VĂN
PHÒNG CHÍNH PHỦ
-----
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------
|
Số:
66/TB-VPCP
|
Hà
Nội, ngày 10 tháng 04 năm 2007
|
THÔNG BÁO
KẾT LUẬN CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ NGUYỄN TẤN DŨNG TẠI BUỔI LÀM VIỆC VỚI
BỘ VĂN HÓA - THÔNG TIN
Ngày 05 tháng 3
năm 2007, tại Bộ Văn hóa - Thông tin, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã làm
việc với tập thể lãnh đạo và cán bộ chủ chốt của Bộ Văn hóa - Thông tin. Cùng
dự buổi làm việc với Thủ tướng có đại diện lãnh đạo Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung
ương, Văn phòng Chính phủ, các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Giáo dục và
Đào tạo, Nội vụ, Bưu chính, Viễn thông.
Sau khi nghe Bộ
trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin báo cáo tình hình công tác văn hóa - thông tin giai
đoạn 2001-2006, phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2006-2010 và ý kiến phát biểu
của các đại biểu dự họp, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã kết luận như
sau:
1. Trong những năm
qua sự nghiệp văn hóa - thông tin nước ta có bước phát triển và đạt được những
kết quả quan trọng, góp phần tạo nên diện mạo văn hóa mới và động lực cho sự
phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị - xã hội; đời sống và hưởng thụ
văn hóa tiếp tục được nâng cao, kể cả ở những vùng sâu, vùng xa; nếp sống văn
hóa - văn minh được quan tâm hơn; các dịch vụ và hoạt động văn hóa - thông tin
ngày càng đa dạng, phong phú; báo chí, thông tin về cơ bản đã làm tốt nhiệm vụ
tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nêu gương người tốt,
việc tốt, góp phần đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, góp phần tạo nên không
khí dân chủ, công khai, minh bạch trong xã hội..., các thiết chế văn hóa, cơ sở
văn hóa được quan tâm phát triển, kể cả ở vùng núi, nông thôn, vùng đồng bào
dân tộc; hệ thống văn bản pháp luật, các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và cơ
chế chính sách phát triển văn hóa - thông tin được ban hành tương đối đồng bộ;
phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa đã có sự phát triển sâu
rộng, mang lại kết quả tích cực; công tác xã hội hóa văn hóa - thông tin được
đẩy mạnh, nhiều công trình văn hóa, hoạt động văn hóa - thông tin do nhân dân
đầu tư phát triển đã có kết quả tích cực; quan hệ hợp tác quốc tế về văn hóa -
thông tin ngày càng mở rộng và phát triển, góp phần quan trọng vào việc tuyên
truyền về đất nước, con người và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc
tế.
Bên cạnh những kết
quả đạt được vẫn còn có những mặt bất cập, yếu kém cần khắc phục: quản lý nhà
nước về văn hóa - thông tin còn những bất cập, chưa theo kịp với sự phát triển
(như trong quản lý các dịch vụ văn hóa, quản lý báo chí, thông tin, xuất bản...);
tình trạng tha hóa về đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên,
một bộ phận thanh niên chưa được ngăn chặn có hiệu quả; sự phát triển của văn
hóa - thông tin chưa đi mạnh vào chiều sâu, còn nhiều hoạt động mới mang tính phong
trào bề nổi; đời sống văn hóa - thông tin ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng
bào dân tộc còn nhiều khó khăn, thiếu thốn; việc xây dựng lối sống văn hóa, nếp
sống văn hóa trong các mặt hoạt động của đời sống xã họi, trong công sở, cơ
quan, đơn vị, nơi công cộng, cộng đồng dân cư... chưa được quan tâm đúng mức;
hoạt động sáng tạo văn hóa còn nhiều bất cập, chưa có nhiều công trình xứng tầm
với sự nghiệp của dân tộc, của đất nước; các di tích lịch sử, di sản văn hóa
của dân tộc chưa được quan tâm giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị đúng mức;
đội ngũ cán bộ quản lý về văn hóa - thông tin còn nhiều mặt bất cập.
2. Một số nhiệm
vụ chủ yếu cần tập trung chỉ đạo trong thời gian tới:
Trong thời gian
tới Bộ và ngành văn hóa - thông tin cần chỉ đạo triển khai toàn diện các mặt công
tác, trong đó tập trung vào một số nhiệm vụ chủ yếu sau:
a) Quán triệt sâu
sắc Nghị quyết Đại hội X và các Nghị quyết của Đảng về phát triển văn hóa - thông
tin: đảm bảo sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng
chỉnh đốn Đảng là then chốt với không ngừng nâng cao văn hóa - nền tảng tinh
thần của xã hội; tạo nên sự phát triển đồng bộ giữa 3 lĩnh vực - điều kiện
quyết định đảm bảo cho sự phát triển toàn diện và bền vững của đất nước.
b) Để phát triển
nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thực sự trở thành nền
tảng tinh thần của xã hội, nền tảng phát triển bền vững của xã hội; cần tập trung
chỉ đạo thực hiện đồng bộ 3 nội dung chủ yếu sau:
- Tập trung chỉ
đạo xây dựng đời sống văn hóa, lối sống văn hóa, môi trường văn hóa - văn minh trong
toàn xã hội, từ thành thị đến nông thôn, từ cơ quan, công sở đến đơn vị, xí
nghiệp, trường học, nơi công cộng, đến mỗi gia đình, mỗi người. Đây là vấn đề
có ý nghĩa rất quan trọng.
- Hoàn thiện, bổ
sung cơ chế chính sách để khuyến khích sáng tạo văn hóa, nghệ thuật (cả sáng tạo
chuyên nghiệp và sáng tạo quần chúng, dân gian), để tạo ra những tác phẩm, công
trình có giá trị, xứng đáng với tầm vóc của đất nước, thành tựu của sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của dân tộc ta.
- Hoàn thiện và
triển khai thực hiện tốt quy hoạch xây dựng và nâng cấp đồng bộ hệ thống thiết chế
văn hóa, vừa chú trọng một số công trình văn hóa lớn, tiêu biểu, vừa chú trọng
phát triển ở các cơ sở gắn bó trực tiếp với dân cư, phục vụ trực tiếp cho cơ
sở; phải làm rất thiết thực, có hiệu quả.
c) Tập trung nghiên cứu xây dựng,
bổ sung, hoàn chỉnh các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển văn hoá -
thông tin; sau khi được phê duyệt phải chỉ đạo triển khai sâu sát, kiên quyết.
Trong đó lưu ý một số nhiệm vụ chủ
yếu sau:
- Sớm hoàn thành dự thảo chiến lược
phát triển văn hoá, trình duyệt theo quy định.
- Xây dựng và hoàn chỉnh quy hoạch
phát triển báo chí; quy hoạch phát triển mạng phát thanh - truyền hình trong cả
nước, theo nhiệm vụ Thủ tướng đã giao.
- Rà soát lại các quy hoạch về bảo
tồn và phát huy giá trị các di tích - lịch sử văn hoá để có sự chỉ đạo triển
khai thực sự có hiệu quả.
d) Tập trung chỉ đạo rà soát, xây
dựng, bổ sung, hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp luật, cơ chế chính sách phát
triển, cơ chế quả lý đối với các lĩnh vực văn hoá - thông tin, tập trung vào
một số lĩnh vực chủ yếu sau:
- Nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ
việc sửa đổi, bổ sung các luật, pháp lệnh, như Luật Báo chí, Luật Di sản văn
hoá, Pháp lệnh Quảng cáo ... để Chính phủ xem xét, trình Quốc hội.
- Nghiên cứu, đề xuất để hoàn chỉnh
cơ chế chính sách khuyến khích sáng tạo văn hoá (cả sáng tạo chuyên nghiệp và
sáng tạo quần chúng); đặc biệt chú trọng phát triển, đào tạo, bồi dưỡng tài
năng văn hoá, nghệ thuật;
- Bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính
sách phát triển và quản lý đời sống văn hoá (nhất là tại các nơi công cộng, khu
dân cư, công sở, đơn vị...);
- Hoàn thiện cơ chế chính sách xây
dựng các thiết chế văn hoá, các công trình văn hoá gắn với đẩy mạnh xã hội hoá,
phát triển văn hoá - thông tin cơ sở, phục vụ thiết thực cho nhân dân.
Cơ chế chính sách để quản lý vừa
đảm bảo phát triển, vừa chấn chỉnh và xử lý kiên quyết các tiêu cực trong hoạt động
văn hoá, dịch vụ văn hoá, sản phẩm văn hoá;
- Hoàn thiện cơ chế chính sách về
phát triển - quản lý báo chí, xuất bản. Cần nghiên cứu kỹ các loại hình thông
tin, báo chí, xuất bản mới dướci tác động của khoa học công nghệ tiên tiến (như
Internet, đa truyền thông ...) của quá trình toàn cầu hoá để xây dựng, đề xuất
cơ chế chính sách phát triển và quản lý có hiệu quả, đảm bảo cho báo chí tiếp
tục phát triển mạnh theo đúng chức năng của mình, đúng định hướng lãnh đạo của
Đảng, pháp luật của Nhà nước, khắc phục những lệch lạc, sai trái, không để bị
lợi dụng, tiêu cực;
Bộ Văn hoá - Thông tin cần chủ động
phối hợp với Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương, các Bộ, ngành liên quan triển
khai thực hiện tốt các Chỉ thị của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chỉ thị của Thủ
tướng Chính phủ và chương trình Thủ tướng đã phê duyệt để thực hiện các chỉ thị
trên về một số vấn để tăng cường quản lý thông tin, báo chí:
- Nghiên cứu hoàn chỉnh cơ chế chính
sách để đẩy mạnh xã hội hoá trong các lĩnh vực văn hoá - thông tin (làm rõ lĩnh
vực nào khuyến khích, lĩnh vực nào hạn chế, lĩnh vực nào không được phép).
đ) Bộ và ngành cần tập trung nghiên
cứu đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước về văn hoá, thông tin, nhất
là trong bối cảnh cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập
quốc tế ngày càng sâu rộng, nhằm xây dựng nền văn hoá Việt Nam đậm đà bản sắc
dân tộc, vừa phát huy những tinh hoa văn hoá, tinh thần của nhân loại, kết hợp
hài hoà, có hiệu quả giữa phát triển văn hoá với phát triển kinh tế, du lịch...;
Bộ cần tập trung chỉ đạo đẩy mạnh
cải cách hành chính (phân cấp quản lý chuyển môn, quản lý tài chính, quản lý
cán bộ; cải cách thủ tục hành chính; việc cấp các loại cấp giấy phép, nghiên cứu
kỹ cái gi cần, cái gì bỏ, quy định rõ các điều kiện...); thực hiện tốt công tác
thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định của pháp luật.
e) Nhưng công trình, chương trình
công tác lớn Bộ Văn hoá - Thông tin, ngành Văn hoá - Thông tin cần tập trung
chỉ đạo, triển khai:
- Chỉ đạo đẩy mạnh việc xây dựng
Làng văn hoá - du lịch các dân tộc Việt Nam (công trình triển khai chậm, Bộ cần
sớm báo cáo Thủ tướng về việc thực hiện công trình này).
- Cùng Bộ Xây dựng chỉ đạo khẩn trương
triển khai xây dựng Bảo tàng Lịch sử quốc gia;
- Chỉ đạo khẩn trương triển khai
thực hiện xây dựng Trung tâm Hội trợ Triển lãm Quốc gia tại Mễ Trì - Mỹ Đình và
việc quy hoạch - xây dựng lại Trung tâm Triển lãm Giảng Võ, theo ý kiến đã chỉ đạo
của Thủ tướng;
- Tập trung chỉ đạo thực hiện chương
trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hoá - thông tin theo quan điểm thiết
thực, hiểu quả;
- Phối hợp chặt chẽ với Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể đẩy mạnh chỉ đạo triển khai cuộc vận động
"Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá";
Xây dựng Đề án phát triển văn hoá
- thông tin trong bối cảnh Việt Nam tham gai WTO.
3. về các đề nghị của Bộ Văn hoá
- Thông tin:
a) Đồng ý về nguyên tắc kinh phí
để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các nhà hát, cơ sở đào tạo. Bộ Văn hoá - Thông
tin xây dựng kế hoạch cụ thể, làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính
và các ngành liên quan; báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
b) Đồng ý chủ trương cho mua 01 ngôi
nhà để xây dựng Trung tâm Văn hoá - Thông tin tại Cộng hoà Pháp. Bộ Văn hoá -
Thông tin làm việc với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan để xây dựng
phương án cụ thể, trình duyệt theo quy định;
c) Bộ Văn hoá - Thông tin làm việc
với Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh dành quỹ đất để
xây dựng một số Trung tâm văn hoá lớn, hiện đại, phục vụ việc tổ chức những ngày
lễ lớn, những sự kiện trọng đại của đất nước tại hai thành phố trên;
d) Về việc xây dựng Trường quay điện
ảnh: Bộ xây dựng đề án cụ thể theo hướng đẩy mạnh xã hội hoá, trình Thủ tướng
xem xét, quyết định.
đ) Đồng ý chủ trương tiếp tục bảo
tồn di sản văn hoá hướng tập trung đầu tư cho các di tích trọng điểm quốc gia
gắn với phát triển kinh tế, du lịch (Pác Bó, Côn Đảo, Cát Tiên, Phủ Quốc...).
Việc trùng tu, tôn tạo di tích lịch sử - văn hoá phải đồng bộ để phát huy giá
trị. Vấn đề này cần được triển khai có hiệu quả trong chương trình mục tiêu
quốc gia về phát triển văn hoá - thông tin và trong các chương trình, dự án
khác.
e) Về việc đào tạo bậc cao ở nước
ngoài bằng ngân sách nhà nước cho một số chuyên ngành nghệ thụât (điện ảnh,
múa, nhạc, đạo diễn...): giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ
Văn hoá - Thông tin xem xét, xử lý theo hướng tạo điều kiện tăng chi tiêu đào
tạo một số chuyên ngành nghệ thuật đặc thù trình độ cao ở nước ngoài bằng nguồn
kinh phí của Nhà nước.
Đồng thời Bộ Văn hoá - Thông tin
cần chủ động tranh thủ các nguồn tài trợ của các nước, các tổ chức quốc tế cho công
tác đào tạo.
g) Về chế độ chính sách đặc thù đối
với lao động nghệ thuật:
- Đối với nghệ sĩ biểu diễn ở một
số ngành đặc thù (như xiếc, vũ balê...) hết tuổi nghề nhưng chưa đến tuổi nghỉ
hưu: Bộ Văn hoá - Thông tin làm việc cụ thể với Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội, Bộ Tài chính để xử lý theo hướng có chế độ nghỉ hưu đặc thù cho
loại hình lao động đặc biệt này hoặc có chế độ trợ cấp để tạo việc làm mới;
- Vấn để nhà ở của các gia đình đang
sinh sống trong khuôn viên các nhà hát, trụ sở các đoàn nghệ thuật: Bộ Văn hoá
- Thông tin làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Uỷ ban nhân dân
thành phố Hà Nộ để xử lý theo các quy định hiện hành.
h) Về việc thành lập Cục Quản lý
phát thanh - truyền hình - thông tin trên mạng Internet: Bộ cần nghiên cứu kỹ lưỡng,
toàn diện về yêu cầu và thực tiễn đề xuất phương án hợp lý, làm việc với Bộ Nội
vụ, báo cáo Thủ tướng.
i) Về cơ chế chính sách thu hút đầu
tư cho các công trình Làng Văn hoá, Du lịch các dân tộc Việt Nam, Trung tâm Hội
chợ Triển lãm Quốc gia, Trường quay điện ảnh: Bộ Văn hoá - Thông tin chỉ đạo
xây dựng, đề xuất các chính sách ưu đãi, đặc thù nhằm thu hút đầu tư, đẩy nhanh
tiến độ xây dựng các dự án, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;
k) Bộ Văn hoá - Thông tin làm việc
với Bộ Tài chính và Uỷ ban nhân dân các tỉnh Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và Tây Bắc
để thực hiện các đề án phát triển văn hoá - thông tin - cơ sở đã được Thủ tướng
phê duyệt.
L) Bộ Văn hoá - Thông tin làm việc
với Bộ Tài chính về việc thanh lý một số xe công vụ cũ, đã hết khấu hao, không
đảm bảo an toàn theo quy định;
Văn phòng Chính phủ thông báo để
Bộ Văn hoá - Thông tin, các Bộ, ngành, Uỷ b an nhân dân các tỉnh, thành phố liên
quan biết và thực hiện./.
Nơi
nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng CP;
- Các Bộ: Văn hoá - Thông tin, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ, Lao động - Thương
binh và Xã hội; Kế hoạch và Đầu tư, tài chính;
- Uỷ ban Dân tộc;
- UBND thành phố Hà Nội,
- UBND thành phố Hồ Chí Minh;
- Ban Tư tướng - Văn hoá Trung ương;
- VPCP: BTCN, PCN Trần Quốc Toản, các Vụ: TH, KTTH, NN, KG, CN; Website CP;
- Lưu: Văn thư, VX (5b). Hà 32
|
KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM
Trần Quốc Toản
|