Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Văn bản hợp nhất 9/VBHN-BTTTT 2022 Thông tư tiêu chuẩn viên chức âm thanh viên phát thanh viên

Số hiệu: 9/VBHN-BTTTT Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
Nơi ban hành: Bộ Thông tin và Truyền thông Người ký: Nguyễn Mạnh Hùng
Ngày ban hành: 29/08/2022 Ngày hợp nhất: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 9/VBHN-BTTTT

Hà Nội, ngày 29 tháng 8 năm 2022

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP VIÊN CHỨC ÂM THANH VIÊN, PHÁT THANH VIÊN, KỸ THUẬT DỰNG PHIM, QUAY PHIM THUỘC CHUYÊN NGÀNH THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

Thông tư số 46/2017/TT-BTTTT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức âm thanh viên, phát thanh viên, kỹ thuật dựng phim, quay phim thuộc chuyên ngành thông tin và truyền thông, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2018, được sửa đổi, bổ sung bởi:

Thông tư số 07/2022/TT-BTTTT ngày 30 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 46/2017/TT-BTTTT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức âm thanh viên, phát thanh viên, kthuật dựng phim, quay phim thuộc chuyên ngành thông tin và truyền thông, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2022.

Căn cứ Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;

Căn cứ Nghị định số 17/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư quy định tiêu chun chức danh nghề nghiệp viên chức âm thanh viên, phát thanh viên, kỹ thuật dựng phim, quay phim thuộc chuyên ngành thông tin và truyền thông[1].

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức âm thanh viên, phát thanh viên, kỹ thuật dựng phim, quay phim thuộc chuyên ngành thông tin và truyền thông.

2. Thông tư này áp dụng đối với các chức danh viên chức âm thanh viên, phát thanh viên, kỹ thuật dựng phim, quay phim trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc chuyên ngành thông tin và truyền thông và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Điều 2. Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp

1. Chấp hành các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành và địa phương về thông tin và truyền thông.

2. Trung thực, khách quan, có tinh thần trách nhiệm đối với công việc được giao; thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của người viên chức trong hoạt động nghề nghiệp.

3. Trau dồi đạo đức, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín nghề nghiệp; không lạm dụng vị trí công tác, nhiệm vụ được phân công để trục lợi; đoàn kết, sáng tạo, sẵn sàng tiếp thu, học hỏi cái mới, tự nâng cao trình độ; có ý thức phối hp, giúp đỡ đồng nghiệp, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác; tích cực tham gia nghiên cứu khoa học để phát triển nghề nghiệp và nâng cao trình độ.

Chương II

TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP

Mục 1. CHỨC DANH ÂM THANH VIÊN

Điều 3. Âm thanh viên hạng I[2]

1. Nhiệm vụ:

- Chủ trì tổng kết chuyên môn, nghiệp vụ; chuẩn bị nội dung, tham gia các cuộc hội thảo chuyên ngành trong nước và trên thế giới;

- Tổ chức thực hiện ghi âm, hòa âm cho những phim, công trình nghệ thuật có quy mô lớn, phải sử dụng nhiều phương tiện kỹ thuật đảm bảo chất lượng âm thanh cao;

- Đưa ra định hướng phát triển kỹ thuật của đơn vị, ngành và cấp nhà nước;

- Quy hoạch, lập kế hoạch phát triển hệ thống kỹ thuật mang tính tiên tiến trong trung và dài hạn;

- Phát hiện và tổ chức ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực âm thanh nhằm góp phần nâng cao chất lượng nghệ thuật đối với các chương trình biểu diễn, điện ảnh và truyền hình;

- Chủ trì xây dựng mục tiêu, nội dung, chương trình, tài liệu và tổ chức bồi dưỡng cho ngạch âm thanh viên hạng dưới;

- Chun bị nội dung, trực tiếp tham gia các cuộc hội thảo về âm thanh trong nước và trên thế giới.

2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành âm thanh, điện tử - viễn thông;

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành âm thanh viên.

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

a) Am hiểu đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực chuyên ngành;

b) Thành thạo về nghiệp vụ chuyên ngành; Am hiểu về âm thanh, nắm vững nguyên tắc kết hợp giữa các loại âm thanh, giữa âm thanh với hình ảnh hoặc với nghệ thuật biểu diễn;

c) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.

4. Yêu cầu đối với viên chức dự thi thăng hạng lên âm thanh viên hạng I

a) Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp âm thanh viên hạng II hoặc tương đương tối thiểu là 06 năm (đủ 72 tháng). Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp âm thanh viên hạng II tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng;

b) Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp âm thanh viên hạng II hoặc tương đương đã chủ trì hoặc tham gia thực hiện ít nhất 02 (hai) tác phẩm đạt giải thưởng cấp bộ hoặc tương đương trở lên; hoặc chủ trì hoặc tham gia ít nhất 02 (hai) đề tài, chương trình nghiên cứu khoa học chuyên ngành cấp bộ, cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu.

Điều 4. Âm thanh viên hạng II[3]

1. Nhiệm vụ:

- Tổng kết chuyên môn nghiệp vụ; tham gia chuẩn bị nội dung các hội thảo nghiệp vụ chuyên ngành ở trong và ngoài nước;

- Xây dựng phương án kỹ thuật, trang âm và dự toán âm thanh đáp ứng yêu cầu chương trình và thực tế hiện trường;

- Tổ chức thực hiện ghi âm (lời thoại, âm nhạc, tiếng động...) và phối hợp âm thanh (hòa âm) cho các thể loại phim;

- Sử dụng thành thạo và bảo quản các thiết bị ghi âm thanh, quy chế và quy trình công nghệ;

- Thiết lập hệ thống dự phòng đảm bảo yếu tố an toàn khi có yêu cầu đối với các sự kiện truyền hình trực tiếp;

- Tổ chức triển khai lắp đặt, cân chỉnh hệ thống theo yêu cầu chương trình và phương án kỹ thuật đề ra;

- Hướng dẫn nghiệp vụ cho viên chức Âm thanh viên hạng dưới.

2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành âm thanh, điện tử - viễn thông;

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành âm thanh viên.

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

a) Nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực chuyên ngành;

b) Thành thạo về nghiệp vụ chuyên ngành; am hiểu về âm thanh, nắm vững nguyên tắc kết hợp giữa các loại âm thanh, giữa âm thanh với hình ảnh hoặc với nghệ thuật biểu diễn;

c) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.

4. Yêu cầu đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng lên âm thanh viên hạng II

a) Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp âm thanh viên hạng III hoặc tương đương tối thiểu là 09 năm (không kể thời gian tập sự, thử việc). Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp âm thanh viên hạng III tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng;

b) Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp âm thanh viên hạng III hoặc tương đương đã chủ trì hoặc tham gia thực hiện ít nhất 01 (một) tác phẩm đạt giải thưởng cấp bộ hoặc tương đương trở lên; hoặc tham gia ít nhất 01 (một) đề tài, chương trình nghiên cứu khoa học chuyên ngành từ cấp cơ sở trở lên đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu.

Điều 5. Âm thanh viên hạng III[4]

1. Nhiệm vụ:

- Triển khai tổ chức thực hiện ghi âm, tiếng động cho các thể loại phim theo sự phân công của chức danh nghề nghiệp âm thanh viên hạng trên;

- Thực hiện thu thanh, chọn nhạc, lồng nhạc, hòa âm theo quy trình sản xuất đề ra;

- Phối hợp những loại âm thanh không phức tạp cho các thể loại phim;

- Tiến hành cân chỉnh hệ thống thiết bị kỹ thuật trước khi tiến hành thực hiện chương trình nhằm đảm bảo chất lượng yêu cầu;

- Thực hiện khai thác hệ thống kỹ thuật nhằm đảm bảo hiệu quả âm thanh thu được về không gian âm thanh, tiếng chương trình và đảm bảo chất lượng âm thanh;

- Sử dụng thành thạo và bảo quản trang thiết bị kỹ thuật được giao theo quy trình sản xuất chương trình.

2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành âm thanh, điện tử - viễn thông;

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành âm thanh viên.

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

a) Nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực chuyên ngành;

b) Hiểu biết về âm thanh, nắm được nguyên tắc kết hợp giữa các loại âm thanh, giữa âm thanh với hình ảnh hoặc với nghệ thuật biểu diễn;

c) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.

4. Yêu cầu đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng lên âm thanh viên hạng III

Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp âm thanh viên hạng IV hoặc tương đương tối thiểu là 02 năm (đủ 24 tháng) (không kể thời gian tập sự, thử việc) đối với trường hợp khi tuyển dụng có trình độ cao đẳng trở lên, 03 năm (đủ 36 tháng) (không kể thời gian tập sự, thử việc) đối với trường hợp khi tuyển dụng có trình độ trung cấp. Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp âm thanh viên hạng IV tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.

Điều 6. Âm thanh viên hạng IV[5]

1. Nhiệm vụ:

- Khảo sát hiện trường nơi thực hiện chương trình bao gồm không gian, địa hình, các yêu cầu kỹ thuật để đảm chất lượng chương trình;

- Chuẩn bị thiết bị kỹ thuật theo yêu cầu của viên chức âm thanh viên hạng trên;

- Thực hiện triển khai theo yêu cầu, bảo quản, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ sản xuất chương trình ngoài hiện trường cũng như tại đơn vị theo quy trình đề ra;

- Quản lý, bảo dưỡng và các trang thiết bị sản xuất của đơn vị.

2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

a) Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành âm thanh; công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông;

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành âm thanh viên.

3. Tiêu chun về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

a) Nắm được đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực chuyên ngành;

b) Nắm được các kiến thức chuyên ngành về âm thanh; nắm được các hình thức và phương pháp biểu diễn nghệ thuật, điện ảnh và truyền hình.

Mục 2. CHỨC DANH KỸ THUẬT DỰNG PHIM

Điều 7. Kỹ thuật dựng phim hạng I[6]

1. Nhiệm vụ:

- Chủ trì tổng kết chuyên môn, nghiệp vụ; soạn thảo nội dung các hội thảo nghiệp vụ trong và ngoài nước;

- Chủ trì xây dựng mục tiêu, nội dung, chương trình, tài liệu và tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho viên chức kỹ thuật dựng phim hạng dưới;

- Chủ trì tổ chức và xử lý tổng thể hình ảnh và âm thanh bộ phim nhằm đạt hiệu quả nghệ thuật cao;

- Nắm vững ý đồ tác giả của đạo diễn để xử lý các thủ pháp dng phim một cách thành thạo;

- Tham gia hội đồng xét duyệt bổ nhiệm chức danh hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp cho viên chức kỹ thuật dựng phim hạng dưới.

2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành kỹ thuật sản xuất chương trình truyền hình, công nghệ truyền hình, công nghệ truyền thông, truyền thông đa phương tiện. Trường hợp tốt nghiệp đại học ngành khác thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ dựng phim hoặc có bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đng chuyên ngành kỹ thuật sản xuất chương trình truyền hình, công nghệ truyền hình, công nghệ truyền thông, truyền thông đa phương tiện.

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành kỹ thuật dựng phim.

3. Tiêu chun về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

a) Am hiểu đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực chuyên ngành;

b) Am hiểu tình hình và xu thế phát triển của ngành, lĩnh vực trong nước và thế giới;

c) Thành thạo về nghiệp vụ chuyên ngành, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ theo quy định của Luật Báo chí và các quy định của pháp luật khác có liên quan;

d) Sử dụng được ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.

4. Yêu cầu đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng lên kỹ thuật dựng phim hạng I

a) Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp kỹ thuật dựng phim hạng II hoặc tương đương tối thiểu là 06 năm (đủ 72 tháng). Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp kỹ thuật dựng phim hạng II tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng;

b) Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp kỹ thuật dựng phim hạng II hoặc tương đương đã chủ trì hoặc tham gia dựng phim ít nhất 02 (hai) tác phẩm đạt giải thưởng cấp bộ hoặc tương đương trở lên; hoặc chủ trì hoặc tham gia ít nhất 02 (hai) đề tài, chương trình nghiên cứu khoa học chuyên ngành cấp bộ, cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu.

Điều 8. Kỹ thuật dựng phim hạng II[7]

1. Nhiệm vụ:

- Tổng kết chuyên môn nghiệp vụ; tham gia chuẩn bị nội dung các hội thảo nghiệp vụ chuyên ngành ở trong và ngoài nước;

- Nắm vững kịch bản và ý đồ sáng tác của đạo diễn, tham gia với đạo diễn để dựng phim đạt hiệu quả;

- Tham gia quá trình xử lý hình ảnh và âm thanh các thể loại phim truyền hình để bộ phim hoàn thành đạt tiêu chuẩn nghệ thuật và kỹ thuật;

- Hướng dẫn nghiệp vụ cho viên chức kỹ thuật dựng phim hạng dưới.

2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành kỹ thuật sản xuất chương trình truyền hình, công nghệ truyền hình, công nghệ truyền thông, truyền thông đa phương tiện. Trường hợp tốt nghiệp đại học ngành khác thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ dựng phim hoặc có bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng chuyên ngành kỹ thuật sản xuất chương trình truyền hình, công nghệ truyền hình, công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông;

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành kỹ thuật dựng phim.

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

a) Nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực chuyên ngành;

b) Nắm vững tình hình và xu thế phát triển của ngành, lĩnh vực trong nước và thế giới;

c) Thành thạo về nghiệp vụ chuyên ngành, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ theo quy định của Luật Báo chí và các quy định của pháp luật khác có liên quan;

d) Sử dụng được ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.

4. Yêu cầu đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng lên kỹ thuật dựng phim hạng II

a) Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp kỹ thuật dựng phim hạng III hoặc tương đương tối thiểu là 09 năm (không kể thời gian tập sự, thử việc). Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp kỹ thuật dựng phim hạng III tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng;

b) Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp kỹ thuật dựng phim hạng III hoặc tương đương đã chủ trì hoặc tham gia dựng phim ít nhất 02 (hai) tác phẩm đạt giải thưởng cấp bộ, cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên; hoặc chủ trì hoặc tham gia ít nhất 02 (hai) đề tài, chương trình nghiên cứu khoa học chuyên ngành cấp cơ sở trở lên đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu.

Điều 9. Kỹ thuật dựng phim hạng III[8]

1. Nhiệm vụ:

- Tham gia chuẩn bị nội dung các hội thảo nghiệp vụ chuyên ngành ở trong và ngoài nước;

- Nắm được nội dung phim và ý đồ sáng tác của đạo diễn;

- Tiến hành sơ dựng để cho đạo diễn, dựng phim xem xét và điều chỉnh hoàn thiện tác phẩm;

- Hướng dẫn nghiệp vụ cho viên chức kỹ thuật dựng phim hạng dưới.

2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành kỹ thuật sản xuất chương trình truyền hình, công nghệ truyền hình, công nghệ truyền thông, truyền thông đa phương tiện. Trường hợp tốt nghiệp đại học ngành khác thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ dựng phim hoặc có bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng chuyên ngành dựng phim, kỹ thuật sản xuất chương trình truyền hình, công nghệ truyền hình, công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông;

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành kỹ thuật dựng phim.

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

a) Nắm được đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực chuyên ngành;

b) Nắm được tình hình và xu thế phát triển của ngành, lĩnh vực trong nước và thế giới;

c) Thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ theo quy định của Luật Báo chí và các quy định của pháp luật khác có liên quan;

d) Sử dụng được ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.

4. Yêu cầu đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng lên kỹ thuật dựng phim hạng III

Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp kỹ thuật dựng phim hạng IV hoặc tương đương tối thiểu là 02 năm (đủ 24 tháng) (không kể thời gian tập sự, thử việc) đối với trường hợp khi tuyển dụng có trình độ cao đẳng trở lên, 03 năm (đủ 36 tháng) (không kể thời gian tập sự, thử việc) đối với trường hợp khi tuyển dụng có trình độ trung cấp. Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp kỹ thuật dựng phim hạng IV tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.

Điều 10. Kỹ thuật dựng phim hạng IV[9]

1. Nhiệm vụ:

- Tham gia thực hiện các công việc về kỹ thuật quay phim; giữ gìn bảo quản máy móc của đơn vị;

- Thực hiện quay theo kịch bản hoặc theo ý đồ chỉ đạo của biên tập viên, đạo diễn;

- Thực hiện biên tập kịch bản và dựng phim theo chỉ đạo của đạo diễn; phối hợp tốt với các bộ phận khác trong đơn vị.

2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

a) Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành kỹ thuật sản xuất chương trình truyền hình, công nghệ truyền hình, công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông. Trường hợp tốt nghiệp đại học ngành khác thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ dựng phim.

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành kỹ thuật dựng phim.

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

a) Nắm được đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực chuyên ngành;

b) Thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ theo quy định của Luật Báo chí và các quy định của pháp luật khác có liên quan.

Mục 3. CHỨC DANH PHÁT THANH VIÊN

Điều 11. Phát thanh viên hạng I[10]

1. Nhiệm vụ:

- Chủ trì xây dựng, biên tập kịch bản đọc, giới thiệu và dẫn chương trình; chủ trì biên soạn tài liệu, nội dung chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ cho phát thanh viên hạng dưới;

- Tham gia hội đồng tuyển dụng chức danh nghề nghiệp phát thanh viên;

- Chủ trì xây dựng quy trình, quy phạm nghiệp vụ, kỹ thuật của công tác phát thanh trên sóng;

- Đọc, giới thiệu và dẫn lời bình lưu loát tất cả các thể loại văn bản có tính phức tạp cao, sử dụng ngôn ngữ chuẩn tiếng Việt, không lẫn từ địa phương;

- Hướng dẫn, đào tạo nghiệp vụ phát thanh viên hạng dưới trong việc biên tập, xây dựng kịch bản; đọc, giới thiệu và dẫn lời bình chương trình;

- Nắm vững tinh thần, nội dung văn bản để tiết chế ngữ điệu, âm lượng, chất giọng và sử dụng ngôn ngữ phù hợp với bối cảnh, tính chất và thloại văn bản truyền tải; chủ động trong mọi tình huống, có biện pháp kịp thời khắc phục, ứng phó với trường hợp đột xuất ngoài kịch bản;

- Biên tập những sai sót, lỗi ngữ pháp, lỗi chính tả và lỗi nội dung trong văn bản thể hiện; kịp thời sửa chữa, khắc phục nhằm hoàn thiện chương trình cả về hình thức lẫn nội dung;

- Định hướng, xây dựng phong cách phát thanh riêng cho đội ngũ phát thanh viên mang bản sắc của đơn vị;

- Thực hiện nghiêm chỉnh nội quy, quy chế, nguyên tắc hoạt động của phòng thu, phòng đọc và của đơn vị;

- Chủ trì xây dựng mục tiêu, nội dung, chương trình, tài liệu và tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho viên chức phát thanh viên hạng dưới;

- Tham gia hội đồng tuyển dụng, bổ nhiệm chức danh hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp cho viên chức phát thanh viên hạng dưới.

2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên;

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành phát thanh viên.

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

a) Nắm vững quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; các quy định của Luật Báo chí và các quy định của pháp luật khác có liên quan;

b) Am hiểu về xã hội học, phong tục, tập quán, nhu cầu và thị hiếu của bạn đọc trong nước và nước ngoài;

c) Nắm vững quy trình nghiệp vụ, quy phạm kỹ thuật, các thuật ngữ, văn phạm và văn phong của ngôn ngữ; sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, trong sáng, truyền cảm; nắm vững tinh thần, nội dung thông tin, chủ động, sáng tạo trong việc truyền tải thông tin đảm bảo đạt chất lượng cao;

d) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.

4. Yêu cầu đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng lên phát thanh viên hạng I

a) Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp phát thanh viên hạng II hoặc tương đương tối thiểu là 06 năm (đủ 72 tháng). Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp phát thanh viên hạng II tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng;

b) Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp phát thanh viên hạng II hoặc tương đương đã chủ trì hoặc tham gia đọc ít nhất 02 (hai) tác phẩm đạt giải thưởng cấp bộ hoặc tương đương trở lên; hoặc chủ trì hoặc tham gia ít nhất 02 (hai) đề tài, chương trình nghiên cứu khoa học chuyên ngành cấp bộ, cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu.

Điều 12. Phát thanh viên hạng II[11]

1. Nhiệm vụ:

- Tham gia biên soạn tài liệu, nội dung chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ cho phát thanh viên hạng dưới;

- Tham gia biên soạn tài liệu, nội dung chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ cho phát thanh viên hạng dưới;

- Tham gia xây dựng quy trình, quy phạm nghiệp vụ, kỹ thuật của công tác phát thanh trên sóng;

- Đọc, giới thiệu và dẫn lời bình chính xác, thành thạo các thể loại văn bản với chất lượng cao; sử dụng ngôn ngữ chuẩn tiếng Việt, không lẫn từ địa phương;

- Chủ động nắm bắt tinh thần, nội dung văn bản để có thể điều chỉnh ngữ điệu, âm lượng, giọng đọc phù hợp với tính chất và thể loại văn bản truyền tải; phản ứng linh hoạt đối với những tình huống, trường hợp đột xuất ngoài kịch bản;

- Phát hiện những sai sót, lỗi ngữ pháp, lỗi chính tả và lỗi nội dung trong văn bản đọc, giới thiệu; đề xuất với người có trách nhiệm hướng xử lý, khắc phục nhằm hoàn thiện chương trình cả về hình thức lẫn nội dung;

- Xây dựng phong cách, giọng đọc phát thanh viên mang bản sắc của đơn vị;

- Thực hiện nghiêm chỉnh nội quy, quy chế, nguyên tắc hoạt động của phòng thu, phòng đọc và của đơn vị;

- Tng kết chuyên môn nghiệp vụ; tham gia chuẩn bị nội dung các hội thảo nghiệp vụ chuyên ngành ở trong và ngoài nước.

2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên;

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành phát thanh viên.

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

a) Nắm vững quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; các quy định của Luật Báo chí và các quy định của pháp luật khác có liên quan;

b) Hiểu biết về xã hội học, phong tục, tập quán, nhu cầu và thị hiếu của bạn đọc trong nước và nước ngoài;

c) Nắm vững quy trình nghiệp vụ, quy phạm kỹ thuật, các thuật ngữ, văn phạm và văn phong của ngôn ngữ; sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, trong sáng, truyền cảm; nắm vững tinh thần, nội dung thông tin, chủ động, sáng tạo trong việc truyền tải thông tin đảm bảo đạt chất lượng cao;

d) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.

4. Yêu cầu đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng lên phát thanh viên hạng II

a) Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp phát thanh viên hạng III hoặc tương đương tối thiểu là 09 năm (không kể thời gian tập sự, thử việc). Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp phát thanh viên hạng III tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng;

b) Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp phát thanh viên hạng III hoặc tương đương đã chủ trì hoặc tham gia đọc ít nhất 01 (một) tác phẩm đạt giải thưởng cấp bộ, cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên; hoặc tham gia ít nhất 01 (một) đề tài, chương trình nghiên cứu khoa học chuyên ngành cấp cơ sở trở lên đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu.

Điều 13. Phát thanh viên hạng III[12]

1. Nhiệm vụ:

- Đọc, giới thiệu và dẫn lời bình lưu loát các thể loại văn bản như ở mức độ phức tạp trung bình, sử dụng ngôn ngữ chuẩn tiếng Việt, không lẫn từ địa phương;

- Chủ động nắm bắt tinh thần, nội dung văn bản để có thể điều chỉnh ngữ điệu, âm lượng, giọng đọc phù hợp với tính chất và thể loại văn bản truyền tải; biết phản ứng linh hoạt đối với những tình huống, trường hợp đột xuất ngoài kịch bản;

- Phát hiện những sai sót, lỗi ngữ pháp, lỗi chính tả trong văn bản đọc, giới thiệu; đề nghị với người có trách nhiệm kịp thời sửa chữa, khắc phục nhằm hoàn thiện chương trình cả về hình thức lẫn nội dung;

- Thực hiện nghiêm chỉnh nội quy, quy chế, nguyên tắc hoạt động của phòng thu, phòng đọc và của đơn vị.

- Tham gia chuẩn bị nội dung các hội thảo nghiệp vụ chuyên ngành ở trong và ngoài nước;

- Hướng dẫn nghiệp vụ cho viên chức Phát thanh viên hạng dưới.

2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên;

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành phát thanh viên.

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

a) Nắm được quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; các quy định của Luật Báo chí và các quy định của pháp luật khác có liên quan;

b) Hiểu biết về xã hội học, phong tục, tập quán, nhu cầu và thị hiếu của bạn đọc trong nước và nước ngoài;

c) Nắm được quy trình nghiệp vụ, quy phạm kỹ thuật, các thuật ngữ, văn phạm và văn phong của ngôn ngữ; sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, trong sáng, truyền cảm; nắm vững tinh thần, nội dung thông tin, chủ động, sáng tạo trong việc truyền tải thông tin đảm bảo đạt chất lượng cao;

d) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.

4. Yêu cầu đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng lên phát thanh viên hạng III

Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp phát thanh viên hạng IV hoặc tương đương tối thiểu là 02 năm (đủ 24 tháng) (không kể thời gian tập sự, thử việc) đối với trường hợp khi tuyển dụng có trình độ cao đẳng trở lên, 03 năm (đủ 36 tháng) (không kể thời gian tập sự, thử việc) đối với trường hợp khi tuyển dụng có trình độ trung cấp. Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp phát thanh viên hạng IV tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.

Điều 14. Phát thanh viên hạng IV[13]

1. Nhiệm vụ:

- Đọc, giới thiệu và dẫn lời bình lưu loát các thể loại văn bản như ở mức độ cơ bản, sử dụng ngôn ngữ chuẩn tiếng Việt, không lẫn từ địa phương;

- Chủ động nắm bắt tinh thần, nội dung văn bản để có thể truyền tải chính xác thông tin; biết phản ứng linh hoạt đối với những tình huống, trường hợp đột xuất ngoài kịch bản ở mức độ đơn giản;

- Phát hiện những sai sót, lỗi ngữ pháp, lỗi chính tả trong văn bản đọc, giới thiệu; báo cáo với người có trách nhiệm và xin ý kiến nhằm hoàn thiện chương trình;

- Thực hiện nghiêm chỉnh nội quy, quy chế, nguyên tắc hoạt động của phòng thu, phòng đọc và của đơn vị.

2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

a) Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên;

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành phát thanh viên.

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

a) Nắm được quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; các quy định của Luật Báo chí và các quy định của pháp luật khác có liên quan;

b) Nắm được phong tục, tập quán, nhu cầu và thị hiếu của khán, thính giả vùng, miền thuộc địa bàn đài đóng trụ sở;

c) Nắm được quy trình nghiệp vụ, quy phạm kỹ thuật, các thuật ngữ, văn phạm và văn phong của ngôn ngữ; sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, trong sáng, truyền cảm; nắm vững tinh thần, nội dung thông tin truyền tải.

Mục 4. CHỨC DANH QUAY PHIM

Điều 15. Quay phim hạng I[14]

1. Nhiệm vụ:

- Là tác giả chính về hình ảnh và chịu trách nhiệm chính về chất lượng nghệ thuật và kỹ thuật hình ảnh của bộ phim, đoạn phim;

- Chủ trì xây dựng quy trình, quy phạm nghiệp vụ, kỹ thuật của công tác quay phim; chủ trì biên soạn tài liệu, nội dung chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ cho quay phim viên hạng dưới;

- Chủ trì đạo diễn, biên tập phân tích, xử lý kịch bản; xây dựng ý tưởng kịch bản, giải pháp kỹ thuật, ý đồ nghệ thuật và thủ pháp tạo hình, sáng tạo trong quá trình xây dựng tác phẩm nhằm hoàn thiện nội dung và chất lượng nghệ thuật cao nhất cho bộ phim;

- Phát hiện và đánh giá những khuynh hướng nghệ thuật mới và các tạo hình điện ảnh trong nước và thế giới;

- Xây dựng phương án kỹ thuật, đảm bảo chất lượng máy quay, trang thiết bị hỗ trợ và vật liệu phục vụ quá trình quay phim và lưu trữ, bảo quản dữ liệu sau quay phim;

- Thực hiện nghiêm chỉnh nội quy, quy chế, nguyên tắc hoạt động công tác quay phim của đơn vị.

- Chủ trì xây dựng mục tiêu, nội dung, chương trình, tài liệu và tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho viên chức Quay phim hạng dưới;

- Tham gia hội đồng xét duyệt bổ nhiệm chức danh hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp cho viên chức quay phim hạng dưới.

2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành quay phim;

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quay phim.

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

a) Am hiểu đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về văn hóa văn nghệ; các sự kiện chính trị, xã hội quan trọng; các thành tựu về văn hóa, văn nghệ ở trong nước và thế giới;

b) Thành thạo về nghiệp vụ chuyên ngành; về các loại hình văn hóa nghệ thuật; đặc trưng và đặc điểm của môn nghệ thuật kết hợp, các môn khoa học kỹ thuật có liên quan; về xã hội học và vận dụng có hiệu quả vào việc xây dựng hình tượng nghệ thuật;

c) Nắm vững các quy định của pháp luật về bảo hộ lao động, kỹ thuật an toàn trong luyện tập, biểu diễn và các quy định của pháp luật khác có liên quan;

d) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.

4. Yêu cầu đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng lên quay phim hạng I

a) Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp quay phim hạng II hoặc tương đương tối thiểu là 06 năm (đủ 72 tháng). Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp quay phim hạng II tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng;

b) Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp quay phim hạng II hoặc tương đương đã chủ trì hoặc tham gia quay phim ít nhất 02 (hai) tác phẩm đạt giải thưởng cấp bộ hoặc tương đương trở lên; hoặc tham gia ít nhất 02 (hai) đề tài, chương trình nghiên cứu khoa học chuyên ngành cấp bộ, cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu.

Điều 16. Quay phim hạng II[15]

1. Nhiệm vụ:

- Là tác giả hình ảnh và chịu trách nhiệm về chất lượng nghệ thuật và kỹ thuật hình ảnh của bộ phim, đoạn phim;

- Thành thạo kỹ năng quay phim đối với các thể loại: phóng sự, tài liệu, khoa học, giải trí, phim ngắn...có nội dung đa dạng đạt chất lượng kỹ thuật theo tiêu chuẩn ngành điện ảnh;

- Tham gia, phối hợp với đạo diễn, biên tập viên đánh giá, phân tích, xử lý kịch bản; chủ động đề xuất ý tưởng xây dựng kịch bản, giải pháp kỹ thuật, ý đồ nghệ thuật và thủ pháp tạo hình, sáng tạo trong quá trình xây dựng tác phẩm nhằm đảm bảo nội dung tư tưởng và chất lượng nghệ thuật của bộ phim;

- Đề xuất phương án bảo quản phim, băng hình và dữ liệu lưu trữ theo quy chế, quy định; hướng dẫn bàn giao tư liệu, điều chỉnh kỹ thuật quay phim, lưu trữ nguồn phim với người có trách nhiệm;

- Đxuất phương án nghệ thuật xây dựng bố cục, tạo hình để tư liệu thu được có chất lượng tốt nhất về nội dung và hình ảnh;

- Xây dựng phương án kỹ thuật, đảm bảo chất lượng máy quay, trang thiết bị hỗ trợ và vật liệu phục vụ quá trình quay phim và lưu trữ, bảo quản dữ liệu sau quay phim;

- Thực hiện nghiêm chỉnh nội quy, quy chế, nguyên tắc hoạt động công tác quay phim của đơn vị;

- Tổng kết chuyên môn nghiệp vụ; tham gia chuẩn bị nội dung các hội thảo nghiệp vụ chuyên ngành ở trong và ngoài nước;

- Hướng dẫn nghiệp vụ cho viên chức quay phim hạng dưới.

2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành quay phim;

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quay phim.

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

a) Nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về văn hóa văn nghệ; các sự kiện chính trị, xã hội quan trọng; các thành tựu về văn hóa, văn nghệ ở trong nước và thế giới;

b) Thành thạo về nghiệp vụ chuyên ngành; về các loại hình văn hóa nghệ thuật; đặc trưng và đặc điểm của môn nghệ thuật kết hợp, các môn khoa học kỹ thuật có liên quan; về xã hội học và vận dụng có hiệu quả vào việc xây dựng hình tượng nghệ thuật;

c) Nắm vững các quy định của pháp luật về bảo hộ lao động, kỹ thuật an toàn trong luyện tập, biểu diễn và các quy định của pháp luật khác có liên quan;

d) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.”

4. Yêu cầu đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng lên quay phim hạng II

a) Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp quay phim hạng III hoặc tương đương tối thiểu là 09 năm (không kể thời gian tập sự, thử việc). Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp quay phim hạng III tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng;

b) Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp quay phim hạng III hoặc tương đương đã chủ trì hoặc tham gia quay phim ít nhất 01 (một) tác phẩm đạt giải thưởng cấp bộ, cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên; hoặc tham gia ít nhất 01 (một) đề tài, chương trình nghiên cứu khoa học chuyên ngành từ cấp cơ sở trở lên đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu.

Điều 17. Quay phim hạng III[16]

1. Nhiệm vụ:

- Thành thạo kỹ năng quay phim đối với các thể loại phim có nội dung không phức tạp hoặc quay theo từng cảnh, từng phân đoạn của một bộ phim dài đạt chất lượng kỹ thuật;

- Tham gia, phối hợp với đạo diễn, biên tập viên đánh giá, phân tích, xử lý kịch bản, giải pháp kỹ thuật, ý đồ nghệ thuật, sáng tạo trong quá trình xây dựng tác phẩm;

- Đáp ứng quy định, quy trình cơ bản về hình ảnh, quay theo đúng kịch bản phân cảnh;

- Bảo quản phim, băng hình và dữ liệu lưu trữ theo quy chế, quy định; bàn giao tư liệu với những chỉ dẫn cần thiết và đề xuất điều chỉnh trong kỹ thuật quay phim, lưu trữ nguồn phim với người có trách nhiệm;

- Thực hiện nghiêm chỉnh nội quy, quy chế, nguyên tắc hoạt động công tác quay phim của đơn vị;

- Tham gia chun bị nội dung các hội thảo nghiệp vụ chuyên ngành ở trong và ngoài nước;

- Hướng dẫn nghiệp vụ cho viên chức quay phim hạng dưới.

2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành quay phim;

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quay phim.

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

a) Nắm được đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về văn hóa văn nghệ; các sự kiện chính trị, xã hội quan trọng; các thành tựu về văn hóa, văn nghệ ở trong nước và thế giới;

b) Nắm được nghiệp vụ chuyên ngành; về các loại hình văn hóa nghệ thuật; đặc trưng và đặc điểm của môn nghệ thuật kết hợp, các môn khoa học kỹ thuật có liên quan; về xã hội học và vận dụng có hiệu quả vào việc xây dựng hình tượng nghệ thuật;

c) Nắm được các quy định của pháp luật về bảo hộ lao động, kỹ thuật an toàn trong luyện tập, biểu diễn và các quy định của pháp luật khác có liên quan;

d) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.

4. Yêu cầu đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng lên quay phim hạng III

Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp quay phim hạng IV hoặc tương đương tối thiểu là 02 năm (đủ 24 tháng) (không kể thời gian tập sự, thử việc) đối với trường hợp khi tuyển dụng có trình độ cao đẳng, 03 năm (đủ 36 tháng) (không kể thời gian tập sự, thử việc) đối với trường hợp khi tuyển dụng có trình độ trung cấp. Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp quay phim hạng IV tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.

Điều 18. Quay phim hạng IV[17]

1. Nhiệm vụ:

- Thành thạo kỹ năng quay phim cơ bản đối với các thể loại phim có nội dung không phức tạp hoặc quay theo từng cảnh, từng phân đoạn của một bộ phim dài đạt chất lượng kỹ thuật;

- Thực hiện đúng giải pháp kỹ thuật, ý đồ nghệ thuật, sáng tạo của đạo diễn trong quá trình xây dựng tác phẩm;

- Thực hiện công tác bảo quản phim, băng hình và dữ liệu lưu trữ theo quy chế, quy định;

- Thực hiện nghiêm chỉnh nội quy, quy chế, nguyên tắc hoạt động công tác quay phim của đơn vị.

2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

a) Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành quay phim;

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quay phim.

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

a) Nắm được đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về văn hóa văn nghệ; các sự kiện chính trị, xã hội quan trọng; các thành tựu về văn hóa, văn nghệ ở trong nước và thế giới;

b) Nắm được nghiệp vụ chuyên ngành; về các loại hình văn hóa nghệ thuật; đặc trưng và đặc điểm của môn nghệ thuật kết hợp, các môn khoa học kỹ thuật có liên quan; về xã hội học và vận dụng có hiệu quả vào việc xây dựng hình tượng nghệ thuật;

c) Nắm được các quy định của pháp luật về bảo hộ lao động, kỹ thuật an toàn trong luyện tập, biu diễn và các quy định của pháp luật khác có liên quan.

Chương III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH[18]

Điều 19. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2018.

2. Thay thế các quy định về tiêu chuẩn viên chức của các chức danh được quy định tại Quyết định số 428/TCCP-VC ngày 02 tháng 6 năm 1993 của Bộ trưởng - Trưởng Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ về việc ban hành Tiêu chuẩn công chức viên chức ngành Văn hóa - Thông tin tương ứng với các chức danh quy định tại Thông tư này.

3. Thay thế các quy định về các ngạch công chức và ngạch viên chức tại Quyết định số 78/2004/QĐ-BNV ngày 03 tháng 11 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về danh mục các ngạch công chức và ngạch viên chức tương ứng với các chức danh quy định tại Thông tư này.

Điều 20. Tổ chức thực hiện

1. Thông tư này là căn cứ để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ viên chức chuyên ngành thông tin và truyền thông trong các đơn vị sự nghiệp công lập.

2. Người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp công lập trực tiếp quản lý, sử dụng viên chức có trách nhiệm:

a) Rà soát vị trí việc làm của đơn vị, lập phương án bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp tương ứng trong các đơn vị thuộc thẩm quyền mình quản lý, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền phân cấp;

b) Quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp tương ứng trong các đơn sự nghiệp công lập theo thẩm quyền hoặc theo phân cấp, ủy quyền sau khi phương án bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

4. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:

a) Chỉ đạo các đơn vị thuộc phạm vi quản lý thực hiện bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp, xếp lương đối với viên chức trong các đơn vị công lập;

b) Phê duyệt phương án bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý từ ngạch viên chức hiện giữ sang chức danh nghề nghiệp viên chức tương ứng trong đơn vị công lập quy định tại Thông tư này; giải quyết theo thẩm quyền những vướng mắc trong quá trình bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức;

c) Quyết định bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức thuộc diện quản lý vào các chức danh nghề nghiệp tương ứng trong đơn vị sự nghiệp công lập theo thẩm quyền;

d) Xem xét và đề nghị Bộ Nội vụ bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức hạng I;

đ) Báo cáo kết quả bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý gửi Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Nội vụ trước ngày 10 tháng 12 hàng năm.

5. Các cơ sở, tổ chức, đơn vị ngoài công lập được vận dụng quy định tại Thông tư này để tuyển dụng, sử dụng và quản lý nhân sự.

Điều 21. Trách nhiệm thi hành

1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Thông tin và Truyền thông để tổng hợp và chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xem xét, giải quyết./.


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ trưởng và các Thứ trưởng;
- Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ;
- Cổng TTĐT của Bộ;
- Lưu: VT, TCCB.

XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT

BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Mạnh Hùng



[1] Thông tư số 07/2022/TT-BTTTT ngày 30 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 46/2017/TT-BTTTT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức âm thanh viên, phát thanh viên, kỹ thuật dựng phim, quay phim thuộc chuyên ngành thông tin và truyền thông, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2022, có căn cứ ban hành như sau:

Căn cứ Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức ngày 25 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;

Căn cứ Nghị định số 89/2021/NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;

Căn cứ Nghị định số 17/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ;

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 46/2017/TT-BTTTT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức âm thanh viên, phát thanh viên, kỹ thuật dựng phim, quay phim thuộc chuyên ngành thông tin và truyền thông.

[2] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư số 07/2022/TT- BTTTT ngày 30 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 46/2017/TT-BTTTT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức âm thanh viên, phát thanh viên, kỹ thuật dựng phim, quay phim thuộc chuyên ngành thông tin và truyền thông, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2022.

[3] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư số 07/2022/TT- BTTTT ngày 30 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 46/2017/TT-BTTTT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức âm thanh viên, phát thanh viên, kỹ thuật dựng phim, quay phim thuộc chuyên ngành thông tin và truyền thông, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2022.

[4] Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Thông tư số 07/2022/TT-BTTTT ngày 30 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 46/2017/TT-BTTTT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức âm thanh viên, phát thanh viên, kỹ thuật dựng phim, quay phim thuộc chuyên ngành thông tin và truyền thông, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2022

[5] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Thông tư số 07/2022/TT- BTTTT ngày 30 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 46/2017/TT-BTTTT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức âm thanh viên, phát thanh viên, kỹ thuật dựng phim, quay phim thuộc chuyên ngành thông tin và truyền thông, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2022

[6] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 5 Điều 1 Thông tư số 07/2022/TT- BTTTT ngày 30 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 46/2017/TT-BTTTT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức âm thanh viên, phát thanh viên, kỹ thuật dựng phim, quay phim thuộc chuyên ngành thông tin và truyền thông, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2022

[7] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 6 Điều 1 Thông tư số 07/2022/TT- BTTTT ngày 30 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 46/2017/TT-BTTTT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức âm thanh viên, phát thanh viên, kỹ thuật dựng phim, quay phim thuộc chuyên ngành thông tin và truyền thông, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2022

[8] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 7 Điều 1 Thông tư số 07/2022/TT- BTTTT ngày 30 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 46/2017/TT-BTTTT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức âm thanh viên, phát thanh viên, kỹ thuật dựng phim, quay phim thuộc chuyên ngành thông tin và truyền thông, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2022

[9] Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 8 Điều 1 Thông tư số 07/2022/TT-BTTTT ngày 30 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 46/2017/TT-BTTTT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức âm thanh viên, phát thanh viên, kỹ thuật dựng phim, quay phim thuộc chuyên ngành thông tin và truyền thông, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2022

[10] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 9 Điều 1 Thông tư số 07/2022/TT- BTTTT ngày 30 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 46/2017/TT-BTTTT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức âm thanh viên, phát thanh viên, kỹ thuật dựng phim, quay phim thuộc chuyên ngành thông tin và truyền thông, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2022

[11] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 10 Điều 1 Thông tư số 07/2022/TT- BTTTT ngày 30 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 46/2017/TT-BTTTT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức âm thanh viên, phát thanh viên, kỹ thuật dựng phim, quay phim thuộc chuyên ngành thông tin và truyền thông, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2022.

[12] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 11 Điều 1 Thông tư số 07/2022/TT- BTTTT ngày 30 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 46/2017/TT-BTTTT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức âm thanh viên, phát thanh viên, kỹ thuật dựng phim, quay phim thuộc chuyên ngành thông tin và truyền thông, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2022.

[13] Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 12 Điều 1 Thông tư số 07/2022/TT-BTTTT ngày 30 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 46/2017/TT-BTTTT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức âm thanh viên, phát thanh viên, kỹ thuật dựng phim, quay phim thuộc chuyên ngành thông tin và truyền thông, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2022.

[14] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 13 Điều 1 Thông tư số 07/2022/TT- BTTTT ngày 30 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 46/2017/TT-BTTTT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức âm thanh viên, phát thanh viên, kỹ thuật dựng phim, quay phim thuộc chuyên ngành thông tin và truyền thông, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2022.

[15] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 14 Điều 1 Thông tư số 07/2022/TT- BTTTT ngày 30 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 46/2017/TT-BTTTT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức âm thanh viên, phát thanh viên, kỹ thuật dựng phim, quay phim thuộc chuyên ngành thông tin và truyền thông, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2022.

[16] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 15 Điều 1 Thông tư số 07/2022/TT- BTTTT ngày 30 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 46/2017/TT-BTTTT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức âm thanh viên, phát thanh viên, kỹ thuật dựng phim, quay phim thuộc chuyên ngành thông tin và truyền thông, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2022.

[17] Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 16 Điều 1 Thông tư số 07/2022/TT-BTTTT ngày 30 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 46/2017/TT-BTTTT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức âm thanh viên, phát thanh viên, kỹ thuật dựng phim, quay phim thuộc chuyên ngành thông tin và truyền thông, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2022.

[18] Các Điều 2, Điều 3, Điều 4 của Thông tư số 07/2022/TT-BTTTT ngày 30 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 46/2017/TT-BTTTT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức âm thanh viên, phát thanh viên, kỹ thuật dựng phim, quay phim thuộc chuyên ngành thông tin và truyền thông, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2022, quy định như sau:

Điều 2. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2022.

Điều 3. Điều khoản chuyển tiếp

1. Viên chức đã được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp âm thanh viên, phát thanh viên, kỹ thuật dựng phim, quay phim thuộc chuyên ngành thông tin và truyền thông theo quy định của pháp luật trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành nhưng chưa hoàn thiện tiêu chuẩn chức danh thì cơ quan, đơn vị thẩm quyền quản lý, sử dụng viên chức có trách nhiệm tạo điều kiện để viên chức bổ sung những tiêu chuẩn còn thiếu của chức danh nghề nghiệp viên chức được bổ nhiệm tương ứng theo quy định tại Thông tư này.

2. Đối với các cơ quan, đơn vị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đề án, kế hoạch tổ chức thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức ngành thông tin và truyền thông trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục thực hiện theo đề án, kế hoạch đã được phê duyệt cho đến khi kết thúc.

Điều 4. Trách nhiệm thi hành

1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thực hiện Thông tư này.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Thông tin và Truyền thông để xem xét, giải quyết./.”

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Văn bản hợp nhất 9/VBHN-BTTTT ngày 29/08/2022 hợp nhất Thông tư quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức âm thanh viên, phát thanh viên, kỹ thuật dựng phim, quay phim thuộc chuyên ngành thông tin và truyền thông do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.053

DMCA.com Protection Status
IP: 3.133.126.46
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!