BỘ
NỘI VỤ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
12/2024/TT-BNV
|
Hà
Nội, ngày 08 tháng 12 năm 2024
|
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH TẶNG KỶ NIỆM CHƯƠNG VỀ NGÀNH, LĨNH VỰC THUỘC THẨM
QUYỀN QUẢN LÝ CỦA BỘ NỘI VỤ
Căn cứ Luật Thi đua, khen thưởng ngày 15 tháng 6 năm
2022;
Căn cứ Nghị định số 98/2023/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2023 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng;
Căn cứ Nghị định số 63/2022/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2022 của Chính
phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Theo đề nghị của
Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ;
Bộ trưởng Bộ Nội vụ
ban hành Thông tư quy định tặng Kỷ niệm chương về ngành, lĩnh vực thuộc thẩm
quyền quản lý của Bộ Nội vụ.
Chương
I
CÁC QUY ĐỊNH CHUNG
Điều
1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định
về tên, nguyên tắc, đối tượng, tiêu chuẩn; mức tiền thưởng Kỷ niệm chương; quyền
và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc xét tặng Kỷ niệm chương; mẫu Kỷ
niệm chương về ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nội vụ (sau đây
gọi chung là Kỷ niệm chương).
Điều
2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng
đối với các cá nhân được xét tặng Kỷ niệm chương; các cơ quan, tổ chức đề nghị
xét tặng, trao tặng; các cơ quan, tổ chức khác liên quan đến việc xét tặng Kỷ
niệm chương.
Điều
3. Kỷ niệm chương thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nội vụ
Kỷ niệm chương là
hình thức khen thưởng của Bộ trưởng Bộ Nội vụ nhằm ghi nhận, động viên đối với
cá nhân có công lao, đóng góp, cống hiến vào sự nghiệp xây dựng và phát triển của
Bộ và ngành Nội vụ, bao gồm các loại sau:
1. Kỷ niệm chương “Vì
sự nghiệp ngành Tổ chức nhà nước”;
2. Kỷ niệm chương “Vì
sự nghiệp Thi đua, Khen thưởng”;
3. Kỷ niệm chương “Vì
sự nghiệp Quản lý nhà nước về Tín ngưỡng, Tôn giáo”;
4. Kỷ niệm chương “Vì
sự nghiệp Văn thư, Lưu trữ”.
Điều
4. Nguyên tắc xét tặng Kỷ niệm chương
1. Mỗi loại Kỷ niệm chương
chỉ xét tặng một lần cho cá nhân. Trường hợp cá nhân đủ tiêu chuẩn có thể được
tặng nhiều loại Kỷ niệm chương. Không có hình thức truy tặng Kỷ niệm chương.
2. Việc xét tặng Kỷ
niệm chương đảm bảo chính xác, công bằng, dân chủ, công khai, minh bạch và kịp
thời, đúng đối tượng, tiêu chuẩn được quy định tại Thông tư này.
3. Thời gian thi hành
kỷ luật không được tính vào thời gian công tác để xét tặng Kỷ niệm chương.
Đối với trường hợp bị
kỷ luật oan sai, đã được phục hồi quyền lợi thì thời gian chịu kỷ luật oan sai
được tính vào thời gian công tác để xét tặng Kỷ niệm chương.
4. Bộ Nội vụ xét tặng
Kỷ niệm chương vào dịp kỷ niệm ngày truyền thống của các ngành hoặc xét tặng đột
xuất đối với các trường hợp đặc biệt.
Điều
5. Mức tiền thưởng Kỷ niệm chương
1. Cá nhân được tặng
Kỷ niệm chương được nhận Bằng, Khung, Kỷ niệm chương, Hộp đựng Kỷ niệm chương
và tiền thưởng bằng 0.4 lần mức lương cơ sở.
2. Cá nhân người Việt
Nam định cư ở nước ngoài; cá nhân người nước ngoài; cá nhân có sự giúp đỡ, ủng
hộ về tài chính hoặc hiện vật, tài sản cho sự phát triển của Bộ Nội vụ hoặc
trong ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nội vụ được tặng Kỷ niệm chương
được nhận Bằng, Khung, Kỷ niệm chương, Hộp đựng Kỷ niệm chương kèm theo tặng phẩm
lưu niệm có giá trị tương đương bằng 0.4 lần mức lương cơ sở.
Điều
6. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc xét tặng Kỷ niệm chương
1. Tổ chức đề nghị
xét tặng Kỷ niệm chương phải thực hiện đúng, đầy đủ, kịp thời, đảm bảo tính
chính xác, trung thực và chịu trách nhiệm về đối tượng, tiêu chuẩn và hồ sơ đề
nghị xét tặng theo quy định của Thông tư này và các quy định khác có liên quan
về thi đua, khen thưởng.
2. Cá nhân được tặng
Kỷ niệm chương có trách nhiệm tiếp tục gìn giữ, bảo quản, lưu
giữ các hiện vật khen thưởng và phát huy truyền thống của Bộ và ngành Nội vụ,
gương mẫu thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước.
3. Tổ chức, cá nhân
có quyền khiếu nại, tố cáo về việc đề nghị và xét tặng Kỷ niệm chương theo quy
định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Chương
II
ĐỐI TƯỢNG, TIÊU CHUẨN XÉT TẶNG KỶ NIỆM CHƯƠNG
Điều
7. Đối tượng xét tặng Kỷ niệm chương
1. Cá nhân đã và đang
công tác trong ngành Tổ chức nhà nước; Thi đua, khen thưởng; Quản lý nhà nước về
Tín ngưỡng, Tôn giáo; Văn thư, Lưu trữ:
a) Kỷ niệm chương “Vì
sự nghiệp ngành Tổ chức nhà nước”:
Công chức, viên chức
và người lao động công tác trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc Bộ Nội vụ,
gồm: Các Vụ, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ, Văn phòng Ban Cán sự đảng Bộ, Cơ quan
chuyên trách Đảng ủy Bộ, Văn phòng Công đoàn Bộ, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ
Chí Minh Bộ Nội vụ, Viện Khoa học tổ chức nhà nước, Tạp chí Tổ chức nhà nước,
Trung tâm Thông tin.
Công chức, viên chức
làm công tác tổ chức cán bộ tại các đơn vị trực thuộc Bộ Nội vụ, gồm: Cục Văn
thư và Lưu trữ nhà nước, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Ban Tôn giáo
Chính phủ, Học viện Hành chính Quốc gia.
Cán bộ, công chức,
viên chức, người lao động chuyên trách hoặc kiêm nhiệm công tác tổ chức cán bộ
tại các bộ, ban, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức
chính trị xã hội - nghề nghiệp có tổ chức đảng đoàn hoặc có tổ chức đảng thuộc
Đảng bộ khối các cơ quan Trung ương.
Công chức, người lao
động công tác trong ngành Tổ chức nhà nước tại Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương.
Công chức công tác
trong ngành Tổ chức nhà nước thuộc Phòng Nội vụ cấp huyện.
Công chức, viên chức
chuyên trách hoặc kiêm nhiệm công tác tổ chức cán bộ tại Văn phòng Hội đồng
nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh.
b) Kỷ niệm chương “Vì
sự nghiệp Thi đua, Khen thưởng”:
Lãnh đạo và thành
viên Hội đồng Thi đua, Khen thưởng Trung ương.
Công chức, viên chức,
người lao động làm việc trong các phòng, đơn vị thuộc Ban Thi đua - Khen thưởng
Trung ương.
Cán bộ, công chức
chuyên trách, kiêm nhiệm công tác thi đua, khen thưởng tại các bộ, cơ quan
ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Tòa án nhân dân tối cao; Viện Kiểm sát nhân
dân tối cao; Văn phòng Trung ương Đảng, các ban của Đảng và tương đương ở Trung
ương; Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước; Kiểm toán nhà nước; Ủy ban
Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của các tổ chức
chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp có tổ chức đảng đoàn
hoặc có tổ chức đảng thuộc Đảng bộ khối các cơ quan Trung ương.
Công chức, người lao
động làm việc trong các Ban (Phòng) Thi đua - Khen thưởng thuộc Sở Nội vụ các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương; công chức chuyên trách hoặc kiêm nhiệm công
tác thi đua, khen thưởng tại Phòng Nội vụ cấp huyện.
Cán bộ, công chức,
viên chức chuyên trách, kiêm nhiệm công tác thi đua, khen thưởng tại xã, phường,
thị trấn.
c) Kỷ niệm chương “Vì
sự nghiệp Quản lý nhà nước về Tín ngưỡng, Tôn giáo”:
Công chức, viên chức,
người lao động công tác tại các đơn vị thuộc và trực thuộc Ban Tôn giáo Chính
phủ.
Cán bộ, công chức,
người lao động chuyên trách hoặc kiêm nhiệm công tác tín ngưỡng, tôn giáo tại
các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội
ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.
Công chức, người lao
động làm công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo thuộc các cơ quan
chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Công chức chuyên
trách, kiêm nhiệm công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo thuộc các
cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Cán bộ, công chức
kiêm nhiệm công tác tín ngưỡng, tôn giáo tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
d) Kỷ niệm chương “Vì
sự nghiệp Văn thư, Lưu trữ”:
Công chức, viên chức,
người lao động công tác tại các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục Văn thư và Lưu
trữ nhà nước.
Công chức, viên chức,
người lao động công tác tại Chi cục Văn thư - Lưu trữ hoặc Phòng tham mưu giúp
Sở Nội vụ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về văn thư, lưu trữ tại các
Trung tâm Lưu trữ lịch sử của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Công chức, làm công
tác văn thư, lưu trữ tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
và người lao động chuyên trách hoặc kiêm nhiệm công tác văn thư, lưu trữ tại
các doanh nghiệp nhà nước do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành
lập.
Công chức làm công
tác tham mưu thực hiện chức năng quản lý nhà nước về văn thư, lưu trữ cấp huyện.
Cán bộ, công chức,
viên chức, người lao động chuyên trách hoặc kiêm nhiệm công tác văn thư, lưu trữ
tại các bộ, ban, ngành, các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,
tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập; tổ chức xã hội, tổ chức
xã hội nghề nghiệp; các tổng công ty, tập đoàn kinh tế do Thủ tướng Chính phủ
quyết định thành lập.
2. Lãnh đạo Đảng, Nhà
nước; lãnh đạo các bộ, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị
- xã hội ở Trung ương; lãnh đạo các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương; lãnh đạo các Tổng cục, Cục thuộc bộ, ngành; lãnh đạo các
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc
Trung ương có công lao đóng góp trong quá trình xây dựng và phát triển chung của
Bộ Nội vụ hoặc một trong các ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nội
vụ.
3. Cá nhân là người
Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài có công xây dựng và củng cố mối
quan hệ hợp tác hữu nghị toàn diện với Bộ Nội vụ hoặc một trong các ngành, lĩnh
vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nội vụ.
4. Công dân có công
lao đóng góp trong quá trình xây dựng và phát triển chung của Bộ Nội vụ hoặc một
trong các ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nội vụ.
5. Các trường hợp
khác theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
Điều
8. Tiêu chuẩn xét tặng Kỷ niệm chương
1. Đối với các đối tượng
quy định tại khoản 1 Điều 7:
a) Cá nhân hoạt động
chuyên trách hoặc kiêm nhiệm từ đủ 15 năm trở lên, hoàn thành tốt nhiệm vụ trở
lên trong thời gian quy định là tiêu chuẩn để xét tặng.
Trường hợp cá nhân được
cử đi học tập hoặc thực hiện nghĩa vụ quân sự chấp hành tốt quy định của cơ sở
đào tạo, bồi dưỡng hoặc đơn vị quân sự, hoàn thành nhiệm vụ học tập, đào tạo, đạt
kết quả từ loại khá trở lên (đối với các khóa có xếp loại) thì thời gian đi học,
thực hiện nghĩa vụ quân sự được tính là thời gian công tác để xét tặng Kỷ niệm chương.
b) Đối với các cá
nhân có quá trình công tác trong ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ
Nội vụ, nếu thời gian công tác của mỗi ngành, lĩnh vực không đủ thời gian để
xét tặng Kỷ niệm chương về ngành, lĩnh vực thì tổng thời gian công tác trong
các ngành, lĩnh vực của cá nhân đó được tính để xét tặng Kỷ niệm chương và được
đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương về ngành, lĩnh vực hiện đang công tác tại thời điểm
đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương (hoặc trước khi nghỉ hưu).
c) Cá nhân nữ được
xét tặng Kỷ niệm chương sớm hơn 02 năm so với thời gian quy định.
d) Tính đến thời điểm
nghỉ hưu, nếu cá nhân còn thiếu từ 01 đến dưới 12 tháng thời gian so với quy định
thì được xem xét tặng Kỷ niệm chương trước khi nghỉ hưu.
2. Đối với các đối tượng
quy định tại khoản 2 Điều 7:
a) Lãnh đạo Đảng, Nhà
nước, Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có công lao đóng góp trong quá trình
xây dựng và phát triển của Bộ Nội vụ.
b) Lãnh đạo bộ, ban,
ngành, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương; Lãnh đạo các Tổng cục, Cục thuộc
bộ, ngành; Bí thư, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy trực
thuộc Trung ương; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương; Ủy
viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương; Trưởng đoàn Đại biểu
Quốc hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; lãnh đạo Sở Nội vụ các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương: Có thời gian giữ chức vụ từ đủ 05 năm trở lên
phụ trách 01 trong 04 ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nội vụ.
c) Lãnh đạo Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh và lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương; Bí thư, Phó Bí thư Huyện ủy, Quận ủy, Thị ủy,
Thành ủy; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ủy
viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Thị ủy, Thành ủy trực thuộc Tỉnh ủy; Ủy
viên Ban Thường vụ Quận ủy, Huyện ủy, Thị ủy, Thành ủy trực thuộc Thành ủy
Thành phố trực thuộc Trung ương: Có thời gian giữ chức vụ từ đủ 10 năm trở lên
phụ trách 01 trong 04 ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nội vụ.
d) Lãnh đạo hoặc
thành viên Hội đồng Thi đua, Khen thưởng Trung ương: Kiêm nhiệm từ đủ 05 năm trở
lên.
đ) Thời gian giữ chức
vụ được tính để xét tặng Kỷ niệm chương được cộng dồn nếu cá nhân không phụ
trách liên tục ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nội vụ.
3. Đối với các đối tượng
quy định tại khoản 3 Điều 7:
Có thành tích xuất sắc
trong việc củng cố quan hệ hợp tác quốc tế, đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây
dựng và phát triển của Bộ Nội vụ hoặc một trong các ngành, lĩnh vực thuộc thẩm
quyền quản lý của Bộ Nội vụ.
4. Đối với các đối tượng
quy định tại khoản 4 Điều 7:
Công dân có công hiến
tặng tài liệu lưu trữ cho các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia, Trung tâm lưu trữ lịch
sử cấp tỉnh; công dân có sự giúp đỡ, ủng hộ về tài chính hoặc hiện vật, tài sản
cho sự phát triển của Bộ Nội vụ hoặc một trong các ngành, lĩnh vực thuộc thẩm
quyền quản lý của Bộ Nội vụ.
Điều
9. Đối tượng chưa được và không được xét tặng Kỷ niệm chương
1. Đối tượng chưa được
xét tặng Kỷ niệm chương
a) Cá nhân đang trong
thời gian xem xét kỷ luật hoặc có liên quan đến các vụ án hình sự mà chưa có kết
luận của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
b) Cá nhân đang trong
quá trình điều tra, thanh tra, kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm hoặc có đơn thư
khiếu nại, tố cáo, có vấn đề tham nhũng, tiêu cực đang được xác minh làm rõ
theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định số 98/2023/NĐ-CP
ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Thi đua, khen thưởng.
2. Đối tượng không được
xét tặng Kỷ niệm chương
Cá nhân bị kỷ luật buộc
thôi việc, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị khai trừ khỏi Đảng.
Chương
III
MẪU KỶ NIỆM CHƯƠNG
Điều
10. Mẫu Kỷ niệm chương
1 . Kỷ niệm chương
“Vì sự nghiệp ngành Tổ chức nhà nước”
a) Cuống Kỷ niệm chương:
Chất liệu của cuống
là hợp kim đồng, kích thước 31mm x
13mm, độ dày 3mm, viền ngoài mạ màu vàng độ rộng viền 1.5mm.
Mặt trước của cuống Kỷ
niệm chương: Ngôi sao 5 cánh mạ màu vàng trên nền màu đỏ; hàn tai kẹp, gắn ghim
cài áo, song song với chiều ngang hình chữ nhật của thân Kỷ niệm chương.
Mặt sau cuống Kỷ niệm
chương có ghim cài kích thước 23mm x
3mm, làm bằng chất liệu hợp kim đồng.
b) Thân Kỷ niệm chương:
Thân Kỷ niệm chương
có chất liệu là hợp kim đồng, mặt ngoài mạ màu vàng; kích
thước 45mm x 43mm, độ dày 4mm.
Thân Kỷ niệm chương
có hình ngôi sao 5 cánh cách điệu dập nổi; đường kính đường tròn nội tiếp các cạnh
của ngôi sao 22.5mm. Mặt trước của thân Kỷ niệm chương: Vòng tròn có viền trong
và viền ngoài, giữa 2 vòng tròn có viết chữ, có độ rộng khoảng 3.2mm. Xung
quanh bên trong hình tròn nội tiếp các cạnh của ngôi sao là dòng chữ “VÌ SỰ
NGHIỆP NGÀNH TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC” ở vòng cung trên, được viết bằng phông chữ Times
New Roman, kiểu chữ in hoa, đứng. Nửa vòng cung dưới in hình bánh xe răng cưa đặt
ở giữa hai bó lúa, mỗi bên 11 hạt. Chính giữa vòng tròn là hình tòa nhà Phủ Chủ
tịch nước, ngay bên dưới hình Tòa nhà là dòng chữ số “28/8/1945”. Toàn bộ nền của
hình tròn nội tiếp là màu đỏ cờ.
Mặt sau của thân Kỷ
niệm chương: Dập nổi hình lưới nhỏ.
c) Cuống Kỷ niệm chương
và thân Kỷ niệm chương được liên kết với nhau bằng 3 vòng tròn nhỏ 4mm chất liệu
hợp kim đồng.
d) Mẫu Kỷ niệm chương
được minh họa tại mẫu số 01 phụ lục kèm theo Thông tư
này.
2. Kỷ niệm chương “Vì
sự nghiệp Thi đua, Khen thưởng”
a) Cuống Kỷ niệm chương:
Chất liệu của cuống
là hợp kim đồng mạ màu vàng, kích thước 32mm x 14mm, độ dày khoảng 1.5mm, bề mặt phủ một lớp thủy tinh hữu cơ trong suốt.
Mặt trước của cuống Kỷ
niệm chương là Cờ Tổ quốc hình chữ nhật, bề mặt phủ một lớp thủy tinh hữu cơ
trong suốt. Mặt sau cuống Kỷ niệm chương có ghim cài, làm bằng chất liệu hợp
kim đồng.
b) Thân Kỷ niệm chương:
Thân Kỷ niệm chương
có chất liệu là hợp kim đồng, mạ màu vàng.
Thân Kỷ niệm chương
có hình ngôi sao 5 cánh cách điệu dập nổi, phần dầy nhất là 4.5mm; đường kính
đường tròn ngoại tiếp các cánh của ngôi sao 51mm. Đường kính đường tròn nội tiếp
các cánh của ngôi sao 25mm. Xung quanh bên trong đường tròn nội tiếp các cánh của
ngôi sao là dòng chữ “THI ĐUA LÀ YÊU NƯỚC - YÊU NƯỚC THÌ PHẢI THI ĐUA”, chữ màu
vàng, phông chữ Times New Roman, kiểu chữ in hoa, đứng. Chính giữa đường tròn nội
tiếp là hình bán thân, nghiêng Bác Hồ dập nổi, phía dưới hình Bác Hồ là hoa Sen
dập nổi. Toàn bộ nền của đường tròn nội tiếp là màu đỏ cờ.
Mặt sau của thân Kỷ
niệm chương: Trơn.
c) Cuống và thân Kỷ
niệm chương được liên kết với nhau bằng 01 vòng tròn nhỏ chất liệu hợp kim đồng.
d) Mẫu Kỷ niệm chương
được minh họa tại mẫu số 02 phụ lục kèm theo Thông
tư này.
3. Kỷ niệm chương “Vì
sự nghiệp Quản lý nhà nước về Tín ngưỡng, Tôn giáo”
a) Cuống Kỷ niệm chương:
Chất liệu của cuống
là hợp kim đồng mạ màu vàng, kích thước 24mm x 8mm, độ dày khoảng 3mm, viền ngoài mạ vàng độ rộng viền 1.5mm.
Mặt trước của cuống Kỷ
niệm chương: Hình chữ nhật ở giữa có ngôi sao 5 cánh màu vàng đồng trên nền màu
đỏ; hàn tai kẹp, gắn ghim cài áo, song song với chiều ngang hình chữ nhật của
thân Kỷ niệm chương. Mặt sau cuống Kỷ niệm chương có ghim cài kích thước 23mm x
3mm, làm bằng chất liệu hợp kim đồng mạ màu vàng.
b) Thân Kỷ niệm chương:
Thân Kỷ niệm chương
có chất liệu là hợp kim đồng, mặt ngoài mạ màu vàng; kích
thước 42mm x 41mm, độ dày 3mm.
Thân Kỷ niệm chương
có hình ngôi sao 5 cánh cách điệu dập nổi; đường kính đường tròn nội tiếp các cạnh
của ngôi sao khoảng 21mm. Mặt trước của thân Kỷ niệm chương: Vòng tròn có viền
trong và viền ngoài, giữa 2 vòng tròn có viết chữ, có độ rộng khoảng 3.2mm.
Xung quanh bên trong hình tròn nội tiếp các cạnh của ngôi sao là
dòng chữ “VÌ SỰ NGHIỆP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO” ở vòng cung
trên và dòng chữ số “02-8-1955” vòng cung dưới
trên nền màu vàng, chữ màu đỏ, phông chữ Times New Roman, kiểu chữ in hoa, đứng.
Tiếp theo là vòng cung trên dưới chữ “VÌ SỰ NGHIỆP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÍN NGƯỠNG,
TÔN GIÁO” là hình 54 hạt lúa và vòng cung dưới là dòng chữ “BAN TÔN GIÁO CHÍNH
PHỦ”, chữ màu vàng trên nền đỏ. Vòng cung trong cùng trên là hình ảnh 9 con
chim Lạc và vòng cung dưới hình bông sen màu hồng. Hình tròn nhỏ chính giữa là
Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xung quanh quốc huy tỏa ra là
các đường kẻ xanh và trắng.
Mặt sau của thân Kỷ
niệm chương: Trơn, mạ màu vàng.
c) Cuống Kỷ niệm chương
và thân Kỷ niệm chương được liên kết với nhau bằng 2 vòng tròn nhỏ khoảng 4mm
chất liệu hợp kim đồng.
d) Mẫu Kỷ niệm chương
được minh họa tại mẫu số 03 phụ lục kèm theo Thông
tư này.
4. Kỷ niệm chương “Vì
sự nghiệp Văn thư, Lưu trữ”
a) Cuống Kỷ niệm chương
Hình chữ nhật, chất
liệu hợp kim đồng 3D mạ màu vàng, kích thước
24mm x 8mm, độ dày 1mm.
Mặt trước cuống: Phủ
thủy tinh, in 2 dòng chữ căn giữa cuống nền đỏ chữ vàng, dòng chữ phía trên
“CHXHCN VIỆT NAM”, dòng chữ phía dưới “BỘ NỘI VỤ”, phông chữ Times New Roman,
kiểu chữ in hoa, đứng.
Mặt sau cuống: Gắn
ghim cài áo, chính giữa chiều ngang hình chữ nhật của cuống thân Kỷ niệm chương,
kích thước 20mm x 4mm, chất liệu hợp kim đồng mạ màu
vàng.
b) Thân Kỷ niệm chương
Chất liệu hợp
kim đồng 3D mạ màu vàng, kích thước 41mm x
42mm, độ dày 4mm.
Mặt trước có hình
ngôi sao 5 cánh tỏa hào quang, chất liệu hợp kim đồng mạ màu vàng; ở giữa ngôi
sao có hình tròn phủ thủy tinh, đường kính 23 mm, viền ngoài hình tròn 3mm, nửa
trên viền ngoài hình tròn in dòng chữ “VÌ SỰ
NGHIỆP VĂN THƯ LƯU TRỮ’ bằng phông chữ Times New Roman, kiểu chữ in hoa, đứng;
nửa dưới viền ngoài hình tròn in hình bánh xe răng cưa đặt ở giữa hai bó lúa (biểu
tượng của Quốc huy Việt Nam), chính giữa hình trong có hình logo của Cục Văn
thư và Lưu trữ nhà nước màu đỏ trên nền xanh nhạt.
Mặt sau: Trơn, chất
liệu hợp kim đồng mạ màu vàng.
c) Cuống Kỷ niệm chương
và thân Kỷ niệm chương được liên kết với nhau bằng vòng tròn, đường kính 7mm,
chất liệu hợp kim đồng mạ màu vàng.
d) Mẫu Kỷ niệm chương
được minh họa tại mẫu số 04 phụ lục kèm theo Thông
tư này.
Điều
11. Bằng Kỷ niệm chương
1. Họa tiết hoa văn
trên Bằng:
a) Họa tiết hoa văn
trang trí xung quanh: Đường viền liền kép, nét ngoài cùng độ rộng 2pt, màu đen.
b) Hình nền bằng để
trắng, có hoa văn họa tiết trống đồng màu vàng nhạt; bên trái, bắt đầu từ 1/2
khổ Bằng từ dưới trở lên là hình Kỷ niệm chương của ngành, lĩnh vực thuộc thẩm
quyền quản lý của Bộ Nội vụ; bên phải là phần chữ nội dung.
2. Nội dung trên Bằng:
a) Dòng thứ nhất bên
phải ghi Quốc hiệu: “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”, được trình bày bằng
chữ in hoa, phông chữ Times New Roman, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng, đậm, màu đen.
b) Dòng thứ hai bên
phải ghi Tiêu ngữ: “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” được trình bày bằng chữ in thường,
phông chữ Times New Roman, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm, màu đen ở liền phía
dưới Quốc hiệu; chữ cái đầu của các cụm từ được viết hoa, giữa các cụm từ có gạch
nối, có cách chữ; phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng độ dài
của dòng chữ.
c) Dòng thứ ba bên phải
ghi: “BỘ NỘI VỤ”; chữ in hoa, phông chữ Times New Roman, cỡ chữ 25pt, kiểu chữ
đứng, đậm, màu đỏ.
d) Dòng thứ tư bên phải
ghi: “TẶNG”, chữ in hoa, phông chữ Times New Roman, cỡ chữ 16, kiểu chữ đứng, đậm,
màu đen.
đ) Dòng thứ năm bên
phải ghi hình thức khen thưởng “KỶ NIỆM CHƯƠNG”, chữ in hoa, phông chữ Times
New Roman, cỡ chữ 25, kiểu chữ đứng, đậm, màu đỏ.
e) Dòng thứ sáu bên
phải ghi tên loại Kỷ niệm chương của Bộ Nội vụ
g) Các dòng tiếp theo
ghi: Tên của cá nhân được khen thưởng, chữ in thường, phông chữ Times New
Roman, cỡ chữ 16, kiểu chữ nghiêng, đậm, màu đen; chức
danh, đơn vị công tác của cá nhân được khen thưởng, chữ thường, phông chữ Times
New Roman, cỡ chữ 14, kiểu chữ nghiêng, đậm, màu đen; thành tích, công lao góp phần
xây dựng và phát triển về ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nội vụ,
chữ thường, phông chữ Times New Roman, cỡ chữ 14, kiểu chữ nghiêng, chữ màu
đen.
h) Phía dưới bên trái
là số quyết định, ngày, tháng, năm ghi theo số, ngày, tháng, năm ban hành quyết
định và “Số sổ vàng” đặt dưới dòng số quyết định ghi số thứ tự của đối tượng được
khen thưởng trong quyết định; chữ của hai dòng này in thường, phông chữ Times
New Roman, cỡ chữ 11, kiểu chữ nghiêng, đậm, màu đen.
i) Phía dưới bên phải
ghi: “Hà Nội, ngày... tháng... năm”, chữ in thường, phông chữ Times New Roman,
cỡ chữ 11, kiểu chữ nghiêng, đậm, màu đen.
k) Dưới dòng địa danh
là dòng chữ ghi thẩm quyền của người có thẩm quyền quyết định khen thưởng: “BỘ
TRƯỞNG”, chữ in hoa, phông chữ Times New Roman, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng, đậm,
màu đen.
l) Khoảng trống để ký
tên, đóng dấu, ghi họ và tên của Bộ trưởng.
m) Mẫu Bằng Kỷ niệm chương
được minh họa tại mẫu số 05 phụ lục kèm theo Thông
tư này.
Điều
12. Hộp đựng Kỷ niệm chương
Hộp đựng Kỷ niệm chương
về các ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nội vụ có kích thước
ngang 68 mm x dọc 92 mm x
dày 14 mm. Nắp nhựa trong, thân đỏ; khay xốp cố định Kỷ niệm chương, phủ nhung
đỏ đựng Kỷ niệm chương.
Chương
IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều
13. Trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương
Bộ, ban, ngành, đoàn
thể Trung ương, Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách
nhiệm tiếp nhận hồ sơ của các đơn vị, đối chiếu với tiêu chuẩn, lập hồ sơ cá
nhân đủ tiêu chuẩn và gửi về Bộ Nội vụ để thực hiện quy trình xét tặng Kỷ niệm chương
theo quy định.
Điều
14. Tổ chức trao tặng Kỷ niệm chương
1. Thời gian tổ chức
trao tặng Kỷ niệm chương vào dịp kỷ niệm Ngày truyền thống của các ngành: Tổ chức
nhà nước (28/8); Thi đua yêu nước (11/6); Quản lý nhà nước về Tín ngưỡng, Tôn
giáo (02/8) và Văn thư, Lưu trữ (03/01).
2. Bộ trưởng Bộ Nội vụ
trao tặng hoặc ủy quyền cho người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, tổ chức đề nghị
xét tặng Kỷ niệm chương tổ chức trao tặng cho các cá nhân theo quy định hiện
hành về trao thưởng, đảm bảo trang trọng, tránh phô trương, hình thức, lãng
phí.
Điều
15. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu
lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2025 và thay thế cho
Thông tư
số 14/2019/TT-BNV ngày 15
tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định tặng Kỷ niệm chương về các
lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nội vụ và Thông tư số 08/2022/TT-BNV ngày 19 tháng 9 năm 2022 của Bộ
trưởng Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 14/2019/TT-BNV ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Bộ
trưởng Bộ Nội vụ quy định tặng Kỷ niệm chương về các lĩnh vực thuộc thẩm quyền
quản lý của Bộ Nội vụ.
Điều
16. Điều khoản thi hành
1. Văn phòng Bộ Nội vụ,
Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Nội vụ; các bộ, ngành, cơ
quan Trung ương; các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm tổ chức thực
hiện Thông tư này.
2. Trong quá trình
triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá
nhân phản ánh kịp thời về Bộ Nội vụ để
nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng Chính phủ; Hội đồng TĐKT Trung ương;
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; các Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế Nhà
nước; ĐH Quốc gia Hà Nội; ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh;
- Website Chính phủ, Công báo;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL thuộc Bộ Tư pháp;
- Bộ trưởng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ;
- Các đơn vị, tổ chức thuộc, trực thuộc Bộ Nội vụ;
- Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Lưu: Văn thư, VP (TĐKT&TT,NS).
|
BỘ
TRƯỞNG
Phạm Thị Thanh Trà
|
PHỤ LỤC
MẪU BẢN VẼ THIẾT KẾ KỶ NIỆM CHƯƠNG, BẰNG KỶ CHƯƠNG, HỘP ĐỰNG
KỶ NIỆM CHƯƠNG VỀ NGÀNH, LĨNH VỰC THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ CỦA BỘ NỘI VỤ
(Kèm theo Thông tư số 12/2024/TT-BNV
ngày 08/12/2024
của Bộ trưởng Bộ Nội vụ)
Mẫu số 01
|
Kỷ niệm chương “Vì
sự nghiệp ngành Tổ chức nhà nước”
|
Mẫu số 02
|
Kỷ niệm chương “Vì
sự nghiệp Thi đua, khen thưởng”
|
Mẫu số 03
|
Kỷ niệm chương “Vì
sự nghiệp Quản lý nhà nước về Tín ngưỡng, Tôn giáo”
|
Mẫu số 04
|
Kỷ niệm chương “Vì
sự nghiệp Văn thư, Lưu trữ”
|
Mẫu số 05
|
Mẫu Bằng Kỷ niệm chương
về ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nội vụ
|
Mẫu số 01
MẪU KỶ NIỆM CHƯƠNG
“VÌ SỰ NGHIỆP NGÀNH TỔ
CHỨC NHÀ NƯỚC”
Chất liệu: Hợp kim đồng
mạ màu vàng.
Công nghệ: Dập nổi, đổ
màu
Hộp
nhựa đựng sản phẩm:
Nắp nhựa trong, thân
đỏ, cốt định hình theo hình knc, phủ
nhung đỏ đựng sản phẩm
Mẫu số 02
MẪU KỶ NIỆM CHƯƠNG
“VÌ SỰ NGHIỆP THI ĐUA, KHEN THƯỞNG”
Mẫu số 03
MẪU KỶ NIỆM CHƯƠNG
“VÌ SỰ NGHIỆP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÍN NGƯỠNG,
TÔN GIÁO”
Mẫu số 04
MẪU KỶ NIỆM CHƯƠNG
“VÌ SỰ NGHIỆP VĂN
THƯ, LƯU TRỮ”
Mẫu số 05
MẪU BẰNG KỶ NIỆM CHƯƠNG VỀ CÁC LĨNH VỰC
THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN
LÝ CỦA BỘ NỘI VỤ
1. Bìa Bằng Kỷ niệm chương:
2. Mặt trước của Bằng
Kỷ niệm chương:
Ghi
chú: (i) Kích thước: 210 x 148
mm (khổ giấy A5); (ii) Bìa: Màu đỏ cờ; mặt trước in màu và biểu trưng của
ngành, lĩnh vực; (iii) Tặng Kỷ niệm chương về ngành, lĩnh vực nào, in logo về
ngành, lĩnh vực đó.