BỘ CÔNG AN-BỘ
LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI-BỘ QUỐC PHÒNG
********
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
16/1998/TTLT-BLĐTBXH-BQP-BCA
|
Hà Nội , ngày 25
tháng 11 năm 1998
|
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI - BỘ QUỐC PHÒNG - BỘ
CÔNG AN SỐ 16/1998/TTLT-BLĐTBXH-BQP-BCA NGÀY 25 THÁNG 11 NĂM 1998 HƯỚNG DẪN MỘT
SỐ ĐIỂM VỀ VIỆC CÔNG NHẬN VÀ GIẢI QUYẾT QUYỀN LỢI ĐỐI VỚI LIỆT SĨVÀ GIA ĐÌNH LIỆT
SĨ, THƯƠNG BINH, NGƯỜI HƯỞNG CHÍNH SÁCH NHƯ THƯƠNG BINH, BỆNH BINH
Căn cứ Nghị định số 28/CP
ngày 29 tháng 4 năm 1995 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình
liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công với
cách mạng (sau đây gọi tắt là Nghị định 28/CP) Liên tịch Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội - Quốc phòng - Công an hướng dẫn một số điểm về việc công nhận
và giải quyết quyền lợi đối với liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, người
hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh như sau:
A- CÔNG NHẬN
LIỆT SĨ VÀ GIẢI QUYẾT QUYỀN LỢI ĐỐI VỚI GIA ĐÌNH LIỆT SĨ
I- TIÊU CHUẨN
CÔNG NHẬN LIỆT SĨ:
Liệt sĩ là người hy sinh thuộc một
trong các trường hợp qui định tại Điều 11 Nghị định 28/CP và một số điểm hướng
dẫn tại Thông tư này:
1- Được công nhận
liệt sĩ theo quy định tại khoản 4 Điều 11 bao gồm:
a- Những người được tổ chức phân
công đi làm nghĩa vụ quốc tế mà bị chết trong thời gian làm nhiệm vụ tại các nước
(trừ trường hợp tự bản thân gây nên hoặc vi phạm pháp luật, quy định của cơ
quan, đơn vị).
b- Những người nói tại điểm a
trên đây bị mắc bệnh phải đưa về nước điều trị tại bệnh viện nhưng không cứu chữa
được mà bị chết (có hồ sơ bệnh án điều trị và biên bản xác nhận của bệnh viên
hoặc đơn vị về trường hợp tử vong).
Những trường hợp bị chết trong
khi đi học tập, tham quan, du lịch, an dưỡng, chữa bệnh, thăm viếng hữu nghị,
làm việc theo hợp đồng kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hoá, giáo dục... hoặc
lao động theo các chương trình hợp tác về lao động với các nước... thì không
thuộc diện xác nhận là liệt sĩ.
2- Được xét
công nhận liệt sĩ theo quy định tại khoản 6 - Điều 11 bao gồm:
a- Những người có hành động dũng
cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, của nhân dân, làm những việc cấp bách,
nguy hiểm trong khi xảy ra hoả hoạn, cháy nổ, bão lụt mà bị chết.
b- Những người có hành động dũng
cảm ngăn chặn hành vi đang trực tiếp đe doạ đến tính mạng của nhân dân, tài sản
và an ninh quốc gia mà bị chết, xứng đáng nêu gương cho mọi người học tập.
c- Những người dũng cảm trực tiếp
làm các công việc cấp bách, nguy hiểm thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh không
có điều kiện thực hiện các quy trình kỹ thuật, bảo hộ lao động (trường hợp làm
nhiệm vụ cấp bách) hoặc đã chấp hành nghiêm qui trình kỹ thuật, kỷ luật công
tác nhưng vẫn không tránh khỏi tai nạn chết người.
3- Được xét
công nhận là liệt sĩ theo quy định tại khoản 7, Điều 11 bao gồm:
a- Những người trong quá trình
làm nhiệm vụ ở vùng rừng núi, hải đảo nơi có phụ cấp lương đặc biệt mức 100% hoặc
người làm nhiệm vụ ở nơi được coi là đặc biệt khó khăn gian khổ theo quy định tại
Thông tư Liên tịch số 2076/1998/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC ngày 8 tháng 7 năm 1998 của
Liên Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính mà bị ốm
đau, tai nạn dẫn đến bị chết (trừ trường hợp tự bản thân gây nên hoặc vi phạm
pháp luật, qui định của đơn vị).
b- Những người trong khi làm nhiệm
vụ qui tập hài cốt liệt sĩ ở vùng rừng núi, hải đảo và ở nước bạn mà bị chết do
tai nạn ốm đau (trừ trường hợp tự bản thân gây nên hoặc vi phạm pháp luật, qui
định của đơn vị) hoặc xuất ngũ, chuyển sang công tác khác trong vòng một năm bệnh
cũ mắc phải trong thời gian làm nhiệm vụ qui tập mộ bị tái phát phải đi điều trị
tại các bệnh viện nhưng không cứu chữa được dẫn đến bị chết (có giấy xác nhận
và bệnh án điều trị của bệnh viện).
4- Được xét
công nhận liệt sĩ theo quy định tại khoản 8, Điều 11:
Thương binh, người hưởng chính
sách như thương binh (gọi chung là thương binh) do tái phát vết thương phải đi
điều trị tại bệnh viện hoặc Trung tâm y tế nhưng không cứu chữa đượcc mà bị chết
(có hồ sơ bệnh án điều trị vết thương và biên bản tử vong của bệnh viện hoặc
Trung tâm y tế chữa trị) và được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi tắt
là xã) hoặc cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý thừa nhận xứng đáng là liệt sĩ.
Riêng trường hợp thương binh chết tại gia đình thì ngoài chứng nhận của y tế xã
và xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã phải kèm bệnh án quá trình điều trị vết
thương trước đó.
5- Các trường hợp
không thuộc diện xem xét xác nhận liệt sĩ theo quy định của Thông tư này:
Những trường hợp bị chết trong
kháng chiến đã được qui định kết thúc việc xác nhận là liệt sĩ theo các văn bản:
Thông tư số 12/TBXH ngày 10 tháng 11 năm 1975; Thông tư số 09/TBXH ngày 16
tháng 7 năm 1976 của Bộ Thương binh Xã hội (nay là Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội).
Thực hiện Chỉ thị số 105/CT ngày
29 tháng 4 năm 1989, Chỉ thị số 551/NC ngày 2 tháng 3 năm 1991 của Hội đồng Bộ
trưởng (nay là Chính phủ) về việc tiếp tục giải quyết tồn động về chính sách
sau chiến tranh, đến nay những tồn sót cơ bản đã được giải quyết, Liên Bộ qui định
kết thúc việc xác nhận liệt sĩ đối với các trường hợp sau:
- Người đã chết trong kháng chiến
chống Pháp ở miền Bắc;
- Người chết trong thời kỳ chống
chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc;
- Cán bộ, chiến sĩ ở miền Nam đã
tập kết ra miền Bắc theo hiệp định Giơnevơ năm 1954 sau không có tin tức là đã
trở lại làm nhiệm vụ ở các chiến trường B, C, K;
Trường hợp đủ điều kiện xác nhận
liệt sĩ nhưng vì lý do đặc biệt còn sót lại cần được giải quyết thì cơ quan đơn
vị có thẩm quyền ký giấy báo tử báo cáo Bộ Quốc phòng (Cục Chính sách - Tổng Cục
chính trị) đối với quân nhân; Bộ Công an (Vụ Tổ chức cán bộ) đối với công an
nhân dân; Bộ, cơ quan ngang Bộ cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của
các đoàn thể, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi
tắc là tỉnh) đối với các đối tượng khác cho ý kiến trước khi cấp giấy báo tử).
II- HỒ SƠ ĐỀ
NGHỊ CÔNG NHẬN LIỆT SĨ:
1- Đối với
người hy sinh từ ngày 1 tháng 1 năm 1995 trở về sau trong các trường hợp quy định
tại Điều 11, Nghị định 28/CP và hướng dẫn tại Thông tư này thì hồ sơ gồm có:
a- Giấy xác nhận đối với trường
hợp hy sinh:
- Giấy xác nhận được giao đi làm
nghĩa vụ quốc tế nếu hy sinh trong trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 11 Nghị
định 28/CP, điểm 1 mục I phần A của Thông tư này.
- Biên bản xảy ra sự việc nếu hy
sinh trong trường hợp quy định tại các khoản 5, 6 Điều 11 Nghị định 28/CP, điểm
2 mục I phần A Thông tư này (do cơ quan quản lý đương sự hoặc chính quyền địa
phương nơi xảy ra sự việc lập). Trường hợp hy sinh do đấu tranh chống các loại
tội phạm thì ngoài biên bản xảy ra sự việc còn kèm theo bản án (nếu có).
- Giấy xác nhận hưởng phụ cấp
lương đặc biệt 100% nếu hy sinh trong trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 11
Nghị định 28/CP hoặc giấy xác nhận địa bàn được coi là đặc biệt khó khăn, gian
khổ theo qui định tại Thông tư 2076/1998 TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC ngày 8 tháng 7
năm 1998 của Liên Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài
chính (do cơ quan đơn vị quản lý đương sự cấp).
- Hồ sơ thương binh; bệnh án điều
trị và biên bản tử vong nếu hy sinh trong trường hợp quy định tại khoản 8 Điều
11 Nghị định 28/CP, điểm 3 mục 1 của Thông tư này (đối với trường hợp chết do vết
thương tái phát).
b- Giấy báo tử đề nghị công nhận
liệt sĩ (4 bản theo mẫu số 3-LS1 đính kèm Thông tư này) do Thủ trưởng cơ quan,
đơn vị có thẩm quyền ký (qui định tại mục III, phần A dưới đây).
c- Giấy chứng nhận tình hình
thân nhân liệt sĩ do Uỷ ban nhân dân xã nơi thân nhân liệt sĩ cư trú lập (theo
mẫu số 3-LS3 đính kèm Thông tư này).
2- Đối với
người hy sinh từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước: trong các trường hợp
quy định tại Điều 11 Nghị định 28/CP và hướng dẫn tại Thông tư này, nay mới đề
nghị công nhận liệt sĩ thì hồ sơ gồm có:
a- Đơn phát hiện và đề nghị của
gia đình kèm theo giấy chứng nhận của hai người biết trường hợp hy sinh (người
biết sự việc cùng đơn vị từ Đại đội trở xuống hoặc cùng cơ quan) nói rõ lúc đó
làm gì, ở đâu, lý do biết trường hợp hy sinh và có xác nhận của cơ quan quản lý
hồ sơ, lý lịch nơi đang công tác hoặc Uỷ ban nhân dân xã về chữ ký, về chức vụ
đảm nhiệm trong thời gian cùng đơn vị, cơ quan với người hy sinh.
b- Biên bản của phiên hợp tập thể
hội đồng xác nhận xã nơi có người hy sinh gồm đại diện: Đảng uỷ, Uỷ ban nhân
dân, Mặt trận Tổ quốc, Ban thương binh xã hội, Hội cựu chiến binh, Công an, xã
đội (theo mẫu số 3-LS4 đính kèm Thông tư này).
Trường hợp hy sinh là cán bộ, chiến
sĩ, công nhân viên thoát ly thì gia đình gửi đơn phát hiện và đề nghị kèm theo
xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã nơi cư trú (và chứng nhận của người biết trường
hợp hy sinh - nếu có) đến cơ quan, đơn vị của người hy sinh hoặc Bộ, Ban,
ngành, đoàn thể (cấp trên của cơ quan, đơn vị đó).
c- Các loại giấy quy định tại điểm
1 mục II phần A của Thông tư này.
3- Đối với
người mất tin, mất tích trong các trường hợp quy định tại Điều 11 Nghị định
28/CP thì hồ sơ gồm có:
a- Đơn trình bày của gia đình,
nói rõ nguồn tin cuối cùng nhận được; thư từ (bản sao), các giấy chứng nhận của
người cùng trực tiếp làm nhiệm vụ (nếu có).
b- Biên bản phiên họp của tập thể
Hội đồng xác nhận xã gồm đại diện: Đảng uỷ, Uỷ ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc,
Ban thương binh xã hội, Hội cựu chiến binh, Công an, Xã đội.
c- Phiếu xác minh kết luận của
ban chỉ huy quân sự hoặc Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau
đây gọi tắt là huyện) hoặc đơn vị quản lý trực tiếp người đó trước khi mất tin,
mất tích (theo mẫu số 3-LS5 đính kèm Thông tư này).
d- Giấy báo tử đề nghị công nhận
liệt sĩ như quy định tại tiết b, điểm 1 mục II phần A của Thông tư này.
e- Giấy chứng nhận tình hình
thân nhân liệt sĩ do Uỷ ban nhân dân xã lập (theo mẫu số 3-LS3 đính kèm Thông
tư này).
III- THẨM QUYỀN,
TRÁCH NHIỆM LẬP THỦ TỤC CÔNG NHẬN LIỆT SĨ:
1- Đối với cơ
quan, đơn vị quản lý người hy sinh:
a- Ký giấy báo tử đề nghị công
nhận liệt sĩ:
a.1- Thủ trưởng Trung đoàn hoặc
cấp tương đương trở lên ký giấy báo tử đối với người hy sinh là quân nhân, công
nhân viên chức quốc phòng theo thẩm quyền quy định tại Thông tư số 2285/QP-TT
ngày 21 tháng 11 năm 1995 của Bộ Quốc phòng và hướng dẫn tại văn bản số 331/CS
ngày 20 tháng 12 năm 1995 của Cục chính sách - Tổng cục chính trị - Bộ Quốc
phòng.
a.2- Thủ trưởng cấp Cục, Vụ hoặc
cấp tương đương trở lên; Giám đốc công an tỉnh ký giấy báo tử đối với người hy
sinh là công an, công nhân viên công an theo thẩm quyền quy định tại Thông tư
06/TT-BNV (X13) ngày 28 tháng 9 năm 1995 của Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an). Trường
hợp hy sinh hoặc mất tin mà đơn vị cũ không còn thì giấy báo tử do Vụ Tổ chức
cán bộ - Bộ Công an cấp.
a.3- Tỉnh đoàn, Thành đoàn,
Trung ương Đoàn, Bộ Giao thông vận tải ký giấy báo tử đối với người hy sinh là
thanh niên xung phong thuộc quyền quản lý, sử dụng.
a.4- Tỉnh uỷ; Thành uỷ; các ban
Đảng; Đảng đoàn, ban cán sự Đảng của Bộ ngành đoàn thể ở Trung ương theo thẩm
quyền ký giấy chứng nhận hy sinh đối với người hy sinh là người hoạt động cách
mạng từ trước cách mạng Tháng 8 năm 1945 (theo mẫu số 3-LS2 đính kèm Thông tư
này).
a.5- Thủ trưởng cơ quan, đơn vị
qui định sau đây ký giấy báo tử đối với người hy sinh là cán bộ công nhân viên
chức, công dân thuộc quyền quản lý:
- Thủ trưởng Bộ, cơ quan ngang Bộ,
cơ quan trực thuộc Chính phủ, cơ quan trực thuộc trung ương Đảng, các tổ chức
chính trị xã hội, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp (hoặc thủ trưởng cơ quan được
uỷ quyền) ký giấy báo tử đối với cán bộ công nhân viên chức thuộc cơ quan Trung
ương.
- Tổng giám đốc các doanh nghiệp
Nhà nước hạng đặc biệt quy định tại Quyết định số 185/TTg ngày 28 tháng 3 năm
1996 của Thủ tướng Chính phủ ký giấy báo tử đối với cán bộ công nhân viên thuộc
doanh nghiệp mình.
- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh;
Ban tổ chức tỉnh uỷ, thành uỷ, thủ trưởng các cơ quan ban ngành tỉnh ký giấy
báo tử đối với cán bộ công nhân viên chức thuộc thẩm quyền.
- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện
ký giấy báo tử đối với cán bộ công nhân viên chức thuộc các cơ quan hành chính
sự nghiệp, các cơ quan Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội thuộc cấp huyện;
các tổ chức xã hội - nghề nghiệp; công nhân viên chức các đơn vị sự nghiệp thuộc
mọi thành phần kinh tế đóng trên địa bàn huyện; dân quân, du kích tự vệ, công
an xã, cán bộ xã và công dân của địa phương.
b- Các cơ quan, đơn vị quản lý
lưu giữ 01 giấy báo tử; bàn giao hồ sơ đề nghị công nhận liệt sĩ (gồm các loại
giấy qui định tại mục II phần A của Thông tư này) cho Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội nơi gia đình liệt sĩ cư trú.
2- Đối với Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội:
Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội sau khi nhận hồ sơ đề nghị công nhận liệt sĩ có trách nhiệm kiểm tra về thủ
tục các loại giấy qui định trong hồ sơ, điều kiện tiêu chuẩn công nhận liệt sĩ.
Nếu hồ sơ hợp lệ đúng theo quy định thì ký nhận biên bản bàn giao và trong thời
hạn 30 ngày phải hoàn thành các công việc sau:
a- Chuyển một giấy báo tử về
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện để hướng dẫn Uỷ ban nhân dân xã có
căn cứ lập giấy chứng nhận tình hình thân nhân liệt sĩ.
b- Ghi số quản lý địa phương vào
hồ sơ, viết bản trích lục (theo mẫu số 3-LS6 đính kèm Thông tư này) sau đó chuyển
hồ sơ về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để thẩm định trình Chính phủ tặng
Bằng Tổ quốc ghi công liệt sĩ.
- Hồ sơ đề nghị công nhận liệt
sĩ không đủ điều kiện tiêu chuẩn hoặc chưa đầy đủ thủ tục theo quy định thì Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội chuyển lại cơ quan, đơn vị đã bàn giao hồ sơ để
thông báo và giải thích cho gia đình rõ hoặc để bổ sung hồ sở đúng qui định.
- Trường hợp gia đình đã di chuyển
đến tỉnh khác thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chuyển lại cơ quan, đơn vị
để bàn giao cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi gia đình liệt sĩ đang
cư trú.
3- Đối với Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội:
Trong thời hạn 20 ngày kể từ
ngày tiếp nhận hồ sơ đề nghị công nhận liệt sĩ do Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội chuyển đến phải hoàn thành việc thẩm định lập thủ tục trình Thủ tướng
Chính phủ quyết định truy tặng Bằng "Tổ quốc ghi công" liệt sĩ.
Đối với những hồ sơ không hợp lệ,
không đủ thủ tục theo quy định thì chuyển lại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội,
kèm theo hướng dẫn cách giải quyết.
IV- GIẢI QUYẾT
QUYỀN LỢI:
1- Trách nhiệm
của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:
Sau khi tiếp nhận Bằng "Tổ
quốc ghi công", trong thời hạn 15 ngày phải hoàn thành các công việc sau:
a- Ghi số Bằng "Tổ quốc ghi
công", ký trích lục để lưu trữ, đăng ký quản lý hồ sơ.
b- Chuyển bằng "Tổ quốc ghi
công" và hồ sơ liệt sĩ về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi gia đình
liệt sĩ đang cư trú.
2- Trách nhiệm
của sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
Sau khi nhận được Bằng "Tổ
quốc ghi công" và hồ sơ liệt sĩ, trong thời hạn 20 ngày phải hoàn thành
các công việc sau:
a- Quyết định cấp giấy chứng nhận
và trợ cấp tiền tuất gia đình liệt sĩ, lập phiều trợ cấp tiền tuất gia đình liệt
sĩ (theo mẫu số 3-LS7 và số 3-LS8 đính kèm Thông tư này). Trợ cấp tiền tuất được
thực hiện từ ngày Thủ tướng Chính phủ ký quyết định cấp Bằng "Tổ quốc ghi
công".
b- Ghi chép vào sổ đăng ký quản
lý, ghi số Bằng, số quyết định cấp Bằng Tổ quốc ghi công vào từng hồ sơ và lưu
giữ hồ sơ.
c- Thông báo cho cơ quan, đơn vị
cấp giấy báo tử về việc xác nhận liệt sĩ.
d- Chuyển Bằng "Tổ quốc ghi
công", quyết định cấp giấy chứng nhận và trợ cấp, phiếu trợ cấp tiền tuất
gia đình liệt sĩ về Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội nơi gia đình liệt sĩ
cư trú.
3- Trách nhiệm
của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện:
a- Đăng ký quản lý danh sách liệt
sĩ và gia đình liệt sĩ.
b- Giúp Uỷ ban nhân dân huyện chủ
trì phối hợp với cơ quan, ban ngành, đoàn thể cùng cấp chỉ đạo xã tổ chức lễ
báo tử, trao Bằng "Tổ quốc ghi công" giải quyết quyền lợi đối với gia
đình liệt sĩ.
B- CÔNG NHẬN
VÀ GIẢI QUYẾT QUYỀN LỢI ĐỐI VỚI THƯƠNG BINH, NGƯỜI HƯỞNG CHÍNH SÁCH NHƯ THƯƠNG
BINH (GỌI CHUNG LÀ THƯƠNG BINH):
I- TIÊU CHUẨN
CÔNG NHẬN THƯƠNG BINH:
Thương binh là người bị thương
trong trường hợp làm nhiệm vụ theo quy định tại Điều 25 Nghị định 28/CP hướng dẫn
tại Thông tư này mà bị mất sức lao động do thương tật từ 21% trở lên.
1- Được xét
công nhận là thương binh theo quy định tại khoản 4 - Điều 25 bao gồm:
a- Người có hành động dũng cảm cứu
người, cứu tài sản của Nhà nước, của nhân dân, làm những việc cấp bách, nguy hiểm
trong khi xảy ra hoả hoạn, cháy nổ, bão lụt mà bị thương.
b- Người có hành động dũng cảm
ngăn chặn hành vi đang trực tiếp đe doạ đến tính mạng của nhân dân, tài sản và
an ninh quốc gia mà bị thương xứng đáng nêu gương cho mọi người học tập.
c- Những người dũng cảm trực tiếp
làm các công việc cấp bách, nguy hiểm thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh không
có điều kiện thực hiện các qui trình kỹ thuật, bảo hộ lao động hoặc đã chấp
hành nghiêm qui trình kỹ thuật, kỷ luật công tác nhưng vẫn không tránh khỏi tai
nạn đến bị thương.
2. Được xét
công nhận là thương binh theo quy định tại khoản 5 Điều 25 bao gồm:
a- Những người trong quá trình
làm nhiệm vụ ở vùng rừng núi, hải đảo nơi có phụ cấp lương đặc biệt, mức 100%
hoặc người làm nhiệm vụ ở nơi được coi là đặc biệt khó khăn gian khổ theo quy định
tại Thông tư số 2076/1998/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC ngày 8 tháng 7 năm 1998 của Liên
Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính mà bị tai nạn
dẫn đến bị thương (trừ trường hợp tự bản thân gây nên hoặc vi phạm pháp luật,
qui định của đơn vị).
b- Những người trong khi làm nhiệm
vụ qui tập hài cốt liệt sĩ ở vùng rừng núi, hải đảo và ở nước bạn mà bị tai nạn
dẫn đến bị thương (trừ trường hợp tự bản thân gây nên hoặc vi phạm pháp luật,
qui định của đơn vị).
3- Được xét
công nhận thương binh theo quy định tại khoản 6 Điều 25 bao gồm:
Người được tổ chức phân công đi
làm nghĩa vụ quốc tế mà bị tai nạn hoặc bị thương trong thời gian làm nhiệm vụ
tại các nước (trừ trường hợp tự bản thân gây nên hoặc vi phạm pháp luật, qui định
của đơn vị).
4- Các trường
hợp không thuộc diện xem xét công nhận thương binh theo qui định của Thông tư
này:
Những trường hợp bị thương trong
kháng chiến đã được qui định kết thúc việc xác nhận là thương binh theo các văn
bản: Thông tư số 07/TBXH ngày 12 tháng 9 năm 1974; Thông tư số 09/TBXH ngày 16
tháng 7 năm 1976 của Bộ Thương binh xã hội (nay là bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội).
Thực hiện Chỉ thị số 105/CT ngày
29 tháng 4 năm 1989, Chỉ thị số 551/NC ngày 2 tháng 3 năm 1991 của Hội đồng Bộ
trưởng (nay là Chính phủ) về việc tiếp tục giải quyết tồn đọng về chính sách
sau chiến tranh, đến nay những tồn sót cơ bản đã được giải quyết, Liên Bộ qui định
kết thúc việc xác nhận thương binh đối với các trường hợp sau:
a- Bị thương trong kháng chiến
chống Pháp ở miền Bắc, sau đó không đi làm nhiệm vụ ở các chiến trường B, C, K;
b- Bị thương trong thời kỳ chống
chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc, sau đó không đi làm nhiệm vụ ở
các chiến trường B, C, K;
c- Bị thương trong kháng chiến
chống Pháp ở miền Nam đã tập kết ra Bắc, sau đó không đi làm nhiệm vụ ở các chiến
trường B, C, K;
d- Người bị thương trong kháng
chiến chống Mỹ, trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế (kể cả
người bị địch bắt đã được trao trả) mà đã qua các đoàn an dưỡng, điều dưỡng
thương bệnh binh.
Trường hợp đủ điều kiện xác nhận
thương binh nhưng vì lý do đặc biệt còn sót lại cần được giải quyết thì cơ
quan, đơn vị có thẩm quyền ký giấy chứng nhận bị thương báo cáo Bộ Quốc phòng
(Cục chính sách - Tổng cục Chính trị) đối với quân nhân; Bộ Công an (Vụ Tổ chức
cán bộ) đối với công an; Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan
Trung ương các đoàn thể, Uỷ ban nhân dân tỉnh đối với các đối tượng bị thương
khác, cho ý kiến trước khi cấp giấy chứng nhận bị thương.
II- HỒ SƠ
THƯƠNG BINH:
1. Đối với
người bị thương từ ngày 1/1/1995 trở về sau theo quy định tại Điều 25 Nghị định
28/CP và hướng dẫn tại thông tư này thì hồ sơ gồm có:
a- Giấy xác nhận đối với trường
hợp bị thương:
- Biên bản xảy ra sự việc nếu bị
thương trong trường hợp quy định tại khoản 3, 4 Điều 25 Nghị định 28/CP, điểm 1
mục I phần B Thông tư này (do cơ quan quản lý đương sự hoặc chính quyền địa
phương nơi xẩy ra sự việc lập). Trường hợp bị thương do đấu tranh chống các loại
tội phạm thì ngoài biên bản xảy ra sự việc còn kèm theo bản án (nếu có).
- Giấy xác nhận hưởng phụ cấp
lương đặc biệt mức 100% nếu bị thương trong trường hợp quy định tại khoản 5 Điều
25 Nghị định 28/CP hoặc giấy xác nhận địa bàn được coi là đặc biệt khó khăn
gian khổ theo qui định tại Thông tư 2076/1998/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC ngày 8 tháng
7 năm 1998 của Liên Bộ Quốc phòng - Lao động Thương binh và Xã hội - Tài chính.
- Giấy xác nhận được giao đi làm
nhiệm vụ quốc tế nếu bị thương trong trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 25
Nghị định 28/CP, điểm 2 mục I phần B của Thông tư này.
b- Giấy ra viện sau khi điều trị
vết thương
c- Giấy chứng nhận bị thương (4
bản theo mẫu số 6-TB1 đính kèm Thông tư này) do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có
thẩm quyền ký như quy định thẩm quyền ký giấy báo tử (nêu tại tiết a, điểm 1, Mục
III, Phần A của Thông tư này).
d- Biên bản giám định thương tật
do Hội đồng Giám định Y khoa có thẩm quyền cấp (theo mẫu số 6- TB2 đính kèm
Thông tư này).
2- Đối với
người bị thương từ 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước: trong các trường hợp quy
định tại Điều 25 Nghị định 28/CP và hướng dẫn tại Thông tư này thì hồ sơ gồm có:
a- Bản khai cá nhân (theo mẫu số
6-TB3 đính kèm Thông tư này), có xác nhận và đề nghị của cơ quan, đơn vị hoặc
chính quyền địa phương nơi đang công tác hoặc cư trú.
b- Giấy xác nhận quy định tại tiết
a điểm 1 mục II phần B Thông tư này.
c- Giấy chứng nhận bị thương (bản
chính) được đơn vị cấp sau khi bị thương.
Trường hợp không có giấy chứng
nhận bị thương mà còn giữ được một trong các chứng từ ghi có bị thương; phiếu
chuyển thương; bệnh án, giấy ra viện khi điều trị vết thương; phiếu sức khoẻ;
lý lịch cũ; hồ sơ danh sách đăng ký quân nhân bị thương của đơn vị khi bị
thương, thì các chứng từ này kết hợp với các vết thương thực thể để thủ trưởng
cơ quan đơn vị có thẩm quyền xem xét cấp giấy chứng nhận bị thương (theo tiết
c, điểm 1, mục II phần B của Thông tư này).
Đối với lực lượng vũ trang giao
cho Cục Chính sách - Tổng cục chính trị - Bộ Quốc phòng và Vụ Tổ chức cán bộ -
Bộ Công an hướng dẫn cụ thể vấn đề này.
d- Biên bản giám định thương tật
do Hội đồng Giám định Y khoa có thẩm quyền cấp (theo mẫu số 6-TB2 đính kèm
Thông tư này).
e- Quyết định xuất ngũ, chuyển
ngành, phục viên hoặc về nghỉ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội đối với quân nhân,
công an nhân dân đã chuyển ra ngoài quân đội, công an.
Trường hợp không còn giữ được
quyết định nói trên thì phải có giấy xác nhận đã hoàn thành nhiệm vụ của Chỉ
huy trưởng Ban chỉ huy quân sự, Công an huyện nơi đăng ký khi về hoặc thủ trưởng
cơ quan, đơn vị nơi đang công tác.
III- THẨM
QUYỀN, TRÁCH NHIỆM LẬP THỦ TỤC CÔNG NHẬN THƯƠNG BINH CỦA CƠ QUAN, ĐƠN VỊ QUẢN
LÝ NGƯỜI BỊ THƯƠNG:
1- Lập hồ sơ:
Cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp
giấy chứng nhận bị thương có trách nhiệm lập hồ sơ theo quy định tại tiết a, b,
c điểm 1 (đối với người bị thương từ ngày 1 tháng 1 năm 1995 trở về sau) hoặc
tiết a, b, c, e điểm 2 (đối với người bị thương từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở
về trước) mục II phần B của Thông tư này.
2- Giới thiệu giám định thương tật:
a- Đối với người bị thương là
quân nhân, công an nhân dân đang tại ngũ: thủ trưởng đơn vị có thẩm quyền cấp
giấy chứng nhận bị thương, cấp giấy giới thiệu (kèm hồ sơ theo quy định tại điểm
1 mục III phần B của Thông tư này) đến Hội đồng Giám định Y khoa theo qui định
của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
Riêng đối với người khi bị thương
là quân nhân, công an nhân dân đã xuất ngũ do Bộ Chỉ huy quân sự, Công an tỉnh
lập hồ sơ giới thiệu giám định thương tật như qui định đối với quân nhân, công
an còn tại ngũ nói trên.
b- Đối với cán bộ, công chức Nhà
nước, thanh niên xung phong: Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận
bị thương giới thiẹu (kèm hồ sơ) đến giám định thương tật tại Hội đồng Giám định
Y khoa tỉnh hoặc Hội đồng Giám định Y khoa ngành Giao thông vận tải (nếu người
bị thương thuộc quản lý của ngành giao thông vận tải) đồng thời thông báo cho Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người bị thương cư trú biết để phối hợp giải
quyết.
c- Đối với người khi bị thương
không thuộc các đối tượng nêu tại các tiết a, b, điểm 2, mục II phần B của
Thông tư này thì Uỷ ban nhân dân huyện chuyển hồ sơ đến Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội kiểm tra và giới thiệu đến Hội đồng Giám định Y khoa tỉnh để
giám định thương tật.
Sau khi nhận được kết quả giám định
thương tật của Hội đồng Giám định Y khoa, cơ quan đơn vị giới thiệu đi giám định
làm thủ tục di chuyển hồ sơ và giải quyết quyền lợi theo quy định tại mục IV phần
B của Thông tư này.
IV- THỦ TỤC
GIẢI QUYẾT QUYỀN LỢI ĐỐI VỚI NGƯỜI BỊ THƯƠNG:
1- Đối với
người bị thương là quân nhân, công an nhân dân (kể cả quân nhân, công an đã xuất
ngũ):
a- Người có tỷ lệ thương tật từ
20% trở xuống thì Thủ trưởng đơn vị theo phân cấp quản lý ra quyết định trợ cấp
một lần, mức trợ cấp quy định tại Điều 31 Nghị định 28/CP.
b- Người có tỷ lệ thương tật từ
21% trở lên thì Thủ trưởng cơ quan, đơn vị theo phân cấp quản lý:
- Quyết định cấp giấy chứng nhận
thương binh và trợ cấp thương tật (theo mẫu qui định tại Thông tư 2285/QP-TT
ngày 21 tháng 11 năm 1995 của Bộ Quốc phòng, Thông tư 06/TT-BNV (X13) ngày 28
tháng 9 năm 1995 của Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an).
+ Đối với quân nhân, công nhân
viên quốc phòng thuộc các đơn vị trong Quân khu và quân nhân - công nhân viên
quốc phòng đã xuất ngũ đang cư trú trên địa bàn quân khu do Tư lệnh Quân khu
ký.
+ Đối với quân nhân, công nhân
viên quốc phòng thuộc các đơn vị khác do Cục trưởng Cục chính sách - Tổng cục
chính trị - Bộ Quốc phòng ký.
+ Đối với công an nhân dân do Vụ
trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Công an ký.
- Lập phiếu trợ cấp thương tật
(theo mẫu qui định tại Thông tư 2285/QP-TT ngày 21 tháng 11 năm 1995 của Bộ Quốc
phòng, Thông tư 06/TT-BNV (X13) ngày 28 tháng 9 năm 1995 của Bộ Nội vụ (nay là
Bộ Công an).
+ Đối với quân nhân, công nhân
viên quốc phòng thuộc các đơn vị trong Quân khu và quân nhân - công nhân viên
quốc phòng đã xuất ngũ đang cư trú trên địa bàn quân khu do Chủ nhiệm chính trị
Quân khu ký.
+ Đối với quân nhân, công nhân
viên quốc phòng thuộc các đơn vị khác do Cục trưởng Cục chính sách - Tổng cục
chính trị - Bộ Quốc phòng ký.
+ Đối với công an nhân dân do Vụ
trưởng vụ Tổ chức cán bộ Bộ Công an ký.
Riêng đối với quân nhân, công an
nhân dân bị thương từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước có tỷ lệ thương tật
từ 21% trở lên và có mức lương khi bị thương cao hơn 312.000 đồng thì đơn vị trả
trợ cấp một lần bằng từ 1 đến 4 tháng lương khi bị thương (quy định tại khoản
3, Điều 30 Nghị định 28/CP).
c- Lập bản trích kục hồ sơ
thương tật (theo mẫu số 6-TB4 đính kèm Thông tư này) do thủ trưởng đơn vị có thẩm
quyền lập phiếu trợ cấp thương tật ký.
đ- Sau khi làm các thủ tục giải
quyết quyền lợi theo tiết a, b, c điểm 1 mục IV phần B của Thông tư này, đơn vị
tổ chức lưu giữ hồ sơ đối với quân nhân, công an nhân dân đang thuộc quyền quản
lý.
e- Đối với người bị thương là
quân nhân, công an nhân dân đã xuất ngũ thì sau khi làm các thủ tục giải quyết
quyền lợi, đơn vị chuyển hồ sở đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quân
nhân, công an nhân dân đang cư trú theo qui định như sau:
- Một bộ hồ sơ thương tật (bản
chính) kèm theo giấy giới thiệu di chuyển (mẫu số 6-TB9), đối với thương binh
có tỷ lệ thương tật từ 21% trở lên thì được giới thiệu để Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội chi trả từ ngày Hội đồng Giám định Y khoa quân đội, công an có
thẩm quyền kết luận. Riêng đối với thương binh nay mới xuất ngũ thì giấy giới
thiệu ghi rõ đơn vj đã trả trợ cấp thương tật hết tháng nào, đề nghị Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội nơi quân nhân, công an nhân dân về cư trú trả tiếp từ
tháng nào...
Quyền hạn ký giấy giới thiệu di
chuyển:
+ Đối với quân nhân, công nhân
viên quốc phòng thuộc các đơn vị trong Quân khu thì do trưởng phòng Chính sách
Quân khu ký.
+ Đối với quân nhân, công nhân
viên quốc phòng thuộc các đơn vị khác do Thủ trưởng cơ quan chính trị các đơn vị
thuộc Bộ Quốc phòng ký.
+ Đối với công an nhân dân do
Giám đốc Công an tỉnh hoặc tương đương trở lên ký.
- Hồ sơ đi chuyển đơn vị giao
cho thương binh hoặc đơn vị trực tiếp bàn giao cho Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội (trong vòng 30 ngày kể từ ngày ký giấy giới thiệu di chuyển) để được tiếp
tục quản lý và thực hiện chế độ chính sách.
- Riêng đối với thương binh đã
được xác nhận từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước, nay được chuyển ra
ngoài quân đội, công an mà không còn hồ sơ theo qui định tại Thông tư này thì
cơ quan, đơn vị căn cứ danh sách thương binh đang quản lý lập hai bản trích lục
thương tật chuyển về Cục chính sách - Tổng Cục chính trị - Bộ Quốc phòng (đối với
quân nhân) hoặc Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Công an (đối với công an nhân dân) để kiểm
tra và ký trước khi chuyển đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (trong bản
trích lục cần ghi rõ: cấp lại căn cứ sổ đăng ký danh sách thương binh năm...
quyền số... trang... lưu lại...).
f- Sau khi tiếp nhận hồ sơ do
Quân đội, Công an chuyển đến, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định, lập
danh sách trích ngang kèm theo bản trích lục hồ sơ thương tật chuyển về Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội để lưu bản trích lục, cho số quản lý vào bản danh
sách chuyển về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để thống nhất việc quản lý
và giải quyết quyền lợi.
g- Những quân nhân, công an nhân
dân được xác nhận là thương binh loại B từ ngày 31 tháng 12 năm 1993 trở về trước
(nay gọi là quân nhân bị tai nạn lao động) đang công tác trong quân đội, công
an nhân dân, khi xuất ngũ thì các đơn vị lập bản trích lục kèm hồ sơ và giới
thiệu đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh nơi quân nhân, công an cư
trú để được tiếp nhận và giải quyết chế độ theo quy định hiện hành (hồ sơ khi
di chuyển thực hiện như đối với hồ sơ thương binh nói tại tiết e điểm 1 mục IV
phần B của Thông tư này).
2- Đối với
người bị thương là cán bộ, công chức Nhà nước, thanh niên xung phong (do cơ
quan quản lý giới thiệu đi giám định thương tật):
Nhận được biên bản giám định
thương tật do Hội đồng Giám định Y khoa chuyển đến, các cơ quan dân chính Đảng,
doanh nghiệp Nhà nước đăng ký để quản lý người bị thương của đơn vị mình. Sau
đó chuyển toàn bộ hồ sơ thương binh đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh
nơi người bị thương cư trú để thẩm định, nếu đủ thủ tục thì giải quyết quyền lợi
(như qui định tại điểm 3 mục IV phần B của Thông tư này). Nếu không đủ thủ tục
thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chuyển hồ sơ lại cho cơ quan có người bị
thương để bổ xung hoặc trả lời cho đương sự rõ.
3- Đối với
người bị thương là những đối tượng nêu tại tiết c điểm 2 mục III phần B của
Thông tư này (do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội giới thiệu đi giám định
thương tật):
Nhận được biên bản giám định
thương tật, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội làm thủ tục giải quyết quyền lợi
như sau:
a- Người có tỷ lệ thương tật từ
20% trở xuống thì Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội quyết định:
- Trợ cấp một lần, mức trợ cấp
theo quy định tại Điều 31 Nghị định 28/CP (theo mẫu số 6-TB6 đính kèm Thông tư
này).
- Lập bản trích lục hồ sơ thương
tật (theo mẫu số 6-TB5 đính kèm Thông tư này).
b- Người có tỷ lệ thương tật từ
21% trở lên thì Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Quyết định cấp giấy chứng nhận
người hưởng chính sách như thương binh và trợ cấp thương tật (theo mẫu số 6-TB7
đính kèm Thông tư này).
- Cấp phiếu lập trợ cấp thương tật
(theo mẫu số 6-TB8 đính kèm Thông tư này).
- Lập bản trích lục hồ sơ thương
tật.
Riêng đối với trường hợp bị
thương từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước có tỷ lệ thương tật 21% trở
lên và có mức lương khi bị thương cao hơn 312.000 đồng thì Giám đốc Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội quyết định cấp khoản trợ cấp một lần bằng từ 1 đến 4
tháng lương khi bị thương theo quy định tại khoản 3 Điều 30, Nghị định 28/CP.
Sau khi hoàn tất thủ tục giải
quyết quyền lợi theo quy định tại điểm 3 mục IV phần B của Thông tư này, Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội chuyển hồ sơ về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
(Cục Thương binh liệt sĩ và người có công) để đăng ký số quản lý, đối chiếu bản
trích lục để lưu trữ, còn hồ sơ sẽ chuyển về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
để quản lý và giải quyết quyền lợi.
4- Trợ cấp
thương tật hàng tháng đối với thương binh và người hưởng chính sách như thương
binh (kể cả trường hợp bị thương từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước) được
hưởng thống nhất từ ngày Hội đồng Giám định Y khoa có thẩm quyền kết luận tỷ lệ
mất sức lao động do thương tật theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Nghị định
28/CP.
C- CÔNG NHẬN
BỆNH BINH VÀ GIẢI QUYẾT QUYỀN LỢI ĐỐI VỚI BỆNH BINH:
I- TIÊU CHUẨN
ĐỂ CÔNG NHẬN BỆNH BINH:
Bệnh binh là quân nhân, công an
nhân dân trong khi làm các nhiệm vụ quy định tại Điều 42 Nghị định 28/CP, Thông
tư liên tịch số 2076/1998/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC ngày 8 tháng 7 năm 1998 của Liên
Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và một số điểm
hướng dẫn tại Thông tư này mà mắc bệnh bị mất sức lao động từ 61% trở lên.
1- Được xét
công nhận là bệnh binh theo quy định tại khoản 1 Điều 42 Nghị định 28/CP bao gồm:
- Quân nhân, công an nhân dân
trong thời gian làm nhiệm vvụ tìm kiếm, qui tập mộ liệt sĩ ở vùng rừng núi, hải
đảo và nước bạn mà bị mắc bệnh hoặc trong vòng một năm kể từ ngày chuyển sang
công việc khác mà bệnh cũ mắc phải trong thời gian làm nhiệm vụ qui tập mộ tái
phát (có hồ sơ bệnh cũ kèm theo bệnh án điều trị bệnh tái phát tại các bệnh viện)
được Hội đồng Giám định Y khoa có thẩm quyền kết luận mất sức lao động do bệnh
tật từ 61% trở lên.
2- Được xét
công nhận là bệnh binh theo quy định (về địa bàn đặc biệt khó khăn gian khổ) tại
khoản 2, khoản 3 Điều 42 Nghị định 28/CP bao gồm:
a- Quân nhân, công an nhân dân
được tổ chức phân công đi làm nghĩa vụ quốc tế thuộc lĩnh vực an ninh, quốc
phòng trong thời gian làm nhiệm vụ nếu bị bệnh (có hồ sơ bệnh án điều trị bệnh
và chứng từ xác nhận của bệnh viện) được Hội đồng Giám định Y khoa có thẩm quyền
kết luận mất sức lao động do bệnh tật từ 61% trở lên.
b- Quân nhân, công an nhân dân
làm nhiệm vụ bảo vệ biên giới, hải đảo ở những nơi có phụ cấp lương đặc biệt mức
100% hoặc địa bàn được coi là đặc biệt khó khăn, gian khổ (theo quy định tại
Thông tư liên tịch số 2076/1998/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC ngày 8 tháng 7 năm 1998 của
Liên bộ Quốc phòng - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính) mà bị ốm
đau, bệnh tật phải xuất ngũ hoặc trong vòng một năm kể từ ngày chuyển sang địa
bàn khác mà bệnh cũ tái phát (có hồ sơ bệnh cũ điều trị khi ở địa bàn đặc biệt
khó khăn gian khổ kèm theo bệnh án điều trị bệnh tái phát tại các bệnh viện) được
Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền kết luận mất sức lao động do bệnh tật từ
61% trở lên.
Trường hợp bị mắc bệnh do bản
thân gây nên, hoặc vi phạm pháp luật, qui định của cơ quan, đơn vị thì không được
công nhận là bệnh binh.
3- Được xét
công nhận bệnh binh đối với quân nhân, công an xuất ngũ mà mặc bệnh tâm thần.
Quân nhân, công an nhân dân bị mắc
bệnh trong trường hợp quy định tại Điều 42 Nghị định 28/CP và hướng dẫn tại điểm
1, điểm 2 mục I phần C của Thông tư này sau khi xuất ngũ về địa phương trong
vòng 1 năm mà bị bệnh cũ tái phát dẫn đến tâm thần, có đầy đủ chứng cứ điều trị
thường xuyên tại các bệnh viện tâm thần (có bệnh án, giấy ra viện, sổ điều trị
kèm theo) thì Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, công an tỉnh nơi quân nhân, công an đang
cư trú phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội lập hồ sơ để xem xét giải
quyết.
II- CƠ
QUAN, ĐƠN VỊ QUẢN LÝ QUÂN NHÂN, CÔNG AN CÓ TRÁCH NHIỆM LẬP THỦ TỤC XÁC NHẬN BỆNH
BINH VÀ GIẢI QUYẾT QUYỀN LỢI ĐỐI VỚI BỆNH BINH:
1- Hồ sơ công
nhận bệnh binh gồm:
- Giấy chứng nhận bệnh tật (theo
mẫu số 7-BB1 đính kèm Thông tư này) do Thủ trưởng đơn vị có thẩm quyền ký như
quy định đối với Thủ trưởng cơ quan, đơn vị ký giấy báo tử (nêu tại điểm 1, mục
III phần A của Thông tư này).
- Biên bản giám định bệnh tật do
Hội đồng Giám định Y khoa quân đội, công an có thẩm quyền cấp (theo mẫu số
7-BB2 đính kèm Thông tư này).
- Quyết định cấp giấy chứng nhận
và trợ cấp bệnh binh (theo mẫu số 7-BB3 đính kèm Thông tư này) phiếu trợ cấp bệnh
binh (theo mẫu số 7-BB4 đính kèm thông tư này) do Thủ trưởng quản lý quân nhân,
công an nhân dân khi xuất ngũ cấp (như quy định cấp giấy chứng nhận thương
binh).
- Phiếu cá nhân (theo mẫu số
7-BB5 đính kèm Thông tư này).
- Bản trích lục hồ sơ bệnh binh
(theo mẫu số 7-BB6 đính kèm Thông tư này) do thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền
quản lý hồ sơ bệnh binh ký.
Riêng những trường hợp quân
nhân, công an đã xuất ngũ bị bệnh cũ tái phát theo quy định tại điểm 1 và tiết
b, điểm 2 và trường hợp bị mắc bệnh tâm thần theo quy định tại điểm 3, mục I,
phần C của Thông tư này, hồ sơ còn phải có:
+ Đơn trình bày của bản thân, của
gia đình (đối với trường hợp bị bệnh tâm thần) về quá trình bị bệnh của đương sự
kèm toàn bộ chứng từ điều trị.
+ Quyết định xuất ngũ.
Trường hợp không còn quyết định
xuất ngũ thì phải có xác nhận của cơ quan đơn vị có thẩm quyền cho quân nhân,
công an nhân dân xuất ngũ về quá trình phục vụ trong quân đội, công an hoặc của
Ban chỉ huy quân sự, công an huyện nơi quân nhân, công an về cư trú.
+ Phiếu xác minh về bệnh tật tái
phát của cơ quan quân sự, công an huyện.
+ Biên bản xác nhận và đề nghị của
hội đồng xác nhận xã gồm đại diện: Đảng uỷ, Uỷ ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc
và các thành viên mặt trận, Hội cựu chiến binh, Công an, Xã đội, Ban Thương
binh xã hội. Nội dung biên bản phải xác định rõ tình trạng bệnh tật sau khi về
địa phương thời điểm quân nhân, công an bị tái phát bệnh hoặc bị tâm thần, quá
trình điều trị liên tục đến nay, ý kiến đề nghị giải quyết.
Hồ sơ do Ban chỉ huy quân sự,
công an huyện thụ lý xem xét và chuyển đến Bộ chỉ huy quân sự, công an tỉnh kiểm
tra thông nhất với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nếu đủ điều kiện thì cấp
giấy chứng nhận bệnh tật, giới thiệu đi giám định bệnh tật tại Hội đồng Giám định
Y khoa theo quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
2- Giải quyết
quyền lợi đối với bệnh binh:
a- Đơn vị quản lý quân nhân,
công an có trách nhiệm lập hồ sơ và giới thiệu quân nhân, công an giám định bệnh
tật tại Hội đồng Giám định Y khoa theo quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
Sau khi có kết luận của Hội đồng Giám định Y khoa, nếu đủ điều kiện công nhận
là bệnh binh thì Thủ trưởng đơn vị có thẩm quyền hoàn chỉnh hồ sơ bệnh binh
theo quy định tại điểm 1, mục II, phần C của Thông tư này kèm giấy giới thiệu
di chuyển đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương nơi quân nhân,
công an về cư trú.
b- Sau khi tiếp nhập hồ sơ do
quân đội, công an chuyển đến, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đăng ký quản
lý giải quyết quyền lợi theo qui định hiện hành, đồng thời chuyển bản trích lục
hồ sơ bệnh binh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để lưu trữ.
c- Trợ cấp bệnh binh được thực
hiện kể từ ngày quyết định xuất ngũ. Riêng đối với trường hợp đã xuất ngũ, chuyển
sang công tác khác mà bệnh cũ tái phát thì trợ cấp bệnh binh được thực hiện kể
từ ngày có kết luận của Hội đồng Giám định Y khoa.
D- THỦ TỤC
DI CHUYỂN HỒ SƠ THƯƠNG BINH, BỆNH BINH, LIỆT SĨ VÀ GIA ĐÌNH LIỆT SĨ DO NGÀNH
LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI QUẢN LÝ.
1- Nơi đi:
a- Đơn đề nghị di chuyển hồ sơ của
người hưởng chế độ (trong đơn cần trình bày rõ lý do cần di chuyển có xác nhận
của công an xã và Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện).
b- Giấy giới thiệu di chuyển và
trả trợ cấp do Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đi cấp trong đó
ghi rõ loại trợ cấp, mức hưởng, đã trả trợ cấp đến tháng, năm nào, đề nghị Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đến cấp tiếp từ tháng, năm nào.
c- Một bộ hồ sơ (bản gốc), riêng
đối với trường hợp liệt sĩ có nhiều thân nhân chủ yếu đang hưởng chế độ ưu đãi,
trong đó có thân nhân chuyển đi thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp cho
thân nhân chuyển đi một bộ hồ sơ sao y bản chính.
Mọi quyền lợi hoặc vướng mắc về
thủ tục hồ sơ do cơ quan nơi đang quản lý thanh toán hoặc giải quyết trước khi
lập thủ tục di chuyển.
d- Lập phiếu báo di chuyển hồ sơ
về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để theo dõi (theo mẫu đính kèm Thông tư
này).
2- Nơi đến:
Trong thời giạn 30 ngày kể từ
ngày ký giấy giới thiệu di chuyển, người hưởng chế độ phải đăng ký và nộp hồ sơ
tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đến.
Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra thủ tục hồ sơ, đăng ký quản lý đối tượng
và thực hiện các chế độ ưu đãi đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ
chuyển đến theo cách thức như sau:
a- Ghi số quản lý của địa phương
mình vào từng hồ sơ, tổ chức quản lý và lưu trữ hồ sơ.
b- Làm thủ tục chỉ đạo Phòng Lao
động - Thương binh và Xã hội huyện đăng ký quản lý và thực hiện tiếp các chế độ
ưu đãi theo qui định.
E- TỔ CHỨC
THỰC HIỆN:
1- Xác nhận
liệt sĩ, thương binh là một vấn đề nhạy cảm và phức tạp, có ý nghĩa chính trị -
xã hội sâu sắc, yêu cầu các cơ quan, đơn vị, các ngành, các cấp phải nâng cao
trách nhiệm và có sự ohối hợp chặt chẽ, thường xuyên, đảm bảo thực hiện chu
đáo, đầy đủ, chính xác theo quy định của Nhà nước và hướng dẫn tại Thông tư
này.
Đối với việc xác nhận liệt sĩ,
thương binh trong diện tồn đọng sau chiến tranh cần chú ý những điểm sau:
a- Các cơ quan, đơn vị có người
hy sinh, bị thương chịu trách nhiệm về việc xác nhận liệt sĩ, thương binh. Cơ
quan Lao động Thương binh và Xã hội, cơ quan quân sự, công an và cơ quan dân sự
các cấp cần phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương tiến hành rà soát, kê
khai danh sách, nắm chắc số lượng người thật sự phải xem xét giải quyết tại mỗi
địa phương.
b- Thực hiện việc công khai xét
duyệt và nhất thiết phải thông báo cho nhân dân địa phương (xã, phường, thị trấn)
biết những trường hợp đủ điều kiện công nhận và những trường hợp không đủ điều
kiện để công nhận.
c- Kết hợp việc rà soát những
trường hợp còn tồn sót, đồng thời với việc thanh tra, kiểm tra những trường hợp
đã được giải quyết chính sách; nếu có phát hiện sai sót thì tiến hành giải quyết
theo hướng dẫn tại mục 3 Thông tư số 11/LĐTBXH ngày 19 tháng 9 năm 1990 của Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội và qui định tại Điều 72, Điều 73 Nghị định
28/CP.
d- Việc giải quyết tồn đọng về
chính sách chỉ áp dụng đối với những trường hợp thực sự vì hoạt động cách mạng,
hoạt động kháng chiến mà bị thương hoặc hy sinh đủ điều kiện quy định tại Nghị
định 28/CP và hướng dẫn tại Thông tư này mà đến nay chưa được giải quyết chế độ.
Những trường hợp bị thương, bị
chết từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước đã kết luận không đủ điều kiện
xác nhận thương binh, liệt sĩ hoặc đã giải quyết theo chế độ từ trần, tai nạn...
thì nay không lập lại hồ sơ để xác nhận lại.
e. Những hồ sơ thương tật đã tạm
dừng giải quyết theo qui định tại văn bản số 913/LĐTBXH ngày 21 tháng 3 năm
1997 và Văn bản số 3689/TBLS-CV ngày 15 tháng 10 năm 1997 của Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội thì nay đều thống nhất thực hiện theo đúng qui định tại
Thông tư này.
Những hồ sơ thương tật mà Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội đã tiếp nhận thì chuyển trả lại cơ quan cấp giấy
chứng nhận bị thương để xem xét, giải quyết theo qui định.
g. Đối với người hy sinh, bị
thương thuộc lực lượng thanh niên xung phong do biến động về tổ chức và công
tác quản lý mà không có đủ thủ tục hồ sơ theo quy định tại Thông tư này, thì Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản
Hồ Chí Minh và một số cơ quan liên quan hướng dẫn giải quyết cụ thể.
h. Việc xác nhận thương binh, liệt
sĩ tồn đọng trong chiến tranh sẽ kết thúc trước ngày 31 tháng 12 năm 2000.
2- Việc xem
xét giám định lại thương tật đối với người bị thương, giám định lại khả năng
lao động đối với bệnh binh đã được Hội đồng Giám định Y khoa kết luận tỷ lệ mất
sức lao động theo quy định tại Điều 32, Điều 48 Nghị định 28/CP phải do vết
thương cũ, bệnh tật cũ thực sự tái phát và đã qua điều trị. Liên Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế sẽ hướng dẫn thêm về vấn đề này.
3- Bộ Quốc
phòng, Bộ Công an chỉ đạo việc lập thủ tục hồ sơ giải quyết quyền lợi đối với
thương binh, bệnh binh, liệt sĩ thuộc trách nhiệm quyền hạn và giải quyết mọi
khiếu nại vướng mắc về việc xác nhận thương binh, bệnh binh, liệt sĩ là quân
nhân, công an nhân dân.
4- Theo phân
cấp của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân tỉnh,
các sở Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân
tỉnh và trước Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn, chỉ đạo,
kiểm tra, thẩm định công tác xác nhận, quản lý hồ sơ và giải quyết quyền lợi đối
với thương binh, bệnh binh, liệt sĩ và thân nhân liệt sĩ trên địa bàn; giải quyết
mọi khiếu nại vướng mắc về việc thực hiện chính sách chế độ ưu đãi của Nhà nước
đối với đối tượng hưởng chính sách.
Thông tư này có hiệu lực thi
hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Những qui định trước đây trái với Thông tư này
đều bãi bỏ.
Trong quá trình triển khai thực
hiện có gì vướng mắc các địa phương phản ánh kịp thời về Liên bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội - Quốc phòng - Công an để nghiên cứu giải quyết.
Mẫu
số: 3-LS1
...............
...............
Số:....../
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc
lập - Tự do - Hạnh phúc
|
.......,
Ngày...... tháng.... năm 19...
GIẤY BÁO TỬ
ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN LIỆT SĨ
..........................................................................................................................
Ông
(bà):......................................................... Sinh
năm:.................................
Nguyên
quán:....................................................................................................
Trú
quán:...........................................................................................................
Nhập ngũ (tham gia cách mạng)
ngày... tháng... năm 19.................................
Cấp bậc chức vụ:..............................................................................................
Cơ quan, đơn vị:...............................................................................................
Đã hy sinh: ngày..... tháng....
năm 19..............................................................
Tại:...................................................................................................................
Trong trường hợp:............................................................................................
..........................................................................................................................
Thi hài mai táng tại:..........................................................................................
Đề nghị Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội trình Chính phủ tặng Bằng TQGC công nhận
Ông,
bà:............................................... là liệt sĩ.
Thân nhân của ông
bà:........................................................................ gồm:
Cha
là:.......................................... sinh năm 19 (còn sống, đã chết)
Mẹ
là:........................................... sinh năm 19 (còn sống, đã chết)
Hiện cư trú tại:..................................................................................................
Vợ hoặc chồng
là:........................ sinh năm
19................................................
và................ con, hiện cư
trú tại:......................................................................
.........................................................................................................................
Đính
kèm:........................................................................................................
Thủ
trưởng
Cơ
quan cấp giấy
(ghi
rõ họ tên, chức vụ)
Mẫu
số: 3-ls2
ĐẢNG
CỘNG SẢN VIỆT NAM
Cơ quan:.................. .......,
Ngày...... tháng.... năm 19...
................................
Số:............/
GIẤY CHỨNG NHẬN SỰ HY SINH
ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN LIỆT SĨ
.....................................................
CHỨNG NHẬN
Đồng
chí:............................................... Sinh
năm:......................... Nam (Nữ)
Bí
danh:............................................................................................................
Nguyên
quán:...................................................................................................
Nơi tham gia cách mạng:.................................................................................
Tham gia cách mạng ngày.........
tháng.............. năm 19.........
Chức vụ:
..........................................................................................................
Cơ quan, đơn vị:...............................................................................................
Ngày vào Đảng:.................................
Chính thức..........................................
Đã hy sinh: ngày..... tháng....
năm 19..............................................................
Tại:...................................................................................................................
Trong trường hợp:............................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
Thi hài mai táng
..............................................................................................
Đề nghị Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội xét trình Chính phủ tặng Bằng Tổ Quốc ghi công công nhận đồng
chí:.................................................... là liệt sĩ.
Thân nhân của đồng chí
:........................................................................ gồm:
Cha
là:.......................................... sinh năm 19 (còn sống, đã chết)
Mẹ là:...........................................
sinh năm 19 (còn sống, đã chết)
Hiện cư trú tại:..................................................................................................
Vợ hoặc chồng
là:........................ sinh năm 19................................................
và................ con, hiện cư
trú tại:......................................................................
.........................................................................................................................
Đính
kèm:........................................................................................................
THỦ
TRƯỞNG CƠ QUAN
(ghi
rõ chức vụ, ký tên, đóng dấu)
MẪU SỐ: 3-LS3
UBND tỉnh, thành phố
Huyện:........................
Xã, phường:................
GIẤY CHỨNG NHẬN
TÌNH HÌNH THÂN NHÂN TRONG GIA ĐÌNH LIỆT SĨ
(Để
xét trợ cấp tuất và giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ)
Uỷ ban nhân dân xã, phường:......................................................................
Chứng nhận liệt
sĩ:.......................................................................................
Quê
quán:....................................................................................................
Có những thân nhân chủ yếu như
sau:.........................................................
STT
|
Họ
và tên
|
Sinh
ngày
|
Quan
hệ với liệt sĩ
|
Nghề
nghiệp và chỗ ở hiện nay
|
Ghi
chú (nếu chết thì ghi rõ chết tháng, năm nào)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thái độ chính trị:......................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
Ghi chú những điều cần thiết
(gia đình có liệt sĩ nào khác, chống Pháp hay chống Mỹ, bảo vệ Tổ quốc, ghi rõ
họ tên liệt sĩ):
..................................................................................................................
..................................................................................................................
Uỷ ban nhân dân xã, phường đã
trao đổi thống nhất với gia đình liệt sĩ về những điểm ghi trong giấy chứng nhận
này.
Làm tại......................
ngày.... tháng.... năm 19.......
TM GIA ĐÌNH LIỆT SĨ TM. UỶ BAN
NHÂN DÂN XÃ, PHƯỜNG
.............................................
Mẫu
số: 3-ls4
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc
lập - Tự do - Hạnh phúc
BIÊN BẢN ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN LIỆT SĨ
Hôm nay, đại diện Đảng uỷ, Uỷ
ban nhân dân và các đoàn thể nhân dân xã:
.....................................................................................................................
Bao gồm:
-..........................................................................................
-..........................................................................................
-..........................................................................................
-..........................................................................................
-..........................................................................................
-..........................................................................................
đã họp để xem xét các trường hợp
hy sinh của những cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trong hai cuộc kháng chiến và bảo
vệ Tổ quốc tại xã:...........................................
Đồng
chí:............................................................... Năm
sinh:.....................
Nguyên
quán:...............................................................................................
Nơi cư trú trước khi tham gia
CM:...............................................................
Ngày tham gia cách mạng:...........................................................................
Đã hy sinh ngày..... tháng....
năm 19.... tại..................................................
Trường hợp hy sinh (ghi cụ thể):.................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
Nơi hy
sinh:................................................................................................
Cấp bậc, chức vụ khi hy
sinh:....................................................................
Căn cứ tiêu chuẩn liệt sĩ, chúng
tôi nhất trí đề nghị suy tôn đồng chí:
..............................
là liệt sĩ và đề nghị cấp trên xác nhận, cấp giấy chứng nhận hy sinh và giải
quyết quyền lợi cho gia đình liệt sĩ.
.............
ngày.......... tháng..... năm 19........
ĐẠI DIỆN NHÂN DÂN ĐẠI DIỆN ĐẢNG
UỶ XÃ ĐẠI DIỆN UBND XÃ
Mẫu
số:3-LS5
CƠ QUAN ĐƠN VỊ:
..........................
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc
lập - Tự do - Hạnh phúc
|
PHIẾU XÁC MINH
Người mất tin, mất tích chưa được giải quyết
chính sách
1. Sơ yếu lý lịch
Họ và
tên:..................................................... Năm
sinh:..........................
Nguyên
quán:..........................................................................................
Trú
quán:.................................................................................................
Ngày nhập
ngũ:.............................. xuất ngũ.................. Tái ngũ...........
Cấp bậc:..........................................
chức vụ:.................. Đơn vị:...........
Họ và tên
cha:.................................................................. Mẹ:................
Họ và tên vợ:...................................................................
Con:...............
2. Trường hợp tồn đọng
(ghi tóm tắt theo nội dung điều tra)
Đơn vị quản lý khi mất
tin:.....................................................................
Mất tin
ngày:...................... tháng..................... năm
19.........................
Lý do mất
tin:..........................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
Lý do chưa báo tử:..................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
Nguồn tin nắm được (của bạn bè,
đơn vị, thư từ,....)..............................
................................................................................................................
................................................................................................................
3. Ý kiến cơ quan chính quyền
(địa phương)
................................................................................................................
................................................................................................................
.............,
ngày.... tháng.... năm 19.........
UỶ
BAN NHÂN DÂN XÃ
(Ký
tên, đóng dấu)
4. Ý kiến đề nghị sau khi điều
tra
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
............,
ngày.... tháng.... năm 19....
BAN
CHỈ HUY QUÂN SỰ
(công
an) huyện (quận)
Mẫu
số : 3-LS6
BỘ
LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
CỤC
THƯƠNG BINH LIỆT SĨ VÀ NGƯỜI CÓ CÔNG
Số;........../TBLS-TL
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc
lập - Tự do - Hạnh phúc
Số
hồ sơ:.....................
|
BẢN TRÍCH LỤC HỒ SƠ LIỆT SĨ
Họ và
tên:.............................................. Bí danh:.................................
Năm
sinh:.............................................. Nam (nữ):..............................
Nguyên
quán:.......................................................................................
Trú quán (khi nhập ngũ hoặc tham
gia CM):.......................................
Ngày nhập ngũ: (hoặc tham gia
cách mạng):...........ngày hy sinh.......
Cấp bậc, chức vụ:.................................................................................
Đơn vị khi hy
sinh:...............................................................................
Nơi hy
sinh:..........................................................................................
Trường hợp hy
sinh:..............................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
Giấy báo tử số:...................
ngày....... tháng........ năm.......... của...........
Số Bằng TQGC...... Q/định số:......./QĐ-TTg
ngày... tháng.... năm 19....
Thuộc đối tượng (QN, TNXP, CNVC,
đối tượng khác):.........................
Mộ mai táng: Nghĩa
trang..........................; Gia đình quản lý; Mất tích
THÂN
NHÂN CHỦ YẾU CỦA LIỆT SĨ
STT
|
Họ
và tên
|
Năm
sinh
|
Quan
hệ với LS
|
Chỗ
ở hiện nay
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Người được uỷ quyền nhận Bằng Tổ
quốc ghi công và thờ cúng liệt sĩ
Họ và tên:..................
quan hệ với LS:............. Năm sinh.........................
Chỗ ở khi nhận thờ cúng:..........................................................................
Trích lục lưu tại bộ, hồ sơ gốc
chuyển về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh.... quản lý.
Hà
Nội, ngày........ tháng...... năm 19....
CỤC
TRƯỞNG
CỤC
THƯƠNG BINH LIỆT SĨ VÀ NGƯỜI CÓ CÔNG
Mẫu
số: 3-LS7
UBND
TỈNH, THÀNH PHỐ
.............................................
SỞ
LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH
VÀ
XÃ HỘI
Số:................../QĐ
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc
lập - Tự do - Hạnh phúc
|
..............,
ngày..... tháng.... năm 19........
QUYẾT ĐỊNH
CỦA GIÁM ĐỐC SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ
HỘI
Về việc cấp giấy chứng nhận và trợ cấp
tiền tuất gia đình liệt sĩ
- Căn cứ Nghị định 28/CP ngày 29
tháng 4 năm 1995 của Chính phủ quyết định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
Điều của Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt
sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ
cách mạng.
- Căn cứ Quyết định số:................
ngày.... tháng........... năm 19....... của Uỷ ban nhân dân....... về việc uỷ
quyền cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy chứng nhận và trợ cấp đối
với gia đình liệt sĩ;
- Xét hồ sơ của ông
(bà):......................................................................
Hiện ở tại:.............................................................................................
Là:.............. của liệt sỹ. Số
Bằng TQGC:............. Quyết định......../QĐ-TTg, ngày....
QUYẾT
ĐỊNH
Điều 1. Nay cấp giấy chứng
nhận gia đình liệt sĩ:................................
và trợ cấp cho gia đình ông
(bà):..........................................................
Điều 2.
1. Trợ cấp chôn cất, lễ
tang:..................................................................
2. Trợ cấp một lần:................................................................................
3. Trợ cấp tiền tuất hàng tháng
cho những thân nhân của liệt sĩ có tên dưới đây kể từ ngày....... tháng......
năm 19...
.........................
là....... của liệt sĩ, sinh ngày...... tháng..... năm 19.......
.........................
là....... của liệt sĩ, sinh ngày...... tháng..... năm 19.......
.........................
là....... của liệt sĩ, sinh ngày...... tháng..... năm 19.......
Cộng:..........................
định xuất là:.......................................... đồng.
(Truy lĩnh (nếu
có):...............................................................................)
Điều 3. Các ông (bà) Trưởng
phòng Thương binh liệt sĩ, Kế hoạch tài chính, Phòng Lao động - Thương binh và
xã hội huyện (quận)...........................................
và ông (bà).....................
chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
GIÁM
ĐỐC
SỞ
LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Mẫu
số: 3-LS8
UBND
TỈNH, THÀNH PHỐ
...............................................
SỞ
LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Số:................../QĐ
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc
lập - Tự do - Hạnh phúc
|
..............,
ngày..... tháng.... năm 19........
Số hồ
sơ:........................
PHIẾU LẬP TRỢ CẤP TIỀN TUẤT GIA ĐÌNH LIỆT SĨ
Họ và tên liệt
sĩ:........................................................ Năm
sinh:................
Nguyên
quán:.............................................................................................
Trú quán:....................................................................................................
Cấp bậc, chức vụ khi hy
sinh:....................................................................
Hy sinh ngày...... tháng......
năm 19..... tại.................................................
Theo giấy báo tử số:......................
ngày...... tháng...... năm 19.... của......
Gia đình được hưởng tuất hàng
tháng kể từ ngày...../...../19... của............
Theo quyết định số:.................
ngày......tháng........năm 19...........
Trợ cấp:....................................
định xuất..................................................
Sổ A: Người đứng
tên:.........................
Chỗ ở hiện
nay:....................................
Số định xuất:.......
x.......... = ................
.............................................................
|
Sổ B: Người đứng
tên:.........................
Chỗ ở hiện
nay:....................................
Số định xuất:.......
x.......... = ................
.............................................................
|
Trợ cấp lần đầu:
- Trợ cấp một lần:.......................................................................................
- Mai táng
phí:............................................................................................
- Chi lễ báo tử:............................................................................................
- Trợ cấp hàng
tháng:.................................................................................
- Truy lĩnh:.................................................................................................
NGƯỜI LẬP BIỂU GIÁM ĐỐC
SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ
HỘI
Mẫu
số: 6-TB1
...........................
...........................
Số:...................../
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc
lập - Tự do - Hạnh phúc
|
......, ngày..... tháng.... năm
19.....
GIẤY CHỨNG NHẬN BỊ THƯƠNG
..........................................................................................................
Ông, bà:...................................................
Ngày sinh:.......................
Nguyên
quán:....................................................................................
Nhập ngũ hoặc tham gia công tác
ngày........ tháng....... năm 19......
Cấp bậc, chức vị, đơn vị khi bị
thương:............................................
Cơ quan, đơn vị khi bị
thương:.........................................................
Lương chính hoặc sinh hoạt phí
khi bị thương:................................
Bị thương ngày...........
tháng............. năm 19...:
Nơi bị
thương;..................................................................................
Trường hợp bị
thương:.....................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
Các vết
thương:.................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
Sau khi bị thương đã điều trị tại:.......................................................
..........................................................................................................
Ra viện ngày.........
tháng......... năm.................
Địa chỉ hiện
nay:...............................................................................
Nhận xét và đề nghị của cơ quan,
đơn vị:..........................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
Ngày....
tháng.... năm 199...
THỦ
TRƯỞNG
(ghi
rõ họ tên, chức vụ,
ký
tên, đóng dấu)
Mẫu
số: 6-TB2
...............................
HỘI
ĐỒNG GIÁM ĐỊNH Y KHOA
Số:........................../
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc
lập - Tự do - Hạnh phúc
|
......,
ngày... tháng.... năm 19.......
BIÊN BẢN GIÁM ĐỊNH THƯƠNG TẬT
Hội đồng Giám định Y
khoa:..............................................................
Họp ngày.... tháng.... năm
19.... để giám định thương tật cho:
Ông (bà):.............................................................................................
Nguyên
quán:......................................................................................
Chỗ ở hiện
nay:...................................................................................
Cơ quan giới thiệu đến:.......................................................................
Bị thương ngày............
tháng.......... năm 19............
Trước khi khám tại Hội đồng:..............
ngày..... tháng...... năm 19....
Xếp tỷ lệ:.............
%................. số giấy chứng nhận thương binh:.....
Chứng thương hoặc trích lục
thương tật ghi:.......................................
............................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
Kết
quả khám hiện tại
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
Quyết
định của Hội đồng
Ông, bà:........................
được giám định tỷlệ thương tật là.......... (%)
(bằng chữ:...................................................)
vĩnh viễn, tạm thời theo tiêu chuẩn thương tật ban hành tại Thông tư liên bộ số
12/TT-LB ngày 26 tháng 7 năm 1995 của Liên Bộ Y tế - Lao động - Thương binh và
Xã hội.
Đề nghị:.............................................................................................
CÁC UỶ VIÊN UỶ VIÊN THƯỜNG TRỰC
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
Mẫu
số: 6-TB3
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc
lập - Tự do - Hạnh phúc
BẢN KHAI CÁ NHÂN
Họ và
tên:.................................... Sinh năm:...................... SHQN:
Nguyên quán....................................................................................
Trú
quán:..........................................................................................
Nhập ngũ:.................. Xuất
ngũ:..................... Tái ngũ:..................
Đơn vị (cơ
quan):.............................................................................
Đơn vị đi
B:......................................................................................
Cấp bậc chức vụ khi đi
B:.................................................................
Bị thương hồi:............ giờ..........
ngày.......... tháng........ năm 19.....
Cấp bậc chức vụ khi bị
thương:.............. Đơn vị khi bị thương........
Nơi bị thương (khai rõ trận đánh
nào, ở đâu):..................................
Trường hợp bị
thương:......................................................................
Tư thế lúc bị thương (đứng, quỳ,
nằm):............................................
Các vết thương cụ thể:......................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
Sau khi bị thương điều trị tại:...........................................................
..........................................................................................................
An dưỡng tại:.............................;
Từ ngày:......... Đến ngày:............
Các giấy tờ còn giữ được (phiếu
chuyển thương, giấy ra viện, phiếu sức khoẻ....):
..........................................................................................................
..........................................................................................................
Tình trạng vết thương thực tế hiện
nay:............................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
Lương hoặc sinh hoạt phí khi bị
thương:..........................................
Khen thưởng:....................................................................................
Kỷ luật, lý do, hình thức:...................
cơ quan ra cấp quyết định.....
Họ tên, cấp, chức người chỉ huy
trận đánh khi bị thương:
- Cấp trung đội:.................................................................................
- Cấp đại đội:.....................................................................................
- Cấp tiểu
đoàn:.................................................................................
Những người tham gia chiến đấu
biết rõ tình hình bị thương:
1. Họ tên:...........................................
cấp bậc:............ chức vụ:.......
Chỗ ở hiện
nay:.................................................................................
2. Họ
tên:........................................... cấp bậc:............ chức vụ:.......
Chỗ ở hiện
nay:.................................................................................
Phục viên:.....................
ngày........... tháng......... năm 19.................
Lý do chưa được giải quyết chế độ:..................................................
Hiện nay đang làm gì, ở
đâu?:..........................................................
..........................................................................................................
Lời cam
đoan:...................................................................................
..........................................................................................................
Ngày....
tháng..... năm 19...
NGƯỜI
KHAI KÝ TÊN
Xác
nhận của chính quyền hoặc cơ quan
(Ký,
ghi rõ họ tên, đóng dấu)
Mẫu
số: 6-TB4
......
NHÂN DÂN VIỆT NAM
....................................
Đơn vị:........................
Số:...............................
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc
lập - Tự do - Hạnh phúc
|
BẢN TRÍCH LỤC HỒ SƠ THƯƠNG TẬT
Số tỉnh quản
lý:............................................. Hồ
sơ:...............................
Họ và
tên:...................................................... Năm sinh:.........
Nam, Nữ
Nguyên
quán:..........................................................................................
Ngày nhập
ngũ:............................................. Đơn vị:.............................
Bị thương
ngày:............................................. Nơi bị thương:..................
Trường hợp bị
thương:............................................................................
Đơn vị khi bị
thương:.....................Cấp bậc chức vụ khi bị thương:.......
Lương hoặc sinh hoạt phí khi bị
thương:...............................................
Đã điều trị tại:........................
từ ngày............. đến ngày........................
Giấy chứng nhận bị thương số:...................
ngày.... tháng.... năm 19.....
của:..........................................................................................................
Tình trạng thương tật:..............................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
Biên bản giám định thương tật số:.........
ngày.......... tháng... năm 19.....
của Hội đồng Giám định Y
Khoa:...........................................................
Tỷ lệ thương tật:......................
vĩnh viễn hoặc tạm thời.
Quyết định cấp giấy chứng nhận
và trợ cấp số:... ngày... tháng... năm 19...
của............................
Được xác nhận là:..................................................
Trợ cấp được hưởng từ
ngày......... tháng...... năm 19.....
Mức trợ cấp: Hàng
tháng............................................ Một lần:...............
Phụ cấp khác (nếu
có):.............................................................................
Trích lục lưu tại Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội, hồ sơ thương tật chuyển về Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội tỉnh............... quản lý.
Ngày....
tháng.... năm 19...
THỦ
TRƯỞNG
(Ghi
rõ họ tên, chức vụ
ký
tên, đóng dấu)
Số giấy chứng nhận Thương binh
Số:.................................
Mẫu
số: 6-TB5
BỘ
LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH
VÀ
XÃ HỘI
CỤC
THƯƠNG BINH LIỆT SĨ
VÀ
NGƯỜI CÓ CÔNG
Số:.................../TBLS-TL
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc
lập - Tự do - Hạnh phúc
|
BẢN TRÍCH LỤC HỒ SƠ THƯƠNG TẬT
Số tỉnh quản
lý:......................... Số Bộ quản lý:...................................
Họ và
tên:.................................. Năm sinh:.................. Nam, Nữ........
Nguyên
quán:.......................................................................................
Chỗ ở hiện nay:........................................................................................
Ngày nhập ngũ (tham gia
CM):............................. Đơn vị:.....................
Ngày bị
thương:........................... Cấp bậc, chức vị khi bị thương:.........
Nơi bị thương:..........................................................................................
Đơn vị khi bị
thương:...............................................................................
Lương hoặc sinh hoạt phí khi bị
thương:...............................................
Thời kỳ bị thương:.......... Loại
đối tượng QN, TNXP, CNVC, đối tượng khác
Trường hợp bị
thương:.............................................................................
Giấy chứng nhận bị thương số:.........
ngày.... tháng... năm 19.... của......
Tình trạng thương tật:..............................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
Biên bản giám định thương tật số:.........
ngày.......... tháng... năm 19.....
của Hội đồng Giám định Y
Khoa:...........................................................
Tỷ lệ thương tật:......................
vĩnh viễn hoặc tạm thời.
Quyết định cấp giấy chứng nhận
và trợ cấp số:... ngày... tháng... năm 19...
của............................
Được xác nhận là:..................................................
Hưởng trợ cấp từ
ngày................... tháng....................... năm 19.............
Mức trợ cấp: Hàng tháng............................................
Một lần:...............
Khám lại thương tật
ngày.......tháng......năm 19..... Tại Hội đồng giám định YK
Kết luận tỷ lệ thương tật:.......................................................
Phụ cấp khác (nếu có):.............................................................................
Các chế độ khác đang hưởng:..................................................
Trích lục lưu tại Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội, hồ sơ (bản chỉnh) chuyển về Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội tỉnh............... quản lý.
Ngày....
tháng.... năm 19....
Cục
trưởng
Cục
thương binh liệt sĩ và người có công
MẪU
SỐ: 6-TB6
UBND
TỈNH, THÀNH PHỐ
SỞ
LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Số:......................./QĐ
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc
lập - Tự do - Hạnh phúc
|
..., ngày... tháng... năm 19....
Số hồ sơ...........
QUYẾT
ĐỊNH
CỦA
GIÁM ĐỐC SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Về
việc trợ cấp thương tất một lần
- Căn cứ Nghị định 28/CP ngày 29
tháng 4 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
Điều của Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ, thương binh và
gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có
công giúp đỡ cách mạng;
- Căn cứ Quyết định số:.........
ngày.... tháng.... năm 199... của Uỷ ban nhân dân...... về việc uỷ quyền cho Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội ra quyết định trợ cấp đối với thương binh, người
hưởng chính sách như thương binh;
- Xét hồ sơ thương tật của ông
(bà):.....................................................
và đề nghị của:......................................................................................
QUYẾT
ĐỊNH
Điều 1. - Nay trợ cấp
thương tật 1 lần cho ông (bà):...............................
Sinh ngày... tháng.... năm
19....
Nguyên
quán:........................................................................................
Chỗ ở hiện
nay:.....................................................................................
Đơn vị khi bị thương:............................................................................
Bị thương ngày.... tháng... năm
199...
Tỷ lệ thương tật....................
% (bằng chữ:..........................................)
- Mức trợ cấp bằng:..........................
đ x ............... tháng = ..............)
(bằng chữ:.............................................................................................)
Điều 2. Các đồng chí Trưởng
phòng chính sách Thương binh liệt sĩ, Trưởng phòng Kế hoạch Tài chính, Trưởng
phòng Lao động - Thương binh và Xã hội và ông, bà:.......... chịu trách nhiệm
thi hành Quyết dịnh này.
Giám
đốc
Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội
MẪU SỐ: 6-TB7
UBND
TỈNH, THÀNH PHỐ
SỞ
LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Số:......................./QĐ
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc
lập - Tự do - Hạnh phúc
|
..., ngày... tháng... năm 19....
Số hồ sơ:...................
QUYẾT ĐỊNH
CỦA GIÁM ĐỐC SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ
XÃ HỘI
về việc cấp giấy chứng nhận thương
binh, người hưởng chính sách như thương binh và trợ cấp thương tật
- Căn cứ Nghị định 28/CP ngày 29
tháng 4 năm 1995 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hàhh một số
Điều của Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt
sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ
cách mạng;
- Căn cứ Quyết định số:..............
ngày....... tháng...... năm 199.... của Uỷ ban nhân dân........... về việc uỷ
quyền cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ra quyết định trợ cấp đối với
thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;
- Xét hồ sơ thương binh của ông
(bà):...............................................
và đề nghị của:...................................................................................
QUYẾT
ĐỊNH
Điều 1.
1. Nay cấp giấy chứng nhập và trợ
cấp cho ông, bà:.........................
Sinh ngày..... tháng.... năm
199........
Nguyên
quán:.....................................................................................
Chỗ ở hiện nay:..................................................................................
Đơn vị khi bị
thương:.........................................................................
Bị thương ngày.... tháng.... năm
19......
2. Ông
(bà):........................................................................................
được hưởng trợ cấp thương tật
theo tỷ lệ mất sức lao động do thương tật................%, mức trợ cấp...................
đồng kể từ ngày...... tháng..... năm 19......
Điều 2. Các đồng chí Trưởng
phòng chính sách thương binh liệt sĩ, Trưởng phòng Kế hoạch Tài chính, Trưởng
phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, quận và ông,
bà:.................. chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Giám
đốc
Sở
Lao động - thương binh và xã hội
MẪU SỐ: 6-TB8
UBND
TỈNH, THÀNH PHỐ
SỞ
LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Số:......................./
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc
lập - Tự do - Hạnh phúc
|
..., ngày... tháng... năm 19....
Số hồ sơ:...................
PHIẾU LẬP TRỢ CẤP THƯƠNG TẬT
Họ và tên:...........................................
Năm sinh:................................
Nguyên
quán:.......................................................................................
Nhập ngũ hoặc tham gia công tác
ngày.... tháng... năm 19....
Cơ quan, đơn vị khi bị
thương:.............................................................
Cấp bậc, chức vụ:..................................................................................
Bị thương ngày.... tháng.... năm
19...... Lần 2:............. Lần 3:.............
Nơi bị
thương:.......................................................................................
Giấy chứng nhận bị thương số:.........
ngày.... tháng........ năm 19........
Của:.......................................................................................................
Biên bản xếp hạng thương tật số:......
ngày.... tháng........ năm 19........
Tỷ lệ thương tật:....................................................................................
Lương chính hoặc sinh hoạt phí
khi bị thương:.....................................
Được hưởng trợ cấp kể từ
ngày............... tháng.............. năm 19..........
Theo Quyết định số:................
ngày....... tháng..... năm 19... của.........
...............................................................................................................
Chỗ ở hiện
nay:......................................................................................
Phần
trợ cấp, phụ cấp
- Trợ cấp một lần:.........................................
đ........................................
- Trợ cấp hàng
tháng:...................................
đ.........................................
- Phụ cấp thương tật đặc biệt nặng:..............
đ.........................................
- Phụ cấp cần phục vụ:.................................
đ.........................................
- Phụ cấp khu vực:........................................
đ.........................................
- Trợ cấp thương tật được truy
lĩnh:.............. đ.........................................
Cộng:..........
đ.........................................
Người lập phiếu Giám đốc
Sở Lao động thương binh và xã
hội
MẪU SỐ: 6-TB9
........... NHÂN DÂN VIỆT NAM
Đơn vị:.................
Số; /GT-ƯĐ
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc
lập - Tự do - Hạnh phúc
|
Ngày.....
tháng.... năm 19
GIẤY GIỚI THIỆU
DI CHUYỂN HỒ SƠ VÀ TRỢ CẤP PHỤ CẤP ƯU ĐÃI
NGƯỜI CÓ CÔNG
Kính gửi: Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội
............................................................
Đồng
chí:............................................. Năm
sinh:...........................
Cấp bậc:...............................................
Chức vụ:..............................
Đơn vị:..............................................................................................
Là đối tượng:................................
hưởng chế độ ưu đãi hàng tháng:
- Trợ cấp:......................................
đồng
- Phụ cấp:.....................................
đồng
Cộng:.................................
Đồng chí đã nhận trợ cấp hàng
tháng đến hết tháng........... năm...........
Nay chuyển đến cư trú tại:.....................................................................
(Có....... bộ hồ sơ kèm
theo)...................................................................
Đề nghị Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội tỉnh, thành phố.............
Tiếp nhận và chi trả trợ cấp ưu
đãi:.........................................................
hàng tháng cho đồng
chí:........................................................................
Từ tháng.............
năm....................
Người lập giấy giới thiệu Thủ
trưởng đơn vị
Mẫu số:
7-BB1
...........
NHÂN DÂN VIỆT NAM
Đơn vị:.................
Số; /
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc
lập - Tự do - Hạnh phúc
|
Ngày.....
tháng.... năm 19
GIẤY CHỨNG NHẬN BỆNH TẬT
Đồng
chí:...................................... Sinh
năm:........................................
Nguyên
quán:.........................................................................................
Trú
quán:................................................................................................
Nhập ngũ ngày...........
tháng........ năm 19.......
Cấp bậc, chức vụ hiện
nay:....................................................................
Cơ quan, đơn vị:.....................................................................................
Lương chính hoặc sinh hoạt
phí:............................................................
Phụ cấp lương đặc biệt mức:............................
%................ đồng.........
Bị bệnh ngày.......
tháng........ năm 199........
Trường hợp bị bệnh:...............................................................................
Đã điều trị tại:.................................
từ ngày.... tháng.... năm 199.........
Ra viện lần cuối
ngày............ tháng............ năm 199.....
Tình trạng bệnh tật:..........................................................................
.........................................................................................................
.........................................................................................................
Tình trạng thương tật (nếu
có):.........................................................
.........................................................................................................
.........................................................................................................
Nhận xét và đề nghị của cơ quan,
đơn vị:........................................
(Qua chiến đấu; phục vụ chiến đấu;
thời gian phục vụ quân đội, công an nhân dân, thời gian được hưởng phụ cấp
lương đặc biệt):..........................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
Quân y đơn vị Thủ trưởng đơn
vị
(Ghi rõ họ tên, chức vụ)
Mẫu
số: 7-BB2
...........
NHÂN DÂN VIỆT NAM
...........................................
HỘI ĐỒNG GIÁM ĐỊNH Y KHOA
............................
Số:................/GĐYK
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI NGHĨA VIỆT NAM
Độc
lập - Tự do - Hạnh phúc
|
........, ngày.... tháng.... năm
19.....
BIÊN BẢN GIÁM ĐỊNH BỆNH TẬT
Theo Quyết định số...............
ngày....................... của.....................
thành lập Hội đồng Giám định Y
khoa............................................
Hội đồng Giám định Y
khoa............................................................
Phiên họp
ngày................................ tại............................ giám định
cho đồng
chí:................................................ Năm
sinh:...................
Cấp bậc:...............................
Đơn vị:................................................
Nguyên
quán:....................................................................................
Nơi ở trước khi nhập
ngũ:..................................................................
Ngày nhập
ngũ:............................... Ngày xuất ngũ;..........................
Theo giấy chứng nhận bệnh tật số:....
ngày..... tháng.... năm 19........
của:.....................................................................................................
Tình trạng bệnh tật:............................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
Kết
quả khám:
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
Kết
luận
Căn cứ vào bảng tiêu chuẩn bệnh
tật quy định tại Thông tư Liên bộ số 12/TT-LB ngày 26 tháng 7 năm 1995 của Liên
bộ Y tế - Lao động - Thương binh và xã hội
Đồng chí:....................................................................................................
- Tỷ lệ mất sức lao động do bệnh
tật:.............. % (......... phần trăm)
- Được hưởng tiêu chuẩn người phục
vụ mức:.............. đồng/tháng
Thành
viên
|
Cấp
bậc
|
Chức
vụ
|
Quyết
định bổ nhiệm (số, ngày, của ai)
|
Chữ
ký
|
Chủ tịch:
|
|
|
|
|
Uỷ viên
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
MẪU
SỐ: 7-BB3
...........
NHÂN DÂN VIỆT NAM
...........................................
Đơn vị:...............................
Số:...................../QĐ
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc
lập - Tự do - Hạnh phúc
|
....., ngày.... tháng.... năm
19.....
Số hồ
sơ:........................
QUYẾT
ĐỊNH
CỦA
THỦ TRƯỞNG:..................................................................
Về
việc cấp giấy chứng nhận và trợ cấp bệnh binh
- Căn cứ Nghị định 28/CP ngày 29
tháng 4 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
Điều của Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt
sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ
cách mạng;
- Theo biên bản giám định y khoa
số:............. ngày..... tháng.... năm 199... của Hội đồng Giám định Y
khoa.........................................................................
- Xét đề nghị của:..........................................................................
QUYẾT
ĐỊNH
Điều 1. Nay cấp giấy chứng
nhận bệnh binh số.................... và trợ cấp bệnh binh cho đồng
chí:......................................................... Số hiệu:.....................
Sinh ngày.... tháng..... năm
19..............
Nguyên
quán:.................................................................................
Cấp bậc:..........................................................................................
Đơn vị công
tác:.............................................................................
Lương chính
(SHP)...................... đ + PCTN ).....%) đ = ............. đ
Phụ cấp lương đặc biệt.............................................
% = ............ đ
Nhập ngũ:......................
Xuất ngũ:.......................... Tái ngũ..........
Tổng số tuổi quân được tính
là........... năm.............. tháng.
Trong đó có:..........
năm....... tháng được hưởng phụ cấp lương đặc biệt 100%.
Tỷ lệ mất sức lao động:........................
% (.................... phần trăm)
Được về nghỉ theo chế độ bệnh
binh kể từ ngày.... tháng.... năm 199....
Chỗ ở khi về nghỉ:..............................................................................
Điều 2. Đồng chí được hưởng
trợ cấp bệnh binh kể từ ngày... tháng... năm 19...
Trợ cấp hàng tháng:.......... %
x.......................... = .......................... đ
phụ cấp:...............................................
= .......................... đ
Cộng =
.......................... đ
(bằng chữ:...........................................................................................)
Điều 3. Các đồng chí......................................................................
.........................................
có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ghi
rõ họ tên, chức vụ)
Mẫu
số: 7-BB4
............
NHÂN DÂN VIỆT NAM
............................................
Số:...................../
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc
lập - Tự do - Hạnh phúc
|
....., ngày..... tháng... năm
19....
Số hồ sơ:......................
PHIẾU LẬP TRỢ CẤP BỆNH BINH
Họ và tên:......................................
Năm sinh:..............................
Nguyên
quán:................................................................................
Nhập ngũ ngày.... tháng.......
năm 19.....
Cơ quan, đơn vị:............................................................................
Cấp bậc, chức vụ:..........................................................................
Giấy chứng nhận bệnh tật số:..........
ngày.... tháng... năm 199.....
Của:...............................................................................................
Biên bản giám định bệnh tật số:.......
ngày... tháng.... năm 199....
Tỷ lệ mất sức lao động:.................................................................
Lương chính hoặc sinh hoạt phí
khi bị thương:.............................
Được hưởng trợ cấp kể từ
ngày......... tháng...... năm 199....
Theo Quyết định số:..............
ngày.... tháng... năm 19...... của.....
................................
Giấy chứng nhận bệnh binh số:....................
Chỗ ở hiện
nay:..............................................................................
PHẦN
TRỢ CẤP, PHỤ CẤP
- Trợ cấp một lần:.........................................
đ........................................
- Trợ cấp hàng
tháng:...................................
đ.........................................
- Phụ cấp bệnh binh đặc biệt nặng:..............
đ.........................................
- Phụ cấp cần phục vụ:.................................
đ.........................................
- Phụ cấp khu vực:.......................................
đ.........................................
- Trợ cấp
khác:.............................................
đ.........................................
- Trợ cấp được truy
lĩnh:.............................. đ.........................................
Cộng:........
đ.........................................
THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ghi
rõ họ tên, chức vụ)
Mẫu
số:7-BB5
...............
NHÂN DÂN VIỆT NAM
Đơn vị:.............................
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc
lập - Tự do - Hạnh phúc
|
PHIẾU CÁ NHÂN
CỦA CÁN BỘ, CHIẾN SĨ QUÂN ĐỘI, CÔNG AN NGHỈ
BỆNH BINH
Họ
và tên:.........................................................
Năm
sinh:........................... Dân tộc.................
Nguyên
quán:....................................................
Nhập ngũ ngày.............
tháng....... năm 199.....
Cấp bậc, chức vụ:..............................................
Cơ quan, đơn vị:................................................
Thời gian công tác trong quân đội.......
năm........ tháng
Tiền lương trước khi nghỉ việc
lương chính..................
......................................................................................
Mức lương để tính trợ cấp:............................................
Chỗ ở khi về nghỉ:.........................................................
......................................................................................
HOÀN
CẢNH GIA ĐÌNH
Họ, tên, tuổi, nghề nghiệp, chỗ ở
của vợ hoặc chồng....
.......................................................................................
........................................................................................
Họ, tên, tuổi, nghề nghiệp, chỗ ở
của các con:...............
1. ....................................................................................
2.
....................................................................................
3.
....................................................................................
4. ....................................................................................
QUÁ
TRÌNH CÔNG TÁC
Từ
tháng năm
|
Đến
tháng năm
|
Cấp
bậc, chức vụ, đơn vị, địa phương công tác đã qua
|
Thời
gian công tác
|
|
|
|
Năm
|
Tháng
|
Ngày
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Chứng nhận Làm tại............
ngày........ tháng......... năm 19....
Thủ trưởng đơn vị Cơ quan quản
lý hồ sơ xác nhận Người khai (ký tên)
Mẫu
số:7-BB6
........
NHÂN DÂN VIỆT NAM
Đơn
vị:...........................
Số:..................................
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc
lập - Tự do - Hạnh phúc
|
BẢN TRÍCH LỤC HỒ SƠ BỆNH BINH
Số hồ sơ tỉnh quản
lý:...................... Hồ sơ số:...................................
Họ và
tên:................................Ngày sinh:................ Nam, nữ:..........
Nguyên
quán:......................................................................................
Nhập
ngũ:............................... Đơn vị:...................................................
Cấp bậc, chức vụ:....................................................................................
Đơn vị khi xuất
ngũ:...............................................................................
Có thời gian công tác trong quân
đội, công an:........ năm... tháng.........
Trong đó: thời gian ở chiến trường:..........................
năm... tháng.........
Thời gian ở vùng đặc biệt khó
khăn gian khổ:.......... năm... tháng.........
Bị bệnh từ
ngày:.............................. đã điều trị tại bệnh viện:................
từ
ngày............../.........../19.......... đến
ngày............/........./....................
Số giấy chứng nhận bệnh
binh:................ của:.......................................
Biên bản giám định y khoa số:..........
ngày..... tháng...... năm................
Tình trạng bệnh tật:.................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
Tỷ lệ mất sức lao động do bệnh tật....
% (trong đó có tỷ lệ thương tật...)
Quyết định cấp giấy chứng nhận
và trợ cấp số:... ngày.... tháng... năm...
của..................................................
được xác nhận là bệnh binh
Trợ cấp được hưởng từ
ngày.......... tháng............ năm.............................
Mức trợ cấp hàng
tháng:..........................................................................
Phụ cấp khác (nếu
có):.............................................................................
Chế độ khác đang hưởng:.........................................................................
Trích lục bệnh binh lưu tại Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội kèm theo hồ sơ chuyển Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội tỉnh:..........................................
Số giấy chứng nhận bệnh binh Ngày....
tháng.... năm 199
Số:...........................................
THỦ TRƯỞNG
(Ghi
rõ họ tên, chức vụ
ký
tên, đóng dấu)
UBND
TỈNH, THÀNH PHỐ
.............................
SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI
Số:...................
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc
lập - Tự do - Hạnh phúc
|
....., ngày.... tháng.... năm
19.....
PHIẾU
BÁO DI CHUYỂN HỒ SƠ
Kính
gửi: Cục thương binh liệt sĩ và người có công
Sở Lao động - thương binh và Xã
hội tỉnh..... đã di chuyển hồ sơ
Ông,
bà:...........................................
Là:.......................................
Số hồ
sơ:.......................................... Số giấy chứng nhận:............
đã di chuyển đến Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội tỉnh:.....
theo giấy giới thiệu di chuyển số.........
ngày.... tháng... năm........
Ông,
bà:.............................. Hiện đang cư trú chính thức tại:........
xã (phường).........................
huyện (quận).....................................
Xin báo để Cục Thương binh liệt
sĩ và người có công theo dõi.
GIÁM
ĐỐC
SỞ
LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH
(Ký
tên, đóng dấu)
Nguyễn
Đình Liêu
(Đã
ký)
|
Nguyễn
Trọng Xuyên
(Đã
ký)
|
Nguyễn
Văn Tính
(Đã
ký)
|