|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Số hiệu:
|
64/TB-VPCP
|
|
Loại văn bản:
|
Thông báo
|
Nơi ban hành:
|
Văn phòng Chính phủ
|
|
Người ký:
|
Nguyễn Xuân Thành
|
Ngày ban hành:
|
27/03/2021
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Số công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 64/TB-VPCP
|
Hà Nội, ngày 27 tháng 3 năm 2021
|
THÔNG BÁO
KẾT LUẬN CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
NGUYỄN XUÂN PHÚC TẠI HỘI NGHỊ TRỰC TUYẾN TỔNG KẾT CHƯƠNG TRÌNH TỔNG THỂ CẢI
CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2011 - 2020 VÀ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH TỔNG THỂ
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2021 – 2030
Ngày 18 tháng 3 năm
2021, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì Hội
nghị trực tuyến tổng kết Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước
giai đoạn 2011 - 2020, xây dựng Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà
nước giai đoạn 2021 - 2030 (sau đây gọi tắt là Hội nghị trực tuyến). Tham dự Hội
nghị trực tuyến có Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Trưởng
Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ, một số đồng chí Ủy viên Trung
ương Đảng; Bộ trưởng, Lãnh đạo Bộ, cơ quan ngang bộ, thành viên Ban Chỉ đạo cải
cách hành chính của Chính phủ; đại diện Lãnh đạo các ban của Đảng, Ủy ban Trung
ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Cựu Chiến binh Việt Nam, các tổ chức chính
trị - xã hội, đại diện Lãnh đạo Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương và các cơ quan liên quan.
Sau
khi nghe phát biểu của Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình,
Video Clip tổng kết Chương trình cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 –
2020, định hướng giai đoạn 2021 - 2030, tham luận của các bộ, cơ quan: Kế hoạch
và Đầu tư, Tài chính, Thông tin và Truyền thông, Văn phòng Chính phủ và các địa
phương: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Thừa Thiên Huế, Lai Châu,
báo cáo tóm tắt kết quả công tác thi đua, công bố các Quyết định khen thưởng và
trao Huân chương Lao động của Chủ tịch nước và Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
cho đại diện các tập thể, cá nhân có thành tích cao trong công tác cải cách
hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc
kết luận như sau:
1. Đánh
giá cao Bộ Nội vụ, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan Trung ương, địa phương
trong công tác phối hợp, chuẩn bị, tổng kết công tác cải cách hành chính nhà nước
giai đoạn 2011 - 2020, đánh giá kết quả đạt được cũng như đề xuất phương hướng,
nhiệm vụ của giai đoạn 2021 - 2030 trong bối cảnh nhiệm kỳ Chính phủ giai đoạn
2016-2021 sắp kết thúc và chuẩn bị nhiệm kỳ Chính phủ mới giai đoạn 2021 -
2026. Cơ bản nhất trí với báo cáo tổng kết thông qua Video Clip, bài phát biểu
của đồng chí Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ, báo cáo của
đồng chí Lê Vĩnh Tân, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, cũng như phát biểu, tham luận, đề xuất,
kiến nghị của các bộ, ngành, địa phương.
Đánh giá cao, biểu
dương Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ và Bộ Nội vụ - cơ quan
thường trực của Ban Chỉ đạo đã chủ động, tích cực làm việc hiệu quả, giúp
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện tốt
hơn công tác cải cách hành chính trong thời gian qua. Đồng thời, biểu
dương, đánh giá cao vai trò của Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Thông tin và
Truyền thông, Văn phòng Chính phủ cùng các bộ, ngành, địa phương khác đã
có nhiều nỗ lực, thành tích trong cải cách hành chính thời gian qua;
ghi nhận, đánh giá cao sự tham gia đồng hành tích cực, có trách nhiệm của cộng
đồng doanh nghiệp, hiệp hội, tổ chức trong công tác cải cách hành chính, nhất
là trong cải cách thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, cải thiện môi trường
đầu tư kinh doanh, hiện đại hóa nền hành chính, xây dựng Chính phủ điện tử; Tổ
công tác của Thủ tướng đã tăng cường tương tác giữa người điều hành với
những đối tượng quản lý để phản ánh thực tiễn, đề nghị phát huy hơn nữa
để tiếng nói cải cách từ người dân, từ cơ sở được phản ánh tốt hơn.
2.
Trong suốt 10 năm qua, với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước trong sự
nghiệp đổi mới, đặc biệt trong nhiệm kỳ này, có thể nói cải cách hành
chính đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển của đất nước, trên tất cả
các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, đặc
biệt là về kinh tế. Kinh tế phát triển nhanh và bền vững trong nhiều năm
qua, trong đó kinh tế vĩ mô ổn định, quy mô nền kinh tế tăng, giá trị thương hiệu
quốc gia tăng mạnh. Thương hiệu quốc gia đạt giá trị khoảng 319 tỷ đô la (tăng
29%), tăng 9 bậc lên vị trí thứ 33 trong Top 100 thương hiệu quốc gia giá trị
nhất thế giới. Các đột phá chiến lược được tập trung thực hiện, đặc biệt là cơ
cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, quốc phòng an ninh được tăng
cường, chủ quyền quốc gia được giữ vững. Việt Nam đã hội nhập quốc tế sâu rộng,
tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA), được đánh giá là nền
kinh tế có mức độ cải thiện nhanh các chỉ số quan trọng của các tổ chức quốc tế
(Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu của Việt Nam duy trì xếp hạng cao, năm
2020 xếp thứ 42/131. Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu 2019, Việt Nam xếp thứ
67/141 quốc gia và nền kinh tế, tăng 10 bậc so với năm 2018, mức tăng cao nhất
trên thế giới. Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử năm 2020, Việt Nam xếp ở vị
trí thứ 86/193 quốc gia, tăng 2 bậc so với 2018, duy trì tăng hạng liên tục từ
năm 2014 đến nay). Từ Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
XI, XII, đến nay là Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Việt
Nam có bốn cuộc cải cách lớn, đó là: cải cách giáo dục, cải cách tiền lương, cải
cách hành chính và cải cách tư pháp. Bốn cuộc cải cách này phải tiếp tục được
thực hiện, đặc biệt trong nhiệm kỳ này. Trong đó, cải cách hành chính liên quan
nhiều đến tổ chức, bộ máy, thể chế, đội ngũ, sự nghiệp công, tài chính công lại
càng khó hơn, có thể tóm tắt một số kết quả nổi bật, cụ thể như sau:
Thứ nhất là, công tác cải cách thể chế được quan tâm chỉ đạo sát
sao, đặc biệt là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, thể chế về tổ chức, hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước, thể
chế, pháp luật về mối quan hệ giữa Nhà nước và Nhân dân. Trong giai đoạn
2011 - 2020, Chính phủ trình Quốc hội thông qua khoảng 200 dự án luật, pháp lệnh,
nghị quyết, trong đó có nhiều văn bản mang tính nền tảng như Hiến pháp, Luật
ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật điều ước quốc tế, Bộ luật dân sự, Bộ
luật hình sự, Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp…; Chính phủ, Thủ tướng ban hành khoảng
2.050 văn bản quy phạm pháp luật; chính quyền địa phương ban hành gần 9.000 văn
bản...
Thứ hai là, cải cách thủ tục hành chính được xác định là một khâu đột
phá, Chính phủ và chính quyền các cấp nâng cao trách nhiệm trước Nhân
dân, tạo thuận lợi hơn cho người dân và doanh nghiệp, nhất là nâng
cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Tiếp tục duy trì, phát huy kết quả của Đề
án 30 để cơ bản hoàn thành việc thực thi 25 Nghị quyết về đơn giản hóa thủ tục
hành chính, với 4.527/4.723 TTHC,
đạt tỷ lệ 95,85%. Đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ
sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư (Đề án 896) đạt kết quả rất tích cực và
việc khai trương, đi vào vận hành của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Đã cắt giảm, đơn giản hóa 63% điều kiện kinh doanh, 68% danh mục
hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành. Cơ chế một cửa, một cửa liên thông đã góp phần
giải quyết thủ tục hành chính nhanh chóng, thuận tiện, giảm thiểu tình trạng
nhũng nhiễu; tỷ lệ giải quyết đúng hạn đạt 97,37%.
Thứ ba là,
cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước được đẩy mạnh, khắc phục về cơ
bản những tồn tại, hạn chế giai đoạn trước phân định rõ chức năng, nhiệm vụ
và phân cấp quản lý giữa trung ương và địa phương, giảm đầu mối trung gian...Ở Trung ương, đã giảm 12 tổ chức cấp vụ và tương
đương, giảm 4 tổng cục; 10 đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ. Ở một số địa
phương, tổ chức thí điểm mô hình chính quyền đô thị tại Hà Nội, Đà Nẵng, Thành
phố Hồ Chí Minh; đã giảm 5 cơ quan chuyên môn, gần 1.000 tổ chức cấp phòng, gần
130 tổ chức cấp chi cục, gần 1.200 tổ chức cấp phòng thuộc chi cục; cấp huyện
giảm gần 300 tổ chức; giảm biên chế gần 9% so với năm 2015.
Thứ tư là, công tác xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,
công chức, viên chức có nhiều đổi mới, đã từng bước đáp ứng yêu cầu nền
kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế. Tại Bộ phận Một cửa,
Trung tâm phục vụ hành chính công, thái độ của cán bộ, công chức đã cởi
mở, niềm nở, trách nhiệm hơn, thực hiện đúng hẹn thời gian trả hồ
sơ cho công dân, doanh nghiệp.
Thứ năm là, nhiều chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước được ban hành, đã từng bước góp phần hoàn thiện chính sách về thuế, thu nhập,
tiền lương và chính sách an sinh xã hội. Đã có một số chính sách điều chỉnh
tiền lương, lạm phát thấp, bảo đảm đời sống cán bộ, nhân viên đã tốt
hơn.
Đặc biệt là, công tác hiện đại hóa nền hành chính đột phá về
kết quả xây dựng Chính phủ điện tử đã làm thay đổi lề lối, phương thức làm
việc theo hướng hiện đại. Các dịch vụ công trực tuyến mức độ cao được phát
triển để phục vụ tốt hơn người dân, doanh nghiệp, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến
mức độ 4 đạt khoảng 31%, một số bộ, ngành, địa phương đã cung cấp 100% dịch vụ
công trực tuyến đủ điều kiện lên mức độ 4, như Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền
thông, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bến Tre, Tây Ninh. Cổng Dịch vụ công quốc
gia đã tích hợp trên 2.800 dịch vụ công trực tuyến của các bộ, ngành, địa
phương, giảm tiếp xúc giữa người giải quyết thủ tục hành chính với người
dân, doanh nghiệp, giảm thời gian, chi phí, tham nhũng vặt trong các
cơ quan hành chính.
3.
Bên cạnh những kết quả quan trọng đạt được, công tác cải cách hành chính thời
gian qua vẫn còn những tồn tại, bất cập cần sớm khắc phục,
trong đó lưu ý một số vấn đề, như: (1) Thủ tục hành chính còn rườm rà, gây khó
khăn cho người dân và doanh nghiệp; một số cơ quan còn chậm trễ, đùn đẩy trách
nhiệm trong việc giải quyết TTHC cho người dân, tổ chức; vẫn còn những hiện tượng tiêu
cực, vòi vĩnh, đòi hối lộ ở một số một số cơ quan, đơn vị khi
giải quyết thủ tục có liên quan; (2) Tổ chức bộ máy trong cả hệ thống còn
cồng kềnh, đi liền với nó sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước còn
lãng phí, phải rà soát, xem xét lại các quy định có liên quan; (3) Chất lượng
cán bộ, công chức còn hạn chế cần được tiếp tục khắc phục…đáp ứng
yêu cầu của nền hành chính văn minh, hiện đại, vì nhân dân phục vụ.
4. Về
định hướng xây dựng Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn
2021-2030, Thủ tướng Chính phủ quán triệt tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ XIII của Đảng về 3 đột phá chiến lược, trong đó xác định “Đổi
mới quản trị quốc gia theo hướng hiện đại, cạnh tranh hiệu quả. Tập trung ưu
tiên hoàn thiện đồng bộ, có chất lượng và tổ chức thực hiện tốt hệ thống luật
pháp, cơ chế, chính sách, tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, lành
mạnh, công bằng cho mọi thành phần kinh tế, thúc đẩy đổi mới sáng tạo”, cải
cách hành chính cần tiếp tục được chỉ đạo và điều hành sát sao, có trọng tâm,
bám sát với nhiệm vụ đột phá chiến lược đề ra, công tác cải cách hành chính phải
tiếp tục làm cho đất nước hùng mạnh, từng người dân, mọi tổ chức có khát vọng
phát triển Việt Nam hùng cường vào năm 2045. Thủ tướng Chính phủ nhất trí với định
hướng được báo cáo tại Hội nghị, đồng thời, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương,
thời gian tới, tập trung chỉ đạo, thực hiện tốt những nhiệm vụ sau đây:
Một là, tiếp tục
đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm xây dựng nền hành chính dân chủ, hiện đại,
chuyên nghiệp, kỷ cương, công khai, minh bạch, nâng cao trách nhiệm giải trình;
đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất, năng lực và uy tín ngang tầm
nhiệm vụ; hệ thống cơ quan hành chính nhà nước các cấp tinh gọn, thông suốt và
hoạt động hiệu lực, hiệu quả, có năng lực kiến tạo phát triển, liêm chính, phục
vụ nhân dân. Tiếp tục quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng về đẩy mạnh cải
cách hành chính, xây dựng và tổ chức
thực hiện Chương trình cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2021 - 2030 một
cách toàn diện, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, đi vào chiều sâu, thiết thực,
hiệu quả, lấy người dân làm trung tâm, lấy sự hài lòng của người dân làm thước
đo đánh giá chất lượng hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước. Trên cơ sở chương
trình của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương cụ thể hoá, các giải pháp, bố
trí nguồn lực để triển khai phù hợp với thực tiễn. Phân công rõ trách nhiệm và
có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành, địa phương trong tổ chức thực
hiện chương trình cải cách hành chính.
Giao Bộ Nội vụ
khẩn trương hoàn thiện Dự thảo Nghị quyết Chương trình tổng thể cải
cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030, trong
đó đề xuất kiện toàn Ban Chỉ đạo cải cách hành chính cho phù hợp với tổ chức bộ
máy mới báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước khi Chính phủ xem xét, ban hành.
Hai là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống thể chế, trong đó chủ
yếu là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thể chế về tổ chức
hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước, theo nguyên tắc luật dễ hiểu, dễ vận
dụng, một luật cố gắng nhiều nhất có hai nghị định, một nghị định có không quá
một thông tư và ban hành một văn bản thì phải thay thế văn bản cũ; đặc biệt,
không để nợ đọng văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ ban hành. Ngoài ra, cần
hoàn thiện về thể chế kinh doanh và cạnh tranh tạo điều kiện cho doanh nghiệp
phát triển lành mạnh. Hệ thống thể chế phải áp
dụng tối đa hiệu quả những tri thức mới, công nghệ mới, kích thích mọi công dân
và doanh nghiệp cùng tham gia khởi nghiệp, làm giàu chính đáng, đóng góp cho sự
thịnh vượng chung của đất nước; thể chế phải bảo vệ quyền con người, quyền công
dân, quyền tài sản, tạo thuận lợi cho phát triển, tạo thuận lợi cho đổi
mới sáng tạo của mọi người dân Việt Nam, giải phóng sức sản xuất, giải
phóng nguồn lực, là những xu hướng rất quan trọng trong chính sách của
nhà nước.
Ba là, tiếp tục cắt giảm, đơn giản hóa các quy định thủ tục
hành chính liên quan đến người dân, doanh nghiệp và nội bộ giữa cơ quan hành
chính nhà nước, đổi mới cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ
tục hành chính theo hướng nâng cao chất lượng phục vụ, không theo địa giới hành
chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, bảo đảm việc giải quyết thủ tục
hành chính giảm tiếp xúc với người dân, doanh nghiệp, giảm thời gian đi lại và
tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, tăng cường phối hợp giữa các cơ quan
hành chính nhà nước để tiếp tục chống tham nhũng, tiêu cực, nhũng nhiễu và công
khai, minh bạch.
Bốn là, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật
về tổ chức bộ máy hành chính nhà nước. Đẩy mạnh nghiên cứu, thí điểm, bổ sung một
số mô hình mới về thu gọn tổ chức bộ máy gắn với thực hiện chính sách tinh giản
biên chế. Tăng cường thí điểm chuyển giao một số nhiệm vụ và dịch vụ hành chính
công mà Nhà nước không nhất thiết phải thực hiện cho doanh nghiệp, các tổ chức
xã hội đảm nhiệm;kịp thời sơ kết, tổng kết và mở rộng dần những mô hình phù hợp,
hiệu quả; Giảm hợp lý đầu mối bộ, cơ quan ngang bộ; giảm mạnh đầu mối các tổ chức
trung gian; nghiên cứu, xem xét lại mô hình tổng cục hiện nay. Đổi mới hệ thống tổ chức, quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt
động của các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tinh gọn đầu mối,
khắc phục chồng chéo, dàn trải, trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ, rà soát, chuyển
đổi các đơn vị sự nghiệp công lập có đủ điều kiện sang các công ty cổ phần.
Tăng cường
phân cấp, phân quyền mạnh mẽ, hợp lý giữa Trung ương và địa phương, giữa cấp trên
và cấp dưới, gắn với quyền hạn và trách nhiệm; khuyến khích sự năng động, sáng
tạo và phát huy tính tích cực, chủ động của các cấp, các ngành trong thực hiện
nhiệm vụ quản lý nhà nước. Nghiên cứu, triển
khai các biện pháp đổi mới phương thức quản lý nhà nước thông qua khoa học
công nghệ, nhất là ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng Chính phủ điện tử
đồng bộ, hiện đại.
Năm là, đẩy mạnh cải cách công vụ, công chức, xây dựng đội
ngũ công chức, viên chức có đủ năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
trong tình hình mới. Nâng cao kỹ năng, tinh thần trách nhiệm, đạo đức công vụ của
đội ngũ công chức, viên chức trong xây dựng và tổ chức thực thi pháp luật. Tăng
cường công tác thanh tra, kiểm tra, siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, xử
lý nghiêm những hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực của công chức, viên chức trong thực
thi công vụ, giải quyết công việc cho người dân, doanh nghiệp. Nghiên cứu, đổi
mới phương pháp, quy trình đánh giá phân loại cán bộ, công chức, viên chức theo
hướng dân chủ, công khai, minh bạch, lượng hóa các tiêu chí đánh giá và đề cao
trách nhiệm người đứng đầu. Hoàn thiện các quy định về quản lý, sử dụng và thực
hiện chế độ chính sách đối với viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt
động theo cơ chế tự chủ.
Sáu là, tiếp tục đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách cho cơ
quan, đơn vị gắn với nhiệm vụ được giao và sản phẩm đầu ra. Sửa đổi, bổ sung
quy định về thực hiện cơ chế khoán kinh phí quản lý hành chính, đáp ứng yêu cầu
thực tiễn và cụ thể hóa các chủ trương của Đảng. Tăng cường các giải pháp để
cung ứng dịch vụ sự nghiệp công lập theo cơ chế thị trường, thúc đẩy xã hội
hóa.
Giao Bộ Tài
chính chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành rà soát, sửa đổi các quy định về giao nhiệm vụ, đặt hàng, làm rõ các
sản phẩm đặt hàng, chế độ thực hiện, tránh sử dụng nguồn ngân sách nhà nước
tràn lan, bao cấp.
Bảy là, tiếp tục
đổi mới mạnh mẽ lề lối, phương thức làm việc, thay đổi căn bản phương thức chỉ
đạo điều hành, quản lý từ thủ công truyền thống chuyển sang điện tử và dựa trên
dữ liệu số; thực hiện chuyển đổi số quốc gia và xây dựng bộ máy hành chính nhà
nước các cấp có đủ năng lực vận hành Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số
đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc
tế, khu vực. Trong đó, thực hiện tốt Chương trình chuyển đổi số quốc gia, nền
kinh tế số có thể tăng thêm 25% GDP, đây sẽ là động lực tăng trưởng mạnh mẽ thời
gian tới.
Tám là, cải
cách hành chính là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, do vậy trong thời gian tới,
cần tiếp tục có sự quan tâm, vào cuộc mạnh mẽ của các cấp ủy Đảng, chính quyền,
các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, các đoàn thể, người dân, xã hội.
Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về mục tiêu, ý nghĩa, tầm quan trọng
của cải cách hành chính đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Từ
đó, coi trọng công tác tuyên truyền, quán triệt sâu rộng các chủ trương, đường
lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về cải cách hành chính đối với các cấp
chính quyền và toàn thể nhân dân để tạo ra sự đồng thuận chung trong toàn xã hội
về thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính; xác định những lợi ích thiết thực,
hiệu quả mà công cuộc cải cách hành chính đem lại cho người dân, tổ chức, doanh
nghiệp.
Văn
phòng Chính phủ thông báo để các Bộ, cơ quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương và các cơ quan liên quan biết, thực hiện./.
Nơi nhận:
- TTgCP, các PTTg (để
b/c);
- Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc CP;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các thành viên Ban Chỉ đạo CCHC của CP;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN;
Trợ lý, Thư ký TTgCP, PTTg Trương Hòa Bình,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc;
- Lưu: VT, KSTT(3).VTA.
|
KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM
Nguyễn Xuân Thành
|
Thông báo 64/TB-VPCP năm 2021 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị trực tuyến tổng kết Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 và xây dựng Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030 do Văn phòng Chính phủ ban hành
Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh
Thông báo 64/TB-VPCP ngày 27/03/2021 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị trực tuyến tổng kết Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 và xây dựng Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030 do Văn phòng Chính phủ ban hành
1.412
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
info@ThuVienPhapLuat.vn
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|