Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 03/2014/TT-BGDĐT quản lý người nước ngoài học tập tại Việt Nam

Số hiệu: 03/2014/TT-BGDĐT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo Người ký: Trần Quang Quý
Ngày ban hành: 25/02/2014 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Các môn học được miễn đối với lưu học sinh

Từ ngày 11/4/2014, lưu học sinh nước ngoài học trung cấp, cao đẳng và đại học (trừ các chuyên ngành về quốc phòng - an ninh) tại Việt Nam sẽ được miễn học môn Giáo dục quốc phòng - an ninh.

Thay vào đó, lưu học sinh sẽ được lựa chọn học các môn thay thế như: tiếng Việt nâng cao, Văn hóa Việt Nam, Lịch sử Việt Nam hoặc các môn tự chọn khác.

Ngoài ra, Lưu học sinh học chương trình trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ và tiến sĩ được miễn áp dụng chuẩn ngoại ngữ đầu ra quy định đối với công dân Việt Nam học các chương trình đào tạo tương ứng giảng dạy bằng tiếng Việt.

Nội dung trên được quy định tại Thông tư 03/2014/TT-BGDĐT, thay thế Quyết định số 33/1999/QĐ-BGD&ĐT .

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 03/2014/TT-BGDĐT

Hà Nội, ngày 25 tháng 02 năm 2014

THÔNG TƯ

BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI HỌC TẬP TẠI VIỆT NAM

Căn cứ Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Đào tạo với nước ngoài;

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư ban hành Quy chế quản lý người nước ngoài học tập tại Việt Nam.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chế quản lý người nước ngoài học tập tại Việt Nam.

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 11 tháng 4 năm 2014 và thay thế Quyết định số 33/1999/QĐ-BGD&ĐT ngày 25 tháng 8 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế công tác người nước ngoài học tại Việt Nam.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Đào tạo với nước ngoài, Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Thủ trưởng các cơ sở giáo dục; các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Ban Tuyên giáo TW;
- UBVHGDTNTNNĐ của QH;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Cục KTrVBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Kiểm toán nhà nước;
- Như Điều 3;
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ GDĐT;
- Lưu: VT, PC, ĐTVNN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Quang Quý

QUY CHẾ

QUẢN LÝ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI HỌC TẬP TẠI VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2014/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 02 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định công tác quản lý người nước ngoài học tập tại Việt Nam, bao gồm: điều kiện, trình tự tiếp nhận lưu học sinh; đào tạo và quản lý lưu học sinh; quyền lợi và trách nhiệm của lưu học sinh; tiếp nhận đào tạo và phục vụ lưu học sinh.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy chế này quy định công tác quản lý người nước ngoài học tập tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam, bao gồm: học sinh tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp; sinh viên cao đẳng, đại học; học viên chương trình đào tạo thạc sĩ; nghiên cứu sinh; học viên chương trình bồi dưỡng nâng cao trình độ; thực tập sinh (sau đây gọi chung là lưu học sinh).

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Văn bản này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Lưu học sinh Hiệp định: là lưu học sinh người nước ngoài được tiếp nhận học tập tại Việt Nam theo các Hiệp định, Thỏa thuận giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các nước, vùng lãnh thổ, các tổ chức quốc tế và được Chính phủ Việt Nam cấp học bổng;

2. Lưu học sinh học bổng khác: là lưu học sinh người nước ngoài được các tổ chức, cá nhân tài trợ học bổng học tập tại Việt Nam không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này;

3. Lưu học sinh tự túc: là lưu học sinh người nước ngoài được tiếp nhận học tập tại Việt Nam theo thỏa thuận, hợp đồng đào tạo giữa cơ sở giáo dục Việt Nam với các tổ chức, cá nhân người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và kinh phí học tập, đào tạo không sử dụng các nguồn học bổng như các đối tượng đã nêu tại khoản 1, khoản 2 Điều này.

4. Cơ sở giáo dục tiếp nhận đào tạo lưu học sinh bao gồm các cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục đại học.

5. Cơ sở phục vụ lưu học sinh là các cơ sở nội trú được phép tiếp nhận người nước ngoài vào sinh sống trong thời gian học tập tại Việt Nam.

Điều 4. Ngôn ngữ sử dụng trong giảng dạy và học tập

1. Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức sử dụng trong các cơ sở giáo dục quốc dân của Việt Nam.

2. Lưu học sinh có thể học tập và nghiên cứu, thực tập bằng ngôn ngữ khác mà cơ sở giáo dục được phép sử dụng trong đào tạo.

Chương II

ĐIỀU KIỆN, TRÌNH TỰ TIẾP NHẬN LƯU HỌC SINH

Điều 5. Điều kiện về học vấn, chuyên môn

1. Lưu học sinh vào học chương trình trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ phải có văn bằng tốt nghiệp tối thiểu tương đương văn bằng tốt nghiệp của Việt Nam quy định tại Luật Giáo dục đối với từng cấp học và trình độ đào tạo.

2. Lưu học sinh vào học tập tại Việt Nam phải đạt yêu cầu về trình độ tiếng Việt theo quy định đối với từng trình độ đào tạo và chương trình đào tạo.

3. Lưu học sinh đăng ký học tập, nghiên cứu, thực tập bằng ngôn ngữ khác mà cơ sở giáo dục được phép sử dụng trong đào tạo cần đạt yêu cầu về trình độ ngôn ngữ đó theo quy định cụ thể của từng chương trình. Lưu học sinh là người bản ngữ (của ngôn ngữ sử dụng trong học tập, nghiên cứu, thực tập) hoặc đã tốt nghiệp phổ thông, cao đẳng, đại học hoặc thạc sĩ, tiến sĩ bằng ngôn ngữ đó thì được miễn yêu cầu về ngoại ngữ.

4. Lưu học sinh vào học các khóa bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phải đáp ứng các điều kiện và tiêu chuẩn đã được thỏa thuận giữa Việt Nam với phía gửi đào tạo hoặc theo hợp đồng đào tạo đã ký kết.

5. Lưu học sinh vào thực tập chuyên ngành phải đáp ứng các điều kiện về học vấn và chuyên môn theo yêu cầu của cơ sở giáo dục tiếp nhận thực tập sinh.

6. Lưu học sinh vào học các ngành năng khiếu (văn hóa, nghệ thuật, mỹ thuật, kiến trúc, thể dục thể thao) ngoài những điều kiện quy định tại Điều này còn phải đạt các yêu cầu của các kỳ thi hoặc kiểm tra về năng khiếu theo quy định của cơ sở tiếp nhận.

Điều 6. Điều kiện về sức khỏe và tuổi

1. Lưu học sinh phải có đủ sức khỏe để học tập tại Việt Nam. Sau khi đến Việt Nam, lưu học sinh phải kiểm tra lại sức khỏe tại cơ sở y tế do cơ sở giáo dục hoặc cơ sở phục vụ lưu học sinh của Việt Nam chỉ định. Trường hợp mắc các bệnh xã hội, bệnh truyền nhiễm nguy hiểm theo quy định của Bộ Y tế Việt Nam hoặc không đủ sức khỏe để học tập thì lưu học sinh phải về nước.

2. Điều kiện về tuổi đối với lưu học sinh Hiệp định thực hiện theo các Hiệp định, Thỏa thuận của Việt Nam ký kết với các nước, vùng lãnh thổ và tổ chức quốc tế. Không hạn chế tuổi đối với lưu học sinh học bổng khác và lưu học sinh tự túc.

Điều 7. Điều kiện về hồ sơ

Lưu học sinh nộp 01 bộ hồ sơ bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh gồm các giấy tờ sau:

1. Phiếu đăng ký (Phụ lục I).

2. Bản sao, bản dịch có xác nhận hoặc chứng thực văn bằng, kết quả học tập theo quy định đối với từng cấp học, trình độ đào tạo của cơ quan có thẩm quyền của nước gửi đào tạo.

3. Giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền của nước gửi đào tạo hoặc cơ sở y tế cấp tỉnh, thành phố hoặc Trung ương của Việt Nam chứng nhận đủ sức khỏe để học tập được cấp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.

4. Bản sao hợp lệ chứng chỉ trình độ tiếng Việt do cơ sở giáo dục có thẩm quyền cấp hoặc chứng chỉ quốc tế về ngôn ngữ sẽ sử dụng để học tập tại Việt Nam (nếu có).

5. Bản sao giấy tờ minh chứng về tài chính đảm bảo cho học tập, nghiên cứu và sinh hoạt tại Việt Nam.

6. Đề cương nghiên cứu (đối với nghiên cứu sinh) hoặc kế hoạch thực tập (đối với thực tập sinh).

7. Thư giới thiệu của 02 nhà khoa học cùng lĩnh vực nghiên cứu có trình độ tiến sĩ (đối với nghiên cứu sinh).

8. Bản sao hợp lệ các tài liệu, chứng chỉ về năng khiếu, chuyên môn, thành tích nghiên cứu,… (nếu có).

9. Bản sao hộ chiếu có thời hạn sử dụng cho toàn bộ thời gian học tập tại Việt Nam hoặc ít nhất 01 năm kể từ ngày dự kiến đến Việt Nam.

Điều 8. Trình tự tiếp nhận

1. Đối với lưu học sinh học bổng Hiệp định:

a) Trước ngày 15 tháng 6 hằng năm, nước gửi đào tạo chuyển cho Bộ Giáo dục và Đào tạo danh sách và ngành đăng ký học của từng lưu học sinh kèm theo hồ sơ quy định tại Điều 7 của Quy chế này;

b) Trước ngày 01 tháng 8 hằng năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo hoàn thành việc tiếp nhận, xét duyệt hồ sơ lưu học sinh và trả lời kết quả cho nước gửi đào tạo;

c) Lưu học sinh vào học trình độ đại học đến nhập học tại cơ sở giáo dục của Việt Nam trước ngày 05 tháng 9 hằng năm; Lưu học sinh vào học trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, thực tập sinh đến nhập học theo thông báo của cơ sở giáo dục Việt Nam được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao tiếp nhận lưu học sinh.

2. Đối với lưu học sinh học bổng khác và lưu học sinh tự túc đến Việt Nam học tập, nghiên cứu và thực tập ở các trình độ khác nhau trong hệ thống giáo dục quốc dân, việc tiếp nhận thực hiện theo thỏa thuận, hợp đồng đào tạo được ký kết giữa cơ sở giáo dục với lưu học sinh hoặc tổ chức, cá nhân tài trợ học bổng cho lưu học sinh.

Chương III

ĐÀO TẠO VÀ QUẢN LÝ LƯU HỌC SINH

Điều 9. Học dự bị

1. Lưu học sinh chưa đủ trình độ tiếng Việt để học chương trình đào tạo chính thức bằng tiếng Việt thì phải học dự bị tiếng Việt. Bộ Giáo dục và Đào tạo bố trí lưu học sinh Hiệp định vào học tại các cơ sở đào tạo dự bị tiếng Việt. Các cơ sở tiếp nhận đào tạo lưu học sinh học bổng khác và lưu học sinh tự túc phải tổ chức để lưu học sinh được học chương trình dự bị tiếng Việt hoặc gửi lưu học sinh vào học tại các cơ sở đào tạo dự bị tiếng Việt.

Việc học bổ sung kiến thức chuyên ngành để đạt yêu cầu được vào học trình độ thạc sĩ, tiến sĩ (nếu cần) do cơ sở giáo dục tiếp nhận đào tạo tổ chức thực hiện cho lưu học sinh trong thời gian tối đa là 01 năm học sau khi lưu học sinh hoàn thành khóa học dự bị tiếng Việt.

2. Thời gian học dự bị tiếng Việt đối với lưu học sinh Hiệp định thực hiện theo Hiệp định, Thỏa thuận ký kết giữa Việt Nam với các nước, vùng lãnh thổ, các tổ chức quốc tế; đối với lưu học sinh học bổng khác và lưu học sinh tự túc thực hiện theo Hợp đồng đào tạo.

3. Sau khi kết thúc khóa học dự bị, lưu học sinh phải tham dự kiểm tra trình độ tiếng Việt, nếu đạt yêu cầu sẽ được chuyển vào học chương trình chính thức; nếu không đạt yêu cầu thì phải tiếp tục học bổ sung và dự đợt kiểm tra khác đến khi đạt yêu cầu và được cấp chứng chỉ để được chuyển vào học chương trình chính thức.

Điều 10. Học thẳng chương trình chính thức

1. Lưu học sinh có chứng chỉ trình độ tiếng Việt đạt yêu cầu quy định, lưu học sinh đã tốt nghiệp các cấp học ở giáo dục phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, các trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ và tiến sĩ bằng tiếng Việt và có đủ điều kiện về sức khỏe và tuổi, học vấn, chuyên môn quy định tại Điều 5, Điều 6 của Quy chế này được xét vào học thẳng chương trình chính thức.

2. Lưu học sinh đạt yêu cầu về trình độ ngôn ngữ của chương trình đào tạo được thực hiện bằng ngôn ngữ đó, có đủ điều kiện về học vấn, chuyên môn, sức khỏe và tuổi quy định tại Điều 5, Điều 6 của Quy chế này được xét vào học thẳng chương trình chính thức.

Điều 11. Các môn học không bắt buộc đối với lưu học sinh

1. Lưu học sinh học chương trình trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ và tiến sĩ được miễn áp dụng chuẩn ngoại ngữ đầu ra quy định đối với công dân Việt Nam học các chương trình đào tạo tương ứng giảng dạy bằng tiếng Việt.

Trong quá trình đào tạo, thủ trưởng cơ sở giáo dục xem xét việc tổ chức giảng dạy môn tiếng Việt nâng cao thay thế các môn ngoại ngữ cho lưu học sinh.

2. Lưu học sinh học chương trình trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học được miễn học môn Giáo dục quốc phòng - an ninh và được lựa chọn học môn học thay thế bao gồm: tiếng Việt nâng cao, Văn hóa Việt Nam, Lịch sử Việt Nam hoặc các môn tự chọn khác do thủ trưởng cơ sở giáo dục quyết định căn cứ vào điều kiện thực tế của cơ sở giáo dục.

3. Quy định tại khoản 2 Điều này không áp dụng đối với trường hợp lưu học sinh được tiếp nhận vào học các chuyên ngành về quốc phòng - an ninh.

Điều 12. Thời gian đào tạo và những thay đổi trong quá trình đào tạo

1. Thời gian học tập để lấy văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận

a) Thời gian học tập theo các cấp học và trình độ đào tạo được thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn hiện hành liên quan;

b) Thời gian bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thời gian thực tập đối với thực tập sinh thực hiện theo thỏa thuận giữa Việt Nam với phía gửi đào tạo.

2. Rút ngắn, kéo dài thời gian học tập

a) Lưu học sinh được rút ngắn thời gian đào tạo nhưng phải hoàn thành nội dung của chương trình đào tạo theo quy định hiện hành;

b) Lưu học sinh Hiệp định không được tự ý kéo dài thời hạn học tập, nghiên cứu; trường hợp cần kéo dài thời hạn để hoàn thành chương trình đào tạo, bao gồm cả thời gian học dự bị thì phải báo cáo phía gửi đào tạo, thủ trưởng cơ sở giáo dục nơi lưu học sinh đang học tập để có ý kiến đề nghị và phải được Bộ Giáo dục và Đào tạo đồng ý bằng văn bản;

c) Đối với lưu học sinh học bổng khác và lưu học sinh tự túc, việc kéo dài thời gian học tập thực hiện theo thỏa thuận với cơ sở giáo dục nơi lưu học sinh đang học tập.

3. Tạm dừng học

a) Lưu học sinh Hiệp định được tạm dừng học tối đa 01 năm học nếu có lý do chính đáng được phía gửi đào tạo, cơ sở giáo dục đồng ý và được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép bằng văn bản;

b) Thời gian tạm dừng học đối với lưu học sinh học bổng khác, lưu học sinh tự túc thực hiện theo thỏa thuận với cơ sở giáo dục.

4. Chuyển ngành học, chuyển cơ sở giáo dục

a) Lưu học sinh Hiệp định không được tự ý chuyển ngành học hoặc chuyển cơ sở giáo dục. Lưu học sinh chỉ được chuyển ngành học, chuyển cơ sở giáo dục khi phía gửi đào tạo, cơ sở giáo dục có văn bản đồng ý gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ ra quyết định cho phép. Việc chuyển ngành học, chuyển cơ sở giáo dục chỉ thực hiện một lần và chỉ áp dụng đối với lưu học sinh theo học từ trình độ cao đẳng trở lên;

b) Việc chuyển ngành học, chuyển cơ sở giáo dục của lưu học sinh học bổng khác và lưu học sinh tự túc thực hiện theo thỏa thuận với cơ sở giáo dục.

Điều 13. Kinh phí đào tạo

Đối với lưu học sinh Hiệp định

a) Tiêu chuẩn, chế độ, suất chi đào tạo được thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính và Hiệp định, Thỏa thuận ký kết giữa Việt Nam với phía gửi đào tạo;

b) Lưu học sinh phải kéo dài thời gian học tập để hoàn thành chương trình đào tạo vì lý do chuyển ngành học, thay đổi cơ sở giáo dục, do cá nhân lưu học sinh học tập không đạt yêu cầu nên không đảm bảo tiến độ học tập theo quy định thì trong thời gian kéo dài không được hưởng các chế độ học bổng đang hưởng. Toàn bộ chi phí phát sinh từ việc kéo dài thời gian học tập do phía nước ngoài gửi đào tạo và lưu học sinh tự chi trả;

c) Lưu học sinh tạm dừng học thì trong thời gian tạm dừng học không được hưởng các chế độ học bổng đang hưởng. Sau thời gian tạm dừng học nếu lưu học sinh đủ điều kiện được cơ sở giáo dục tiếp nhận vào học tiếp thì được tiếp tục hưởng các chế độ học bổng. Tổng thời gian học tập được cấp học bổng thực hiện theo quy định tại Điều 12 của Quy chế này.

2. Đối với lưu học sinh học bổng khác

Kinh phí đào tạo đối với lưu học sinh học bổng khác thực hiện theo thỏa thuận, hợp đồng đào tạo ký kết giữa tổ chức, cá nhân tài trợ học bổng hoặc cá nhân lưu học sinh với cơ sở giáo dục.

3. Đối với lưu học sinh tự túc

Mức học phí đối với lưu học sinh tự túc được thực hiện theo hợp đồng đào tạo ký kết giữa cơ sở giáo dục với lưu học sinh. Lưu học sinh chịu mọi chi phí phát sinh khác trong quá trình học tập tại Việt Nam.

Điều 14. Hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử quản lý lưu học sinh

Lưu học sinh phải thực hiện đăng ký, cập nhật đầy đủ, chính xác thông tin vào hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử quản lý lưu học sinh tại địa chỉ http://lhsnn.vied.vn chậm nhất 30 ngày sau khi đến Việt Nam nhập học và cập nhật thông tin hằng năm hoặc khi có sự thay đổi.

Điều 15. Chế độ báo cáo

Các cơ sở giáo dục gửi báo cáo về công tác tiếp nhận đào tạo lưu học sinh nước ngoài (theo mẫu tại Phụ lục II) về Bộ Giáo dục và Đào tạo (Cục Đào tạo với nước ngoài) trước ngày 15 tháng 01 hàng năm (qua đường bưu điện và file dữ liệu gửi đến địa chỉ email: lhsnn@vied.vn) để phối hợp theo dõi, quản lý chung; đôn đốc lưu học sinh do cơ sở tiếp nhận đào tạo thực hiện đăng ký, cập nhật thông tin vào hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử quản lý lưu học sinh quy định tại Điều 14 của Quy chế này.

Chương IV

QUYỀN LỢI VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA LƯU HỌC SINH

Điều 16. Quyền lợi của lưu học sinh

1. Được đối xử bình đẳng như đối với công dân Việt Nam.

2. Được cung cấp đầy đủ thông tin phục vụ học tập phù hợp với điều kiện của cơ sở giáo dục và cơ sở phục vụ lưu học sinh.

3. Được sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hóa, thể dục, thể thao của cơ sở giáo dục và cơ sở phục vụ lưu học sinh.

4. Được tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao của học sinh, sinh viên do cơ sở giáo dục, phục vụ lưu học sinh tổ chức.

5. Được tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học do cơ sở giáo dục tổ chức như đối với công dân Việt Nam.

6. Được thi, kiểm tra, bảo vệ khóa luận, đồ án, luận án tốt nghiệp, nhận chứng chỉ, bằng tốt nghiệp.

7. Được về nước nghỉ hè, nghỉ lễ, được mời thân nhân đến thăm theo quy định của Việt Nam; được nghỉ phép, nghỉ ốm hoặc nghỉ để chữa bệnh khi có sự đồng ý của cơ sở giáo dục.

8. Lưu học sinh Hiệp định được cấp học bổng và các chế độ khác theo Hiệp định, Thỏa thuận đã ký kết giữa Việt Nam với phía gửi đào tạo và quy định hiện hành của Việt Nam.

9. Tập thể lưu học sinh cùng một nước, cùng học tại một cơ sở giáo dục hoặc cùng sinh hoạt trong một ký túc xá được cử đại diện để quản lý mọi mặt đối với lưu học sinh của nước mình, làm đầu mối liên hệ với cơ sở giáo dục hoặc cơ sở phục vụ lưu học sinh để giải quyết những việc có liên quan đến tập thể lưu học sinh nước mình.

Điều 17. Trách nhiệm của lưu học sinh

1. Tuân thủ pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Tôn trọng phong tục, tập quán Việt Nam.

3. Thực hiện Quy chế quản lý người nước ngoài học tập tại Việt Nam, Quy chế đào tạo, Điều lệ nhà trường đối với từng cấp học và trình độ đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam ban hành; Quy chế, Nội quy học tập, sinh hoạt do cơ sở giáo dục, cơ sở phục vụ lưu học sinh quy định.

4. Cập nhật đầy đủ thông tin, báo cáo vào hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử quản lý lưu học sinh theo quy định tại Điều 14 của Quy chế này.

5. Thực hiện quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam trong trường hợp lưu học sinh làm việc hoặc làm thêm tại Việt Nam.

6. Thực hiện đúng quy định và mục đích nhập cảnh vào Việt Nam học tập.

7. Quan hệ hữu nghị với công dân Việt Nam và lưu học sinh các nước khác.

8. Giữ gìn, bảo vệ tài sản của cơ sở giáo dục, cơ sở phục vụ lưu học sinh.

Chương V

TIẾP NHẬN ĐÀO TẠO VÀ PHỤC VỤ LƯU HỌC SINH

Điều 18. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo

1. Vụ Hợp tác Quốc tế chủ trì, phối hợp với Cục Đào tạo với nước ngoài và các đơn vị liên quan chuẩn bị và hoàn thành các thủ tục ký kết Hiệp định, Thỏa thuận hợp tác về việc tiếp nhận lưu học sinh nước ngoài vào Việt Nam học tập.

2. Cục Đào tạo với nước ngoài chịu trách nhiệm:

a) Triển khai thực hiện tiếp nhận hồ sơ lưu học sinh và giao các cơ sở giáo dục, cơ sở phục vụ lưu học sinh tiếp nhận đào tạo, quản lý lưu học sinh nước ngoài theo các Hiệp định, Thỏa thuận với các nước, vùng lãnh thổ và tổ chức quốc tế;

b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng các chính sách, chế độ hỗ trợ lưu học sinh;

c) Phối hợp với Cơ quan đại diện các nước tại Việt Nam và Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài trong việc tiếp nhận, quản lý lưu học sinh;

d) Kiểm tra, giám sát việc tiếp nhận đào tạo, quản lý lưu học sinh của các cơ sở giáo dục, phục vụ lưu học sinh để tổng hợp, báo cáo về việc người nước ngoài học tập tại Việt Nam.

3. Các Cục, Vụ, Thanh tra, Văn phòng Bộ phối hợp với Cục Đào tạo với nước ngoài và Vụ Hợp tác Quốc tế giải quyết các vấn đề có liên quan đến người nước ngoài học tại Việt Nam theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Điều 19. Trách nhiệm của cơ sở tiếp nhận đào tạo, phục vụ lưu học sinh

1. Cơ sở tiếp nhận đào tạo, phục vụ lưu học sinh chịu trách nhiệm quản lý lưu học sinh trong toàn bộ thời gian lưu học sinh học tập, sinh sống ở Việt Nam; phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết các việc liên quan đến lưu học sinh trong thời gian học tập, sinh sống tại Việt Nam.

2. Trách nhiệm của cơ sở giáo dục tiếp nhận lưu học sinh học dự bị tiếng Việt:

a) Xây dựng chương trình, kế hoạch, giáo trình giảng dạy tiếng Việt giao tiếp, tiếng Việt chuyên ngành theo các nhóm ngành đào tạo, trình độ đào tạo và đối tượng lưu học sinh;

b) Phối hợp với các cơ sở giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ định để tổ chức kiểm tra trình độ tiếng Việt khi kết thúc chương trình đào tạo dự bị, cấp chứng chỉ hoặc chứng nhận cho lưu học sinh đạt yêu cầu về trình độ tiếng Việt;

c) Phối hợp chặt chẽ với các cơ sở giáo dục liên quan để bàn giao lưu học sinh sau khi hoàn thành chương trình dự bị vào học chương trình chính thức;

d) Báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo kết quả bàn giao và kết quả học tập, rèn luyện của lưu học sinh ngay sau khi hoàn thành chương trình đào tạo dự bị.

3. Trách nhiệm của cơ sở giáo dục tiếp nhận lưu học sinh Hiệp định vào học chương trình chính thức:

a) Đảm bảo chương trình, kế hoạch và nội dung, chất lượng chuyên môn đào tạo lưu học sinh; bố trí lớp học, giảng viên hướng dẫn; theo dõi, quản lý việc học tập, nghiên cứu; cấp phát văn bằng tốt nghiệp hoặc chứng chỉ theo thẩm quyền; kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo điều chỉnh quy định chung về chương trình đào tạo cho lưu học sinh trong trường hợp cần thiết ;

b) Phối hợp với cơ sở giáo dục đào tạo lưu học sinh dự bị và cơ sở giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ định tổ chức kiểm tra trình độ tiếng Việt trước khi tiếp nhận lưu học sinh vào học chính khóa nếu cần thiết;

c) Báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo tình hình học tập và kết quả học tập, rèn luyện của lưu học sinh sau mỗi năm học và toàn khóa học.

4. Trách nhiệm của cơ sở giáo dục tiếp nhận lưu học sinh tự túc

a) Chỉ nhận đào tạo lưu học sinh tự túc đối với các ngành học mà cơ sở giáo dục được phép đào tạo;

b) Ký kết hợp đồng đào tạo với lưu học sinh tự túc;

c) Lập hồ sơ, danh sách lưu học sinh tự túc theo các hợp đồng đào tạo đã ký kết để báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo, phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền giải quyết các việc liên quan đến tiếp nhận lưu học sinh tự túc;

d) Thực hiện trách nhiệm giáo dục, đào tạo theo các điều khoản đã ký kết trong hợp đồng đào tạo;

đ) Thực hiện việc quản lý thu, chi kinh phí đào tạo lưu học sinh theo chế độ tài chính hiện hành;

e) Gửi lưu học sinh tự túc (nếu cần) đến cơ sở giáo dục có đào tạo dự bị tiếng Việt cho lưu học sinh theo thỏa thuận và hợp đồng trực tiếp với cơ sở nhận đào tạo dự bị;

g) Báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo kết quả tuyển sinh và kết quả học tập, rèn luyện của lưu học sinh theo quy định tại Điều 15 của Quy chế này.

5. Trách nhiệm của cơ sở phục vụ lưu học sinh

a) Chịu trách nhiệm về đời sống vật chất, sinh hoạt của lưu học sinh thuộc phạm vi quản lý;

b) Giải quyết chính sách, chế độ của Nhà nước Việt Nam đối với lưu học sinh và thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về tình hình lưu học sinh với cơ quan chủ quản trực tiếp để tổng hợp báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Chương VI

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 20. Khen thưởng và xử lý vi phạm đối với lưu học sinh

1. Lưu học sinh có thành tích xuất sắc trong học tập, nghiên cứu và hoạt động hữu nghị được khen thưởng theo quy định của pháp luật Việt Nam về thi đua khen thưởng.

2. Lưu học sinh vi phạm kỷ luật tùy theo mức độ vi phạm bị xử lý theo các hình thức sau đây:

a) Khiển trách;

b) Cảnh cáo;

c) Đình chỉ học tập và trả về nước;

d) Đề nghị các cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam.

3. Hình thức kỷ luật quy định tại điểm a và b khoản 2 Điều này do thủ trưởng cơ sở giáo dục, cơ sở phục vụ lưu học sinh quyết định. Hình thức kỷ luật quy định tại điểm c và d khoản 2 Điều này do thủ trưởng cơ sở giáo dục, cơ sở phục vụ lưu học sinh quyết định đối với lưu học sinh tự túc; thống nhất với phía gửi đào tạo, cấp học bổng để quyết định đối với lưu học sinh học bổng khác; báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định đối với lưu học sinh Hiệp định.

Điều 21. Khen thưởng và xử lý vi phạm đối với cơ sở giáo dục, cơ sở phục vụ lưu học sinh

1. Tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong đào tạo, quản lý và phục vụ lưu học sinh được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.

2. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của Quy chế này và các quy định pháp luật khác có liên quan thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

THE MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 03/2014/TT-BGDDT

Hanoi, February 25, 2014

 

CIRCULAR

PROMULGATING THE REGULATION ON MANAGEMENT OF FOREIGNERS STUDYING IN VIETNAM

Pursuant to the Government’s Decree No. 36/2012/ND-CP of April 18, 2012, defining the functions, tasks, powers and organizational structures of ministries and ministerial-level agencies;

Pursuant to the Government’s Decree No. 32/2008/ND-CP of March 19, 2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Education and Training;

At the proposal of the director of the Vietnam International Education Development Department;

The Minister of Education and Training promulgates the Circular promulgating the Regulation on management of foreigners studying in Vietnam.

Article 1. To promulgate together with this Circular the Regulation on management of foreigners studying in Vietnam.

Article 2. This Circular takes effect on April 11, 2014, and replaces Decision No. 33/1999/QD-BGDDT of August 25, 1999, promulgating the Regulation on the work of foreigners studying in Vietnam.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

FOR THE MINISTER OF EDUCATION AND TRAINING
DEPUTY MINISTER




Tran Quang Quy

 

REGULATION

ON MANAGEMENT OF FOREIGNERS STUDYING IN VIETNAM
(Promulgated together with the Minister of Education and Training’s Circular No. 03/2014/TT-BGDDT of February 25)

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 2. Subjects of application

This Regulation prescribes the management of foreigners studying at educational institutions of the national education system of Vietnam, including primary school, lower secondary school, upper secon dary school, and professional secondary school students; college and university students; students of master degree training programs; doctorate students; trainees of refresher courses; and apprentices (below collectively referred to as foreign students).

Article 3. Interpretation of terms

In this document, the terms below are construed as follows:

1. Foreign students under agreements are foreign students who are accepted to study in Vietnam and granted scholarships by the Vietnamese Government under accords or agreements between the Socialist Republic of Vietnam and other countries, territories or international organizations;

2. Scholarship-receiving foreign students are foreign students other than the subjects defined in Clause 1 of this Article who are granted scholarships by organizations or individuals to study in Vietnam;

3. Self-financing foreign students are foreign students who are accepted to study in Vietnam under agreements or training contracts between Vietnamese educational institutions and foreign organizations or individuals or overseas Vietnamese and whose study and training expenses are not covered by scholarships like the subjects defined in Clauses 1 and 2 of this Article.

4. Educational institutions accepting foreign students for training include general education institutions, vocational education institutions and higher education institutions.

5. Foreign student-servicing establishments mean boarding institutions that are permitted to admit foreign students during their study courses in Vietnam.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Vietnamese is the official language used in Vietnamese national educational institutions.

2. Foreign students may use other languages permitted to be used in training by educational institutions in their study, research and practice activities.

Chapter II

CONDITIONS AND ORDER FOR RECEPTION OF FOREIGN STUDENTS

Article 5. Conditions on academic or professional knowledge

1. Foreign students to be admitted in upper secondary education, professional secondary education, collegial, university, master or doctorate programs must possess graduation diplomas at least equal to the Vietnamese graduation diplomas prescribed in the Education Law for each educational grade and training level.

2. Foreign students who come to study in Vietnam must satisfy the Vietnamese language command requirement for each training level or program.

3. Foreign students who register to use other languages permitted to be used in training by educational institutions in their study, research and practice activities must satisfy the requirement of command of those languages under each program’s specific regulations. Foreign students who are native speakers (of the languages used in study, research and practice activities) or have graduated from general education schools, colleges, universities or master or doctorate programs in those languages may be exempted from the language requirement.

4. Foreign students to be admitted in refresher courses for improvement of their professional skills must satisfy all conditions and criteria agreed upon by Vietnam and the sending parties or under signed training contracts.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. Foreign students who wish to study majors requiring talents and aptitude (culture, arts, fine arts, architecture, sports and physical training), in addition to the conditions prescribed in this Article, must also satisfy the requirements of talent or aptitude examinations or contests as prescribed by receiving institutions.

Article 6. Health and age conditions

1. Foreign students must have good health to study in Vietnam. After arriving in Vietnam, foreign students shall have health check-ups at health establishments designated by Vietnamese educational institutions or foreign student-servicing institutions. In case a foreign student is affected by a social disease or dangerous contagious disease as prescribed by the Health Ministry of Vietnam or fails to meet the health conditions for study, he/she must return to his/her home country.

2. Condition of age for foreign students under agreements complies with the agreements or accords between Vietnam and other countries, territories or international organizations. No restriction on the age of other scholarship- receiving foreign students and self-financing foreign students.

Article 7. Condition of dossiers

A foreign student shall submit one set of dossier in Vietnamese or English, comprising:

1. A registration form (Appendix I).

2. Copies and translations of diplomas and education results certified or notarized by competent agencies of the sending country under regulations for each education grade or training level.

3. Health certificate granted by the competent health institution of the sending country or the Vietnamese provincial-level or central health institution within six months before the date of dossier submission.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Copies of documents proving the financial capability for study, research and daily-life activities in Vietnam.

6. A tentative research plan (for doctorate candidates) or a practice program (for practice trainees).

7. Letters of introduction by two scientists having a Ph.D degree in the same field of research (for doctorate candidates).

8. Valid copies of documents and certificates of aptitude, professional knowledge and research achievements (if any).

9. A copy of the passport which is valid for the whole study duration in Vietnam or at least one year from the date expected to be in Vietnam.

Article 8. Order for reception

1. For foreign students receiving scholarships under agreements:

a/ Before June 15 every year, the sending countries shall send the list of foreign students and their registered study majors, enclosed with their dossiers as prescribed in Article 7 of this Regulation, to the Ministry of Education and Training;

b/ Before August 1 every year, the Ministry of Education and Training shall complete the reception of foreign students, consider and approve their dossiers and send its replies to the sending countries;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. For other scholarship-receiving foreign students and self-financing foreign students who come to Vietnam for study, research or practice at different levels in the national educational system, the reception shall comply with the agreements or training contracts between educational institutions and foreign students or institutions and individuals that grant scholarships to such foreign students.

Chapter III

TRAINING AND MANAGEMENT OF FOREIGN STUDENTS

Article 9. Pre-enrolment study

1. Foreign students who are not influent in Vietnamese to follow an official training program in Vietnamese shall take a pre-enrolment Vietnamese training course. The Ministry of Education and Training shall arrange foreign students under agreements to study at institutions offering pre-enrolment Vietnamese training. Institutions that accept other scholarship- receiving and self-financing foreign students for training may organize pre- enrolment Vietnamese training programs for foreign students or send foreign students to institutions offering pre-enrolment Vietnamese training.

Further studies to gain specialized knowledge required for the admission to master or doctorate level (if necessary) are organized for foreign students for one academic year at most by educational institutions accepting them for training after they complete a pre-enrolment Vietnamese training course.

2. The duration of pre-enrolment Vietnamese training for foreign students under agreements complies with the agreements or accords between Vietnam and foreign countries, territories or international organizations; for other scholarship-receiving and self-financing foreign students, that duration complies with training contracts.

3. After completing the pre-enrolment course, foreign students shall take a test of Vietnamese skills. If passing the test, they may be shifted to the official study program; if failing the test, they shall continue further studies and take another test until they pass and may be granted a certificate to be shifted to the official training program.

Article 10. Immediate enrolment in official programs

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Foreign students who satisfy the required skills in the language to be used by the training program and satisfy all conditions on academic or professional knowledge, health and age prescribed in Articles 5 and 6 of this Regulation may be enrolled in the official training program.

Article 11. Non-compulsory subjects for foreign students

1. Foreign students who are admitted in professional secondary, college, university, master or doctorate programs may be exempted from foreign language standards applicable to Vietnamese citizens following corresponding training programs in Vietnamese.

In the course of training, heads of educational institutions shall consider teaching foreign students in advanced Vietnamese instead of foreign languages.

2. Foreign students to be admitted in professional secondary, college or university programs may be exempted from the subject of defense-security education and select one of substitute subjects including advanced Vietnamese, Vietnamese culture, history of Vietnam or another optional subject decided by heads of educational institutions based on their institutions practical conditions.

3. Clause 2 of this Article does not apply to foreign students who are accepted to study defense-security majors.

Article 12. Training duration and changes during training process

1. Study duration to get degrees, diplomas, certificates

a/ The study duration at all educational grades and training levels shall comply with the Education Law, the Law on Tertiary Education and relevant current legal documents;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Shortening or prolongation of study duration

a/ Foreign students may shorten their training duration but shall complete contents of training programs under current regulations;

b/ Foreign students under agreements may not prolong their duration of study or research at their own will. If it is necessary to prolong the duration for completing training programs, including the pre-enrolment duration, foreign students shall report to the sending parties, heads of the educational institutions where they are studying for proposals and get written approval of the Ministry of Education and Training;

c/ For other scholarship-receiving and self-financing foreign students, the prolongation of the study duration complies with agreements with educational institutions where foreign students are studying.

3. Temporary suspension of study

a/ Foreign students under agreements may temporarily suspend their study for at least one academic year if their plausible reasons are accepted by the sending parties and educational institutions and approved in writing by the Ministry of Education and Training.

b/ The duration of temporary suspension of study of other scholarship- receiving and self-financing students complies with agreements with educational institutions.

4. Change of study major or educational institutions

a/ Foreign students under agreements may not change their study majors or educational institutions. Foreign students may change their study majors or educational institutions only when the sending parties or educational institutions send their written consents to the Ministry of Education and Training which shall later issue decisions to permit the change. The change of study majors or educational institutions may be done only once and applicable only to foreign students of college or higher level.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 13. Training expenses

1. For foreign students under agreements

a/ Training criteria, regimes and expenses comply with current regulations of the Ministry of Finance and the agreements or accords between Vietnam and sending parties;

b/ Foreign students who have to prolong their study duration to complete training programs for the reason of change of study majors or educational institutions due to the failure to meet the required study progress may no longer enjoy the current scholarships during the prolonged duration. All expenses for the study duration prolongation shall be paid by the sending parties and foreign students;

c/ Foreign students who temporarily suspend their study may not enjoy the current scholarships during the temporary suspension duration. After the duration of temporary suspension of study, foreign students who are qualified for being admitted to educational institutions may continue enjoying such scholarships. The total duration of reception of scholarships complies with Article 12 of this Regulation.

2. For other scholarship-receiving foreign students

Training expenses for scholarship-receiving foreign students comply with the agreements or training contracts signed between scholarship- granting organizations or individuals or foreign students themselves and educational institutions.

3. For self-financing foreign students

Tuition fee levels for self-financing foreign students comply with training contracts between educational institutions and foreign students. Foreign students must cover by themselves all other expenses arising during their study in Vietnam.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Foreign students shall register and update adequate and accurate information to the e-database system for the management of foreign students at http://lhsnn.vied.vnn within 30 days after their arrival in Vietnam for admission, and update information annually or when there are changes.

Article 15. Reporting regime

Educational institutions shall send reports on the admission of foreign students for training (according to the form provided in Appendix II) to the Ministry of Education and Training (the Vietnam International Education Development Department) before January 15 every year (by post and data file to the address lhsnn@vied.vn) for joint coordination in monitoring and management; and urge foreign students accepted by institutions to register and update information to the e-database system for management of foreign students specified at Article 14 of this Regulation.

Chapter IV

RIGHTS AND RESPONSIBILITIES OF FOREIGN STUDENTS

Article 16. Rights of foreign students

1. To be treated equally like Vietnamese citizens.

2. To be provided with adequate information to serve their study according to the conditions of educational institutions and foreign student- servicing establishments;

3. To have access to equipment and facilities to serve their study, cultural, sport and physical training activities in educational institutions and foreign student-servicing establishments.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. To participate in scientific research activities organized by educational institutions like Vietnamese citizens.

6. To sit exams, take tests, defend graduation theses, receive graduation certificates or diplomas.

7. To return to their home countries for summer vacations and holidays; to invite their relatives to visit Vietnam under Vietnamese regulations; to take annual leave or sick leave or leave for medical treatment when obtaining educational institutions approval.

8. Foreign students under agreements may receive scholarships and other entitlements under the agreements or accords between Vietnam and their sending countries and current regulations of Vietnam.

9. Foreign students of the same country, studying at the same educational institution or living in the same dormitory may appoint their representatives to manage all activities of foreign students of their country and to act as liaisons with educational institutions or foreign student- receiving establishments in order to settle matters relating to their countrys foreign students.

Article 17. Responsibilities of foreign students

1. To abide by laws of the Socialist Republic of Vietnam.

2. To respect the Vietnamese customs and traditions.

3. To observe the Regulation on management of foreigners studying in Vietnam, training regulations, school rules on each education grade or training level promulgated by Vietnams Ministry of Education and Training; regulations and internal rules on study and daily-life activities prescribed by educational institutions or foreign students-serving establishments.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. To observe the regulation on foreign workers in Vietnam in case foreign students work or perform part-time jobs in Vietnam.

6. To strictly observe regulations and purposes of entering Vietnam for study.

7. To maintain friendly relations with Vietnamese citizens as well as with students from other countries.

8. To preserve and protect the property of the educational institutions and foreign students-servicing establishments.

Chapter V

ADMISSION OF FOREIGN STUDENTS FOR TRAINING AND SERVICE

Article 18. Responsibilities of units of the Ministry of Education and Training

1. The International Cooperation Department shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Vietnam International Education Development Department and related agencies, in preparing and completing procedures for the signing of cooperation agreements or accords on the admission of foreign students in Vietnam.

2. The Vietnam International Education Development Department shall:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ Assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant agencies in, formulating policies and regimes supporting foreign students;

c/ Coordinate with Vietnam-based foreign representative agencies and Vietnamese representative agencies abroad in receiving and managing foreign students;

d/ Examine and supervise the admission of foreign students for training and management by educational institutions and foreign students-receiving establishments to summarize and report on foreigners studying in Vietnam.

3. All departments, the Inspectorate, the Ministrys Office shall coordinate with the Vietnam International Education Development Department and the International Cooperation Department in settling matters related to foreigners studying in Vietnam according to assigned functions and tasks.

Article 19. Responsibilities of institutions which admit foreign students for training and service

1. Institutions which admit foreign students for training and service shall manage foreign students during their stay in Vietnam; coordinate with competent agencies in settling matters related to foreign students during their stay in Vietnam.

2. Responsibilities of educational institutions which admit foreign students for pre-enrolment training in Vietnamese:

a/ To elaborate programs, plans, conversation Vietnamese teaching materials, Vietnamese language for different groups of training majors, levels and foreign students;

b/ To coordinate with educational institutions designated by the Ministry of Education and Training in organizing tests of their Vietnamese skills upon the completion of the pre-enrolment training programs and granting certificates of Vietnamese skills to foreign students who have passed such tests;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d/ To report to the Ministry of Education and Training on the transfer, study and practice results of foreign students at the end of the pre-enrolment training programs.

3. Responsibilities of educational institutions which admit foreign students under agreements for official training programs:

a/ To ensure training programs, plans, contents and quality; to arrange classrooms and tutors; to monitor and manage the study and research; to grant graduation diplomas or certificates according to their competence; to propose the Ministry of Education and Training to adjust general provisions on foreign student training programs in case of necessity;

b/ To coordinate with educational institutions which undertake pre- enrolment training for foreign students and educational institutions designated by the Ministry of Education and Training in organizing tests of their Vietnamese skills before admitting them in official study courses when necessary;

c/ To report on study situation and study and practice results of foreign students at the end of each academic year and every semester to the Ministry of Education and Training.

4. Responsibilities of educational institutions which admit self-financing foreign students for training

a/ To provide training only to self-financing foreign students in majors in which they are permitted to provide training;

b/ To sign training contracts with self-financing students;

c/ To compile records and lists of self-financing foreign students under signed training contracts for submission to the Ministry of Education and Training, to coordinate with competent agencies in settling matters relating to the admission of self-financing foreign students;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd/ To manage the collection and spending of tuition fees paid by the foreign students according to the current financial regimes;

e/ To send self-financing foreign students (when necessary) to educational institutions where Vietnamese is taught under pre-enrolment training programs for foreign students according to direct negotiations and contracts with such institutions;

g/ To report on enrolment results and study and practice results of foreign students to the Ministry of Education and Training as prescribed in Article 15 of this Regulation.

5. Responsibilities of foreign student-servicing establishments

a/ To be responsible for material life and daily-file activities of foreign students;

b/ To observe the Vietnamese States policies and regimes towards foreign students as well as the regime of periodical reporting on the situation of foreign students to managing agencies for summarization and reporting to the Ministry of Education and Training.

Chapter VI

COMMENDATION, REWARD AND HANDLING OF VIOLATIONS

Article 20. Commendation, reward and handling of violations of foreign students

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Foreign students who breach disciplines shall, depending on the seriousness of their violations, be subject to the following handling forms:

a/ Reprimand;

b/ Caution;

c/ Suspension of study and forcible return to home countries;

d/ Handling in accordance with Vietnamese laws at the request of relevant agencies.

3. Forms of discipline specified at Points a and b, Clause 2 of this Article shall be decided by heads of education institutions and foreign student-servicing establishments. Forms of discipline specified at Points c and d, Clause 2 of this Article shall be decided for self-financing students by heads of educational institutions and foreign student-servicing establishments agreements with sending sides for scholarship-receiving foreign students; foreign students under agreements shall be reported to the Ministry of Education and Training on decision.

Article 21. Commendation, reward and handling of violations by educational institutions, foreign student-servicing establishments

1. Organizations and individuals recording outstanding achievements in training, managing and servicing foreign students may be commended and rewarded in accordance with the Law on Emulation and Commendation.

2. Organizations and individuals committing acts of violation of this Regulation and other regulations shall, depending on the seriousness of their violations, be handled in accordance with law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 03/2014/TT-BGDĐT ngày 25/02/2014 về Quy chế quản lý người nước ngoài học tập tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


25.208

DMCA.com Protection Status
IP: 18.224.63.123
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!