ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1326/KH-UBND
|
Thành
phố Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 5 năm 2022
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH CỦNG CỐ VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN CHUYÊN
NGÀNH DÂN SỐ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2030
Căn cứ Quyết định số 2259/QĐ-TTg ngày
30 tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt
Chương trình Củng cố và phát triển hệ thống thông tin chuyên ngành dân số đến
năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 4157/QĐ-BYT ngày
28 tháng 8 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế về ban hành Kế hoạch triển khai thực
hiện Chương trình Củng cố và phát triển hệ thống thông tin chuyên ngành dân số
đến năm 2030;
Căn cứ Công văn 1544/BYT-TCDS ngày 11
tháng 3 năm 2021 của Bộ Y tế về triển khai thực hiện chương trình củng cố và
phát triển hệ thống thông tin chuyên ngành dân số đến năm 2030;
Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành kế
hoạch thực hiện Chương trình Củng cố và phát triển hệ thống thông tin chuyên
ngành dân số tại Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030, nội dung cụ thể như sau:
1. SỰ CẦN THIẾT
Từ năm 1994 đến nay, ngành dân số đã
từng bước tổ chức, quản lý công tác thu thập, xử lý, khai thác, lưu trữ thông
tin, số liệu về dân số thống nhất và đồng bộ từ trung ương đến cơ sở. Thông tin
đầu vào do đội ngũ cộng tác viên Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) quản
lý địa bàn thực hiện. Cán bộ chuyên trách cấp xã giám sát hỗ trợ cộng tác viên,
thu hồi và tổng hợp báo cáo Phiếu thu tin gởi về cấp huyện cập nhật thông tin
vào hệ thống thông tin chuyên ngành dân số (HTTT). Sau khi cập nhật, xử lý, lưu
trữ, dữ liệu sẽ được đồng bộ thông tin số liệu kết nối từ cấp huyện, thành phố
và trung ương.
HTTT đã cung cấp kịp thời các thông
tin số liệu về dân số theo từng địa bàn dân cư nhằm phục vụ công tác quản lý,
điều hành công tác dân số; chia sẻ dữ liệu cho cơ quan, đơn vị liên quan góp phần
vào việc ổn định quy mô dân số, kiểm soát tỷ số giới tính khi sinh, cung cấp
thông tin cho việc xây dựng kế hoạch kinh tế - xã hội của địa phương.
Tuy nhiên, Thành phố Hồ Chí Minh với
quy mô dân số lớn, biến động liên tục trong khi đội ngũ cán bộ làm công tác dân
số các cấp không đảm bảo do nhiều nguyên nhân như: tinh giản biên chế, kiêm nhiệm
nhiều, chế độ đãi ngộ chưa tương xứng, đội ngũ cộng tác viên biến động liên tục
nên việc trang bị kỹ năng về công tác dân số gặp khó khăn, đặc biệt kỹ năng thu
thập thông tin, thực hiện báo cáo. Từ đó dẫn đến chất lượng thông tin đầu vào
chưa đáp ứng đầy đủ, kịp thời, làm ảnh hưởng đến công tác dự báo dân số phục vụ
nghiên cứu, hoạch định chính sách, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch,
chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu ngày càng cao của
các sở, ngành sử dụng thông tin số liệu.
Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25 tháng
10 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong
tình hình mới đã đề ra nhiệm vụ “cung cấp số liệu đầy đủ, tin cậy và dự báo dân số chính
xác phục vụ việc lồng ghép các yếu tố dân số trong
xây dựng và thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án
phát triển kinh tế - xã hội”.
Để giải quyết những hạn chế, bất cập
nêu trên, ngày 30 tháng 12 năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định
2259/QĐ-TTg về phê duyệt chương trình Củng cố và phát triển hệ thống thông tin
chuyên ngành dân số đến năm 2030 nhằm phát triển hệ thống thông tin số liệu dân
số theo hướng hiện đại và đồng bộ đảm bảo cung cấp đầy đủ tình hình, dự báo dân
số tin cậy phục vụ quản lý nhà nước về dân số góp phần xây dựng, thực hiện chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của
các cơ quan, tổ chức nhằm thực hiện thành công Chiến lược dân số Việt Nam đến
năm 2030.
II. CĂN CỨ XÂY DỰNG
1. Căn cứ pháp lý
- Quyết định số 2259/QĐ-TTg ngày 30
tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình Củng cố và
phát triển hệ thống thông tin chuyên ngành dân số đến năm 2030.
- Quyết định số 4157/QĐ-BYT ngày 28
tháng 8 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế về ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện
Chương trình Củng cố và phát triển Hệ thống thông tin chuyên ngành dân số đến
năm 2030.
- Công văn 1544/BYT-TCDS ngày 11
tháng 3 năm 2021 của Bộ Y tế về triển khai thực hiện chương trình củng cố và
phát triển hệ thống thông tin chuyên ngành dân số đến năm 2030.
- Kế hoạch số 2347/KH-UBND ngày 15
tháng 7 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố về kế hoạch hành động thực hiện
Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn
2021-2025.
2. Cơ sở thực tiễn
Sổ ghi chép ban đầu, phiếu thu tin và
báo cáo thống kê của cộng tác viên là cơ sở ban đầu của hệ thống. Để thu tin tại hộ gia đình hàng tháng, ngành dân số giao nhiệm vụ này cho
cộng tác viên dân số, người sinh sống trực tiếp tại địa bàn dân cư ở khu phố, ấp,
thôn, bản, tổ dân phố. Mỗi cộng tác viên thu thập thông tin tại địa bàn được
phân công phụ trách. Cộng tác viên dân số thường xuyên vãng gia cập nhật thông
tin biến động vào sổ ghi chép ban đầu và định kỳ hàng tháng gửi phiếu thu tin
cho cán bộ chuyên trách dân số cấp xã. Cán bộ cấp xã thẩm định, rà soát và tổng
hợp báo cáo lên cấp huyện.
Hiện nay, HTTT đã triển khai, vận
hành ổn định tại cấp thành phố và 22/22 đơn vị (thành phố Thủ Đức và 16 quận,
05 huyện). Với quy trình 3 bước đã góp phần ngày càng hoàn thiện HTTT và định kỳ
hàng năm, ngành dân số các cấp sẽ cung cấp thông tin về nhân khẩu học cho các
đơn vị, ban, ngành phục vụ công tác phát triển kinh tế - xã hội hàng năm như: lập
danh sách trẻ em đi học; danh sách tuyển nghĩa vụ quân sự; hỗ trợ cấp thẻ khám
chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi; cung cấp số liệu phục vụ triển khai phần mềm
quản lý hồ sơ sức khỏe ban đầu cho người dân tại Thành phố ...
Tuy nhiên, việc thu thập, cập nhật
thông tin của mạng lưới cộng tác viên dân số có nơi, có lúc còn chậm về tiến độ
và không đầy đủ. Chính sách đãi ngộ cộng tác viên dân số chưa hợp lý, chưa kịp
thời đã ảnh hưởng rất lớn đến việc đảm bảo chất lượng thông tin thu thập. Việc
cập nhật thông tin biến động vào cơ sở dữ liệu chuyên ngành dân số còn chưa kịp
thời. Trang thiết bị phục vụ công tác dân số nói chung và HTTT nói riêng ở các
cấp không đáp ứng mục đích khai thác thông tin ngày càng cao (cấp xã chưa được
trang bị máy vi tính nhập liệu).
III. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Phát triển HTTT số liệu dân số theo
hướng hiện đại và đồng bộ bảo đảm cung cấp đầy đủ tình hình, dự báo dân số tin
cậy phục vụ quản lý nhà nước về dân số, góp phần xây dựng, thực hiện chiến lược,
quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của mọi cơ
quan, tổ chức, nhằm thực hiện thành công Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm
2030.
2. Chỉ tiêu cụ thể
- 100% số xã thực hiện được việc cập
nhật thông tin số liệu chuyên ngành dân số trực tiếp vào HTTT và 90% cộng tác viên
thực hiện cập nhật thông tin số liệu trực tuyến bằng thiết bị di động thông
minh đến năm 2030.
- 100% HTTT bảo đảm an toàn thông
tin, an ninh dữ liệu và quyền truy cập, khai thác dữ liệu.
- 100% cấp huyện được tổng hợp, xử
lý, khai thác trực tuyến trên môi trường mạng các chỉ tiêu dân số và phát triển
phục vụ chỉ đạo, điều hành, quản lý nhà nước về dân số vào năm 2025, đến cấp xã
đạt 100% năm 2030.
- 80% ngành, lĩnh vực, địa phương sử
dụng dữ liệu chuyên ngành dân số trong xây dựng, thực hiện các chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội vào năm 2025;
phấn đấu đạt 100% vào năm 2030.
- Triển khai rộng rãi các ứng dụng
trên thiết bị di động thông minh đáp ứng nhu cầu sử dụng dữ liệu chuyên ngành
dân số của các cơ quan, tổ chức trong xã hội đạt ít nhất 5 ứng dụng năm 2025;
ít nhất 10 ứng dụng năm 2030.
IV. THỜI GIAN, PHẠM
VI VÀ ĐỐI TƯỢNG
1. Thời gian: từ năm 2021 đến năm 2030 chia làm hai giai đoạn.
1.1. Giai đoạn 2021 đến 2025: triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp, trong đó tập trung hoàn
thành các nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Thực hiện đổi sổ ghi chép ban đầu về
dân số (Sổ A0); thực hiện thí điểm mô hình cập nhật số hóa thông tin số liệu tại
tuyến xã.
- Bổ sung, nâng cấp, hiện đại hóa
HTTT và kết nối liên thông đến cấp xã.
- Tổ chức sơ kết chương trình củng cố
và phát triển HTTT giai đoạn 2021-2025.
1.2. Giai đoạn 2026-2030: trên cơ sở sơ kết giai đoạn 2021-2025, triển khai mở rộng các nhiệm vụ,
giải pháp có hiệu quả, trong đó tập trung hoàn thành:
- Triển khai mô hình cộng tác viên
dân số thực hiện thu thập, cập nhật thông tin dân số tại hộ gia đình trên thiết
bị di động thông minh.
- Mở rộng mô hình cập nhật số hóa
thông tin số liệu tại tuyến xã.
- Tổ chức tổng kết chương trình củng cố
và phát triển HTTT giai đoạn 2021-2030.
2. Phạm vi: triển khai trên phạm vi toàn Thành phố.
3. Đối tượng
Đối tượng tác động: cơ quan dân số
các cấp.
Đối tượng thụ hưởng: cơ quan quản lý
có liên quan.
V. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI
PHÁP THỰC HIỆN
1. Đẩy mạnh
tuyên truyền, phổ biến thông tin số liệu dân số và phát triển
1.1. Đa dạng hóa, nâng cao chất lượng
các sản phẩm, ấn phẩm thông tin số liệu dân số. Cung cấp, chia sẻ thông tin dữ
liệu chuyên ngành dân số thuận tiện, liên tục và theo thời gian.
- Hàng năm sản xuất các sản phẩm, ấn
phẩm như Niên giám thống kê dân số và phát triển, Niên giám thống kê tóm tắt
dân số và phát triển, xếp hạng các chỉ tiêu dân số và phát triển, dân số và cơ
cấu dân số chia theo thành thị/nông thôn, giới tính và nhóm tuổi, số liệu thống
kê chuyên ngành dân số.
- Định kỳ hàng quý sản xuất các thông
báo, sách mới, thông tin tư liệu dân số và phát triển, thư mục sách, tài liệu
theo chủ đề, bản tóm lược để tuyên truyền cho các đơn vị, người dùng số liệu.
- Định kỳ theo tháng, quý, năm tổng hợp
và công bố báo cáo thống kê chuyên ngành dân số.
- Phát triển hệ thống bản đồ dân số
điện tử trên cơ sở định kỳ cập nhật, đồng bộ với số liệu chuyên ngành dân số
theo kỳ báo cáo theo hướng dẫn.
- Thường xuyên cung cấp thông tin số
liệu về thực trạng, động thái dân số cho các cơ quan chỉ đạo, điều hành ở trung
ương và địa phương.
1.2. Đổi mới phương thức cung cấp
thông tin số liệu dân số và phát triển. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến trên
các phương tiện thông tin đại chúng. Phát huy hơn nữa vai trò của thông tin số
liệu dân số và phát triển trong công tác chỉ đạo, điều hành.
- Chuyển tải các nội dung, tài liệu
thông tin số liệu dân số và phát triển từ bản in sang bản điện tử đưa lên mạng
internet, đặc biệt là trên Cổng thông tin điện tử, các
trang thông tin của ngành dân số (gopfp.gov.vn; moh.gov.vn; dansohcm.gov.vn) và
trang thông tin của cơ quan dân số cấp huyện, xã.
- Mở rộng các hình thức cung cấp
thông tin số liệu dân số và phát triển qua internet, trang tin điện tử, mạng xã
hội, điện thoại di động và các phương tiện truyền tin khác, nhất là trên các
trang tin có nhiều cơ quan, tổ chức và người dân truy cập, ưa thích và quan
tâm.
- Thực hiện kết nối, liên thông cơ sở
dữ liệu chuyên ngành dân số với cơ sở dữ liệu chuyên ngành của Bộ Y tế, các cơ
quan liên quan.
- Lồng ghép nội dung về thông tin số
liệu dân số và phát triển trong xây dựng và tổ chức các cuộc thi về dân số và
phát triển trên mạng.
- Thường xuyên cung cấp thông tin số
liệu dân số và phát triển để tổ chức các buổi giao lưu, tọa đàm trên truyền
hình/đài phát thanh với sự tham gia của các nhà quản lý và các chuyên gia; các
hoạt động truyền thông của các Chương trình, Đề án khác từ đó làm sâu sắc hơn nữa
vai trò của thông tin số liệu dân số và phát triển trong công tác chỉ đạo, điều
hành để đạt các mục tiêu về dân số; lồng ghép yếu tố dân số trong xây dựng, thực
hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế -
xã hội.
- Mỗi năm tổ chức ít nhất một lớp tập
huấn để cập nhật thông tin số liệu dân số và phát triển cho cán bộ làm công tác
truyền thông và thông tin cơ sở, từ đó đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến các
nội dung về dân số và phát triển dựa trên bằng chứng thông tin số liệu dân số
và phát triển.
1.3. Ban hành kế hoạch để bảo đảm
nguồn lực; phân công cụ thể cơ quan, đơn vị tham gia thực hiện Chương trình.
- Nghiên cứu, phân tích nhu cầu sử dụng
thông tin số liệu chuyên ngành dân số kịp thời ban hành kế hoạch phù hợp về thu
thập, cập nhật, tổng hợp và phân tích thông tin số liệu chuyên ngành dân số.
- Xây dựng và ban hành các văn bản chỉ
đạo thực hiện Chương trình, trong đó phân công cụ thể cơ quan, đơn vị tham gia
thực hiện Chương trình. Có biện pháp điều chỉnh kịp thời, phù hợp với điều kiện
thực tiễn trong từng giai đoạn.
- Tổ chức hội thảo, hội nghị để tuyên
truyền, quán triệt các văn bản chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền chỉ đạo thực hiện
Chương trình.
- Sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả
thực hiện giai đoạn 2021-2025 để điều chỉnh cho phù hợp với giai đoạn
2026-2030.
2. Hoàn thiện cơ
chế chính sách và các quy định kỹ thuật phục vụ thu thập, cập nhật, quản lý và
vận hành, khai thác, sử dụng HTTT
2.1. Rà soát, sửa đổi, bổ sung cơ
chế phối hợp, chia sẻ, khai thác thông tin số liệu; chính sách hỗ trợ đối với
hoạt động HTTT.
- Xây dựng, sửa đổi và ban hành hệ thống
chỉ báo, chỉ tiêu thống kê, chế độ báo cáo thống kê chuyên ngành dân số.
- Rà soát, đánh giá cơ chế liên quan
đến phối hợp, chia sẻ, khai thác thông tin số liệu dân số và phát triển của các
sở, ngành.
- Xây dựng, sửa đổi và ban hành các quy
định sửa đổi, bổ sung cơ chế phối hợp, chia sẻ, khai thác thông tin số liệu dân
số và phát triển.
- Rà soát, sửa đổi, bổ sung chính
sách hỗ trợ việc thu thập, cập nhật thông tin số liệu đầu vào, quản trị và vận
hành HTTT.
- Thực hiện các chính sách hỗ trợ,
khuyến khích phù hợp cho cán bộ y tế, dân số tham gia Chương trình, nhất là cộng
tác viên dân số.
2.2. Rà soát, bổ sung các quy định
về kỹ thuật, an toàn thông tin, an ninh dữ liệu, vận hành HTTT; giám sát, đánh
giá, thẩm định chất lượng.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng thực
hiện các quy định về kỹ thuật, an toàn thông tin, an ninh dữ liệu, vận hành
HTTT các cấp.
- Xây dựng, ban hành và thường xuyên
rà soát, cập nhật, bổ sung các quy chuẩn, quy định về kỹ thuật, an toàn thông
tin, an ninh dữ liệu, tính riêng tư của thông tin số liệu, quản lý vận hành
HTTT các cấp.
- Xây dựng các hướng dẫn, quy định về
xác thực điện tử trong chuyển, nhận thông tin số liệu chuyên ngành dân số.
- Xây dựng, ban hành khung giám sát,
đánh giá, thẩm định chất lượng thông tin số liệu phục vụ quản lý Chương trình.
- Tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn
chuyên môn về các quy chuẩn, quy định về kỹ thuật, an toàn thông tin, an ninh dữ
liệu, tính riêng tư của thông tin số liệu, quản lý vận hành HTTT.
3. Nâng cao chất
lượng thông tin số liệu, hiện đại hóa HTTT
3.1. Đổi mới phương pháp, nâng cao
chất lượng thu thập thông tin số liệu; rà soát, thẩm định thông tin số liệu.
- Năm năm một lần, tiến hành đổi sổ
ghi chép ban đầu về dân số (Sổ A0) của cộng tác viên dân số
năm 2021 (kiểm định, thẩm định, đánh giá thông tin số liệu của hệ thống giai đoạn
2016-2020 và 2021-2025).
- Đổi mới phương pháp, nâng cao chất
lượng thu thập thông tin số liệu đầu vào của mạng lưới dân số các cấp, cộng tác
viên dân số thông qua việc thực hiện: thí điểm và mở rộng mô hình cập nhật
thông tin số liệu trực tuyến tại tuyến xã trên cơ sở kết hợp triển khai hệ thống
quản lý thông tin y tế cơ sở trong giai đoạn 2021-2025; thí điểm và phát triển
mô hình thu thập, cập nhật thông tin số liệu trực tuyến do cộng tác viên dân số
thực hiện trên thiết bị di động thông minh trong giai đoạn 2026-2030.
- Rà soát, thẩm định thông tin số liệu
(ứng dụng công nghệ thông tin, kết quả rà soát tại các cấp và các ngành liên
quan); kết hợp chặt chẽ, hiệu quả ba hình thức thu thập thông tin: báo cáo định
kỳ, điều tra thống kê, hồ sơ đăng ký hành chính trên cơ sở nhu cầu thông tin số
liệu phục vụ quản lý điều hành.
3.2. Nâng cấp HTTT
- Triển khai giải pháp để số hóa, cập
nhật thông tin số liệu trực tuyến tại cấp xã; lưu trữ, quản lý dữ liệu tập
trung tại HTTT cấp thành phố, huyện.
+ Nâng cấp HTTT hiện có: xây dựng
module cập nhật thông tin, số liệu trực tuyến tại tuyến xã bảo đảm là một phân
hệ trong HTTT cấp xã, phường, thị trấn theo định hướng dữ liệu dân số là nền tảng
của dữ liệu y tế cơ sở; module cập nhật thông tin số liệu trực tuyến trên thiết
bị di động cho cộng tác viên dân số giai đoạn 2026-2030; kết nối, liên thông dữ
liệu với các cơ sở dữ liệu liên quan thông qua nền tảng kết nối, chia sẻ dữ liệu
y tế cơ sở của Bộ Y tế (V20); thiết lập, hình thành ngân hàng dữ liệu chuyên
ngành dân số để lưu trữ, quản lý dữ liệu tập trung tại HTTT cấp thành phố, huyện
phục vụ truy xuất dữ liệu đến tuyến huyện, xã.
+ Đào tạo, đào tạo lại, tập huấn sử dụng
các phân hệ phần mềm và hỗ trợ kỹ thuật cho cán bộ tham gia thí điểm và mở rộng
mô hình và quản trị HTTT cấp thành phố, huyện.
+ Triển khai thí điểm, mở rộng mô
hình cập nhật trực tuyến tại cấp xã trên toàn Thành phố giai đoạn 2021-2025; cập
nhật thông tin số liệu trực tuyến do cộng tác viên dân số thực hiện trên thiết
bị di động giai đoạn 2026-2030.
- Nâng cấp cơ sở vật chất, bổ sung
trang thiết bị HTTT các cấp trên cơ sở kế thừa tối đa hạ tầng công nghệ thông
tin sẵn có, kết hợp thuê một số dịch vụ.
+ Khảo sát, đánh giá thực trạng trang
thiết bị HTTT các cấp, xác định nhu cầu nâng cấp, bổ sung
trang thiết bị HTTT các cấp bảo đảm triển khai, thực hiện các nhiệm vụ của
Chương trình.
+ Rà soát, hiệu chỉnh và ban hành
danh mục, tiêu chuẩn kỹ thuật thiết bị, hàng hóa phục vụ HTTT từ cấp thành phố
đến huyện trên cơ sở kế thừa tối đa hạ tầng công nghệ thông tin sẵn có, kết hợp
thuê một số dịch vụ lưu trữ và xử lý dữ liệu chuyên ngành dân số; hướng dẫn địa
phương thực hiện.
+ Đầu tư nâng cấp, bổ sung trang thiết
bị HTTT các cấp bảo đảm chuyển đổi mô hình từ cập nhật, lưu trữ, quản lý phân
tán sang mô hình cập nhật thông tin số liệu trực tuyến tại cấp xã; cộng tác
viên dân số cập nhật trên thiết bị di động và quản lý dữ liệu tập trung tại
HTTT cấp thành phố, huyện.
- Ứng dụng các giải pháp khoa học
công nghệ mới, phát triển các ứng dụng khai thác dữ liệu, dự báo dân số phục vụ
yêu cầu quản lý, phân tích, chia sẻ, công bố thông tin số liệu dân số.
+ Ứng dụng các công nghệ phân tích
(Analytics), trí tuệ nhân tạo (AI) để phân tích, khai thác dữ liệu, dự báo dân
số phục vụ yêu cầu quản lý và công bố, chia sẻ thông tin số liệu dân số.
+ Triển khai ít nhất 5 ứng dụng đến
năm 2025 và 10 ứng dụng đến năm 2030 trên thiết bị di động thông minh trong việc
cung cấp thông tin số liệu dân số và phát triển, cung cấp các dịch vụ dân số
đáp ứng nhu cầu sử dụng dữ liệu, thông tin số liệu chuyên ngành dân số của các
cơ quan, tổ chức và hướng tới mạng xã hội dân số.
- Triển khai các giải pháp kết nối
chia sẻ với cơ sở dữ liệu của các sở, ngành; hình thành cổng dữ liệu dân số; quản
lý và giám sát an toàn thông tin; bảo mật các cơ sở dữ liệu theo quy định của
pháp luật.
+ Triển khai kết nối, liên thông,
chia sẻ dữ liệu chuyên ngành dân số với các hệ thống y tế chuyên ngành, thống
kê y tế, cơ sở dữ liệu danh mục dùng chung ngành y tế và cơ sở dữ liệu của các
sở, ngành có liên quan trên nền tảng tích hợp dữ liệu y tế cơ sở, tích hợp liên
thông, chia sẻ dữ liệu của Bộ Y tế.
+ Rà soát hiện trạng, đầu tư trang
thiết bị kết hợp thuê dịch vụ chuyên nghiệp về an toàn thông tin, bảo mật dữ liệu
nhằm bảo đảm an toàn thông tin, phòng chống mã độc theo mô hình quản lý dữ liệu
tập trung.
+ Định kỳ hằng năm tổ chức đào tạo hoặc
cử cán bộ chuyên trách/phụ trách về an toàn thông tin/công nghệ thông tin tham
gia các khóa đào tạo về quản lý, kỹ thuật về an toàn thông tin.
- Kiểm tra, đánh giá an toàn thông
tin của các hệ thống thông tin thuộc phạm vi Chương trình.
+ Hằng năm, tiến hành kiểm tra, đánh
giá an toàn thông tin của các hệ thống thông tin thuộc phạm vi Chương trình hoặc
cùng các đoàn thanh tra, kiểm tra thực hiện kiểm tra, đánh giá an toàn thông
tin của các HTTT.
+ Xây dựng và triển khai kế hoạch dự
phòng, sao lưu dữ liệu, sẵn sàng khôi phục dữ liệu bảo đảm hoạt động liên tục của
của HTTT các cấp.
3.3. Điều tra, khảo sát về dân số
và phát triển; nhân khẩu học và sức khỏe. Nghiên cứu, thí điểm mô hình nâng cao
chất lượng thu thập, cập nhật thông tin; xử lý các bài toán về động thái dân số.
- Tham gia các cuộc điều tra thống kê
chuyên ngành dân số, điều tra vị thành niên và thanh niên Việt Nam (SAVY), điều
tra nhân khẩu học và sức khỏe (DHS) để xác định thực trạng, phát hiện những vấn
đề dân số mới nảy sinh.
- Nghiên cứu, thí điểm các mô hình cập
nhật thông tin số liệu trực tuyến tại tuyến xã; thu thập, cập nhật thông tin số
liệu trực tuyến do cộng tác viên dân số thực hiện trên thiết bị di động; xác thực
bằng chữ ký số để nâng cao chất lượng thu thập, cập nhật thông tin.
- Tổ chức đào tạo, hướng dẫn, hỗ trợ
kỹ thuật cho các cán bộ tham gia triển khai các mô hình.
4. Nâng cao năng
lực cán bộ, cộng tác viên tham gia Chương trình
4.1. Tuyển chọn, đào tạo cán bộ
chuyên sâu, chuyên gia về thống kê dân số, nhân khẩu học, công nghệ thông tin.
- Triển khai hợp tác, lựa chọn, đào tạo
chuyên gia về phân tích, xử lý số liệu, dự báo dân số cho cán bộ, cộng tác viên
tham gia Chương trình. Các chuyên gia này sẽ tiếp tục hướng dẫn, đào tạo cho
các cán bộ liên quan ở cơ quan, đơn vị mình tạo lực lượng cán bộ nòng cốt để xử
lý, khai thác thông tin số liệu dân số, dự báo dân số.
- Tuyển chọn, lựa chọn, đào tạo cán bộ
chuyên sâu về công nghệ thông tin, triển khai các hệ thống thông tin, quản trị
mạng, an toàn dữ liệu làm nòng cốt phát triển ứng dụng, quản trị HTTT.
4.2. Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao
năng lực cho đội ngũ cán bộ các cấp về kiến thức và kỹ năng về quản trị, vận
hành HTTT.
- Xây dựng chương trình; biên soạn
tài liệu, bài giảng điện tử về kiến thức, kỹ năng thu thập thông tin; xử lý,
khai thác, lưu trữ số liệu dân số; dự báo dân số; quản trị,
vận hành và an toàn thông tin HTTT.
- Đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ
và cộng tác viên dân số.
5. Huy động nguồn
lực và hợp tác quốc tế
- Đa dạng hóa nguồn vốn thực hiện
Chương trình, lồng ghép với các kế hoạch, chương trình, đề án, nhiệm vụ liên quan;
huy động toàn bộ mạng lưới y tế, dân số, công tác viên dân số tham gia theo chức
năng nhiệm vụ được giao bảo đảm hoạt động ở tuyến cơ sở. Bố trí chương trình, dự
án về HTTT vào chương trình, dự án đầu tư công. Vận động các nguồn vốn hợp pháp
từ tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, ưu tiên phát triển các báo cáo phân
tích; ứng dụng khai thác dữ liệu; các giải pháp nâng cao chất lượng thông tin số
liệu.
- Chủ động, tham gia đầy đủ, có trách
nhiệm các diễn đàn đa phương, song phương, các tổ chức quốc tế, khu vực về
thông tin, thống kê dân số. Đẩy mạnh hợp tác kỹ thuật, đào tạo, trao đổi chuyên
gia, chuyển giao công nghệ; tranh thủ hỗ trợ kỹ thuật, tài chính của các chính
phủ, tổ chức quốc tế để thực hiện nhanh, hiệu quả các mục tiêu của Chương
trình.
VI. KINH PHÍ THỰC HIỆN
- Ngân sách Trung ương (nếu có);
- Ngân sách địa phương bảo đảm theo
khả năng cân đối ngân sách trong từng thời kỳ, theo quy định của Luật Ngân sách
nhà nước và từ các nguồn kinh phí hợp pháp khác;
- Lồng ghép trong các Chương trình, Dự
án khác được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
VII. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở Y tế
Chủ trì, phối hợp với các sở, ban,
ngành liên quan, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện tổ chức
thực hiện tốt kế hoạch này. Xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách hàng năm của
đơn vị để thực hiện chương trình.
Rà soát, xây dựng, sửa đổi, bổ sung
và ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các cơ chế,
chính sách cần thiết liên quan đến HTTT. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ
biến, tập huấn và hướng dẫn các nội dung liên quan.
Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá,
báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố theo quy định; đề xuất điều chỉnh, bổ sung nội
dung kế hoạch nếu cần thiết; tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện Kế hoạch.
2. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp với Sở Y tế hướng dẫn các
quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chuyên môn về chia sẻ, kết nối HTTT với
cơ sở dữ liệu của các ngành liên quan.
3. Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội
Phối hợp với Sở Y tế xây dựng chương trình
hợp tác, kết nối, chia sẻ và trao đổi thông tin, dữ liệu dân số.
4. Sở Tài chính
Phối hợp Sở Y tế tham mưu Ủy ban nhân
dân Thành phố bố trí kinh phí triển khai thực hiện Kế hoạch theo quy định.
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Bố trí các nguồn lực cho công tác dân
số; chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan vận động các nguồn hỗ trợ phát
triển chính thức (ODA) đảm bảo Kế hoạch thực hiện đúng tiến độ, mục tiêu.
6. Cục Thống kê
Phối hợp với Sở Y tế rà soát, thống
nhất tiêu chí thu thập thông tin và lập báo cáo, đảm bảo tính thống nhất, kịp
thời, chính xác và đầy đủ trong việc thu thập, tổng hợp, sử dụng thông tin số
liệu.
7. Bảo hiểm xã hội Thành phố
Phối hợp với Sở Y tế xây dựng chương
trình hợp tác, kết nối, chia sẻ và trao đổi thông tin, dữ
liệu về dân số.
8. Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức
và các quận, huyện
Tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch
trên địa bàn quản lý; bố trí ngân sách địa phương đối với các hoạt động của Kế
hoạch; kiện toàn, ổn định nhân sự làm công tác dân số; đẩy mạnh phối hợp liên
ngành, đặc biệt là trong việc lồng ghép các biến dân số trong công tác kế hoạch
hóa và hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chương
trình Củng cố và phát triển hệ thống thông tin chuyên ngành dân số tại Thành phố
Hồ Chí Minh đến năm 2030. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn,
vướng mắc, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể, Chủ tịch Ủy ban nhân dân
thành phố Thủ Đức và các quận, huyện kịp thời báo cáo đề xuất Ủy ban nhân dân
Thành phổ thông qua Sở Y tế để bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp./.
Nơi nhận:
- Bộ Y tế;
- Tổng cục DS-KHHGĐ;
- Thường trực Thành ủy;
- TTUB: CT, các PCT;
- Các sở, ban ngành TP;
- Thành viên BCĐ CT DS-KHHGĐ.TP;
- UBND các quận, huyện;
- Chi cục DS-KHHGĐ
- VPUB: CVP, PVP/VX;
- Phòng VX;
- Lưu: VT. (VX-MĐ) 07.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Dương Anh Đức
|