BỘ TÀI
CHÍNH
-----
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------
|
Số: 86/QĐ-BTC
|
Hà Nội,
ngày 15 tháng 01 năm 2008
|
QUYẾT
ĐỊNH
PHÊ
DUYỆT ĐỀ ÁN XÂY DỰNG THỊ TRƯỜNG GIAO DỊCH TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ CHUYÊN BIỆT
BỘ TRƯỞNG BỘ
TÀI CHÍNH
Căn cứ Luật chứng
khoán số 70/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt nội dung Đề án xây dựng thị trường giao dịch trái
phiếu Chính phủ chuyên biệt (Đề án kèm theo).
Điều 2. Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chỉ đạo Trung tâm Giao dịch
Chứng khoán Hà Nội tổ chức triển khai đề án theo nội dung được phê duyệt.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh văn phòng Bộ, Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước,
Giám đốc Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội, Giám đốc Trung tâm Lưu ký
chứng khoán và thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết
định này./.
Nơi nhận:
-
Như Điều 4;
- Lãnh đạo Bộ (để báo cáo);
- Vụ TCNH, Vụ PC, Vụ TVQT;
- Lưu: VT, UBCKNN.
|
KT. BỘ
TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trần Xuân Hà
|
PHỤ
LỤC
MÔ
TẢ HỆ THỐNG GIAO DỊCH TRÁI PHIẾU
CHÍNH PHỦ
1. Tổng quan
- Hệ thống giao dịch trái phiếu chính phủ là
một hệ thống giao dịch độc lập do TTGDCKHN vận hành. Hệ thống giao dịch này có
cơ sở dự liệu phần mềm và hệ thống phần cứng tách biệt với hệ thống giao dịch
cố phiếu hiện có tại TTGDCKHN.
- Hệ thống giao dịch trái phiếu chính phủ gồm 2
phân hệ là
o Phân hệ giao dịch
o Phân hệ thông tin thị trường
- Hệ thống giao dịch mới cho phép thực hiện,
trong giai đoạn đầu, hai loại giao dịch trái phiếu là
o Giao dịch mua đứt bán đoạn
o Giao dịch mua bán lại
- Hệ thống giao dịch trái phiếu này cho phép
thành viên giao dịch thực hiện thỏa thuận và giao dịch từ xa thông qua hệ thống
mạng máy tính nội bộ mở rộng.
- Hệ thống giao dịch trái phiếu chính phủ kết
nối trực tiếp với hệ thống lưu ký và thanh toán bù trừ thuộc TTLKCK, đảm bảo
mọi dữ liệu giao dịch phục vụ hoạt động thanh toán được kết chuyển an toàn và
kịp thời
2. Mô tả hệ thống giao
dịch trái phiếu chính phủ
2.1. Phân hệ giao dịch
2.1.1. Đối tượng sử
dụng
- Đối tượng sử dụng hệ thống giao dịch trái
phiếu chính phủ bao gồm:
o Các thành viên giao dịch trái phiếu chính
phủ của TTGDCKHN
o Cán bộ nghiệp vụ của TTGDCKHN
o Lãnh đạo TTGDCKHN
- Tùy theo chức năng và nhiệm vụ, mỗi đối tượng
sử dụng nêu trên có quyền hạn truy cập và sử dụng hệ thống khác nhau. Việc phần
quyền sử dụng được quản lý thống nhất.
o Đối với thành viên giao dịch: hệ thống sẽ
phân biệt quyền sử dụng theo 2 loại thành viên:
§
Thành viên chính : Được phép thực hiện tự doanh và môi giới
§
Thành viên phụ: Chỉ được phép thực hiện tự doanh
§
Thành viên được nhận diện trên hệ thống qua mã định danh của thành viên
o Đối với các đối tượng khác: Hệ thống cho
phép phân quyền linh hoạt (ví dụ như bổ sung hoặc loại bỏ một số quyền) khi yêu
cầu nghiệp vụ và quản lý phát sinh.
2.1.2. Hàng hóa giao
dịch
- Hàng hóa giao dịch trên hệ thống giao dịch
mới gồm: các loại trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, trái
phiếu do chính phủ bảo lãnh
- Hệ thống nhận diện các loại hàng hóa giao
dịch này trên cơ sở mã định danh được gán cho từng trái phiếu khi đưa vào giao
dịch trên hệ thống. Hệ thống giao dịch mới có khả năng:
o Tiếp tục sử dụng hệ mã trái phiếu 8 ký tự
hiện đang áp dụng cho các trái phiếu giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt
Nam
o Hoặc chuyển sang sử dụng hệ mã trái phiếu
quốc tế ISIN khi hệ mã quốc tế này được chính thức công nhận và áp dụng tại thị
trường chứng khoán Việt Nam.
2.1.3. Phương thức
giao dịch
- Áp dụng phương thức giao dịch thỏa thuận
với mọi loại giao dịch trái phiếu qua TTGDCKHN
2.1.3.1. Giao dịch
mua đứt bán đoạn
Giao dịch được thực hiện trên 2 bảng giao
dịch của hệ thống giao dịch trái phiếu mới là: (i) Bảng giao dịch thỏa thuận
điện tử; và (ii) Bảng giao dịch thỏa thuận thông thường
2.1.3.1.1. Bảng giao
dịch thỏa thuận điện tử:
a. Đặc điểm
§
Lệnh chào tại bảng giao dịch này là các báo giá chắc chắn
§
Giá yết được làm tròn đến hàng đơn vị
§
Áp dụng lô giao dịch chuẩn là 100 trái phiếu
§
Lệnh không tự động khớp dù lệnh chào mua phù hợp với lệnh chào bán
§
Đối tác giao dịch được xác định rõ ràng khi giao dịch được chính thức thực hiện
b. Cách thực hiện giao dịch
§
Thành viên giao dịch chọn lệnh chào trên bảng giao dịch thỏa thuận điện tử
§
Thực hiện xác nhận lại thông tin lệnh chọn hiển thị trên màn hình để kích hoạt
và hiệu lực hóa việc thực hiện lệnh này.
§
Mọi lệnh giao dịch của nhà đầu tư không phải là thành viên phải thực hiện thông
qua thành viên giao dịch
2.1.3.1.2. Bảng giao
dịch thỏa thuận thông thường
a. Đặc điểm
§
Giao dịch có thể thỏa thuận thực hiện ngoài hệ thống giao dịch và phải báo cáo
kết quả thực hiện vào trong hệ thống để tổng hợp và thanh toán qua Trung tâm
Lưu ký
§
Lệnh yết trên bảng giao dịch này là các chào giá không chắc chắn. Các thành
viên giao dịch, dựa trên thông tin giá chào, phải liên hệ lại với bên chào để
thỏa thuận về các Điều kiện thực hiện cụ thể như: mức giá thực hiện, khối
lượng, phương thức thanh toán...
§
Không hạn chế về lô giao dịch tối thiểu
b. Cách thực hiện giao dịch
§
Thành viên giao dịch bên mua phải nhập các thỏa thuận về giao dịch trái phiếu
vào hệ thống
§
Thành viên bên bán sẽ tái xác nhận các thỏa thuận này để chính thức hiệu lực
hóa giá trị thực hiện của giao dịch
§
Giao dịch của nhà đầu tư không phải là thành viên giao dịch của TTGDCKHN phải
thực hiện qua thành viên giao dịch.
2.1.3.2. Giao dịch
mua bán lại (repos)
- Giao dịch mua bán lại được thực hiện tại bảng
giao dịch thỏa thuận mua bán lại trên hệ thống giao dịch trái phiếu mới
- Giao dịch mua bán lại trên hệ thống giao
dịch trái phiếu mới sử dụng qui định do TTGDCKHN ban hành để Điều chỉnh quyền
và nghĩa vụ của các bên đối tác trong giao dịch
- Giao dịch mua bán lại trên hệ thống giao
dịch trái phiếu mới có một số kỳ hạn qui chuẩn; Ngoài ra, có hạn chế về kỳ hạn
tối thiểu và tối đa đối với các giao dịch mua bán lại trên hệ thống
- Giao dịch mua bán lại thực hiện trên hệ
thống giao dịch là giao dịch mua bán lại có chuyển quyền sở hữu đối với
các chứng khoán gốc trong giao dịch mua bán lại
- Bảng giao dịch thỏa thuận mua bán lại gồm 3
phần: phần báo cáo kết quả giao dịch vào hệ thống, phần quảng cáo giao dịch và
phần tổng hợp các lệnh chào mua bán
- Phần tổng hợp các lệnh chào mua bán lại
trên hệ thống giao dịch trái phiếu mới, được lấy từ 2 nguồn:
§
Các lệnh chào quảng cáo tự do tại phần quảng cáo giao dịch trên bảng giao dịch
thỏa thuận mua bán lại của hệ thống giao dịch trái phiếu mới
§
Chào mua hoặc bán giao dịch mua bán lại do thành viên gửi tới một thành viên
hoặc nhóm thành viên có nhu cầu.
- Bảng giao dịch thỏa thuận mua bán lại cho
phép các thành viên giao dịch thực hiện giao dịch với 2 cách thức: (i) thực
hiện tức thời; và (ii) thỏa thuận thêm.
2.1.3.2.1. Thực hiện
tức thời
- Khi thành viên giao dịch gửi chào giá mua
hoặc bán chắc chắc tới các thành viên giao dịch có nhu cầu thực hiện giao dịch
mua bán lại, các lệnh chào có thể thực hiện ngay bằng cách tái xác nhận lại lệnh
chào này để kích hoạt hiệu lực của lệnh
- Thực hiện tức thời chỉ áp dụng đối với các
chào mua, bán chắc chắn do thành viên chào gửi trực tiếp tới các thành viên có
nhu cầu
2.1.3.2.2. Thỏa thuận
thêm
- Dựa trên thông tin quảng cáo về giao dịch
mua bán lại tại phần quảng cáo giao dịch mua bán lại, các thành viên có nhu cầu
sẽ trực tiếp liên hệ để thỏa thuận về giao dịch như: giá giao dịch, qui mô giao
dịch… Sau khi đã thống nhất về các Điều kiện thực hiện giao dịch, các thành
viên giao dịch mua bán lại sẽ sử dụng phần báo cáo kết quả giao dịch vào hệ
thống của bảng giao dịch thỏa thuận mua bán lại để chính thức kích hoạt việc
thực hiện giao dịch.
- Ngoài ra, thành viên giao dịch có thể tự
tìm đối tác, thông tin giao dịch qua các phương tiện khác, thống nhất về các Điều
kiện thực hiện giao dịch mua bán lại, rồi báo cáo kết quả thực hiện giao dịch
vào hệ thống để kích hoạt việc thực hiện và thanh toán cho giao dịch
2.1.4. Lưu ký, thanh
toán bù trừ
2.1.4.1. Lưu ký
- Hệ thống giao dịch trái phiếu mới chỉ thực
hiện giao dịch các trái phiếu chính phủ lưu ký tập trung tại TTLK
- Hệ thống mới có khả năng trao đổi, cập nhập
các thông tin cơ sở về trái phiếu chính phủ lưu giữ tại cơ sở dữ liệu của TTLK
để phục vụ cho hoạt động tính toán giá giao dịch trái phiếu trên hệ thống
2.1.4.2. Thanh toán
bù trừ
- Kết quả giao dịch trái phiếu mua đứt bán
đoạn và giao dịch mua bán lại trên hệ thống giao dịch trái phiếu mới sẽ được
chuyển sang TTLK để thực hiện bù trừ và thanh toán theo một trong 2 phương thức
là:
§
Đa phương
§
Trực tiếp
- Việc lựa chọn phương thức thanh toán sẽ do
thành viên giao dịch thực hiện trên hệ thống giao dịch trái phiếu mới dựa trên
tiêu chí về qui mô giao dịch. Khi giá trị giao dịch vượt một ngưỡng nhất định
(sẽ qui định sau), thành viên có thể lựa chọn một trong hai phương thức thanh
toán nêu trên sao cho phù hợp nhất với nhu cầu của thành viên
- Thời gian thanh toán sẽ qui định như sau:
§
Đối với giao dịch mua đứt bán đoạn: thời gian thanh toán thống nhất là T+1
không phân biệt giao dịch tại bảng giao dịch nào trên hệ thống;
§
Đối với giao dịch mua bán lại: Thời gian thanh toán là T+1, không phân biệt
giao dịch mua bán lại thực hiện theo cách thức nào
- Việc thanh toán các giao dịch trái phiếu
phải đảm bảo thực hiện theo nguyên tắc chuyển giao trái phiếu đồng thời với
việc thanh toán tiền (DVP)
2.1.5. Công cụ hỗ trợ
giao dịch
- Hệ thống giao dịch trái phiếu mới có 2 công
cụ hỗ trợ chính việc thỏa thuận giao dịch giữa các thành viên giao dịch là:
o Hệ thống tin nhắn, thư điện tử nội bộ
o Hệ thống chat
- Hệ thống tin nhắn và thư điện tử nội bộ có
những chức năng chính sau:
o Nhắn tin hai chiều
o Gửi file dữ liệu, báo cáo kèm tin nhắn
trong nội bộ
o Gửi báo cáo, dữ liệu cho các chủ thể ngoài
hệ thống (một chiều: gửi đi)
- Hệ thống chat có chức năng chính như sau:
o Trao đổi thông tin tức thời dưới dạng text
giữa các thành viên
o Liên kết trực tiếp với các bảng giao dịch
trên hệ thống, cho phép thành viên giao dich có thể thực hiện nhanh các giao
dịch sau khi thỏa thuận
2.2. Phân hệ thông tin thị
trường
2.2.1. Khái quát
- Phân hệ thông tin thị trường trái phiếu
được tổ chức thành 6 khối thông tin cơ bản là:
§
Thông tin từ cơ quan quản lý
§
Thông tin từ tổ chức phát hành
§
Thông tin từ thành viên giao dịch
§
Thông tin từ hệ thống giao dịch
§
Thông tin thống kê
§
Thông tin tham khảo (thông tin từ các nguồn khác)
- Các nhóm tin sẽ được tạo cơ sở dự liệu độc
lập và phân theo nhiều cấp để có thể thực hiện việc phần quyền sử dụng chi tiết
cho từng đối tượng sử dụng hệ thống
2.2.2. Đặc điểm nhóm
tin
2.2.2.1. Thông tin từ
cơ quan quản lý
- Nhóm tin này gồm: Tin/ thông báo từ các cơ
quan quản lý thị trường, các loại văn bản pháp quy liên quan tới thị trường
- Thông tin được cơ cấu theo dạng tin vắn,
file văn bản
2.2.2.2. Thông tin từ
tổ chức phát hành
- Nhóm tin này gồm: thông tin trái phiếu cơ
bản, thông tin về tổ chức phát hành
- Nhóm tin được tổ chức theo dạng liệt kê tự
do theo đầu mục (trường thông tin), bảng, biểu
2.2.2.3. Thông tin từ
thành viên giao dịch
- Nhóm tin này gồm: thông tin cơ bản về thành
viên, thông tin về hoạt động kinh doanh của thành viên
- Nhóm tin được tổ chức lớp như: theo tính
chất tin, theo thời gian
- Nhóm tin có định dạng biểu, bảng, file dữ
liệu
2.2.2.4. Thông tin từ
hệ thống giao dịch
- Nhóm tin này gồm thông tin giao dịch (i)
bảng giao dịch mua đứt bán đoạn; (ii) bảng giao dịch mua bán lại
- Thông tin cũng được phân loại theo lớp như:
theo đặc điểm giao dịch, theo hình thức giao dịch
- Thông tin có định dạng bảng, biểu, liệt kê
dữ liệu tự do theo đầu mục thông tin
2.2.2.5. Thông tin
thống kê
- Nhóm tin này thống kê thông tin giao dịch
toàn thị trường,
- Thông tin được nhóm theo thành viên, theo
thời gian (hàng ngày, hàng tháng, quí, năm)
- Thông tin có định dạng biểu, file
2.2.2.6. Thông tin
tham khảo
- Nhóm tin này gồm: (i) Tin tức tham khảo
như: tình hình kinh tế-tài chính trong và ngoài nước; (ii) Công cụ phân tích
đầu tư
- Nguồn của tin tức tham khảo và công cụ phân
tích sẽ được khai thác thông qua kết nối với hệ thống thông tin của một nhà
cung cấp thông tin chuyên nghiệp: (đề xuất chọn nhà cung cấp tin Reuters – lý
do chọn được giải thích trong phụ lục đính kèm)
PHỤ
LỤC
LỰA
CHỌN NHÀ CUNG CẤP THÔNG TIN
BẢNG SO SÁNH HAI NHÀ CUNG CẤP TIN TỨC TÀI
CHÍNH REUTERS VÀ BLOOMBERG
Thuận lợi và khó khăn khi sử dụng các dịch vụ
tin tức này đối với thị trường TPCP Việt Nam
|
Reuters
|
Bloombergs
|
Ghi chú
|
1. Thị phần
|
- Chiếm thị phần nhỏ trong mảng thị trường
trái phiếu quốc tế nhưng chiếm thị phần lớn trong mảng thị trường tiền tệ
- Chiếm thị phần lớn về mảng cung cấp dịch
vụ tin tức tài chính tại thị trường tài chính và tiền tệ Việt Nam. Hầu hết các ngân hàng thương mại và một số công ty chứng khoán đều đã sử dụng dịch vụ
tin tức của Reuters.
|
- Chiếm thị phần lớn trong mảng thị trường
trái phiếu quốc tế
- Mới bắt đầu thâm nhập vào thị trường tin
tức tài chính, tiền tệ tại Việt Nam. Hiện chỉ có một số ngân hàng nước ngoài
sử dụng dịch vụ tin tức tài chính, tiền tệ của Bloomberg
|
- Nếu sử dụng dịch vụ của Reuters, thuận
lợi trong việc triển khai do hầu hết các thành viên mà TTGDCKHN muốn kết nạp
làm thành viên giao dịch đều dùng dịch vụ của hãng tin này
|
2. Tính năng các công cụ phân tích
|
- Tốt
|
- Tốt, giới đầu tư trái phiếu chuyên nghiệp
thường xem các công cụ này là chuẩn mực của thị trường trái phiếu
|
- Thị trường TPCP Việt Nam mới ở giai đoạn đầu của sự phát triển, dù dùng dịch vụ của hãng tin nào, tính năng các công cụ
phân tích đều rất tốt và phù hợp với thị trường của Việt Nam
|
3. Công nghệ - Bảo mật – Hỗ trợ kỹ thuật
|
- Tốt
|
- Tốt
|
- Cả hai hãng đều sử dụng hệ thống mạng
khép kín nên tính bảo mật cao. Bloomberg đang triển khai đặt trung tâm hỗ trợ
khách hàng tại Việt Nam. Reuters đã có 2 trung tâm hỗ trợ kỹ thuật tại Hà Nội
và Tp HCM
|
4. Các dịch vụ bổ trợ khác: (hệ thống đấu
thầu sơ cấp…)
|
- Có
|
- Có
|
- Cả hai hãng đều cung cấp dịch vụ bổ trợ
như hệ thống đấu thầu, tin tức các thị trường tiền tệ, phái sinh. Tính năng
sử dụng tương đương nhau.
|
5. Chi phí
|
~ USD 1450/tháng
|
~ USD 1450/tháng
|
- Chi phí sử dụng dịch vụ của hai hãng
tương đương nhau. Sau khi quyết định hãng nào sẽ được chọn làm tổ chức liên
kết với TTGDCKHN cung cấp dịch vụ tin tức tài chính cho thị trường TP của
Việt Nam, những tổ chức nào đang sử dụng dịch vụ của hãng được chọn sẽ không
phải trả thêm bất kỳ một khoản phí nào khi dùng dịch vụ tin tức của hãng tin
đó trên hệ thống giao dịch trái phiếu mới
|
Đánh giá:
Dựa trên bảng so sánh trên, thị trường trái
phiếu Việt Nam có thể sử dụng dịch vụ của Reuters trong giai đoạn đầu do chi
phí triển khai thấp hơn so với dùng dịch vụ của Bloomberg trong khi các yêu cầu
tin tức, công cụ phân tích mà hệ thống trái phiếu mới dự kiến phải có hãng này
đều đáp ứng được. Tuy nhiên, việc chọn hãng này làm đối tác liên kết nên có
giai đoạn tránh việc thị trường bị độc quyền hóa; có thể xem xét tái lựa chọn
lại hãng tin liên kết sau 5 hoặc 10 năm.
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................................
1. Tính cấp thiết của đề án..................................................................................................
2. Kết cấu đề án.................................................................................................................
PHẦN I: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU
CHÍNH PHỦ...........................................
1.1. Thị trường phát hành TPCP..........................................................................................
1.1.1.
Khung pháp lý Điều chỉnh...................................................................................
1.1.2.
Thực trạng hoạt động.........................................................................................
1.1.3.
Thành viên tham gia...........................................................................................
1.1.4.
Đánh giá ưu nhược điểm....................................................................................
1.1.5.
Các vấn đề cần phải giải quyết để hỗ trợ thị trường giao dịch TPCP phát triển......
1.2. Thị trường giao dịch TPCP...........................................................................................
1.2.1.
Khung pháp lý Điều chỉnh...................................................................................
1.2.2.
Thực trạng hoạt động giao dịch TPCP trên SGDCK và TTGDCK...........................
1.2.3.
Thực trạng hệ thống thanh toán cho giao dịch TPCP............................................
1.2.4.
Thành viên tham gia...........................................................................................
1.2.5.
Những vấn đề cần giải quyết để phát triển thị trường...........................................
PHẦN II: YÊU CẦU HUY ĐỘNG VỐN NGÂN SÁCH VÀ
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TPCP
2.1. Nhu cầu huy động của Ngân sách nhà nước.................................................................
2.2. Định hướng chiến lược phát triển thị
trường..................................................................
2.3. Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho
việt nam.............................................................
PHẦN III: MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM, NGUYÊN TẮC
PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG GIAO DỊCH TPCP
3.1. Mục tiêu, quan điểm.....................................................................................................
3.2. Nguyên tắc xây dựng thị trường...................................................................................
PHẦN IV: MÔ HÌNH THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VÀ LỘ
TRÌNH PHÁT TRIỂN........................
4.1. Mô hình thị trường giao dịch trái phiếu Chính
phủ..........................................................
4.1.1.
Thành viên tham gia...........................................................................................
4.1.2.
Mô hình tổ chức giao dịch..................................................................................
4.1.2.1.
Các lựa chọn mô hình tổ chức giao dịch.....................................................
4.1.2.2.
Lựa chọn mô hình cho việt nam..................................................................
4.1.2.3.
Các giai đoạn phát triển của thị trường giao dịch tpcp.................................
4.1.3.
Hệ thống thanh toán...........................................................................................
4.1.3.1.
Định hướng tổ chức hệ thống thanh toán giao dịch trái phiếu.......................
4.1.3.2..Đề
xuất mô hình hệ thống thanh toán giao dịch trái phiếu.............................
4.1.4.
Công bố thông tin..............................................................................................
4.2. Các tiền đề, Điều kiện xây dựng mô hình......................................................................
4.2.1.
Khung pháp lý cho thị trường.............................................................................
4.2.2.
Phát triển thị trường sơ cấp................................................................................
4.2.3.
Các vấn đề về công nghệ thông tin, hệ thống......................................................
4.3. Lộ trình thực hiện.........................................................................................................
PHỤ LỤC 1: DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT........................................................................
PHỤ LỤC 2: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ TỔ CHỨC THỊ
TRƯỜNG GIAO DỊCH TPCP..........
1. Thị trường trái phiếu Úc..................................................................................................
2. Thị trường TPCP Hàn Quốc.............................................................................................
3. Thị trường TPCP Malaysia..............................................................................................
4. Thị trường trái phiếu chính phủ Trung Quốc......................................................................
PHẦN MỞ ĐẦU:
1. Tính cấp thiết của
đề án
Thị trường trái phiếu Chính phủ (TPCP)
có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế. Đây không chỉ là một kênh dẫn vốn
hữu hiệu cho nền kinh tế mà còn tạo ra sự đa dạng hoá các công cụ đầu tư trên
thị trường vốn, cho phép các nhà đầu tư có thêm lựa chọn đầu tư ít rủi ro hơn.
Thị trường TPCP còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển của thị trường trái
phiếu công ty thông qua việc cung cấp cơ sở định giá chuẩn tin cậy cho các công
cụ khác nhờ vậy thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính nói chung. Thị
trường TPCP còn giúp tăng cường sự độc lập trong Điều hành chính sách tiền tệ
của ngân hàng trung ương thông qua mua bán TPCP, tác động trực tiếp đến lượng
cung tiền và các biến số kinh tế vĩ mô.
Phát triển thị trường trái phiếu, đặc
biệt là TPCP được coi là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát
triển thị trường chứng khoán Việt Nam từ nay đến 2020. Theo đánh giá tổng quan
thì sự kém phát triển của thị trường TPCP của Việt Nam hiện nay, có nguyên nhân
trực tiếp hoặc gián tiếp từ phát triển thị trường trái phiếu sơ cấp (thị trường
phát hành). Thị trường phát hành giúp cho Chính phủ huy động các nguồn vốn phục
vụ cho nhu cầu đầu tư phát triển trong từng thời kỳ và đồng thời tạo nguồn hàng
cho thị trường thứ cấp, góp phần bình ổn và thúc đẩy thị trường giao dịch TPCP
phát triển.
Trong hơn 7 năm vận hành TTCK Việt
Nam, thị trường trái phiếu nói chung và thị trường TPCP đã được hình thành và
phát triển. Tổng mức vốn hoá thị trường ước tính 13% GDP (khoảng 115.000 tỷ
đồng) bước đầu đã góp phần tạo nên kênh dẫn vốn hiệu quả cho huy động vốn ngân
sách để đầu tư trong điểm các công trình quốc gia. Tuy nhiên, so với tiềm năng
và nhu cầu huy động của ngân sách, tỷ trọng huy động vốn qua kênh phát hành
trái phiếu so với các thị trường khu vực còn rất hạn chế. Cấu trúc thị trường
phát hành và giao dịch thứ cấp còn bất cập, làm hạn chế đến khả năng huy động
cũng như phát triển của thị trường giao dịch thứ cấp.
Mặc dù vậy, phát triển thị trường trái
phiếu thứ cấp vẫn có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động phát hành trên thị trường
sơ cấp nói riêng và sự phát triển của thị trường trái phiếu và thị trường vốn nói
chung. Thị trường giao dịch TPCP là nơi thể hiện một cách rõ nét nhất những bất
cập trên thị trường sơ cấp và nếu được tổ chức tốt thì cũng phản hồi một cách
nhanh nhạy nhất các diễn biến về lãi suất trên thị trường.
Đề án xây dựng thị trường giao dịch
TPCP chuyên biệt, tách biệt khỏi thị trường giao dịch cổ phiếu nhằm mục đích
tìm ra một mô hình giao dịch phù hợp cho thị trường TPCP ở Việt Nam, phù hợp
với lộ trình phát triển nền kinh tế và những cải cách trong trong từng giai
đoạn phát triển của thị trường vốn, phù hợp với chiên lược phát triển thị
trường vốn Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020.
2.
Kết cấu đề án: Gồm 2 phần chính
Phần thứ nhất: Nội dung đề án
Phần thứ hai: Mô tả thiết kế hệ thống
giao dịch trái phiếu Chính phủ
NỘI
DUNG ĐỀ ÁN
Phần
1:
THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ
1.1. Thị
trường phát hành TPCP
1.1.1. Khung
pháp lý Điều chỉnh
Nghị định 141/2003/NĐ-CP ngày 20/11/2003
về phát hành TPCP, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền
địa phương được ban hành thay thế Nghị định 01/2000 trước đây cũng tạo cơ chế
khuyến khích phát hành huy động vốn qua trái phiếu.
Thông tư 21/2004/BTC ngày 24/03/2004
của Bộ Tài chính hướng dẫn việc đấu thầu TPCP, trái phiếu được Chính phủ bảo
lãnh và trái phiếu Chính quyền địa phương qua thị trường chứng khoán giao dịch
tập trung.
Quyết định 46/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài
chính ngày 6/8/2006 ban hành Quy chế phát hành TPCP theo lô lớn.
Quyết định 2276/QĐ-BTC về việc tập
trung đấu thầu TPCP tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội kể từ ngày 20/6/2006.
Giao dịch TPCP sẽ được thực hiện tại các TTGDCK. Kể từ ngày 20/6/2006, toàn bộ
hoạt động đấu thầu TPCP qua TTGDCK sẽ được thực hiện tại TTGDCK Hà Nội và sau
đó được niêm yết và giao dịch trên TTGDCK Hà Nội.
1.1.2.Thực
trạng hoạt động
a- Tình hình đấu thầu
TPCP qua TTGDCK
+ Đấu thầu TPCP qua TTGDCK Tp.HCM:
- TPCP do Kho bạc Nhà nước (KBNN) phát
hành: Từ năm 2000- 30/6/2006, KBNN đã thực hiện 91 đợt đấu thầu TPCP qua TTGCK
TP.HCM với tổng khối lượng gọi thầu là 19.800 tỷ đồng. Kết quả có 74 đợt thành
công với khối lượng TPCP trúng thầu là 10.578,7 tỷ đồng, đạt 53,43% so với khối
lượng gọi thầu.
- TPCP do Quỹ Hỗ trợ phát triển (HTPT)
nay là Ngân hàng Phát triển Việt Nam phát hành: Từ năm 2002 - 30/6/2006, Quỹ
HTPT đã thực hiện 60 đợt đấu thầu TPCP qua TTGCK TP.HCM với tổng khối lượng gọi
thầu là 9.100 tỷ đồng. Kết quả chỉ có 18 đợt thành công với khối lượng TPCP
trúng thầu là 1.199 tỷ đồng, đạt 13,18% so với khối lượng gọi thầu.
Từ 01/7/2006 TTGDCK TP.HCM không tổ
chức đấu thầu TPCP, nhiệm vụ này được thực hiện thống nhất tại TTGDCK Hà Nội.
+ Đấu thầu TPCP qua TTGDCK Hà Nội:
- TPCP do Kho bạc Nhà nước (KBNN) phát
hành: Từ
1/7/2006 đến
30/9/2007,
KBNN đã thực hiện 39 đợt đầu thầu TPCP qua TTGDCK Hà Nội (trong đó có 03 phiên
đấu thầu lô lớn). Tổng khối lượng gọi thầu là 21.200 tỷ đồng. Khối lượng trúng
thầu 15.628 tỷ đồng (trong đó 1.000 tỷ đồng là của TPCP lô lớn), bằng 73,7%
khối lượng gọi thầu.
- TPCP do Quỹ Hỗ trợ phát triển (HTPT)
nay là Ngân hàng Phát triển Việt Nam phát hành: Từ 2005 đến 30/9/2007, Quỹ HTPT
đã thực hiện 11 đợt đấu thầu TPCP qua TTGDCK Hà Nội với khối lượng gọi thầu: 5.294
tỷ đồng và khối lượng trúng thầu là 1730 tỷ đồng, bằng 32,7 % khối lượng gọi
thầu.
b- Tình hình bảo lãnh
phát hành:
TPCP do KBNN phát hành qua bảo lãnh từ
năm 2000 đến tháng 9/2007 là 115 đợt với giá trị bảo lãnh phát hành là 33.927 tỷ
đồng. Riêng 9 tháng đầu năm 2007, TPCP được KBNN phát hành qua bảo lãnh là 17
đợt với tổng giá trị 6.951 tỷ đồng.
TPCP do Quỹ HTPT phát hành qua bảo
lãnh từ năm 2002 đến 9/2007 là 218 đợt với tổng giá trị 49.859 tỷ đồng. Riêng 9
tháng đầu năm 2007, số đợt bảo lãnh phát hành là 34 đợt với tổng giá trị 23.895
tỷ đồng.
c- Tình hình bản lẻ
qua hệ thống Kho bạc Nhà nước:
Đối với kênh phát hành trực tiếp TPCP
(bán lẻ) qua hệ thống Kho bạc Nhà nước, số lượng phát hành hành năm không đáng
kể, chỉ khoảng 2.000 tỷ đồng mỗi năm với kỳ hạn ngắn, chủ yếu là 02 năm. KBNN đã
thực hiện kế hoạch từng bước giảm dần kênh bán lẻ qua hệ thống KBNN. Từ đầu năm
2007 đến nay không thực hiện phát hành theo hình thức này.
1.1.3. Thành
viên tham gia
- Các thành viên đấu thầu: Tính đến 30/9/2007,
có 50 thành viên đấu thầu tại TTGDCK Hà Nội, trong đó có 17 ngân hàng thương
mại, 18 công ty chứng khoán; số còn lại là các quĩ và các tổ chức/doanh nghiệp.
- Các thành viên bảo lãnh: Tính đến 30/9/2007
có 34 thành viên bảo lãnh phát hành TPCP, trong đó có 16 thành viên là các ngân
hàng thương mại.
1.1.4. Đánh
giá ưu nhược điểm
- Công tác kế hoạch hoá phát hành trái
phiếu chưa tốt, lịch biểu thiết kế cho các phương thức phát hành chưa hợp lý và
chưa khoa học; các đợt phát hành theo các phương thức khác nhau nhiều khi chồng
chéo dẫn đến hiệu quả không cao.
- Cơ chế phát hành trái phiếu còn
nhiều bất cập: hình thức bảo lãnh phát hành triệt tiêu hình thức đấu thầu qua
TTGDCK. Việc xác định lãi suất chỉ đạo đôi khi chưa căn cứ vào tình hình biến
động của nền kinh tế, không phản ánh xác thực tình hình thị trường; Hình thức trái
phiếu chưa phong phú.
- Chưa có các tổ chức tạo lập thị
trường cho TPCP để đảm bảo thành công cho các đợt phát hành cũng như tạo tính
thanh khoản cho thị trường thứ cấp.
- Thị trường trái phiếu còn thiếu một
cơ cấu lãi suất chuẩn. Với uy tín của Chính phủ, các loại TPCP từ ngắn hạn đến
dài hạn nếu được phát hành một cách đều đặn căn cứ vào một kế hoạch tổng thể sẽ
tạo nên một đường cong lãi suất chuẩn cho thị trường tiền tệ cũng như thị
trường chứng khoán. Đó chính là những mức lãi suất tổng hợp do cung cầu quyết
định.
- Thị trường hiện nay còn thiếu sự đa
dạng kỳ hạn của các TPCP cũng như các công cụ nợ khác để giúp hình thành lãi
suất thị trường của các công cụ nợ. Việc thiếu cơ cấu lãi suất chuẩn và kế
hoạch phát hành định kỳ, đều đặn khiến các nhà đầu tư có tổ chức - đối tượng
chính tham gia trên thị trường trái phiếu - không thể chủ động về nguồn vốn và
kế hoạch tham gia thị trường.
- Các đối tượng tham gia thị trường
trái phiếu còn rất hạn chế, đặc biệt là thiếu các nhà đầu tư có tổ chức như các
quỹ hưu trí, quỹ đầu tư. Các doanh nghiệp hầu hết chưa tham gia với mục đích
quản lý vốn khả dụng một cách linh hoạt. TPCP phần lớn được phát hành thông qua
hình thức đấu thầu hoặc bảo lãnh phát hành đều được các ngân hàng thương mại,
công ty bảo hiểm...nắm giữ cho tới khi đáo hạn. Các tổ chức này mua TPCP nhằm mục
đích giải quyết tình trạng ứ đọng vốn và cũng như để đầu tư dài hạn. Do vậy,
khi chưa cần nguồn vốn cho những phương án đầu tư có hiệu quả hay các mục đích
khác, thì các tổ chức này không có nhu cầu bán lại TPCP.
- Chưa có cơ chế khuyến khích và tạo Điều
kiện thuận lợi tổ chức tài chính tham gia mua sơ cấp TPCP (lãi suất bị khống
chế, phí bảo lãnh phát hành thấp, không được thế chấp TPCP do Quỹ HTPT phát
hành để tái cấp vốn tại NHTW...).
1.1.5. Các
vấn đề cần phải giải quyết để hỗ trợ thị trường giao dịch TPCP phát triển
+ Về mặt chính sách vĩ mô - Nhà nước
trước hết phải phối hợp hài hoà chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ nhằm
tạo nên một môi trường tài chính lành mạnh, mặt bằng lãi suất hợp lý để các
công cụ nợ có thể phát triển. TPCP phải được coi là công cụ hàng đầu để quản lý
nợ của Nhà nước một cách hợp lý và có hiệu quả, đồng thời góp phần Điều tiết
các nguồn tài chính và phát triển thị trường tiền tệ cũng như thị trường chứng
khoán.
+ Để tạo nên một đường cong lãi suất
chuẩn cho thị trường, cần lập chương trình kế hoạch phát hành TPCP có thời hạn
khác nhau, từ trái phiếu kho bạc ngắn hạn cho đến các loại TPCP thời hạn từ 1
đến 10 năm xen kẽ trong tháng. Chọn loại TPCP có thời hạn phù hợp để phát hành
lô lớn tạo nên TPCP phát hành chuẩn và hình thành đường cong lãi suất chuẩn.
Giảm thiểu đến chấm dứt việc phát hành bán lẻ qua hệ thống KBNN.
+ Kế hoạch phát hành TPCP cần được xây
dựng một cách thống nhất, khoa học và tránh sự chồng chéo triệt tiêu lẫn nhau
giữa các đợt phát hành hay giữa các phương thức phát hành với nhau.
+ Khi phát hành TPCP theo phương thức
đấu thầu qua TTGDCK (cũng như qua Ngân hàng Nhà nước), cần hạn chế áp đặt lãi
suất một cách chủ quan. Để tăng tính hấp dẫn của TPCP nên áp dụng lãi suất Điều
chỉnh theo lạm phát, vv... và có thể áp dụng những quy định linh hoạt trong cơ
chế thanh toán lãi như lãi trả trước, lãi nhập gốc… TPCP có thời hạn dài hơn
nên lãi suất trái phiếu phải cao hơn lãi suất tiền gửi của các ngân hàng thương
mại.
+ Tạo lập cơ chế liên kết giữa thị
trường sơ cấp với thứ cấp thông qua việc lựa chọn những thành viên tích cực
tham gia thị trường phát hành TPCP để xây dựng quy chế "nhà kinh doanh
trái phiếu sơ cấp" với các quyền lợi và nghĩa vụ để khuyến khích họ tham
gia tạo lập thị trường TPCP thứ cấp. Đồng thời cần mở rộng đối tượng tham gia
đấu thầu TPCP qua TTGDCK, đặc biệt là các Tổng công ty và doanh nghiệp Nhà nước
có vốn nhàn rỗi tạm thời lớn.
1.2. Thị
trường giao dịch TPCP
1.2.1. Khung
pháp lý Điều chỉnh:
Trước tháng 11/2003, Nghị định 48/1998/NĐ-CP
ngày 11/7/1998 của Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán là văn
bản pháp quy cao nhất trong lĩnh vực chứng khoán, trong đó hoạt động giao dich
trái phiếu được thực hiện theo cả hai phương thức là giao dịch khớp lệnh và
giao dịch thỏa thuận. Đồng thời, Nghị định số 01/2000/NĐ-CP ngày 13/01/2000 quy
định việc phát hành TPCP theo phương thức đấu thầu qua Trung tâm Giao dịch
chứng khoán và bảo lãnh phát hành.
Hiện nay hoạt động đấu thầu và giao dịch
TPCP trên TTGDCK được Điều chỉnh bởi các văn bản pháp quy sau:
- Nghị định 141/2003/NĐ-CP ngày 20/11/2003
về phát hành TPCP, trái phiếu được chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền
địa phương được ban hành thay thế Nghị định 01 trước đây cũng tạo cơ chế khuyến
khích phát hành huy động vốn qua trái phiếu.
- Thông tư 21/2004/BTC ngày 24/03/2004
của Bộ Tài chính hướng dẫn việc đấu thầu TPCP, trái phiếu được Chính phủ bảo
lãnh và trái phiếu Chính quyền địa phương qua thị trường chứng khoán giao dịch
tập trung.
Liên quan tới hoạt động giao dịch TPCP
trên các TTGDCK bao gồm các văn pháp pháp quy hiện hành sau:
- Luật Chứng khoán, số 70/2006/QH11
ngày 29/6/2006 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Nghị định số 14/2007/NĐ-CP ngày 19/01/2007
của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật chứng khoán;
- Quy chế giao dịch chứng khoán tại Sở
GDCK Tp. HCM và Quy chế giao dịch chứng khoán của TTGDCK Hà Nội.
- Công văn số 244/UBCK-PTTT ngày 30/7/2004
của UBCKNN đồng ý triển khai phương thức giao dịch mới cho trái phiếu niêm yết
trên TTGDCK TP.HCM, theo đó: chỉ thực hiện giao dịch thỏa thuận đối với trái
phiếu và không giới hạn khối lượng giao dịch, biên độ dao động giá, đơn vị giao
dịch cũng như đơn vị yết giá đối với trái phiếu.
- Quyết định số 244/QĐ-BTC ngày 20/01/2005
của Bộ Tài chính ban hành Quy chế tạm thời tổ chức giao dịch chứng khoán tại
TTGDCK Hà Nội;
- Quyết định số 245/QĐ-UBCK ngày 4/5/2005
của Chủ tịch UBCKNN ban hành hướng dẫn quy định đăng ký, giao dịch chứng khoán
và công bố thông tin bất thường của tổ chức đăng ký giao dịch chứng khoán tại
TTGDCK Hà Nội;
- Quyết định số 323/QĐ-UBCK ngày của
UBCKNN về việc sửa đổi Quyết định 245/QĐ-UBCK về quy định giao dịch tại TTGDCK Hà
Nội;
Hiện nay, giao dịch TPCP trên Sở GDCK
TPHCM được thực hiện theo phương thức thoả thuận, yết giá theo lãi suất; còn
trên TTGDCK Hà Nội có thể thực hiện theo cả phương thức thoả thuận và báo giá,
yết giá theo giá và theo lãi suất. Tất cả các nhà đầu tư đều có thể tham gia
giao dịch trên thị trường thông qua các thành viên môi giới trên thị trường.
Đánh giá:
Hạn chế trong quy định hiện hành về
việc tổ chức đầu tư tham gia giao dịch TPCP trên thị trường đều phải qua các
công ty chứng khoán môi giới. Xét về bản chất, giao dịch TPCP là giao dịch của
các nhà đầu tư có tổ chức tận dụng lợi thế quy mô giao dịch để kiếm lời. Vì
vậy, các thành viên tham gia thị trường không chỉ là các công ty chứng khoán
thành viên mà còn là các tổ chức tài chính khác như: công ty bảo hiểm, quỹ đầu
tư, công ty tài chính,... Do vậy, có thể giảm bớt chi phí giao dịch cho các tổ
chức đầu tư không phải là thành viên môi giới bằng cách cho phép họ trở thành
thành viên đặc biệt được mua bán trực tiếp trên thị trường cho chính mình và
không được làm chức năng môi giới giao dịch.
1.2.2. Thực
trạng hoạt động giao dịch TPCP trên SGDCK và TTGDCK
(a) Sở GDCK TpHCM
Hoạt động giao dịch TPCP tại Sở GDCK
Tp.HCM có thể chia thành hai giai đoạn:
+ Giai đoạn 2000-2002:
Trong giai đoạn này TPCP là hàng hóa
niêm yết chủ đạo trên Sở GDCK Tp.HCM, tuy nhiên hoạt động giao dịch TPCP diễn
ra rất thưa thớt. Nguyên nhân là số lượng TPCP được niêm yết trên Sở GDCK
Tp.HCM còn quá ít (40 loại), các chủ sở hữu trái phiếu có khuynh hướng mua và
nắm giữ hơn là giao dịch trên thị trường nên nhìn chung giá trị và khối lượng
giao dịch TPCP không đáng kể.
Vào thời gian này, Sở GDCK Tp.HCM áp
dụng cả hai phương thức giao dịch là khớp lệnh và thỏa thuận đối với giao dịch
trái phiếu và áp dụng biên độ dao động giá trái phiếu (xem Bảng 1). Tuy nhiên
vì số lượng TPCP niêm yết quá hạn chế nên các biện pháp Điều chỉnh biên độ dao
động giá và sự linh hoạt sử dụng cả hai phương thức giao dịch chưa mang lại kết
quả mong muốn, giá trị giao dịch bình quân trong giai đoạn này rất thấp, chỉ
bằng khoảng 4% giá trị TPCP được niêm yết (xem số liệu Bảng 2).
Bảng 1: Biên
độ dao động giá trái phiếu 2000-2006
Thời gian áp dụng
|
Biên độ giá trái phiếu
|
28/07/2000- 13/06/2001
|
+/- 1,5%
|
13/06/2001- 10/10/2001
|
+/- 7%
|
10/10/2001- 01/01/2003
|
+/- 1,5%
|
01/01/2003- đến nay
|
không áp dụng biên
độ
|
+ Giai đoạn 2003- 30/9/2006
Sang năm 2003, do số lượng TPCP được
niêm yết tăng gấp đôi giai đoạn 2000- 2002 với 100 trái phiếu niêm yết và áp
dụng các quy định nhằm thúc đẩy giao dịch trái phiếu nói chung và giao dịch
TPCP nói riêng như: không giới hạn tỷ lệ nắm giữ đối với trái phiếu của các tổ
chức, cá nhân; bỏ biên độ dao động giá cũng tác động làm tăng mạnh cả về giá
trị và khối lượng TPCP được giao dịch. Về giá trị giao dịch, giá trị giao dịch
khớp lệnh trái phiếu trong năm 2003 đạt gần gấp đôi và giá trị giao dịch thỏa
thuận đạt 21 lần năm 2002.
Bảng 2: So
sánh giá trị trái phiếu giao dịch và giá trị TPCP niêm yết
Năm
|
Giá trị niêm yết
(triệu đồng)
|
Giá trị giao dịch
(triệu đồng)
|
GT giao dịch/GT
niêm yết (%)
|
2000
|
1.100.000
|
39,21
|
0,004%
|
2001
|
2.731.633
|
58.148,32
|
2,13%
|
2002
|
4.113.633
|
113.985,70
|
2,77%
|
2003
|
11.496.633
|
2.464.186,04
|
21,43%
|
2004
|
21.528.333
|
17.546.854,31
|
81,51%
|
2005
|
34.610.333
|
21.014.853,47
|
60,72%
|
2006
|
47.245.700
|
42.044.492,50
|
88,90%
|
30/6/2007
|
47.245.700
|
19.250.086,56
|
40,74%
|
Từ năm 2004 đến nay khối lượng giao
dịch TPCP tăng mạnh là do các công ty chứng khoán triển khai nghiệp vụ Repo
(hợp đồng bán lại) đối với trái phiếu. Đồng thời, lượng trái phiếu được giao
dịch qua phương thức khớp lệnh ngày càng thu hẹp so với phương thức giao dịch
thỏa thuận (xem số liệu trong Bảng 2). Chính vì vậy, vào năm 2005 toàn bộ trái
phiếu được chuyển sang phương thức giao dịch thỏa thuận nên giá trị và khối
lượng giao dịch TPCP đã tăng trưởng mạnh (xem số liệu trong Bảng 3). Đến ngày
30/9/2006, tổng giá trị TPCP được giao dịch là 70.917 tỷ đồng.
Từ 2003 trở đi giá trị giao dịch TPCP
tăng mạnh so với giá trị TPCP niêm yết, từ 33% năm 2003 đến 174,9% vào năm 2004
và đến cuối 2006 là 200% (xem Bảng 2). Điều này cho thấy tốc độ luân chuyển của
trái phiếu đã được cải thiện đáng kể so với trước và các nhà đầu tư đã quan tâm
hơn đến giao dịch TPCP.
+ Nhận xét chung
Thời hạn của các TPCP niêm
yết chủ yếu là 5 năm, 10 năm và 15 năm. Loại TPCP được giao dịch chỉ hạn chế
trong một số lượng nhất định các loại TPCP hiện đang được niêm yết. Trên thực
tế, cho đến nay có 215 trong tổng số 371 loại trái phiếu (tính đến 30/9/2007)
từ khi được niêm yết vẫn không có giá tham chiếu do không có giao dịch kể từ
khi niêm yết.
Lãi suất TPCP chưa thực sự trở thành
chuẩn mực để các tổ chức tài chính tham chiếu. Lãi suất TPCP vẫn còn chịu sự
can thiệp của chủ thể phát hành thông qua cơ chế lãi suất trần, chưa thực sự
được quyết định bởi quan hệ cung cầu. Mặt khác, thị trường giao dịch thứ cấp
kém sôi động, tính thanh khoản của trái phiếu thấp nên chưa tạo được đường cong
lãi suất chuẩn cho các công cụ nợ khác.
Hoạt động Repo trái phiếu xuất hiện từ
năm 2003 và công ty chứng khoán là đối tượng tham gia tích cực nhất trong hoạt
động này. Có thể nói, hoạt động Repo là nhân tố chính làm khối lượng giao dịch
tăng mạnh từ năm 2003 đến nay. Sau hơn 3 năm nghiệp vụ Repo đã xuất hiện trên
thị trường mà vẫn chưa có một văn bản pháp quy nào hướng dẫn nghiệp vụ này.
(b) TTGDCK Hà Nội
+ Về hàng hoá
Tính đến ngày 30/9/2007, trên TTGDCK Hà
Nội có 160 loại TPCP được đăng ký giao dịch, bao gồm 60 trái phiếu Kho bạc Nhà
nước, 93 trái phiếu do Ngân hàng Phát triển Việt Nam phát hành, 4 trái phiếu
xây dựng thủ đô. Tất cả các trái phiếu giao dịch trên TTGDCK Hà Nội đều là các
trái phiếu được đấu thầu tại TTGDCK Hà Nội hoặc qua bảo lãnh phát hành. Tổng
khối lượng trái phiếu được đăng ký giao dịch tại TTGDCK Hà Nội là 611.305.986
trái phiếu, tương đương với giá trị theo mệnh giá là 61.130 tỷ đồng.
Nhìn chung, số lượng trái phiếu đăng
ký giao dịch đã có sự gia tăng mạnh (tăng gần gấp 3 lần so với thời điểm cùng
kỳ năm ngoái). Tuy nhiên, tính thống nhất và chuẩn hoá về hàng hóa vẫn chưa cao
(về ngày đáo hạn, chủng loại trái phiếu, khối lượng phát hành). Thêm vào đó, thị
trường đấu thầu ít tính cạnh tranh do áp dụng lãi suất trần trong Điều hành lãi
suất nên hoạt động đấu thầu cũng như giao dịch thứ cấp còn hạn chế và chưa hấp
dẫn, không giúp kiến tạo được một đường cong lợi suất chuẩn có ý nghĩa áp dụng
thực tiễn cao.
+ Về giao dịch
Tính đến ngày 30/9/2007, tổng khối
lượng trái phiếu được giao dịch qua Trung tâm là 615.991.010 trái phiếu, tương
ứng với giá trị giao dịch trái phiếu đạt hơn 63.810 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong
tổng số 160 trái phiếu đăng ký giao dịch, mới có 76 loại TPCP có giao dịch thứ
cấp.
Hiện tại 2 phương thức giao dịch trên TTGDCK
Hà Nội là: giao dịch thoả thuận và giao dịch báo giá. Trên thực tế, toàn bộ các
giao dịch trái phiếu qua hệ thống giao dịch của Trung tâm được thực hiện theo
phương thức giao dịch thỏa thuận. Không có giao dịch nào được thực hiện theo
phương thức báo giá. Với phương thức giao dịch thoả thuận nhà đầu tư hoàn toàn
chủ động trong việc quyết định thực hiện các giao dịch.
+ Về thông tin thị trường
Thông tin thị trường cho giao dịch TPCP
tại TTGDCK Hà Nội bao gồm các nhóm chính sau:
(i) Thông tin báo cáo từ TTGDCK, các
thành viên giao dịch và thông tin đầu vào từ các tổ chức phát hành
(ii) Thông tin từ hệ thống giao dịch: gồm
thông tin cơ bản về trái phiếu; thông tin về tình hình giao dịch đang diễn ra;
thông tin tra cứu; thông tin trao đổi (messaging); các tham số giao dịch
Thông tin công bố ra công chúng qua
các phương tiện: website của TTGDCK Hà Nội (gồm có thông tin giao dịch tổng hợp
trực tuyến, bảng giao dịch báo giá trái phiếu trực tuyến, bảng giao dịch thoả
thuận trực tuyến, tin tức liên quan đến giao dịch trái phiếu); Bản tin chứng
khoán của TTGDCK Hà Nội.
Phần mềm hệ thống thông tin trong hệ
thống giao dịch thứ cấp cho trái phiếu hiện nay là 1 trong các phân hệ trong hệ
thống giao dịch do một công ty phần mềm trong nước thiết kế (Công ty cổ phần FPT).
Tuy nhiên, thông tin liên quan đến tình hình giao dịch trái phiếu còn nghèo
nàn; thông tin tham khảo về tình hình thị trường tài chính- tiền tệ, kinh tế vĩ
mô không được tích hợp. Ngoài ra, còn thiếu các công cụ tính toán, phân tích phục
vụ giao dịch các như bảng tính tự động, các định dạng đồ thị phân tích, các mô
hình tính toán lợi suất, các công cụ tra cứu.
+ Về hệ thống tin học
Hạ tầng mạng, phần cứng thiết bị tại TTGDCK
Hà Nội về cơ bản là thống nhất. Tuy nhiên về nghiệp vụ được phân thành 03 hệ
thống thành phần như sau:
(i) Hệ thống giao dịch: Gồm 04 phân hệ
+ Phân hệ giao dịch: gồm thỏa thuận và
báo giá, cổ phiếu và trái phiếu
+ Phân hệ thông tin thị trường nội bộ
+ Phân hệ giám sát
+ Phân hệ lưu ký-đăng ký-thanh toán bù
trừ (đã chuyển giao cho Trung tâm lưu ký).
(ii) Hệ thống đấu giá cổ phiếu, đấu
thầu trái phiếu
(iii) Hệ thống cung cấp thông tin: gồm
02 thành phần chính:
+ WEBSITE: cung cấp thông tin tổng
hợp, public về hoạt động của TTGDCK HÀ NỘI, thông tin giao dịch, đấu giá/ đấu
thầu trực tuyến
+ Phần mềm Inforshow: Cung cấp thông
tin giao dịch trực tuyến cho CTCK thành viên, sổ lệnh thỏa thuận, kết quả giao
dịch cuối ngày.
Giao dịch TPCP qua hệ thống giao dịch
trên TTGDCK Hà Nội vẫn cần nhập lệnh tại sàn. Công ty chứng khoán không nhập
lệnh trực tiếp từ trụ sở chính mà chuyển lệnh bằng FAX hoặc điện thoại vào sàn
cho đại diện giao dịch, sau đó đại diện giao dịch mới nhập lệnh vào hệ thống.
Hệ thống chưa cho phép thành viên đưa ra báo giá hai chiều và chưa có khả năng
mở rộng giao dịch trực tiếp cho thành viên không phải là CTCK. Máy chủ, hạ tầng
mạng và phần cứng thiết bị của TTGDCK Hà Nội còn nhiều hạn chế.
Hệ thống đuợc xây dựng trên nền tảng
hệ Điều hành Windows 2003 server, cơ sở dữ liệu Oracle 9i, máy chủ tầm trung
Compaq-HP ML 350-370, thiết bị mạng Cisco. Đây đều là những nền tảng công nghệ
thông tin cơ bản nhất hiện nay.
1.2.3. Thực
trạng hệ thống thanh toán cho giao dịch TPCP
Trước khi Trung tâm Lưu ký Chứng khoán
(TTLKCK) đi vào hoạt động kể từ ngày 1/5/2006, hệ thống thanh toán cho giao
dịch TPCP vẫn được tiến hành độc lập trên các bộ phận đăng ký-lưu ký và thanh
toán bù trừ trên 2 TTGDCK. Kể từ ngày 1/5/2006, hệ thống lưu ký, thanh toán
giao dịch trái phiếu trên thị trường tập trung do TTLK quản lý sau khi tiếp nhận
chức năng này từ hai TTGDCK.
Việc tiếp nhận các nhiệm vụ lưu ký,
đăng ký và thanh toán bù trừ, trong đó bao gồm cả hệ thống kĩ thuật từ các
TTGDCK được thực hiện trên cơ sở nguyên trạng. Vì vậy, về mặt tổ chức, vận
hành, hệ thống lưu ký, thanh toán trái phiếu của TTLK vẫn được tổ chức độc lập
như trước đây mà chưa có sự hợp nhất. Theo đó, Trụ sở chính TTLK tại Hà Nội
quản lý và vận hành hệ thống lưu ký, thanh toán cho các giao dịch trái phiếu
trên TTGDCK Hà Nội; Chi nhánh TTLK tại TP.HCM quản lý và vận hành hệ thống lưu
ký, thanh toán cho các giao dịch trái phiếu trên Sở GDCK TP.HCM.
Do TPCP vẫn được tổ chức giao dịch tại
Sở GDCK và TTGDCK, nên tổ chức hoạt động của hệ thống và điểm đặc thù giữa hai
hệ thống thanh toán giao dịch trái phiếu có sự khác nhau. Về cơ bản hoạt động
đăng ký, lưu ký TPCP và nguyên tắc thanh toán là tương tự như nhau tại Sở GDCK
và TTGDCK, cụ thể là:
- Đăng ký trái phiếu: Trái phiếu niêm
yết trên Sở GDCK được đăng ký thông tin chi tiết tại Chi nhánh TTLK, bao gồm:
thông tin về đơn vị phát hành, loại, số lượng chứng khoán phát hành, lãi suất,
thời hạn và thông tin về chủ sở hữu… để làm cơ sở theo dõi và quản lý.
- Lưu ký trái phiếu: Nhà đầu tư lưu ký
trái phiếu vào Chi nhánh TTLK thông qua các thành viên lưu ký để được giao dịch
trên TTGDCK.
- Nguyên tắc thanh toán: Thanh toán
giao dịch trái phiếu được thực hiện theo nguyên tắc chuyển giao đồng thời thanh
toán DVP, thanh toán tiền diễn ra đồng thời và chắc chắn với thanh toán chứng
khoán.
Do đặc thù của hệ thống nên hoạt động
thanh toán tại Sở GDCK và TTGDCK có khác nhau về một số điểm sau:
(a) Thanh toán giao
dịch trái phiếu tại Sở GDCK TP.HCM:
Sau khi giao dịch được thực hiện trên
Sở GDCK, giao dịch TPCP sẽ được thanh toán theo kết quả bù trừ đa phương với thời
gian thanh toán T+1 (một ngày làm việc sau ngày giao dịch).
Về bù trừ giao dịch trái phiếu: Sau
khi kết thúc giao dịch, kết quả giao dịch sẽ được chuyển từ hệ thống giao dịch
sang hệ thống lưu ký, thanh toán. Giao dịch trái phiếu sẽ được bù trừ đa
phương. Kết quả bù trừ tiền được chuyển sang Ngân hàng chỉ định thanh toán
(NHĐT&PTVN) Chi nhánh Nam kỳ Khởi nghĩa (tại TP.HCM) để thanh toán tiền.
Thanh toán giao dịch trái phiếu: TTLK
(Chi nhánh TP.HCM) thanh toán chứng khoán thông qua các tài khoản lưu ký của
thành viên lưu ký mở tại TTLK. Ngân hàng chỉ định thanh toán Chi nhánh Nam kỳ
Khởi nghĩa thanh toán tiền cho các giao dịch trái phiếu thông qua các tài khoản
tiền của thành viên lưu ký và TTLK mở tại Ngân hàng chỉ định.
(b) Thanh toán giao
dịch trái phiếu tại TTGDCK Hà Nội
Phương thức thanh toán: Giao dịch trái
phiếu trên TTGDCK Hà Nội được thanh toán theo một trong ba phương thức tuỳ
thuộc vào Điều kiện giao dịch như sau:
(1) Đối với giao dịch thực hiện theo
phương thức báo giá: Áp dụng phương thức thanh toán giao dịch bù trừ đa phương.
(2) Đối với giao dịch thực hiện theo
phương thức thoả thuận: Phương thức thanh toán áp dụng cho các giao dịch thoả
thuận có khối lượng giao dịch khác nhau như sau:
Loại giao
dịch
|
Phương thức
thanh toán
|
Giao dịch TPCP với
giá trị tính theo mệnh giá <10 tỷ đồng
|
Thanh toán bù trừ
đa phương
|
Giao dịch TPCP: với
giá trị tính theo mệnh giá ≥ 10 tỷ đồng
|
Lựa chọn 1 trong 3
phương thức:
- Thanh toán bù trừ
đa phương
- Thanh toán bù trừ
song phương
- Thanh toán trực
tiếp
|
Thời gian thanh toán:
- Thanh toán bù trừ đa phương: T+3
- Thanh toán bù trừ song phương: T+2
- Thanh toán trực tiếp: T+1-T+3
Bù trừ giao dịch trái phiếu: Sau khi
kết thúc giao dịch, kết quả giao dịch sẽ được chuyển từ hệ thống giao dịch sang
hệ thống lưu ký, thanh toán. Giao dịch trái phiếu sẽ được phân loại để bù trừ
theo lựa chọn về phương thức thanh toán của người đầu tư. Kết quả bù trừ tiền
được chuyển sang Ngân hàng chỉ định thanh toán (NHĐT&PTVN) Chi nhánh Hà
Thành (tại Hà Nội) để thanh toán tiền.
Thanh toán giao dịch trái phiếu:
- TTLK (Trụ sở chính) thanh toán chứng
khoán thông qua các tài khoản lưu ký của thành viên lưu ký mở tại TTLK.
- Ngân hàng chỉ định thanh toán Chi
nhánh Hà Thành thanh toán tiền cho các giao dịch trái phiếu thông qua các tài khoản
tiền của thành viên lưu ký và TTLK mở tại Ngân hàng chỉ định.
1.2.4. Thành
viên tham gia
+ Về thành viên trên Sở GDCK TPHCM:
Đối tượng tham gia giao dịch TPCP chủ
yếu trong giai đoạn 2001-2002 là ngân hàng thương mại (chiếm 94% khối lượng mua
vào) và công ty chứng khoán (chiếm khoảng trên 90% khối lượng bán), các đối
tượng khác như công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư và công ty tài chính hầu như chưa
tham gia vào thị trường hơặc chỉ tham gia với tỷ trọng rất thấp.
Từ năm 2003 đến nay, các quỹ đầu tư,
công ty bảo hiểm, công ty taì chính và các đối tượng khác đã tích cực và chủ
động hơn trong việc tham gia giao dịch TPCP, tuy nhiên ngân hàng thương mại và
công ty chứng khoán vẫn là hai đối tượng tham gia tích cực nhất (chiếm khoảng
50% tổng khối lượng giao dịch). Tuy tỷ trọng giao dịch của quỹ đầu tư, công ty
bảo hiểm, công ty taì chính chỉ chiếm tỷ trọng giao dịch dưới 10% nhưng đây là
tín hiệu khả quan chứng tỏ sự quan tâm của các nhà đầu tư có tổ chức ngoài ngân
hàng và công ty chứng khoán vào thị trường TPCP (số liệu trong bảng 4).
Bảng 4: Đối
tượng giao dịch TPCP
Đối tượng
|
2003
|
2004
|
2005
|
6/2006
|
% KL mua
|
% KL bán
|
% KL mua
|
% KL bán
|
% KL mua
|
% KL bán
|
% KL mua
|
% KL bán
|
Ngân hàng
|
35,49
|
17,68
|
34,05
|
32,67
|
43,47
|
40,33
|
38,63
|
42,58
|
Cty chứng khoán
|
24,56
|
78,51
|
43,78
|
63,43
|
46,38
|
53,94
|
48,63
|
51,44
|
Quỹ đầu tư
|
0,83
|
-
|
2,12
|
1,76
|
5,9
|
2,28
|
9,16
|
1,38
|
Cty bảo hiểm
|
35,07
|
0,96
|
17,75
|
0,08
|
2,64
|
1,25
|
3,1
|
4,27
|
Cty tài chính
|
3,98
|
2,77
|
0,39
|
0,82
|
0,5
|
0,52
|
0,32
|
0,16
|
Khác
|
0,07
|
0,08
|
1,91
|
1,24
|
1,11
|
1,68
|
0,16
|
0,17
|
+ Về thành viên trên TTGDCK HN:
Thành viên trên hệ thống giao dịch
trái phiếu của TTGDCK Hà Nội là các công ty chứng khoán, đồng thời là các thành
viên giao dịch TPCP trên Sở GDCK TPHCM. Hiện nay có 57 công ty chứng khoán
thành viên, trong đó thành viên có số vốn Điều lệ thấp nhất là 9 tỷ đồng và cao
nhất là 1100 tỷ. Tất cả các thành viên giao dịch trái phiếu đều được phép thực
hiện nghiệp vụ môi giới và tự doanh trái phiếu.
Tính tới thời điểm cuối tháng 9/2007,
mới có 23/57 công ty triển khai hoạt động kinh doanh trái phiếu. Trong tổng số 160
loại trái phiếu đang niêm yết, thành viên chỉ có giao dịch đối với 76 loại TPCP.
Các trái phiếu còn lại hoàn toàn không có giao dịch kể từ khi được niêm yết
tính tới thời điểm cuối tháng 9/2007. Số lượng các giao dịch trái phiếu thông
qua các thành viên của Trung tâm Hà Nội chưa vượt quá 482 giao dịch tính tới
cuối tháng 9 /07. Phần lớn các giao dịch này là của các tổ chức đầu tư (ngân
hàng, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm).
Nhận xét chung
Nhìn chung, các thành viên tham gia
giao dịch TPCP trên TTGDCK Hà Nội cũng đồng thời là các thành viên giao dịch
TPCP trên Sở GDCK TpHCM. Hiện tại, chỉ có một số ít thành viên tham gia giao
dịch trái phiếu trên TTGDCK Hà Nội. Giao dịch trái phiếu của các thành viên chỉ
chiếm một tỷ lệ nhỏ trên tổng giao dịch chứng khoán của chính các thành viên có
giao dịch tại TTGDCK Hà Nội. Các giao dịch trái phiếu của thành viên chỉ tập
trung vào một số loại TPCP niêm yết, tần suất giao dịch thấp.
Đối tượng tham gia giao dịch TPCP chưa
đa dạng, đặc biệt nhà đầu tư nước ngoài (nhất là các nhà đầu tư có tổ chức)
chưa quan tâm nhiều đến giao dịch TPCP. Ngoài ra, giao dịch trái phiếu đòi hỏi
một lượng vốn lớn và chỉ có những nhà đầu tư có tổ chức mới có đủ năng lực tài
chính để tham gia, trong khi đó nhà đầu tư có tổ chức tại thị trường thứ cấp
còn ít.
Đối với một số thành viên đấu thầu
trái phiếu, việc mua trái phiếu chủ yếu phục vụ cho mục đích nắm giữ lâu dài
chứ không phải để kinh doanh. Một số ngân hàng mua TPCP làm dự trữ bắt buộc nên
tỷ lệ trái phiếu được giao dịch sau khi mua trên thị trường sơ cấp còn thấp.
Thêm vào đó, số thành viên tham gia vào các đợt đấu thầu và bảo lãnh phát hành
TPCP rất hạn chế về số lượng (mỗi đợt phát hành chỉ có khoảng 4 thành viên tham
gia) và hạn chế về vốn cũng như kinh nghiệm; giá trị từng đợt phát hành tương
đối nhỏ, manh mún và tỷ lệ phát hành thành công chưa cao.
Hiện nay Điều kiện để trở thành thành
viên đấu thầu và bảo lãnh phát hành tương đối dễ dàng nhưng chúng ta chưa có
những quy định để ràng buộc trách nhiệm tham gia của thành viên trong tất các
đợt đấu thầu hoặc bảo lãnh. Điều này không chỉ gây khó khăn cho công tác phát
hành mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường giao dịch thứ cấp.
1.2.5. Những
vấn đề cần giải quyết để phát triển thị trường
Trên giác độ của nhà quản lý thị
trường thứ cấp, để phát triển thị trường thứ cấp nói chung, những tồn tại trên
thị trường sơ cấp và trên thị trường thứ cấp sau cần được sớm giải quyết:
- Về chính sách liên quan: Nghiên cứu
chính sách thuế hợp lý và ưu đãi trong giai đoạn đầu đối với thu nhập từ TPCP đối
với cả tổ chức cũng như cá nhân.
- Về tổ chức giao dịch:
+ Mô hình tổ chức giao dịch: Thiết lập
bảng giao dịch trái phiếu độc lập với cổ phiếu. Hệ thống giao dịch trái phiếu
tự động hoàn toàn, được kết nối với tất cả các thành viên giao dịch do đặc thù của
TPCP theo thông lệ được yết giá theo lãi suất, phần lớn giao dịch TPCP là của
các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp, có nhu cầu yết giá theo lãi suất và trao đổi
thông tin trực tiếp trên hệ thống. Xây dựng hệ thống thông tin thích hợp nhằm
cung cấp các thông tin trước và sau giao dịch cho nhà đầu tư.
+ Cơ cấu lại các TPCP đang được niêm
yết trên Sở GDCK Tp. HCM thành một số trái phiếu nhất định để tăng cường tính
thanh khoản cho các TPCP này.
+ Nghiên cứu khả năng tích hợp hệ
thống giao dịch trái phiếu tại TTGDCK Hà Nội với các hệ thống thông tin lớn
trên thế giới như Bloomberg, Reuters v.v…
+ Liên kết thị trường tiền tệ và thị
trường vốn nhằm tăng khả năng giao dịch của các loại trái phiếu cũng như tạo cơ
sở thông tin, thanh toán, bù trừ thống nhất.
+ Tập trung giao dịch trái phiếu thứ
cấp về một đầu mối tại TTGDCK Hà Nội để thống nhất giao dịch và kiểm soát.
+ Về thành viên, cần mở rộng đối tượng
được làm thành viên giao dịch TPCP tại TTGDCK. Để thực hiện đươc việc mở rộng
này, cần Điều chỉnh quy định và tiêu chuẩn trở thành thành viên của TTGDCK,
theo đó cho phép các tổ chức có tiềm lực tài chính và có nhu cầu giao dịch trái
phiếu lớn như ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm trở thành thành viên.
Phần
2:
YÊU CẦU HUY ĐỘNG VỐN NGÂN SÁCH VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
THỊ TRƯỜNG TPCP
2.1. Nhu cầu
huy động của Ngân sách nhà nước
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội
10 năm (2001-2010) đã đặt mục tiêu tổng sản phẩm trong nước năm 2010 tăng ít
nhất gấp 2 lần so với năm 2000. Giai đoạn 2001-2005 tốc độ tăng trưởng kinh tế
bình quân năm đã đạt 7,4%. Trong giai đoạn 2006-2010, mục tiêu tốc độ tăng
trưởng bình quân năm phải đạt 8%. Theo tính toán, bình quân hàng năm tổng mức
đầu tư của cả nền kinh tế phải đạt mức 40%GDP. Theo dự báo tăng trưởng GDP của
Bộ Kế hoạch đầu tư trong Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2006-2010
thì GDP sẽ đạt khoảng 6.670 nghìn tỷ đồng. Như vậy, tổng mức đầu tư xã hội ước
tính phải đạt 2.668 nghìn tỷ đồng; theo số liệu của Bộ Tài chính, doanh số phát
hành TPCP qua tất cả các kênh trong giai đoạn 2003-2006 đã là 175.999 tỷ đồng,
như vậy, doanh số phát hành TPCP giai đoạn 2006-2010 sẽ lớn hơn rất nhiều.
Trong tổng nhu cầu đầu tư phát triển
kinh tế xã hội thì nhu cầu huy động vốn để xây dựng các công trình giao thông,
thuỷ lợi quan trọng của đất nước là lớn nhất. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành
Quyết định số 182/2003/QĐ-TTg ngày 05/09/2003 và Quyết định số 171/2006/QĐ -
TTg ngày 24/7/2006 về việc phát hành và sử dụng TPCP đầu tư cho một số công
trình giao thông, thuỷ lợi quan trọng của đất nước với tổng mức phát hành trong
giai đoạn 2003-2010 là 110.000 tỷ đồng. Theo đó, phát hành TPCP huy động vốn
đầu tư bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đầu tư một số công trình giao thông thủy
lợi quan trọng của đất nước theo Danh mục công trình sử dụng nguồn vốn TPCP
giai đoạn 2003-2010. Mức phát hành và thời điểm phát hành hàng năm được xác
định trên cơ sở nhu cầu vốn và tiến độ thực hiện của các dự án. Theo số liệu
báo cáo, giai đoạn 2003-9/2006 đã phát hành được khoảng 44.000 tỷ đồng, nếu
theo đúng mục tiêu đề ra thì giai đoạn 2006-2010 còn phải phát hành 66.000 tỷ
đồng trái phiếu giao thông thuỷ lợi.
Ngoài ra, việc phát hành TPCP còn để
đáp ứng cho nhu cầu bù đắp bội chi ngân sách hàng năm trên cơ sở dự toán ngân
sách hàng năm được Quốc hội phê chuẩn.
2.2. Định
hướng chiến lược phát triển thị trường
- Hình thành một thị trường giao dịch
thứ cấp hiện đại cho TPCP, có khả năng tích hợp với hệ thống thanh toán, hệ
thống công bố thông tin và giám sát.
- Tăng cường tính thanh khoản cho thị
trường trên cơ sở tạo thuận lợi cho các tổ chức đầu tư, tổ chức môi giới tham
gia vào thị trường.
- Tăng cường kiểm soát các giao dịch
trái phiếu thứ cấp, tạo Điều kiện hỗ trợ thị trường sơ cấp phát triển.
2.3. Một số
bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam
Để phát triển thị trường TPCP, các
nước đều thực hiện một cuộc cải cách đồng bộ cả trên thị trường phát hành và
thị trường thứ cấp do mối quan hệ hữu cơ khá chặt chẽ của thị trường phát hành
TPCP đến thị trường thứ cấp.
Cơ sở hạ tầng cho thị trường giao dịch
TPCP như hệ thống thanh toán, hệ thống công bố thông tin, hệ thống giao dịch
phục vụ cho việc giao dịch TPCP đều được hiện đại hoá với mục tiêu chi phí giao
dịch (bao gồm chi phí tiền và thời gian thực hiện giao dịch) là ít nhất có thể.
Thành lập các cơ quan phát triển thị
trường chuyên trách để phát triển thị trường TPCP cho phù hợp với từng giai
đoạn phát triển.
Phần 3:
MỤC
TIÊU, QUAN ĐIỂM, NGUYÊN TẮC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG GIAO DỊCH TPCP
3.1. Mục tiêu,
quan điểm:
Xây dựng một thị trường giao dịch TPCP
chuyên biệt, có cơ chế giao dịch đáp ứng được nhu cầu đầu tư của các nhà đầu tư
có tổ chức trên thị trường. Thị trường giao dịch TPCP cần tách biệt với thị
trường cổ phiếu và các hàng hoá khác do tính đặc thù của trái phiếu nói chung
và TPCP nói riêng.
Xây dựng cơ sở hạ tầng thị trường hiện
đại có khả năng tích hợp với các hệ thống công bố thông tin, giám sát của cơ
quan quản lý. Điều này đặc biệt quan trọng khi người tham gia thị trường phần
lớn là các nhà đầu tư có tổ chức, tính chuyên nghiệp cao và có yêu cầu cao về
tốc độ xử lý, năng lực phản hồi của hệ thống và thông tin thị trường.
Thúc đẩy hơn nữa sự phát triển chuẩn
mực của thị trường TPCP sơ cấp, tăng tính thanh khoản trên thị trường thứ cấp.
Mặc dù, những tồn tại hiện nay trên thị trường TPCP của Việt Nam phần lớn đều
có nguồn gốc từ thị trường sơ cấp. Tuy nhiên, kinh nghiệm các nước có thị
trường TPCP phát triển đều cho thấy thị trường thứ cấp sẽ có ảnh hưởng ngược
trở lại thị trường sơ cấp, cụ thể là sẽ chỉ rõ hơn những tồn tại cần phải giải
quyết trên thị trường sơ cấp. Cải thiện tính thanh khoản trên thị trường thứ
cấp nói chung sẽ làm tăng tính hấp dẫn của các đợt phát hành TPCP.
3.2. Nguyên
tắc xây dựng thị trường
Phát triển thị trường giao dịch TPCP
cần phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Phù hợp với định hướng phát triển
thị trường chứng khoán/thị trường tài chính.
- Tạo thuận lợi tối đa cho nhà đầu tư
và các tổ chức tham gia thị trường;
- Đảm bảo tính minh bạch cao: cung cấp
thông tin cần thiết đến từng đối tượng tham gia thị trường (nhà quản lý, người
môi giới/tạo lập thị trường, người đầu tư).
- Tăng cường năng lực giám sát và quản
lý thị trường cho cơ quan quản lý.
- Hướng tới các chuẩn mực trong giao
dịch trên thị trường công cụ có thu nhập cố định ở khu vực và quốc tế.
Phần
4:
MÔ
HÌNH THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VÀ LỘ TRÌNH PHÁT TRIỂN
4.1. Mô hình
thị trường giao dịch trái phiếu Chính phủ
4.1.1. Thành
viên tham gia
Do đặc thù của TPCP, các nhà đầu tư
trên thị trường TPCP chủ yếu là các tổ chức tài chính, các tổ chức đầu tư
chuyên nghiệp. Phát triển cơ sở nhà đầu tư tại Việt Nam giai đoạn trước mắt dựa
trên các tổ chức tài chính và đầu tư sau:
- Ngân hàng thương mại: trước mắt các
ngân hàng thương mại quốc doanh sẽ đóng vai trò chủ chốt trên thị trường. Các
ngân hàng thương mại cổ phần hiện tại nhìn chung có quy mô vốn nhỏ, năng lực
tài chính thấp và khả năng tham gia vào thị trường TPCP cả sơ cấp và thứ cấp
còn hạn chế.
- Công ty bảo hiểm: Thị trường bảo
hiểm của Việt Nam đã phát triển nhanh chóng trong vòng 5 năm trở lại đây với sự
gia tăng cả về số lượng các công ty bảo hiểm trong nước và công ty bảo hiểm
nước ngoài và doanh thu từ phí bảo hiểm. Tuy nhiên, các tổ chức bảo hiểm thường
đầu tư theo xu hướng nắm giữ lâu dài nên có thể làm giảm tính thanh khoản cho
thị trường trái phiếu.
- Quỹ hưu trí (Bảo hiểm xã hội): Đây
là nguồn vốn nhàn rỗi khá dồi dào và chưa được sử dụng vào mục đích đầu tư an
toàn: không mất vốn và có lãi. Nếu có cơ chế thích hợp để Bảo hiểm xã hội Việt
Nam đầu tư vào thị trường TPCP thì có thế nói đây là một trong số các thành viên
tham gia lớn và đầy tiềm năng trên thị trường.
Trong trung hạn, tức là từ 3-5 năm
tới, các thành viên tham gia thị trường TPCP sẽ mở rộng hơn:
- Ngân hàng thương mại cổ phần và chi
nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam: Xu hướng chung là quy mô vốn và hoạt
động của các ngân hàng thương mại trong nước sẽ gia tăng mạnh trước thềm hội
nhập WTO và theo lộ trình mở cửa thị trường tài chính của Việt Nam. Do vậy
trong tương lai, các ngân hàng thương mại cổ phần sẽ có vai trò ngày càng lớn
hơn trên thị trường TPCP. Cũng không thể không nói đến khả năng tham gia trong
tương lai của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam với tiềm lực tài
chính khổng lồ cũng như bề dày kinh nghiệm hoạt động trên thị trường các công
cụ thu nhập cố định trên thế giới.
- Quỹ đầu tư: Theo thống kê, tính đến
cuối tháng 7/2007, có 12 quỹ đầu tư chứng khoán đang hoạt động (10 quỹ thành
viên, 2 quỹ công chúng) với tổng vốn Điều lệ là 3.483, 45 tỷ đồng (khoảng 2 tỷ
đô la Mỹ). Hiện có khoảng 340 tổ chức đầu tư nước ngoài đã được cấp phép hoạt
động tại Việt Nam, một nửa trong số này đã tham gia giao dịch trên thị trường.
Tổng giá trị danh mục đầu tư tính đến 15/7/2007 là 5,6 tỷ đô la Mỹ cùng với khoảng
trên 400 triệu đô la số dư trong tài khoản chưa giải ngân. Tuy nhiên, mục tiêu
của các quỹ là đầu tư vào các doanh nghiệp Việt Nam hơn là các công cụ ổn định
và có thu nhập thấp hơn như TPCP. Trong tương lai có thể có thêm các quỹ đầu tư
hải ngoại (offshore fund), quỹ phòng ngừa rủi ro (hedge fund) và các hình thức
đầu tư tập thể khác.
- Công ty quản lý tài sản: Cùng với sự
thâm nhập của các ngân hàng nước ngoài vào Việt Nam thì các công ty quản lý tài
sản của các tập đoàn ngân hàng tài chính lớn trên thế giới cũng sẽ tham gia đầu
tư vào thị trường Việt Nam. Không loại trừ khả năng các tổ chức này sẽ đa dạng
hoá danh mục đầu tư cho các khách hàng vào TPCP để giảm bớt rủi ro.
- Công ty tài chính: Hiện tại, các
công ty tài chính có vai trò hạn chế trên thị trường tài chính Việt Nam do
nguồn vốn hạn hẹp, khả năng huy động vốn hạn chế và chủ yếu phục vụ nhu cầu
quản lý vốn của công ty mẹ.
- Công ty chứng khoán: Các công ty
chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam phần lớn đều có nguồn vốn nhỏ,
chủ yếu tập trung cho các nghiệp vụ liên quan đến thị trường cổ phiếu. Đối với
thị trường trái phiếu và đặc biệt là TPCP, phần lớn mới chỉ dừng ở mức độ môi
giới giao dịch hoặc thay mặt cho khách hàng tham gia đấu thầu TPCP trên thị
trường chứng khoán.
4.1.2. Mô
hình tổ chức giao dịch
4.1.2.1. Các
lựa chọn mô hình tổ chức giao dịch
Các mô hình cấu trúc thị trường TPCP
thứ cấp[1] đã và đang
được vận hành tại một số thị trường trên thế giới, bao gồm:
- Hệ thống một nhà kinh doanh (single
dealer system): nhà đầu tư kết nối với 1 nhà kinh doanh trái phiếu để thương
lượng và thực hiện giao dịch. Nhà kinh doanh trái phiếu sẽ đưa ra yết giá 2
chiều mua-bán TPCP (Vietcombank hiện đang thực hiện theo mô hình này).
- Hệ thống liên định chế (interdealer
system): hệ thống giao dịch chỉ gồm các nhà kinh doanh trái phiếu chuyên nghiệp
làm chức năng môi giới và mua/bán cho chính mình; các tổ chức đầu tư có thể
biết được các chào giá tốt nhất trên thị trường tại một thời điểm và tiến hành
giao dịch thông qua nhà môi giới.
- Các hệ thống đa định chế
(multi-dealer system): nhà đầu tư kết nối với nhiều nhà kinh doanh trái phiếu;
cho phép xem tất cả các chào giá có trên hệ thống tại một thời điểm để so sánh
và tìm chào giá tốt nhất. Nhà đầu tư liên hệ với nhà kinh doanh có chào giá tốt
nhất để thương lượng mua/bán.
- Các hệ thống khớp lệnh chéo
(cross-matching system): các nhà đầu tư kết nối với nhau thông qua các nhà kinh
doanh trái phiếu (chỉ đóng vai trò môi giới).
- Các hệ thống đấu giá (auction
system).
Bảng 2: So
sánh các hệ thống giao dịch TPCP thứ cấp
Loại hệ
thống
|
Điểm mạnh
|
Điểm yếu
|
Ví dụ
|
Hệ thống
Nhà kinh doanh đơn lẻ
|
Thay thế hệ thống
giao dịch sử dụng điện thoại
|
Cần thiết cho nhà
đầu tư cuối cùng kết nối với hơn 1 hệ thống nhà kinh doanh đơn để có một cái
nhìn tổng quát về thị trường.
|
Autobahn Electronic
Trading (Deutsche Bank Securities), CSFB, Goldman Sachs, J.P. Morgan Express,
MSDW, BondsinAsia, v v.
|
Hệ thống
liên định chế
|
Mở rộng vai trò môi
giới liên định chế truyền thống. Tăng tính thanh khoản
|
Bỏ qua việc tập hợp
nguồn thanh khoản lớn bằng việc loại trừ nhà đầu tư cuối cùng
|
MTS (including
Coredeal and BrokerTec), Garban-ICAP ETC, eSpeed, BondsinAsia, v v.
|
Hệ thống đa
định chế
|
Tăng khả năng tiếp
cần thông tin cho nhà đầu tư cuối cùng và có nhiều lựa chọn giao dịch.
|
Thông tin thị
trường hạn chế và phụ thuộc vào nhà kinh doanh để tăng thanh khoản.
|
Market Axess,
TradeWeb, Bloomberg BondTrader, BondsinAsia, v v.
|
Hệ thống
khớp lệnh chéo
|
Cải tiến lớn về
thông tin thị trường và tiết kiệm chi phí giao dịch.
|
Không khuyến khích
tạo lập thị trường và không bảo đảm tính thanh khoản.
|
BondBook, BondLink,
Bond Connect, Bond-Net, BondMart, LIMI-Trader, Visible Market, v v.
|
Ngoài việc cân nhắc điểm mạnh, yếu của
từng hệ thống, Điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật và triển vọng phát triển thị
trường, việc lựa chọn hệ thống giao dịch cho thị trường thứ cấp TPCP cần xem xét
các yếu tố:
ð Hình thức tổ chức thị trường: tập trung hay
là một tổ chức tự quản;
ð Vai trò của UBCKNN, NHNN hay Bộ Tài chính
trên thị trường;
ð Các quy định về giao dịch, thanh toán đối
với thành viên, quy định về đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử;
ð Năng lực giám sát của cơ quan quản lý.
4.1.2.2. Lựa
chọn mô hình cho Việt Nam
Trong số các hệ thống kể trên, hệ
thống liên định chế và hệ thống đa định chế có nhiều khả năng được lựa chọn áp
dụng được cho thị trường trái phiếu Việt Nam (Xem Hình 1 và Hình 2).
- Hệ thống liên định chế sẽ phù hợp
với thị trường đã hình thành một cơ sở nhà đầu tư và nhà kinh doanh trái phiếu
đủ lớn, quy mô thị trường lớn và các công cụ chuẩn trên thị trường và đặc biệt
là trên thị trường sơ cấp đã có 1 hệ thống các nhà kinh doanh trái phiếu cấp I
(Primary Dealer) có nghĩa vụ tạo lập thị trường cho TPCP trên thị trường thứ
cấp.
- Hệ thống đa định chế trước mắt sẽ
phù hợp hơn với Điều kiện thị trường hiện nay của Việt Nam do:
+ Thị trường sơ cấp chưa có hệ thống
các nhà kinh doanh trái phiếu cấp I;
+ Chưa có một cơ sở nhà đầu tư trái
phiếu đủ lớn và tham gia tích cực trên thị trường sơ cấp. Số lượng các tổ chức
tham gia đầu tư trái phiếu là không nhiều và có thể ước đoán thông qua số lượng
các tổ chức đủ Điều kiện tham gia đấu thầu qua Sở GDCK Tp.HCM;
+ Cho phép các tổ chức tài chính lớn
có tiềm lực vốn đứng ra tạo lập thị trường TPCP; đáp ứng các nhu cầu sử dụng
vốn đầu tư đa dạng và không thường xuyên phát sinh của các tổ chức đầu tư TPCP
tiềm năng.
Hình 1- Hệ
thống liên định chế
Hình 2- Hệ
thống đa định chế
4.1.2.3. Các
giai đoạn phát triển của thị trường giao dịch TPCP
Giai đoạn 1 (2008-2011):
Tổ
chức thị trường trái phiếu chính phủ tại TTGDCK Hà Nội – sử dụng mô hình đa định
chế (multi-dealer system)
- Thành viên thị trường:
+ Thành viên chính: Công ty chứng
khoán
+ Thành viên phụ: chỉ lựa chọn các ngân
hàng thương mại. Tiêu chuẩn xem xét là thành viên tham gia đấu thầu TPCP, có năng
lực tài chính và khả năng tham gia thị trường.
- Cơ chế giao dịch:
+ Giao dịch báo giá và thoả thuận từ
xa (không có đại diện tại sàn).
Hệ thống mạng riêng biệt kết nối giữa
các thành viên tham gia thị trường và nhà quản lý. Nhà quản lý có vai trò giám
sát thị trường. Các thành viên chính truy cập hệ thống, xem thông tin trước và
sau giao dịch, đưa ra các báo giá 2 chiều cho từng loại TPCP muốn giao dịch cho
chính mình hoặc cho khách hàng.
Hệ thống cho phép thành viên phụ tham
gia yết giá và giao dịch cho chính mình bằng cách thoả thuận trực tiếp với các
thành viên chính hoặc thành viên phụ khác để tìm giá tốt nhất. Các nhà đầu tư
có thể truy cập hệ thống để tìm báo giá tốt nhất của một loại TPCP bất kỳ do
các thành viên chính yết và mức giá thực hiện tốt nhất tại một thời điểm.
+ Yết giá trái phiếu theo giá và lãi
suất.
- Kỳ hạn thanh toán giao dịch: T+1.
Lưu ý:
- Nhà đầu tư tham gia thị trường trái
phiếu chỉ được phép đặt lệnh mua-bán trái phiếu thông qua thành viên chính.
- Thành viên phụ được trực tiếp giao
dịch trên thị trường thông qua hệ thống, nhưng không được phép nhận lệnh môi
giới trái phiếu cho khách hàng.
- Mô hình này đòi hỏi phải xây dựng mới
hệ thống giao dịch trái phiếu cho TTGDCK Hà Nội và hệ thống kết nối với các
thành viên thị trường và hệ thống công bố thông tin trái phiếu.
Giai đoạn 2 (sau 2011): Mô hình thị
trường liên định chế (interdealer system)
Mô hình này còn phụ thuộc vào mô hình
tổ chức của thị trường phát hành theo Dự án xây dựng một hệ thống các nhà kinh
doanh TPCP sơ cấp (PD) do Viện Nghiên cứu Nomura làm tư vấn chính (Bộ Tài chính
Nhật Bản tài trợ). Theo dự thảo Báo cáo mới nhất do Viện Nghiên cứu Nomura công
bố, thì đến sau 2010 có khả năng Việt Nam sẽ xây dựng được một hệ thống như
vậy.
4.1.3. Hệ
thống thanh toán
4.1.3.1. Định
hướng tổ chức hệ thống thanh toán giao dịch trái phiếu
Căn cứ kế hoạch xây dựng và phát triển
thị trường giao dịch trái phiếu, có thể đặt ra lộ trình xây dựng hệ thống thanh
toán giao dịch trái phiếu theo các giai đoạn cụ thể sau:
Giai đoạn trước 2008-2011: Với việc
tái cấu trúc lại thị trường giao dịch trái phiếu Chính phủ chuyên biệt tại
TTGDCK Hà Nội (trong đó có việc chuyển các trái phiếu Chính phủ đang niêm yết
tại Sở GDCK TP.HCM ra TTGDCK Hà Nội). Hệ thống thanh toán giao dịch trái phiếu
của TTLKCK được xây dựng nhằm mục tiêu đảm bảo khả năng cung cấp dịch vụ thanh
toán giao dịch trái phiếu một cách linh hoạt trên TTGDCK Hà Nội tách biệt với
hệ thống thanh toán giao dịch cổ phiếu. Ngân hàng thanh toán cho các giao dịch
trái phiếu trong giai đoạn đầu vẫn thực hiện thông qua ngân hàng chỉ định thanh
toán là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, sau này có thể xem xét sử dụng
hệ thống thanh toán qua Ngân hàng Nhà nước (Sở giao dịch NHNN).
Giai đoạn sau 2011: Trên cơ sở mô
hình tổ chức thị trường giao dịch trái phiếu chuyên biệt liên định chế. Hệ
thống thanh toán giao dịch trái phiếu này sẽ cho phép TTLK thiết lập các tiêu
chí riêng về thành viên, loại chứng khoán, phương thức thanh toán, cơ chế đảm
bảo khắc phục tình trạng mất khả năng thanh toán, phù hợp với cơ chế giao dịch
liên kết của các thành viên thông qua hệ thống thanh toán của Ngân hàng nhà
nước.
4.1.3.2..Đề
xuất mô hình hệ thống thanh toán giao dịch trái phiếu
Trên cơ sở định hướng xây dựng hệ
thống thanh toán giao dịch trái phiếu theo hai giai đoạn nêu trên, mô hình hệ
thống thanh toán giao dịch trái phiếu cụ thể cho từng giai đoạn như sau:
Mô hình tổ chức hệ
thống thanh toán trái phiếu giai đoạn 1 (2008-2011)
- Tổ chức hệ thống: Xây dựng hệ thống
lưu ký, thanh toán giao dịch trái phiếu tập trung, phục vụ cho các giao dịch
trái phiếu Chính phủ trên TTGDCK Hà Nội. Hệ thống đăng ký, lưu ký, thanh toán
giao dịch trái phiếu được tổ chức độc lập với các hệ thống đăng ký, lưu ký,
thanh toán giao dịch của các loại chứng khoán khác.
- Các quy định về thành viên lưu ký,
thanh toán trái phiếu: mở rộng đối tượng thành viên thanh toán của hệ thống,
trong đó không chỉ có các công ty chứng khoán, ngân hàng lưu ký mà bao gồm cả
các ngân hàng, tổ chức tài chính, công ty bảo hiểm.
- Phương thức giao dịch: giao dịch
trái phiếu chỉ thực hiện theo phương thức thoả thuận và khớp lệnh liên tục (báo
giá).
- Phương thức thanh toán: áp dụng
phương thức thanh toán ròng liên tục cho các giao dịch trên cả hai thị trường
(Real time gross settlement - RTGS).
- Thời gian thanh toán: T+1 và T+2
- Thanh toán giao dịch:
+ Thông qua một đầu mối duy nhất là
trụ sở chính của TTLKCK, thực hiện bù trừ và thanh toán giao dịch trái phiếu
thông qua các tài khoản lưu ký trái phiếu.
+ Chức năng thanh toán của Ngân hàng
chỉ định thanh toán ban đầu thực hiện qua Ngân hàng đầu tư và Phát triển, sau
này được thay thế bằng Ngân hàng Nhà nước (với Điều kiện Ngân hàng Nhà nước đáp
ứng đủ các Điều kiện về pháp lý và kĩ thuật cung cấp dịch vụ này, trong đó có
việc triển khai hệ thống thanh toán RTGS).
- Nguyên tắc thanh toán: theo nguyên
tắc DVP.
- Yêu cầu hệ thống: Mô hình tổ chức hệ
thống thanh toán như trên đòi hỏi hệ thống công nghệ phải đáp ứng được các yêu
cầu về quy định, quy trình thực hiện. Các Điều chỉnh này bao gồm:
+ Về hệ thống lưu ký, thanh toán của
TTLK: tiến hành xây dựng mới hệ thống thanh toán, lưu ký cho trái phiếu, tương
ứng với việc xây dựng mới hệ thống giao dịch của các TTGDCK.
+ Thiết lập các liên kết dữ liệu giữa
hệ thống thanh toán của TTLK với các thành viên thanh toán, Ngân hàng Nhà nước
để đảm bảo triển khai hệ thống thanh toán ròng liên tục giữa các chủ thể này.
+ Thiết kế và xây mới hệ thống thanh
toán về phía các thành viên và Ngân hàng Nhà nước, trong đó có việc ứng dụng hệ
thống thanh toán tiền RTGS. Hiện tại, Ngân hàng Nhà nước chưa ứng dụng hệ thống
này.
- Cơ chế đảm bảo thanh toán:
Cơ chế đảm bảo khả năng thanh toán
chứng khoán trong giai đoạn này cần triển khai thực hiện giao dịch vay và cho
vay chứng khoán. Đây là cơ sở để các thành viên tìm nguồn cung chứng khoán bù
đắp thiếu hụt tạm thời trái phiếu. Bên cạnh đó, hệ thống giao dịch mới cũng cần
thiết kế bảng giao dịch riêng cho nghiệp vụ mua vào (buy-in) như một giải pháp
bổ sung khắc phục tình trạng thiếu hụt trái phiếu. Các giao dịch này phù hợp
với thông lệ chung.
Cơ chế đảm bảo khả năng thanh toán
tiền: cần thiết lập cơ chế đảm bảo khả năng thanh toán tiền bổ sung cho cơ chế
quỹ hỗ trợ thanh toán và hỗ trợ tiền vay của Ngân hàng chỉ định thanh toán hiện
tại. Trong tương lai, với việc chuyển chức năng thanh toán tiền từ Ngân hàng
chỉ định thanh toán là Ngân hàng ĐT&PTVN hiện nay sang Ngân hàng Nhà nước,
cơ chế hỗ trợ tiền vay của Ngân hàng chỉ định thanh toán sẽ không được tiếp tục
áp dụng. Bên cạnh đó, đối với các giao dịch trái phiếu, không thể coi quỹ hỗ
trợ thanh toán là nguồn cung chính, hỗ trợ cho thành viên khi thiếu tiền tạm
thời. Do đó, có thể xem xét thiết lập một hạn mức bảo đảm thanh toán từ phía
các ngân hàng lớn cho các thành viên thanh toán. Có thể xem việc có được hạn
mức bảo đảm thanh toán từ các ngân hàng là Điều kiện để được trở thành thành
viên thanh toán của hệ thống.
Mô hình tổ chức hệ
thống thanh toán trái phiếu giai đoạn 2 ( sau 2011)
Hệ thống thanh toán cho các giao dịch
trái phiếu Chính phủ giai đoạn này được xây dựng mới phù hợp với mô hình thanh
toán liên định chế của các nhà kinh doanh trái phiếu.
4.1.4. Công
bố thông tin
- Phân định nhu cầu thông tin trong
nội bộ hệ thống giao dịch và thông tin cung cấp ra bên ngoài công chúng. Xác định
các loại thông tin công bố ra thị trường, bao gồm cả thông tin trước và sau
giao dịch.
- Bổ sung các công cụ tính toán, phân
tích phục vụ giao dịch các như bảng tính tự động, các định dạng đồ thị phân
tích, các mô hình tính toán lợi suất, các công cụ tra cứu...
- Tổ chức thông tin ra công chúng trên
Website theo một hệ thống riêng và độc lập.
- Nghiên cứu, chỉnh sửa các giao diện
phục vụ giao dịch và thông tin giao dịch phù hợp với yêu cầu nâng cấp hệ thống
(như tách bạch thông tin trong hệ thống và thông tin đưa ra ngoài hệ thống, xây
dựng các giao diện báo giá trái phiếu, xây dựng các giao diện thông tin tham
khảo, phân tích).
- Nghiên cứu khả năng tích hợp hệ
thống giao dịch trái phiếu tại TTGDCK Hà Nội với các hệ thống thông tin lớn
trên thế giới như Bloomberg, Reuters ..vv.
4.2. Các tiền
đề, Điều kiện xây dựng mô hình
4.2.1. Khung
pháp lý cho thị trường
- Sửa đổi, bổ sung các quy định pháp
lý cho thị trường giao dịch TPCP. Bộ Tài chính ban hành các quy định riêng về
tổ chức giao dịch TPCP trong đó quy định cụ thể:
(i) Đối tượng tham gia giao dịch TPCP
gồm thành viên TTGDCK Hà Nội – thành viên chính (nghiệp vụ tự doanh, môi giới)
và các thành viên phụ - các tổ chức tài chính khác (nghiệp vụ tự doanh).
(ii) Quy định cụ thể phương thức giao
dịch TPCP là phương thức thoả thuận và phương thức khớp lệnh (mở).
- UBCKNN trên cơ sở quy định của BTC
ban hành quy chế giao dịch TPCP cụ thể theo các đối tượng (thành viên chính,
thành viên phụ) và các hình thức giao dịch (giao dịch Repos; giao dịch mua đứt
bán đoạn, giao dịch phái sinh...), quy định về nghĩa vụ công bố thông tin.
- Các văn bản hướng dẫn của TTGDCK sẽ
bao gồm các chi tiết về thủ tục lưu ký-đăng ký-thanh toán bù trừ, các trình tự,
cách thức tiến hành giao dịch, chế độ báo cáo, thông tin.
4.2.2. Phát
triển thị trường sơ cấp
- Về cơ chế lãi suất: Bộ Tài chính cần
đưa ra khung lãi suất cho từng thời kỳ, đặc biệt là lãi suất của trái phiếu
chính phủ cần phản ánh sát hơn với lãi suất thị trường và nên được Điều chỉnh
một cách linh hoạt.
- Về phương thức phát hành: Tập trung
phát hành TPCP theo lô lớn để giảm số loại TPCP lưu hành trên thị trường. Ngoài
ra, cần đẩy mạnh phát hành trái phiếu qua các phương thức đấu thầu và bảo lãnh
phát hành, tuy nhiên nên có sự phân chia khối lượng phát hành cho mỗi phương
thức theo kỳ hạn trái phiếu, tránh tình trạng các đợt phát hành diễn ra quá gần
nhau trong cùng thời kỳ gây ra sự chồng chéo và làm giảm hiệu quả của đợt phát
hành. Mặt khác, cần có quy chế ràng buộc trách nhiệm của các thành viên tham
gia để quy mô của đợt phát hành phản ánh được tình hình lãi suất trong thời
điểm đó. Đối với phương thức bán lẻ trái phiếu, cần quy định ngày phát hành
thống nhất để tiện cho việc niêm yết và giao dịch trái phiếu trên thị trường,
hoặc giảm dần khối lượng phát hành tiến tới dừng hẳn kênh bán lẻ.
- Thành lập các định chế tài chính
trung gian giữ vai trò là nhà đầu tư chuyên nghiệp, các tổ chức các định chế
tài chính trung gian sẽ tham gia vào thị trường phát hành lẫn thị trường giao
dịch thứ cấp. Trong đó thị trường phát hành đóng vai trò rất quan trọng đối với
sự phát triển của thị trường trái phiếu, nó không những giúp cho chính phủ và
các doanh nghiệp huy động được những nguồn vốn phục vụ cho nhu cầu phát triển
trong từng thời kỳ mà còn tạo nguồn hàng để giao dịch trên thị trường thứ cấp.
- Cần lựa chọn những thành viên tích
cực tham gia thị trường trái phiếu Chính phủ để xác lập cho họ quy chế
"nhà tạo lập thị trường". Đó là những nòng cốt giúp duy trì đều đặn
các phiên đấu thầu trái phiếu thành công và tạo tính thanh khoản cho trái phiếu
trên thị trường thứ cấp. Đồng thời cần mở rộng đối tượng tham gia đấu thầu trái
phiếu Chính phủ qua trung tâm GDCK, đặc biệt là các Tổng công ty và DNNN có vốn
nhàn rỗi tạm thời lớn.
- Đối với trái phiếu đầu tư: hai yếu
tố cơ bản nhất quyết định sự hấp dẫn của công chúng đầu tư là tính khả thi của
dự án huy động vốn và lãi suất. Một khi đã hình thành đường cong lãi suất của
các trái phiếu Chính phủ thì việc xác định lãi suất của các loại trái phiếu đầu
tư hay trái phiếu công ty không khó khăn gì nếu có những công ty định mức tín
nhiệm độc lập và có uy tín. Do đó khi thị trường trái phiếu phát triển tới một
quy mô nhất định thì cần xây dựng một tổ chức định mức tín nhiệm nhằm thông tin
về rủi ro của các công cụ nợ và định hướng cho người đầu tư. Về việc này, Bộ
Tài chính cần phối hợp với NHNN để thành lập một công ty định mức tín nhiệm cổ
phần độc lập, với sự tham gia góp vốn của các Ngân hàng Thương mại, Công ty
Chứng khoán, tổ chức bảo hiểm và đặt dưới sự giám sát của UBCKNN.
- Xây dựng một trang web chuyên cung
cấp thông tin về TPCP và thị trường TPCP trong đó bao gồm các thông tin về: thị
trường sơ cấp (lịch biểu phát hành, kỳ hạn, khối lượng phát hành,...) và thị
trường thứ cấp (giá trị giao dịch, khối lượng giao dịch, loại TPCP được giao
dịch,...), cũng như chính sách, chiến lược phát triển, khung pháp lý có liên
quan để cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư đang và sẽ tham gia vào thị
trường. Lựa chọn nhà cung cấp thông tin về thị trường trái phiếu trên cơ sở gắn
kết về tính chuyên nghiệp và cơ sở vật chất kỹ thuật hiện tại của các thành
viên thị trường.
- Thống nhất quản lý việc phát hành
TPCP về một đầu mối, tránh sự chồng chéo trong lịch biểu phát hành giữa KBNN và
NHPTVN.
4.2.3. Các
vấn đề về công nghệ thông tin, hệ thống
Để triển khai mô hình giao dịch trái
phiếu theo đề án, vấn đề công nghệ tin học phải được xử lý:
(i) Xây dựng mới Bảng
giao dịch trái phiếu
- Xây dựng mới hệ thống giao dịch trái
phiếu (phần cứng; phần mềm), gồm:
+ Hệ thống giao dịch trái phiếu cho
phép giao dịch từ xa (không duy trì sàn giao dịch);
+ Thời gian giao dịch kéo dài trong
ngày giao dịch.
+ Chức năng giao dịch thỏa thuận trong
hệ thống và khớp lệnh liên tục (mở);
+ Bổ sung module báo cáo kết quả giao
dịch và hỗ trợ thanh toán cho các giao dịch tự doanh ngoài hệ thống của các
thành viên trái phiếu tự doanh (xem thêm Phụ lục mô tả hệ thống giao dịch
TPCP - Phân hệ giao dịch).
- Xây dựng hệ thống thông tin trái
phiếu, gồm:
+ Phần mềm thông tin cho các thành
viên giao dịch, gồm cung cấp thông tin và công cụ phân tích (xem thêm Phụ
lục mô tả hệ thống giao dịch TPCP - Phân hệ thông tin thị trường).
+ Xây dựng website của TTGDCK Hà Nội riêng
cho thị trường trái phiếu.
- Hoàn thiện trang thiết bị phần cứng,
an ninh, bảo mật, hạ tầng mạng đáp ứng yêu cầu của hệ thống giao dịch mới:
(ii) Phối hợp với
Trung tâm lưu ký chứng khoán xây dựng hệ thống đăng ký, lưu ký, thanh toán bù
trừ cho trái phiếu.
(iii) Hoàn chỉnh hạ
tầng mạng kết nối giữa TTGDCK Hà Nội với các thành viên thị trường.
Nghiên cứu khả năng công nghệ, lựa
chọn nhà cung cấp thông tin về việc tích hợp hệ thống giao dịch trái phiếu tại
TTGDCK Hà Nội với các hệ thống giao dịch, hệ thống thông tin lớn trên thế giới
như Bloomberg, Reuters v.v…
4.3. Lộ trình
thực hiện
STT
|
Nội dung
|
Thời gian
|
1
|
Xây dựng và hoàn
chỉnh Đề án trình Bộ phê duyệt.
|
Quý IV/2007
và Quý I/2008
|
2
|
Xây dựng thiết kế
hệ thống cho giao dịch TPCP tại TTGDCK Hà Nội (hệ thống giao dịch và hệ thống
công bố thông tin) theo mô hình đa định chế của giai đoạn 1; Hệ thống thanh
toán, bù trừ và lưu ký trái phiếu cho TTLKCK
|
Quý IV/2007
và Quý I/2008
|
3
|
Xây dựng khung pháp
lý cho thị trường trái phiếu (Quy chế Giao dịch; thành viên, Công bố thông
tin; Giám sát thị trường...)
|
Quý I /2008
|
4
|
Chuyển giao dịch
trái phiếu Chính phủ từ SGDCK TP.HCM ra TTGDCK Hà Nội để thống nhất đầu mối
về giao dịch trái phiếu Chính phủ.
|
Quý I/2008
|
5
|
Chạy thử hệ thống
để đưa vào vận hành
|
Quý II/2008
|
6
|
Thực hiện triển
khai áp dụng hệ thống mới
|
Quý II/2008
|
7
|
Chuyển sang mô hình
liên định chế (sau khi hệ thống PD trên thị trường phát hành được xây dựng và
hoạt động theo Hỗ trợ kỹ thuật cho Bộ Tài chính VN xây dựng hệ thống PD cho
thị trường TPCP Việt Nam do Bộ Tài chính Nhật Bản tài trợ, Viện Nghiên cứu
Nomura tư vấn)
|
Sau 2011
|
PHỤ LỤC 1:
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT
|
TỪ VIẾT TẮT
|
TÊN ĐẦY ĐỦ
|
1
|
BIDS:
|
Hệ thống công bố thông tin trái phiếu
|
2
|
CTCK:
|
Công ty chứng khoán
|
3
|
DNNN:
|
Doanh nghiệp Nhà nước
|
4
|
DVP:
|
Chuyển giao đồng thời thanh toán
|
5
|
FAST:
|
Hệ thống đấu thầu chứng khoán tự động khi
phát hành lần đầu
|
6
|
GDCK:
|
Giao dịch chứng khoán
|
7
|
HTPT:
|
Hỗ trợ phát triển
|
8
|
KAMCO:
|
Công ty quản lý tài sản Hàn Quốc
|
9
|
KBNN:
|
Kho bạc Nhà nước
|
10
|
KDB:
|
Ngân hàng phát triển Hàn Quốc
|
11
|
KDIC:
|
Công ty Bảo hiểm tiền gửi Hàn Quốc
|
12
|
KSDA:
|
Hiệp hội kinh doanh chứng khoán Hàn Quốc
|
13
|
KSE:
|
Sở Giao dịch chứng khoán Hàn Quốc
|
14
|
KTB:
|
Trái phiếu kho bạc
|
15
|
MGS:
|
Chứng khoán Chính phủ Malaysia
|
16
|
NBMC:
|
Uỷ ban quốc gia về quản lý thị trường trái
phiếu
|
17
|
NHĐT&PTVN:
|
Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam
|
18
|
NHPTVN:
|
Ngân hàng Phát triển Việt Nam
|
19
|
PD:
|
Các nhà kinh doanh sơ cấp
|
20
|
RENTAS:
|
Hệ thống thanh toán điện tử theo thời gian
thực
|
21
|
RTGS:
|
Thanh toán tổng theo thời gian thực
|
22
|
SGDCK:
|
Sở Giao dịch chứng khoán
|
23
|
TPCP:
|
Trái phiếu Chính phủ
|
24
|
TTGDCK:
|
Trung tâm Giao dịch chứng khoán
|
25
|
TTLK:
|
Trung tâm lưu ký
|
26
|
TTLKCK:
|
Trung tâm lưu ký chứng khoán
|
27
|
UBCKNN:
|
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước
|
28
|
WTO:
|
Tổ chức thương mại thế giới
|
PHỤ LỤC 2:
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ TỔ CHỨC THỊ TRƯỜNG GIAO DỊCH TPCP
1. Thị trường
trái phiếu Úc
Thị trường tài chính Úc bao gồm khá
đầy đủ các thị trường tiền tệ và ngân hàng, thị trường trái phiếu, cổ phiếu,
thị trường ngoại tệ và thị trường các chứng khoán phái sinh. Các thị trường này
đều minh bạch và phát triển ở mức cao. Riêng đối thị trường trái phiếu, trong
vài năm qua hoạt động phát hành các trái phiếu phi chính phủ đạt tốc độ tăng
trưởng nhanh trong khi đó thị trường chứng kiến sự suy giảm của TPCP Úc và trái
phiếu chính quyền bang.
(a) Các Điều kiện
tiền đề cho sự phát triển
- Điều kiện tiên quyết tối cần thiết
để có một sự quản lý trái phiếu cũng như hoạt động hiệu quả của thị trường trái
phiếu nói chung là một hệ thống tài chính hiệu quả và ổn định.
- Chính sách kinh tế thị trường, bãi
bỏ bớt quy định, thả nổi tỉ giá và bãi bỏ quản lý ngoại hối đóng vai trò quan
trọng.
- Việc chuyển từ phương pháp quản lý
trái phiếu và quỹ bằng cách xác định giá trước, quản lý chặt chẽ bằng các quy định
sang phương pháp quản lý dựa hoàn toàn vào tính hiệu quả của cơ chế thị trường
chính là nhân tố hàng đầu trong quá trình phát triển của thị trường trái phiếu
Úc trong 20 năm qua.
- Sự phân biệt rõ ràng giữa trách
nhiệm quản lý trái phiếu và các chức năng chính sách tiền tệ đã và đang là yếu
tố đáng kể mang lại tính minh bạch, rõ ràng và hiệu quả cho hoạt động quản lý
trái phiếu.
(b) Chính sách phát
triển thị trường
Chính phủ Úc đã áp dụng hàng loạt các
cải cách trong quản lý thị trường cũng như chính sách phát triển thị trường. Cụ
thể như sau:
Các vấn đề về Điều
hành quản lý
Do Chính phủ là tổ chức phát hành trái
phiếu chủ yếu trên thị trường trái phiếu nội địa, với trách nhiệm quản lý của
mình, thì hoạt động quản lý TPCP cần phải tuân theo các tiêu chuẩn đạo đức nghề
nghiệp ở mức cao nhất. Hoạt động quản lý TPCP cũng cần phải được minh bạch và
có thể dự báo trước. Tuy nhiên, Điều này không có nghĩa là Chính phủ hoàn toàn
máy móc trong hoạt động quản lý trái phiếu của mình. Việc áp dụng một khuôn khổ
quản lý TPCP chặt chẽ có thể giúp tăng tính minh bạch nhưng mặt khác lại làm
tăng rủi ro và chi phí, từ đó có thể phá hỏng uy tín của các cơ quan giữ vai
trò quản lý TPCP. Rủi ro về uy tín và mức độ tín nhiệm là nhỏ nhất khi cơ quan
quản lý TPCP được nhìn nhận là đã hoạt động hiệu quả và có trách nhiệm.
Các cơ quan quản lý trái phiếu cũng
phải có trách nhiệm công bố thông tin cho các thành viên thị trường tài chính
theo các nội dung sau: các mục tiêu quản lý trái phiếu, các chiến lược trong
ngắn hạn và dài hạn để đạt được các mục tiêu đó, các chương trình vay nợ có thể
dự báo. Ngoài ra, còn có một kênh thông tin khác là các cuộc gặp định kỳ giữa
các quan chức quản lý TPCP với các tổ chức trung gian nhà đầu tư cá nhân.
Úc cũng có một thông lệ tốt mà các
nước khác nên thực hiện theo đó các cơ quan quản lý thị trường không nên đưa ra
lịch đấu giá trước, khiến các tổ chức phát hành rơi vào tình trạng cam kết phát
hành những trái phiếu cụ thể vào những thời điểm cụ thể. Thay vào đó, Úc áp
dụng hình thức cam kết tiến hành đấu giá trái phiếu thông qua một cửa sổ phát
hành được xác định trước một cách đầy đủ, hiện nay là từng đợt từ 4 đến 6 tuần.
Ngoài ra, thông tin cụ thể về trái phiếu sẽ được phát hành chỉ được thông báo
trước một ngày trước khi đấu giá.
Cơ chế phát hành sơ
cấp
Úc áp dụng cơ chế đấu giá trong phát
hành trái phiếu. Tuy nhiên, về cơ bản, việc lựa chọn cơ chế phát hành sơ cấp
tùy thuộc vào mức độ phát triển của thị trường. Phương thức đấu giá công khai
thích hợp với các thị trường có tính thanh khoản tương đối, khá phát triển so
với thị trường thứ cấp và các nhà tạo lập ở thị trường phát triển. Ở các thị
trường nhỏ hơn hoặc mới nổi có tính thanh khoản kém hơn thì phương thức thỏa
thuận giữa một nhóm các tổ chức tự doanh khép kín tỏ ra thích hợp hơn chí ít cũng
là trong thời gian đầu khi số lượng trái phiếu phát hành không lớn. Song chắc
chắn khi thị trường phát triển chín muồi.
Khuôn khổ pháp lý
Một thị trường trái phiếu muốn vận
hành tốt đòi hỏi một hệ thống pháp lý có thể mang lại một sân chơi cân bằng, luật
sở hữu rõ ràng và thông tin minh bạch cũng như một cơ quan quản lý thị trường
có năng lực.
Khuôn khổ thể chế tốt đòi hỏi Luật bảo
vệ người đầu tư phải mạnh và hiệu lực lâu dài; một hệ thống tài chính tốt mang
lại sự cân bằng giữa các định chế tài chính trung gian và không trung gian; quy
định các chế độ kế toán, kiểm toán và quản trị công ty tốt theo thông lệ tốt
nhất; áp dụng các chính sách thuế hợp lý; thành lập tổ chức định mức tín nhiệm.
2. Thị trường
TPCP Hàn Quốc
Trước cuộc khủng hoảng năm 1997, ở Hàn
Quốc chưa có thị trường TPCP do thiếu nguồn cung trái phiếu vì chính phủ Hàn
Quốc đã duy trì chính sách tài chính bảo thủ. Tuy nhiên, từ sau năm 1997, thị
trường này đã phát triển đáng kể. Để tài trợ và giảm thiểu chi phí tái cơ cấu
tài chính, chính phủ đã tiến hành cải thiện cơ sở hạ tầng cho thị trường Trái
phiếu kho bạc Hàn Quốc (KTB).
Trong đó, có hai chính sách được xem
là hiệu quả nhất trong việc tăng cường tính thanh khoản của thị trường: (i) hệ
thống phát hành lô lớn (reopening system) năm 2000, và (ii) hệ thống giao dịch
điện tử cho các đợt phát hành làm chuẩn (benchmark issues) (năm 2002). Sử dụng
dữ liệu giao dịch vi mô tại SGDCK chứng khoán Hàn Quốc (KSE)[2]. Sau khi áp dụng hệ thống
phát hành lô lớn, lượng phát hành chuẩn đã tăng từ 1.4 nghìn tỷ Won lên 5 nghìn
tỷ Won năm 2002 - tăng trên 3 lần. Việc đặt ra các yêu cầu giao dịch đối với
những đợt phát hành làm chuẩn đã giúp cải thiện tính thanh khoản của thị
trường. Sau khi quy định các yêu cầu giao dịch cho các nhà kinh doanh sơ cấp
(PDs), lượng giao dịch phát hành chuẩn và không chuẩn ở KSE đã cải thiện đáng
kể; sự tham gia của cả PDs và không phải PDs đã tăng lên cùng với các giao dịch
giữa PDs và không phải PDs.
Thị trường phát hành
Thị trường TPCP Hàn Quốc bao gồm TPCP
thông thường và trái phiếu đặc biệt. TPCP bao gồm trái phiếu bình ổn ngoại hối,
trái phiếu kho bạc (KTBs), trái phiếu an ninh lương thực và nhà ở quốc gia. Lớn
nhất là trái phiếu kho bạc, được dùng để hỗ trợ cho hoạt động tài chính của
chính phủ. Trái phiếu đặc biệt giống như trái phiếu tài chính, do các cơ quan
nhà nước phát hành do chính phủ bảo lãnh, bao gồm trái phiếu tài chính công
nghiệp (như từ Ngân hàng phát triển Hàn Quốc (KDB) và trái phiếu do Công ty bảo
hiểm tiền gửi Hàn Quốc (KDIC) và Công ty quản lý tài sản Hàn Quốc (KAMCO) phát
hành để tài trợ việc tái vốn hoá của các ngân hàng được tái thiết do chính phủ
sở hữu. Ngân hàng Hàn Quốc còn phát hành Trái phiếu bình ổn tiền tệ (MSB) để
quản lý tính thanh khoản, song những trái phiếu này không được tính là một phần
của nợ quốc gia.
Thêm vào đó, chính phủ tiến hành các
bước nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng và thiết lập KTB làm trái phiếu chuẩn. Cải
cách thể chế đóng một phần quan trọng để đẩy mạnh tính thanh khoản của thị
trường, thiết lập KTBs làm trái phiếu chuẩn. Cải cách bao gồm: áp dụng hệ thống
đấu giá Hà Lan thay cho bảo lãnh bắt buộc trên thị trường sơ cấp; một hệ thống
giao dịch sơ cấp; một hệ thống thanh toán và bù trừ DVP; hệ thống phát hành lô
lớn và đánh dấu theo thị trường, cùng với các bước phát triển thị trường kỳ hạn
KTB và thị trường mua lại TPCP. Cải cách đã giúp mở rộng và tăng cường tính
thanh khoản của thị trường TPCP tới mức tỷ lệ doanh số KTBs đã tăng 11 lần từ
năm 1998 đến 2003 và gấp 13 lần so với tỷ lệ doanh số của trái phiếu công ty.
Kết quả là trong một thời gian khá ngắn, thị trường TPCP Hàn Quốc trở thành một
trong những thị trường trái phiếu giao dịch tích cực nhất châu Á.
Hệ thống phát hành lô lớn được áp dụng
vào năm 2000 để mở rộng lượng phát hành chuẩn. Trong hệ thống phát hành lô lớn
(hay phát hành có thể thay thế), trái phiếu phát hành trong một khoảng thời
gian nhất định sẽ có thời hạn và lãi như nhau. Tháng 5/2000, một hệ thống mới
được áp dụng để trái phiếu mới phát hành trong thời kỳ ba tháng sẽ có kỳ hạn và
lãi như trái phiếu phát hành chuẩn gốc. Tháng 3/2003, thời kỳ mở lại được kéo
dài từ 3 lên 6 tháng. Sau khi áp dụng hệ thống phát hành lô lớn, lượng phát
hành chuẩn trung bình tăng từ 1,4 nghìn tỷ Won lên 5 nghìn tỷ Won năm 2002-tăng
gấp trên 3 lần.
Hệ thống giao dịch
trái phiếu điện tử của SGDCK chứng khoán Hàn Quốc
Trên thị trường trái phiếu, giao dịch
OTC là chủ yếu, chiếm trên 97% lượng giao dịch. Thị trường trái phiếu thứ cấp ở
Hàn Quốc được phân chia giữa thị trường OTC do Hiệp hội kinh doanh chứng khoán
Hàn Quốc (KSDA) vận hành, và thị trường SGDCK do SGDCK Hàn Quốc (KSE) vận hành.
Thị trường OTC có cả trái phiếu niêm yết và không niêm yết được giao dịch giữa
các nhà đầu tư cá nhân và các công ty chứng khoán hoặc giữa các tổ chức tài
chính. Kể từ khi thành lập năm 1999, giao dịch TPCP trên KSE chỉ chiếm một phần
nhỏ trong tổng lượng giao dịch trái phiếu.
Để thúc đẩy KSE phát triển, tháng 10/2002
chính phủ đã áp dụng những biện pháp mới để tăng cường tính thanh khoản và tính
minh bạch cho giao dịch TPCP. Chính phủ quy định rằng các nhà kinh doanh sơ cấp
chỉ được mua bán TPCP phát hành chuẩn trên KSE.
Các nhà kinh doanh sơ cấp (PDs) còn
được yêu cầu giao dịch trên 20% lượng giao dịch TPCP trên thị trường KSE. Tháng
1/2003, những yêu cầu giao dịch bắt buộc được tăng cường đối với PDs, nâng mức
giao dịch tối thiểu trên SGDCK từ 20% lên 40%. Những yêu cầu này đã thúc đẩy
tính thanh khoản của TPCP trên KSE. Tỷ lệ giao dịch phát hành chuẩn trên SGDCK
đã tăng đáng kể từ tháng 4/2002 khi chính phủ lần đầu tiên thông báo chính sách
mới. Các yêu cầu về giao dịch phát hành chuẩn còn thúc đẩy giao dịch phát hành
không chuẩn trên SGDCK.
Thêm vào đó, yêu cầu về giao dịch trên
SGDCK đối với PD cũng đưa những tổ chức khác tham gia giao dịch trên Sở. Từ
tháng 4/2002 đến tháng 1/2003, tỷ lệ giao dịch phát hành chuẩn của không phải
PD trên SGDCK đã tăng từ 3 lên 20%. Tính thanh khoản tăng lên đã thu hút các
nhà đầu tư khác không phải PD.
Mức tăng giao dịch trên SGDCK không
làm giảm tính thanh khoản trên thị trường OTC. Tính thanh khoản trên thị trường
OTC vẫn ổn định sau khi áp dụng các biện pháp thúc đẩy giao dịch trên SGDCK,
chứng tỏ các chính sách đã có ảnh hưởng tích cực lên thị trường. Mức chênh lệch
giữa đặt mua và đặt bán cũng giảm xuống.
3. Thị trường
TPCP Malaysia
Hiện tại, thị trường trái phiếu
Malaysia là thị truờng trái phiếu lớn thứ 2 trong số thị trường trái phiếu của
các nước châu Á đang phát triển, đứng sau Hàn Quốc, chiếm 55% trong tổng GDP
(so với con số 90% GDP của các nước phát triển). Ban đầu TPCP của Malaysia được
goi là chứng khoán chính phủ Malaysia (Malaysian Government Securities) được
phát hành để giải quyết nhu cầu đầu tư của Qũy Tiết kiệm, nhưng sau đó vài năm
đựoc mở rộng để bù đắp cho những thâm hụt ngân sách. Việc phát hành chứng khoán
chính phủ Malaysia của Chính phủ chịu sự Điều chỉnh của Sắc lệnh về vốn trong
nước năm 1959.
Các vấn đề tồn tại
trên thị trường trái phiếu Malaysia và giải pháp:
Thị trường trái phiếu của Malaysia
được coi là thị trường bị kiểm soát. Như trên đã trình bày, thị trường trái
phiếu của Malaysia có đặt ra những yêu cầu mang tính bắt buộc và pháp lý đối
với hầu hết các tổ chức tài chính hoạt động trên thị trường. Như, đối với quỹ
EPF, chính phủ yêu cầu quỹ này phải dành ra ít nhất 50% trong tổng số vốn hoạt
động của minh để đầu tư vào trái phiếu; Còn đối với các công ty bảo hiểm, chính
phủ yêu cầu phải trích ra 20% trong khoản tài sản có mức rủi ro thấp để đầu tư
vào TPCP (MGS); đối với các ngân hàng, chính phủ yêu cầu dành 15% vốn chủ sở
hữu để đầu tư vào các tài sản có tính thanh khoản trong đó có bao gồm cả TPCP.
Vấn đề thứ 2 trên thị trường trái
phiếu Malaysia là thiếu các nhà tạo lập thị trường do: (i) chi phí để giữ trái
phiếu khá cao và thiếu chính sách bảo hiểm dành cho trái phiếu; (ii) do tâm lý
lo sợ rằng nếu nắm giữ trái phiếu sẽ bị rơi vào tính trạng ngắn hạn không ổn
định; (iii) không có cơ chế để giải quyết tình trạng trên, ví dụ như chương
trình cho vay và đi vay bằng chứng khoán.
Với những vấn đề vướng mắc trên, chính
phủ Malaysia đã tiến hành một số biện pháp:
(i) Biện pháp để tạo tính
thanh khoản trên thị trường:
a. Chính phủ thực hiện chính sách bảo
hiểm cho các TPCP. Khi thực hiện chính sách này, vấn đề đầu tiên cần phải lưu ý
chính là cách tính giá của TPCP: người ta đã thực hiện cách tính giá chuyển từ
cố định giá trên từng coupon của trái phiếu sang việc quyết định giá dựa trên
hệ thống đấu giá do thị trường quyết định. Vấn đề thứ hai khi thực hiện bảo
hiểm cho trái phiếu là chính phủ đã xây dựng một hệ thống giao dịch dành cho
các nhà kinh doanh trái phiếu sơ cấp (PD) để thúc đẩy thị trường thứ cấp phát
triển mạnh mẽ và năng động hơn.
b. Chính phủ thực hiện công cuộc tự do
hoá lãi suất: năm 1991, các tổ chức ngân hàng được cho phép tự quyết định tỷ lệ
lãi suất cho vay gốc của mình. Chính Điều này đã giúp là giảm bớt tình trạng bóp
méo cơ cấu lãi suất và đường cong lợi tức, tạo thuận lợi cho thị trường thứ cấp
giao dịch TPCP được linh hoạt hơn.
c. Chính phủ đưa ra một tiêu chí thanh
khoản giúp làm giảm tình trạng găm giữ trái phiếu và đưa ra mức tỷ lệ tài sản
có tính thanh khoản.
d. Xây dựng Bộ đạo đức nghề nghiệp
dành cho các nhà kinh doanh chủ chốt trên thị trường và các nhà môi giới trên
thị trường tiền tệ và thị trường ngoại hối. Việc xây dựng Bộ Đạo đức nghề
nghiệp này giúp duy trì được tính chuyên nghiệp cao trên thị trường đồng thời
giúp bảo vệ sự chắc chắn cho các hợp đồng giao kết bằng lời nói.
e. Việc chính phủ công bố công khai kế
hoạch thực hiện đấu giá TPCP, đièu này giúp tăng cường tính minh bạch trên thị
trường.
(ii) Các biện pháp
thực hiện để cơ cấu lại cơ sở hạ tầng cho thị trường:
f. Triển khai hệ thống thanh toán bù
trừ: triển khai thực hiện hệ thống thanh toán tổng theo thời gian thực (RTGS-
real time gross settlement) được gọi là RENTAS. RENTAS là hệ thống thanh toán
điện tử theo thời gian thực và là hệ thống thanh toán ngay khi giao hàng, hệ
thống này giúp tăng tính hiệu quả của việc thanh toán đồng thời giúp loại bỏ
các rủi ro khi thanh toán.
g. Triển khai hệ thống đấu thầu tự
động: một hệ thống đấu thầu tự động hoàn chỉnh đã được đưa ra để thay thế cho
hệ thống đấu thầu thủ công TPCP trước đây.
h. Triển khai hệ thống công bố thông
tin trái phiếu: hệ thống này được đưa ra nhằm cung cấp thông tin thị trường đầy
đủ cho thị trường trái phiếu trong nước.
(iii) Các biện pháp
mang tính tổ chức quản lý:
i. Năm 1999, Thiết lập Uỷ ban Quốc gia
Quản lý Thị trường Trái phiếu. Uỷ ban này chủ yếu tập trung vào các chính sách
mang tính định hướng để hợp lí hoá khuôn khổ quản lý và để đưa ra các chiến
lược thực hiện quản lý thị trường phù hợp.
j. Tháng 7 năm 2000, thành lập Uỷ ban
chứng khoán là một tổ chức quản lý duy nhất trên thị trường chứng khoán. Điều
này nhằm tập trung các quyền và chức năng quản lý trên thị trường để phục vụ
cho hoạt động huy động vốn.
Bảng khái
quát tình hình phát triển của thị trường trái phiếu Malaysia (theo trình tự
thời gian)
Thời gian
|
Các bước
phát triển
|
Năm 1989
|
Hệ thống các nhà tự
doanh chủ chốt trên thị trường được thiết lập, với vai trò chủ đạo là nhằm
tạo lập thị trường.
|
Năm 1990
|
Triển khai thực
hiện SPEEDS, các gia dịch được thanh toán hoàn toàn tự động bằng tiền mặt và
bằng chứng khoán.
Bộ Đạo đức nghề
nghiệp và các thông lệ trên thị trường dành cho việc giao dịch trên thị
trường chứng khoán Malaysia được đưa ra.
Thành lập tổ chức
định mức tín nhiệm đầu tiên, tên là RAM.
|
Năm 1995
|
Thành lập tổ chức
định mức tín nhiệm thứ hai tên là Tập đoàn định mức tín nhiệm Malaysia –
MARC.
|
Năm 1996
|
Thành lập Học viện
các nhà kinh doanh chứng khoán Malaysia, đại diện cho các thánh viên tham gia
trên thị trường trái phiếu.
Triển khai thực
hiện FAST, hệ thống đấu thầu chứng khoán tự động khi phát hành lần đầu.
|
Năm 1997
|
Phát hành trái
phiếu chuẩn Khazanah để tạo nên một đuờng cong lợi tức chuẩn cho thị trường
trái phiếu Ringgit.
Thành lập BIDS, hệ
thống công bố thông tin trái phiếu, để tăng cường nhận thức về thị trường
trái phiếu nhằm hỗ trợ cho các giao dịch trên thị trường sơ cấp và thứ cấp.
|
Năm 1999
|
Thành lập Uỷ ban
quốc gia về quản lý thị trường trái phiếu – NBMC, đây là tổ chức xây dựng các
chính sách và định hướng quản lý cho thị trường trái phiếu.
Xây dựng Kế hoạch
hành động thị trường vốn, có định hướng cho 10 năm tới.
|
Năm 2000
|
Chính phủ ban hành
Kế hoạch đấu giá chứng khoán nhằm tăng cường tính minh bạch trên thị trường.
Uỷ ban Chứng khoán
được là cơ quan duy nhất thực hiện hoạt động quản lý thị trường chứng khoán
cũng như thị trường trái phiếu của Malaysia.
|
4. Thị trường trái
phiếu chính phủ Trung Quốc
Trong phần lớn các nền kinh tế thị
trường, phát triển thị trường trái phiếu chính phủ là nền tảng để phát triển
thị trường các công cụ nợ trong nước. Trái phiếu Chính phủ được định giá đúng
sẽ tạo thành đường cong lãi suất chuẩn để định giá các công cụ nợ khác, chẳng
hạn trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu chính quyền địa phương, v.v. Nếu phát
triển, thị trường trái phiếu chính phủ còn là nơi ngân hàng trung ương thực
hiện các hoạt động thị trường mở một cách hiệu quả. Công cuộc cải cách và phát
triển thị trường trái phiếu Trung Quốc manh nha từ cuối những năm 1970 cũng
không nằm ngoài quy luật chung đó. Năm 2002, trái phiếu chính phủ chiếm 95% giá
trị giao dịch công cụ nợ (không bao gồm nợ khó đòi). Giao dịch trái phiếu chính
phủ vẫn là lớn nhất trên thị trường công cụ nợ ở Trung Quốc cho đến tháng 3/2006,
sau đó, tín phiếu bình ổn thị trường do ngân hang Trung ương Trung Quốc phát
hành có khối lượng giao dịch vượt khối lượng giao dịch trái phiếu chính phủ.
Khối lượng phát hành và khối lượng giao dịch trái phiếu chính phủ đều tăng lên
nhanh chóng kể từ năm 1998 khi Trung Quốc bắt đầu thực hiện chính sách tài khoá
mở nhằm ngăn chặn sự xuống dốc mạnh của nền kinh tế do tác động của cuộc khủng
hoảng tài chính tại một loạt các nước châu Á giai đoạn 1997-1998.
Năm 1981, Chính phủ Trung Quốc phát hành đợt
trái phiếu chính phủ đầu tiên. Trước đó, Chính phủ nước này chỉ vay tiền ngân
hang Nhân dân Trung Quốc để bù đắp thâm hụt ngân sách. Trong những năm 1980,
các đợt phát hành nhỏ lẻ, thực chất là một khoản thuế, phân phối bắt buộc theo
hạn ngạch và tiền thanh toán thường bị trích từ lương hoặc tài khoản thu nhập
tại ngân hang. Không tồn tại một thị trường giao dịch trái phiếu chính phủ
chính thức. Các ngân hang quốc doanh không được phép giao dịch TPCP, còn các cá
nhân và các tổ chức phi ngân hang thì tự phát giao dịch với nhau, hình thành
một thị trường không chính thức bên cạnh các thị trường giao dịch tài sản không
chính thức tại Trung Quốc khi đó.
Thị trường TPCP thứ cấp tại Trung Quốc dần
được thừa nhận vào cuối những năm 1980. Cùng lúc đó, một loạt biện pháp được
tiến hành trên thị trường phát hành để tăng tính thanh khoản cho hàng hoá, bao
gồm: xác định lại thời hạn phát hành TPCP, không để dài quá, đồng thời tăng lãi
suất nhằm tăng tính cạnh tranh của TPCP so với tiền gửi ngân hàng. Thị trường
giao dịch TPCP Trung Quốc thực sự khởi sắc và phát triển nhanh chóng sau sự ra
đời của SGDCK Thượng Hải (1990) và SGDCK Thâm Quyến (1991), giao dịch TPCP đầu
tiên tại các SGDCK này diễn ra năm 1991.
Trên thị trường sơ cấp, vào năm 1994, Chính
phủ Trung Quốc bắt đầu vận hành hệ thống phát hành TPCP theo cung cầu thị
trường thông qua một số tổ chức bảo lãnh nhất định và thông qua các nhà kinh
doanh sơ cấp (PDs), cách thức này sau đó trở thành quy định. Thị trường giao
dịch TPCP không chính thức đã xuất hiện từ những năm 1980. Tuy nhiên, vài năm
trở lại đây, thị trường liên ngân hàng phi tập trung để các ngân hang, các nhà
đầu tư có tổ chức và các thành viên được phép giao dịch trên thị trường liên
ngân hàng tham gia giao dịch trái phiếu ghi sổ và trái phiếu do ngân hàng Chính
sách Trung Quốc phát hành.
Tại Trung Quốc, giao dịch trái phiếu trên thị
trường liên ngân hàng chiếm đến 95% tổng khối lượng và giá trị giao dịch trái
phiếu, phần còn lại được giao dịch trên SGDCK (phần lớn giao dịch qua SGDCK
Thượng Hải). Tháng 8/1997, thị trường giao dịch TPCP được phân chia giữa hai
thị trường là thị trường liên ngân hàng và thị trường chứng khoán (giao dịch
trái phiếu). Đây là kết quả của việc ngân hang Nhân dân Trung Quốc ra quyết
định cấm ngân hang thương mại giao dịch trên SGDCK cũng như cho các công ty
chứng khoán vay (thông thường các khoản tín dụng được cấp theo nghiệp vụ REPOs)
với nỗ lực ngăn chặn đầu cơ trên thị trường chứng khoán. Việc làm này nhằm
tránh nguy cơ sụp đổ thị trường giao dịch TPCP trong tương lai như đã từng xảy
ra tháng 2/1995, thị trường giao dịch tương lai TPCP gần như sụp đổ khi
Shanghai Wanguo, khi đó là một công ty chứng khoán hang đầu, đã bán khống lượng
TPCP trị giá 211 tỷ RMB mà không có tài sản đảm bảo. Hành vi bán khống trên thị
trường chứng khoán chính thức bị cấm vào tháng 6/1997.
Đến cuối năm 2002, gần như toàn bộ TPCP Trung
Quốc được giao dịch dưới dạng các hợp đồng REPOs cho thấy một thị trường không
có tính thanh khoản. Từ đầu năm 2003, giá trị giao dịch giao ngay trái phiếu
tăng dần, chiếm khoảng 1/3 tổng giá trị giao dịch trái phiếu trên thị trường
giao dịch trái phiếu liên ngân hàng, đồng thời giao dịch Repos giảm chỉ 2/3,
đây là dấu hiệu khả quan cho thấy tính thanh khoản của thị trường đã tăng lên.
Bên cạnh ba thị trường để giao dịch TPCP ở
Trung Quốc, tháng 02/2002, thị trường thứ tư để giao dịch TPCP hình thành khi
Ngân hang Nhân dân Trung Quốc cho phép giao dịch trái phiếu tiết kiệm, các cá
nhân và các tổ chức được phép mua và nắm giữ. Loại trái phiếu này đã không giao
dịch được cho đến thời điểm đó, và do đó có lãi suất cao hơn các trái phiếu có
thể giao dịch.
Có thể dễ dàng nhận thấy sự tồn tại và phát
triển của cùng một lúc nhiều thị trường giao dịch trái phiếu chính phủ ở Trung
Quốc có ưu điểm là làm tăng loại và số lượng thành viên tham gia thị trường,
làm cho lãi suất mang tính cạnh tranh hơn, do đó làm tăng tính thanh khoản của
TPCP. Tuy nhiên, nhược điểm là làm phân tán sự tập trung nguồn lực, khung pháp
lý Điều chỉnh, các tiêu chuẩn tham gia thị trường bởi các thị trường khác nhau
sẽ có tiêu chí khác nhau.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đóng vai trò
quan trọng trong việc Điều phối công tác phát hành và giao dịch TPCP ở Trung
Quốc, Điều này được quy định thành Luật. Ngân hang này cũng sử dụng thị trường
TPCP để thực hiện các hoạt động thị trường mở, tiến hành qua các PDs. Hoạt động
thị trường mở cũng sử dụng nghiệp vụ REPOs và REPOs đảo bởi giao dịch trái
phiếu thông qua nghiệp vụ này chiếm đến 2/3 tổng giá trị giao dịch trái phiếu
năm 2006. Cùng với sự đa dạng về thời hạn TPCP (từ 3 tháng đến 30 năm), thời
hạn hợp đồng REPO và hợp đồng REPO đảo cũng được đa dạng hoá từ 7 ngày đến 1
năm, thời hạn 14 ngày là phổ biến.
Ở Trung Quốc, Lịch đấu thầu tín phiếu và trái
phiếu kho bạc do Bộ Tài chính lập và công bố. Lịch đấu thầu trái phiếu chính
phủ do các ngân hang chính sách lập và công bố. Hàng năm, Bộ Tài chính Trung
Quốc công bố lịch biểu phát hành trái phiếu kho bạc các thời hạn cơ bản 1, 2,
5, và 7 năm vào đầu năm.
Sự hình thành và phát triển của thị trường
TPCP Trung Quốc từ năm 1981 đến nay có thể chia làm 5 giai đoạn như tóm tắt
trong bảng dưới đây:
Giai đoạn
|
Đặc điểm
|
1981-86
|
TPCP phát hành và phân phối bắt buộc cho
các cơ quan thuộc Chính phủ. Chỉ có một loại là trái phiếu lãi chiết khấu và
không giao dịch được. Thời hạn trái phiếu chủ yếu là 5 năm, khối lượng phát
hành hàng năm rất nhỏ.
|
1986-93
|
Xuất hiện trái phiếu vô danh có thể chuyển
nhượng do Bộ Tài chính Trung Quốc phát hành. Loại trái phiếu này mới đầu được
giao dịch trên thị trường OTC. Một số tổ chức tài chính đặc biệt được thành
lập tại các vùng trên cả nước để xúc tiến việc phát hành và giao dịch lúc đầu
các TPCP.
|
1993-97
|
Thị trường TPCP sơ cấp và thứ cấp có bước
phát triển vượt bậc sau khi có quy định cấm Chính phủ vay ngân hàng Trung
ương cho mục đích ngân sách năm 1994, cùng lúc đó là sự xuất hiện của nhiều
loại trái phiếu mới.
|
1997-02
|
Giao dịch TPCP giữa các ngân hàng được
chuyển sang giao dịch chỉ ở thị trường liên ngân hàng nhằm hạn chế các giao
dịch đầu cơ trên SGDCK của các công ty chứng khoán cũng như các tổ chức khác
vay ngân hàng trên cơ sở các hợp đồng REPOs. Chính phủ cũng mở rộng thành
viên tham gia giao dịch TPCP trên thị trường liên ngân hàng cho các tổ chức
tài chính phi ngân hàng nhằm tăng tính thanh khoản và minh bạch.
|
2003-hiện tại
|
Cải cách thị trường một cách toàn diện, ra
mắt các công cụ nợ mới, hoàn thiện khung pháp lý, đẩy nhanh tự do hoá lãi
suất, các biện pháp nhằm làm tăng tính thanh khoản của thị trường. Tháng 4/2003,
việc phát hành khối lượng lớn tín phiếu ngân hàng trung ương ngắn hạn và TPCP
ngắn hạn tác động lớn đến tính thanh khoản của thị trường trái phiếu và làm
cho đường cong lãi suất chuẩn TPCP có ý nghĩa hơn trong việc định giá các tài
sản nợ khác.
|
Kết quả của công cuộc cải cách đồng bộ cả ở
thị trường phát hành lẫn thị trường giao dịch TPCP ở Trung Quốc là đến cuối năm
2006, thị trường TPCP Trung Quốc đã hình thành được một đường cong lãi suất
chuẩn phản ánh sự nhạy cảm của lãi suất TPCP đối với thị trường, và có thể sử
dụng để định giá các công cụ nợ khác. Khối lượng và giá trị giao dịch các công
cụ nợ ở Trung Quốc tăng từ 5%GDP năm 1997 lên 37%GDP của nước này tính đến cuối
năm 2006 (trong đó TPCP chiếm tỷ lệ lớn nhất trong các chứng khoán nợ dài hạn
372 tỷ USD tương đương 48% khối lượng giao dịch, tương đương 15%GDP; tiếp theo
là trái phiếu NH chính sách 293 tỷ USD, 38%, 12%GDP; trái phiếu doanh nghiệp
phi tài chính 31 tỷ USD, 4.2%, 3%GDP). So sánh với tỷ trọng so với GDP của một
số nước châu Á khác như: Indonesia 24%GDP, Philippines 43%GDP, Hàn Quốc 75%GDP
thì tỉ lệ công cụ nợ so với GDP của Trung Quốc không quá thấp, tuy nhiên chưa
phải là cao.