BỘ
THUỶ LỢI
TỔNG CỤC KHAI HOANG
******
|
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
22-TL-KH
|
Hà
Nội, ngày 02 tháng 08 năm 1963
|
THÔNG TƯ LIÊN BỘ
VỀ VIỆC QUAN HỆ GIỮA HAI NGÀNH THỦY LỢI VÀ KHAI HOANG
Kính Gửi:
|
- Các ông chủ tịch ủy
ban hành chính các khu, tỉnh, thành
-
Các ông trưởng ty, trưởng phòng khai hoang
.-
Các ông trưởng ty thủy lợi
|
Thực hiện cuộc vận động đồng bào miền xuôi lên
tham gia phát triển kinh tế miền núi, công tác nhân dân khai hoang trong hai
năm qua phát triển mạnh mẽ, đã mở rộng thêm một diện tích đáng kể, phần nhiều ở
vùng núi. Tuy nhiên, các cơ quan khai hoang nhất là cơ sở khai hoang tập thể, gặp
nhiều khó khăn, trong ấy, vấn đề thiếu nước có ảnh hưởng nhiều đến mở rộng diện
tích, đến năng suất cây trồng và sinh hoạt của quần chúng. Nói chung công tác
thủy lợi ở các vùng khai hoang chưa làm được bao nhiêu.
Sở dĩ có tình trạng trên, là do quan hệ giữa
ngành khai hoang, thủy lợi thiếu hoặc chưa chặt chẽ, phạm vi trách nhiệm không
rõ ràng, một số chính sách chưa được quy định cụ thể.
Theo tinh thần nghị quyết của Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ III, nghị quyết của hội nghị Trung ương lần thứ V, thứ VII và thứ
VIII, để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp toàn diện làm cơ sở cho sự nghiệp công
nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, bên cạnh vấn đề thâm canh tăng năng suất, song
song với công tác khai hoang trong các nông trường quốc doanh, công tác nhân
dân khai hoang có một ý nghĩa lớn về mặt kinh tế, chính trị, quốc phòng.
Đối với các vùng kinh tế mới, nghị quyết VIII của
Trung ương nêu rõ “phải đặc biệt coi trọng vấn đề để bảo vệ rừng, chống xói
mòn, giữ đất, giữ màu, làm thủy lợi để phát huy hiệu quả tốt và lâu dài”.
Nhưng hầu hết các vùng được khai hoang hiện nay
đều khó khăn về nước (hoặc điều kiện lấy nước khó khăn, hoặc thiếu nước, hoặc
thường bị thiên tai hạn, lũ) vì phần lớn là những vùng ở miền núi mà đồng bào
dân tộc trước đây không thể khai vỡ canh tác, hoặc đã làm nhưng thiếu điều kiện
sinh sống, sản xuất lâu dài. Mặt khác, do đặc điểm địa hình thổ nhưỡng từng
vùng miền núi khác nhau, dân cư thưa thớt, nên công tác thuỷ lợi nói chung chưa
được phát triển, sản xuất nông nghiệp ở miền núi còn lệ thuộc nhiều vào thiên
nhiên. Ở miền bể, việc thau chua rửa mặn, xây dựng công trình phòng lũ, ngăn mặn
đều phải làm tốt để củng cố và mở rộng diện tích trồng trọt mới khai vỡ. Cho
nên, vấn đề giải quyết nước cho các vùng khai hoang là biện pháp đầu tiên phải
làm, việc kết hợp công tác giữa ngành thủy lợi khai hoang là rất quan trọng, có
tác dụng quyết định việc củng cố và phát triển các cơ sở khai hoang.
Để đảm bảo thực hiện thắng lợi chỉ tiêu khai
hoang 5 năm của Nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho việc củng cố các cơ sở
khai hoang hiện có và cho việc phát triển mở rộng diện tích khai hoang sau này.
Bộ thủy lợi và Tổng cục khai hoang, sau khi kiểm điểm tình hình chỉ đạo công
tác nhân dân khai hoang trong hai năm qua, đã thỏa thuận với nhau và ra thông
tư liên Bộ quy định trách nhiệm, quan hệ, lề lối làm việc giữa hai ngành và một
số quy định cụ thể và xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của các hợp tác xã
khai hoang theo tinh thần dưới đây:
1. Quan hệ và trách nhiệm:
Khai hoang là xây dựng các cơ sở sản xuất nông
nghiệp mới, nên đối với công tác khai hoang, thủy lợi là biện pháp hàng đầu. Để
đảm bảo công tác khai hoang phát triển vững chắc và mạnh mẽ, quan hệ giữa hai
ngành phải thật chặt chẽ, trách nhiệm hai bên cần được rõ ràng, cụ thể.
Ở Trung ương, Tổng cục khai hoang quan hệ với Bộ
Thủy lợi về chủ trương, phương hướng nhiệm vụ và kế hoạch khai hoang hàng năm,
dài hạn, cụ thể từng tỉnh, vùng, cùng kết hợp nghiên cứu các biện pháp đẩy mạnh
phong trào thủy lợi, tham gia ý kiến trong việc xây dựng các chính sách cụ thể của
công tác thủy lợi đối với các vùng khai hoang.
Bộ Thủy lợi, kết hợp phương hướng và kế hoạch
phát triển công tác khai hoang hàng năm, dài hạn, xét duyệt quy hạoch thủy
lợi tỉnh, để kế hoạch xây dựng công trình đại thủy nông đưa nguồn nước đến vùng
có khai hoang, chỉ đạo các Ty thủy lợi nghiên cứu đề xuất các biện pháp tưới
cho khu vực khai hoang và hướng dẫn thực hiện. Cung cấp cán bộ kỹ thuật thủy lợi
cho các hợp tác xã khai hoang theo yêu cầu của địa phương.
Ở các tỉnh có công tác khai hoang (chủ yếu là nhận
nhân dân đến khai hoang). Phòng hoặc Ty khai hoang cung cấp cho Ty thủy lợi chủ
trương, phương hướng, và yêu cầu cụ thể kết hợp trong việc khảo sát tìm nguồn
nước, khả năng công trình, trong việc nghiên cứu đề xuất kế hoạch khai hoang và
các biện pháp liên quan đến công tác thủy lợi, đôn đốc các hợp tác xã khai
hoang thực hiện.
Ty thủy lợi đặt các khu khai hoang trong việc lập
quy hoạch thủy lợi tỉnh, huyện, xã, đề phương án công trình thiết kế và thi
công các công trình trung thủy nông phục vụ vùng khai hoang, hướng dẫn xây dựng
quy hoạch tưới và hướng dẫn kỹ thuật xây dựng công trình thủy lợi nhỏ. Ty phải
đặc biệt chú ý đến khu khai hoang, chú trọng các vùng định cư định canh, chuyển
vùng canh cách của đồng bào dân tộc. Ty sử dụng lực lượng thủy lợi huyện, xã
trong việc hướng dẫn và chỉ đạo chuyên môn kỹ thuật cho các cơ sở sản xuất mới.
Ty còn có nhiệm vụ kết hợp với các Ty nông nghiệp, lâm nghiệp nghiên cứu biện
pháp chống xói mòn ở các vùng khai hoang và chỉ đạo thực hiện về biện pháp thủy
lợi. Ty có trách nhiệm đào tạo sơ cấp thủy lợi, công nhân máy bơm theo yêu cầu
của địa phương.
Phòng thủy lợi huyện có trách nhiệm giúp đỡ hướng
dẫn về kỹ thuật trong việc xây dựng công trình và quản lý khai thác công trình
trong địa phương.
Dưới sự lãnh đạo của Ủy ban hành chính tỉnh, hai
ngành khai hoang và thủy lợi, phối hợp chặt chẽ các mặt công tác khai hoang. Việc
tổ chức nhân dân đi khai hoang phải chú ý cân đối các mặt, như:
- Quy hoạch khai hoang.
- Quy hoạch thủy lợi.
- Quy hoạch trồng trọt.
- Quy hoạch chăn nuôi.
- Quy hoạch khai thác rừng và trồng rừng.
Các quy hoạch sơ bộ trên phải được Ủy ban hành
chính tỉnh duyệt và thông qua các biện pháp thực hiện. Đặc biệt chú trọng biện
pháp thực hiện quy hoạch thủy lợi, giải quyết ngay từ lúc đầu vấn đề nước cho
sinh hoạt, cho chăn nuôi và bảo đảm tưới diện tích khai hoang bước đầu.
2. Lề lối làm việc giữ hai ngành:
Để bảo đảm công tác thủy lợi phục vụ tốt việc
phát triển sản xuất và sinh hoạt của các hợp tác xã khai hoang, lề lối làm việc
giữa hai ngành quy định như sau:
- Cơ quan khai hoang (các cấp) có nhiệm vụ theo
dõi đôn đốc các cơ sở thực hiện các biện pháp thủy lợi, phát hiện tình hình phản
ảnh kịp thời cho ngành thủy lợi ngang cấp biết, và đề xuất yêu cầu về công tác
thủy lợi cho việc phát triển sản xuất.
Cơ quan thủy lợi (các cấp) có nhiệm vụ chỉ đạo
và kiểm tra tình hình xây dựng, quản lý, khai thác công trình và tình hình thực
hiện các biện pháp thủy lợi ở các khu khai hoang để hướng dẫn chuyên môn, kỹ
thuật, liên hệ với cơ quan khai hoang ngang cấp để kết hợp chỉ đạo tiến hành
các biện pháp chấn chỉnh kịp thời.
Ty thủy lợi tổng hợp tình hình công tác thủy lợi
ở các khu khai hoang địa phương và báo cáo lên Bộ hàng quý.
3. Tổ chức lực lượng làm thủy lợi:
Công tác thủy lợi phục vụ các khu khai hoang chủ
yếu dựa vào lực lượng của các hợp tác xã khai hoang, có sự giúp đỡ về mặt kỹ
thuật của các cơ quan thủy lợi địa phương (tỉnh, huyện, xã).
Việc tổ chức lực lượng làm thủy lợi trong các hợp
tác xã khai hoang và rất cần thiết để chuyên trách xây dựng các công trình thủy
lợi và đảm nhiệm việc quản lý khai thác công trình trong khu khai hoang.
Hợp tác xã khai hoang có thể có một hoặc hai cán
bộ sơ cấp thủy lợi và một đội hoặc tổ (tùy theo quy mô của hợp tác xã) chuyên
môn làm thủy lợi.
Cán bộ thủy lợi và đội hoặc tổ chuyên môn của hợp
tác xã có trách nhiệm:
- Tham gia xây dựng công trình trung thủy nông
trong vùng để đưa nước về cho khu khai hoang.
- Lập quy hoạch tưới, thiết kế và xây dựng công
trình thủy lợi nhỏ trong khu khai hoang, dưới sự hướng dẫn của cơ quan thủy lợi
địa phương.
- Tham gia trong Ban quản trị hệ thống trung thủy
nông tưới chung cho nhân dân và khu khai hoang, để giải quyết việc phân phối nước
hợp lý và việc phân công quản lý bảo vệ công trình.
- Quản lý tu bổ sữa chữa thường xuyên công trình
trung tiểu thủy nông trong khu khai hoang.
- Quản lý phân phối nước, thực hiện tưới khoa học.
- Thực hiện các biện pháp thủy lợi chống xói
mòn.
Số người trong các tổ, đội chuyên môn làm thủy lợi
ở hợp tác xã sẽ tùy quy mô khai hoang và khối lượng công trình ở mỗi địa phương
khai hoang quyết định.
Ngoài ra để giúp việc phối hợp tốt giữa hai
ngành, Ty thủy lợi cần bố trí cán bộ chuyên trách theo dõi tình hình thủy lợi
phục vụ khai hoang.
4. Các quy định cụ thể:
a)
Vốn đầu tư:
- Công trình đại thủy nông, phục vụ cho một vùng
lớn có tác dụng đến khu khai hoang, do vốn trung ương đài thọ.
- Các công trình thủy lợi miền núi có tác dụng
tưới cả khu khai hoang và diện tích canh tác của nhân dân địa phương, hoặc chỉ
tưới riêng cho khu khai hoang, sẽ theo quy định của Chính phủ đối với công
trình miền núi: nếu vốn đầu tư trên 150.000đ do quỹ trung ương trợ cấp, nếu dưới
150.000đ, sẽ do vốn địa phương đài thọ.
Riêng đối với công trình trung thủy nông phục vụ
riêng cho khu khai hoang tùy khả năng vốn của địa phương và xét tác dụng của
khu khai hoang trong vùng, Ủy ban tỉnh có thể đề nghị trung ương trợ cấp cho
các công trình có mức đầu tư thấp hơn quy định ở trên, nếu tiền thủy lợi địa
phương đã sử dụng hết.
- Các công trình tiểu thủy nông trong khu vực
khai hoang do vốn hợp tác xã đầu tư để làm. Tùy tình hình và hoàn cảnh của từng
hợp tác xã khai hoang, Ủy ban tỉnh xét trợ cấp giúp đỡ như cho máy bơm, giúp
khoan đào giếng ở những nơi hợp tác xã không thể làm được, cho hoặc bán nguyên
vật liệu, thiết bị như xi măng để xây bể chứa nước, mìn để phá đá, ở những nơi
có điều kiện làm thủy điện nhỏ thì bán máy phát điện, nghĩa là giúp đỡ trong
trường hợp cần thiết để hợp tác xã có điều kiện làm thủy lợi phục vụ sản xuất
và sinh hoạt.
Ủy ban hành chính tỉnh sẽ xét duyệt vốn đầu tư
các công trình trung ương và tiểu thủy nông cần được ngân sách địa phương đài
thọ, trợ cấp và đề nghị các công trình trung thủy nông cần được ngân sách trung
ương trợ cấp.
Phần thiết kế và thi công công trình tiến hành
như chế độ phân cấp do Bộ Thủy lợi đã ban hành chung cho các loại công trình thủy
lợi.
b)
Nhân lực làm thủy lợi:
Điều kiện nhân lực địa phương ở các vùng có khai
hoang rất khó khăn, do tình hình dân cư thưa thớt. Việc xây dựng công trình thủy
lợi phục vụ khu khai hoang tại chỗ chủ yếu do lực lượng của hợp tác xã khai
hoang hoặc có phối hợp với nhân dân địa phương đảm nhiệm.
Đối với công trình phục vụ riêng cho khu khai
hoang không phân biệt quy mô công trình, nhân dân khai hoang phải đảm nhiệm việc
xây dựng quản lý và khai thác. Ban quản trị hợp tác xã quyết định số lượng và
thời gian huy động tùy theo khối lượng công trình, theo sự hướng dẫn của cơ
quan thủy lợi địa phương.
Đối với công trình trong vùng không phân biệt
quy mô có tác dụng cho các diện tích trồng trọt của nhân dân địa phương và của
khu khai hoang, nhiệm vụ hợp tác xã khai hoang phải đóng góp nhân lực, số lượng
theo tỷ lệ hưởng lợi công trình. Trong ba năm đầu khai hoang, xã viên được huy
động theo chế độ thuê mượn, các năm sau, sẽ huy động theo nghĩa vụ dân công.
Ngoài ra, nếu tình hình sản xuất nhàn rỗi, hợp tác xã hoặc cá nhân xã viên cần
tích cực tham gia xây dựng công trình dưới hình thức khoán.
Đối với việc tu bổ sửa chữa công trình tiểu thủy
nông trong khu khai hoang, mỗi xã viên đều phải đóng góp như công tác sản xuất.
Nhân lực sử dụng vào việc tu bổ sửa chữa thường xuyên công trình tiểu thủy nông
không sử dụng vào nghĩa vụ dân công. Nếu vì hoàn cảnh sản xuất, phải sử dụng
vào thời gian nghĩa vụ dân công, hợp tác xã phải đưa yêu cầu, được Ủy viên hành
chính huyện xét và đề nghị tỉnh duyệt.
Các tổ đội khai hoang xen kẽ trong thời gian đầu
còn bận chuẩn bị và xây dựng tổ chức sản xuất, được huy động theo chế độ thuê
mượn để xây dựng, mở rộng hoặc sửa chữa các công trình trung, đại thủy nông phục
vụ cho hợp tác xã. Thời gian này không quá một năm, trừ trường hợp thiên tai mất
mùa, đời sống khó khăn thì địa phương xét và gia hạn thêm, sau khi sản xuất đã ổn
định, các tổ, đội khai hoang xem kẽ làm nghĩa vụ dân công như nhân dân địa
phương. Đối với công trình tiểu thủy lợi của hợp tác xã, các tổ, đội tham gia
như các xã viên khác.
5. Căn cứ vào nội dung thông tư này, tùy
theo sự cần thiết Bộ Thủy lợi và Tổng cục khai hoang có chỉ thị cụ thể hướng dẫn
ngành mình thi hành. Ủy ban hành chính các tỉnh có công tác khai hoang cần tăng
cường chỉ đạo, đặt quan hệ chặt chẽ giữa tỉnh đưa người và tỉnh nhận người, tạo
điều kiện thuận lợi cho việc kết hợp giữa hai ngành thủy lợi và khai hoang, cho
việc phối hợp với các ngành nông, lâm nghiệp ở địa phương, trước mắt có biện
pháp cụ thể để củng cố kịp thời các cơ sở khai hoang đang gặp khó khăn về nước.
Các cơ quan các cấp của hai ngành nghiên cứu thực
hiện thông tư này và phản ánh các khó khăn, nhất là về mặt chính sách, để liên
Bộ kịp thời bổ sung.
TỔNG CỤC TRƯỞNG
TỔNG CỤC KHAI HOANG
Lê Quảng Ba
|
BỘ TRƯỞNG
BỘ THỦY LỢI
Hà Kế Tấn
|