Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 41/UB-TT quy định hướng dẫn tiêu chí từng khu vực vùng dân tộc miền núi

Số hiệu: 41/UB-TT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Uỷ ban Dân tộc và Miền núi Người ký: Hoàng Đức Nghi
Ngày ban hành: 08/01/1996 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

UỶ BAN DÂN TỘC VÀ MIỀN NÚI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 41/UB-TT

Hà Nội, ngày 08 tháng 1 năm 1996

 

THÔNG TƯ

CỦA UỶ BAN DÂN TỘC VÀ MIỀN NÚI SỐ 41/UB-TT NGÀY 8 THÁNG 01 NĂM 1996 QUY ĐỊNH VÀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN TIÊU CHÍ TỪNG KHU VỰC Ở VÙNG DÂN TỘC - MIỀN NÚI

Thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 7189/ĐPI ngày 14/12/1995 của Chính phủ, về việc giao cho Uỷ ban Dân tộc và Miền núi công bố tiêu chí của từng khu vực ở vùng dân tộc miền núi;

Để có cơ sở đầu tư phát triển, vận dụng thực hiện các chủ trương chính sách sát hợp với từng khu vực, từng đối tượng, có hiệu quả ở vùng dân tộc miền núi;

Uỷ ban Dân tộc và Miền núi quy định tiêu chí và hướng dẫn việc phân định từng khu vực theo trình độ phát triển ở vùng dân tộc miền núi như sau:

I- NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ TIÊU CHÍ:

A/ Những quy định chung:

Đồng bào các dân tộc sống xen ghép ở miền núi, sau nhiều năm đầu tư phát triển đã hình thành ba khu vực theo trình độ phát triển, được gọi là:

- Khu vực I: khu vực bước đầu phát triển

- Khu vực II: Khu vực tạm ổn định

- Khu vực III: Khu vực khó khăn

Việc phân định từng khu vực phải căn cứ vào năm tiêu chí:

1/ Điều kiện tự nhiên, địa bàn cư trú:

Xác định rõ địa bàn cư trú ở vùng có điều kiện tự nhiên cụ thể: vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới; ở trong vùng ảnh hưởng của các trung tâm phát triển: thị xã, thị trấn, thị tứ, vùng kinh tế hàng hoá phát triển, ven các quốc lộ, tỉnh lộ, đường ô tô liên huyện, liên xã...; hoặc ở vùng đệm giữa các trung tâm phát triển và vùng cao, vùng sâu, vùng xa.

2/ Cơ sở hạ tầng:

Chú trọng đế các công trình chủ yếu:

- Đường giao thông gồm có: đường bộ (quốc lộ, tỉnh lộ, đường liên huyện, liên xã); đường sắt chạy qua và ga đường sắt đặt tại khu vực; sân bay; đường thuỷ.

- Điện lưới quốc gia, thuỷ điện nhỏ, các nguồn năng lượng khác...

- Thuỷ lợi: năng lực tưới cho diện tích lúa, cây công nghiệp... Kết hợp thuỷ lợi với giải quyết vấn đề nước sạch; các công trình nước sạch: giếng khoan, bể chứa...

Xem xét tới quy mô, cấp hạng kỹ thuật, năng lực của các công trình so với đòi hỏi của yêu cầu sản xuất và đời sống của đồng bào trong khu vực.

3/ Các yếu tố xã hội:

- Trình độ dân trí: trình độ văn hoá, tỷ lệ mù chữ, khả năng tiếp thu và vận dụng các chủ trương, chính sách, tiến bộ khoa học kỹ thuật...; các vấn đề về y tế: phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khoẻ, KHHGĐ; đời sống văn hoá tiến bộ hay lạc hậu...

- Quy mô và chất lượng: trường học, cơ sở chữa bệnh, phát thanh, truyền hình, các cơ sở văn hoá...

4/ Điều kiện sản xuất:

- Diện tích đất lâm nghiệp, đất nông nghiệp, đại gia súc, gia súc, bình quân cho 1 hộ, 1 người; công cụ sản xuất cơ giới hay thô sơ.

- Trình độ thâm canh cây trồng vật nuôi; áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất; cơ cấu sản xuất: lâm nghiệp, nông nghiệp, công nghiệp và thủ công nghiệp, dịch vụ.

- Trình độ sản xuất hàng hoá, hình thành vùng hàng hoá với những sản phẩm hàng hoá chủ yếu; hình thành thị trường hàng hoá: trung tâm thương mại, chợ khu vực, khả năng giao lưu hàng hoá.

5/ Về đời sống:

Phân loại hộ đói nghèo theo "chuẩn mực đói nghèo và mức độ đói nghèo ở Việt Nam" đã được Bộ Lao động - Thương binh và xã hội quy định tại báo cáo 13.266/LĐ-TBXH.BT ngày 29/8/95;

- Đơn vị để xác định chuẩn đói nghèo là: thu nhập của hộ quy đổi ra gạo bình quân đầu người/ tháng.

- Hộ nghèo: là hộ có thu nhập bình quân đầu người hàng tháng quy đổi ra gạo:

+ Dưới 25 kg gạo ở thành thị.

+ Dưới 20 kg gạo ở nông thôn vùng đồng bàng và trung du.

+ Dưới 15 kg gạo ở nông thôn miền núi.

- Hộ đói: là hộ có thu nhập quy đổi bình quân đầu người/ tháng dưới 13kg gạo.

B/ Đơn vị để xác định khu vực:

- Lấy xã làm đơn vị để xếp vào từng khu vực; sau khi xem xét cụ thể từng xã, nếu thấy đạt 4/5 tiêu chí của khu vực nào thì xếp vào khu vực đó. Trường hợp đặc biệt: Có buôn làng hầu hết là đồng bào dân tốc thiểu số sinh sống, số hộ đói nghèo chiếm tỷ lệ khá cao, trình độ phát triển theo các tiêu chí chênh lệch qua xa so với toàn xã; sau khi được Hội đồng xét duyệt của tỉnh, huyện xác nhận tại chỗ, thì có thể xếp buôn làng đó vào khu vực khác với khu vực của xã sở tại.

Như vậy, ở mỗi huyện có thể có các khu vực khác nhau.

- Lấy năm 1995 là chủ yếu để xác định các yếu tố của từng tiêu chí. Nếu năm 1995 địa phương bị thiên tai, mất mùa... thì có thể xem xét các yếu tố đó trong điều kiện của năm 1994-1995.

- Sau hai năm thực hiện các chủ trương chính sách, đầu tư phát triển, phải đánh giá lại mức độ phát triển của từng xã trên cơ sở các tiêu phí cụ thể để điều chỉnh từng khu vực phù hợp; nhằm vận dụng thực hiện các chủ trương chính sách và có kế hoạch đầu tư phát triển luôn sát hợp với từng địa bàn.

II- QUY ĐỊNH CỤ THỂ TIÊU CHÍ CỦA TỪNG KHU VỰC.

Trên cơ sở quy định về tiêu chí và lấy xã làm đơn vị để xếp vào từng khu vực như nêu trên; tiêu chí cụ thể của từng khu vực như sau:

Khu vực một (Khu vực bước đầu phát triển)

1. Địa bàn cư trú các trung tâm phát triển: các thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ, các khu công nghiệp, trung tâm hoạt động của các doanh nghiệp; vùng cây trồng vật nuôi hàng hoá bước đầu phát triển; ven các quốc lộ, tỉnh lộ, ga đường sắt, sân bay, bến cảng (Gọi tắt là khu trục động lực phát triển). Khu vực nằm trong bán kính ảnh hưởng đến các khu trục động lực phát triển trên đây: dưới 10 km.

2. Cơ sở hạ tầng đã hình thành, bước đầu phục vụ tốt cho sản xuất và đời sống của đồng bào; giao thông khá thuận lợi, hệ thống điện, thuỷ lợi, nước sạch, trường học, bệnh xá, phát thanh, truyền hình, v.v... đáp ứng cơ bản được nhu cầu cấp thiết.

3. Các yếu tố xã hội (trình độ dân trí, đời sống văn hoá, nếp sống, v. v...) có tiến độ đạt và vượt mức trung bình của cả nước.

4. Điều kiện sản xuất ổn định, định canh định cư bền vững, đã hình thành các vùng sản xuất hàng hoá bước đầu phát triển.

5. Số hộ đói nghèo dưới 20% số hộ của xã, đời sống của đồng bào tương đối ổn định, mức thu nhập bình quân đầu người bằng và vượt mức bình quân của cả nước.

Khu vực hai (khu vực tạm ổn định)

1. Địa bàn cư trú: gồm các xã ở vùng giữa khu vực một và khu vực ba. Khoảng cách của các xã đến các khu trục động lực phát triển từ trên 10km đến 20 km.

2. Cơ sở hạ tầng đã hình thành nhưng chưa hoàn chỉnh, chưa ổn định. Giao thông còn khó khăn, điện, thuỷ lợi, nước sạch, trường học, bệnh xã, các dịch vụ khác chưa đáp ứng yêu cầu phục vụ cho sản xuất và đời sống của đồng bào.

3. Các yếu tố xã hội chưa đủ điều kiện cơ bản cho cộng đồng phát triển. Trình độ dân trí còn thấp, tỉ lệ mù chữ thất học 30-60%, vệ sinh phòng bệnh kém, thiếu thông tin,v.v...

4. Điều kiện sản xuất chưa ổn định, sản xuất giản đơn, tự cấp tự túc là chủ yếu; còn phát rừng làm nương rẫy, có khả năng tái du canh du cư. Sản phẩm hàng hoá còn ít.

5. Số hộ đói nghèo từ 20 đến 50% số hộ trong xã, đời sống của đồng bào tạm ổn định nhưng chưa vững chắc.

Khu vực ba (Khu vực khó khăn)

1. Địa bàn cư trú: gồm các xã vùng sâu, vùng xa, vùng cao hẻo lánh, vùng biên giới, hải đảo. Khoảng cách của các xã đến các khu trục động lực phát triển trên 20 km.

2. Cơ sở hạ tầng chưa được xây dựng, hoặc còn tạm bợ. Giao thông rất khó khăn, không có đường ô tô vào xã. Các công trình điện, thuỷ lợi, nước sạch, trường học, bệnh xã, dịch vụ khác rất thấp kém hoặc không có.

3. Các yếu tố xã hội chưa đạt mức tối thiểu. Dân trí quá thấp, tỉ lệ mù chữ và thất học trên 60%, bệnh tật nhiều, tập tục lạc hậu, không có thông tin, v.v...

4. Điều kiện sản xuất rất khó khăn, thiếu thốn. Sản xuất mang tính tự nhiên hái lượm, chủ yếu phát rừng làm nương rẫy, du canh du cư.

5. Số hộ đói nghèo trên 60% số hộ của xã. Đời sống thực sự khó khăn, nạn đói thường xuyên xảy ra.

III- TỔ CHỨC CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN

1/ Thành lập hội đồng xét duyệt để phân đinh các khu vực.

a) Hội đồng xét duyệt ở Trung ương: thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ tại công văn 7189/ĐPI ngày 14/12/1995, Hội đồng gồm có:

- Một đồng chí lãnh đạo Uỷ ban Dân tộc và Miền núi làm Chủ tịch Hội đồng.

- Đại diện của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Tổng cục Địa chính, là thành viên của Hội đồng (có quyết định riêng về thành lập hội đồng xét duyệt).

b) Hội đồng xét duyệt ở địa phương.

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch UBND huyện ra quyết định thành lập Hội đồng xét duyệt, do 1 đồng chí Phó chủ tịch UBND tỉnh, huyện làm chủ tịch Hội đồng cùng cấp; các thành viên của Hội đồng là đại diện của các ngành liên quan tương tự như các thành viên của Hội đồng xét duyệt ở Trung ương.

2/ Các bước khai triển:

a) Các địa phương phải triển khai những nhiệm vụ sau đây hoàn thành trước ngày 31-3-1996.

- Tập huấn cho cán bộ ở tỉnh, huyện xã về những quy định chung về tiêu chí, quy định cụ thể tiêu chí của từng khu vực.

- Quán triệt đến mọi hộ, mọi người dân: Mục đích phân định ba khu vực theo trình độ phát triển để áp dụng chủ trương chính sách và có kế hoạch đầu tư phát triển; nội dung cụ thể tiêu chí của từng khu vực; để nhân dân ở từng địa phương tự bình xét và xếp loại xã mình vào khu vực nào là sát hợp. Từ đó, có kế hoạch chỉ đạo động viên, hướng dẫn nhân dân địa phương đẩy nhanh nhịp độ phát triển KT-XH, thu hẹp khoảng cách với miền xuôi, hoà nhập với cộng đồng cả nước.

b) Hội đồng xét duyệt của huyện: Căn cứ vào tình hình cụ thể ở từng xã, đối chiếu với tiêu chí của từng khu vực; xét duyệt và xếp từng xã vào từng khu vực.

c) Hội đồng xét duyệt của tỉnh: Căn cứ vào báo cáo kết quả xét duyệt của cấp huyện và tình hình cụ thể về mọi mặt của địa phương, trên cơ sở các tiêu chí từng khu vực; Hội đồng của tỉnh xét duyệt và báo cáo lên Hội đồng xét duyệt Trung ương để xét duyệt và công bố xếp các địa phương vùng dân tộc miền núi vào từng khu vực.

Hồ sơ xét duyệt gửi về Uỷ ban Dân tộc và Miền núi (80 Phan Đình Phùng - Hà Nội) gồm có:

- Báo cáo tổng hợp các xã vùng dân tộc miền núi, xếp vào từng khu vực, hệ thống thành bảng thống kê từng xã có các tiêu chí đạt và chưa đạt.

- Sơ đồ địa giới ba khu vực vùng dân tộc miền núi trên bản đồ hành chính của tỉnh.

- Biên bản xét duyệt của Hội đồng xét duyệt tỉnh về ba khu vực trên địa bàn toàn tỉnh.

- Văn bản đề nghị của Uỷ ban Nhân dân tỉnh về việc công nhận ba khu vực vùng dân tộc miền núi của tỉnh.

IV- ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH.

- Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày ký, trong quá trình thực hiện có vấn đề gì vướng mắc, các tỉnh phản ảnh về Uỷ ban dân tộc và Miền núi để xem xét điều chỉnh cho phù hợp.

- Khi có quyết định của Bộ trưởng - Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Miền núi công bố công nhận ba khu vực theo trình độ phát triển của từng địa phương; việc thực hiện các chủ trương, chính sách và đầu tư phát triển phải được vận dụng sát hợp với từng khu vực.

Huyện

Khu

Số

Số nhân

Đặt các tiêu chí (đánh dấu X)

Ghi

 

vực

 

hộ

khẩu

1

2

3

4

5

chú

Huyện A

I

Cộng

II

Cộng

III

Cộng

-

-

-

-

-

-

-

-

-

 

 

 

 

 

 

 

 

Huyện B

I

II

III

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Toàn tỉnh

I

II

III

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoàng Đức Nghi

(Đã ký)

 

STATE COMMITTEE FOR ETHNIC
MINORITY AND MOUNTAINOUS
AREA AFFAIRS
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM Independence - Freedom – Happiness
----------

No: 41/UB-TT

Ha Noi, January 08, 1996

 

CIRCULAR

OF REGULATING AND GUIDING THE MATERIALIZATION OF ZONE IDENTIFIED CRITERIA IN THE ETHNIC MINORITY AND MOUNTAINOUS AREAS

- To materialize the direction by the Prime Minister at the official note 7189/DPI dated 14 December, 1995 by the Govemment on delegating the State Committee for Ethnic Minority and Mountainous Area Affairs to declare the criteria identifying each zone in the ethnic minority and mountainous areas;
- To have basis for the development investment, implementation of the guidelines and policies appropriate for each zone and each target, effective in the ethnic minority and mountainous areas;
- The criteria to identify each zone according to the development level in the ethnic minority and mountainous areas are regulated and guided by State Committee for Ethnic Minority and Mountainous Area Affairs as follows,

I. GENERAL REGULATIONS OF CRITERIA

A. THE GENERAL REGULATIONS:

The mountainous areas where different ethnic groups are living close together and having received development investment for many years have been categorized into three zones according to the varied development level, namely:

Zone I: Developing zone

Zone II: Temporarily stable zone

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The classification of each zone is considered basing on the following five criteria:

1. Natural condition, location of residence:

Clearly identifying the location of residence with specific natural condition to find whether it is highland, far and remote areas, border areas, areas affecting the development centers such as: town, township, economically developed areas, areas close to national or provincial road network... or the buffer areas between the developed and the highland, far and remote areas.

2. Infrastructure:

Great attention is paid to the primary works such as :

- Transportation: roads (national or provincial highways, inter-district or commune roads); crossing railways and railway stations; airports ; water roads.

- National electricity, micro hydro power, other energy sources...

- Irrigation: irrigating capacities for rice and industrial trees... combined irrigation and clean water supply; clean water supply works such as well, tank...

These works are considered in terms of their size, technical aspect and capacities to meet the demand of production and local people's living condition.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- People's educational level: educational level, illiteracy rate, abilities to perceive and apply the guidelines, policies, advanced technique and technology..; health care issue: disease prevention and control, health protection, family planning, advanced or backward cultural lifestyle..

- Size and quality of: school, clinic,broadcasting and/or television station, cultural centers..

4. Production conditions:

- Average of area of forestry/agricultural land, husbandry per household, per person; simple or mechanical production tools.

- Level of intensive farming or animal raising; scientific and technological application to production; production structure: forestry, agriculture, industry and handicraft, services.

- Level of commodity production, formulation of goods region with main products; formulation of goods market: trading center, regional market, capacity of goods exchange/circulation.

5. Living condition:

- The classification of hungry and poor household is followed the "hunger and poverty degree and standard in Vietnam" regulated by the Ministry of Labor, War Invalids, and Social Affairs at its reports No 13266/LD-TBXH of 29 August, 1995:

- Basis to identify hunger and poverty standard is : household income equivalent to kg of rice per capital per month.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ less than 25 kg of rice for household living in urban areas

+ less than 20 kg of rice for household living in rural areas of lowland and midland

+ less than 15 kg of rice for household living in mountainous rural areas

- Hungry household is the one whose income per capital per month equivalent to rice is less than 13 kg.

B. BASIS FOR ZONE IDENTIFICATION

Commune is regarded as the unit for zone identification. Any commune considered meeting 4/5 criteria of any zone will be ranked in that zone. Special case: a village where the majority of its population is ethnic people, having very high rate of famine and poor households, wide disparity of development level as compared it to other villages in the commune, after being considered by the Appraisal Council and acknowledged by the People's Committee of the District, can be regarded as another zone different to the zone identified to that commune.

This means that there might be different zones in one district.

- Figures recorded in 1995 is taken into account for consideration. If in 1995 locality suffered natural disaster, harvest loss, etc.. those of 1994-1995 will be considered.

- After two years of implementing policies, developing investment, the development level of each commune will be reassessed basing on concrete criteria for proper adjustment and suitable implementation of policies and investment planning.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Basing on the above - mentioned general criteria regulations, the detailed criteria for each zone are as follows,

ZONE I: DEVELOPING ZONE

1. Location of residence: cities; provincial/district townships; industrial areas; business operation centers; plant growing or animal raising areas; areas close to national/provincial roads/highways, railways, airports, ports (being considered as driving force); and those within 10 km around the driving force areas.

2. Infrastructure which has been formed, initially well serve people's production and living conditions; easily accessed to transportation, electric systems, irrigation work, water supply system, school, clinic, radio and television Station...Basic needs are met.

3. Social factors such as educational level, cultural and spiritual life are making progress and above the national average level.

4. Stable production condition, sustainable cultivation and permanent settlement, commodity producing areas are being formed and developed.

5. The number of hungry households is below 20 % of the total commune's households, the lives of local people are stable and the income per capita is at or above the national average level.

ZONE II: TEMPORARILY STABLE ZONE

1. Location of residence: communes locating between zone I and 3; about 10 - 20 km away from the driving force areas.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Social factors are not met to facilitate community development; low people's educational level; illiterate rate accounting for 30 - 60%; poor disease protection and hygiene, lack of information.

4. Unstable production condition, simple and self sufficient production; easily practicing shifting cultivation and nomadic life; poor commodity products.

5. The number of hungry households accounts for 20-50110 of the total commune's households, the lives of local people are settled but not stable

ZONE III: UNDERPRIVILEGED ZONE

1. Location of residence: communes locating in the far and remote areas, borders, islands; above 20 km away from the driving force areas.

2. Infrastructure has not been formed but very simple; accessed to transportation with difficulty; impossible assessment to villages by car roads; poor or no facilities of electric systems, irrigation work, water supply system, school, clinic, other services.

3. Social factors are not met the basic level; extremely low people's educational level; illiterate rate accounting for more than 60110; frequently being attacked by diseases, practicing backward lifestyle, no information.

4. Underprivileged production condition, simple production such as food picking and finding, mainly practicing shifting cultivation and nomadic life.

5. The number of hungry households accounts for above 60110 of the total commune's households, the lives of local people are seriously underprivileged with chronic hunger and poverty.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Establishment of appraisal council for zone classification

a. The appraisal council at the central level: implementing the Prime Minister's directive at the official note of 7189/DPI dated 14 Dec, 1995, the council is composed of:

- One leader of the State Committee for Ethnic Minority and Mountainous Area Affairs acts as the Chairman of the Council.

- Representatives from Ministry of Planning and Investment, Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs, Govemment Committee for Organization and Personnel, Ministry of Agriculture and Rural
Development, General Department of Land act as the council's members (with issued decision of appraisal council establishment).

b. The appraisal council at the local level:

Chairperson of the Provincial/District People's Committee issues decision to set up the provincial/district appraisal council which is led by one leader; other members come from relevant departments similar to those in the Central Appraisal Council.

2. Implementation

a. Following activities should be completed by 31 March, 1996 by local authorities:

- Training cadres of provincial/district/commune level on general regulations of criteria as well as on detailed criteria for each specific zone.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b.The district level appraisal council

The assessment and ranking of each commune will be based on the concrete conditions of each commune and consideration of the criteria for each zone.

c. The provincial level appraisal council:

Basing on the reports by the district level appraisal councils and local all- sided conditions and on the criteria for each zone, the provincial level appraisal council will make assessment and submit it to the Central appraisal council for consideration/approval and declaration of those ethnic and mountainous areas belonging to one among three zones.

The appraisal documents which will be sent to the State Committee for Ethnic Minority and Mountainous Area Affairs (80 Phan Dinh Phung Street, HaNoi) are composed of:

- Summary report of ethnic and mountainous communes, ranking in three zones and stating the criteria which have or have not met by each commune

- Land map classifying three zone on the provincial's administrative map

- Appraisal minute made by the Provincial appraisal council

- Written proposal made by the Provincial People's Committee on the recognition of the three zones.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- This circular is valid for enforcement since the date of its signature. During the process of its implementation, local authorities are requested to report to the State Committee for Ethnic Minority and Mountainous Area Affairs any confusion which might occur for the latter's consideration and proper adjustment.

- Since the declaration of the decision by the Minister - Chairman of the State Committee for Ethnic Minority and Mountainous Area Affairs recognizing the three zones according to the development level, the implementation of policies, guideline, and development investment should be closely based on the conditions of each zone.

 

 

cc:
- The Office of the Govemment (for reporting)
- The Office of the President of Vietnam (for reporting)
- The Office of the National Assembly (ONA) (for reporting)
- Nationality Council under ONA(for reporting)

- Committee for social affairs under ONA (for reporting)
- Central Office/ Central Inspection Office of the Communist Party of Vietnam (for reporting)
- People's Supreme Inspection and Control Institute (for reporting)
- Ministries, Govemment-affiliated institutes and agencies
- People's Committees of provinces and centrally-controlled cities
- Central bodies of mass organizations - Vice- chairmen of the State
Committee for Ethnic Minority and Mountainous Area Affairs
- Files

MINISTER - CHAIRMAN
STATE COMMITTEE FOR ETHNIC
MINORITY AND MOUNTAINOUS
AREA AFFAIRS




Hoang Duc Nghi

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 41/UB-TT-1996 quy định và hướng dẫn tiêu chí từng khu vực ở vùng dân tộc - miền núi do Ủy ban dân tộc miên núi ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


11.631

DMCA.com Protection Status
IP: 135.237.131.211
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!