Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 36/2007/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong thị trường chứng khoán

Số hiệu: 36/2007/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 08/03/2007 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 36/2007/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 08  tháng  3  năm 2007

 

NGHỊ ĐỊNH

VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC CHỨNG KHOÁN VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Chứng khoán ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

NGHỊ ĐỊNH

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, hình thức xử phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả, mức phạt, thẩm quyền xử phạt và thủ tục xử phạt.

2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán quy định tại Nghị định này bao gồm:

a) Vi phạm quy định về hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng;

b) Vi phạm quy định về công ty đại chúng;

c) Vi phạm quy định về niêm yết chứng khoán;

d) Vi phạm quy định về tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán;

đ) Vi phạm quy định về hoạt động kinh doanh chứng khoán và chứng chỉ hành nghề chứng khoán;

e) Vi phạm quy định về giao dịch chứng khoán;

g) Vi phạm quy định về đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán, về ngân hàng giám sát;

h) Vi phạm quy định về công bố thông tin;

i) Vi phạm quy định về báo cáo;

k) Vi phạm quy định làm cản trở việc thanh tra.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Cá nhân, cơ quan, tổ chức trong nước và nước ngoài (sau đây gọi chung là cá nhân, tổ chức) vi phạm quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế đó.

Điều 3. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính

1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán được thực hiện theo quy định tại Điều 3 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

­2. Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm hành chính do mình gây ra, sau khi chấp hành quyết định xử phạt, tổ chức bị xử phạt xác định cá nhân có lỗi gây ra vi phạm hành chính để xác định trách nhiệm pháp lý và nghĩa vụ tài chính của người đó theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính

1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán là hai năm, kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện. Nếu quá thời hạn nêu trên thì không bị xử phạt nhưng vẫn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định này.

2. Đối với cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật chứng khoán và thị trường chứng khoán mà bị khởi tố, truy tố hoặc có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự, nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án, nếu có hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này. Người ra quyết định đình chỉ phải đồng thời gửi quyết định cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Trong trường hợp này, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là ba tháng, kể từ ngày người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính nhận được quyết định đình chỉ và hồ sơ vụ vi phạm.

3. Trong thời hạn quy định tại các khoản 1 và khoản 2 Điều này mà cá nhân, tổ chức lại thực hiện hành vi vi phạm mới trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì không áp dụng thời hiệu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính kể từ thời điểm thực hiện hành vi vi phạm mới hoặc thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.

Điều 5. Thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính

Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu sau một năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm thì được coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.

Điều 6. Tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng

Khi tiến hành xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, chỉ những tình tiết sau đây được coi là tình tiết giảm nhẹ và tình tiết tăng nặng:

1. Những tình tiết giảm nhẹ

a) Người vi phạm hành chính đã ngăn chặn, làm giảm bớt thiệt hại của hành vi vi phạm gây ra hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại;

b) Người vi phạm hành chính đã tự nguyện khai báo, nhận lỗi;

c) Vi phạm do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần;

d) Vi phạm do thiếu hiểu biết;

đ) Vi phạm do hành vi vi phạm của người khác.

2. Những tình tiết tăng nặng

a) Vi phạm có tổ chức;

b) Vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm trong cùng một lĩnh vực;

c) Ép buộc người bị lệ thuộc vào mình về vật chất hoặc về tinh thần vi phạm;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm;

đ) Vi phạm trong thời gian đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính;

e) Tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm hành chính mặc dù người có thẩm quyền yêu cầu chấm dứt hành vi đó;

g) Sau khi vi phạm có hành vi trốn tránh, che dấu hành vi vi phạm.

Điều 7. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả

1. Đối với mỗi vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong hai hình thức xử phạt chính sau:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền.

2. Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau:

a) Tịch thu toàn bộ các khoản thu từ việc thực hiện các hành vi vi phạm mà có và số chứng khoán được sử dụng để vi phạm hành chính;

b) Đình chỉ có thời hạn hoặc huỷ bỏ đợt phát hành chứng khoán ra công chúng, nếu sau bốn mươi lăm ngày không khắc phục được thiếu sót, vi phạm;

c) Tước có thời hạn hoặc không có thời hạn đối với Giấy chứng nhận chào bán chứng khoán ra công chúng; Giấy phép thành lập và hoạt động của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán; Giấy phép chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán; chứng chỉ hành nghề chứng khoán. Trong thời hạn bị tước quyền sử dụng giấy chứng nhận, giấy phép và chứng chỉ hành nghề chứng khoán, cá nhân, tổ chức không được tiến hành hoạt động nghiệp vụ ghi trong giấy chứng nhận, giấy phép, chứng chỉ hành nghề chứng khoán.

3. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Buộc chấp hành đúng các quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm hành chính;

b) Buộc huỷ bỏ, cải chính những thông tin sai lệch, không đúng sự thật;

c) Buộc tổ chức phát hành phải thu hồi các chứng khoán đã chào bán, hoàn trả tiền đặt cọc hoặc tiền mua chứng khoán cho người đầu tư trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận chào bán chứng khoán ra công chúng.

Điều 8. Áp dụng quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực có liên quan

Các hành vi vi phạm hành chính về chứng khoán và thị trường chứng khoán trong các lĩnh vực khác mà theo pháp luật hiện hành đã quy định cụ thể hình thức, mức xử phạt thì việc xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo các quy định đó.

Chương 2:

VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC XỬ PHẠT

MỤC 1:

PHẠM QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG CHÀO BÁN CHỨNG KHOÁN RA CÔNG CHÚNG

Điều 9. Xử phạt đối với những hành vi vi phạm quy định về hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức phát hành, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và người khác có liên quan của tổ chức phát hành, tổ chức bảo lãnh phát hành, tổ chức tư vấn phát hành lập hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng có thông tin sai lệch, gây hiểu lầm hoặc không có đầy đủ thông tin cần thiết theo quy định của pháp luật, có ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức phát hành, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và người khác có liên quan của tổ chức phát hành, tổ chức bảo lãnh phát hành, tổ chức tư vấn phát hành thực hiện một trong những hành vi vi phạm sau:

a) Cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật;

b) Sử dụng thông tin ngoài Bản cáo bạch để thăm dò thị trường trước khi được phép thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng;

c) Phân phối chứng khoán không đúng nội dung của đăng ký chào bán về loại chứng khoán, thời hạn phát hành và khối lượng tối thiểu theo quy định;

d) Thông báo phát hành trên các phương tiện thông tin đại chúng không đúng nội dung và thời gian theo quy định;

đ) Tổ chức bảo lãnh phát hành thực hiện bảo lãnh có tổng giá trị chứng khoán vượt quá tỷ lệ quy định của pháp luật.

3. Phạt tiền từ một phần trăm (1%) đến năm phần trăm (5%) tổng số tiền đã huy động trái pháp luật đối với tổ chức phát hành, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và người khác có liên quan của tổ chức phát hành, tổ chức bảo lãnh phát hành, tổ chức tư vấn phát hành, tổ chức kiểm toán được chấp thuận, người ký báo cáo kiểm toán và các tổ chức, cá nhân xác nhận hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng có sự giả mạo trong hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng, gây thiệt hại cho nhà đầu tư.

4. Phạt tiền từ một đến năm lần khoản thu trái pháp luật đối với tổ chức phát hành chào bán chứng khoán ra công chúng khi chưa có Giấy chứng nhận chào bán chứng khoán ra công chúng.

5. Hình thức xử phạt bổ sung

a) Đình chỉ đợt chào bán chứng khoán ra công chúng trong thời hạn bốn mươi lăm ngày đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này;

b) Thu hồi Giấy chứng nhận chào bán chứng khoán ra công chúng nếu sau thời hạn đình chỉ quy định tại điểm a khoản này mà vẫn không khắc phục được các vi phạm;

c) Buộc huỷ bỏ đợt chào bán đối với trường hợp vi phạm khoản 4 Điều này;

d) Đình chỉ hoạt động bảo lãnh phát hành trong thời hạn bốn mươi lăm ngày đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này;

đ) Tịch thu toàn bộ các khoản thu trái pháp luật của cá nhân, tổ chức do có hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.

6. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Tổ chức chào bán chứng khoán ra công chúng phải thu hồi các chứng khoán đã chào bán, hoàn trả tiền đặt cọc hoặc tiền mua chứng khoán cộng thêm lãi tiền gửi không kỳ hạn cho người đầu tư, nếu người đầu tư yêu cầu huỷ bỏ việc đặt mua trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày bị đình chỉ đợt chào bán theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều này;

b) Tổ chức chào bán chứng khoán ra công chúng phải thu hồi các chứng khoán đã phát hành, hoàn trả tiền đặt cọc hoặc tiền mua chứng khoán cộng thêm lãi tiền gửi không kỳ hạn cho người đầu tư trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày bị thu hồi Giấy chứng nhận chào bán chứng khoán ra công chúng hoặc buộc phải huỷ bỏ đợt chào bán theo quy định tại điểm b và điểm c  khoản 5 Điều này.

MỤC 2:

VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TY ĐẠI CHÚNG

Điều 10. Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về công ty đại chúng

1. Phạt cảnh cáo đối với công ty đại chúng vi phạm lần đầu và có các tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định này khi có hành vi vi phạm quy định về nộp hồ sơ đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày trở thành công ty đại chúng theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 25 của Luật Chứng khoán.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với công ty đại chúng thực hiện một trong những hành vi vi phạm sau:   

a) Không nộp hồ sơ đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày trở thành công ty đại chúng theo các quy định tại điểm c khoản 1 Điều 25 của Luật Chứng khoán;

b) Hồ sơ công ty đại chúng đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có những thông tin sai lệch hoặc không có đủ thông tin cần thiết theo quy định tại khoản 1 Điều 26 của Luật Chứng khoán;

c) Không đăng ký, lưu ký chứng khoán tập trung tại Trung tâm lưu ký chứng khoán theo quy định tại Điều 52 và Điều 53 của Luật Chứng khoán;

d) Không tuân thủ các quy định của Luật Doanh nghiệp về quản trị công ty theo quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật Chứng khoán.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với công ty đại chúng thực hiện một trong những hành vi vi phạm sau:

a) Trở thành công ty đại chúng theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 25 của Luật Chứng khoán trên một năm nhưng không thực hiện nộp hồ sơ đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo quy định;

b) Không công bố thông tin theo quy định tại Điều 101 của Luật Chứng khoán;

c) Vi phạm chế độ hạch toán kế toán áp dụng đối với công ty đại chúng hoặc không thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính năm hoặc không áp dụng chế độ quản trị công ty theo quy định của Luật Doanh nghiệp trên một năm, kể từ khi trở thành công ty đại chúng;

d) Đăng ký, lưu ký chứng khoán không đúng với các quy định về đăng ký, lưu ký chứng khoán tại Trung tâm lưu ký chứng khoán để xảy ra khiếu kiện, tranh chấp quyền sở hữu ảnh hưởng tới quyền lợi cổ đông của công ty đại chúng.

4. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc chấp hành đúng các quy định của pháp luật đối với trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.

Điều 11. Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về cổ đông lớn của công ty đại chúng có cổ phiếu niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân trở thành cổ đông lớn của công ty đại chúng có cổ phiếu niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán thực hiện một trong những hành vi vi phạm sau:

a) Tổ chức, cá nhân và nhóm người có liên quan trở thành cổ đông lớn của công ty đại chúng có cổ phiếu niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày trở thành cổ đông lớn mà không báo cáo về sở hữu của cổ đông lớn cho công ty đại chúng, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán nơi cổ phiếu của công ty đại chúng đó được niêm yết;

b) Báo cáo về sở hữu cổ đông lớn không đầy đủ hoặc không chính xác các nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 29 của Luật Chứng khoán;

c) Tổ chức, cá nhân và nhóm người có liên quan là cổ đông lớn của công ty đại chúng có cổ phiếu niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán có sự thay đổi về số lượng cổ phiếu sở hữu vượt quá một phần trăm (1%) số lượng cổ phiếu cùng loại đang lưu hành trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày có sự thay đổi trên mà không nộp báo cáo sửa đổi, bổ sung cho công ty đại chúng, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán nơi cổ phiếu được niêm yết;

d) Thành viên Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, Kế toán trưởng, Kiểm soát viên của công ty niêm yết và người có liên quan thực hiện hành vi giao dịch cổ phiếu của chính công ty niêm yết trong thời hạn bảy ngày làm việc trước ngày thực hiện giao dịch và trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày giao dịch được hoàn tất mà không báo cáo cho Sở Giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán.

2. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả

a) Buộc chấp hành đúng các quy định của pháp luật đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

b) Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc, người phụ trách tài chính, phụ trách kế toán và người quản lý khác trong bộ máy quản lý công ty đại chúng có thu được lợi nhuận từ việc tiến hành mua và bán hoặc bán và mua chứng khoán của công ty trong thời hạn sáu tháng, kể từ ngày mua hoặc bán phải nộp lại mọi khoản lợi nhuận thu được cho công ty.

Điều 12. Xử phạt đối với hành vi vi phạm của công ty đại chúng có cổ phiếu niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán mua lại cổ phiếu của chính mình

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với công ty đại chúng có cổ phiếu niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán thực hiện một trong những hành vi vi phạm sau:

a) Không công khai thông tin về việc mua lại cổ phiếu của chính mình trong thời hạn bảy ngày làm việc trước ngày thực hiện việc mua lại theo quy định tại khoản 2 Điều 30 của Luật Chứng khoán;

b) Công bố thông tin không đầy đủ các nội dung về mục đích mua lại, số lượng cổ phiếu được mua lại, nguồn vốn để mua lại và thời gian thực hiện theo quy định hoặc đã đăng ký và công bố thông tin mua lại nhưng hết thời hạn vẫn không thực hiện việc mua lại;

c) Bán ra số cổ phiếu đã mua lại trước sáu tháng kể từ ngày mua lại, trừ trường hợp được phép theo quy định của Bộ Tài chính.

2. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc chấp hành đúng các quy định của pháp luật đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

MỤC 3:

VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ NIÊM YẾT CHỨNG KHOÁN

Điều 13. Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về niêm yết chứng khoán tại Sở Giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán

1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức niêm yết, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và người có liên quan của tổ chức niêm yết, tổ chức tư vấn niêm yết, tổ chức kiểm toán được chấp thuận, người ký báo cáo kiểm toán, tổ chức, cá nhân xác nhận hồ sơ niêm yết thực hiện một trong những hành vi vi phạm sau:

a) Hồ sơ niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán có những thông tin sai lệch, gây hiểu lầm hoặc không có đủ thông tin theo quy định;  

b) Tổ chức niêm yết phát hành thêm cổ phiếu nhưng không làm thủ tục đăng ký niêm yết bổ sung hoặc thực hiện việc tách, gộp cổ phiếu mà không báo cáo Sở Giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán nơi niêm yết cổ phiếu;

c) Tổ chức niêm yết không chấp hành đầy đủ các quy định về thời gian, nội dung và phương tiện công bố thông tin về việc niêm yết.

2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với tổ chức niêm yết, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và người có liên quan của tổ chức niêm yết, tổ chức tư vấn niêm yết, tổ chức kiểm toán được chấp thuận, người ký báo cáo kiểm toán, tổ chức, cá nhân xác nhận hồ sơ niêm yết có sự giả mạo trong hồ sơ niêm yết, gây hiểu lầm nghiêm trọng.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Huỷ bỏ niêm yết đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc chấp hành đúng các quy định của pháp luật đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

MỤC 4:

VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC THỊ TRƯỜNG GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN

Điều 14. Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán

1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán trái với quy định tại khoản 3 Điều 33 của Luật Chứng khoán trong trường hợp không có khoản thu trái pháp luật.

2. Phạt tiền từ một đến năm lần khoản thu trái pháp luật đối với tổ chức, cá nhân tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán trái với quy định tại khoản 3 Điều 33 của Luật Chứng khoán trong trường hợp có khoản thu trái pháp luật.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Buộc phải huỷ bỏ việc tổ chức thị trường giao dịch trái quy định của pháp luật;

b) Tịch thu toàn bộ các khoản thu trái pháp luật của cá nhân, tổ chức do có hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc chấp hành đúng các quy định của pháp luật đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Điều 15. Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về quản lý niêm yết của Sở Giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán

1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán thực hiện một trong những hành vi vi phạm sau:

a) Chấp thuận hoặc huỷ bỏ niêm yết đối với hồ sơ niêm yết không đúng quy định các điều kiện về vốn, kết quả kinh doanh, khả năng tài chính và số cổ đông hoặc số người sở hữu chứng khoán;

b) Không phát hiện được những trường hợp tổ chức niêm yết không duy trì đầy đủ điều kiện niêm yết theo quy định; không cảnh báo, công bố thông tin theo quy định gây ảnh hưởng đến giá chứng khoán trên thị trường.

2. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc chấp hành đúng các quy định tại khoản 4, khoản 6 Điều 37 và khoản 1 Điều 40 của Luật Chứng khoán.

Điều 16. Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về quản lý thành viên của Sở Giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán

1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán thực hiện một trong những hành vi vi phạm sau:

a) Chấp thuận hoặc huỷ bỏ tư cách thành viên đối với công ty chứng khoán không đúng quy định các điều kiện về vốn, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, số lượng nhân viên hành nghề theo quy định tại Quy chế thành viên;

b) Không phát hiện được những trường hợp thành viên giao dịch không duy trì đầy đủ các điều kiện về thành viên hoặc không tuân thủ đầy đủ các quy định về nghĩa vụ của thành viên theo quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 39 của Luật Chứng khoán.

2. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc chấp hành đúng các quy định tại khoản 5 Điều 37 và khoản 2, khoản 4 Điều 39 của Luật Chứng khoán.

Điều 17. Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về giao dịch, giám sát và công bố thông tin của Sở Giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán

1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán thực hiện một trong những hành vi vi phạm sau:

a) Tổ chức giao dịch loại chứng khoán mới, thay đổi và áp dụng phương thức giao dịch mới, đưa vào vận hành hệ thống giao dịch mới khi chưa được chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;

b) Không phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm quy chế giao dịch hoặc không chấp hành đúng quy trình giám sát các hoạt động giao dịch theo quy định để xảy ra vi phạm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính công bằng, công khai, minh bạch của thị trường;

c) Không tạm ngừng, đình chỉ hoặc huỷ bỏ giao dịch chứng khoán theo Quy chế giao dịch của Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán trong trường hợp cần thiết để bảo vệ nhà đầu tư hoặc không kịp thời đưa các tín hiệu cảnh báo hoặc công bố thông tin trên thị trường về những biến động có ảnh hưởng nghiêm trọng trên thị trường chứng khoán.

2. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc chấp hành đúng các quy định của pháp luật đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 18. Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về việc tổ chức giao dịch chứng khoán tại công ty chứng khoán

1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với công ty chứng khoán tổ chức giao dịch chứng khoán tại công ty thực hiện một trong những hành vi vi phạm sau:

a) Không công bố công khai tại trụ sở chính, chi nhánh và các đại lý nhận lệnh về các nội dung liên quan đến phương thức giao dịch, đặt lệnh, ký quỹ giao dịch, thời gian thanh toán, phí giao dịch và những dịch vụ liên quan đến việc giao dịch chứng khoán niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán; danh sách các nhân viên hành nghề được thực hiện giao dịch chứng khoán niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán là thành viên giao dịch của Trung tâm giao dịch chứng khoán;

b) Không chấp hành đầy đủ nghĩa vụ báo cáo và công bố thông tin về giao dịch chứng khoán niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán theo quy định.

2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với công ty chứng khoán tổ chức giao dịch chứng khoán niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán là thành viên giao dịch của Trung tâm giao dịch chứng khoán trái với Quy chế giao dịch chứng khoán của Trung tâm giao dịch chứng khoán theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 41 Luật Chứng khoán.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu toàn bộ các khoản thu trái pháp luật và buộc phải chấm dứt hoạt động tổ chức giao dịch chứng khoán tại công ty chứng khoán.

4. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc chấp hành đúng các quy định tại Quy chế giao dịch chứng khoán của Trung tâm giao dịch chứng khoán đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

MỤC 5:

VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHỨNG KHOÁN VÀ CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ CHỨNG KHOÁN

Điều 19. Xử phạt đối với những hành vi vi phạm quy định về Giấy phép kinh doanh chứng khoán, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của Văn phòng đại diện

1. Phạt cảnh cáo đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán; chi nhánh của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam thực hiện một trong những hành vi vi phạm sau:

a) Sử dụng tên gọi công ty hoặc chi nhánh không đúng quy định trong giấy phép;

b) Không thông báo về việc thay đổi trụ sở.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán; chi nhánh của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam thực hiện một trong những hành vi vi phạm sau:

a) Tổ chức khai trương hoạt động khi chưa đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định pháp luật;

b) Hoạt động vi phạm điều lệ công ty, điều lệ quỹ hoặc không báo cáo việc sửa đổi, bổ sung điều lệ.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với công ty chứng chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán; chi nhánh của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam thực hiện một trong những hành vi vi phạm sau:

a) Tiến hành hoạt động kinh doanh, cung cấp dịch vụ chứng khoán khi chưa được cấp giấy phép;

b) Cho mượn, cho thuê hoặc chuyển nhượng giấy phép;

c) Hoạt động kinh doanh, cung cấp dịch vụ chứng khoán trong lĩnh vực mà giấy phép không quy định hoặc giấy phép không còn hiệu lực;

d) Tẩy xoá, sửa chữa giấy phép;

đ) Thực hiện các thay đổi liên quan đến chứng khoán và thị trường chứng khoán khi chưa được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán thực hiện việc chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi công ty khi chưa được sự chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với văn phòng đại diện của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam trực tiếp tham gia hoạt động kinh doanh chứng khoán trái với quy định của pháp luật.

6. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu toàn bộ các khoản thu trái pháp luật do có hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b và c khoản 3 và khoản 5 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng Giấy phép thành lập và hoạt động của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán, chi nhánh của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam trong thời hạn bốn mươi lăm ngày đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm b khoản 2; các điểm b, c và d khoản 3 và khoản 4 Điều này;

c) Thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán, chi nhánh của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam nếu sau thời hạn tước quyền sử dụng quy định tại điểm b khoản này mà vẫn không khắc phục được các vi phạm;

d) Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của Văn phòng đại diện công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này.

7. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc chấp hành đúng các quy định của pháp luật đối với trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này.

Điều 20. Xử phạt đối với những hành vi vi phạm quy định về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với công ty chứng khoán thực hiện một trong những hành vi vi phạm sau:

a) Không tổ chức, thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro và giám sát, ngăn ngừa xung đột lợi ích trong nội bộ công ty và trong giao dịch với người có liên quan theo quy định của pháp luật;

b) Không tổ chức quản lý tách biệt chứng khoán của từng nhà đầu tư, tách biệt tiền và chứng khoán của nhà đầu tư với tiền và chứng khoán của công ty chứng khoán theo quy định;

c) Không ký kết hợp đồng bằng văn bản với khách hàng khi cung cấp dịch vụ cho khách hàng; không cung cấp đầy đủ, trung thực thông tin cho khách hàng;

d) Không thực hiện nguyên tắc ưu tiên lệnh của khách hàng trước khi đặt lệnh tự doanh của công ty theo quy định; làm trái lệnh của người đầu tư;

đ) Không tổ chức tìm hiểu thu thập đầy đủ thông tin về tình hình tài chính, mục tiêu đầu tư, khả năng chấp nhận rủi ro của khách hàng; không tổ chức định kỳ đánh giá, phân loại khách hàng về khả năng chấp nhận rủi ro; các khuyến nghị, tư vấn đầu tư của công ty cho khách hàng không đảm bảo phù hợp với tiêu thức đánh giá, phân loại khách hàng về khả năng chấp nhận rủi ro;

e) Không thực hiện chế độ bảo mật thông tin của khách hàng theo quy định của pháp luật.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với công ty chứng khoán thực hiện một trong những hành vi vi phạm sau:

a) Không đảm bảo mức vốn khả dụng theo quy định;

b) Đầu tư hoặc tham gia góp vốn vượt quá mức quy định của pháp luật;

c) Không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán tại công ty; không trích lập đầy đủ quỹ bảo vệ nhà đầu tư để bồi thường thiệt hại cho nhà đầu tư do sự cố kỹ thuật và sơ suất của nhân viên công ty chứng khoán gây ra;

d) Tổ chức lưu giữ không đầy đủ chứng từ; không phản ánh chi tiết, chính xác các giao dịch của khách hàng và của công ty theo quy định.

3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với công ty chứng khoán thực hiện một trong những hành vi vi phạm sau:

a) Thực hiện việc bán hoặc cho khách hàng bán chứng khoán khi không sở hữu chứng khoán mà luật pháp chưa cho phép;

b) Cho khách hàng vay chứng khoán để bán chứng khoán trái với quy định của pháp luật;

c) Cho khách hàng vay tiền để mua chứng khoán, trừ trường hợp Bộ Tài chính có quy định khác.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng Giấy phép thành lập và hoạt động của công ty  chứng khoán trong thời hạn ba mươi ngày đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng giấy phép thành lập và hoạt động của công ty  chứng khoán trong thời hạn bốn mươi lăm ngày đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;

c) Tịch thu các khoản thu trái pháp luật do có hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.

5. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc chấp hành đúng các qui định về hoạt động kinh doanh chứng khoán đối với hành vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.

Điều 21. Xử phạt đối với những hành vi vi phạm quy định về hoạt động kinh doanh của công ty quản lý quỹ

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với công ty quản lý quỹ thực hiện một trong những hành vi vi phạm sau:

a) Không tổ chức, thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro và giám sát, ngăn ngừa xung đột lợi ích trong nội bộ công ty quản lý quỹ và trong giao dịch đối với người có liên quan theo quy định của pháp luật;

b) Không tổ chức quản lý tách biệt chứng khoán trong việc quản lý từng quỹ;

c) Không ký kết hợp đồng bằng văn bản với khách hàng uỷ thác đầu tư;

d) Không cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực cho khách hàng trong cung cấp dịch vụ theo quy định;

đ) Không tổ chức thu thập đầy đủ thông tin về tình hình tài chính của đối tác đầu tư; thực hiện đầu tư không phù hợp với mục tiêu đầu tư đã quyết định; cung cấp dịch vụ tư vấn ủy thác đầu tư không phù hợp với quy định về chi trả lợi nhuận, cam kết khác.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với công ty quản lý quỹ thực hiện một trong những hành vi vi phạm sau:

a) Không tuân thủ điều lệ quỹ; không thực hiện quy định bảo vệ quyền lợi của người đầu tư;

b) Không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho nghiệp vụ quản lý quỹ tại công ty; không trích lập quỹ dự phòng, bù đắp rủi ro, bồi thường thiệt hại cho nhà đầu tư do sự cố kỹ thuật hoặc sơ suất của nhân viên trong công ty quản lý quỹ;

c) Tổ chức lưu giữ không đầy đủ chứng từ, không phản ánh chính xác, chi tiết các giao dịch trong đầu tư tài sản quỹ theo quy định.

3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với công ty quản lý quỹ thực hiện một trong những hành vi vi phạm sau:

a) Xác định giá trị tài sản ròng của quỹ đầu tư chứng khoán sai lệch nhằm duy trì ổn định giá chứng chỉ trên thị trường;

b) Dùng vốn hoặc tài sản của quỹ đầu tư chứng khoán để cho vay hoặc bảo lãnh phát hành;

c) Dùng vốn và tài sản của quỹ đầu tư này để đầu tư hoặc mua tài sản của quỹ khác do mình quản lý;

d) Dùng vốn và tài sản của quỹ đầu tư để tham gia góp vốn, nắm giữ cổ phần, vay hoặc cho vay đối với công ty quản lý quỹ;

đ) Sử dụng vốn và tài sản của quỹ đầu tư để đầu tư vào chứng chỉ của chính quỹ đại chúng đó hoặc của một quỹ đầu tư khác;

e) Sử dụng vốn và tài sản của quỹ đầu tư để đầu tư vào chứng khoán của một tổ chức phát hành quá mười lăm phần trăm tổng giá trị chứng khoán đang lưu hành của tổ chức phát hành đó;

g) Sử dụng vốn và tài sản của quỹ đầu tư để đầu tư quá hai mươi phần trăm tổng giá trị tài sản của quỹ vào chứng khoán đang lưu hành của một tổ chức phát hành;

h) Sử dụng vốn và tài sản của quỹ đầu tư để đầu tư quá mười phần trăm tổng giá trị quỹ đóng vào bất động sản; đầu tư vốn của quỹ mở vào bất động sản;

i) Sử dụng vốn và tài sản của quỹ đầu tư để đầu tư quá ba mươi phần trăm tổng giá trị tài sản của quỹ đại chúng vào các công ty trong cùng một nhóm công ty có quan hệ sở hữu với nhau;

k) Sử dụng vốn và tài sản của quỹ đầu tư để cho vay hoặc bảo lãnh cho bất kỳ khoản vay nào;

l) Thực hiện việc đi vay để tài trợ cho hoạt động của quỹ đại chúng trái với quy định của pháp luật.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng Giấy phép thành lập và hoạt động của công ty quản lý quỹ trong thời hạn ba mươi ngày đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng Giấy phép thành lập và hoạt động của công ty quản lý quỹ trong thời hạn bốn mươi lăm ngày đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;

c) Tịch thu các khoản thu trái pháp luật do có hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.

5. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc chấp hành đúng các quy định của pháp luật đối với trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.

Điều 22. Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về thành lập, chào bán chứng chỉ quỹ đại chúng, cổ phiếu của công ty đầu tư chứng khoán

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán, tổ chức bảo lãnh phát hành, ngân hàng giám sát và các cá nhân có liên quan thực hiện một trong những hành vi vi phạm sau:

a) Hồ sơ đăng ký thành lập, chào bán chứng chỉ quỹ đại chúng, chào bán cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán ra công chúng gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có thông tin sai lệch, gây hiểu lầm hoặc không có đủ những nội dung quan trọng có thể ảnh hưởng đến quyết định của người đầu tư;

b) Sử dụng thông tin ngoài bản cáo bạch để thăm dò thị trường trước khi được phép chào bán chứng chỉ quỹ đại chúng, chào bán cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán ra công chúng;

c) Phân phối chứng chỉ quỹ đại chúng, cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán ra công chúng trước khi thực hiện công bố phát hành;

d) Thông báo chào bán chứng chỉ quỹ đại chúng, cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán không đúng các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định, không đúng nội dung, thời gian và thời hạn theo quy định;

đ) Tổ chức bảo lãnh phát hành thực hiện bảo lãnh với tổng giá trị chứng chỉ quỹ đại chúng, cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán vượt quá tỷ lệ quy định.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán, tổ chức tư vấn phát hành và người ký báo cáo tham gia soạn thảo hồ sơ thành lập quỹ, thành lập công ty đầu tư chứng khoán đại chúng tính gộp cả phần vốn góp của công ty quản lý quỹ và người làm việc trong công ty quản lý quỹ để làm cho đủ số vốn điều lệ tối thiểu theo quy định.

3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán, tổ chức tư vấn phát hành và người ký báo cáo tham gia soạn thảo hồ sơ thành lập quỹ, thành lập công ty đầu tư chứng khoán đại chúng và chào bán chứng chỉ quỹ đại chúng, cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán có sự giả mạo trong hồ sơ.

4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng, tổ chức bảo lãnh phát hành thực hiện việc chào bán chứng chỉ quỹ đại chúng, cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán ra công chúng khi chưa được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Đình chỉ đợt chào bán chứng chỉ quỹ đại chúng, cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán ra công chúng trong thời hạn bốn mươi lăm ngày đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Huỷ bỏ đợt chào bán chứng chỉ quỹ đại chúng, cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán ra công chúng nếu sau thời hạn đình chỉ quy định tại điểm a khoản này mà vẫn không khắc phục được các vi phạm;

c) Buộc huỷ bỏ đợt chào bán chứng chỉ quỹ đại chúng, cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán ra công chúng đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này;

d) Tịch thu toàn bộ các khoản thu trái pháp luật của tổ chức, cá nhân do có hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.

6. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Công ty quản lý quỹ phải tổ chức thu hồi các chứng chỉ, công ty đầu tư chứng khoán phải tổ chức thu hồi cổ phiếu đã chào bán, hoàn trả tiền đặt cọc hoặc tiền mua chứng chỉ cho người đầu tư, nếu người đầu tư yêu cầu huỷ bỏ đặt mua trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày bị đình chỉ đợt chào bán chứng chỉ quỹ đại chúng, cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán ra công chúng theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều này;

b) Công ty quản lý quỹ phải thu hồi chứng chỉ quỹ, công ty đầu tư chứng khoán phải thu hồi cổ phiếu đã chào bán, hoàn trả tiền đặt cọc hoặc tiền mua chứng chỉ, cổ phiếu của công ty đầu tư chứng khoán cho người đầu tư trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày bị buộc huỷ bỏ đợt chào bán chứng chỉ quỹ đại chúng, cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán ra công chúng theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 5 Điều này.

Điều 23. Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định thành lập quỹ thành viên

1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với công ty quản lý quỹ và các cá nhân có liên quan thực hiện một trong những hành vi vi phạm sau:

a) Hồ sơ thành lập quỹ thành viên gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có những thông tin sai lệch hoặc không có đủ những nội dung theo quy định có ảnh hưởng đến quyền lợi của các thành viên tham gia góp vốn;

b) Hợp đồng quản lý giám sát tài sản quỹ thành viên giữa công ty quản lý quỹ với ngân hàng giám sát không đúng quy định, trái với điều lệ quỹ, gây thiệt hại cho người góp vốn thành lập quỹ;

c) Không báo cáo hoặc báo cáo không kịp thời về rủi ro, tổn thất tài sản quỹ bất thường có ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi người góp vốn thành lập quỹ.

2. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc chấp hành đúng các quy định của pháp luật đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 24. Xử phạt đối với những hành vi vi phạm quy định về chứng chỉ hành nghề chứng khoán

1. Phạt cảnh cáo đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán thực hiện một trong những hành vi vi phạm sau:

a) Không báo cáo kịp thời việc thay đổi nhân viên hành nghề;

b) Không cử người tham gia các lớp tập huấn về pháp luật, hệ thống giao dịch, loại chứng khoán mới theo quy định.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán thực hiện một trong những hành vi vi phạm sau:

a) Bố trí người chưa có chứng chỉ hành nghề chứng khoán thực hiện những nghiệp vụ mà theo quy định của pháp luật phải có Chứng chỉ hành nghề chứng khoán;

b) Không thay đổi hoặc thuyên chuyển công tác đối với những người có chứng chỉ hành nghề chứng khoán đã bị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thu hồi Chứng chỉ hành nghề.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người hành nghề chứng khoán thực hiện một trong những hành vi vi phạm sau:

a) Đồng thời làm việc cho tổ chức khác có quan hệ sở hữu với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nơi mình làm việc;

b) Đồng thời làm việc cho công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ khác;

c) Đồng thời làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của một tổ chức chào bán chứng khoán ra công chúng hoặc tổ chức niêm yết;

d) Đang làm việc ở công ty chứng khoán này nhưng mở tài khoản giao dịch chứng khoán ở công ty chứng khoán khác;

đ) Những người có chứng chỉ hành nghề là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban giám đốc, thành viên Ban Kiểm soát của công ty chứng khoán đầu tư vào một công ty chứng khoán khác.

4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với người hành nghề chứng khoán thực hiện một trong những hành vi vi phạm sau:

a) Lợi dụng chức trách, nhiệm vụ được giao để cho mượn tiền, chứng khoán trên tài khoản của khách hàng hoặc sử dụng chứng khoán của khách hàng để cầm cố hoặc sử dụng tiền, chứng khoán trên tài khoản của khách hàng khi chưa được khách hàng ủy thác;

b) Trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện các hành vi gian lận, lừa đảo, tạo dựng thông tin sai sự thật hoặc bỏ sót thông tin cần thiết gây hiểu lầm nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng khoán, dịch vụ về chứng khoán và thị trường chứng khoán;

c) Cho mượn hoặc cho thuê chứng chỉ hành nghề chứng khoán;

d) Tẩy xoá, sửa chữa chứng chỉ hành nghề chứng khoán.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước không có thời hạn quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề chứng khoán đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này;

b) Tịch thu toàn bộ các khoản thu trái pháp luật của người hành nghề chứng khoán do có hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.

6. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc chấp hành đúng các quy định của pháp luật đối với trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.

MỤC 6:

VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN

Điều 25. Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về cấm tham gia vào giao dịch cổ phiếu

1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với tổ chức mà pháp luật quy định cấm tham gia vào giao dịch cổ phiếu trực tiếp hoặc gián tiếp nắm giữ hoặc mua bán cổ phiếu bằng cách đổi tên hoặc mượn danh nghĩa người khác để giao dịch chứng khoán.

2. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu toàn bộ các khoản thu trái pháp luật và số cổ phiếu được sử dụng để vi phạm.

3. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc chấp hành đúng các quy định của pháp luật đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 126 của Luật Chứng khoán.

Điều 26. Xử phạt đối với hành vi gian lận và lừa đảo trong giao dịch chứng khoán

1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với tổ chức đầu tư chứng khoán thực hiện một trong những hành vi vi phạm sau:

a) Trực tiếp hay gián tiếp tham gia vào các hoạt động gian lận, lừa đảo, tạo dựng thông tin sai sự thật hoặc bỏ sót các thông tin cần thiết gây hiểu nhầm nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến hoạt động phát hành, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng khoán và các dịch vụ chứng khoán;

b) Trực tiếp tham gia vào việc công bố những thông tin sai lệch nhằm lôi kéo, xúi giục việc mua, bán chứng khoán hoặc không công bố kịp thời, đầy đủ các thông tin về các sự kiện xảy ra có ảnh hưởng đến giá chứng khoán trên thị trường.

2. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu toàn bộ các khoản thu trái pháp luật của cá nhân, tổ chức đầu tư chứng khoán do có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc chấp hành đúng các quy định của pháp luật đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 27. Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về giao dịch nội bộ trong giao dịch chứng khoán

1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với tổ chức đầu tư chứng khoán thực hiện một trong những hành vi vi phạm sau:

a) Sử dụng thông tin nội bộ để thực hiện mua, bán chứng khoán của công ty đại chúng, quỹ đại chúng cho chính mình hoặc bên thứ ba;

b) Tiết lộ, cung cấp thông tin nội bộ hoặc tư vấn cho bên thứ ba mua, bán chứng khoán trên cơ sở thông tin nội bộ.

2. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu toàn bộ các khoản thu trái pháp luật của cá nhân, tổ chức đầu tư chứng khoán do có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc chấp hành đúng các quy định về giao dịch nội bộ đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 28. Xử phạt đối với hành vi thao túng thị trường chứng khoán

1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với tổ chức đầu tư chứng khoán thực hiện một trong những hành vi vi phạm sau:

a) Thông đồng trong giao dịch chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo;

b) Giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác liên tục mua, bán để thao túng giá chứng khoán;

c) Kết hợp hoặc sử dụng các phương thức giao dịch khác để thao túng giá chứng khoán.

2. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu toàn bộ các khoản thu trái pháp luật của cá nhân, tổ chức đầu tư chứng khoán do có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc chấp hành đúng các quy định của pháp luật đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 29. Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về chào mua công khai

1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân chào mua cổ phiếu có quyền biểu quyết dẫn đến sở hữu từ hai mươi lăm phần trăm trở lên số cổ phiếu đang lưu hành của một công ty đại chúng hoặc thực hiện chào mua mà không thực hiện gửi đăng ký chào mua công khai đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo quy định hoặc thực hiện việc chào mua công khai khi chưa có văn bản chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân chào mua cổ phiếu có quyền biểu quyết dẫn đến sở hữu từ hai mươi lăm phần trăm trở lên số cổ phiếu đang lưu hành của một công ty đại chúng hoặc thực hiện chào mua mà đối tượng được chào mua bị bắt buộc phải bán cổ phiếu mà họ đang sở hữu thực hiện một trong những hành vi vi phạm sau đây:

a) Trực tiếp hoặc gián tiếp mua hoặc cam kết mua số cổ phiếu đang được chào mua bên ngoài đợt chào mua;

b) Bán hoặc cam kết bán số cổ phiếu mà mình đang chào mua;

c) Đối xử không công bằng với những người sở hữu cùng loại cổ phiếu đang được chào mua;

d) Cung cấp thông tin riêng cho một số cổ đông nhất định hoặc cung cấp thông tin cho số cổ đông ở mức độ không giống nhau hoặc không cùng thời điểm;

đ) Thời gian thực hiện đợt chào mua công khai không đúng với quy định của pháp luật;

e) Thực hiện chào mua mà đối tượng chào mua bị bắt buộc phải bán chứng khoán mà họ đang sở hữu;

g) Không áp dụng các điều kiện chào mua công khai cho tất cả mọi cổ đông của công ty đại chúng;

h) Từ chối mua cổ phiếu từ bất kỳ cổ đông nào theo điều kiện đã chào mua công khai.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Đình chỉ đợt chào mua công khai trong thời hạn bốn mươi lăm ngày đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2  Điều này;

b) Huỷ bỏ đợt chào mua công khai nếu sau thời hạn đình chỉ quy định tại điểm a khoản này mà vẫn không khắc phục được các vi phạm.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc chấp hành đúng các quy định về chào mua công khai đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

MỤC 7:

VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ ĐĂNG KÝ, LƯU KÝ, BÙ TRỪ VÀ THANH TOÁN CHỨNG KHOÁN, VỀ NGÂN HÀNG GIÁM SÁT

Điều 30. Xử phạt đối với những hành vi vi phạm quy định về đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với Trung tâm lưu ký chứng khoán, thành viên lưu ký chứng khoán thực hiện một trong những hành vi vi phạm sau:

a) Tổ chức thực hiện đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán trong khi chưa đáp ứng các điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho các hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán theo quy định;

b) Chưa xây dựng đầy đủ các quy trình hoạt động và quản lý rủi ro cho từng nghiệp vụ theo quy định;

c) Chưa có biện pháp bảo vệ cơ sở dữ liệu và lưu giữ các chứng từ gốc về đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán theo quy định.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với Trung tâm lưu ký chứng khoán, thành viên lưu ký chứng khoán và nhân viên của các tổ chức này thực hiện một trong những hành vi vi phạm sau:

a) Vi phạm chế độ bảo quản, lưu giữ chứng khoán; chế độ đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán theo quy định gây tổn thất cho khách hàng;

b) Vi phạm chế độ bảo mật tài khoản lưu ký của khách hàng theo quy định;

c) Không cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác danh sách người sở hữu, cổ đông và các tài liệu liên quan theo yêu cầu của công ty đại chúng.

3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với Trung tâm lưu ký chứng khoán, thành viên lưu ký chứng khoán vi phạm quy định thời gian thanh toán, chuyển giao quyền sở hữu chứng khoán, hoặc sửa chữa, thất lạc, giả mạo chứng từ trong thanh toán, chuyển giao quyền sở hữu chứng khoán gây thiệt hại vật chất cho khách hàng.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký tối đa chín mươi ngày đối với thành viên lưu ký vi phạm quy định tại điểm a             khoản 2 và khoản 3 Điều này;

b) Tịch thu toàn bộ các khoản thu trái pháp luật của tổ chức đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán chứng khoán và nhân viên của tổ chức này do có hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

5. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc chấp hành đúng các quy định của pháp luật đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Điều 31. Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về trách nhiệm của ngân hàng giám sát

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với ngân hàng giám sát thực hiện chức năng ngân hàng giám sát trong điều kiện chưa bảo đảm cơ sở vật chất, kỹ thuật, chưa xây dựng quy trình hoạt động, quản lý rủi ro để đảm bảo thực hiện đầy đủ nghĩa vụ ngân hàng lưu ký theo quy định của pháp luật.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với ngân hàng giám sát thực hiện một trong những hành vi vi phạm sau:

a) Thực hiện hoạt động thu, chi, thanh toán và chuyển giao tiền, chứng khoán không kịp thời, chính xác theo quy định;

b) Xác nhận báo cáo tài sản quỹ đại chúng, tài sản công ty đầu tư chứng khoán do công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán lập không chính xác hoặc có sai lệch.

3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với ngân hàng giám sát thực hiện một trong những hành vi vi phạm sau:

a) Bảo quản tài sản của quỹ đầu tư chứng khoán hoặc tài sản của công ty đầu tư chứng khoán trái với Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán hoặc Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán theo quy định;

b) Không bảo quản tách biệt tài sản của quỹ đầu tư này với quỹ đầu tư khác theo quy định;

c) Ngân hàng giám sát, thành viên Hội đồng quản trị, người điều hành và nhân viên của ngân hàng giám sát có quan hệ sở hữu, vay hoặc cho vay với công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán và ngược lại;

d) Ngân hàng giám sát, thành viên Hội đồng quản trị, người điều hành và nhân viên của ngân hàng giám sát trực tiếp làm nhiệm vụ giám sát thực hiện mua, bán tài sản của quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán thời hạn ba mươi ngày đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán nếu sau thời hạn tước quyền sử dụng quy định tại điểm a khoản này mà vẫn không khắc phục được các vi phạm.

5. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc chấp hành đúng các quy định của pháp luật đối với trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.

MỤC 8:

VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN

Điều 32. Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về công bố thông tin

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức phát hành, công ty đại chúng, tổ chức niêm yết, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán, Sở Giao dịch chứng khoán và Trung tâm giao dịch chứng khoán thực hiện một trong những hành vi vi phạm sau:

a) Công bố thông tin nhưng không thực hiện báo cáo Ủy Chứng khoán Nhà nước về những nội dung thông tin đã được công bố theo quy định của pháp luật;

b) Người công bố thông tin không đủ thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức phát hành, công ty đại chúng, tổ chức niêm yết, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán, Sở Giao dịch chứng khoán và Trung tâm giao dịch chứng khoán thực hiện một trong những hành vi vi phạm sau:

a) Tổ chức công bố thông tin trên các phương tiện công bố thông tin không đúng với quy định của pháp luật;

b) Công bố thông tin không đầy đủ, kịp thời, đúng hạn theo quy định của pháp luật.

3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức phát hành, công ty đại chúng, tổ chức niêm yết, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán, Sở Giao dịch chứng khoán và Trung tâm giao dịch chứng khoán thực hiện một trong những hành vi vi phạm sau:

a) Công bố thông tin nhưng trong đó có chứa đựng những thông tin sai sự thật, gây biến động giá nghiêm trọng trên thị trường;

b) Làm lộ bí mật các tài liệu, số liệu bí mật thuộc thông tin không công bố hoặc chưa công bố;

c) Cố tình trì hoãn việc công bố thông tin bất thường theo quy định hoặc thông tin theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

4. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc chấp hành đúng quy định của pháp luật về công bố thông tin đối với các với các trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.

MỤC 9:

VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ BÁO CÁO

Điều 33. Xử phạt đối với những hành vi vi phạm quy định về báo cáo

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký chứng khoán, công ty đại chúng, tổ chức niêm yết, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán, ngân hàng giám sát thực hiện một trong những hành vi vi phạm sau:

a) Báo cáo không đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật;

b) Báo cáo không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật;

c) Báo cáo không đúng mẫu biểu quy định.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký chứng khoán, công ty đại chúng, tổ chức niêm yết, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán, ngân hàng giám sát thực hiện một trong những hành vi vi phạm sau:

a) Ngừng hoạt động mà không báo cáo hoặc đã báo cáo nhưng chưa được sự chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;

b) Không báo cáo hoặc báo cáo không kịp thời khi xảy ra các sự kiện bất thường có ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng tài chính và hoạt động kinh doanh, dịch vụ chứng khoán.

3. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc chấp hành đúng quy định của pháp luật về chế độ báo cáo đối với các với các trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 1 và khoản 2 Điều này.

MỤC 10:

VI PHẠM QUY ĐỊNH LÀM CẢN TRỞ VIỆC THANH TRA

Điều 34. Xử phạt đối với hành vi cản trở việc thanh tra

1. Phạt cảnh cáo đối với tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán, ngân hàng giám sát, Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký chứng khoán và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán có hành vi trì hoãn, trốn tránh, không cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu, dữ liệu điện tử theo yêu cầu của Đoàn thanh tra và thanh tra viên.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán, ngân hàng giám sát, Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký chứng khoán và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán gây cản trở hoạt động thanh tra, sử dụng bạo lực, uy hiếp thành viên Đoàn thanh tra trong khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán, ngân hàng giám sát, Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký chứng khoán và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán thực hiện một trong những hành vi vi phạm sau:

a) Che giấu, sửa chữa chứng từ, tài liệu, sổ sách hoặc làm thay đổi tang vật trong khi đang bị thanh tra;

b) Tự ý tháo bỏ, di chuyển hoặc có hành vi khác làm thay đổi tình trạng niêm phong tiền, chứng khoán, sổ sách, hồ sơ, chứng từ kế toán hoặc các tang vật, phương tiện bị niêm phong khác.

Chương 3:

THẨM QUYỀN VÀ THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Điều 35. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

1. Chánh Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền tối đa đến 70.000.000 đồng.

2. Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền tối đa đến 70.000.000 đồng;

c) Đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 9 và khoản 2 Điều 14 Nghị định này được xử phạt theo các quy định của pháp luật hiện hành;

d) Áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 7 Nghị định này.

Điều 36. Ủy quyền xử phạt vi phạm hành chính

Trong trường hợp những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 35 Nghị định này vắng mặt thì được ủy quyền cho cấp phó trực tiếp bằng văn bản để xử phạt vi phạm hành chính. Việc ủy quyền được thực hiện theo Điều 11 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và  Điều 14 Nghị định 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 37. Đình chỉ hành vi vi phạm hành chính

Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải có văn bản ra lệnh đình chỉ ngay hành vi vi phạm hành chính.

Điều 38. Lập biên bản vi phạm hành chính

1. Sau khi ra lệnh đình chỉ hành vi vi phạm hành chính theo thủ tục quy định tại Điều 53 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, người có thẩm quyền phải lập biên bản và tiến hành xử phạt; nếu vượt thẩm quyền thì phải chuyển đến cấp có thẩm quyền để quyết định xử phạt theo quy định tại Nghị định số 81/2005/NĐ-CP ngày 22 tháng 6 năm 2005 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra tài chính.

2. Việc lập biên bản vi phạm hành chính được áp dụng đối với mọi trường hợp hành vi vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, trừ trường hợp phạt cảnh cáo hoặc vi phạm được xác định từ vụ án hình sự chuyển sang xử lý vi phạm hành chính.

3. Biên bản về xử phạt vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất hai bản theo mẫu quy định. Biên bản phải được người lập biên bản, người vi phạm hoặc người đại diện của tổ chức vi phạm ký. Nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện của tổ chức bị thiệt hại thì họ phải cùng ký vào biên bản. Nếu biên bản gồm nhiều tờ thì những người được quy định tại khoản này phải cùng ký vào từng tờ biên bản. Trường hợp người vi phạm, đại diện của tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện của tổ chức bị thiệt hại từ chối ký tên vào biên bản thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.

4. Biên bản lập xong phải giao cho tổ chức, cá nhân vi phạm một bản; nếu vụ vi phạm vượt quá thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của người lập biên bản thì người lập biên bản phải gửi biên bản về việc vi phạm hành chính (bản gốc) và toàn bộ tài liệu, hồ sơ đã phát hiện có liên quan đến hành vi vi phạm đến cấp có thẩm quyền xử phạt trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.

Điều 39. Quyết định xử phạt

1. Quyết định xử phạt phải lập thành ít nhất năm bản theo mẫu quy định (đối với hình thức xử phạt cảnh cáo) và lập thành ít nhất sáu bản theo mẫu quy định (đối với hình thức phạt tiền).

2. Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính là mười ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính; đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn ra quyết định xử phạt là ba mươi ngày. Trường hợp cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì người có thẩm quyền phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn. Việc gia hạn phải bằng văn bản; thời gian gia hạn không quá ba mươi ngày. Quá thời hạn nói trên người có thẩm quyền xử phạt không được quyền ra quyết định xử phạt; trong trường hợp không ra quyết định xử phạt thì vẫn có thể áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định này.

3. Khi ra quyết định xử phạt đối với một cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính, thì người có thẩm quyền chỉ ra một quyết định xử phạt. Đối với vụ việc mà có nhiều cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính giống nhau, nhưng giữa họ không có sự liên quan với nhau trong quá trình diễn ra hành vi vi phạm, thì mỗi cá nhân, tổ chức bị xử phạt bằng quyết định xử phạt riêng. Căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm của từng cá nhân, tổ chức mà người có thẩm quyền xử phạt quyết định mức phạt cụ thể cho phù hợp.

Nếu hình thức, mức xử phạt vượt quá thẩm quyền của người xử phạt thì người đó phải chuyển vụ vi phạm lên cấp có thẩm quyền xử phạt.

4. Trong trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người, thì việc xử phạt do người thụ lý đầu tiên thực hiện.

5. Quyết định xử phạt có hiệu lực kể từ ngày ký, trừ trường hợp trong quyết định có quy định ngày có hiệu lực khác.

6. Thời hạn gửi quyết định xử phạt cho tổ chức, cá nhân bị xử phạt và cơ quan thu tiền phạt là ba ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt.

Điều 40. Thủ tục phạt tiền

1. Các trường hợp phạt tiền phải thực hiện theo đúng thủ tục quy định tại Điều 38 và Điều 39 Nghị định này. Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt, tổ chức, cá nhân bị xử phạt tiền phải nộp số tiền phạt được ghi trong quyết định xử phạt vào Kho bạc Nhà nước và được nhận biên lai thu tiền phạt.

2. Khi phạt tiền, mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức phạt tiền có thể giảm xuống, nhưng không giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiền có thể tăng lên nhưng không vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.

Điều 41. Thủ tục tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề chứng khoán

1. Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có quyền ra quyết định tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề chứng khoán theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 7 Nghị định này.

2. Trường hợp tước giấy phép, chứng chỉ hành nghề chứng khoán trong quyết định xử phạt phải ghi rõ: tên; loại; số giấy phép; số chứng chỉ; thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề chứng khoán. Trường hợp chỉ ra quyết định đình chỉ một hoạt động nghiệp vụ cụ thể thì người có thẩm quyền xử phạt phải ghi rõ trong quyết định xử phạt về nghiệp vụ bị đình chỉ hoạt động và thời hạn tước quyền hoạt động nghiệp vụ đó.

3. Khi phát hiện giấy phép được cấp không đúng thẩm quyền hoặc có nội dung trái pháp luật thì người có thẩm quyền xử phạt phải thu hồi ngay đồng thời báo cáo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép biết.

Điều 42. Thủ tục tịch thu số chứng khoán sử dụng để vi phạm hành chính và các khoản thu thu được từ việc thực hiện các hành vi vi phạm mà có

Khi thực hiện biện pháp xử phạt bổ sung là tịch thu số chứng khoán sử dụng để vi phạm hành chính và các khoản thu thu được từ việc thực hiện các hành vi vi phạm mà có, người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản tịch thu theo mẫu quy định về Biên bản tịch thu tang vật và phương tiện vi phạm hành chính. Biên bản phải có chữ ký của người tiến hành tịch thu, người bị xử phạt, đại diện của tổ chức bị xử phạt hoặc người chứng kiến.

Điều 43. Thủ tục đình chỉ, huỷ bỏ chào bán chứng khoán ra công chúng

Khi thực hiện biện pháp xử phạt bổ sung là đình chỉ có thời hạn hoặc huỷ bỏ chào bán chứng khoán ra công chúng, người có thẩm quyền xử phạt phải ghi rõ vào quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Thủ tục đình chỉ và huỷ bỏ chào bán chứng khoán ra công chúng thực hiện theo quy định tại Điều 22 và Điều 23 của Luật Chứng khoán.

Điều 44. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính mà không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì bị cưỡng chế thi hành bằng các biện pháp sau đây:

a) Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ từ tài khoản ngân hàng;

b) Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá;

c) Áp dụng các biện pháp cưỡng chế khác để thực hiện tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra.

2. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 35 Nghị định này có quyền ra quyết định cưỡng chế và có nhiệm vụ tổ chức việc cưỡng chế.

3. Cá nhân, tổ chức nhận được quyết định cưỡng chế phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định cưỡng chế. 

4. Các cơ quan nhà nước, lực lượng cảnh sát nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm phối hợp tổ chức thi hành cưỡng chế khi có yêu cầu của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 Điều này.

5. Cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế phải chịu mọi chi phí về tổ chức thực hiện các biện pháp cưỡng chế.

Chương 4:

GIÁM SÁT, KIỂM TRA TRONG XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ XỬ LÝ VI PHẠM ĐỐI VỚI NGUỜI CÓ THẨM QUYỀN PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC CHỨNG KHOÁN VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Điều 45. Giám sát kiểm tra trong xử phạt vi phạm hành chính

Bộ trưởng Bộ Tài chính có trách nhiệm thường xuyên giám sát, kiểm tra việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán thuộc phạm vi mình quản lý; giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo trong xử phạt vi phạm hành chính có liên quan đến người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Điều 35 Nghị định này; xử lý người có sai phạm trong xử phạt vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản lý của mình và thực hiện chế độ báo cáo về tình hình vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực mình phụ trách theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Điều 46. Giải quyết khiếu nại, khởi kiện về quyết định xử phạt vi phạm hành chính và tố cáo hành vi trái pháp luật của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán có quyền khiếu nại đối với người ra quyết định xử lý vi phạm hành chính đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm giải quyết theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo.

Việc khởi kiện về quyết định xử phạt vi phạm hành chính ra Toà án nhân dân các cấp được thực hiện theo quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.

Trong thời gian khiếu nại hoặc khởi kiện, cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính vẫn phải thi hành quyết định xử phạt, khi có quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc bản án, quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật, thì thi hành theo quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc theo bản án, quyết định của toà án.

2. Việc tố cáo và giải quyết tố cáo về những hành vi trái pháp luật trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán được thực hiện theo quy định tại Luật Khiếu nại, tố cáo và các quy định pháp luật khác.

Chương 5:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 47. Hiệu lực của Nghị định

Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế các quy định trước đây về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.

Điều 48. Trách nhiệm hướng dẫn

Bộ trưởng Bộ Tài chính chịu trách nhiệm hướng dẫn chi tiết thi hành Nghị định này.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; 
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Văn phòng BCĐTW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh,
 thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Học viện Hành chính quốc gia;
- VPCP: BTCN, các PCN,
 Website Chính phủ, Ban Điều hành 112,
 Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,
 các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTTH (5b).

 

TM. CHÍNH PHỦ
Thủ Tướng



Nguyễn Tấn Dũng

 

THE GOVERNMENT
---------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 36/2007/ND-CP

Hanoi, March 8, 2007

 

DECREE

ON PENALTIES FOR ADMINISTRATIVE OFFENCES IN SECURITIES AND SECURITIES MARKET SECTOR

THE GOVERNMENT

Pursuant to the Law on Organization of the Government dated 25 December 2001; Pursuant to the Law on Securities dated 29 June 2006;
Pursuant to the Ordinance on Dealing with Administrative Offences dated 2 July 2002;
On the proposal of the Minister of Finance;

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Governing scope

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Administrative offences in the securities and securities market sector comprise:

(a) Breaches of provisions on making public offers of securities;

(b) Breaches of provisions on public companies;

(c) Breaches of provisions on securities listing;

(d) Breaches of provisions on organization of the securities trading market;

(dd) Breaches of provisions on securities business operations and securities business practising certificates;

(e) Breaches of provisions on securities trading;

(g) Breaches of provisions on securities registration, depository, clearance and payment; and on custodian banks;

(h) Breaches of provisions on disclosure of information;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(k) Breaches of provisions regarding hindering an investigation.

Article 2. Applicable entities

Any domestic or foreign organization, body or individual (hereinafter all referred to as any entity) who breaches the provisions of the law on securities and securities market but not to the level justifying criminal prosecution shall be dealt with for an administrative breach in accordance with the provisions of this Decree, unless an international treaty of which the Socialist Republic of Vietnam is a member contains other provisions in which case the provisions of such treaty shall apply.

Article 3. Principles for imposing penalties for administrative offences

1. The principles for imposing penalties for administrative offences in the securities and securities market sector shall be implemented in accordance with article 3 of the Ordinance on Dealing with Administrative Offences.

2. After an organization is dealt with for an administrative offence which it committed, it must comply with the penalty decision and then identify the individual in such organization whose fault caused the breach in order to determine the legal and financial responsibilities of such individual pursuant to law.

Article 4. Time-limit for imposing penalties for administrative offences

1. The time-limit for imposing a penalty for an administrative offence in the securities and securities market sector shall be two years as from the date the offence was committed. At the expiry of this time-limit, measures for remedying consequences as stipulated in article 7.3 of this Decree shall still apply.

2. If an individual who commits an administrative offence in the securities and securities market sector is investigated for criminal responsibility, or sued or prosecuted and thereafter there is a decision suspending such investigation or case, then the individual shall be dealt with administratively pursuant to the provisions of this Decree. The person issuing the decision to suspend the investigation or case shall forward a copy of such decision to the person authorized to deal with administrative offences. In such circumstances the statutory time-limit for imposing an administrative penalty shall be three months as from the date of receipt of the decision on suspension of the former investigation or case by the person authorized to deal with administrative offences.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 5. Period after which a penalty shall be deemed not to have been imposed

If any entity commits an administrative offence and at the expiry of a period of one year from the date of complete compliance with a penalty decision or from the date of expiry of effectiveness of the penalty decision such offender does not commit a repeat offence, it shall be deemed that the entity was not subject to a penalty for any administrative breach.

Article 6. Mitigating and aggravating circumstances

When imposing a penalty for an administrative offence in the securities and securities market sector, the following shall be regarded as mitigating or aggravating circumstances:

1. The following shall be deemed to be mitigating circumstances:

(a) The offender has taken steps to prevent or mitigate the impact of the breach or has voluntarily redressed its consequences or paid compensation for loss and damage;

(b) The offender has voluntarily confessed the offence and sincerely repented;

(c) The offence was committed under compulsion or during spiritual or material dependency;

(d) The offence was committed due to a lack of understanding;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The following shall be deemed to be aggravating circumstances:

(a) The offence was pre-organized;

(b) The offender has committed a number of offences or has repeatedly committed the same offence in the same sector;

(c) The offender forced a person materially or spiritually dependent on the offender to commit the offence;

(d) The offender took advantage of his or her official position or powers to commit the offence;

(dd) The offence was committed while the offender was subject to an administrative penalty decision;

(e) The offender committed the breach in spite of a request from an authorized person to desist;

(g) The offender took further action to evade or cover-up the administrative breach.

Article 7. Forms of penalty, measures for remedying consequences

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(a) A warning;

(b) A fine.

2. Depending on the nature and seriousness of the breach, the offending entity may also be subject to one or more additional penalties as follows:

(a) Confiscation of the entire revenue earned from the breach and of the number of securities used to commit the breach;

(b) Suspension for a fixed period or rescission of the public securities issue tranche, if after forty (40) days from the date of the breach the deficiency is not remedied;

(c) Revocation for a limited or unlimited period of the certificate for the public issue of securities, or of the licence for establishment and operation of the securities company, securities investments fund management company, or securities investment company; of the licence for registration of securities depository activities; or of the securities business practising certificate. During the period of revocation of the right to use any of the aforementioned documents, the entity shall not be permitted to conduct any professional operation as stipulated in the relevant certificate, licence or practising certificate.

3. An offending entity may, in addition to being subject to the main penalty and additional penalties as stipulated in clauses 1 and 2 of this article, and depending on the nature and seriousness of the breach, also be subject to one or more of the following measures in order to remedy consequences of the breach:

(a) Compulsory compliance with law;

(b) Compulsory rescission or correction of incorrect or false information;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 8. Applicability of laws in other sectors on penalties for administrative offences

If there are other current laws which regulate conduct which constitutes an administrative offence in the securities and securities market sector, and which specifically regulates the form and level of penalties for such conduct, then such other laws shall apply.

Chapter II

ADMINISTRATIVE OFFENCES, FORMS OF PENALTY, AND LEVEL OF FINES

Section 1. BREACHES OF PROVISIONS ON MAKING PUBLIC OFFERS OF SECURITIES

Article 9. Fines for offences regarding public offers of securities

1. A fine of from ten million to twenty million VND shall apply to the issuing organization or to the director or general director, chief accountant or other affiliated person of the issuing organization, the underwriter or the consultant which prepared an application file for registration of a public offer of securities containing incorrect, misleading or incomplete information which affected the decision of investors.

2. A fine of from twenty million to fifty million VND shall apply to the issuing organization or to the director or general director, deputy director or deputy general director, chief accountant or other affiliated person of the issuing organization, the underwriter or the consultant advising on the issue who commits one of the following breaches:

(a) Deliberate announcement of information which is incorrect or which hides the truth;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(c) Distribution of securities incorrectly in terms of the contents of the registration for the offer regarding the class of securities, the period for conducting the issue and the minimum volume of securities to be offered;

(d) Making an announcement about the issue on the media which is incorrect in terms of the contents of the issue and the time for the issue;

(dd) The underwriter has a total value of securities which exceeds the percentage stipulated by law.

3. A fine of from one per cent (1%) to five per cent (5%) of the total amount of money unlawfully raised shall apply to the issuing organization or to the director or general director, chief accountant or other affiliated person of the issuing organization, the underwriter, the consultant advising on the issue, to the auditing organization which provided approval, the person signing the audit report or entity certifying the application file for registration of the public offer of securities containing false information which caused loss to investors.

4. A fine of from one to five times the amount of money unlawfully collected shall apply to an issuing organization making a public offer of securities without having a certificate of registration of such offer.

5. Forms of additional penalty shall be:

(a) Suspension of the issuing tranche for a period of forty-five (45) days in the case of a breach of clauses 2 and 3 of this article;

(b) Revocation of the certificate of registration of the public offer after the period of suspension stipulated in sub-clause (a) above, if the breach was not remedied;

(c) Compulsory rescission of the issuing tranche in the case of a breach of clause 4 of this article;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(dd) Confiscation of the entire proceeds illegally collected by the offending entity in the case of a breach of clauses 3 or 4 of this article.

6. Measures for remedying consequences shall be:

(a) If an investor requests rescission of its purchase order within a period of thirty (30) days from the date an issuing tranche is suspended pursuant to clause 5(a) of this article, then the issuing organization must recover the securities which it offered for sale and refund the deposit or purchase monies together with interest at the rate of on-call deposits.

(b) Within a period of thirty (30) days from the date the certificate of registration of the public offer is revoked pursuant to clause 5(b) of this article or from the date the issuing tranche is compulsorily rescinded pursuant to clause 5(c), the issuing organization must recover the securities which it offered for sale and refund investors their deposits or purchase monies together with interest at the rate of on-call deposits.

Section 2. BREACHES OF PROVISIONS ON PUBLIC COMPANIES

Article 10. Fines for offences regarding public offers of securities

1. A fine shall apply to any public company as defined in article 25.1(c) of the Law on Securities which commits a first offence, with mitigating circumstances as defined on article 6 of this Decree, being failure to lodge a file with the State Securities Commission within ninety days of the date of its becoming a public company.

2. A fine of from five million to ten million VND shall apply to a public company which commits one of the following breaches:

(a) Failure to lodge a file with the State Securities Commission within ninety days of the date of its becoming a public company, applicable to the companies defined in article 25.1(c) of the Law on Securities;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(c) Failure to conduct securities registration or securities depository as required by articles 52 and 53 of the Law on Securities;

(d) Failure to comply with the provisions of the Law on Enterprises regarding corporate management as required by article 28.1 of the Law on Securities.

3. A fine of from ten million to twenty million VND shall apply to a public company which commits one of the following breaches:

(a) Failure to lodge a registration file with the State Securities Commission after the expiry of one year from the date of becoming a public company, applicable to the companies defined in article 25.1(c) of the Law on Securities;

(b) Failure to disclose information as required by article 101 of the Law on Securities;

(c) Breach of the accounting regime applicable to public companies or failure to audit annual financial statements or failure to apply the corporate management regime as required by the Law on Enterprises after the expiry of one year from the date of becoming a public company;

(d) Failure to correctly conduct securities registration or securities depository leading to a dispute or legal proceedings regarding ownership and affecting the interests of shareholders in the public company.

4. Measures for remedying consequences shall be:

Compulsory compliance with law, applicable to the breaches stipulated in clauses 1, 2 and 3 of this article.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. A fine of from ten million to twenty million VND shall apply to any entity becoming a major shareholder of a public company with shares listed on the Stock Exchange or a Securities Trading Centre, which entity commits one of the following breaches:

(a) Any entity or group of affiliated persons who become a major shareholder of a public company with shares listed on the Stock Exchange or a Securities Trading Centre and which fails, within a time-limit of seven working days, to report such ownership to the public company, the State Securities Commission [and/or] to the Stock Exchange or Securities Trading Centre where the public company shares are listed;

(b) Providing an inaccurate or incomplete report on major shareholder ownership as required by article 29.2 of the Law on Securities;

(c) Any entity or group of affiliated persons being a major shareholder of a public company with shares listed on the Stock Exchange or a Securities Trading Centre and which fails, within a time-limit of seven working days from the date of changing ownership by more than one per cent of the volume of shares of the same class currently in circulation, to provide an additional report thereon to the public company, the State Securities Commission [and/or] to the Stock Exchange or Securities Trading Centre where the public company shares are listed;

(d) A member of the board of management, board of directors, chief accountant or auditor of the issuing organization or any other affiliated person who trades shares in such listed company but fails to provide notice thereon to the Stock Exchange or Securities Trading Centre seven working days prior to the date of trading and three working days after completion of the transaction.

2. Measures for remedying consequences:

(a) Compulsory compliance with law, applicable to the breach stipulated in clause 1 of this article;

(b) Any member of the board of management, director or general director, deputy director or deputy general director, accountant, finance officer or other manager of the public company who derives a profit from the purchase or sale of the public company shares must repay such profit to the public company within six months of the date of such purchase or sale.

Article 12. Fines for offences by a public company with shares listed on the Stock Exchange or a Securities Trading Centre and which redeems its shares

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(a) Failure to make a public announcement of redemption of its own shares at least seven working days prior to the date of such redemption as required by article 30.2 of the Law on Securities;

(b) Making a public announcement of redemption of its own shares but with incomplete information about the purpose of the redemption, the number of shares to be redeemed, the source of funding for the redemption and the period for conducting the redemption; or having registered and made a public announcement about a redemption of shares, but failing to in fact conduct such redemption;

(c) Reselling the number of shares redeemed within six months of the date of the redemption, without approval from the Ministry of Finance.

2. Measures for remedying consequences shall be:

Compulsory compliance with law, applicable to the breaches stipulated in clause 1 of this article.

Section 3. BREACHES OF PROVISIONS ON SECURITIES LISTING

Article 13. Fines for an offence being a breach of the provisions on listing securities on the Stock Exchange or a Securities Trading Centre

1. A fine of from twenty million to fifty million VND shall apply to the listing organization or to the director or general director, deputy director or deputy general director, chief accountant or other affiliated person of the listing organization, to the consultancy organization advising on the listing, the auditing organization which provided approval, the person signing the audit report or any entity certifying the application file for listing and which commits any one of the following breaches:

(a) The application file for listing on the Stock Exchange or a Securities Trading Centre contains incorrect, misleading or incomplete information;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(c) The listing organization fails to fully comply with the provisions on the period for announcing information, the items to be announced and the method of announcing information about listing.

2. A fine of from fifty million to seventy million VND shall apply to the listing organization or to the director or general director, deputy director or deputy general director, chief accountant or other affiliated person of the listing organization, to the consultancy organization advising on the listing, the auditing organization which provided approval, the person signing the audit report or any entity certifying the application file for listing and which contains false information which caused serious misunderstanding.

3. Measures for remedying consequences shall be:

Rescission of the listing applicable to the breach stipulated in clause 2 of this article.

4. Other measures for remedying consequences shall be:

Compulsory compliance with law, applicable to the breaches stipulated in clauses 1 and 2 of this article.

Section 4. BREACHES OF PROVISIONS ON ORGANIZATION OF THE SECURITIES TRADING MARKET

Article 14. Fines for an offence being a breach of the provisions on organization of the securities trading market

1. A fine of from twenty million to fifty million VND shall apply to any entity which organizes a securities trading market contrary to article 33.3 of the Law on Securities but does not thereby derive a profit.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Forms of additional penalty shall be:

(a) Compulsory rescission of the unlawful organization of the securities trading market;

(b) Confiscation of the entire income unlawfully derived from the breach, applicable to the breach stipulated in clause 2 of this article.

3. Measures for remedying consequences shall be:

Compulsory compliance with law, applicable to the breaches stipulated in clauses 1 and 2 of this article.

Article 15. Fines for an offence being a breach by the Stock Exchange or a Securities Trading Centre of the provisions on administration of listing

1. A fine of from twenty million to fifty million VND shall apply to the Stock Exchange or a Securities Trading Centre which commits any one of the following breaches:

(a) Approval or rescission of listing in respect of an application file for listing which fails to abide by the stipulated conditions on capital, business results, financial capability, number of shareholders or number of owners of securities;

(b) Failure to detect a listing organization which does not maintain the stipulated conditions for listing; failure to provide a warning signal or announce information as stipulated by law, affecting the market price of securities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Compulsory compliance with the provisions in articles 37.4, 37.6 and 40.1 of the Law on Securities.

Article 16. Fines for an offence being a breach by the Stock Exchange or a Securities Trading Centre of the provisions on administration of members

1. A fine of from twenty million to fifty million VND shall apply to the Stock Exchange or a Securities Trading Centre which commits any one of the following breaches:

(a) Approval or rescission of membership of a securities company which fails to abide by the stipulated conditions on capital, material and technical facilities, and number of practising staff as required by the Membership Rules;

(b) Failure to detect a trading member which does not maintain the stipulated conditions for membership or breaches provisions on members' obligations in article 39.2 and 39.4 of the Law on Securities.

2. Measures for remedying consequences shall be:

Compulsory compliance with the provisions in articles 37.5, 39.2 and 39.4 of the Law on Securities.

Article 17. Fines for an offence being a breach by the Stock Exchange or a Securities Trading Centre of the provisions on trading, supervision and disclosure of information

1. A fine of from twenty million to fifty million VND shall apply to the Stock Exchange or a Securities Trading Centre which commits any one of the following breaches:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(b) Fails to promptly detect breaches of the Trading Rules or fails to comply with the provisions on supervision of trading activities, thereby seriously affecting the fair, public and transparent nature of the market;

(c) Fails to cease, suspend or rescind trading of securities in necessary cases in accordance with the Trading Rules of the Stock Exchange or Securities Trading Centre in order to protect investors, or fails to promptly provide a warning signal or announce information on the market about fluctuations seriously affecting the market.

2. Measures for remedying consequences shall be:

Compulsory compliance with law, applicable to the breaches stipulated in clause 1 of this article.

Article 18. Fines for an offence being a breach of the provisions on trading securities at a securities company

1. A fine of from twenty million to fifty million VND shall apply to a securities company which trades securities at the company and which commits any one of the following breaches:

(a) Failure to publicly announce at the headquarters of the company, or at its branches or agencies for the receipt of orders, the relevant items regarding trading methods, placing orders, providing a security deposit for trading, term for payment, trading fees and other relevant services concerning trading of securities listed at the Securities Trading Centre; and the list of practising members conducting trading of securities listed at the Securities Trading Centre and being trading members of such Centre;

(b) Failure to fully discharge the obligation to report and to disclose information about trading of securities listed at the Securities Trading Centre.

2. A fine of from fifty million to seventy million VND shall apply to a securities company which trades securities at the Securities Trading Centre of which such company is a member but contrary to the Trading Rules of the Securities Trading Centre as stipulated in article 41.2(b) of the Law on Securities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Confiscation of the entire income unlawfully derived from the breach, and compulsory termination of trading at the securities company.

4. Measures for remedying consequences shall be:

Compulsory compliance with the Trading Rules of the Securities Trading Centre, applicable to the breaches stipulated in clauses 1 and 2 of this article.

Section 5. BREACHES OF PROVISIONS ON SECURITIES BUSINESS ACTIVITIES AND SECURITIES BUSINESS PRACTISING CERTIFICATES

Article 19. Penalties for a breach by a representative office of the provisions on securities business licences and certificates of registered operation

1. A warning shall apply to a securities company, a fund management company, a securities investment company, or to the branch of a foreign securities company or fund management company in Vietnam which commits any one of the following breaches:

(a) Uses a name for the company or branch other than the name in the licence;

(b) Fails to provide notice of change of head office.

2. A fine of from five million to ten million VND shall apply to a securities company, a fund management company, a securities investment company, or to the branch of a foreign securities company or fund management company in Vietnam which commits any one of the following breaches:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(b) Operates in breach of its company charter or fund charter, or fails to provide notice of change of such charter.

3. A fine of from ten million to twenty million VND shall apply to a securities company, a fund management company, a securities investment company, or to the branch of a foreign securities company or fund management company in Vietnam which commits any one of the following breaches:

(a) Conducts a securities business operation or provides securities services without a licence;

(b) Lends or assigns its licence;

(c) Conducts a securities business operation or provides securities services in an unlicensed sector or when its licence is no longer valid;

(d) Erases or amends its licence;

(dd) Implements changes regarding securities and the securities market without approval from the State Securities Commission.

4. A fine of from ten million to twenty million VND shall apply to a securities company or a securities investment fund management company which divides, merges, consolidates or converts its company form without approval from the State Securities Commission.

5. A fine of from ten million to twenty million VND shall apply to a representative office of a foreign securities company or fund management company in Vietnam which directly engages in a securities business operation contrary to law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(a) Confiscation of the entire income unlawfully derived from the breach, applicable to the breaches stipulated in clauses 3(a), 3(b), 3(c) and clause 5 of this article;

(b) Revocation for a forty-five day period of the right to use the licence for establishment and operation of the securities company, fund management company, securities investment company, or branch of the foreign securities company or fund management company in Vietnam, applicable to the breaches stipulated in clause 2(b); clauses 3(b), 3(c), 3(d); and clause 4 of this article;

(c) Revocation of the licence for establishment and operation of the securities company, fund management company, securities investment company, or branch of the foreign securities company or fund management company in Vietnam, if the breach had not been remedied on expiry of the period of revocation of the right to use the licence stipulated in clause 6(b) of this article;

(d) Revocation of the business registration certificate of the representative office of the foreign securities company or fund management company in Vietnam, applicable to the breach stipulated in clause 5 of this article.

7. Measures for remedying consequences shall be:

Compulsory compliance with law, applicable to the breaches stipulated in clauses 2 to 5 inclusive of this article.

Article 20. Fines for breach by a securities company of the provisions on business activities

1. A fine of from five million to ten million VND shall apply to a securities company which commits one of the following breaches:

(a) Fails to organize and establish systems for internal control, for risk management, and for supervision and prevention of conflicts of interest within the company and during trading with affiliated persons as defined by law;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(c) Fails to sign written contracts with clients prior to providing services to the clients; fails to provide complete and truthful information to clients;

(d) Fails to comply with the principle to prioritize orders from clients prior to placing self-trading orders of the enterprise; fails to correctly implement orders from investors;

(dd) Fails to fully collate and study information about the financial status, investment objectives, and ability to accept risks of clients; fails to hold periodic assessments and classifications of clients regarding their ability to accept risks; or the recommendations and advice of the company given to clients does not comply with the criteria for assessment and classification of clients regarding the latter's' ability to accept risks;

(e) Fails to observe the regime on maintaining confidentiality of information from clients as stipulated by law.

2. A fine of from twenty million to fifty million VND shall apply to a securities company which commits one of the following breaches:

(a) Fails to maintain the level of liquid capital required by law;

(b) Makes investments or capital contributions in excess of the levels stipulated by law;

(c) Fails to purchase professional indemnity insurance for the business of the company;

(d) Fails to establish sufficient funds for the protection of investors to pay compensation for loss to investors caused by technical breakdowns or errors by staff of the securities company;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(e) Fails to properly record details of transactions for clients made by the company as stipulated by law.

3. A fine of from fifty million to seventy million VND shall apply to a securities company which commits one of the following breaches:

(a) Sells or permits clients to sell securities when the clients are no longer owners of the securities;

(b) Lends securities to clients to enable them to sell securities contrary to law;

(c) Lends money to clients to enable them to purchase securities, unless regulations of the

Ministry of Finance provide otherwise.

4. Forms of additional penalty shall be:

(a) Revocation for a thirty day period of the right to use the licence for establishment and operation of the securities company, applicable to the breaches stipulated in clause 2 of this article;

(b) Revocation for a forty-five day period of the right to use the licence for establishment and operation of the securities company, applicable to the breaches stipulated in clause 3 of this article;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. Measures for remedying consequences shall be:

Compulsory compliance with the provisions on business activities, applicable to the breaches stipulated in clauses 1, 2 and 3 of this article.

Article 21. Fines for breach by a fund management company of the provisions on business activities

1. A fine of from five million to ten million VND shall apply to a fund management company which commits one of the following breaches:

(a) Fails to organize and establish systems for internal control, for risk management, and for supervision and prevention of conflicts of interest within the company and during trading with affiliated persons as defined by law;

(b) Fails to manage separately the securities of each fund;

(c) Fails to sign written contracts with clients entrusting investment to the fund management company;

(d) Fails to provide complete and truthful information to clients during provision of services;

(dd) Fails to fully collate information about the financial status of investors; makes investments contrary to the investment objectives; or provides advice to its entrusting investors contrary to the law on distribution of profit and other provisions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(a) Fails to comply with the fund charter; fails to comply with the regulations on protection of the interests of investors;

(b) Fails to purchase professional indemnity insurance for fund management at the company; fails

to establish reserve funds in order to pay compensation for loss to investors as a result of technical breakdowns or errors made by staff of the fund management company;

(c) Fails to properly archive source documents, [and/or] fails to record accurately and in detail all transactions regarding investments of fund assets.

3. A fine of from fifty million to seventy million VND shall apply to a fund management company which commits one of the following breaches:

(a) Conducts a false net asset valuation of a securities investment fund in order to stabilize the price of certificates on the market;

(b) Uses capital or assets of a securities investment fund to lend or to underwrite other issues;

(c) Uses capital or assets of one securities investment fund in order to invest or purchase assets of another fund managed by the same company;

(d) Uses capital or assets of a securities investment fund in order to make a capital contribution, in order to hold shareholding, or in order to borrow from or make a loan to another fund management company;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(e) Uses capital or assets of a securities investment fund to invest in the securities of an issuing organization in excess of twenty-five (25) per cent of the total value of currently circulating securities in such issuing organization;

(g) Uses capital or assets of a securities investment fund in order to invest in excess of twenty (20) per cent of the total value of the fund assets in currently circulating securities of a issuing organization;

(h) Uses capital or assets of a securities investment fund in order to invest in excess of ten (10) per cent of the total value of a closed fund in real estate, or invests capital of an open fund in real estate;

(i) Uses capital or assets of an investment fund in order to invest in excess of thirty (30) per cent of the total value of assets of a public fund in a company in the same group of companies which have an ownership relationship with each other;

(k) Uses capital or assets of an investment fund in order to make loans or to provide guarantees for any other loan whatsoever;

(l) Borrows money in order to assist activities of a public fund contrary to law.

4. Forms of additional penalty shall be:

(a) Revocation for a thirty day period of the right to use the licence for establishment and operation of the fund management company, applicable to the breaches stipulated in clauses 2(a) and 2(b) of this article;

(b) Revocation for a forty-five day period of the right to use the licence for establishment and operation of the fund management company, applicable to the breaches stipulated in clause 3 of this article;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. Measures for remedying consequences shall be:

Compulsory compliance with law, applicable to the breaches stipulated in clauses 1, 2 and 3 of this article.

Article 22. Fines for breach by a securities investment company of the provisions on establishment, and on offering public fund certificates and shares

1. A fine of from ten million to twenty million VND shall apply to a fund management company, a securities investment company, the underwriter, the custodian bank and any affiliated person who commits any one of the following breaches:

(a) The application file for registration of establishment of a public fund, or for an offer of public fund certificates, or for an public offer of shares in a securities investment company as sent to the State Securities Commission contains false, misleading or incomplete information on important items which may affect the decision of investors;

(b) Using information outside the prospectus in order to conduct market research prior to obtaining permission for an offer of public fund certificates or for a public offer of shares in a securities investment company;

(c) Distribution of public fund certificates or shares in a securities investment company to the public prior to conducting an announcement of the issue;

(d) Announcing an offer of public fund certificates or a public offer of shares in a securities investment company incorrectly in terms of the media required by law, or making an announcement which is incorrect in terms of contents, time-limits and duration as required by law;

(dd) Underwriting an issue with a total value of public fund certificates or a total value of shares in a securities investment company which exceeds the stipulated level.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. A fine of from thirty million to fifty million VND shall apply to a fund management company, a securities investment company, the underwriter and the person signing the report participating in drafting of an application file for establishment of a fund, for establishment of a public securities investment company or for an offer of public fund certificates or a public offer of shares in a securities investment company, when such application file contains false information.

4. A fine of from fifty million to seventy million VND shall apply to a fund management company, a public securities investment company and the underwriter making an offer of public fund certificates or a public offer of shares in a securities investment company without approval from the State Securities Commission.

5. Forms of additional penalty shall be:

(a) Suspension for a forty-five day period of the offer of public fund certificates or the public offer of shares in the securities investment company, applicable to the breaches stipulated in clause 3 of this article;

(b) Rescission of the offer of public fund certificates or the public offer of shares in the securities investment company, if the breach had not been remedied on expiry of the period stipulated in clause 5(a) of this article;

(c) Compulsory rescission of the offer of public fund certificates or the public offer of shares in the securities investment company, applicable to the breaches stipulated in clause 4 of this article;

(d) Confiscation of the entire income unlawfully derived by the individual or organization from a breach as stipulated in clauses 3 and 4 of this article.

6. Measures for remedying consequences shall be:

(a) The fund management company must organize recovery of all the certificates, and the securities investment company must organize recovery of the shares it offered for sale and must also refund deposits or purchase monies paid for certificates by investors if investors ask to rescind their purchase orders within a time-limit of 15 days from the date of suspension of the offer of public fund certificates or of the offer of shares in the securities investment company as stipulated in clause 5(a) of this article;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 23. Fines for a breach of the provisions on establishment of a member fund

1. A fine of from twenty million to fifty million VND shall apply to a fund management company and any affiliated person who commits one of the following breaches:

(a) The application file for establishment of a member fund sent to the State Securities Commission contains incorrect or incomplete information, affecting the interests of capital contributing members;

(b) The contract for management and supervision of assets of the member fund between the fund management company and the custodian bank is incorrect in terms of the stipulated contents

[and/or] contrary to the fund charter, causing loss to the capital contributing members;

(c) Failure to report or to promptly report on unusual risks to or loss of assets of the fund, seriously affecting the interests of capital contributing members.

2. Measures for remedying consequences shall be:

Compulsory compliance with law, applicable to any breach stipulated in clause 1 of this article.

Article 24. Fines for a breach of the provisions on securities business practising certificates

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(a) Fails to promptly report on a change of professional staff;

(b) Fails to appoint participants for training courses on new laws, new trading systems and new classes of securities.

2. A fine of from five million to ten million VND shall apply to a securities company, a fund management company or a securities investment company which commits any one of the following breaches:

(a) Arranges for a person without a securities business practising certificate to conduct a professional operation when the law requires that such professional operation must be conducted by a person with such certificate;

(b) Fails to change or transfer work of people whose securities business practising certificates have been recovered pursuant to a decision of a competent body.

3. A fine of from ten million to twenty million VND shall apply to a securities business practitioner who commits any one of the following breaches:

(a) Concurrently works for another organization which has an ownership relationship with the securities company or fund management company where such person works;

(b) Concurrently works for another securities company or fund management company;

(c) Concurrently acts as the director or general director of another organization which makes a public offer of securities or which is a listing organization;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(dd) Any person with a practising certificate and being a member of the board of management, the board of directors or the board of controllers of a securities company who invests in another securities company.

4. A fine of from thirty million to fifty million VND shall apply to a securities business practitioner who commits any one of the following breaches:

(a) Takes advantage of his or her position or powers in order to lend money or securities in the account of a client or to use securities of a client to pledge, or uses money and securities in the account of a client without having authority from such client;

(b) Directly or indirectly commits any act of fraud or cheating, or creates false information or excludes essential information causing serious misunderstanding and affecting the operations being a public offer of securities; securities listing, trading, business or investment; or securities and securities market services;

(c) Lends a securities business practising certificate;

(d) Erases or changes a securities business practising certificate.

5. Forms of additional penalty shall be:

(a) Revocation for an indefinite term of the right to use the securities business practising certificate, applicable to the breaches stipulated in clauses 3 and 4 of this article;

(b) Confiscation of the entire income unlawfully derived by the securities business practitioner from the breach, applicable to the breaches stipulated in clause 4 of this article.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Compulsory compliance with law, applicable to the breaches stipulated in clauses 1 to 4 inclusive of this article.

Section 6. BREACHES OF PROVISIONS ON SECURITIES TRADING

Article 25. Fines for an offence being breach of the provisions prohibiting participation in securities trading

1. A fine of from thirty million to fifty million VND shall apply to an individual and a fine of from fifty million to seventy million VND shall apply to an organization prohibited by law from direct or indirect participation in share trading which holds or purchases shares by changing name or borrowing the name of another person to conduct securities trading.

2. Forms of additional penalty shall be:

Confiscation of the entire income unlawfully derived and of the quantity of shares used to commit the breach.

3. Measures for remedying consequences shall be:

Compulsory compliance with law, applicable to a breach of article 126.2 of the Law on Securities.

Article 26. Fines for acting fraudulently or cheating during securities trading

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(a) Directly or indirectly participates in committing any act of fraud or cheating, or creating false information or excluding essential information causing serious misunderstanding and affecting the operations being securities issuing, listing, trading, business, investment or services;

(b) Directly participates in provision of false information aimed at inducing the purchase or sale of securities, or directly participates in failure to promptly disclose information about an event affecting the market price of securities.

2. Forms of additional penalty shall be:

Confiscation of the entire income unlawfully derived by the individual or organization investing in securities, applicable to the breaches stipulated in clause 1 of this article.

3. Measures for remedying consequences shall be:

Compulsory compliance with law, applicable to the breaches stipulated in clause 1 of this article.

Article 27. Fines for an offence being inside trading during securities trading

1. A fine of from thirty million to fifty million VND shall apply to an individual and a fine of from fifty million to seventy million VND shall apply to an organization investing in securities which commits any one of the following breaches:

(a) Uses internal information to purchase or sell securities in a public company or public fund for oneself or for a third party;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Forms of additional penalty shall be:

Confiscation of the entire income unlawfully derived by the individual or organization investing in securities, applicable to the breaches stipulated in clause 1 of this article.

3. Measures for remedying consequences shall be:

Compulsory compliance with the provisions prohibiting inside trading, applicable to the breaches stipulated in clause 1 of this article.

Article 28. Fines for an offence being securities market rigging

1. A fine of from thirty million to fifty million VND shall apply to an individual and a fine of from fifty million to seventy million VND shall apply to an organization investing in securities which commits any one of the following breaches:

(a) Colludes during trading of securities, aimed at creating false supply and demand;

(b) Trades securities by colluding with or enticing another person to continually purchase and sell securities in order to rig the price of the securities;

(c) Combines or uses other trading methods in order to manipulate the price of securities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Confiscation of the entire income unlawfully derived by the individual or organization investing in securities, applicable to the breaches stipulated in clause 1 of this article.

3. Measures for remedying consequences shall be:

Compulsory compliance with law, applicable to the breaches stipulated in clause 1 of this article.

Article 29. Fines for a breach of the provisions on public offers to acquire

1. A fine of from twenty million to fifty million VND shall apply to any entity which makes an offer to acquire voting shares resulting in ownership of twenty-five (25) per cent or more of the number of currently circulating shares in a public company, or which makes an offer to acquire without having registered the public offer to acquire with the State Securities Commission or without approval from the State Securities Commission.

2. A fine of from fifty million to seventy million VND shall apply to any entity which makes an offer to acquire voting shares resulting in ownership of twenty-five (25) per cent or more of the number of currently circulating shares in a public company, or which makes an offer to acquire to entities which are compulsorily required to sell their shares and which commits any one of the following breaches:

(a) Directly or indirectly purchases or undertakes to purchase a number of the shares which are currently the subject of the public offer from a person not involved in the offer;

(b) Sells or undertakes to sell a number of shares which are currently the subject of the offer to purchase;

(c) Treats unequally owners of the same class of shares which are the subject of a current offer to purchase;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(dd) Fails to comply with the provisions on the period for conducting a public offer tranche of securities;

(e) Conducts a public offer when the subjects of the offer are persons who are compulsorily required to sell the shares which they currently own;

(g) Fails to apply the conditions of the public offer to all shareholders in the public company;

(h) Refuses to purchase shares from a particular shareholder in accordance with the conditions of the public offer.

3. Forms of additional penalty shall be:

(a) Suspension for a forty-five day period of the public offer to acquire, applicable to the breaches stipulated in clauses 1 and 2 of this article;

(b) Rescission of the public offer to acquire, if the breach had not been remedied on expiry of the period stipulated in clause 3(a) of this article.

4. Measures for remedying consequences shall be:

Compulsory compliance with the provisions on public offers to acquire, applicable to the breaches stipulated in clauses 1 and 2 of this article.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 30. Fines for an offence being a breach of the provisions on securities registration, depository, clearance and payment

1. A fine of from ten million to twenty million VND shall apply to the Securities Depository Centre and to any securities depository member who commits any one of the following breaches:

(a) Organizes securities registration, depository, clearance and payment while failing to satisfy the stipulated conditions on material and technical facilities required for such activities;

(b) Fails to formulate operational rules and rules on risk management for each professional operation as required by law;

(c) Fails to have methods to protect databases and to archive all source documents regarding registration, depository, settlements and payments for securities as required by law.

2. A fine of from twenty million to fifty million VND shall apply to the Securities Depository Centre, its staff and to any securities depository member who commits any one of the following breaches:

(a) Breaches the regime on preservation and archiving of securities, and the regime on registration, depository, settlement and payment for securities as stipulated by law, causing loss to clients;

(b) Breaches the regime on maintaining confidentiality of depository accounts of clients as stipulated by law;

(c) Fails to provide promptly complete and accurate lists of securities owners, lists of shareholders and other relevant data as requested by a public company.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



to any securities depository member who breaches the provisions on time for payment, time-limit for transferring ownership of securities, or who amends or erases or falsifies source documents during payment and/or transfer of ownership of securities, causing material loss to clients.

4. Forms of additional penalty shall be:

(a) Revocation for a minimum ninety day period of the right to use the certificate of registration of securities depository operation, applicable to any securities depository member who breaches a provision in clause 2(a) or clause 3 of this article;

(b) Confiscation of the entire income unlawfully derived by the organization and its staff conducting securities registration, depository, clearance and payment, applicable to the breaches stipulated in clauses 2 and 3 of this article.

5. Measures for remedying consequences shall be:

Compulsory compliance with the law, applicable to the breaches stipulated in clauses 2 and 3 of this article.

Article 31. Fines for an offence being a breach of the provisions on responsibilities of custodian banks

1. A fine of from ten million to twenty million VND shall apply to a custodian bank which exercises the function of a custodian bank while failing to satisfy the stipulated conditions on material and technical facilities required for such operation.

2. A fine of from twenty million to fifty million VND shall apply to a custodian bank which commits any one of the following breaches:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(b) Certifies reports on assets of a public fund or of a securities investment company which were prepared inaccurately or erroneously by the fund management company or by the securities investment company.

3. A fine of from fifty million to seventy million VND shall apply to a custodian bank which commits any one of the following breaches:

(a) Preserves assets of a securities investment fund or assets of a securities investment company contrary to the charter of the fund or the charter of the company;

(b) Fails to ensure separate preservation of assets of one investment fund from assets of another investment fund;

(c) The custodian bank, or a member of the board of management or board of directors or staff of the custodian bank has an ownership relationship, or a lending or borrowing relationship with the fund management company or securities investment company, or vice versa;

(d) The custodian bank, or a member of the board of management or board of directors or staff of the custodian bank directly conducts the duties of supervising the purchase and sale of assets of a public fund or of a securities investment company.

4. Forms of additional penalty shall be:

(a) Revocation for a thirty day period of the right to use the certificate of registration of securities depository operation, applicable to any breach of a provision in clause 3 of this article;

(b) Withdrawal of the certificate of registration of securities depository operation, if the breach had not been remedied on expiry of the period stipulated in clause 4(a) of this article.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Compulsory compliance with the law, applicable to the breaches stipulated in clauses 1, 2 and 3 of this article.

Section 8. BREACHES OF PROVISIONS ON DISCLOSURE OF INFORMATION

Article 32. Fines for an offence being a breach of the provisions on disclosure of information

1. A fine of from ten million to twenty million VND shall apply to an issuing organization, a public company, a listing organization, a securities company, a fund management company, a securities investment company, or to the Stock Exchange or a Securities Trading Centre which commits any one of the following breaches:

(a) Discloses information but fails to provide a report to the State Securities Commission on the information which has been disclosed;

(b) The person disclosing the information lacks the authority required by law to make the disclosure.

2. A fine of from twenty million to thirty million VND shall apply to an issuing organization, a public company, a listing organization, a securities company, a fund management company, a securities investment company, or to the Stock Exchange or a Securities Trading Centre which commits any one of the following breaches:

(a) Arranges for the disclosure of information on the media but incorrectly in terms of the provisions of law;

(b) Makes a disclosure of information which is incomplete or out of time, or not made promptly as required by law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(a) Discloses information which contains false items, causing a serious fluctuation in market prices;

(b) Discloses confidential or secret information or data;

(c) Deliberately delays the disclosure of unusual information or the disclosure of information at the request of the State Securities Commission.

4. Measures for remedying consequences shall be:

Compulsory compliance with the law on disclosure of information, applicable to the breaches stipulated in clauses 1, 2 and 3 of this article.

Section 9. BREACHES OF PROVISIONS ON REPORTING

Article 33. Fines for an offence being a breach of the provisions on reporting

1. A warning or a fine of from five million to ten million VND shall apply to the Stock Exchange, a Securities Trading Centre, a Securities Depository Centre, a public company, a listing organization, a securities company, a fund management company, a securities investment company or a custodian bank which commits any one of the following breaches:

(a) Provides a report which is incomplete in terms of the content requirements;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(c) Provides a report not on the correct standard form as stipulated by law.

2. A fine of from ten million to twenty VND shall apply to the Stock Exchange, a Securities Trading Centre, a Securities Depository Centre, a public company, a listing organization, a securities company, a fund management company, a securities investment company or a custodian bank which commits any one of the following breaches:

(a) Ceases operation without reporting to the State Securities Commission, or having reported to the State Securities Commission does not yet have approval from the State Securities Commission;

(b) Fails to report or reports outside the time-limit on the occurrence of an unusual event which seriously affects financial capacity and ability to conduct the business operation or provide the securities services.

3. Measures for remedying consequences shall be:

Compulsory compliance with the law on the reporting regime applicable to offenders who commit any breach stipulated in clauses 1 and 2 of this article.

Section 10. BREACHES OF PROVISIONS ON HINDERING AN INVESTIGATION

Article 34. Fines for an offence being a breach of the provisions on hindering an investigation

1. A warning shall apply to an issuing organization, a listing organization, a securities company, a fund management company, a securities investment company, a custodian bank, the Stock Exchange, a Securities Trading Centre, a Securities Depository Centre or any entity involved in securities and securities market activities which, at the request of an inspection group or an inspector, hides or fails to provide prompt and complete information, data or databases.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. A fine of from ten million to twenty million VND shall apply to an issuing organization, a listing organization, a securities company, a fund management company, a securities investment company, a custodian bank, the Stock Exchange, a Securities Trading Centre, a Securities Depository Centre or any entity involved in securities and securities market activities which commits any one of the following breaches:

(a) Hides or changes source documents, data or accounting books or changes exhibits during the course of being investigated;

(b) Deliberately dismantles, removes or otherwise changes objects which have been sealed such as money, source documents, data, files, accounting books, exhibits or other sealed facilities.

Chapter III

AUTHORITY AND PROCEDURES FOR IMPOSING PENALTIES

Article 35. Authority to impose penalties

1. The head of the Inspectorate of the State Securities Commission shall have authority:

(a) To impose a warning;

(b) To impose a fine up to seventy million VND.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(a) To impose a warning;

(b) To impose a fine up to seventy million VND;

(c) To impose penalties for breaches as stipulated in articles 9.3, 9.4 and 14.2 of this Decree;

(d) To impose additional penalties and measures in order to remedy consequences as stipulated in articles 7.2 and 7.3 of this Decree.

Article 36. Delegation of authority to impose penalties for administrative offences

If the person authorized to impose penalties by article 35 of this Decree is absent, then such person shall have authority to delegate authority to his or her deputy by providing a written authorization. Such authorization must be implemented in accordance with article 11 of the Ordinance on Dealing with Administrative Offences and article 14 of Decree 134 of the Government dated 14 November 2003 implementing the said Ordinance.

Article 37. Immediate cessation of an administrative offence

When any person authorized to deal with an administrative offence detects such breach, he or she must immediately issue an order for the cessation of such administrative breach.

Article 38. Preparation of minutes of an administrative offence

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Minutes must be prepared with respect to every administrative offence in the securities and securities market sector, except in a case where a warning is given, and except in a case which has been transferred from the criminal courts.

3. Minutes must be prepared in two copies on the stipulated form, and they must be signed by the person preparing the minutes, by the offender or by the representative of an offending organization.

If there are witnesses present, persons who suffered loss or representatives of organizations which suffered loss, then they must also sign the minutes, and if the minutes run to more than one page, then each page of the minutes must be signed by all the aforementioned persons. If any person being the offender, the representative of the offending organization, a witness, a person who suffered loss or the representative of an organization which suffered loss refuses to sign the minutes, then the person who prepares the minutes must record this fact into the minutes.

4. When minutes have been prepared, one copy must be handed to the offending entity; and if the person preparing the minutes does not have the jurisdiction to deal with the breach, then such person must forward the original minutes together with all relevant data and the file to the authorized person within a time-limit of three days from the date of preparation of the minutes.

Article 39. Penalty decisions

1. A penalty decision must be made on the standard form and must be made in at least five copies in the case of a warning and at least six copies in the case of a fine.

2. A penalty decision must be issued within a time-limit of 10 working days from the date of completion of the minutes of administrative offence, and in a complicated case this time-limit may be extended but not to exceed 30 days. If in a complicated case more time is required to verify the circumstances, then the authorized person must notify his or her superior in writing and request the extension, and any extension granted must be granted in writing but not to exceed 30 days. At the expiry of the above-mentioned time limit the authorized person shall not be permitted to issue a penalty decision but shall still have authority to apply the measures to remedy consequences stipulated in article 7.3 of this Decree.

3. Only one penalty decision shall be issued in the case of any one offending individual or organization committing a number of offences. In the case of a number of offending individuals and/or organizations committing a number of breaches which are similar but there is no relationship between the offenders, then a separate penalty decision shall be issued in respect of each offender. Depending on the nature and seriousness of the breach by each offender, the authorized person shall decide the appropriate level of penalty.

If a case exceeds the jurisdiction of an authorized person, then such authorized person must transfer the file to the higher level.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. A penalty decision shall take effect from the date of its signing, unless the substance of the penalty decision stipulates otherwise.

6. A penalty decision must be sent to the offender and to the body collecting fines within a time-limit of three working days from the date of issuance of the decision.

Article 40. Procedures regarding fines

1. Imposition of fines must be correctly implemented in accordance with the procedures stipulated in articles 38 and 39 of this Decree. An offender must pay the fine stipulated in the penalty decision within a time-limit of 10 working days from the date the penalty decision is sent to such offender, and the payment must be made to the State Treasury and the offender shall receive a receipt for payment of the fine.

2. A specific fine shall be the average of the levels of fine within the framework stipulated for such offence, and if there are mitigating circumstances then the fine should be reduced but not below the minimum level of the framework, and if there are aggravating circumstances then the fine should be increased but not above the maximum level within such framework.

Article 41. Procedures for depriving offenders of the right to use their licences or securities business practising certificates

1. The Chairman of the State Securities Commission shall have authority to issue decisions revoking the right to use licences and practising certificates as stipulated in article 7.2(c) of this Decree. Any decision which revokes the right to use a licence or practising certificate must specify the name, type and number of the licence or certificate; and the period for which the right to use the licence or certificate is revoked. If a decision is issued suspending only one type of professional operation, then the authorized person must specify in the penalty decision the type of professional operation which is suspended and the duration of the suspension.

2. If the authorized person discovers that a licence was not issued correctly in accordance with authority or contains contents contrary to law, then the authorized person must immediately revoke the licence and at the same time notify the licence-issuing body.

Article 42. Procedures for confiscation of the number of securities used to commit a breach and income derived from the breach

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 43. Procedures for suspension or rescission of a public offers of securities

In the case of application of the additional penalty of suspension for a limited period or rescission of a public offer of securities, the authorized person must specify such details in the penalty decision, and implement procedures in accordance with articles 22 and 23 of the Law on Securities.

Article 44. Compulsory enforcement of penalty decisions

1. If an offender files to voluntarily comply with a penalty decision, then the following compulsory enforcement methods shall apply:

(a) Deduction of a part of salary or a part of income, or deduction from a bank account;

(b) Seizure of assets with a value equal to the amount of the fine in order to auction the assets;

(c) Application of other compulsory enforcement methods to confiscate exhibits and means used to commit the breach, or compulsory return of the original status quo.

2. The person authorized to impose penalties by article 35 of this Decree shall issue a decision on compulsory enforcement and shall organize implementation of the compulsory enforcement method.

3. An offender must strictly comply with a decision on compulsory enforcement.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. The offender shall bear the costs of compulsory enforcement of an administrative penalty.

Chapter IV

SUPERVISION AND INSPECTION OF DEALING WITH ADMINISTRATIVE OFFENCES; RESOLUTION OF COMPLAINTS AND DENUNCIATIONS; AND DEALING WITH BREACHES BY PERSONS AUTHORIZED TO IMPOSE PENALTIES IN THE SECURITIES AND SECURITIES MARKET SECTOR

Article 45. Supervision and inspection of dealing with administrative offences

The Minister of Finance shall be responsible for regular supervision of imposition of penalties for administrative offences in the securities and securities market sector; for resolution of complaints, and for dealing with denunciations of persons authorized to impose penalties by article 35 of this Decree; and for implementing the reporting regime on the status of administrative offences in the securities and securities market sector.

Article 46. Resolution of complaints, institution of proceedings regarding administrative penalty decisions, and denunciations of illegal acts by persons authorized to impose penalties

1. Any offender subject to a penalty for an administrative offence in the securities and securities market sector shall have the right to lodge a complaint; and the competent State body shall be responsible for resolving such complaint in accordance with the law on complaints and denunciations.

Institution of legal proceedings before the people's court in respect of a penalty for an administrative offence in the securities and securities market sector shall be implemented in accordance with the law on resolving administrative cases.

An offender must comply with the penalty decision on the administrative offence in the securities and securities market sector pending a decision resolving the complaint or pending a decision by the people's court.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter V

IMPLEMENTING PROVISIONS

Article 47. Effectiveness

This Decree shall be of full force and effect fifteen (15) days after the date of its publication in the Official Gazette and shall replace previous provisions on penalties for administrative offences in the securities and securities market sector.

Article 48. Responsibility to provide guidelines

The Ministry of Finance shall provide guidelines for implementation of this Decree.

Ministers, ministerial equivalent bodies, heads of Government bodies and chairmen of peoples committees of provinces and cities under central authority shall be responsible for implementation of this Decree.

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 36/2007/NĐ-CP ngày 08/03/2007 về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


14.719

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.103.121
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!