HIỆP ƯỚC
HOẠCH
ĐỊNH BIÊN GIỚI QUỐC GIA GIỮA NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ NƯỚC
CỘNG HÒA NHÂN DÂN CAM-PU-CHIA
Hội đồng Nhà nước nước
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hội đồng Nhà nước nước Cộng hòa Nhân dân
Cam-pu-chia,
Với lòng mong muốn không
ngừng củng cố và phát triển mối quan hệ đặc biệt Việt Nam – Cam-pu-chia trên cơ
sở những nguyên tắc: hoàn toàn bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn
vẹn lãnh thổ của nhau, không ngừng tăng cường tình đoàn kết chiến đấu và sự
giúp đỡ lẫn nhau về mọi mặt để xây dựng đất nước phồn vinh và cuộc sống hạnh
phúc của nhân dân hai nước,
Để xác định chính
thức đường biên giới quốc gia giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và
nước Cộng hòa Nhân dân Cam-pu-chia nhằm xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu
nghị lâu dài giữa hai nước,
Đã quyết định ký Hiệp
ước này và cử các đại diện toàn quyền của mình:
Hội đồng Nhà nước nước
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch;
Hội đồng Nhà nước nước
Cộng hòa Nhân dân Cam-pu-chia: Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hun Xen;
Các đại diện toàn
quyền của hai Bên, sau khi trao đổi giấy ủy quyền thấy là hợp lệ, đã cùng nhau
thỏa thuận những điều sau:
Điều 1.
Căn
cứ vào Điều 1 của Hiệp ước về nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới giữa nước
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Cam-pu-chia ký
ngày 20 tháng 7 năm 1983 và căn cứ vào các biên bản giữa Đoàn đại biểu Chính
phủ hai nước trong Ủy ban Liên hợp ký ngày 13 tháng 7 năm 1984 và ngày 8 tháng
12 năm 1984, hai Bên đã thỏa thuận hoạch định đường biên giới quốc gia trên đất
liền giữa nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân
Cam-pu-chia theo hướng chung từ Bắc xuống Nam như sau:
Khởi đầu từ giao điểm
của đường biên giới quốc gia của ba nước Việt Nam, Cam-pu-chia và Lào, đường
biên giới đi hướng Nam - Tây Nam theo đường sống núi xuống cắt khe tại tọa độ
1622.610 – 775.280, đi lên theo đường sống núi đến đỉnh núi có tọa độ 1621.125
– 775.025, theo đường thẳng khoảng 3650m (ba nghìn sáu trăm năm mươi mét) đến
đỉnh núi có tọa độ 1617.700 – 773.820; chuyển hướng Đông Nam theo đường sống
núi đến đỉnh núi có tọa độ 1616.515 – 774.600; chuyển hướng Tây Nam theo đường
sống núi qua điểm cao 1018 đến đỉnh núi có tọa độ 1613.630 – 771.550; chuyến
hướng Nam theo đường sống núi qua điểm cao 782 đến điểm có tọa độ 1609.400 –
772.835; chuyển hướng Tây Nam theo đường sống núi qua điểm có tọa độ 1605.150 –
770.625 qua các điểm cao 1054 (Ngok Boun), 924, 1022, chuyển hướng Tây – Tây
Bắc theo đường sống núi qua điểm có tọa độ 1593.725 – 765.715, qua điểm cao 837
đến điểm cao 957;
Chuyển hướng Nam –
Tây Nam theo đường sống núi cắt suối không tên tại tọa độ 1594.765 – 762.735,
qua đỉnh núi có tọa độ 1594.950 – 762.000, cắt suối không tên tại tọa độ
1593.650 – 761.300 đến đỉnh núi có tọa độ 1591.125 – 761.460, đi xuống theo khe
đến điểm có tọa độ 1590.875 – 762.540, đi lên đến điểm có tọa độ 1590.160 –
762.020, theo đường sống núi qua các điểm cao 1441, 1412, 465, 734, 885, 903,
754, 847, 697, 614, 710 đến điểm có tọa độ 1560.280 – 752.250;
Chuyển hướng Đông Nam
theo đường sống núi cắt khe tại tọa độ 1558.850 – 754.390, lên theo đường sống
núi cắt khe tại tọa độ 1558.555 – 754.850, theo đường sống núi qua các điểm cao
338, 421 đến điểm có tọa độ 1557.550 – 757.580; chuyển hướng Nam theo đường
sống núi đến điểm có tọa độ 1555.995 - 757.445; chuyển hướng Tây đến điểm có tọa
độ 1555.905 – 755.935; chuyển hướng Nam - Tây Nam theo đường sống núi đến điểm
có tọa độ 1550.610 – 754.995 qua điểm cao 324, xuống cắt suối không tên đến gặp
bờ hữu ngạn của suối đó tại tọa độ 1547.190 – 758.095; chuyển hướng Đông theo
bờ hữu ngạn của suối không tên đến gặp bờ hữu ngạn của Nậm Sa Thầy tại tọa độ
1548.415 – 764.340; chuyển hướng Nam theo bờ hữu ngạn của Nậm Sa Thầy đến gặp
bờ hữu ngạn của Se San tại tọa độ 1540.010 – 766.095, theo Se San (có đoạn theo
bờ tả ngạn, có đoạn theo dòng như đã thể hiện trên bản đồ kèm theo) đến điểm có
tọa độ 1525.950 – 765.365; chuyển hướng Đông Nam theo đường thẳng khoảng 3150m
(ba nghìn một trăm năm mươi mét) đến điểm có tọa độ 1524.150 – 767.940, theo
đường thẳng khoảng 1200m (một nghìn hai trăm mét) đến đỉnh núi có tọa độ 1524.040
– 769.150, theo đường thẳng khoảng 3400m (ba nghìn bốn trăm mét) cắt đường số
19 đến gặp suối không tên tại tọa độ 1522.350 – 772.070, theo đường thẳng
khoảng 2950m (hai nghìn chín trăm năm mươi mét) đến điểm có tọa độ 1520.490 –
774.345, theo đường thẳng khoảng 6100m (sáu nghìn một trăm mét) đến điểm cao
271, theo đường thẳng khoảng 3550m (ba nghìn năm trăm năm mươi mét) đến đỉnh
núi có tọa độ 1511.800 – 778.425;
Chuyển hướng Nam theo
đường thẳng khoảng 4600m (bốn nghìn sáu trăm mét) đến đỉnh núi có tọa độ
1507.160 – 778.700, chuyển hướng Đông Nam theo đường thẳng khoảng 11.550m (mười
một nghìn năm trăm năm mươi mét) đến điểm cao 468; chuyển hướng Nam theo đường
thẳng khoảng 18.550m (mười tám nghìn năm trăm năm mươi mét) đến điểm có tọa độ
1478.180 – 785.400; chuyển hướng Nam - Tây Nam theo đường thẳng khoảng 36.950m
(ba mươi sáu nghìn chín trăm năm mươi mét) đến đỉnh núi có tọa độ 1443.840 –
771.215, theo đường thẳng khoảng 2200m (hai nghìn hai trăm mét) đến đểm có tọa
độ 1441.775 – 770.450; chuyển hướng Nam - Đông Nam theo đường sống núi cắt
suối không tên đến gặp bờ tả ngạn của suối đó tại tọa độ 1440.580 – 771.000;
Chuyển hướng Nam theo
bờ tả ngạn của suối không tên đến gặp hợp lưu của sông Srê Pok (Dak Krông) với
Prêk Dak Đăm tại tọa độ 1440.055 – 770.650, đi theo bờ hữu ngạn của Prêk Dak
Đăm đến điểm có tọa độ 1362.050 – 769.540; chuyển hướng Tây - Tây Nam theo khe
đến gặp bờ hữu hạn của suối không tên tại tọa độ 1361.825 – 768.730; chuyển
hướng Nam - Tây Nam theo bờ hữu ngạn của suối không tên đến điểm có tọa độ
1360.360 – 768.225, theo đường sống núi qua yên ngựa xuống theo khe gặp bờ hữu
ngạn của O Pôr tại tọa độ 1359.800 – 766.345, chuyển hướng Nam - Tây Nam theo
bờ hữu ngạn của O Pôr đến điểm ở mép phía Bắc đường số 309 có tọa độ 1354.475 –
765.270;
Chuyển hướng Tây Bắc
theo mép phía Bắc đường số 309 đến điểm có tọa độ 1355.760 – 761.250, theo mép
phía Đông đường mòn đến điểm có tọa độ 1360.150 – 759.665; chuyển hướng Tây
theo khe cắt Prêk Dak Đăng đến gặp bờ tả ngạn của Prêk Dak Đăng tại tọa độ
1360.030 – 759.050, theo bờ tả ngạn của Prêk Dak Đăng qua điểm có tọa độ
1362.950 – 749.050 rồi theo bờ tả ngạn của Dak Huyt đến điểm có tọa độ 1337.455
– 717.475; theo đường thẳng khoảng 3400m (ba nghìn bốn trăm mét) đến đỉnh núi
có tọa độ 1336.205 – 714.300; chuyển hướng Nam – Tây Nam theo đường sống núi
đến đỉnh núi có tọa độ 1335.740 – 714.145; theo khe gặp bờ hữu ngạn của Dak
Jerman tại tọa độ 1333.840 – 708.930, theo bờ hữu ngạn của Dak Jerman đến điểm
có tọa độ 1323.950 – 677.580;
Chuyển hướng Tây theo
đường thẳng khoảng 10.700m (mười nghìn bảy trăm mét) đến điểm có tọa độ
1323.280 – 666.950; chuyển hướng Bắc – Đông Bắc đến điểm có tọa độ 1323.800 –
667.160; chuyển hướng Đông đến điểm có tọa độ 1323.890 – 667.785; chuyển hướng
Tây Bắc đến điểm có tọa độ 1324.250 – 667.420; chuyển hướng Tây theo bờ tả ngạn
của Prek Kriou (Pre Chriv) đến gặp đường mòn tại tọa độ 1323.760 – 654.170;
chuyển hướng Nam - Đông Nam theo đường thẳng khoảng 13.200m (mười ba nghìn hai
trăm mét) đến gặp tại giao điểm của đường mòn và bờ hữu ngạn của rạch Chàm
(Tônlê Chàm) tại tọa độ 1311.960 – 660.210, theo bờ hữu ngạn của rạch Chàm
(Tônlê Chàm) đến điểm có tọa độ 1290.375 – 658.630;
Chuyển hướng Tây qua
các điểm có tọa độ 1290.270 – 656.700, 1290.995 – 655.875, 1290.925 – 654.690,
1292.620 – 652.850, 1292.650 – 652.050, 1292.930 – 651.450, 1293.075 – 649.825,
1291.350 – 646.000, 1291.865 – 645.740, 1290.815 – 643.950 đến điểm có tọa độ
1290.650 – 642.000; chuyển hướng Bắc cắt Prêk Paplam tại tọa độ 1291.285 –
641.955;
Chuyển hướng Tây Bắc
cắt O Ngiẽv tại tọa độ 1293.330 – 639.830 đến điểm ở phía Tây đường mòn có tọa
độ 1293.950 – 638.875, theo mép phía Tây đường mòn đi Ph. Chhung đến điểm có
tọa độ 1295.775 – 638.340; chuyển hướng Tây – Tây Bắc qua điểm có tọa độ
1296.260 – 635.445, cắt Prêk Atung tại tọa độ 1296.825 – 634.040, qua điểm có
tọa độ 1296.450 – 632.995 đến điểm có tọa độ 1296.725 – 632.325, theo mép phía
Nam đường mòn đến điểm có tọa độ 1297.770 – 630.850; chuyển hướng Bắc – Tây Bắc
cắt suối không tên tại tọa độ 1299.315 – 629.920; chuyển hướng Tây Nam đến điểm
có tọa độ 1298.500 – 628.710; chuyển hướng Tây Bắc cắt suối không tên tại tọa
độ 1298.860 – 628.150; chuyển hướng Tây Nam cắt đường mòn thuộc Phum Chrak
Kranh tại tọa độ 1298.230 – 627.250, đến điểm có tọa độ 1297.380 – 626.265;
chuyển hướng Tây Bắc qua các điểm có tọa độ 1298.115 – 621.645, 1299.570 –
620.355, 1299.655 – 619.580, 1300.435 – 619.440 cắt Prêk Kdŏl tại tọa độ
1301.375 – 617.215 đến điểm có tọa độ 1301.750 – 617.010; chuyển hướng Tây qua
các điểm có tọa độ 1301.705 – 614.460, 1302.050 – 613.850 cắt suối Chor tại tọa
độ 1301.610 – 612.015; chuyển hướng Tây Nam qua các điểm có tọa độ 1298.730 –
610.490, 1296.000 – 611.050, 1293.415 – 609.280, 1293.645 – 608.940, 1291.395 –
606.925, cắt đường số 22 (78) tại tọa độ 1289.755 – 607.340, đến điểm có tọa độ
1286.550 – 604.390, chuyển hướng Tây Bắc đến phía Nam đường mòn ở điểm có tọa
độ 1286.825 – 603.380, theo mép Tây Nam của đường mòn đến điểm có tọa độ
1290.715 – 597.210; chuyển hướng Tây Nam qua các điểm có tọa độ 1290.050 –
595.225, 1289.000 – 593.260 cắt đường số 24 tại tọa độ 1287.690 – 592.345 đến
điểm có tọa độ 1287.465 – 591.650; chuyển hướng Nam – Tây Nam cắt đường số 24
tại tọa độ 1286.540 – 591.680, cắt suối không tên đến gặp bờ tả ngạn của suối
đó tại tọa độ 1284.900 – 591.215;
Theo bờ tả ngạn của
suối không tên đến gặp bờ tả ngạn của rạch Beng Gô (Tônlé Meanchey) tại tọa độ
1284.200 – 588.745, theo bờ tả ngạn của rạch Beng Gô, rạch Cái Bắc (Tônlé
Meanchey, Tônlé Roti, Kompong Kdei) đến điểm có tọa độ 1261.650 – 597.150, cắt
rạch Cái Bắc đến gặp bờ hữu ngạn của rạch Cái Cậy (Prek Kompong Spean), theo bờ
hữu ngạn của rạch đó đến gặp đường số 24 tại tọa độ 1260.475 – 595.465; chuyển
hướng Nam qua các điểm có tọa độ 1259.000 – 596.360, 1257.050 – 595.425,
1256.465 – 596.760, 1253.280 – 596.050, 1250.800 – 595.050, cắt rạch Nàng Đinh
(Prek Ânlung Kei) tại tọa độ 1247.980 – 594.650, đến điểm có tọa độ 1246.855 –
595.165; chuyển hướng Đông đi theo mép Nam đường mòn đến điểm có tọa độ
1247.200 – 599.600; chuyển hướng Nam theo mép phía Tây đường mòn đến cắt đường
số 13 (242) tại tọa độ 1243.250 – 599.650, theo mép phía Đông đường mòn đến
điểm có tọa độ 1242.360 – 599.920; chuyển hướng Đông Nam qua các điểm có tọa độ
1239.880 – 601.630, 1238.600 – 603.150, 1237.490 – 605.915, 1237.770 – 607.000,
1236.950 – 611.150, 1231.425 – 612.165, 1229.370 – 615.700, 1226.700 – 618.010;
chuyển hướng Đông Bắc cắt suối không tên tại tọa độ 1227.130 – 619.080; chuyển
hướng Đông Nam qua điểm có tọa độ 1225.675 – 620.410, cắt suối không tên tại
tọa độ 1223.775 – 621.195; chuyển hướng Đông Bắc qua các điểm có tọa độ 1225.770
– 623.180, 1226.620 – 624.900 đến điểm có tọa độ 1227.205 – 626.490;
Chuyển hướng Nam –
Đông Nam theo đường thẳng khoảng 3500m (ba nghìn năm trăm mét) cắt đường số 1
tại tọa độ 1224.350 – 628.510 đi theo đường thẳng dài 3300m (ba nghìn ba trăm
mét) đến điểm có tọa độ 1221.515 – 630.165, theo đường thẳng khoảng 4300m (bốn
nghìn ba trăm mét) cắt đường mòn tại tọa độ 1217.250 – 630.675, theo đường
thẳng khoảng 2250m (hai nghìn hai trăm năm mươi mét) cắt đường số 6A tại tọa độ
1215.050 – 631.175, đến điểm có tọa độ 1213.190 - 632.125; chuyển hướng Tây qua
điểm có toạ độ 1213.070 – 629.450 (ngã ba đường mòn), cắt rạch Sóc Nốc (Stoẽng
Mésâr Thngâk) tại tọa độ 1213.710 – 627.480, theo bờ phía Nam của rạch Sóc Nốc
đến điểm có tọa độ 1214.065 – 626.600; chuyển hướng Tây Nam đến điểm có tọa độ
1213.350 – 625.445; chuyển hướng Nam cắt Stoéng Tadév tại tọa độ 1211.225 –
625.645 đến điểm có tọa độ 1209.500 - 626.290; chuyển hướng Nam – Tây Nam theo
đường thẳng khoảng 3300m (ba nghìn ba trăm mét) đến điểm có tọa độ 1206.580 –
624.725; chuyển hướng Nam – Đông Nam theo đường thẳng khoảng 4100m (bốn nghìn
một trăm mét) đến ngã ba đường mòn xóm Ba Thu tại tọa độ 1203.470 – 627.400, theo
đường thẳng khoảng 6150m (sáu nghìn một trăm năm mươi mét) đến điểm có tọa độ
1197.995 – 630.245, theo đường thẳng khoảng 5250m (năm nghìn hai trăm năm mươi
mét) đến điểm có tọa độ 1192.775 – 630.490;
Chuyển hướng Tây Bắc
theo đường thẳng khoảng 3600m (ba nghìn sáu trăm mét) đến điểm có tọa độ
1195.080 – 627.735; chuyển hướng Tây theo đường thẳng khoảng 7500m (bảy nghìn
năm trăm mét) đến điểm có tọa độ 1194.650 – 620.225, theo đường thẳng khoảng
2850m (hai nghìn tám trăm năm mươi mét) đến cắt đường mòn tại tọa độ 1195.130 –
617.440; chuyển hướng Tây Bắc theo đường thẳng khoảng 8050m (tám nghìn không
trăm năm mươi mét) đến điểm có tọa độ 1199.785 – 610.895, theo đường thẳng
khoảng 6100m (sáu nghìn một trăm mét) cắt đường mòn tại tọa độ 1204.140 –
606.615, theo đường thẳng khoảng 3550m (ba nghìn năm trăm năm mươi mét) đến
điểm có tọa độ 1206.500 – 603.950, theo đường thẳng khoảng 450m (bốn trăm năm
mươi mét) cắt O Kâmpông Roŭ đến gặp bờ phía Tây của rạch đó tại tọa độ 1206.710
– 603.565;
Chuyển hướng Nam –
Tây Nam theo bờ phía Tây của O Kâmpông Roŭ, rạch Cá Rô đến điểm có tọa độ
1198.010 – 602.575; chuyển hướng Tây – Tây Bắc theo đường thẳng khoảng 4000m
(bốn nghìn mét) cắt đường mòn tại tọa độ 1198.620 – 598.660, theo đường thẳng
khoảng 5800m (năm nghìn tám trăm mét) cắt Prêk Kâmpông Rôtêh đến gặp bờ phía
Tây của rạch này tại tọa độ 1200.740 – 593.250; chuyển hướng Bắc theo bờ phía
Tây của Prêk Kâmpông Rôtêh đến điểm có tọa độ 1201.245 – 593.305; chuyển hướng
Bắc – Đông Bắc theo đường thẳng khoảng 3850m (ba nghìn tám trăm năm mươi mét)
đến điểm có tọa độ 1204.710 – 594.875; chuyển hướng Tây Bắc theo đường thẳng
khoảng 4600m (bốn nghìn sáu trăm mét) cắt đường số 258 (1010) tại tọa độ
1208.500 – 592.225; theo đường thẳng khoảng 5500m (năm nghìn năm trăm mét) đến
điểm có tọa độ 1212.765 – 588.765; theo đường thẳng khoảng 7400m (bảy nghìn bốn
trăm mét) cắt rạch không tên chảy vào rạch Long Khốt tại tọa độ 1219.415 –
585.515;
Chuyển hướng Tây –
Tây Nam theo bờ phía Bắc của rạch Long Khốt, rạch Cái Cỏ (Prek Kompong Snay),
rạch Cái Trốt, rạch Cái Cỏ đến điểm có tọa độ 1210.100 – 555.650; chuyển hướng
Tây Bắc cắt qua sông Tam Ly (Prêk Tra Bek) đến gặp bờ phía Tây của sông đó tại
tọa độ 1210.605 - 554.895; chuyển hướng Tây Nam theo bờ phía Tây của sông Tam
Ly đến gặp bờ phía Bắc của sông Sở Hạ (Prêk Krôm) tại tọa độ 1210.075 –
554.620; theo bờ phía Bắc của sông Sở Hạ đến gặp bờ phía Bắc của rạch Cái Xu
tại tọa độ 1202.170 – 539.000, theo bờ phía Bắc của rạch Cái Xu đến điểm có tọa
độ 1201.560 – 538.680, theo bờ phía Bắc của rạch không tên đến gặp giữa sông Sở
Thượng (Prek Kaoh Sampŏu) tại tọa độ 1200.210 – 537.315; chuyển hướng Tây Bắc
theo giữa sông Sở Thượng đến điểm có tọa độ 1204.205 – 529.380;
Chuyển hướng Tây –
Tây Nam theo đường thẳng khoảng 2850m (hai nghìn tám trăm năm mươi mét) đến
điểm có tọa độ 1203.795 – 526.560; chuyển hướng Tây – Tây Bắc theo đường thẳng
khoảng 2700m (hai nghìn bảy trăm mét) đến điểm có tọa độ 1204.695 – 524.000,
theo đường thẳng khoảng 2250m (hai nghìn hai trăm năm mươi mét) đến điểm có tọa
độ 1205.900 – 522.115; chuyển hướng Tây theo đường thẳng khoảng 1900m (một
nghìn chín trăm mét) qua sông Cửu Long (Mekong) đến điểm có tọa độ 1205.950 –
520.215; chuyển hướng Tây Bắc theo đường thẳng khoảng 3000m (ba nghìn mét) đến
điểm có tọa độ 1207.215 – 517.475; chuyển hướng Tây theo đường thẳng khoảng
2700m (hai nghìn bảy trăm mét) đến điểm có tọa độ 1207.050 – 514.790, theo
đường thẳng khoảng 2500m (hai nghìn năm trăm mét) đến điểm có tọa độ 1206.650 –
512.310, đi song song với Prêk Bak Nam và cách bờ phía Nam rạch đó khoảng 150m
(một trăm năm mươi mét) ra gặp mép phía Đông của cù lao Bắc Nam tại tọa độ 1207.325
– 511.300 rồi men theo mép phía Đông của cù lao đó ngược giữa sông Hậu Giang
(Tônlé Bassac) đến điểm có tọa độ 1209.180 – 512.970; chuyển hướng Bắc – Tây
Bắc theo rạch không tên gặp giữa sông Hậu Giang (Tônlé Bassac) tại điểm có tọa
độ 1211.305 – 512.000, ngược giữa sông đó đến điểm có tọa độ 1210.950 –
509.440;
Chuyển hướng Tây Nam
đi song song với rạch Bình Ghi và các bờ phía Tây rạch đó khoảng từ 50m (năm
mươi mét) đến 100m (một trăm mét) như đã thể hiện trên bản đồ kèm theo, dài
khoảng 2200m (hai nghìn hai trăm mét) đến khúc ngoặt, tiếp đó đi song song và
cách bờ khoảng 150m (một trăm năm mươi mét) đến điểm gặp sông Châu Dốc (Prêk
Moat Chruck) và cắt sông Châu Dốc tại tọa độ 1204.225 – 504.500, theo đường
thẳng khoảng 1100m (một nghìn một trăm mét) đến điểm có tọa độ 1203.690 –
503.550; chuyển hướng Nam – Đông Nam theo đường thẳng khoảng 2500m (hai nghìn
năm trăm mét) đến điểm có tọa độ 1201.250 – 504.170, theo đường thẳng khoảng
6050m (sáu nghìn không trăm năm mươi mét) cắt rạch không tên tại tọa độ
1195.810 – 506.825, theo đường thẳng khoảng 1500m (một nghìn năm trăm mét) đến
điểm có tọa độ 1194.295 – 506.755, theo đường thẳng khoảng 1100m (một nghìn một
trăm mét) cắt sông Tra Keo (Stŏeng Takêv) đến điểm có tọa độ 1193.250 –
507.240, theo đường thẳng khoảng 1750m (một nghìn bảy trăm năm mươi mét) đến
điểm có tọa độ 1191.500 – 507.600 theo đường thẳng khoảng 1150m (một nghìn một
trăm năm mươi mét) đến điểm có tọa độ 1191.040 – 508.650, theo đường thẳng
khoảng 3000m (ba nghìn mét) đến điểm có tọa độ 1188.620 – 510.460, theo đường
thẳng khoảng 3800m (ba nghìn tám trăm mét) đến điểm có tọa độ 1184.890 –
511.080;
Chuyển hướng Tây Nam
theo đường thẳng khoảng 13.250m (mười ba nghìn hai trăm năm mươi mét) cắt rạch
không tên tại tọa độ 1178.250 – 499.615, theo đường thẳng khoảng 4650m (bốn
nghìn sáu trăm năm mươi mét) đến điểm có tọa độ 1175.700 – 495.680, chuyển
hướng Nam – Tây Nam theo đường thẳng khoảng 3650m (ba nghìn sáu trăm năm mươi
mét) cắt rạch Cây Dương tại tọa độ 1172.960 – 493.310, theo đường thẳng khoảng
8250m (tám nghìn hai trăm năm mươi mét) đến điểm có tọa độ 1165.740 – 489.210,
theo đường thẳng khoảng 4300m (bốn nghìn ba trăm mét) đến điểm có tọa độ
1162.825 – 486.050; chuyển hướng Tây theo đường thẳng khoảng 12.450m (mười hai
nghìn bốn trăm năm mươi mét) cắt rạch Can tại tọa độ 1162.450 – 473.515; chuyển
hướng Tây – Tây Bắc theo đường thẳng khoảng 6850m (sáu nghìn tám trăm năm mươi
mét) đến điểm có tọa độ 1164.600 – 467.000, theo đường thẳng khoảng 5300m (năm
nghìn ba trăm mét) đến điểm có tọa độ 1164.855 – 461.710; chuyển hướng Nam
theo đường thẳng khoảng 1050m (một nghìn không trăm năm mươi mét) cắt đường mòn
tại tọa độ 1163.800 – 461.660; chuyển hướng Tây đi song song cách bờ bắc kênh
Vĩnh Tế khoảng 150m (một trăm năm mươi mét) cắt rạch Giang Thành (Stŏeng
Tonhon) đến điểm có tọa độ 1164.200 – 456.450;
Chuyển hướng Tây Nam
cắt đường số 161 tại tọa độ 1164.050 – 456.280, theo mép phía Tây đường mòn đến
điểm có tọa độ 1150.000 – 445.530; chuyển hướng Tây Bắc theo đường thẳng khoảng
1600m (một nghìn sáu trăm mét) cắt rạch không tên tại tọa độ 1151.280 –
444.580; chuyển hướng Bắc theo đường thẳng khoảng 300m (ba trăm mét) đến điểm
có tọa độ 1151.580 – 444.575; chuyển hướng Tây Bắc theo đường thẳng khoảng
1750m (một nghìn bảy trăm năm mươi mét) đến điểm có tọa độ 1152.800 – 443.320;
chuyển hướng Tây – Tây Nam theo đường thẳng khoảng 1600m (một nghìn sáu trăm
mét) đến điểm có tọa độ 1152.540 – 441.740, theo đường thẳng khoảng 1150m (một
nghìn một trăm năm mươi mét) đến cắt đường 8A (17) ở giữa cầu Xà Xía có tọa độ
1152.250 – 440.640, từ đó kéo thẳng đến điểm mút của đường biên giới quốc gia
trên đất liền giữa Việt Nam và Cam-pu-chia.
Đường biên giới quốc
gia trên đất liền giữa nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa
Nhân dân Cam-pu-chia hoạch định như trên được thể hiện trên bản đồ tỷ lệ
1/100.000 của Sở Địa dư Đông Dương (Service Géographique de l’Indochine) thông
dụng trước năm 1954 hoặc gần năm 1954 nhất (26 mảnh bản đồ kèm theo được hai
Bên xác nhận) bằng ký hiệu chữ thập màu đen (+) đối với những đoạn biên giới
được hai Bên công nhận là hợp lý và được thể hiện bằng ký hiệu chữ thập màu đỏ
(+) ở những đoạn có sửa, và được thể hiện trên bản đồ tỷ lệ 1/50.000 UTM (40
mảnh bản đồ kèm theo được hai Bên xác nhận) bằng ký hiệu màu
đen. Hai bộ bản đồ trên được gọi là phụ lục I và phụ lục II là bộ phận cấu
thành của Hiệp ước này và cả hai bộ bản đồ đó đều có giá trị như nhau. Các tọa độ
trong điều này của Hiệp ước ghi theo bản đồ tỷ lệ 1/50.000 UTM được tính đơn vị
bằng mét.
Điều 2.
Về
các vấn đề liên quan đến sông, suối, rạch biên giới:
1. Trường hợp sông,
suối, rạch biên giới đổi dòng, đường biên giới vẫn giữ nguyên không thay đổi theo
dòng mới nếu hai Bên không có thỏa thuận nào khác.
2. Những cù lao và
bãi bồi ở hai bên đường biên giới trên các sông, suối, rạch biên giới, nếu ở
phía Việt Nam thì thuộc về chủ quyền của Việt Nam, nếu ở phía Cam-pu-chia thì
thuộc về chủ quyền của Cam-pu-chia.
Những cù lao và bãi
bồi mới xuất hiện sau khi giải quyết xong hoàn toàn đường biên giới cũng được
giải quyết theo nguyên tắc nói trên.
3. Khi đi qua cầu bắc
trên các sông, suối, rạch biên giới, đường biên giới đi chính giữa cầu, không
kể đường biên giới đi dưới sông, suối, rạch đó như thế nào.
Điều 3.
Trên
biển, hai Bên căn cứ vào Điều 2 của Hiệp ước về nguyên tắc giải quyết vấn đề
biên giới giữa nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân
dân Cam-pu-chia ký ngày 20 tháng 7 năm 1983 và căn cứ vào Điều 2 và Điều 3 của
Hiệp định về vùng nước lịch sử của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và
nước Cộng hòa Nhân dân Cam-pu-chia ký ngày 7 tháng 7 năm 1982, đã thỏa thuận về
nguyên tắc hoạch định đường biên giới trên biển trong vùng nước lịch sử tức là
đường biên giới quốc gia trên biển giữa nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
và nước Cộng hòa Nhân dân Cam-pu-chia như sau:
1. Đường biên giới
quốc gia trên biển giữa hai nước xuất phát từ điểm cuối cùng của đường biên
giới trên đất liền (theo bản đồ tỷ lệ 1/100.000 và 1/50.000 kèm theo Hiệp ước).
2. Đường biên giới
quốc gia trên biển tiếp tục đi theo một đường mà hai Bên sẽ thỏa thuận bảo đảm
việc chia đảo đúng như Hiệp định về vùng nước lịch sử của nước Cộng hòa Xã hội
chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Cam-pu-chia đã quy định.
3. Đường biên giới
này sẽ đi qua điểm 0 là điểm tiếp giáp của hai đường cơ sở dùng để tính chiều
rộng lãnh hải của mỗi nước và kéo đến một điểm nằm trên đường ranh giới ngoài
của lãnh hải mỗi nước.
4. Hải đồ ký kết
chính thức kèm theo Hiệp ước về hoạch định biên giới quốc gia trên biển giữa
hai nước sẽ là hải đồ của cơ quan đo đạc thủy văn hải quân Pháp in năm 1955 và
1956, tỷ lệ 1/182.650 mang số hiệu 3394 và 5395.
Căn cứ vào những
nguyên tắc trên, Ủy ban Liên hợp tiến hành càng sớm càng tốt việc khảo sát thực
địa, hoạch định biên giới quốc gia trên biển và soạn thảo Hiệp ước về hoạch
định biên giới quốc gia trên biển giữa nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
và nước Cộng hòa Nhân dân Cam-pu-chia.
Điều 4.
Hai
Bên thỏa thuận thành lập Ủy ban Liên hợp phân giới trên thực địa và cắm mốc
quốc giới giữa nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân
dân Cam-pu-chia (dưới đây gọi là Ủy ban Liên hợp) với các nhiệm vụ sau đây:
Căn cứ vào Điều 1 và
Điều 2 của Hiệp uớc này, tiến hành phân vạch trên thực địa toàn bộ đường biên
giới quốc gia trên đất liền giữa hai nước; dự kiến vị trí các mốc quốc giới; tiến
hành chính thức cắm mốc quốc giới; lập bản đồ quốc giới giữa nước Cộng hòa Xã hội
chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Cam-pu-chia có ghi vị trí các mốc
quốc giới; soạn thảo Nghị định thư cuối cùng để kết thúc công tác phân giới
trên thựa địa và cắm mốc.
Nghị định thư cuối
cùng sẽ là một phụ lục của Hiệp ước này. Bản đồ đường biên giới quốc gia giữa
nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Cam-pu-chia
do Ủy ban Liên hợp lập sau khi hoàn thành phân giới trên thực địa và cắm mốc sẽ
thay thế cho bản đồ nói ở đoạn cuối Điều 1 của Hiệp ước này.
Ủy ban Liên hợp bắt
đầu hoạt động ngay sau khi Hiệp ước này có hiệu lực, tiến hành công tác của
mình theo kế hoạch và các thỏa thuận do Ủy ban Liên hợp quyết định và Ủy ban
Liên hợp sẽ chấm dứt hoạt động khi đã làm xong nhiệm vụ được giao theo Điều 4
này.
Điều 5.
Hiệp
ước này sẽ được phê chuẩn và có hiệu lực kể từ ngày trao đổi thư phê chuẩn.
Làm tại Phnom pênh,
thủ đô nước Cộng hòa Nhân dân Cam-pu-chia, ngày 27 tháng 12 năm 1985 thành hai
bản bằng tiếng Việt Nam và tiếng Khơ-me, cả hai văn bản đều có giá trị như
nhau./.
ĐƯỢC ỦY NHIỆM CỦA
HỘI ĐỒNG NHÀ NƯỚC NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO
Nguyễn Cơ Thạch
|
ĐƯỢC ỦY NHIỆM CỦA
HỘI ĐỒNG NHÀ NƯỚC NƯỚC CỘNG HÒA NHÂN DÂN CAM-PU-CHIA
BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO
Hun Xen
|