Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 109/2000/TTLT/BNN-BTC Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính Người ký: Nguyễn Văn Đẳng, Trần Văn Tá
Ngày ban hành: 20/10/2000 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN-BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 109/2000/TTLT/BNN-BTC

Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2000

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT - BỘ TÀI CHÍNH SỐ 109/2000/TTLT/BNN-BTC NGÀY 20 THÁNG 10 NĂM 2000 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 187/1999/QĐ-TTG NGÀY 16 THÁNG 9 NĂM 1999 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ LÂM TRƯỜNG QUỐC DOANH

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 187/1999/QĐ-TTg ngày 16/9/1999 về đổi mới tổ chức và cơ chế quản lý lâm trường quốc doanh. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số nội dung chủ yếu như sau:

I- ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG QUYẾT ĐỊNH 187/QĐ-TTG

Đối tượng áp dụng Quyết định 187/1999/QĐ-TTg gồm:

1- Các lâm trường quốc doanh;

2- Các doanh nghiệp nhà nước (Công ty, xí nghiệp ...) được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao rừng và đất lâm nghiệp để sản xuất, kinh doanh lâm nghiệp; công ty có đơn vị thành viên là lâm trường quốc doanh hạch toán phụ thuộc.

II- TỔ CHỨC SẮP XẾP LẠI LÂM TRƯỜNG QUỐC DOANH

Căn cứ vào thực trạng của các lâm trường hiện có, tổ chức sắp xếp lại thành 3 loại theo quy định tại Điều 3, Quyết định 187/QĐ-TTg, cụ thể như sau:

1- Duy trì, củng cố các lâm trường quốc doanh sau đây để hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp kinh doanh:

a- Các lâm trường quốc doanh đang quản lý rừng tự nhiên và rừng trồng thuộc quy hoạch rừng sản xuất, rừng phòng hộ ít xung yếu.

b- Các lâm trường quốc doanh trồng rừng nguyên liệu công nghiệp (nguyên liệu giấy, ván nhân tạo, gỗ trụ mỏ, đặc sản, tre luồng...).

Lâm trường quốc doanh có nhiệm vụ chính là: quản lý, bảo vệ, gây trồng và nuôi dưỡng rừng, khai thác, chế biến gỗ và lâm sản khác, cung ứng nguyên liệu cho các cơ sở chế biến công nghiệp và nhu cầu tiêu dùng khác của nền kinh tế quốc dân. Ngoài nhiệm vụ chính trên đây, lâm trường được quyền kinh doanh tổng hợp các ngành nghề khác như: nông nghiệp, công nghiệp, ngư nghiệp, dịch vụ ... nhằm sử dụng và phát huy có hiệu quả mọi tiền năng về lao động, kỹ thuật, đất đai và vốn rừng được giao.

Các lâm trường trên đây, nếu đang được giao quản lý các khu rừng phòng họ rất xung yếu và xung yếu nằm xen kẽ với rừng sản xuất, rừng phòng hộ ít xung yếu của lâm trường, nhưng có diện tích chưa đến 5000 ha để tách ra thành khu rừng phòng hộ có Ban quản lý riêng, thì tiếp tục giao diện tích rừng phòng hộ đó cho lâm trường quản lý theo quy chế rừng phòng hộ. Việc bảo vệ, gây trồng rừng phòng hộ ở vùng rất xung yếu và xung yếu được coi là nhiệm vụ công ích của lâm trường, được ngân sách Nhà nước đầu tư kinh phí để thực hiện nhiệm vụ được giao.

2- Chuyển đổi các lâm trường quốc doanh sau đây thành Ban quản lý khu rừng phòng hộ:

a- Các lâm trường có diện tích đất lâm nghiệp từ 5000 ha trở lên thuộc quy hoạch vùng phòng hộ rất xung yếu và xung yếu (được xác lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) và chiếm từ 70% trở lên diện tích đất lâm nghiệp của lâm trường được giao.

b- Đối với các lâm trường có diện tích đất lâm nghiệp từ 5.000 ha trở lên thuộc quy hoạch rừng phòng hộ rất xung yếu và xung yếu, nhưng chiếm dưới 70% tổng diện tích đất lâm nghiệp của lâm trường thì: Tách phần diện tích quy hoạch cho rừng phòng hộ để thành lập khu rừng phòng hộ có Ban quản lý riêng, hoặc chuyển giao diện tích rừng phòng hộ đó cho Ban quản lý khu rừng phòng hộ liền kề (nếu có), lâm trường chỉ quản lý phần diện tích quy hoạch rừng sản xuất và phòng hộ ít xung yếu còn lại. Trường hợp chưa có điều kiện thành lập Ban quản lý khu rừng phòng hộ riêng, thì tiếp tục giao diện tích khu rừng phòng hộ trên cho lâm trường quản lý theo quy chế rừng phòng hộ và được coi là nhiệm vụ công ích của lâm trường.

Khi chuyển đổi lâm trường thành Ban quản lý khu rừng phòng hộ, thì phần diện tích quy hoạch rừng sản xuất và phòng hộ ít xung yếu nằm xen kẽ trong khu rừng phòng hộ cũng giao ban quản lý khu rừng phòng hộ quản lý, bảo vệ, gây trồng, khai thác, sử dụng theo quy chế rừng sản xuất.

3- Chuyển đổi các lâm trường sau đây sang các loại hình kinh doanh khác:

Các lâm trường đang được giao quản lý đất lâm nghiệp có quy mô diện tích dưới 1000 ha, phân bố xen kẽ với đất nông nghiệp, nằm gần các khu dân cư và lâm trường đang gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh thì chuyển đổi sang các loại hình kinh doanh khác như: Xí nghiệp dịch vụ nông - lâm nghiệp, trạm thu mua nông - lâm sản, trạm ươm cây giống...., để làm dịch vụ cho sản xuất nông, lâm nghiệp trên địa bàn.

Khi chuyển đổi, lâm trường phải xây dựng phương án trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh (đối với lâm trường trực thuộc tỉnh), hoặc Bộ quản lý ngành (đối với lâm trường trực thuộc Trung ương) phê duyệt. Phương án phải xác định rõ nhu cầu đất đai cần sử dụng cho các hoạt động kinh doanh, dịch vụ của tổ chức mới, đồng thời, xây dựng biện pháp giải quyết chế độ chính sách cho cán bộ, công nhân viên dôi ra khi sắp xếp lại lâm trường. Chuyển giao phần diện tích rừng và đất lâm nghiệp cho chính quyền địa phương để giao hoặc cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê theo pháp luật hiện hành.

III- RÀ SOÁT LẠI DIỆN TÍCH RỪNG VÀ ĐẤT LÂM NGHIỆP; GIAO ĐẤT, GIAO RỪNG CHO CÁC LÂM TRƯỜNG QUỐC DOANH

Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo các ngành và địa phương liên quan của tỉnh tiến hành rà soát lại diện tích rừng và đất lâm nghiệp của các lâm trường để sắp xếp lại lâm trường và làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giao rừng cho các lâm trường.

1- Nội dung rà soát:

a- Về đất: Xác định rõ diện tích, ranh giới trên bản đồ và trên thực địa các loại đất của lâm trường đang quản lý:

- Diện tích đất quy hoạch rừng sản xuất và rừng phòng hộ ít xung yếu bao gồm: rừng tự nhiên, rừng trồng và đất chưa có rừng.

- Diện tích đất quy hoạch rừng phòng hộ rất xung yếu và xung yếu bao gồm: Rừng tự nhiên, rừng trồng và đất chưa có rừng.

- Diện tích đất nông nghiệp và đất khác như: đất thổ cư, ruộng, rẫy cố định, ao hồ, vườn rừng... của các hộ dân.

- Diện tích đất lâm nghiệp lâm trường không có khả năng sử dụng.

b- Về rừng: xác định rõ ràng trạng thái, diện tích, chất lượng rừng của lâm trường đang quản lý. Đối với rừng sản xuất và rừng phòng hộ ít xung yếu là rừng tự nhiên: lâm trường phải xem xét điều chỉnh lại phương án điều chế rừng và lập phương án sản xuất kinh doanh cho từng giai đoạn 5 năm, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt để thực hiện. Định kỳ 5 năm phúc tra lại và lập phương án cho giai đoạn kế tiếp. Nội dung và phương pháp tiến hành theo quy định tại Chỉ thị số 15LS/CNR ngày 19/07/89 của Bộ Lâm nghiệp nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về công tác xây dựng phương án điều chế rừng đơn giản cho các lâm trường.

2- Phương pháp rà soát:

Dựa vào kết quả kiểm kê rừng theo Chỉ thị 286/TTg ngày 2/5/1997 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị 24/CT-TTg ngày 18/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ về tổng kiểm kê đất đai vào năm 2000, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Địa chính tham mưu cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cùng với Uỷ ban nhân dân huyện và cơ quan chủ quan lâm trường (nếu có) chỉ đạo Uỷ ban nhân dân xã sở tại cùng với Giám đốc lâm trường rà soát, làm rõ các nội dung trên.

3- Giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gắn với giao rừng cho các lâm trường quốc doanh.

Căn cứ kết quả rà soát, tách diện tích đất thổ cư, đất nông nghiệp, vườn rừng của các hộ gia đình, diện tích rừng và đất lâm nghiệp mà lâm trường không có khả năng sử dụng ra khỏi diện tích của lâm trường; chuyển giao lại cho chính quyền địa phương để giao hoặc cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân thuê theo Nghị định 64/CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ ban hành bản Quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp; Nghị định 85/1999/NĐ-CP ngày 28/8/1999 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của bản Quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích nông nghiệp và bổ sung việc giao đất làm muối cho hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài; Nghị định 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 của Chính phủ về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.

Diện tích rừng và đất còn lại, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh làm thủ tục giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gắn với giao rừng cho các lâm trường sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm, nông, ngư nghiệp.

Trình tự, thủ tục giao đất, giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 62/2000/TTLT/BNN-TCĐC ngày 06/6/2000 của Bộ Nông nghiệp và PTNT và Tổng cục Địa chính về việc hướng dẫn giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp.

4- Kinh phí thực hiện.

Nguồn kinh phí để rà soát và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các lâm trường do ngân sách địa phương cấp theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

IV- TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA LÂM TRƯỜNG QUỐC DOANH TRONG VIỆC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG RỪNG ĐƯỢC GIAO

1- Lâm trường quốc doanh chịu trách nhiệm trước Nhà nước về việc bảo toàn và phát triển vốn rừng được giao Lâm trường được khai thác, sử dụng rừng theo quy định tại khoản 3, 4, 5, 6, Điều 4 Quyết định 187/1999/QĐ-TTg.

2. Giám đốc lâm trường có trách nhiệm chính trong việc tổ chức quản lý, bảo vệ rừng và đất lâm nghiệp được Nhà nước giao; phối hợp với cơ quan kiểm lâm để bố trí cán bộ kiểm lâm chuyên theo dõi lâm trường, giúp Giám đốc lâm trường chỉ đạo lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách của lâm trường tuần tra bảo vệ rừng, xử lý các trường hợp xâm phạm đến tài nguyên rừng, trong đó có việc buộc đương sự phải bồi thường thiệt hại và thu hồi tài sản cho chủ rừng theo quy định của pháp luật.

3- Trên cơ sở vốn rừng và đất lâm nghiệp được giao, phương án điều chế rừng được duyệt, các nguồn lực khác và tình hình kinh tế - xã hội của địa phương, Giám đốc lâm trường tiến hành xây dựng phương án tổ chức sản xuất, kinh doanh trình Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh (đối với lâm trường trực thuộc địa phương); Bộ, ngành (đối với lâm trường trực thuộc các Bộ, ngành); Tổng công ty (đối với lâm trường trực thuộc Tổng công ty) phê duyệt và thực hiện.

V. CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG

1- Giải quyết đất ở cho các hộ gia đình cán bộ, công nhân viên lâm trường.

Giám đốc lâm trường có trách nhiệm rà soát lại đất ở của các hộ gia đình cán bộ, công nhân viên của lâm trường (kể cả số đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động) đang cư trú trên địa bàn lâm trường quản lý, đề nghị chính quyền địa phương giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho các hộ chưa có đất ở hoặc đang sử dụng đất của lâm trường để làm nhà ở theo pháp luật hiện hành:

a- Đối với các hộ chưa có đất ở, Giám đốc lâm trường phối hợp với Uỷ ban nhân dân xã sở tại xem xét, làm thủ tục đề nghị Uỷ ban nhân dân huyện giao và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho họ như đối với người dân địa phương.

b- Đối với các hộ đang sử dụng đất của lâm trường để làm nhà ở, căn cứ vào quy hoạch được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, lâm trường cùng với Uỷ ban nhân dân xã sở tại để nghị Uỷ ban nhân dân huyện xem xét, giải quyết hợp thức hoá để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ.

2- Giải quyết việc giao đất lâm nghiệp, đất nông nghiệp cho các hộ công nhân viên lâm trường:

Căn cứ quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, giám đốc lâm trường có trách nhiệm phối hợp với Uỷ ban nhân dân xã sở tại xem xét, đề nghị Uỷ ban nhân dân cấp huyện giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp cho cán bộ, công nhân viên lâm trường phải nghỉ việc do sắp xếp lại sản xuất, tinh giảm biên chế chỉ được hưởng trợ cấp một lần hoặc chỉ được hưởng trợ cấp một số năm và con của cán bộ, công nhân viên lâm trường đến tuổi lao động nhưng chưa có việc làm thường trú trên địa bàn lâm trường quản lý theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 7 Nghị định số 64/CP ngày 27/9/1993; Nghị định số 85/1998/NĐ-CP ngày 28/8/1998; Nghị định số 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 của Chính phủ, mức giao bằng mức diện tích bình quân giao cho hộ nông dân tại địa phương.

3- Giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội và đăng ký hộ khẩu cho cán bộ, công nhân viên lâm trường nghỉ việc:

a- Trong quá trình sắp xếp, tổ chức lại sản xuất, đối với những cán bộ, công nhân viên dôi ra, lâm trường không bố trí được việc làm và cùng không có điều kiện đào tạo lại để chuyển đổi ngành nghề thì giải quyết cho thôi việc theo chế độ hiện hành. Những lâm trường gặp khó khăn, thiếu nguồn kinh phí để giải quyết chế độ và nếu người thôi việc chấp thuận, có thể thanh toán trợ cấp thôi việc bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng của lâm trường.

Khi thanh toán tiền trợ cấp bằng giá trị rừng trồng, lâm trường phải thành lập Hội đồng định giá rừng trồng tại thời điểm thanh toán, hạch toán giảm giá trị tài sản do lâm trường quản lý và làm các thủ tục bàn giao rừng cho người xin thôi việc. Sau khi khai thác rừng, người được thanh toán chế độ thôi việc bằng giá trị rừng trồng phải giao trả lại đất cho lâm trường và được lâm trường giao khoán tiếp (nếu có nhu cầu).

b- Nếu người thôi việc xin cư trú tại địa bàn lâm trường, thì chính quyền địa phương có trách nhiệm đăng ký hộ khẩu thường trú và giao đất nông nghiệp, lâm nghiệp như tiết 2 mục V trên đây.

4- Quỹ đất để giải quyết đất ở; đất sản xuất nông, lâm nghiệp cho các hộ cán bộ, công nhân viên lâm trường.

Quỹ đất để cấp đất ở; đất sản xuất nông, lâm nghiệp cho các hộ gia đình cán bộ, công nhân viên lâm trường tại tiết 1, tiết 2 trên đây, lấy trong quỹ đất hiện có của địa phương. Trường hợp địa phương không còn quỹ đất, thì lâm trường để nghị chính quyền địa phương lấy đất của lâm trường để giao, nhưng phải theo quy hoạch, không được làm đất của lâm trường bị cắt manh mún và đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh tách diện tích đất này ra khỏi diện tích rừng và đất lâm nghiệp giao cho lâm trường.

VI- CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH

1- Đối với lâm trường quốc doanh hạch toán kinh doanh và các doanh nghiệp Nhà nước khác có sử dụng đất lâm nghiệp và kinh doanh rừng.

Lâm trường quốc doanh là doanh nghiệp Nhà nước, thực hiện quản lý tài chính theo Nghị định số 59/CP ngày 3 tháng 10 năm 1996, Nghị định số 27/1999/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 1999 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Qui chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp Nhà nước ban hành kèm theo Nghị định số 59/CP ngày 3/10/1996 của Chính phủ Nghị định số 56/CP ngày 2/10/1996 của Chính phủ về doanh nghiệp hoạt động công ích và các Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn các Nghị định này, và các quy định sau đây:

a- Quản lý vốn và tài sản lâm trường quốc doanh:

- Tài sản của lâm trường quốc doanh gồm: Tài sản cố định, tài sản lưu động được hình thành bằng nguồn vốn đầu tư dài hạn, nguồn vốn đầu tư ngắn hạn, kể cả rừng trồng từ nguồn vốn Nhà nước và các nguồn vốn khác.

Rừng tự nhiên Nhà nước giao cho lâm trường quốc doanh quản lý là tài của quốc gia, lâm trường quốc doanh có trách nhiệm quản lý theo Luật Bảo vệ và phát triển rừng và quy chế quản lý các loại rừng hiện hành.

Mọi tài sản do lâm trường quốc doanh đi thuê hoạt động, đi mượn, nhận giữ hộ, nhận gia công, nhận bán đại lý, ký gửi không phải là tài sản của lâm trường quốc doanh.

- Vốn pháp định của lâm trường quốc doanh là số vốn tối thiểu phải có để thành lập theo quy định của pháp luật.

- Vốn pháp định của lâm trường quốc doanh là số vốn tối thiểu phải có để thành lập theo quy định của pháp luật.

- Vốn điều lệ của lâm trường quốc doanh là vốn thuộc sở hữu Nhà nước ghi trong điều lệ lâm trường quốc doanh.

Lâm trường phải công bố công khai vốn điều lệ và các trường hợp thay đổi vốn điều lệ.

- Vốn thuộc sở hữu Nhà nước tại lâm trường quốc doanh là tổng giá trị tài sản lâm trường quốc doanh đang quản lý và sử dụng trừ đi (-) các khoản nợ phải trả ở thời điểm báo cáo.

- Giao vốn cho lâm trường quốc doanh: Lâm trường quốc doanh được Nhà nước giao vốn thuộc sở hữu Nhà nước hiện có tại lâm trường sau khi được kiểm tra, thẩm định theo quy định hiện hành của Nhà nước. Trong đó bao gồm cả những khoản sau:

+ Các khoản vốn trồng rừng do ngân sách đầu tư hoặc có nguồn gốc ngân sách Nhà nước (kể cả trước đây và hiện nay) giao cho lâm trường quốc doanh quản lý sử dụng.

+ Khoản thuế thu nhập doanh nghiệp, Nhà nước cấp lại cho lâm trường quốc doanh để phát triển rừng (không bao gồm phần thuế thu nhập doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động công ích) thuộc nguồn vốn Nhà nước giao cho lâm trường quốc doanh.

b- Quản lý về doanh thu, chi phí và giá thành sản phẩm, dịch vụ tại các lâm trường quốc doanh:

- Quản lý về doanh thu:

Doanh thu của lâm trường quốc doanh gồm doanh thu từ hoạt động kinh doanh lâm nghiệp và thu nhập từ các hoạt động khác.

Các khoản thu nhập tiêu thụ lâm sản và thu khác từ rừng phòng hộ rất xung yếu và xung yếu thuộc doanh thu của lâm trường quốc doanh.

Lâm trường quốc doanh phải hạch toán riêng phần doanh thu từ hoạt động kinh doanh nông nghiệp, hoạt động kinh doanh liên quan đến lâm nghiệp và hoạt động kinh doanh khác để xác định kết quả kinh doanh từng hoạt động kinh doanh.

Hoạt động kinh doanh liên quan đến lâm nghiệp gồm: sản xuất nông nghiệp. lâm nghiệp, ngư nghiệp kết hợp, du lịch và dịch vụ lâm nghiệp.

- Quản lý về chi phí và giá thành.

Chi phí hoạt động kinh doanh bao gồm các chi phí có liên quan đến quá trình hoạt động kinh doanh của lâm trường quốc doanh như: chi phí giống cây, nguyên nhiên liệu, vật liệu; khấu hao tài sản cố định; chi phí quản lý bảo vệ rừng; tiền lương, các khoản chi phí có tính chất lương; các khoản trích nộp theo quy định của Nhà nước như: bảo hiểm ytế và chi phí công đoàn; chi phí dịch vụ mua ngoài; chi phí bằng tiền khác...

Các khoản chi phí về trồng, chăm sóc rừng, quản lý bảo về, khoanh nuôi, tái sinh rừng phòng hộ rất xung yếu, xung yếu, các hoạt động công ích khác được Nhà nước giao và các khoản chi phí thuộc các nguồn kinh phí khác đài thọ phải hạch toán riêng, không hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh của lâm trường.

c- Quản lý cấp phát và sử dụng nguồn vốn từ thuế thu nhập doanh nghiệp:

Khoản thuế thu nhập doanh nghiệp (gồm cả kinh doanh lâm nghiệp và kinh doanh, dịch vụ khác) Nhà nước cấp lại cho lâm trường quốc doanh để đầu tư tái tạo rừng và kinh phí thực hiện các nhiệm vụ công ích theo dự toán do Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh, Bộ, ngành Trung ương phê duyệt.

Thuế thu nhập doanh nghiệp cấp lại cho lâm trường là số thuế đã nộp ngân sách Nhà nước (quý hoặc năm). Lâm trường nộp thuế thu nhập doanh nghiệp vào ngân sách cấp nào, thì ngân sách cấp đó cấp lại, khoản kinh phí này sử dụng không hết trong năm, được chuyển sang năm sau.

Trình tự cấp phát vốn thực hiện theo đúng qui định của Bộ Tài chính tại Thông tư số 25/2000/TT-BTC ngày 30/3/2000 hướng dẫn hoàn trả các khoản thu đã nộp ngân sách nhà nước.

Hồ sơ cấp phát vốn bao gồm:

- Quyết định phê duyệt dự toán của cấp có thẩm quyền.

- Văn bản giao kế hoạch về vốn và khối lượng của Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh (đối với lâm trường trực thuộc địa phương), của Bộ, Ngành (đối với lâm trường trực thuộc Trung ương).

- Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành giữa lâm trường và hộ gia đình hoặc đơn vị nhận thầu (nếu có).

- Bản xác nhận số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của cơ quan thuế và số thuế thực nộp ngân sách của kho bạc Nhà nước.

Căn cứ vào hồ sơ trên cơ quan tài chính thực hiện việc cấp phát như sau:

+ Đối với khoản thuế thu nhập doanh nghiệp lâm trường đã nộp ngân sách, điều tiết vào ngân sách Trung ương, thì Bộ Tài chính thẩm định và cấp phát.

+ Đối với khoản thuế thu nhập doanh nghiệp lâm trường đã nộp ngân sách, điều tiết vào ngân sách địa phương, Sở Tài chính- Vật giá thẩm định và cấp phát.

Riêng số thuế thu nhập doanh nghiệp của lâm trường quốc doanh Trung ương đã nộp và điều tiết vào ngân sách địa phương, thì Sở Tài chính - Vật giá làm thủ tục cấp phát và báo cáo với Bộ Tài chính.

d- Chế độ phân phối lợi nhuận sau thuế và quản lý các quỹ trong lâm trường quốc doanh.

Lợi nhuận thực hiện cả năm là kết quả kinh doanh của lâm trường quốc doanh bao gồm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận từ hoạt động khác.

Lợi nhuận hoạt động kinh doanh là khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu và giá thành toán bộ của sản phẩm hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ trong năm tài chính của lâm trường quốc doanh.

Lợi nhuận hoạt động khác là lợi nhuận từ hoạt động tài chính giữa số thu lớn hơn số chi của hoạt động tài chính gồm: cho thuê tài sản, kinh doanh chứng khoán, thu lãi tiền gửi, lãi cho vay, lợi tức cổ phần và lợi nhuận từ vốn góp liên doanh và hợp doanh, hoàn nhập số dư khoản dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán.....

Lâm trường quốc doanh phải hạch toán riêng khoản lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh lâm nghiệp và lợi nhuận của các hoạt động kinh doanh dịch vụ khác.

Lợi nhuận thực hiện của lâm trường quốc doanh sau khi nộp thuế theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp được phân chia vào các quỹ doanh nghiệp và sử dụng quỹ doanh nghiệp theo Thông tư số 64/1999/TT-BTC ngày 7/6/1999 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ phân phối lợi nhuận sau thuế và quản lý các quỹ trong các doanh nghiệp nhà nước.

e- Ngân sách Nhà nước đầu tư 100% kinh phí theo dự toán được Uỷ ban nhân dân tỉnh, Bộ, ngành Trung ương phê duyệt cho các lâm trường để xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và thực hiện nhiệm vụ công ích bao gồm:

- Gây trồng, nuôi dưỡng bảo vệ rừng phòng hộ rất xung yếu và xung yếu.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất trên địa bàn qui hoạch rừng nguyên liệu tập trung (hệ thống đường trục, bến bãi, v.v...)

- Thực hiện nhiệm vụ nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế, xã hội đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn vùng cao, vùng sâu, vùng xa.

g- Lâm trường quốc doanh được hưởng chính sách hỗ trợ đầu tư của Nhà nước để thực hiện dự án bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh, làm giầu rừng tự nhiên như đối với Dự án trồng rừng nguyên liệu tập trung quy định tại Nghị định số 43/1999/NĐ-CP ngày 29/6/1999 của Chính phủ về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.

2. Đối với Ban quản lý khu rừng phòng hộ:

Ban quản lý khu rừng phòng hộ hoạt động theo cơ chế đơn vị sự nghiệp kinh tế có thu, thực hiện quản lý tài chính theo chế độ hiện hành, được trích một phần khoản chênh lệch thu lớn hơn chi theo quy định, để chi cho trồng và bảo vệ rừng.

Ngân sách nhà nước cấp kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ trồng, chăm sóc, quản lý bảo vệ, nuôi dưỡng rừng phòng hộ rất xung yếu và xung yếu theo kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Việc quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, trồng rừng, nuôi dưỡng, bảo vệ rừng của lâm trường quốc doanh và Ban quản lý khu rừng phòng hộ thực hiện theo Thông tư liên tịch số 28/1999/TT-LT ngày 3/2/1999 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính; Quyết định số 251QĐ/TTg ngày 23/3/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung, sửa đổi thủ tục thanh toán vốn cho việc thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng và các văn bản pháp luật hiện hành.

VII- ĐỔI MỚI TỔ CHỨC QUẢN LÝ TRONG NỘI BỘ LÂM TRƯỜNG QUỐC DOANH

1. Về tổ chức sản xuất:

a- Rừng và đất lâm nghiệp được Nhà nước giao, lâm trường chủ yếu phải thực hiện giao khoán ổn định cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân theo Quy định về việc giao khoán đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản trong các doanh nghiệp nhà nước ban hành theo Nghị định 01/CP ngày 02/1/1995 của Chính phủ. Ngoài ra, lâm trường có thể áp dụng các hình thức khoán khác phù hợp với điều kiện và tình hình cụ thể của lâm trường. Khuyến khích các hộ gia đình công nhân và nông dân trên địa bàn nhận khoán hoặc liên doanh, liên kết với lâm trường kinh doanh theo mô hình trang trại.

Khi triển khai giao khoán rừng và đất lâm nghiệp, lâm trường phải cùng với bên nhận khoán lập và ký hợp đồng khoán, trong đó phải quy định rõ quyền lợi, nghĩa vụ của bên giao khoán và bên nhận khoán, đảm bảo cho bên nhận khoán yên tâm đầu tư vốn, lao động vào việc chăm sóc, bảo vệ, phát triển rừng và được hưởng tỷ lệ sản phẩm thích đáng khi rừng được khai thác.

b- Ngoài hình thức khoán đến hộ gia đình, lâm trường được tổ chức các tổ, đội, đơn vị lao động chuyên nghiệp để trực tiếp thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của lâm trường (quản lý, bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng...) ở những vùng rừng khó khăn nếu khoán cho hộ gia đình hoặc các tổ chức, cá nhận khác thì không có hiệu quả và làm dịch vụ sản xuất cây, con; dịch vụ vật tư, kỹ thuật, đời sống; khai thác, chế biến và tiêu thụ nông, lâm sản...

c- Lâm trường quốc doanh được dùng đất lâm nghiệp chưa có rừng và sử dụng lợi thế của lâm trường (về vốn, kỹ thuật, thị trường.v v...) để liên doanh, liên kết với các hộ cán bộ, công nhân viên lâm trường, hộ gia đình nông dân và các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước để gây trồng rừng, kết hợp với sản xuất nông, lâm nghiệp, chế biến, tiêu thụ sản phẩm rừng, đồng thời, làm dịch vụ cho các thành phần kinh tế trên địa bàn gây trồng, bảo vệ và phát triển rừng.

2- Về tổ chức bộ máy:

Để phù hợp với tổ chức sản xuất và cơ chế quản lý mới, bộ máy tổ chức quản lý của lâm trường cần được tổ chức lại gọn nhẹ và có hiệu lực, cụ thể như sau:

- Ở Lâm trường: có Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng và một số chuyên viên kỹ thuật nghiệp vụ giúp việc.

- Ở đội sản xuất: có Đội trưởng và 1 cán bộ kỹ thuật giúp việc.

Đối với các lâm trường kinh doanh tổng hợp nhiều ngành nghề khác nhau, Giám đốc lâm trường có thể đề nghị cơ quan chủ quản trực tiếp cho phép thành lập các phòng, ban nghiệp vụ để giúp Giám đốc điều hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh của lâm trường như các doanh nghiệp nhà nước khác.

VIII- TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Dựa vào hướng dẫn trên đây, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng giám đốc các Tổng công ty có lâm trường quốc doanh chủ trì cùng với Sở Tài chính Vật giá và các Ban, Ngành có liên quan của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiến hành xây dựng đề án sắp xếp, đổi mới tổ chức và cơ chế quản lý lâm trường quốc doanh trình Uỷ ban nhân dân tỉnh (nếu lâm trường trực thuộc địa phương), và Bộ quản lý ngành (nếu lâm trường trực thuộc Trung ương) phê duyệt. Đề án phải hoàn thành trong năm 2000 .

Nguyễn Văn Đẳng

(Đã ký)

Trần Văn Tá

(Đã ký)

 

THE MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
THE MINISTRY OF FINANCE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 109/2000/TTLT/BNN-BTC

Hanoi, October 20, 2000

 

JOINT CIRCULAR

GUIDING THE IMPLEMENTATION OF THE PRIME MINISTER’S DECISION No. 187/1999/QD-TTg OF SEPTEMBER 16, 1999 ON THE RENEWAL OF THE ORGANIZATION AND MANAGERIAL MECHANISM AT THE STATE FORESTRY FARMS

The Prime Minister issued Decision No. 187/1999/QD-TTg on September 16, 1999 on the renewal of the organization and managerial mechanism at the State forestry farms, the Ministry of Agriculture and Rural Development and the Ministry of Finance hereby jointly guide the implementation of some principal contents as follows:

I. OBJECTS OF APPLICATION OF DECISION No. 187/QD-TTg

Decision No. 187/1999/QD-TTg shall apply to:

1. State forestry farms

2. State enterprises (companies, factories…) allocated by the competent State bodies forests and forestry land for forestry production and business; companies with their member units being dependent cost-accounting State forestry farms.

II. REORGANIZATION OF STATE FORESTRY FARMS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The following State forestry farms shall be maintained and strengthened to operate according to the mechanism applicable to business enterprises:

a/ State forestry farms currently managing natural forests and planted forests planned as production and protection forests of little strategic importance.

b/ State forestry farms planting industrial material forests (paper materials, man-made boards, pit-props, specialty products, bamboo…).

The major tasks of the State forestry farms shall be: To manage, protect, plant and foster forests, exploit and process wood and other forest products, supply raw materials for industrial processing establishments and other consumption demands of the national economy. Apart from these major tasks, the forestry farms may conduct other business lines such as agriculture, industry, fishery, services…, in order to effectively use and bring into full play all potentials in labor, technology, land and forest funds allocated to them.

For the forestry farms mentioned above, if they are currently assigned to manage protection forests of very strategic importance and strategic importance, which are interlocated with production and protection forests of little strategic importance and cover less than 5,000 hectares, an area not enough for separation into protection forests with separate managing boards, they shall be still allocated such protection forest areas for management according to the protection forest regulations. The protection and planting of protection forests in the areas of very strategic and strategic importance shall be regarded as the forestry farms’ public-utility task to be performed with the State budget funding.

2. The following State forestry farms shall be transformed into managing boards of protection forests:

a/ State forestry farms with 5,000 hectares or more of forest land planned as protection areas of very strategic importance or strategic importance (established under decisions of the Prime Minister or the presidents of the provincial People’s Committees), which represent 70% or more of the forest land areas allocated to them.

b/ For State forestry farms with 5,000 hectares or more of forest land planned as protection areas of very strategic importance or strategic importance, which represent less than 70% of the total forest land areas allocated to them: The areas planned for protection forests shall be either separated for establishment of protection forests with their own management boards or handed over to the management boards of the adjoining protection forests (if any); the concerned forestry farms shall manage only the remaining areas planned for production and protection forests of little strategic importance. Where the conditions do not permit the setting up of a separate management boards of the protection forests, such protection forest areas shall be still allocated to the forestry farms for management according to the protection forest regulations as their public-utility task.

When a forestry farm is transformed into a protection forest management board, the area planned for production and protection forests of little strategic importance lying interspersed with the protection forests shall be also allocated to such protection forest managing board for management, protection, afforestation, exploitation and use according to the production forest regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The forestry farms currently allocated for management forestry land areas of less than 1,000 hectares, which are interspersed with agricultural land areas and/or close to residential quarters, and the forestry farms meeting with difficulties in their production and/or business, shall be transformed into other business forms such as agro-forestry service enterprises, agro-forest products collection and purchase stations, plant nurseries… so as to provide services for the agricultural and forestry production in the localities.

When transformed, the forestry farms shall formulate plans and submit them to the provincial People’s Committees (for provincially-run forestry farms), or the branch-managing ministries (for centrally-run forestry farms) for approval. Such plans must clearly state the new organizations’ demand for land to be used for their business and service activities and also identify measures to settle regimes and policies for their officials, employees and workers who find themselves redundant after the restructure of forestry farms. The forestry covers and forestry land shall be handed over to the local administrations for allocation or leasing to organizations, households and individuals according to current law provisions.

III. REVISION OF THE FOREST AND FORESTRTY LAND AREAS; ALLOCATION OF LAND AND FORESTS TO STATE FORESTRY FARMS

The provincial People’s Committees shall direct their concerned branches and localities to conduct the revision of the forest areas and forestry land areas of the forestry farms in order to restructure such forestry farms and fill in the procedures for granting land use right certificates and allocating forests to such forestry farms.

1. The revision contents:

a/ Regarding land: To clearly determine the areas and boundaries on the map and on the field of all categories of land under the forestry farms’ management:

- The land areas planned for production forests and protection forests of little strategic importance, including natural forests, planted forests and land without forests.

- The land areas planned for protection forests of very strategic importance and strategic importance, including natural forests, planted forests and land without forests.

- The areas of agricultural land and other land such as residential land, fixed rice fields, ponds and lakes, forest gardens… owned by individual households.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Regarding forests: To clearly determine the conditions, area and quality of forests under the forestry farms’ management. For production forests and protection forests of little strategic importance, which are natural forests, the forestry farms shall consider and readjust the forest arrangement plans and work out production and business plan for each five-year period, then submit them to the provincial People’s Committees for approval before their materialization Once every five years, such plan shall be reviewed and the plans for the subsequent period shall be worked out. The content and method thereof shall comply with Directive No. 15-LS/CNR of July 19, 1989 of the Ministry of Forestry, now the Ministry of Agriculture and Rural Development, on the work of formulating simple forest arrangement plans for forestry farms.

2. The revision method:

Basing themselves on the results of the forest inventory conducted under the Prime Minister’s Directive No. 286/TTg of May 2, 1997 and Directive No. 24/CT-TTg of August 18, 1999 on the national land inventory in 2000, the provincial/municipal Agriculture and Rural Development Services and the Land Administration Services shall advise the provincial/municipal People’s Committees, together with the district People’s Committees and the forestry farm-managing bodies (if any) on directing the concerned commune People’s Committees together with the forestry farms’ directors to revise and clarify the above-said contents.

3. The allocation of land and the granting of land use right certificates associated with the allocation of forests to the State forestry farms

On the basis of the revision results, to separate the areas of residential land, agricultural land and forest gardens of households and the areas of forests and forestry land that the forestry farms are unable to use from the land areas of the forestry farms; to hand over them to the local administration for allocation or lease to organizations, households and individuals under the Government’s Decree No. 64/CP of September 27, 1993 issuing the Regulation on the allocation of agricultural land to households and individuals for stable and long-term use for agricultural production purposes; Decree No. 85/1999/ND-CP of August 28, 1999 amending and supplementing a number of articles of the Regulation on the allocation of agricultural land to households and individuals for stable and long-term use for agricultural production purposes and the additional allocation of salt-production land for households and individuals for stable and long-term use and Decree No. 163/1999/ND-CP of November 16, 1999 on the allocation and lease of forestry land to organizations, households and individuals for stable and long-term use for forestry purposes.

For the remaining forest and land areas, the provincial People’s Committees shall fill in the procedures for allocating land and granting land use right certificates in close association with assigning forests to the forestry farms for stable and long-term use for forestry, agricultural and fishery purposes.

The order and procedures for allocation of land and forest and granting of land use right certificates shall comply with the guidance of Joint Circular No. 62/2000/TTLT/BNN-TCDC of June 6, 2000 of the Ministry of Agriculture and Rural Development and the General Land Administration guiding the allocation and lease of land and the granting of forestry land use right certificates.

4. Funding for implementation

The funding source for the revision and granting of land use right certificates to the forestry farms shall come from the local budgets according to the estimates approved by the competent authorities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The State forestry farms shall be responsible to the State for the preservation and development of the allocated forests. They may exploit and use forests according to the provisions in Clauses 3, 4, 5 and 6 of Article 4 of Decision No. 187/1999/QD-TTg.

2. The forestry farms’ directors shall assume the main responsibility in organizing the management and protection of forests and forestry land allocated by the State; coordinate with the ranger offices to arrange rangers to exclusively supervise the farms, assist the farms’ directors in directing their specialized forest protection forces to patrol and protect the forests, and handle cases of infringing upon the forest resources, including compelling the involved parties to pay damages and recovering property for the forest owners according to law provisions.

3. On the basis of the allocated forests and forestry land areas, the forestation arrangement plans already approved, other resources and the local socio-economic situation, the forestry farms’ directors shall proceed with formulating the plans on production and business organization then submit them to the provincial People’s Committees (for the locally-run forestry farms); the ministries or branches (for the forestry farms attached to the ministries or branches); corporations (for the forestry farms attached to the corporations), for approval before implementing them.

V. POLICIES TOWARDS LABORERS

1. Allocation of residential land to households of officials, employees and workers of the forestry farms

The forestry farms’ directors shall have to revise the residential land of households of their officials, employees and workers (including those who have retired on pension or due to loss of their working capacity) who are residing on the areas under the forestry farms’ management and propose to the local administrations to allocate land and grant residential land use right certificates to households that have no residential land or are living in houses built on the forestry farms’ land, according to current provisions of law.

a/ For households without residential land, the forestry farms’ directors shall coordinate with the concerned commune People’s Committees in considering and carrying out the procedures to propose the district People’s Committees to allocate land and grant land use right certificates to them like local residents.

b/ For households living in houses built on the forestry farms’ land, basing themselves on the general planning already approved by the competent bodies, the forestry farms, together with the concerned People’s Committees shall propose to the district People’s Committees to consider and settle by legalizing such land and grant land use right certificates to these households.

2. Allocation of forestry land and agricultural land to households of the employees and workers of the forestry farms

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Settlement of the regimes of social insurance and permanent residence registration for the forestry farms’ redundant officials, employees and workers

a/ During the process of the production rearrangement and reorganizations, any redundant officials. employees and workers, who cannot be employed for any job nor retrained to change their occupations, shall be relieved from work according to the current severance regime. For those forestry farms meeting with financial difficulties in complying with such regimes and if the job losers agree, the severance allowances may be paid in the value of the production forests planted by the forestry farms.

When paying allowances in the value of the planted forests, the forestry farms shall have to set up councils to determine the planted forests’ value at the time of payment, account it as a decrease in the value of assets under their management and complete the procedures for handing over such forests to the job losers. After exploiting such forests, the persons who are paid severance allowances in the planted forests’ value must return the land to the forestry farms which may continue to contract such land to them (if they so demand).

b/ If the job losers wish to reside in the forestry farms’ areas, the local administrations shall have to register their permanent residence and allocate agricultural land and/or forestry land to them as provided for in Paragraph 2 of Section V above.

4. The land fund for allocation of residential land, agricultural and forestrial production land to the households of the forestry farms’ officials, employees and workers.

The land fund for allocation of residential land, agricultural and forestrial production land to the households of the forestry farms’ officials, employees and workers mentioned in Paragraphs 1 and 2 above, shall come from the existing land funds of the localities. Where a locality has no more land fund, the forestry farms shall propose to the local administration to allocate part of their land for this purpose, which must comply with the general planning and not scatter the forestry farms’ remaining land, then propose to the provincial People’s Committee to separate such land area from the forest area and the forestry land allocated to the forestry farms.

VI. FISCAL POLICY

1. For State forestry farms applying business cost-accounting and other State enterprises using forestry land and doing business in forests

Being State enterprises, the State forestry farms shall practice the financial management according to the Government’s Decree No. 59/CP of October 3, 1996 and Decree No. 27/1999/ND-CP of April 20, 1999 amending and supplementing the Regulation on the financial management and business cost-accounting at State enterprises, issued together with the Government’s Decree No. 59/CP of October 3, 1996, and Decree No. 56/CP of October 2, 1996 on public-utility enterprises and the Finance Ministry’s circulars guiding these Decrees, as well as the following regulations:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- A State forestry farm’s assets include: fixed assets, current assets formed from the sources of long-term and short-term investment capital, including forests planted with the State’s capital and other capital sources.

As the natural forests allocated to the State forestry farms for management are the nation’s natural resources, the State forestry farms shall have to manage them in accordance with the Law on Forest Protection and Development and current regulations on the management of forests of different categories.

All assets that a State forestry farm hires, borrows, keeps under custody, processes under processing contract, sells under agency or consignment contract, shall not be its assets.

- The legal capital of a State forestry farm is the minimum capital amount required by law for its establishment.

- The charter capital of a State forestry farm is the State-owned capital inscribed in its charter.

The State forestry farms must publicize their charter capital and any changes therein.

- The State-owned capital at a State forestry farm is the total value of the assets being managed and used by the State forestry farm minus ( - ) the debts payable at the reporting time.

- Allocation of capital to the State forestry farms: The State forestry farms shall be allocated by the State the State-owned capital being available at the forestry farms after such capital is verified and evaluated according to the State’s current regulations. It shall include the following amounts:

+ Capital amounts for afforestation, invested from the budget or originated from the State budget (both previously and presently), allocated to the State forestry farms for management and use.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Management of turnover, expenditures and costs of products and services at the State forestry farms:

- Turnover management:

A State forestry farm’s turnover shall include turnover from forestry business activities and incomes from other activities.

Various incomes from the sale of forest products and other incomes from the protection forests of very strategic importance and strategic importance shall belong to turnover of a State forestry farm.

The State forestry farms must separately account the turnovers from forestry business activities, forestry-related business activities and other business activities so as to determine the business result of each business activity.

Forestry-related business activities shall include combined agricultural, forestrial and fishery production, forestry tourism and services.

- Management of expenditures and costs

The expenditures on business activities shall include expenses related to a State forestry farm’s business activity process, such as expense for plant varieties, raw materials, fuel, materials; depreciation of fixed assets; expense for forest management and protection; salaries and expenses of salary nature; deductions prescribed by the State like medical insurance and trade union’s expenses; charges for services purchased from outside; other cash expenses…

The expenses for forest planting and tending, management and protection, zoning off for regeneration of protection forests of very strategic importance and strategic importance, and other public-utility activities assigned by the State and the expenses covered by other funding sources must be separately accounted, not into the forestry farm’s production and business expenses.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The amount of enterprise income tax (including forestry business and other business and service activities) re-allocated by the State to the State forestry farms for investment in forest regeneration and the funding for performance of their public-utility tasks shall comply with the cost estimates approved by the provincial People’s Committees, the ministries or central branches.

The enterprise income tax amount re-allocated to a forestry farm shall be the tax amount already remitted into the State budget (on a quarterly or yearly basis). Such enterprise income tax amount shall be reallocated to the forestry farm from the budget of a level into which it was remitted. This funding, if not used up in the year, shall be carried forward to the subsequent year.

The capital allocation order shall comply with the provisions in Circular No. 25/2000/TT-BTC of March 30, 2000 of the Ministry of Finance guiding the returning of amounts already remitted into the State budget.

A dossier of capital allocation shall comprise:

- The competent authority’s decision approving the cost estimates.

- The document allocating the capital and volume plan, issued by the provincial People’s Committee (for locally-run forestry farms), by the ministry or branch (for centrally-run forestry farms).

- The record on the pre-acceptance test of the completed volume, made by the forestry farm and the household or contractor (if any).

- The written certification of the enterprise income tax amount payable to the tax office and of the tax amount actually remitted into the State Treasury’s budget.

Basing itself on the above-said dossier the finance office shall effect the allocation as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ For the enterprise income tax amount already remitted by the forestry farm into the budget and channeled into the local budget, the provincial/municipal Finance-Pricing Service shall evaluate and effect the allocation.

Particularly for the centrally-run forestry farms’ enterprise income tax amounts already remitted and channeled into the local budget the provincial/municipal Finance-Pricing Services shall complete the allocation procedures and report such to the Ministry of Finance.

d/ The regime of distribution of after-tax profits and the management of various funds at the State forestry farms.

The whole year’s profit is the business result of a State forestry farm, composed of the profit from business activities and the profit from other activities.

The profit from business activities is the difference between total turnover and the total cost of goods and service products sold in the fiscal year by the State forestry farm.

The profit from other activities is the profit from financial activities, that is the surplus between the revenue from and the expenditure on financial activities including asset leasing, securities trading, collected interests on deposits and loans, share dividends and profit from the capital contributed to joint-ventures and business cooperation, and the reimbursed balance of the reserve for decrease in the securities investment value...

The State forestry farms must account separately the profit from forestry business activities and the profit from other service provision activities.

The profits earned by the State forestry farms after paying tax according to the Enterprise Income Tax Law shall be distributed into the enterprise funds and the use of such funds shall comply with Circular No. 64/1999/TT-BTC of June 7, 1999 of the Ministry of Finance guiding the regime of distribution of after-tax profits and management of various funds in State enterprises.

e/ The funding wholly allocated from the State budget according to the cost estimates approved by the provincial People’s Committees, ministries and central branches to the forestry farms to build their essential infrastructures in service of production and perform their public-utility tasks, including:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Building essential infrastructures in service of production in areas planned for concentrated material forests (road networks, stations, yards, etc…).

- Performing tasks in support of the socio-economic development, ensuring defense and security in high, remote and deep-lying areas.

f/ When carrying out projects for natural forest protection, zoning off for regeneration and enrichment, the State forestry farms shall enjoy the State’s investment support policy like for the projects on planting concentrated material forests according to the provisions in the Government’s Decree No. 43/1999/ND-CP on the State’s development investment credits.

2. For the protection forest-management boards:

The protection forest-management boards shall operate according to the mechanism applicable to economic public-service units with income, practice the financial management according to current regulations and may deduct part of the revenue surplus according to regulations to cover expenses for forest planting and protection.

Funding shall be allocated from the State budget for the performance of the tasks of planting, tending, managing, protecting and fostering protection forests of very strategic importance and of strategic importance according to the plans already approved by the competent authorities.

The management of the capital for capital construction investment, planting, fostering and protection of forests by the State forestry farms and the protection forest management boards shall comply with Joint Circular No. 28/1999/TT-LB of February 3, 1999 of the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance and Decision No. 251/QD-TTg of the Prime Minister supplementing and amending the capital payment procedures for the implementation of the project on planting 5 million hectares of new forests, as well as current legal documents.

VII. RENEWING THE ORGANIZATION AND MANAGEMENT WITHIN THE STATE FORESTRY FARMS

1. Regarding production organization:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



When deploying the contractual assignment of forests and forestry land, the forestry farms must together with the contractual assignees make and sign assignment contracts which must clearly define the interests and obligations of the assignor and the assignee, ensuring that the assignee shall feel at ease when investing capital and labor in the tending, protection and development of forests and enjoy a proper proportion of exploited forest products.

b/ Apart from the contractual assignment to households, the forestry farms may organize specialized labor teams, groups or units to directly perform production and business tasks (managing, protecting, zoning off for regeneration, planting forests…) in forest areas meeting with such difficulties that it would be ineffective to assign such forests to other households or organization or individuals, and provide services in plant and animal production, supplies, technical and daily-life services; exploit, process and consume agricultural and forest products…

c/ The State forestry farms may use forestry land without forests and make use of their advantages (in terms of capital, techniques, market, etc.) to enter into joint venture and cooperation with their officials’ and employees’ households, peasants’ households and organizations and individuals inside and outside the country for afforestation in combination with agro-forestrial production, forest-product processing and consumption and, at the same time, provide services for different economic sectors in the areas to plant, protect and develop forests.

2. Regarding organizational apparatus:

In order to conform to the new production organization and management mechanism, the management and organization apparatus of a forestry farm must be downsized to be more effective, concretely:

- At a forestry farm: such apparatus shall be composed of the director, deputy director, chief accountant and a number of assisting technical experts.

- At a production team: such apparatus shall be composed of a leader and an assisting technician.

For the forestry farms conducting different business lines, their directors may seek permission from their immediate managing bodies to set up different professional sections to assist them in administering the forestry farms’ production and business activities like other State enterprises.

VIII. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

FOR THE MINISTER OF FINANCE
VICE MINISTER





Tran Van Ta

FOR THE MINISTER OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
VICE MINISTER




Nguyen Van Dang

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư liên tịch 109/2000/TTLT/BNN-BTC ngày 20/10/2000 hướng dẫn Quyết định 187/1999/QĐ-TTg về đổi mới tổ chức và cơ chế quản lý lâm trường quốc doanh do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.146

DMCA.com Protection Status
IP: 3.141.198.147
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!