Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: Khongso Loại văn bản: Điều ước quốc tế
Nơi ban hành: *** Người ký: ***
Ngày ban hành: 09/12/1988 Ngày hiệu lực:
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC

VỀ HỐI PHIẾU VÀ KỲ PHIẾU QUỐC TẾ (1988)

 

(Nghị quyết 43/165 của Ðại Hội Ðồng, phụ lục)

Chương I. Phạm Vi Áp Dụng Và Hình Thức Của Phương tiện 

Chương II. Diễn đạt 

Chương III. Chuyển nhượng 

Chương IV. Quyền hạn và trách nhiệm

Chương V. Xuất trình, từ chối không chấp nhận hoặc không thanh toán và truy đòi

Chương VI. Miễn nhiệm

Chương VII. Phương tiện bị mất

Chương VIII. Giới hạn (qui định) 

Chương IX . Các điều khoản cuối cùng

CÁC QUỐC GIA THAM GIA KÝ KẾT

 

Chương I

PHẠM VI ÁP DỤNG VÀ HÌNH THỨC CỦA PHƯƠNG TIỆN

Ðiều 1

1. Công ước này áp dụng cho hối phiếu quốc tế khi nó chứa đựng tiêu đề "Hối phiếu quốc tế (Công ước UNCITRAL) và cũng chứa đựng trong nội dung của nó những từ "Hối phiếu quốc tế (Công ước UNCITRAL)".

2. Công ước này áp dụng cho kì phiếu quốc tế khi nó chứa đựng tiêu đề "Kì phiếu quốc tế (Công ước UNCITRAL)" và cũng chứa đựng trong nội dung của nó những từ "Kì phiếu quốc tế (Công ước UNITRAL).

3. Công ước này không áp dụng đối với các loại séc.

Ðiều 2

1. Hối phiếu quốc tế là một hối phiếu qui định ít nhất hai trong số các địa điểm sau và chỉ ra rằng bất kì hai địa điểm nào được qui định như vậy nằm ở các nước khác nhau:

a. Ðịa điểm hối phiếu được kí phát;

b. Ðịa điểm ghi bên cạnh chữ kí của người kí phát;

c. Địa điểm ghi bên cạnh tên của người trả tiền;

d. Ðịa điểm ghi bên cạnh tên của người hưởng lợi;

e. Ðịa điểm trả tiền.

Với điều kiện là hoặc địa điểm nơi hối phiếu được kí phát hoặc địa điểm trả tiền được ghi trên hối phiếu thuộc một Quốc gia thành viên.

2. Kì phiếu quốc tế là một kì phiếu qui định ít nhất hai trong số các địa điểm sau và chỉ ra rằng bất kì hai địa điểm nào được qui định như vậy nằm ở các nước khác nhau:

a. Ðịa điểm kì phiếu được lập;

b. Ðịa điểm ghi bên cạnh chữ kí của người lập kì phiếu;

c. Ðịa điểm ghi bên cạnh tên của người hưởng lợi;

d. Ðịa điểm thanh toán.

Với điều kiện là địa điểm thanh toán được ghi trên kì phiếu và thuộc một Quốc gia thành viên.

3. Công ước này không giải quyết vấn đề hình phạt do luật Quốc gia đặt ra trong trường hợp có sự diễn đạt sai hoặc không đúng trên phương tiện về một địa điểm được đề cập đến tại khoản 1 hoặc 2 của Điều này. Tuy nhiên, bất kì hình phạt nào cũng sẽ không ảnh hưởng đến hiệu lực của phương tiện hoặc đến việc áp dụng Công ước này.

Ðiều 3

1. Một hối phiếu là một phương tiện được kí phát mà:

a. Chứa đựng một mệnh lệnh vô điều kiện theo đó người kí phát chỉ thị cho người trả tiền phải trả một số tiền nhất định cho người hưởng lợi hoặc theo lệnh của người này;

b. Phải thanh toán theo yêu cầu hoặc vào một thời điểm nhất định;

c. Có đề ngày tháng kí phát;

d. Ðược người ký phát ký tên.

2. Một kì phiếu là một phương tiện được lập mà:

a. Chứa đựng một cam kết vô điều kiện theo đó người lập kì phiếu cam kết thanh toán một số tiền nhất định cho người hưởng lợi hoặc theo lệnh của người này;

b. Ðược thanh toán theo yêu cầu hoặc vào một thời điểm nhất định;

c. Có đề ngày tháng năm;

d. Ðược người lập phiếu kí tên.

Chương II

DIỄN ĐẠT 

Mục 1. ĐIỀU KHOẢN CHUNG

Ðiều 4

Trong việc diễn đạt Công ước này, cần phải quan tâm đến tính quốc tế và nhu cầu đẩy nhanh tính thống nhất trong việc áp dụng Công ước và thúc đẩy việc giữ vững thiện chí trong giao dịch quốc tế.

Ðiều 5

Trong Công ước này:

a. "Hối phiếu" có nghĩa là hối phiếu quốc tế do Công ước này điều chỉnh;

b. "Kì phiếu" có nghĩa là kì phiếu quốc tế do Công ước này điều chỉnh;

c. "Phương tiện" có nghĩa là một hối phiếu hoặc một kì phiếu;

d. "Người trả tiền" có nghĩa là người mà hối phiếu nhằm vào khi được phát hành và không chấp nhận hối phiếu;

e. "Người hưởng lợi" có nghĩa là người mà người phát hành hối phiếu chỉ thị phải thanh toán, hoặc người mà người lập phiếu cam kết trả tiền;

f. "Người cầm phiếu" có nghĩa là người sở hữu một phương tiện phù hợp với Điều 15;

g. "Người cầm phiếu được bảo vệ" có nghĩa là người cầm phiếu đáp ứng các yêu cầu của Điều 29;

h. "Người bảo lãnh" có nghĩa là người đảm nhận nghĩa vụ bảo lãnh theo Điều 46, chịu sự điều chỉnh của khoản 4 (b) ("được bảo lãnh") hoặc 4 (c) ("bảo đảm") của Điều 47;

i. "Bên tham gia" có nghĩa là người đã kí một phương tiện với tư cách là người kí phát, người lập phiếu, người chấp nhận, người kí hậu hoặc người bảo lãnh;

j. "Ðáo hạn" có nghĩa là thời hạn thanh toán được đề cập đến tại khoản 4,5,6 và 7 của Điều 9;

k. "Chữ ký" có nghĩa là chữ kí viết tay, chữ kí bằng fax hoặc một sự xác nhận tương tự được thực hiện bằng bất cứ một phương tiện nào khác; "chữ kí giả mạo" bao gồm chữ kí do sự sử dụng sai trái các phương tiện đó;

l. "Tiền" hoặc "tiền tệ" bao gồm một đơn vị tiền tệ tính toán do một tổ chức liên chính phủ đặt ra hoặc do hiệp ước giữa hai hay nhiều nước, với điều kiện là Công ước này sẽ áp dụng không làm ảnh hưởng đến các qui tắc của tổ chức liên chính phủ hay đến các qui định trong hiệp ước.

Ðiều 6

Vì những mục đích của Công ước này, một người được xem là có ý thức về một sự kiện nào đó nếu người ấy có ý thức thực tế về sự kiện ấy hoặc không thể không biết đến sự hiện hữu của sự kiện ấy.

Mục 2. DIỄN GIẢI YÊU CẦU VỀ THỦ TỤC

Ðiều 7

Số tiền được trả của một phương tiện được hiểu là một số tiền xác định mặc dù phương tiện ghi rằng nó phải được thanh toán:

a. Với tiền lãi;

b. Bằng nhiều đợt vào những ngày kế tục;

c. Bằng nhiều đợt vào những ngày kế tục có qui định trên phương tiện rằng khi không thanh toán bất cứ đợt nào khoản chênh lệch chưa trả trở thành nợ phải trả;

d. Theo tỉ giá hối đoái ghi trong phương tiện hoặc sẽ phải được xác định theo chỉ dẫn của phương tiện;

e. Bằng một loại tiền tệ khác loại tiền tệ dùng ghi giá trị của phương tiện.

Ðiều 8

1. Nếu có sự khác biệt giữa số tiền bằng chữ và số tiền bằng số thì số tiền phải trả của phương tiện là số tiền bằng chữ.

2. Nếu số tiền của phương tiện được diễn đạt hoàn toàn bằng chữ và có sự khác biệt thì số tiền phải trả là số tiền nhỏ hơn. Ðiều này cũng áp dụng nếu số tiền của phương tiện được diễn đạt hoàn toàn bằng số và có sự khác biệt.

3. Nếu số tiền của phương tiện được diễn đạt bằng một loại tiền tệ có cùng một tên gọi như tên gọi tiền tệ của ít nhất một Quốc gia không phải là Quốc gia nơi mà việc thanh toán phải được thực hiện, như được ghi rõ trên phương tiện, và loại tiền tệ đó không được xác định rõ là tiền tệ của một Quốc gia riêng biệt nào thì loại tiền tệ đó phải được xem như tiền tệ của Quốc gia nơi mà việc thanh toán phải được thực hiện.

4. Nếu một phương tiện ghi bằng số tiền của phương tiện phải được thanh toán với tiền lãi mà không xác định rõ lãi phải tính từ ngày nào thì tiền lãi được tính từ ngày (kí phát/lập) của phương tiện.

5. Một sự qui định rằng số tiền của phương tiện phải thanh toán với tiền lãi được xem như không viết lên phương tiện trừ khi có qui định rõ lãi suất phải trả.

6. Lãi suất phải trả có thể là lãi suất xác định hoặc lãi suất biến đổi. Ðối với lãi suất biến đổi để thích hợp với mục đích này, nó phải thay đổi trong mối quan hệ với một hoặc nhiều lãi suất tham khảo phù hợp với các qui định trên phương tiện và mỗi lãi suất tham khảo như vậy phải được chính thức công bố hoặc nếu không công bố thì phải sẵn có đối với công chúng và phải không phụ thuộc một cách trực tiếp hoặc gián tiếp vào quyết định đơn phương của người có tên trên phương tiện vào thời điểm hối phiếu được kí phát, hoặc kì phiếu được lập, trừ khi người đó có tên chỉ trong điều khoản về lãi suất tham khảo.

7. Nếu lãi suất phải trả là lãi suất biến đổi, có thể qui định một cách rõ ràng là lãi suất phải trả sẽ không thấp hơn hoặc sẽ không vượt quá một lãi suất xác định rõ hoặc nếu không thì có thể qui định rõ hoặc nếu không thì có thể qui định rằng độ biến thiên là có giới hạn.

8. Nếu lãi suất biến đổi không đủ điều kiện theo khoản 6 của Điều này hoặc vì bất cứ một lí do gì không thể xác định được giá trị bằng số của lãi suất biến đổi cho bất kì thời gian nào, tiền lãi sẽ được thanh toán cho thời gian thích hợp theo tỉ suất được tính phù hợp với khoản 2 của Điều 70.

Ðiều 9

1. Một phương tiện được xem phải thanh toán theo yêu cầu:

a. Nếu nói rằng nó phải được thanh toán ngay hoặc theo yêu cầu hoặc khi xuất trình hoặc nếu phương tiện có văn từ với nội dung tương tự; hoặc

b. Nếu không xác định rõ thời gian thanh toán.

2. Một phương tiện phải trả vào một thời gian nhất định và được chấp nhận hoặc được kí hậu hoặc được bảo lãnh sau khi đáo hạn là một phương tiện phải trả theo yêu cầu đối với người chấp nhận, người kí hậu, hoặc người bảo lãnh.

3. Một phương tiện được xem là phải trả vào một thời gian nhất định nếu nó nói rằng phải được thanh toán:

a. Vào một ngày đã nêu rõ hoặc vào một thời gian nhất định sau ngày đã nêu hoặc vào một thời gian nhất định sau ngày của phương tiện;

b. Vào một thời gian nhất định sau khi nhìn thấy;

c. Bằng nhiều đợt vào những ngày kế tiếp với qui định trên phương tiện rằng khi không thanh toán bất cứ đợt nào khoản chênh lệch chưa trả trở thành nợ phải trả.

4. Thời gian thanh toán của một phương tiện phải trả vào một thời gian nhất định sau ngày được xác định bằng cách chiếu theo ngày của phương tiện.

5. Thời gian thanh toán của một hối phiếu phải trả vào một thời gian nhất định sau khi nhìn thấy được xác định bằng ngày chấp nhận hối phiếu hoặc, nếu hối phiếu bị từ chối trả tiền bằng việc không chấp nhận, vào ngày kháng nghị hoặc, nếu kháng nghị được miễn trừ, vào ngày bị từ chối chấp nhận hối phiếu.

6. Thời gian thanh toán của một phương tiện phải trả theo yêu cầu là ngày phương tiện được xuất trình để thanh toán.

7. Thời gian thanh toán của một kì phiếu phải trả vào một thời gian nhất định sau khi nhìn thấy được xác định vào ngày mà người lập phiếu đã kí phát trên kì phiếu hoặc, nếu bị từ chối kí, tính từ ngày xuất trình.

8. Nếu một phương tiện được kí phát, hoặc được lập, phải thanh toán một hoặc nhiều tháng sau ngày đã nêu rõ hoặc sau ngày của phương tiện hoặc sau khi nhìn thấy, thì phương tiện phải được thanh toán vào ngày tương ứng của tháng khi mà việc thanh toán phải được thực hiện. Nếu không có ngày tương ứng, thì phương tiện phải được thanh toán vào ngày cuối cùng của tháng đó.

Ðiều 10

1. Một hối phiếu có thể được kí phát:

a. Bởi hai hoặc nhiều người kí phát ;

b. Ðược thanh toán cho hai hoặc nhiều người hưởng lợi.

2. Một kì phiếu có thể được lập:

a. Bởi hai hoặc nhiều người lập phiếu;

b. Ðược thanh toán cho hai hoặc nhiều người hưởng lợi.

3. Nếu một phương tiện phải trả cho hai hoặc nhiều người hưởng lợi tuỳ nghi lựa chọn, có thể thanh toán cho bất kì người nào trong số những người ấy và một trong những người hưởng lợi nắm giữ trong tay phương tiện có thể thực hiện các quyền của người cầm phiếu. Trong bất cứ trường hợp khác, phương tiện được thanh toán cho tất cả những người hưởng lợi và các quyền của người cầm phiếu được thực hiện chỉ bởi tất cả những người ấy.

Ðiều 11

Một hối phiếu có thể được kí phát bởi người kí phát:

a. Cho chính người kí phát;

b. Ðể thanh toán theo lệnh của chính người kí phát.

Mục 3. BỔ SUNG MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN CÒN KHIẾM KHUYẾT

Ðiều 12

1. Một phương tiện còn khiếm khuyết thoả mãn các yêu cầu quy định ở khoản 1điều 1 và có chữ kí của người kí phát hoặc có chấp nhận của người trả tiền, hoặc thoả mãn các yêu cầu quy định ở khoản 2 của Điều 1 và khoản 2(d) của Điều 3, nhưng thiếu các yếu tố thuộc một hoặc nhiều yêu cầu quy định ở Điều 2 và 3, có thể được bổ sung, và phương tiện được bổ sung như vậy có hiệu lực như là một hối phiếu hoặc kì phiếu.

2. Nếu một phương tiện như vậy được bổ sung mà không được cho phép hoặc không phù hợp với thẩm quyền cho phép:

a. Một bên tham gia đã kí vào phương tiện trước khi bổ sung có thể viện dẫn sự thiếu thẩm quyền như vậy để chống lại người cầm phiếu, người đã biết sự thiếu thẩm quyền khi anh ta đã trở thành người cầm phiếu;

b. Một bên tham gia đã kí vào phương tiện sau khi bổ sung sẽ chịu trách nhiệm theo các điều khoản của phương tiện đã được bổ sung.

Chương III

CHUYỂN NHƯỢNG

Ðiều 13

Một phương tiện được chuyển nhượng:

a. Bằng việc kí hậu và chuyển giao phương tiện bởi người kí hậu sang cho người được kí hậu; hoặc

b. Bằng cách giao đơn giản phương tiện nếu lần kí hậu cuối cùng là kí hậu để trống.

Ðiều 14

1. Một kí hậu phải được viết trên phương tiện hoặc trên một bản đính kèm theo ("bản nối dài"). Bản này phải được kí tên.

2. Một kí hậu có thể là:

a. Kí hậu để trống có nghĩa là chỉ bằng một chữ kí hoặc bằng một chữ có kèm theo lời văn có nội dung là phương tiện có thể được thanh toán cho người sở hữu nó.

b. Kí hậu đặc biệt, có nghĩa là bằng một chữ kí có kèm theo việc chỉ rõ người mà phương tiện phải được thanh toán cho người ấy.

3. Một chữ kí đơn độc, không phải là chữ kí của người trả tiền, là sự kí hậu chỉ nếu chữ kí đó ở mặt sau của phương tiện.

Ðiều 15

1. Một người là người cầm phiếu nếu người ấy là:

a. Là người hưởng lợi sở hữu phương tiện; hoặc

b. Sở hữu một phương tiện đã được kí hậu cho người ấy, hoặc trên phương tiện kí hậu cuối cùng là kí hậu để trống, và trên phương tiện thể hiện một loạt kí hậu liên tục, thậm chí nếu một kí hậu nào đó là giả mạo hoặc được kí bởi một đại lý không có thẩm quyền.

2. Khi một kí hậu để trống được một kí hậu khác tiếp theo, người kí hậu sau cùng này được xem là người được kí hậu bằng việc ký hậu để trống.

3. Một người không thể bị từ chối là người cầm phiếu vì lí do người ấy hoặc bất kì người cầm phiếu nào trước đó đã có được phương tiện trong những trường hợp bao gồm mất khả năng hoặc gian ý, cưỡng ép hoặc sai lầm dưới mọi hình thức, mà sẽ dẫn đến khiếu nại, hoặc phủ nhận trách nhiệm đối với phương tiện ấy.

Ðiều 16

Người cầm một phương tiện mà kí hậu cuối cùng trên đó là kí hậu để trống có thể:

a. Kí hậu tiếp theo bằng việc kí hậu để trống hoặc bằng việc kí hậu đặc biệt;

b. Chuyển kí hậu trống thành kí hậu đặc biệt bằng cách ghi rõ trong khi kí hậu rằng phương tiện đó được thanh toán cho chính người cầm phiếu hoặc cho một người nào khác được nêu tên; hoặc

c. Chuyển nhượng phương tiện phù hợp với điểm (b) của Điều 13.

Ðiều 17

1. Nếu người kí phát hoặc người lập phiếu đã ghi vào phương tiện những từ như là "không thể giao dịch", "không thể chuyển nhượng", "không theo lệnh", "Chi trả cho (X) mà thôi", hoặc những từ có nội dung tương tự thì phương tiện đó có thể không được chuyển nhượng trừ khi vì mục đích nhờ thu, và bất kì một kí hậu nào kể cả nếu có không chứa đựng những từ cho phép người được kí hậu thu tiền phương tiện, được hiểu là kí hậu nhờ thu.

2. Nếu một kí hậu chứa đựng những từ "không thể giao dịch", "không thể chuyển nhượng", "không theo lệnh", "Chi trả cho (X) mà thôi", hoặc những từ có nội dung tương tự thì phương tiện đó có thể không được chuyển nhượng tiếp trừ khi vì mục đích nhờ thu, và bất kì một kí hậu nào tiếp theo kể cả nếu có không chứa đựng những từ cho phép người được kí hậu thu tiền phương tiện, được hiểu là kí hậu nhờ thu.

Ðiều 18

1. Việc kí hậu phải vô điều kiện.

2. Một kí hậu có điều kiện sẽ chuyển nhượng phương tiện dù cho điều kiện có được thực hiện hay không. Ðiều kiện đó không có hiệu lực đối với các bên tham gia và những người được chuyển nhượng sau người được kí hậu.

Ðiều 19

Việc kí hậu đối với một phần số tiền phải trả theo phương tiện sẽ là một kí hậu không có hiệu lực.

Ðiều 20

Khi có hai hay nhiều kí hậu, người ta xem như mỗi kí hậu được thực hiện theo thứ tự như thể hiện trên phương tiện, trừ khi được chứng minh ngược lại.

Ðiều 21

1. Nếu một kí hậu chứa đựng những từ "để nhờ thu", "để kí gửi", "trị giá nhờ thu", "theo uỷ quyền", "trả cho mọi ngân hàng", hoặc những từ có nội dung tương tự cho phép người được kí hậu thu tiền phương tiện thì người được kí hậu là người cầm phiếu mà:

a. Có thể thực hiện tất cả các quyền phát sinh từ phương tiện;

b. Có thể kí hậu phương tiện chỉ cho mục đích nhờ thu;

c. Chỉ lệ thuộc các khiếu nại và các sự biện hộ có thể được đưa ra để chống lại người kí hậu.

2. Người kí hậu để nhờ thu không chịu trách nhiệm về phương tiện đối với bất kì người cầm phiếu nào sau đó.

Ðiều 22

1. Nếu một kí hậu chứa đựng các từ "trị giá bảo đảm", "trị giá cam kết", hoặc bất kì một từ nào khác thể hiện một sự cam kết, thì người được kí hậu là người cầm phiếu mà:

a. Có thể thực hiện tất cả các quyền phát sinh từ phương tiện;

b. Có thể kí hậu phương tiện chỉ cho mục đích nhờ thu;

c. Chỉ lệ thuộc vào các khiếu nại và các sự biện hộ được qui định tại Điều 28 hoặc Điều 30.

2. Khi một người được kí hậu như vậy để nhờ thu, người ấy không chịu trách nhiệm về phương tiện đối với bất kì người cầm phiếu nào sau đó.

Ðiều 23

Người cầm giữ một phương tiện có thể chuyển nhượng nó cho một bên tham gia trước đó hoặc cho người trả tiền phù hợp với Điều 13; Tuy nhiên, nếu người được chuyển nhượng trước đó là người cầm phiếu thì không cần phải kí hậu nữa, và bất cứ kí hậu nào ngăn cản người ấy trở thành người cầm phiếu đều có thể bị xoá bỏ.

Ðiều 24

Một phương tiện có thể được chuyển nhượng phù hợp với Điều 13 sau khi đáo hạn, trừ khi bởi người trả tiền, người chấp nhận hoặc người lập phiếu.

Ðiều 25

1. Nếu một kí hậu là giả mạo, người bị giả mạo chữ kí, hoặc một bên tham gia mà đã kí vào phương tiện trước khi có sự giả mạo, có quyền đòi bồi thường cho những tổn thất mà người ấy gánh chịu do những hành vi giả mạo đối với:

a. Kẻ giả mạo;

b. Người mà phương tiện được kẻ giả mạo trực tiếp chuyển nhượng cho;

c. Một bên tham gia hoặc người trả tiền đã thanh toán phương tiện trực tiếp cho kẻ giả mạo hoặc qua một hoặc nhiều người được kí hậu để nhờ thu;

2. Tuy nhiên, một người được kí hậu để nhờ thu không chịu trách nhiệm theo khoản 1 của Điều này nếu người ấy không ý thức được sự giả mạo:

a. Vào thời điểm người ấy thanh toán cho người uỷ nhiệm hoặc thông báo cho người uỷ nhiệm về việc nhận tiền thanh toán; hoặc

b. Vào thời điểm người ấy nhận tiền thanh toán, nếu điều này xảy ra sau, trừ khi việc không ý thức được của người ấy là do việc không hành động có thiện chí hoặc không thực hiện với sự cần mẫn hợp lí của anh ta.

3. Ngoài ra, một bên tham gia hoặc người trả tiền mà đã thanh toán phương tiện không chịu trách nhiệm theo khoản 1 của Điều này nếu, vào thời điểm người ấy thanh toán phương tiện, người ấy không ý thức được sự giả mạo, trừ khi sự không ý thức được của người ấy là do việc không hành động có thiện chí hoặc không thực hiện với sự cần mẫn hợp lí.

4. Trừ khi đòi bồi thường kẻ giả mạo, tổn thất được bồi thường theo khoản 1 của Điều này không vượt quá số tiền được đề cấp đến tại Điều 70 hoặc Điều 71.

Ðiều 26

1. Nếu một sự kí hậu được thực hiện bởi một đại diện không có thẩm quyền hoặc quyền để ràng buộc uỷ nhiệm của người ấy vào việc này, người uỷ nhiệm, hoặc một bên tham gia đã kí vào phương tiện trước khi có kí hậu trên, có quyền đòi bồi thường cho bất kì tổn thất nào mà người ấy phải gánh chịu vì việc kí hậu đó đối với:

a. Người đại diện;

b. Người mà phương tiện được người đại diện trực tiếp chuyển nhượng cho;

c. Một bên tham gia hoặc người trả tiền đã thanh toán phương tiện cho người đại diện một cách trực tiếp hoặc thông qua một hoặc nhiều người được kí hậu để nhờ thu.

2. Tuy nhiên, một người được kí hậu để nhờ thu không chịu trách nhiệm theo khoản 1 của Điều này nếu người ấy không ý thức được rằng việc kí hậu trên không ràng buộc người uỷ nhiệm.

a. Vào thời điểm người ấy thanh toán cho người uỷ nhiệm hoặc thông báo cho người uỷ nhiệm về việc nhận tiền thanh toán; hoặc

b. Vào thời điểm người ấy nhận tiền thanh toán nếu điều này xảy ra sau, trừ khi việc không ý thức được của người ấy là do việc không hành động có thiện ý hoặc không thực hiện với sự cần mẫn hợp lí của người ấy.

3. Ngoài ra, một bên tham gia hoặc người trả tiền mà thanh toán phương tiện không chịu trách nhiệm theo khoản 1 của Điều này nếu vào thời điểm người ấy thanh toán phương tiện, người ấy không ý thức được rằng việc kí hậu không ràng buộc người uỷ nhiệm, trừ khi việc không ý thức được của người ấy là do việc không hành động có thiện chí hoặc không thực hiện với sự cần mẫn hợp lí.

4. Trừ trường hợp đòi bồi thường người đại diện, các tổn thất có thể được bồi thường theo khoản 1 của điều này không được vượt quá số tiền được đề cập đến tại điều 70 hoặc điều 71.

Chương IV

QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM 

Mục I. QUYỀN HẠN CỦA NGƯỜI CẦM PHIẾU VÀ CỦA NGƯỜI CẦM PHIẾU ĐƯỢC BẢO VỆ

Ðiều 27

1. Người cầm một phương tiện có mọi quyền hạn theo Công ước này đối với các bên tham gia vào phương tiện.

2. Người cầm phiếu có thể chuyển nhượng phương tiện phù hợp với Điều 13.

Ðiều 28

1. Một bên tham gia có thể chống lại người cầm phiếu không phải là người cầm phiếu được bảo vệ bằng cách đưa ra:

a. Mọi sự biện hộ mà có thể được đưa ra để chống lại người cầm phiếu được bảo vệ phù hợp với khoản 1 của Điều 30;

b. Mọi sự biện hộ dựa vào sự giao dịch cơ bản giữa bên tham gia và người kí phát hoặc giữa bên tham gia và người được chuyển nhượng, nhưng chỉ nếu người cầm phiếu cầm giữ phương tiện có ý thức được mọi sự biện hộ trên hoặc nếu người ấy có được phương tiện do gian ý hoặc ăn cắp hoặc tham gia vào bất cứ lúc nào của việc gian ý hoặc ăn cắp liên quan đến phương tiện;

c. Mọi sự biện hộ phát sinh từ những tình huống mà kết quả của những tình huống này là người ấy đã trở thành một bên tham gia, nhưng chỉ nếu người cầm phiếu cầm giữ phương tiện có ý thức được mọi sự biện hộ trên hoặc nếu người ấy có được phương tiện do gian ý hoặc ăn cắp hoặc đã tham gia vào bất cứ lúc nào vào việc gian ý hoặc ăn cắp liên quan đến phương tiện;

d. Mọi sự biện hộ mà có thể được đưa ra để chống lại một nghĩa vụ trong hợp đồng giữa người tham gia và người cầm phiếu;

e. Mọi sự biện hộ khác được quy định trong Công ước này.

2. Các quyền của người cầm phiếu không phải là người cầm phiếu được bảo vệ đối với một phương tiện tuỳ thuộc vào bất kì sự khiếu nại có hiệu lực nào về phương tiện đối với bất cứ ai, nhưng chỉ nếu người cầm phiếu cầm giữ phương tiện có ý thức được sự khiếu nại đó hoặc nếu người ấy có được phương tiện do gian ý hoặc ăn cắp hoặc đã tham gia vào bất kì lúc nào vào việc gian ý hoặc ăn cắp có liên quan đến phương tiện.

3. Một người cầm phiếu mà có được phương tiện sau khi hết thời hạn xuất trình để thanh toán thì tuỳ thuộc vào bất cứ khiếu nại nào về, hoặc sự biện hộ để chống lại trách nhiệm về, phương tiện mà người chuyển nhượng phương tiện của người ấy lệ thuộc vào.

4. Một bên tham gia không thể nêu lên sự kiện một bên thứ ba có khiếu nại về phương tiện như là sự biện hộ để chống lại người cầm phiếu không phải là người cầm phiếu được bảo vệ, trừ khi:

a. Bên thứ ba đã gửi khiếu nại có hiệu lực về phương tiện; hoặc

b. Người cầm phiếu có được phương tiện do đánh cắp hoặc đã giả mạo chữ kí của người hưởng lợi hoặc của người được kí hậu hoặc có tham dự vào việc đánh cắp hoặc giả mạo đó.

Ðiều 29

"Người cầm phiếu được bảo vệ" có nghĩa là người cầm một phương tiện, khi người ấy trở thành người cầm một phương tiện đầy đủ hoặc phương tiện còn khiếm khuyết theo nghĩa của khoản 1 Điều 12 và được bổ sung phù hợp với thẩm quyền cho phép, với điều kiện là khi người ấy trở thành người cầm phiếu:

a. Người ấy không hay biết có sự biện hộ để tránh trách nhiệm về phương tiện được đề cập đến tại khoản 1(a), (b), (c) và (e) của Điều 28;

b. Người ấy không hay biết có một khiếu nại có hiệu lực về phương tiện của bất cứ ai;

c. Người ấy không hay biết có sự việc phương tiện đã bị từ chối bằng việc không chấp nhận hoặc không thanh toán;

d. Giới hạn thời gian qui định tại Điều 55 cho việc xuất trình phương tiện đó để được thanh toán chưa mãn hạn;

e. Người ấy đã không có được phương tiện bằng việc gian ý hay đánh cắp hay tham gia vào việc gian ý hay đánh cắp liên quan đến phương tiện.

Ðiều 30

1. Một bên tham gia không thể đưa ra bất cứ sự biện hộ nào để chống lại người cầm phiếu được bảo vệ trừ khi:

a. Những sự biện hộ theo khoản 1 của Điều 33, Điều 34, khoản 1 của Điều 35, khoản 3 của Điều36, khoản 1 của Điều 53, khoản 1 của Điều 57, khoản 1 của Điều 63Điều 84 của Công ước này;

b. Những sự biện hộ dựa trên sự giao dịch cơ bản giữa bên tham gia và người cầm phiếu đó hoặc phát sinh từ bất cứ hành vi gian ý nào của người cầm phiếu đó để có được chữ kí của bên tham gia trên phương tiện;

c. Những sự biện hộ dựa trên sự mất năng lực của bên tham gia ấy để gánh chịu trách nhiệm về phương tiện hoặc về sự việc bên tham gia ấy kí tên mà không biết được rằng chữ kí của mình đã làm cho mình trở thành một bên tham gia vào phương tiện, với điều kiện là việc không nhận thức được của bên tham gia không phải là do sự cẩu thả của người ấy hoặc với điều kiện là bên tham gia đã bị thuyết phục một cách gian ý để kí.

2. Quyền hạn đối với một phương tiện của người cầm phiếu được bảo vệ không phụ thuộc vào bất cứ khiếu nại nào đối với phương tiện của bất cứ ai, ngoại trừ một sự khiếu nại có hiệu lực phát sinh từ giao dịch cơ bản giữa người cầm phiếu được bảo vệ và bên khiếu nại.

Ðiều 31

1. Việc chuyển nhượng một phương tiện bởi người cầm phiếu được bảo vệ trao cho bất cứ người cầm phiếu nào sau đó những quyền hạn về phương tiện mà người cầm phiếu được bảo vệ đã có.

2. Các quyền hạn đó không được trao cho người cầm phiếu sau đó nếu:

a. Người cầm phiếu sau đó đã tham gia vào một sự giao dịch mà tạo ra sự khiếu nại về, hoặc sự biện hộ phủ nhận trách nhiệm về phương tiện;

b. Người cầm phiếu sau đó trước đây đã là người cầm phiếu, nhưng không phải là người cầm phiếu được bảo vệ.

Ðiều 32

Mọi người cầm phiếu đều được xem như người cầm phiếu được bảo vệ, trừ khi được chứng minh ngược lại.

Mục 2. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN THAM GIA

A. Những qui định chung

Ðiều 33

1. Theo những qui định của Điều 3436, một người không chịu trách nhiệm về phương tiện trừ khi người ấy kí vào phương tiện.

2. Một người đã kí lên phương tiện bằng một tên không phải của chính mình phải chịu trách nhiệm như việc người ấy đã kí tên của chính mình.

Ðiều 34

Một chữ kí giả mạo lên phương tiện không ràng buộc người bị giả mạo chữ kí bất kì trách nhiệm nào. Tuy nhiên, người ấy phải chịu trách nhiệm như thể chính người ấy đã tự tay kí khi người ấy chấp nhận sự ràng buộc do chữ kí giả mạo hoặc khai rằng chữ kí đó đúng là chữ kí của mình.

Ðiều 35

1. Nếu một phương tiện bị sửa đổi:

a. Một bên tham gia đã kí vào phương tiện sau khi có sự sửa đổi phải chịu trách nhiệm theo các văn từ của nội dung bị sửa đổi;

b. Một bên tham gia kí vào phương tiện trước khi có sự sửa đổi phải chịu trách nhiệm theo các văn từ của nội dung nguyên gốc. Tuy nhiên, nếu một bên tham gia thực hiện, cho phép hoặc đồng ý sửa đổi, bên tham gia ấy phải chịu trách nhiệm theo các văn từ của nội dung bị sửa đổi.

2. Một chữ kí được coi như đã được ký lên phương tiện sau khi có sự sửa đổi trừ khi được chứng minh ngược lại.

3. Mọi sự sửa đổi là cơ bản khi nó thay đổi lời văn cam kết trên phương tiện của bất kì bên tham gia nào về bất kì phương tiện nào.

Ðiều 36

1. Một phương tiện có thể được kí bởi một đại diện.

2. Chữ kí của người đại diện do chính tay người ấy kí lên phương tiện với sự cho phép của người uỷ quyền và ghi rõ trên phương tiện rằng người ấy đã kí tên với tư cách là người đại diện thay cho người uỷ quyền được nêu trên, hoặc chữ kí của người uỷ quyền được người đại diện đặt lên phương tiện với sự cho phép của người uỷ quyền ràng buộc trách nhiệm của người uỷ quyền chứ không phải người đại diện.

3. Một chữ kí được đặt lên phương tiện bởi một người với tư cách đại diện nhưng không có thẩm quyền kí tên hoặc vượt quá quyền hạn của mình, hoặc bởi một người đại diện có thẩm quyền kí tên nhưng không ghi rõ trên phương tiện rằng người ấy đã kí tên với tư cách là người đại diện cho người được nêu tên, hoặc ghi lên phương tiện rằng người ấy đã kí tên với tư cách của người đại diện nhưng không nêu tên nhân vật mà người ấy đại diện, thì người kí tên sẽ bị ràng buộc trách nhiệm chứ không phải trách nhiệm của người mà anh ta ngụ ý thay mặt.

4. Vấn đề đặt ra liệu một chữ kí được đặt lên phương tiện có phải theo chức năng đại diện hay không chỉ có thể xác định bằng cách tham chiếu theo những gì thể hiện trên phương tiện.

5. Một người chịu trách nhiệm theo khoản 3 của Điều này và thanh toán phương tiện sẽ có cùng những quyền hạn như nhân vật mà người ấy ngụ ý thay mặt để hành động đáng lẽ đã có nếu nhân vật ấy đã thanh toán phương tiện.

Ðiều 37

Lệnh thanh toán ghi trong một hối phiếu tự nó không phải là một chuyển nhượng mà người kí phát dành cho người hưởng lợi số tiền sẵn có để người trả tiền thanh toán.

B. Người kí phát

Ðiều 38

1. Người kí phát cam kết rằng khi có sự từ chối hối phiếu bằng việc không chấp nhận hoặc không thanh toán, và khi có bất kỳ kháng nghị cần thiết nào, người ấy sẽ thanh toán cho người cầm phiếu, hoặc cho bất kì người kí hậu nào hoặc bất kì người bảo lãnh của người kí hậu mà đã nhận bảo lãnh và thanh toán hối phiếu.

2. Người kí phát có thể từ bỏ hoặc giới hạn trách nhiệm đối với việc chấp nhận hoặc thanh toán bằng một qui định trên hối phiếu. Một qui định như vậy chỉ có hiệu lực đối với người ký phát. Một quy định từ bỏ hoặc giới hạn trách nhiệm thanh toán chỉ có hiệu lực nếu bên tham gia khác phải chịu trách nhiệm hoặc trở thành người chịu trách nhiệm về hối phiếu.

C. Người lập phiếu

Ðiều 39

1. Người lập phiếu cam kết sẽ thanh toán kì phiếu cho người lập phiếu hoặc cho bất kì bên tham gia nào mà bảo lãnh và thanh toán kì phiếu phù hợp với các điều khoản của kì phiếu đó.

2. Người lập phiếu không thể phủ nhận hoặc hạn chế trách nhiệm của mình bằng một qui định trên kì phiếu. Bất kì sự qui định nào như vậy sẽ không có hiệu lực.

D. Người trả tiền và người chấp nhận

Ðiều 40

1. Người trả tiền không chịu trách nhiệm đối với một hối phiếu cho đến khi người ấy chấp nhận hối phiếu.

2. Người chấp nhận cam kết sẽ thanh toán hối phiếu phù hợp với các văn từ của sự chấp nhận đối với người cấp phiếu, hoặc cho bất kì một bên tham gia nào mà đã bảo lãnh và thanh toán hối phiếu.

Ðiều 41

1. Một sự chấp nhận phải được viết lên trên hối phiếu và có thể được thực hiện:

a. Bằng chữ kí của người trả tiền có kèm theo từ "đã chấp nhận" hoặc những từ có nội dung tương tự; hoặc

b. Bằng chữ kí duy nhất của người trả tiền.

2. Một sự chấp nhận có thể được viết lên mặt trước hoặc mặt sau của hối phiếu.

Ðiều 42

1. Một hối phiếu khiếm khuyết mà thoả mãn các yêu cầu nêu ra ở khoản 1 Điều 1 có thể được chấp nhận bởi người trả tiền trước khi được người kí phát kí tên, hoặc trong khi còn khiếm khuyết dưới dạng khác.

2. Một hối phiếu có thể được chấp nhận trước khi vào lúc hoặc sau khi đáo hạn, hoặc sau khi nó đã bị từ chối bằng việc không chấp nhận hoặc không thanh toán.

3. Nếu một hối phiếu được kí phát phải thanh toán vào một thời gian nhất định sau khi trông thấy, hoặc một hối phiếu phải được xuất trình để chấp nhận trước một ngày nhất định, đã được chấp nhận, người chấp nhận phải ghi rõ ngày tháng chấp nhận của mình; nếu người chấp nhận không ghi rõ như vậy, người kí phát hoặc người cấp phiếu có thể thêm vào hối phiếu ngày chấp nhận.

4. Nếu một hối phiếu được kí phát phải thanh toán vào một thời gian nhất định sau khi trông thấy bị từ chối bằng việc không chấp nhận và người trả tiền sau đó lại chấp nhận nó, người cấp phiếu có quyền buộc sự chấp nhận phải được ghi ngày theo ngày hối phiếu bị từ chối.

Ðiều 43

1. Một sự chấp nhận phải không có tính bảo lưu. Một sự chấp nhận có bảo lưu nếu nó có điều kiện hoặc thay đổi ngôn từ của hối phiếu.

2. Nếu người trả tiền qui định trên hối phiếu rằng sự chấp nhận của người ấy có tính bảo lưu:

a. Người ấy tuy vậy vẫn bị ràng buộc theo ngôn từ của sự chấp nhận bảo lưu của mình;

b. Hối phiếu đó bị từ chối bằng việc không chấp nhận.

3. Một sự chấp nhận liên quan tới một phần giá trị của hối phiếu là một sự chấp nhận có bảo lưu. Nếu người cấp phiếu nhận một sự chấp nhận như vậy, hối phiếu chỉ bị từ chối không chấp nhận đối với phần còn lại.

4. Một sự chấp nhận chỉ rõ rằng việc thanh toán sẽ được thực hiện tại một địa chỉ nhất định hoặc bởi một đại diện cụ thể không phải là sự chấp nhận có bảo lưu, với điều kiện là:

a. Ðịa điểm thực hiện việc thanh toán không thay đổi;

b. Hối phiếu không phải được kí phát để cho một đại diện khác thanh toán.

E. Người kí hậu

Ðiều 44

1. Người kí hậu cam kết rằng khi phương tiện bị từ chối bằng việc không chấp nhận hoặc không thanh toán, và khi có bất kì kháng nghị cần thiết nào, người ấy sẽ thanh toán phương tiện cho người cầm phiếu, hoặc cho bất kì người ký hậu tiếp theo hoặc bất kỳ người bảo lãnh cho người kí hậu người đã nhận bảo lãnh và thanh toán phương tiện.

2. Một người kí hậu có thể loại trừ hoặc hạn chế trách nhiệm của mình bằng việc quy định rõ ràng trên phương tiện. Một qui định như vậy có hiệu lực chỉ đối với người kí hậu đó.

F. Người chuyển nhượng bằng việc kí hậu hoặc bằng cách giao đơn giản

Ðiều 45

1. Trừ khi có thoả thuận khác, người chuyển nhượng một phương tiện, bằng việc kí hậu và giao hoặc bằng việc giao đơn giản, tuyên bố với người cầm phiếu mà người ấy đã chuyển nhượng phương tiện cho rằng:

a. Phương tiện đó không có chữ kí giả mạo hoặc chữ kí không có thẩm quyền;

b. Phương tiện không bị sửa đổi cơ bản;

c. Vào lúc chuyển nhượng, người chuyển nhượng không biết đến sự việc mà sẽ làm tổn hại đến quyền lợi của người được chuyển nhượng về việc thanh toán phương tiện bởi người chấp nhận hối phiếu, hoặc trong trường hợp hối phiếu không được chấp nhận, bởi người kí phát, hoặc bởi người lập kì phiếu.

2. Người chuyển nhượng chỉ chịu trách nhiệm theo khoản 1 của Điều này nếu người được chuyển nhượng nhận phương tiện mà không biết đến sự việc sẽ dẫn đến phát sinh trách nhiệm như vậy.

3. Nếu người chuyển nhượng chịu trách nhiệm theo khoản 1 của Điều này, người được chuyển nhượng có thể đòi lại kể cả trước khi đáo hạn, số tiền mà người được chuyển nhượng đã thanh toán cho người chuyển nhượng với lãi suất tính theo quy định của Điều 70 và trả lại phương tiện.

G. Người bảo lãnh

Ðiều 46

1. Việc thanh toán một phương tiện, dù đã được chấp nhận hay chưa được chấp nhận, có thể được bảo lãnh, theo toàn bộ hoặc một phần trị giá của nó, cho quyền lợi của một bên tham gia hoặc người trả tiền. Việc bảo lãnh có thể được thực hiện bởi bất cứ người nào, dù người ấy đã từng là bên tham gia hay chưa.

2. Việc bảo lãnh phải được viết lên phương tiện hoặc lên một bản đính kèm theo ("Bản nối dài").

3. Việc bảo lãnh được diễn đạt bằng những từ "được bảo lãnh", "bảo đảm", "có giá trị bảo đảm" hoặc những từ có nội dung tương tự, kèm theo chữ kí của người đứng ra bảo lãnh. Vì mục đích của Công ước này, những từ "các kí hậu trước khi được bảo lãnh" hoặc những từ có nội dung tương tự không tạo thành một sự bảo lãnh.

4. Việc bảo lãnh có thể được thực hiện chỉ bằng một chữ kí ở mặt trước của phương tiện. Một chữ kí ở mặt trước của phương tiện, không phải là chữ kí của người lập phiếu, người kí phát hoặc người trả tiền là một sự bảo lãnh.

5. Người bảo lãnh có thể ghi rõ người mà mình đứng ra bảo lãnh. Nếu không ghi rõ như vậy, người mà người bảo lãnh đứng ra bảo lãnh là người chấp nhận hoặc người trả tiền trong trường hợp hối phiếu, và người lập phiếu nếu là kì phiếu.

6. Người bảo lãnh không thể nêu sự kiện rằng người ấy đã kí vào phương tiện trước khi phương tiện được người mà người bảo lãnh đứng bảo lãnh kí tên hoặc khi phương tiện còn khiếm khuyết như một sự biện hộ cho trách nhiệm của mình.

Ðiều 47

1. Trách nhiệm của người bảo lãnh về phương tiện giống như trách nhiệm của bên tham gia mà người bảo lãnh đứng ra bảo lãnh.

2. Nếu người mà người bảo lãnh đứng ra bảo lãnh là người trả tiền, người bảo lãnh cam kết:

a. Thanh toán hối phiếu cho người cầm phiếu hoặc cho bất cứ một bên tham gia nào mà cầm giữ và thanh toán hối phiếu khi đáo hạn;

b. Nếu hối phiếu phải thanh toán vào một thời gian nhất định, khi bị từ chối bằng việc không chấp nhận và khi có bất kì kháng nghị cần thiết nào, thanh toán hối phiếu đó cho người cầm phiếu, hoặc cho bất kì bên tham gia nào mà cầm giữ và thanh toán hối phiếu.

3. Về những biện hộ có tính chất riêng tư đối với người bảo lãnh, người bảo lãnh có thể nêu lên:

a. Chỉ những biện hộ mà người ấy có thể nêu theo khoản 1, 3 và 4 của Điều 28 để chống lại một người cấp phiếu không phải là người cầm phiếu được bảo vệ ;

b. Chỉ những biện hộ mà người ấy có thể đưa ra theo khoản 1 Điều 30 để chống lại một người cầm phiếu được bảo vệ.

4. Về những biện hộ mà có thể được đưa ra bởi người mà người bảo lãnh đứng ra bảo lãnh:

a. Người bảo lãnh chỉ có thể đưa ra để chống lại một người cầm phiếu không phải là người cầm phiếu được bảo vệ những biện hộ mà người bảo lãnh đứng ra bảo lãnh có thể đưa ra để chống lại người cấp phiếu đó theo khoản 1, 3 và 4 của Điều 28;

b. Một người bảo lãnh mà diễn đạt sự bảo lãnh của mình bằng những từ "được bảo lãnh", "việc thanh toán được bảo lãnh", hoặc "nhờ thu được bảo lãnh", hoặc những từ có nội dung tương tự, chỉ có thể đưa ra để chống lại một người cầm phiếu được bảo vệ những biện hộ mà người bảo lãnh đứng ra bảo lãnh theo khoản 1 Điều 30;

c. Người bảo lãnh mà diễn đạt sự bảo lãnh của mình bằng những từ "bảo đảm" hoặc "có giá trị bảo đảm", chỉ có thể đưa ra để chống lại người cầm phiếu được bảo vệ;

i. Biện hộ theo khoản 1(b) của Điều 30, rằng người cầm phiếu được bảo vệ đã có được chữ ký trên phương tiện của người mà người bảo lãnh đứng ra bảo lãnh do hành vi gian ý;

ii. Biện hộ, theo Điều 53 hoặc Điều 57, rằng phương tiện không được xuất trình để chấp nhận hoặc để thanh toán;

iii. Biện hộ, theo Điều 63, rằng phương tiện không được kháng nghị đúng thể thức vì không chấp nhận hoặc không thanh toán;

iv. Biện hộ, theo Điều 84 rằng quyền hành động có thể không còn thực hiện được nữa để chống lại người mà người bảo lãnh đứng ra bảo lãnh;

d. Một người bảo lãnh không phải là ngân hàng hay tổ chức tài chính khác và diễn đạt sự bảo lãnh của mình chỉ bằng một chữ kí. Chỉ có thể đưa ra những biện hộ được đề cập đến ở khoản phụ (b) của khoản này để chống lại một người cầm phiếu được bảo vệ.

e. Người bảo lãnh là ngân hàng hoặc một tổ chức tài chính khác và diễn đạt sự bảo lãnh của mình chỉ bằng một chữ ký chỉ có thể đưa ra những biện hộ được đề cập đến ở khoản phụ (c) của khoản này để chống lại một người cầm phiếu được bảo hộ

Ðiều 48

1. Việc thanh toán một phương tiện bởi người bảo lãnh phù hợp với Điều 72 sẽ miễn trừ trách nhiệm về phương tiện của người được người bảo lãnh đứng ra bảo lãnh đến số tiền đã thanh toán.

2. Người bảo lãnh mà đã thanh toán phương tiện có thể truy đòi từ bên tham gia mà người ấy đứng ra bảo lãnh hoặc từ các bên tham gia mà chịu trách nhiệm về phương tiện đối với bên tham gia được bảo lãnh đó số tiền đã thanh toán và bất kì khoản tiền lãi nào.

Chương V

XUẤT TRÌNH, TỪ CHỐI KHÔNG CHẤP NHẬN HOẶC KHÔNG THANH TOÁN VÀ TRUY ĐÒI

Mục I. XUẤT TRÌNH ĐỂ CHẤP NHẬN VÀ TỪ CHỐI KHÔNG CHẤP NHẬN

Ðiều 49

1. Một hối phiếu có thể được xuất trình để chấp nhận.

2. Một hối phiếu phải được xuất trình để chấp nhận:

a. Nếu người kí phát đã qui định trên hối phiếu rằng hối phiếu phải được xuất trình để chấp nhận.

b. Nếu hối phiếu đó phải được thanh toán vào một thời gian nhất định sau khi nhìn thấy; hoặc

c. Nếu hối phiếu đó phải được thanh toán tại nơi khác không phải là nơi cư trú, nơi kinh doanh của người trả tiền, trừ khi hối phiếu đó phải thanh toán theo yêu cầu.

Ðiều 50

1. Người kí phát có thể qui định trên hối phiếu rằng hối phiếu không cần phải xuất trình để chấp nhận trước một ngày nhất định hoặc trước khi xảy ra một sự kiện cụ thể. Trừ khi hối phiếu phải được xuất trình để chấp nhận theo khoản 2 (b) hoặc (c) của Điều 49, người kí phát có thể qui định rằng hối phiếu không cần phải xuất trình để chấp nhận.

2. Nếu một hối phiếu được xuất trình để chấp nhận mặc dù có qui định được phép theo khoản 1 của Điều này và việc chấp nhận bị từ chối, hối phiếu không vì thế bị từ chối.

3. Nếu người trả tiền chấp nhận hối phiếu mặc dù có qui định rằng hối phiếu không cần xuất trình để chấp nhận, việc chấp nhận đó vẫn có hiệu lực.

Ðiều 51

Một hối phiếu được xuất trình hợp thức để chấp nhận nếu hối phiếu được xuất trình phù hợp với những qui định sau đây:

a. Người cầm phiếu phải xuất trình hối phiếu cho người trả tiền vào ngày làm việc và vào giờ hợp lí;

b. Việc xuất trình để chấp nhận có thể thực hiện với một người hoặc với nhà chức trách không phải là người trả tiền nếu người ấy hoặc nhà chức trách ấy được quyền chấp nhận hối phiếu theo luật pháp hiện hành;

c. Nếu hối phiếu phải thanh toán vào một ngày ấn định, việc xuất trình để chấp nhận phải được thực hiện trước hoặc vào ngày đó;

d. Một hối phiếu phải thanh toán theo yêu cầu hoặc vào một thời gian nhất định sau khi nhìn thấy phải được xuất trình để chấp nhận trong vòng 1 năm kể từ ngày của hối phiếu;

e. Một hối phiếu trong đó người kí phát đã qui định một ngày hoặc một thời hạn cho việc xuất trình để chấp nhận phải được xuất trình vào ngày hoặc trong thời gian được ghi trên hối phiếu.

Ðiều 52

1. Việc xuất trình bắt buộc hoặc tuỳ ý để chấp nhận được miễn trừ nếu:

a. Người trả tiền chết, hoặc không có thẩm quyền để giải quyết tài sản tài sản của người này vì lí do vỡ nợ, hoặc là một người không có thực, hoặc là người không có năng lực gánh chịu trách nhiệm về phương tiện như người chấp nhận; hoặc

b. Người trả tiền là một công ty, liên danh, hiệp hội hoặc một pháp nhân khác không còn tồn tại.

2. Một xuất trình bắt buộc để chấp nhận được miễn trừ nếu:

a. Hối phiếu được kí phát để được thanh toán vào một ngày ấn định, và việc xuất trình để chấp nhận không thể thực hiện trước hoặc vào ngày đó do những hoàn cảnh vượt ngoài tầm kiểm soát của người cầm phiếu mà người ấy không thể tránh khỏi hoặc vượt qua; hoặc

b. Hối phiếu được kí phát để được thanh toán vào một thời gian nhất định sau khi nhìn thấy, và việc xuất trình để chấp nhận không thể thực hiện được trước hoặc vào ngày đó do những trường hợp nằm ngoài tầm kiểm soát của người cấp phiếu mà người ấy không thể tránh khỏi hoặc vượt qua.

3. Theo khoản 1 và 2 của Điều này, việc chậm trễ trong việc xuất trình bắt buộc để chấp nhận được miễn trách, nhưng việc xuất trình để chấp nhận không được miễn trừ, nếu hối phiếu được kí phát có qui định rằng hối phiếu phải được xuất trình để chấp nhận trong khoảng thời gian quy định và việc chậm trễ trong việc xuất trình để chấp nhận là do những hoàn cảnh nằm ngoài tầm kiểm soát của người cầm phiếu và người ấy không thể tránh khỏi hoặc vượt qua. Khi nguyên nhân của sự chậm trễ không còn tác động nữa, việc xuất trình phải được tiến hành với sự cần mẫn hợp lý.

Ðiều 53

1. Nếu một hối phiếu phải được xuất trình để chấp nhận không được xuất trình như vậy, người kí phát, những người kí hiệu và người bảo lãnh của họ đều không chịu trách nhiệm về hối phiếu.

2. Việc không xuất trình một hối phiếu để chấp nhận không miễn trừ trách nhiệm về hối phiếu của người bảo lãnh đối với người trả tiền.

Ðiều 54

1. Một hối phiếu được xem như bị từ chối bằng việc không chấp nhận:

a. Nếu người trả tiền, sau khi xuất trình hợp thức, từ chối rõ ràng việc chấp nhận hối phiếu hoặc sự chấp nhận không đạt được mặc dù có sự cần mẫn hợp lí hoặc nếu người cấp phiếu không thể đạt được sự chấp nhận mà người này có quyền theo bản Công ước này;

b. Nếu việc xuất trình để chấp nhận được miễn trừ theo Điều 52, trừ khi hối phiếu được thực tế chấp nhận.

2.

a. Nếu một hối phiếu bị từ chối không chấp nhận theo quy định tại khoản 1(a) của Điều này;

b. Người cầm phiếu có thể thực hiện ngay quyền truy đòi đối với người kí phát, những người kí hậu và những người bảo lãnh của họ theo những qui định của Điều 59.

c. Nếu một hối phiếu bị từ chối không chấp nhận theo quy định tại khoản 1(b) của Điều này, người cầm phiếu có thể thực hiện ngay quyền truy đòi đối với người kí phát, những người kí hậu và những người bảo lãnh của họ.

d. Nếu một hối phiếu bị từ chối không chấp nhận theo quy định tại khoản 1 của Điều này, người cầm phiếu có thể khiếu nại việc thanh toán từ người bảo lãnh đối với người trả tiền khi có bất kỳ kháng nghị cần thiết nào.

3. Nếu hối phiếu được kí phát thanh toán theo yêu cầu được xuất trình để chấp nhận nhưng việc chấp nhận bị từ chối thì không được coi là bị từ chối không chấp nhận.

Mục 2. XUẤT TRÌNH ĐỂ THANH TOÁN VÀ TỪ CHỐI KHÔNG THANH TOÁN

Ðiều 55

Một phương tiện được xuất trình hợp thức để thanh toán nếu nó được xuất trình theo đúng các qui định sau:

a. Người cầm phiếu phải xuất trình phương tiện cho người trả tiền hoặc người chấp nhận hoặc người lập phiếu vào giờ hợp lí của ngày làm việc ;

b. Một kì phiếu được kí bởi hai hay nhiều người lập phiếu có thể được xuất trình cho bất cứ người nào trong số những người ấy, trừ khi kì phiếu qui định một cách rõ ràng khác;

c. Nếu người trả tiền hoặc người chấp nhận hoặc người lập phiếu qua đời, việc xuất trình phải được thực hiện cho những người mà theo luật pháp hiện hành là người thừa kế của họ hoặc người có quyền quản lí tài sản của họ;

d. Việc xuất trình để thanh toán có thể được thực hiện với một người hoặc với nhà chức trách không phải là người trả tiền, người chấp nhận hoặc người lập phiếu nếu người đó hoặc nhà chức trách ấy được quyền trả tiền phương tiện theo pháp luật hiện hành;

e. Một phương tiện không phải thanh toán theo yêu cầu phải được xuất trình để thanh toán vào ngày đáo hạn hoặc vào một trong hai ngày làm việc kế tiếp;

f. Một phương tiện phải được thanh toán theo yêu cầu phải được xuất trình để thanh toán trong vòng 1 năm kể từ ngày của phương tiện;

g. Một phương tiện phải được xuất trình để thanh toán:

- Tại địa điểm thanh toán ghi rõ trên phương tiện;

- Nếu không ghi rõ địa điểm thanh toán, tại địa chỉ của người trả tiền hoặc người chấp nhận hoặc người lập phiếu được ghi phương tiện; hoặc

- Nếu không ghi rõ địa điểm thanh toán và địa chỉ của người trả tiền hoặc người chấp nhận hoặc người lập phiếu không được ghi rõ, tại nơi giao dịch chính hoặc nơi thường trú của người trả tiền hoặc người chấp nhận hoặc người lập phiếu;

h. Một phương tiện được xuất trình tại phòng thanh toán bù trừ là xuất trình để thanh toán hợp thức nếu luật của nơi đặt phòng thanh toán bù trừ hoặc các qui định hoặc tập quán của phòng thanh toán bù trừ đó qui định như vậy.

Ðiều 56

1. Việc chậm trễ trong việc xuất trình để thanh toán được miễn trách nếu việc chậm trễ là do những trường hợp vượt quá tầm kiểm soát của người cầm phiếu mà người cầm phiếu ấy không thể tránh khỏi hoặc vượt qua. Khi nguyên nhân của sự châm trễ không còn tác động nữa, việc xuất trình phải được thực hiện với sự cần mẫn hợp lí.

2. Việc xuất trình để thanh toán được miễn:

a. Nếu người kí phát, người kí hậu hoặc người bảo lãnh đã rõ ràng từ bỏ việc xuất trình; sự từ bỏ như vậy:

i. Nếu được thực hiện trên phương tiện bởi người kí phát, sẽ ràng buộc bất cứ bên tham gia nào sau đó và làm lợi cho bất cứ người cầm phiếu nào;

ii. Nếu được thực hiện trên phương tiện bởi một bên tham gia không phải là người kí phát, chỉ ràng buộc bên tham gia đó nhưng làm lợi cho bất cứ người cầm phiếu nào;

iii. Nếu được thực hiện ngoài phương tiện, chỉ ràng buộc bên tham gia thực hiện từ bỏ chỉ làm lợi cho người cầm phiếu mà sự từ bỏ được dành cho.

b. Nếu một phương tiện không phải thanh toán theo yêu cầu, và nguyên nhân của sự chậm trễ trong việc xuất trình được đề cập đến tại khoản 1 của Điều này tiếp tục tác động quá 30 ngày đáo hạn;

c. Nếu một phương tiện phải thanh toán theo yêu cầu, và nguyên nhân của sự chậm trễ trong việc xuất trình được đề cập đến tại khoản 1 của điều này tiếp tục tác động quá 30 ngày sau khi hết thời hạn xuất trình để thanh toán;

d. Nếu người trả tiền, người lập phiếu hoặc người chấp nhận không còn quyền tự do sở hữu tài sản của mình vì vỡ nợ, hoặc là một người không có thực hoặc là một người không có năng lực thanh toán, hoặc nếu người trả tiền, người lập phiếu hoặc người chấp nhận là một công ty, liên danh, hiệp hội hoặc pháp nhân khác không còn tồn tại;

e. Nếu không có địa điểm tại đó phương tiện phải được xuất trình theo đúng điểm (g) của Điều 55.

3. Việc xuất trình để thanh toán cũng được miễn trừ đối với hối phiếu, nếu hối phiếu đã được kháng nghị về việc từ chối không chấp nhận.

Ðiều 57

1. Nếu một phương tiện không được xuất trình hợp thức để thanh toán, người kí phát, những người kí hậu và những người bảo lãnh của họ không chịu trách nhiệm về phương tiện đó.

2. Việc không xuất trình phương tiện để thanh toán không miễn trừ trách nhiệm của người chấp nhận, người lập phiếu hoặc những người bảo lãnh của họ hoặc người bảo lãnh của người trả tiền về phương tiện đó.

Ðiều 58

1. Một phương tiện được xem như bị từ chối không thanh toán:

a. Nếu việc thanh toán bị từ chối khi xuất trình hợp thức hoặc nếu người cầm phiếu không thể đạt được sự thanh toán mà người này được hưởng theo bản Công ước này;

b. Nếu việc xuất trình để thanh toán được miễn trừ theo khoản 2 của Điều 56 và phương tiện không được thanh toán khi đáo hạn.

2. Nếu mọi hối phiếu bị từ chối không thanh toán, người cầm phiếu có thể theo những qui định của Điều 59, thực hiện quyền truy đòi đối với người kí phát, những người kí hậu và những người bảo lãnh của họ.

3. Nếu một kì phiếu bị từ chối không thanh toán, người cầm phiếu có thể theo những qui định của Điều 59, thực hiện quyền truy đòi đối với những người kí hậu hoặc những người bảo lãnh của họ.

Mục 3. TRUY ĐÒI

Ðiều 59

Nếu một phương tiện bị từ chối không chấp nhận hoặc không thanh toán, người cầm phiếu có thể thực hiện quyền truy đòi chỉ sau khi phương tiện đã được kháng nghị hợp thức vì sự từ chối theo đúng những qui định của Điều 60 đến Điều 62.

A. Kháng nghị

Ðiều 60

1. Kháng nghị là một văn bản trình bày về sự từ chối thanh toán được lập tại địa điểm nơi phương tiện đã bị từ chối và được kí tên và đề ngày tháng bởi một người được pháp luật nơi đó cho phép. Văn bản trình bày phải nêu rõ:

a. Tên người yêu cầu lập thư kháng nghị;

b. Nơi kháng nghị;

c. Yêu cầu đưa ra và câu trả lời nhận được, nếu có, hoặc sự kiện không thể tìm thấy người trả tiền hoặc người chấp nhận hoặc người lập phiếu.

2. Kháng nghị có thể được lập:

a. Trên phương tiện hoặc trên một mảnh giấy đính kèm phương tiện ("bàn nối dài"); hoặc

b. Thành một văn bản riêng, trong trường hợp này, chứng thư phải nêu rõ phương tiện đã bị từ chối.

3. Trừ khi phương tiện qui định rằng phải lập thư kháng nghị, thư kháng nghị có thể được thay thế bản tuyên bố viết lên phương tiện và được kí tên và đề ngày tháng bởi người trả tiền hoặc người chấp nhận hoặc người lập phiếu, hoặc trong trường hợp phương tiện có ghi rõ tên người thanh toán, bởi người được nêu tên đó; bản tuyên bố phải chứng tỏ rằng việc chấp nhận hoặc thanh toán bị từ chối.

4. Bản tuyên bố được lập theo đúng khoản 3 của Điều này là một kháng nghị vì mục đích Công ước này.

Ðiều 61

Kháng nghị về phương tiện bị từ chối bằng việc không chấp nhận hoặc không thanh toán phải được lập vào ngày phương tiện bị từ chối hoặc vào một trong bốn ngày làm việc sau đó.

Ðiều 62

1. Việc chậm trễ kháng nghị một phương tiện bị từ chối được miễn trách nếu việc chậm trễ là do những trường hợp vượt quá sự kiểm soát của người cầm phiếu và những trường hợp mà người cầm phiếu không thể tránh hoặc vượt qua. Khi nguyên nhân của việc chậm trễ không còn tác động nữa, kháng nghị phải được lập với sự cần mẫn hợp lí.

2. Kháng nghị bị từ chối bằng việc không chấp nhận hoặc bằng việc không thanh toán được miễn:

a. Nếu người kí phát, người kí hậu hoặc người bảo lãnh đã rõ ràng từ bỏ kháng nghị; việc từ bỏ như vậy:

i. Nếu được thực hiện trên phương tiện bởi người kí phát, sẽ ràng buộc bất kì bên tham gia nào sau đó và sẽ làm lợi cho bất kì người cầm phiếu nào;

ii. Nếu được thực hiện trên phương tiện bởi một bên tham gia không phải là người ký phát sẽ chỉ ràng buộc bên tham gia đó và làm lợi cho bất kì người cầm phiếu nào;

iii. Nếu được thực hiện ngoài phương tiện, sẽ chỉ ràng buộc bên tham gia đã thực hiện sự từ bỏ và chỉ làm lợi cho người cầm phiếu mà sự từ bỏ dành cho;

b. Nếu nguyên nhân của sự chậm trễ trong việc lập kháng nghị được đề cập đến tại khoản 1 của Điều này tiếp tục tác động ngoài 30 ngày sau ngày bị từ chối;

c. Ðối với người ký phát hối phiếu, nếu người ký phát và người trả tiền hoặc người chấp nhận là một người;

d. Nếu việc xuất trình để chấp nhận hoặc để thanh toán được miễn quy định tại Điều 52 hoặc khoản 2 của Điều56.

Ðiều 63

1. Nếu một phương tiện mà phải được kháng nghị vì không chấp nhận hoặc không thanh toán không được kháng nghị hợp thức, người kí phát, những người kí hậu và những người bảo lãnh của họ không chịu trách nhiệm về phương tiện đó.

2. Việc không kháng nghị một phương tiện không miễn trừ trách nhiệm về phương tiện đó của người chấp nhận, người lập phiếu và những người bảo lãnh của họ hoặc người bảo lãnh của người trả tiền.

B. Thông báo về sự từ chối

Ðiều 64

1. Người cầm phiếu, khi bị từ chối thanh toán một phương tiện bằng việc không chấp nhận hoặc không thanh toán, phải đưa ra thông báo về việc từ chối đó:

a. Cho người phát hành và người kí hậu sau cùng;

b. Cho tất cả những người kí hậu khác và những người bảo lãnh mà người cầm phiếu có thể xác minh được địa chỉ của họ trên cơ sở các thông tin có trong phương tiện.

2. Người kí hậu và người bảo lãnh mà nhận được thông báo phải đưa ra thông báo về sự từ chối cho bên tham gia cuối cùng trước mình và chịu trách nhiệm về phương tiện.

3. Thông báo về sự từ chối là vì lợi ích của bất cứ bên tham gia nào mà có quyền truy đòi về phương tiện đối với bên tham gia được thông báo.

Ðiều 65

1. Thông báo về sự từ chối có thể được thực hiện dưới bất kì hình thức nào và bằng bất kì văn từ nào mà chỉ rõ phương tiện và nói rằng nó đã bị từ chối. Việc hoàn trả phương tiện bị từ chối cũng là một thông báo đầy đủ, với điều kiện là phương tiện phải kèm theo lời trình bày rằng phương tiện đã bị từ chối.

2. Thông báo về sự từ chối được thực hiện hợp thức nếu nó được truyền đạt hoặc được gửi cho bên tham gia bằng những phương tiện thích hợp trong các hoàn cảnh, dù bên tham gia ấy có nhận được hay không.

3. Trách nhiệm chứng minh rằng thông báo đã được thực hiện hợp thức thuộc về người yêu cầu đưa ra thông báo đó.

Ðiều 66

Thông báo về sự từ chối được thực hiện trong vòng 2 ngày làm việc tiếp theo sau:

a. Ngày kháng nghị hoặc, nếu kháng nghị được miễn, ngày từ chối; hoặc

b. Ngày nhận được thông báo về sự từ chối.

Ðiều 67

1. Sự chậm trễ trong việc đưa ra thông báo về sự từ chối được miễn trách nếu việc chậm trễ là do những trường hợp vượt quá tầm kiểm soát của người yêu cầu đưa ra thông báo, mà người yêu cầu đưa ra thông báo không thể tránh khỏi hoặc vượt qua. Khi nguyên nhân của sự chậm trễ không còn tác động, thông báo phải được thực hiện với sự cần mẫn hợp lí.

2. Thông báo về sự từ chối được miễn:

a. Nếu sau khi thực hiện sự cần mẫn hợp lí, không thể thông báo được;

b. Nếu người kí phát, người kí hậu hoặc người bảo lãnh đã rõ ràng từ bỏ thông báo về sự từ chối; sự từ bỏ như vậy:

i. Nếu được thực hiện trên phương tiện bởi người kí phát, sẽ ràng buộc bất cứ bên tham gia nào sau đó và làm lợi cho bất cứ người cầm phiếu nào;

ii. Nếu được thực hiện trên phương tiện bởi một bên tham gia khác không phải là người kí phát, sẽ chỉ ràng buộc bên tham gia đó nhưng làm lợi cho bất cứ người cầm phiếu nào;

iii. Nếu được thực hiện ngoài phương tiện, sẽ chỉ ràng buộc bên tham gia thực hiện sự từ bỏ đó và chỉ làm lợi cho người cầm phiếu mà sự từ bỏ đó dành cho;

c. Ðối với người kí phát hối phiếu, nếu người kí phát và người trả tiền hoặc người chấp nhận là một người.

Ðiều 68

Nếu người yêu cầu đưa ra thông báo từ chối không thông báo cho một bên tham gia là bên có quyền nhận thông báo đó, thì người ấy phải chịu trách nhiệm về bất cứ tổn thất nào mà bên tham gia đó có thể gánh chịu từ việc không thông báo, với điều kiện là tổn thất đó không vượt quá số tiền đề cập đến tại Điều 70 hoặc Điều 71.

Mục 4. SỐ TIỀN PHẢI THANH TOÁN

Ðiều 69

1. Người cầm phiếu có thể thực hiện các quyền của mình trên phương tiện chống lại bất cứ một bên tham gia hoặc nhiều hoặc tất cả các bên tham gia, chịu trách nhiệm đối với phương tiện đó và không buộc phải tuân theo thứ tự mà các bên tham gia đã bị ràng buộc. Bất cứ một bên tham gia nào mà đã cầm và thanh toán phương tiện có thể thực hiện các quyền của mình theo cùng phương thức đối với các bên tham gia có trách nhiệm đối với người đó.

2. Các bước tiến hành chống lại một bên không ngăn cản đến các bước tiến hành chống lại bất cứ một bên tham gia nào khác, dù bên tham gia khác có sau bên bị kiện ban đầu hay không.

Ðiều 70

1. Người cầm phiếu có thể thu hồi từ bất cứ bên tham gia có trách nhiệm nào:

a. Khi đáo hạn: trị giá của phương tiện với tiền lãi, nếu tiền lãi đã được qui định.

b. Sau khi đáo hạn:

i. Trị giá của phương tiện với tiền lãi, nếu tiền lãi đã được qui định đến ngày đáo hạn.

ii. Nếu tiền lãi được qui định phải trả sau khi đáo hạn, tiền lãi tính theo tỉ suất được qui định, hoặc, nếu không có qui định như vậy, tiền lãi tính theo tỉ suất ấn định tại khoản 2 của Điều này, tính từ ngày xuất trình trên số tiền ấn định tại điểm (i), khoản (b) của Điều này;

iii. Mọi chi phí về kháng nghị và về việc gửi thông báo do người cầm phiếu thực hiện.

c. Trước khi đáo hạn:

i. Trị giá của phương tiện với tiền lãi, nếu tiền lãi đã được quy định tính đến ngày thanh toán: hoặc, nếu không quy định tiền lãi, tuỳ thuộc vào chiết khấu từ ngày thanh toán đến ngày đáo hạn, được tính theo đúng khoản 4 của điều này;

ii. Mọi chi phí kháng nghị và việc gửi thông báo do người cầm phiếu thực hiện.

2. Mức lãi suất sẽ là mức mà có thể được bù lại theo trình tự pháp lý tại cơ quan có thẩm quyền, nơi phương tiện được thanh toán.

3. Không có gì trong khoản 2 của Điều này ngăn cản việc toà án ra quyết định phạt về các thiệt hại hoặc bồi thường cho các tổn thất do việc châm trễ thanh toán gây ra cho người cầm phiếu.

4. Việc chiết khấu sẽ theo tỉ suất chính thức (tỉ suất chiết khấu) hoặc tỉ suất tương tự thích hợp khác có hiệu lực vào ngày việc truy đòi được thực hiện tại nơi người cầm phiếu có địa điểm kinh doanh chính, nếu người cầm phiếu không có nơi giao dịch, thì tại nơi thường trú của người ấy, hoặc nếu không có tỉ suất đó, thì theo tỉ suất hợp lí trong các hoàn cảnh.

Ðiều 71

Một bên mà đã thanh toán phương tiện và do đó được miễn trừ trách nhiệm toàn bộ hoặc một phần về phương tiện đó có thể thu hồi từ các bên tham gia chịu trách nhiệm với người ấy:

a. Toàn bộ số tiền người ấy đã thanh toán;

b. Tiền lãi trên số tiền đó theo tỉ suất ấn định tại khoản 2 của Điều 70, tính từ ngày người ấy thực hiện việc thanh toán;

c. Mọi chi phí thông báo người ấy đã bỏ ra.

Chương VI

MIẾN NHIỆM

Mục I. MIỄN NHIỆM THANH TOÁN

Ðiều 72

1. Một bên tham gia được miễn trừ trách nhiệm về phương tiện khi người ấy thanh toán cho người cầm phiếu, hoặc cho một bên tham gia kế tiếp mình mà đã thanh toán phương tiện và đang sở hữu nó, số tiền phải trả theo Điều70 hoặc Điều 71:

a. Vào lúc hoặc sau khi đáo hạn; hoặc

b. Trước khi đáo hạn, khi bị từ chối không chấp nhận.

2. Việc thanh toán trước khi đáo hạn không theo khoản 1 (b) của Điều này không miễn trừ trách nhiệm của bên tham gia đã thực hiện việc thanh toán về phương tiện trừ khi đối với người mà việc thanh toán được thực hiện cho người ấy.

3. Một bên tham gia không được miễn trừ trách nhiệm nếu người ấy thanh toán cho người cầm phiếu không phải là người cầm phiếu được bảo vệ, hoặc cho một bên tham gia mà đã cầm và thanh toán phương tiện, và vào lúc thanh toán người ấy biết rằng người cầm phiếu hoặc bên tham gia đó đã có được phương tiện bằng cách đánh cắp hoặc đã giả mạo chữ kí của người hưởng lợi hoặc người được kí hậu, hoặc đã tham dự vào việc đánh cắp hoặc giả mạo đó.

4.

a. Người nhận tiền thanh toán của một phương tiện phải, trừ khi có thoả thuận khác, giao:

i. Phương tiện cho người trả tiền đã thực hiện việc thanh toán ấy;

ii. Phương tiện, một giấy biên nhận, và mọi kháng nghị cho bất cứ người nào khác đã thực hiện việc thanh toán ấy.

b. Trong trường hợp phương tiện phải thanh toán làm nhiều đợt vào những ngày kế tiếp, người trả tiền hoặc một bên tham gia đã thực hiện việc thanh toán không phải là việc thanh toán của đợt cuối cùng, có thể yêu cầu ghi việc thanh toán đó vào phương tiện hoặc lên một mảnh giấy đính kèm phương tiện ("bàn nối dài") và vì vậy phải giao cho người ấy một giấy biên nhận .

c. Nếu phương tiện phải thanh toán làm nhiều đợt vào những ngày kế tiếp bị từ chối bằng việc không chấp nhận hoặc không thanh toán bất cứ đợt nào, khi từ chối, một bên tham gia đã thanh toán một đợt, người cầm phiếu mà đã nhận tiền thanh toán đó phải trao cho bên tham gia đó một bản sao có xác nhận của phương tiện và bất cứ một kháng nghị có xác nhận bắt buộc nào để bên tham gia đó có thể thực hiện quyền đối với phương tiện.

d. Người được yêu cầu thanh toán có thể từ chối thanh toán nếu người yêu cầu thanh toán không trao phương tiện cho người ấy. Việc từ chối thanh toán trong những trường hợp này không phải là việc từ chối không thanh toán theo Điều 58.

e. Nếu việc thanh toán được thực hiện nhưng người thanh toán không phải là người trả tiền, không giành lấy phương tiện, người ấy được miễn nhiệm nhưng sự miễn nhiệm ấy không thể tạo thành sự phòng vệ chống lại người cầm phiếu được bảo vệ mà phương tiện sau đó được chuyển nhượng cho người ấy.

Ðiều 73

1. Người cầm phiếu không buộc phải nhận thanh toán từng phần .

2. Nếu người cầm phiếu được đề nghị thanh toán từng phần mà không nhận tiền thanh toán từng phần, phương tiện bị từ chối không thanh toán.

3. Nếu người cầm phiếu nhận thanh toán từng phần từ người trả tiền, người bảo lãnh của người trả tiền, hoặc người chấp nhận hoặc người lập phiếu:

a. Người bảo lãnh của người trả tiền, hoặc người chấp nhận hoặc người lập phiếu được miễn trừ trách nhiệm đối với phương tiện đến mức số tiền đã được thanh toán;

b. Phương tiện phải được xem như bị từ chối không thanh toán đối với số tiền chưa thanh toán;

4. Nếu người cầm phiếu nhận thanh toán từng phần từ một bên tham gia vào phương tiện không phải là người chấp nhận, người lập phiếu hoặc người bảo lãnh của người trả tiền:

a. Bên tham gia đã thực hiện thanh toán được miễn trừ trách nhiệm về phương tiện đến mức số tiền đã được thanh toán;

b. Người cầm phiếu phải giao cho bên tham gia đó một bản sao có xác nhận của phương tiện và bất cứ kháng nghị có xác nhận cần thiết nào để bên tham gia ấy có thể thực hiện quyền đối với phương tiện.

5. Người trả tiền hoặc bên tham gia thực hiện thanh toán từng phần có thể yêu cầu ghi việc thanh toán đó lên phương tiện và vì vậy phải giao cho người đó một biên nhận.

6. Nếu số tiền còn lại đã được thanh toán, người nhận tiền thanh toán và sở hữu phương tiện phải giao phương tiện có ghi khoản tiền thanh toán đã nhận và mọi kháng nghị có xác nhận cần thiết khác cho người trả tiền.

Ðiều 74

1. Người cầm phiếu có thể từ chối nhận thanh toán tại địa điểm không phải là nơi phương tiện đã được xuất trình để thanh toán phù hợp với Điều 55.

2. Trong trường hợp nếu việc thanh toán không được thực hiện tại nơi mà phương tiện được xuất trình để thanh toán phù hợp với Điều 55, phương tiện được coi như bị từ chối không thanh toán.

Ðiều 75

1. Phương tiện phải được thanh toán bằng loại tiền dùng để ghi trị giá của phương tiện.

2. Phương tiện phải thanh toán được diễn đạt bằng một đơn vị tiền tệ tính toán theo nghĩa của điểm (l) Điều 5 và đơn vị tiền tệ tính toán đó có thể chuyển nhượng được giữa người thanh toán và người nhận tiền thanh toán, thì trừ khi phương tiện qui định một loại tiền thanh toán, việc thanh toán sẽ được thực hiện bằng cách chuyển nhượng các đơn vị tiền tệ tính toán. Nếu đơn vị tiền tệ tính toán đó không thể chuyển nhượng được giữa những người này, việc thanh toán sẽ được thực hiện bằng loại tiền ấn định trên phương tiện hoặc nếu không qui định một loại tiền như vậy, bằng loại tiền của địa điểm thanh toán.

3. Người kí phát hoặc người lập phiếu có thể chỉ rõ trên phương tiện rằng phương tiện phải được thanh toán bằng một loại tiền tệ ấn định không phải là loại tiền tệ dùng để ghi trị giá của phương tiện, Trong trường hợp này:

a. Phương tiện phải được thanh toán bằng loại tiền tệ đã được ấn định;

b. Số tiền phải trả phải được tính toán theo tỉ giá hối đoái ghi rõ trên phương tiện. Nếu không ghi rõ như vậy, số tiền thanh toán phải được tính theo tỉ giá hối đoái áp dụng cho hối phiếu thanh toán ngay (hoặc, nếu không có tỉ giá hối đoái đó, theo tỉ giá thích hợp hiện hành) vào ngày đáo hạn:

i. Ðang được áp dụng tại nơi phương tiện phải được xuất trình để thanh toán theo đúng điều khoản (g) của Điều 55, nếu loại tiền được ấn định là tiền tệ của nơi đó (tiền tệ địa phương); hoặc

ii. Nếu loại tiền tệ được ấn định không phải là loại tiền của nơi đó, theo tập quán của nơi phương tiện phải được xuất trình để thanh toán theo đúng điều khoản (g) của Điều 55.

c. Nếu phương tiện đó bị từ chối không chấp nhận, số tiền thanh toán phải được tính:

i. Nếu tỉ giá hối đoái được chỉ rõ trên phương tiện, theo tỉ giá đó;

ii. Nếu không ghi rõ tỉ giá hối đoái trên phương tiện, tuỳ theo sự lựa chọn của người cầm phiếu, theo tỉ giá hối đoái đang được áp dụng vào ngày bị từ chối hoặc vào ngày thanh toán thực tế.

d. Nếu phương tiện đó bị từ chối không thanh toán, số tiền thanh toán được tính:

i. Nếu tỉ giá hối đoái được chỉ rõ trên phương tiện, theo tỉ giá đó;

ii. Nếu tỉ giá hối đoái được ghi rõ trên phương tiện, tuỳ theo sự lựa chọn của người cầm phiếu, theo tỉ giá hiện hành vào ngày đáo hạn hoặc vào ngày thanh toán thực tế.

4. Trong điều này không có gì ngăn cản toà án từ việc ra quyết định phạt về các thiệt hại gây ra cho người cầm phiếu do biến động trong các tỉ giá hối đoái nếu tổn thất đó là do việc từ chối không chấp nhận hoặc không thanh toán gây ra.

5. Tỉ giá hối đoái hiện hành vào một ngày nào đó là tỉ giá hối đoái hiện hành, theo sự lựa chọn của người cầm phiếu, tại nơi phương tiện phải được xuất trình để thanh toán theo đúng điều khoản (g) Điều 55 hoặc tại nơi thanh toán thực tế.

Ðiều 76

1. Trong bản Công ước này không có gì ngăn cản một Quốc gia thành viên từ việc thi hành các qui định về kiểm soát hối đoái áp dụng trong lãnh thổ mình và các qui định liên quan đến việc bảo vệ tiền tệ của Quốc gia đó, bao gồm các qui định mà Quốc gia đó phải áp dụng theo những thoả hiệp quốc tế mà Quốc gia ấy là một thành viên.

2.

a. Nếu vì việc áp dụng khoản 1 của Điều này, một phương tiện được kí phát bằng một loại tiền không phải là tiền tệ của nơi thanh toán thì phải được thanh toán bằng tiền tệ của địa phương, số tiền thanh toán phải được tính theo tỉ giá hối đoái áp dụng cho hối phiếu trả tiền ngay (hoặc nếu không có tỉ giá như vậy, theo tỉ giá hối đoái thích hợp hiện hành) vào ngày xuất trình đang được áp dụng tại nơi phương tiện phải được xuất trình để thanh toán theo đúng điều khoản (g) của Điều 55.

b.

i. Nếu phương tiện đó bị từ chối không chấp nhận, số tiền thanh toán phải được tính tuỳ theo sự lựa chọn của người cầm phiếu, theo tỉ giá hối đoái đang được áp dụng vào hàng ngày từ chối hoặc vào thanh toán thực tế.

ii. Nếu phương tiện như vậy bị từ chối không thanh toán, số tiền phải được tính tùy theo sự lựa chọn của người cầm phiếu, theo tỉ giá hối đoái hiện hành vào ngày xuất trình hoặc vào ngày thanh toán thực tế.

iii. Khoản 4 và 5 của Điều 75 được áp dụng khi thích hợp.

Mục 2. MIỄN NHIỆM CỦA CÁC BÊN THAM GIA KHÁC

Ðiều 77

1. Nếu một bên tham gia được miễn nhiệm toàn bộ hoặc một phần trách nhiệm về phương tiện, bất cứ một bên tham gia nào có quyền về phương tiện đó đối với người ấy cũng được miễn nhiệm đến cùng một mức độ.

2. Việc thanh toán toàn bộ hoặc một phần trị giá của hối phiếu bởi người trả tiền cho người cầm phiếu hoặc cho bất cứ một bên tham gia nào mà cầm và thanh toán hối phiếu, miễn trừ trách nhiệm của tất cả các bên tham gia đến cùng một mức độ, trừ khi người trả tiền đã thanh toán cho một người cầm phiếu không phải là người cầm phiếu được bảo vệ, hoặc một bên tham gia mà đã cầm và thanh toán hối phiếu, và vào lúc thanh toán người ấy biết rằng người cầm phiếu hoặc bên tham gia đó đã có được hối phiếu bằng cách đánh cắp hoặc đã giả mạo chữ kí của người hưởng lợi hoặc người được kí hậu, hoặc đã tham dự vào việc đánh cắp hoặc giả mạo đó.

Chương VII

PHƯƠNG TIỆN BỊ MẤT 

Ðiều 78

1. Nếu một phương tiện bị mất, dù do tiêu huỷ, trộm cắp hay do nguyên nhân khác, người bị mất phương tiện, theo những qui định của khoản 2 Điều này, có quyền hạn thanh toán như người ấy đã có nếu còn sở hữu phương tiện. Bên tham gia được yêu cầu thanh toán không thể viện dẫn sự kiện người yêu cầu thanh toán không nắm giữ phương tiện như là sự biện hộ để khước từ trách nhiệm về phương tiện đó.

2.

a. Người yêu cầu thanh toán phương tiện bị mất phải nêu rõ bằng văn bản gửi cho bên tham gia được yêu cầu thanh toán:

i. Những yếu tố của phương tiện bị mất thuộc về những yêu cầu trình bày tại khoản 1 hoặc 2 của Điều 1, Điều 2Điều 3, vì mục đích này người yêu cầu thanh toán phương tiện bị mất đó có thể xuất trình một bản sao của phương tiện đó cho bên tham gia kia;

ii. Những sự kiện cho thấy rằng nếu người ấy đã sở hữu phương tiện đó, người ấy có quyền được thanh toán bởi bên được yêu cầu thanh toán.

iii. Những sự kiện ngăn cản việc xuất trình phương tiện đó.

b. Bên tham gia được yêu cầu thanh toán phương tiện bị mất có thể yêu cầu người yêu cầu thanh toán phải bảo đảm bồi thường mà bên tham gia ấy có thể gánh chịu vì phải thanh toán sau khi phương tiện bị mất.

c. Tính chất của sự đảm bảo và các điều kiện bảo đảm phải được ấn định bởi sự thoả thuận giữa người yêu cầu thanh toán và bên tham gia được yêu cầu thanh toán. Nếu không đạt được sự thoả thuận đó, toà án có thể quyết định xem có cần sự bảo đảm không và nếu cần toà án sẽ quyết định tính chất của sự bảo đảm và các điều kiện bảo đảm.

d. Nếu bảo đảm không được đưa ra, toà án có thể ra lệnh cho bên tham gia được yêu cầu thanh toán kí thác số tiền của phương tiện bị mất, và mọi khoản lãi và chi phí có thể bị khiếu nại theo Điều 70 hoặc Điều 71 tại toà án hoặc bất cứ chức trách có thẩm quyền hoặc cơ quan nào và có thể quyết định thời gian kí thác. Tiền kí thác ấy được xem như tiền thanh toán cho người yêu cầu.

Ðiều 79

1. Một bên tham gia đã thanh toán phương tiện bị mất và sau đó phương tiện được xuất trình để yêu cầu thanh toán cho bên tham gia đó bởi người khác phải thông báo về sự xuất trình đó cho người trước đây bên tham gia ấy đã thanh toán.

2. Việc thông báo đó phải được thực hiện vào ngày phương tiện được xuất trình hoặc vào 1 trong 2 ngày tiếp theo và phải ghi rõ tên của người xuất trình phương tiện và ngày và địa điểm xuất trình thanh toán.

3. Việc không thông báo làm cho bên tham gia đã thanh toán phương tiện bị mất phải chịu trách nhiệm về mọi thiệt hại mà người được bên tham gia ấy đã thanh toán có thể chịu do không thông báo với điều kiện là những thiệt hại đó không vượt quá số tiền được đề cập đến tại Điều 70 hoặc Điều 71.

4. Việc chậm thông báo được miễn trách khi sự chậm trễ đó là do những trường hợp vượt quá tầm kiểm soát của người đã thanh toán phương tiện bị mất mà người ấy không thể tránh khỏi hoặc vượt qua. Khi nguyên nhân của sự chậm trễ không còn tác động nữa, việc thông báo phải được thực hiện với sự cần mẫn hợp lí.

5. Việc thông báo được miễn khi nguyên nhân của sự chậm trễ trong việc thông báo tiếp tục sự tác động ngoài 30 ngày sau ngày cuối cùng mà đáng lẽ việc thông báo phải được thực hiện.

Ðiều 80

1. Bên tham gia đã thanh toán phương tiện bị mất theo đúng những qui định của Điều 78 và sau đó được yêu cầu, và thanh toán phương tiện hoặc vì lí do phương tiện bị mất sau đó đã mất quyền thu hồi từ bất cứ bên tham gia nào có trách nhiệm với người ấy, có quyền:

a. Nếu bảo đảm đã được đưa ra thì thực hiện sự bảo đảm ấy; hoặc

b. Nếu số tiền đã được kí thác tại toà án hoặc nhà chức trách có thẩm quyền hoặc cơ quan khác thì đòi lại số tiền đã kí thác đó.

2. Người đã đứng ra bảo đảm phù hợp với những qui định của khoản 2 (b) của Điều 78 có quyền giải toả sự bảo đảm khi bên tham gia được hưởng sự bảo đảm không còn bị rủi ro gánh chịu những thiệt hại vì sự phương tiện bị mất gây ra.

Ðiều 81

Vì mục đích của việc lập kháng nghị vì bị từ chối thanh toán người yêu cầu thanh toán phương tiện bị mất có thể sử dụng một văn bản trình bày thoả mãn các yêu cầu của khoản 2 (a) Điều 78.

Ðiều 82

Người nhận tiền thanh toán phương tiện bị mất theo Điều 78 phải giao cho bên tham gia thanh toán văn bản trình bày theo yêu cầu tại khoản 2 (a) Điều 78, được người ấy ký nhận mọi kháng nghị và một bảng kê ký nhận đã trả.

Ðiều 83

1. Một bên tham gia đã thanh toán phương tiện bị mất theo quy định tại Điều 78 có cùng những quyền hạn lẽ ra người ấy đã có nếu người ấy có nẵm giữ phương tiện.

2. Bên tham gia ấy chỉ có thể thực hiện quyền hạn của mình nếu có trong tay văn bản trình bày được ký nhận được đề cập tại Điều 82.

Chương VIII

GIỚI HẠN (QUI ĐỊNH)

Ðiều 84

1. Quyền hành động phát sinh từ một phương tiện có thể không còn được thực hiện sau khi đã hết 4 năm:

a. Ðối với người lập kì phiếu phải thanh toán theo yêu cầu hoặc người bảo lãnh của người ấy kể từ ngày lập kì phiếu;

b. Ðối với người chấp nhận hoặc người lập phiếu hoặc người bảo lãnh một phương tiện phải thanh toán vào một thời gian nhất định của họ kể từ ngày đáo hạn;

c. Ðối với người bảo lãnh của người trả tiền hối phiếu phải trả vào một thời gian nhất định, kể từ ngày đáo hạn, hoặc nếu hối phiếu bị từ chối không chấp nhận, từ ngày kháng nghị vì bị từ chối, hoặc khi kháng nghị được miễn, kể từ ngày bị từ chối;

d. Ðối với người chấp nhận một hối phiếu phải trả theo yêu cầu hoặc người bảo lãnh của người ấy, kể từ ngày hối phiếu đã được chấp nhận, hoặc nếu không ghi rõ ngày đó, kể từ ngày của hối phiếu;

e. Ðối với người bảo lãnh của người trả tiền một hối phiếu phải trả theo yêu cầu, kể từ ngày người ấy kí vào hối phiếu hoặc nếu không ghi rõ ngày đó, kể từ ngày của hối phiếu;

f. Ðối với người kí phát hoặc người kí hậu hoặc người bảo lãnh của họ, kể từ ngày kháng nghị vì bị từ chối không chấp nhận hoặc không thanh toán hoặc khi kháng nghị được miễn, kể từ ngày bị từ chối.

2. Một bên tham gia đã thanh toán phương tiện phù hợp với Điều 70 hoặc Điều 71 có thể thực hiện quyền hành động của mình chống lại một bên tham gia chịu trách nhiệm với người ấy trong vòng một năm kể từ ngày người ấy thanh toán phương tiện.

Chương IX

CÁC ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

Ðiều 85

Tổng thư kí Liên hợp quốc dưới đây được chỉ định là người lưu giữ Công ước này.

Ðiều 86

1. Công ước này để mở cho việc kí kết của tất cả các Quốc gia tại Trụ sở chính của Liên hiệp quốc, New York, đến 30 tháng 6, 1990.

2. Công ước này tuỳ thuộc vào sự phê chuẩn, chấp nhận hoặc tán thành của các Quốc gia kí kết.

3. Công ước này để mở cho các Quốc gia không phải là nước kí kết gia nhập kể từ ngày để mở cho việc kí kết.

4. Các tài liệu phê chuẩn, chấp nhận, tán thành và gia nhập được lưu giữ tại Tổng thư kí Liên hiệp quốc.

Ðiều 87

1. Nếu một Quốc gia thành viên có 2 hay nhiều đơn vị lãnh thổ tại đó theo hiến pháp của Quốc gia đó các hệ thống pháp luật khác nhau được áp dụng liên quan đến các vấn đề được giải quyết trong Công ước này Quốc gia đó có thể vào lúc kí kết, phê chuẩn, chấp nhận, tán thành hoặc bổ sung. Tuyên bố rằng Công ước này phải áp dụng cho tất cả các đơn vị lãnh thổ của Quốc gia đó hoặc chỉ cho một hoặc nhiều đơn vị lãnh thổ, và có thể sửa đổi bản tuyên bố của mình bằng việc trình bản tuyên bố khác vào bất cứ lúc nào.

2. Những bản tuyên bố phải được thông báo cho Người lưu giữ và phải ghi rõ các đơn vị lãnh thổ mà Công ước này được áp dụng.

3. Nếu một Quốc gia thành viên không lập bản tuyên bố theo khoản 1 của Điều này, bản Công ước này phải áp dụng cho tất cả các đơn vị lãnh thổ của Quốc gia đó.

Ðiều 88

1. Bất kì Quốc gia nào cũng có thể tuyên bố vào lúc kí kết, phê chuẩn, chấp nhận, tán thành hoặc bổ sung rằng các tòa án của Quốc gia đó sẽ chỉ áp dụng bản Công ước này nếu cả nơi hối phiếu được kí phát, hoặc kì phiếu được lập, được ghi trên phương tiệnphương tiện và nơi thanh toán được chỉ rõ trên phương tiện nằm ở các Quốc thành viên khác.

2. Không cho phép có các bảo lưu khác.

Ðiều 89

1. Bản Công ước này có hiệu lực vào ngày đầu tiên của tháng tiếp theo sau thời hạn 12 tháng kể từ ngày có tài liệu phê chuẩn, chấp nhận, tán thành hoặc gia nhập thứ mười.

2. Khi một Quốc gia phê chuẩn, chấp nhận, tán thành hoặc gia nhập Công ước này sau khi đã có bộ tài liệu phê chuẩn, chấp nhận, tán thành hoặc gia nhập thứ mười, thì bản quy ước này bắt đầu phát sinh hiệu lực đối với Quốc gia đó vào ngày đầu tiên của tháng sau thời hạn 12 tháng kể từ ngày gửi tài liệu phê chuẩn, chấp nhận, tán thành hoặc gia nhập của mình.

Ðiều 90

1. Một Quốc gia thành viên có thể tuyên bố rút ra khỏi Công ước này bằng một thông báo chính thức bằng văn bản gửi cho người lưu giữ.

2. Việc rút ra khỏi công ước này có hiệu lực vào ngày đầu tiên của tháng sau khi hết 6 tháng kể từ khi Người lưu giữ nhận được thông báo. Khi một sự qui định thời hạn dài hơn cho việc rút ra khỏi Công ước có hiệu lực được xác định trong thông báo, thì việc tuyên bố bãi ước sẽ có hiệu lực khi hết thời hạn dài hơn đó kể từ khi Người lưu giữ nhận được bản thông báo. Bản Công ước này vẫn áp dụng cho các phương tiện được kí phát hoặc được lập trước ngày có hiệu lực của tuyên bố bãi ước .

Làm tại New York vào ngày mồng chín tháng mười hai năm một nghìn chín trăm tám tám, lập thành một bản gốc trong đó các văn bản tiếng Ả rập, Trung Quốc, Tiếng Anh, Pháp, Nga và Tây Ban Nha xác thực như nhau. Với sự làm chứng của các đại diện toàn quyền kí dưới đây được uỷ quyền hợp pháp bởi các chính phủ tương ứng đã kí vào bản Công ước này.

 

CÁC QUỐC GIA THAM GIA KÝ KẾT

CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HIỆP QUỐC VỀ HỐI PHIẾU QUỐC TẾ VÀ KỲ PHIẾU QUỐC TẾ

(Niu-Yooc, 1988)

Quốc gia

Ký kết

Phê chuẩn, tham gia (a)

Ngày có hiệu lực thi hành

Canada

7/12/1989

 

 

Guinea

 

23/1/1991 a

 

Mêhicô

 

11/9/1992 a

 

Liên Bang Nga a/

30/6/1990

 

 

Hợp chủng quốc Hoa Kỳ

29/6/1990

 

 

 

Ký kết: 3; Phê chuẩn và bổ sung : 02

(Yêu cầu 10 hành động để có hiệu lực thi hành)

Liên bang Nga-thành viên của Liên bang các nước XHCN Xô Viết cũ (USSR) trong Liên Hiệp Quốc, tiếp tục kể từ ngày 24 tháng 12 năm 1991 duy trì trách nhiệm đầy đủ về các quyền và nghĩa vụ của USSR theo Hiến chương của Liên Hiệp Quốc và các Hiệp định đa phương đã ghi nhận với Tổng Thư ký.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Công ước Liên hợp quốc về hối phiếu và kỳ phiếu quốc tế (1988)

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


10.150

DMCA.com Protection Status
IP: 13.59.54.188
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!