BỘ
GIAO THÔNG VẬN TẢI
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
425/1999/TT-BGTVT
|
Hà
Nội, ngày 20 tháng 8 năm 1999
|
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH 56/1998/NĐ-CP CỦA CHÍNH PHỦ VỀ
"QUY ĐỊNH CÁC HÌNH THỨC, ĐỐI TƯỢNG VÀ TIÊU CHUẨN KHEN THƯỞNG CỦA CHÍNH PHỦ,
CÁC BỘ CƠ QUAN NGANG BỘ, CƠ QUAN THUỘC CHÍNH PHỦ; CỤ THỂ HOÁ TIÊU CHUẨN KHEN
THƯỞNG HUÂN CHƯƠNG LAO ĐỘNG" TRONG NGÀNH GTVT
Căn cứ Nghị định 56/1998/NĐ-CP ngày 30/7/1998 của Chính phủ ban
hành "Quy định các hình thức, đối tượng và tiêu chuẩn khen thưởng của
Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ; cụ thể hoá tiêu
chuẩn khen thưởng Huân chương Lao động". Ngày 17/9/1998 Viện Thi đua khen
thưởng Nhà nước đã có văn bản số 432/TĐKT và Bộ Tài chính đã có thông tư số 24/1999/BTC-TT ngày 4/3/1999, hướng dẫn cụ thể
một số điểm của Nghị định 56. Để việc thực
hiện Nghị định của Chính phủ được thống nhất trong toàn ngành, Bộ GTVT hướng dẫn
và cụ thể hoá việc thực hiện Nghị định trên của Chính phủ như sau:
I- NHỮNG QUY
ĐỊNH CHUNG
1- Công tác khen thưởng phải được
tiến hành thường xuyên, kịp thời; Bình xét công khai, công bằng, dân chủ và dựa
trên các tiêu chuẩn thi đua.
2- Chú trọng khen thưởng các đối
tượng là cá nhân, tập thể nhỏ, các thành tích đột xuất, các nhiệm vụ trọng tâm
trong từng thời kỳ.
3- Chỉ khen thưởng thành tích
hàng năm cho các đơn vị, cá nhân có tổ chức phong trào thi đua và có sơ kết, tổng
kết phong trào thi đua.
4- Kết quả khen thưởng thành
tích đột xuất được xem xét khi xét khen thưởng thành tích toàn diện hàng năm
cũng như từng giai đoạn.
5- Mỗi hình thức khen thuởng có
thể được tặng nhiều lần cho một đối tượng nếu thành tích ở các giai đoạn là
tương đương.
6- Các hình thức khen thưởng gồm:
danh hiệu thi đua (lao động giỏi, chiến sỹ thi đua, tập thể lao động giỏi, tập
thể lao động xuất sắc); giấy khen, bằng khen, cờ thi đua, huân chương lao động
các hạng. Mỗi hình thức được khen thưởng cho một thành tích tương xứng.
7- Trong cùng một năm hoặc cùng
một thời điểm xét khen thưởng, nếu thành tích của tập thể và cá nhân đạt tiêu
chuẩn nhiều hình thức khen thưởng thì chỉ khen thưởng một hình thức cao nhất.
Ví dụ: một người cùng một lúc vừa đủ tiêu chuẩn khen thưởng danh hiệu "Chiến
sỹ thi đua cơ sở" vừa đủ tiêu chuẩn khen thưởng danh hiệu "Chiến sỹ
thi đua Ngành GTVT" thì năm đó chỉ khen thưởng danh hiệu "Chiến sỹ
thi đua Ngành GTVT". Quy định trên cũng áp dụng tương tự cho các hình thức
khen thưởng: giấy khen, bằng khen Bộ GTVT, bằng khen Chính phủ, cờ thi đua các
loại.
8- Khen thưởng tinh thần đi đôi
với khen thưởng vật chất.
9- Khen thưởng của cấp nào do Thủ
trưởng cơ quan đơn vị cấp đó quyết định theo đề nghị của Hội đồng thi đua khen
thưởng cùng cấp.
10- Các hình thức khen thưởng tổng
kết thành tích kháng chiến; khen thưởng theo thông tư 38 TT/TW; khen thưởng
Huân chương độc lập, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Sao vàng; Huân chương
Quân công, Chiến công; phong tặng các danh hiệu vinh dự Nhà nước vẫn thực hiện
theo các quy định hiện hành.
11- Đối tượng khen thưởng là
"Đơn vị cơ sở" được hiểu thống nhất như sau: Đối với tổ chức kinh tế
là đơn vị hạch toán độc lập. Đối với các đơn vị sự nghiệp là những đơn vị có tư
cách pháp nhân có con dấu riêng như các Trường, Viện nghiên cứu, Bệnh viện,
Trung tâm v.v...
- Đối tượng "Tập thể nhỏ"
được hiểu thống nhất: là đơn vị thành viên trong đơn vị cơ sở như: phòng, ban,
tổ, đội sản xuất, phân xưởng, khoa v.v...
- Đối tượng "cấp trên cơ sở"
trong Ngành GTVT được hiểu thống nhất gồm các đơn vị sau: Cục Đường bộ VN , Cục
Hàng hải VN, Cục Đường sông VN, Cục Đăng kiểm VN, Liên hiệp Đường sắt VN, các Tổng
Công ty thành lập theo QĐ 91/TTg và 90/TTg, Sở Y tế GTVT.
12- Các hiện vật phục vụ công
tác thi đua khen thưởng gồm: Huy hiệu chiến sĩ thi đua Ngành GTVT, mẫu giấy chứng
nhận danh hiệu thi đua, cờ thi đua, bằng khen và giấy khen, các đơn vị thực hiện
thống nhất theo mẫu của Bộ GTVT quy định (có phụ lục
kèm theo).
II- CÁC ĐỐI
TƯỢNG, HÌNH THỨC, TIÊU CHUẨN KHEN THƯỞNG CỦA NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI:
1/ Đối tượng chung:
- Cán bộ, công nhân viên; các tập
thể cơ quan, đơn vị thuộc Ngành GTVT và thuộc thẩm quyền quản lý Nhà nước của Bộ
trưởng Bộ GTVT.
- Các tổ chức, cá nhân trong nước
và nước ngoài có thành tích đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển Ngành
GTVT.
2/ Các hình thức khen thưởng gồm:
- Danh hiệu thi đua (lao động giỏi,
chiến sỹ thi đua cơ sở, chiến sỹ thi đua Ngành GTVT, tập thể lao động giỏi, tập
thể lao động xuất sắc).
- Giấy khen
- Bằng khen
- Cờ thi đua
3/ Đối tượng, tiêu chuẩn, thời hạn,
thẩm quyền xét thưởng:
a) Danh hiệu "lao động giỏi":
+ Tiêu chuẩn:
- Giỏi về nghiệp vụ chuyên môn
được giao, hiểu biết các nghiệp vụ liên quan. Làm việc có kỷ luật, có chất lượng,
luôn hoàn thành vượt mức các nhiệm vụ công tác được giao. Có tinh thần đoàn kết
hợp tác để cùng tập thể hoàn thành nhiệm vụ, kế hoạch công tác của đơn vị.
- Chấp hành tốt mọi đường lối
chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước, các quy định của Ngành, nội quy của
đơn vị. Có tinh thần tiết kiệm, đấu tranh chống tham ô, lãng phí, tham nhũng,
buôn lậu, tích cực tham gia phong trào xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn
hoá mới , xây dựng cộng đồng dân cư kiểu mẫu. Tích cực tham gia các hoạt động
xã hội.
- Tích cực học tập nâng cao
trình độ văn hoá, chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị ...
- Tích cực tham gia các phong
trào thi đua do đơn vị phát động.
+ Danh hiệu "Lao động giỏi"
, mỗi năm xét thưởng một lần và do Thủ trưởng cấp cơ sở quyết định.
+ Cá nhân được khen thưởng lao động
giỏi được cấp giấy chứng nhận kèm theo một khoản tiền theo chế độ quy định.
b) Danh hiệu "Chiến sĩ thi
đua cơ sở"
+ Tiêu chuẩn:
- Là người đạt tiêu chuẩn danh
hiệu: "Lao động giỏi" ở mức xuất sắc.
- Có sáng kiến cải tiến kỹ thuật,
hợp lý hoá sản xuất ở cấp cơ sở trở lên hoặc phải có thành tích áp dụng sáng kiến
cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế xã hội và có
tác dụng nêu gương tốt.
+ Danh hiệu "Chiến sĩ thi
đua cơ sở" mỗi năm xét thưởng một lần và do Thủ trưởng đơn vị cấp trên trực
tiếp của đơn vị cơ sở ra quyết định công nhận theo đề nghị của Hội đồng thi đua
khen thưởng cấp cơ sở. Nếu là đơn vị cơ sở trực thuộc Bộ thì thủ trưởng đơn vị
quyết định theo đề nghị của Hội đồng thi đua cùng cấp.
+ Cá nhân được khen thưởng
"Chiến sĩ thi đua cơ sở" được cấp giấy chứng nhận kèm theo một khoản
tiền theo chế độ quy định.
c) Danh hiệu "Chiến sĩ thi
đua Ngành GTVT"
+ Tiêu chuẩn:
- Là người tiêu biểu xuất sắc
trong số những người được khen thưởng danh hiệu "Chiến sĩ thi đua cơ sở"
và phải là người đã có từ 2 đến 3 năm liên tục được khen thưởng danh hiệu
"Chiến sĩ thi đua cơ sở" trong từng kế hoạch 5 năm.
+ Danh hiệu "Chiến sĩ thi
đua Ngành GTVT" 5 năm xét 2 lần vào năm thứ 3 và năm thứ 5 của kế hoạch 5
năm và do Bộ trưởng Bộ GTVT quyết định.
+ Cá nhân được khen thưởng danh
hiệu "Chiến sĩ thi đua Ngành GTVT" được cấp giấy chứng nhận, được thưởng
Huy hiệu chiến sĩ thi đua Ngành GTVT và được một khoản tiền theo chế độ quy định.
d) Danh hiệu "Tập thể lao động
giỏi":
+ Đối tượng: Là tập thể nhỏ,
thành viên trong đơn vị cấp cơ sở
+ Tiêu chuẩn:
- Là tập thể hoàn thành toàn diện
nhiệm vụ công tác hoặc kế hoạch sản xuất được giao; có phong trào thi đua nền nếp
hiệu quả.
- Trong tập thể có ít nhất 30%
cá nhân trong đơn vị được khen thưởng danh hiệu "Lao động giỏi"; Đơn
vị không có người bị thi hành kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.
- Là tập thể chấp hành tốt đường
lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của Ngành và nội
quy của đơn vị; Gương mẫu trong các đợt vận động thi đua; Là một tập thể đoàn kết,
vững mạnh, tích cực tham gia các hoạt động xã hội.
+ Danh hiệu "Tập thể lao động
giỏi" mỗi năm xét khen thưởng một lần và do Thủ trưởng đơn vị cấp cơ sở
quyết định.
+ Tập thể được khen thưởng danh
hiệu "Tập thể lao động giỏi" được cấp giấy chứng nhận kèm theo một
khoản tiền do chế độ quy định.
đ) Danh hiệu "Tập thể lao động
xuất sắc":
+ Đối tượng: Là tập thể nhỏ
thành viên của đơn vị cấp cơ sở:
+ Tiêu chuẩn:
- Là tập thể tiêu biểu cho những
tập thể được khen thưởng danh hiệu " Tập thể lao động giỏi".
- Có ít nhất 50% cá nhân trong
đơn vị được khen thưởng danh hiệu "Lao động giỏi" trong đó có người đạt
danh hiệu " Chiến sĩ thi đua cơ sở". Trong đơn vị không có người bị
thi hành kỷ luật từ cảnh cáo trở lên.
- Là tập thể gương mẫu chấp hành
các chế độ chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của Ngành
và nội quy đơn vị; Gương mẫu trong các hoạt động xã hội, tích cức phòng chống
các tệ nạn xã hội; Tích cực đấu tranh chống tham ô, lãng phí, buôn lậu; Là một
tập thể đoàn kết, trong sạch vững mạnh.
+ Danh hiệu "Tập thể lao động
xuất sắc" mỗi năm xét một lần, do Thủ trưởng đơn vị cấp trên cơ sở quyết định
theo đề nghị của Hội đồng thi đua đơn vị cơ sở. Nếu là đơn vị cơ sở trực thuộc
Bộ thì thủ trưởng đơn vị cơ sở quyết định.
+ Tập thể được khen thưởng
"Tập thể lao động xuất sắc" được cấp giấy chứng nhận và được thưởng một
khoản tiền theo chế độ quy định.
e) Giấy khen:
+ Giấy khen là một hình thức
khen thưởng của Thủ trưởng đơn vị cấp trên cơ sở hoặc của Thủ trưởng các đơn vị
cơ sở trực thuộc Bộ (các Trường, Viện, Công ty ... trực thuộc Bộ).
+ Giấy khen để khen thưởng cho:
- Các cá nhân, tập thể đạt danh
hiệu "Lao động xuất sắc", danh hiệu "Tập thể lao động xuất sắc".
- Các cá nhân tập thể có thành
tích xuất sắc trong các đợt thi đua hàng năm, thi đua ngắn ngày, hoàn thành tốt
các công trình sản phẩm, hoặc có thành tích đột xuất trong công tác, sản xuất,
hoạt động xã hội ...
+ Giấy khen do Thủ trưởng đơn vị
cấp trên cơ sở hoặc Thủ trưởng đơn vị cơ sở trực thuộc Bộ quyết định theo đề nghị
của Hội đồng thi đua cấp cơ sở hoặc Hội đồng thi đua cùng cấp.
+ Các tập thể, cá nhân được khen
thưởng giấy khen được tặng giấy khen kèm theo khung và một khoản tiền thưởng
theo chế độ quy định.
f) Bằng khen:
+ Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GTVT
để khen thưởng cho:
- Những cá nhân đạt danh hiệu
"Chiến sĩ thi đua Ngành GTVT".
- Các cá nhân, tập thể có thành
tích xuất sắc trong phong trào thi đua hàng năm, thi đua ngắn ngày; hoàn thành
xuất sắc các công trình sản phẩm, các nhiệm vụ trọng tâm của Ngành; có thành
tích đột xuất trong công tác, sản xuất, hoạt động xã hội v.v... mà có phạm vi ảnh
hưởng tốt trong lĩnh vực hoặc trong toàn Ngành GTVT.
+ Bằng khen do Bộ trưởng Bộ GTVT
quyết định theo đề nghị của Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ và của Hội đồng
thi đua khen thưởng Bộ.
+ Tập thể , cá nhân được khen
thưởng Bằng khen của Bộ trưởng được tặng Bằng khen kèm theo khung và một khoản
tiền theo chế độ quy định.
h) Cờ thi đua:
Trong phạm vi của Bộ GTVT có 2
hình thức cờ thi đua:
- Cờ thi đua của đơn vị cấp trên
cơ sở
- Cờ thi đua của Bộ GTVT
* Cờ thi đua của đơn vị cấp trên
cơ sở:
- Các đơn vị: Cục Đường bộ VN, Cục
Hàng hải VN, Cục Đường sông VN, Cục Đăng kiểm VN, Liên hiệp đường sắt VN , các
Tổng Công ty được thành lập theo quyết định 90
và 91/TTg, Sở Y tế GTVT được đặt cờ thi đua
hàng năm của đơn vị.
+ Số lượng cờ thi đua do Thủ trưởng
đơn vị quyết định nhưng phải đảm bảo tính hợp lý, có tác dụng tích cực động
viên khuyến khích phong trào thi đua của đơn vị.
+ Cờ thi đua của đơn vị cấp trên
cơ sở để tặng cho đơn vị cơ sở có nhiều thành tích nhưng chưa đạt mức khen thưởng
cờ thi đua của Bộ.
+ Hình thức cờ thi đua này được
xét thưởng hàng năm và do Thủ trưởng đơn vị cấp trên cơ sở quyết định theo đề
nghị của Thủ trưởng đơn vị cơ sở và của Hội đồng thi đua khen thưởng cùng cấp.
+ Đơn vị được khen thưởng cờ thi
đua cấp trên cơ sở được thưởng cờ kèm theo một khoản tiền theo chế độ quy định.
* Cờ thi đua của Bộ GTVT
+ Đối tượng: Các đơn vị thuộc Bộ,
các Sở GTVT (GTCC), các đơn vị cơ sở thuộc các Sở GTVT (GTCC), các đơn vị ngoài
quốc doanh ở các địa phương (các HTX, Công ty tư nhân, trách nhiệm hữu hạn
v.v.. tham gia kinh doanh GTVT), các huyện, thị có thành tích phát triển giao
thông nông thôn, miền núi.
+ Số lượng cờ thi đua của Bộ tuỳ
tình hình phong trào thi đua, hàng năm sẽ có quy định cụ thể.
+ Tiêu chuẩn:
- Đơn vị phải hoàn thành vượt mức
toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch, nhiệm vụ được giao trong năm thuộc loại tiêu biểu
xuất sắc của Bộ.
- Đạt năng suất lao động, hiệu
quả kinh tế, hiệu suất công tác cao. Giải quyết tốt việc làm, đời sống của người
lao động.
- Có nhân tố mới, mô hình mới để
các đơn vị khác trong Bộ, Ngành học tập, thực hành tiết kiệm tốt, chống tham những,
buôn lậu và các tệ nạn xã hội.
+ Cờ thi đua của Bộ GTVT mỗi năm
xét khen thưởng một lần và do Bộ trưởng quyết định.
+ Các đơn vị được khen thưởng cờ
thi đua của Bộ được thưởng cờ kèm theo một khoản tiền theo chế độ quy định.
III/ ĐỐI TƯỢNG,
HÌNH THỨC, TIÊU CHUẨN KHEN THƯỞNG CỦA CHÍNH PHỦ, THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ, NHÀ NƯỚC,
DO BỘ GTVT XÉT TRÌNH HOẶC HIỆP Y TRÌNH:
1/ Danh hiệu "chiến sĩ thi
đua toàn quốc":
+ Đối tượng: Cán bộ, công nhân
viên công tác tại cơ quan đơn vị thuộc quyền quản lý nhà nước của Bộ trưởng Bộ
GTVT.
+ Tiêu chuẩn:
- "Chiến sĩ thi đua toàn quốc"
là người tiêu biểu xuất sắc nhất trong số cá nhân đã liên tục 2 lần trong một kế
hoạch 5 năm đạt danh hiệu "chiến sĩ thi đua Ngành GTVT".
+ Danh hiệu "chiến sĩ thi
đua toàn quốc" 5 năm xét khen thưởng một lần vào năm cuối của kế hoạch 5
năm, do Bộ trưởng Bộ GTVT trình, Thủ tướng Chính phủ quyết định.
+ Cá nhân được khen thưởng danh
hiệu chiến sĩ thi đua toàn quốc được cấp giấy chứng nhận, được thưởng Huy hiệu
chiến sĩ thi đua toàn quốc và được một khoản tiền theo chế độ quy định.
2/ Bằng khen của Thủ tướng Chính
phủ:
* Khen thưởng thành tích toàn diện
từng giai đoạn:
+ Đối với tập thể: Là đơn vị đã
3 năm liên tục được khen thưởng bằng khen của Bộ GTVT hoặc đã 3 năm liên tục trở
lên được khen thưởng danh hiệu "Tập thể lao động xuất sắc" sau đó tiếp
tục phát huy thành tích ở mức cao hơn.
+ Đối với cá nhân: Đã 3 năm liên
tục được tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GTVT hoặc liên tục 5 năm được khen thưởng
danh hiệu "Chiến sĩ thi đua cơ sở" sau đó tiếp tục phát huy thành
tích ở mức cao hơn.
* Khen thưởng thành tích đột xuất:
- Những tập thể, cá nhân lập
thành tích xuất sắc đột xuất: trong một đợt thi đua, trong một nhiệm vụ trọng
tâm, hoàn thành công trình, sản phẩm, có sáng kiến cải tiến hoặc ứng dụng tiến
bộ kỹ thuật có giá trị lớn, có hành động dũng cảm bảo vệ tài sản XHCN, cứu người
bị nạn, đấu tranh chống tiêu cực v.v...
+ Bằng khen của Thủ tướng Chính
phủ do Bộ trưởng Bộ GTVT trình, Thủ tướng Chính phủ quyết định.
+ Cá nhân, tập thể được khen thưởng
bằng khen của Thủ tướng Chính phủ được thưởng Bằng khen, kèm theo khung và một
khoản tiền do chế độ quy định.
3/ Cờ thi đua của Chính phủ:
* Đối tượng:
- Các đơn vị cơ sở thuộc quyền
quản lý nhà nước của Bộ trưởng Bộ GTVT.
- Cán bộ nhân dân các tỉnh,
thành phố, huyện, thị có thành tích xuất sắc trong phong trào phát triển giao
thông nông thôn, miền núi.
* Tiêu chuẩn:
- Là đơn vị dẫn đầu về năng suất,
chất lượng, hiệu quả kinh tế, hiệu suất công tác trong ngành GTVT.
- Là các tỉnh, thành phố, huyện,
thị dẫn đầu một vùng hoặc dẫn đầu cả nước về thành tích thi đua phát triển giao
thông nông thôn, miền núi.
- Có nhân tố mới, điển hình mới
cho các đơn vị cùng ngành nghề, nghiệp vụ cả nước học tập; đi đầu trong việc thực
hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng, chống buôn lậu và các tệ nạn
xã hội có hiệu quả thiết thực.
+ Cờ thi đua của Chính phủ mỗi
năm xét khen thưởng một lần và do Bộ trưởng Bộ GTVT trình, Thủ tướng Chính phủ
quyết định.
+ Các đơn vị được khen thưởng cờ
thi đua của Chính phủ được thưởng cờ kèm theo một khoản tiền theo chế độ quy định.
4/ Huân chương Lao động:
4-1: Đối với cá nhân: Xét trình
khen thưởng Huân chương lao đông hạng 3 cho cá nhân đạt một trong các tiêu chuẩn
sau:
- Đã liên tục 10 năm được khen
thưởng danh hiệu "chiến sĩ thi đua cơ sở".
- Đã 3 lần liên tục được khen
thưởng danh hiệu "chiến sĩ thi đua ngành GTVT", hoặc là cá nhân tiêu biểu
của Ngành GTVT trong số đã được khen thưởng danh hiệu chiến sỹ thi đua toàn quốc.
- Được Thủ tướng Chính phủ khen
thưởng bằng khen về thành tích một giai đoạn, sau đó liên tục 3 năm được Bộ trưởng
Bộ GTVT tặng bằng khen.
Xét trình khen thưởng Huân
chương Lao động hạng nhì cho những cá nhân đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
- Đã liên tục được khen thưởng
danh hiệu "Chiến sĩ thi đua toàn quốc" từ 2 lần trở lên.
- Đã được khen thưởng Huân chương
Lao động hạng Ba, sau đó liên tục 4 năm trở lên được Bộ trưởng Bộ GTVT khen thưởng
Bằng khen về thành tích toàn diện hàng năm.
Xét trình khen thưởng Huân
chương Lao động hạng Nhất cho những cá nhân đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
- Đã được khen thưởng danh hiệu
"chiến sĩ thi đua toàn quốc" liên tục 3 lần trở lên.
- Đã được khen thưởng Huân
chương Lao động hạng nhì sau đó liên tục 5 năm được Bộ trưởng Bộ GTVT tặng Bằng
khen về thành tích toàn diện hàng năm.
4-2: Đối với tập thể:
Tiêu chuẩn chung:
- Có tốc độ tăng trưởng cao về
doanh thu, khối lượng dịch vụ hoặc khối lượng công tác.
- Có năng suất, chất lượng, hiệu
quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ hoặc nhiệm vụ công tác được
giao. Đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh hoặc sự nghiệp có thu phải chấp
hành tốt nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước.
- Tích cực bảo vệ môi trường,
không ngừng cải thiện đời sống vật chất, tinh thần và thực hiện tốt các chính
sách đối với người lao động. Tích cực tham gia các hoạt động xã hội.
Việc xét thưởng Huân chương Lao
động cho các tập thể còn phải căn cứ vào thành tích đã được khen thưởng như
sau:
- Khen thưởng Huân chương Lao động
hạng 3 cho những tập thể mà trong thời gian xét thưởng đã được khen thưởng bằng
khen của Thủ tướng Chính phủ hoặc đã được khen thưởng cờ thi đua của Bộ GTVT,
các năm khác có thành tích xuất sắc được tặng bằng khen của Bộ trưởng Bộ GTVT;
hoặc 5 năm được cờ thi đua xuất sắc của đơn vị cấp trên cơ sở.
- Khen thưởng Huân chương Lao động
hạng nhì cho những tập thể đã được thưởng Huân chương Lao động hạng 3 sau đó
trong thời gian xét khen thưởng đã có ít nhất là một năm được Chính phủ khen
thưởng cờ thi đua hoặc 2 năm được tặng cờ thi đua của Bộ GTVT, hoặc 7 năm là
đơn vị xuất sắc được Bộ trưởng GTVT tặng bằng khen về thành tích toàn diện hàng
năm.
- Khen thưởng Huân chương Lao động
hạng nhất cho tập thể đã được tặng Huân chương Lao động hạng nhì sau đó trong
thời gian xét khen thưởng đã có 2 năm được khen thưởng cờ thi đua của Chính phủ
hoặc 3 năm được khen thưởng cờ thi đua của Bộ GTVT, hay 10 năm là đơn vị xuất sắc
được Bộ trưởng Bộ GTVT tặng bằng khen thành tích toàn diện hàng năm.
+ Khen thưởng Huân chương Lao động
về thành tích đột xuất thì tuỳ theo mức độ thành tích đạt được để sẽ xét trình
mức khen tương xứng.
+ Khen thưởng Huân chương Lao động
do Bộ trưởng Bộ GTVT trình hoặc hiệp y trình, Thủ tướng Chính phủ đề nghị và Chủ
tịch nước quyết định khen thưởng.
+ Các tập thể, cá nhân được khen
thưởng Huân chương Lao động các hạng được khen thưởng bằng Huân chương, kèm
theo Huân chương, khung và một khoản tiền theo chế độ quy định.
IV/ THỦ TỤC,
NỘI DUNG HỒ SƠ VÀ TUYẾN TRÌNH KHEN THƯỞNG:
1/ Về tuyến trình khen thưởng:
Bộ Giao thông vận tải có trách
nhiệm trình khen các hình thức khen thưởng từ cờ thi đua của Chính phủ, bằng
khen của Thủ tướng Chính phủ trở lên cho các đơn vị và cá nhân sau:
- Đơn vị trực thuộc Bộ GTVT, các
cá nhân là cán bộ công nhân viên làm việc trong các cơ quan đơn vị thuộc Bộ.
- Tập thể các Sở GTVT (Sở GTCC),
giám đốc các Sở GTVT (Sở GTCC).
- Tập thể các Tổng Công ty và Tổng
Giám đốc các Tổng Công ty thành lập theo QĐ 91/TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Hồ sơ đề nghị khen thưởng của Bộ
GTVT trình khen cho các đơn vị trực thuộc Bộ, Thủ trưởng các cơ sở hoặc Thủ trưởng
đơn vị cấp trên cơ sở, tập thể các Sở GTVT, (Sở GTCC) Giám đốc các Sở GTVT (Sở
GTCC) phải có văn bản hiệp y của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về
việc chấp hành nghĩa vụ nộp ngân sách, quản lý lao động, chăm lo đời sống người
lao động và thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước trên lãnh thổ.
Đối với các Tổng Công ty được
thành lập theo QĐ 91/TTg khi trình khen Huân chương Lao động các hạng trở lên
cho các đơn vị, cá nhân thuộc Tổng Công ty phải có văn bản hiệp y của Bộ GTVT.
2/ Hồ sơ đề nghị Bộ GTVT khen
thưởng hoặc đề nghị Bộ GTVT trình, hiệp y trình Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ,
Chủ tịch nước khen thưởng:
+ Hồ sơ đề nghị khen thưởng
thành tích hàng năm, từng giai đoạn:
- Văn bản đề nghị khen thưởng của
Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, của Giám đốc các Sở GTVT (Sở GTCC).
- Báo cáo thành tích của tập thể
hoặc cá nhân được đề nghị khen thưởng, có xác nhận của thủ trưởng và Chủ tịch
Công đoàn cùng cấp của đơn vị được đề nghị và có xác nhận của thủ trưởng đơn vị
cấp trên trực tiếp của đơn vị được đề nghị khen thưởng.
- Đối với các đơn vị SXKD và đơn
vị sự nghiệp có thu cấp cơ sở phải có văn bản của Chi cục thuế xác nhận đã thực
hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.
- Việc lấy ý kiến hiệp y khen
thưởng của các tỉnh, thành phố trực thuộc TW do Bộ GTVT tiến hành sau khi Hội đồng
thi đua khen thưởng Bộ đã nhất trí trình khen thưởng.
+ Hồ sơ khen thưởng đột xuất: cần
làm đơn giản, kịp thời gồm: công văn đề nghị của Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ,
Giám đốc Sở GTVT (Sở GTCC) kèm theo bản trích ngang thành tích của các tập thể,
cá nhân được đề nghị khen.
3/ Thời hạn nộp hồ sơ đề nghị
khen thưởng:
+ Đối với thành tích đột xuất cần
làm ngay hồ sơ đề nghị khen, chậm nhất là một tuần sau khi đơn vị, cá nhân lập
được thành tích.
+ Đối với thành tích toàn diện:
- Cờ thi đua của Bộ GTVT và cờ
thi đua của Chính phủ: 10/12 hàng năm.
- Bằng khen của Bộ, danh hiệu
"chiến sĩ thi đua cấp Ngành GTVT": chậm nhất là 31/3 năm sau của năm
khen thưởng.
- Bằng khen của Thủ tướng Chính
phủ, Huân chương Lao động công bố vào đợt 1/5, nộp hồ sơ khen thưởng trước 10/3
hàng năm .
- Bằng khen của Thủ tướng Chính
phủ, Huân chương Lao động các hạng công bố vào đợt 2/9, nộp hồ sơ trước 10/7
hàng năm .
- Bằng khen của Thủ tướng Chính
phủ, Huân chương Lao động khen thưởng về thành tích lao động-thương binh-xã hội
(đợt ngày 27/7) nộp hồ sơ khen thưởng trước 30/5 hàng năm .
- Bằng khen của Thủ tướng Chính
phủ, Huân chương Lao động khen thưởng về thành tích giáo dục đào tạo (đợt ngày
20/11) nộp hồ sơ trước 30/9 hàng năm .
V/ MỨC THƯỞNG
VÀ NGUỒN QUỸ KHEN THƯỞNG:
Mức thưởng và nguồn quỹ khen thưởng
được áp dụng theo các quy định tại Thông tư số 24/1999/BTC-TT
và Bộ sẽ có hướng dẫn cụ thể riêng.
VI/ TỔ CHỨC
THỰC HIỆN:
1- Thủ trưởng các cơ quan đơn vị
có trách nhiệm kiện toàn tổ chức Hội đồng thi đua - khen thưởng và bộ máy chuyên
trách giúp việc về công tác thi đua khen thưởng cấp mình theo mô hình được Thủ
tướng Chính phủ quy định tại quyết định số 154/1998/QĐ-TTg
ngày 25/8/1998, Hội đồng thi đua hoạt động theo quy chế ban hành kèm theo QĐ số
01/QĐ-HĐTĐKT-TW ngày 3/11/1998 của Thủ tướng Chính phủ và theo các quyết định số
2662/QĐ-GTVT ngày 21/10/1998 của Bộ trưởng Bộ GTVT về việc thành lập Hội đồng
thi đua khen thưởng Bộ GTVT và quyết định số 1314/QĐ-HĐTĐKT-BGTVT ngày 2/6/1999
của Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng thi đua khen thưởng
Bộ GTVT.
Trong khi chờ Ban tổ chức cán bộ
Chính phủ hướng dẫn cụ thể về hệ thống tổ chức biên chế cán bộ thi đua các cấp
theo NĐ 56/1998/NĐ-CP yêu cầu các đơn vị
quan tâm bố trí đủ cán bộ chuyên trách hoặc bán chuyên trách giúp việc cho Hội
đồng thi đua khen thưởng của đơn vị để thực hiện các yêu cầu về thi đua khen
thưởng trong tình hình mới.
2- Cơ quan thường trực và Hội đồng
thi đua các cấp có nhiệm vụ giúp thủ trưởng cơ quan đơn vị, phối hợp tốt với tổ
chức chính trị - xã hội, dưới sự chỉ đạo của cấp uỷ Đảng cùng cấp, căn cứ vào
nhiệm vụ chính trị, mục tiêu kế hoạch để tổ chức phong trào thi đua ở đơn vị ;
Thực hiện nghiêm túc các chỉ thị hướng dẫn của Thủ trưởng và Hội đồng thi đua
khen thưởng cấp trên; phối hợp với các đơn vị cùng khối, cùng ngành nghề tổ chức
giao kết thi đua; tổ chức tốt việc sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm, lựa chọn
và nhân rộng điển hình tiên tiến.
3- Thông tư này có hiệu lực thi
hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Các quy định trước đây của Bộ GTVT hướng dẫn thực
hiện Nghị định 104/CP ngày 18/7/1963, Nghị định
80/CP ngày 13/5/1964, Nghị định số 53/HĐBT ngày 25/2/1985, Nghị định số 247/HĐBT ngày 23/9/1985 đều bãi bỏ kể từ ngày
Thông tư này có hiệu lực thi hành.
Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị
có nhiệm vụ tổ chức triển khai Thông tư này, nếu có gì vướng mắc cần phản ảnh kịp
thời về Thường trực Hội đồng thi đua khen thưởng Bộ (Văn phòng Bộ) để phối hợp
giải quyết.
PHỤ
LỤC
Kèm
theo Thông tư số: 425/1999/TT-BGTVTngày 20 tháng 8 năm1999
1/ Mẫu Huy hiệu
"Chiến sĩ thi đua Ngành GTVT"
Huy hiệu hình tròn, có đường
kính 25 mm, nền đỏ, chữ vàng, dòng chữ in nổi vòng theo chu vi "Chiến sĩ
thi đua Ngành GTVT".
Giữa Huy hiệu là biểu tượng của
Ngành GTVT.
2/ Mẫu giấy chứng
nhận danh hiệu thi đua:
Kính thước giấy: 210 mm x 150 mm
Giấy trắng, dày, hoa văn vàng nhẹ,
biểu tượng hoa văn cánh sen
Chữ "chứng nhận" là chữ
in, có chân, mầu đỏ cờ, các chữ khác màu đen.
BỘ
GTVT
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
|
CHỨNG
NHẬN
Ông (bà) hoặc tên đơn vị:
Đã được tặng danh hiệu: năm
theo Quyết định số: ngày tháng
năm
|
Vào sổ khen thưởng
Số:........./ năm......
|
..........
ngày tháng năm
Chức danh người ký
Chữ ký và con dấu
|
Tiêu đề Bộ GTVT dùng cho việc chứng
nhận danh hiệu "Chiến sĩ thi đua Ngành GTVT", ở các đơn vị đề tên đơn
vị bên dưới tiêu đề Bộ GTVT.
3/ Mẫu cờ thi
đua của Bộ GTVT:
Kích thước cờ: 800 mm x 600 mm,
3 cạnh có tua vàng, 1 cạnh lồng cán có dây treo, gù vàng (cạnh 800 mm).
Nền cờ bằng xa tanh đỏ, thêu chữ
vàng
Nội dung:
BỘ
GIAO THÔNG VẬN TẢI
TẶNG:ĐƠN
VỊ THI ĐUA XUẤT SẮC NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI
NĂM
.......
|
Cờ của đơn vị cấp trên cơ sở
thay chữ Bộ GTVT bằng tên của đơn vị.
Kích thước cờ của đơn vị cấp
trên cơ sở nhỏ hơn cờ của Bộ GTVT mỗi chiều 100 mm.
4/ Mẫu Bằng
khen của Bộ GTVT:
In trên giấy trắng, dày, khổ giấy:
400 m x 300m ; in trong khung 290 mm x 210 mm. Chiều dày khung in 20 mm; Trong
lòng khung in có hoa văn.
Tại điểm giữa phía trên khung in
ngang ( chiều 400 mm) in quốc huy chu vi là 50 mm.
Dòng chữ " Bộ Giao thông vận
tải" và "Bằng khen" màu đỏ cờ, các dòng chữ khác màu đen.
Nội dung bằng khen:
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
BỘ
TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
TẶNG
BẰNG KHEN
Quyết định số: Hà Nội, ngày
tháng năm
Bộ trưởng
|
Mẫu Giấy khen của Thủ trưởng các
đơn vị nhỏ hơn thông số quy định mẫu Bằng khen của Bộ là 10 mm.
Trong nội dung: Dòng chữ "Bộ
GTVT" được thay bằng tên của đơn vị. Dòng chữ "Bằng khen" được
thay bằng "Giấy khen"; Dòng chữ " Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải"
thay bằng chức danh cụ thể của thủ trưởng đơn vị.