực tiếp làm việc
công nghệ thông tin;
+ Thu hút vốn đầu tư,
hỗ trợ ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin cho tỉnh;
+ Đẩy mạnh hoạt động
thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh.
đ) Giải pháp khác:
- Đảm bảo triển khai đầu tư các dự án ứng
dụng công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh phải hiệu quả, hiện đại và đồng bộ với
lộ trình xây dựng chính phủ điện tử trong cả nước, hình thành mạng thông tin điện
tử địa phương.
- Nâng cao nhận thức của cán bộ, công
chức và người dân trong xã hội về ứng dụng công nghệ thông tin
- Tổ chức tuyên truyền, quảng bá để mọi
người dân biết và sử dụng dịch vụ công được cung cấp trực tuyến trên mạng.
- Giới thiệu, phổ biến các thành tựu ứng
dụng và phát triển công nghệ thông tin đạt hiệu quả cao của tỉnh, của cả nước
và trên thế giới thông qua hội thảo, hội nghị chuyên đề về công nghệ thông tin
và trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Tổ chức hội thảo về ứng dụng công
nghệ thông tin, các giải pháp, an toàn, bảo mật thông tin mạng.
4. Lộ trình
thực hiện
a) Đầu tư hạ tầng kỹ thuật:
- Hạ tầng mạng máy tính: lộ
trình và chi phí triển khai thực hiện trong giai đoạn 2016 - 2020.
Các nội
dung thực hiện
|
Kinh phí thực
hiện
(triệu đồng)
|
Năm 2016
|
Năm 2017
|
Năm 2018
|
Năm 2019
|
Năm 2020
|
- Xây dựng mạng LAN cho UBND các xã, phường,
thị trấn
|
3.500
|
200
|
|
|
|
- Xây dựng hệ thống mạng máy tính cho Bộ Chỉ
huy quân sự tỉnh
|
1.950
|
|
|
|
|
- Nâng cấp Trung tâm mạng máy tính nội bộ
Công an Tiền Giang.
|
2.000
|
1.800
|
|
|
|
- Đầu tư trang thiết bị và ứng dụng công
nghệ thông phục vụ hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh Tiền Giang nhiệm kỳ
2016 - 2021
|
1.250
|
1.250
|
|
|
|
- Nâng cấp, mở rộng mạng LAN -WAN các cơ
quan nhà nước trực thuộc UBND tỉnh.
|
|
50
|
3.000
|
1.950
|
|
- Nâng cấp Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh
|
50
|
3.000
|
4.000
|
2.950
|
|
- Tin học hóa quản lý ngành Y tế (giai đoạn
1,2,3)
|
50
|
2.950
|
50
|
4.500
|
4.450
|
- Đầu tư nâng cấp đồng bộ hạ tầng kỹ thuật
và ứng dụng CNTT ngành nông nghiệp
|
50
|
1.950
|
1.000
|
|
|
- Nâng cấp hệ thống mạng, máy chủ, hệ thống
bảo mật và Backup dữ liệu
|
50
|
1.000
|
2.150
|
|
|
- Dự án nâng cấp mở rộng cổng TTĐT tỉnh
|
|
50
|
950
|
1.000
|
|
- Xây dựng các cơ sở dữ liệu chuyên ngành:
lộ trình triển khai và chi phí đầu tư trong giai đoạn 2016 - 2020.
Các nội dung thực
hiện
|
Kinh phí thực
hiện
(triệu đồng)
|
Năm 2016
|
Năm 2017
|
Năm 2018
|
Năm 2019
|
Năm 2020
|
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản
lý phát triển sản xuất nông nghiệp
|
50
|
950
|
|
|
|
- Xây dựng cơ sở dữ liệu ngành giao thông vận
tải
|
50
|
1.950
|
|
|
|
- Xây dựng cơ sở dữ liệu ngành Lao động,
Thương binh và Xã hội
|
50
|
1.650
|
|
|
|
- Xây dựng cơ sở dữ liệu ngành Xây dựng
|
|
50
|
500
|
450
|
|
- Xây dựng hệ thống thông tin tổng hợp kinh
tế xã hội
|
|
50
|
1.000
|
950
|
|
- Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý ngành kế
hoạch đầu tư
|
|
50
|
2.000
|
1950
|
|
- Xây dựng hệ thống thông tin quản lý trong
giáo dục và đào tạo
|
50
|
3.000
|
2.950
|
|
|
- Xây dựng hệ thống thông tin dùng chung
các ngành
|
|
|
50
|
3.000
|
2.950
|
- Số hóa hồ sơ, hệ thống bản đồ trước năm
1975
|
|
|
50
|
1.500
|
1.250
|
- Số hóa hệ thống hồ sơ, bản đồ 299 được
thành lập theo Chỉ thị 299/TTg ngày 10/11/1980 của Thủ tướng Chính phủ
|
|
|
50
|
2.950
|
1.500
|
- Tin học hóa công tác quản lý của Sở Tư
Pháp (giai đoạn 3)
|
50
|
1.600
|
|
|
|
- Số hóa tài liệu lưu trữ lịch sử tỉnh Tiền
Giang (giai đoạn 1,2).
|
50
|
7.550
|
50
|
1.000
|
2.750
|
- Xây dựng CSDL ngành nông nghiệp và phát
triển nông thôn.
|
|
|
1.000
|
1.000
|
1.000
|
- Xây dựng hệ thống phần mềm công báo điện tử.
|
50
|
1.450
|
1.000
|
|
|
b) Ứng dụng công nghệ thông tin trong nội
bộ cơ quan nhà nước:
Lộ trình triển khai và chi phí đầu tư
trong giai đoạn 2016 - 2020.
Các nội dung thực
hiện
|
Đvt
|
Năm 2016
|
Năm 2017
|
Năm 2018
|
Năm 2019
|
Năm 2020
|
Đề án xây dựng chính quyền điện tử tỉnh Tiền
Giang
|
triệu đồng
|
50
|
950
|
|
|
|
c) Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ
người dân và doanh nghiệp:
Lộ trình triển khai và chi phí đầu tư
trong giai đoạn 2016 - 2020
Các nội dung thực
hiện
|
Kinh phí thực
hiện
(triệu đồng)
|
Năm 2016
|
Năm 2017
|
Năm 2018
|
Năm 2019
|
Năm 2020
|
- Xây dựng dịch vụ công trực tuyến mức 3, 4
các cơ quan nhà nước
|
|
50
|
3.000
|
1.950
|
|
- Dự án “Xây dựng ứng dụng công nghệ
thông tin vào giải quyết thủ tục hành chính theo mô hình Một cửa -
Một cửa liên thông tỉnh Tiền Giang (giai đoạn 2)”
|
50
|
6.950
|
6.840
|
|
|
- Bản đồ du lịch điện tử tỉnh Tiền Giang
2015 - 2016
|
171
|
600
|
|
|
|
- Ứng dụng hệ thống giao thông thông minh
trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
|
50
|
1.000
|
1.950
|
|
|
d) Ứng dụng công nghệ thông tin trong khối
Đảng:
Lộ trình triển khai và chi phí đầu tư
trong giai đoạn 2016 - 2020.
Các nội dung thực
hiện
|
Đvt
|
Năm 2016
|
Năm 2017
|
Năm 2018
|
Năm 2019
|
Năm 2020
|
|
|
Ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ
quan đảng tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2015 - 2020
|
triệu đồng
|
11.000
|
7.000
|
7.000
|
5.000
|
1.429
|
|
đ) Tập huấn, đào tạo về ứng dụng công
nghệ thông tin:
Lộ trình triển khai và chi phí đầu tư
trong giai đoạn 2016 - 2020.
Các nội dung thực
hiện
|
Kinh phí thực hiện (triệu
đồng)
|
Năm 2016
|
Năm 2017
|
Năm 2018
|
Năm 2019
|
Năm 2020
|
- Đào tạo về an toàn an ninh thông tin
|
70
|
200
|
200
|
200
|
200
|
- Tập huấn nâng cao nhận thức về an toàn an
ninh thông tin
|
|
100
|
100
|
150
|
150
|
- Tập huấn các lớp chuyên đề về CNTT cho
các cơ quan nhà nước
|
100
|
100
|
100
|
100
|
100
|
- Tập huấn triển khai, ứng dụng chữ ký sô
|
70
|
150
|
200
|
200
|
150
|
- Tập huấn ứng dụng công nghệ mới
|
|
100
|
100
|
100
|
100
|
- Tập huấn quản lý, sử dụng dịch vụ công trực
tuyến
|
|
80
|
100
|
100
|
150
|
- Đào tạo, tập huấn triển khai, ứng dụng phần
mềm nguồn mở
|
|
100
|
200
|
200
|
200
|
- Cử cán bộ, công chức, viên chức tập huấn
chuyên sâu về quản trị hệ thống, an toàn, bảo mật thông tin tại thành phố Hồ
Chí Minh
|
|
100
|
100
|
100
|
100
|
5. Kinh phí thực hiện
Kinh phí thực hiện bao gồm chủ yếu là
nguồn vốn ngân sách tỉnh và trung ương đầu tư cho 04 nhóm dự án trong giai đoạn
2016 - 2020.
Dự kiến tổng nguồn vốn đầu tư trong giai đoạn
2016 - 2020: 155.560 triệu đồng; trong đó:
- Năm 2016, nguồn vốn: 21.261 triệu đồng.
- Năm 2017, nguồn vốn: 45.830 triệu đồng.
- Năm 2018, nguồn vốn: 39.690 triệu đồng.
- Năm 2019, nguồn vốn: 32.300 triệu đồng.
- Năm 2020, nguồn vốn: 16.479 triệu đồng.
Gồm 4 nhóm dự án:
a) Nhóm dự án cơ sở hạ tầng công nghệ thông
tin:
Có 10 dự án. Tổng số vốn ngân sách đầu tư:
45.900 triệu đồng; trong
đó, nguồn vốn ngân sách đầu tư tỉnh: 45.900 triệu đồng.
b) Nhóm dự án ứng dụng công nghệ thông tin:
Có 19 dự án. Tổng số vốn ngân sách đầu tư:
73.661 triệu đồng; trong đó:
- Nguồn vốn ngân sách đầu tư tỉnh: 72.390 triệu
đồng;
- Nguồn vốn ngân sách sự nghiệp tỉnh: 1.271
triệu đồng
c) Nhóm dự án đào tạo nguồn nhân lực công nghệ
thông tin:
Có 08 dự án. Tổng số vốn ngân sách đầu tư:
4.570 triệu đồng; trong đó, nguồn vốn ngân sách sự nghiệp tỉnh là 4.570 triệu đồng.
d) Nhóm dự án trong khối Đảng:
Có 01 dự án. Tổng số vốn ngân sách đầu tư:
31.429 triệu đồng; trong đó, nguồn vốn ngân sách đầu tư tỉnh: 31.429 triệu đồng.
6. Danh mục các dự án
Trên cơ sở hiện trạng ứng dụng công nghệ
thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước giai đoạn 2011 - 2015 và mục tiêu kế
hoạch đề ra trong kế hoạch, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng danh mục các dự án
công nghệ thông tin quan trọng triển khai trong giai đoạn 2016 - 2020.
Theo Phụ lục II đính kèm: Danh mục các dự án
công nghệ thông tin tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2016 - 2020.
7. Hiệu quả
Kế hoạch Ứng dụng công nghệ thông tin trong
hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2016 - 2020 được xây dựng
dựa trên các căn cứ cơ sở pháp lý về quản lý, đầu tư ứng dụng và phát triển
công nghệ thông tin, phù hợp với lộ trình xây dựng chính phủ điện tử chung của
cả nước; tình hình, nhu cầu thực tế về phát triển công nghệ thông tin của địa
phương. Trên cơ sở đó, dự kiến hiệu quả kế hoạch đạt được như sau:
a) Về quản lý nhà nước:
Nâng cao năng lực quản lý nhà nước; đảm bảo hạ
tầng, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác lãnh đạo, điều hành của các
cơ quan Đảng, Nhà nước trên địa bàn tỉnh, phục vụ công tác cải cách thủ tục hành chính;
hình thành mạng thông tin điện tử địa phương theo lộ trình xây dựng chính phủ
điện tử.
Hạ tầng công nghệ thông tin đảm bảo an toàn,
bảo mật, an ninh thông tin phục vụ công tác an ninh quốc phòng. Từng bước hoàn
thiện cơ chế, chính sách về quản lý, đầu tư, phát triển công nghệ thông tin
trên địa bàn tỉnh. Ứng
dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước tỉnh đạt mức
độ khá so với cả nước.
b) Về kinh tế - xã hội:
Các dịch vụ hành chính công quan trọng được
tin học hóa là động lực trợ giúp và thúc đẩy sự tăng trưởng các ngành kinh tế,
dịch vụ khác. Phấn đấu tạo tiền đề cho công nghệ thông tin trở thành một thành
phần kinh tế, tạo nguồn thu cho ngân sách của tỉnh.
Triển khai các dịch vụ công trực tuyến phục vụ
người dân, doanh nghiệp, phấn đấu đưa 70% dịch vụ công đạt mức độ 3; phát triển
thương mại điện tử, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có thể tham gia vào
thương mại điện tử, qua đó thúc đẩy giao thương và nâng cao năng lực của các
ngành kinh tế, các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân.
Sử dụng hạ tầng công nghệ thông tin và môi
trường truyền thông phục vụ nâng cao dân trí, đào tạo từ xa, cung cấp các thông
tin về khoa học, xã hội, kinh tế, chính trị, chính sách, tuyên truyền sâu rộng
đến người dân.
c) Về nguồn nhân lực công nghệ thông tin:
Đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin có
đủ số lượng, trình độ và năng lực phục vụ công tác quản lý nhà nước và phát triển
kinh tế địa phương.
8. Tổ chức thực hiện
a) Sở Thông tin và Truyền thông (Thường trực
Ban chỉ đạo Chương trình về công nghệ thông tin tỉnh) chịu trách nhiệm:
Phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy
ban nhân dân các huyện, thị, thành tổ chức tuyên truyền chủ trương, chính sách
của Đảng, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực công nghệ thông tin nhằm nâng cao
nhận thức cho tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh về ứng dụng công nghệ thông
tin.
Căn cứ nội dung kế hoạch này, hướng dẫn các
đơn vị và địa phương chủ động xây dựng kế hoạch hàng năm về ứng dụng công nghệ
thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước thuộc đơn vị, địa phương mình quản
lý. Phối hợp với Ban chỉ đạo Cải cách hành chính tỉnh đẩy mạnh các hoạt động ứng
dụng công nghệ thông tin vào chương trình cải cách thủ tục hành chính, nhằm
nâng cao năng lực và hiệu quả các hoạt động quản lý nhà nước.
Lập kế hoạch hàng năm và chủ trì, phối hợp với
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các cơ quan cân đối mức ngân sách phục vụ
ứng dụng công nghệ thông tin để Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, thông qua Hội đồng
nhân dân tỉnh. Chủ trì, phối hợp triển khai thực hiện kế hoạch này đồng bộ, có
hiệu quả; điều phối vốn ngân sách bố trí cho Kế hoạch hàng năm về ứng dụng công
nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước thuộc tỉnh.
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên
quan xây dựng các cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích các hoạt động nghiên
cứu ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban
hành;
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên
quan tổ chức thẩm định các dự án về công nghệ thông tin có sử dụng nguồn vốn
ngân sách tỉnh, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; thanh tra, kiểm tra, đánh
giá định kỳ tiến độ thực hiện các dự án ứng dụng công nghệ thông tin có sử dụng
nguồn vốn ngân sách tỉnh.
Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, sơ kết hàng
năm và tổng kết kết quả thực hiện các nội dung Kế hoạch ứng dụng công nghệ
thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước thuộc tỉnh giai đoạn 2016 -
2020.
b) Sở Tài chính: hàng năm căn cứ khả năng cân
đối ngân sách bố trí kinh phí (phần vốn sự nghiệp) thực hiện kế hoạch ứng dụng
CNTT trong hoạt động cơ quan nhà nước tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2016 - 2020
trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
c) Sở Kế hoạch và Đầu tư: căn cứ khả năng cân
đối ngân sách bố trí vốn đầu tư để thực hiện kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt
động cơ quan nhà nước tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2016 - 2020 trình cấp có thẩm
quyền phê duyệt.
d) Sở Nội vụ:
Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền
thông và các cơ quan có liên quan xây dựng quy hoạch và đào tạo đội ngũ cán bộ
chuyên trách về công nghệ thông tin trong các sở, ban ngành tỉnh và Ủy ban nhân
dân các huyện, thị, thành; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh kiến nghị Trung ương
ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ, chức danh cán bộ chuyên trách công tác lĩnh vực
CNTT trong các cơ quan nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện.
Hướng dẫn các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban
nhân dân các huyện, thị, thành tuyển dụng, bố trí cán bộ có năng lực, trình độ
phụ trách công tác quản trị mạng nội bộ tại đơn vị.
Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông hướng
dẫn các sở, ban, ngành tỉnh, chính quyền các cấp xây dựng kế hoạch hàng năm phổ
cập, đào tạo nâng cao kiến thức tin học cho cán bộ công chức của tỉnh.
d) Thủ trưởng các sở, ban ngành tỉnh; Chủ tịch
Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã triển khai thực hiện kế hoạch này
và xây dựng kế hoạch hàng năm về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của
cơ quan nhà nước thuộc ngành, địa phương mình quản lý; báo cáo định kỳ, đột xuất
về tình hình sử dụng và thanh quyết toán kinh phí đúng theo quy định.
Trong quá trình triển khai thực hiện,
nếu có khó khăn, vướng mắc và cần sửa đổi, bổ sung kế hoạch này, các đơn vị kịp
thời phản ánh về Sở Thông tin và Truyền thông tổng hợp, đề xuất trình Ủy ban
nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Thanh Đức
|
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|