BỘ
LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
10/2002/TT-BLĐTBXH
|
Hà
Nội, ngày 12 tháng 6 năm 2002
|
THÔNG TƯ
CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI SỐ
10/2002/TT-BLĐTBXH NGÀY 12-6-2002 VỀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY CHẾ
THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ BẢO TRỢ XÃ HỘI (BAN HÀNH KÈM THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ
25/2001/NĐ/CP NGÀY 31-5-2001 CỦA CHÍNH PHỦ)
Căn cứ Quy chế thành lập và
hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 25/2001/NĐ/CP
ngày 31-5-2001 của Chính phủ, Bộ Lao động thương binh và xã hội hướng dẫn thực
hiện một số điều của Quy chế này như sau:
I. HỒ SƠ, THỦ
TỤC THÀNH LẬP VÀ GIẢI THỂ
1. Hồ sơ thành lập cơ sở bảo trợ
xã hội
Hồ sơ thành lập cơ sở bảo trợ xã
hội thực hiện theo quy định tại Điều 6, Điều 7 của Quy chế, cụ thể:
a) Đề án thành lập cơ sở bảo trợ
xã hội của cá nhân và tổ chức, đoàn thể theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông
tư này.
b) Các giấy tờ xác nhận quyền sở
hữu, sử dụng nhà, đất, phương tiện phục vụ cho các hoạt động của cơ sở bảo trợ
xã hội chỉ nộp bản sao có công chứng Nhà nước theo quy định.
c) Đơn xin thành lập cơ sở bảo
trợ xã hội theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
Hồ sơ làm thành 03 (ba) bản, hai
bản nộp cơ quan Lao động thương bình và xã hội có thẩm quyền theo quy định tại
khoản 1, 2 và 3 Điều 8 của Quy chế để thẩm định; một bản lưu tại cơ sở bảo trợ
xã hội.
2. Thời hạn ra văn bản cho phép
thành lập cơ sở bảo trợ xã hội:
Cấp có thẩm quyền ra văn bản cho
phép thành lập cơ sở bảo trợ xã hội trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được
văn bản đề nghị của cơ quan thẩm định.
3. Giải thể cơ sở bảo trợ xã hội
a) Người có thẩm quyền cho phép
thành lập cơ sở bảo trợ xã hội theo quy định tại Điều 9 của Quy chế có thẩm quyền
giải thể hoặc chấm dứt hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội.
b) Việc giải thể cơ sở bảo trợ
xã hội thực hiện theo quy định tại Điều 13 của Quy chế. Phương án giải thể phải
quy định rõ các nội dung giải quyết về tài sản, tài chính, đối tượng nuôi dưỡng
và cán bộ nhân viên.
4. Thủ tục gia hạn thời gian hoạt
động của cơ sở bảo trợ xã hội
a) Trước khi hết thời hạn hoạt động
60 ngày, giám đốc cơ sở bảo trợ xã hội có văn bản đề nghị gia hạn gửi cơ quan
có thẩm quyền.
b) Thời gian gia hạn hoạt động tối
thiểu là một năm.
c) Trong thời hạn 30 ngày kể từ
khi nhận được văn bản đề nghị gia hạn, cơ quan có thẩm quyền phải trả lời bằng
văn bản.
II. ĐỐI TƯỢNG
ĐƯỢC TIẾP NHẬN VÀO CƠ SỞ BẢO TRỢ XÃ HỘI
Đối tượng được tiếp nhận vào cơ
sở bảo trợ xã hội là người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn quy định tại điều 2 của
Quy chế, cụ thể là:
1. Trẻ em mồ côi: Trẻ dưới 16 tuổi,
mồ côi cả cha và mẹ, trẻ bị bỏ rơi, không có nguồn nuôi dưỡng, không có người
thân thích để nương tựa (không có nguồn chu cấp từ gia đình để lại, hoặc của tổ
chức, cá nhân trợ giúp để sinh sống và không còn ông, bà nội, ngoại, bố mẹ nuôi
hợp pháp).
2. Người già cô đơn không nơi
nương tựa: Người từ đủ 60 tuổi trở lên, không có vợ hoặc không có chồng, sống độc
thân, không có con nuôi hợp pháp, không có người thân thích để nương tưạ, không
có nguồn thu nhập.
3. Người tàn tật nặng, người tâm
thần mãn tính
a) Người tàn tật nặng không còn
khả năng lao động, không có nguồn thu nhập, không có người thân thích để nương
tựa.
b) Người tâm thần mãn tính, đã
qua điều trị nhiều lần ở chuyên khoa tâm thần bệnh viện từ cấp huyện trở lên
nhưng không khỏi, thường xuyên không tự chủ được bản thân, có những hành vi
nguy hại đến tính mạng, tài sản của người khác, của tập thể, ảnh hưởng đến trật
tự an toàn nơi công cộng.
Đối với trẻ em mồ côi, người già
cô đơn, người tàn tật nặng, người tâm thần mãn tính còn người thân thích, nhưng
người thân thích không đủ khả năng nuôi dưỡng cũng được xem xét tiếp nhận.
4. Các đối tượng khác do cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền quyết định:
Những đối tượng có nguy cơ gây mất
trật tự, an toàn xã hội, để tránh hậu quả xấu xảy ra thì cấp có thẩm quyền ra
quyết định đưa vào cơ sở bảo trợ xã hội để quản lý, thời hạn không quá 15 ngày.
Đối với người tâm thần không xác định được nơi cư trú, người thân thích thì sau
thời hạn 15 ngày phải làm thủ tục tiếp nhận theo quy định hiện hành.
5. Đối tượng tự nguyện:
Người già cô đơn, trẻ em mồ côi,
người tàn tật nặng có nguồn thu nhập, tự nguyện đóng góp kinh phí, hay người
thân, người nhận đỡ đầu, người bảo trợ nhận đóng góp kinh phí thì cũng được xem
xét tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội .
Mức đóng góp cụ thể hàng tháng
do đối tượng, hoặc người thân, người bảo trợ, Giám đốc cơ sở bảo trợ xã hội thoả
thuận bằng văn bản theo các mức do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
III. QUY ĐỊNH
VỀ TIẾP NHẬN ĐỐI TƯỢNG VÀOCƠ SỞ BẢO TRỢ XÃ HỘI VÀ ĐƯA TRỞ VỀ GIA ĐÌNH
1. Hồ sơ tiếp nhận đối tượng vào
cơ sở bảo trợ xã hội theo quy định tại Điều 15 của Quy chế thực hiện theo mẫu
thống nhất do Bộ Lao động thương bình và xã hội ban hành kèm theo Thông tư số
18/2000/TT-BLĐTBXH ngày 28-7-2000 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định
số 07/2000/NĐ-CP ngày 09-3-2000 của Chính phủ về chính sách cứu trợ xã hội.
2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp
tỉnh uỷ quyền cho Giám đốc Sở Lao động Thương binh và xã hội, Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân cấp huyện uỷ quyền cho Trưởng phòng Lao động - Thương binh và xã hội
hoặc Trưởng phòng Tổ chức - Lao động và xã hội, ký quyết định tiếp nhận đối tượng
vào cơ sở bảo trợ xã hội theo phân cấp quản lý.
3. Giám đốc cơ sở bảo trợ xã hội
quyết định đưa đối tượng trở về gia đình, cộng đồng theo quy định tại Điều 18 của
Quy chế. Quyết định làm theo mẫu do Bộ Lao động thương bình và xã hội ban hành
kèm theo thông tư số 18/2000/TT-BLĐTBXH ngày 28-7-2000 hướng dẫn thi hành một số
điều của Nghị định số 07/2000/NĐ-CP ngày 09-3-2000 của Chính phủ về chính sách
cứu trợ xã hội.
90 ngày trước khi ra quyết định
đưa đối tượng trở về gia đình, cộng đồng, Giám đốc cơ sở bảo trợ xã hội phải có
thông báo bằng văn bản gửi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã để địa phương chủ động
tiếp nhận và tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng hoà nhập cộng đồng.
4- Trường hợp đối tượng là người
tâm thần đã đưa về gia đình nhưng sau một thời gian bệnh tái phát, không thể sống
ở gia đình được thì tiếp nhận lại theo quy định tiếp nhận lần đầu.
IV. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Thông tư này có hiệu lực thi
hành sau 15 n gày kể từ ngày ký.
2. Các cơ sở bảo trợ xã hội
thành lập trước ngày Quy chế có hiệu lực phải làm bổ sung hồ sơ theo quy định của
Quy chế và của Thông tư này.
3- Tất cả các cơ sở bảo trợ xã hội
phải thực hiện chế độ báo cáo định kỳ 06 tháng và hàng năm theo quy định tại điều
26 của Quy chế (mẫu số 03 ban hành kèm theo thông tư này).
4. Đối với tổ chức, cá nhân nuôi
dưỡng, chăm sóc từ 3 đến 9 đối tượng, căn cứ vào tình hình thực tế, Chủ tịch Uỷ
ban nhân dân cấp tỉnh xem xét vận dụng Quy chế và hướng dẫn chỉ đạo thực hiện.
5. Trường hợp đặc biệt đối với
trẻ em mồ côi sống ở cơ sở bảo trợ xã hội của Nhà nước, khi đã sang tuổi 16 mà
vẫn tiếp tục đi học văn hoá, học nghề thì Giám đốc Sở Lao động - Thương bình và
Xã hội , căn cứ vào tình hình thực tế, trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
xem xét, quyết định mức và thời gian tiếp tục hưởng chế độ trợ cấp sinh hoạt
phí nuôi dưỡng theo Điều 10 và Điều 11 của Nghị định số 07/2000/NĐ-CP ngày
9/3/2000 của Chính phủ về chính sách cứu trợ xã hội .
6. Các quy định có liên quan trước
đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ.
Trong quá trình thực hiện nếu có
vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động thương bình và xã hội để xem xét, giải
quyết.
MẪU SỐ 1: NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ĐỀ ÁN THÀNH LẬP CƠ SỞ BẢO
TRỢ XÃ HỘI
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 10/2002/TT-BLĐTBXH ngày 12-6-2002 của Bộ Lao động
thương bình và xã hội về hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế thành lập
và hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội)
ĐỀ
ÁN THÀNH LẬP CƠ SỞ BẢO TRỢ XÃ HỘI
I- Sự cần thiết thành lập cơ
sở bảo trợ xã hội:
Nêu rõ lý do vì sao thành lập cơ
sở bảo trợ xã hội .
II- Mục tiêu, tên gọi, địa
bàn và thời hạn hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội
III- Các điều kiện thành lập
và hoạt động:
1- Cơ sở vật chất:
- Các yếu tố về nhà, đất, trụ sở
hoạt động;
- Nguồn lực tài chính. Nếu có
tài trợ thì nêu rõ tên và địa chỉ của tổ chức hoặc cá nhân tài trợ, số tiền tài
trợ.
2- Tổ chức bộ máy:
- Người lãnh đạo và tổ chức bộ
máy;
- Các bộ phận chuyên môn: chức
năng, nhiệm vụ, đội ngũ nhân viên, các chức danh theo công việc.
- Mối quan hệ làm việc.
IV- Quy mô hoạt động
Dự kiến số lượng đối tượng xã hội
được nuôi dưỡng, chăm sóc hàng năm tại cơ sở.
V- Tóm tắt nội dung, hiệu quả
hoạt động:
- Các nội dung hoạt động cụ thể
- Số đối tượng chăm sóc
- Hiệu quả kinh tế - xã hội
MẪU SỐ 2: ĐƠN XIN THÀNH LẬP CƠ SỞ BẢO TRỢ XÃ HỘI
(ban
hành kèm theo thông tư số 10/2002/TT-BLĐTBXH ngày 12-6-2002 của Bộ Lao động
thương bình và xã hội về hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế thành lập
và hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội)
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------------------------------------------
..........,
ngày...... tháng....... năm........
ĐƠN
XIN THÀNH LẬP CƠ SỞ BẢO TRỢ XÃ HỘI
Kính gửi:..........................................
Căn cứ Nghị định số
07/2000/NĐ-CP ngày 09/3/2000 của Chính phủ về chính sách cứu trợ xã hội;
Căn cứ Thông tư số
.../2002/TT-BLĐTBXH ngày... tháng...năm 2002 của Bộ Lao động thương bình và xã
hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế thành lập và hoạt động của cơ sở
bảo trợ xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 25/2001/NĐ-CP ngày 31-5-2001 của
Chính phủ.
Sau khi đã thực hiện xong việc
xây dựng đề án thành lập cơ sở bảo trợ xã hội với tên gọi
là:............................................................................
Chúng tôi gồm:
............................................................................
làm đơn này trình các cấp có thẩm
quyền, kèm theo các loại giấy tờ cần thiết theo quy định, xin phép thành lập cơ
sở bảo trợ xã hội, hoạt động trong phạm vi địa phương.
Việc ra đời cơ sở bảo trợ xã hội
của chúng tôi chắc chắn sẽ góp phần vào việc ổn định cuộc sống của một bộ phận
các đối tượng xã hội có hoàn cảnh khó khăn, ổn định tình hình phát triển kinh tế
- xã hội của địa phương.
Chúng tôi cam kết thực hiện đúng
các nội dung của đề án thành lập cơ sở bảo trợ được Quý Uỷ ban phê duyệt và các
quy định liên quan khác của pháp luật hiện hành.
Đại
diện tổ chức, cá nhân xin
thành lập cơ sở bảo trợ xã hội (ký tên).
---------------
Ghi chú: Mẫu số 2 dành
cho cơ sở bảo trợ xã hội của cá nhân, tổ chức đoàn thể, tôn giáo cơ sở bảo trợ
xã hội hoạt động trong phạm vi địa bàn cấp huyện, đơn gửi tới Uỷ ban nhân dân huyện,
quận, thị xã) và phòng Lao động - Thương binh và xã hội huyện (quận, thị xã).
Cơ sở bảo trợ xã hội hoạt động
trong phạm vi địa bàn cấp tỉnh, đơn gửi tới Uỷ ban nhân dân tỉnh (thành phố) và
Sở Lao động thương bình và xã hội.
MẪU SỐ 3: BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ BẢO TRỢ XÃ HỘI
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 10/2002/TT-BLĐTBXH ngày 12-6-2002 của Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội về hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế thành lập
và hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội)
BÁO
CÁO HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ BẢO TRỢ XÃ HỘI, NĂM.....
1- Tên gọi của cơ sở bảo trợ xã
hội
2- Địa chỉ:
3- Cơ quan chủ quản (nếu có)
4- Cơ quan, cá nhân tài trợ (nếu
có)
5- Họ và tên Giám đốc:
6- Tổng số cán bộ, nhân viên
Trong đó số nữ:
Chia theo trình độ đào tạo:
+ Cao đẳng, đại học và trên đại
học
+ Trung cấp chuyên nghiệp
+ Sơ cấp ngắn hạn
+ Chưa qua đào tạo
7- Tình hình tiếp nhận, quản lý
đối tượng trong năm
7.1- Số đối tượng có đầu năm:
7.2- Số tiếp nhận mới trong năm:
7.3- Số đưa trở về địa phương,
gia đình:
7.4- Số đối tượng chết trong
năm:
7.5: Số có cuối năm tại thời điểm
lập báo cáo:
Đối tượng quản lý chia theo hoàn
cảnh:
+ Người già cô đơn:
+ Trẻ mồ côi:
+ Người tàn tật:
Trong đó trẻ em:
+ Người tâm thần:
Trong đó trẻ em:
+ Người lang thang:
Trong đó trẻ em:
+ Số đối tượng khác:
8- Kinh phí hoạt động trong năm:
a) Tống số......................
triệu đồng
Chia ra:
+ Số kinh phí các đối tượng được
hưởng trực tiếp................... triệu đồng
+ Số kinh phí cho hoạt động hành
chính.................................. triệu đồng
+ Chi phí tiền công, tiền
lương................................................. triệu đồng
+ Các chi phí
khác.................................................................... triệu
đồng
b) Kinh phí hoạt động chia theo
nguồn:
+ Nguồn tự có của chủ cơ sở bảo
trợ xã hội............................. triệu đồng
+ Nguồn trợ giúp từ các cơ quan
Nhà nước, tổ chức
và cá nhân trong nước...............................................................
triệu đồng
+ Nguồn trợ giúp từ các cơ quan
Nhà nước, tổ chức
và cá nhân ngoài nước...............................................................
triệu đồng
+ Nguồn đóng góp của gia đình,
người thân hoặc
người nhận bảo trợ đối tượng.....................................................
triệu đồng
+ Nguồn thu từ tổ chức lao động
sản xuất, dịch vụ.................... triệu đồng
+ Nguồn huy động
khác............................................................. triệu đồng.
9- Đánh giá kết quả hoạt động:
Giám
đốc cơ sở bảo trợ xã hội
(Ký tên, đóng dấu)