BỘ NỘI VỤ
******
Số: 05/2006/TT-BNV
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
******
Hà Nội, ngày 30
tháng 5 năm 2006
|
THÔNG TƯ
HƯỚNG
DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU QUY ĐỊNH TẠI NGHỊ ĐỊNH SỐ 159/2005/NĐ-CP NGÀY 27
THÁNG 12 NĂM 2005 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ PHÂN LOẠI ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH XÃ, PHƯỜNG, THỊ
TRẤN
Căn
cứ Nghị định số 45/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Căn cứ Nghị định số 159/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về
phân loại đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn;
Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định về phân loại đơn vị hành chính xã,
phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) như sau:
I.
QUY ĐỊNH CHUNG
1. Đối tượng phân loại: tất cả các đơn vị
hành chính xã, phường, thị trấn trong cả nước có đến thời điểm phân loại đơn vị
hành chính.
2. Tiêu chí cơ bản để phân loại đơn vị hành
chính cấp xã là dân số, diện tích và các yếu tố đặc thù về vị trí địa lý, điều
kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội.
3. Tiêu chí cơ bản được sử dụng để phân loại
được tính đến thời điểm lập hồ sơ phân loại.
4. Phương pháp phân loại và việc tiến hành
tính điểm theo các tiêu chí cho từng nhóm đơn vị hành chính phải bảo đảm thống
nhất, khách quan, trung thực và khoa học.
II.
PHƯƠNG PHÁP, THẨM QUYỀN, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC PHÂN LOẠI
1. Cách tính điểm
theo các tiêu chí phân loại:
1.1. Dân số:
Dân số được tính điểm bao gồm: nhân khẩu đã
có đăng ký hộ khẩu thường trú và nhân khẩu đã đăng ký tạm trú thường xuyên từ
một năm trở lên ở xã, phường, thị trấn như: học sinh, sinh viên ở các trường
Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, công nhân lao động ở các
khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao…
Cách tính điểm;
Trường hợp xã có dân số nằm trong khung từ số
nhân khẩu nhỏ đến số nhân khẩu lớn của khung đó và có dân số trên khung nhân
khẩu tối đa thì tính theo công thức sau:
Đd = x Sa + Sb
Đd là số điểm về dân số cần tình, D1 là số
nhân khẩu hiện có, D2 là số nhân khẩu đầu của khung, 1000 là số nhân khẩu tăng
được tính điểm. Sa là số điểm được tính khi tăng thêm 1000 nhân khẩu trong
khung, Sb là tổng số điểm được tính tối đa của khung trước đó.
Ví dụ 1: Xã An Đông, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái
Bình có dân số là 6933 nhân khẩu, cách tính như sau:
a, Xác định xã An Đông thuộc xã đồng bằng, áp
dụng Điểm a, Khoản 2, Điều 5 của Nghị định; thuộc khung xã
có từ 2000 nhân khẩu đến 8000 nhân khẩu;
b, Số điểm: Đd = 6933 (D1) – 2000 (D2) : 1000
x 11 điểm (Sa) + 45 điểm (Sb) = 98,9 điểm (quy tròn là 99 điểm).
Ví dụ 2: Xã Châu Khê, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc
Ninh có dân số là 12208 nhân khẩu, cách tính như sau:
a, Xác định xã Châu Khê thuộc xã đồng bằng,
áp dụng Điểm a, Khoản 2, Điều 5 của Nghị định; thuộc khung
từ xã có trên 8000 nhân khẩu;
b, Số điểm: (Đd) = 12208 (D1) – 8000 (D2) :
1000 x 10 điểm (Sa) + 111 điểm (Sb) = 153,08 điểm (quy tròn là 153 điểm).
1.2. Diện tích
Diện tích tự nhiên của xã, phường, thị trấn
thống nhất sử dụng đơn vị tính diện tích là ha.
Cách tính điểm như sau:
a, Đối với xã hoặc phường và thị trấn có diện
tích tự nhiên nằm trong khung từ diện tích nhỏ đến diện tích lớn của khung đó
và có diện tích trên khung tối đa thì tính theo công thức sau:
Đs =
|
S1 – S2
|
x Ka +
Kb
|
1000 (xã) hoặc 500
(phường và thị trấn)
|
Đs là số điểm về diện tích cần tình, S1 là số
diện tích tự nhiên hiện có, S2 là số diện tích tự nhiên đầu của khung, 1000
(đối với xã) hoặc 500 (đối với phường và thị trấn) là số diện tích tự nhiên
tăng được tính điểm, Ka là số điểm tính khi diện tích tự nhiên tăng trong
khung, Kb là tổng số điểm được tính tối đa của khung đó.
Ví dụ: Xã An Đông, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái
Bình có diện tích tự nhiên là 625 ha, cách tính như sau:
Xác định xã An Đông thuộc xã đồng bằng, áp
dụng Điểm b, Khoản 2, Điều 5 của Nghị định; thuộc khung từ
500 ha đến 2500 ha;
- Số điểm (Đs) = 625 (S1) – 500 (S2) : 1000
(đối với xã) x 11 điểm (Ka) + 30 điểm (Kb) = 31,37 điểm (quy tròn là 31 điểm).
1.3. Các yếu tố đặc thù
2.1.3.1. Cách tính điểm về tỷ lệ thu ngân
sách nhà nước hàng năm trên địa bàn áp dụng cho các xã đồng bằng và phường, thị
trấn
Tỷ lệ thực hiện kế
hoạch thu ngân sách bình quân 3 năm gần nhất
|
=
|
Tổng thu ngân sách
của 3 năm gần nhất
|
x 100
|
Tổng kế hoạch thu
ngân sách của 3 năm gần nhất
|
Thục hiện kế hoạch thu ngân sách hàng năm của
xã, phường, thị trấn chỉ tính các khoản thu thường xuyên trên địa bàn, được ghi
trong kế hoạch hàng năm do Ủy ban nhân dân cấp huyện giao. Cách tính điểm được
quy định tại Điểm c Khoản 2, 3 Điều 5 của Nghị định.
2.1.3.2. Các yếu tố đặc thù khác
Các yếu tố đặc thù khác là tiêu chí phản ánh
những đặc điểm riêng của từng vùng, từng xã, phường, thị trấn có liên quan đến
quản lý nhà nước, bao gồm:
a. Các đơn vị hành chính cấp xã đặc biệt khó
khăn vùng bãi ngang ven biển và xã An toàn khu (ATK), căn cứ vào các Quyết định
công nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để làm cơ sở tính điểm.
b. Xã, phường, thị trấn ở miền núi, vùng cao,
vùng sâu, vùng xa:
Việc xác nhận các đơn vị hành chính cấp xã
thuộc khu vực I hoặc II hoặc III, phường, thị trấn miền núi, vùng sâu, vùng xa
theo quy định của các văn bản quy phạm pháp luật. Cách tính điểm như quy định
tại Điểm c Khoản 1 và Điểm c Khoản 3 Điều 5 của Nghị định số 159/2005/NĐ-CP.
c. Các yếu tố đặc thù theo đặc điểm khác:
c.1. Tiêu chí về tỷ lệ số dân lao động về
nông, lâm, ngư, diêm nghiệp trên địa bàn cấp xã.
- Cách tính:
Tỷ lệ lao động
nông, lâm, ngư, diêm nghiệp
|
=
|
Số lao động nông,
lâm, ngư, diêm nghiệp tính đến ngày 31/12 của năm liền kề thời hạn lập hồ sơ
|
x 100
|
Tổng số lao động
hiện có
|
Số lao động bao gồm: những người trong độ
tuổi lao động tính bình quân phổ biến ở xã, phường và thị trấn, đối với nữ từ
18 đến 55 tuổi và đối với nam từ 18 đến 60 tuổi. Các xã vùng đồng bằng có tỷ lệ
lao động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp thấp hơn hoặc bằng 45% tổng số lao động
toàn xã thì được tính 10 điểm.
c.2. Tiêu chí về tỷ lệ người dân tộc ít người
là số nhân khẩu người dân tộc ít người so với tổng số nhân khẩu của toàn đơn vị
hành chính cấp xã đó.
c.3. Tiêu chí về tỷ lệ tín đồ theo tôn giáo
là tổng số tín đồ theo các tôn giáo, như: đạo Phật, đạo Cao đài, đạo Hòa hảo,
Thiên chúa giáo… so với tổng số nhân khẩu của toàn đơn vị hành chính cấp xã đó.
Cách tính về tỷ lệ người dân tộc ít người và
tỷ lệ tín đồ theo tôn giáo được tiến hành tương tự như tỷ lệ lao động nông,
lâm, ngư, diêm nghiệp.
c.4. Tiêu chí đối với các phường, thị trấn
thuộc đô thị loại đặc biệt, loại 1, 2, 3, 4 đã phân loại theo Nghị định số 72/2001/NĐ-CP
ngày 05 tháng 10 năm 2001 của Chính phủ về phân loại đô thị và cấp quản lý đô
thị. Cách tính điểm như quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 5 của
Nghị định số 159/2005/NĐ-CP.
Đơn vị hành chính cấp xã nào có nhiều tiêu
chí đặc thù thì được cộng dồn số điểm của các tiêu chí đó để phân loại.
Ví dụ: phường Sông Bằng, thị xã Cao Bằng là
phường miền núi được tính 20 điểm; có tỷ lệ người dân tộc ít người > 50% dân
số của toàn phường được tính 15 điểm; phường thuộc đô thị loại IV được tính 5 điểm;
tỷ lệ thu ngân sách bình quân 3 năm (2003 + 2004 + 2005) đạt 100% được tính 5 điểm,
như vậy các yếu tố đặc thù được tính để phân loại đơn vị hành chính đối với
phường Sông Bằng là 45 điểm.
2. Thẩm quyền, trình
tự và thủ tục phân loại
2.1. Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành lập hồ
sơ ban đầu, gồm:
a, Trích lục bản đồ địa giới hành chính của
xã, phường, thị trấn:
- Việc trích lục dựa trên một trong những loại
bản đồ sau:
+ Bản đồ trích lục trên cơ sở bản đồ 364
(được thực hiện theo Chỉ thị số 364/CT-CTHĐBT ngày 06/11/1991 của Chủ tịch Hội
đồng Bộ trưởng về việc giải quyết tranh chất đất đai liên quan đến địa giới
hành chính các cấp);
+ Bản đồ mới điều chỉnh địa giới hành chính;
+ Bản đồ của đơn vị hành chính mới thành lập.
- Bản đồ trích lục trên khổ giấy A3; đơn vị
tính diện tích là ha, được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký tên và đóng dấu
xác nhận vào bản đồ trích lục.
- Đối với các xã vùng cao, vùng sâu, xã biên
giới và hải đảo, xã đặc biệt khó khăn không có điều kiện và khả năng để trích
lục bản đồ địa giới hành chính thì phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện để
hoàn chỉnh trích lục bản đồ của xã mình.
b, Bản thống kê số nhân khẩu của từng xã,
phường, thị trấn, ghi rõ số nhân khẩu có hộ khẩu thường trú, số nhân khẩu tạm
trú thường xuyên ở địa phương (theo biểu mẫu số 01).
c, Các văn bản về các yếu tố đặc thù, gồm: xã
thuộc Khu vực I, II, III; xã ATK; phân loại đô thị (nếu có)… kèm theo các văn
bản công nhận tính đặc thù của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; tỷ lệ % thu của
ngân sách trên địa bàn 3 năm gần nhất, có báo cáo quyết toán thu ngân sách kèm
theo.
d, Bản thống kê tổng hợp các tiêu chí đã ghi
ở mục a, b, c nêu trên. Tự chấm điểm phân loại (theo biểu mẫu số 02).
Đối với các đơn vị hành chính cấp xã ở xã
biên giới và hải đảo mặc dù không tính điểm phân loại, nhưng vẫn phải chuẩn bị
đầy đủ hồ sơ ban đầu nêu trên để gửi lên Ủy ban nhân dân cấp huyện thống kê,
tổng hợp.
2.2. Ủy ban nhân dân cấp huyện:
a, Lập đề án về phân loại đơn vị hành chính
cấp xã và hoàn chỉnh hồ sơ trình Hội đồng nhân dân cùng cấp phê chuẩn;
b, Giúp Ủy ban nhân dân cấp xã trích lục bản
đồ địa giới hành chính.
c, Lập bản tổng hợp tính điểm và dự kiến phân
loại đơn vị hành chính cấp xã của từng đơn vị hành chính cấp huyện (theo biểu
mẫu số 03).
d, Sau khi có Nghị quyết của Hội đồng nhân
dân cùng cấp, Ủy ban nhân dân cấp huyện hoàn chỉnh hồ sơ trình Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh để xem xét quyết định.
2.3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
a, Chỉ đạo Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở
Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường và Cục Thống kê tiến hành kiểm tra, xem
xét về hồ sơ, trình tự, thủ tục và phương pháp tính điểm phân loại đơn vị hành
chính cấp xã của UBND cấp huyện đã chuẩn bị để trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh quyết định.
b, Căn cứ vào hồ sơ, Nghị quyết của Hội đồng
nhân dân cấp huyện và tờ trình của Sở Nội vụ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
quyết định phân loại đơn vị hành chính cho các xã, phường, thị trấn.
c, Quyết định hủy bỏ kết quả phân loại và yêu
cầu Ủy ban nhân dân cấp xã và cấp huyện lập lại hồ sơ, tiến hành kiểm điểm, xử
lý kỷ luật hành chính đối với các tổ chức và cá nhân có hành vi làm sai lệch hồ
sơ, tài liệu trong quá trình xây dựng số liệu về các tiêu chí để tính điểm phân
loâi theo quy định của pháp luật.
d, Giao cho Sở Nội vụ quản lý hồ sơ phân loại
đơn vị hành chính cấp xã và thực hiện công tác thống kê, đánh giá và báo cáo
hàng năm (vào tháng 12) về kết quả phân loại đơn vị hành chính cấp xã gửi về
Bộ Nội vụ (theo biểu mẫu 04);
f, Chỉ đạo công tác thanh tra, giải quyết
khiếu nại và kiểm tra xử lý vi phạm trong việc thực hiện các quy định về phân
loại đơn vị hành chính cấp xã.
1. Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan giúp Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện và hướng dẫn
Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện các quy định tại Nghị định số 159/2005/NĐ-CP
ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về phân loại đơn vị hành chính xã,
phường, thị trấn và nội dung hướng dẫn tại Thông tư này.
2. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể
từ ngày đăng Công báo. Trong quá trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc đề nghị
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Bộ, ngành có liên
quan gửi ý kiến về Bộ Nội vụ để nghiên cứu giải quyết và hướng dẫn bổ sung./.
Nơi nhận
-
Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Quốc hội; Ủy ban Pháp luật của Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Trung ương Đảng và các Ban của Đảng;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Toà án nhân dân tối cao
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể
- Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Công báo;
- VPCP;
- Lưu: VT, VĐP (5 bản)
|
BỘ TRƯỞNG
Đỗ Quang Trung
|
Mẫu
số 01
UBND………….
******
Số: /BC -
TK
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
******
…………, ngày
tháng năm
|
BÁO
CÁO THỐNG KÊ NHÂN KHẨU
thường trú và tạm trú thường xuyên để phân loại đơn vị
hành chính
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 05/2006/TT-BNV ngày 30/5/2006 của Bộ Nội vụ)
STT
|
Loại dân số
|
Tổng số nhân khẩu
|
Giới tính
|
Số tín đồ theo tôn
giáo
|
Dân tộc ít người
|
Ghi chú
|
Nam
|
Nữ
|
01
|
02
|
03
|
04
|
05
|
06
|
07
|
08
|
1
|
Nhân khẩu Thường
trú KT1
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Nhân khẩu tạm trú
diện KT2
|
|
|
|
|
|
|
3
|
Nhân khẩu tạm trú
diện KT3
|
|
|
|
|
|
|
4
|
Nhân khẩu tạm trú
diện KT4
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng
|
|
|
|
|
|
|
Nơi nhận:
-
UBND huyện… (kèm theo hồ sơ phân loại),
- Lưu VP – UBND xã.
Ghi chú:
- Diện KT1 là nhân khẩu có đăng ký thường trú;
- Diện KT2 là nhân khẩu người trong tỉnh có đăng ký tạm trú thường xuyên;
- Diện KT3 là nhân khẩu người ngoại tỉnh có đăng ký tạm trú thường xuyên;
- Diện KT4 là nhân khẩu người dân vãng lai có tạm trú thường xuyên;
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
(Ký
tên và đóng dấu)
|