ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số:
25/CT-UBND
|
Biên
Hòa, ngày 17 tháng 11 năm 2009
|
CHỈ THỊ
VỀ
VIỆC ĐẢM BẢO MỸ QUAN TRONG XÂY DỰNG, LẮP ĐẶT CÁC CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG VIỄN THÔNG
VÀ TRUYỀN HÌNH CÁP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
Thông tin và truyền thông là
ngành kinh tế, kỹ thuật và dịch vụ quan trọng hàng đầu để thực hiện mục tiêu
thiên niên kỷ, hình thành xã hội thông tin, rút ngắn quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước. Hạ tầng viễn thông và truyền hình cáp giữ vị trí quan
trọng trong việc góp phần tăng trưởng kinh tế - xã hội đảm bảo an ninh, quốc
phòng và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
Thời gian qua, các doanh nghiệp
viễn thông và truyền hình cáp đã đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng theo hướng
đồng bộ, rộng khắp và hiện đại, cung cấp đa dạng các loại hình dịch vụ. Tuy
nhiên, trong quá trình đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của các doanh nghiệp đã
bộc lộ một số hạn chế cần được khắc phục trong thời gian tới như: Không tuân
thủ các quy định về quy hoạch; không xin phép xây dựng, tự ý kéo cáp băng ngang
các trục lộ giao thông; không thông báo cho các cơ quan chức năng của địa
phương biết kế hoạch xây dựng các công trình của doanh nghiệp; quan hệ phối
hợp, hợp tác cùng phát triển giữa các doanh nghiệp chưa chặt chẽ, gây lãng phí,
làm giảm khả năng cạnh tranh lành mạnh; gắn cáp trên các trụ điện ảnh hưởng đến
an toàn điện, an toàn chống sét, tiếp đất; đặc biệt là vấn đề đảm bảo mỹ quan.
Để việc phát triển các công
trình hạ tầng viễn thông và truyền hình cáp trên địa bàn tỉnh được ổn định, bền
vững và đảm bảo mỹ quan, đồng thời căn cứ Nghị định số 41/2007/NĐ-CP ngày
22/3/2007 của Chính phủ về xây dựng ngầm đô thị, Nghị định số 29/2007/NĐ-CP
ngày 27/02/2007 của Chính phủ về quản lý kiến trúc đô thị, Chỉ thị số
10/2005/CT-BBCVT ngày 30/9/2005 của Bộ Bưu chính, Viễn thông (nay là Bộ Thông
tin và Truyền thông) về việc đảm bảo nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông, Ủy
ban nhân dân tỉnh chỉ thị:
1. Sở Thông tin và Truyền
thông:
a) Chủ trì phối hợp với Sở Xây
dựng, Sở Giao thông Vận tải, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Long Khánh,
thành phố Biên Hòa và các ngành, đơn vị liên quan dự thảo quy định các tuyến
đường, khu dân cư đến năm 2015 phải thực hiện việc ngầm hóa mạng cáp trình Ủy
ban nhân dân tỉnh quyết định ban hành;
b) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân
tỉnh về việc quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông và truyền hình cáp
trên địa bàn đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp nhanh chóng triển khai mạng ngoại vi và ngầm hóa mạng cáp;
c) Chủ động phối hợp với các
ngành chức năng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy
định của Nhà nước trong xây dựng, lắp đặt các công trình viễn thông, truyền
hình cáp, các trạm thu phát sóng thông tin di động (BTS) trên địa bàn tỉnh và
xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
2. Các doanh nghiệp viễn thông và truyền hình cáp hoạt động kinh doanh
trên địa bàn tỉnh:
a) Xây dựng chương trình, kế
hoạch thực hiện ngầm hóa mạng cáp của doanh nghiệp mình đến năm 2015 và báo cáo
Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông trong quý IV năm 2009;
b) Phối hợp chặt chẽ với các cơ
quan chức năng ở địa phương để kịp thời nắm bắt các quy hoạch, kế hoạch xây dựng
các khu công nghiệp, tuyến đường giao thông, khu đô thị, khu dân cư. Trên cơ sở
đó tiến hành đồng thời kế hoạch xây dựng, lắp đặt các công trình viễn thông và
truyền hình cáp của doanh nghiệp mình cùng với việc triển khai quy hoạch, kế
hoạch xây dựng các công trình khác của địa phương;
c) Tăng cường phối hợp, hợp tác
trong việc sử dụng chung các cơ sở hạ tầng về viễn thông và truyền hình cáp
như: Cống bể cáp, nhà trạm, cột ăng ten, cột treo cáp, trụ điện, các tuyến
truyền dẫn; khi sử dụng chung cột treo cáp, trụ điện phải có dấu hiệu nhận biết
rõ ràng đối với từng mạng cáp của doanh nghiệp;
d) Tăng cường bảo dưỡng, buộc,
căng gọn gàng các sợi cáp hiện hữu đảm bảo tính mỹ quan đối với các tuyến
đường, khu dân cư, không nằm trong quy định phải thực hiện ngầm hóa. Khi số
lượng cáp treo trên một tuyến đủ lớn thì phải có kế hoạch ngầm hóa, không được
kéo quá nhiều sợi cáp trên một tuyến hoặc kéo cáp có dung lượng vượt quá mức
cho phép theo tiêu chuẩn ngành đối với mạng ngoại vi;
e) Nghiên cứu ứng dụng các công
nghệ mới phù hợp với xu thế phát triển công nghệ, đảm bảo được mỹ quan và kế
hoạch phát triển hạ tầng của doanh nghiệp;
h) Báo cáo tiến độ phát triển hạ
tầng viễn thông và truyền hình cáp về Sở Thông tin và Truyền thông theo định kỳ
06 tháng một lần (tháng 01 và tháng 6 hàng năm) để Sở Thông tin và Truyền thông
tổng hợp, quản lý và tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh về hạ tầng viễn thông và
truyền hình cáp trên địa bàn tỉnh.
3. Các mạng viễn thông chuyên dùng hoạt động không nhằm mục đích kinh
doanh (Công an, Quân đội,):
Chủ các mạng căn cứ vào quy định
thiết lập mạng và hoạt động của mạng để đề xuất các phương án thực hiện việc
ngầm hóa mạng cáp trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
4. Đối với các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Giao thông Vận tải,
Công thương, Tài nguyên và Môi trường; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Long
Khánh và thành phố Biên Hòa:
a) Khi lập quy hoạch xây dựng,
quy hoạch phát triển khu đô thị, khu dân cư, kế hoạch giải tỏa, di dời phải đảm
bảo tính đồng bộ giữa các công trình của các ngành và lĩnh vực để tránh lãng
phí trong đầu tư; thông báo và có các biện pháp hỗ trợ, tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp xây dựng và phát triển hạ tầng mạng.
b) Ủy ban nhân dân các huyện,
thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa quản lý chặt chẽ việc phát triển hệ
thống cơ sở hạ tầng viễn thông và truyền hình cáp trên địa bàn. Tăng cường kiểm
tra, giám sát, xử lý hành chính và đình chỉ các công trình không đảm bảo các
quy định về xây dựng và quy định kỹ thuật chuyên ngành viễn thông và truyền
hình cáp.
Chỉ thị này có hiệu lực thi hành
sau 10 (mười) ngày kể từ ngày ký ban hành.
Các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn
vị có liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên
Hòa; các doanh nghiệp viễn thông và truyền hình cáp hoạt động trên địa bàn tỉnh
căn cứ chức năng, nhiệm vụ theo quy định nghiêm túc thực hiện nội dung Chỉ thị
này.
Sở Thông tin và Truyền thông
chịu trách nhiệm tổ chức triển khai, đôn đốc, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện
Chỉ thị và hàng năm tổng hợp báo cáo kết quả triển khai về Ủy ban nhân dân
tỉnh, trong quá trình thực hiện có khó khăn vướng mắc phải báo cáo với Ủy ban
nhân dân tỉnh để có biện pháp giải quyết./.
|
ỦY
BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Văn Vĩnh
|