BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
22/2022/TT-BKHĐT
|
Hà Nội, ngày 09 tháng 12 năm 2022
|
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
BỘ TIÊU CHÍ CHẤT LƯỢNG THỐNG KÊ NHÀ NƯỚC ĐẾN NĂM 2030
Căn
cứ Luật Thống kê ngày 23 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều và Phụ lục
Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật Thống kê ngày 12 tháng 11 năm
2021;
Căn
cứ Nghị định số 94/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7
năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Thống kê;
Căn
cứ Nghị định số 89/2022/NĐ-CP ngày 28 tháng
10 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Căn
cứ Quyết định số 01/2019/QĐ-TTg ngày 05 tháng
01 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí chất lượng thống kê
nhà nước đến năm 2030;
Theo
đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê;
Bộ
trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí
chất lượng thống kê nhà nước đến năm 2030.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí chất
lượng thống kê nhà nước đến năm 2030.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan thống kê
thuộc hệ thống tổ chức thống kê nhà nước theo quy định của Luật Thống kê và tổ chức, cá nhân liên quan đến
hoạt động đánh giá chất lượng thống kê nhà nước.
Điều 3. Áp dụng tiêu chí, nội dung tiêu chí chất lượng thống
kê
1. Hệ thống thống kê nhà nước áp dụng 19 tiêu chí với
92 nội dung tiêu chí.
2. Cơ quan thống kê Trung ương áp dụng 19 tiêu chí
với 75 nội dung tiêu chí.
3. Cơ quan thống kê Bộ, ngành áp dụng 16 tiêu chí với
43 nội dung tiêu chí.
4. Cơ quan thống kê cấp tỉnh áp dụng 14 tiêu chí với
29 nội dung tiêu chí.
5. Cơ quan thống kê cấp huyện áp dụng 12 tiêu chí với
19 nội dung tiêu chí.
6. Tiêu chí và nội dung tiêu chí áp dụng đối với từng
đối tượng được quy định cụ thể tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 4. Mức đánh giá chất lượng và cách tính điểm
1. Mức đánh giá chất lượng của mỗi nội dung tiêu
chí là mức chất lượng đạt được của mỗi nội dung tiêu chí.
1. Nội dung tiêu chí chất lượng được đánh giá theo
thang đánh giá 5 mức (tương ứng với 5 điểm) như sau:
a) Mức 1. Không đáp ứng yêu cầu của nội dung tiêu
chí: Không thực hiện công tác đảm bảo chất lượng để đáp ứng yêu cầu nội dung
tiêu chí. Không có các kế hoạch, tài liệu minh chứng hoặc kết quả có sẵn. Cần
thực hiện cải tiến chất lượng ngay.
b) Mức 2. Chưa đáp ứng yêu cầu của nội dung tiêu
chí, cần có thêm nhiều cải tiến chất lượng: Công tác đảm bảo chất lượng chỉ đáp
ứng một phần nhỏ yêu cầu của nội dung tiêu chí mới đang ở giai đoạn lập kế hoạch,
có ít tài liệu minh chứng, hoạt động đảm bảo chất lượng còn ít được thực hiện
hoặc hiệu quả kém.
c) Mức 3. Chưa đáp ứng yêu cầu của nội dung tiêu
chí nhưng chỉ cần một vài cải tiến nhỏ sẽ đáp ứng được yêu cầu: Có các tài liệu,
nhưng không có các minh chứng rõ ràng chứng tỏ chúng được sử dụng, triển khai đầy
đủ, việc thực hiện hoạt động đảm bảo chất lượng không nhất quán hoặc kết quả
còn hạn chế.
d) Mức 4. Đáp ứng đầy đủ yêu cầu của nội dung tiêu
chí: Có các tài liệu minh chứng rõ ràng chứng tỏ việc thực hiện hoạt động bảo đảm
chất lượng đầy đủ, đem lại kết quả như mong đợi.
đ) Mức 5. Đáp ứng cao hơn yêu cầu của nội dung tiêu
chí: Có các tài liệu minh chứng việc thực hiện các hoạt động bảo đảm chất lượng
đem lại kết quả tốt và thể hiện xu hướng cải tiến tích cực.
3. Cách tính điểm
a) Điểm của mỗi nội dung tiêu chí là điểm nguyên
tương ứng với các mức quy định tại khoản 2 Điều này.
b) Điểm trung bình của từng tiêu chí là điểm trung
bình cộng của các nội dung tiêu chí trong tiêu chí đó.
c) Điểm trung bình của Bộ tiêu chí là điểm trung bình
cộng của tất cả nội dung tiêu chí trong Bộ tiêu chí.
Điều 5. Hình thức đánh giá chất lượng thống kê
1. Tự đánh giá chất lượng được thực hiện hằng năm.
2. Đánh giá độc lập chất lượng thống kê được thực
hiện 5 năm một lần.
Điều 6. Tự đánh giá chất lượng thống kê
1. Tự đánh giá chất lượng thống kê là hình thức
đánh giá chất lượng thống kê do chính cơ quan thống kê đó thực hiện để đánh giá
chất lượng thống kê của cơ quan mình thường xuyên, toàn diện và có hệ thống.
2. Thủ trưởng cơ quan thống kê có trách nhiệm thực
hiện việc tự đánh giá chất lượng thống kê hằng năm của cơ quan mình, trừ năm được
đánh giá độc lập chất lượng thống kê.
3. Gửi báo cáo kết quả tự đánh giá chất lượng thống
kê
a) Cơ quan thống kê Bộ, ngành và cơ quan thống kê cấp
tỉnh gửi báo cáo về cơ quan thống kê Trung ương trước ngày 15 tháng 12 hằng
năm.
b) Cơ quan thống kê cấp huyện gửi báo cáo về Cơ
quan thống kê cấp tỉnh trước ngày 01 tháng 12 hằng năm.
Điều 7. Đánh giá độc lập chất lượng thống kê
1. Đánh giá độc lập chất lượng thống kê là hình thức
đánh giá chất lượng thống kê do cơ quan thống kê Trung ương thực hiện thông qua
Đoàn đánh giá chất lượng thống kê.
2. Trách nhiệm của cơ quan thống kê Trung ương
a) Xây dựng, theo dõi, giám sát thực hiện kế hoạch
đánh giá độc lập chất lượng thống kê.
b) Đánh giá độc lập chất lượng thống kê của hệ thống
thống kê nhà nước và các cơ quan thống kê thuộc hệ thống tổ chức thống kê nhà
nước.
c) Thông báo kế hoạch đánh giá độc lập chất lượng
thống kê tới cơ quan được đánh giá trước 30 ngày làm việc so với thời điểm bắt
đầu tiến hành đánh giá độc lập.
d) Thành lập Đoàn đánh giá chất lượng thống kê; tổ
chức thực hiện đánh giá độc lập chất lượng thống kê đối với cơ quan được đánh
giá.
đ) Biên soạn, công bố báo cáo chất lượng thống kê
quốc gia 5 năm một lần.
3. Trách nhiệm của cơ quan được đánh giá độc lập
a) Cung cấp đầy đủ hồ sơ, dữ liệu liên quan và các
điều kiện cần thiết phục vụ công tác đánh giá độc lập.
b) Phản hồi bằng văn bản, gửi Đoàn đánh giá chất lượng
thống kê trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được dự thảo báo cáo
đánh giá độc lập; nêu rõ các ý kiến nhất trí, không nhất trí với bản dự thảo
báo cáo đánh giá độc lập; trường hợp không nhất trí nội dung nào phải nêu rõ lý
do và kèm theo các tài liệu chứng minh.
Điều 8. Các bước đánh giá độc lập chất lượng thống kê
1. Xây dựng và phổ biến kế hoạch tiến hành đánh giá
độc lập.
a) Đoàn đánh giá chất lượng thống kê xây dựng kế hoạch
tiến hành đánh giá độc lập trình Thủ trưởng cơ quan thống kê Trung ương phê duyệt.
b) Kế hoạch tiến hành đánh giá độc lập phải được
đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan thống kê Trung ương, đồng thời
gửi đến cơ quan được đánh giá độc lập trước 30 ngày làm việc so với thời điểm bắt
đầu tiến hành đánh giá độc lập.
2. Nghiên cứu hồ sơ, thu thập thông tin, tài liệu
chứng minh phục vụ đánh giá.
a) Nghiên cứu báo cáo tự đánh giá và các tài liệu
liên quan của cơ quan được đánh giá.
b) Thu thập, xử lý thông tin, tài liệu chứng minh
phục vụ đánh giá.
3. Khảo sát sơ bộ tại cơ quan được đánh giá.
4. Thực hiện đánh giá chính thức tại cơ quan được
đánh giá.
5. Dự thảo báo cáo đánh giá độc lập
a) Biên soạn báo cáo đánh giá độc lập.
b) Lấy ý kiến của các thành viên Đoàn đánh giá chất
lượng thống kê: Dự thảo báo cáo đánh giá độc lập phải được ít nhất là 2/3 số
thành viên của Đoàn đánh giá chất lượng thống kê nhất trí thông qua.
c) Gửi dự thảo báo cáo đánh giá độc lập cho cơ quan
được đánh giá. Thời hạn cơ quan được đánh giá có ý kiến phản hồi là 15 ngày làm
việc kể từ ngày nhận được dự thảo báo cáo. Quá thời hạn nêu trên nếu cơ quan được
đánh giá không có ý kiến bằng văn bản thì coi như là nhất trí hoàn toàn với dự
thảo báo cáo đánh giá.
6. Hoàn thiện báo cáo đánh giá độc lập
a) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận
được ý kiến phản hồi của cơ quan được đánh giá, Đoàn đánh giá chất lượng thống
kê hoàn thiện dự thảo báo cáo; gửi thông báo cho cơ quan được đánh giá biết những
ý kiến đã tiếp thu hoặc bảo lưu. Trường hợp bảo lưu phải nêu rõ lý do.
b) Đoàn đánh giá chất lượng thống kê trình Thủ trưởng
cơ quan thống kê Trung ương xem xét, ký duyệt báo cáo.
7. Thông báo kết quả đánh giá: Trong thời hạn 01
ngày làm việc kể từ khi báo cáo đánh giá được ký duyệt Đoàn đánh giá chất lượng
thống kê có trách nhiệm gửi báo cáo cho cơ quan được đánh giá bằng một trong
hai hình thức văn bản giấy hoặc file điện tử.
Điều 9. Đoàn đánh giá chất lượng thống kê
1. Đoàn đánh giá chất lượng thống kê do Thủ trưởng
cơ quan thống kê Trung ương quyết định thành lập.
2. Đoàn đánh giá chất lượng thống kê có ít nhất 07
thành viên, gồm: Trưởng đoàn, thư ký và các thành viên khác, trong đó có ít nhất
30% số thành viên là chuyên gia độc lập không thuộc biên chế của cơ quan thống
kê Trung ương, 01 thành viên thuộc cơ quan được đánh giá độc lập.
3. Tiêu chuẩn, trách nhiệm của thành viên Đoàn đánh
giá chất lượng thống kê
a) Thành viên Đoàn đánh giá chất lượng thống kê là
người có đạo đức tốt, trung thực và khách quan; có đủ sức khỏe đảm bảo thực hiện
được các nhiệm vụ được phân công.
b) Trưởng đoàn là lãnh đạo cấp Vụ và tương đương trở
lên của cơ quan thống kê Trung ương, có thâm niên công tác trong ngành Thống kê
từ 10 năm trở lên, có kinh nghiệm triển khai các hoạt động đánh giá chất lượng
thống kê. Trưởng đoàn chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch đánh giá, trình Thủ
trưởng cơ quan thống kê Trung ương phê duyệt, tổ chức thực hiện và điều hành
các hoạt động của Đoàn đánh giá chất lượng thống kê.
c) Thư ký là người am hiểu về đánh giá chất lượng
thống kê, có kiến thức và kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực thống kê; có trách
nhiệm giúp Trưởng đoàn chuẩn bị và triển khai các hoạt động của Đoàn đánh giá
chất lượng thống kê.
d) Các thành viên còn lại là người am hiểu về đánh
giá chất lượng thống kê, có thâm niên công tác trong ngành Thống kê từ 05 năm
trở lên hoặc là nhà nghiên cứu, chuyên gia phân tích kinh tế; có trách nhiệm thực
hiện các nhiệm vụ của Đoàn đánh giá chất lượng thống kê do Trưởng đoàn phân
công. Các thành viên Đoàn đánh giá chất lượng thống kê không được tự ý cung cấp
các thông tin liên quan đến nội dung công việc và kết quả đánh giá của Đoàn
đánh giá chất lượng thống kê khi chưa được sự đồng ý của Trưởng đoàn.
Điều 10. Tổ chức thực hiện
1. Trách nhiệm của cơ quan thống kê Trung ương
a) Tổ chức thực hiện đánh giá độc lập chất lượng thống
kê, tự đánh giá chất lượng thống kê.
b) Hướng dẫn và theo dõi việc tự đánh giá chất lượng
của các cơ quan thống kê; tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ và kỹ
năng đánh giá chất lượng thống kê nhà nước theo Bộ tiêu chí chất lượng thống kê
nhà nước.
c) Biên soạn sổ tay hướng dẫn: Giải thích nội hàm,
từ ngữ và các mức đánh giá của từng nội dung tiêu chí.
d) Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt
động đánh giá chất lượng thống kê; Xây dựng và vận hành hệ thống tự đánh giá chất
lượng thống kê nhà nước trực tuyến áp dụng cho các cơ quan thống kê thuộc hệ thống
tổ chức thống kê nhà nước.
2. Cơ quan thống kê Bộ, ngành, cơ quan thống kê cấp
tỉnh, cơ quan thống kê cấp huyện sử dụng Bộ tiêu chí chất lượng thống kê nhà nước
để tự đánh giá chất lượng thống kê của cơ quan; thực hiện trách nhiệm giải
trình với các bên liên quan về thực trạng chất lượng thống kê và hiệu quả hoạt
động thống kê của cơ quan.
Điều 11. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01
tháng 02 năm 2023.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc các
cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi ý kiến về Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống
kê) để kịp thời sửa đổi, điều chỉnh./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục Thống kê các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Chi cục Thống kê quận, huyện, thị xã, thành phố;
- Chi cục Thống kê khu vực thuộc Cục Thống kê
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Công báo;
- Website của Chính phủ;
- Website của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Vụ Pháp chế, Bộ KH&ĐT;
- Lưu: VT, TCTK (5).
|
BỘ TRƯỞNG
Nguyễn Chí Dũng
|
PHỤ LỤC
DANH MỤC TIÊU CHÍ VÀ NỘI DUNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG
THỐNG KÊ ÁP DỤNG ĐỐI VỚI HỆ THỐNG THỐNG KÊ NHÀ NƯỚC, CƠ QUAN THỐNG KÊ TRUNG
ƯƠNG, CƠ QUAN THỐNG KÊ BỘ, NGÀNH, CƠ QUAN THỐNG KÊ CẤP TỈNH, CƠ QUAN THỐNG KÊ CẤP
HUYỆN,
(Ban hành kèm theo Thông
tư số 22/2022/TT-BKHĐT ngày 09 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu
tư về việc Hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí chất lượng thống kê nhà nước đến năm 2030)
Tiêu chí
|
Mã số
|
Nội dung tiêu chí
|
Hệ thống thống kê nhà nước
|
Cơ quan thống kê Trung ương
|
Cơ quan thống kê Bộ, ngành
|
Cơ quan thống kê cấp tỉnh
|
Cơ quan thống kê cấp huyện
|
Ghi chú
|
Tổng
số
|
92
|
75
|
43
|
29
|
19
|
|
A.
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐIỀU PHỐI, PHỐI HỢP VÀ CÁC TIÊU CHUẨN THỐNG KÊ
|
1.
Quản lý hoạt động điều phối, phối hợp thực hiện các hoạt động thống Kê
|
CLTK1.1
|
Có quy định về điều phối, phối hợp thực hiện các
hoạt động thống kê
|
x
|
x
|
|
|
|
|
CLTK1.2
|
Thực hiện việc đánh giá hoạt động điều phối, phối
hợp thực hiện các hoạt động thống kê
|
x
|
x
|
|
|
|
|
2.
Quản lý mối quan hệ với các bên liên quan
|
CLTK2.1
|
Có danh sách cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp
thông tin và sử dụng thông tin thống kê
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
|
CLTK2.2
|
Có tài liệu hướng dẫn về việc tổ chức tham khảo ý
kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin và sử dụng thông tin thống
kê
|
x
|
x
|
|
|
|
|
CLTK2.3
|
Có văn bản thỏa thuận với các cơ quan quản lý cơ
sở dữ liệu hành chính về sử dụng dữ liệu hành chính cho hoạt động thống kê
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
Cơ quan không sử dụng
dữ liệu hành chính thì không phải thực hiện đánh giá
|
CLTK2.4
|
Có văn bản thỏa thuận với các cơ quan báo chí về hợp
tác phổ biến thông tin thống kê
|
x
|
x
|
|
x
|
|
|
3.
Quản lý các tiêu chuẩn thống kê
|
CLTK3.1
|
Có đơn vị thực hiện chức năng, nhiệm vụ xây dựng,
hoàn thiện và hướng dẫn việc áp dụng các tiêu chuẩn thống kê
|
x
|
x
|
|
|
|
|
CLTK3.2
|
Thực hiện việc tổ chức tham khảo ý kiến cơ quan,
tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin và sử dụng thông tin thống kê trong quá
trình xây dựng, hoàn thiện các tiêu chuẩn thống kê
|
x
|
x
|
|
|
|
|
CLTK3.3
|
Có các tiêu chuẩn thống kê phù hợp với các tiêu
chuẩn, thực hành thống kê tốt của quốc tế và khu vực
|
x
|
x
|
|
|
|
|
CLTK3.4
|
Phổ biến các tiêu chuẩn thống kê và những thay đổi
về tiêu chuẩn thống kê (nếu có)
|
x
|
x
|
|
|
|
|
CLTK3.5
|
Các tiêu chuẩn thống kê trước đây (phiên bản cũ)
có sẵn để cung cấp (nếu có yêu cầu)
|
x
|
x
|
|
|
|
|
CLTK3.6
|
Lưu trữ thông tin thống kê ban đầu theo phân loại
thống kê ở mức chi tiết nhất
|
x
|
x
|
x
|
x
|
|
|
CLTK3.7
|
Công bố, phổ biến các sản phẩm thống kê có kèm
theo hoặc có chỉ dẫn đến tài liệu về tiêu chuẩn thống kê liên quan
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
|
B.
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THỂ CHẾ CHO CÁC HOẠT ĐỘNG THỐNG KÊ
|
4.
Bảo đảm tính độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ thống kê
|
CLTK4.1
|
Tổ chức thống kê được thành lập theo quyết định của
cấp có thẩm quyền
|
x
|
|
|
|
|
|
CLTK4.2
|
Người đứng đầu tổ chức thống kê đạt tiêu chuẩn về
trình độ đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của cấp có thẩm quyền
|
x
|
|
|
|
|
|
CLTK4.3
|
Công khai kế hoạch và báo cáo thực hiện các hoạt
động thống kê
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
|
CLTK4.4
|
Có quy trình tiếp nhận, trả lời và tư liệu hóa
các ý kiến về chuyên môn nghiệp vụ thống kê
|
x
|
x
|
|
|
|
|
5.
Bảo đảm tính khách quan và tính công bằng
|
CLTK5.1
|
Có quy định về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của
người làm công tác thống kê
|
x
|
|
|
|
|
|
CLTK5.2
|
Có quy trình thực hiện việc lựa chọn nguồn dữ liệu,
phương pháp biên soạn thông tin thống kê một cách khách quan
|
x
|
x
|
x
|
x
|
|
|
CLTK5.3
|
Ban hành và thực hiện lịch phổ biến thông tin thống
kê
|
x
|
x
|
x
|
x
|
|
|
CLTK5.4
|
Có quy chế phổ biến thông tin thống kê
|
x
|
x
|
x
|
|
|
|
CLTK5.5
|
Có quy định về việc sửa lỗi của thông tin thống
kê đã công bố
|
x
|
x
|
|
|
|
|
6.
Bảo đảm tính minh bạch
|
CLTK6.1
|
Công khai danh sách các cá nhân được phép tiếp cận
thông tin thống kê trước khi công bố
|
x
|
x
|
|
|
|
|
CLTK6.2
|
Có quy định về việc thông báo cho cơ quan, tổ chức,
cá nhân cung cấp thông tin biết về quyền và nghĩa vụ của họ
|
x
|
|
|
|
|
|
CLTK6.3
|
Có quy định về việc thông báo cho cơ quan, tổ chức,
cá nhân sử dụng thông tin thống kê biết quy trình bảo mật đã được thực hiện
làm ảnh hưởng đến mức độ đầy đủ của thông tin thống kê
|
x
|
|
|
|
|
|
CLTK6.4
|
Có quy định về việc thông báo trước những điều chỉnh
hoặc thay đổi về phương pháp luận, dữ liệu nguồn
|
x
|
x
|
|
|
|
|
7.
Bảo đảm tính bảo mật và an ninh thông tin thống kê
|
CLTK7.1
|
Có tài liệu hướng dẫn thực hiện việc bảo mật và an
ninh thông tin thống kê
|
x
|
x
|
x
|
|
|
|
CLTK7.2
|
Có quy trình bảo mật thông tin gắn với tên, địa
chỉ cụ thể của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin
|
x
|
|
|
|
|
|
CLTK7.3
|
Cam kết thực hiện nghĩa vụ bảo mật thông tin thống
kê
|
x
|
|
|
|
|
|
CLTK7.4
|
Thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh thông tin
thống kê
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
|
8.
Bảo đảm cam kết chất
lượng thống kê
|
CLTK.8.1
|
Tuyên bố cam kết bảo đảm chất lượng thống kê
|
x
|
|
|
|
|
|
CLTK8.2
|
Có đơn vị thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý
chất lượng thống kê
|
x
|
x
|
|
|
|
|
CLTK8.3
|
Có sổ tay hướng dẫn quản lý chất lượng thống kê
|
x
|
x
|
|
|
|
|
CLTK8.4
|
Công chức, viên chức thống kê được đào tạo, bồi
dưỡng về chất lượng thống kê
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
|
CLTK8.5
|
Có kế hoạch bảo đảm chất lượng cho từng chương
trình thống kê trước khi thực hiện
|
x
|
x
|
|
|
|
|
CLTK8.6
|
Có quy trình tiếp nhận, trả lời và tư liệu hóa
các ý kiến về chất lượng thống kê của cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng thông
tin thống kê
|
x
|
x
|
|
|
|
|
CLTK8.7
|
Thực hiện việc đánh giá và báo cáo chất lượng thống
kê
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
|
CLTK8.8
|
Có kế hoạch hành động khắc phục những hạn chế về
chất lượng thống kê
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
|
9.
Bảo đảm đầy đủ các nguồn lực cho hoạt động thống kê
|
CLTK9.1
|
Bảo đảm nhân lực cho hoạt động thống kê
|
x
|
x
|
x
|
|
|
|
CLTK9.2
|
Bảo đảm kinh phí cho hoạt động thống kê
|
x
|
x
|
x
|
|
|
|
|
CLTK9.3
|
Bảo đảm hạ tầng công nghệ thông tin và các nguồn
lực khác cho hoạt động thống kê
|
x
|
x
|
x
|
|
|
|
C.
QUẢN LÝ CÁC QUY TRÌNH THỐNG KÊ
|
10.
Bảo đảm tính đúng đắn của phương pháp luận thống kê
|
CLTK10.1
|
Các phương pháp luận thống kê đang sử dụng đều
phù hợp với các tiêu chuẩn, thực hành thống kê tốt của quốc tế và khu vực
|
x
|
x
|
|
|
|
|
CLTK10.2
|
Quy định việc áp dụng thống nhất các phương pháp
luận thống kê
|
x
|
x
|
x
|
|
|
|
CLTK10.3
|
Hợp tác với các chuyên gia, nhà khoa học nhằm cải
tiến và nâng cao hiệu quả áp dụng các phương pháp luận thống kê
|
x
|
x
|
|
|
|
|
CLTK10.4
|
Thực hiện việc đánh giá sự phù hợp của các hình
thức thu thập dữ liệu, thông tin thống kê
|
x
|
|
|
|
|
|
CLTK10.5
|
Quy định việc sử dụng các phương pháp phù hợp để
hiệu chỉnh dữ liệu, gắn dữ liệu còn thiếu
|
x
|
x
|
|
|
|
|
CLTK10.6
|
Công chức, viên chức được đào tạo, bồi dưỡng thường
xuyên về phương pháp luận thống kê
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
|
11.
Bảo đảm sự phù hợp giữa hiệu quả và chi phí
|
CLTK11.1
|
Thực hiện các biện pháp giám sát việc sử dụng các
nguồn lực cho hoạt động thống kê
|
x
|
|
|
|
|
|
CLTK11.2
|
Thực hiện các biện pháp chuẩn hóa các tiêu chuẩn,
thống kê và quy trình sản xuất thông tin thống kê
|
x
|
x
|
|
|
|
|
CLTK11.3
|
Rà soát các dữ liệu nguồn sẵn có để sử dụng trước
khi dự kiến thu thập dữ liệu mới
|
x
|
x
|
x
|
|
|
|
CLTK11.4
|
Tham gia một cách chủ động với cơ quan quản lý cơ
sở dữ liệu hành chính để cải thiện tiềm năng dữ liệu hành chính cho hoạt động
thống kê
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
Cơ quan không sử dụng
dữ liệu hành chính thì không phải đánh giá
|
CLTK11.5
|
Ứng dụng tối đa công nghệ thông tin và truyền
thông trong hoạt động thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu thống kê
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
|
12.
Bảo đảm tính đúng đắn của việc thực hiện các chương trình thống kê
|
CLTK12.1
|
Thực hiện các biện pháp kiểm soát chất lượng
trong từng bước của quy trình sản xuất thông tin thống kê
|
x
|
x
|
|
|
|
|
CLTK12.2
|
Có dữ liệu về hoạt động và chi phí thực hiện các
chương trình thống kê
|
x
|
|
|
|
|
|
CLTK12.3
|
Thực hiện việc đánh giá tính hiệu quả của chương
trình thống kê
|
x
|
|
|
|
|
|
13.
Quản lý gánh nặng trả lời
của cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin
|
CLTK13.1
|
Có tài liệu hướng dẫn về quản lý gánh nặng trả lời
của cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin
|
x
|
x
|
|
|
|
|
CLTK13.2
|
Áp dụng các hình thức, phương pháp thu thập thông
tin khác nhau; và các tiêu chuẩn thống kê để giảm gánh nặng trả lời cho cơ
quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin
|
x
|
x
|
|
|
|
|
CLTK13.3
|
Có quy trình tiếp nhận, trả lời và tư liệu hóa
các ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin
|
x
|
|
|
|
|
|
CLTK13.4
|
Thực hiện việc đánh giá phiếu điều tra, mẫu biểu
báo thống kê để xác định các hạn chế của chúng
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
|
D.
QUẢN LÝ CÁC KẾT QUẢ ĐẦU RA THỐNG KÊ
|
14.
Bảo đảm tính phù
hợp
|
CLTK14.1
|
Có cơ sở dữ liệu về người sử dụng thông tin thống
kê
|
x
|
x
|
|
|
|
|
CLTK14.2
|
Tổ chức tham khảo ý kiến người sử dụng thông tin
thống kê
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
|
CLTK14.3
|
Xác định và phản ánh nhu cầu ưu tiên của người sử
dụng thông tin thống kê vào chiến lược, kế hoạch công tác của cơ quan
|
x
|
|
|
|
|
|
CLTK14.4
|
Xây dựng và thực hiện chương trình hành động về cải
thiện tính phù hợp của thông tin thống kê
|
x
|
x
|
|
|
|
|
CLTK14.5
|
Xác định tỷ lệ đầy đủ của số liệu thống kê
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
|
15.
Bảo đảm tính chính xác và độ tin cậy
|
CLTK15.1
|
Thực hiện việc đánh giá và xác nhận tính hợp lý của
dữ liệu nguồn với kết quả thống kê
|
x
|
|
|
|
|
Cơ quan không thực
hiện điều tra thống kê thì không phải đánh giá
|
CLTK15.2
|
Thực hiện việc đánh giá một cách hệ thống sai số
chọn mẫu
|
x
|
x
|
x
|
|
|
CLTK15.3
|
Thực hiện việc đánh giá một cách hệ thống sai số
phi chọn mẫu
|
x
|
x
|
x
|
|
|
CLTK15.4
|
Xác định tỷ lệ vượt quá phạm vi
|
x
|
x
|
x
|
|
|
CLTK15.5
|
Xác định tỷ lệ đơn vị không trả lời
|
x
|
x
|
x
|
|
|
CLTK15.6
|
Xác định tỷ lệ khoản mục không trả lời
|
x
|
x
|
x
|
|
|
CLTK15.7
|
Xác định quy mô trung bình điều chỉnh số liệu thống
kê
|
x
|
x
|
x
|
|
|
CLTK15.8
|
Xác định tỷ lệ gán số liệu còn thiếu
|
x
|
x
|
x
|
|
|
16.
Bảo đảm tính kịp thời và tính đúng hạn
|
CLTK16.1
|
Xác định thời gian trễ của kết quả đầu ra thống
kê được công bố lần đầu
|
x
|
x
|
x
|
x
|
|
|
CLTK16.2
|
Xác định thời gian trễ của kết quả đầu ra thống
kê được công bố cuối cùng
|
x
|
x
|
x
|
x
|
|
|
CLTK16.3
|
Xác định tính đúng hạn của kết quả đầu ra thống
kê
|
x
|
x
|
x
|
x
|
|
|
CLTK16.4
|
Xây dựng và thực hiện chương trình hành động về cải
thiện tính kịp thời và tính đúng hạn của kết quả đầu ra thống kê
|
x
|
x
|
|
x
|
|
|
17.
Bảo đảm tính dễ tiếp cận, rõ ràng và dễ hiểu
|
CLTK17.1
|
Có đơn vị thực hiện chức năng, nhiệm vụ hỗ trợ
người sử dụng thông tin thống kê
|
x
|
x
|
|
x
|
|
|
CLTK17.2
|
Có quy định việc trình bày và lưu trữ số liệu thống
kê, dữ liệu đặc tả thống kê, các xuất bản phẩm thống kê để bảo đảm dễ tiếp cận,
rõ ràng, dễ hiểu
|
x
|
x
|
|
|
|
|
CLTK17.3
|
Có danh mục các xuất bản phẩm và dịch vụ thống kê
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
|
CLTK17.4
|
Ứng dụng tối đa công nghệ thông tin và truyền
thông trong hoạt động phổ biến, lưu trữ thông tin thống kê
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
|
CLTK17.5
|
Có quy định việc truy cập vào cơ sở dữ liệu thống
kê vi mô
|
x
|
x
|
x
|
|
|
Cơ quan không có cơ
sở dữ liệu thống kê vi mô thì không áp dụng
|
CLTK17.6
|
Công chức, viên chức được đào tạo, bồi dưỡng về
các kỹ năng: Viết báo cáo phân tích thống kê; viết giải thích số liệu thống
kê; viết thông cáo báo chí; trả lời phỏng vấn ...
|
x
|
x
|
x
|
x
|
X
|
|
18.
Bảo đảm tính chặt chẽ và tính so sánh
|
CLTK18.1
|
Thực hiện việc đánh giá tính chặt chẽ và tính so
sánh của số liệu thống kê
|
x
|
x
|
x
|
|
|
|
CLTK18.2
|
Có cơ sở dữ liệu tiêu chuẩn thống kê dùng chung
|
x
|
x
|
|
|
|
|
CLTK18.3
|
Biên soạn số liệu thống kê từ các nguồn dữ liệu
và chu kỳ khác nhau đều dựa trên các tiêu chuẩn chung về phạm vi, định nghĩa,
đơn vị và phân loại thống kê
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
|
CLTK18.4
|
Xác định độ dài của dãy số thời gian có tính so
sánh
|
x
|
|
|
|
|
|
CLTK18.5
|
Có giải thích về các trường hợp ngắt quãng trong
dãy số thời gian
|
x
|
|
|
|
|
|
19.
Quản lý dữ liệu đặc tả thống kê
|
CLTK19.1
|
Có tài liệu hướng dẫn việc biên soạn dữ liệu đặc
tả thống kê
|
x
|
x
|
|
|
|
|
CLTK19.2
|
Công bố và phổ biến số liệu thống kê kèm theo dữ
liệu đặc tả thống kê tương ứng, hoặc có chỉ dẫn đến dữ liệu đặc tả thống kê
|
x
|
x
|
x
|
x
|
|
|
CLTK19.3
|
Có cơ sở dữ liệu đặc tả thống kê dùng chung
|
x
|
x
|
|
|
|
|
CLTK19.4
|
Công chức, viên chức được đào tạo, bồi dưỡng về dữ
liệu đặc tả thống kê
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
|
CLTK19.5
|
Xác định tỷ lệ đầy đủ của dữ liệu đặc tả thống kê
|
x
|
x
|
x
|
|
|
|