Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 02/2003/TTLT-BCN-BNV Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Bộ Công nghiệp, Bộ Nội vụ Người ký: Đỗ Quang Trung, Hoàng Trung Hải
Ngày ban hành: 29/10/2003 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ CÔNG NGHIỆP-BỘ NỘI VỤ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 02/2003/TTLT-BCN-BNV

Hà Nội , ngày 29 tháng 10 năm 2003

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

CỦA BỘ CÔNG NGHIỆP - BỘ NỘI VỤ SỐ 02/2003/TTLT-BCN-BNV NGÀY 29 THÁNG 10 NĂM 2003 HƯỚNG DẪN CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CƠ QUAN CHUYÊN MÔN GIÚP UỶ BAN NHÂN DÂN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG NGHIỆP Ở ĐỊA PHƯƠNG

Căn cứ Nghị định số 55/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 45/2003/NĐ-CP ngày 9 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Bộ Công nghiệp và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân quản lý Nhà nước về công nghiệp ở địa phương như sau:

I. SỞ CÔNG NGHIỆP

1. Vị trí và chức năng

Sở công nghiệp là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh), giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, bao gồm các ngành: cơ khí, luyện kim, hoá chất (bao gồm cả hoá dược), điện, dầu khí (nếu có), khai thác khoáng sản, vật liệu nổ công nghiệp, công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp chế biến khác; quản lý Nhà nước các dịch vụ công thuộc ngành công nghiệp trên địa bàn theo quy định của Pháp luật.

Sở công nghiệp chịu sự quản lý toàn diện và trực tiếp của Uỷ ban nhân dân tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Công nghiệp.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn

2.1. Trình Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành các quyết định, chỉ thị về quản lý các hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn theo quy định của Pháp luật.

2.2. Trình Bộ Công nghiệp thoả thuận để Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp phù hợp với quy hoạch phát triển công nghiệp cả nước, quy hoạch phát triển công nghiệp thep vùng lãnh thổ và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

2.3. Giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra thực hiện các văn bản quy phạm Pháp luật, quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp đã được phê duyệt; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về các hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở địa phương.

2.4. Về quản lý cơ khí, luyện kim và hoá chất.

2.4.1. Tổ chức, chỉ đạo việc phát triển các sản phẩm cơ khí, cơ - điện tử tự động hoá, điện tử công nghiệp trọng điểm trên địa bàn;

2.4.2. Hướng dẫn thực hiện các cơ chế, chính sách của Nhà nước, Bộ Công nghiệp về hỗ trợ phát triển ngành cơ khí, luyện kim, hoá chất và các sản phẩm cơ khí, cơ - điện tử trọng điểm trên địa bàn.

2.5. Về quản lý điện

2.5.1. Trình Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành các quy định về quản lý điện nông thôn; tổ chức thực hiện các quy định về bảo vệ hành lang an toàn lưới điện cao áp và bảo vệ các công trình điện khác trên địa bàn;

2.5.2. Xây dựng quy hoạch phát triển điện lực tỉnh để Uỷ ban nhân dân tỉnh trình Bộ Công nghiệp phê duyệt; hướng dẫn, kiểm tra thực hiện sau khi được phê duyệt;

2.5.3. Trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt các dự án đầu tư công trình lưới điện hạ áp nông thôn theo phân cấp; chủ trì phối hợp với các Sở có liên quan trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phương án giá điện trên địa bàn theo quy định khung giá của Chính phủ;

2.5.4. Phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công nhân kỹ thuật thuộc các tổ chức tham gia quản lý điện nông thôn.

2.6. Về quản lý vật liệu nổ công nghiệp:

2.6.1. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm Pháp luật về cung ứng bảo quản, vận chuyển và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn;

2.6.2. Phối hợp với các cơ quan có liên quan, thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm Pháp luật về quản lý sử dụng, bảo quản, vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn theo quy định của Pháp luật.

2.7. Về quản lý khai thác khoáng sản:

Trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt mục tiêu, nhiệm vụ và kế hoạch khai thác khoáng sản, các dự án đầu tư theo quy định của Pháp luật đối với các doanh nghiệp trực thuộc sau khi có giấy phép khai thác khoáng sản do cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cấp.

2.8. Về quản lý công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác:

2.8.1. Hướng dẫn thực hiện các quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác trên địa bàn; chủ trì phối hợp với các Sở có liên quan xây dựng quy hoạch tổng thể và chi tiết các cơ sở chế biến, vùng nguyên liệu của từng ngành phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh để trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt;

2.8.2. Trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt chương trình, dự án phát triển ngành công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác phù hợp với quy hoạch phát triển cơ sở chế biến và vùng nguyên liệu.

2.9. Về hoạt động khuyến công:

2.9.1. Trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt các chương trình, kế hoạch khuyến công trong các ngành công nghiệp trên địa bàn; hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện sau khi được phê duyệt;

2.9.2. Căn cứ tình hình phát triển kinh tế - xã hội và yêu cầu công tác khuyến công của từng thời kỳ, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh danh mục các ngành, nghề công nghiệp được hỗ trợ từ Quỹ khuyến công của tỉnh cho các đối tượng thuộc mọi thành phần kinh tế trong các ngành công nghiệp của địa phương;

2.9.3. Trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt kế hoạch sử dụng Quỹ khuyến công của tỉnh; xét duyệt, cấp và quyết toán Quỹ khuyến công theo quy định của Uỷ ban nhân dân tỉnh;

2.10. Về quản lý các khu, cụm, điểm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và kinh tế tập thể:

2.10.1. Giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp với những ngành, nghề phù hợp với quy hoạch phát triển công nghiệp và quy hoạch kinh tế - xã hội trên địa bàn;

2.10.2. Phối hợp với các Sở, Ban, ngành có liên quan trình Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành các quy định để thực hiện các cơ chế, chính sách của Nhà nước ưu đãi về đầu tư, đất đai, tài chính, khoa học - công nghệ và bảo vệ môi trường có liên quan đến xây dựng cơ sở kỹ thuật hạ tầng, di chuyển, xây dựng mới khu, cụm, điểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn;

2.10.3. Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế lập dự án đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp trên địa bàn phù hợp với quy hoạch công nghiệp của tỉnh;

2.10.4. Tổ chức, hướng dẫn đào tạo nghề, truyền nghề và phát triển nghề truyền thống; tổ chức các hoạt động trao đổi kinh nghiệm, thăm quan khảo sát, liên doanh, liên kết, hợp tác kinh tế và tham gia các hội nghề nghiệp.

2.10.5. Hướng dẫn phát triển kinh tế tập thể, mô hình tổ chức và hoạt động của các hợp tác xã công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; phân loại các hợp tác xã và đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho phát triển kinh tế tập thể; xây dựng và phát triển các mô hình hợp tác xã kiểu mới.

2.11. Tham gia thẩm định hoặc thẩm định các dự án đầu tư trong ngành công nghiệp của địa phương theo quy định của Pháp luật; chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn, kiểm tra hoạt động sản xuất - kinh doanh thuộc các ngành công nghiệp trên địa bàn.

2.12. Đề xuất những cơ chế, chính sách ưu đãi riêng phù hợp với điều kiện của địa phương để thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào phát triển công nghiệp trên địa bàn.

2.13. Trình Uỷ ban nhân dân tỉnh cấp, điều chỉnh, thu hồi, gia hạn giấy phép hoạt động điện lực, giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và các giấy phép khác theo phân cấp.

2.14. Hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quy định về kỹ thuật an toàn đối với các thiết bị, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trong các ngành công nghiệp trên địa bàn theo quy định của Pháp luật.

2.15. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công nghiệp được Uỷ ban nhân dân tỉnh giao.

2.16. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ trong hoạt động công nghiệp; hướng dẫn thực hiện các quy định của Nhà nước về tiêu chuẩn kỹ thuật, quy phạm kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật, chất lượng sản phẩm công nghiệp; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ, cung cấp tư liệu về công nghiệp theo quy định của pháp luật.

2.17. Chỉ đạo và tổ chức các hoạt động dịch vụ công trong lĩnh vực công nghiệp theo quy định của pháp luật; quản lý và chỉ đạo hoạt động đối với các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Sở.

2.18. Giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

2.19. Giúp Uỷ ban nhân dân chỉ đạo, hướng dẫn Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thanh phố thuộc tỉnh thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn.

2.20. Tổng hợp, thống kê tình hình hoạt động công nghiệp trên địa bàn (bao gồm cả hoạt động công nghiệp trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế mở, khu công nghệ cao và công nghiệp ngoài quốc doanh) theo quy định của Bộ Công nghiệp.

2.21. Giúp Uỷ ban nhân dân quản lý nhà nước các hoạt động của hội và tổ chức phi Chính phủ thuộc lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

2.22. Thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm về hoạt động công nghiệp trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

2.23. Thực hiện báo cáo định kỳ và báo cáo đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ với Uỷ ban nhân dân tỉnh và Bộ Công nghiệp.

2.24. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ tiền lương và các chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý; bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thuộc thẩm quyền; hướng dẫn việc thực hiện quy định chức danh, tiêu chuẩn, cấp bậc kỹ thuật, nghiệp vụ trong các ngành công nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Sở.

2.25. Quản lý tài chính, tài sản của Sở theo quy định của pháp luật và phân cấp của Uỷ ban nhân dân tỉnh.

2.26. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Uỷ ban nhân dân tỉnh.

3. Cơ cấu tổ chức của Sở Công nghiệp

3.1. Lãnh đạo Sở:

Sở Công nghiệp có Giám đốc và không quá 03 Phó Giám đốc, Giám đốc là người đứng đầu Sở, chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân tỉnh về toàn bộ các hoạt động của Sở. Giám đốc Sở do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm theo tiêu chuẩn, chức danh do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành và quy định của Đảng, Nhà nước về quản lý cán bộ.

Phó Giám đốc Sở là người giúp việc Giám đốc Sở, phụ trách một hoặc một số lĩnh vực công tác do Giám đốc Sở phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở về kết quả công tác được giao. Phó Giám đốc Sở do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm theo đề nghị của Giám đốc Sở.

Việc khen thưởng, kỷ luật Giám đốc, Phó Giám đốc Sở thực hiện theo quy định của pháp luật.

3.2. Các tổ chức giúp việc Giám đốc Sở, gồm có:

a. Văn phòng,

b. Thanh tra,

c. Các phòng chuyên môn và nghiệp vụ cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ quản lý kế hoạch; quản lý điện; tiểu thủ công nghiệp; công nghiệp chế biến; kỹ thuật và an toàn công nghiệp và các nhiệm vụ khác do Uỷ ban nhân dân tỉnh giao.

Căn cứ vào khối lượng công việc, tính chất, đặc điểm quản lý công nghiệp cụ thể của địa phương, Giám đốc Sở Công nghiệp chủ trì, phối hợp với Trưởng ban Tổ chức chính quyền trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định các phòng chuyên môn, nghiệp vụ (tên gọi và số lượng các phòng) nhưng không quá 05 phòng; đối với thành phố trực thuộc Trung ương không quá 06 phòng.

3.3. Các đơn vị sự nghiệp:

a. Trung tâm khuyến công,

b. Trung tâm Tư vấn phát triển công nghiệp,

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập các đơn vị sự nghiệp khác trực thuộc Sở theo quy định của pháp luật.

Giám đốc Sở Công nghiệp quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn các đơn vị trực thuộc Sở.

3.4. Biên chế của Sở.

Căn cứ vào khối lượng công việc, tính chất, đặc điểm cụ thể quản lý công nghiệp và vị trí địa lý của tỉnh, Giám đốc Sở Công nghiệp chủ trì, phối hợp với Trưởng Ban Tổ chức chính quyền trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định biên chế của Sở.

Việc bố trí cán bộ, công chức, viên chức của Sở phải căn cứ vào chức danh, tiêu chuẩn ngạch công chức, viên chức nhà nước theo quy định của pháp luật.

II. CƠ QUAN CHUYÊN MÔN GIÚP UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN, QUẬN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TỈNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG NGHIỆP

1. Vị trí và chức năng

Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là huyện) có cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp, tiểu công nghiệp và các dịch vụ công thuộc ngành công nghiệp trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

Cơ quan chuyên môn quản lý công nghiệp ở cấp huyện chịu sự quản lý toàn diện, trực tiếp của Uỷ ban nhân dân huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Công nghiệp.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn

2.1. Trình Uỷ ban nhân dân huyện các văn bản hướng dẫn thực hiện cơ chế, chính sách, pháp luật, các quy định của Uỷ ban nhân dân tỉnh và Sở Công nghiệp về hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn.

2.2. Trình Uỷ ban nhân dân huyện quyết định kế hoạch 5 năm và hàng năm phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện sau khi được phê duyệt.

2.3. Tổ chức, hướng dẫn và khuyến khích các tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân đầu tư phát triển công nghiệp, mở rộng sản xuất; tổ chức các hoạt động dịch vụ tư vấn chuyển giao công nghệ, cung cấp thông tin, xúc tiến thương mại và đào tạo nguồn nhân lực cho các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn.

2.4. Giúp Uỷ ban nhân dân huyện quản lý nhà nước về điện trên địa bàn; tham gia xây dựng kế hoạch phát triển điện và kiểm tra chất lượng các công trình điện do ngân sách huyện đầu tư.

2.5. Tổ chức triển khai, ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn.

2.6. Thực hiện công tác thống kê, thông tin công nghiệp theo hướng dẫn của Sở Công nghiệp.

2.7. Thực hiện báo cáo định kỳ và đột xuất về đánh giá tình hình, kết quả hoạt động sản xuất - kinh doanh công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện và Giám đốc Sở Công nghiệp.

2.8. Chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan kiểm tra, thanh tra việc thi hành pháp luật về hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn. Giúp Uỷ ban nhân dân huyện giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về hoạt động công nghiệp trên địa bàn.

2.9. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Uỷ ban nhân dân huyện.

3. Tổ chức và biên chế

3.1. Cơ quan quản lý công nghiệp cấp huyện được tổ chức theo mô hình quản lý đa ngành, đa lĩnh vực trên địa bàn, gồm có một số cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ theo dõi:

a. Quản lý công nghiệp và tiểu thủ cônh nghiệp;

b. Quản lý điện;

c. Quản lý hoạt động khuyến công và hướng dẫn phát triển kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân trong lĩnh vực công nghiệp;

d. Tổng hợp xây dựng kế hoạch phát triển công nghiệp huyện; báo cáo thống kê định kỳ theo yêu cầu của Sở Công nghiệp.

Đối với những huyện đạt giá trị sản xuất công nghiệp (không kể công nghiệp Trung ương, đầu tư nước ngoài trên địa bàn) từ 20% trở lên trong cơ cấu kinh tế của huyện có thể thành lập Phòng Công nghiệp phù hợp với quy định tại Nghị định số 12/2001/NĐ-CP ngày 27 tháng 3 năm 2001 của Chính phủ.

3.2. Biên chế:

Số lượng biên chế của cơ quan quản lý công nghiệp huyện căn cứ vào sự phát triển công nghiệp, số lượng đầu mối các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phải quản lý và đặc điểm địa lý của huyện.

Căn cứ đặc điểm, tình hình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của địa phương, Giám đốc Sở Công nghiệp chủ trì, phối hợp với Trưởng ban Tổ chức chính quyền xây dựng phương án trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định hình thức tổ chức cơ quan chuyên môn quản lý công nghiệp cấp huyện và bố trí đủ cán bộ, công chức có năng lực để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thông tư này thay thế Thông tư số 18/LB-TT ngày 29 tháng 6 năm 1996 của Liên Bộ Công nghiệp - Ban tổ chức - Cán bộ Chính phủ và có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh căn cứ vào Thông tư này quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, biên chế của Sở Công nghiệp và cơ quan quản lý công nghiệp cấp huyện.

3. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có vấn đề phát sinh hoặc có khó khăn vướng mắc, các tỉnh cần phản ánh kịp thời về Bộ Công nghiệp và Bộ Nội vụ nghiên cứu giải quyết.

Đỗ Quang Trung

(Đã ký)

Hoàng Trung Hải

(Đã ký)

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư liên tịch 02/2003/TTLT-BCN-BNV ngày 29/10/2003 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân quản lý nhà nước về công nghiệp ở địa phương do Bộ Công nghiệp - Bộ Nội vụ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.926

DMCA.com Protection Status
IP: 18.218.94.236
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!