Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 7373/BNN-VP Loại văn bản: Thông báo
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: ***
Ngày ban hành: 15/12/2008 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số: 7373/BNN-VP

Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2008

 

THÔNG BÁO

VỀ THÔNG BÁO KẾT LUẬN CỦA THỨ TRƯỞNG BÙI BÁ BỔNG TẠI HỘI NGHỊ TỔNG KẾT SẢN XUẤT VỤ ĐÔNG XUÂN 2007-2008 VÀ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH VỤ ĐÔNG XUÂN 2008-2009 CÁC TỈNH MIỀN BẮC

Ngày 05/12/2008, tại Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất vụ Đông Xuân 2007-2008, triển khai kế hoạch vụ Đông Xuân 2008-2009 các tỉnh phía Bắc.

Tham dự gồm đại diện một số Cục, Vụ, Trung tâm, Viện Nghiên cứu thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT, đại diện Bộ Tài chính, Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia, Sở Nông nghiệp và PTNT của 31 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương các tỉnh miền Bắc, một số doanh nghiệp.

Hội nghị đã nghe báo cáo của Cục Trồng trọt, Cục Bảo vệ thực vật, Cục Thuỷ lợi, Trung tâm Khí tượng thuỷ văn quốc gia, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam và ý kiến tham luận của các đại biểu dự hội nghị. Thứ trưởng Bùi Bá Bổng kết luận hội nghị như sau:

I. ĐIỂM LẠI SẢN XUẤT VỤ ĐÔNG XUÂN 2007-2008

1. Sản xuất lúa

Vụ Đông Xuân 2007-2008 ở miền Bắc là một vụ sản xuất đặc biệt khó khăn với đợt rét đậm, rét hại kéo dài 38 ngày đã làm chết trên 200.000 ha lúa mới cấy và 18.000 ha mạ. Do rét kéo dài, thời vụ gieo trồng lúa Đông Xuân muộn hơn bình thường đến trên nửa tháng nên khả năng mất mùa rất cao; vào giai đoạn cuối vụ sâu bệnh, đặc biệt là sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu phát sinh trên diện rộng; gvật tư, phân bón tăng cao đã ảnh hưởng không thuận đến sản xuất. Tuy vậy, với chỉ đạo kiên quyết đẩy mạnh tiến độ gieo cấy, không bỏ đất hoang và nỗ lực vượt bậc của bà con nông nên vụ lúa Đông Xuân 2007-2008 toàn miền Bắc thắng lợi lớn, bảo đảm diện tích gieo cấy, đạt 1,13 triệu ha và so với vụ Đông Xuân trước, năng suất lúa đạt 59,3 tạ/ha, tăng 5,4 tạ/ha, sản lượng thóc đạt 6,7 triệu tấn, tăng trên 500 nghìn tấn.

Diện tích trồng giống lúa lai giảm so với các năm trước (chiếm 24% ) vì một số diện tích lúa, mạ bị chết do rét, không đủ giống lúa lai gieo cấy lại. Điểm mới trong sản xuất lúa Đông Xuân 2007-2008 là diện tích lúa gieo thẳng tăng lên đến 160.000 ha, năng suất lúa gieo thẳng không thua kém lúa cấy, nhưng rút ngắn thời gian sinh trưởng 5-7 ngày và giảm chi phí lao động 20-30%.

2. Sản xuất rau màu vụ Xuân 2008

Diện tích ngô, đậu tương tăng so với năm trước, chủ yếu do tăng diện tích ngô và đậu tương xuân hè. Diện tích lạc, rau giảm không đáng kể so với năm trước (một số diện tích bị chết do rét).

II. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO SẢN XUẤT VỤ ĐÔNG XUÂN 2008-2009

1. Sản xuất lúa

a. Thời vụ lúa Đông Xuân

Lưu ý đặc biệt là phải theo dõi sát sao diễn biến thời tiết để ứng phó nhanh nhạy, điều chỉnh thời vụ kịp thời (rút kinh nghiệm vụ Đông Xuân 2007-2008, dự báo rét còn kéo dài nhưng một số nơi không cho ngừng gieo mạ, cấy hậu quả là diện tích này lúa đều bị chết).

Trong điều kiện thời tiết không có biến động lớn, bố trí thời vụ lúa Đông Xuân 2008-2009 như sau:

Vùng Đồng bằng sông Hồng và Trung du miền núi:

Bố trí cơ cấu trà lúa xuân sớm và xuân muộn theo tỷ lệ 10-15% diện tích xuân sớm ở chân ruộng trũng, sử dụng giống trung và dài ngày, 85-90% diện tích xuân muộn cấy giống ngắn ngày (trong đó có các giống lúa lai).

Tính toán cho lúa xuân sớm trỗ trong khoảng 1/5 ± 5 ngày (gieo mạ trong tháng 12), lúa xuân muộn trỗ trong khoảng 10/5 ± 5 ngày (gieo mạ sau Tiết lập xuân, tức năm nay sau ngày 3/2).

Vùng Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh:

Sử dụng giống ngắn ngày, lúa trỗ trong khoảng 1/5 ± 5 ngày để né nắng nóng và kịp vụ hè thu (gieo mạ khoảng cuối tháng 1 đầu tháng 2).

Vùng Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế:

- Phần lớn diện tích sử dụng giống ngắn ngày và bố trí gieo cấy như vùng Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.

- Ở chân ruộng trũng cấy giống dài ngày (xuân sớm).

Vùng miền núi phía Bắc

- Phần lớn diện tích bố trí trà lúa xuân muộn, trồng giống ngắn ngày, trỗ trong khoảng 10/5 ± 5 ngày.

b. Cơ cấu giống

Giống lúa lai:

Tuỳ theo khả năng cung ứng giống, diện tích lúa lai có thể gia tăng, nhất là khai thác lợi thế lúa lai cho vùng Thanh Hóa, Nghệ An và các tỉnh miền núi. Trong các giống lúa lai, ưu tiên sử dụng các giống có phẩm chất gạo tốt và ngắn ngày.

Giống lúa thuần:

Tăng diện tích nhóm lúa thuần chất lượng cao, ngắn ngày để thay thế bớt diện tích giống Khang Dân và Q5.

Trên cơ sở khuyến cáo của Cục Trồng trọt, mỗi tỉnh/thành xác định cơ cấu giống lúa cho địa phương mình, với 3-5 giống chủ lực, mỗi giống chủ lực chiếm không quá 30% diện tích.

c. Một số lưu ý trong kỹ thuật canh tác

- Cần ứng dụng kỹ thuật làm mạ chống rét để bảo vệ mạ tốt.

- Tổng kết kinh nghiệm lúa gieo thẳng để tiếp tục mở rộng diện tích lúa gieo thẳng nơi có điều kiện (mặt bằng ruộng tốt, chủ động tưới tiêu).

- Thực hiện mô hình sử dụng máy cấy, máy gặt lúa.

- Ứng dụng kỹ thuật canh tác lúa theo hướng giảm chi phí, nâng cao chất lượng.

2. Sản xuất rau màu và cây trồng khác

- Tăng diện tích ngô (300.000 ha so với năm trước 276.000 ha) , đậu tương (50.000 ha so với năm trước 38.000 ha), lạc (128.000 ha so với năm trước 119.000 ha), rau (75.000 ha so với năm trước 63.000 ha)

-Thâm canh rau màu để tăng năng suất, nhất là ứng dụng giống mới; với cây ngô tăng mật độ cây phù hợp; với cây lạc ứng dụng che phủ ny lông...

- Hiện nay tại Nghệ An trên cây mía xuất hiện bệnh mía cỏ (sugarcane grassy shoot) là bệnh do Phytoplasma gây ra, mầm bệnh tồn tại trong cây bệnh hoặc hom giống của cây bệnh và lan truyền sang cây khác bởi côn trùng làm môi giới, khả năng phát tán và lây lan bệnh rất rộng. Đây là bệnh lần đầu tiên phát hiện ở nước ta vì vậy phải triển khai ngay các biện pháp dập tắt bệnh, ngăn chặn nguy cơ lây lan trên diện rộng, gây thiệt hại lớn đối với sản xuất mía. Các địa phương trồng mía phải tổ chức điều tra để phát hiện bệnh sớm nếu có và xử lý kịp thời.

3. Chính sách hỗ trợ sản xuất

- Các địa phương bị thiệt hại do lũ được Thủ tướng Chính phủ cấp hỗ trợ kinh phí tu bổ hệ thống thủy lợi, giống lúa, rau màu cần tổ chức sử dụng sự hỗ trợ của Chính phủ hiệu quả.

- Các địa phương có thể hỗ trợ nông dân ứng dụng giống mới, nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng sản xuất tập trung, hỗ trợ ứng dụng cơ giới hóa, v.v.

III. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CÁC ĐƠN VỊ

- Các Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng kế hoạch sản xuất vụ Đông Xuân 2008-2009, bao gồm chính sách hỗ trợ, trình UBND tỉnh, thành ban hành và chuẩn bị các điều kiện để triển khai thực hiện.

- Cục Trồng trọt chỉ đạo xuyên suốt việc triển khai sản xuất vụ Đông Xuân, chú ý kiểm tra khâu chuẩn bị giống và thực hiện kế hoạch gieo cấy để bảo đảm đúng thời vụ của các địa phương; .

- Cục Bảo vệ thực vật dự báo kịp thời tình hình sâu bệnh hại cây trồng vụ Đông Xuân để thông báo cho các địa phương có biện pháp phòng trừ kịp thời, giám sát diễn biến sâu bệnh trên đồng ruộng; tăng cường công tác quản lý về thuốc BVTV; phối hợp với Viện Bảo vệ thực vật có văn bản hướng dẫn tỉnh Nghệ An dập tắt bệnh mía cỏ và hướng dẫn các địa phương trồng mía khác có biện pháp phòng trừ bệnh mía cỏ.

- Cục Thủy lợi phối hợp chỉ đạo các địa phương tu bổ công trình thủy lợi, nạo vét kênh mương, phối hợp với Cục Trồng trọt để nắm thời vụ gieo cấy để bảo đảm đủ nguồn nước theo yêu cầu thời vụ.

- Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư quốc gia tuyên truyền, tập huấn, xây dựng các mô hình về lúa gieo thẳng, ứng dụng máy cấy, máy gặt, thâm canh rau màu, chương trình rau sạch...

- Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam xây dựng các quy trình sản xuất lúa theo hướng giảm chi phí, tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả (quy trình thực hành sản xuất tốt "GAP"), trước mắt cho lúa Đông Xuân đối với lúa cấy và lúa gieo thẳng.

Văn phòng Bộ xin thông báo để các đơn vị biết, phối hợp, triển khai thực hiện. Cục Trồng trọt là đầu mối, theo dõi và báo cáo thường xuyên tiến độ, diễn biến sản xuất vụ Đông Xuân 2008-2009 cho lãnh đạo Bộ./.

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông báo số 7373/BNN-VP ngày 15/12/2008 về thông báo kết luận của Thứ trưởng Bùi Bá Bổng tại hội nghị tổng kết sản xuất vụ đông xuân 2007-2008 và triển khai kế hoạch vụ đông xuân 2008-2009 các tỉnh miền Bắc do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.579

DMCA.com Protection Status
IP: 18.226.200.180
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!