Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 01/2001/TT-UBCK xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán

Số hiệu: 01/2001/TT-UBCK Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước Người ký: Nguyễn Đức Quang
Ngày ban hành: 15/02/2001 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

UỶ BAN CHỨNG KHOÁN NHÀ NƯỚC
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 01/2001/TT-UBCK

Hà Nội, ngày 15 tháng 2 năm 2001

THÔNG TƯ

CỦA UỶ BAN CHỨNG KHOÁN NHÀ NƯỚC SỐ 01/2001/TT-UBCK NGÀY 15 THÁNG 2 NĂM 2001 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 22/2000/NĐ-CP NGÀY 10 THÁNG 7 NĂM 2000 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC CHỨNG KHOÁN VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Thi hành Điều 22 Nghị định số 22/2000/NĐ-CP ngày 10/7/2000 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán (sau đây viết tắt là Nghị định), Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước hướng dẫn cụ thể một số điểm như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG, NGUYÊN TẮC XỬ PHẠT, ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN

1. Đối tượng bị xử phạt

Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoản được quy định tại Khoản 3, Điều 1 - Nghị định bao gồm:

1.1. Tổ chức, cá nhân trong nước khi:

a. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán quy định tại Chương II Nghị định;

b. Hành vi vi phạm hành chính được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam;

c. Hành vi vi phạm hành chính vẫn còn trong thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, quy định tại Điều 3, Nghị định.

1.2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài vi phạm theo quy định tại điểm 1.1 nói trên cũng bị xử phạt theo các quy định của Nghị định và Thông tư này, trừ trường hợp các điều ước quốc tế liên quan mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.

2. Nguyên tắc xử phạt

Việc xử phạm vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán phải tuân theo các quy định tại các Điều 2, 3, 15 và 17 Nghị định và nguyên tắc xử phạt tại Điều 3 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính (sau đây viết tắt là Pháp lệnh). Khi áp dụng các nguyên tắc đó cần lưu ý những vấn đề sau:

2.1 Nguyên tắc đúng thẩm quyền:

Chỉ có những người có thẩm quyền quy định tại Chương III Nghị định, mới được ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, với hình thức và mức phạt trong phạm vi thẩm quyền quy định. Không được phép tách một vi phạm thành nhiều vi phạm nhỏ hoặc gộp nhiều vi phạm nhỏ thành một vi phạm lớn hơn, nhằm mục đích thay đổi thẩm quyền xử phạt.

2.2 Nguyên tắc đúng đối tượng:

Mọi đối tượng thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán quy định tại Điểm 1 Thông tư này, đều bị xử phạt theo Nghị định.

Một đối tượng thực hiện nhiều hành vi vi phạm thì người đó bị xử phạt về từng hành vi vi phạm. Nhiều đối tượng cùng thực hiện một hành vi vi phạm thì mỗi đối tượng đều bị xử phạt vi phạm tương ứng với hành vi vi phạm do mình gây ra. Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị phạt một lần.

Không xử phạt vi phạm hành chính trong các trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ hoặc vi phạm hành chính trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

2.3 Nguyên tắc đúng mức độ:

Hình thức, mức độ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán phải căn cứ vào tính chất, mức độ và hậu quả của hành vi vi phạm. Tuy nhiên, khi xác định hình thức và mức độ xử phạt, cần xét thêm về nhân thân và những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ để có quyết định phù hợp.

Các tình tiết giảm nhẹ, khi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán bao gồm:

- Vi phạm do thiếu hiểu biết pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán và không gây thiệt hại lớn;

- Vi phạm do hành vi vi phạm của người khác;

- Tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính đã ngăn chặn làm giảm bớt tác hại của vi phạm và tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại.

Các tình tiết tăng nặng, khi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán bao gồm:

- Tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần;

- Hành vi vi phạm có tính chất cấu kết, có tổ chức;

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc nghề nghiệp được giao để xúi giục, lôi kéo, ép buộc người khác vi phạm;

- Vi phạm trong thời gian đang chấp hành quyết định xử phạt;

Sau khi vi phạm đã có những hành vi trốn tránh, che giấu vi phạm.

2.4 Nguyên tắc kịp thời, triệt để:

Mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền và nghĩa vụ phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán. Các phát hiện đó phải được thông báo cho những người có thẩm quyền xử phạt hành chính. Khi nhận được thông báo hoặc yêu cầu xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, người có thẩm quyền phải xúc tiến ngay các thủ tục cần thiết để đảm bảo đình chỉ ngay việc vi phạm và khắc phục hậu quả.

2.5 Nguyên tắc đúng thủ tục:

Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán phải được tiến hành theo đúng thủ tục quy định tại các Điều từ 45 đến 56 Pháp lệnh.

3. Áp dụng các quy định pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

Khi thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, người có thẩm quyền xử phạt không những phải căn cứ vào các quy định của Pháp lệnh và Nghị định, mà còn phải căn cứ vào các quy định tại Nghị định 48/1998/NĐ-CP ngày 11/7/1998 của Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

II. XÁC ĐỊNH CÁC HÀNH VI VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC CHỨNG KHOÁN VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

1. Hành vi vi phạm các quy định về phát hành chứng khoán ra công chúng (Điều 4 Nghị định)

1.1 Hành vi che giấu sự thật khi lập các hồ sơ, thủ tục để xin phép phát hành chứng khoán ra công chúng của tổ chức phát hành, bằng các thông tin sai lệch trong các báo cáo tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh, cơ cấu về vốn, tài sản, doanh thu, chi phí, lỗ, lãi.

1.2 Hành vi không tuân theo quy định về trình tự các bước trong việc tổ chức phát hành chứng khoán ra công chúng:

a) Sử dụng các thông tin ngoài bản cáo bạch để thăm dò thị trường trước khi được phép phát hành chứng khoán;

b) Phân phối chứng khoán trước khi thực hiện việc công bố phát hành;

c) Phát hành chứng khoán không theo đúng nội dung ghi trong giấy phép phát hành về số lượng, chủng loại chứng khoán, thời hạn phát hành;

d) Thông cáo phát hành chứng khoán trên các phương tiện thông tin đại chúng không đúng nội dung và thời gian quy định hoặc đăng ký phát hành không công bố rõ ràng các thông tin về quyền biểu quyết, quyền đãng ký mua chứng khoán, quyền chuyển đổi chứng khoán và quyền khác cho các cổ đông và người đầu tư.

1.3 Hành vi giả mạo trong hồ sơ xin phép phát hành.

1.4 Hành vi phát hành chứng khoán ra công chúng khi chưa có giấy phép phát hành.

2. Hành vi vi phạm các quy định về hoạt động giao dịch chứng khoán trên thị trường chứng khoán tập trung (Điều 5 Nghị định).

2.1 Hành vi thao túng thị trường của tổ chức, cá nhân tiến hành trong khi thực hiện mua bán chứng khoán tại thị trường chứng khoán tập trung:

a) Tự mình hoặc thông đồng với người khác thực hiện đồng thời việc mua hoặc bán một loại chứng khoán nhằm mục địch tạo ra cung cầu hoặc giá cả giả tạo;

b) Mua hoặc bán một loại chứng khoán mà không thực hiện việc chuyển quyền sở hữu chứng khoán.

c) Tuyên truyền thông tin sai sự thật gây nhiễu loạn thị trường chứng khoán;

d) Liên tục mua chứng khoán giá cao hoặc liên tục bán chứng khoán với giá thấp để làm thay đổi giá chứng khoán trên thị trường.

2.2 Hành vi mua bán nội gián của tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 70 Nghị định 48/1998/NĐ-CP ngày 11/7/1998 của Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán là hành vi sử dụng các thông tin có liên quan đến giá và khối lượng giao dịch chứng khoán của một tổ chức niêm yết chưa được công bố ra công chúng để trực tiếp hoặc gián tiếp mua, bán chứng khoán.

2.3 Hành vi bán khống chứng khoán của tổ chức, cá nhân được thực hiện dưới hình thức bán chứng khoán khi không sở hữu chứng khoán tại thời điểm giao dịch.

2.4 Hành vi mua, bán lại chứng khoán của chính mình khi chưa được phép của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.

2.5 Mua bán chứng khoán niêm yết ngoài Trung tâm giao dịch chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán.

3. Hành vi vi phạm quy định về bảo vệ cổ đông hoặc thâu tóm doanh nghiệp (Điều 6 - Nghị định)

3.1 Hành vi thâu tóm và sáp nhập doanh nghiệp:

a) Tổ chức, cá nhân mua, bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán tập trung làm thay đổi việc nắm giữ từ 5% trở lên cổ phiếu có quyền biểu quyết hoặc không còn nắm giữ 5% cổ phiếu có quyền biểu quyết của một tổ chức phát hành mà không báo cáo cho Trung tâm giao dịch chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán, trong thời hạn 24 giờ kể từ ngày thanh toán giao dịch.

b) Tổ chức, cá nhân và người có liên quan thực hiện mua chứng khoán trên thị trường chứng khoán tập trung để nắm giữ trên 25% cổ phiếu có quyền biểu quyết của một tổ chức phát hành mà không thông qua phương thức tổ chức đấu giá công khai theo quy định của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.

3.2 Hành vi vi phạm quy định về bảo vệ cổ đông:

Cổ đông sáng lập tham gia mua, bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán tập trung, vi phạm nguyên tắc phải nắm giữ ít nhất 20% vốn cổ phần của tổ chức phát hành và phải nắm giữ mức này tối thiểu 3 năm kể từ ngày kết thúc việc phát hành.

3.3 Hành vi vi phạm về tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài:

a) Các tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện mua chứng khoán trên thị trường chứng khoán tập trung nắm giữ quá 20% tổng số cổ phiếu đang lưu hành của một tổ chức phát hành, chứng chỉ quỹ đầu tư của một quỹ đầu tư chứng khoán hoặc một tổ chức nước ngoài nắm giữ quá 7% và một cá nhân nước ngoài nắm giữ quá 3% đối với cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư;

b) Các tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện mua chứng khoán trên thị trường chứng khoán tập trung nắm giữ quá 40% tổng số trái phiếu đang lưu hành của một tổ chức phát hành hoặc một tổ chức nước ngoài nắm giữ quá 10% và một cá nhân nước ngoài nắm giữ quá 5% đối với trái phiếu.

4. Hành vi vi phạm các quy định về giấy phép hoạt động kinh doanh và dịch vụ chứng khoán (Điều 7, Nghị định)

4.1. Hành vi sử dụng tên gọi trái với quy định trong giấy phép hoạt động; vi phạm điều lệ; tổ chức khai trương hoạt động khi chưa đủ điều kiện, thể hiện như sau:

- Sử dụng mã số, ký mã hiệu để chỉ dẫn, giới thiệu tên gọi của công ty, chi nhánh, văn phòng đại diện công ty trên các ấn phẩm, quảng cáo, biển hiệu và trong giao dịch trái với quy định trong giấy phép hoạt động được cấp.

Tổ chức thực hiện hoặc chỉ dẫn sử dụng, giới thiệu về phạm vi hoạt động không phù hợp với giấy phép được cấp và điều lệ công ty hoặc sửa đổi điều lệ công ty làm sai lệch với quy định trong giấy phép được cấp.

- Tổ chức khai trương hoạt động của công ty, chi nhánh, văn phòng đại diện công ty hoặc triển khai hoạt động các lĩnh vực nghiệp vụ được cấp phép mà chưa đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.

4.2. Hành vi tiến hành hoạt động kinh doanh, cung cấp dịch vụ chứng khoán khi chưa được cấp giấy phép; cho mượn, cho thuê hoặc chuyển nhượng giấy phép; hoạt động kinh doanh cung cấp dịch vụ chứng khoán trong lĩnh vực mà giấy phép không quy định hoặc giấy phép đã hết hạn; tẩy xoá, sửa chữa giấy phép hoạt động, giấy phép mở chi nhánh, đặt văn phòng đại diện; thay đổi, thuyên chuyển trụ sở, mở thêm chi nhánh; thay đổi Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, tách ra hoặc sáp nhập vào công ty chứng khoán khác khi chưa được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.

Hành vi vi phạm các quy định về hoạt động kinh doanh của các tổ chức kinh doanh chứng khoán (Điều 8 Nghị định)

5.1. Để xác định một trong những hành vi vi phạm nguyên tắc đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh bằng việc duy trì thường xuyên tình trạng tài chính lành mạnh, đủ lượng vốn khả dụng, phân tán rủi ro trong đầu tư hoặc tham gia bảo lãnh, hạn chế được rủi ro, thua lỗ dẫn đến nguy cơ mất khả năng thanh toán, cần phải xem xét các căn cứ sau:

a) Không duy trì đủ lượng vốn khả dụng (đối với các công ty chứng khoán), vốn lưu hoạt (đối với công ty quản lý quỹ đầu tư) được xác định với một số lần vào các thời điểm cuối tháng trước đó và vào thời điểm được thanh tra để kết luận mặc dù công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư đã có những biện pháp khắc phục nhưng hiệu quả chưa cao;

b) Mua sắm trang thiết bị và tài sản cố định vượt quá tỷ lệ quy định;

c) Tham gia đầu tư hoặc bảo lãnh vượt các hạn mức quy định, vi phạm quy tắc phân tán rủi ro.

5.2. Cách xác định các hành vi lợi dụng việc quản lý vốn và tài sản của khách hàng để sử dụng, kinh doanh cho chính mình hoặc cho khách hàng nhưng chưa được khách hàng uỷ thác, không thực hiện tách biệt giữa nghiệp vụ tự doanh và nghiệp vụ môi giới cho khách hàng, phải căn cứ các quy định sau:

a) Vi phạm các hợp đồng đã ký kết với khách hàng;

b) Vi phạm nguyên tắc trong thực hiện lệnh mua, lệnh bán chứng khoán cho khách hàng;

c) Vi phạm các nguyên tắc về trật tự ưu tiên trong giao dịch chứng khoán;

d) Vi phạm nguyên tắc tách biệt giữa việc đặt lệnh của khách hàng và việc đặt lệnh tự doanh.

5.3. Việc xác định hành vi tham gia hoạt động kinh doanh những lĩnh vực bị cấm theo quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán, cần xem xét các căn cứ sau:

a) Có đủ căn cứ để xác định là công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư đã tham gia hoạt động tín dụng và cho vay chứng khoán, dùng vốn hay tài sản của quỹ đầu tư chứng khoán để cho vay hoặc bảo lãnh;

b) Phân tán hoặc điều hoà tài sản đầu tư giữa các quỹ đầu tư chứng khoán do chính mình quản lý, bằng việc dùng vốn của quỹ đầu tư này để đầu tư hoặc mua tài sản quỹ khác trong cùng một công ty quản lý quỹ.

6. Hành vi vi phạm các quy định về người hành nghề kinh doanh chứng khoán

6.1. Tổ chức kinh doanh chứng khoán (công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư và quỹ đầu tư chứng khoán) đã bố trí, sử dụng những người chưa có giấy phép hành nghề vào những nghiệp vụ mà quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán là phải có giấy phép hành nghề hoặc không thay đổi, thuyên chuyển công tác đối với những người có giấy phép hành nghề nhưng bị cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy phép hành nghề hoặc buộc phải chuyển sang công tác khác.

6.2. Người hành nghề kinh doanh chứng khoán bị tước quyền sử dụng giấy phép trong các trường hợp:

a) Người hành nghề kinh doanh chứng khoán đồng thời làm việc hoặc góp vốn vào hai hoặc nhiều công ty chứng khoán; làm giám đốc, thành viên hội đồng quản trị, cổ đông sở hữu trên 5% cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành.

b) Người hành nghề kinh doanh chứng khoán trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia bán khống chứng khoán không thuộc quyền sở hữu chứng khoán tại thời điểm giao dịch; mua bán chứng khoán trong khi tổ chức phát hành chưa công bố thông tin ra công chúng; công bố tuyên truyền sai sự thật, tham gia hoạt động tín dụng và cho vay chứng khoán; tham gia hoạt động thao túng thị trường, lũng đoạn thị trường.

7. Hành vi vi phạm quy định về trách nhiệm của ngân hàng giám sát (Điều 10 Nghị định)

7.1 Không thực hiện việc tách biệt giữa tài sản của quỹ đầu tư chứng khoán với tài sản khác hoặc giữa tài sản của các quỹ đầu tư chứng khoán khác nhau;

7.2 Thiếu trách nhiệm trong quản lý hoặc sử dụng không đúng mục đích theo quy định của điều lệ quỹ về tài sản của các quỹ đầu tư chứng khoán;

7.3 Vi phạm hợp đồng quản lý, giám sát đã ký với công ty quản lý quỹ.

8. Hành vi vi phạm quy định về đăng ký, thanh toán bù trừ, lưu ký chứng khoán (Điều 11 Nghị định)

8.1 Lợi dụng chức năng lưu ký chứng khoán cho khách hàng để cho mượn, cho vay chứng khoán trên tài khoản lưu ký của khách hàng hoặc dùng số chứng khoán lưu ký của khách hàng để cầm cố.

8.2 Lợi dụng thực hiện nghiệp vụ lưu ký chứng khoán cho khách hàng để tham ô, làm thất thoát chứng khoán của khách hàng bằng cách sửa chữa tẩy xoá, giả mạo chứng từ lưu ký, chứng từ thanh toán chuyển giao chứng khoán, chứng từ gửi, rút chứng khoán.

8.3 Vi phạm chế độ bảo quản, kiểm kê, đối chiếu, sao kê định kỳ hoặc làm rách nát, thất lạc, chứng khoán giả trong kho lưu ký, chế độ phòng chống cháy nổ.

8.4 Vi phạm chế độ hạch toán kế toán, thanh toán chuyển giao chứng khoán, đối chiếu xác nhận số dư tài khoản lưu ký với khách hàng hoặc thiếu sao kế đối chiếu giữa kế toán phân tích với kế toán tổng hợp, sai lệch kéo dài, gây tổn thất cho người đầu tư.

9. Hành vi vi phạm các quy định về chế độ báo cáo trong hoạt động kinh doanh chứng khoán (Điều 12 Nghị định)

9.1 Cá nhân, tổ chức có chức năng nhiệm vụ quy định về việc lập và gửi báo cáo thống kê theo quy định nhưng do thiếu tinh thần trách nhiệm trong việc lập và gửi báo cáo thống kê không đầy đủ, không đúng thời gian, không đúng mẫu biểu quy định của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.

9.2 Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư, tổ chức lưu ký chứng khoán ngừng hoạt động kinh doanh, cung cấp dịch vụ mà không báo cáo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước hoặc đã báo cáo nhưng chưa được sự chấp thuận.

9.3 Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư, tổ chức lưu ký chứng khoán cố ý không báo cáo hoặc báo cáo không kịp thời khi có xảy ra các sự kiện bất thường có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng tài chính và hoạt động kinh doanh của chính mình.

10. Hành vi vi phạm quy định về công bố thông tin (Điều 13 Nghị định)

10.1 Cá nhân, tổ chức lợi dụng chức năng, nhiệm vụ được giao trong việc lập hồ sơ tài liệu; việc kiểm tra xác nhận tính chính xác, hợp pháp, hợp lệ các tài liệu, số liệu để che giấu sự thực trong các tài liệu công bố thông tin ra công chúng, bằng cách lập, cung cấp thông tin không đầy đủ, kịp thời, đúng định kỳ và đúng quy định của pháp luật, cung cấp thông tin và báo cáo sai sự thật.

10.2 Lợi dựng quyền hạn, nhiệm vụ được giao sử dựng thông tin "nội bộ" để thực hiện các hoạt động trái pháp luật, như làm lộ bí mật các số liệu, tài liệu chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

10.3 Lợi dụng quyền hạn, nhiệm vụ được giao là người công bố thông tin ra công chúng để công bố thay đổi nội dung thông tin quan trọng, công bố những thông tin trái ngược nhau hoặc phủ nhận các thông tin đã được công bố trước đó.

11 Hành vi cản trở việc thanh tra, kiểm tra hoặc không thực hiện các kiến nghị của Thanh tra (Điều 14 - Nghị định)

11.1 Tổ chức, cá nhân và người có liên quan là đối tượng thanh tra cố ý cản trở, không thực hiện các yêu cầu liên quan đến hoạt động thanh tra theo quy định của pháp luật bằng việc trì hoãn, lẩn tránh hoặc đối phó, không cung cấp kịp thời, đầy đủ các văn bản, tài liệu, chứng từ, số liệu theo yêu cầu của tổ chức thanh tra, đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên khi đang làm nhiệm vụ.

11.2 Tổ chức, cá nhân và người có liên quan là đối tượng thanh tra cố ý cản trở, không chấp hành quyết định của tổ chức thanh tra, đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên; cung cấp thông tin không chính xác bằng việc che giấu, sửa chữa, chứng từ, tài liệu, sổ sách hoặc làm thay đổi tang vật trong khi đang bị thanh tra; chống đối, cản trở quyết định xử lý về thanh tra bằng việc tự ý tháo bỏ, di chuyển, có hành vi khác làm thay đối tình trạng niêm phong tiền và chứng khoán, sổ sách, hồ sơ, chứng từ kế toán hoặc tang vật phương tiện đang bị niêm phong khác.

III. ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC PHẠT, MỨC PHẠT, BIỆN PHÁP XỬ LÝ

1. Phạt cảnh cáo

Hình thức phạt cảnh cáo, theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định, chỉ áp dụng đối với các trường hợp mà quy định có hình thức phạt cảnh cáo theo điều, khoản tương ứng của Nghị định hoặc có thể được áp dụng đối với các trường hợp khác nếu có một trong các tình tiết sau:

- Vô ý vi phạm;

- Vi phạm lần đầu và có quy mô nhỏ, không gây thiệt hại đáng kể cho thị trường chứng khoán và người đầu tư và có tình tiết giảm nhẹ.

2. Phạt tiền

Khi xét thấy hành vi vi phạm không thuộc trường hợp áp dụng hình thức phạt cảnh cáo hoặc vượt mức phạt cảnh cáo, thì áp dụng hình thức phạt tiền. Mức phạt được áp dụng như sau:

2.1 Trường hợp vi phạm mà không có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ thì áp dụng mức phạt ở mức trung bình ở khung phạt tiền.

2.2 Trường hợp có một trong các tình tiết giảm nhẹ thì áp dụng mức phạt dưới mức trung bình đến mức tối thiểu của khung phạt tiền.

2.3 Trường hợp có một trong những tình tiết tăng nặng thì áp dụng mức phạt tiền trên mức trung bình đến mức tối đa của khung phạt tiền.

3. Tước quyền sử dụng giấy phép

3.1. Hình thức tước quyền sử dụng giấy phép là hình thức phạt bổ sung, không áp dụng độc lập, chỉ được áp dụng kèm theo các hình thức phạt chính (cảnh cáo hoặc phạt tiền) khi người có thẩm quyền xác định có đủ căn cứ và điều kiện để áp dụng (như có quy định cho phép áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép đối với hành vi vi phạm trong các điều của Nghị định).

3.2 Điều kiện để xét áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc không thời hạn phải tuân theo quy định tại các điều có quy định tước quyền sử dụng giấy phép trong Nghị định. Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép phải tương ứng với tính chất, mức độ của hành vi vi phạm cụ thể và nằm trong khoảng thời hạn cho phép áp dụng đối với hành vi đó, theo quy định tại các điều tương ứng trong Nghị định.

3.3 Người có thẩm quyền khi thực hiện biện pháp xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép phải tuân theo các quy định của Nghị định. Đối với biện pháp xử phạt tước quyền sử dụng các loại giấy phép do Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp, trước khi áp dụng người có thẩm quyền phải kiến nghị bằng văn bản (kèm theo hồ sơ vụ việc) xin ý kiến chấp thuận của Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.

4. Tịch thu toàn bộ các khoản thu từ việc thực hiện các hành vi vi phạm mà có và số chứng khoán liên quan đến hành vi vi phạm.

Hình thức tịch thu toàn bộ các khoản thu từ việc thực hiện các hành vi vi phạm mà có và số chứng khoán liên quan hành vi vi phạm chỉ được áp dụng kèm theo các hình thức phạt chính, khi người có thẩm quyền xác định có đủ căn cứ và điều kiện để áp dụng như:

- Có quy định cho phép áp dụng hình thức tịch thu đối với hành vi vi phạm liên quan tại điều, khoản, điểm cụ thể trong các điều của Nghị định và các dữ kiện thực tế của vụ việc vi phạm, các dữ kiện đó phải được ghi đầy đủ trong biên bản vi phạm;

- Đã có thông báo yêu cầu đình chỉ vi phạm hoặc có quy định hành vi bị cấm nhưng vẫn cố tình vi phạm hoặc tái phạm, sau khi đã phạm cảnh cáo hoặc phạt tiền về hành vi vi phạm trước đó.

5. Các biện pháp khác

5.1 Áp dụng biện pháp xử lý khác, đối với hành vi vi phạm được xác định trong trường hợp xét thấy cần thiết, để ngăn chặn việc tiếp tục vi phạm và khắc phục hậu quả vi phạm, tuân theo các quy định tương ứng tại các điều trong Nghị định, cụ thể là:

a) Loại bỏ yếu tố vi phạm, bằng cách buộc khôi phục lại đúng tỷ lệ an toàn theo quy định hoặc trạng thái ban đầu, sao cho bảo đảm ngăn ngừa khả năng tiếp tục vi phạm;

b) Buộc huỷ bỏ, cải chính thông tin sai lệch, không đúng sự thật gây ra vi phạm bằng việc đăng lời cải chính trên các phương tiện thông tin đại chúng, bằng văn bản cải chính gửi cho cơ quan có thẩm quyền và các đối tượng liên quan;

c) Về bồi thường thiệt hại, nếu các bên tự thoả thuận được với nhau về việc không yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc về mức bồi thường thiệt hại, thì người có thẩm quyền xử phạt công nhận thoả thuận đó và ghi vào quyết định xử phạt. Trường hợp các bên không tự thoả thuận được về khoản tiền bồi thường, nếu ở mức đến 1.000.000 đồng, thì người có thẩm quyền căn cứ vào hậu quả thiệt hại thực tế để quyết định mức bồi thường cụ thể và ghi vào quyết định xử phạt; nếu ở mức trên 1.000.000 đồng thì người có thẩm quyền xử phạt yêu cầu các bên tiến hành khởi kiện ra toà án, theo thủ tục tố tụng dân sự và ghi rõ điều này trong quyết định xử phạt.

5.2 Trường hợp quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính thì không xử phạt nhưng có thể bị áp dụng các biện pháp khác quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 11 Pháp lệnh.

IV. THẨM QUYỀN, THỦ TỤC XỬ PHẠT

1. Thẩm quyền xử phạt

1.1 Thanh tra viên chuyên ngành Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, Chánh Thanh tra Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước là người có thẩm quyền xử phạt được quy định tại Điều 15 Nghị định.

1.2 Trường hợp một hành vi vi phạm của một tổ chức, cá nhân xảy ra trên nhiều địa phương khác nhau, thì người có thẩm quyền phát hiện vi phạm lập biên bản, đình chỉ vi phạm và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền ở nơi đóng trụ sở chính của tổ chức vi phạm thụ lý hồ sơ xử lý và cơ quan này phải thông báo cho các cơ quan có thẩm quyền ở các địa phương liên quan biết, để cùng phối hợp xử lý vi phạm.

1.3 Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng tham gia thực hiện một hành vi vi phạm, thì người có thẩm quyền phát hiện vi phạm lập biên bản đình chỉ vi phạm và thông báo cho các cơ quan có thẩm quyền ở các địa phương biết, để cùng phối hợp xử lý vi phạm.

Đối với vi phạm có tổ chức, quy mô lớn nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, thì Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước là cơ quan có thẩm quyền chủ trì, phối hợp với các địa phương để xử lý.

1.4 Khi xét thấy vi phạm hành chính cần áp dụng mức phạt và các biện pháp xử lý khác ngoài phạm vi thẩm quyền của mình, Chánh Thanh tra Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước báo cáo Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước để chuyển hồ sơ vụ việc tới chính quyền địa phương có thẩm quyền giải quyết.

2. Thủ tục xử phạt

2.1 Việc quyết định phạt cảnh cáo được thực hiện bằng văn bản, khi xét thấy cần thiết, cơ quan có thẩm quyền gửi quyết định xử phạt đến chính quyền đia phương nơi người vi phạm cư trú hoặc cơ quan quản lý người vi phạm.

2.2. Trường hợp quyết định phạt tiền thì cơ quan có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản vi phạm hành chính. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày lập biên bản, cơ quan có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt.

Quyết định xử phạt phải được gửi cho tổ chức, cá nhân bị xử phạt chậm nhất trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra quyết định xử phạt. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán phải thi hành quyết định xử phạt trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày được giao quyết đình xử phạt.

3. Việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt.

Sau thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, nếu tổ chức, cá nhân bị xử phạt không tự giác thi hành, thì thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt được quyền:

- Yêu cầu ngân hàng, kho bạc Nhà nước hoặc tổ chức tín dụng khác trích tiền từ tài khoản của tổ chức, cá nhân để nộp phạt.

Cơ quan có thẩm quyền xử phạt gửi công văn kèm quyết định xử phạt để ngân hàng, kho bạc Nhà nước hoặc các tổ chức tín dụng khác làm căn cứ trích tiền từ tài khoản để nộp phạt.

- Trường hợp cần xử lý kê biên tài sản, cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt phải báo cáo xin ý kiến Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. Sau khi được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ký quyết định, cơ quan có thẩm quyền phối hợp với lực lượng công an, viện kiểm sát nhân dân tiến hành kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá theo luật định.

4. Việc xử lý tịch thu số chứng khoán liên quan đến hành vi vi phạm thực hiện theo quy định tại Điều 51 Pháp lệnh.

Quyết định tịch thu số chứng khoán liên quan đến hành vi vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng trở lên, phải gửi cho viện kiểm sát nhân dân cùng cấp một bản.

V. TỐ CÁO, KHIẾU NẠI VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ CHỨNG KHOÁN VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

1. Tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán

1.1 Mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền tố cáo hành vì vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán với cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Người tố cáo có nghĩa vụ cung cấp các chứng cứ thông tin cụ thể về hành vi vi phạm cho cơ quan có thẩm quyền xử lý và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc tố cáo đó. Cơ quan có thẩm quyền nhận được tố cáo có trách nhiệm giải quyết tố cáo theo quy định tại Chương IV, Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998.

1.2 Người tố cáo có nghĩa vụ:

a) Cung cấp tài liệu, văn bản để khẳng định chủ thể, đối tượng, phạm vi, nội dung liên quan đến vụ việc vi phạm;

b) Cung cấp các chứng cứ để khẳng định hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

1.3 Người tố cáo phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung tố cáo, các chứng cứ cung cấp cho người có thẩm quyền xử lý vi phạm. Trường hợp nội dung tố cáo hoặc chứng cứ bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không đúng sự thật thì người tố cáo phải bồi thường thiệt hại đã gây ra cho người bị tố cáo và những người có liên quan, trường hợp cố ý còn có thể bị xử lý hành chính hoặc hình sự, tuỳ theo mức độ vi phạm.

2. Trường hợp không thụ lý đơn tố cáo

Cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm sẽ không thụ lý đơn tố cáo vi phạm trong các trường hợp sau:

- Hành vi vi phạm bị tố cáo không còn thời hiệu xử phạt;

- Những vụ việc mà người tố cáo đồng thời khởi kiện tại toà án, việc tố cáo đã được toà án thụ lý để giải quyết hoặc đã có bản án quyết định của toà án.

3. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại đối với người có thẩm quyền xử lý vi phạm

- Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại đối với quyết định xử phạt của người có thẩm quyền theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998. Trong thời gian chờ kết quả giải quyết khiếu nại, tổ chức, cá nhân bị xử phạt vẫn phải thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

- Trường hợp tổ chức, cá nhân khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại toà án theo quy định của pháp luật.

- Trình tự giải quyết khiếu nại của các cấp có thẩm quyền được giải quyết theo trình tự quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Uỷ ban chứng khoán Nhà nước, Chánh Thanh tra Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, thủ trưởng các đơn vị thuộc Uỷ ban Chứng khoản Nhà nước chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc cần phản ánh kịp thời về Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước để xem xét giải quyết.

Nguyễn Đức Quang

(Đã ký)

THE STATE SECURITIES COMMISSION
------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 01/2001/TT-UBCK

Hanoi, February 15, 2001

 

CIRCULAR

GUIDING THE IMPLEMENTATION OF THE GOVERNMENTS DECREE No. 22/2000/ND-CP OF JULY 10, 2000 ON SANCTIONS AGAINST ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE FIELD OF SECURITIES AND SECURITIES MARKET

In furtherance of Article 22 of the Governments Decree No. 22/2000/ND-CP of July 10, 2000 on sanctions against administrative violations in the field of securities and securities market (hereafter referred to as the Decree for short), the State Securities Commission hereby specifically guides a number of points as follows:

I. SANCTIONING OBJECTS AND PRINCIPLES, APPLICATION OF RELEVANT REGULATIONS:

1. Sanctioning objects:

Objects of sanctions against administrative violations in the field of securities and securities market specified in Clause 3, Article of the Decree include:

1.1. Domestic organizations and individuals when:

a/ They commit acts of administrative violation in the field of securities and securities market specified in Chapter II of the Decree;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Their administrative violation acts are still in the statute of limitations for sanctioning administrative violations in the field of securities and securities market prescribed in Article 3 of the Decree.

1.2. Foreign organizations and individuals that commit violation acts as prescribed at Point 1.1 above shall also be sanctioned according to the provisions of the Decree and this Circular, except otherwise provided for by the relevant international treaties which Vietnam has signed or acceded to.

2. Sanctioning principles:

The sanctioning of administrative violations in the field of securities and securities market must comply with the provisions in Articles 2, 3, 15 and 17 of the Decree and the sanctioning principles prescribed in Article 3 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations (hereafter referred to as the Ordinance for short). When the such principles are applied, the following must be taken into account:

2.1. The principle of right competence:

Only persons with the competence defined in Chapter III of the Decree can issue decisions to sanction administrative violations in the field of securities and securities market, with sanctioning forms and levels falling within the ambit of their defined competence. It is prohibited to split one violation into several minor violations or aggregate several minor violations into a bigger violation in order to alter the sanctioning competence.

2.2. The principle of right objects:

All objects that commit acts of administrative violation in the field of securities and securities market as specified at Point 1 of this Circular must be sanctioned according to the Decree.

An object that commits many acts of administrative violation shall be sanctioned for each violation act. If many objects jointly commit one violation act, each of them shall be sanctioned in proportion to his/her/its violation act. Each administrative violation act shall be sanctioned only once.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.3. The principle of right levels:

The forms and levels of sanctions against administrative violations in the field of securities and securities market must be based on the nature, seriousness and consequences of violation acts. However, when determining the sanctioning forms and levels, the personal status as well as aggravating and extenuating circumstances should also considered so as to make appropriate decisions.

The extenuating circumstances to be taken into account when sanctions against administrative violations in the field of securities and securities market are imposed include:

- Violations are committed due to lack of knowledge on the legislation on securities and securities market and do not cause heavy losses;

- Violations are attributed to other persons acts of violation;

- Organizations and/or individuals that had committed administrative violations have prevented and/or reduced the harm caused by their violations, and voluntarily repaired or compensated for the damage.

The aggravating circumstances to be taken into account when sanctions against administrative violations in the field of securities and securities market are imposed include:

- Recidivism or repeated commission of violations

- Committing acts of violation in a collusive or organized manner;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Committing violations during the period of abiding by sanctioning decisions;

- Committing acts of shirking or concealing their violations.

2.4. The principle of promptness and thoroughness:

All organizations and individuals have the right and obligation to promptly detect acts of administrative violation in the field of securities and securities market. Such detection must be reported to the persons competent to impose administrative sanctions. Upon receiving reports or requests for handling of administrative violations in the field of securities and securities market, the competent persons shall have to immediately proceed with the necessary procedures to immediately stop the violations and overcome the consequences.

2.5. The principle of right procedures:

The sanctioning of administrative violations in the field of securities and securities market must be carried out strictly according to the procedures prescribed in Articles from 45 to 56 of the Ordinance.

3. The application of the law provisions on securities and securities market

When sanctioning administrative violations in the field of securities and securities market, the persons with sanctioning competence shall have to base themselves not only on the provisions of the Ordinance and the Decree, but also on the provisions of the Governments Decree No. 48/1998/ND-CP of July 11, 1998 on securities and securities market.

II. DETERMINATION OF ACTS OF VIOLATION IN THE FIELD OF SECURITIES AND SECURITIES MARKET

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.1. Acts of concealing the truth when making dossiers or carrying out procedures to apply for permits for issuance of securities to the public, which are committed by issuing organizations by giving false information in the reports on financial status, business operation, capital structure, assets, turnover, expenditure, losses and profits.

1.2. Acts of failing to comply with the regulations on order of steps to organize the issuance of securities to the public:

a/ Using information outside the prospectus to probe the market before being permitted to issue securities;

b/ Distributing securities before making the issuance announcement;

c/ Issuing securities at variance with the contents inscribed in the issuance licenses regarding the securities volume and types and the issuance time limit;

d/ Announcing the securities issuance on the mass media at variance with the prescribed contents and time, or registering the issuance but failing to clearly announce information on the right to vote, right to register for securities purchase, right to convert securities and other rights of share holders and investors.

1.3. Acts of making forgeries in the dossiers of application for issuance permits.

1.4. Acts of issuing securities to the public without issuance permits.

2. Acts of violating the regulations on securities trading activities on the central securities market (Article 5 of the Decree)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Conducting by oneself or in collusion with other persons simultaneously the purchase and sale of one kind of securities in order to create sham supply-demand state or false prices;

b/ Selling or purchasing a type of securities without effecting the transfer of securities ownership;

c/ Spreading untrue information in order to cause interferences on the securities market;

d/ Continuously purchasing securities at high prices or continuously selling securities at low prices in order to change the securities prices on the market.

2.2. Acts of inside trading committed by organizations and individuals specified in Article 70 of the Governments Decree No.48/1998/ND-CP of securities and securities market are acts of using information related to the securities trading price and volume of a listed organization, which has not yet been disclosed to the public, in order to directly or indirectly purchase or sell securities.

2.3. Acts of securities short sale by organizations and individuals are committed in form of selling securities not under their ownership at the time of trading.

2.4. Acts of re-purchasing or re-selling ones own securities without permits of the State Securities Commission.

2.5. Acts of purchasing or selling securities listed outside the Securities Trading Center or the Stock Exchange.

3. Acts of violating the regulations on protection of shareholders or manipulating enterprises (Article 6 of the Decree)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Organizations and/or individuals purchase and/or sell securities on the central securities market, thus changing their holding of 5% or more of voting shares or no longer holding 5% of voting shares of an issuing organization, without reporting such to the Securities Trading Center or the Stock Exchange within 24 hours from the date of settling the transactions.

b/ Organizations, individuals and involved persons effect the purchase of securities on the central securities market in order to hold more than 25% of voting shares of an issuing organization without going through the public bidding as provided for by the State Securities Commission.

3.2. Acts of violating the regulations on protection of shareholders:

Founding shareholders that purchase and/or sell securities on the central securities market breach the principle that they must hold at least 20% of equity capital of the issuing organization and the holding time must be at least 3 years after the issuance is finished.

3.3. Acts of violating the regulations on holding rates of foreign parties

a/ Foreign organizations and/or individuals that purchase securities on the central securities market hold more than 20% of the total volume of circulated shares of an issuing organization or circulated investment fund certificates of a securities investment fund, or a foreign organization holds more than 7% and a foreign individual holds more than 3% of shares or investment fund certificates;

b/ Foreign organizations and/or individuals that purchase securities on the central securities market hold more than 40% of the total volume of circulated bonds of an issuing organization or a foreign organization holds more than 10% and a foreign individual holds more than 5% of bonds.

4. Acts of violating the regulations on securities trading operation and service licenses (Article 7 of the Decree)

4.1. Acts of using appellations in contravention of the provisions in operation licenses; violating the charters; organizing the inauguration while having not fully satisfied the prescribed conditions, more concretely as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Organizing the implementation or giving use instructions or introducing the operation scope not in conformity with the granted licenses and charters of companies or amending companies charters against the provisions in the granted licenses.

- Organizing the inauguration of companies, branches and/or representative offices thereof, or carrying out the licensed professional operations without having satisfied all the conditions prescribed by law.

4.2. Acts of conducting securities trading or providing securities services while having not yet been granted licenses; lending, leasing or assigning licenses; conducting securities trading or providing securities services in those fields not prescribed in the license or when the licenses have already expired; erasing and/or modifying operation licenses or permits for opening branches or setting up representative offices; changing or relocating offices, opening more branches; replacing general directors or deputy general directors, separating from or merging into another securities company without the State Securities Commissions consent.

5. Acts of violating the regulations on trading activities of securities trading organizations (Article 8 of the Decree)

5.1. In order to determine one of acts of violating the principle of ensuring the safety in trading activities by constantly maintaining a healthy financial status, a sufficient liquidity capital, dispersing investment risks or taking part in the underwriting activities to limit risks and losses, which may lead to the insolvency, the following factors must be considered:

a/ Failing to maintain a sufficient liquidity capital (for securities companies), working capital (for investment fund management companies), which shall be verified several times by the end of the preceding month and at the time of inspection in order to conclude that though such securities companies or investment fund management companies had taken remedial measures, the efficiency has not been high;

b/ Procuring facilities, equipment and fixed assets in excess of the prescribed rate;

c/ Taking part in the investment or underwriting in excess of the prescribed limits or in violation of the principle of risk dispersion.

5.2. The determination of acts of using the customers capital and assets under their management for their own business purposes or for such customers without the latters entrustment, or failing to separate the dealing operation from the brokerage for customers must be based on the following factors:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Breaching the principle applicable to the execution of securities purchase or sale orders for customers;

c/ Breaching the principles of priority order in securities trading;

d/ Breaching the principle of separating the placement of customers orders from the replacement of dealing orders.

5.3. The determination of acts of participating in business activities in the prohibited fields as prescribed by the legislation on securities and securities market must be based on the following grounds:

a/ Adequate grounds to determine that the securities companies or investment fund management companies have taken part in credit activities and provision of securities loans, or used capital or assets of the investment fund management companies to provide loans or underwriting;

b/ Dispersing or regulating investment assets among securities investment funds under their own management, by using capital of one investment fund to invest in or purchase assets of another fund within the same fund management company.

6. Acts of violating the regulations on securities trading practitioners

6.1. Securities trading organizations (securities companies, investment fund management companies and securities investment funds) have arranged or employed persons without practice licenses to perform operations that require practice licenses as prescribed by the legislation on securities and securities market, or failing to replace or transfer to other positions, persons, who have their practice licenses withdrawn by the competent bodies or are compelled to transfer to other jobs.

6.2. Securities trading practitioners shall have their right to use practice licenses deprived in the following cases:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Securities trading practitioners directly or indirectly take part in the short sale of securities not under their ownership at the time of transaction; purchase or sell securities while the issuing organizations have not yet disclosed information to the public; disclose and/or disseminate untrue information; take part in the securities credit and lending activities; take part in the market control and manipulation activities.

7. Acts of violating the regulations on responsibilities of supervisory banks (Article 10 of the Decree)

7.1. Failing to separate assets of a securities investment fund from other assets or assets of one securities investment fund from those of another fund;

7.2. Showing irresponsibility in management or using assets of securities investment funds not for the purposes specified in such funds charters;

7.3. Breaching management or supervision contracts already signed with fund management companies.

8. Acts of violating the regulations on securities registration, clearing payment and custody (Article 11 of the Decree)

8.1. Taking advantage of the function of effecting securities custody for customers to lend securities on customers custody accounts or put the customers custodial securities in pledge.

8.2. Taking advantage of the professional operation of securities custody for customers to embezzle or cause loss to customers securities by modifying, erasing or forging custody vouchers, vouchers of payment for securities transfer, vouchers of securities consignment or withdrawal.

8.3. Violating the regime of securities preservation, inventory, comparison, periodical duplication, or causing securities certificates torn, ragged or misplaced, or letting counterfeit securities be in the custody, violating the regime of fire and explosion prevention and fight.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



9. Acts of violating the regulations on the reporting regime in securities trading activities (Article 12 of the Decree)

9.1. Individuals and organizations with prescribed functions and tasks of making and submitting statistical reports, due to irresponsibility, make and submit incomplete reports or fail to submit reports within the prescribed time limit or submit reports made not according to the form set by the State Securities Commission.

9.2. Securities companies, investment fund management companies or securities custody organizations cease their business operation and/or service provision without reporting such to the State Securities Commission or without the latters consent even it has already been reported thereto.

9.3. Securities companies, investment fund management companies or securities custody organizations intentionally fail to report or have reported but not in time the occurrence of unusual events that may severely affect their own financial capabilities and business operations.

10. Acts of violating the regulations on information disclosure (Article 13 of the Decree)

10.1. Individuals and organizations take advantage of their assigned functions and tasks in compilation of dossiers and documents and the verification of accuracy, legality and validity of documents and data to conceal the truth in documents disclosing information to the public, by failing to gather and supply information adequately, promptly, periodically and according to provisions of law, supplying untrue information and reports.

10.2. Abusing the vested powers and assigned tasks to use "internal" information to conduct activities in contravention of law, such as: disclosing secret data and documents, which, however, is not serious enough for penal liability examination.

10.3. Abusing the vested powers and assigned tasks as disclosers of information to the public to disclose changes in the already publicized important information contents, disclose contradictory information or deny previously disclosed information.

11. Acts of obstructing the inspections and examinations or failing to realize the inspectors proposals (Article 14 of the Decree)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



11.2. Organizations, individuals and involved persons who are subject to the inspection intentionally obstruct the decision issuance, or fail to abide by decisions of inspection organizations, inspection delegations or inspectors; supply untruthful information by concealing or modifying vouchers, documents, books or altering material evidences while under inspection; oppose or impede the inspection handling decisions by removing, relocating or taking other acts to change the status quo of sealed money and securities, accounting books, files and vouchers or other sealed material evidences and means without permission.

III. APPLICATION OF SANCTIONING FORMS, LEVELS AND OTHER HANDLING MEASURES

1. Warning

The sanctioning form of warning according to the provisions of Clause 1, Article 2 of the Decree shall only be applied to cases that may be subject to the sanctioning form of warning according to the corresponding articles and clauses of the Decree, or may be applied to other cases involving one of the following circumstances:

- Unintentional violations;

- First-time and minor violations, causing no sizable damage to the securities market and investors and involving extenuating circumstances.

2. Fines

When acts of violation are deemed falling outside the cases subject to the sanctioning form of warning or too serious to be warned, fines shall be imposed. The fine levels shall be applied as follows:

2.1. For violations involving neither aggravating nor extenuating circumstances, the average level of the fine bracket shall be applied.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.3. For cases involving one of the aggravating circumstances, the fine levels between the average level and the maximum level of the fine bracket shall be applied.

3. Stripping of the right to use licenses

3.1. The sanctioning form of stripping of the right to use licenses is an additional sanctioning form, and shall not be applied independently but only together with the principal sanctioning forms (warning or fine) when the competent persons determine that there are enough grounds and conditions for application thereof (e.g. the provisions allowing the application of the form of stripping of the right to use licenses against acts of violation specified in articles of the Decree).

3.2. The conditions for considering the application of the form of stripping of the right to use licenses for a definite or indefinite time shall comply with the provisions of the Decrees articles where such sanctioning form is prescribed. The duration of stripping of the right to use licenses must correspond to the nature and seriousness of specific violation acts and fall within the time range applicable to such acts, and according to the provisions of the corresponding articles of the Decree.

3.3. The competent persons, when applying the additional sanctioning measure of stripping of the right to use licenses must comply with the Decrees provisions. For the sanctioning measure of stripping of the right to use licenses granted by the State Securities Commission, the competent persons, before applying it, shall have to send a written motion (together with the cases dossiers) to the Chairman of the State Securities Commission for his/her consent.

4. Confiscation of all amounts earned from the commission of violation acts as well as securities volumes involved in violation acts

The form of confiscating all amounts earned from the commission of violation acts as well as securities volumes involved in violation acts shall only be applied together with the principal sanctioning forms, when the competent persons determine that the following grounds and conditions for application thereof are enough:

- There exist provisions allowing the application of the confiscation form against violation acts in question in specific articles, clauses and points of the Decree and actual factors of violation cases, which must be fully inscribed in the violation record;

- There have already been notices requesting the discontinuation of violation acts or there exist provisions prohibiting such acts, but the violators intentionally commit them or relapse into commission of such acts, after warning or fine for previous violation act has been imposed.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5.1. The application of other handling measures against violations acts shall be determined in cases where it is deemed necessary to preclude the relapse into violation and overcome consequences of violations, in compliance with the corresponding provisions in the Decrees articles, more concretely:

a/ Doing away with causes of violations by compelling restoration of the prescribed safety rates or the initial state, in order to preclude the possible further violations;

b/ Compelling the cancellation or correction of erroneous or untrue information that has triggered violations by publishing corrections on the mass media or sending written correction notices to the competent bodies and involved subjects;

c/ Regarding the compensation for damage, if the involved parties can reach by themselves an agreement on no claim for damage compensation or compensation levels, the persons with sanctioning competence shall recognize such agreement and record it on the sanctioning decision. In cases where the involved parties cannot reach by themselves an agreement on compensation amount, the competent persons shall base themselves on the actual damage to decide the specific compensation level and record it on the sanctioning decision, for compensation levels of up to VND 1,000,000; or request the involved parties to initiate lawsuits according to the civil procedures and clearly inscribe it on the sanctioning decision, for compensation levels of over VND 1,000,000.

5.2. In cases where the statute of limitations for sanctioning administrative violations expires, no sanctions shall be imposed, but other measures prescribed at Point a, Clause 3, Article 11 of the Ordinance may be applied.

IV. SANCTIONING COMPETENCE AND PROCEDURES

1. Sanctioning competence

1.1. Specialized inspectors of the State Securities Commission, the Chief Inspector of the State Securities Commission are persons having the sanctioning competence specified in Article 15 of the Decree.

1.2. In cases where one violation act committed by an organization or individual occurs in many different localities, the competent person who detects such violation shall make a written record thereon, stop it and notify the competent body of the locality where the head office of the violating organization is located thereof, so that such body can accept the dossier for handling and notify the competent bodies of the concerned localities for coordinated handling of the violation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



For organized and/or large-scale violations, which, however, are not serious enough for penal liability examination, the State Securities Commission shall be the body competent to assume the prime responsibility and coordinate with the concerned localities in handling them.

1.4. When deeming that an administrative violation must be subject to sanctioning level and other handling measures which are beyond his/her competence, the Chief Inspector of the State Securities Commission shall report it to the Chairman of the State Securities Commission for transfer of the case dossier to the competent local administration for handling.

2. The sanctioning procedures

2.1. The decisions on warning shall be made in writing, when they deem it necessary, the competent bodies shall send sanctioning decisions to the administration of the localities where the violators reside or the bodies managing the violators.

2.2. In case of fine decisions, the bodies with sanctioning competence shall make written records on administrative violations. Within 15 days after such written records are made, the bodies with sanctioning competence shall have to issue sanctioning decisions.

Sanctioning decisions must be sent to the sanctioned organizations and/or individuals within 3 days at most after such decisions are issued. Organizations and individuals that are sanctioned for administrative violations in the field of securities and securities market shall have to execute the sanctioning decisions within 5 days after they are handed such sanctioning decisions.

3. The coerced execution of sanctioning decisions

Past 5 days after receiving sanctioning decisions, if the sanctioned organizations and/or individuals fail to voluntarily execute them, the heads of the competent bodies that have issued such sanctioning decisions may:

- Request banks, the State Treasury or other credit institutions to deduct money from accounts of the sanctioned organizations and/or individuals to pay fines.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- In cases where it is necessary to compulsorily inventory assets, the bodies competent to issue sanctioning decisions shall have to report to and consult the provincial/level Peoples Committee thereon. After obtaining decisions signed by the provincial-level Peoples Committee, the competent bodies shall coordinate with the police force and/or peoples procuracy in making the compulsory inventory of assets with a value equal to the fines and putting them on auction according to law.

4. The confiscation of the securities volume involved in violation acts according to the provisions of Article 51 of the Ordinance

Copies of decisions on confiscation of securities volumes involved in violation acts and valued at VND 5,000,000 or more each must be sent to the peoples procuracy of the same level.

V. DENUNCIATIONS AND COMPLAINTS ABOUT VIOLATIONS OF THE LEGISLATION ON SECURITIES AND SECURITIES MARKET

1. Denunciations against acts of violating the legislation on securities and securities market

1.1. All organizations and individuals are entitled to denounce acts of violating the legislation on securities and securities market to the bodies competent to handle violations of the legislation on securities and securities market. The denouncers are obliged to supply specific proofs of and information on violation acts to the bodies with handling competence and shall be held responsible before law for their denunciation. The competent bodies that receive denunciations shall have to settle them according to the provisions in Chapter IV of the 1998 Law on Complaints and Denunciations.

1.2. Denouncers are obliged to:

a/ Supply materials and documents to affirm subjects, objects, scope and details related to the cases of violations;

b/ Supply proofs to affirm acts of violating the legislation on securities and securities market.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Cases of non-acceptance of denunciations

The bodies competent to handle violations shall not accept denunciations against violations in the following cases:

- The statute of limitations for sanctioning denounced violation acts has expired;

- The denouncers had initiated court lawsuits against denounced cases and such cases have been accepted by the court or there have been court judgments or rulings thereon.

3. Complaints and settlement of complaints against persons competent to handle violations

- Organizations and individuals sanctioned for administrative violations or their lawful representatives are entitled to complain about sanctioning decisions of the competent persons according to the provisions of the 1998 Law on Complaints and Denunciations. Pending the complaint settlement results, the sanctioned organizations and individuals shall still have to execute the administrative violation sanctioning decisions.

- In cases where the complaining organizations and individuals disagree with the first complaint settling decisions, they may lodge complaints to the persons competent to further settle their complaints or initiate administrative cases at courts according to the provisions of law.

- The procedural order for settling complaints by the competent authorities shall comply with the procedural order prescribed by the 1998 Law on Complaints and Denunciations.

VI. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The head of the Office of the State Securities Commission, the Chief Inspector of the State Securities Commission, the heads of the units attached to the State Securities Commission shall have to organize the implementation of this Circular.

Any problems arising in the course of implementation should be promptly reported to the State Securities Commission for consideration and solution.

 

CHAIRMAN OF THE STATE SECURITIES COMMISSION




Nguyen Duc Quang
 

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 01/2001/TT-UBCK ngày 15/02/2001 hướng dẫn thực hiện Nghị định 22/2000/NĐ-CP về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán do Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.731

DMCA.com Protection Status
IP: 34.239.153.44
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!