BỘ
GIAO THÔNG VẬN TẢI-BỘ NỘI VỤ-;BỘ QUỐC PHÒNG
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
10/1998/TTLT-BGTVT-BQP-BNV
|
Hà
Nội, ngày 13 tháng 1 năm 1998
|
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
CỦA BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI - QUỐC PHÒNG - NỘI VỤ SỐ
10/1998/TTLT-GTVT-BQP-BNV NGÀY 13 THÁNG 1 NĂM 1998 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ
ĐIỂM NGHỊ ĐỊNH 40/CP CỦA CHÍNH PHỦ VỀ BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG
THUỶ NỘI ĐỊA ĐỐI VỚI LỰC LƯỢNG VŨ TRANG
Để thực hiện nghiêm chỉnh Nghị định
40/CP ngày 5 tháng 7 năm 1996 của Chính phủ về bảo đảm trật tự an toàn giao
thông đường thuỷ nội địa, liên tịch Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Quốc phòng, Bộ Nội
vụ, thống nhất hướng dẫn thực hiện một số điểm về đăng ký, quản lý và kiểm tra
phương tiện thuỷ, thuyền viên, cảng bến thuỷ nội địa thuộc lực lượng vũ trang
như sau:
I- ĐĂNG KÝ,
QUẢN LÝ VÀ KIỂM TRA KỸ THUẬT PHƯƠNG TIỆN THUỶ NỘI ĐỊA THUỘC LỰC LƯỢNG VŨ TRANG
Mọi phương tiện thuỷ thuộc Bộ Quốc
phòng và Bộ Nội vụ (gọi tắt là phương tiện thuỷ của lực lượng vũ trang), khi
tham gia giao thông đường thuỷ phải được đăng ký, quản lý và kiểm tra an toàn kỹ
thuật theo đúng quy định.
A- ĐỐI VỚI PHƯƠNG TIỆN THUỶ LÀM
NHIỆM VỤ AN NINH, QUỐC PHÒNG
1- Việc đăng ký, quản lý và kiểm
tra kỹ thuật phương tiện thuỷ làm nhiệm vụ quân sự do Bộ Quốc phòng quy định;
phương tiện thuỷ thuộc lực lượng công an nhân dân làm nhiệm vụ an ninh, trật tự
do Bộ Nội vụ quy định.
Sau khi đăng ký, các phương tiện
trên phải kẻ biển số theo quy định và khi tham gia giao thông phải có đủ các loại
giấy tờ sau:
- Giấy chứng nhận đăng ký;
- Giấy phép lưu hành;
- Số kiểm tra kỹ thuật;
- Số danh bạ thuyền viên;
- Lý lịch phương tiện;
- Nhật ký hành trình, nhật ký
máy;
- Lệnh sử dụng phương tiện.
2- Cục Đăng kiểm Việt Nam thực
hiện việc kiểm tra kỹ thuật các phương tiện thuỷ làm nhiệm vụ an ninh, quốc
phòng khi có đề nghị của Cục Vận tải - Bộ Quốc phòng hoặc Cục Cảnh sát Giao
thông đường thuỷ - Bộ Nội vụ.
B- ĐỐI VỚI PHƯƠNG TIỆN THUỶ THUỘC
CÁC DOANH NGHIỆP CỦA LỰC LƯỢNG VŨ TRANG
1- Phương tiện thuỷ thuộc các
doanh nghiệp của lực lượng vũ trang phải được đăng ký cấp biển số, quản lý và
kiểm tra kỹ thuật theo quy định của Bộ Giao thông Vận tải.
Biển số của các phương tiện thuỷ
thuộc Bộ Quốc phòng thêm hai chữ cái in hoa "QP"; của phương tiện thuỷ
thuộc Bộ Nội vụ thêm hai chữ cái in hoa "CA" sau dãy chữ, số đăng ký.
2- Cục Vận tải - Bộ Quốc phòng,
Cục Cảnh sát giao thông đường thuỷ - Bộ Nội vụ có trách nhiệm thông báo danh
sách các phương tiện thuỷ thuộc các doanh nghiệp của lực lượng vũ trang cho Cục
Đường sông Việt Nam và phối hợp chỉ đạo chuyển giao hồ sơ cho cơ quan đăng ký,
quản lý phương tiện thuộc các Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính
nơi đơn vị đặt trụ sở chính để làm các thủ tục đăng ký, quản lý theo quy định.
Sau khi cấp đăng ký các phương
tiện thuỷ thuộc các doanh nghiệp của lực lượng vũ trang, các Sở Giao thông vận
tải, Sở Giao thông công chính có trách nhiệm thông báo cho Cục Đường sông Việt
Nam, Cục Vận tải - Bộ Quốc phòng và Cục Cảnh sát giao thông đường thuỷ - Bộ Nội
vụ để phối hợp quản lý.
C- QUẢN LÝ, SỬ DỤNG, CHUYỂN MỤC
ĐÍCH SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN THUỶ CỦA LỰC LƯỢNG VŨ TRANG
1- Phương tiện thuỷ của lực lượng
vũ trang chỉ được sử dụng đúng mục đích, công dụng đã đăng ký, trừ trường hợp
khẩn cấp về quốc phòng, an ninh theo lệnh của Tư lệnh Quân khu, Quân đoàn, Quân
chủng, Binh chủng, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở
lên. 2- Các phương tiện thuỷ của lực lượng vũ trang khi làm nhiệm vụ chiến đấu,
phục vụ chiến đấu, tuần tiễu, tuần tra kiểm soát hoặc được huy động thực hiện
các nhiệm vụ khẩn cấp về quốc phòng, an ninh mới được mang quân hiệu, công an
hiệu và các tín hiệu ưu tiên khác theo quy định.
3- Trường hợp phương tiện thuỷ
thuộc các doanh nghiệp của lực lượng vũ trang chuyển sang làm nhiệm vụ an ninh,
quốc phòng hoặc ngược lại theo quyết định của cấp có thẩm quyền thì các cơ quan
đăng ký, quản lý của Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ phải thông
báo cho nhau bằng văn bản và làm thủ tục chuyển giao hồ sơ kèm theo.
4- Hàng năm, Cục Vận tải - Bộ Quốc
phòng, Cục Cảnh sát giao thông đường thuỷ - Bộ Nội vụ, Cục Đường sông Việt Nam
- Bộ Giao thông Vận tải phối hợp kiểm tra, đánh giá thực trạng tình hình đăng
ký, quản lý các phương tiện thuỷ thuộc các doanh nghiệp của lực lượng vũ trang ở
các đơn vị, địa phương để phối hợp quản lý đảm bảo an toàn giao thông đường thuỷ
nội địa.
II- THUYỀN
VIÊN TRÊN PHƯƠNG TIỆN THUỶ NỘI ĐỊA CỦA LỰC LƯỢNG VŨ TRANG
1- Định biên, chức danh thuyền
viên trên các phương tiện thuỷ làm nhiệm vụ an ninh, quốc phòng do Bộ Nội vụ và
Bộ Quốc phòng quy định. Danh bạ thuyền viên bao gồm quân nhân, công nhân viên
quốc phòng tại ngũ hoặc cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân.
2- Định biên, chức danh thuyền
viên trên phương tiện thuỷ thuộc các doanh nghiệp của lực lượng vũ trang theo
quy định của Bộ Giao thông Vận tải. Danh bạ thuyền viên bao gồm quân nhân, công
nhân viên quốc phòng tại ngũ hoặc cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân. Trong trường
hợp đặc biệt có thể sử dụng thuyền viên về chuyên môn kỹ thuật không thuộc các
đối tượng trên nhưng phải ký hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật hiện
hành.
3- Hàng năm, Bộ Quốc phòng, Bộ Nội
vụ thông báo yêu cầu đào tạo thuyền viên của ngành mình và thống nhất kinh phí
đào tạo với Bộ Giao thông Vận tải để lập kế hoạch và giao chỉ tiêu đào tạo tại
các trường hàng giang, hàng hải thuộc Bộ Giao thông vận tải cho Bộ Quốc phòng,
Bộ Nội vụ.
Quân nhân, công nhân viên quốc
phòng hoặc cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân được đào tạo tại các trường hàng
giang, hàng hải của Quân đội, Công an theo chương trình của Bộ Quốc phòng, Bộ Nội
vụ phù hợp với chương trình đào tạo của Bộ Giao thông Vận tải thì được dự thi lấy
bằng, chứng chỉ chuyên môn do Bộ Giao thông Vận tải tổ chức.
Bằng, chứng chỉ chuyên môn do Bộ
Giao thông Vận tải cấp cho quân nhân, công nhân viên quốc phòng hoặc cán bộ,
chiến sĩ công an nhân dân được xem xét áp dụng để bổ nhiệm chức danh thuyền
viên trên phương tiện thuỷ của lực lượng vũ trang.
III- CẢNG, BẾN
THUỶ NỘI ĐỊA THUỘC LỰC LƯỢNG VŨ TRANG
1- Việc quản lý, khai thác cảng,
bến thuỷ nội địa thuộc lực lượng vũ trang làm nhiệm vụ an ninh, quốc phòng do Bộ
Nội vụ và Bộ Quốc phòng quy định.
2- Các cảng, bến thuỷ nội địa của
lực lượng vũ trang làm nhiệm vụ kinh tế ngoài việc thực hiện các quy định của Bộ
Quốc phòng hoặc Bộ Nội vụ còn phải thực hiện các quy định của Bộ Giao thông Vận
tải về quản lý, khai thác cảng, bến thuỷ nội địa.
Cục Đường sông Việt Nam có trách
nhiệm hướng dẫn lắp đặt hệ thống báo hiệu xác định phạm vi vùng nước của cảng bến
thuỷ nội địa thuộc lực lượng vũ trang.
3- Phương tiện thuỷ thuộc lực lượng
vũ trang khi cập cảng, bến thuỷ nội địa dân sự phải chấp hành đúng các quy định
về quản lý, khai thác cảng, bến thuỷ nội địa do Bộ Giao thông Vận tải quy định
(trừ các trường hợp khẩn cấp về an ninh, quốc phòng theo lệnh của cấp có thẩm
quyền như quy định tại điểm 1, mục C, phần I, Thông tư này).
IV- KIỂM TRA
XỬ LÝ VI PHẠM
1- Phương tiện thuỷ của lực lượng
vũ trang hoạt động trên đường thuỷ nội địa phải nghiêm chỉnh chấp hành các quy
định tại Nghị định 40/CP của Chính phủ về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường
thuỷ nội địa. Mọi hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường thuỷ phải được
phát hiện kịp thời và xử lý theo quy định của pháp luật.
2- Lực lượng cảnh sát giao thông
đường thuỷ được quyền kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền đối với các phương tiện
thuỷ của lực lượng vũ trang vi phạm Nghị định 40/CP ngày 5 tháng 7 năm 1996 về
bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thuỷ nội địa và vi phạm Nghị định
24/CP ngày 18 thàng 4 năm 1996 về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc
phòng và các quy định liên quan khác của pháp luật.
3- Lực lượng kiểm tra tầu thuyền
quân sự, uỷ nhiệm kiểm soát quân sự có quyền kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành
các quy định về an toàn của phương tiện, điều lệnh quân đội nhân dân đối với
thuyền viên trên tầu thuyền quân sự và xử lý theo điều lệnh quân đội. Đối với
phương tiện giả danh phương tiện quân sự thì xử lý theo quy định tại Nghị định
24/CP ngày 18 tháng 4 năm 1996 của Chính phủ. Trường hợp vượt quá thẩm quyền phải
báo cáo để Bộ Quốc phòng chỉ đạo phối hợp với các cơ quan liên quan giải quyết.
4- Thanh tra giao thông đường
thuỷ nội địa có quyền kiểm tra, xử lý các phương tiện thuỷ, các cảng bến thuỷ nội
địa thuộc lực lượng vũ trang vi phạm các quy định về bảo đảm trật tự an toàn
giao thông theo thẩm quyền quy định tại Pháp lệnh bảo vệ công trình giao thông,
Nghị định 40/CP ngày 5/7/1996 và Nghị định 80/CP ngày 5/12/1996. Các phương tiện
thuỷ, các cảng bến thuỷ nội địa thuộc lực lượng vũ trang phải chấp hành nghiêm
các quyết định xử lý vi phạm của Thanh tra giao thông đường thuỷ nội địa.
5. Lực lượng cảnh sát giao thông
đường thuỷ, kiểm tra tầu thuyền quân sự, uỷ nhiệm kiểm soát quân sự, Thanh tra
giao thông đường thuỷ nội địa có kế hoạch định kỳ hoặc đột xuất phối hợp tổ chức
kiểm tra về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đối với phương tiện, cảng bến
thuỷ nội địa của lực lượng vũ trang; thông báo cho nhau tình hình vi phạm trật
tự an toàn giao thông của phương tiện, cảng bến thuỷ của lực lượng vũ trang để
phối hợp giải quyết.
V- TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
Cục Đường sông Việt Nam - Bộ
Giao thông Vận tải, Cục Vận tải - Bộ Quốc phòng, Cục Cảnh sát giao thông đường
thuỷ - Bộ Nội vụ có trách nhiệm giúp Lãnh đạo Bộ tổ chức, chỉ đạo thực hiện
nghiêm chỉnh Thông tư này. Những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện cần
kịp thời báo cáo các Bộ liên quan để thống nhất giải quyết.
Thông tư này có hiệu lực sau 30
ngày kể từ ngày ký.
Đào
Đình Bình
(Đã
ký)
|
Nguyễn
Trọng Xuyên
(Đã
ký)
|
Lê
Thế Tiệm
(Đã
ký)
|