BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO
VÀ DU LỊCH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số: 05/2013/TT-BVHTTDL
|
Hà Nội, ngày 29 tháng 07 năm 2013
|
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA VÀ QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA CỦA BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ
DU LỊCH
Căn
cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn
cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Căn
cứ Nghị định số 185/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch;
Theo
đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường;
Bộ
trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư quy định hoạt động xây
dựng tiêu chuẩn quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật quốc của Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch.
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
1.
Thông tư này quy định hoạt động xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia trong lĩnh vực thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước và có sử dụng
nguồn vốn ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ của Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch.
2.
Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt
động xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong lĩnh vực
thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong
Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tiêu
chuẩn quốc gia trong lĩnh vực thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch (dưới đây gọi tắt là tiêu chuẩn quốc gia) là tiêu
chuẩn trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch do Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức xây dựng và đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ
thẩm định, công bố theo trình tự, thủ tục quy định.
2. Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia trong lĩnh vực thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (dưới đây gọi tắt là quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia) là các quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục,
thể thao và du lịch do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành để áp
dụng trong phạm vi toàn quốc.
3. Chấp
nhận tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực hoặc tiêu chuẩn nước ngoài thành
tiêu chuẩn quốc gia là việc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị Bộ Khoa
học và Công nghệ công bố một tiêu chuẩn trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể
dục, thể thao và du lịch có nội dung hoàn toàn tương đương hoặc tương đương có
sửa đổi với nội dung của tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực hoặc tiêu chuẩn
nước ngoài tương ứng.
4. Tiêu
chuẩn quốc tế là tiêu chuẩn do một tổ chức tiêu chuẩn quốc tế hoặc tổ chức
quốc tế có hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn công bố.
5. Tiêu
chuẩn khu vực là tiêu chuẩn do tổ chức tiêu chuẩn khu vực hoặc tổ chức khu
vực có hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn công bố.
6. Tiêu
chuẩn nước ngoài là tiêu chuẩn do tổ chức tiêu chuẩn quốc gia của nước
ngoài hoặc tổ chức nước ngoài có hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn (hiệp hội
nghề nghiệp, viện nghiên cứu...) công bố.
Điều 3. Đối tượng tiêu chuẩn quốc gia
Đối
tượng tiêu chuẩn quốc gia trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao
và du lịch bao gồm:
1.
Nhóm đối tượng tiêu chuẩn về di sản văn hóa.
2.
Nhóm đối tượng tiêu chuẩn về điện ảnh.
3.
Nhóm đối tượng tiêu chuẩn về thư viện.
4.
Nhóm đối tượng tiêu chuẩn về mỹ thuật, nhiếp ảnh.
5.
Nhóm đối tượng tiêu chuẩn về quảng cáo.
6.
Nhóm đối tượng tiêu chuẩn về nghệ thuật biểu diễn và sân khấu.
7.
Nhóm đối tượng tiêu chuẩn về dịch vụ văn hóa.
8.
Nhóm đối tượng tiêu chuẩn về thể dục, thể thao (dụng cụ, trang thiết bị, sân
bãi, công trình, vui chơi giải trí) và dịch vụ liên quan.
9.
Nhóm đối tượng tiêu chuẩn về du lịch và các dịch vụ liên quan.
10.
Nhóm đối tượng tiêu chuẩn về môi trường của khu du lịch, điểm du lịch, khu di
tích lịch sử - văn hóa, khu di sản thế giới, khu danh lam thắng cảnh đã được
xếp hạng; khu dịch vụ thể thao, vui chơi giải trí, sân golf.
11.
Các nhóm đối tượng khác theo yêu cầu quản lý trong từng thời kỳ.
Điều 4. Đối tượng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
Đối
tượng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục,
thể thao và du lịch bao gồm:
1.
Nhóm đối tượng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về di sản văn hóa.
2.
Nhóm đối tượng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điện ảnh.
3.
Nhóm đối tượng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mỹ thuật, nhiếp ảnh.
4.
Nhóm đối tượng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quảng cáo.
5.
Nhóm đối tượng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dịch vụ văn hóa.
6.
Nhóm đối tượng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong lĩnh vực công trình thể thao,
vui chơi giải trí và các dịch vụ liên quan.
7.
Nhóm đối tượng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong lĩnh vực trang thiết bị luyện
tập, thi đấu thể dục, thể thao.
8. Nhóm
đối tượng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong lĩnh vực cơ sở lưu trú du lịch.
9.
Nhóm đối tượng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong lĩnh vực khu, tuyến, điểm và
phương tiện vận chuyển khách du lịch.
10.
Nhóm đối tượng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong lĩnh vực môi trường trong lĩnh
vực du lịch.
11.
Các nhóm đối tượng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia khác theo yêu cầu quản lý trong
từng thời kỳ.
Điều 5. Mục tiêu xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia
1.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức xây dựng và đề nghị công bố các tiêu
chuẩn quốc gia để khuyến khích áp dụng nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của
các đối tượng tiêu chuẩn quốc gia trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục,
thể thao và du lịch; nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ
trên thị trường trong nước và quốc tế.
2.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức xây dựng và ban hành các quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch
nhằm:
a)
Bảo đảm nâng cao chất lượng, hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước của Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch, phù hợp với yêu cầu hội nhập và phát triển theo cơ
chế kinh tế thị trường thông qua việc quy định thống nhất, cụ thể, có cơ sở
khoa học và khả thi các yêu cầu về kỹ thuật và biện pháp quản lý;
b)
Bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi
trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và
các yêu cầu thiết yếu khác.
Điều 6. Kinh phí xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia
1.
Nguồn kinh phí xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia:
a)
Kinh phí được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm cho hoạt động
khoa học và công nghệ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để chi cho hoạt động
xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
b)
Kinh phí tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức cá nhân khác (nếu có);
c)
Các nguồn thu hợp pháp khác (nếu có).
2.
Việc quản lý, sử dụng kinh phí xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia được thực hiện theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài
chính và hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Điều 7. Yêu cầu đối với dự thảo và thuyết minh dự thảo
tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
1.
Nội dung của tiêu chuẩn quốc gia phải tuân thủ những yêu cầu cơ bản sau:
a)
Phù hợp với tiến bộ khoa học và công nghệ, điều kiện và nhu cầu phát triển kinh
tế - xã hội;
b)
Phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật, cam kết quốc tế có liên
quan, yêu cầu hài hoà với tiêu chuẩn quốc tế;
c)
Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, việc tuân
thủ nguyên tắc đồng thuận và hài hoà lợi ích của các bên có liên quan;
d)
Đáp ứng đúng mục tiêu của tiêu chuẩn quốc gia quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông
tư này.
2. Nội
dung của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia phải tuân thủ những yêu cầu cơ bản sau:
a)
Phù hợp với quy định của pháp luật và cam kết quốc tế có liên quan;
b)
Đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
c)
Xác định rõ phương pháp đo kiểm, đánh giá;
d)
Đáp ứng đúng mục tiêu của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy định tại khoản 2 Điều
5 Thông tư này.
3.
Quy định đối với tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được xây dựng
trên cơ sở chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế:
a)
Ưu tiên xây dựng tiêu chuẩn quốc gia trên cơ sở chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế,
tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài (sau đây gọi chung là tiêu chuẩn quốc
tế) đã được áp dụng rộng rãi;
b)
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia chấp nhận một tiêu chuẩn quốc tế được thể hiện
trong lời nói đầu là “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia có các quy định kỹ thuật và
phương pháp đo thử phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế”;
c)
Tiêu chuẩn quốc gia chấp nhận một tiêu chuẩn quốc tế với bố cục và nội dung cơ
bản của tiêu chuẩn quốc tế được giữ nguyên và chuyển nguyên vẹn sang tiêu chuẩn
quốc gia được thể hiện trong lời nói đầu là “Tiêu chuẩn quốc gia hoàn toàn
tương đương với tiêu chuẩn quốc tế” và được ghi ký hiệu tương đương với tiêu
chuẩn quốc tế;
d)
Tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia chấp nhận từ hai tiêu chuẩn
quốc tế trở lên được thể hiện trong lời nói đầu là “Tiêu chuẩn quốc gia, quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế”.
4.
Thể thức trình bày của tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thực
hiện như sau:
a)
Trình bày và thể hiện nội dung tiêu chuẩn quốc gia được thực hiện theo Tiêu
chuẩn quốc gia TCVN 1-2: 2008 và các quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ;
b)
Trình bày và thể hiện nội dung quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được thực hiện theo
quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư
này.
Chương 2.
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XÂY DỰNG DỰ THẢO TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
Điều 8. Đăng ký kế hoạch hàng năm xây dựng tiêu chuẩn
quốc gia
1.
Hàng năm, căn cứ thông báo và hướng dẫn việc đề xuất xây dựng tiêu chuẩn quốc gia
của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các cơ quan, tổ chức thuộc Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch đăng ký kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia.
2.
Hồ sơ đăng ký kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia
a)
Hồ sơ bao gồm:
-
Văn bản đăng ký dự án xây dựng tiêu chuẩn quốc gia.
- Dự
án xây dựng tiêu chuẩn quốc gia được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
b)
Số lượng Hồ sơ gửi đăng ký là 01 (một) bản gốc và 11 (mười một) bản sao kèm
theo file điện tử.
c)
Thời hạn nộp Hồ sơ: Hồ sơ phải nộp đúng hạn như trong thông báo.
Ngày
nhận Hồ sơ được tính là ngày ghi ở dấu bưu điện (trường hợp gửi qua bưu điện);
dấu công văn đến của Văn phòng Bộ hoặc văn thư của Vụ Khoa học, Công nghệ và
Môi trường (trong trường hợp gửi trực tiếp).
3.
Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổng hợp kế hoạch dự kiến xây dựng tiêu
chuẩn quốc gia cho từng nhóm đối tượng quy định tại Điều 3 và theo mẫu đăng ký
kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia quy định tại Phụ
lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 9. Tư vấn xét chọn dự án xây dựng tiêu chuẩn quốc
gia
1.
Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày, kể từ ngày hết hạn nộp Hồ sơ, Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch tổ chức việc tư vấn xét chọn dự án xây dựng tiêu chuẩn quốc
gia.
2.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định thành lập các Hội đồng tư
vấn xét chọn dự án xây dựng tiêu chuẩn quốc gia (sau đây gọi tắt là Hội đồng tư
vấn) theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường theo từng
nhóm đối tượng tiêu chuẩn quốc gia quy định tại Điều 3 Thông tư này.
a)
Hội đồng tư vấn có từ 07 (bảy) đến 11 (mười một) thành viên gồm Chủ tịch, Phó
Chủ tịch và các thành viên khác, bao gồm:
-
Đại diện các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có liên
quan đến đối tượng xây dựng tiêu chuẩn quốc gia (chiếm ít nhất 1/2 số thành
viên Hội đồng).
-
Các chuyên gia trong hoặc ngoài Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có uy tín, có
trình độ chuyên môn phù hợp và am hiểu sâu về nhóm đối tượng tiêu chuẩn quốc
gia.
-
Đại diện các Bộ, ngành, tổ chức có liên quan đến lĩnh vực xây dựng tiêu chuẩn
quốc gia.
b)
Ban Thư ký Hội đồng tư vấn có các thành viên là các chuyên viên của Vụ Khoa
học, Công nghệ và Môi trường.
3.
Trách nhiệm của Hội đồng tư vấn:
a)
Có nhiệm vụ tư vấn xét chọn tên, sự cần thiết, tính đầy đủ của các căn cứ pháp
lý, tính khả thi, tiến độ thực hiện Dự án; tính hợp lý của việc phân bổ kinh
phí cho các nội dung nhiệm vụ của Dự án; năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ
của đơn vị đăng ký thực hiện Dự án;
b)
Đảm bảo nhận xét trung thực, khách quan, chính xác và công bằng;
c)
Chịu trách nhiệm cá nhân về kết quả đánh giá của mình và trách nhiệm tập thể về
kết luận chung của Hội đồng tư vấn.
4.
Nguyên tắc làm việc của Hội đồng tư vấn:
a)
Các thành viên thảo luận công khai về nhiệm vụ được giao đồng thời chịu trách
nhiệm về ý kiến của mình;
b)
Phiên họp của Hội đồng tư vấn phải có mặt ít nhất 2/3 số thành viên (ý kiến
bằng văn bản của thành viên vắng mặt chỉ có giá trị tham khảo);
c)
Chủ tịch Hội đồng tư vấn chủ trì các phiên họp, trong trường hợp Chủ tịch Hội
đồng tư vấn vắng mặt, Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn là người chủ trì phiên họp.
5.
Nội dung phiên họp của Hội đồng tư vấn:
a)
Thành viên Hội đồng tư vấn nhận xét, đánh giá dự án xây dựng tiêu chuẩn quốc
gia theo mẫu Bản nhận xét quy định tại Phụ lục IV
và mẫu Phiếu đánh giá quy định tại Phụ lục V ban
hành kèm theo Thông tư này;
b)
Hội đồng tư vấn bầu Ban kiểm phiếu bao gồm 03 (ba) thành viên trong đó có 01
(một) Trưởng ban. Kết quả kiểm phiếu được lập thành biên bản theo mẫu Biên bản
kiểm phiếu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm
theo Thông tư này;
c)
Những dự án xây dựng tiêu chuẩn quốc gia được Hội đồng tư vấn "đề nghị
thực hiện" phải được ít nhất 2/3 số thành viên Hội đồng có mặt đồng ý kiến
nghị và số thành viên này bảo đảm không ít hơn 1/2 tổng số thành viên Hội đồng
tư vấn;
d)
Hội đồng trao đổi, thảo luận, bổ sung hoặc sửa đổi những nội dung trong dự án
xây dựng tiêu chuẩn quốc gia đã được Hội đồng tư vấn "đề nghị thực
hiện";
đ)
Trong trường hợp chưa đưa ra được kết luận cuối cùng Hội đồng tư vấn sẽ báo cáo
để Lãnh đạo Bộ quyết định;
e)
Kết luận của Hội đồng tư vấn thể hiện trong Biên bản họp là căn cứ để hoàn
thiện nội dung dự án xây dựng tiêu chuẩn quốc gia trình Lãnh đạo Bộ phê duyệt
chủ trương thực hiện.
Điều 10. Phê duyệt danh mục dự án xây dựng tiêu chuẩn
quốc gia
1.
Căn cứ vào kết quả làm việc của Hội đồng tư vấn và theo đề nghị của Vụ trưởng
Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
phê duyệt quyết định Danh mục các dự án xây dựng tiêu chuẩn quốc gia để gửi
đăng ký dự kiến kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia tới Tổng cục Tiêu chuẩn
Đo lường Chất lượng, Bộ Khoa học và Công nghệ.
2.
Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định phê duyệt kế
hoạch hàng năm xây dựng tiêu chuẩn quốc gia do Bộ Khoa học và Công nghệ ban
hành, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt quyết định giao nhiệm vụ thực
hiện dự án xây dựng tiêu chuẩn quốc gia và thông báo tới các cơ quan, tổ chức
có liên quan; công bố trên trang tin điện tử (website) của Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch; trang tin điện tử của Cơ quan Thông báo và Điểm hỏi đáp Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch (sau đây gọi là trang tin điện tử www.tbt-mocst.vn)
để các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan triển khai xây dựng dự thảo tiêu
chuẩn quốc gia.
Điều 11. Triển khai xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc
gia
1.
Ký Hợp đồng thực hiện dự án xây dựng tiêu chuẩn quốc gia:
a)
Dự án xây dựng tiêu chuẩn quốc gia được thực hiện thông qua Hợp đồng nghiên cứu
khoa học và phát triển công nghệ Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia (sau đây gọi tắt
là Hợp đồng) được ký kết giữa Bên giao (Bên A) là Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch với Bên nhận (Bên B) là cơ quan, tổ chức chủ trì thực hiện
(sau đây gọi tắt là Tổ chức biên soạn) có con dấu, tài khoản riêng;
Đối
với trường hợp tổ chức chủ trì thực hiện là các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ không
có con dấu, tài khoản riêng thì chủ tài khoản của tổ chức chủ trì thực hiện
trực tiếp hoặc đồng đứng tên trong Hợp đồng.
b)
Nội dung của Hợp đồng được các bên liên quan thỏa thuận, thống nhất, trên cơ sở
mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo
Thông tư này.
2.
Trình tự xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia:
a)
Thủ trưởng Tổ chức biên soạn thành lập Ban kỹ thuật (hoặc
tiểu ban kỹ thuật) để thực hiện việc biên soạn dự thảo
tiêu chuẩn quốc gia và chịu trách nhiệm chỉnh sửa, hoàn thiện cho tới khi dự
thảo được công bố;
b)
Tổ chức nghiên cứu, xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia đúng nội dung, tiến độ
như kế hoạch và dự án xây dựng tiêu chuẩn quốc gia đã phê duyệt; tổ chức các
hội nghị, hội thảo để thảo luận và góp ý cho dự thảo tiêu chuẩn quốc gia;
c)
Tổ chức lấy ý kiến cho dự thảo tiêu chuẩn quốc gia:
Gửi
dự thảo tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia kèm theo thuyết minh đến các cơ quan, tổ
chức, cá nhân có liên quan, đồng thời thông báo về việc lấy ý kiến góp ý cho dự
thảo tiêu chuẩn quốc gia kèm theo thuyết minh trên trang tin điện tử (website)
của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trang tin điện tử www.tbt-mocst.vn
và Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. Nội dung thuyết minh dự thảo tiêu
chuẩn kỹ thuật quốc gia theo mẫu quy định tại Phụ lục
VIII ban hành kèm theo Thông tư này.
Việc
tổ chức lấy ý kiến phải bảo đảm sự tham gia góp ý của các bên liên quan và các
cơ quan phối hợp (đã nêu trong dự án xây dựng tiêu chuẩn quốc gia). Thời gian
lấy ý kiến về dự thảo tiêu chuẩn quốc gia ít nhất là 60 (sáu mươi) ngày, kể từ
ngày gửi dự thảo.
d)
Tổ chức tổng hợp, xử lý các ý kiến góp ý để hoàn chỉnh dự thảo và thuyết minh
dự thảo tiêu chuẩn quốc gia;
đ)
Báo cáo về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (qua Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi
trường) khi có điều chỉnh về: thành viên Ban kỹ thuật;
nội dung, tiến độ của kế hoạch và báo cáo các nội dung thực hiện theo yêu cầu;
e) Tổ chức đánh giá nghiệm thu cơ sở dự án xây dựng
tiêu chuẩn quốc gia:
-
Thủ trưởng Tổ chức biên soạn thành lập Hội đồng đánh giá nghiệm thu dự án xây
dựng tiêu chuẩn quốc gia.
-
Thành viên Hội đồng bao gồm: đại diện Tổ chức biên soạn, đại diện Vụ Khoa học,
Công nghệ và Môi trường, đại diện của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
và các Bộ, ngành, tổ chức có liên quan đến lĩnh vực xây dựng tiêu chuẩn quốc
gia, các chuyên gia trong và ngoài Bộ có uy tín, có trình độ chuyên môn phù hợp
và am hiểu sâu về nhóm đối tượng tiêu chuẩn quốc gia. Thành viên của Ban kỹ thuật không được là thành viên Hội đồng.
-
Căn cứ Hợp đồng, Thuyết minh dự án xây dựng tiêu chuẩn quốc gia và kết quả của
nhiệm vụ được thể hiện qua báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu và nội dung
trình bày của cá nhân chủ trì, Hội đồng tiến hành đánh giá chất lượng sản phẩm
của dự án xây dựng tiêu chuẩn quốc gia.
g) Hoàn chỉnh dự thảo tiêu chuẩn quốc gia và hồ sơ gửi
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để thẩm tra.
Hồ
sơ dự thảo tiêu chuẩn quốc gia đề nghị thẩm tra bao gồm:
-
Công văn đề nghị thẩm tra Hồ sơ và dự thảo tiêu chuẩn quốc gia của Tổ chức biên
soạn.
-
Quyết định giao nhiệm vụ thực hiện dự án xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, kèm theo
dự án xây dựng tiêu chuẩn quốc gia đã được phê duyệt.
-
Báo cáo quá trình xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia của Tổ chức biên soạn.
- Dự
thảo tiêu chuẩn quốc gia đã được hoàn chỉnh trên cơ sở ý kiến nghiệm thu dự án
xây dựng tiêu chuẩn quốc gia (bao gồm cả văn bản dự thảo và file điện tử), kèm
theo bản thuyết minh; bản sao tài liệu gốc được sử dụng làm căn cứ để xây dựng
dự thảo tiêu chuẩn quốc gia; các tài liệu tham khảo khác.
-
Danh sách cơ quan, tổ chức, cá nhân được gửi dự thảo tiêu chuẩn quốc gia để lấy
ý kiến; bản tổng hợp và giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý kèm theo văn bản góp
ý.
Nội
dung lấy ý kiến được thực hiện bằng Phiếu đánh giá dự thảo tiêu chuẩn quốc gia
theo mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo
Thông tư này.
-
Biên bản nghiệm thu cơ sở dự án xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia, văn bản
tiếp thu ý kiến nghiệm thu.
-
Các văn bản, tài liệu khác liên quan đến quá trình xử lý ý kiến nghiệm thu (nếu
có).
Số
lượng Hồ sơ gửi thẩm tra là 07 (bảy) bộ.
3.
Nhận Hồ sơ dự thảo tiêu chuẩn quốc gia đề nghị thẩm tra:
a)
Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của Hồ
sơ dự thảo tiêu chuẩn quốc gia đề nghị thẩm tra. Trường hợp Hồ sơ chưa hợp lệ,
Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường phải thông báo bằng văn bản cho Tổ chức
biên soạn chỉnh sửa, hoàn thiện;
b)
Thời gian nhận Hồ sơ dự thảo tiêu chuẩn quốc gia đề nghị thẩm tra được tính là
ngày ghi ở dấu bưu điện (trường hợp gửi qua bưu điện); dấu công văn đến của Văn
phòng Bộ hoặc văn thư của Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (trong trường
hợp gửi trực tiếp).
Trường
hợp Hồ sơ hoặc dự thảo tiêu chuẩn quốc gia phải chỉnh sửa, hoàn thiện theo ý
kiến của Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, thời gian nhận Hồ sơ được tính
theo ngày ghi ở dấu bưu điện (trong trường hợp gửi qua bưu điện); dấu công văn
đến của Văn phòng Bộ hoặc văn thư của Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường
(trong trường hợp gửi trực tiếp) của lần gửi kế tiếp.
Điều 12. Thẩm tra Hồ sơ và dự thảo tiêu chuẩn quốc gia
1.
Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày nhận Hồ sơ dự thảo tiêu chuẩn quốc
gia đề nghị thẩm tra đầy đủ và hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch quyết định thành lập Hội đồng thẩm tra Hồ sơ và dự thảo tiêu chuẩn quốc
gia (sau đây gọi tắt là Hội đồng thẩm tra) theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa
học, Công nghệ và Môi trường.
Thành
phần Hội đồng thẩm tra:
a) Hội đồng thẩm tra có từ 05 (năm) đến 7 (bảy) thành
viên gồm Chủ tịch và các thành viên khác, bao gồm:
-
Đại diện các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có liên
quan đến đối tượng xây dựng tiêu chuẩn quốc gia (chiếm ít nhất 1/2 số thành
viên Hội đồng).
-
Các chuyên gia trong và ngoài Bộ có uy tín, có trình độ chuyên môn phù hợp và
am hiểu sâu về nhóm đối tượng tiêu chuẩn quốc gia.
-
Đại diện của cơ quản quản lý chuyên ngành thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
và đại diện của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
Thành
viên của Ban kỹ thuật không được là thành viên Hội đồng
thẩm tra.
b)
Thư ký Hội đồng là chuyên viên của Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
2.
Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ khi có quyết định thành lập, Hội đồng
thẩm tra phải tổ chức họp thẩm tra Hồ sơ và dự thảo tiêu chuẩn quốc gia.
3.
Trách nhiệm của Hội đồng thẩm tra:
a)
Xem xét, đánh giá tính đầy đủ và hợp lệ của Hồ sơ dự thảo tiêu chuẩn quốc gia
theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 11 Thông tư này;
b)
Tuân thủ các quy định tại các khoản 4 và 5 Điều này, đảm bảo đánh giá trung
thực, khách quan, chính xác và công bằng;
c)
Chịu trách nhiệm cá nhân về kết quả đánh giá của mình và trách nhiệm tập thể về
kết luận chung của Hội đồng thẩm tra.
4.
Nguyên tắc làm việc của Hội đồng thẩm tra:
a)
Các thành viên thảo luận công khai và chịu trách nhiệm về ý kiến của mình.
b)
Phiên họp của Hội đồng thẩm tra phải có mặt ít nhất 2/3 (hai phần ba) số thành
viên (ý kiến bằng văn bản của thành viên vắng mặt chỉ có giá trị tham khảo).
c)
Chủ tịch Hội đồng thẩm tra chủ trì các phiên họp.
5.
Nội dung phiên họp của Hội đồng thẩm tra:
a)
Thành viên Hội đồng thẩm tra nhận xét Hồ sơ và dự thảo tiêu chuẩn quốc gia theo
mẫu Phiếu đánh giá dự thảo tiêu chuẩn quốc gia quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này.
b)
Kết luận của Hội đồng thẩm tra thể hiện trong Biên bản họp Hội đồng được lập
theo theo mẫu quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm
theo Thông tư này. Kết luận của Hội đồng là căn cứ để hoàn thiện Hồ sơ và dự
thảo tiêu chuẩn quốc gia để đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định.
Điều 13. Gửi hồ sơ đề nghị thẩm định và công bố tiêu
chuẩn quốc gia
1.
Gửi hồ sơ đề nghị thẩm định:
Tổ
chức biên soạn có trách nhiệm phối hợp với Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường
hoàn chỉnh Hồ sơ và Dự thảo tiêu chuẩn quốc gia theo ý kiến của Hội đồng thẩm
tra gửi Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định (số lượng Hồ sơ gửi thẩm định là 10
bộ); tiếp thu, giải trình, hoàn thiện tiêu chuẩn quốc gia theo ý kiến thẩm định
của Bộ Khoa học và Công nghệ và gửi Hồ sơ dự thảo tiêu chuẩn quốc gia đề nghị
Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Trường
hợp không nhất trí với ý kiến thẩm định của Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổ chức
biên soạn phải báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có ý kiến
chính thức bằng văn bản gửi Bộ Khoa học và Công nghệ báo cáo Thủ tướng Chính
phủ xem xét, quyết định.
2.
Hồ sơ dự thảo tiêu chuẩn quốc gia đề nghị thẩm định, công bố gồm:
-
Công văn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị thẩm định dự thảo tiêu
chuẩn quốc gia hoặc công bố tiêu chuẩn quốc gia.
-
Quyết định giao nhiệm vụ thực hiện dự án xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, kèm theo
dự án xây dựng tiêu chuẩn quốc gia đã được phê duyệt.
-
Báo cáo quá trình xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia của Tổ chức biên soạn.
- Dự
thảo tiêu chuẩn quốc gia đã được hoàn chỉnh trên cơ sở tiếp thu ý kiến thẩm tra
hoặc thẩm định (bao gồm cả văn bản dự thảo và file điện tử), kèm theo bản
thuyết minh; bản sao tài liệu gốc được sử dụng làm căn cứ để xây dựng dự thảo
tiêu chuẩn quốc gia; các tài liệu tham khảo khác.
-
Danh sách cơ quan, tổ chức, cá nhân được gửi dự thảo tiêu chuẩn quốc gia để lấy
ý kiến; bản tổng hợp và giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý kèm theo văn bản góp
ý.
-
Biên bản nghiệm thu cơ sở dự án xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia và văn bản
tiếp thu ý kiến nghiệm thu.
-
Biên bản thẩm tra và văn bản tiếp thu ý kiến thẩm tra của Tổ chức biên soạn;
-
Báo cáo kết quả thẩm định dự thảo tiêu chuẩn quốc gia của Bộ Khoa học và Công
nghệ và văn bản tiếp thu ý kiến thẩm định của Tổ chức biên soạn (đối với việc
đề nghị công bố);
-
Các văn bản, tài liệu khác liên quan đến quá trình xử lý ý kiến thẩm tra, thẩm
định (nếu có).
Chương 3.
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XÂY DỰNG DỰ THẢO QUY CHUẨN KỸ THUẬT
QUỐC GIA
Điều 14. Đăng ký kế hoạch hàng năm xây dựng quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia
1.
Việc đăng ký kế hoạch hàng năm xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được áp
dụng thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 8 Thông tư này (Dự án
xây dựng quy chuẩn quốc gia được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư này).
2.
Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổng hợp kế hoạch dự kiến xây dựng quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia cho từng nhóm đối tượng quy định tại Điều 4 Thông tư
này và theo mẫu đăng ký kế hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy định
tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 15. Tổ chức Hội đồng tư vấn xét chọn dự án xây
dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
Việc
tổ chức Hội đồng tư vấn xét chọn dự án xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
được thực hiện theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.
Điều 16. Phê duyệt kế hoạch hàng năm xây dựng quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia
1.
Vụ Khoa học, Công nghệ và môi trường chịu trách nhiệm gửi dự thảo kế hoạch xây
dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho năm sau đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân
có liên quan để lấy ý kiến, đồng thời thông báo về việc lấy ý kiến trên trang tin điện tử của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trang
tin điện tử www.tbt-mocst.vn. Thời gian lấy ý kiến ít nhất là 30 (ba
mươi) ngày, kể từ ngày gửi dự thảo đi lấy ý kiến.
2.
Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ khi hết hạn lấy ý kiến, Vụ Khoa học,
Công nghệ và Môi trường chủ trì tổ chức việc tổng hợp, hoàn chỉnh dự thảo kế
hoạch hàng năm xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và báo cáo Bộ Khoa học và
Công nghệ. Căn cứ theo hướng dẫn chung về kế hoạch khoa học và công nghệ hàng
năm của Bộ Khoa học và Công nghệ, Vụ trưởng Vụ khoa học, Công nghệ và Môi
trường trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định phê duyệt Kế
hoạch hàng năm xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
Trong
thời hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày được phê duyệt, Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch thông báo Kế hoạch hàng năm xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho
các cơ quan, tổ chức có liên quan, Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia
về Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (sau đây viết tắt là Văn phòng TBT Việt Nam)
và công khai trên trang tin điện tử của Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch, trang tin điện tử www.tbt-mocst.vn.
3.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức thực hiện Kế hoạch đã được phê duyệt,
định kỳ sáu tháng hoặc đột xuất theo yêu cầu, thông báo cho Bộ Khoa học và Công
nghệ (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) về tình hình và kết quả thực
hiện Kế hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia để tổng hợp, báo cáo Chính
phủ.
Điều 17. Triển khai xây dựng dự thảo quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia
1.
Việc ký Hợp đồng thực hiện dự án xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được thực
hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 11 của Thông tư này.
2.
Trình tự xây dựng dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia:
a)
Các cơ quan, tổ chức được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao nhiệm vụ tổ chức
triển khai xây dựng dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (sau đây gọi tắt là Tổ
chức biên soạn) triển khai xây dựng dự thảo quy chuẩn quốc gia theo quy định
tại các điểm a, b, d, đ, e và g khoản 2 Điều 11 của Thông tư này.
b)
Việc lấy ý kiến cho dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thực hiện theo quy định
tại điểm c khoản 2 Điều 11 của Thông tư này và các quy định sau:
- Tổ
chức biên soạn gửi dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (bao gồm cả văn bản Dự
thảo và file điện tử) kèm theo thuyết minh đến Cơ quan Thông báo và Điểm hỏi
đáp của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về Hàng rào Kỹ thuật trong Thương mại
để xác định sự cần thiết phải thông báo cho WTO theo Quyết định số
09/2006/QĐ-BKHCN ngày 04 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công
nghệ quy định về quy trình thông báo và hỏi đáp của mạng lưới cơ quan Thông báo
và Điểm hỏi đáp của Việt Nam về hàng rào kỹ thuật trong thương mại. Nội dung
thuyết minh dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này.
-
Thời gian lấy ý kiến cho dự thảo quy chuẩn quốc giá ít nhất là 60 (sáu mươi)
ngày, kể từ ngày gửi dự thảo. Trong trường hợp cấp thiết, thời gian lấy ý kiến
có thể ngắn hơn theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
3.
Việc nhận hồ sơ dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đề nghị thẩm tra được áp
dụng thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 13 của Thông tư này.
Điều 18. Tổ chức thẩm tra dự thảo quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia
Việc
tổ chức thẩm tra dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được thực hiện theo quy
định tại Điều 12 của Thông tư này.
Điều 19. Gửi hồ sơ đề nghị thẩm định
1.
Tổ chức biên soạn có trách nhiệm phối hợp với Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi
trường hoàn chỉnh Hồ sơ và dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia gửi Bộ Khoa học
và Công nghệ đề nghị thẩm định
Số
lượng Hồ sơ gửi thẩm định 03 (ba) bộ.
2.
Hồ sơ dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đề nghị thẩm định gồm:
-
Công văn đề nghị thẩm định dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch.
-
Quyết định giao nhiệm vụ thực hiện dự án xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia,
kèm theo dự án xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đã được phê duyệt.
-
Báo cáo quá trình xây dựng dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của Tổ chức biên
soạn.
- Dự
thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đã được hoàn chỉnh trên cơ sở tiếp thu ý kiến
thẩm tra (bao gồm cả văn bản dự thảo và file điện tử), kèm theo bản thuyết
minh; bản sao tài liệu gốc được sử dụng làm căn cứ để xây dựng dự thảo quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia; các tài liệu tham khảo khác.
-
Danh sách cơ quan, tổ chức, cá nhân được gửi dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia để lấy ý kiến; bản tổng hợp và giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý kèm theo
văn bản góp ý.
-
Biên bản nghiệm thu cơ sở dự án xây dựng dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và
văn bản tiếp thu ý kiến nghiệm thu.
-
Biên bản thẩm tra và văn bản tiếp thu ý kiến thẩm tra của Tổ chức biên soạn.
-
Các văn bản, tài liệu khác liên quan đến quá trình xử lý ý kiến thẩm tra, thẩm
định (nếu có).
Điều 20. Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
Tổ
chức biên soạn chịu trách nhiệm phối hợp với Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi
trường Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoàn chỉnh dự thảo quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia theo ý kiến thẩm định của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Trường
hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đáp ứng yêu cầu theo nội dung thẩm định, Bộ
trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định ban hành quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia.
Trường
hợp không nhất trí với ý kiến thẩm định của Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổ chức
biên soạn phải báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có ý kiến
chính thức bằng văn bản gửi Bộ Khoa học và Công nghệ và báo cáo Thủ tướng Chính
phủ xem xét, quyết định.
Điều 21. Đăng ký quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
1.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện việc đăng ký quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia tại Bộ Khoa học và Công nghệ chậm nhất 15 (mười lăm) ngày, kể từ ngày ban
hành theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP
ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật theo mẫu bản đăng ký quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia quy định tại Phụ lục XIV ban hành
kèm theo Thông tư này
2.
Tổ chức biên soạn chịu trách nhiệm xuất bản và phát hành quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia được ban hành.
Chương 4.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 22. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch
1.
Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường có trách nhiệm:
a)
Tổng hợp đề xuất dự án xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; lập kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc
gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hàng năm trình Bộ trưởng phê duyệt hoặc đề
nghị phê duyệt theo thẩm quyền;
b)
Theo dõi, đôn đốc các cơ quan, tổ chức, cá nhân triển khai thực hiện kế hoạch
xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
c)
Tổ chức thẩm tra và trình duyệt Hồ sơ gửi Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định dự
thảo tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
d)
Tổ chức hoàn thiện và trình duyệt gửi Bộ Khoa học và Công nghệ công bố tiêu
chuẩn quốc gia; đăng ký quy chuẩn kỹ thuật quốc gia sau khi được ban hành;
đ)
Có trách nhiệm lập và quản lý Hồ sơ dự thảo tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia.
2.
Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong phạm vi nhiệm
vụ và quyền hạn của mình có trách nhiệm:
a)
Đề xuất, chủ trì xây dựng hoặc phối hợp xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia, quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia thuộc phạm vi tham mưu quản lý nhà nước;
b)
Đề xuất việc rà soát, sửa đổi tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
thuộc phạm vi tham mưu quản lý nhà nước và tham gia xây dựng quy hoạch tiêu
chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia theo trách nhiệm.
Điều 23. Hiệu lực thi hành
1.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 12 tháng 9 năm 2013.
2.
Ban hành kèm theo Thông tư các Phụ lục sau:
a) Phụ lục I: Mẫu trình bày và thể hiện nội dung quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia.
b) Phụ lục II: Mẫu Dự án xây dựng tiêu chuẩn quốc gia.
c) Phụ lục III: Mẫu đăng ký kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn
quốc gia.
d) Phụ lục IV: Mẫu Bản nhận xét dự án xây dựng tiêu
chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia dành cho Hội đồng tư vấn, xét chọn
dự án xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
đ) Phụ lục V: Mẫu Phiếu đánh giá dự án xây dựng tiêu
chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia dành cho Hội đồng tư vấn, xét chọn
dự án xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
e) Phụ lục VI: Mẫu Biên bản kiểm phiếu dành cho Hội
đồng tư vấn, xét chọn dự án xây dựng Dự thảo tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia.
g) Phụ lục VII: Mẫu Hợp đồng nghiên cứu khoa học và
phát triển công nghệ Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
h) Phụ lục VIII: Mẫu Thuyết minh Dự thảo tiêu chuẩn
quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
i) Phụ lục IX: Mẫu Phiếu trưng cầu ý kiến đối với Dự
thảo tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
k) Phụ lục số X: Mẫu Phiếu đánh giá Dự thảo tiêu chuẩn
quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia dành cho Hội đồng thẩm tra Dự thảo tiêu
chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
l) Phụ lục XI: Mẫu Biên bản họp Hội đồng thẩm tra Dự
thảo tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
m) Phụ lục XII: Mẫu Dự án xây dựng quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia.
n) Phụ lục XIII: Mẫu đăng ký kế hoạch xây dựng quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia.
o) Phụ lục XIV: Mẫu đăng ký quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
với Bộ Khoa học và Công nghệ.
Điều 24. Tổ chức thực hiện
1.
Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường chịu trách nhiệm theo dõi và kiểm tra việc
thực hiện Thông tư này.
2.
Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện đầy
đủ, chính xác các quy định của Thông tư này.
3.
Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề cần bổ sung, sửa đổi, các cơ quan đơn
vị, các tổ chức và cá nhân báo cáo về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để nghiên
cứu, sửa đổi, bổ sung./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ;
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Chính phủ;
- UB VHGDTNTNNĐ Quốc hội;
- Bộ Khoa học và Công nghệ;
- Bộ Tài chính;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Bộ trưởng và các Thứ trưởng Bộ VHTTDL;
- Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ VHTTDL;
- Cục kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo; Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Website Bộ;
- Trang tin điện tử www.tbt-mocst.vn;
- Lưu: VT, KHCNMT, BT .180.
|
BỘ TRƯỞNG
Hoàng Tuấn Anh
|
PHỤ LỤC I
MẪU TRÌNH BÀY VÀ THỂ
HIỆN NỘI DUNG QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
(Ban hành theo Thông tư số 05 ngày
29 tháng 7 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
I.
BỐ CỤC QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
Bố
cục của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia bao gồm những phần chính sau:
1.
Phần quy định chung
-
Phạm vi điều chỉnh.
-
Đối tượng áp dụng.
-
Giải thích từ ngữ (nếu có).
2.
Phần quy định về kỹ thuật
Phần
này viện dẫn tiêu chuẩn hoặc đưa ra các yêu cầu kỹ thuật cụ thể về mức giới hạn
của đặc tính kỹ thuật mà đối tượng của quy chuẩn kỹ thuật phải tuân theo để bảo
đảm an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi
trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và
các yêu cầu thiết yếu khác.
Các
yêu cầu kỹ thuật được quy định phải đánh giá được bằng các phương pháp và
phương tiện hiện có ở trong nước hoặc nước ngoài.
3.
Phần quy định về quản lý
Phần
này thể hiện cụ thể phương thức quản lý thích hợp đối với đối tượng của quy
chuẩn kỹ thuật như sau:
-
Quy định về chứng nhận hợp quy (nêu rõ phương thức đánh giá sự phù hợp được lựa
chọn theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ, các quy định có liên quan
khác).
-
Quy định về công bố hợp quy (nêu rõ cơ sở để công bố hợp quy là kết quả đánh
giá của tổ chức chứng nhận, phòng thử nghiệm được chỉ định hoặc được công nhận
hay là kết quả tự đánh giá của chính tổ chức thực hiện việc công bố).
-
Phương thức kiểm tra.
-
Quy định các hình thức quản lý khác (ví dụ: quy định về việc ghi nhãn, kiểm tra
trên thị trường.
-
Phương pháp thử, phương pháp lấy mẫu.
-
Các nội dung thích hợp khác.
4.
Các quy định quản lý khác có liên quan
(các điều kiện đặc thù liên quan đến sử dụng, vận hành,... đối tượng của quy
chuẩn kỹ thuật và các yêu cầu khác)
5.
Phần quy định về giám sát và xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành
6.
Phần trách nhiệm của tổ chức, cá nhân
7.
Phần quy định về tổ chức thực hiện
8.
Các phụ lục (nếu có)
Tùy
theo đối tượng quy chuẩn kỹ thuật và yêu cầu quản lý, nội dung của quy chuẩn kỹ
thuật có thể bao gồm tất cả các mục trên, giảm bớt hoặc bổ sung cho phù hợp.
II.
QUY ĐỊNH TRÌNH BÀY QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
Việc
trình bày quy chuẩn kỹ thuật quốc gia phải đảm bảo tính hệ thống, hiệu lực pháp
lý và không được trái với văn bản pháp luật liên quan. Ngôn ngữ của quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia phải nhất quán, chính xác, phổ thông; cách diễn đạt phải đơn
giản, dễ hiểu. Các thuật ngữ chuyên môn cần xác định rõ nội dung phải được định
nghĩa trong văn bản.
1.
Trang bìa quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
-
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia phải có trang bìa trước và trang bìa sau.
- Mẫu
trình bày trang bìa quy chuẩn kỹ thuật quốc gia bao gồm các yếu tố sau:
+
Hình quốc huy nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện theo quy
định của pháp luật về quốc huy.
+
Dòng chữ “Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
+ Ký
hiệu đầy đủ của quy chuẩn kỹ thuật theo quy định tại Điều 8 của
Nghị định số 127/2007/NĐ-CP .
+
Dòng chữ “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia” hoặc “Quy chuẩn kỹ thuật địa phương”.
+
Tên gọi của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
+
Tên gọi đầy đủ của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia bằng tiếng Anh.
+
Địa điểm và năm ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
-
Tên viết tắt tên Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia theo quy định của pháp
luật hiện hành.
-
Trang 2 của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia là trang thể hiện lời nói đầu trong đó
ghi rõ tổ chức biên soạn dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, cơ quan trình
duyệt và cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, số quyết định, ngày,
tháng, năm ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và các nội dung khác có liên
quan đến việc xây dựng và ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
2.
Phần trống đầu trang (header) của các
trang nội dung quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (trừ trang 3) in ký hiệu đầy đủ của
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tại vị trí phía bên phải của trang đối với các
trang lẻ và phía bên trái của trang đối với các trang chẵn. Kiểu chữ của ký
hiệu in hoa, in đậm theo phông chữ Arial, cỡ chữ 12 của bộ mã ký tự chữ Việt
(phông chữ tiếng Việt Unicode).
3. Nguyên tắc đánh số thứ tự các hạng mục nội dung của
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thực hiện theo quy định tương ứng tại Thông tư số
01/2011/TT-BNV ngày 19 tháng 1 năm 2011 của Bộ Nội vụ
III.
THỂ THỨC TRÌNH BÀY QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
-
Khổ giấy của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia là khổ A4 (210 mm x 297 mm), sai số
kích thước cho phép là ± 0,5 mm.
-
Phần nội dung (bản văn) của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được trình bày bằng chữ
in thường, kiểu chữ thực hiện theo phông chữ Arial, cỡ chữ từ 12 đến 14 của bộ
mã ký tự chữ Việt (phông chữ tiếng Việt Unicode); khi xuống dòng, chữ đầu dòng
có thể lùi vào từ 1 cm đến 1,27 cm (1 default tab); khoảng cách giữa các đoạn
văn (paragraph) đặt tối thiểu là 6 pt; khoảng cách giữa các dòng hay cách dòng
(line spacing) chọn tối thiểu từ cách dòng đơn (single line spacing) hoặc từ 15
pt (exactly line spacing) trở lên.
- Số
trang quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được tính từ trang bìa trước cho đến trang
cuối cùng của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Số trang quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
được in trên từng trang của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tại chính giữa phần
cuối trang giấy, trừ trang bìa.
- Ký
hiệu và số hiệu quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được in trên từng trang của quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia ở góc ngoài phía mở của trang.
-
Khi thể hiện nội dung quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tham khảo các hướng dẫn quy
định trong Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1-2:2008 .
PHỤ LỤC II
MẪU DỰ ÁN XÂY
DỰNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
(Ban hành theo Thông tư số
05 ngày 29 tháng 7 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
DỰ ÁN XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
1. Tên tiêu chuẩn quốc gia
2. Phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn quốc gia
3. Tổ chức (hoặc cá nhân) đề nghị xây dựng tiêu chuẩn
quốc gia
Tên
tổ chức (cá nhân).....................................................................................................................
Địa
chỉ..........................................................................................................................................
Điện
thoại:.....................................Fax:.........................................E-mail:....................................
Tên
cơ quan chủ quản: (nếu
có)...............................................................................................
4. Tình hình đối tượng tiêu chuẩn quốc gia
trong nước và ngoài nước
5. Lý do và mục đích xây dựng tiêu chuẩn quốc
gia
-
Tiêu chuẩn quốc gia đáp ứng những mục tiêu nào sau đây:
+
Thông tin, thông hiểu
|
ð
|
+
Tiết kiệm
|
ð
|
+
An toàn sức khoẻ MT
|
ð
|
+
Giảm chủng loại
|
ð
|
+
Đổi lẫn
|
ð
|
+
Các mục đích khác
|
ð
|
+
Chức năng công dụng chất lượng
|
ð
|
|
|
+
Các mục khác (nếu có):
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
-
Tiêu chuẩn có dùng để chứng nhận không?
|
ð có ð không
|
-
Căn cứ
|
|
+
Tiêu chuẩn có liên quan đến yêu cầu phát triển KTXH của Nhà nước không?
|
ð có ð không
|
+
Thuộc chương trình nào?
|
|
+
Yêu cầu hài hòa tiêu chuẩn (quốc tế và khu vực):
|
ð có ð không
|
6. Nội dung, những vấn đề sẽ xây dựng tiêu chuẩn quốc gia
6.1. Những vấn đề sẽ quy định trong tiêu chuẩn quốc
gia
+ Thuật ngữ và định nghĩa
|
+ Tiêu chuẩn cơ bản ð
|
+ Phân loại
|
+
Yêu cầu an toàn vệ sinh ð
|
+ Ký hiệu ð
|
+ Yêu cầu về môi trường ð
|
+ Thông số và kích thước ð
|
+ Lấy mẫu ð
|
+ Yêu cầu kỹ thuật ð
|
+ Phương pháp thử và kiểm tra ð
|
+ Tiêu chuẩn về quá trình ð
|
+ Bao gói, ghi nhãn, vận chuyển, bảo quản ð
|
+ Tiêu chuẩn về dịch vụ ð
|
+ Các khía cạnh và yêu cầu khác ð
|
+
Các khía cạnh và yêu cầu khác (nếu có)...............................................................................
.............................................................................................................................................
6.2. Bố cục, nội dung chính của tiêu chuẩn quốc gia (dự kiến)
6.3. Nhu cầu khảo nghiệm tiêu chuẩn quốc gia trong thực
tế:
ð có ð không
(Nếu
có, ghi rõ dự kiến nội dung cần khảo nghiệm, quy mô, địa điểm, thời gian khảo
nghiệm)
7.
Phương thức thực hiện và tài liệu làm căn cứ xây dựng tiêu chuẩn quốc gia
-
Phương thức thực hiện:
+
Xây dựng mới
|
ð
|
+ Sửa đổi, bổ sung
|
ð
|
+
Chấp nhận tiêu chuẩn QT
|
ð
|
+ Thay thế
|
ð
|
-
Tài liệu chính làm căn cứ xây dựng tiêu chuẩn quốc gia (bản chụp kèm theo)
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
8. Nội dung triển khai thực
hiện dự án xây dựng tiêu chuẩn quốc gia
Nêu
rõ những công việc cần thiết để triển khai thực hiện dự án, bên cạnh đó làm rõ
một số vấn đề sau:
-
Nhu cầu khảo sát: ð
có ð không
(Nếu
có, ghi rõ dự kiến nội dung cần khảo nghiệm, quy mô, địa điểm, thời gian khảo
nghiệm)
-
Nhu cầu dịch thuật tài liệu: ð có ð không
(Nếu
có, ghi rõ nhu cầu và mục đích)
-
Nhu cầu tổ chức thuê chuyên gia tư
vấn: ð có ð
không
(Nếu
có, ghi rõ nhu cầu và mục đích và trách nhiệm của chuyên gia tư vấn)
-
Nhu cầu tổ chức họp hoàn thiện nội dung dự thảo và thuyết minh dự thảo: ð có ð không
(Nếu
có, ghi rõ lý do, nội dung và kết quả của mỗi lần tổ chức)
-
Nhu cầu tổ chức Hội nghị, Hội thảo, Tọa đàm chuyên đề: ð có ð không
(Nếu
có, ghi rõ dự kiến nội dung thảo luận, quy mô, địa điểm, sản phẩm và kết quả)
9. Kiến nghị thành lập Ban kỹ thuật
(hoặc Tiểu ban kỹ thuật)
10. Cơ quan phối hợp
- Tổ chức, cá nhân xây dựng dự thảo đề
nghị:
- Ban kỹ thuật
tiêu chuẩn có liên quan phải lấy ý kiến:
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải lấy ý
kiến:
11. Dự kiến tiến độ thực hiện
TT
|
Nội dung công việc
|
Thời gian
|
|
|
Bắt đầu
|
Kết thúc
|
1
|
Xây
dựng và trình Bộ VHTTDL phê duyệt dự án xây dựng TCVN.
|
|
|
2
|
Thu
thập phân tích, nghiên cứu, biên dịch các tài liệu, tiêu chuẩn các tài liệu
có liên quan.
|
|
|
3
|
Điều
tra khảo sát
|
|
|
4
|
Biên
soạn dự thảo TCVN và thuyết minh dự thảo TCVN
|
|
|
5
|
Thuê
chuyên gia tư vấn, lấy ý kiến chuyên gia, tổ chức họp chuyên đề ban kỹ thuật chuyên ngành về dự thảo TCVN
|
|
|
6
|
Tổ
chức gửi dự thảo TCVN và thuyết minh dự thảo TCVN đi lấy ý kiến rộng rãi của
các tổ chức, cá nhân có liên quan.
|
|
|
7
|
Tổ
chức hội nghị chuyên đề để thống nhất nội dung dự thảo TCVN.
|
|
|
8
|
Hoàn
chỉnh dự thảo TCVN và lập Hồ sơ dự thảo TCVN. Họp hoàn thiện nội dung dự thảo
và Thuyết minh dự thảo qua các lần chỉnh sửa
|
|
|
9
|
Tổ
chức khảo nghiệm dự thảo TCVN
|
|
|
10
|
Tổ
chức nghiệm thu cơ sở.
|
|
|
11
|
Thẩm
tra Hồ sơ dự thảo TCVN.
|
|
|
12
|
Gửi
hồ sơ dự thảo TCVN để thẩm định.
|
|
|
13
|
Thẩm
định dự thảo TCVN và Hồ sơ dự thảo TCVN..
|
|
|
14
|
Lập
Hồ sơ TCVN trình công bố.
|
|
|
12.
Dự toán kinh phí thực hiện
a)
Tổng kinh phí dự kiến:……. trong đó:
-
Ngân sách Nhà nước:
....................................................................................................
-
Đóng góp của các tổ chức, cá nhân:
.........................................................................
(ghi
rõ của tổ chức cá nhân nào, nếu có)
-
Nguồn khác:
.........................................................................................................
b)
Dự toán chi tiết kinh phí thực hiện: Phân theo năm tiến độ thực hiện dự án
(Phụ
lục dự toán chi tiết kèm theo dự án, mục chi và định mức chi theo hướng dẫn của
Thông tư liên tịch số 145/2009/TTLT-BTC-BKHCN , hướng dẫn quản lý và sử dụng
kinh phí xây dựng tiêu chuẩn quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; các văn
bản tài chính liên quan hiện hành).
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TL. BỘ TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG VỤ KHOA HỌC,
CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG
(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
|
Hà Nội, ngày........tháng........ năm .....
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(ký, ghi rõ họ tên)
|
PHỤ LỤC III
MẪU ĐĂNG KÝ KẾ HOẠCH
XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
(Ban hành theo Thông tư số 05 ngày
29 tháng 7 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
TT
|
Bộ tổ chức XD DT, Lĩnh vực/đối tượng tiêu chuẩn quốc
gia
|
Tiêu chuẩn quốc gia
|
Phương thức xây dựng Tiêu chuẩn quốc gia
|
Tổ chức biên soạn/ Ban kỹ thuật
xây dựng tiêu chuẩn quốc gia
|
Thời gian thực hiện
|
Kinh phí dự kiến
|
Cơ quan đề xuất KH
|
Bắt đầu
|
Kết thúc
|
NSNN
|
Nguồn khác
|
|
Lĩnh
vực
|
1.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
PHỤ LỤC IV
MẪU BẢN NHẬN XÉT DỰ
ÁN XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA,
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
(Ban hành theo Thông tư số 05 ngày 29 tháng 7 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
|
Hà Nội, ngày ……. tháng ……. năm …….
|
BẢN NHẬN XÉT DỰ ÁN
(của thành viên Hội đồng tư vấn xét chọn Dự án xây
dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia)
Tên
dự án: ………………………………........................................................................................
Đơn
vị chủ trì nhiệm vụ: ……………………………...................................................................
Họ
và tên thành viên Hội đồng: ………………………………..…………………………………..
Học
vị: ………………………………………………..………………………………
Đơn vị
công tác: ………………………………………………………………….
CÁC
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ:
1.
Nội dung, phương pháp và kết quả dự kiến
a)
Tên dự án (tính hợp lý và logic, …)
b)
Nội dung dự án (tính đầy đủ, phù hợp và locgic, …)
c)
Phương pháp thực hiện (tính đầy đủ, phù hợp, khoa học và locgic tương ứng để
đạt mục tiêu của dự án,…)
2.
Tính khả thi của dự án và năng lực của cơ quan tổ chức biên soạn
a)
Năng lực chuyên môn và thời gian thực tế có thể dành cho nhiệm vụ của các cán
bộ thực hiện nhiệm vụ
b)
Năng lực tổ chức thực hiện (tính khoa học và hợp lý trong bố trí kế hoạch,
các mốc phải đạt, khả năng hoàn thành …)
c)
Cơ sở vật chất, tính khả thi của việc huy động kinh phí phục vụ triển khai
nhiệm vụ
d)
Dự kiến kinh phí (tính hợp lý của việc phân bổ kinh phí cho các nội dung
nhiệm vụ, tính đầy đủ của các căn cứ pháp lý, …)
3.
Kết luận
Đồng
ý đưa vào kế hoạch …..: £
Những
vấn đề cần chỉnh sửa (nếu có)
Không
đồng ý: £
PHỤ LỤC V
MẪU PHIẾU ĐÁNH GIÁ DỰ
ÁN XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA, QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
(Ban hành theo Thông tư số 05 ngày
29 tháng 7 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
HỘI ĐỒNG TƯ VẤN XÉT CHỌN DỰ ÁN XÂY DỰNG TCVN, QCVN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
|
Hà Nội, ngày ……. tháng ……. năm …….
|
PHIẾU ĐÁNH GIÁ
(của Hội đồng tư vấn xét chọn Dự án xây dựng tiêu
chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia)
Tên
dự án: ……………............................................................................................................
Đơn
vị chủ trì nhiệm vụ: .......................................................................................................
Họ
và tên thành viên Hội đồng: ……………………….……………………………………..
Học
vị: ……………………………………..….……………………
Đơn
vị công tác: …………………………..……………………….
TT
|
Tên Dự án
|
Ý kiến thành viên Hội đồng
|
Đề nghị thực hiện
|
Đề nghị không thực hiện
|
Kết luận
|
1
|
|
|
|
|
|
Thành viên Hội đồng
(Họ, tên và chữ ký)
|
PHỤ LỤC VI
MẪU BIÊN BẢN KIỂM PHIẾU
(Ban hành theo Thông tư số 05 ngày
29 tháng 7 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
HỘI ĐỒNG TƯ VẤN XÉT CHỌN DỰ ÁN XÂY DỰNG TCVN, QCVN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
|
Hà Nội, ngày ……. tháng ……. năm …….
|
BIÊN BẢN KIỂM PHIẾU
(của Hội đồng tư vấn xét chọn Dự án xây dựng tiêu
chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia)
1.
Họ và tên các thành viên Ban kiểm phiếu:
-
Trưởng Ban: …………………………………………………………………………………………………..
-
Các Ủy viên: 1 ……………………………………………………………………………………………….
2.
………………………………………………………………………………………………………………..
2.
Tổng số thành viên Hội đồng:
Có
mặt: Vắng
mặt:
3.
Số phiếu phát ra: .......
4.
Số phiếu thu về: ........
5.
Số phiếu hợp lệ: ........
6.
Kết quả bỏ phiếu:
TT
|
Tên Dự án
|
Tổng hợp số phiếu đánh giá của các thành viên Hội
đồng
|
Đề nghị thực hiện
|
Đề nghị không thực hiện
|
Kết luận
|
1
|
|
|
|
|
Trưởng Ban kiểm phiếu
(Họ, tên và chữ ký)
|
Các thành viên Ban kiểm phiếu
(Họ, tên và chữ ký)
|
PHỤ LỤC VII
MẪU HỢP ĐỒNG THỰC
HIỆN DỰ ÁN XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA, QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
(Ban hành theo Thông tư số 05 ngày
29 tháng 7 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số: /20…../HĐNCKH-KHCNMT
|
Hà Nội, ngày ……. tháng ……. năm …….
|
HỢP
ĐỒNG
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ
XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA, QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA NĂM .........
Căn
cứ pháp lý;
Trên
cơ sở nhu cầu và năng lực của các bên,
Chúng
tôi gồm:
1.
Bên giao (Bên A) là: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Vụ Khoa học, Công nghệ và
Môi trường)
Đại
diện là:
Chức
vụ:
Địa
chỉ:
Điện
thoại: Fax:
2.
Bên nhận (Bên B) là:
Đại
diện là:
Chức
vụ:
Địa
chỉ:
Điện
thoại: Fax:
Số
tài khoản: tại
Mã
số thuế:
Hai
bên thỏa thuận và thống nhất ký kết Hợp đồng thực hiện Dự án xây dựng tiêu
chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (sau đây gọi tắt là Hợp đồng) với
các điều khoản sau:
Điều
1. Giao và nhận thực hiện nhiệm vụ
1.
Bên A giao cho Bên B thực hiện Dự án xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia: " .....................................................
"
Dự
án đã được phê duyệt (theo Quyết định số .... ngày .. tháng .. năm ... của
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc phê duyệt nhiệm vụ xây dựng
tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia năm ...) và Phụ lục 1, Phụ
lục 2, Phụ lục 3 kèm theo là bộ phận của Hợp đồng.
Thời
hạn thực hiện hợp đồng là …...... tháng, từ tháng …….. năm 20…... đến hết
tháng …… năm 20……..
Kinh
phí để thực hiện nhiệm vụ: .................. đồng (Bằng chữ:
.................) cấp từ ngân sách sự nghiệp khoa học của Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch theo tiến độ:
TT
|
Đợt
|
Thời gian
(năm )
|
Kinh phí (đồng )
|
Ghi chú
|
1
|
Một
|
|
|
|
2
|
Hai
|
|
|
|
2.
Bên B nhận thực hiện Dự án trên theo đúng nội dung yêu cầu được quy định trong
hợp đồng này.
Điều
2. Quyền và nghĩa vụ của các bên
1.
Quyền và nghĩa vụ của Bên A
a)
Bên A cấp cho Bên B số kinh phí theo tiến độ từng năm quy định tại khoản 1 Điều
1 Hợp đồng này theo quy định hiện hành về cấp phát kinh phí từ ngân sách nhà
nước.
b)
Trước thời điểm cấp kinh phí từ đợt thứ hai trở đi, trên cơ sở báo cáo tình
hình thực hiện Dự án của Bên B, Bên A xem xét và xác nhận khối lượng công việc
đạt được phù hợp với kinh phí sử dụng và theo tiến độ thực hiện nêu trong Dự án
và các Phụ lục 1, 2, 3 của Hợp đồng. Bên A có quyền đề nghị thay đổi tiến độ
cấp hoặc ngừng cấp kinh phí (nếu bên B không hoàn thành công việc theo đúng
tiến độ).
c)
Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra (hình thức kiểm tra do bên A thông báo), tổ chức
Hội đồng thẩm tra dự thảo tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và
chuyển Hồ sơ dự thảo tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đến Bộ
Khoa học và Công nghệ để tổ chức thẩm định.
Thanh
lý Hợp đồng sau khi Bộ Khoa học và Công nghệ có ý kiến về việc công bố tiêu
chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
d)
Kịp thời xem xét, giải quyết theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyển giải
quyết kiến nghị, đề xuất của Bên B về điều chỉnh nội dung chuyên môn, kinh phí
và các vấn đề phát sinh khác trong Hợp đồng, thể hiện thoả thuận bằng văn bản
và được coi là bộ phận của Hợp đồng, là căn cứ để thanh lý Hợp đồng.
đ)
Đơn phương chấm dứt thực hiện Hợp đồng trong trường hợp bên B vi phạm một trong
các điều sau:
-
Không có khả năng thực hiện Hợp đồng;
-
Thực hiện không đúng các nội dung trong Dự án đã được phê duyệt và không đạt
các yêu cầu tại Phụ lục 1, Phụ lục 2 dẫn đến kết quả của Dự án có thể không đáp
ứng được mục tiêu.
- Sử
dụng kinh phí không đúng mục đích;
e)
Bên A có quyền sử dụng các sản phẩm của Dự án theo Luật Sở hữu trí tuệ và quy
định của pháp luật.
2. Quyền và nghĩa vụ của Bên B
a)
Bên B cam kết thực hiện nội dung nêu tại Điều 1 Hợp đồng này.
b)
Kiến nghị, đề xuất điều chỉnh các nội dung chuyên môn, kinh phí và tiến độ
trong Hợp đồng khi cần thiết.
c)
Chấp hành các quy định pháp luật và những yêu cầu của cơ quan quản lý trong quá
trình thực hiện Hợp đồng. Tạo điều kiện thuận lợi và cung cấp đầy đủ thông tin
cho các cơ quan quản lý trong việc giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với Dự án
theo quy định.
d)
Chủ động sử dụng kinh phí đúng mục đích, đúng chế độ và có hiệu quả.
đ)
Báo cáo tình hình thực hiện Dự án trước thời điểm cấp kinh phí đợt thứ hai trở
đi, và báo cáo đột xuất về tình hình thực hiện Dự án, báo cáo tình hình sử dụng
số kinh phí đã nhận khi Bên A yêu cầu.
e)
Chuẩn bị Hồ sơ dự thảo tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia theo
quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy
chuẩn kỹ thuật, gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để thẩm tra.
Bên
B có trách nhiệm tiếp thu, hoàn thiện Hồ sơ dự thảo tiêu chuẩn quốc gia, quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia trên cơ sở kết luận của Hội đồng thẩm tra để Bên A gửi
Bộ Khoa học và Công nghệ để thẩm định.
g)
Sau khi Bộ Khoa học và Công nghệ có ý kiến về việc công bố tiêu chuẩn quốc gia,
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Bên B có trách nhiệm nộp sản phẩm theo quy định tại
Phụ lục 1 (kèm theo Hợp đồng); báo cáo Quyết toán tài chính của dự án và cùng
Bên A tiến hành thanh lý Hợp đồng.
Điều
3. Xử lý tài chính khi chấm dứt Hợp đồng
Khi
chấm dứt Hợp đồng, việc xử lý về tài chính được thực hiện như sau:
1.
Đối với Dự án đã kết thúc
a)
Đối với Dự án đã kết thúc và sau khi dự thảo tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia được Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, công bố thì Bên
B thực hiện thủ tục tất toán kinh phí theo quy định hiện hành.
b)
Khi Dự án đã kết thúc, nhưng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia không đáp ứng yêu cầu theo nội dung thẩm định và Bên B không có khả
năng chỉnh sửa hoàn thiện Dự thảo thì Bên A xem xét quyết toán kinh phí cho Bên
B trên cơ sở kết luận về trách nhiệm và xác định những nội dung công việc Bên B
đã thực hiện hoặc theo đánh giá của tổ chức tư vấn/chuyên gia độc lập do Bên A
yêu cầu.
2.
Đối với Dự án không hoàn thành
a)
Trường hợp Dự án không hoàn thành do một trong các đại diện của Bên B không còn
mà hai bên không thống nhất được đại diện khác thay thế thì đại diện còn lại
của Bên B có trách nhiệm hoàn lại cho Bên A số kinh phí đã cấp nhưng chưa sử
dụng. Đối với phần kinh phí đã cấp và đã sử dụng thì hai bên cùng phối hợp xác định
khối lượng công việc đã triển khai phù hợp với kinh phí đã sử dụng để làm căn
cứ quyết toán theo quy định hiện hành về quản lý tài chính.
b)
Trường hợp Dự án không hoàn thành do một bên đơn phương chấm dứt thực hiện Hợp
đồng:
-
Nếu Bên A đơn phương chấm dứt thực hiện Hợp đồng do lỗi của Bên B thì Bên B
phải bồi thường 100% kinh phí Bên A đã cấp để thực hiện Dự án.
-
Nếu Bên A đơn phương chấm dứt thực hiện Hợp đồng không do lỗi của Bên B thì Bên
B không phải bồi thường số kinh phí đã sử dụng để thực hiện Dự án, nhưng vẫn
phải thực hiện việc quyết toán kinh phí theo quy định của pháp luật.
-
Nếu Bên B đơn phương chấm dứt thực hiện Hợp đồng do lỗi của Bên A thì Bên B
không phải bồi thường số kinh phí đã sử dụng để thực hiện Dự án nhưng vẫn phải
thực hiện việc quyết toán kinh phí theo quy định của pháp luật.
-
Nếu Bên B đơn phương chấm dứt thực hiện Hợp đồng không do lỗi của Bên A thì Bên
B phải bồi thường 100% kinh phí Bên A đã cấp để thực hiện Dự án.
c)
Trường hợp có căn cứ để khẳng định không còn nhu cầu thực hiện Dự án:
-
Nếu hai bên thống nhất chấm dứt Hợp đồng thì cùng nhau xác định khối lượng công
việc Bên B đã thực hiện để làm căn cứ thanh toán số kinh phí Bên B đã sử dụng
để thực hiện Dự án.
-
Nếu hai bên thoả thuận ký Hợp đồng mới để thay thế và kết quả nghiên cứu của
Hợp đồng cũ là một bộ phận cấu thành kết quả nghiên cứu của Hợp đồng mới thì số
kinh phí đã cấp cho Hợp đồng cũ được tính vào kinh phí cấp cho Hợp đồng mới và
tiếp tục thực hiện Hợp đồng mới.
Điều
4. Điều khoản chung
1. Trong quá trình thực hiện Hợp đồng, nếu một trong hai
bên có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hoặc có căn cứ để chấm dứt thực hiện
Hợp đồng thì phải thông báo bằng văn bản cho bên kia biết trước ít nhất 15 ngày
(mười lăm ngày) trước khi tiến hành sửa đổi, bổ sung hoặc chấm dứt thực hiện
Hợp đồng, để cùng xác định trách nhiệm của mỗi bên và hình thức xử lý.
2. Hai bên cam kết thực hiện đúng và đầy đủ các điều khoản
ghi trong Hợp đồng. Bên nào không hoàn thành hoặc hoàn thành không đầy đủ các điều
khoản ghi trong Hợp đồng sẽ phải chịu trách nhiệm theo pháp luật hiện hành.
Điều
5. Điều khoản thi hành
Hợp
đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký. Hợp đồng gồm 05 (năm) trang và được lập
thành 04 (bốn) bản có giá trị như nhau, Bên B giữ 03 (ba) bản, Bên A giữ 01
(một) bản./.
BÊN A
BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TL. BỘ TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG VỤ KHOA HỌC,
CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG
(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
|
BÊN B
TỔ CHỨC BIÊN SOẠN
(ký, ghi rõ họ tên)
|
Phụ lục 1
(Theo Hợp đồng số TCVN, QCVN/HĐ-KHCNMT
ngày tháng năm 20....)
DANH MỤC SẢN
PHẨM
Dự án xây dựng TCVN, QCVN: ....................................
TT
|
Tên sản phẩm
|
Số lượng
|
Sản phẩm phải đạt
|
Ghi chú
|
1
|
Tiêu
chuẩn quốc gia đề nghị Bộ Khoa học, Công nghệ công bố/ Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia ban hành và gửi đăng ký với Bộ Khoa học, Công nghệ
|
01
|
|
|
Đĩa
CDR lưu file điện tử của tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
trên
|
Bản
thuyết minh dự thảo tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
|
Báo
cáo quá trình xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia
|
2
|
Báo
cáo tổng hợp Dự án xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
|
01
|
|
|
3
|
Báo
cáo tổng thuật tài liệu
|
01
|
|
|
Các
báo cáo tham luận của Hội thảo khoa học chuyên đề quy mô toàn quốc
|
Các
báo cáo góp ý của Hội nghị chuyên đề tham gia góp ý đối với dự thảo tiêu
chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
|
Các
báo cáo của chuyên gia tư vấn
|
*
|
Các sản phẩm khác theo sự thỏa thuận của hai bên (nếu có)
|
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TL. BỘ TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG VỤ KHOA HỌC,
CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG
|
TỔ CHỨC BIÊN SOẠN
|
Phụ lục 2
(Theo Hợp đồng số TCVN, QCVN /HĐ-KHCNMT
ngày tháng năm 20...)
NỘI DUNG VÀ SẢN
PHẨM CẦN ĐẠT THEO NĂM
Dự án xây dựng TCVN, QCVN: …………………………………………
TT
|
Các nội dung, công việc cụ thể
|
Yêu cầu chất lượng
|
Tiến độ
hoàn thành
|
I
|
Năm
20....
|
1
|
|
|
|
2
|
|
|
|
3
|
|
|
|
4
|
|
|
|
5
|
…………………
|
|
|
II
|
Năm
20....
|
|
|
6
|
|
|
|
7
|
|
|
|
8
|
|
|
|
9
|
……………..
|
|
|
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TL. BỘ TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG VỤ KHOA HỌC,
CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG
|
TỔ CHỨC BIÊN SOẠN
|
Phụ lục 3
(Theo Hợp đồng số TCVN, QCVN /HĐ-KHCNMT ngày
tháng năm 20...)
KINH PHÍ THỰC
HIỆN CÁC NỘI DUNG CÔNG VIỆC CỦA DỰ ÁN
Dự án xây dựng TCVN, QCVN: ………………………………………………………………
(Đơn vị tính:1.000 đồng)
TT
|
Các nội dung công việc cần thực hiện
|
Sản phẩm cuối cùng
|
Thời gian hoàn thành SP
|
Kinh phí từ NSNN
|
Ghi chú
|
Tổng số
|
Năm 1
|
Năm 2
|
I
|
...........
|
|
|
|
|
|
|
|
.................
|
|
|
|
|
|
|
II
|
.................
|
|
|
|
|
|
|
|
..................
|
|
|
|
|
|
|
III
|
....................
|
|
|
|
|
|
|
3.1
|
|
|
|
|
|
|
|
3.2
|
|
|
|
|
|
|
|
3.3
|
|
|
|
|
|
|
|
3.4
|
|
|
|
|
|
|
|
3.5
|
|
|
|
|
|
|
|
3.6
|
....................
|
|
|
|
|
|
|
IV
|
...................
|
|
|
|
|
|
|
4.1
|
|
|
|
|
|
|
|
4.2
|
|
|
|
|
|
|
|
4.3
|
|
|
|
|
|
|
|
4.4
|
.......................
|
|
|
|
|
|
|
V
|
....................
|
|
|
|
|
|
|
VI
|
...................
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng
|
|
|
|
|
|
|
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TL. BỘ TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG VỤ KHOA HỌC,
CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG
|
TỔ CHỨC BIÊN SOẠN
|
PHỤ LỤC VIII
MẪU THUYẾT MINH DỰ
THẢO TIÊU CHUẨN QUỐC GIA, QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
(Ban hành theo Thông tư số 05 ngày
29 tháng 7 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
1.
Khái niệm
Thuyết
minh dự thảo tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia là tài liệu giải
thích nhằm tạo điều kiện cho các đối tượng tham gia đánh giá, thẩm định Dự thảo
tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia có nhận xét xác đáng về nội
dung, mục đích, ý nghĩa thực tiễn, tính khả thi của tiêu chuẩn quốc gia, quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia và trên cơ sở đó cơ quan quản lý có quyết định đúng đắn
về việc ban hành, công bố và áp dụng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia.
Thuyết
minh dự thảo tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cũng là tài liệu
giúp người sử dụng nghiên cứu và hiểu rõ về các nội dung của tiêu chuẩn quốc
gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia sau khi được ban hành, công bố.
2.
Các nội dung chính của Thuyết minh dự thảo tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia
2.1.
Tên gọi và ký hiệu của tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
2.2.
Đặt vấn đề
Tóm
tắt đặc điểm, tình hình đối tượng tiêu chuẩn hóa ngoài nước, trong nước, lý do
và mục đích xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
2.3.
Sở cứ xây dựng các yêu cầu kỹ thuật
-
Tổng hợp, phân tích các tiêu chuẩn quốc tế, tài liệu kỹ thuật, các kết quả
nghiên cứu liên quan tới đối tượng tiêu chuẩn hoá.
-
Lựa chọn tài liệu làm cơ sở cho việc biên soạn các yêu cầu kỹ thuật. Trong
trường hợp chấp nhận nguyên vẹn một tiêu chuẩn quốc tế, phải phân tích rõ khả
năng áp dụng tiêu chuẩn quốc tế ở Việt Nam.
2.4.
Giải thích nội dung tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
Tóm
tắt các nội dung chính (hoặc nhóm nội dung) của tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia; tương ứng với mỗi nội dung chính (hoặc nhóm nội dung) cần
nêu rõ sự gắn kết với các mục tiêu quản lý.
2.5.
Bảng đối chiếu nội dung tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia với
các tài liệu tham khảo
Trình
bày một bảng đối chiếu nội dung của tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia với các tài liệu tham khảo (các tiêu chuẩn quốc tế, tài liệu kỹ thuật,
các kết quả nghiên cứu đã được sử dụng làm cơ sở cho việc biên soạn tiêu chuẩn
quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia), trong đó thể hiện đối chiếu những đề mục
của tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia với tài liệu tham khảo và
những điểm sửa đổi, bổ sung về nội dung nếu có theo mẫu dưới đây:
Bảng đối chiếu nội dung tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia và tài liệu tham khảo
Tên tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
|
Tài liệu tham khảo
|
Sửa đổi, bổ sung
|
1.
Quy định chung
|
|
|
1.1.
Phạm vi điều chỉnh
|
|
Tự xây dựng
|
1.2.
Đối tượng áp dụng
|
|
Tự xây dựng
|
1.3.
Tài liệu viện dẫn
|
EN 300 xxx, điều 2
|
Chấp nhận nguyên vẹn
|
1.4.
Giải thích từ ngữ
|
EN 300 xxx, điều 3
|
Chấp nhận nguyên vẹn
|
2.
Quy định kỹ thuật
|
|
|
2.1.
Các yêu cầu kỹ thuật chung
|
EN 300 xxx, điều 4.1
|
Chấp nhận nguyên vẹn
|
2.2.
Các yêu cầu kỹ thuật...
|
EN 300 xxx, điều 4.2
|
Đã sửa đổi: ... (nêu những điểm sửa đổi)
|
2.3.
Các yêu cầu kỹ thuật...
|
EN 300 xxx, điều 4.3
|
Chấp nhận nguyên vẹn
|
3.
Phương pháp đo kiểm
|
EN 300 xxx, điều 5
|
Đã sửa đổi tại mục 5.x.x... (nêu những điểm sửa đổi)
|
4.
Quy định quản lý
|
|
Tự xây dựng
|
Phụ
lục A (bắt buộc)...
|
EN 300 xxx, Appendix A (normative)
|
Chấp nhận nguyên vẹn
|
Phụ
lục B (tham khảo)...
|
EN 300 xxx, Appendix B (informative)
|
Chấp nhận nguyên vẹn
|
2.6.
Khuyến nghị áp dụng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
Trình
bày các khuyến nghị liên quan đến việc áp dụng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia, bao gồm cả các vấn đề cần lưu ý trong quá trình áp dụng tiêu
chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và kiến nghị các hướng phát triển
tiếp theo.
PHỤ LỤC IX
MẪU PHIẾU TRƯNG CẦU Ý
KIẾN DỰ THẢO TIÊU CHUẨN QUỐC GIA, QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
(Ban hành theo Thông tư số 05 ngày
29 tháng 7 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN DỰ THẢO TIÊU CHUẨN QUỐC GIA,
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
Tên
dự thảo tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia:
Cơ
quan/ban kỹ thuật biên soạn:
Cơ
quan (người) được trưng cầu ý kiến:
Chức
danh khoa học:
Ngày
nhận được bản dự thảo tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia:
1.
Nhận xét: ghi lần lượt các nhận xét
sau đây
- Sự
phù hợp của Dự thảo tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia với mục
tiêu đề ra ban đầu trong Dự án xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia.
-
Nhận xét về Hồ sơ tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (có đầy đủ
và đúng thủ tục không).
-
Nhận xét về căn cứ của các yêu cầu kỹ thuật được đề xuất.
-
Nhận xét về mức độ tương đương giữa dự thảo tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia với các tiêu chuẩn quốc tế, khu vực có cùng đối tượng tiêu chuẩn
hóa.
-
Nhận xét về tính khả thi của dự thảo tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia trong điều kiện Việt Nam.
2.
Đề nghị sửa đổi, bổ sung chi tiết:
liệt kê các điểm đề nghị sửa đổi bổ sung chi tiết kèm theo lý do và giải pháp đề
xuất.
3.
Kết luận
-
Kiến nghị về khả năng ban hành và áp dụng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia.
|
Hà Nội, ngày .... tháng .... năm....
Cơ quan (người) được trưng cầu ý
kiến
|
PHỤ LỤC X
MẪU PHIẾU ĐÁNH GIÁ
DỰ THẢO TIÊU CHUẨN QUỐC GIA, QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
(Ban hành theo Thông tư số 05 ngày
29 tháng 7 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
|
Hà Nội, ngày ……. tháng ……. năm …….
|
PHIẾU ĐÁNH GIÁ
(của thành viên Hội đồng thẩm tra
Hồ sơ dự thảo TCVN)
1.
Tên tiêu chuẩn quốc gia
2.
Năm kế hoạch
3.
Nội dung và kết quả thẩm tra
3.1
Về hồ sơ dự thảo tiêu chuẩn quốc gia
(Theo Điều 5 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP)
a)
Tính đầy đủ
Hồ
sơ TCVN phải đảm bảo đầy đủ các tài liệu sau:
+
Quyết định giao nhiệm vụ xây dựng dự thảo TCVN
|
x
|
+
Dự án xây dựng TCVN đã được phê duyệt
|
x
|
+
Báo cáo quá trình xây dựng dự thảo TCVN
|
x
|
+
Dự thảo TCVN
|
x
|
+
Bản thuyết minh dự thảo TCVN
|
x
|
+
Bản sao tài liệu gốc
|
x
|
+
Danh sách cơ quan, tổ chức, cá nhân được gửi dự thảo TCVN để lấy ý kiến
|
x
|
+
Bản tổng hợp và tiếp thu ý kiến góp ý
|
x
|
+
Các văn bản góp ý
|
x
|
+
Công văn đề nghị thẩm tra của đơn vị
|
x
|
b)
Tính phù hợp
· Báo cáo quá
trình xây dựng dự thảo TCVN: (nhận xét về nội dung báo cáo quá trình
xây dựng dự thảo theo các công việc đã được phê duyệt trong Dự án TCVN).
· Bản thuyết
minh dự thảo TCVN: (nhận xét về mức độ thể hiện của bản thuyết minh
đối với nội dung dự thảo TCVN, sự đảm bảo tính khoa học, thực tiễn và tính đồng
thuận của dự thảo TCVN đáp ứng được nội dung và mục tiêu đề ra).
· Các ý kiến
góp ý cho dự thảo tiêu chuẩn quốc gia: (phân tích các ý kiến góp ý
nhận được về tính đầy đủ theo dự kiến trong Dự án xây dựng tiêu chuẩn quốc gia,
kết quả xử lý và tiếp thu các ý kiến góp ý của tổ chức và tại Hội nghị chuyên
đề).
3.2.
Về nội dung dự thảo tiêu chuẩn quốc gia (Theo Điều 18 Luật Tiêu chuẩn và Quy
chuẩn kỹ thuật):
3.2.1.
Sự phù hợp của tiêu chuẩn quốc gia với quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp
luật, cam kết quốc tế có liên quan, yêu cầu hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế.
4.2.2.
Sự phù hợp của tiêu chuẩn quốc gia với tiến bộ khoa học và công nghệ, điều kiện
và nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.
4.2.3.
Tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, việc tuân thủ
nguyên tắc đồng thuận và hài hòa lợi ích của các bên liên quan.
4.2.4.
Việc tuân thủ các yêu cầu nghiệp vụ, trình tự, thủ tục xây dựng tiêu chuẩn quốc
gia:
a)
Về trình tự, thủ tục xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia.
b)
Về bố cục và thể hiện nội dung.
c)
Về trình bày dự thảo tiêu chuẩn quốc gia (số ký hiệu, tờ bìa, lời nói đầu).
d)
Về phương thức xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia (tính phù hợp của phương
thức xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia đã thực hiện).
4.
Ý kiến đề nghị chỉnh sửa (ghi cụ
thể những tài liệu cần bổ sung, những nội dung cần hoàn thiện để có thể trình
thẩm định).
4.1.
Hồ sơ tiêu chuẩn quốc gia
(Theo
Điều 5 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP).
4.2.
Dự thảo tiêu chuẩn quốc gia
5.
Kết luận và kiến nghị
5.1.
Kết luận
a)
Về tuân thủ các trình tự thủ tục xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia.
b)
Về Hồ sơ dự thảo tiêu chuẩn quốc gia.
c)
Về nội dung dự thảo tiêu chuẩn quốc gia.
5.2.
Kiến nghị (về việc khả năng
gửi Hồ sơ dự thảo TCVN sang Bộ Khoa học và Công nghệ để thẩm định và công bố
TCVN).
-
Nhất trí £ Không nhất trí £
gửi Hồ sơ dự thảo tiêu chuẩn quốc gia sang Bộ Khoa học và Công nghệ để thẩm
định và công bố tiêu chuẩn quốc gia.
(Nếu
không nhất trí, đề xuất giải pháp chỉnh sửa hồ sơ dự thảo TCVN để có thể chuyển
sang Bộ Khoa học và Công nghệ để thẩm định và công bố TCVN)
|
Người nhận xét
(Ký, ghi rõ họ và tên)
|
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
|
Hà Nội, ngày ……. tháng ……. năm …….
|
PHIẾU ĐÁNH GIÁ
(Dành cho thành viên Hội đồng thẩm
tra Hồ sơ dự thảo QCVN)
1.
Tên quy chuẩn kỹ thuật quốc gia:
2.
Năm kế hoạch:
3.
Tổ chức biên soạn:
4.
Nội dung và kết quả thẩm tra:
4.1
Về hồ sơ dự thảo quy chuẩn quốc gia
(Theo Điều 10 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP):
a)
Tính đầy đủ
Hồ
sơ QCVN phải đảm bảo đầy đủ các tài liệu sau:
+
Quyết định giao nhiệm vụ xây dựng dự thảo QCVN
|
x
|
+
Dự án xây dựng QCVN đã được phê duyệt
|
x
|
+
Báo cáo quá trình xây dựng dự thảo QCVN
|
x
|
+
Dự thảo QCVN
|
x
|
+
Bản thuyết minh dự thảo QCVN
|
x
|
+
Bản sao tài liệu gốc
|
x
|
+
Danh sách cơ quan, tổ chức, cá nhân được gửi dự thảo QCVN để lấy ý kiến
|
x
|
+
Bản tổng hợp và tiếp thu ý kiến góp ý
|
x
|
+
Các văn bản góp ý
|
x
|
+
Công văn đề nghị thẩm tra dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
|
x
|
b)
Tính phù hợp
· Báo
cáo quá trình xây dựng dự thảo QCVN:
(nhận xét về nội dung báo cáo quá trình xây dựng dự thảo theo các công việc
đã được phê duyệt trong Dự án QCVN):
· Bản
thuyết minh dự thảo QCVN: (nhận
xét về mức độ thể hiện của bản thuyết minh đối với nội dung dự thảo QCVN, sự
đảm bảo tính khoa học, thực tiễn và tính đồng thuận của dự thảo QCVN đáp ứng
được nội dung và mục tiêu đề ra):
· Các ý
kiến góp ý cho dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: (phân tích các ý kiến góp ý nhận được về tính đầy
đủ theo dự kiến trong Dự án xây dựng quy chuẩn, kết quả xử lý và tiếp thu các ý
kiến góp ý của tổ chức và tại Hội nghị chuyên đề):
4.2.
Về nội dung dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (Theo Điều 33 Luật Tiêu chuẩn và Quy
chuẩn kỹ thuật):
4.2.1.
Sự phù hợp của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia với quy định của pháp luật và cam
kết quốc tế có liên quan.
4.2.2.
Tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
4.2.3.
Việc tuân thủ các yêu cầu nghiệp vụ, trình tự, thủ tục xây dựng quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia
a)
Về trình tự, thủ tục xây dựng dự thảo QCVN:
b)
Về bố cục và thể hiện nội dung:
c)
Về trình bày dự thảo QCVN (số ký hiệu, tờ bìa, lời nói đầu …).
d)
Về phương thức xây dựng dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (tính phù hợp
của phương thức xây dựng dự thảo QCVN đã thực hiện).
5.
Ý kiến đề nghị chỉnh sửa (ghi cụ
thể những tài liệu cần bổ sung, những nội dung cần hoàn thiện để có thể trình
thẩm định):
5.1.
Hồ sơ QCVN (Theo Điều 5 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP)
5.2.
Dự thảo QCVN
6.
Kết luận và kiến nghị
6.1.
Kết luận
a)
Về tuân thủ các trình tự thủ tục xây dựng dự thảo QCVN:
b)
Về hồ sơ dự thảo QCVN:
c)
Về nội dung dự thảo QCVN:
6.2.
Kiến nghị (về việc khả năng
gửi Hồ sơ dự thảo QCVN sang Bộ Khoa học và Công nghệ để thẩm định):
-
Nhất trí £ Không nhất trí £
gửi Hồ sơ dự thảo QCVN sang Bộ Khoa học và Công nghệ để thẩm định.
(Nếu
không nhất trí, đề xuất giải pháp chỉnh sửa Hồ sơ dự thảo QCVN để có thể chuyển
sang Bộ Khoa học và Công nghệ để thẩm định)
|
Người nhận xét
(Ký, ghi rõ họ và tên)
|
PHỤ LỤC XI
MẪU BIÊN BẢN HỌP HỘI
ĐỒNG THẨM TRA DỰ THẢO TIÊU CHUẨN QUỐC GIA, QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
(Ban hành theo Thông tư số 05 ngày
29 tháng 7 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
|
Hà Nội, ngày ……. tháng ……. năm …….
|
BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG THẨM TRA
1.
Tên tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
Tổ
chức biên soạn:
2.
Ngày họp Hội đồng
3.
Địa điểm họp Hội đồng
4.
Thành phần Hội đồng (Theo Quyết định
số ....)
- Số
có mặt:
- Số
vắng mặt:
-
Chủ tịch Hội đồng:
5. Thư ký Hội đồng giới thiệu đại biểu, tóm tắt quá
trình xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
6. Chủ tịch Hội đồng đề xuất và thông qua nội dung chương
trình làm việc
7. Đại diện Tổ chức biên soạn báo cáo nội dung dự thảo
tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, việc tiếp thu các ý kiến đóng
góp qua các lần trưng cầu ý kiến
8.
Ý kiến nhận xét của các phản biện
9.
Ý kiến của các thành viên Hội đồng và các đại biểu
10.
Chủ tịch Hội đồng kết luận chung và kiến nghị
- Sự
đáp ứng của dự thảo tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với mục
tiêu quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
-
Căn cứ khoa học/ pháp lý của dự thảo tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia.
- Sự
phù hợp với điều kiện thực tế của dự thảo tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia.
-
Kiến nghị các sửa đổi bổ sung cụ thể cần thực hiện (nếu có).
-
Kiến nghị về việc thẩm định.
11.
Tổng hợp kết quả các Phiếu thẩm tra
- Đồng
ý với kết luận của Chủ tịch Hội đồng:
-
Các ý kiến khác:
- Đánh
giá kết quả đề tài:
-
Kiến nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt và hoàn tất thủ tục hành chính
gửi dự thảo tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia sang Bộ Khoa học
và Công nghệ thẩm định:
Hà Nội, ngày ...... tháng......năm......
THƯ KÝ HỘI ĐỒNG
|
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
|
PHỤ LỤC XII
MẪU DỰ ÁN XÂY DỰNG
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
(Ban hành theo Thông tư số 05 ngày
29 tháng 7 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
DỰ ÁN XÂY DỰNG QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
1.
Tên gọi quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
2.
Phạm vi và đối tượng áp dụng của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
3.
Cơ quan, tổ chức/cá nhân đề nghị xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
Tên
cơ quan/tổ chức/cá
nhân:..............................................................
Địa
chỉ:..........................................................................................................
Điện
thoại:................
Fax:..........................E-mail:.....................................
Tên
cơ quan chủ quản (nếu có):
................................................................
4.
Tình hình đối tượng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong nước và ngoài nước
5.
Lý do và mục đích xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
-
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đáp ứng những mục tiêu quản lý nào sau đây:
+
Đảm bảo an toàn
|
ð
|
|
+
Bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia
|
ð
|
+
Đảm bảo vệ sinh, sức khỏe
|
ð
|
|
+
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
|
ð
|
+
Bảo vệ môi trường
|
ð
|
|
+
Các mục tiêu quản lý khác (ghi rõ mục tiêu quản lý)
|
ð
|
-
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia dùng để chứng nhận hoặc công bố hợp quy
|
ð
|
-
Căn cứ về nội dung quản lý nhà nước có liên quan
+
Trích dẫn tên gọi, số chỉ thị, văn bản có liên quan đến yêu cầu quản lý nêu
trên
+
Yêu cầu hài hoà trong khuôn khổ hợp tác quốc tế và khu vực
+
Các yêu cầu quản lý khác
...........................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
6.
Loại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
+
Quy chuẩn kỹ thuật chung
|
ð
|
+
Quy chuẩn kỹ thuật an toàn
|
ð
|
+
Quy chuẩn kỹ thuật môi trường
|
ð
|
+
Quy chuẩn kỹ thuật về quá trình
|
ð
|
+
Quy chuẩn kỹ thuật về dịch vụ
|
ð
|
+
Quy chuẩn kỹ thuật khác
|
ð
|
7.
Những vấn đề sẽ quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
-
Những vấn đề sẽ quy định (hoặc rà soát):
+
Quy định về kỹ thuật và quản lý kỹ thuật cho lĩnh vực quản lý
|
ð
|
+
Yêu cầu về chất thải
|
ð
|
+
Quy định về kỹ thuật và quản lý kỹ thuật cho nhóm sản phẩm, dịch vụ, quá
trình
|
ð
|
+
Yêu cầu về an toàn, vệ sinh trong sản xuất, khai thác, chế biến sản phẩm,
hàng hóa
|
ð
|
+
An toàn sinh học
|
ð
|
+
An toàn, vệ sinh trong dịch vụ kinh doanh, thương mại
|
ð
|
+
An toàn cháy nổ
|
ð
|
+
An toàn vệ sinh trong dịch vụ du lịch
|
ð
|
+
An toàn xây dựng
|
ð
|
+
An toàn vệ sinh trong dịch vụ giải trí, văn hoá, thể thao
|
ð
|
+
An toàn điện
|
ð
|
+
An toàn trong dịch vụ môi trường
|
ð
|
+
Yêu cầu về chất lượng môi trường xung quanh
|
ð
|
+
An toàn, vệ sinh trong các lĩnh vực khác (liệt kê cụ thể)
|
ð
|
- Bố
cục, nội dung các phần chính của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (dự kiến):
-
Nhu cầu khảo nghiệm quy chuẩn kỹ thuật trong thực tế: ð có ð không
(Nếu
có, ghi rõ dự kiến nội dung cần khảo nghiệm, quy mô, địa điểm, thời gian khảo
nghiệm)
-
Nhu cầu tổ chức Hội nghị, Hội thảo, Tọa đàm chuyên đề: ð có ð không
(Nếu
có, ghi rõ dự kiến nội dung thảo luận, quy mô, địa điểm, sản phẩm và kết quả)
8.
Phương thức thực hiện và tài liệu làm căn cứ xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia
-
Phương thức thực hiện:
+
Xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trên cơ sở tiêu chuẩn
|
ð
|
+
Xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trên cơ sở tham khảo tài liệu, dữ liệu
khác
|
ð
|
+
Xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia kết hợp cả tiêu chuẩn và các tài liệu
khác
|
ð
|
-
Tài liệu chính làm căn cứ xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (bản sao kèm
theo).
-
Thuyết minh dự án và báo cáo khoa học
9.
Nội dung triển khai thực hiện dự án xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
Nêu
rõ những công việc cần thiết để triển khai thực hiện dự án, bên cạnh đó làm rõ
một số vấn đề sau:
-
Nhu cầu khảo sát: ð có ð không
(Nếu
có, ghi rõ dự kiến nội dung cần khảo nghiệm, quy mô, địa điểm, thời gian khảo
nghiệm)
-
Nhu cầu dịch thuật tài liệu: ð có ð không
(Nếu
có, ghi rõ nhu cầu và mục đích)
-
Nhu cầu tổ chức thuê chuyên gia tư vấn: ð có ð không
(Nếu
có, ghi rõ nhu cầu và mục đích và trách nhiệm của chuyên gia tư vấn)
-
Nhu cầu tổ chức họp hoàn thiện nội dung Dự thảo và Thuyết minh Dự thảo:
ð có ð không
(Nếu
có, ghi rõ lý do, nội dung và kết quả của mỗi lần tổ chức)
-
Nhu cầu tổ chức Hội nghị, Hội thảo, Tọa đàm chuyên đề: ð có ð không
(Nếu
có, ghi rõ dự kiến nội dung thảo luận, quy mô, địa điểm, sản phẩm và kết quả)
10.
Kiến nghị ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
- Cơ
quan, tổ chức biên soạn quy chuẩn kỹ thuật quốc gia ð
(tên
cơ quan, tổ chức chủ trì biên soạn quy chuẩn kỹ thuật quốc gia)
-
Ban soạn thảo soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia ð
(dự
kiến thành viên ban soạn thảo)
11.
Cơ quan phối hợp xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
- Dự
kiến cơ quan, tổ chức phối hợp xây dựng dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
- Dự
kiến cơ quan quản lý có liên quan bắt buộc phải lấy ý kiến về dự thảo quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia.
- Dự
kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân cần lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia.
12.
Dự kiến tiến độ thực hiện
TT
|
Nội dung công việc
|
Thời gian
|
Bắt đầu
|
Kết thúc
|
1
|
Chuẩn
bị biên soạn dự thảo QCVN
|
|
|
2
|
Biên
soạn dự thảo QCVN:
-
lấy ý kiến chuyên gia,
-
khảo nghiệm dự thảo,
-
hoàn chỉnh dự thảo và lập hồ sơ dự thảo QCVN
|
|
|
3
|
Tổ
chức thông báo và lấy ý kiến rộng rãi
|
|
|
4
|
Tổ
chức Hội nghị chuyên đề
|
|
|
5
|
Hoàn
chỉnh, lập hồ sơ dự thảo QCVN trình duyệt
|
|
|
6
|
Tổ
chức nghiệm thu cơ sở
|
|
|
7
|
Thẩm
tra hồ sơ dự thảo QCVN trình duyệt
|
|
|
8
|
Thẩm
định hồ sơ dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trình duyệt
|
|
|
9
|
Ban
hành QCVN
|
|
|
10
|
Đăng
ký QCVN
|
|
|
13.
Dự toán kinh phí thực hiện dự án xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
a)
Tổng kinh phí dự kiến:……. trong đó:
-
Ngân sách Nhà nước: …………………………………………………………………………………..
-
Đóng góp của các tổ chức, cá nhân: ......................................................................................
(ghi
rõ của tổ chức cá nhân nào, nếu có)
-
Nguồn khác:
...............................................................................................................................
b)
Dự toán chi tiết kinh phí thực hiện: Phân theo năm tiến độ thực hiện dự án
(Phụ
lục dự toán chi tiết kèm theo dự án, mục chi và định mức chi theo hướng dẫn của
Thông tư liên tịch số 145/2009/TTLT-BTC-BKHCN , hướng dẫn quản lý và sử dụng
kinh phí xây dựng tiêu chuẩn quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; các văn
bản tài chính liên quan hiện hành).
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TL. BỘ TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG VỤ KHOA HỌC,
CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG
(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
|
Hà Nội, ngày........tháng........ năm .....
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(ký, ghi rõ họ tên)
|
PHỤ LỤC XIII
MẪU ĐĂNG KÝ KẾ HOẠCH
XÂY DỰNG QIÊU CHUẨN QUỐC GIA
(Ban hành theo Thông tư số 05 ngày
29 tháng 7 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
KẾ HOẠCH XÂY DỰNG QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA NĂM....
(năm kế hoạch)
TT
|
CHUYÊN NGÀNH/ LĨNH VỰC/ĐỐI TƯỢNG QCVN
|
TÊN QCVN
|
LOẠI QCVN
|
TỔ CHỨC BIÊN SOẠN XÂY DỰNG DỰ THẢO QCVN
|
THỜI GIAN THỰC HIỆN
|
KINH PHÍ DỰ KIẾN
(TRIỆU ĐỒNG)
|
GHI CHÚ
|
BẮT ĐẦU
|
KẾT THÚC
|
TỔNG SỐ
|
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
|
NGUỒN KHÁC
|
1
|
Chuyên ngành A
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.1
|
LĨNH VỰC...
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.1.1
|
Đối tượng....
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
................
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.
|
Chuyên ngành B
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.1
|
LĨNH VỰC...
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.1.1
|
Đối tượng....
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
................
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi
chú: Kế hoạch hằng năm xây dựng
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia phải kèm theo:
- Dự
án xây dựng QCVN cho từng đối tượng QCVN hoặc nhóm đối tượng QCVN;
- Dự
kiến chương trình phổ biến, hướng dẫn áp dụng cho các QCVN được ban hành theo
kế hoạch./.
PHỤ LỤC XIV
MẪU BẢN ĐĂNG KÝ QUY
CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
(Ban hành theo Thông tư số 05 ngày 29
tháng 7 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
BẢN ĐĂNG KÝ QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
Số:…......... (số thứ tự đăng ký/năm đăng ký)
1.
|
Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
2.
|
Số
quyết định, ngày ban hành:..................................................................
|
3.
|
Ký
hiệu quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia:
....................................................
|
4.
|
Lần
ban hành, soát xét, sửa đổi (nếu
có): ................................................
|
5.
|
Tên
gối quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia:
....................................................
.......................................................................................................................
|
6.
|
Phạm
vi, đối tượng điều chỉnh:
...............................................................
|
7.
|
Tóm
tắt nội dung:
............................................................................
....
|
8.
|
Số
trang:
.......................................
|
9.
|
Thời
gian có hiệu lực:
..................................................................................
|
|
Hà Nội, ngày.......tháng........năm.........
BỘ TRƯỞNG
|