Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 37/2011/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 85/2010/NĐ-CP xử phạt vi phạm

Số hiệu: 37/2011/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Trần Xuân Hà
Ngày ban hành: 16/03/2011 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 37/2011/TT-BTC

Hà Nội, ngày 16 tháng 3 năm 2011

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 85/2010/NĐ-CP NGÀY 02 THÁNG 8 NĂM 2010 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC CHỨNG KHOÁN VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Căn cứ Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 85/2010/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán;
Căn cứ Nghị định số 37/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính,
Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 85/2010/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán như sau:

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán

Vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán (sau đây gọi tắt là vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán) là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý vi phạm quy định pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy định của Nghị định số 85/2010/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán (sau đây gọi tắt là Nghị định 85) phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

Điều 2. Áp dụng các nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính

1. Việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán phải được tiến hành kịp thời, công khai, minh bạch và triệt để. Mọi hậu quả do hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán gây ra phải được khắc phục theo quy định của pháp luật.

2. Khi ra quyết định xử phạt đối với cá nhân, tổ chức vi phạm, người có thẩm quyền xử phạt phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ được quy định tại Điều 8, Điều 9 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, Điều 6 Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008 (sau đây gọi tắt là Nghị định 128) và một số quy định cụ thể sau đây:

a) Một hành vi vi phạm do cùng một cá nhân, tổ chức thực hiện ở cùng một thời điểm thì chỉ xử phạt một lần. Trường hợp đã bị xử phạt về một hành vi vi phạm, nhưng chưa hết 01 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hoặc kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt mà lại tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm đó thì áp dụng tình tiết tăng nặng là tái phạm theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 128 khi ra quyết định xử phạt;

b) Nhiều cá nhân, tổ chức cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi cá nhân, tổ chức vi phạm đều bị xử phạt về hành vi đó. Người có thẩm quyền xử phạt căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ ra quyết định xử phạt đối với từng cá nhân, tổ chức cùng thực hiện hành vi vi phạm hành chính;

c) Một cá nhân hoặc tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm. Khi quyết định xử phạt một cá nhân hoặc tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính, người có thẩm quyền chỉ ra một quyết định xử phạt trong đó quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm; nếu các hình thức xử phạt là phạt tiền thì cộng lại thành mức phạt chung.

3. Trường hợp hành vi vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán là hệ quả của một hành vi vi phạm khác trong cùng lĩnh vực chứng khoán thì chỉ xử phạt đối với hành vi vi phạm có chế tài xử phạt nặng hơn.

4. Trong trường hợp hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm bị chuyển hồ sơ đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự mà trước đó đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì người ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải huỷ bỏ quyết định xử phạt; nếu chưa ra quyết định xử phạt thì không xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi đó.

Điều 3. Cách tính thời hạn, thời hiệu xử phạt

1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán:

a) Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán, thời hiệu xử phạt là 02 năm, kể từ ngày hành vi vi phạm được thực hiện.

Thời điểm xác định một số hành vi vi phạm được thực hiện để tính thời hiệu xử phạt được hướng dẫn cụ thể như sau:

- Đối với hành vi vi phạm quy định về thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng tại khoản 4 và khoản 5 Điều 8 Nghị định 85, thời điểm xác định hành vi vi phạm được thực hiện để tính thời hiệu xử phạt là ngày kết thúc việc đăng ký mua chứng khoán; trường hợp đã thu tiền mua chứng khoán thì thời điểm để tính thời hiệu xử phạt là ngày kết thúc việc thu tiền mua chứng khoán.

- Đối với hành vi vi phạm về nộp hồ sơ đăng ký công ty đại chúng quy định tại khoản 1, 2 và điểm a khoản 3 Điều 9 Nghị định 85, thời điểm xác định hành vi vi phạm được thực hiện để tính thời hiệu xử phạt là ngày nộp hồ sơ đăng ký công ty đại chúng cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước không đúng thời hạn theo quy định;

b) Đối với cá nhân đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự, sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án nhưng hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm hành chính về chứng khoán thì trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, cơ quan đã ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án phải gửi quyết định và hồ sơ vụ việc cho cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán. Trong trường hợp này, thời hiệu xử lý vi phạm là 03 tháng, kể từ ngày người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán nhận được quyết định đình chỉ và hồ sơ vụ án đến ngày ra quyết định xử lý;

c) Trong thời hiệu quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều này mà tổ chức, cá nhân vi phạm lại thực hiện vi phạm mới trong lĩnh vực chứng khoán hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì không áp dụng thời hiệu tại điểm a và b khoản 1 Điều này. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán được tính lại kể từ thời điểm thực hiện hành vi vi phạm mới hoặc thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.

Ngày chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt là ngày người vi phạm tự giác đến cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán trình báo và nhận thực hiện các biện pháp xử phạt. Cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán phải lập biên bản ghi nhận việc này và lưu một bản vào hồ sơ vi phạm và một bản giao cho người vi phạm. 

2. Cách xác định thời hạn, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán:

a) Thời hạn, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán được quy định theo tháng hoặc theo năm thì khoảng thời gian đó được tính theo tháng hoặc theo năm dương lịch, bao gồm cả ngày nghỉ theo quy định của Bộ luật Lao động;

b) Thời hạn được quy định theo ngày thì khoảng thời gian đó được tính theo ngày làm việc, không bao gồm ngày nghỉ theo quy định của Bộ luật Lao động.

Điều 4. Các hình thức xử phạt

1. Hình thức xử phạt chính:

a) Cảnh cáo:

Hình thức phạt cảnh cáo được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính mà Nghị định 85 quy định hình thức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đối với hành vi đó và khi có tình tiết giảm nhẹ;

b) Phạt tiền:

Khi phạt tiền, mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống, nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt, nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.

Mức trung bình của khung tiền phạt được xác định bằng cách chia đôi tổng số của mức tiền phạt tối thiểu và mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.

Khi xác định mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ thì xem xét giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên tắc hai tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng. Sau khi giảm trừ theo nguyên tắc trên, nếu còn một tình tiết tăng nặng và một tình tiết giảm nhẹ thì tuỳ theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm và thái độ khắc phục hậu quả của người vi phạm, người có thẩm quyền xử lý xem xét áp dụng mức phạt tiền áp dụng đối với trường hợp có một tình tiết tăng nặng hoặc trường hợp không có tình tiết tăng nặng, không có tình tiết giảm nhẹ.

2. Hình thức xử phạt bổ sung:

Việc tịch thu toàn bộ khoản thu trái pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 2 Điều 6 Nghị định 85 được hướng dẫn cụ thể như sau:

a) Tổ chức, cá nhân có các khoản thu trái pháp luật từ việc thực hiện hành vi vi phạm sẽ bị tịch thu nộp ngân sách nhà nước;

b) Khoản thu trái pháp luật bị tịch thu không bao gồm các khoản thuộc sở hữu hợp pháp của nhà đầu tư và các khoản thuế, phí phải nộp theo quy định;

c) Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước xây dựng phương pháp tính các khoản thu trái pháp luật phù hợp với tình hình thực tế và trường hợp cụ thể.

Chương II

HÀNH VI VI PHẠM, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC PHẠT

Điều 5. Vi phạm quy định về hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng

1. Quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 85 được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

a) Một hoặc một số tài liệu trong hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng theo quy định của pháp luật có thông tin không chính xác. Những thông tin này gây hiểu nhầm, ảnh hưởng đến việc ra quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước hoặc sự đánh giá, quyết định đầu tư của nhà đầu tư;

b) Không sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng khi phát hiện thông tin không chính xác hoặc bỏ sót nội dung quan trọng liên quan đến hồ sơ hoặc phát sinh những sự kiện mới ảnh hưởng đến nội dung của hồ sơ đã nộp.

2. Quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 85 được áp dụng đối với hành vi cố ý vi phạm nhằm che giấu sự thật về những nội dung liên quan đến hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng.

3. Hành vi “Lập, xác nhận hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng có sự giả mạo” tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 85 là hành vi tạo dựng hoặc xác nhận các tài liệu giả mạo để đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng.

Khi phát hiện hành vi quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 85, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước phải lập biên bản thu giữ giấy tờ thuộc hồ sơ giả mạo. Trường hợp các giấy tờ này là giấy phép thì thông báo bằng văn bản cho cơ quan cấp giấy phép biết.

Điều 6. Vi phạm quy định về thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng

1. Hành vi "Sử dụng thông tin ngoài Bản cáo bạch để thăm dò thị trường" tại điểm a khoản 2 Điều 8 Nghị định 85 là việc sử dụng những thông tin không có hoặc không chính xác với nội dung tại Bản cáo bạch trong hồ sơ đăng ký để thăm dò thị trường trước khi được phép thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng.

2. Quy định tại khoản 5 Điều 8 Nghị định 85 được áp dụng trong trường hợp tổ chức đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng trong khi Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đang xem xét hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng của tổ chức đó.

3. Mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều 8 Nghị định 85 được tính trên cơ sở khoản thu trái pháp luật từ việc thực hiện hành vi vi phạm. Khoản thu trái pháp luật là khoản tiền chênh lệch giữa tổng số tiền thu được từ đợt phát hành và tổng giá trị tính theo giá trị sổ sách của số cổ phần đã phát hành tại thời điểm phát hành. Trường hợp đã áp dụng mức phạt tối đa là 05 lần khoản thu trái pháp luật mà mức phạt vẫn thấp hơn mức phạt tối đa áp dụng đối với hành vi chào bán chứng khoán ra công chúng nhưng không đăng ký với Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước quy định tại điểm c khoản 4 Điều 8 Nghị định 85 thì áp dụng mức phạt tối đa được quy định đối với hành vi này để xử phạt. Tổ chức vi phạm phải thu hồi chứng khoán đã chào bán, hoàn trả cho nhà đầu tư tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc (nếu có) cộng thêm tiền lãi tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn của Ngân hàng mà tổ chức phát hành mở tài khoản thu tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc tại thời điểm bị xử phạt vi phạm hành chính, trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của nhà đầu tư.

Điều 7. Vi phạm quy định về nộp hồ sơ đăng ký công ty đại chúng

1. Mức phạt đối với hành vi vi phạm quy định về nộp hồ sơ đăng ký công ty đại chúng tại điểm a khoản 3 Điều 9 Nghị định 85 được hướng dẫn cụ thể như sau:

a) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ đăng ký công ty đại chúng quá thời hạn quy định từ trên 12 tháng đến 18 tháng;

b) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ đăng ký công ty đại chúng quá thời hạn quy định từ trên 18 tháng.

2. Quy định tại điểm b khoản 3 Điều 9 Nghị định 85 được áp dụng trong trường hợp sau đây:

a) Lập hồ sơ đăng ký công ty đại chúng có thông tin không chính xác về một hoặc một số nội dung quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Chứng khoán năm 2006;

b) Đã được hướng dẫn bổ sung thông tin hoặc sửa đổi thông tin sai lệch trong hồ sơ đăng ký công ty đại chúng nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng theo yêu cầu của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.

Điều 8. Vi phạm quy định về niêm yết, đăng ký giao dịch chứng khoán

1. Quy định tại điểm a khoản 1 Điều 11 và khoản 2 Điều 16  Nghị định 85 được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

a) Một hoặc một số tài liệu trong hồ sơ đăng ký niêm yết, đăng ký giao dịch chứng khoán theo quy định của pháp luật có thông tin không chính xác. Những thông tin này gây hiểu nhầm và ảnh hưởng đến việc ra quyết định chấp thuận niêm yết, đăng ký giao dịch chứng khoán của Sở giao dịch chứng khoán/Trung tâm giao dịch chứng khoán hoặc sự đánh giá, quyết định đầu tư của nhà đầu tư;

b) Không sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký niêm yết, đăng ký giao dịch chứng khoán khi phát hiện có thông tin không chính xác hoặc bỏ sót nội dung quan trọng liên quan đến hồ sơ hoặc phát sinh những sự kiện mới ảnh hưởng đến nội dung của hồ sơ đã nộp.

2. Quy định tại khoản 2 Điều 11 và khoản 3 Điều 16 Nghị định 85 được áp dụng đối với hành vi cố ý vi phạm nhằm che giấu sự thật về những nội dung liên quan đến hồ sơ đăng ký niêm yết, đăng ký giao dịch chứng khoán.

3. Hành vi “Lập, xác nhận hồ sơ giả mạo để niêm yết, đăng ký giao dịch chứng khoán” tại khoản 3 Điều 11 và khoản 4 Điều 16 Nghị định 85 là hành vi tạo dựng hoặc xác nhận các tài liệu giả mạo để đăng ký niêm yết, đăng ký giao dịch chứng khoán.

Khi phát hiện hành vi quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 11, khoản 3 và khoản 4 Điều 16 Nghị định 85, Sở giao dịch chứng khoán/Trung tâm giao dịch chứng khoán phải lập biên bản thu giữ giấy tờ thuộc hồ sơ đăng ký niêm yết, đăng ký giao dịch chứng khoán giả mạo, báo cáo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước để xử lý theo quy định. Trường hợp các giấy tờ này là giấy phép thì Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan cấp giấy phép biết.

4. Biện pháp xử phạt bổ sung “Huỷ bỏ niêm yết” tại khoản 4 Điều 11 và “Buộc huỷ bỏ đăng ký giao dịch” tại khoản 5 Điều 16 Nghị định 85 chỉ áp dụng đối với hành vi lập, xác nhận hồ sơ đăng ký niêm yết, đăng ký giao dịch chứng khoán có thông tin cố ý làm sai sự thật, che giấu sự thật hoặc lập, xác nhận hồ sơ giả mạo để niêm yết, đăng ký giao dịch chứng khoán trong trường hợp Sở giao dịch chứng khoán/Trung tâm giao dịch chứng khoán đã chấp thuận niêm yết, đăng ký giao dịch chứng khoán cho tổ chức vi phạm.

Điều 9. Vi phạm quy định về tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán

1. Quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 12 Nghị định 85 được áp dụng đối với trường hợp tổ chức bất kỳ một địa điểm hoặc một hình thức trao đổi thông tin nào để thực hiện khớp lệnh mua, bán và giao dịch chứng khoán ngoài Sở giao dịch chứng khoán/Trung tâm giao dịch chứng khoán.

2. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán được tính trên cơ sở toàn bộ các khoản thu mà cá nhân, tổ chức có được từ việc thực hiện hành vi vi phạm. Trường hợp đã áp dụng mức phạt tiền tối đa là 05 lần khoản thu trái pháp luật mà mức phạt vẫn thấp hơn mức phạt quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 85 thì người có thẩm quyền xử phạt áp dụng mức phạt quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 85 để xử phạt.

Điều 10. Vi phạm quy định về thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán

1. Hành vi “Sử dụng tên gọi của công ty, chi nhánh, văn phòng đại diện, phòng giao dịch không đúng quy định” tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 85 là việc công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán, chi nhánh, văn phòng đại diện của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam sử dụng tên gọi không đúng tên được ghi trong giấy phép thành lập và hoạt động, giấy chấp thuận mở chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc phòng giao dịch.

2. Hành vi “Lập, xác nhận hồ sơ đề nghị cấp, bổ sung Giấy phép thành lập và hoạt động có thông tin sai lệch” tại điểm đ khoản 4 Điều 17 Nghị định 85 là việc công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán, chi nhánh của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam lập hồ sơ, cung cấp thông tin không chính xác hoặc bỏ sót nội dung quan trọng liên quan đến hồ sơ hoặc không sửa đổi, bổ sung hồ sơ khi phát sinh những sự kiện mới ảnh hưởng đến nội dung của hồ sơ đã nộp.

3. Hành vi “Không tuân thủ các quy định về quản trị công ty theo quy định của pháp luật” tại điểm d khoản 1 Điều 18 Nghị định 85 là việc công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy định của Điều lệ về quản trị công ty hoặc các quy định về quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng.

4. “Thực hiện những hành vi làm cho khách hàng và nhà đầu tư hiểu nhầm về giá chứng khoán” tại điểm e khoản 3 Điều 18 Nghị định 85 là việc công ty chứng khoán cố ý cung cấp cho khách hàng và nhà đầu tư thông tin, đưa ra những nhận định, tư vấn hoặc khuyến cáo không chính xác, không đầy đủ, che giấu sự thật về giá hoặc các yếu tố ảnh hưởng tới giá của một hoặc nhiều loại chứng khoán dẫn đến khách hàng và nhà đầu tư hiểu nhầm về giá chứng khoán và có quyết định không đúng trong đầu tư.

5. Hành vi “Làm trái lệnh của nhà đầu tư” tại điểm b khoản 4 Điều 18 Nghị định 85 là việc công ty chứng khoán cố ý không thực hiện đúng lệnh giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư trừ trường hợp nhà đầu tư ra các lệnh không đúng quy định pháp luật.

Điều 11. Vi phạm quy định về Văn phòng đại diện của tổ chức kinh doanh chứng khoán

Quy định tại điểm a khoản 2 Điều 20 Nghị định 85 được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

1. Một hoặc một số tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện có thông tin không chính xác. Những thông tin này ảnh hưởng đến việc ra quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.

2. Không sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng khi phát hiện có thông tin không chính xác hoặc bỏ sót nội dung quan trọng liên quan đến hồ sơ hoặc phát sinh những sự kiện mới ảnh hưởng đến nội dung của hồ sơ đã nộp.

Điều 12. Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định thành lập quỹ thành viên

Hành vi “Lập, xác nhận hồ sơ thành lập quỹ thành viên có thông tin sai lệch” tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 85 là việc công ty quản lý quỹ, tổ chức, cá nhân lập hồ sơ, cung cấp thông tin không chính xác hoặc bỏ sót nội dung quan trọng liên quan đến hồ sơ hoặc không sửa đổi, bổ sung hồ sơ khi phát sinh những sự kiện mới ảnh hưởng đến nội dung của hồ sơ đã nộp.

Điều 13. Vi phạm quy định về giao dịch nội bộ và thao túng giá chứng khoán

1. Quy định tại khoản 1 Điều 27 Nghị định 85 được áp dụng đối với các trường hợp sau đây:

a) Sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác hoặc thông đồng với nhau liên tục mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo;

b) Một người hay một nhóm người thông đồng với nhau đặt lệnh mua và bán cùng loại chứng khoán trong cùng ngày giao dịch hoặc thông đồng với nhau giao dịch mua bán chứng khoán mà không dẫn đến chuyển nhượng thực sự quyền sở hữu hoặc quyền sở hữu chỉ luân chuyển giữa các thành viên trong nhóm nhằm tạo giá chứng khoán, cung cầu giả tạo;

c) Liên tục mua hoặc bán chứng khoán với khối lượng chi phối vào thời điểm mở cửa hoặc đóng cửa thị trường nhằm tạo ra mức giá đóng cửa hoặc giá mở cửa mới cho loại chứng khoán đó trên thị trường;

d) Giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác liên tục đặt lệnh mua, bán chứng khoán gây ảnh hưởng lớn đến cung cầu và giá chứng khoán, thao túng giá chứng khoán;

đ) Đưa ra ý kiến một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua phương tiện thông tin đại chúng về một loại chứng khoán, về tổ chức phát hành chứng khoán nhằm tạo ảnh hưởng đến giá của loại chứng khoán đó sau khi đã thực hiện giao dịch và nắm giữ vị thế đối với loại chứng khoán đó;

e) Sử dụng các phương thức hoặc thực hiện các hành vi giao dịch khác để tạo cung cầu giả tạo, thao túng giá chứng khoán.

2. Ngoài hình thức xử phạt chính bằng tiền, tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi giao dịch nội bộ hoặc thao túng giá chứng khoán còn bị tịch thu toàn bộ khoản thu trái pháp luật theo quy định tại khoản 2 Điều 26 và khoản 2 Điều 27 Nghị định 85. Khoản thu trái pháp luật là khoản lợi nhuận phát sinh từ việc thực hiện hành vi giao dịch nội bộ hoặc thao túng giá chứng khoán, sau khi trừ đi các khoản thuế, phí phải nộp. Trường hợp một người dùng nhiều tài khoản để giao dịch nội bộ hoặc thao túng giá chứng khoán thì khoản thu trái pháp luật được tính trên tổng các tài khoản được sử dụng để giao dịch nội bộ hoặc thao túng giá chứng khoán. Trường hợp một nhóm người thông đồng, cấu kết giao dịch nội bộ hoặc thao túng giá chứng khoán thì khoản thu trái pháp luật được tính trên từng tài khoản được sử dụng để giao dịch nội bộ hoặc thao túng giá chứng khoán.

3. Khi xem xét tính các khoản thu trái pháp luật đối với hành vi giao dịch nội bộ hoặc thao túng giá chứng khoán, nếu giá trị khoản thu trái pháp luật hoặc mức độ gây thiệt hại của hành vi vi phạm đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền xem xét để xử lý hình sự theo quy định của khoản 1 Điều 16 Thông tư này.

Điều 14. Vi phạm quy định về đăng ký hoạt động lưu ký

Hành vi “Lập hồ sơ đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán, chi nhánh hoạt động lưu ký có thông tin sai lệch” tại điểm a khoản 2 Điều 30 Nghị định 85 là việc công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại lập hồ sơ, cung cấp thông tin không chính xác hoặc bỏ sót nội dung quan trọng liên quan đến hồ sơ hoặc không sửa đổi, bổ sung hồ sơ khi phát sinh những sự kiện mới ảnh hưởng đến nội dung của hồ sơ đã nộp.

Chương III

THẨM QUYỀN VÀ THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Điều 15. Phân định thẩm quyền xử phạt

1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán quy định tại khoản 1 và 2 Điều 37 Nghị định 85 là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung phạt tiền quy định cho mỗi hành vi vi phạm hành chính.

Trong trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán thì thẩm quyền xử phạt được xác định như sau:

a) Nếu hình thức xử phạt, mức phạt được quy định đối với từng hành vi đều thuộc thẩm quyền của người xử phạt quy định tại khoản 1 và 2 Điều 37 Nghị định 85 thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó;

b) Trường hợp mức tiền phạt hoặc một trong các hình thức xử phạt bổ sung hoặc biện pháp khắc phục hậu quả không thuộc thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền thì người đang thụ lý vụ việc vi phạm phải kịp thời chuyển vụ việc đó đến người có thẩm quyền xử phạt.

2. Khi phát hiện hành vi vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán, người có thẩm quyền xử phạt cần đối chiếu với quy định của Bộ luật Hình sự để xác định đó là vi phạm hành chính hay tội phạm hình sự.

Điều 16. Chuyển hồ sơ để xử lý hình sự

1. Khi xem xét vụ vi phạm để quyết định xử phạt, nếu xét thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm thì phải chuyển hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền để xem xét khởi tố vụ án.

2. Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng hình sự thông báo về quyết định khởi tố vụ án hình sự, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước phải chuyển hồ sơ gốc vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo.

3. Quá thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn quy định tại Điều 103 Bộ luật Tố tụng Hình sự mà Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chưa nhận được thông báo của cơ quan có thẩm quyền về việc khởi tố hay không khởi tố vụ án thì người có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Điều 37 Nghị định 85 ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật và thông báo cho cơ quan tố tụng hình sự biết về việc đã xử phạt vi phạm hành chính.

4. Việc tính lại thời hạn ra quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều 41 Nghị định 85 thực hiện như sau:

a) Nếu vụ việc vi phạm đã được gia hạn thời hạn ra quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 56 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính trước khi chuyển cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 10 ngày làm việc, kể từ ngày được tính lại thời hạn ra quyết định xử phạt; đối với vụ vi phạm hành chính có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 30 ngày làm việc và không được gia hạn thời hạn ra quyết định xử phạt;

b) Nếu vụ việc vi phạm mà trước khi chuyển cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự người có thẩm quyền xử phạt chưa xin gia hạn thời hạn xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 56 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính thì thời hạn ra quyết định xử phạt được tính lại theo quy định tại khoản 1 Điều 56 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và được gia hạn thời hạn ra quyết định xử phạt theo quy định của pháp luật.

Điều 17. Quyết định xử phạt

1. Quyết định xử phạt phải do người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính ký và đóng dấu cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi đó.

2. Trong trường hợp một tổ chức, cá nhân thực hiện nhiều hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính chỉ ra một quyết định xử phạt. Trong trường hợp có nhiều tổ chức, cá nhân cùng thực hiện hành vi vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm của từng tổ chức, cá nhân để ra quyết định xử phạt riêng đối với từng đối tượng này.

3. Trong trường hợp hình thức, mức xử phạt vượt quá thẩm quyền của người xử phạt thì người đó chuyển toàn bộ hồ sơ, tài liệu về hành vi vi phạm lên người có thẩm quyền xử phạt cao hơn trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn tất hồ sơ vi phạm.

Hồ sơ vi phạm bao gồm:

- Biên bản vi phạm hành chính (bản gốc);

- Dự thảo Quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

- Các hồ sơ, tài liệu liên quan đến hành vi vi phạm đó;

- Biên bản tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (nếu có);

- Các tài liệu cần thiết khác.

4. Quyết định xử phạt được gửi cho tổ chức, cá nhân bị xử phạt, cơ quan thu tiền phạt và đăng công khai trên trang điện tử của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước trong ngày làm việc tiếp theo, kể từ ngày ra quyết định xử phạt.

Điều 18. Đình chỉ hành vi vi phạm

Trong quá trình thanh tra, kiểm tra nếu phát hiện có hành vi vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán thì Trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra phải ra quyết định đình chỉ hành vi vi phạm theo quy định tại Điều 39 Nghị định 85 và báo cáo ngay bằng văn bản cho Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và Chánh Thanh tra Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.

Điều 19. Chuyển giao vụ việc cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

1. Cơ quan quản lý Nhà nước trong quá trình thanh tra, kiểm tra, điều tra đối với các cá nhân, tổ chức nếu phát hiện có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán nhưng không thuộc thẩm quyền xử phạt của mình thì phải chuyển toàn bộ hồ sơ vụ việc và đề xuất xử lý bằng văn bản tới Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước để giải quyết.

Hồ sơ bao gồm: Biên bản về việc vi phạm hành chính (bản gốc), các chứng từ tài liệu, dữ liệu, tang vật... có liên quan đến hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán thu thập được trong quá trình thanh tra, kiểm tra, điều tra.

2. Đối với vụ việc vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán do các cơ quan quản lý Nhà nước chuyển đến, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước có trách nhiệm tiếp nhận toàn bộ hồ sơ, tài liệu về vụ việc vi phạm hành chính đó và xử lý như sau:

a) Trường hợp hồ sơ tài liệu, biên bản vụ việc vi phạm hành chính chuyển đến không đúng thủ tục quy định tại Thông tư hướng dẫn này thì chuyển trả lại hồ sơ, tài liệu cho cơ quan lập biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu sửa đổi, bổ sung đầy đủ. Thời hạn chuyển trả hồ sơ đối với những hồ sơ phải yêu cầu sửa đổi, bổ sung là 15 ngày làm việc, kể từ ngày ký công văn chuyển hồ sơ;

b) Trường hợp hồ sơ, tài liệu, chứng cứ chưa đủ căn cứ để xử phạt vi phạm hành chính thì thanh tra, kiểm tra xác minh, bổ sung chứng cứ;

c) Trường hợp hồ sơ tài liệu, biên bản vụ việc vi phạm hành chính chuyển đến đúng thủ tục quy định và có đủ cơ sở chứng minh, kết luận về hành vi vi phạm hành chính thì ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định pháp luật.

Điều 20. Trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính

Khi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán, người có thẩm quyền xử phạt phải thực hiện đúng trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định 128, Nghị định 85 và các hướng dẫn trong Thông tư này.

Điều 21. Mẫu biên bản, mẫu quyết định sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán

Các mẫu biên bản, quyết định sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán được quy định tại danh mục ban hành kèm theo Thông tư này.

Chương IV

CƯỠNG CHẾ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC CHỨNG KHOÁN VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Điều 22. Căn cứ ra quyết định cưỡng chế

Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức có trách nhiệm chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán đã quá thời hạn chấp hành quyết định này mà không tự nguyện chấp hành hoặc có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn và phải áp dụng các biện pháp cưỡng chế để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán.

Điều 23. Thẩm quyền quyết định cưỡng chế

Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định cưỡng chế và tổ chức việc cưỡng chế thi hành đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính do mình hoặc cấp dưới của mình ban hành.

Điều 24. Quyết định cưỡng chế

1. Việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán chỉ được thực hiện khi có quyết định cưỡng chế của người có thẩm quyền quy định tại Điều 23 của Thông tư này. Quyết định cưỡng chế bao gồm những nội dung sau: ngày, tháng, năm ra quyết định; căn cứ ra quyết định; họ tên, chức vụ, đơn vị người ra quyết định; họ tên, nơi cư trú, trụ sở của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế; biện pháp cưỡng chế; thời gian, địa điểm thực hiện; cơ quan chủ trì thực hiện quyết định cưỡng chế; cơ quan có trách nhiệm phối hợp; chữ ký của người ra quyết định, dấu của cơ quan ra quyết định.

2. Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán được lập theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 25. Trường hợp ra quyết định cưỡng chế

1. Đối với các quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả và hình thức xử phạt bổ sung:

a) Quá 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn thi hành quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả và hình thức xử phạt bổ sung ghi trong quyết định mà cá nhân, tổ chức không tự nguyện chấp hành;

b) Cá nhân, tổ chức chưa chấp hành quyết định hành chính trong lĩnh chứng khoán mà có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn.

2. Đối với các quyết định áp dụng hình thức phạt tiền: quá 10 ngày, kể từ ngày hết thời hạn chấp hành quyết định xử phạt mà cá nhân, tổ chức vi phạm không tự nguyện chấp hành.

3. Cá nhân, tổ chức không bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế trong thời gian được nộp tiền phạt nhiều lần theo quy định tại khoản 2 Điều 42 Nghị định 85.

Điều 26. Các biện pháp cưỡng chế

Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán bao gồm:

1. Khấu trừ một phần tiền lương hoặc một phần thu nhập; khấu trừ tiền từ tài khoản tại ngân hàng.

2. Kê biên phần tài sản, chứng khoán có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá.

3. Áp dụng các biện pháp cưỡng chế khác để thực hiện tịch thu khoản thu trái pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm hành chính.

Điều 27. Nguyên tắc áp dụng biện pháp cưỡng chế

1. Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước căn cứ vào nội dung, tính chất, mức độ của nghĩa vụ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, điều kiện thi hành quyết định cưỡng chế của đối tượng bị cưỡng chế và tình hình thực tế ở địa phương để quyết định áp dụng lần lượt các biện pháp cưỡng chế quy định tại Điều 26 Thông tư này.

 2. Không được tổ chức cưỡng chế trong các ngày nghỉ theo quy định của pháp luật lao động và ngoài giờ hành chính, 15 ngày trước và sau Tết Nguyên đán, trừ trường hợp cần ngăn chặn đối tượng bị cưỡng chế có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành quyết định cưỡng chế.

Điều 28. Trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế

1. Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để triển khai các biện pháp nhằm thực hiện cưỡng chế.

2. Trường hợp nếu thấy cần thiết phải có lực lượng Công an nhân dân trong quá trình thi hành cưỡng chế thì Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước phải có văn bản yêu cầu gửi đến cơ quan Công an liên quan 05 ngày làm việc, trước khi thực hiện cưỡng chế để bố trí lực lượng. Khi có yêu cầu tham gia bảo đảm trật tự, an toàn trong quá trình cưỡng chế, lực lượng Công an nhân dân có trách nhiệm bố trí lực lượng ngăn chặn kịp thời hành vi gây rối, chống người thi hành công vụ trong quá trình thi hành quyết định cưỡng chế.

Điều 29. Thời hiệu thi hành quyết định cưỡng chế

1. Quyết định cưỡng chế có hiệu lực thi hành trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày ra quyết định.

2. Trường hợp cá nhân, tổ chức bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cố tình trốn tránh, trì hoãn thì thời hiệu thi hành được tính lại kể từ thời điểm hành vi trốn tránh, trì hoãn được chấm dứt.

Điều 30. Theo dõi, đôn đốc thu khoản thu trái pháp luật, tiền phạt

1. Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước có trách nhiệm theo dõi, quản lý các đối tượng phải nộp khoản thu trái pháp luật, tiền phạt để đôn đốc, thu nợ đến trước thời điểm áp dụng các biện pháp cưỡng chế.

2. Hình thức đôn đốc, thu khoản thu trái pháp luật, tiền phạt:

a) Gửi thông báo yêu cầu cá nhân, tổ chức vi phạm nộp đủ khoản thu trái pháp luật, tiền phạt;

b) Công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về đối tượng nợ khoản thu trái pháp luật, tiền phạt; số khoản thu trái pháp luật, tiền phạt phải nộp.

Điều 31. Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp cưỡng chế để thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán

 Thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế để thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán, các biện pháp nhằm bảo đảm thực hiện quyết định, chi phí cưỡng chế, khiếu nại, tố cáo, khởi kiện và xử lý vi phạm liên quan đến cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán phải tuân thủ trình tự, thủ tục và thẩm quyền quy định tại Luật Chứng khoán, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 37/2005/NĐ-CP ngày 18/3/2005 của Chính phủ quy định thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và Nghị định số 85/2010/NĐ-CP ngày 02/8/2010 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 32. Trách nhiệm thực hiện

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 5 năm 2011. Bãi bỏ Thông tư số 97/2007/TT-BTC ngày 8/8/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 36/2007/NĐ-CP ngày 8 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.

2. Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chịu trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo việc xử lý vi phạm hành chính, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực chứng khoán để đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết./.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng BCĐ phòng chống tham nhũng TW;
- Viện Kiểm sát NDTC, Toà án NDTC;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Cục kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Website BTC;
- Lưu: VT, UBCKNN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Xuân Hà

 

DANH MỤC MẪU BIÊN BẢN VÀ QUYẾT ĐỊNH

SỬ DỤNG TRONG XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ CƯỠNG CHẾ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC CHỨNG KHOÁN
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 37 /2011/TT-BTC ngày 16 tháng 3 năm 2011 của Bộ Tài chính)

1. Mẫu BB1: Biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán.

2. Mẫu BB2: Biên bản làm việc.

3. Mẫu BB3: Biên bản niêm phong, mở niêm phong.

4. Mẫu BB4: Biên bản kê biên tài sản.

5. Mẫu BB5: Biên bản giao bảo quản tài sản kê biên.

6. Mẫu BB6: Biên bản cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.

7. Mẫu QĐ1: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.

8. Mẫu QĐ2: Quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.

9. Mẫu QĐ3: Quyết định đình chỉ thi hành các hình thức xử phạt.

10. Mẫu QĐ4: Quyết định hủy quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.

11. Mẫu QĐ5: Quyết định hủy quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

12. Mẫu QĐ6: Quyết định sửa đổi quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

13. Mẫu QĐ7: Quyết định hoãn chấp hành quyết định phạt tiền đối với cá nhân.

14. Mẫu QĐ8: Quyết định về việc áp dụng biện pháp cưỡng chế trích nộp tiền gửi nộp ngân sách nhà nước.

15. Mẫu QĐ9: Quyết định cưỡng chế kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên.

16. Mẫu QĐ10: Quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế thu tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ.

17. Mẫu QĐ11: Quyết định về việc áp dụng biện pháp cưỡng chế bằng các biện pháp khác.

18. Mẫu QĐ12: Quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

 

 

FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN

 

 

THE MINISTRY OF FINANCE
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom - Happiness

----------------

No.37/2011/TT-BTC

Hanoi, March 16, 2011

 

CIRCULAR

GUIDING THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF ARTICLES OF THE DECREE NO.85/2010/ND-CP DATED AUGUST 02, 2010 OF THE GOVERNMENT ON ADMINISTRATIVE SANCTIONS IN THE DOMAIN OF SECURITIES AND STOCKS MARKET

Pursuant to Law on Securities No.70/2006/QH11 dated June 29, 2006;
Pursuant to the Ordinance on Handling of Administrative violations dated July 02, 2002 and the Ordinance Amending, Supplementing a Number of Articles of the Ordinance on Sanction of Administrative violations dated April 02,2008;
Pursuant to the Decree No.128/2008/ND-CP dated December 16, 2008 of the Government detailing the implementation of a number of Articles of the 2002 Ordinance on Handling of Administrative violations and the 2008 Ordinance Amending, Supplementing a Number of Articles of the Ordinance on Handling of Administrative violations;
Pursuant to the Decree No.85/2010/ND-CP dated August 02, 2010 of the Government on handling of administrative violations in the domain of securities and stocks market;
Pursuant to the Decree No.37/2005/ND-CP dated March 18, 2005 of the Government stipulating the procedures for application of coercive measures for execution of administrative violation-sanctioning decisions;
Pursuant to the Decree No.118/2008/ND-CP dated November 27, 2008 of the Government regulating functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance,
the Ministry of Finance guides implementation of a number of Articles of Decree No.85/2010/ND-CP dated August 02, 2010 of the Government on handling of administrative violations in the domain of securities and stocks market as follows:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Administrative violations in the domain of securities and stocks market

Administrative violations in the domain of securities and stocks market (hereinafter called as securities administrative violations for short) means the act intentionally or unintentionally implemented by individuals, organizations, violating regulations of law on securities and stocks market but not yet serious enough to prosecute for penal liability according to provisions of Decree No.85/2010/ND-CP dated August 02, 2010 of the Government on administrative sanctions in the domain of securities and stocks market (hereinafter called as Decree No.85 for short) must be sanctioned for administrative violations.

Article 2. Applicable principles for administrative sanctions

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. When issuing a decision of sanctions against violating individuals and organizations, the competent to sanction persons must base on the nature and seriousness of the violation, aggravating or extenuating circumstances specified in Article 8, Article 9 of the Ordinance on administrative sanctions, Article 6 of Decree No.128/2008/ND-CP of December 16, 2008 of the Government detailing the implementation of a number of Articles of the 2002 Ordinance on administrative sanctions and the 2008 Ordinance amending and supplementing a number of Articles of the Ordinance on Handling Administrative Violations (hereinafter referred to as the Decree No.128) and some of the following specific provisions:

a) An administration violation performed by the same individual, organization at the same time shall be sanctioned only once. The case that has been sanctioned for a administration violation, but not up for 01 years from the date of completely serving the sanctioning decisions or from the expiry date of the implementation of sanctioning decision that continues to commit such violations shall be applied aggravating detail being to commit again referred in clause 3 Article 6 of the Decree No.128 as issuing the decision to sanction;

b) Many individuals, organizations together perform an administration violation, each violating individual; organization shall be sanctioned for such violation. the competent to sanction persons must base on the nature and seriousness of the violation, aggravating or extenuating circumstances issues the decision to sanction against each individual and organization who together perform an administration violation;

c) An individual, organization performs many administration violations, shall be sanctioned for each violation. When deciding to sanction an individual, organization that performs many administration violations, the competent persons shall just issue one sanctioning decision in which shall decide form and rate of sanction for each violation; if the forms of sanction are the fines, then shall be synthesized to be the collective rate of sanction.

3. In case violation in the domain of securities is consequence of another violation in the same of domain of securities, only the violation with more severe sanction shall be applied.

4. In case of the violation having criminal signs, its dossiers being transferred for penal liability prosecution that previously have decided to sanction administrative violations, the person who issued the decision to sanction administrative violations must cancel sanctioning decision; if the sanctioning decision has not been issued,  then such violation shall no be sanctioned administrative violation.

Article 3. Time limit, statute of limitations for handling administrative violations

1. Time limit, statute of limitations for handling of administrative violations in the domain of securities:

a) For the administrative violations in the domain of securities, the limitations for the sanction are 02 years since the date that the violation is committed.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- For the violations of regulations on the implementation of offering securities to the public in clause 4 and clause 5 Article 8 of Decree No.85, the time to identify the violations made to calculate the statute of limitations shall be the date of completion to register for purchasing securities; in case the money to purchase securities has been collected, the time to calculate the statute of limitations shall be the date of ending the collection of money to purchase securities.

- For violations of the application for public company registration specified in clause 1, 2 and point a clause 3 Article 9 of the Decree No.85, the time to identify violations are made to calculate the statute of limitations for the sanction shall be the date of applying dossier for public company registration to the State Securities Commission improperly time limit as prescribed;

b) For individual who has been prosecuted or against whom decision to bring to trial according to procedures of criminal proceedings is issued, later a decision to terminate the investigation or terminate the case is issued but the violation has signs administrative violations on securities, within 03 days from the date of the decision to terminate the investigation or terminate the case, the agency who has issued decision to terminate the investigation or terminate the case must send the decision and the case’s files to the competent to handle administrative violations agency in the securities domain. In this case, the statute of limitations for sanction is 03 months from the date that the competent to handle administrative violations person in the securities domain receives the decision to terminate and the case’s files to the date of issuing the handling decision;

c) Within the time limit specified in point a, and b clause 1 this Article if violators commit new violations in the securities domain or deliberately shirk or obstruct the sanctioning, the statute of limitations in point a, and b clause 1 this Article shall not apply. The statute of limitations for sanctioning administrative violations in the securities domain is recalculated from the time the new violations are committed or the time the act of shirking or obstructing the sanctioning is terminated.

The date of terminating the act of shirking, obstructing the sanctioning is the date that violator voluntarily comes to the competent to handle administrative violations agency in the securities domain to report and undertake sanctioning measures. the competent to handle administrative violations agency in the securities domain must make a written note for this and keep a copy on violating file and hand a copy to the violator. 

2. Method to determine the time limit, the statute of limitations for sanctioning administrative violations in the securities domain:

a) The time limit, the statute of limitations for sanctioning administrative violations in the securities domain is provided upon month or year, such period of time is calculated by month or by the calendar year, including holidays under the provisions of the Labor Code;

b) The time limit is provided upon day, such period of time is calculated by working day, not including holidays under the provisions of the Labor Code.

Article 4. Form of sanctioning

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Warning:

Form of warning shall be applicable to the acts of administrative violations that the Decree No.85 provides a warning or a fine imposed for those acts and when having extenuating circumstance;

b) Fine:

When fining, the specific fine for a violation is the average level of the fine bracket prescribed for such violation; if there are extenuating circumstances, the fine can be reduced, but not be reduced below the minimum level of the fine bracket, if there are aggravating circumstances, the fine can be increased but not be exceed the maximum level of the fine bracket.

The average level of the fine bracket is determined by dividing the total of the minimum and maximum fine level of the fine bracket.

When determining the fine level against individuals and organizations with legal violations in the securities domain involving both extenuating and aggravating circumstances, competent person considers to lighten aggravating circumstance according to principle: two extenuating circumstances shall be deducted an aggravating circumstance. After deduction is applied according to the above principle, if there is still an aggravating circumstance and an extenuating circumstance, depending on the nature and seriousness of violations and attitudes to overcome the consequences of the violators, the competent to handle person considers to decide the fine level applicable to the case there is an aggravating circumstance or there is no aggravating circumstance or extenuating circumstance.

2. Additional sanctions:

The confiscation of all illegal collections due to commit administrative violations specified in point a clause 2 Article 6 of Decree No.85 is guided specifically as follows:

a) Organizations, individuals having illegal collections from committing violations shall be confiscated for State budget remittance;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) State Securities Commission sets up method of calculating the illegal collections in compliance with actual situation and specific case.

Chapter II

ADMINISTRATIVE VIOLATIONS, FORMS AND LEVELS OF SANCTION

Article 5. Violating provisions on registration dossiers for offering securities to the public

1. Provision in clause 1 Article 7 Decree No.85 is applied for the following cases:

a) One or several documents in the registration dossiers of offering securities to the public under the provisions of law having incorrect information. This information causes misleading; affects the issuing the decision to grant certificates of registration of offering securities to the public of the State Securities Commission or the assessment, investment decisions of investors;

b) Failing to amend, supplement the registration dossiers of offering securities to the public when detecting incorrect information or missing important contents relating to dossiers or arising new events affecting contents of submitted dossiers.

 

2. The provision in clause 2 Article 7 of Decree No.85 is applied for the intentional violation to conceal the truth of the contents relating to registration dossiers of offering securities to the public.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

When detecting the acts provided in clause 3 Article 7 Decree No.85, chairman of the State Securities Commission must make written note to keep the forged documents. In case these documents are licenses, the competent persons send written notice to the license issuing agency.

Article 6. Violating provisions on offering securities to the public

1. The act of "Using information outside prospectuses to conduct a market survey" in point a clause 2 Article 8 Decree No.85 is the use of untruth or inexact information compared to the contents of the prospectuses in the registration dossiers to conduct a market survey before being permitted to conduct the offering of securities to the public.

2. Provision in clause 5 Article 8 of Decree No.85 is applied in the case of organizations registering the offering of securities to the public conducting ​​ the offering of securities to the public while the State Securities Commission is considering registration dossiers of offering securities to the public of that organization.

3. Level of fines applicable to violations provided in clause 5 Article 8 of Decree No.85 is calculated on the basis of illegal collections from the implementation of violations. The illegal collection is the difference between the total collected amount from the issuance and the total value calculated according to the book value of the shares issued at the time of issuance. In case of applying the maximum fine level of being fivefold the illegal collection however the fine level is still lower than the maximum fine level applicable to the act of offering securities to the public but not registering with the State Securities Commission as provided in point c clause 4 Article 8 of Decree No.85, the maximum fine level for such act shall be applied to sanction. Violating organization must withdraw the stock offered, return investors the to buy securities money or deposit (if any) plus interest at the non-term interest rates of the bank that the issuing organization opens its account to collect the money to buy securities or the deposit at the time of being sanctioned for administrative violations, within thirty days from the date of receiving request of investors.

Article 7. Violating provisions on application for registering public company

1. The fine level for the act of violating provisions on application for registering public company in point a clause 3 Article 9 of the Decree No.85 is guided specifically as follows:

a) A fine of between VND 30,000,000 and 40,000,000 shall be imposed for act of registering public company exceeding the time limit as prescribed from more than 12 months to 18 months;

b) A fine of between VND 40,000,000 and 50,000,000 shall be imposed for act of registering public company exceeding the time limit as prescribed from more than 18 months.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Making dossiers for registering public company with inaccurate information on one or several contents specified in clause 1 Article 26 of the 2006 Securities Law;

b) The guidance for supplementing information has been conducted or for amending false information in dossiers for registering public company but does not perform or improperly perform as required of the State Securities Commission.

Article 8. Violating regulations on listing and registration of securities transactions

1. The provision in point a clause 1 Article 11 and clause 2 Article 16 of the Decree No.85 is applied in the following cases:

a) One or several documents in the dossiers for registration of listing, registration of securities transactions in accordance with regulations of law with inaccurate information. The information causes misleading and affects the making the decision of approving listing and registration of securities transactions of Stock Exchange/ securities trading centers or assessment, investment decisions of the investors;

b) Failing to amend, supplement the dossiers for registration of listing, registration of securities transactions when detecting inaccurate information or missing the important contents relating to dossier or arising new events affecting the contents of submitted dossier.

2. The provision in clause 2 Article 11 and clause 3 Article 16 of the Decree No.85 shall be applied for the act of intentional violation to conceal the truth of contents relating to dossiers for registration of listing, registration of securities transactions.

3. The act of “making, certifying forgeries dossiers for listing, registration of securities transactions" in clause 3 and clause 4 Article 16 of the Decree No.85 is an act of creation or confirmation of forged documents to list, register securities transactions.

When detecting the acts provided in clause 2 and clause 3 Article 11, clause 3 and clause 4 Article 16 of the Decree No.85, the Stock Exchange/Securities trading centers must make written note to keep the documents belonging to dossiers for listing registration, registration of securities transactions, report to the State Securities Commission for handling according to provision. In case these documents are licenses, the State Securities Commission shall send written notice to the license issuing agency.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 9. Violating regulations on organizing the stock market

1.The provision in clause 1 and clause 2 Article 12 of the Decree No.85 is applied to the case that organizing any place or any form of information exchange to conduct order matching and trading securities outside the Stock Exchange/Securities Trading Center.

2. The fine level for the acts of violating regulations on organization of securities transactions market are calculated on the basis of all the collections that individuals and organizations got from the implementation of the violations. The case has applied the maximum fine level of being fivefold the illegal collection however the fine level is still lower than one specified in clause 1 Article 12 of the Decree No.85, the competent to sanction violations persons apply the fine level provided in clause 1 Article 12 of the Decree No.85 to sanction.

Article 10. Violating regulations on establishment and operation certificates

1. The act of “the use of the name of the company, branch, representative office or transaction bureau in contravention of regulations” in clause 1 Article 17 of the Decree No. 85 is the securities companies, fund management companies, securities investment companies, branches, representative offices of securities firms, foreign fund management companies in Vietnam using the incorrect name with the name which was written in the establishment license and operation, written approval to open branches, representative offices or transaction office.

2. The acts of “making or certifying a dossier of application for an establishment and operation license or its supplementation, which contains misleading information” in point đ clause 4 Article 17 of the Decree No.85 mean the securities companies, fund management companies, securities investment companies and branches of securities companies, Vietnam-based foreign fund management companies making dossiers, providing inaccurate information or missing important contents relating to dossiers or failing to modify, supplement documents when arising new events affecting the contents of the submitted documents.

3. The act of “Failing to comply with regulations on corporate governance” in point d clause 1 Article 18 of the Decree No.85 means the securities companies, fund management companies fail to perform or improperly perform the provisions of Charter on corporate governance or provisions on corporate governance applicable to the public companies.

4. “Conducting the acts of misleading its customers and investors on securities prices” in point e clause 3 Article 18 of the Decree No.85 means the securities companies intentionally supply to its customers and investors information, make judgments, advice or incomplete and inaccurate recommendations or conceal the truth about the prices or the factors affecting the prices of one or more types of securities which leads customers and investors’ misleading about stock prices and makes the improper decisions in the investment.

5. The act of “acting against the orders of investors” in point b clause 4 Article 18 of the Decree No.85 means the securities companies intentionally failing to implement proper orders of securities transactions of investors except for the case the investors make illegal orders.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The provision on point a clause 2 Article 20 of the Decree No.85 is applied in the following cases:

1. One or several documents in the dossiers of registration of granting operation registration certificate of representative office have inaccurate information. This information affects making decision to grant operation registration certificate of representative office of the State Securities Commission.

2. Failing to amend, supplement dossiers of registering the offering securities to the public as detection of inaccurate information or missing important contents relating to dossiers or arising new events affecting contents of the submitted dossiers.

Article 12. Sanction imposed for violating regulations of setting up member funds

The acts of “making or certifying dossier for setting up member fund, which contains misleading information” in clause 1 Article 21 of the Decree No.85 mean the fund management companies, organizations and individuals making dossiers, providing inaccurate information or missing important contents relating to dossiers or failing to modify, supplement documents when arising new events affecting the contents of the submitted documents.

Article 13. Violating regulations on internal transactions and stock price manipulation

1. The provision on clause 1 Article 27 of the Decree No.85 is applied in the following cases:

a) Using one or more of their transaction accounts or of another or being in collusion with each constantly buying and selling securities in order to create false supply and demand;

b) A person or a group of persons being in collusion with each other place orders to buy and sell the same types of securities in the same trading day or being in collusion with each other to buy and sell securities without leading actual transfer of ownership or the ownership is just switched between members of the group to make the stock price, false supply and demand;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Trading securities in the form of collusion, inducing others to continuously place orders to buy or sell securities causing serious influence on the supply and demand and the stock price, stock price manipulation;

đ) Presenting directly or indirectly opinions through the mass media about a security, the securities issuing organizations in order to create influence on the prices of such security after being conducted the transaction and held the position over them;

e) Using the methods or performing the other transactions acts to create false demand and supply, stock price manipulation.

2. Apart from the form of monetary sanction, organizations and individuals performing the acts of internal transaction or stock prices manipulation are also confiscated all of illegal collections under the provisions in clause 2 Article 26 and clause 2 Article 27 of the Decree 85, the illegal collections and the profits arising from the implementation of acts of internal transaction or stock prices manipulation, after deducting the payable tax, fee amounts. Where a person uses many accounts for internal transaction or stock price manipulation, the illegal collections are calculated on total of accounts used for internal transaction or stock price manipulation. Where a group colludes to transact internally or manipulates stock prices, the illegal collections are calculated on each account used for internal transaction or stock price manipulation.

3. After considering to calculate the illegal collections for the act of internal transaction or stock prices manipulation if the value of the illegal collections or the level of causing damage of the violations enough for penal liability examination, violator’s dossier must be transferred to the competent authorities for consideration of penal handling under the provisions of clause 1 Article 16 of this Circular.

Article 14. Violating regulations on registration of depository operation

The act of “compiling dossier for registration of securities depository operation or branch of securities depository operation containing misleading information” in point a clause 2 Article 30 of the Decree No.85 means the securities companies, commercial banks making dossier, providing inaccurate information or missing important contents relating to dossier or failing to modify, supplement documents when arising new events affecting the content of the submitted documents.

Chapter III

COMPETENCE AND PROCEDURES OF SANCTIONING ADMINISTRATIVE VIOLATIONS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Competent to sanction administrative violations in the securities domain specified in clause 1 and 2 of Article 37 of the Decree No.85 is the competence applicable to an administrative violation. In the case of fines, the sanctioning competence shall be determined based on the maximum level of the fine bracket prescribed for each administrative violation.

In case of sanctioning a person who makes many acts of administrative violations in the securities domain, the sanctioning competence shall be determined as follows:

a) If the sanctioning form, level is prescribed for each act falling under the competence of the sanctioning person provided for in clause 1 and 2 of Article 37 of the Decree No.85, the sanctioning competence is still of such person;

b) Where the fine level or one of the forms of additional sanctions or remedies for overcoming consequences is not under the competence or beyond it, the handling violation person must promptly transfer the case to the competent to sanction person.

2. When detecting violations in the securities domain, the competent to sanction person need to cross-check with provisions of the Criminal Code to determine which is the administrative violation or criminal offense.

Article 16. Transferring dossier for penal liability examination

1. When considering the violation to sanction, if it deems the violation having criminal signs, the dossiers must be transferred to the competent criminal proceeding agencies for consideration of prosecution.

2. If the criminal proceeding agencies notify the decision to prosecute criminal case, the State Securities Commission must transfer the original records of the violation to the competent criminal proceeding agencies within 05 working days since the date of receiving the notice.

3. Exceeding the period of 03 working days from the date of expiry specified in Article 103 of the Criminal Procedure Code that the State Securities Commission has not received yet notice of the competent authorities of the prosecution or not, the competent to sanction person according to provision defined in Article 37 of the Decree No.85 makes decisions to sanction administrative violations in accordance with the law regulations and informs to the criminal proceeding agencies about the administrative violations that have been sanctioned.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) If the violation has been to extend the issuance of decision to sanction prescribed in clause 1 Article 56 of the Ordinance on Handling Administrative Violations before transferring to the criminal proceeding agencies, the time limit for issuing decision to sanction is 10 working days since the date of being recalculated time limit for so; for the administrative violation having many complicated circumstances, the time limit for issuing decision to sanction is 30 working days and not to be extended it;

b) If the violation has not been asked for extending the time limit for issuing decision to sanction according to provision specified in clause 1 Article 56 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations by the competent to sanction person before transferring to the criminal proceeding agencies, the time limit for issuing decision to sanction shall be recalculated in accordance with provision in clause 1 Article 56 of the Ordinance on Handling Administrative Violations and to be extended the time limit for so as prescribed by law.

Article 17. Decision to sanction

1. Sanctioning decisions must be signed by the competent to sanction administrative violations persons and stamped by the agencies of such persons for such acts.

2. In case of an organization or individual commits many violations of law in the domain of securities, the competent to sanction administrative violations persons issue only a decision to sanction. In the case there are many organizations and individuals together commit an administrative violation, the competent to sanction administrative violations persons based on the nature and seriousness of the violation of each individual, organization to issue the decisions to sanction separately for each subject.

3. In case the form and level of sanctions beyond the competence of the sanctioning person, such person shall transfer all dossiers and documents on the violation to the higher competent to sanction person within 05 working days since the date of dossier completion of violation.

Violating dossiers comprise:

- A minute of administrative violations (the original);

- A draft of decision to sanction administrative violations;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- A minute of confiscating material evidences; means of administrative violations (if any);

- Other necessary documents.

4. The decision to sanction must be sent to Organization, individual sanctioned, agency to collect fine and publicized on website of the State Securities Commission in the next working day since the date of issuing decision to sanction.

Article 18. Terminating violations

In the process of inspection and examination, if detecting violations in the securities domain, the head of the inspection examination delegation must issue a decision to terminate the violation according to provision prescribed in Article 39 of the Decree No.85 and report immediately in writing to the Chairman of the State Securities Commission and the Chief Inspector of the State Securities Commission.

Article 19. Transferring the case to the competent to sanction administrative violations person

1. In the process of inspection and examination, investigation of individuals, organizations, if State management agencies detect acts of administrative violations in the securities domain but not under their sanction competence, they must transfer entire case’s dossier and propose to handle in writing to the State Securities Commission for settlement.

The dossier includes: minutes of the administrative violations (the original), the documents, papers, data and material evidence ... related to administrative violations in the domain of securities obtained in the course of inspection, examination, investigation.

2. For the cases of administrative violations in the domain of securities transferred by the State management agencies, the State Securities Commission takes responsibility for receiving all records and documents of the administrative violation and handling as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) In case dossiers, documents and evidence are not sufficient grounds for administrative violation sanctions, the inspection, verification, additional evidence shall be conducted;

c) In case dossiers or documents or minutes of the administrative violations are transferred in compliance with the procedures prescribed and have sufficient grounds to prove, conclude on the administrative violation, the decision to sanction administrative violations according to legal provisions shall be issued.

Article 20. Order, procedures of handling administrative violations

When sanctioning administrative violations in securities domain, the competence to sanction persons must comply with the order and procedures of administrative violation sanction prescribed in the Ordinance on Handling of Administrative Violations, Decree No.128 Decree No.85 and the instructions in this Circular.

Article 21. Minute, decision form used in the sanction of administrative violations in the securities domain

Minute, decision form used in the sanction of administrative violations in the securities domain is provided in the list issuing together with this Circular.

Chapter IV

ENFORCEMENT OF EXECUTING DECISIONS TO SANCTION ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE DOMAIN OF SECURITIES AND SECURITIES MARKET

Article 22. Grounds for issuing the decisions of enforcement

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 23. Competence to decide the enforcement

Chairman of the State Securities Commission issues a decision of enforcement and organizes the enforcement of execution for the decision of administrative sanction issued by himself or his/her subordinates.

Article 24. Decision of enforcement

1. The enforcement of execution for the decision of administrative sanctions in the domain of securities shall be made only when there are enforcement decisions of the competent persons defined in Article 23 of this Circular. The enforcement decision include the following contents: the date, month, year of issuance; bases for issuing decision; full name, position, unit of decision-issuing person; head office of individual, organization coerced; coercive measures, time and location of implementation; agencies presiding the implementation of enforcement decisions, the agency of being responsible for coordinating; the signature of the person to issue decision, the seal of agency of issuing decisions.

2. The enforcement decision of executing decisions on sanctioning administrative violations in the securities domain is made upon form issuing together with this Circular.

Article 25. The cases of issuing coercive decisions

1. For the decisions of applying remedies to overcome the consequences and additional sanctions:

a) Exceeding 30 days since the date of expiry of the implementation of the decision to apply remedies to overcome the consequences and additional sanctions in the decision that individual, organization does not execute voluntarily;

b) Individuals and organizations have not executed the administrative decision in the securities domain but having acts of scattering assets, escaping.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Individuals and organizations are not subject to the coercive measures in time to be permitted to pay the fine many times as prescribed in clause 2 Article 42 of the Decree No.85.

Article 26. Coercive measures

The coercive measures of executing administrative sanctioning decisions in securities domain include:

1. Deducting part of salary or income; money from a bank account.

2. Inventorying assets, stock values ​​corresponding to the number of fines for auction.

3. Applying other coercive measures for implementing the confiscation of the illegal collections due to commit administrative violations.

Article 27. Principles of application of coercive measures 

1. Chairman of the State Securities Commission shall base on the contents, nature or seriousness of the obligation to execute decisions of administrative sanctions, the conditions to execute the coercive decisions of being enforced subjects and practical situation in localities to decide the respective application of coercive measures prescribed in Article 26 of this Circular.

 2. Not to organize the enforcement during the holidays according to provisions of labor legislation and outside of official hours, 15 days before and after Lunar New Year, except for the case necessary to prevent the being enforced subjects having act of dispersing, destruction of property, shirking the execution of enforcement decisions.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The State Securities Commission is responsible for coordination with relative agencies, organizations, individuals to deploy the measures aiming at executing the enforcement.

2. In case if necessary to have people's police during the course of executing the enforcement, the State Securities Commission must send a 05 working day written request prior to the enforcement to the relevant police agencies for deploying forces. When having request for participating to ensure order, safety in the process of enforcement, people's police force is responsible for deploying forces to prevent timely disruptive behavior, of resisting the on duty implementation persons during the course of executing enforcement decisions.

Article 29. Limitation to execute the enforcement decisions

1. The enforcement decisions take effect to execute within 01 year since the date of issuing such decisions.

2. In case individuals, organizations are applied coercive measures but intentionally shirk, delay, the limitation to execute shall be recalculated from the time that acts of shirking, delaying are terminated.

Article 30. Monitoring, urging for collection the illegal collections, fines

1. The State Securities Commission is responsible for monitoring and managing the objects must give up illegal collections, fines to urge, collect debts prior to the time applicable to coercive measures.

2. Forms of urging, collecting illegal collections, fines:

a) Sending a notice to require violating individuals, organizations to give up in full the illegal collections, fines;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 31. Order and procedures for application of coercive measures to execute the decision to sanction administrative violations in the securities domain 

 procedures for application of coercive measures to execute the decision to sanction administrative violations in the securities domain, measures of ensuring the execution of decisions and coercive costs, complaints, denunciations and lawsuits and the handling of violations related to the enforcement to execute decisions on sanctioning administrative violations in the securities domain must comply with the order, procedures and authorities provided in the Securities Law, the Ordinance on Handling of Administrative Violations, Decree No.37/2005/ND-CP dated 18/3/2005 of the Government providing for the procedures of application of coercive measures to execute the decision to sanction administrative violations and Decree No. 85/2010/ND-CP dated 02/8/2010 of the Government on sanctioning administrative violations in the securities domain and the stocks market.

Chapter V

IMPLEMENTATION ORGANIZATIONS

Article 32. Responsibility for the implementation

1. This Circular takes effect on May 10, 2011. It annuls the Circular No.97/2007/TT-BTC dated 8/8/2007 of the Ministry of Finance guiding implementation of a number of Articles of the Decree No.36/2007/ND-CP dated March 08, 2007 of the Government on handling of administrative violations in the domain of securities and stocks market.

2. Chairman of the State Securities Commission takes responsibility for the organization and guides the handling of administrative violations, coercion to execute administrative decisions in the domain of securities for ensuring right with provisions of law.

3. During the course of implementation, if any difficulties, obstacles arise, relative persons need to reflect promptly to the Ministry of Finance for consideration, settlement./.

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

FOR THE MINISTER
DEPUTY MINISTER




Tran Xuan Ha

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 37/2011/TT-BTC ngày 16/03/2011 hướng dẫn Nghị định 85/2010/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán do Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


9.409

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.174.51
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!